SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 91
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Trong các doanh nghiệp hiện nay tài sản cố định (TSCĐ) chiếm một vị trí
quan trọng thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như đóng một vai
trò quan trọng đối với hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nhưng công dụng
của TSCĐ không thể đánh giá trừ khi tiến hành việc phân tích TSCĐ về năng
suất, hiệu quả, hiệu suất và lợi nhuận đạt được không phân biệt phần lợi nhuận từ
TSCĐ ở vốn sử dụng vì có thể có trường hợp TSCĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong
tổng số vốn sử dụng trong khi lợi nhuận rất thấp và ngược lại.
Với điều kiện nền kinh tế như hiện nay một số doanh nghiệp đã gặp khó
khăn trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp
phải sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm các trang thiết bị cần thiết
cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như TSCĐ, trang thiết bị. Vốn đó
gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Vì vậy vốn là điều kiện cơ sở vật
chất không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu
động, việc khai thác hiệu quả sử dụng VCĐ một cách hợp lý và thông qua việc
đánh giá tình hình sử dụng cũng như hiệu quả VCĐ của các kỳ kinh doanh trước,
doanh nghiệp sẽ đặt ra các biện pháp, chính sách sử dụng cho các kỳ kinh doanh
tới sao cho có lợi nhất để đạt được hiệu quả cao nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh cho DN .
Còn Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ
sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao
động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu
của con người. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố đẩy mạnh quá trình
sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất của người lao động. Bởi
vậy TSCĐ được xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc
biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở
rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn tài sản cố định
hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và
toàn diện đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với
việc thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng TSCĐ và
VCĐ đối với các DN , trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm
hiểu, nghiên cứu tại công ty Cổ phần Hòa Anh. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy Nguyễn Xuân Hưởng và các cán bộ, nhân viên phòng tài chính kế
toán em đã mạnh dạn chọn đề tài "Nghiên cứu gỉai pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng TSCĐ và VCĐ của công ty Cổ phần Hòa Anh". Với mong muốn góp
một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc cải tiến và nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Em hy vọng rằng qua thời gian nghiên cứu em có dịp tiếp cận với thực tế
công tác quản lý sử dụng tài sản, vốn nói chung và việc quản lý và sử dụng
TSCĐ và VCĐ nói riêng, cụ thể là tại công ty Cổ phần Hòa Anh để em có thể
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
hiểu rõ hơn, trau dồi và bổ sung thêm về những kiến thức mà em đã học tập được
trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, em sẽ nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ và VCĐ trong công ty Cổ phần Hòa Anh,.Qua đó có thể thấy được các ưu
điểm và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ và VCĐ của công ty
Cổ phần Hòa Anh, để mạnh dạn đề ra giải pháp và phương hướng điều chỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, kết hợp với những kiến thức được
trang bị từ các môn quản trị tài chính ,phân tích hoạt động kinh tế...tiến hành
phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
và VCĐ tại công ty đã thực tập.
5.Sự đóng góp của luận văn
Em hy vọng rằng qua bài luận văn này, em sẽ đóng góp một phần nhỏ bé
cuả mình vào công việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ trong các
doanh nghiệp nói chung và tại công ty Cổ phần Hòa Anh nói riêng.
6.Bố cục luận văn
• Chương 1 : Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ trong các
doanh nghiệp.
• Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Cổ phần Hòa
Anh
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
• Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại
công ty cổ phần Hòa Anh
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ VÀ
VCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
1.1.1. Tài sản cố định
1.1.1.1. Khái niệm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp (DN) phải
có các yếu tố: sức lao động , tư liệu lao động, và đối tượng lao động .
Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm...) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng,
phương tiện vận tải....) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để
tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình.
Bộ phận quan trọng nhất các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của DN là các TSCĐ . Đó là những tư liệu lao động chủ yếu
được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh
doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến
trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các TSCĐ vô hình.... Như vậy TSCĐ là
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
những tư liệu lao động mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng có giá trị lớn và thời
gian sử dụng trên 1 năm.
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp vói bốn tiêu
chuẩn ghi nhận sau:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó.
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
• Có thời gian sử dụng trên 1 năm
• Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất ,nhưng xác định được
giá trị và giá trị sử dụng trong SXKD cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác
thuê và phù hợp vói 4 tiêu chuẩn ghi nhận như sau:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó.
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
• Có thời gian sử dụng trên 1 năm
• Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Những tư liêu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là
những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của DN.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Từ những nội dung trình bầy trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong
DN như sau :
"Tài sản cố định (TSCĐ) của DN là những tư liệu lao động chủ yếu có giá
trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh giá trị của nó được chuyển
dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất"
1.1.1.2 Đặc điểm :
Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là sự tham gia vào
những chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá
trình tham gia sản xuất, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ
không thay đổi. Song TSCĐ bị hao mòn dần (hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình) và chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất chuyển hoá
thành vốn lao động. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm
được tiêu thụ. Hay lúc này nguồn vốn cố định bị giảm một lượng đúng bằng giá
trị hao mòn của TSCĐ đồng thời với việc hình thành nguồn vốn đầu tư XDCB
được tích luỹ bằng giá trị hao mòn TSCĐ. Căn cứ vào nội dung đã trình bày trên
có thể rút ra khái niệm về TSCĐ trong doanh nghiệp như sau :
• TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị
lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh, sau mỗi chu kỳ thì
không thay đổi hình thái vật chất , nhưng nó bị hao mòn.
• Giá trị của TSCĐ được chuyển dần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ
sản xuất. bằng hình thức khấu hao.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các TSCĐ của doanh nghiệp
cũng được coi như bất cứ một loại hàng hoá thông thường khác. Vì vậy nó cũng
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
có những đặc tính của một loại hàng hoá có nghĩa là không chỉ có giá trị mà còn
có giá trị sử dụng. Thông qua quan hệ mua bán, trao đổi trên thị trường, các
TSCĐ có thể được dịch chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này
sang chủ thể khác.
1.1.1.3 Phân loại TSCĐ của DN
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của DN theo những tiêu
thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của DN. Thông thường có những
cách phân loại chủ yếu sau đây :
1.1.1.3.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Mục đích : Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào
TSCĐ hữu hình và vô hình. Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều
chỉnh các cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
Theo phương pháp này TSCĐ của DN được chia thành hai loại : TSCĐ có
hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ
vô hình).
 TSCĐ hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện
bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải, các vật kiến trúc.... Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản có kết
cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để
thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
TSCĐ vô hình : là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
kinh doanh của DN như chi phí về đất sử dụng, chi phí mua sắm bằng sáng chế,
phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại....
1.1.1.3.2 Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
Mục đích : Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu TSCĐ của
mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục
đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của DN được chia thành 3 loại :
* TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh : là những TSCĐ dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của
doanh nghiệp.
* TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đó
là những TSCĐ do DN quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp
(như các công trình phúc lợi)
Các TSCĐ sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh
nghiệp
* Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.
Đó là những TSCĐ DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho
Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.1.1.3.3 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Mục đích : Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại
TSCĐ trong DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính
toán khấu hao TSCĐ chính xác.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của DN có thể
chia thành các loại sau :
* Nhà cửa, vật kiến trúc : là những TSCĐ của DN được hình thành sau
quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc nhà kho, tháp nước,
hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng.....
* Máy móc thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN như máy móc thiết bị động lực, máy
móc công tác, thiết bị chuyên dùng....
* Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải
như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, hệ thống thông
tin, đường ống dẫn nước....
* Thiết bị dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị
khác, dụng cụ đo lường máy hút bụi, hút ẩm....
* Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm : là các loại
vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn
quả, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa....
* Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5
loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh thảm....
1.1.1.3.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng :
Mục đích : Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các
TSCĐ của DN như thế nào, từ đó, có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử
dụng chúng
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của DN thành
các loại :
* TSCĐ đang sử dụng : Đó là những TSCĐ của DN đang sử dụng cho các
hoạt động SXKD hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh , quốc
phòng của DN.
* TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động SXKD
hay các hoạt động khác của DN, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ
để sử dụng sau này.
* TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý : là những TSCĐ không cần thiết
hay không phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN , cần được thanh lý, nhượng
bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
1.1.1.3.5 Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu được chia thành 3
loại :
* TSCĐ tự có : là những TSCĐ được mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn tự
có (ngân sách cấp, coi nhu ngân sách cấp và trích quỹ đầu tư phát triển của
doanh nghiệp) để phục vụ cho mục đích SXkD của DN.
* TSCĐ thuê tài chính : là những TSCĐ DN thuê của công ty cho thuê tài
chính.
* TSCĐ thuê sử dụng : là những TSCĐ DN thuê của DN khác để sử dụng
trong một thời gian có tính chất thời vụ để phục vụ nhiệm vụ SXKD của DN.
Mục đích : Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá , xem xét kết
cấu TSCĐ của DN theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nguyên giá của 1 loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của
DN tại 1 thời điểm nhất định.
1.1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của TSCĐ đối với hoạt động của DN
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản
xuất kinh doanh của DN. Nói cách khác TSCĐ là "hệ thống xương" và bắp thịt
của quá trình kinh doanh. Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt
TSCĐ có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng
kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh , TSCĐ có vai trò hết sức lớn lao và
bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có TSCĐ.
Như trên đã nói TSCĐ là 1 "hệ thống xương" và "bắp thịt" của quá trình
kinh doanh . Thật vậy bất kỳ 1 DN nào muốn chấp hành kinh doanh đều phải có
TSCĐ , có thể là TSCĐ của DN, hoặc là TSCĐ đi thuê ngoài. Tỉ trọng của
TSCĐ trong tổng số vốn kinh doanh của DN cao hay thấp phụ thuộc vào tính
chất kinh doanh từng loại hình. Các đơn vị kinh doanh có các loại hàng giá trị
lớn thì tỉ trọng TSCĐ của nó thấp hơn so với đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá
trị nhỏ. Tỷ trọng TSCĐ càng lớn (nhưng phải nằm trong khuôn khổ của nhu cầu
sử dụng TSCĐ) thì chứng tỏ trình độ kinh doanh của DN càng hiện đại với kỹ
thuật cao.
Tuy nhiên DN hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để phát triển
và tái sản xuất mở rộng vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý TSCĐ và TSLĐ là rất quan
trọng. Việc đầu tư vào TSCĐ phải thoả đáng tránh tình trạng thừa TSCĐ sử dụng
không hết năng lực TSCĐ trong khi đó TSLĐ lại thiếu.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cơ cấu các loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ đi thuê) trong
các DN phụ thuộc vào năng lực kinh doanh , xu hướng đầu tư kinh doanh, phụ
thuộc vào khả năng dự đoán tình hình kinh doanh trên thị trường của lãnh đạo
DN. Nói chung tỷ trọng TSCĐ trong các DN nó có tỷ trọng phụ thuộc vào đặc
thù của ngành.
Việc sử dụng TSCĐ hợp lý có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó cho phép
khai thác tối đa năng lực làm việc của TSCĐ góp phần làm giảm tỷ suất chi phí
tăng doanh lợi cho DN. Mặt khác sử dụng TSCĐ hợp lý là 1 điều kiện đảm bảo
giữ gìn hàng hoá sản phẩm an toàn và cũng chính là điều kiện bảo quản TSCĐ.
1.1.2 Vốn cố định
1.1.2.1 Khái niệm :
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , việc mua sắm xây dựng hay lắp
đặt các TSCĐ của DN đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng
trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi
là VCĐ của DN. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng
có hiệu quả sẽ không mất đi, DN sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản
phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Vậy, khái niệm VCĐ
Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư vào TSCĐ.Xét
tại một thời ddiemr nhất định thì VCĐ của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của giá trị còn lại của tooanf bộ các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp.(Gía trị còn
lại này là giá trị còn lại thực tế trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp
1.2.2.2. Đặc điểm :
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
* Vốn cố định (VCĐ) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều
này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất
quyết định . * VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản
xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, 1 bộ phận VCĐ được luân chuyển và
cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng
với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
* Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần
dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho
dến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá
trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển.
1.1.2.3 Tính chất: VCĐ là số vốn đầu tư để mua sắm TSCĐ do đó quy mô
của VCĐ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng DN ảnh hưởng
tới trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ.
VD: Đối với doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn thì họ có điều kiện để
đầu tư về việc mua sắm TSCĐ và thay đổi dây chuyền công nghệ phù hợp tạo
điều kiện để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ,
ngược lại doanh nghiệp có tài chính kém thì việc đầu tư để thay đổi tỷ suất lợi
nhuận giảm.
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ VCĐ :
Quản trị VCĐ là 1 nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của
các doanh nghiệp
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.1 Khai thác và tạo lập nguồn VCĐ của DN.
Khai thác và tạo lập nguồn VCĐ đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu
đầu tiên trong quản trị VCĐ của DN. Để định hướng cho việc khai thác và tạo
lập nguồn VCĐ đáp ứng yêu cầu đầu tư các DN phải xác định được nhu cầu vốn
đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào các dự án
đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư
phù hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, DN có thể khai thác nguồn vốn
đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau như từ lợi nhuận để lại tái đầu tư, từ
nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhà nước, tài trợ, từ vốn vay dài hạn
ngân hàng.... Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện
thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế trong khai thác, tạo lập
các nguồn VCĐ, các DN vừa phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc
kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ VCĐ
hợp lý và có lợi nhất cho DN. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo
lập các nguồn VCĐ cho các DN là phải đảm bảo khả năng tự chủ của DN trong
SXKD, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của các nguồn
vốn được huy động. Điều này đòi hỏi không chỉ ở sự năng động, nhạy bén của
từng DN mà còn ở việc đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước ở
tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho DN có thể khai thác, huy động các nguồn vốn
cần thiết.
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các
căn cứ sau đây :
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao
đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.
Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các DN khác để huy động
