SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định
giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp
với Công ty TNHH MTV Hãng phim
truyện Việt Nam, Công ty TNHH
MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học
Trung ương tổ chức Tuần phim Kỷ
niệm 69 năm Ngày Thành lập Quân
đội Nhân dân Việt Nam (22/12/194422/12/2013) trong phạm vi cả nước.
Theo đó, các phim được chọn
chiếu trong Tuần phim gồm: “Năm
ngày trong đời một vị tướng”, “Vũ
điệu đam mê” (thể loại Phim truyện)
do Công ty TNHH MTV Hãng phim
truyện Việt Nam sản xuất; “Công thức
thời bình”; “Nữ công binh” (phim Tài
liệu) do Công ty TNHHMTV Hãng
phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
M.Huệ
sản xuất.

Trong số này

- Tổng kết công tác quản lý,
tổ chức lễ hội năm 2013
(Tr.2)
- Khởi động mạng lưới quốc gia
phòng, chống bạo lực gia đình
(Tr.4)
- Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt
(Tr.6)
- Tạo đất diễn cho nghệ thuật
truyền thống
(Tr.20)

Số 1055 ngày 19/12/2013

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
thăm hỏi vận động viên
Việt Nam dự SEA Games 27

Ảnh: Chí Thiện

Tuần phim Kỷ niệm
69 năm Ngày Thành lập
Quân đội Nhân dân
Việt Nam

Phát hành Thứ năm hằng tuần

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đến thăm các VĐV Việt Nam

Chiều 10/12, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã tham dự Lễ thượng cờ của Đoàn Thể
thao Việt Nam tại SEA Games 27 ở Làng vận động viên - Nay Pyi Taw, Myanmar.
Ngay sau Lễ thượng cờ, Bộ trưởng đã tới thăm nơi ăn nghỉ của Đoàn vận động
viên và nói chuyện với các vận động viên Việt Nam đang lưu trú tại Làng vận
động viên. Bộ trưởng cũng nhắn nhủ các vận động viên rằng mỗi người phải tự ý
thức được việc phải thi đấu vì màu cờ sắc áo, vì vinh dự của Tổ quốc. Bộ trưởng
hy vọng Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ tiếp tục thi đấu tốt, gặt hái được nhiều thành
công để tiến tới việc giành được thứ hạng cao tại sân chơi mang tầm quốc tế này.
T.Hợp

Bế mạc Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng
sông Hồng - Hải Phòng 2013
Tối 14/12, tại TP. Hải Phòng đã diễn ra lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 và trao Cờ luân lưu tổ chức Năm
Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt cho tỉnh Lâm Đồng. Phát biểu
tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Năm Du
lịch quốc gia 2013 với 67 sự kiện quan trọng đã góp phần thúc đẩy du lịch
liên vùng phát triển, thúc đẩy phát triển du lịch trong những năm tiếp theo,
tạo điều kiện cho du khách đến với 11 tỉnh/thành trong khu vực Đồng bằng
sông Hồng.
(Xem tiếp trang 3)
quản lý nhà nước

Tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013
Ngày 12/12, Bộ VHTTDL tổ chức
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác
quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013, tại 3
điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái dự và
chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: Lễ
hội truyền thống là tài sản vô giá của dân
tộc ta, chứa đựng trong đó những giá trị
văn hoá của hàng ngàn năm lịch sử. Do
vậy không được làm mới, làm biến
tướng các hoạt động lễ hội, làm mất đi
cốt cách văn hoá truyền thống của lễ hội.
Thứ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu lớn
nhất của Hội nghị là việc bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn cho du khách tham
dự lễ hội, đề xuất các giải pháp nhằm tổ
chức tốt lễ hội, phù hợp với thực tiễn
của từng địa phương, từng lễ hội.
Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả
công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm
2013 cho thấy, cùng với tinh thần chỉ
đạo của Chính phủ, của Bộ VHTTDL,
Sở VHTTDL các tỉnh/thành đã tích cực
tham mưu cho UBND các tỉnh/thành
tăng cường công tác quản lý, tổ chức và
thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt

động lễ hội. Trong công tác quản lý, tổ
chức lễ hội đã có sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của
các ngành, các lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm
tra được tăng cường, kịp thời chấn chỉnh
nhắc nhở, xử lý vi phạm trong hoạt động
lễ hội, góp phần đưa hoạt động lễ hội đi
vào nền nếp.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng
góp ý kiến bổ sung cho dự thảo Báo cáo
đồng thời có những đề xuất kiến nghị từ
chính thực tiễn địa phương, lễ hội trên
địa bàn quản lý nhằm tìm ra, gợi mở
những cách làm, phương pháp tổ chức
hiệu quả, góp phần phát huy, tôn vinh
các giá trị của lễ hội.
Đối với công tác quản lý và tổ chức
lễ hội 2013, nhiều đại biểu cho rằng,
thành công của mùa lễ hội 2013 có vai
trò rất lớn của Ngành VHTTDL trong
việc chỉ đạo tổ chức, thanh tra hoạt động
lễ hội... đặc biệt là sự chuẩn bị kỹ càng,
chu đáo, công tác tuyên truyền được chú
trọng đã nâng cao nhận thức của xã hội
và cộng đồng. Bên cạnh đó, các đại biểu
cũng đề nghị cần nghiên cứu sự biến đổi
của lễ hội để tìm ra cách ứng xử phù

hợp, tránh sự áp đặt chung chung.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, các ý kiến
phát biểu đầy tâm huyết của các đại biểu
đã đánh giá những nét cơ bản của lễ hội
2013 với nhiều tiến bộ, chuẩn bị hành
trang, tâm thế cho mùa lễ hội 2014. Thứ
trưởng đề nghị các địa phương trong
thời gian tới tiếp tục quán triệt, triển khai
tổ chức thực hiện đầy đủ các văn bản
quy phạm pháp luật đã ban hành về
công tác quản lý và tổ chức lễ hội; các
tỉnh/thành xác định rõ vai trò nòng cốt
của ngành VHTTDL trong công tác
tham mưu tổ chức thực hiện, kết nối các
ngành khác. Từ đó, các Sở VHTTDL
tham mưu UBND tỉnh/thành ban hành
kế hoạch tổ chức lễ hội, kiện toàn Ban
Tổ chức lễ hội (Ban Chỉ đạo nếu cần)
đối với các lễ hội trên địa bàn, đặc biệt
chú ý các vấn đề tồn tại vướng mắc, xử
lý các “điểm nóng” trong công tác quản
lý, tổ chức lễ hội, đảm bảo tổ chức tốt
hơn năm 2013, đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả, đồng thời dự báo tình hình tổ chức
lễ hội năm 2014 tham mưu cho lãnh đạo
UBND xử lý kịp thời.
THTT

Tổ chức kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du
Ngày 03/12, Văn phòng Chính
phủ đã ban hành Công văn số
10256/VPCP-KGVX về việc tổ
chức các hoạt động kỷ niệm 250
năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn
Du (1765-2015).
Theo nội dung của Công văn,
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức
kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại
thi hào Nguyễn Du (1765-2015) tại
địa phương theo đúng quy định tại
Chỉ thị số 45-CT/TW ngày
22/7/2010 của Bộ Chính trị và
Nghị định số 145/2013/NĐ-CP

2

số 1055 l 19.12.2013

ngày 29/10/2013 của Chính phủ
quy định về tổ chức ngày kỷ niệm,
nghi thức trao tặng, đón nhận hình
thức khen thưởng, danh hiệu thi
đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp
khách nước ngoài.
Theo Dự thảo Kế hoạch Kỷ
niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi
hào Nguyễn Du do UBND tỉnh Hà
Tĩnh xây dựng, nhiều hoạt động sôi
nổi sẽ được tổ chức trong dịp này,
bao gồm các hội thảo khoa học
quốc gia và quốc tế; xuất bản các
ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều
và Nguyễn Du; xây dựng phim tư

liệu, phim truyện, các tác phẩm sân
khấu, âm nhạc về thời đại Nguyễn
Du, cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn
Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu,
trình diễn về bản sắc văn hóa Việt,
thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình
Kiều, nói chuyện về tác phẩm của
Nguyễn Du. Tổ chức Tuần Văn hóa
- Du lịch Nguyễn Du tại Hà Tĩnh
và một số tỉnh, thành phố như: Hà
Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Thừa
Thiên-Huế, Nghệ An, thành phố
Hồ Chí Minh...
T.Hợp
quản lý nhà nước

Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014
triển khai các nhiệm vụ CCHC năm 2014
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 4307/QĐ-BVHTTDL ngày
09/12 về Kế hoạch triển khai các
nhiệm vụ cải cách hành chính
năm 2014.
Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp
tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng
xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể thao và du lịch. Tiếp tục cải
cách thủ tục hành chính theo hướng
đơn giản, thuận lợi nhất cho cá nhân,
tổ chức. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ,
đơn giản hoá thủ tục hành chính ngay
trong quá trình xây dựng văn bản; rà
soát thống kê, công bố công khai thủ
tục hành chính kịp thời, đúng quy
định. Kiện toàn, ổn định tổ chức bộ
máy của Bộ và các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ đảm bảo sự quản lý điều
hành thông suốt, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức của Bộ và đơn vị có
trình độ và năng lực, bản lĩnh chính trị
và đạo đức để đáp ứng yêu cầu công
việc và thực thi nhiệm vụ hiệu quả.
Đẩy mạnh việc hiện đại hoá nền hành
chính nhà nước qua việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý nhà
nước, chỉ đạo điều hành của Bộ và các
đơn vị; thực hiện hiệu quả Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của
Bộ và các đơn vị theo quy định.
Các nhiệm vụ cải cách hành chính,
bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách
thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức,
bộ máy hành chính nhà nước; Xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách
tài chính công; Hiện đại hoá nền hành
chính nhà nước; Đổi mới công tác chỉ
đạo, điều hành công tác cải cách hành
chính.

Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ
cải cách hành chính năm 2014 của Bộ
VHTTDL được ban hành kèm theo
trong các phụ lục. Bộ VHTTDL giao
nhiệm vụ tổ chức thực hiện cho các
Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ, Văn
phòng Bộ... Trung tâm công nghệ
thông tin có trách nhiệm phối hợp với
Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan,
đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm
vụ cải cách hành chính chung của Bộ;
chủ trì xây dựng Kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin của Bộ hàng năm;
Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện
công tác thông tin, tuyên truyền về
hoạt động cải cách hành chính của Bộ;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông trong
hoạt động quản lý, điều hành của Bộ.
THTT

Bế mạc Năm Du lịch quốc gia...
Tuy nhiên việc liên kết phát triển sản
phẩm du lịch liên vùng chưa hiệu quả,
sản phẩm du lịch nhiều nhưng chưa thực
sự hấp dẫn, kinh phí dành cho quảng bá
ít... Để khắc phục những khó khăn này,
các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần tiếp
tục liên kết chặt chẽ, tận dụng và phát
huy ưu thế du lịch của từng địa phương,
tăng cường xúc tiến, quảng bá điểm đến,
từng bước tạo thương hiệu du lịch đồng
bằng sông Hồng. Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tiếp tục hỗ trợ phát triển sản
phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm
trong Năm Du lịch quốc gia; tạo điều
kiện cho các tỉnh tiếp xúc với các dự án
du lịch lớn trong nước và quốc tế. Các
tỉnh/thành phát huy những tiềm năng
trong thời gian qua để du lịch thực sự
phát triển bền vững, tạo đà cho Năm Du
lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014
với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”.
Thay mặt Ban Tổ chức, Chủ tịch
UBND thành phố Hải Phòng - Dương

Anh Điền đánh giá những yếu tố đem
đến thành công cho Năm Du lịch quốc
gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013. Theo đó, thành công của Năm Du
lịch này bắt nguồn từ việc lựa chọn đúng
chủ đề “Văn minh sông Hồng”. Các sản
phẩm du lịch gắn liền với “Văn minh
sông Hồng” đã tạo sự độc đáo, hấp dẫn,
phong phú, khác biệt, thu hút sự tham
gia của hàng triệu du khách và nhân dân
địa phương. Năm Du lịch quốc gia 2013
cũng đã đề cao được tính nhân dân. Các
hoạt động của Năm Du lịch dù có sự
tham gia của đông đảo nghệ sĩ, diễn
viên, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ
chức du lịch chuyên nghiệp, song vẫn
thể hiện rõ tính nhân dân, thực sự là sự
kiện của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Bên cạnh đó, thành công của
Năm Du lịch là do công tác chỉ đạo, tổ
chức, phối hợp, tuyên truyền được đặt
đúng tầm, được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, địa phương đăng cai là thành

(Tiếp theo trang 1)
phố Hải Phòng và các tỉnh/thành trong
vùng đặc biệt quan tâm. Các sản phẩm
du lịch đặc trưng của đồng bằng sông
Hồng, tiêu biểu là du lịch lễ hội, tâm
linh, sinh thái, biển đảo được khai thác
và phát huy giá trị. Các sản phẩm du lịch
liên vùng được hình thành và tạo sự liên
kết phát triển.
Với Hải Phòng và khu vực đồng
bằng sông Hồng, Năm Du lịch quốc gia
tạo ra động lực phát triển mới cho du lịch
trong khu vực, mở ra hướng đi mới cho
liên kết phát triển du lịch của các
tỉnh/thành trong vùng, phát huy tốt nhất
lợi thế của vùng đất giàu văn hóa, với
lịch sử lâu đời, nhiều di tích, danh lam,
thắng cảnh, nhiều thế mạnh về du lịch
biển đảo. Khách du lịch đến các tỉnh trên
địa bàn thành phố tăng mạnh so với năm
2012. Tổng lượng khách ước đạt 35 triệu
lượt người (tăng 15%), doanh thu đạt
trên 35 nghìn tỷ đồng (tăng 16%).
Huy Long

số 1055

l

19.12.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN mới
- Ngày 09/12/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4304/QĐBVHTTDL, thành lập Hội đồng
thẩm định cấp Bộ nghiệm thu Đề án
Quy hoạch tổng thể phát triển Điện
ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Thứ trưởng Vương Duy
Biên làm Chủ tịch, ông Hồ Việt Hà
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính
làm Phó Chủ tịch và 11 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 4307/QĐBVHTTDL ngày 09/12/2013, Bộ
VHTTDL ban hành Kế hoạch cải
cách hành chính năm 2014.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4312/QĐ-BVHTTDL ngày
09/12/2013, chọn và công bố biểu

trưng Logo) của Năm Du lịch quốc
gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt.
- Ngày 10/12/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4319/QĐBVHTTDL, giao Cục Nghệ thuật
biểu diễn phối hợp với Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL tổ chức
đoàn nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ
cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại
viên giới, hải đảo và đồng bào các dân
tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nhân
dịp Kỷ niệm Ngày Thành lập Quân
đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2013
và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
- Tại Quyết định số 4339/QĐBVHTTDL ngày 12/12/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Dàn nhạc Giao

hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng
Honna Tetsuji (người Nhật Bản), ca
sĩ giọng baritone Zhong Hao (người
Trung Quốc), ca sĩ giọng tenor Line
Chien Chi (người Đài Loan), ca sĩ
giọng alto No Soo Yun (người Hàn
Quốc), ca sĩ giọng soprano Hà Phạm
Thăng Long cùng Dàn hợp xướng:
Quốc tế Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ
Kịch Việt Nam, Hà Nội Freude,
Trường Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương đến tập luyện và
biểu diễn chương trình Hòa nhạc
“Beethoven No.9th”. Thời gian và
địa điểm: ngày 26 và 27/12/2013 tại
Nhà hát Lớn Hà Nội.
THTT

Khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Quỹ Dân
số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối
hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tổ chức Hội thảo khởi động mạng
lưới quốc gia phòng, chống bạo lực
gia đình, tổng kết chiến dịch hưởng
ứng ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối
với phụ nữ (25/11). Đại diện các Ban,
Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại
diện cơ quan Liên hợp quốc tại Việt
Nam tham dự.
Đánh giá những nỗ lực của Việt
Nam trong thực hiện bình đẳng giới,
ông Arthur Erken, Trưởng đại diện
Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt
Nam phát biểu nhấn mạnh: Việt Nam
là một trong những quốc gia đi tiên
phong trong khu vực về việc xây dựng
chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy
bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực gia
đình và bạo lực đối với phụ nữ. Chính
phủ Việt Nam đã phê duyệt tham gia
Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ và
ký kết một số Hiệp ước, Công ước

4

số 1055 l 19.12.2013

quốc tế khác về quyền con người có
liên quan đến bình đẳng giới.
Ông Arthur Erken cho rằng, thời
gian qua đã có rất nhiều chương trình,
dự án, đề án can thiệp phòng, chống
bạo lực gia đình do các cơ quan của
Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ
trong và ngoài nước triển khai trên
phạm vi toàn quốc, góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức và
chuyển đổi hành vi trong phòng,
chống bạo lực gia đình. Nhân dịp
hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo
lực với phụ nữ và hưởng ứng Năm
Gia đình Việt Nam 2013, Liên hợp
quốc tại Việt Nam kêu gọi các cơ
quan, tổ chức trong nước và quốc tế
tiếp tục kết nối, điều phối và phối hợp
nhằm thực hiện có hiệu quả công tác
phòng, chống bạo lực gia đình.
Tại Hội thảo, các đại biểu thảo
luận và thống nhất ra mắt mạng lưới
quốc gia phòng, chống bạo lực gia
đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch thực hiện với sự hỗ trợ tài chính,
kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp
quốc tại Việt Nam. Việc xây dựng
mạng lưới phòng, chống bạo lực gia
đình tại Việt Nam là một cơ chế điều
phối quốc gia phòng, chống bạo lực
gia đình tại Việt Nam.
Nhân dịp này, trình bày tổng kết
chiến dịch hưởng ứng Ngày quốc tế
xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
25/11/2013, đại diện Vụ Gia đình, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết:
Chiến dịch được phát động từ Trung
ương, khởi đầu từ Thủ đô Hà Nội và
lan tỏa đến các tỉnh/thành như: Hải
Dương, Bến Tre, thành phố Hồ Chí
Minh. Chuỗi sự kiện được tổ chức liên
tiếp từ triển lãm, diễu hành đường
phố, đối thoại chính sách, tọa đàm và
các cuộc thi, đã thu hút sự tham gia
đông đảo của các nhà lãnh đạo và các
tầng lớp nhân dân. Ước tính, khoảng
10.000 người, chủ yếu là thanh niên
tham gia trực tiếp vào chiến dịch...
H.yến
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn
Hội thảo “Nâng cao kỹ năng truyền
thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng về Chương trình quốc gia
bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và
Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
được tổ chức ngày 13/12, tại Hà Nội.
Sự kiện do Cục Báo chí Bộ Thông tin
và Truyền thông, Vụ Gia đình Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Bảo vệ
quyền trẻ em Việt Nam phối hợp tổ
chức, thu hút sự tham gia của nhiều nhà
quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực gia
đình trẻ em và các cơ quan báo chí
tham dự.
Theo Phó Cục trưởng Cục Báo chí
Vũ Thanh Sơn, năm 1990, Việt Nam
là nước đầu tiên ở Châu Á, là thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc
tế về Quyền trẻ em. Nhờ đó công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
đã có những chuyển biến tích cực; trẻ
em đã được cải thiện đáng kể về thể
chất, trí tuệ, được tạo điều kiện tốt hơn
để hưởng các quyền cơ bản của
mình… Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu trên, công tác bảo vệ, chăm
sóc trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế,
thách thức, đặc biệt đối với trẻ em
trong các gia đình nghèo, vùng dân
tộc, vùng sâu, vùng xa.
Tại Hội thảo, các đại biểu cùng
nhau đánh giá những thành công, hạn
chế trong công tác truyền thông về
quyền trẻ em; trao đổi những sáng

Nâng cao kỹ năng truyền thông
về bảo vệ quyền trẻ em
kiến, ý tưởng, kinh nghiệm, kỹ năng
để làm tốt công tác này trên cơ sở tiếp
cận quyền trẻ em; vấn đề đạo đức
người làm báo khi tuyên truyền, phản
ánh các vụ việc lên quan. Hội thảo
cũng đánh giá hiệu quả phối hợp của
các cơ quan truyền thông, báo chí với
cơ quan chức năng nhằm tạo ra các
chiến dịch, sự kiện truyền thông bảo
vệ quyền trẻ em; vấn đề truyền thông
với sự tham gia của chính các em và
cộng đồng trong việc thực hiện
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em
giai đoạn 2011-2015.
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ
em giai đoạn 2011-2015 có mục tiêu
chung là tạo dựng cuộc sống an toàn,
lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều
được bảo vệ; chủ động phòng ngừa,
giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn
hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ
em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
bị xâm hại, bạo lực; trợ giúp, phục hồi
kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tạo cơ
hội để trẻ em được tái hòa nhập và bình
đẳng về cơ hội phát triển.
Trưởng Ban Truyền thông Hội Bảo
vệ quyền trẻ em Việt Nam, Nguyễn Thị
Lan Minh cho rằng: Trong thực tế cuộc
sống nói chung và lĩnh vực bảo vệ,

chăm sóc giáo dục trẻ em nói riêng, các
cơ quan báo chí, truyền thông đại
chúng giữ một vị trí, vai trò quan trọng.
Vì vậy, báo chí, truyền thông nên coi
trọng các nhiệm vụ: Tuyên truyền quan
điểm, chính sách, chủ trương của
Đảng, Nhà nước về lĩnh vực trẻ em;
giám sát việc thực thi quyền trẻ em;
cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh
nghiệm bảo vệ quyền trẻ em; tư vấn
dịch vụ xã hội; hợp tác, chia sẻ trong
việc giải quyết các vấn đề liên quan
đến trẻ em.
Cùng chung quan điểm trên, Phó
Vụ trưởng Vụ Gia đình - Trần Hướng
Dương chia sẻ: Tuyên truyền về bạo
lực gia đình, về trẻ em là không đơn
giản. Các nhà báo nên tuyên truyền có
mức độ, vừa đảm bảo tính trung thực
của báo chí vừa không làm ảnh hưởng
đến đối tượng được tuyên truyền. Đặc
biệt, trên tinh thần Chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030, cùng với việc tuyên
truyền về bạo lực gia đình, vi phạm
quyền trẻ em, người làm truyền thông
nên khai thác thêm ở các khía cạnh tốt
đẹp trong các mối quan hệ giữa vợ và
chồng, người cao tuổi và con cháu, cha
mẹ và con cái…
L.KHánH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều
của Luật Quảng cáo
Bộ VHTTDL đã ban hành Thông
tư số 10/2013/TT-BVHTTDL Quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện
một số điều của Luật Quảng cáo và
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.
Theo đó, quảng cáo có sử dụng các
từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”,
“số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương
tự phải có tài liệu hợp pháp chứng
minh từ kết quả khảo sát thị trường của

các tổ chức được thành lập và hoạt
động hợp pháp có chức năng nghiên
cứu thị trường; Giấy chứng nhận hoặc
các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi,
triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn
quốc bình chọn và công nhận các loại
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó.
Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp
chứng minh từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt
nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý

nghĩa tương tự trên các sản phẩm
quảng cáo là 1 năm kể từ ngày tổ chức,
cá nhân được cấp giấy chứng nhận
hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường.
Thông tư cũng quy định, Hội đồng
thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến
hành thẩm định sản phẩm quảng cáo
theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong
các trường hợp như: Sản phẩm quảng
(Xem tiếp trang 7)

số 1055

l

19.12.2013

5
quản lý nhà nước
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh
Lâm Đồng tổ chức họp báo giới
thiệu “Tuần Văn hóa Du lịch 2013”.
Theo Ban Tổ chức, “Tuần Văn
hóa Du lịch 2013” bao gồm 03 sự
kiện chính: Công bố Năm Du lịch
quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà
Lạt; Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình
thành và phát triển; Festival hoa Đà
Lạt lần thứ V. Chương trình Năm
Du lịch quốc gia 2014 - Tây
Nguyên - Đà Lạt đã được Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức thống nhất với
chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”. Lễ
khai mạc (công bố Năm Du lịch
quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà
Lạt) được tổ chức kết hợp với chuỗi
các sự kiện trong “Tuần Văn hóa
Du lịch 2013”.
Các hoạt động của chương trình
sẽ được tổ chức xuyên suốt trong
năm 2014 với sự tham gia của một

Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt
số đoàn nghệ thuật quốc tế, của các
tỉnh Tây Nguyên và một số
tỉnh/thành trong nước. Qua đó khơi
dậy, kết nối phát huy thế mạnh của
các tỉnh Tây Nguyên - Lâm Đồng Đà Lạt để phát triển du lịch gắn với
tăng trưởng kinh tế bền vững…
“Tuần Văn hoá Du lịch 2013” sẽ
có thêm nhiều chương trình mới,
đặc sắc như: Triển lãm Tour du lịch
Tây Nguyên-Đà Lạt, Trưng bày
“Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư
liệu thế giới”... Đặc biệt, trong
khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần
thứ V, Ban Tổ chức sẽ giới thiệu tới
du khách một số loài hoa độc đáo ở
Đà Lạt như: Anh đào, Mimosa, Dã
quỳ…
Ban Tổ chức cũng công bố các
chương trình chính gồm: Lễ khai
mạc Tuần Văn hóa Du lịch 2013;

Triển lãm Hoa Đà Lạt và sinh vật
cảnh; Đêm phố Hòa Bình; Carnaval
Hoa Đà Lạt 2013; Triển lãm giới
thiệu tour du lịch Tây Nguyên - Đà
Lạt 2014; Đêm nghệ thuật Tây
Nguyên; Đêm hội Đà Lạt 120 năm;
Đêm hội tụ sắc hoa Đà Lạt.
Các chương trình hưởng ứng:
Đà Lạt - Những không gian hoa;
Hội chợ Thương mại quốc tế
Festival Hoa Đà Lạt 2013; Triển
lãm thành tựu kinh tế-xã hội Đà Lạt
120 năm thành phố hoa; Trưng bày
chuyên đề “Mộc bản Triều Nguyễn
- Di sản tư liệu thế giới”; Phiên chợ
hoa Đà Lạt 2013; Diễn đàn kinh tế
Đà Lạt - Lâm Đồng tiềm năng và cơ
hội; Phố rượu vang và đặc sản Đà
Lạt; Đêm hội Đà Lạt - Chào năm
mới 2014...
THTT

Phê duyệt Kế hoạch tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng
nghiệp vụ thư viện
Ngày 12/12 Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã ban hành Quyết
định số 4344/QĐ-BVHTTDL về
việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức
lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức
quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý thư viện
tỉnh/thành và thư viện các trường
đại học.
Theo đó, lớp tập huấn bồi
dưỡng kiến thức quản lý và
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý thư viện tỉnh/thành và thư
viện các trường đại học do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
nhằm giúp cho cán bộ quản lý, cán
bộ chuyên môn thư viện tỉnh/thành
và thư viện các trường đại học, cao
đẳng nắm được định hướng, chính

6

số 1055 l 19.12.2013

sách phát triển văn hoá của Đảng
và Nhà nước cũng như những vấn
đề mới của hoạt động thư viện để
vận dụng vào công tác quản lý và
tổ chức các hoạt động chuyên môn
trong thư viện.
Mặt khác, năm 2014 trong lĩnh
vực thư viện, Vụ Thư viện đã đề
xuất nhiệm vụ đột phá là tập trung
chỉ đạo các thư viện tỉnh/thành xây
dựng và triển khai kế hoạch phát
triển bền vững các dịch vụ công
cộng ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội ở địa phương. Thông qua
lớp tập huấn, các học viên sẽ được
hướng dẫn cách thức tổ chức các
dịch vụ trên như thế nào.
Theo Kế hoạch, sẽ có 02 lớp

tập huấn được triển khai, dự kiến
mỗi lớp gồm 150 học viên. Cụ thể:
01 lớp dành cho cán bộ quản lý và
chuyên môn thư viện tỉnh/thành và
trung tâm thông tin thư viện các
trường đại học khu vực phía Bắc
(từ Thừa Thiên-Huế trở ra); 01 lớp
dành cho cán bộ quản lý và chuyên
môn thư viện tỉnh/thành và trung
tâm thông tin thư viện các trường
đại học khu vực phía Nam (từ Đà
Nẵng trở vào).
Thời gian dự kiến 03 ngày/một
lớp. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh
(dành cho khu vực phía Nam) từ
ngày 15-17/12/2013; Tại Hà Nội
(dành cho khu vực phía Bắc) từ
ngày 23-25/12/2013.
H.Quân
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Giao lưu đại biểu Cựu chiến binh và Công đoàn Bộ VHTTDL
Sáng 13/12, tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hội Cựu chiến binh cơ
quan Bộ và Công đoàn Bộ VHTTDL
phối hợp tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt
nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thành lập
Quân đội Nhân dân Việt Nam và ôn lại
truyền thống hào hùng vẻ vang của Quân
đội ta trong những chặng đường lịch sử.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tới dự.
Cùng dự buổi gặp mặt có đại diện
Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt
Nam; Công đoàn viên chức Việt
Nam; Trung đoàn 58 - đơn vị kết
nghĩa với Công đoàn Bộ VHTTDL;
các đồng chí trong Ban Thường vụ,
Ban Chấp hành, lãnh đạo Chi hội Cựu
chiến binh trực thuộc hội Cựu chiến
binh Bộ VHTTDL thay mặt cho hơn

350 hội viên Cựu chiến binh cùng các
đồng chí là cựu chiến binh, cựu quân
nhân tham gia công tác công đoàn ở
các đơn vị trực thuộc Bộ.
Thành lập ngày 22/4/2009, Hội
Cựu chiến binh cơ quan Bộ VHTTDL
là một tổ chức chính trị-xã hội, tập
hợp những hội viên là những cựu
chiến binh đã từng tham gia chiến đấu
và phục vụ chiến đấu qua các thời kỳ
chiến tranh cách mạng, bảo vệ Tổ
quốc và nhiều cán bộ, chiến sĩ đã có
nhiều cống hiến trong quân ngũ, được
cấp trên khen tặng vì có những thành
tích xuất sắc.
Về công tác trong môi trường cơ
quan Bộ VHTTDL, dù ở mỗi đơn vị
với các cương vị rất khác nhau,

nhưng hầu hết các cựu chiến binh,
cựu quân nhân vẫn luôn sống và làm
việc với phẩm chất, tư cách và bản
lĩnh của người lính cách mạng; vẫn
luôn hăng hái đi đầu, nêu cao bản chất
và truyền thống tốt đẹp “Anh bộ đội
Cụ Hồ” đã và đang nỗ lực vươn lên,
phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vị chính trị của đơn vị, của
ngành và của đất nước trong giai đoạn
cách mạng mới.
Tại buổi giao lưu, các đồng chí cán
bộ lãnh đạo, cựu chiến binh đã tham
gia giao lưu biểu diễn các tiết mục văn
nghệ, các bài hát ca ngợi về Đảng, về
Bác Hồ, về truyền thống anh hùng của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
T.Hợp

Hội thảo “Không gian văn hóa đình làng - vấn đề bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản”
Sáng 10/12, tại Hà Nội đã diễn ra
Hội thảo “Không gian văn hóa đình
làng - vấn đề bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL
Vương Duy Biên đã tới dự.
Đình làng đóng vai trò thiết yếu
trong đời sống văn hóa người Việt xưa
và nay; nhân tố cố kết cộng đồng làng,
trung tâm sinh hoạt văn hóa, một thành
phần có tính độc lập về cơ cấu hành
chính. Có thể nói, đình làng là bảo tàng
sống về văn hóa làng của người Việt
truyền thống, nơi nhận diện một cách

sống động mô hình chính trị đặc thù với
tính chất tự trị dân chủ làng xã, một thiết
chế văn hóa tín ngưỡng tổng hợp, một
không gian văn hóa tiêu biểu trong đó
có những giá trị đặc sắc về nghệ thuật
tạo hình, biểu diễn. Tuy nhiên, hiện nay
làng xã Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc bộ
có nhiều thay đổi, xu hướng đô thị hóa
nông thôn diễn ra nhanh chóng, các giá
trị văn hóa mang bản sắc dân tộc dần
mai một, vai trò và diện mạo của đình
làng cũng vì thế giảm đi đáng kể trong
đời sống cộng đồng dân cư.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đề
xuất nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị di sản đình làng, trong
đó nhấn mạnh vấn đề bảo tồn, phát huy
giá trị di sản đình làng phải là công việc
của tất cả cộng đồng, đặc biệt là người
dân gắn bó với thiết chế văn hóa đặc
thù này. Bên cạnh đó, các nhà quản lý
văn hóa phải có những chính sách, quy
định, quy chế phù hợp và kịp thời hơn
nữa trong việc bảo tồn phát huy di sản
đình làng.
M.H

Quy định chi tiết và hướng dẫn...
cáo có nội dung liên quan đến việc
cấm quảng cáo; hành vi cấm trong
hoạt động quảng cáo quy định tại Điều
7 và Điều 8 của Luật Quảng cáo; sản
phẩm quảng cáo bị người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo, người phát hành
quảng cáo từ chối thực hiện do không
đảm bảo về tính hợp pháp; có ý kiến
khác nhau về nội dung sản phẩm
quảng cáo giữa cơ quan quản lý Nhà

nước với tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động quảng cáo...
Đồng thời, Hội đồng thẩm định sản
phẩm quảng cáo không thẩm định các
sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện logo,
biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Hội đồng thẩm định sản phẩm
quảng cáo do Bộ trưởng Bộ VHTTDL
quyết định thành lập.