nguồn vốn góp liên doanh.
Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc
phát hành trái phiếu DN trên thị trường vốn.
Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi được cấp thẩm quyền phê
duyệt.
1.2.2 Bảo toàn và phát triển VCĐ
Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, VCĐ nói riêng là nghĩa vụ của DN, để
bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư, là điều kiện để DN tồn tại và phát
triển , tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước.
Thời điểm bảo toàn VCĐ trong các DN thường được tiến hành vào cuối
kỳ kế hoạch. Căn cứ để tính toán bảo toàn vốn là thông báo của Nhà nước ở thời
điểm tính toán về tỉ lệ % trượt giá của đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái của
đồng ngoại tệ. Nội dung của bảo toàn VCĐ bao gồm 2 mặt hiện vật và giá trị.
* Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là phải duy trì thường xuyên năng lực sản
xuất ban đầu của TSCĐ. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng DN phải
theo dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏng trước thời hạn
quy định.
* Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của VCĐ ở
mọi thời điểm, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những biến động về
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
giá cả, tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài trách
nhiệm bảo toàn vốn các DN còn có trách nhiệm phát triển VCĐ trên cơ sở quỹ
đầu tư phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để đầu tư xây dựng mua sắm, đổi
mới nâng cấp TSCĐ.
Để bảo toàn và phát triển được VCĐ các DN cần phải phân tích tìm ra các
tổn thất VCĐ : có các biện pháp bảo toàn VCĐ như sau :
- Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy định
của Nhà nước.
- Chủ động, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm
tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như lập quỹ dự phòng giảm giá.
- Phải đánh giá giá trị của TSCĐ, qui mô VCĐ phải bảo toàn, khi cần
thiết phải điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ. Để đánh giá đúng giá trị của
TSCĐ thường có 3 phương pháp chủ yếu sau:
+ Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Theo cách này thì tuỳ theo từng loại
TSCĐ hữu hình và vô hình để thực hiện.
Xác định nguyên giá theo quy định hiện hành.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục (đánh giá lại) là giá trị thực tế của
TSCĐ trên thị trường tại thời điểm đánh giá. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật giá
đánh lại TSCĐ thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có
biến động giá cả, tỷ giá hối đoái thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu
của TSCĐ. Tuỷ theo từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh
mức khấu hao theo một hệ số thích hợp.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: cách đánh giá này thường chỉ áp
dụng trong những trường hợp doanh nghiệp được cấp, được nhận TSCĐ từ
doanh nghiệp khác chuyển đến.
Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo toàn VCĐ như trên. Các doanh nghiệp
nhà nước cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn.
Trên đây là những biện pháp chủ yếu, bảo toàn phát triển vốn sản xuất nói
chung và VCĐ nói riêng các doanh nghiệp không thể tách rời việc thường xuyên
kiểm tra , đánh giá hiệu quả việc sử dụng VCĐ trong từng thời kỳ.
1.2.3. Các phương pháp khấu hao trong doanh nghiệp
Về nguyên tắc khấu hao phải phù hợp với sự hao mòn thực tế của TSCĐ.
Nếu khấu hao thấp hơn mức khấu hao thực tế thì không đảm bảo thu hồi đủ vốn
khi hết thời gian sử dụng, ngược lại nếu khấu hao cao hơn mức khấu hao thực tế
thì sẽ làm tăng mức chi phí kinh doanh giả tạo và làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp
với chiến lược khấu hao trong doanh nghiệp.
* Phương pháp khấu hao đường thẳng.
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất được sử dụng khá phổ biến
để khấu hao trong doanh nghiệp theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức
khấu hao được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
Trong đó:
: Khấu hao trung bình hàng năm
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
: Nguyên giá của TSCĐ
T: Thời gian sử dụng của TSCĐ.
-Ưu điểm:
+ Mức khấu hao trích đều đặn qua các năm làm cho giá thành sản phẩm tương
đối ổn định.
+ Phương pháp tính đơn giản
+ Khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp thu hồi đủ vốn.
- Nhược điểm:
+ TSCĐ sử dụng không đều qua các năm nên khả năng thu hồi vốn chậm.
+ Chưa tính toán và phản ánh được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (theo giá trị còn lại) của
TSCĐ
Mục tiêu: Thu hồi nhanh vốn cố định đã bỏ ra, để đầu tư mua sắm TSCĐ,
tránh trường hợp lạc hậu về kỹ thuật. Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương
pháp số dư giảm dần được xác định như sau:
- Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu
Công thức:
Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh
hàng năm của TSCĐ
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo x Hệ số điều chỉnh
nhanh phương pháp đường thẳng
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ.Những năm
cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhỏ hơn, hoặc bằng mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm
sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị
còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
Ưu điểm: Theo phương pháp này cho phép thu hồi vốn nhanh, giảm được
hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình TSCĐ, phản ánh được thực tế hao mòn
của TSCĐ. Tài sản cố định càng đến năm cuối hoạt động năng lực làm việc
giảm, thì mức khấu hao cũng giảm dần.
*Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản
phẩm
TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu
hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ,
gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng
sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
- Xác định mức khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức:
Mức trích khấu
hao trong tháng
của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong tháng
x
Mức trích khấu hao
bình quân cho 1 đơn
vị sản phẩm
Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ
Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sp =
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sản lượng theo công suất
thiết kế
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12
tháng trong năm
1.2.4. Phân cấp quản lý VCĐ
Theo quy chế hiện hành của nước ta thực hiện đối với các doanh nghiệp
Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước được các quyền chủ động sau đây trong
việc sử dụng VCĐ.
* Doanh nghiệp được chủ động trong việc sử dụng VCĐ và quĩ để phục
vụ cho kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả nhưng phải bảo toàn và phát triển
VCĐ.
* Doanh nghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn thích
hợp với đặc tính SXKD của mình.
* Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức cá nhân trong nước thuê hoạt
động tài sản nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ và tăng thu nhập cho
doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải theo dõi và thu hồi VCĐ cho đến khi
hết thời hạn sử dụng.
* Doanh nghiệp được quyền đem quyền quản lý và sử dụng vốn của mình
để cầm cố, thế chấp, vay vốn hoặc bảo lãnh tại tổ chức tín dụng theo yêu cầu của
pháp luật hiện hành.
* Doanh nghiệp được quyền nhượng bán các tài sản không cần dùng hoặc
tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi và được thanh lý những tài sản đã hết
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
năng lực sản xuất hoặc hao monf vô hình loại 3 nhưng trước khi thanh lý phải
báo với các cơ quan tài chính cấp trên biết để quản lý.
* Doanh nghiệp được sử dụng vốn và tài sản, quyền sử dụng đất để đầu tư
ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.2.5. Rủi ro trong việc sử dụng TSCĐ và VCĐ.
Để hạn chế tổn thất về TSCĐ và VCĐ do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây ra. Doanh nghiệp phải dùng các biện pháp sau đây:
- Phải thực hiện mua bảo hiểm tài sản đầy đủ.
- Lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng và giảm giá các
khoản đầu tư tài chính.
1.2.6. Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa lớn TSCĐ.
Doanh nghiệp cần cân nhắc tính toán hiệu quả kinh tế của sửa chữa lớn và
đầu tư mới TSCĐ.
Nếu sức sản xuất của TSCĐ bị giảm sút quá nhiều ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động của TSCĐ thì tốt nhất doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư mới.
Tuy nhiên việc đầu tư mới đòi hỏi phải có 1 nguồn vốn đầu tư mới khá lớn vì
vậy doanh nghiệp cần phân tích kĩ chi phí sản xuất và đầu tư mới để đưa ra quyết
định hợp lý,
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ và TSCĐ.
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó
trong những điều kiện nhất định.
 Hiệu quả kinh doanh: Còn gọi là hiệu quả Doanh nghiệp, là một
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của Doanh nghiệp để đạt
được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp
nhận được và chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả kinh doanh được tính toán thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Hiệu quả tuyệt đối: Chỉ tiêu này để tính toán cho từng phương án sản
xuất kinh doanh bằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được của
phương án kinh doanh đó với chi phí bỏ ra khi thực hiện nhiệm vụ sản suất kinh
doanh của chủ thể. Hiệu quả tuyệt đối là hiệu số giữa kết quả nhận được và chi
phía bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả nhận được - Chi phí bỏ ra
+ Hiệu quả tương đối: Đây là một chỉ tiêu so sánh, là căn cứ để đánh giá
mức độ hiệu quả của các phương án kinh doanh có lợi nhất của chủ thể và được
tính bằng tỷ lệ giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả nhận được
Chi phí bỏ ra
Trong các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh doanh kết quả đầu ra được đo bằng giá
trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lơị nhuận. Còn các yếu tố đầu vào bao gồm
nhiều loại như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động vv. Một cách chung
nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu kinh doanh càng lớn hơn
chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu
Như đã nói: tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó khi
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu
quả sử dụng tài sản cố định.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là một yếu tố đầu vào của Doanh
nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được
trong chu kỳ kinh doanh.
Có những chỉ tiêu biểu đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vốn cố định)
như sau:
 Chỉ tiêu 1: Sức sinh lợi của tài sản cố định
Công thức tính:
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Lợi nhuận tronh năm
Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định cho biết một đồng
nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận
 Chỉ tiêu 2: Sức sản xuất của tài sản cố định.
Công thức tính:
Sức sản xuất của TSCĐ =
Tổng doanh thu năm
Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q
năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ bỏ ra
kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
 Chỉ tiêu 3: Suất hao phí của tài sản cố định.
Công thức tính:
Suất hao phí của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm
Tổng doanh thu năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thì cần bỏ vào
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.
 Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định..
Công thức tính:
Hiệu quả sử dụng VCĐ =
Tổng doanh thu hoặc Lợi nhuận năm
Vốn cố định bình quân trong năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy để có một đồng
doanh thu hoặc lợi nhuận trong năm Doanh nghiệp phải bỏ vào sản xuất kinh doanh
bao nhiêu đồng vốn cố định.
Sau khi đã tính được các chỉ tiêu nêu trên, người ta tiến hành so sánh chúng
giữa các năm với nhau để thấy vốn cố định (hoặc TSCĐ) sử dụng có hiệu quả
hay không. Người ta cũng có thể so sánh giữa các Doanh nghiệp trong cùng một
ngành, một lĩnh vực để xem xét khả năng cạnh tranh, tình trạng sử dụng và quản
lý kinh doanh có hiệu quả hay không.
1.3.1. Hiệu quả sử dụng VCĐ (HQSDVCĐ).
Công thức: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.
HQSDVCĐ =
Doanh thu (Doanh thu thuần)
VCĐbq
Ngoài ra hiệu quả sử dụng VCĐ theo doanh thu thuần còn có thể theo lãi
trước hoặc sau thuế.:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận ròng)
HQSD VCĐ =
LN trước thuế (LN ròng)
VCĐbq
X 100%
Do trong kỳ công ty không có sự biến động lớn về TSCĐ nên:
VCĐbq =
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
VCĐ đầu kỳ
(cuối kỳ)
=
Nguyên giá TSCĐ đầu
kỳ (cuối kỳ)
-
khấu hao luỹ kế đầu kỳ
(cuối kỳ)
Khấu hao luỹ
kế cuối kỳ
= Khấu hao đầu kỳ +
Khấu hao tăng
trong kỳ
-
Khấu hao
giảm trong
kỳ
1.3.2. Hệ số hao mòn TSCĐ: (HSHM TSCĐ)
Phản ánh mối quan hệ giữa tiền khấu hao luỹ kế với nguyên giá TSCĐ
bình quân trong kỳ.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
25
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HSHM TSCĐ =
Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ bình quân
1.3.3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ: (HSSD TSCĐ)
+ Hiệu quả tính theo doanh thu:
HQSDTSCĐ =
Doanh thu (doanh thu thuần)
NG TSCĐ bình quân trong kỳ
+Hiệu quả tính theo lợi nhuận :
HQSDTSCĐ =
∑Lãi
NG TSCĐ bình quân trong kỳ
Các chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá làm ra bao nhiêu đồng doanh
thu hoặc bao nhiêu đồng lãi.
1.3.4. Hệ số trang bị TSCĐ : (HSTB TSCĐ)
HSTB TSCĐ =
NG TSCĐ bình quân trong kỳ
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
1.35. Tỷ suất đầu tư TSCĐ: (TSĐT TSCĐ)
Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp.
TSĐTTSCĐ =
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản
X 100%
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
26
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.3.6. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá
trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời
điểm đánh giá nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu TSCĐ phù hợp hơn.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh
nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận: TSCĐ sử dụng
trực tiếp để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ (thiết bị sản xuất), và TSCĐ sử dụng
cho bộ phận phục vụ (TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh). Như
vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, 1 mặt phải tăng hiệu quả sử dụng
các thiết bị sản xuất, mặt khác phải tăng tỷ trọng của TBSX trong tổng TSCĐ
của doanh nghiệp.
Nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản là :
*Các nhân tố khách quan.
a/ Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước.
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo
môi trường và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổ nào trong chế độ, chính
sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư,
tính khấu hao,..sẽ quyết định khả năng khai thác TSCĐ
b/Thị trường và cạnh tranh.
Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện
nay trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa
các sản phẩm ngày càng gay gắt do vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để
tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình như tăng chất lượng, hạ giá thành
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
27
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ
thuật trong sản phẩm. Điều này đòi hỏi doang nghiệp phải có kế hoạch đầu tư
cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài, nhất là những doanh
nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao, tốc độ phát triển công nghệ
nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng,...
Ngoài ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
TSCĐ. Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp
khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua
sắm thiết bị.
c/ Các yếu tố khác.
Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố
bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ,... Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức
thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm
nhẹ ảnh hưởng mà thôi.
*Các nhân tố chủ quan.
Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việc
nghiên cứu các nhân tố này là rất quan trọng thông thường người ta xem xét
những yếu tố sau:
a/ Ngành nghề kinh doanh.
Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định
hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với ngành nghề kinh doanh đã
chọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
28
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao. Nguồn tài trợ cho
những TSCĐ đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động
an toàn của doanh nghiệp hay không?
b/ Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết
bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì
doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của
khách hàng về chất lượng sản phẩm.
c/ Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của
doanh nghiệp.
Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì TSCĐ
trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có sự nghiên
cứu trước một cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình
sử dụng TSCĐ luôn được theo dõi một cách thường xuyên và có những thay
đổi kịp thời để tránh lãng phí. Vì vậy quy trình tổ chức quản lý sử dụng
TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử
dụng TSCĐ từ đó đưa ra những đề xuất về biện pháp giải quyết những tồn tại
để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơn nữa.
d/ Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm.
Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc
thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng
máy móc của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được
chúng. Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanh nghiệp
phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản. Có như
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
29
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vậy, TSCĐ mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được sử dụng
hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm.
1.5.Các phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ
Từ công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn ta thấy ,hiệu quả sử dunhj
VCĐ, TSCĐ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Kết quả kinh doanh (doanh thu, lãi)
- Yếu tố đầu vào (VCĐ)
Như vậy để tăng được hiệu quả ta có 3 phương hướng sau :
a) Với số vốn cố định không đổi làm sao tăng được doanh thu , lợi nhuận thì
sẽ tăng được hiệu quả . Để thực hiện phương hướng này thì ta xem xét lại
mức độ sử dụng TSCĐ tìm rõ nguyên nhân TSCĐ chư a được khai thác
hết năng lực . Nó biểu hiện qua hệ số : số lượng , thời gian, công suất. Từ
đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hệ số này.
b) Với quy mô kinh doanh không đổi (doanh thu vẫn như cũ) nếu ta giảm bớt
được những phần mà không tại ra doanh thu thì hiện quả sẽ tăng . Phương
hướng này được thực hiện bằng cách xem xét lại cơ cấu theo tình hình sử