(Tiếp theo trang 5)
Thanh tra Bộ VHTTDL có trách
nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi
phạm pháp luật trong hoạt động quảng
cáo theo thẩm quyền; phối hợp với các
tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quảng
cáo theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
01/02/2014.
H.Quân

số 1055

l

19.12.2013

7
Sự kiện vấn đề

Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003-2013)
Sáng 11/12, tại Bảo tàng Hà Nội,
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam
tổ chức Khai mạc Triển lãm 10 Điêu
khắc toàn quốc lần thứ V (2003-2013).
Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tới dự
và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn
quốc lần thứ 5 (2003-2013) thu hút
đông đảo các nhà điêu khắc trên toàn
quốc tham gia, với 675 tác phẩm của
352 tác giả. Hội đồng Nghệ thuật đã
tuyển lựa được 286 tác phẩm của 230
tác giả vào trưng bày trong Triển lãm.
Có 21 tác phẩm xuất sắc nhất được
Hội đồng Nghệ thuật chọn trao giải
thưởng gồm 02 giải Nhì, 04 giải Ba,
15 giải Khuyến khích. Các tác phẩm

điêu khắc được đánh giá là có sự
chuyển biến sâu sắc về quan niệm
nghệ thuật, ngôn ngữ điêu khắc, hình
thức biểu đạt và kỹ thuật thể hiện tác
phẩm; phong phú về tư duy sáng tác,
ngôn ngữ tạo hình với nhiều phong
cách như hiện thực, trừu tượng, biểu
hiện...; đa dạng về chất liệu với nhiều
tìm tòi thể nghiệm, kết hợp giữa điêu
khắc và nghệ thuật sắp đặt...
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ
trưởng Vương Duy Biên khẳng định,
Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc
lần thứ 5 là sự kiện văn hoá quan trọng
của giới Mỹ thuật Việt Nam nhằm tổng
kết và giới thiệu sự sáng tạo, phát triển
của nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam
trong 10 năm qua. Kể từ Triển lãm

điêu khắc toàn quốc lần thứ nhất năm
1973, mỗi kỳ Triển lãm đều để lại
những dấu ấn về sự phát triển của nghệ
thuật Điêu khắc, sự khẳng định của
một thế hệ tác giả, các nhà điêu khắc
Việt Nam. Ngoài những tác phẩm
trưng bày trong Triển lãm, 10 năm
qua, nhiều công trình tượng đài, nhiều
tác phẩm điêu khắc ngoài trời đã được
xây dựng tạo nên môi trường thẩm mỹ,
góp phần tích cực làm đẹp và phong
phú môi trường sống cho nhân dân.
Một thế hệ nhà điêu khắc đang trưởng
thành và đầy hứa hẹn với những tư duy
sáng tạo mới, kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc
và xu hướng toàn cầu hóa.
MinH Huệ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động mừng Xuân Giáp Ngọ 2014
UBND thành phố Hà Nội có kế
hoạch tổ chức các hoạt động mừng
năm mới với khẩu hiệu: “Mừng Đảng,
mừng Xuân, mừng đất nước, mừng
Thủ đô đổi mới”. Thành phố Hà Nội
kêu gọi toàn dân tham gia xây dựng
văn hóa người Hà Nội thanh lịch - văn
minh, tích cực thực hiện nếp sống văn
minh, giữ vững kỷ cương, an ninh trật
tự trên địa bàn với tinh thần vui tươi,
lành mạnh, thực hiện phương châm
mọi người, mọi nhà đều có Tết; quan
tâm đặc biệt gia đình chính sách, người
lang thang, cơ nhỡ.
Đón mừng Xuân, Thủ đô Hà Nội sẽ
trang trí, cổ động trên địa bàn toàn
thành phố kết hợp với hệ thống chiếu
sáng, đặc biệt là các trục đường chính,
khu đông dân cư, đầu mối giao thông
ra vào thành phố, công viên, vườn hoa,
công trình kiến trúc lớn, khu vực Hồ
Hoàn Kiếm, Quảng trường Ba Đình;
khu vực trung tâm Thành ủy, HĐND,
UBND Thành phố và các quận, huyện,
thị xã.
Dịp Tết Dương lịch 2014, Thành

8

số 1055 l 19.12.2013

phố sẽ tổ chức chương trình ca nhạc tạp
kỹ quy mô lớn tại Quảng trường Cách
mạng Tháng Tám vào tối 31/12; tổ
chức liên hoan đồng ca hợp xướng ở 29
quận, huyện…
Dịp Tết Âm lịch và Kỷ niệm 84
năm Thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hà Nội sẽ đón Giao thừa bằng
chương trình nghệ thuật đặc sắc tại khu
vực Quảng trường Nhà hát Lớn và đền
Bà Kiệu; tổ chức Hội báo Xuân Giáp
Ngọ, triển lãm sách báo, chiếu phim
tại các rạp; phối hợp với Bộ Ngoại
giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt
Nam ở nước ngoài tổ chức hoạt động
“Xuân quê hương”, giao lưu với kiều
bào ta ở nước ngoài về quê ăn Tết.
Trong dịp này, Hà Nội tổ chức gặp
mặt các đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức,
chức sắc tôn giáo Thủ đô; bí thư, hiệu
trưởng các trường đại học, cao đẳng
trên địa bàn; các tổng biên tập, phóng
viên cơ quan báo chí và các tổ chức
quốc tế tại Hà Nội.
Thành phố chỉ đạo các quận, huyện
tổ chức các đoàn nghệ thuật chuyên

nghiệp biểu diễn nghệ thuật tại các khu
vực ngoại thành, vùng khó khăn; tổ
chức các trò chơi dân gian, trưng bày
giới thiệu lịch sử truyền thống, mở cửa
các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách
mạng và kháng chiến phục vụ nhân dân.
Hà Nội tập trung chỉ đạo quản lý tốt
các lễ hội như: Gò Đống Đa, Đền Cổ
Loa, Chùa Hương, Đền Sóc, Đền Hai
Bà Trưng, Chùa Thầy, chùa Tây
Phương, Chùa Bối Khê, Chùa Trăm
Gian, chùa Đậu, Đền Hát Môn, Đền Phù
Đổng. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể
thao sẽ được tổ chức rộng khắp trên địa
bàn các quận, huyện, thị xã…
Thành phố chỉ đạo các ban, ngành
chức năng tăng cường thanh tra, kiểm
tra xử lý vi phạm trật tự, nếp sống văn
minh đô thị, nhất là chống tiêu cực
trong hoạt động kinh doanh văn hóa
phẩm, chỉnh trang đô thị, quản lý ăn
xin, người tâm thần lang thang, tình
trạng chèo kéo khách du lịch, chống
mại dâm trên địa bàn thành phố trong
dịp Tết.
yến nHi
Sự kiện vấn đề

Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết
Khu trung tâm chính trị Ba Đình
Ngày 10/12/2013, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết
định số 2411/QĐ-TTg phê duyệt Điều
chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm
chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội,
tỷ lệ 1/2.000.
Mục tiêu của việc điều chỉnh này
nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc ổn
định lâu dài cho các cơ quan Trung
ương, hoàn thiện không gian kiến trúc
cảnh quan toàn Khu trung tâm chính trị
Ba Đình.
Theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, quy mô lập quy hoạch điều
chỉnh mở rộng Khu trung tâm chính trị
Ba Đình là 134,5ha. Bên cạnh đó, bảo
tồn, tôn vinh các giá trị di sản về Chủ
tịch Hồ Chí Minh, di sản văn hóa, lịch
sử, kiến trúc đô thị.
Quy mô lập quy hoạch điều chỉnh
mở rộng là 134,5ha (theo Quyết định
543/QĐ-TTg ngày 08/7/2002 là
105ha) được giới hạn bởi: Phía Bắc là
phố Phan Đình Phùng, đường Thanh
Niên, hồ Tây, đường Hoàng Hoa
Thám; phía Nam là đường Trần Phú,
Nguyễn Thái Học và Sơn Tây; phía
Đông là đường Nguyễn Tri Phương;
phía Tây là đường Ngọc Hà.
Theo Quyết định, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn sẽ di chuyển
đến địa điểm mới theo Quy hoạch
chung Thủ đô Hà Nội được duyệt. Quy
hoạch lại khu Bộ Tư pháp và toàn bộ
khu H6 (giới hạn bởi đường Lê Hồng
Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu
Văn An) thành tổ hợp khách sạn, dịch
vụ, hội nghị chung cho các cơ quan tại
khu Trung tâm chính trị Ba Đình. Cơ
sở vật chất của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chuyển cho các cơ
quan bảo vệ thuộc Bộ Tư lệnh Lăng và
Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
Với khu dân cư phía Bắc Văn
phòng Chính phủ, di dời toàn bộ các hộ
dân để mở rộng hoàn thiện không gian
công viên ven Hồ Tây và khai thác
không gian ngầm làm khu dịch vụ và
đỗ xe chung; còn với khu tập thể Bảo
tàng Hồ Chí Minh, di dời các hộ dân
nhằm hoàn thiện không gian cho các cơ
quan Chính phủ và Chủ tịch Nước; đối
với khu tập thể Bộ Công an, di dời toàn
bộ các hộ dân.
Bên cạnh đó, di dời toàn bộ các hộ
dân cư khu tập thể Trung đoàn 275
(thuộc Bộ Tư lệnh Lăng); di dời các hộ
dân cư đang ở xen trong các biệt thự tại
số 4, số 6 Hoàng Diệu, ngõ Nguyễn

Cảnh Chân; giải tỏa khu nhà phía Nam
thảm cỏ Quảng trường Ba Đình đến
khu vực khác phù hợp quy hoạch của
Thành phố.
Theo Quyết định này, Khu di tích
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ
được quy hoạch bảo tồn thành Công
viên văn hóa lịch sử trong quy hoạch
Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản Khu
trung tâm Hoàng thành Thăng Long,
nhằm phát huy tối đa các giá trị vật
chất, tinh thần của dân tộc.
Cũng theo Quyết định, sẽ điều
chỉnh mạng lưới đường tại khu vực
này. Cụ thể, đường Độc Lập mở rộng
về phía ô cỏ Quảng trường lên quy mô
mặt cắt 30 m. Bổ sung nhánh nối thông
với đường Bà Huyện Thanh Quan, tổ
chức nút giao thông Điện Biên Phủ,
Độc Lập, Chu Văn An.
Tổ chức các tuyến đi bộ phục vụ
khách tham quan Lăng Bác đoạn phố
Chùa Một Cột và đoạn đầu phố Hùng
Vương-Lê Hồng Phong, có lộ trình kế
hoạch chuyển một số tuyến đường thành
tuyến phố đi bộ: Chùa Một Cột, một đoạn
phố Ông Ích Khiêm, đường Điện Biên
Phủ (từ nút giao với đường Trần Phú đến
nút giao với đường Tôn Thất Đàm).
THế Hùng

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Huế
Ngày 11/12, tại thành phố Huế đã
diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề ảnh Di
sản Việt Nam do Ban Tổ chức giải
thưởng ảnh Di sản Việt Nam VietNam Heritage Photo Awards 2013
phối hợp với nhà tài trợ chính Canon
tại Việt Nam tổ chức. Đây là cuộc thi
ảnh Di sản Việt Nam lần II - VietNam
Heritage Photo Awards 2013 do tạp chí
VietNam Heritage và Hội Di sản văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh phát động
vào tháng 6/2013. Cuộc thi đã nhận

được 6.016 tác phẩm ảnh về đề tài di
sản từ 339 tác giả dự thi, gấp đôi so với
cuộc thi lần thứ nhất; bao gồm các nội
dung: Di sản thiên nhiên; di sản văn
hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, hội
họa, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…);
di sản văn hóa phi vật thể (âm nhạc, ca
múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín
ngưỡng, tôn giáo...). Cuộc thi là cơ hội
dành cho các nhiếp ảnh gia thể hiện
tình cảm và niềm tự hào đối với quê
hương, chia sẻ những cảm xúc, những

khoảnh khắc giá trị về vẻ đẹp di sản
văn hóa Việt Nam. Một số ảnh đẹp thu
hút sự chú ý của người xem như “Biển
và con người” của Nguyễn Xuân Hữu
Tâm, thành phố Huế; “Đi chợ về” của
Nguyễn Văn Đông, Hà Nội...
Thành phố Huế lần này là điểm
triển lãm thứ 14 giới thiệu những tác
phẩm xuất sắc nhất từ cuộc thi ảnh Di
sản Việt Nam -VietNam Heritage
Photo Awards 2013 đến công chúng.
Quốc ViệT

số 1055

l

19.12.2013

9
Sự kiện vấn đề
Ngày 14/12 trường Đại học Thể
dục thể thao Bắc Ninh đã long trọng tổ
chức Lễ Kỷ niệm 54 năm Ngày Thành
lập Trường (14/12/1959-14/12/2013)
và 52 năm Ngày Bác Hồ về thăm
Trường (14/12/1961-14/12/2013).
Trường đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh, tiền thân là trường Trung
cấp Thể dục thể thao Trung ương, được
thành lập ngày 25/9/1959. Ngày
14/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
về thăm Trường. Đây là một vinh dự,
là sự kiện vô cùng đặc biệt đối với nhà
trường, từ đó đến nay, ngày 14/12 hàng
năm đã trở thành “Ngày hội truyền
thống” của Trường đại học Thể dục thể
thao Bắc Ninh.
Trải qua 54 năm phát triển,
Trường có hơn 300 cán bộ, giảng
viên, trong đó có 02 Nhà giáo ưu tú,
02 Giáo sư, 05 Phó Giáo sư, 42 Tiến
sĩ, 125 Thạc sĩ và 130 Cử nhân. Hiện
nay Nhà trường đang tiếp tục cử các

Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
tổ chức Lễ Kỷ niệm 54 năm Ngày Thành lập
cán bộ giảng dạy tham gia học Cao
học, Nghiên cứu sinh ở trong và
ngoài nước...
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, trong
54 năm qua, Trường Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh đã từng bước xác lập
được vai trò đầu tàu, nòng cốt là một
trong những cơ sở đào tạo cán bộ và
nghiên cứu khoa học thể dục thể thao
có quy mô và chất lượng hàng đầu cả
nước. Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ,
công chức, viên chức, sinh viên và vận
động viên của Nhà trường đã không
ngừng phấn đấu, thi đua để phát huy
truyền thống vẻ vang, có những đóng
góp to lớn vào sự nghiệp thể dục thể
thao nước nhà, xứng đáng với những
phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà
nước đã trao tặng. Trong thời gian tới

dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành
Đảng bộ và Ban Giám hiệu nhà trường,
cán bộ, giáo viên, công nhân viên, huấn
luyện viên, học sinh sinh viên, vận
động viên trường Đại học TDTT Bắc
Ninh sẽ đoàn kết một lòng, phát huy trí
tuệ tập thể, cùng nhau tìm tòi và triển
khai được những giải pháp đột phá có
tính chất quyết định, tạo sự chuyển
biến rõ rệt về chất lượng đào tạo, phấn
đấu trong thời gian ngắn nhất, để
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc
Ninh trở thành một “Cơ sở đào tạo chất
lượng cao” của ngành Giáo dục và Đào
tạo cả nước nói chung và ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng”.
Tại buổi lễ, các cá nhân và tập thể
đạt thành tích xuất sắc đã nhận được
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
T.Hợp
Bắc Ninh.