dụng ta chú ý tới TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ chưa xử lý, tìm ra
nguyên nhân .Từ đó điều chỉnh để chỉ tiêu tài sản chưa cần dùng là thấp
nhất, tài sản chờ xử lý thì triệt tiêu. Như vậy sẽ giảm được lượng vốn lãng
phí.
c) Tăng cường đầu tư thêm VCĐ bằng cách muc săm, xây dựng TSCĐ mới
hoặc cải tiến quy trình công nghệ , sửa chữa nâng cấp TSCĐ cũ…để có
được khối lượng sản phẩm tăng lên, năng suất tăng, doanh thu tăng
→ Trong 3 phương hướng trên thì phương hướng 1 và 2 lam hiệu quả tăng
nhưng mức tăng thì chỉ có giới hạn vì phương hướng này khai thác những gì
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
30
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ta đang có về TSCĐ . Còn phương hướng 3 thì có khả năng tăng hiệu quả
không giới hạn nhưng việc đầu tư thêm vốn thì sẽ không chắc chắn làm cho
doanh thu tăng , lợi nhuận tăng hoặc tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn →
chưa chắc dẫn đến hiệu quả . Vì vậy nếu đầu tư không đúng gây ra hiệu quả
giảm đối với doanh nghiệp. Mặt khác thực hiện theo phương hướng 1 thì
không cần thêm vốn , phương án 2 có thể rút bớt vốn để đầu tư vào việc khác,
phương án 3 cần có nguồn vốn bổ sung vì vậy cần phải phân tích hiệu quả
của các nguồn vốn.
Từ các phương hướng trên các doanh nghiệp trong từng thời kỳ sẽ xem xét
điều kiện chủ quan, khách quan để đưa ra các biện pháp cho doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
31
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN HÒA ANH
2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Hòa Anh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Hoà Anh
Công ty Cổ phần Hòa Anh thành lập và hoạt động ngày 24 tháng 07 năm
2001 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200431395 do Phòng Đăng
ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀ ANH
Tên viết tắt: HOA ANH J.S.CO
Địa chỉ: Số 37/33 đường Ngô Quyền, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 031. 3765109 Fax: 031. 3765109
Email: Congtycophanhoaanh@gmail.com
Website: www.hoaanhjsc.com.vn
Mã số thuế: 0200431395
Số tài khoản:
0031000053654 tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.
32110000215919 tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng.
Công Ty Cổ Phần Hoà Anh là loại doanh nghiệp dịch vụ
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
*)Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm :
• Dịch vụ vệ sinh công nghiệp, xử lý dầu phế thải, vệ sinh môi
trường cảng biển
• Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
32
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
• Kinh doanh dầu mỡ, vật liệu xây dựng.
• Tư vấn môi trường
• Sản xuất kiện bê tông
• Tư vấn thiết kế xây dựng, xây dựng cơ sỏ hạ tầng, san lấp mặt
bằng.
Thực tế những năm Công ty Cổ phần Hòa Anh chủ yếu kinh doanh
trong lĩnh vực “ dịch vụ vệ sinh công nghiệp, xử lý dầu phế thải, vệ sinh
môi trường cảng biển” là chủ yếu .Ngoài ra công ty còn kinh doanh dầu
mỡ từ các thành phẩm thu được từ hoạt động xử lý dầu phế thải.
Phạm vi hoạt đông đăng ký :
Vùng Tỉnh
Vùng đồng bằng sông Hồng “Toàn bộ vùng”
Vùng Đông Bắc “Toàn bộ vùng”
Vùng Tây Bắc “Toàn bộ vùng”
Vùng Bắc Trung Bộ “Toàn bộ vùng”
Tóm lược điều lệ công ty:
Công ty cổ phần Hoà Anh thành lập theo giấy phép kinh doanh số
0200431395 năm 2011 với các cổ đông sang lập đó là:
NGUYỄN VĂN TRÀNG 32%
NGUYỄN VĂN CHÍN 30%
NGUYỄN CAO THĂNG 4%
NGUYỄN BÁ CƯỜNG 30%
ĐĂNG THỊ THANH THẾ 4%
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
33
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trong đó người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Tràng nắm chức
vụ chủ tich Hội đồng quản trị.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty gồm có Đại hội đồng cổ đông,Hội
đồng quản trị,Tổng giám đốc và Ban kiểm soát ( hay Chủ tịch Tổng giám
đốc)
Vốn điều lệ - cổ đông:
• Vốn điều lệ : 15 tỷ đồng
• Mệnh gía cổ phần: 1 triệu đồng
• Tông số cổ phần: 15.000
Nhân lực của doanh nghiêp:
1. Giám đốc: Nguyễn Văn Tràng. – Số điện thoại: 0903452630
2. Phó giám đốc: Nguyễn Văn Chín – Số điện thoại: 0913246407
3. Phó giám đốc: Nguyễn Bá Cường – Số điện thoại: 0903430067
4. Kỹ sư môi trường: Trần Mạnh Tuấn – Số điện thoại: 0979162468
Cán bộ kỹ thuật:
+ 02 Kỹ Sư – chuyên ngành công nghệ môi trường, công nghệ hoá học,
+ 02 Cử nhân chuyên nghành kế toán và quản trị doanh nghiêp.
+ Thuyền trưởng, thuyền viên và lái xe: 18 người
+ Nhân viên vận hành, xử lý chất thải nguy hại: 08 người.
+ Cử nhân kinh tế: 02 người.
+ Nhân viên khác: 05 người
Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Gần 10 năm hoạt động công ty đã thu gom, vận chuyển và xử lý dầu phế thải,
chất thải nguy hại cho khu vực cảng, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các
đơn vị trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng như các tỉnh lân cận. Công ty triển
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
34
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
khai thành công và đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như tuân thủ
luật pháp
Quy trình chung như sau:
Công ty nhận các hợp đồng xử lý chất thải từ các công ty khác trên địa bàn
và các vùng lân cận rồi xử lý các chất thải đó theo đúng quy trình công nghệ đã
được chứng nhận.Những chất thải(chủ yếu là chất thải chứa dầu) được xử lý sau
đó lượng dầu nhận được sau khi xử lý công ty bán ra thị trường.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
35
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sơ đồ quy trình triển khai thực hiện xử lý chất thải
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
Kho lưu giữ
Thủ kho
Triển khai thực hiện
xử lý
Xuất chất thải theo yêu
cầu
Phiếu đề nghị xuất kho
Phân loại
Xay,
cắt
hủy
hình
dạng
Đốt tiêu
hủy
trong lò
đốt 02
cấp
Chưng
cất
dung
môi
Hệ
thống
súc
rửa
Xử lý
chất
thải, hóa
chất
thải
Nghiề
n, hóa
rắn
Tái
sinh
dầu
nhớt
Tái
sinh
chì
Cặn troNước
thải
36
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chú thích:
: Các Ban thành lập theo yêu cầu
của hệ thống quản lý MT
TRƯỞNG PHÒNG
: Vị trí khuyết
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
ĐỘI SẢN XUẤT
ĐỘI TÀU
THUYỀN TRƯỞNG
MÁY TRƯỞNG
THUYỀN VIÊN
ĐỘI TRƯỞNG
ĐỘI XỬ LÝ MT
NHÂN VIÊN
ĐỘI XE
ĐỘI TRƯỞNG
NHÂN VIÊN
PHÒNG MÔI TRƯỜNG
TRƯỞNG PHÒNG
NHÂN VIÊN
PHÒNG HC – TH
TRƯỞNG PHÒNG
NHÂN VIÊN
BỘ PHẬN NHÂN SỰ
TRƯỞNG PHÒNG
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
NHÂN VIÊN
BỘ PHẬN BẢO VỆ
TRƯỞNG PHÒNG
NHÂN VIÊN
BỘ PHẬN CÔNG
ĐOÀN
ĐỘI PCCC - ATLĐ
BAN ISO
34
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Công ty được tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quy định
của Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
- Công ty có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, và
Ban kiểm soát;
+ Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao.
+ Phòng Hành chính-Tổng hợp (HC-TH)
-Bộ phận nhân sự :
Có chức năng cơ bản là quản lý lao động, giải quyết chế độ chính sách cho người
lao động theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước.
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sử dụng lao động (tuyển dụng, điều
phối lao động, đề bạt cán bộ,...), sắp xếp cơ cấu tổ chức.
Quản lý Hồ sơ cá nhân của CBCNV toàn Công ty.
Thực hiện thanh toán tiền công, tiền thưởng, nghỉ phép năm, ốm đau thai sản,
công tác an toàn và bảo hộ lao động, công tác đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ ban
đầu và sơ cấp cứu cho người lao động khi có tai nạn xảy ra trong doanh nghiệp.
Phác thảo nội quy kỷ luật lao động và các văn bản liên quan đến lao động, tiền
lương thuộc thẩm quyền đơn vị phụ trách .
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
35
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Kiểm tra, cấp phát các loại giấy chứng nhận cho CBCNV của Công ty thuộc
thẩm quyền đơn vị quản lý.
-Bộ phận kế toán:
Quản lý tiền tệ của Công ty, quản lý các chứng từ sổ sách kế toán theo luật kế
toán của Nhà nước và quy chế tài chính của Công ty
-Bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho toàn công ty.
+ Đội sản xuất:
Theo dõi quá trình cung cấp vật tư, thiết bị máy móc cho toàn bộ quá trình hoạt
động của Công ty.
Quản lý và xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và tổ chức thực hiện bảo
dưỡng thiết bị để đảm bảo hoạt động được liên tục.
Đội tàu: Theo dõi quá trình vận chuyển đội tàu và cung ứng dịch vụ
+ Đội xe:
Vận chuyển chất thải về công ty để xử lý và những nhiệm vụ vận chuyển cần
thhieets khác.
+ Phòng môi trường:
Quản lý và xây dựng hệ thống an toàn chung đảm bảo quy trình công nghệ, tiêu
chuẩn kỹ thuật.
+ Ban ISO:
Thiết lập theo yêu cầu của cơ quan môi trường bao gồm hệ thống quản lý các dự
án về hoạt động Công ty,quản lý độ phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn lao
động cho công nhân.
Nhận xét sơ bộ về cơ sở vật chất,kỹ thuật,lực lượng lao động vốn và nguồn vốn
của công ty :
Nhìn chung công ty CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀ ANH đầu tư cơ sở vật chất
tương đối tốt,nhất là hệ thôngs xử lý rác thải được đầu tư với công nghệ hiện đại đạt
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
36
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
được hiệu quả cao.Lực lượng lao động hợp lý không xảy ra hiện tượng thừa thiếu
công nhân viên cùng với đó là cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu,điều này
thể hiện sự độc lập của chủ doanh nghiêp xong bên cạnh đó thì cơ cấu vốn lại không
hợp lý,vốn cố định khá lớn điều này dễ gây ra hiện tượng ứ đọng vốn.
Danh mục Tài sản cố định về mặt hiện vật cuả Công ty Tư vấn Xây dựng Dân
dụng Việt Nam được trình bày ở biểu sau.:
TT Phương tiện, thiết bị chuyên dụng
Số
lượng
Loại hình
1 Tầu tự hành: Số đăng ký: HP 1827; Trọng tải 288 tấn 01
Vận
chuyển
2 Tầu tự hành: Số đăng ký: HP 1477; Trọng tải 103 tấn 01
Vận
chuyển
3 HA-27: Số đăng ký: HP 2743; Trọng tải 136 tấn 01
Vận
chuyển
4
Hoàng Thuận – 01: Số đăng ký: HP 1484; Trọng tải 180
tấn
01
Vận
chuyển
5
Xe ôtô Sitéc: Số đăng ký: 16H-7867; Nhãn hiệu:
HYUNDAI; Trọng tải: 16 tấn;
01
Vận
chuyển
6
Xe lạnh kín thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại:
Trọng tải 01 tấn - Số đăng kí 16N-4209
01
Vận
chuyển
7
Xe tải ben thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp:
Trọng tải 2,5 tấn - Số đăng kí 16N-4257
01
Vận
chuyển
8 Bồn chứa dầu thải, dung tích 25 m3
/bồn 06 Lưu giữ
9 Bồn chiết tách dầu thải, dung tích 25 m3
/bồn 06 Xử lý
10 Bồn chứa dầu thành phẩm, dung tích 25 m3
/bồn 03 Lưu giữ
11 Nồi hơi đốt than công suất 0,2 tấn/giờ ( Xử lý CTNH) 01 Cấp nhiệt
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
37
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
12
Tháp chưng luyện chất thải nguy hại dạng lỏng, công suất
60tấn/ngày (10 tấn/mẻ/4giờ)
02 Xử lý
13 Lò đốt chất thải nguy hại ST-200 01
Xử lý
CTNH
14
Hệ thống tẩy rửa thùng phuy, công suất 100 thùng
phuy/ngày tương đương 2000kg/ngày
01 Xử lý
15
Hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu
200kg/h
01
Xử lý, tái
chế
16
Hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải 100 bóng/h
(25kg/h)
01 Xử lý
17 Hệ thống phân ly dầu công suất 1 m3
/h 02 Xử lý
18 Hệ thống hóa rắn đóng gạch Block công suất 5000kg/ngày 01 Xử lý
19 Kho lưu giữ, diện tích 500 m2
01 Lưu giữ
20 Xe hút bùn trọng tải 4,5 tấn, số đăng kí 16N-5085 01
Vận
chuyển
*) Những thuận lợi,khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai của
doanh nghiệp.
- Thuận lợi của công ty đó là chính sách ưu đãi của nhà nước với ngành nghề
kinh doanh của công ty ( xử lý chất thải nguy hại,môi trường..) và sự phát
triển của nền công nghiệp nên việc kinh doanh của công ty càng phát triển.
- Khó khăn của công ty đó là những quy định nghiêm ngặt trong quy trình xử lý
chất thải nguy hại đòi hỏi công ty luôn phải hoàn thiện hệ thống công nghệ
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
38
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cùng với đó là vấn đề khó khăn chung của tất cả doanh nghiệp hiện nay trong
việc vay vốn phát triển sản xuất.
- Định hướng phát triển của công ty trong tương lai đó là đẩy mạnh ngành nghề
kinh doanh chính ( Xử lý chất thải công nghiệp..),xây dựng doanh nghiệp phát
triển theo hướng bền vững và hiệu quả.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty Cổ phần Hòa
Anh.
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty Cổ phần Hòa
Anh.
2.2.1.1. Cơ cấu TSCĐ - VCĐ
Như phần đầu đã nói, Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do
vậy ta có thể xem xét, đánh giá Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty thông
qua việc đánh giá Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định.
Công ty Cổ phần Hòa Anh hoạt động trong ngành dịch vụ vệ sinh môi trường
cảng biển,vệ sinh công nghiệp…năm 2012 có cơ cấu về vốn như sau:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
39
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
40
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG 1: CƠ CẤU VÔN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010 ,2011, 2012
Chỉ
tiêu
2010 2011 2012
Chênh lệch năm 2011
so với năm 2012
Chênh lệch năm 2011 so
với năm 2012
Gía trị
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Gía trị
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Gía trị
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt đối
(đồng)
Tương
đối
(%)
Tuyệt đối
(đồng)
Tương
đối
(%)
VCĐ 6.196.701.499 35,40 7.502.549.760 37,17 6.489.374.804 31,73 1.305.848.261 121,07 -1.013.174.956 86,50
VLĐ 11.306.562.669 64,60 12.684.170.504 62,83 13.960.691.856 68,27 1.377.607.835 112,18 1.276.521.352 110,06
VKD 17.503.264.168 100,00 20.186.720.264 100,00 20.450.066.660 100,00 2.683.456.096 115,33 263.346.396 101,30
(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2010-2012)
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
40
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Qua bảng trên ta thấy Vốn cố định của Công ty đầu năm 2011 là 7,502,549,760
đồng chiếm 37,17% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty .Năm 2012 VCĐ
giảm 1,013,174,956 đồng tương ứng giảm 86,50 %. Vốn lưu động (VLĐ) chiếm tỷ
trọng cao hơn trong tổng vôn kinh doanh cụ thể VLĐ 2011 là 12,684,170,504 đồng
tương ứng 62,83 % đến năm 2012 tăng thêm 1,276,521,352 đồng tương ứng tăng
10,06 %.
Nhưng trong giai đoạn 2010 – 2011 thì cơ cấu VCĐ và VLĐ lại tăng lên. Cụ
thể VCĐ tăng lên 1.305.848.261 đồng ,VLĐ tăng lên 1.377.607.835 đồng làm cho
tổng vốn kinh doanh tăng lượng tương ứng là 2.683.456.096 đồng tức tăng 15,33 %.
Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các
bộ phận tài sản cố định (mặt hiện vật của Vốn cố định ) cũng khác nhau. Trong quá
trình sản suất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho Tài sản cố định
biến đổi theo chiều hướng khác nhau.
Cơ cấu Vốn cố định của Công ty Cổ phần Hòa Anh được hình thành từ các
nguồn chính là nguồn vốn đầu tư của chủ sở hưu
*)Theo chỉ tiêu giá trị :
Ta có bảng cơ cấu TSCĐ theo chỉ tiêu giá trị cuối năm như sau:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
41
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
42
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần Hòa Anh)
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
BẢNG 2: CƠ CẤU TSCĐ VỀ MẶT GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TY CUỐI NĂM 2012
Chỉ tiêu
Nguyên giá Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại
Gía trị
(đồng)
Tỷ trọng
(%)
Gía trị
(đồng)
Tỷ trọng
(%)
Gía trị
(đồng)
Tỷ trọng
(%)
I.TSCĐ hữu hình 10,185,247,427 95.78 4,145,032,623 100.00 6,040,214,804 93.08
-Nhà cửa vật kiến trúc 1,935,197,011 18.20 795,017,257 19.18 1,140,179,754 17.57
-Máy móc thiết bị 4,583,361,342 43.10 1,473,973,601 35.56 3,109,387,741 47.92
-Phương tiện vận tải 2,636,960,559 24.80 1,056,983,319 25.50 1,579,977,240 24.35
-Thiết bị quản lý 1,029,728,515 9.68 819,058,446 19.76 210,670,069 3.25
II.TSCĐ vô hình 449,160,000 4.22 449,160,000 6.92
-Quyền sử dụng đất 449,160,000 4.22 449,160,000 6.92
Tổng cộng 10,634,407,427 100.00 4,145,032,623 100.00 6,489,374,804 100.00
42
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nhìn vào bảng cơ cấu TSCĐ của công ty cuối năm 2012 ta thấy TSCĐ của công
ty được phân loại theo hình thái biểu hiện và chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ
vô hình không có TSCĐ thuê tài chính.Trong đó thì TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu tổng TSCĐ của công ty.Cụ thể như sau:
TSCĐ hữu hình chiếm 95,78% trong tổng TSCĐ về nguyên gía và 93,08% về giá
trị còn lại trong tổng TSCĐ.Nó được chia thành 4 loại nhỏ bao gồm: nhà cửa vật
kiến trúc,Máy móc thiết bị,phương tiện vận tải và thiết bị quản lý.Trong đó thì máy
móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất là 47,92% (về giá trị còn lại) và thiết bị quản lý
chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 3,25%.
TSCĐ vô hình của công ty chỉ gồm quyền sử dụng đất là TSCĐ đăc biệt không
thực hiện trích khấu hao nhưng vẫn theo dõi như các loại TSCĐ khác.Tỷ trọng của
tái sản này là 4,22% về nguyên giá và 6,92% về giá trị còn lại.
*)Theo chỉ tiêu hiện vật :
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
43
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG 3 : CƠ CẤU TSCĐ VỀ MẶT HIỆN VẬT NĂM 2012
Tên TSCĐ
Nguyên giá
(đồng)
Gía trị còn lại
(đồng)
Tỷ trọng
(%)
I. TSCĐ dùng trong
SXKD
9.780.198.816 5.970.211.361 61,04
1.Nhà cửa 1.742.989.637 1.110.176.746 63,69
2.Vật kiến trúc 96.593.869 30.003.008 31,06
3.Máy móc thiết bị 4.583.361.342 3.109.387.741 67,84
4.Phương tiện vận tải 2.327.525.453 1.509.973.797 64,87
5.Thiết bị quản lý 1.029.728.515 210.670.069 20,46
II.TSCĐ chờ xử lý 309.435.106 9.448.214 3,05
III.TSCĐ dùng cho PL 544.773.505 509.715.229 93,56
1.Nhà cửa vật kiến trúc 95.613.505 60.555.229 63,33
2.Đất đai sử dụng 449.160.000 449.160.000 100,00
Tổng cộng 10.634.407.427 6.489.374.804 61,02
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
44
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần Hòa Anh)
Qua bảng cơ cấu TSCĐ về mặt hiện vật của công ty Cổ phần Hòa Anh ta thấy
TSCĐ của công ty bao gồm 3 loại chính đó là : TSCĐ dùng trong sản xuất kinh
doanh, TSCĐ chờ xử lý và TSCĐ đang dùng cho hoạt động phúc lợi.Trong đó cơ
cấu TSCĐ đang dùng cho sản xuất kinh doanh là 5.970.211.361 đồng lớn nhất trong
tổng giá trị còn lại của công ty là 6.489.374.804 đồng.
Xét TSCĐ đang dùng trong SXKD ta thấy tỷ trọng giữa giá trị còn lại và nguyên
giá là 61,04 % cho thấy TSCĐ đã khấu hao gần một nửa, trong đó máy móc thiết bị
có tỷ trọng giữ giá trị còn lại và nguyên giá là cao nhất : 67,84% còn thiết bị quản lý
là 20,46% mức thấp nhất trong tổng TSCĐ đang dùng cho sản xuất kinh doanh.
TSCĐ chờ xử lý của công ty là tàu tự hành chuyên chở dầu phế thải, qua thời
gian dài sử dụng đã cũ kỹ lạc hậu, vận hành rất tốn nghiên liệu nên cần được thay
mới.Tài sản này đã khấu hao gần hết giá trị, tỷ lệ giữa giá trị còn lại và nguyên giá là
3,05%.
2.2.1.2. Tình hình tăng giảm về TSCĐ và VCĐ
Sự biến động về TSCĐ được thể hiện trong bảng sau:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
45
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG 4 : TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TÀI SẢN NĂM 2012
Chỉ tiêu
TSCĐ hữu hình
TSCĐ
Tổng cộng
(đồng)
vô hình
Số tiền Tỷ lệ Số tiền
(đồng) (%) (đồng)
I. Nguyên giá
1. Số dư đầu kỳ 10.113.212.421 100,00
449.160.00
0
10.562.372.421
2. Số tăng trong kỳ 2.108.398.642 20,85 2.108.398.642
- Tăng do mua mới 2.036.363.636 20,14 2.036.363.636
+Lò đốt rác thải 1.900.000.000 18,79
+Máy lọc dầu 136.363.636 1,35
- Tăng do nâng cấp
(tàu HP 1827)
72.035.006 0,71 72.035.006
3. Số giảm trong kỳ
4. Số cuối kỳ 12.221.611.063 120,85
449.160.00
0
12.670.771.063
II. Giá trị đã hao mòn
1. Số đầu kỳ 3.059.822.661 100,00 3.059.822.661
2. Số tăng trong kỳ 1.085.209.962 35,47 1.085.209.962
3. Giá trị đã hao mòn
4. Số cuối kỳ 4.145.032.623 135,47 4.145.032.623
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
46
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
III. Giá trị còn lại
1. Số đầu kỳ 7.053.389.760 100,00
449.160.00
0
7.502.549.760
2. Số cuối kỳ 6.040.214.804 85,64
449.160.00
0
6.489.374.804
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn chung ta thấy VCĐ đầu năm 2012 là 7,502,549,760 đồng chiếm
37,17% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty .Cuối năm VCĐ giảm
1,013,174,956 đồng tương ứng giảm 86,50 %.Sự biến động này là do trong năm
công ty thực hiện việc mua mới dây chuyền lò đót chất thải với nguyên giá tăng
thêm là 2,036,363,636 đồng và tăng do nâng cấp là 72,035,006 đồng tương ứng
tăng 20,85 % so với số dư đầu năm 2012.Đến cuối kỳ nguyên giá TSCĐ hữu hình là
12,221,611,063 đồng tương ứng tăng 20,85 % còn TSCĐ vô hình là quyền sử dụng
đất là 449,160,000 đồng.
Có sự tăng về nguyên giá TSCĐ nhưng quy mô VCĐ vẫn giảm là do sự tăng
về nguyên giá TSCĐ vẫn thấp hơn sự tăng về hao mòn TSCĐ( TSCĐ hữu hình) .Cụ
thể hao mòn lũy kế đầu kỳ là 3,059,822,661 đồng trong kỳ tăng thêm
1,085,209,962 đồng tương ứng tăng 35,47 % .Như vậy đến cuối kỳ giá trị hao mòn
lũy kế là 4,145,032,623 đồng.
Trong cơ chế thị trường, sự biến động về giá cả đối với tư liệu tiêu dùng và tư
liệu sản suất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó không thể thiếu được các nhân tố quan trọng như quan hệ cung cầu, mức
độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến
động về tài sản, máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Hòa Anh là do các nguyên
nhân chủ yếu sau:
a) Công ty đầu tư mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
47
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
máy móc thiết bị cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc, thiết bị rất cần thiết
cho sản suất kinh doanh mà Công ty chưa có như hệ thống xử lý chất thải,máy lọc
dầu… nguy hại nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt lao động thủ công của
công nhân viên, đặc biệt là nhằm nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định và nâng
cao chất lượng công tác xử lý chất thải công nghiệp ,chất thải nguy hại của Công
ty.Cụ thể trong năm 2012 công ty mua mới 2 TSCĐ đó là :
• Lò đót tác thải (20/3/2012)
• Máy lọc dầu (81/11/2012)
b) Nâng cấp, sửa chữa các số phương tiện vận tải :;tàu tự hành HP 1827; mua
sắm thiết bị thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của cán bộ
trong Công ty. Những tài sản cố định này góp phần không nhỏ trong công tác ký kết
hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, nhận và truyền tin một cách kịp
thời của cán bộ quản lý Công ty tới đội ngũ kỹ sư kỹ thuật viên của Công ty.
Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của Vốn cố
định của Công ty năm 2012, ta đi xem xét cơ cấu Tài sản cố định về mặt hiện vật:
Về mặt hiện vật, cơ cấu Vốn cố đinh của Công ty theo tài sản cố định gồm 4
loại chính là: Nhà cửa vật kiến trúc; Máy móc thiết bị tực hiện công tác xử lý chất
thải công nghiệp; Phương tiện vận tải và các Thiết bị văn phòng. Như đã trình bày
các loại tài sản cố định này được hình thành từ Nguồn vốn tự bổ sung Nguồn vốn
khác do Công ty huy động (vốn vay)
Do đặc thù của hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường nói chung và việc xử lý
phế thải công nghiệp cần phải trang bị các loại tài sản, máy móc thiết bị hiện đại đáp
ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước đưa ra Công ty đã đầu tư thêm máy móc
thiết bị hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị của
công ty.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
48
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.2.1.3. Đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ và VCĐ
1)Đánh giá mức độ trang bị về TSCĐ: Qua phân tích những số liêu (trên
bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh) ta thấy trong năm 2012 quy mô
đầu tư TSCĐ tăng lên ,cơ cấu đâuù tư chưa hợp lý .Tuy nhiên năng suất lao động
,kết quả kinh doanh còn chụi ảnh hưởng bởi tình trạng kỹ thuật TSCĐ,TSCĐ tốt hay
xâu, mới hay cũ đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.Ta có bảng số liệu sau:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
49
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG 5 : TÌNH HÌNH KỸ THUẬT VÀ TRANG BỊ TSCĐ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2010/2011
Chênh lệch
2012/2011
1 Nguyên giá TSCĐ Đồng 8.477.692.124 8.526.008.785 10.634.407.427 48.316.661 2.108.398.642,00
2 Gía trị hao mòn lũy kế Đồng 2.280.990.625 3.050.207.882 4.135.417.844 769.217.257 1.085.209.962,00
3 Gía trị còn lại Đồng 6.196.701.499 5.475.800.903 6.498.989.583 -720.900.596 1.023.188.680,00
4
Nguyên giá TSCĐ bình
quân
Đồng 6.911.619.327 7.361.355.142 9.580.208.106 449.735.816 2.218.852.964,00
5 Hệ số hao mòn Lần 0,330 0,414 0,432 0,084 0,017
6 Hệ số đổi mới TSCĐ Lần 0,017 0,009 0,324 -0,008 0,315
7 Số lao động bình quân Người 39 40 42 1 2
8
Mức trang bị cho 1 lao
động
Đồng/người 177.221.008 184.033.879 228.100.193 6.812.870 44.066.314,45
(Nguồn : Bảng CĐSPS Phòng tài chính kế toán của công ty Hòa Anh)
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
49
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Qua bảng “tình hình kỹ thuật và trang bị TSCĐ “ta thấy:
Trang bị kỹ thuật:
Trong giai đoạn 2010-2011 ta thấy hệ số hao mòn tăng lên 0,084 lần nhưng hệ
số đổi mới lại có xu hướng giảm do tốc độ tăng về nguyên giá TSCĐ thấp hơn tốc
đọ tăng về mức khấu hao.
Hệ số hao mòn năm 2011 là 0,414 lần năm 2012 tăng thêm 0,017 tức là 0,432
năm 2012.Sự tăng này cho thấy sự tăng về hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp là
không đáng kể ,điều này chứng tỏ TSCĐ của doanh ngghiệp được đầu tư và đổi mới
càng nhiều.Như vậy TSCĐ của doanh nghieeph còn sử dụng được chiếm phần lớn
trong tổng TSCĐ khoảng trên 0,6 lần trong hai năm 2011 và 2012.
Trang bị TSCĐ cho lao động:
Thống kê tình hình trang bị TSCĐ, cho lao động sản xuất kinh doanh là đánh
giá mức độ đảm bảo TSCĐ cho người lao động, đặc biệt là máy móc thiết bị sản
xuất cho lao động. Trên cơ sở đó, có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, tạo điều kiện
nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành. Để đánh giá tình hình trang bị TSCĐ, cho lao động sản xuất kinh doanh thống
kê sử dụng chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động.
Mức trang bị TSCĐ cho người lao động trong sản xuất là chỉ tiêu phản ánh
bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá trị TSCĐ, chỉ tiêu này
càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho người lao động
càng nhiều và ngược lại.Cụ thể mức trang bị cho lao động năm 2011 là 184.033.879
đồng/người năm 2012 là 228.100.193 đồng/người tương ứng tăng 44.066.314
đồng/người.Như vậy ta có thể thấy được mức đầu tưu trang bị TSCĐ cho người lao
động của công ty tương đối cao,thể hiện sự trú trọng của Công ty trong việc đầu tư
trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.Từ đó cho thấy được sự cải
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
50
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thiện về mức trang bị cho 1 lao động so với giai đoạn 2010-2011 chỉ đạt gần 185
triệu đồng.
2) Đánh giá mức độ sử dụng về mặt số lượng :
Công thức :
KSL =
NHĐ
NTB
Trong đó :
Số lượng TSCĐ được sử dụng : NHĐ
Số lượng TSCĐ được trang bị : NTB
Các TSCĐ công ty hiện có đều được sử dụng nên hệ số đánh giá mức độ sử
dung của công ty năm 2012 bằng 1.
3) Đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ về mặt thời gian
Ở đây ta xét đến mức độ sử dụng thời gian khai thác với công thức tính như
sau :
KKT
=
TCó ích
TKT
Trong đố :
Thời gian tạo ra thu nhập : TCó ích
Thời gian khai thác : TKT
Ta thấy nhóm nhà văn phòng là TSCĐ duy nhất có mức độ sử dụng về thời
gian khai thác bằng 1 , các nhóm tài sản khác đều có xu hướng tăng hệ số phản ánh
mức độ sử dụng về thời gian khai thác chỉ có nhóm thiết bị quản lý giảm từ năm
2010 là 0,8 lần sang năn 2011 giảm xuống còn 0,73 lần nhưng đến năm 2012 lại
tăng lên mức 0,82 lần.Điều này cho thấy TSCĐ trong doanh nghiếp được khai thác
một cách có hiệu quả hơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
Ta có bảng tính thời gian khai thác trong 3 năm của Công ty như sau :
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
51
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
52
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG 6: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG TSCĐ VỀ MẶT THỜI GIAN KHAI THÁC
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
TCó ích
(tháng )
TKT
(tháng )
KKT
(lần)
TCó ích
(tháng)
TKT
(tháng)
KKT
(lần)
TCó ích
(tháng )
TKT
(tháng )
KKT
(lần)
Nhà văn phòng 12 12 1,00 12 12 1,00 12 12 1,00
Máy móc thiết bị 5 8 0,63 7 9 0,78 8 9 0,89
Phương tiện vận tải 7 9 0,78 8 10 0,80 9 11 0,82
Thiết bị quản lý 8 10 0,80 8 11 0,73 9 11 0,82
52
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.2.1.4. Tình hình khấu hao TSCĐ.
Khấu hao Tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến Hiệu quả sử dụng
Vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo Quy định về công tác khấu hao
sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất Hiệu quả sử dụng Vốn cố định.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình quản lý và sử dụng Tài sản cố định, Tài
sản cố định luôn luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm qua hình
thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và
tích luỹ thành quỹ khấu hao Tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản suất
giản đơn Tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong
điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản
suất mở rộng Tài sản cố định. Khả năng này có thể được thực hiện bằng cách Công
ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính
bổ sung cho các mục đích như đầu tư phục vụ sản suất kinh doanh và thu hồi doanh
lợi (trên nguyên tắc được hoàn quỹ), hoặc nhờ nguồn này đơn vị có thể đầu tư thay
thế, đổi mới Tài sản cố định ở những năm sau lớn hơn và hiện đại hơn những năm
trước.
Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là một nguồn tài chính quan trọng để
tái sản suất mở rộng Tài sản cố định trong sản suất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Do chức năng và tác dụng của mỗi loại tài sản cố định là khác nhau nên mỗi
loại tài sản cố định được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo chế độ quy
định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính thì
những Tài sản cố định, máy móc thiết bị đang được dùng tại Công ty được áp dụng
trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu trung bình
hàng năm cho Tài sản cố định tại Công ty được tính như sau:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
53
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng
năm cho TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Phương pháp khấu hao đều mà Công ty đang áp dụng có đặc điểm là đơn giản, dễ
xác định và tạo nên sự ổn định cho chi phí khấu hao trong giá thành.Ta xem xét tình
hình khấu hao trong bảng sau:
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
54
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG 7 : TÌNH HÌNH KHẤU HAO TSCĐ CỦA CÔNG TY 3 NĂM 2010, 2011, 2012
Loại TSCĐ
Nguyên giá Khấu hao trong năm
Tỷ lệ khấu hao
bình quân
(%)
2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012
-Nhà cửa vật kiến trúc 1.509.029.198 1.820.378.236 1.935.197.011 113.481.240 131.054.712 162.781.494 7,52 7,20 8,41
-Máy móc thiết bị 3.730.184.535 4.045.284.968 4.583.361.342 340.443.719 393.164.136 434.083.985 9,13 9,72 9,47
-Phương tiện vận tải 2.373.753.795 3.033.963.726 2.636.960.559 243.174.085 290.192.576 379.823.487 10,24 9,56 14,40
-Thiết bị quản lý 864.724.597 1.213.585.491 1.029.728.515 113.481.240 121.693.661 108.520.996 13,12 10,03 10,54
Tổng cộng 8.477.692.124 10.113.212.421 10.185.247.427 810.580.284 936.105.085 1.085.209.962 9,56 9,26 10,65
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán của công ty Cổ phần Hòa Anh)
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
54
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trong những năm qua Công ty đã thực hiện đúng kế hoạch khấu hao, tính đúng
tỷ lệ khấu quy định (có thể nhận rõ vấn đề này qua thực hiện khấu hao của Công ty
năm 2012 ở biểu trên ).
Năm 2010 tỷ lệ khấu hao ở nhóm thiết bị quản lý là lớn nhất : 9,56% năm 2011
giảm đi còn 9,26%.
Do việc tính khấu hao Tài sản cố định được thực hiện theo tháng và tính cho
từng Tài sản cố định nên đối với số Tài sản cố định tăng trong năm 2012 với
nguyên giá là 10.185.247.427 đồng thì số tiền khấu hao là 1.085.209.962 đồng.
Trong năm 2012 khấu hao cơ bản của Công ty được tóm tắt qua các chỉ tiêu sau:
+ Nguyên giá tài sản cố định ( cuối kỳ ): 10.185.247.427 đồng
+ Số khấu hao tăng trong năm: 1.085.209.962 đồng.
+ Số khấu hao giảm trong kỳ: 0
+ Giá trị còn lại: 6.040.214.804 đồng.
Như vậy, với phương pháp khấu hao đường thẳng và tỷ lệ khấu hao như hiện
nay, Tài sản cố định của Công ty nhất là phần thiết bị quản lý (có độ thay đổi lớn ),
Công ty phải sử dụng trong một thời gian nữa mới có thể khấu hao hết chúng. Yêu
cầu đặt ra là Công ty phải không ngừng bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị, tài sản
cố định. điều này có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn
cố định, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ tại Công ty
Tài sản cố định thể hiện hình thái vật chất của Vốn cố định. Trên cơ sở kết quả
hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty trong những năm qua và các chỉ tiêu cơ
bản để đánh giá Hiệu quả sử dụng Vốn cố định đã được trình ở phần lý luận, ta đi
phân tích Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty theo các chỉ tiêu như sau:
1) Sức sinh lời của Tài sản cố định.
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
55
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chỉ tiêu này phản ánh bỏ một đồng nguyên giá Tài sản cố định vào sản suất
kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lãi hoặc bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sinh lời của TSCĐ =
∑Lãi
Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân
Căn cứ vào lợi nhuận đạt được và nguyên giá Tài sản cố định sử dụng bình
quân của Công ty cũng như cách tính chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ, sức sinh lời
của TSCĐ của Công ty thể hiện ở biểu sau:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
So sánh
(%)
MĐAH đến HLN
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Lãi trước
thuế
Đồng 13.632.705 15.000.089 1.367.384 110,03 0,00014 7,25
NGbq Đồng
7.361.355.14
2
9.580.208.10
6
2.218.852.964 130,14 -0,00047 -24,84
Sức sinh lời
của TSCĐ
Đồng
lãi/Đồng
NG
0,0019 0,0016 -0,0003 84,55
Phương trình kinh tế :
HLN =
LN
NGbq
Trong đó : Sức sinh lời của TSCĐ - HLN
Lợi nhuận trước thuế - LN
Nguyên giá TSCĐ bình quân – NGbq
Đối tượng phân tích : Chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
56
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
∆HLN = HLN2012 - HLN2011
∆HLN = - 0,0003
Sức sinh lời của Tài sản cố định năm 2011 là 0,0019 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng
nguyên giáTSCĐ ), của năm 2012 là 0,0016 tức là sức sinh lợi năm 2012 giảm
0,0003 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ), tương ứng với tỷ lệ giảm là
15,45%. Như vậy, giá trị một đồng lợi nhuận tạo ra bởi 1 đồng nguyên giá Tài sản
cố định năm 2012 ít hơn năm 2011 là 0,0003 đồng.
Tốc độ tăng lợi nhuận mà Công ty đạt được thấp hơn tốc độ tăng về nguyên giá
TSCĐ bình quân.
+ Mức tăng của lợi nhuận trước thuế là: 1.367.384 đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 10,03%.
+ Mức tăng của nguyên giá Tài sản cố định trong năm là: 2.218.852.964 đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,14%.
Nguyên nhân của sự giảm về sức sinh lời của TSCĐ trong 2 năm 2011 – 2012
là do :
+ Trong năm 2012 nền kinh tế thế giới nói chung và của nước ta nói riêng vẫn
lâm vào tình trạng khủng hoảng nên doanh nghiệp chiụ ảnh hưởng trong kinh doanh
,lợi nhuận thu được tương đói thấp không đủ trang trải chi phí bỏ ra.Như vậy đây là
nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
+ Vào năm 2012 doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ hoạt
động kinh doanh.Góp phần giảm bớt chi phí bỏ ra do sử dụng máy móc thiết bị cũ,
tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.Như vậy đây là nguyên nhân chủ quan,tích
cực.
2,Sức sản xuất của TSCĐ
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
57
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ bỏ vào sản suất kinh doanh đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu.
Căn cứ vào mức doanh thu và nguyên giá tài sản cố định bình quân các năm
2011,2012 của Công ty cũng như cách tính chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định,
ta thấy sự biến động sức sản xuất của Tài sản cố định của Công ty ở biểu sau:
Qua bảng trên ta thấy sức sản suất của Tài sản cố định phụ thuộc vào
doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ bình quân.
Doanh thu thuần năm 2011 là 3.930.890.296 đồng năm 2012 tăng thêm 79,36
% ảnh hưởng đến sức sinh lời của TSCĐ là 0,424 lần tương ứng 79,36 %.Nguyên
giá bình quân năm 2011 là 7.361.355.142 đồng năm 2012 tăng thêm 30,14 % .Mức
độ ảnh hưởng đến hệ số sinh lời của TSCĐ là – 0,222 tương ứng -41,54 %.Hệ số này
của Công ty năm 2011 là 0,5340 (đồng doanh thu / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ), năm
2012 là 0,7359 tức là sức sản suất của Tài sản cố định năm 2011 thấp hơn năm 2012
một lượng là 0,2019 ( đồng doanh thu / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ), tương ứng với tỷ
Nguyễn Thị Thùy
Lớp : QKT50-ĐH1
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
So
sánh
(%)
MĐAH đến
HDTT
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Doanh thu
thuần
Đồng
3.930.890.29
6
7.050.361.492
3.119.471.19
6
179,36 0,424 79,36
NGbq Đồng
7.361.355.14
2
9.580.208.106
2.218.852.96
4
130,14 -0,222 -41,54
Sức sinh
lời của
TSCĐ
Đồng
lãi/Đồng
NG
0,534 0,736 0,202 137,82
58
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...kimhuyen84
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châuKế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châutrungan88
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016tuan nguyen
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngNhu Quynh
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuÁc Quỷ Lộng Hành
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụDịch vụ làm báo cáo tài chính
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...
Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...
Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...Cpubka Tran
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (20)

Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châuKế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 
Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...
Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...
Báo cáo hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại xí nghiệp...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
 
Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244 Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
 

Destaque

A liberal attempts to think a
A liberal attempts to think a A liberal attempts to think a
A liberal attempts to think a Axacta
 
Union reasoning c
Union reasoning c Union reasoning c
Union reasoning c Axacta
 
Zaverecny ukol dupal
Zaverecny ukol dupalZaverecny ukol dupal
Zaverecny ukol dupaldupik
 
Fifty shades
Fifty shades Fifty shades
Fifty shades Axacta
 
Do you value freedom #1 g
Do you value freedom #1 g Do you value freedom #1 g
Do you value freedom #1 g Axacta
 
Bewildered with misinformation
Bewildered with misinformation Bewildered with misinformation
Bewildered with misinformation Axacta
 
Liberals hate america
Liberals hate america Liberals hate america
Liberals hate america Axacta
 

Destaque (7)

A liberal attempts to think a
A liberal attempts to think a A liberal attempts to think a
A liberal attempts to think a
 
Union reasoning c
Union reasoning c Union reasoning c
Union reasoning c
 
Zaverecny ukol dupal
Zaverecny ukol dupalZaverecny ukol dupal
Zaverecny ukol dupal
 
Fifty shades
Fifty shades Fifty shades
Fifty shades
 
Do you value freedom #1 g
Do you value freedom #1 g Do you value freedom #1 g
Do you value freedom #1 g
 
Bewildered with misinformation
Bewildered with misinformation Bewildered with misinformation
Bewildered with misinformation
 
Liberals hate america
Liberals hate america Liberals hate america
Liberals hate america
 

Semelhante a Luận văn tốt nghiệp

Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...Trần Đức Anh
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Semelhante a Luận văn tốt nghiệp (20)

Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Khoá Luận Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định Tại Công Ty.
Khoá Luận Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định Tại Công Ty.Khoá Luận Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định Tại Công Ty.
Khoá Luận Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Cố Định Tại Công Ty.
 
QT232.doc
QT232.docQT232.doc
QT232.doc
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001
 
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
Kt001
Kt001Kt001
Kt001
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 