TP. Đà Nẵng hợp tác với tỉnh Quảng Đông (TQ)
phát triển du lịch

doanh... qua đó đã góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội giữa hai địa phương.
Để đón đầu và thu hút nguồn khách
Trung Quốc đến Đà Nẵng nói riêng và
du khách quốc tế nói chung, thời gian
qua thành phố Đà Nẵng đã tổ chức
nhiều chương trình xúc tiến quảng bá
phát động thị trường như: tham gia Hội
chợ du lịch Thượng Hải, Hội chợ du
lịch quốc tế Quảng Châu, xúc tiến mở
đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Quảng
Châu 2 chuyến/tuần, xuất bản các ấn
phẩm bằng tiếng Trung Quốc, tổ chức
mời đoàn Famtrip Trung Quốc đến để
khảo sát sản phẩm du lịch, phối hợp với
các doanh nghiệp du lịch xây dựng gói
sản phẩm du lịch cho khách Trung
Quốc... Bên cạnh đó, điểm đến du lịch
ngày càng được đầu tư thành các sản
phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn phục vụ
du khách như Khu du lịch Bà Nà-Suối
Mơ với hệ thống cáp treo đạt hai kỷ lục
thế giới; Khu vui chơi giải trí trong nhà
Fantasy Park; Khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn; Bán đảo Sơn Trà...
V.Sơn

Ngày 13/12, tại thành phố Đà Nẵng
đã diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác
du lịch giữa Hiệp hội Du lịch thành phố
Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng
Đông (Trung Quốc) trước sự chứng kiến
của đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy
viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng,
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà
Nẵng; ông Chiêu Ngọc Phương, Phó
Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông cùng 17
doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Đông
và 50 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và
thành phố Đà Nẵng.
Nhân dịp này, hai địa phương đã có
cuộc Hội thảo xúc tiến du lịch giữa Việt
Nam (thành phố Đà Nẵng)-Trung Quốc
(tỉnh Quảng Đông) nhằm giới thiệu về
tiềm năng du lịch tỉnh Quảng ĐôngTrung Quốc; tình hình và những chính
sách du lịch Việt Nam; giới thiệu về tiềm
năng phát triển du lịch Đà Nẵng. Hội
thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận về
tình hình du lịch Đà Nẵng, tiềm năng

10

số 1055 l 19.12.2013

hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực du lịch của
thành phố và các kiến nghị đề xuất phù
hợp trong thời gian tới nhằm tăng cường
hoạt động du lịch hai địa phương, cơ hội
cho các doanh nghiệp du lịch trao đổi
sản phẩm, hợp tác đầu tư, khảo sát sản
phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách
khi đến Đà Nẵng nói riêng và miền
Trung nói chung.
Thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu
nghị Việt-Trung đã phát triển sâu rộng
trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích
thiết thực cho cả hai bên. Đặc biệt, trong
lĩnh vực hợp tác và phát triển du lịch giữa
hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói
chung và giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh
Quảng Đông nói riêng với nhiều hình
thức đa dạng và thiết thực trên các
phương diện chính là hợp tác phát triển
sản phẩm du lịch; tuyên truyền quảng bá,
xúc tiến du lịch; xúc tiến mở đường bay
trực tiếp, tạo điều kiện hoạt động cho các
doanh nghiệp hai bên hoạt động kinh
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Quảng bá tiềm năng du lịch hang động của Quảng Bình
Tiềm năng du lịch hang động tỉnh
Quảng Bình, nơi được mệnh danh là
“Vương quốc hang động” được UBND
tỉnh Quảng Bình giới thiệu, quảng bá
tại Hà Nội chiều 13/12 nhằm thu hút
khách du lịch Thủ đô đến với mảnh đất
miền Trung.
Phong Nha-Kẻ Bàng được
UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới nổi trội với nhiều tiêu chí
về địa chất, địa mạo. Vùng núi đá vôi
Phong Nha-Kẻ Bàng với hệ thống địa
mạo được hình thành trên 400 triệu
năm, chứa đựng trong lòng hơn 300
hang động lớn nhỏ, trong đó phải kể tới
động Sơn Đoòng, động Phong Nha,
động Tiên Sơn, động Thiên Đường,

hang Én, hang Tốt, hang Thạch Thủy,
hang Tú Làn… Hiện các tour du lịch
thăm hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng
đang phát triển mạnh, hấp dẫn khách
trong nước và quốc tế. Trong đó tuyến
du lịch khám phá hang Sơn Đoòng,
hang động lớn nhất thế giới, được đông
đảo du khách ưa chuộng.
Cảnh quan thiên nhiên Quảng Bình
cũng là một lợi thế ít địa phương nào
có được. Đó là các bãi tắm Nhật Lệ,
Quang Phú, Bảo Ninh, Đá Nhảy.
Quảng Bình còn có suối nước khoáng
nóng Bang, nguồn nước khoáng duy
nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ
phun lên tới 105 độ C, khu du lịch
nguyên sinh suối nước Mọc. Đặc biệt,

nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên
Giáp tại quê hương Lệ Thủy và nơi
yên nghỉ của Đại tướng tại huyện Bố
Trạch đang là điểm đến thu hút đông
đảo đồng bào cả nước tới tưởng nhớ
Đại tướng.
Năm 2013, Quảng Bình đón 1,2
triệu lượt khách trong và ngoài nước
tới tham quan; năm 2014 dự kiến đón
1,4 triệu lượt khách. Để thu hút du
khách, tỉnh Quảng Bình xây dựng cơ
chế thu hút đầu tư du lịch, xã hội hóa
trong quản lý, đầu tư xây dựng sản
phẩm du lịch và cơ sở hạ tầng, mở rộng
không gian và thị trường du lịch để thu
hút khách…
Đức Kiên

Tăng cường hợp tác về Thể dục thể thao giữa Ủy ban Olympic
quốc gia Việt Nam Ủy ban Olympic quốc gia Áo
Chiều ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh,
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Việt
Nam và ông Karl Stoss, Chủ tịch Ủy ban
Olympic quốc gia Áo đã ký Bản ghi nhớ
hợp tác về Thể dục thể thao giữa Ủy ban
Olympic quốc gia Việt Nam Ủy ban
Olympic quốc gia Áo.
Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban
Olympic quốc gia Việt Nam Ủy ban
Olympic quốc gia Áo nhằm góp phần
tăng cường tình hữu nghị, hợp tác song
phương giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Áo
nói chung, mối quan hệ hợp tác về thể dục
thể thao và phong trào Olympic nói riêng;
đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi trong
Hiến chương Olympic và Luật pháp của
hai nước.
Trong thời gian tới hai bên sẽ tăng
cường tổ chức các giải thi đấu thể thao
song phương, chuẩn bị lực lượng vận
động viên, thành lập các quỹ và quảng bá
thể thao; đồng thời phát triển mối quan hệ
hợp tác cùng có lợi trong nghiên cứu khoa
học và quảng bá về phong trào thể dục thể
thao, bao gồm trao đổi thông tin ở tất cả

các môn thể thao và phong trào Olympic.
Trước đó, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh cũng đã có buổi tiếp thân mật ông
Karl Stoss, Chủ tịch Ủy ban Olympic
quốc gia Áo. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, Việt Nam
và Áo đã có quan hệ hợp tác tốt đẹp ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Thể
thao và phong trào Olympic. Cộng hòa
Áo không chỉ là một quốc gia nổi tiếng
bởi nhiều nét đặc trưng văn hóa truyền
thống tốt đẹp mà còn có phong trào thể
thao và Olympic phát triển mạnh trên thế
giới. Trong nhiều năm qua, hai nước có
trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo, cán bộ quản
lý, vận động viên, huấn luyện viên nhằm
học tập lẫn nhau về kinh nghiệm quản lý
trong lĩnh vực thể thao, phong trào
Olympic và tham dự các giải đấu quốc tế
được tổ chức ở mỗi nước. Các hoạt động
này đã góp phần tăng cường tình hữu nghị
truyền thống, sự hiểu biết lẫn nhau giữa
nhân dân hai nước Việt Nam và Áo.
Bộ trưởng khẳng định, việc hai nước
ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về Thể dục
thể thao rất có ý nghĩa trong việc nâng cao
quan hệ hợp tác về thể thao và phong trào

Olympic của hai nước lên một tầm cao
mới. Đồng thời, góp phần tuyên truyền ý
nghĩa tốt đẹp của tinh thần thể thao cao
thượng và những giá trị cao cả của phong
trào Olympic quốc tế.
Bộ trưởng mong rằng, với sự tin
tưởng, ủng hộ lẫn nhau, sự hợp tác toàn
diện và hiệu quả, phong trào thể thao và
Olympic của hai nước sẽ phá triển mạnh
và đạt được nhiều thành tích tốt đẹp tại
các sự kiện thể thao quốc tế lớn như
Olympic trong thời gian tới.
Đánh giá cao những thành tựu của
Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua,
đặc biệt là lĩnh vực thể dục thể thao. Ông
Karl Stoss, Chủ tịch Ủy ban Olympic
quốc gia Áo hy vọng rằng việc ký kết bản
ghi nhớ giữa Ủy ban Olympic quốc gia
Việt Nam Ủy ban Olympic quốc gia Áo
sẽ góp phần mở ra thời kỳ mới trong mối
quan hệ hợp tác giữa hai nước. Nhân dịp
này, ông Karl Stoss đã chuyển tới Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh thư của Học
viện Âm nhạc quốc gia Áo mời sinh viên
Việt Nam sang giao lưu, học tập tại
Trường.
T.Hợp

số 1055

l

19.12.2013

11
Sự kiện vấn đề

Festival Huế lần thứ 8/2014: “Di sản văn hóa với hội nhập
và phát triển”
Ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Thừa ThiênHuế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế
lần thứ 8-2014 cho biết: Festival Huế
lần thứ 8-2014 sẽ diễn ra từ 12/420/4/2014 với chủ đề “Di sản văn hóa
với hội nhập và phát triển”.
Festival Huế lần thứ 8 - 2014 có
quy mô quốc gia và mang tính quốc tế,
gắn với các sự kiện lịch sử văn hóa của
Huế, các sự kiện văn hóa chính trị quốc
gia; kết hợp các hoạt động văn hóa, du
lịch, nghệ thuật và lễ hội có quy mô
lớn, có tính cộng đồng cao, mới lạ, hấp
dẫn; tiếp tục khẳng định thương hiệu
Festival Huế với những đặc trưng đã
được tạo dựng và đánh giá cao qua các
kỳ Festival.
Trong thời gian diễn ra Festival
Huế 2014, tại Thừa Thiên-Huế cũng sẽ

diễn ra Hội nghị Bộ trưởng về Văn hóa
nghệ thuật các nước ASEAN; Hội nghị
10+3 giữa Bộ trưởng Văn hóa nghệ
thuật các nước ASEAN với 3 nước đối
tác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung
Quốc. Theo Ban Tổ chức, Festival Huế
- 2014 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội
cung đình độc đáo cùng các hoạt động
văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng
diễn ra liên tục trong 9 ngày đêm với
một lực lượng lớn diễn viên và công
chúng. Du khách được tham dự các
cuộc triển lãm, trưng bày nghệ thuật
thả diều Huế, các hoạt động nghệ thuật
sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc - mỹ thuật
đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ
thương mại quốc tế, hoạt động thể thao,
ẩm thực, tour du lịch…
Ban Tổ chức Festival Huế 2014
cũng dự kiến lượng du khách đến Huế

trong dịp này khoảng 200.000 lượt
người, trong đó có trên 50% là khách
quốc tế về tham dự Festival. Trên 500
cơ sở lưu trú của Huế với khả năng đáp
ứng khoảng 20.000 khách cùng lúc đã
sẵn sàng đón khách.
Với tinh thần, người dân và du
khách là chủ thể của các kỳ Festival,
người dân được hưởng lợi từ các
Festival, Thừa Thiên-Huế tin tưởng
Festival Huế lần thứ 8-2014 sẽ thành
công như mong đợi. Festival Huế
tiếp tục là nơi quy tụ, gặp gỡ của
nhiều chương trình nghệ thuật đặc
sắc đại diện cho nhiều nền văn hóa
khác nhau trên thế giới - Điểm hẹn
của di sản văn hóa và nghệ thuật
đương đại Huế, Việt Nam và nhiều
nền văn hóa khác.
Hải pHong

Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội vượt ngưỡng 2,5 triệu
Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội, khách quốc tế
đến Hà Nội năm 2013 đạt 2,58 triệu
lượt người; tăng 12,2% so với năm
trước.
Đáng nói là, trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh
tới ngành du lịch nhưng lượng khách
quốc tế đến Hà Nội vẫn đạt mức tăng
cao. Trong đó một số thị trường trọng
điểm có lượng khách du lịch quốc tế
đến Hà Nội cao như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp…
Hình ảnh và vị thế của du lịch Hà

Nội đã được tăng cường trong khu vực
và quốc tế, khẳng định là một trong
những trung tâm du lịch hàng đầu khu
vực. Cùng với công tác quảng bá tại
chỗ với các hội nghị quốc tế lớn, các
hội chợ du lịch quốc tế… được tổ chức
tại Hà Nội, Thành phố cũng đẩy mạnh
xúc tiến du lịch tại những quốc gia lớn
trên thế giới. Hà Nội cũng tích cực xây
dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cấp
hạ tầng du lịch, cải thiện môi trường du
lịch nhằm thu hút du khách.
Năm 2013, Hà Nội được tạp chí
Smart Travel Asia bình chọn là một

trong 10 điểm đến du lịch, nghỉ ngơi
được ưu tiên lựa chọn hàng đầu Châu
Á. Mới đây, độc giả website du lịch
danh tiếng TripAdvisor đã bình chọn
Hà Nội xếp thứ 8 trong tổng số 10 điểm
du lịch đang lên của thế giới. Nếu tính
trong khu vực Châu Á, Hà Nội chỉ xếp
thứ 3 sau Kathmandu (Nepal) và
Sapporo (Nhật Bản).
Khách nội địa đến Hà Nội năm
2013 cũng đạt ấn tượng tốt với 14 triệu
lượt người, tăng 11,3% so với năm
trước.
Trần nguyện