Luận văn tốt nghiệp

  • 1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Trong các doanh nghiệp hiện nay tài sản cố định (TSCĐ) chiếm một vị trí quan trọng thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như đóng một vai trò quan trọng đối với hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nhưng công dụng của TSCĐ không thể đánh giá trừ khi tiến hành việc phân tích TSCĐ về năng suất, hiệu quả, hiệu suất và lợi nhuận đạt được không phân biệt phần lợi nhuận từ TSCĐ ở vốn sử dụng vì có thể có trường hợp TSCĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn sử dụng trong khi lợi nhuận rất thấp và ngược lại. Với điều kiện nền kinh tế như hiện nay một số doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như TSCĐ, trang thiết bị. Vốn đó gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Vì vậy vốn là điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động, việc khai thác hiệu quả sử dụng VCĐ một cách hợp lý và thông qua việc đánh giá tình hình sử dụng cũng như hiệu quả VCĐ của các kỳ kinh doanh trước, doanh nghiệp sẽ đặt ra các biện pháp, chính sách sử dụng cho các kỳ kinh doanh tới sao cho có lợi nhất để đạt được hiệu quả cao nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho DN . Còn Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 1
  • 2. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất của người lao động. Bởi vậy TSCĐ được xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ đối với các DN , trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty Cổ phần Hòa Anh. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Xuân Hưởng và các cán bộ, nhân viên phòng tài chính kế toán em đã mạnh dạn chọn đề tài "Nghiên cứu gỉai pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ của công ty Cổ phần Hòa Anh". Với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Em hy vọng rằng qua thời gian nghiên cứu em có dịp tiếp cận với thực tế công tác quản lý sử dụng tài sản, vốn nói chung và việc quản lý và sử dụng TSCĐ và VCĐ nói riêng, cụ thể là tại công ty Cổ phần Hòa Anh để em có thể Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 2
  • 3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP hiểu rõ hơn, trau dồi và bổ sung thêm về những kiến thức mà em đã học tập được trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, em sẽ nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ trong công ty Cổ phần Hòa Anh,.Qua đó có thể thấy được các ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ và VCĐ của công ty Cổ phần Hòa Anh, để mạnh dạn đề ra giải pháp và phương hướng điều chỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, kết hợp với những kiến thức được trang bị từ các môn quản trị tài chính ,phân tích hoạt động kinh tế...tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty đã thực tập. 5.Sự đóng góp của luận văn Em hy vọng rằng qua bài luận văn này, em sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cuả mình vào công việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ trong các doanh nghiệp nói chung và tại công ty Cổ phần Hòa Anh nói riêng. 6.Bố cục luận văn • Chương 1 : Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ trong các doanh nghiệp. • Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Cổ phần Hòa Anh Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 3
  • 4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP • Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần Hòa Anh CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ VÀ VCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH 1.1.1. Tài sản cố định 1.1.1.1. Khái niệm Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp (DN) phải có các yếu tố: sức lao động , tư liệu lao động, và đối tượng lao động . Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải....) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN là các TSCĐ . Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các TSCĐ vô hình.... Như vậy TSCĐ là Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 4
  • 5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP những tư liệu lao động mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm. TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp vói bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau: • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. • Có thời gian sử dụng trên 1 năm • Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất ,nhưng xác định được giá trị và giá trị sử dụng trong SXKD cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê và phù hợp vói 4 tiêu chuẩn ghi nhận như sau: • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. • Có thời gian sử dụng trên 1 năm • Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Những tư liêu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của DN. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 5
  • 6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Từ những nội dung trình bầy trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong DN như sau : "Tài sản cố định (TSCĐ) của DN là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất" 1.1.1.2 Đặc điểm : Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là sự tham gia vào những chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình tham gia sản xuất, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ không thay đổi. Song TSCĐ bị hao mòn dần (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) và chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất chuyển hoá thành vốn lao động. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Hay lúc này nguồn vốn cố định bị giảm một lượng đúng bằng giá trị hao mòn của TSCĐ đồng thời với việc hình thành nguồn vốn đầu tư XDCB được tích luỹ bằng giá trị hao mòn TSCĐ. Căn cứ vào nội dung đã trình bày trên có thể rút ra khái niệm về TSCĐ trong doanh nghiệp như sau : • TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh, sau mỗi chu kỳ thì không thay đổi hình thái vật chất , nhưng nó bị hao mòn. • Giá trị của TSCĐ được chuyển dần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. bằng hình thức khấu hao. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các TSCĐ của doanh nghiệp cũng được coi như bất cứ một loại hàng hoá thông thường khác. Vì vậy nó cũng Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 6
  • 7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP có những đặc tính của một loại hàng hoá có nghĩa là không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng. Thông qua quan hệ mua bán, trao đổi trên thị trường, các TSCĐ có thể được dịch chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác. 1.1.1.3 Phân loại TSCĐ của DN Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của DN theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của DN. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây : 1.1.1.3.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Mục đích : Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và vô hình. Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh các cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. Theo phương pháp này TSCĐ của DN được chia thành hai loại : TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình).  TSCĐ hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc.... Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ vô hình : là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 7
  • 8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP kinh doanh của DN như chi phí về đất sử dụng, chi phí mua sắm bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại.... 1.1.1.3.2 Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng Mục đích : Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của DN được chia thành 3 loại : * TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh : là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. * TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đó là những TSCĐ do DN quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi) Các TSCĐ sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh nghiệp * Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước. Đó là những TSCĐ DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.1.1.3.3 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế Mục đích : Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 8
  • 9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của DN có thể chia thành các loại sau : * Nhà cửa, vật kiến trúc : là những TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc nhà kho, tháp nước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng..... * Máy móc thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN như máy móc thiết bị động lực, máy móc công tác, thiết bị chuyên dùng.... * Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, hệ thống thông tin, đường ống dẫn nước.... * Thiết bị dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị khác, dụng cụ đo lường máy hút bụi, hút ẩm.... * Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm : là các loại vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa.... * Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh thảm.... 1.1.1.3.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng : Mục đích : Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của DN như thế nào, từ đó, có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 9
  • 10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của DN thành các loại : * TSCĐ đang sử dụng : Đó là những TSCĐ của DN đang sử dụng cho các hoạt động SXKD hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh , quốc phòng của DN. * TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động SXKD hay các hoạt động khác của DN, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. * TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý : là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN , cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. 1.1.1.3.5 Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu được chia thành 3 loại : * TSCĐ tự có : là những TSCĐ được mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn tự có (ngân sách cấp, coi nhu ngân sách cấp và trích quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp) để phục vụ cho mục đích SXkD của DN. * TSCĐ thuê tài chính : là những TSCĐ DN thuê của công ty cho thuê tài chính. * TSCĐ thuê sử dụng : là những TSCĐ DN thuê của DN khác để sử dụng trong một thời gian có tính chất thời vụ để phục vụ nhiệm vụ SXKD của DN. Mục đích : Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá , xem xét kết cấu TSCĐ của DN theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 10
  • 11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP nguyên giá của 1 loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của DN tại 1 thời điểm nhất định. 1.1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của TSCĐ đối với hoạt động của DN TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Nói cách khác TSCĐ là "hệ thống xương" và bắp thịt của quá trình kinh doanh. Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt TSCĐ có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh , TSCĐ có vai trò hết sức lớn lao và bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có TSCĐ. Như trên đã nói TSCĐ là 1 "hệ thống xương" và "bắp thịt" của quá trình kinh doanh . Thật vậy bất kỳ 1 DN nào muốn chấp hành kinh doanh đều phải có TSCĐ , có thể là TSCĐ của DN, hoặc là TSCĐ đi thuê ngoài. Tỉ trọng của TSCĐ trong tổng số vốn kinh doanh của DN cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất kinh doanh từng loại hình. Các đơn vị kinh doanh có các loại hàng giá trị lớn thì tỉ trọng TSCĐ của nó thấp hơn so với đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị nhỏ. Tỷ trọng TSCĐ càng lớn (nhưng phải nằm trong khuôn khổ của nhu cầu sử dụng TSCĐ) thì chứng tỏ trình độ kinh doanh của DN càng hiện đại với kỹ thuật cao. Tuy nhiên DN hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để phát triển và tái sản xuất mở rộng vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý TSCĐ và TSLĐ là rất quan trọng. Việc đầu tư vào TSCĐ phải thoả đáng tránh tình trạng thừa TSCĐ sử dụng không hết năng lực TSCĐ trong khi đó TSLĐ lại thiếu. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 11
  • 12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Cơ cấu các loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ đi thuê) trong các DN phụ thuộc vào năng lực kinh doanh , xu hướng đầu tư kinh doanh, phụ thuộc vào khả năng dự đoán tình hình kinh doanh trên thị trường của lãnh đạo DN. Nói chung tỷ trọng TSCĐ trong các DN nó có tỷ trọng phụ thuộc vào đặc thù của ngành. Việc sử dụng TSCĐ hợp lý có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của TSCĐ góp phần làm giảm tỷ suất chi phí tăng doanh lợi cho DN. Mặt khác sử dụng TSCĐ hợp lý là 1 điều kiện đảm bảo giữ gìn hàng hoá sản phẩm an toàn và cũng chính là điều kiện bảo quản TSCĐ. 1.1.2 Vốn cố định 1.1.2.1 Khái niệm : Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của DN đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là VCĐ của DN. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, DN sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Vậy, khái niệm VCĐ Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư vào TSCĐ.Xét tại một thời ddiemr nhất định thì VCĐ của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị còn lại của tooanf bộ các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp.(Gía trị còn lại này là giá trị còn lại thực tế trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp 1.2.2.2. Đặc điểm : Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 12
  • 13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP * Vốn cố định (VCĐ) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định . * VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, 1 bộ phận VCĐ được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. * Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho dến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển. 1.1.2.3 Tính chất: VCĐ là số vốn đầu tư để mua sắm TSCĐ do đó quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng DN ảnh hưởng tới trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ. VD: Đối với doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn thì họ có điều kiện để đầu tư về việc mua sắm TSCĐ và thay đổi dây chuyền công nghệ phù hợp tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ, ngược lại doanh nghiệp có tài chính kém thì việc đầu tư để thay đổi tỷ suất lợi nhuận giảm. 1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ VCĐ : Quản trị VCĐ là 1 nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 13
  • 14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.2.1 Khai thác và tạo lập nguồn VCĐ của DN. Khai thác và tạo lập nguồn VCĐ đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu đầu tiên trong quản trị VCĐ của DN. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn VCĐ đáp ứng yêu cầu đầu tư các DN phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, DN có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau như từ lợi nhuận để lại tái đầu tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhà nước, tài trợ, từ vốn vay dài hạn ngân hàng.... Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế trong khai thác, tạo lập các nguồn VCĐ, các DN vừa phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ VCĐ hợp lý và có lợi nhất cho DN. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập các nguồn VCĐ cho các DN là phải đảm bảo khả năng tự chủ của DN trong SXKD, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Điều này đòi hỏi không chỉ ở sự năng động, nhạy bén của từng DN mà còn ở việc đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước ở tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho DN có thể khai thác, huy động các nguồn vốn cần thiết. Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các căn cứ sau đây : Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 14
  • 15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo. Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các DN khác để huy động nguồn vốn góp liên doanh. Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu DN trên thị trường vốn. Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi được cấp thẩm quyền phê duyệt. 1.2.2 Bảo toàn và phát triển VCĐ Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, VCĐ nói riêng là nghĩa vụ của DN, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư, là điều kiện để DN tồn tại và phát triển , tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Thời điểm bảo toàn VCĐ trong các DN thường được tiến hành vào cuối kỳ kế hoạch. Căn cứ để tính toán bảo toàn vốn là thông báo của Nhà nước ở thời điểm tính toán về tỉ lệ % trượt giá của đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ. Nội dung của bảo toàn VCĐ bao gồm 2 mặt hiện vật và giá trị. * Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của TSCĐ. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng DN phải theo dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏng trước thời hạn quy định. * Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của VCĐ ở mọi thời điểm, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những biến động về Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 15
  • 16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP giá cả, tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn các DN còn có trách nhiệm phát triển VCĐ trên cơ sở quỹ đầu tư phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để đầu tư xây dựng mua sắm, đổi mới nâng cấp TSCĐ. Để bảo toàn và phát triển được VCĐ các DN cần phải phân tích tìm ra các tổn thất VCĐ : có các biện pháp bảo toàn VCĐ như sau : - Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy định của Nhà nước. - Chủ động, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như lập quỹ dự phòng giảm giá. - Phải đánh giá giá trị của TSCĐ, qui mô VCĐ phải bảo toàn, khi cần thiết phải điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ. Để đánh giá đúng giá trị của TSCĐ thường có 3 phương pháp chủ yếu sau: + Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Theo cách này thì tuỳ theo từng loại TSCĐ hữu hình và vô hình để thực hiện. Xác định nguyên giá theo quy định hiện hành. + Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục (đánh giá lại) là giá trị thực tế của TSCĐ trên thị trường tại thời điểm đánh giá. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật giá đánh lại TSCĐ thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có biến động giá cả, tỷ giá hối đoái thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của TSCĐ. Tuỷ theo từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức khấu hao theo một hệ số thích hợp. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 16
  • 17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: cách đánh giá này thường chỉ áp dụng trong những trường hợp doanh nghiệp được cấp, được nhận TSCĐ từ doanh nghiệp khác chuyển đến. Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo toàn VCĐ như trên. Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn. Trên đây là những biện pháp chủ yếu, bảo toàn phát triển vốn sản xuất nói chung và VCĐ nói riêng các doanh nghiệp không thể tách rời việc thường xuyên kiểm tra , đánh giá hiệu quả việc sử dụng VCĐ trong từng thời kỳ. 1.2.3. Các phương pháp khấu hao trong doanh nghiệp Về nguyên tắc khấu hao phải phù hợp với sự hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức khấu hao thực tế thì không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, ngược lại nếu khấu hao cao hơn mức khấu hao thực tế thì sẽ làm tăng mức chi phí kinh doanh giả tạo và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với chiến lược khấu hao trong doanh nghiệp. * Phương pháp khấu hao đường thẳng. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất được sử dụng khá phổ biến để khấu hao trong doanh nghiệp theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Trong đó: : Khấu hao trung bình hàng năm Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 17
  • 18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : Nguyên giá của TSCĐ T: Thời gian sử dụng của TSCĐ. -Ưu điểm: + Mức khấu hao trích đều đặn qua các năm làm cho giá thành sản phẩm tương đối ổn định. + Phương pháp tính đơn giản + Khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp thu hồi đủ vốn. - Nhược điểm: + TSCĐ sử dụng không đều qua các năm nên khả năng thu hồi vốn chậm. + Chưa tính toán và phản ánh được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ. * Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (theo giá trị còn lại) của TSCĐ Mục tiêu: Thu hồi nhanh vốn cố định đã bỏ ra, để đầu tư mua sắm TSCĐ, tránh trường hợp lạc hậu về kỹ thuật. Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần được xác định như sau: - Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ - Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu Công thức: Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh hàng năm của TSCĐ Trong đó: Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo x Hệ số điều chỉnh nhanh phương pháp đường thẳng Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ.Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 18
  • 19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP nhỏ hơn, hoặc bằng mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ Ưu điểm: Theo phương pháp này cho phép thu hồi vốn nhanh, giảm được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình TSCĐ, phản ánh được thực tế hao mòn của TSCĐ. Tài sản cố định càng đến năm cuối hoạt động năng lực làm việc giảm, thì mức khấu hao cũng giảm dần. *Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. - Xác định mức khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm Trong đó: Nguyên giá TSCĐ Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sp = Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 19
  • 20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm 1.2.4. Phân cấp quản lý VCĐ Theo quy chế hiện hành của nước ta thực hiện đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước được các quyền chủ động sau đây trong việc sử dụng VCĐ. * Doanh nghiệp được chủ động trong việc sử dụng VCĐ và quĩ để phục vụ cho kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả nhưng phải bảo toàn và phát triển VCĐ. * Doanh nghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn thích hợp với đặc tính SXKD của mình. * Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức cá nhân trong nước thuê hoạt động tài sản nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ và tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải theo dõi và thu hồi VCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng. * Doanh nghiệp được quyền đem quyền quản lý và sử dụng vốn của mình để cầm cố, thế chấp, vay vốn hoặc bảo lãnh tại tổ chức tín dụng theo yêu cầu của pháp luật hiện hành. * Doanh nghiệp được quyền nhượng bán các tài sản không cần dùng hoặc tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi và được thanh lý những tài sản đã hết Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 20