Triển lãm “Biển đảo Việt Nam” và “Bình Thuận xanh”
Ngày 09/12, tại Trường Trung học
Cơ sở Trưng Vương (thành phố Phan
Thiết), Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình
Thuận phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh tổ chức Triển lãm ảnh
“Biển đảo Việt Nam” và “Bình Thuận
xanh”. Triển lãm nhằm nâng cao nhận
thức trong cán bộ, giáo viên và học

12

số 1055 l 19.12.2013

sinh về vai trò, vị trí chiến lược của
biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Triển lãm trưng bày 70 bức ảnh khổ
lớn, gồm: 40 tấm ảnh về biển, đảo, 4 tấm
bản đồ cổ về Hoàng Sa và Trường Sa và
30 tấm ảnh nghệ thuật Bình Thuận.
Triển lãm được trưng bày theo các nội

dung chính: Giới thiệu một số tư liệu về
chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa,
Hoàng Sa; thể hiện cuộc sống nơi biên
giới, hải đảo của đồng bào, chiến sĩ; giới
thiệu những hoạt động khai thác tiềm
năng kinh tế biển như đánh bắt hải sản,
khai thác dầu khí… Các tác phẩm
(Xem tiếp trang 14)
Sự kiện vấn đề

Thừa Thiên-Huế: Tuần lễ vàng du lịch di sản dịp cuối năm
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế và Hiệp hội Du lịch và Hiệp hội
Khách sạn tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa
công bố tổ chức Tuần lễ vàng du lịch tại
di sản Huế dịp cuối năm nhằm kích cầu
và thu hút khách du lịch đến Huế.
“Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản
Huế” đợt 3 nhằm hưởng ứng Chương
trình kích cầu du lịch của tỉnh Thừa
Thiên-Huế năm 2013; Kỷ niệm 10 năm
Nhã nhạc Cung đình Huế được công
nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của
Nhân loại; Kỷ niệm 20 năm Quần thể
Di tích Cố đô Huế được UNESCO công
nhận là Di sản Văn hóa thế giới và đón
chào năm mới 2014. Thời gian diễn ra

Tuần lễ vàng từ 24/12 đến 30/12.
Trong Tuần lễ vàng, khách đến tham
quan Cố đô Huế được hưởng các ưu đãi
như mua vé tham quan cả ba điểm
(Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng
Minh Mạng) du khách sẽ được miễn vé
tham quan các điểm di tích còn lại (bao
gồm: lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và
điện Hòn Chén); Giảm 20% giá vé cho
các đoàn tham quan các điểm di tích từ
10 người trở lên (mua 10 vé được giảm
2 vé); Giảm 50% giá vé xem biểu diễn
Nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường vào các
suất ban ngày và buổi tối.
Các hình thức khuyến khích tham
quan như miễn phí thuyết minh tại Đại

Nội cho đoàn từ 20 khách trở lên; Miễn
vé tham quan di tích cho các đoàn sinh
viên của các trường đại học, cao đẳng
trong và ngoài tỉnh (có giấy giới thiệu
của các trường); Giảm 50% giá dịch vụ
xe điện đưa đón tham quan khu vực
Hoàng Cung...
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế cũng sẽ tặng quà đặc biệt cho du
khách thứ 2 triệu, du khách thứ
1.999.900 và du khách thứ 2.000.100
khi đến thăm di tích Huế trong năm
2013; Tặng quà cho 3 công ty lữ hành
đưa khách đến di tích Huế nhiều nhất
trong năm 2013...
H.Quân

Hơn 3.000 du khách tàu biển Celebrity millennium đến Việt Nam
Ngày 13/12, Công ty Dịch vụ Lữ
hành Saigontourist đã đón và phục vụ
tàu biển cao cấp Celebrity Millennium
(thuộc Hãng tàu biển Royal Caribbean
Cruise Lines, Mỹ) với hơn 3.000 du
khách và thuyền viên đa số mang quốc
tịch Mỹ, Canada, Australia… đến Việt
Nam theo hải trình xuyên Việt đi thành
phố Hồ Chí Minh -Huế-Hạ Long trong
6 ngày.
Sau khi cập cảng Tân Cảng Cái Mép
(Bà Rịa-Vũng Tàu), đoàn khách sẽ tham
gia các hành trình khám phá thành phố
Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ
Tho. Bên cạnh các điểm tham quan nổi
tiếng, đoàn khách còn có dịp thưởng

thức và trải nghiệm các hoạt động hấp
dẫn như xem múa rối nước, mua sắm tại
chợ Bến Thành, đi đò đến xã Tân Thạnh
tham quan xưởng kẹo dừa, ghé trại nuôi
ong thưởng thức trà mật ong và trái cây
miệt vườn…
Cũng theo Saigontourist đến ngày
14/12, tàu biển Celebrity Millennium sẽ
rời Vũng Tàu đến cảng Chân Mây-Huế
vào ngày 16/12 để tiếp tục hành trình
tham quan cố đô Huế, phố cổ Hội An,
khu đền tháp Mỹ Sơn… Tiếp đó, ngày
17/12, tàu sẽ tham quan Vịnh Hạ Long,
Hà Nội, Hải Phòng. Ngày 18/12, tàu rời
Hạ Long, kết thúc chuyến hải trình tại
Việt Nam và tiếp tục quay trở lại Việt

Nam vào ngày 24/12 theo hải trình Hạ
Long - Huế - thành phố Hồ Chí Minh
trong 6 ngày.
Tàu biển cao cấp Celebrity
Millennium với sức chứa hơn 2.000
khách là một trong những tàu biển cao
cấp hàng đầu thế giới với rất nhiều tiện
nghi bậc nhất như: nhà hàng, quầy bar
và rạp chiếu phim hiện đại, nhà hát sang
trọng, trung tâm spa thư giãn… Sự kiện
tàu biển Celebrity Millennium liên tục
có các chuyến hành trình đến Việt Nam
cho thấy Việt Nam đang là địa chỉ quen
thuộc, tin cậy của dòng khách du lịch cao
cấp từ thị trường Mỹ, Cannada.
H.Hiệp

Khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Phú Thọ lần thứ Vii năm 2013
Hướng tới Đại hội TDTT toàn quốc
lần thứ VII, tối 14/12, tại Nhà luyện tập
và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Phú
Thọ đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội
TDTT tỉnh Phú Thọ lần thứ VII, năm
2013. Tại Lễ khai mạc, tỉnh Phú Thọ
đã huy động gần 4.000 người tham gia,
trong đó lực lượng tham gia diễu hành
là 941 người.
Đại hội TDTT tỉnh Phú Thọ lần thứ
VII diễn ra từ ngày 08/10/2013 đến hết

ngày 18/12/2013 với sự tham gia của
845 VĐV đến từ 17 đơn vị: 13 huyện,
thành, thị; Đảng ủy khối các cơ quan
tỉnh, Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh,
Công an tỉnh và Tổng Công ty Giấy
Việt Nam. Chương trình thi đấu Đại hội
TDTT toàn tỉnh gồm 12 môn: Bóng đá
nam, Bóng chuyền nam, Quần vợt
(nam, nữ), Vật dân tộc (nam), Chạy việt
dã (nam, nữ), Cầu lông (nam, nữ),
Bóng bàn (nam, nữ), Điền kinh trong

sân (nam, nữ), Cờ vua (nam, nữ), Bắn
nỏ (nam, nữ), Cờ tướng (nam), Kéo co
(nam, nữ). Trong đó 5 môn đã thi đấu
trước kỳ khai mạc Đại hội là: Bóng đá
nam, Bóng chuyền (nam), Quần vợt
(nam, nữ), Vật dân tộc (nam), Chạy việt
dã (nam, nữ). Qua 5 môn thi đấu đã thể
hiện rõ sự chu đáo, chặt chẽ trong công
tác tổ chức, số môn thi đấu và số lượng
vận động viên tham gia nhiều hơn năm
so với Đại hội VI. QuácH THỊ SinH

số 1055

l

19.12.2013

13
Sự kiện vấn đề

Đồng Nai: Chương trình hành động
phát triển du lịch giai đoạn 2013-2020
UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê
duyệt Chương trình hành động phát
triển du lịch trên địa bàn giai đoạn
2013-2020. Mục tiêu đến năm 2015,
ngành du lịch tỉnh Đồng Nai sẽ thu hút
khoảng 3,2 triệu lượt khách, trong đó
70.000 lượt khách quốc tế, doanh thu
du lịch đạt khoảng 900-1.000 tỷ đồng.
Để thực hiện được mục tiêu thu hút
3,2 triệu lượt khách vào năm 2015,
hiện ngành du lịch địa phương đang
tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo,
nâng cao chất lượng các điểm tham
quan, trong đó chú trọng các điểm
tham quan thuộc Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Văn hóa Đồng Nai, Vườn
Quốc gia Cát Tiên, Bảo tàng Đồng Nai,
danh thắng quốc gia núi Chứa Chan -

chùa Gia Lào, đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh... Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho
các dự án du lịch có quy mô lớn sớm
được triển khai như: Dự án khu du lịch
Bửu Long, dự án khu du lịch và đô thị
Sơn Tiên, dự án đầu tư du lịch sinh thái
tại xã Long Tân (Nhơn Trạch)… đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án để sớm
đi vào hoạt động, góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản
phẩm du lịch.
Trong đó, tỉnh Đồng Nai cũng chú
trọng xây dựng sản phẩm du lịch phù
hợp với thế mạnh về tài nguyên du
lịch của địa phương. Đối với phát
triển loại hình du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng, Đồng Nai đang tập
trung đầu tư xây dựng Khu Bảo tồn

Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai
(huyện Vĩnh Cửu), điểm du lịch Thác
Mai - Hồ nước nóng (huyện Định
Quán), Suối Mơ (huyện Tân Phú) trở
thành một trong những điểm du lịch
trọng điểm của tỉnh gắn kết với các
hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia
Cát Tiên (Tân Phú) để tạo điểm nhấn
cho du lịch địa phương.
Đối với loại hình du lịch văn hóa,
lịch sử, hiện tỉnh Đồng Nai đang thực
hiện nâng cấp lễ hội mừng lúa mới (Lễ
hội Sayangva) của đồng bào dân tộc
Chơro thành lễ hội cấp tỉnh; hoàn thành
kế hoạch trùng tu, tôn tạo và phát huy
giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, kiến
trúc cổ, đã được xếp hạng như: nhà lao
Tân Hiệp, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh,
chùa Long Thiền… để đưa vào các
tuyến, điểm tham quan du lịch.
cTV

Quý ii/2014, hoàn thành tu bổ Chùa một Cột - Diên Hựu
Theo UBND quận Ba Đình (Hà
Nội): Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Chùa
Một Cột - Diên Hựu đã được cơ quan
chức năng phê duyệt. Quận đang khẩn
trương thực hiện các công việc tiếp theo
để tiến hành tu tổ, tôn tạo đảm bảo hết
quý I đầu quý II năm 2014, công trình
được hoàn thành phục vụ nhân dân và
du khách tới tham quan, chiêm bái. Tổng
đầu tư dự án 18,625 tỷ đồng; trong đó
phần xây lắp 13,921 tỷ đồng, thực hiện
bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.
Dự án sẽ xây dựng mới hai hạng mục
là nhà Tăng và am hóa vàng với hình
thức kiến trúc truyền thống, phù hợp với
cảnh quan chung. Với chủ trương tu bổ,

tôn tạo đồng bộ; quận Ba Đình sẽ tu bổ
lại Liên hoa đài và hồ Linh Chiểu; tòa
Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, Tam quan
với hình thức kiến trúc như nguyên
trạng; hạ giải, làm mới hệ thống móng,
tường bao, thay thế các cấu kiện gỗ đã
mục hỏng, lợp lại ngói mũi hài, hoàn
chỉnh nội thất trong chùa. Đồng thời, tu
bổ lan can quanh khu tháp mộ, xây mới
hệ thống tường bao bảo vệ di tích, thay
gạch lát sân…
Riêng Tam Bảo và nhà Mẫu, nhà Tổ
sẽ hạ giải toàn bộ, loại bỏ phần cơi nới,
dựng nhà bao che phục vụ tu bổ. Liên
hoa đài cũng hạ giải mái ngói và hoành
rui, thay thế những cấu kiện gỗ bị hư

Triển lãm “Biển đảo Việt Nam...
nhiếp ảnh trưng bày tại Triển lãm còn
phản ánh cuộc sống, sự phát triển của
đảo Phú Quý cũng như những đổi thay
của Bình Thuận hôm nay.
Thông qua Triển lãm, các thầy cô
giáo và học sinh có dịp tìm hiểu thêm
về biển, đảo Việt Nam; từ đó nâng
cao nhận thức về mục tiêu bảo vệ

14

số 1055 l 19.12.2013

vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc
gia trên biển. Đây cũng là dịp giáo
dục cho học sinh về lòng yêu nước,
luôn chia sẻ và hướng về biển đảo
quê hương.
Triển lãm ảnh “Biển đảo Việt Nam”
và “Bình Thuận xanh” sẽ tiếp tục được
tổ chức tại tất cả các trường học trung

hỏng bằng gỗ lim, tận dụng tối đa ngói
cũ, nếu thiếu thì thay thế bằng ngói phục
chế nguyên mẫu.
Cũng theo UBND quận Ba Đình,
quá trình tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Một
Cột - Diên Hựu sẽ tuân thủ nghiêm các
quy định trong quản lý đầu tư xây dựng
di tích lịch sử, coi trọng kỹ thuật, mỹ
thuật, chất lượng công trình. Trong tổ
chức thực hiện dự án phải đảm bảo vệ
sinh môi trường, an ninh trật tự. Quận
cũng chỉ đạo phường Đội Cấn tuyên
truyền cho nhân dân biết được mục đích
tu bổ, tôn tạo dự án, thường xuyên đảm
bảo an ninh trật tự ở khu vực.
Hồ THanH

(Tiếp theo trang 12)
học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu
học trên địa bàn thành phố Phan Thiết.
Sau khi triển lãm tại các trường học,
Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Thuận sẽ
tổ chức triển lãm tại các xã, phường
ven biển của các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh.
H.L
Sự kiện vấn đề
UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp
với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm
(2011-2013) thực hiện Dự án “Tăng
cường hoạt động du lịch tại các huyện
sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam”.
Hội nghị nhằm đánh giá những kết
quả đạt được thời gian qua và tham
vấn ý kiến của các đơn vị liên quan để
xây dựng kế hoạch hoạt động của Dự
án trong thời gian tới.
Dự án “Tăng cường hoạt động du
lịch tại các huyện sâu trong đất liền
tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ
Luxembourg tài trợ và các đối tác gồm
Tổ chức Lao động Quốc tế, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội, Sở
Công Thương, Liên minh Hợp tác xã,
Hội Phụ nữ, Hiệp hội Du lịch và cộng
đồng các địa phương tỉnh Quảng Nam
thực hiện từ tháng 6/2011.
Theo đánh giá, Dự án đã thành
công bước đầu trong việc giới thiệu và
xây dựng một phương pháp tiếp cận
mới, nhằm phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng, khai thác tiềm năng du
lịch, hướng đến giảm nghèo bền vững
thông qua việc tạo việc làm tại chỗ cho
người dân trong vùng Dự án. Một
trong 3 hợp phần quan trọng nhất của
Dự án này là: Phát triển chuỗi giá trị
nhằm quảng bá các điểm du lịch sâu