  • 21. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP năng lực sản xuất hoặc hao monf vô hình loại 3 nhưng trước khi thanh lý phải báo với các cơ quan tài chính cấp trên biết để quản lý. * Doanh nghiệp được sử dụng vốn và tài sản, quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. 1.2.5. Rủi ro trong việc sử dụng TSCĐ và VCĐ. Để hạn chế tổn thất về TSCĐ và VCĐ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Doanh nghiệp phải dùng các biện pháp sau đây: - Phải thực hiện mua bảo hiểm tài sản đầy đủ. - Lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng và giảm giá các khoản đầu tư tài chính. 1.2.6. Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa lớn TSCĐ. Doanh nghiệp cần cân nhắc tính toán hiệu quả kinh tế của sửa chữa lớn và đầu tư mới TSCĐ. Nếu sức sản xuất của TSCĐ bị giảm sút quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của TSCĐ thì tốt nhất doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư mới. Tuy nhiên việc đầu tư mới đòi hỏi phải có 1 nguồn vốn đầu tư mới khá lớn vì vậy doanh nghiệp cần phân tích kĩ chi phí sản xuất và đầu tư mới để đưa ra quyết định hợp lý, 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ và TSCĐ. Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.  Hiệu quả kinh doanh: Còn gọi là hiệu quả Doanh nghiệp, là một Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 21
  • 22. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của Doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp nhận được và chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Hiệu quả kinh doanh được tính toán thông qua các chỉ tiêu sau: + Hiệu quả tuyệt đối: Chỉ tiêu này để tính toán cho từng phương án sản xuất kinh doanh bằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được của phương án kinh doanh đó với chi phí bỏ ra khi thực hiện nhiệm vụ sản suất kinh doanh của chủ thể. Hiệu quả tuyệt đối là hiệu số giữa kết quả nhận được và chi phía bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả nhận được - Chi phí bỏ ra + Hiệu quả tương đối: Đây là một chỉ tiêu so sánh, là căn cứ để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án kinh doanh có lợi nhất của chủ thể và được tính bằng tỷ lệ giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả nhận được Chi phí bỏ ra Trong các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh doanh kết quả đầu ra được đo bằng giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lơị nhuận. Còn các yếu tố đầu vào bao gồm nhiều loại như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động vv. Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu kinh doanh càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu Như đã nói: tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 22
  • 23. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là một yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kỳ kinh doanh. Có những chỉ tiêu biểu đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vốn cố định) như sau:  Chỉ tiêu 1: Sức sinh lợi của tài sản cố định Công thức tính: Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận tronh năm Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận  Chỉ tiêu 2: Sức sản xuất của tài sản cố định. Công thức tính: Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu năm Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.  Chỉ tiêu 3: Suất hao phí của tài sản cố định. Công thức tính: Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm Tổng doanh thu năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thì cần bỏ vào Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 23
  • 24. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.  Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định.. Công thức tính: Hiệu quả sử dụng VCĐ = Tổng doanh thu hoặc Lợi nhuận năm Vốn cố định bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận trong năm Doanh nghiệp phải bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng vốn cố định. Sau khi đã tính được các chỉ tiêu nêu trên, người ta tiến hành so sánh chúng giữa các năm với nhau để thấy vốn cố định (hoặc TSCĐ) sử dụng có hiệu quả hay không. Người ta cũng có thể so sánh giữa các Doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực để xem xét khả năng cạnh tranh, tình trạng sử dụng và quản lý kinh doanh có hiệu quả hay không. 1.3.1. Hiệu quả sử dụng VCĐ (HQSDVCĐ). Công thức: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. HQSDVCĐ = Doanh thu (Doanh thu thuần) VCĐbq Ngoài ra hiệu quả sử dụng VCĐ theo doanh thu thuần còn có thể theo lãi trước hoặc sau thuế.: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 24
  • 25. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận ròng) HQSD VCĐ = LN trước thuế (LN ròng) VCĐbq X 100% Do trong kỳ công ty không có sự biến động lớn về TSCĐ nên: VCĐbq = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ 2 VCĐ đầu kỳ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ (cuối kỳ) - khấu hao luỹ kế đầu kỳ (cuối kỳ) Khấu hao luỹ kế cuối kỳ = Khấu hao đầu kỳ + Khấu hao tăng trong kỳ - Khấu hao giảm trong kỳ 1.3.2. Hệ số hao mòn TSCĐ: (HSHM TSCĐ) Phản ánh mối quan hệ giữa tiền khấu hao luỹ kế với nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 25
  • 26. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HSHM TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế Nguyên giá TSCĐ bình quân 1.3.3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ: (HSSD TSCĐ) + Hiệu quả tính theo doanh thu: HQSDTSCĐ = Doanh thu (doanh thu thuần) NG TSCĐ bình quân trong kỳ +Hiệu quả tính theo lợi nhuận : HQSDTSCĐ = ∑Lãi NG TSCĐ bình quân trong kỳ Các chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá làm ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc bao nhiêu đồng lãi. 1.3.4. Hệ số trang bị TSCĐ : (HSTB TSCĐ) HSTB TSCĐ = NG TSCĐ bình quân trong kỳ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất 1.35. Tỷ suất đầu tư TSCĐ: (TSĐT TSCĐ) Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. TSĐTTSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ Tổng tài sản X 100% Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 26
  • 27. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.3.6. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu TSCĐ phù hợp hơn. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận: TSCĐ sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ (thiết bị sản xuất), và TSCĐ sử dụng cho bộ phận phục vụ (TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh). Như vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, 1 mặt phải tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị sản xuất, mặt khác phải tăng tỷ trọng của TBSX trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản là : *Các nhân tố khách quan. a/ Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước. Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổ nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư, tính khấu hao,..sẽ quyết định khả năng khai thác TSCĐ b/Thị trường và cạnh tranh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các sản phẩm ngày càng gay gắt do vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình như tăng chất lượng, hạ giá thành Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 27
  • 28. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. Điều này đòi hỏi doang nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao, tốc độ phát triển công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng,... Ngoài ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị. c/ Các yếu tố khác. Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ,... Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng mà thôi. *Các nhân tố chủ quan. Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việc nghiên cứu các nhân tố này là rất quan trọng thông thường người ta xem xét những yếu tố sau: a/ Ngành nghề kinh doanh. Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với ngành nghề kinh doanh đã chọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 28
  • 29. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao. Nguồn tài trợ cho những TSCĐ đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không? b/ Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. c/ Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp. Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có sự nghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng TSCĐ luôn được theo dõi một cách thường xuyên và có những thay đổi kịp thời để tránh lãng phí. Vì vậy quy trình tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng TSCĐ từ đó đưa ra những đề xuất về biện pháp giải quyết những tồn tại để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơn nữa. d/ Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm. Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được chúng. Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanh nghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản. Có như Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 29
  • 30. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP vậy, TSCĐ mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được sử dụng hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm. 1.5.Các phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ Từ công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn ta thấy ,hiệu quả sử dunhj VCĐ, TSCĐ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Kết quả kinh doanh (doanh thu, lãi) - Yếu tố đầu vào (VCĐ) Như vậy để tăng được hiệu quả ta có 3 phương hướng sau : a) Với số vốn cố định không đổi làm sao tăng được doanh thu , lợi nhuận thì sẽ tăng được hiệu quả . Để thực hiện phương hướng này thì ta xem xét lại mức độ sử dụng TSCĐ tìm rõ nguyên nhân TSCĐ chư a được khai thác hết năng lực . Nó biểu hiện qua hệ số : số lượng , thời gian, công suất. Từ đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hệ số này. b) Với quy mô kinh doanh không đổi (doanh thu vẫn như cũ) nếu ta giảm bớt được những phần mà không tại ra doanh thu thì hiện quả sẽ tăng . Phương hướng này được thực hiện bằng cách xem xét lại cơ cấu theo tình hình sử dụng ta chú ý tới TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ chưa xử lý, tìm ra nguyên nhân .Từ đó điều chỉnh để chỉ tiêu tài sản chưa cần dùng là thấp nhất, tài sản chờ xử lý thì triệt tiêu. Như vậy sẽ giảm được lượng vốn lãng phí. c) Tăng cường đầu tư thêm VCĐ bằng cách muc săm, xây dựng TSCĐ mới hoặc cải tiến quy trình công nghệ , sửa chữa nâng cấp TSCĐ cũ…để có được khối lượng sản phẩm tăng lên, năng suất tăng, doanh thu tăng → Trong 3 phương hướng trên thì phương hướng 1 và 2 lam hiệu quả tăng nhưng mức tăng thì chỉ có giới hạn vì phương hướng này khai thác những gì Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 30
  • 31. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ta đang có về TSCĐ . Còn phương hướng 3 thì có khả năng tăng hiệu quả không giới hạn nhưng việc đầu tư thêm vốn thì sẽ không chắc chắn làm cho doanh thu tăng , lợi nhuận tăng hoặc tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn → chưa chắc dẫn đến hiệu quả . Vì vậy nếu đầu tư không đúng gây ra hiệu quả giảm đối với doanh nghiệp. Mặt khác thực hiện theo phương hướng 1 thì không cần thêm vốn , phương án 2 có thể rút bớt vốn để đầu tư vào việc khác, phương án 3 cần có nguồn vốn bổ sung vì vậy cần phải phân tích hiệu quả của các nguồn vốn. Từ các phương hướng trên các doanh nghiệp trong từng thời kỳ sẽ xem xét điều kiện chủ quan, khách quan để đưa ra các biện pháp cho doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 31
  • 32. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA ANH 2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Hòa Anh 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Hoà Anh Công ty Cổ phần Hòa Anh thành lập và hoạt động ngày 24 tháng 07 năm 2001 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200431395 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp. Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀ ANH Tên viết tắt: HOA ANH J.S.CO Địa chỉ: Số 37/33 đường Ngô Quyền, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng Điện thoại: 031. 3765109 Fax: 031. 3765109 Email: Congtycophanhoaanh@gmail.com Website: www.hoaanhjsc.com.vn Mã số thuế: 0200431395 Số tài khoản: 0031000053654 tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. 32110000215919 tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng. Công Ty Cổ Phần Hoà Anh là loại doanh nghiệp dịch vụ 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty *)Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm : • Dịch vụ vệ sinh công nghiệp, xử lý dầu phế thải, vệ sinh môi trường cảng biển • Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 32
  • 33. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP • Kinh doanh dầu mỡ, vật liệu xây dựng. • Tư vấn môi trường • Sản xuất kiện bê tông • Tư vấn thiết kế xây dựng, xây dựng cơ sỏ hạ tầng, san lấp mặt bằng. Thực tế những năm Công ty Cổ phần Hòa Anh chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực “ dịch vụ vệ sinh công nghiệp, xử lý dầu phế thải, vệ sinh môi trường cảng biển” là chủ yếu .Ngoài ra công ty còn kinh doanh dầu mỡ từ các thành phẩm thu được từ hoạt động xử lý dầu phế thải. Phạm vi hoạt đông đăng ký : Vùng Tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng “Toàn bộ vùng” Vùng Đông Bắc “Toàn bộ vùng” Vùng Tây Bắc “Toàn bộ vùng” Vùng Bắc Trung Bộ “Toàn bộ vùng” Tóm lược điều lệ công ty: Công ty cổ phần Hoà Anh thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0200431395 năm 2011 với các cổ đông sang lập đó là: NGUYỄN VĂN TRÀNG 32% NGUYỄN VĂN CHÍN 30% NGUYỄN CAO THĂNG 4% NGUYỄN BÁ CƯỜNG 30% ĐĂNG THỊ THANH THẾ 4% Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 33
  • 34. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trong đó người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Tràng nắm chức vụ chủ tich Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty gồm có Đại hội đồng cổ đông,Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc và Ban kiểm soát ( hay Chủ tịch Tổng giám đốc) Vốn điều lệ - cổ đông: • Vốn điều lệ : 15 tỷ đồng • Mệnh gía cổ phần: 1 triệu đồng • Tông số cổ phần: 15.000 Nhân lực của doanh nghiêp: 1. Giám đốc: Nguyễn Văn Tràng. – Số điện thoại: 0903452630 2. Phó giám đốc: Nguyễn Văn Chín – Số điện thoại: 0913246407 3. Phó giám đốc: Nguyễn Bá Cường – Số điện thoại: 0903430067 4. Kỹ sư môi trường: Trần Mạnh Tuấn – Số điện thoại: 0979162468 Cán bộ kỹ thuật: + 02 Kỹ Sư – chuyên ngành công nghệ môi trường, công nghệ hoá học, + 02 Cử nhân chuyên nghành kế toán và quản trị doanh nghiêp. + Thuyền trưởng, thuyền viên và lái xe: 18 người + Nhân viên vận hành, xử lý chất thải nguy hại: 08 người. + Cử nhân kinh tế: 02 người. + Nhân viên khác: 05 người Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Gần 10 năm hoạt động công ty đã thu gom, vận chuyển và xử lý dầu phế thải, chất thải nguy hại cho khu vực cảng, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đơn vị trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng như các tỉnh lân cận. Công ty triển Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 34
  • 35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP khai thành công và đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như tuân thủ luật pháp Quy trình chung như sau: Công ty nhận các hợp đồng xử lý chất thải từ các công ty khác trên địa bàn và các vùng lân cận rồi xử lý các chất thải đó theo đúng quy trình công nghệ đã được chứng nhận.Những chất thải(chủ yếu là chất thải chứa dầu) được xử lý sau đó lượng dầu nhận được sau khi xử lý công ty bán ra thị trường. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 35
  • 36. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ quy trình triển khai thực hiện xử lý chất thải Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 Kho lưu giữ Thủ kho Triển khai thực hiện xử lý Xuất chất thải theo yêu cầu Phiếu đề nghị xuất kho Phân loại Xay, cắt hủy hình dạng Đốt tiêu hủy trong lò đốt 02 cấp Chưng cất dung môi Hệ thống súc rửa Xử lý chất thải, hóa chất thải Nghiề n, hóa rắn Tái sinh dầu nhớt Tái sinh chì Cặn troNước thải 36
  • 37. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chú thích: : Các Ban thành lập theo yêu cầu của hệ thống quản lý MT TRƯỞNG PHÒNG : Vị trí khuyết Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC ĐỘI SẢN XUẤT ĐỘI TÀU THUYỀN TRƯỞNG MÁY TRƯỞNG THUYỀN VIÊN ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI XỬ LÝ MT NHÂN VIÊN ĐỘI XE ĐỘI TRƯỞNG NHÂN VIÊN PHÒNG MÔI TRƯỜNG TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN PHÒNG HC – TH TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN BỘ PHẬN NHÂN SỰ TRƯỞNG PHÒNG BỘ PHẬN KẾ TOÁN NHÂN VIÊN BỘ PHẬN BẢO VỆ TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN BỘ PHẬN CÔNG ĐOÀN ĐỘI PCCC - ATLĐ BAN ISO 34
  • 38. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Công ty được tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. - Công ty có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, và Ban kiểm soát; + Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. + Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. + Phòng Hành chính-Tổng hợp (HC-TH) -Bộ phận nhân sự : Có chức năng cơ bản là quản lý lao động, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sử dụng lao động (tuyển dụng, điều phối lao động, đề bạt cán bộ,...), sắp xếp cơ cấu tổ chức. Quản lý Hồ sơ cá nhân của CBCNV toàn Công ty. Thực hiện thanh toán tiền công, tiền thưởng, nghỉ phép năm, ốm đau thai sản, công tác an toàn và bảo hộ lao động, công tác đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sơ cấp cứu cho người lao động khi có tai nạn xảy ra trong doanh nghiệp. Phác thảo nội quy kỷ luật lao động và các văn bản liên quan đến lao động, tiền lương thuộc thẩm quyền đơn vị phụ trách . Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 35
  • 39. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Kiểm tra, cấp phát các loại giấy chứng nhận cho CBCNV của Công ty thuộc thẩm quyền đơn vị quản lý. -Bộ phận kế toán: Quản lý tiền tệ của Công ty, quản lý các chứng từ sổ sách kế toán theo luật kế toán của Nhà nước và quy chế tài chính của Công ty -Bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho toàn công ty. + Đội sản xuất: Theo dõi quá trình cung cấp vật tư, thiết bị máy móc cho toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty. Quản lý và xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và tổ chức thực hiện bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo hoạt động được liên tục. Đội tàu: Theo dõi quá trình vận chuyển đội tàu và cung ứng dịch vụ + Đội xe: Vận chuyển chất thải về công ty để xử lý và những nhiệm vụ vận chuyển cần thhieets khác. + Phòng môi trường: Quản lý và xây dựng hệ thống an toàn chung đảm bảo quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật. + Ban ISO: Thiết lập theo yêu cầu của cơ quan môi trường bao gồm hệ thống quản lý các dự án về hoạt động Công ty,quản lý độ phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Nhận xét sơ bộ về cơ sở vật chất,kỹ thuật,lực lượng lao động vốn và nguồn vốn của công ty : Nhìn chung công ty CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀ ANH đầu tư cơ sở vật chất tương đối tốt,nhất là hệ thôngs xử lý rác thải được đầu tư với công nghệ hiện đại đạt Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 36
  • 40. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP được hiệu quả cao.Lực lượng lao động hợp lý không xảy ra hiện tượng thừa thiếu công nhân viên cùng với đó là cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu,điều này thể hiện sự độc lập của chủ doanh nghiêp xong bên cạnh đó thì cơ cấu vốn lại không hợp lý,vốn cố định khá lớn điều này dễ gây ra hiện tượng ứ đọng vốn. Danh mục Tài sản cố định về mặt hiện vật cuả Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam được trình bày ở biểu sau.: TT Phương tiện, thiết bị chuyên dụng Số lượng Loại hình 1 Tầu tự hành: Số đăng ký: HP 1827; Trọng tải 288 tấn 01 Vận chuyển 2 Tầu tự hành: Số đăng ký: HP 1477; Trọng tải 103 tấn 01 Vận chuyển 3 HA-27: Số đăng ký: HP 2743; Trọng tải 136 tấn 01 Vận chuyển 4 Hoàng Thuận – 01: Số đăng ký: HP 1484; Trọng tải 180 tấn 01 Vận chuyển 5 Xe ôtô Sitéc: Số đăng ký: 16H-7867; Nhãn hiệu: HYUNDAI; Trọng tải: 16 tấn; 01 Vận chuyển 6 Xe lạnh kín thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại: Trọng tải 01 tấn - Số đăng kí 16N-4209 01 Vận chuyển 7 Xe tải ben thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp: Trọng tải 2,5 tấn - Số đăng kí 16N-4257 01 Vận chuyển 8 Bồn chứa dầu thải, dung tích 25 m3 /bồn 06 Lưu giữ 9 Bồn chiết tách dầu thải, dung tích 25 m3 /bồn 06 Xử lý 10 Bồn chứa dầu thành phẩm, dung tích 25 m3 /bồn 03 Lưu giữ 11 Nồi hơi đốt than công suất 0,2 tấn/giờ ( Xử lý CTNH) 01 Cấp nhiệt Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 37
  • 41. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 12 Tháp chưng luyện chất thải nguy hại dạng lỏng, công suất 60tấn/ngày (10 tấn/mẻ/4giờ) 02 Xử lý 13 Lò đốt chất thải nguy hại ST-200 01 Xử lý CTNH 14 Hệ thống tẩy rửa thùng phuy, công suất 100 thùng phuy/ngày tương đương 2000kg/ngày 01 Xử lý 15 Hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu 200kg/h 01 Xử lý, tái chế 16 Hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải 100 bóng/h (25kg/h) 01 Xử lý 17 Hệ thống phân ly dầu công suất 1 m3 /h 02 Xử lý 18 Hệ thống hóa rắn đóng gạch Block công suất 5000kg/ngày 01 Xử lý 19 Kho lưu giữ, diện tích 500 m2 01 Lưu giữ 20 Xe hút bùn trọng tải 4,5 tấn, số đăng kí 16N-5085 01 Vận chuyển *) Những thuận lợi,khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. - Thuận lợi của công ty đó là chính sách ưu đãi của nhà nước với ngành nghề kinh doanh của công ty ( xử lý chất thải nguy hại,môi trường..) và sự phát triển của nền công nghiệp nên việc kinh doanh của công ty càng phát triển. - Khó khăn của công ty đó là những quy định nghiêm ngặt trong quy trình xử lý chất thải nguy hại đòi hỏi công ty luôn phải hoàn thiện hệ thống công nghệ Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 38
  • 42. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP cùng với đó là vấn đề khó khăn chung của tất cả doanh nghiệp hiện nay trong việc vay vốn phát triển sản xuất. - Định hướng phát triển của công ty trong tương lai đó là đẩy mạnh ngành nghề kinh doanh chính ( Xử lý chất thải công nghiệp..),xây dựng doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty Cổ phần Hòa Anh. 2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ và VCĐ tại công ty Cổ phần Hòa Anh. 2.2.1.1. Cơ cấu TSCĐ - VCĐ Như phần đầu đã nói, Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do vậy ta có thể xem xét, đánh giá Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty thông qua việc đánh giá Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định. Công ty Cổ phần Hòa Anh hoạt động trong ngành dịch vụ vệ sinh môi trường cảng biển,vệ sinh công nghiệp…năm 2012 có cơ cấu về vốn như sau: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 39
  • 43. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 40
  • 44. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BẢNG 1: CƠ CẤU VÔN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010 ,2011, 2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2012 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2012 Gía trị (đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị (đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị (đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (đồng) Tương đối (%) VCĐ 6.196.701.499 35,40 7.502.549.760 37,17 6.489.374.804 31,73 1.305.848.261 121,07 -1.013.174.956 86,50 VLĐ 11.306.562.669 64,60 12.684.170.504 62,83 13.960.691.856 68,27 1.377.607.835 112,18 1.276.521.352 110,06 VKD 17.503.264.168 100,00 20.186.720.264 100,00 20.450.066.660 100,00 2.683.456.096 115,33 263.346.396 101,30 (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2010-2012) Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 40