Quảng Nam: Tăng cường hoạt động du lịch
tại các địa bàn vùng sâu
trong đất liền, du lịch sinh thái, phát
triển các sản phẩm du lịch văn hóa vật
thể và phi vật thể trên cơ sở dựa vào
tiềm năng của cộng đồng để làm du
lịch, hướng tới mục tiêu tạo việc làm
ổn định và giảm nghèo bền vững. Đây
chính là yếu tố quan trọng nhất để phát
triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Để thực hiện Dự án, tất cả các yếu
tố cần thiết về làng du lịch dựa vào
cộng đồng như các Ban quản lý, tổ
dịch vụ, các đối tác, loại hình nghệ
thuật về bản sắc văn hóa độc đáo của
đồng bào các dân tộc đều đã được
khôi phục và xác lập tại hai làng Bhơ
Hồông và Đhrôồng (huyện Đông
Giang). Đồng bào ở đây vừa là đối
tượng chính, vừa là người được hưởng
lợi trực tiếp từ Dự án, được lựa chọn
để tham gia vào từng phần việc cụ thể
và được tập huấn kỹ năng để tham gia
mô hình du lịch dựa vào cộng đồng.
Các kiến thức về kỹ năng phục vụ,
giao tiếp với du khách, các khóa đào
tạo dịch vụ ẩm thực cho du khách nghỉ
ngơi ở làng, các khóa đào tạo về
hướng dẫn viên du lịch tại địa phương,
những câu chuyện dân gian, các loại
hình âm nhạc, nghệ thuật truyền

thống... đã được khơi dậy và tổ chức
một cách hợp lý để cung cấp kỹ năng
cho đồng bào, phục vụ du khách một
cách tốt nhất.
Du lịch cộng đồng Quảng Nam đã
và đang trở thành một hướng phát
triển mới trên cơ sở kết nối các giá trị
văn hóa để tạo ra chuỗi sản phẩm du
lịch có giá trị cao. Từ những kết quả
bước đầu của mô hình phát triển du
lịch cộng đồng, Tổ chức Lao động
Quốc tế và các đối tác tham gia Dự án
đã đề xuất các giải pháp trong thời
gian tới, như: Tỉnh Quảng Nam nên
tiếp tục phát triển nguồn nhân lực tại
chỗ, đào tạo kỹ năng làm du lịch cộng
đồng cho đồng bào các dân tộc thiểu
số ở các huyện vùng sâu trong đất
liền; đầu tư phát triển và quảng bá các
“điểm đến” trên cơ sở phát huy thế
mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa. Đặc biệt, để nhân
rộng mô hình phát triển du lịch cộng
đồng, tỉnh Quảng Nam nên liên kết
với các địa phương trong khu vực
nhằm kết nối thị trường cho các sản
phẩm du lịch để tạo ra chuỗi sản phẩm
có giá trị cao và bền vững.
MinH HạnH

sinh hoạt của nhân dân các dân tộc tỉnh
Hà Giang, đặc biệt là nét văn hóa của
đồng bào vùng cao. Nhiều tác phẩm đã
đi vào chiều sâu, khắc họa tính cách
giản dị của người dân miền núi, hướng
đến bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa
truyền thống của dân tộc. Người xem
đã thực sự xúc động khi được chứng
kiến cuộc sống rất đời thường của đồng
bào các dân tộc vùng cao qua các bức
tranh như: Xuống chợ; Múa khèn; Đi
chợ tình; Thổ canh trên đá; Đường về
bản…

Hà Giang là một mảnh đất chứa
đựng nhiều chất liệu để làm nên
nghệ thuật, là kho tàng vô tận cho
những tâm hồn yêu cái đẹp thỏa sức
khám phá. Triển lãm mỹ thuật lần
này có ý nghĩa rất lớn đối với đội
ngũ họa sỹ trong tỉnh, không chỉ là
dịp để các họa sỹ thể hiện tình cảm
của mình đối với quê hương, đất
nước, mà còn là động lực khích lệ
khả năng sáng tác của các tác giả,
đặc biệt là các họa sỹ trẻ.
Đ.LâM

“Sắc màu Hà Giang”
Triển lãm mỹ thuật mang tên “Sắc
màu Hà Giang” đã được khai mạc tại
Bảo tàng tỉnh Hà Giang, đúng dịp kỷ
niệm 62 năm Ngày Truyền thống Mỹ
thuật Việt Nam (10/12/195110/12/2013). Hơn 50 tác phẩm của 15
tác giả là hội viên Hội Văn học Nghệ
thuật tỉnh Hà Giang được trưng bày
phục vụ công chúng đến hết ngày
30/12.
Với nhiều chất liệu khác nhau như
sơn dầu, lụa, chàm, khắc gỗ... các tác
phẩm đã phản ánh chân thực đời sống

số 1055

l

19.12.2013

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đình Tiên Thủy - Bến Tre được công nhận
Di tích lịch sử cấp quốc gia
Ngày 13/12, tại ấp Khánh Hội
Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu
Thành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND
huyện Châu Thành tổ chức đón nhận
Bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đình
Tiên Thủy.
Đình Tiên Thủy được xây dựng vào
khoảng năm 1778 bằng cây lá đơn sơ,
đến năm 1917, ngôi đình được xây
dựng lại kiên cố với kiến trúc điêu khắc
cổ độc đáo, sắc sảo, quy mô hơn. Các
gian kiến trúc của đình đều được xây
dựng theo kiểu tứ trụ (trừ gian võ quy),
là kiến trúc truyền thống của đình làng
ở Nam bộ.
Đình Tiên Thủy có tổng diện tích là
11.587m2, diện tích xây dựng là

835,18m2. Đình có cấu trúc gồm các
gian kiến trúc: võ ca, võ quy và chính
điện được xây liền nhau, phía sau là
nhà chỉnh y, nhà bếp và nhà tiệc. Trên
nóc đình chính có một tháp trang trí 4
tranh phong cảnh, nóc trang trí hoa văn
đắp nổi, 2 góc tháp đắp nổi 2 đầu rồng
quay ra 2 phía; mái đình lợp ngói âm
dương. Trung tâm đình là phần chính
điện với kiến trúc 3 gian, 2 chái bát dần
theo kiểu tứ trụ được trang trí nhiều
hoành phi, câu đối, bao lam, thành
vọng bằng gỗ rất có giá trị.
Tuy nhiên, Đình Tiên Thủy có điểm
khác biệt với các đình làng ở Nam bộ.
Đó là, ngôi đình đã được vua Tự Đức
phong cho 7 sắc thần. Hiện tại, Đình
Tiên Long (Châu Thành) đã thỉnh 3 sắc

thần về thờ, còn lại 4 sắc thần được thờ
là: Cao Các Quảng Độ tôn thần, Thiên
Y A Na Diễn Ngọc Phi, Bổn Cảnh
Thành Hoàng, Đại Càn Quốc Gia Nam
Hải và được an vị vào ngày 11/11/1852
(Âm lịch). Hàng năm, đình có các lễ
cúng: lễ Khai sơn (07/01); lễ cúng
Quan Thánh (Quan Công) vào ngày
13/01; lễ Hạ điền (11/4); lễ Thượng
điền (11/12). Đặc biệt, từ ngày 10/1112/11 (Âm lịch) có lễ Kỳ Yên, tổ chức
Hát bội và Du thần.
Như vậy, hiện nay, tỉnh Bến Tre có
4 đình làng được công nhận di tích cấp
quốc gia, gồm: Đình Bình Hòa (Giồng
Trôm), Đình Phú Lễ (Ba Tri), Đình Tân
Thạch, Đình Tiên Thủy (Châu Thành).
MinH HạnH

Nhiều phát hiện có giá trị tại Hoàng thành Thăng Long
Thông tin này được công bố tại
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm
dò khu vực chính điện Kính Thiên do
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng LongHà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ
học thực hiện ngày 11/12.
Trong thời gian từ tháng 02 đến
tháng 12/2013, Trung tâm bảo tồn di
sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp
với Viện Khảo cổ học tiến hành khai
quật hai hố H1 và H2 có tổng diện tích
hơn 100m2. Cuộc khai quật này xác
định được rõ tầng văn hóa liên tục từ
thời Đại La qua thời Lý, Trần, Lê Sơ,
Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn với
các di tích kiến trúc xuất hiện dày đặc,
chồng xếp lên nhau, vô cùng phong
phú, phức tạp.
Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ học
phát hiện thấy dấu tích móng trụ và
sân nền lát gạch thời Lý ở trục trung
tâm. Đó là hai dấu tích kiến trúc có hai
móng trụ chạy theo hướng Đông - Tây
song song với một dấu tích móng

16

số 1055 l 19.12.2013

tường và dấu tích sân nền lát gạch
vuông thời Lý. Tại tầng văn hóa này,
các nhà khoa học còn phát hiện góc
bắt của đường nước lớn chạy theo
hướng Đông-Tây (tìm thấy năm 2012)
chạy lên phía Bắc.
Tại tầng văn hóa thời Trần, xuất
hiện ba kiến trúc có móng trụ được
xây cất bằng ngói vụn, dấu tích tường
bao, dấu tích bồn hoa. Tại tầng văn
hóa này cũng tìm thấy một cống nước
rất lớn có một đoạn chạy song song
với đường nước thời Lý (tìm thấy năm
2012).
Theo nhận định của các nhà khoa
học, các cuộc khai quật dần hé lộ
không gian chính điện Kính Thiên
thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Tuy
nhiên, hiện nay chưa thấy rõ được bố
cục kiến trúc thời Lý và thời Trần ở
đây. Các suy luận về trục trung tâm
của thời Lý và thời Trần tiếp tục trong
thời gian tới.
Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả

khai quật, các nhà khoa học thống
nhất, cần mở rộng diện tích khai quật
khu vực này để làm rõ hơn các địa
tầng, trước mắt là khai quật bờ khống
chế hai hố H1 và H2, mở rộng khai
quật xuống phía Nam làm rõ các di
tích đã được phát hiện. Về lâu dài, cần
xây dựng kế hoạch khai quật khu vực
này một cách tổng thể, dài hạn, thay
vì đào thăm dò như hiện nay. Quan
điểm là khai quật toàn bộ khu vực
trung tâm Hoàng thành Thăng Long,
từ Đoan Môn phía Nam kéo lên phía
Bắc, thời gian khai quật có thể kéo dài
tới 1-2 thế kỷ, riêng trục trung tâm từ
50-60 năm. Đối với hai hố khai quật
đã đào, các nhà khoa học đề xuất cần
trưng bày những di tích đã phát lộ và
những di vật tìm thấy phục vụ công
chúng tới tham quan Hoàng thành
Thăng Long ngay dịp Tết Nguyên đán
sắp tới. Sau đó, hai hố khai quật này
sẽ tạm lấp cát để bảo tồn.
yến nHi
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Bảo tàng tỉnh Sơn La tiếp nhận 3 trống đồng cổ
Bảo tàng tỉnh Sơn La cho biết,
Công an huyện Mộc Châu (Sơn La)
vừa bàn giao 3 chiếc trống đồng cổ
(thuộc loại 1 và 2 Hêgơ) cho Bảo tàng
tỉnh quản lý. Ba trống đồng cổ này là
tang vật của các vụ án buôn lậu cổ vật
do lực lượng chức năng tỉnh phát hiện
và thu giữ năm 2010.
Chiếc trống đồng thứ nhất được
người dân phát hiện tại xã Mường Lèo,
huyện Sông Mã (Sơn La) đã bị vỡ vụn
làm nhiều mảnh. Sau khi ghép các
mảnh vỡ cho thấy, trống có đường kính
phần mặt và chân khoảng 40cm. Tang
trống phình rộng hơn nhiều so với mặt.
Hoa văn trên mặt, trên tang trống đều
là các vành hoa văn hình chữ S nằm
ngang và hoa văn vạch thẳng song
song. Phần thân trống hình trụ trang trí
các băng thẳng đứng bằng hoa văn
vạch thẳng song song. Ở giữa tang và
thân trống có 2 đôi quai, ở rìa quai đúc
gân lồi, giữa quai trổ thủng từng đoạn.

Theo kết quả giám định của các nhà
chuyên môn, chiếc trống này thuộc loại
Đông Sơn muộn, là trống loại 1 Hêgơ.
Chiếc trống thứ hai cũng được phát
hiện tại xã Mường Lèo, huyện Sông
Mã, có trọng lượng 60kg, đường kính
mặt trống 70cm, đường kính chân
trống 69cm, chiều cao 46cm. Mặt trống
có 4 khối tượng cóc chạy ngược chiều
kim đồng hồ, ở giữa mặt trống có đúc
nổi hình mặt trời với 6 tia sáng toả ra
xung quanh. Hoa văn trên mặt trống bị
mòn gần hết, chỉ còn một số mảng nhỏ
hoa văn hình quả trám. Trên tang và
thân trống cũng có nhiều vành hoa văn,
nhưng cũng đã bị mòn nhiều rất khó
xác định hình dáng. Trống có 2 đôi
quai ở giữa phần tang. Phần thân không
có hoa văn. Theo kết quả giám định,
chiếc trống này thuộc loại 2 Hêgơ.
Còn chiếc trống cổ thứ ba (nhỏ
hơn), được phát hiện tại xã Chiềng
Khoa, huyện Mộc Châu (Sơn La), có

trọng lượng 12kg, đường kính mặt
trống 43cm, đường kính chân trống
40cm, chiều cao 25,5cm. Mặt trống
chờm khỏi tang 1,5cm, ở rìa mặt trống
có 3 khối tượng cóc chạy ngược chiều
kim đồng; ở giữa mặt trống đúc hình
mặt trời với 8 tia sáng toả ra xung
quanh. Trên mặt trống trang trí 5 vành
hoa văn hình cánh sen, hình tròn, hình
hoa cúc, hình kỷ hà. Trên tang, thân
trống trang trí 6 vành hoa văn hình kỷ
hà, hình e-líp, hình hoa cúc, hình cánh
sen, toàn bộ mặt trống phủ lớp pa tin
màu xanh. Theo kết quả giám định của
Viện Khảo cổ học Việt Nam, chiếc
trống này thuộc loại 2 Hêgơ.
Sau khi nhận bàn giao từ Công an
huyện Mộc Châu, Bảo tàng Sơn La đã
tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa
học và chuẩn bị đưa ra trưng bày phục
vụ công chúng.
THanH LâM

Triển khai Đề án “Bảo quản, dịch thuật, khai thác,
phát huy di sản văn hoá sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La”
Đề án “Bảo quản, dịch thuật, khai
thác, phát huy di sản văn hoá sách
chữ Thái cổ tỉnh Sơn La”, do Bảo
tàng tỉnh và Thư viện tổng hợp tỉnh
Sơn La triển khai trong 4 năm (từ
năm 2011 đến hết năm 2014) nhằm
góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn
hoá công đồng các các dân tộc thiểu
số Việt Nam.
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã
sưu tầm được 1.094 cuốn sách Chữ
Thái cổ. Những cuốn sách chữ Thái
cổ được viết bằng mực Tàu màu đen
bằng bút lông trên loại giấy do người
Thái tự sản xuất gọi là giấy dó. Giấy
có loại dầy, có loại mỏng như những
tờ giấy Pơ-luya có khả năng nhìn thấu
nên khi viết người ta thường chập đôi
tờ giấy.

Sưu tập sách Thái cổ của Bảo tàng
Sơn La chứa đựng những giá trị nhiều
mặt của nền văn hoá dân tộc:
Về lịch sử, các cuốn “Quam tô
mương Mường Muổi”, “Quam tô
mương Mường La”, “Quam tô
mương Mường Mụa”... (Chuyện kể
bản mường) cho ta biết quá trình
thiên di của người Thái từ vùng Xíp
Xoong Păn Na (Nam Trung Quốc) tới
Việt Nam, lịch sử hình thành của các
châu mường Thái; “Cuốn Tay pú
sớc”, “Quam chương han”, “Quam
xớc Hán Cơ Lương”... (dã sử đánh
giặc phương Bắc giữ yên bản mường)
nói về lịch sử chống giặc ngoại xâm
của người Thái cùng các dân tộc khác
trên nước Việt, có những cuốn viết về
hoạt động của bộ máy chính quyền

phong kiến như Công văn của các Tri
Châu, báo cáo tình hình kinh tế-xã hội
của các Mường...
Về tôn giáo tín ngưỡng, nhiều tác
phẩm mô tả, tường thuật chi tiết quy
trình tiến hành một đám tang, các bài
cúng tiễn đưa linh hồn người chết;
nhiều quyển sách được xem như
những cẩm nang giúp ngươì Thái chọn
ngày giờ làm nhà, chọn ngày giờ làm
đám cưới, đưa tang, thậm chí chọn giờ
đi săn như các cuốn “Sổ đu mự”
(lịch)... Nhiều cuốn sách miêu tả các
phong tục tập quán được lưu truyền từ
lâu đời của dân tộc như “Mơi mák”,
“Quam hịa khuôn”, “Quam báo
khuôn”, “Quam măn”, “Sên hươn”,
“Hịt khoong”... (các bài cúng, bài mo).
(Xem tiếp trang 19)

số 1055

l

19.12.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 

Mais procurados (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnPham Long
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn (15)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
 