  • 45. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Qua bảng trên ta thấy Vốn cố định của Công ty đầu năm 2011 là 7,502,549,760 đồng chiếm 37,17% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty .Năm 2012 VCĐ giảm 1,013,174,956 đồng tương ứng giảm 86,50 %. Vốn lưu động (VLĐ) chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng vôn kinh doanh cụ thể VLĐ 2011 là 12,684,170,504 đồng tương ứng 62,83 % đến năm 2012 tăng thêm 1,276,521,352 đồng tương ứng tăng 10,06 %. Nhưng trong giai đoạn 2010 – 2011 thì cơ cấu VCĐ và VLĐ lại tăng lên. Cụ thể VCĐ tăng lên 1.305.848.261 đồng ,VLĐ tăng lên 1.377.607.835 đồng làm cho tổng vốn kinh doanh tăng lượng tương ứng là 2.683.456.096 đồng tức tăng 15,33 %. Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các bộ phận tài sản cố định (mặt hiện vật của Vốn cố định ) cũng khác nhau. Trong quá trình sản suất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho Tài sản cố định biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Cơ cấu Vốn cố định của Công ty Cổ phần Hòa Anh được hình thành từ các nguồn chính là nguồn vốn đầu tư của chủ sở hưu *)Theo chỉ tiêu giá trị : Ta có bảng cơ cấu TSCĐ theo chỉ tiêu giá trị cuối năm như sau: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 41
  • 46. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 42
  • 47. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần Hòa Anh) Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 BẢNG 2: CƠ CẤU TSCĐ VỀ MẶT GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TY CUỐI NĂM 2012 Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn lũy kế Gía trị còn lại Gía trị (đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị (đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị (đồng) Tỷ trọng (%) I.TSCĐ hữu hình 10,185,247,427 95.78 4,145,032,623 100.00 6,040,214,804 93.08 -Nhà cửa vật kiến trúc 1,935,197,011 18.20 795,017,257 19.18 1,140,179,754 17.57 -Máy móc thiết bị 4,583,361,342 43.10 1,473,973,601 35.56 3,109,387,741 47.92 -Phương tiện vận tải 2,636,960,559 24.80 1,056,983,319 25.50 1,579,977,240 24.35 -Thiết bị quản lý 1,029,728,515 9.68 819,058,446 19.76 210,670,069 3.25 II.TSCĐ vô hình 449,160,000 4.22 449,160,000 6.92 -Quyền sử dụng đất 449,160,000 4.22 449,160,000 6.92 Tổng cộng 10,634,407,427 100.00 4,145,032,623 100.00 6,489,374,804 100.00 42
  • 48. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nhìn vào bảng cơ cấu TSCĐ của công ty cuối năm 2012 ta thấy TSCĐ của công ty được phân loại theo hình thái biểu hiện và chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình không có TSCĐ thuê tài chính.Trong đó thì TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng TSCĐ của công ty.Cụ thể như sau: TSCĐ hữu hình chiếm 95,78% trong tổng TSCĐ về nguyên gía và 93,08% về giá trị còn lại trong tổng TSCĐ.Nó được chia thành 4 loại nhỏ bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc,Máy móc thiết bị,phương tiện vận tải và thiết bị quản lý.Trong đó thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất là 47,92% (về giá trị còn lại) và thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 3,25%. TSCĐ vô hình của công ty chỉ gồm quyền sử dụng đất là TSCĐ đăc biệt không thực hiện trích khấu hao nhưng vẫn theo dõi như các loại TSCĐ khác.Tỷ trọng của tái sản này là 4,22% về nguyên giá và 6,92% về giá trị còn lại. *)Theo chỉ tiêu hiện vật : Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 43
  • 49. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BẢNG 3 : CƠ CẤU TSCĐ VỀ MẶT HIỆN VẬT NĂM 2012 Tên TSCĐ Nguyên giá (đồng) Gía trị còn lại (đồng) Tỷ trọng (%) I. TSCĐ dùng trong SXKD 9.780.198.816 5.970.211.361 61,04 1.Nhà cửa 1.742.989.637 1.110.176.746 63,69 2.Vật kiến trúc 96.593.869 30.003.008 31,06 3.Máy móc thiết bị 4.583.361.342 3.109.387.741 67,84 4.Phương tiện vận tải 2.327.525.453 1.509.973.797 64,87 5.Thiết bị quản lý 1.029.728.515 210.670.069 20,46 II.TSCĐ chờ xử lý 309.435.106 9.448.214 3,05 III.TSCĐ dùng cho PL 544.773.505 509.715.229 93,56 1.Nhà cửa vật kiến trúc 95.613.505 60.555.229 63,33 2.Đất đai sử dụng 449.160.000 449.160.000 100,00 Tổng cộng 10.634.407.427 6.489.374.804 61,02 Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 44
  • 50. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần Hòa Anh) Qua bảng cơ cấu TSCĐ về mặt hiện vật của công ty Cổ phần Hòa Anh ta thấy TSCĐ của công ty bao gồm 3 loại chính đó là : TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ chờ xử lý và TSCĐ đang dùng cho hoạt động phúc lợi.Trong đó cơ cấu TSCĐ đang dùng cho sản xuất kinh doanh là 5.970.211.361 đồng lớn nhất trong tổng giá trị còn lại của công ty là 6.489.374.804 đồng. Xét TSCĐ đang dùng trong SXKD ta thấy tỷ trọng giữa giá trị còn lại và nguyên giá là 61,04 % cho thấy TSCĐ đã khấu hao gần một nửa, trong đó máy móc thiết bị có tỷ trọng giữ giá trị còn lại và nguyên giá là cao nhất : 67,84% còn thiết bị quản lý là 20,46% mức thấp nhất trong tổng TSCĐ đang dùng cho sản xuất kinh doanh. TSCĐ chờ xử lý của công ty là tàu tự hành chuyên chở dầu phế thải, qua thời gian dài sử dụng đã cũ kỹ lạc hậu, vận hành rất tốn nghiên liệu nên cần được thay mới.Tài sản này đã khấu hao gần hết giá trị, tỷ lệ giữa giá trị còn lại và nguyên giá là 3,05%. 2.2.1.2. Tình hình tăng giảm về TSCĐ và VCĐ Sự biến động về TSCĐ được thể hiện trong bảng sau: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 45
  • 51. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BẢNG 4 : TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TÀI SẢN NĂM 2012 Chỉ tiêu TSCĐ hữu hình TSCĐ Tổng cộng (đồng) vô hình Số tiền Tỷ lệ Số tiền (đồng) (%) (đồng) I. Nguyên giá 1. Số dư đầu kỳ 10.113.212.421 100,00 449.160.00 0 10.562.372.421 2. Số tăng trong kỳ 2.108.398.642 20,85 2.108.398.642 - Tăng do mua mới 2.036.363.636 20,14 2.036.363.636 +Lò đốt rác thải 1.900.000.000 18,79 +Máy lọc dầu 136.363.636 1,35 - Tăng do nâng cấp (tàu HP 1827) 72.035.006 0,71 72.035.006 3. Số giảm trong kỳ 4. Số cuối kỳ 12.221.611.063 120,85 449.160.00 0 12.670.771.063 II. Giá trị đã hao mòn 1. Số đầu kỳ 3.059.822.661 100,00 3.059.822.661 2. Số tăng trong kỳ 1.085.209.962 35,47 1.085.209.962 3. Giá trị đã hao mòn 4. Số cuối kỳ 4.145.032.623 135,47 4.145.032.623 Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 46
  • 52. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP III. Giá trị còn lại 1. Số đầu kỳ 7.053.389.760 100,00 449.160.00 0 7.502.549.760 2. Số cuối kỳ 6.040.214.804 85,64 449.160.00 0 6.489.374.804 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhìn chung ta thấy VCĐ đầu năm 2012 là 7,502,549,760 đồng chiếm 37,17% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty .Cuối năm VCĐ giảm 1,013,174,956 đồng tương ứng giảm 86,50 %.Sự biến động này là do trong năm công ty thực hiện việc mua mới dây chuyền lò đót chất thải với nguyên giá tăng thêm là 2,036,363,636 đồng và tăng do nâng cấp là 72,035,006 đồng tương ứng tăng 20,85 % so với số dư đầu năm 2012.Đến cuối kỳ nguyên giá TSCĐ hữu hình là 12,221,611,063 đồng tương ứng tăng 20,85 % còn TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất là 449,160,000 đồng. Có sự tăng về nguyên giá TSCĐ nhưng quy mô VCĐ vẫn giảm là do sự tăng về nguyên giá TSCĐ vẫn thấp hơn sự tăng về hao mòn TSCĐ( TSCĐ hữu hình) .Cụ thể hao mòn lũy kế đầu kỳ là 3,059,822,661 đồng trong kỳ tăng thêm 1,085,209,962 đồng tương ứng tăng 35,47 % .Như vậy đến cuối kỳ giá trị hao mòn lũy kế là 4,145,032,623 đồng. Trong cơ chế thị trường, sự biến động về giá cả đối với tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản suất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu được các nhân tố quan trọng như quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến động về tài sản, máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Hòa Anh là do các nguyên nhân chủ yếu sau: a) Công ty đầu tư mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 47
  • 53. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP máy móc thiết bị cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc, thiết bị rất cần thiết cho sản suất kinh doanh mà Công ty chưa có như hệ thống xử lý chất thải,máy lọc dầu… nguy hại nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt lao động thủ công của công nhân viên, đặc biệt là nhằm nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định và nâng cao chất lượng công tác xử lý chất thải công nghiệp ,chất thải nguy hại của Công ty.Cụ thể trong năm 2012 công ty mua mới 2 TSCĐ đó là : • Lò đót tác thải (20/3/2012) • Máy lọc dầu (81/11/2012) b) Nâng cấp, sửa chữa các số phương tiện vận tải :;tàu tự hành HP 1827; mua sắm thiết bị thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của cán bộ trong Công ty. Những tài sản cố định này góp phần không nhỏ trong công tác ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, nhận và truyền tin một cách kịp thời của cán bộ quản lý Công ty tới đội ngũ kỹ sư kỹ thuật viên của Công ty. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của Vốn cố định của Công ty năm 2012, ta đi xem xét cơ cấu Tài sản cố định về mặt hiện vật: Về mặt hiện vật, cơ cấu Vốn cố đinh của Công ty theo tài sản cố định gồm 4 loại chính là: Nhà cửa vật kiến trúc; Máy móc thiết bị tực hiện công tác xử lý chất thải công nghiệp; Phương tiện vận tải và các Thiết bị văn phòng. Như đã trình bày các loại tài sản cố định này được hình thành từ Nguồn vốn tự bổ sung Nguồn vốn khác do Công ty huy động (vốn vay) Do đặc thù của hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường nói chung và việc xử lý phế thải công nghiệp cần phải trang bị các loại tài sản, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước đưa ra Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị của công ty. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 48
  • 54. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.2.1.3. Đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ và VCĐ 1)Đánh giá mức độ trang bị về TSCĐ: Qua phân tích những số liêu (trên bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh) ta thấy trong năm 2012 quy mô đầu tư TSCĐ tăng lên ,cơ cấu đâuù tư chưa hợp lý .Tuy nhiên năng suất lao động ,kết quả kinh doanh còn chụi ảnh hưởng bởi tình trạng kỹ thuật TSCĐ,TSCĐ tốt hay xâu, mới hay cũ đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.Ta có bảng số liệu sau: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 49
  • 55. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BẢNG 5 : TÌNH HÌNH KỸ THUẬT VÀ TRANG BỊ TSCĐ STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2012/2011 1 Nguyên giá TSCĐ Đồng 8.477.692.124 8.526.008.785 10.634.407.427 48.316.661 2.108.398.642,00 2 Gía trị hao mòn lũy kế Đồng 2.280.990.625 3.050.207.882 4.135.417.844 769.217.257 1.085.209.962,00 3 Gía trị còn lại Đồng 6.196.701.499 5.475.800.903 6.498.989.583 -720.900.596 1.023.188.680,00 4 Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 6.911.619.327 7.361.355.142 9.580.208.106 449.735.816 2.218.852.964,00 5 Hệ số hao mòn Lần 0,330 0,414 0,432 0,084 0,017 6 Hệ số đổi mới TSCĐ Lần 0,017 0,009 0,324 -0,008 0,315 7 Số lao động bình quân Người 39 40 42 1 2 8 Mức trang bị cho 1 lao động Đồng/người 177.221.008 184.033.879 228.100.193 6.812.870 44.066.314,45 (Nguồn : Bảng CĐSPS Phòng tài chính kế toán của công ty Hòa Anh) Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 49
  • 56. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Qua bảng “tình hình kỹ thuật và trang bị TSCĐ “ta thấy: Trang bị kỹ thuật: Trong giai đoạn 2010-2011 ta thấy hệ số hao mòn tăng lên 0,084 lần nhưng hệ số đổi mới lại có xu hướng giảm do tốc độ tăng về nguyên giá TSCĐ thấp hơn tốc đọ tăng về mức khấu hao. Hệ số hao mòn năm 2011 là 0,414 lần năm 2012 tăng thêm 0,017 tức là 0,432 năm 2012.Sự tăng này cho thấy sự tăng về hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp là không đáng kể ,điều này chứng tỏ TSCĐ của doanh ngghiệp được đầu tư và đổi mới càng nhiều.Như vậy TSCĐ của doanh nghieeph còn sử dụng được chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ khoảng trên 0,6 lần trong hai năm 2011 và 2012. Trang bị TSCĐ cho lao động: Thống kê tình hình trang bị TSCĐ, cho lao động sản xuất kinh doanh là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ cho người lao động, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động. Trên cơ sở đó, có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Để đánh giá tình hình trang bị TSCĐ, cho lao động sản xuất kinh doanh thống kê sử dụng chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động. Mức trang bị TSCĐ cho người lao động trong sản xuất là chỉ tiêu phản ánh bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá trị TSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho người lao động càng nhiều và ngược lại.Cụ thể mức trang bị cho lao động năm 2011 là 184.033.879 đồng/người năm 2012 là 228.100.193 đồng/người tương ứng tăng 44.066.314 đồng/người.Như vậy ta có thể thấy được mức đầu tưu trang bị TSCĐ cho người lao động của công ty tương đối cao,thể hiện sự trú trọng của Công ty trong việc đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.Từ đó cho thấy được sự cải Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 50
  • 57. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP thiện về mức trang bị cho 1 lao động so với giai đoạn 2010-2011 chỉ đạt gần 185 triệu đồng. 2) Đánh giá mức độ sử dụng về mặt số lượng : Công thức : KSL = NHĐ NTB Trong đó : Số lượng TSCĐ được sử dụng : NHĐ Số lượng TSCĐ được trang bị : NTB Các TSCĐ công ty hiện có đều được sử dụng nên hệ số đánh giá mức độ sử dung của công ty năm 2012 bằng 1. 3) Đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ về mặt thời gian Ở đây ta xét đến mức độ sử dụng thời gian khai thác với công thức tính như sau : KKT = TCó ích TKT Trong đố : Thời gian tạo ra thu nhập : TCó ích Thời gian khai thác : TKT Ta thấy nhóm nhà văn phòng là TSCĐ duy nhất có mức độ sử dụng về thời gian khai thác bằng 1 , các nhóm tài sản khác đều có xu hướng tăng hệ số phản ánh mức độ sử dụng về thời gian khai thác chỉ có nhóm thiết bị quản lý giảm từ năm 2010 là 0,8 lần sang năn 2011 giảm xuống còn 0,73 lần nhưng đến năm 2012 lại tăng lên mức 0,82 lần.Điều này cho thấy TSCĐ trong doanh nghiếp được khai thác một cách có hiệu quả hơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Ta có bảng tính thời gian khai thác trong 3 năm của Công ty như sau : Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 51
  • 58. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 52
  • 59. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BẢNG 6: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG TSCĐ VỀ MẶT THỜI GIAN KHAI THÁC Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 TCó ích (tháng ) TKT (tháng ) KKT (lần) TCó ích (tháng) TKT (tháng) KKT (lần) TCó ích (tháng ) TKT (tháng ) KKT (lần) Nhà văn phòng 12 12 1,00 12 12 1,00 12 12 1,00 Máy móc thiết bị 5 8 0,63 7 9 0,78 8 9 0,89 Phương tiện vận tải 7 9 0,78 8 10 0,80 9 11 0,82 Thiết bị quản lý 8 10 0,80 8 11 0,73 9 11 0,82 52
  • 60. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.2.1.4. Tình hình khấu hao TSCĐ. Khấu hao Tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến Hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo Quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất Hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Như chúng ta đã biết, trong quá trình quản lý và sử dụng Tài sản cố định, Tài sản cố định luôn luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao Tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản suất giản đơn Tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản suất mở rộng Tài sản cố định. Khả năng này có thể được thực hiện bằng cách Công ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích như đầu tư phục vụ sản suất kinh doanh và thu hồi doanh lợi (trên nguyên tắc được hoàn quỹ), hoặc nhờ nguồn này đơn vị có thể đầu tư thay thế, đổi mới Tài sản cố định ở những năm sau lớn hơn và hiện đại hơn những năm trước. Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản suất mở rộng Tài sản cố định trong sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do chức năng và tác dụng của mỗi loại tài sản cố định là khác nhau nên mỗi loại tài sản cố định được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo chế độ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính thì những Tài sản cố định, máy móc thiết bị đang được dùng tại Công ty được áp dụng trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu trung bình hàng năm cho Tài sản cố định tại Công ty được tính như sau: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 53
  • 61. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng Phương pháp khấu hao đều mà Công ty đang áp dụng có đặc điểm là đơn giản, dễ xác định và tạo nên sự ổn định cho chi phí khấu hao trong giá thành.Ta xem xét tình hình khấu hao trong bảng sau: Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 54
  • 62. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BẢNG 7 : TÌNH HÌNH KHẤU HAO TSCĐ CỦA CÔNG TY 3 NĂM 2010, 2011, 2012 Loại TSCĐ Nguyên giá Khấu hao trong năm Tỷ lệ khấu hao bình quân (%) 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 -Nhà cửa vật kiến trúc 1.509.029.198 1.820.378.236 1.935.197.011 113.481.240 131.054.712 162.781.494 7,52 7,20 8,41 -Máy móc thiết bị 3.730.184.535 4.045.284.968 4.583.361.342 340.443.719 393.164.136 434.083.985 9,13 9,72 9,47 -Phương tiện vận tải 2.373.753.795 3.033.963.726 2.636.960.559 243.174.085 290.192.576 379.823.487 10,24 9,56 14,40 -Thiết bị quản lý 864.724.597 1.213.585.491 1.029.728.515 113.481.240 121.693.661 108.520.996 13,12 10,03 10,54 Tổng cộng 8.477.692.124 10.113.212.421 10.185.247.427 810.580.284 936.105.085 1.085.209.962 9,56 9,26 10,65 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán của công ty Cổ phần Hòa Anh) Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 54
  • 63. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trong những năm qua Công ty đã thực hiện đúng kế hoạch khấu hao, tính đúng tỷ lệ khấu quy định (có thể nhận rõ vấn đề này qua thực hiện khấu hao của Công ty năm 2012 ở biểu trên ). Năm 2010 tỷ lệ khấu hao ở nhóm thiết bị quản lý là lớn nhất : 9,56% năm 2011 giảm đi còn 9,26%. Do việc tính khấu hao Tài sản cố định được thực hiện theo tháng và tính cho từng Tài sản cố định nên đối với số Tài sản cố định tăng trong năm 2012 với nguyên giá là 10.185.247.427 đồng thì số tiền khấu hao là 1.085.209.962 đồng. Trong năm 2012 khấu hao cơ bản của Công ty được tóm tắt qua các chỉ tiêu sau: + Nguyên giá tài sản cố định ( cuối kỳ ): 10.185.247.427 đồng + Số khấu hao tăng trong năm: 1.085.209.962 đồng. + Số khấu hao giảm trong kỳ: 0 + Giá trị còn lại: 6.040.214.804 đồng. Như vậy, với phương pháp khấu hao đường thẳng và tỷ lệ khấu hao như hiện nay, Tài sản cố định của Công ty nhất là phần thiết bị quản lý (có độ thay đổi lớn ), Công ty phải sử dụng trong một thời gian nữa mới có thể khấu hao hết chúng. Yêu cầu đặt ra là Công ty phải không ngừng bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị, tài sản cố định. điều này có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao Hiệu quả sử dụng Vốn cố định, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. 2.2.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ tại Công ty Tài sản cố định thể hiện hình thái vật chất của Vốn cố định. Trên cơ sở kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty trong những năm qua và các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá Hiệu quả sử dụng Vốn cố định đã được trình ở phần lý luận, ta đi phân tích Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty theo các chỉ tiêu như sau: 1) Sức sinh lời của Tài sản cố định. Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 55
  • 64. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chỉ tiêu này phản ánh bỏ một đồng nguyên giá Tài sản cố định vào sản suất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lãi hoặc bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của TSCĐ = ∑Lãi Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân Căn cứ vào lợi nhuận đạt được và nguyên giá Tài sản cố định sử dụng bình quân của Công ty cũng như cách tính chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ, sức sinh lời của TSCĐ của Công ty thể hiện ở biểu sau: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch So sánh (%) MĐAH đến HLN Tuyệt đối Tương đối (%) Lãi trước thuế Đồng 13.632.705 15.000.089 1.367.384 110,03 0,00014 7,25 NGbq Đồng 7.361.355.14 2 9.580.208.10 6 2.218.852.964 130,14 -0,00047 -24,84 Sức sinh lời của TSCĐ Đồng lãi/Đồng NG 0,0019 0,0016 -0,0003 84,55 Phương trình kinh tế : HLN = LN NGbq Trong đó : Sức sinh lời của TSCĐ - HLN Lợi nhuận trước thuế - LN Nguyên giá TSCĐ bình quân – NGbq Đối tượng phân tích : Chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 56
  • 65. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ∆HLN = HLN2012 - HLN2011 ∆HLN = - 0,0003 Sức sinh lời của Tài sản cố định năm 2011 là 0,0019 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng nguyên giáTSCĐ ), của năm 2012 là 0,0016 tức là sức sinh lợi năm 2012 giảm 0,0003 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ), tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,45%. Như vậy, giá trị một đồng lợi nhuận tạo ra bởi 1 đồng nguyên giá Tài sản cố định năm 2012 ít hơn năm 2011 là 0,0003 đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận mà Công ty đạt được thấp hơn tốc độ tăng về nguyên giá TSCĐ bình quân. + Mức tăng của lợi nhuận trước thuế là: 1.367.384 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,03%. + Mức tăng của nguyên giá Tài sản cố định trong năm là: 2.218.852.964 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,14%. Nguyên nhân của sự giảm về sức sinh lời của TSCĐ trong 2 năm 2011 – 2012 là do : + Trong năm 2012 nền kinh tế thế giới nói chung và của nước ta nói riêng vẫn lâm vào tình trạng khủng hoảng nên doanh nghiệp chiụ ảnh hưởng trong kinh doanh ,lợi nhuận thu được tương đói thấp không đủ trang trải chi phí bỏ ra.Như vậy đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực. + Vào năm 2012 doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh.Góp phần giảm bớt chi phí bỏ ra do sử dụng máy móc thiết bị cũ, tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.Như vậy đây là nguyên nhân chủ quan,tích cực. 2,Sức sản xuất của TSCĐ Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 57
  • 66. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ bỏ vào sản suất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Căn cứ vào mức doanh thu và nguyên giá tài sản cố định bình quân các năm 2011,2012 của Công ty cũng như cách tính chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định, ta thấy sự biến động sức sản xuất của Tài sản cố định của Công ty ở biểu sau: Qua bảng trên ta thấy sức sản suất của Tài sản cố định phụ thuộc vào doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ bình quân. Doanh thu thuần năm 2011 là 3.930.890.296 đồng năm 2012 tăng thêm 79,36 % ảnh hưởng đến sức sinh lời của TSCĐ là 0,424 lần tương ứng 79,36 %.Nguyên giá bình quân năm 2011 là 7.361.355.142 đồng năm 2012 tăng thêm 30,14 % .Mức độ ảnh hưởng đến hệ số sinh lời của TSCĐ là – 0,222 tương ứng -41,54 %.Hệ số này của Công ty năm 2011 là 0,5340 (đồng doanh thu / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ), năm 2012 là 0,7359 tức là sức sản suất của Tài sản cố định năm 2011 thấp hơn năm 2012 một lượng là 0,2019 ( đồng doanh thu / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ), tương ứng với tỷ Nguyễn Thị Thùy Lớp : QKT50-ĐH1 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch So sánh (%) MĐAH đến HDTT Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu thuần Đồng 3.930.890.29 6 7.050.361.492 3.119.471.19 6 179,36 0,424 79,36 NGbq Đồng 7.361.355.14 2 9.580.208.106 2.218.852.96 4 130,14 -0,222 -41,54 Sức sinh lời của TSCĐ Đồng lãi/Đồng NG 0,534 0,736 0,202 137,82 58