Mais de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 

Mais de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Bộ VHTTDL vừa có Quyết định giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 69 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/194422/12/2013) trong phạm vi cả nước. Theo đó, các phim được chọn chiếu trong Tuần phim gồm: “Năm ngày trong đời một vị tướng”, “Vũ điệu đam mê” (thể loại Phim truyện) do Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất; “Công thức thời bình”; “Nữ công binh” (phim Tài liệu) do Công ty TNHHMTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương M.Huệ sản xuất. Trong số này - Tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013 (Tr.2) - Khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (Tr.4) - Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt (Tr.6) - Tạo đất diễn cho nghệ thuật truyền thống (Tr.20) Số 1055 ngày 19/12/2013 Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm hỏi vận động viên Việt Nam dự SEA Games 27 Ảnh: Chí Thiện Tuần phim Kỷ niệm 69 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam Phát hành Thứ năm hằng tuần Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đến thăm các VĐV Việt Nam Chiều 10/12, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã tham dự Lễ thượng cờ của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 27 ở Làng vận động viên - Nay Pyi Taw, Myanmar. Ngay sau Lễ thượng cờ, Bộ trưởng đã tới thăm nơi ăn nghỉ của Đoàn vận động viên và nói chuyện với các vận động viên Việt Nam đang lưu trú tại Làng vận động viên. Bộ trưởng cũng nhắn nhủ các vận động viên rằng mỗi người phải tự ý thức được việc phải thi đấu vì màu cờ sắc áo, vì vinh dự của Tổ quốc. Bộ trưởng hy vọng Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ tiếp tục thi đấu tốt, gặt hái được nhiều thành công để tiến tới việc giành được thứ hạng cao tại sân chơi mang tầm quốc tế này. T.Hợp Bế mạc Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 Tối 14/12, tại TP. Hải Phòng đã diễn ra lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 và trao Cờ luân lưu tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt cho tỉnh Lâm Đồng. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Năm Du lịch quốc gia 2013 với 67 sự kiện quan trọng đã góp phần thúc đẩy du lịch liên vùng phát triển, thúc đẩy phát triển du lịch trong những năm tiếp theo, tạo điều kiện cho du khách đến với 11 tỉnh/thành trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. (Xem tiếp trang 3)
  • 2. quản lý nhà nước Tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013 Ngày 12/12, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013, tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: Lễ hội truyền thống là tài sản vô giá của dân tộc ta, chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá của hàng ngàn năm lịch sử. Do vậy không được làm mới, làm biến tướng các hoạt động lễ hội, làm mất đi cốt cách văn hoá truyền thống của lễ hội. Thứ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu lớn nhất của Hội nghị là việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách tham dự lễ hội, đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức tốt lễ hội, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng lễ hội. Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013 cho thấy, cùng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL các tỉnh/thành đã tích cực tham mưu cho UBND các tỉnh/thành tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội. Trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, kịp thời chấn chỉnh nhắc nhở, xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội, góp phần đưa hoạt động lễ hội đi vào nền nếp. Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp ý kiến bổ sung cho dự thảo Báo cáo đồng thời có những đề xuất kiến nghị từ chính thực tiễn địa phương, lễ hội trên địa bàn quản lý nhằm tìm ra, gợi mở những cách làm, phương pháp tổ chức hiệu quả, góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị của lễ hội. Đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội 2013, nhiều đại biểu cho rằng, thành công của mùa lễ hội 2013 có vai trò rất lớn của Ngành VHTTDL trong việc chỉ đạo tổ chức, thanh tra hoạt động lễ hội... đặc biệt là sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, công tác tuyên truyền được chú trọng đã nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu sự biến đổi của lễ hội để tìm ra cách ứng xử phù hợp, tránh sự áp đặt chung chung. Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, các ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của các đại biểu đã đánh giá những nét cơ bản của lễ hội 2013 với nhiều tiến bộ, chuẩn bị hành trang, tâm thế cho mùa lễ hội 2014. Thứ trưởng đề nghị các địa phương trong thời gian tới tiếp tục quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; các tỉnh/thành xác định rõ vai trò nòng cốt của ngành VHTTDL trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện, kết nối các ngành khác. Từ đó, các Sở VHTTDL tham mưu UBND tỉnh/thành ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội, kiện toàn Ban Tổ chức lễ hội (Ban Chỉ đạo nếu cần) đối với các lễ hội trên địa bàn, đặc biệt chú ý các vấn đề tồn tại vướng mắc, xử lý các “điểm nóng” trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, đảm bảo tổ chức tốt hơn năm 2013, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời dự báo tình hình tổ chức lễ hội năm 2014 tham mưu cho lãnh đạo UBND xử lý kịp thời. THTT Tổ chức kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du Ngày 03/12, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 10256/VPCP-KGVX về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015). Theo nội dung của Công văn, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) tại địa phương theo đúng quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP 2 số 1055 l 19.12.2013 ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài. Theo Dự thảo Kế hoạch Kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du do UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng, nhiều hoạt động sôi nổi sẽ được tổ chức trong dịp này, bao gồm các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều và Nguyễn Du; xây dựng phim tư liệu, phim truyện, các tác phẩm sân khấu, âm nhạc về thời đại Nguyễn Du, cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, trình diễn về bản sắc văn hóa Việt, thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du. Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Nguyễn Du tại Hà Tĩnh và một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh... T.Hợp
  • 3. quản lý nhà nước Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 triển khai các nhiệm vụ CCHC năm 2014 Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4307/QĐ-BVHTTDL ngày 09/12 về Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014. Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, đơn giản hoá thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản; rà soát thống kê, công bố công khai thủ tục hành chính kịp thời, đúng quy định. Kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đảm bảo sự quản lý điều hành thông suốt, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ và đơn vị có trình độ và năng lực, bản lĩnh chính trị và đạo đức để đáp ứng yêu cầu công việc và thực thi nhiệm vụ hiệu quả. Đẩy mạnh việc hiện đại hoá nền hành chính nhà nước qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành của Bộ và các đơn vị; thực hiện hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của Bộ và các đơn vị theo quy định. Các nhiệm vụ cải cách hành chính, bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức, bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước; Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính. Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014 của Bộ VHTTDL được ban hành kèm theo trong các phụ lục. Bộ VHTTDL giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cho các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ... Trung tâm công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính chung của Bộ; chủ trì xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ hàng năm; Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động cải cách hành chính của Bộ; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động quản lý, điều hành của Bộ. THTT Bế mạc Năm Du lịch quốc gia... Tuy nhiên việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch liên vùng chưa hiệu quả, sản phẩm du lịch nhiều nhưng chưa thực sự hấp dẫn, kinh phí dành cho quảng bá ít... Để khắc phục những khó khăn này, các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần tiếp tục liên kết chặt chẽ, tận dụng và phát huy ưu thế du lịch của từng địa phương, tăng cường xúc tiến, quảng bá điểm đến, từng bước tạo thương hiệu du lịch đồng bằng sông Hồng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm trong Năm Du lịch quốc gia; tạo điều kiện cho các tỉnh tiếp xúc với các dự án du lịch lớn trong nước và quốc tế. Các tỉnh/thành phát huy những tiềm năng trong thời gian qua để du lịch thực sự phát triển bền vững, tạo đà cho Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014 với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”. Thay mặt Ban Tổ chức, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng - Dương Anh Điền đánh giá những yếu tố đem đến thành công cho Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Theo đó, thành công của Năm Du lịch này bắt nguồn từ việc lựa chọn đúng chủ đề “Văn minh sông Hồng”. Các sản phẩm du lịch gắn liền với “Văn minh sông Hồng” đã tạo sự độc đáo, hấp dẫn, phong phú, khác biệt, thu hút sự tham gia của hàng triệu du khách và nhân dân địa phương. Năm Du lịch quốc gia 2013 cũng đã đề cao được tính nhân dân. Các hoạt động của Năm Du lịch dù có sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, diễn viên, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức du lịch chuyên nghiệp, song vẫn thể hiện rõ tính nhân dân, thực sự là sự kiện của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bên cạnh đó, thành công của Năm Du lịch là do công tác chỉ đạo, tổ chức, phối hợp, tuyên truyền được đặt đúng tầm, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, địa phương đăng cai là thành (Tiếp theo trang 1) phố Hải Phòng và các tỉnh/thành trong vùng đặc biệt quan tâm. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bằng sông Hồng, tiêu biểu là du lịch lễ hội, tâm linh, sinh thái, biển đảo được khai thác và phát huy giá trị. Các sản phẩm du lịch liên vùng được hình thành và tạo sự liên kết phát triển. Với Hải Phòng và khu vực đồng bằng sông Hồng, Năm Du lịch quốc gia tạo ra động lực phát triển mới cho du lịch trong khu vực, mở ra hướng đi mới cho liên kết phát triển du lịch của các tỉnh/thành trong vùng, phát huy tốt nhất lợi thế của vùng đất giàu văn hóa, với lịch sử lâu đời, nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, nhiều thế mạnh về du lịch biển đảo. Khách du lịch đến các tỉnh trên địa bàn thành phố tăng mạnh so với năm 2012. Tổng lượng khách ước đạt 35 triệu lượt người (tăng 15%), doanh thu đạt trên 35 nghìn tỷ đồng (tăng 16%). Huy Long số 1055 l 19.12.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN mới - Ngày 09/12/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4304/QĐBVHTTDL, thành lập Hội đồng thẩm định cấp Bộ nghiệm thu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Chủ tịch, ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm Phó Chủ tịch và 11 Ủy viên. - Tại Quyết định số 4307/QĐBVHTTDL ngày 09/12/2013, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4312/QĐ-BVHTTDL ngày 09/12/2013, chọn và công bố biểu trưng Logo) của Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. - Ngày 10/12/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4319/QĐBVHTTDL, giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL tổ chức đoàn nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại viên giới, hải đảo và đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nhân dịp Kỷ niệm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. - Tại Quyết định số 4339/QĐBVHTTDL ngày 12/12/2013, Bộ VHTTDL cho phép Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam mời nhạc trưởng Honna Tetsuji (người Nhật Bản), ca sĩ giọng baritone Zhong Hao (người Trung Quốc), ca sĩ giọng tenor Line Chien Chi (người Đài Loan), ca sĩ giọng alto No Soo Yun (người Hàn Quốc), ca sĩ giọng soprano Hà Phạm Thăng Long cùng Dàn hợp xướng: Quốc tế Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Hà Nội Freude, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đến tập luyện và biểu diễn chương trình Hòa nhạc “Beethoven No.9th”. Thời gian và địa điểm: ngày 26 và 27/12/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. THTT Khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình Ngày 10/12, tại Hà Nội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, tổng kết chiến dịch hưởng ứng ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tham dự. Đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trong khu vực về việc xây dựng chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và ký kết một số Hiệp ước, Công ước 4 số 1055 l 19.12.2013 quốc tế khác về quyền con người có liên quan đến bình đẳng giới. Ông Arthur Erken cho rằng, thời gian qua đã có rất nhiều chương trình, dự án, đề án can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình do các cơ quan của Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước triển khai trên phạm vi toàn quốc, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong phòng, chống bạo lực gia đình. Nhân dịp hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam 2013, Liên hợp quốc tại Việt Nam kêu gọi các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tiếp tục kết nối, điều phối và phối hợp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận và thống nhất ra mắt mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện với sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. Việc xây dựng mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam là một cơ chế điều phối quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam. Nhân dịp này, trình bày tổng kết chiến dịch hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2013, đại diện Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Chiến dịch được phát động từ Trung ương, khởi đầu từ Thủ đô Hà Nội và lan tỏa đến các tỉnh/thành như: Hải Dương, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện được tổ chức liên tiếp từ triển lãm, diễu hành đường phố, đối thoại chính sách, tọa đàm và các cuộc thi, đã thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân. Ước tính, khoảng 10.000 người, chủ yếu là thanh niên tham gia trực tiếp vào chiến dịch... H.yến
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Hội thảo “Nâng cao kỹ năng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” được tổ chức ngày 13/12, tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ Gia đình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực gia đình trẻ em và các cơ quan báo chí tham dự. Theo Phó Cục trưởng Cục Báo chí Vũ Thanh Sơn, năm 1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, là thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến tích cực; trẻ em đã được cải thiện đáng kể về thể chất, trí tuệ, được tạo điều kiện tốt hơn để hưởng các quyền cơ bản của mình… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức, đặc biệt đối với trẻ em trong các gia đình nghèo, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Tại Hội thảo, các đại biểu cùng nhau đánh giá những thành công, hạn chế trong công tác truyền thông về quyền trẻ em; trao đổi những sáng Nâng cao kỹ năng truyền thông về bảo vệ quyền trẻ em kiến, ý tưởng, kinh nghiệm, kỹ năng để làm tốt công tác này trên cơ sở tiếp cận quyền trẻ em; vấn đề đạo đức người làm báo khi tuyên truyền, phản ánh các vụ việc lên quan. Hội thảo cũng đánh giá hiệu quả phối hợp của các cơ quan truyền thông, báo chí với cơ quan chức năng nhằm tạo ra các chiến dịch, sự kiện truyền thông bảo vệ quyền trẻ em; vấn đề truyền thông với sự tham gia của chính các em và cộng đồng trong việc thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015. Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 có mục tiêu chung là tạo dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo lực; trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tạo cơ hội để trẻ em được tái hòa nhập và bình đẳng về cơ hội phát triển. Trưởng Ban Truyền thông Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Nguyễn Thị Lan Minh cho rằng: Trong thực tế cuộc sống nói chung và lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói riêng, các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng giữ một vị trí, vai trò quan trọng. Vì vậy, báo chí, truyền thông nên coi trọng các nhiệm vụ: Tuyên truyền quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực trẻ em; giám sát việc thực thi quyền trẻ em; cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ quyền trẻ em; tư vấn dịch vụ xã hội; hợp tác, chia sẻ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em. Cùng chung quan điểm trên, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình - Trần Hướng Dương chia sẻ: Tuyên truyền về bạo lực gia đình, về trẻ em là không đơn giản. Các nhà báo nên tuyên truyền có mức độ, vừa đảm bảo tính trung thực của báo chí vừa không làm ảnh hưởng đến đối tượng được tuyên truyền. Đặc biệt, trên tinh thần Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cùng với việc tuyên truyền về bạo lực gia đình, vi phạm quyền trẻ em, người làm truyền thông nên khai thác thêm ở các khía cạnh tốt đẹp trong các mối quan hệ giữa vợ và chồng, người cao tuổi và con cháu, cha mẹ và con cái… L.KHánH Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP. Theo đó, quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự phải có tài liệu hợp pháp chứng minh từ kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường; Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó. Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp chứng minh từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 1 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường. Thông tư cũng quy định, Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp như: Sản phẩm quảng (Xem tiếp trang 7) số 1055 l 19.12.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Ngày 10/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo giới thiệu “Tuần Văn hóa Du lịch 2013”. Theo Ban Tổ chức, “Tuần Văn hóa Du lịch 2013” bao gồm 03 sự kiện chính: Công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival hoa Đà Lạt lần thứ V. Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt đã được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức thống nhất với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”. Lễ khai mạc (công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt) được tổ chức kết hợp với chuỗi các sự kiện trong “Tuần Văn hóa Du lịch 2013”. Các hoạt động của chương trình sẽ được tổ chức xuyên suốt trong năm 2014 với sự tham gia của một Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt số đoàn nghệ thuật quốc tế, của các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh/thành trong nước. Qua đó khơi dậy, kết nối phát huy thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên - Lâm Đồng Đà Lạt để phát triển du lịch gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững… “Tuần Văn hoá Du lịch 2013” sẽ có thêm nhiều chương trình mới, đặc sắc như: Triển lãm Tour du lịch Tây Nguyên-Đà Lạt, Trưng bày “Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”... Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V, Ban Tổ chức sẽ giới thiệu tới du khách một số loài hoa độc đáo ở Đà Lạt như: Anh đào, Mimosa, Dã quỳ… Ban Tổ chức cũng công bố các chương trình chính gồm: Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch 2013; Triển lãm Hoa Đà Lạt và sinh vật cảnh; Đêm phố Hòa Bình; Carnaval Hoa Đà Lạt 2013; Triển lãm giới thiệu tour du lịch Tây Nguyên - Đà Lạt 2014; Đêm nghệ thuật Tây Nguyên; Đêm hội Đà Lạt 120 năm; Đêm hội tụ sắc hoa Đà Lạt. Các chương trình hưởng ứng: Đà Lạt - Những không gian hoa; Hội chợ Thương mại quốc tế Festival Hoa Đà Lạt 2013; Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội Đà Lạt 120 năm thành phố hoa; Trưng bày chuyên đề “Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”; Phiên chợ hoa Đà Lạt 2013; Diễn đàn kinh tế Đà Lạt - Lâm Đồng tiềm năng và cơ hội; Phố rượu vang và đặc sản Đà Lạt; Đêm hội Đà Lạt - Chào năm mới 2014... THTT Phê duyệt Kế hoạch tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện Ngày 12/12 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4344/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thư viện tỉnh/thành và thư viện các trường đại học. Theo đó, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thư viện tỉnh/thành và thư viện các trường đại học do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn thư viện tỉnh/thành và thư viện các trường đại học, cao đẳng nắm được định hướng, chính 6 số 1055 l 19.12.2013 sách phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước cũng như những vấn đề mới của hoạt động thư viện để vận dụng vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn trong thư viện. Mặt khác, năm 2014 trong lĩnh vực thư viện, Vụ Thư viện đã đề xuất nhiệm vụ đột phá là tập trung chỉ đạo các thư viện tỉnh/thành xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển bền vững các dịch vụ công cộng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Thông qua lớp tập huấn, các học viên sẽ được hướng dẫn cách thức tổ chức các dịch vụ trên như thế nào. Theo Kế hoạch, sẽ có 02 lớp tập huấn được triển khai, dự kiến mỗi lớp gồm 150 học viên. Cụ thể: 01 lớp dành cho cán bộ quản lý và chuyên môn thư viện tỉnh/thành và trung tâm thông tin thư viện các trường đại học khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên-Huế trở ra); 01 lớp dành cho cán bộ quản lý và chuyên môn thư viện tỉnh/thành và trung tâm thông tin thư viện các trường đại học khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Thời gian dự kiến 03 ngày/một lớp. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (dành cho khu vực phía Nam) từ ngày 15-17/12/2013; Tại Hà Nội (dành cho khu vực phía Bắc) từ ngày 23-25/12/2013. H.Quân
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Giao lưu đại biểu Cựu chiến binh và Công đoàn Bộ VHTTDL Sáng 13/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ và Công đoàn Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ôn lại truyền thống hào hùng vẻ vang của Quân đội ta trong những chặng đường lịch sử. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tới dự. Cùng dự buổi gặp mặt có đại diện Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Công đoàn viên chức Việt Nam; Trung đoàn 58 - đơn vị kết nghĩa với Công đoàn Bộ VHTTDL; các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, lãnh đạo Chi hội Cựu chiến binh trực thuộc hội Cựu chiến binh Bộ VHTTDL thay mặt cho hơn 350 hội viên Cựu chiến binh cùng các đồng chí là cựu chiến binh, cựu quân nhân tham gia công tác công đoàn ở các đơn vị trực thuộc Bộ. Thành lập ngày 22/4/2009, Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ VHTTDL là một tổ chức chính trị-xã hội, tập hợp những hội viên là những cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu qua các thời kỳ chiến tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc và nhiều cán bộ, chiến sĩ đã có nhiều cống hiến trong quân ngũ, được cấp trên khen tặng vì có những thành tích xuất sắc. Về công tác trong môi trường cơ quan Bộ VHTTDL, dù ở mỗi đơn vị với các cương vị rất khác nhau, nhưng hầu hết các cựu chiến binh, cựu quân nhân vẫn luôn sống và làm việc với phẩm chất, tư cách và bản lĩnh của người lính cách mạng; vẫn luôn hăng hái đi đầu, nêu cao bản chất và truyền thống tốt đẹp “Anh bộ đội Cụ Hồ” đã và đang nỗ lực vươn lên, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vị chính trị của đơn vị, của ngành và của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Tại buổi giao lưu, các đồng chí cán bộ lãnh đạo, cựu chiến binh đã tham gia giao lưu biểu diễn các tiết mục văn nghệ, các bài hát ca ngợi về Đảng, về Bác Hồ, về truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. T.Hợp Hội thảo “Không gian văn hóa đình làng - vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản” Sáng 10/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Không gian văn hóa đình làng - vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã tới dự. Đình làng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống văn hóa người Việt xưa và nay; nhân tố cố kết cộng đồng làng, trung tâm sinh hoạt văn hóa, một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. Có thể nói, đình làng là bảo tàng sống về văn hóa làng của người Việt truyền thống, nơi nhận diện một cách sống động mô hình chính trị đặc thù với tính chất tự trị dân chủ làng xã, một thiết chế văn hóa tín ngưỡng tổng hợp, một không gian văn hóa tiêu biểu trong đó có những giá trị đặc sắc về nghệ thuật tạo hình, biểu diễn. Tuy nhiên, hiện nay làng xã Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc bộ có nhiều thay đổi, xu hướng đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh chóng, các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc dần mai một, vai trò và diện mạo của đình làng cũng vì thế giảm đi đáng kể trong đời sống cộng đồng dân cư. Tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản đình làng, trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản đình làng phải là công việc của tất cả cộng đồng, đặc biệt là người dân gắn bó với thiết chế văn hóa đặc thù này. Bên cạnh đó, các nhà quản lý văn hóa phải có những chính sách, quy định, quy chế phù hợp và kịp thời hơn nữa trong việc bảo tồn phát huy di sản đình làng. M.H Quy định chi tiết và hướng dẫn... cáo có nội dung liên quan đến việc cấm quảng cáo; hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Quảng cáo; sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp pháp; có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo... Đồng thời, Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không thẩm định các sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện logo, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định thành lập. (Tiếp theo trang 5) Thanh tra Bộ VHTTDL có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2014. H.Quân số 1055 l 19.12.2013 7
  • 8. Sự kiện vấn đề Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003-2013) Sáng 11/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Khai mạc Triển lãm 10 Điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003-2013). Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tới dự và cắt băng khai mạc Triển lãm. Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003-2013) thu hút đông đảo các nhà điêu khắc trên toàn quốc tham gia, với 675 tác phẩm của 352 tác giả. Hội đồng Nghệ thuật đã tuyển lựa được 286 tác phẩm của 230 tác giả vào trưng bày trong Triển lãm. Có 21 tác phẩm xuất sắc nhất được Hội đồng Nghệ thuật chọn trao giải thưởng gồm 02 giải Nhì, 04 giải Ba, 15 giải Khuyến khích. Các tác phẩm điêu khắc được đánh giá là có sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ điêu khắc, hình thức biểu đạt và kỹ thuật thể hiện tác phẩm; phong phú về tư duy sáng tác, ngôn ngữ tạo hình với nhiều phong cách như hiện thực, trừu tượng, biểu hiện...; đa dạng về chất liệu với nhiều tìm tòi thể nghiệm, kết hợp giữa điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt... Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định, Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 là sự kiện văn hoá quan trọng của giới Mỹ thuật Việt Nam nhằm tổng kết và giới thiệu sự sáng tạo, phát triển của nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam trong 10 năm qua. Kể từ Triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ nhất năm 1973, mỗi kỳ Triển lãm đều để lại những dấu ấn về sự phát triển của nghệ thuật Điêu khắc, sự khẳng định của một thế hệ tác giả, các nhà điêu khắc Việt Nam. Ngoài những tác phẩm trưng bày trong Triển lãm, 10 năm qua, nhiều công trình tượng đài, nhiều tác phẩm điêu khắc ngoài trời đã được xây dựng tạo nên môi trường thẩm mỹ, góp phần tích cực làm đẹp và phong phú môi trường sống cho nhân dân. Một thế hệ nhà điêu khắc đang trưởng thành và đầy hứa hẹn với những tư duy sáng tạo mới, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và xu hướng toàn cầu hóa. MinH Huệ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng năm mới với khẩu hiệu: “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, mừng Thủ đô đổi mới”. Thành phố Hà Nội kêu gọi toàn dân tham gia xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch - văn minh, tích cực thực hiện nếp sống văn minh, giữ vững kỷ cương, an ninh trật tự trên địa bàn với tinh thần vui tươi, lành mạnh, thực hiện phương châm mọi người, mọi nhà đều có Tết; quan tâm đặc biệt gia đình chính sách, người lang thang, cơ nhỡ. Đón mừng Xuân, Thủ đô Hà Nội sẽ trang trí, cổ động trên địa bàn toàn thành phố kết hợp với hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là các trục đường chính, khu đông dân cư, đầu mối giao thông ra vào thành phố, công viên, vườn hoa, công trình kiến trúc lớn, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Quảng trường Ba Đình; khu vực trung tâm Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và các quận, huyện, thị xã. Dịp Tết Dương lịch 2014, Thành 8 số 1055 l 19.12.2013 phố sẽ tổ chức chương trình ca nhạc tạp kỹ quy mô lớn tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào tối 31/12; tổ chức liên hoan đồng ca hợp xướng ở 29 quận, huyện… Dịp Tết Âm lịch và Kỷ niệm 84 năm Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội sẽ đón Giao thừa bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc tại khu vực Quảng trường Nhà hát Lớn và đền Bà Kiệu; tổ chức Hội báo Xuân Giáp Ngọ, triển lãm sách báo, chiếu phim tại các rạp; phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hoạt động “Xuân quê hương”, giao lưu với kiều bào ta ở nước ngoài về quê ăn Tết. Trong dịp này, Hà Nội tổ chức gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn; các tổng biên tập, phóng viên cơ quan báo chí và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Thành phố chỉ đạo các quận, huyện tổ chức các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn nghệ thuật tại các khu vực ngoại thành, vùng khó khăn; tổ chức các trò chơi dân gian, trưng bày giới thiệu lịch sử truyền thống, mở cửa các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng và kháng chiến phục vụ nhân dân. Hà Nội tập trung chỉ đạo quản lý tốt các lễ hội như: Gò Đống Đa, Đền Cổ Loa, Chùa Hương, Đền Sóc, Đền Hai Bà Trưng, Chùa Thầy, chùa Tây Phương, Chùa Bối Khê, Chùa Trăm Gian, chùa Đậu, Đền Hát Môn, Đền Phù Đổng. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao sẽ được tổ chức rộng khắp trên địa bàn các quận, huyện, thị xã… Thành phố chỉ đạo các ban, ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự, nếp sống văn minh đô thị, nhất là chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh văn hóa phẩm, chỉnh trang đô thị, quản lý ăn xin, người tâm thần lang thang, tình trạng chèo kéo khách du lịch, chống mại dâm trên địa bàn thành phố trong dịp Tết. yến nHi
  • 9. Sự kiện vấn đề Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình Ngày 10/12/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 2411/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000. Mục tiêu của việc điều chỉnh này nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc ổn định lâu dài cho các cơ quan Trung ương, hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan toàn Khu trung tâm chính trị Ba Đình. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy mô lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng Khu trung tâm chính trị Ba Đình là 134,5ha. Bên cạnh đó, bảo tồn, tôn vinh các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc đô thị. Quy mô lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng là 134,5ha (theo Quyết định 543/QĐ-TTg ngày 08/7/2002 là 105ha) được giới hạn bởi: Phía Bắc là phố Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, hồ Tây, đường Hoàng Hoa Thám; phía Nam là đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học và Sơn Tây; phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương; phía Tây là đường Ngọc Hà. Theo Quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ di chuyển đến địa điểm mới theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được duyệt. Quy hoạch lại khu Bộ Tư pháp và toàn bộ khu H6 (giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) thành tổ hợp khách sạn, dịch vụ, hội nghị chung cho các cơ quan tại khu Trung tâm chính trị Ba Đình. Cơ sở vật chất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển cho các cơ quan bảo vệ thuộc Bộ Tư lệnh Lăng và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Với khu dân cư phía Bắc Văn phòng Chính phủ, di dời toàn bộ các hộ dân để mở rộng hoàn thiện không gian công viên ven Hồ Tây và khai thác không gian ngầm làm khu dịch vụ và đỗ xe chung; còn với khu tập thể Bảo tàng Hồ Chí Minh, di dời các hộ dân nhằm hoàn thiện không gian cho các cơ quan Chính phủ và Chủ tịch Nước; đối với khu tập thể Bộ Công an, di dời toàn bộ các hộ dân. Bên cạnh đó, di dời toàn bộ các hộ dân cư khu tập thể Trung đoàn 275 (thuộc Bộ Tư lệnh Lăng); di dời các hộ dân cư đang ở xen trong các biệt thự tại số 4, số 6 Hoàng Diệu, ngõ Nguyễn Cảnh Chân; giải tỏa khu nhà phía Nam thảm cỏ Quảng trường Ba Đình đến khu vực khác phù hợp quy hoạch của Thành phố. Theo Quyết định này, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được quy hoạch bảo tồn thành Công viên văn hóa lịch sử trong quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nhằm phát huy tối đa các giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc. Cũng theo Quyết định, sẽ điều chỉnh mạng lưới đường tại khu vực này. Cụ thể, đường Độc Lập mở rộng về phía ô cỏ Quảng trường lên quy mô mặt cắt 30 m. Bổ sung nhánh nối thông với đường Bà Huyện Thanh Quan, tổ chức nút giao thông Điện Biên Phủ, Độc Lập, Chu Văn An. Tổ chức các tuyến đi bộ phục vụ khách tham quan Lăng Bác đoạn phố Chùa Một Cột và đoạn đầu phố Hùng Vương-Lê Hồng Phong, có lộ trình kế hoạch chuyển một số tuyến đường thành tuyến phố đi bộ: Chùa Một Cột, một đoạn phố Ông Ích Khiêm, đường Điện Biên Phủ (từ nút giao với đường Trần Phú đến nút giao với đường Tôn Thất Đàm). THế Hùng Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Huế Ngày 11/12, tại thành phố Huế đã diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề ảnh Di sản Việt Nam do Ban Tổ chức giải thưởng ảnh Di sản Việt Nam VietNam Heritage Photo Awards 2013 phối hợp với nhà tài trợ chính Canon tại Việt Nam tổ chức. Đây là cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam lần II - VietNam Heritage Photo Awards 2013 do tạp chí VietNam Heritage và Hội Di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phát động vào tháng 6/2013. Cuộc thi đã nhận được 6.016 tác phẩm ảnh về đề tài di sản từ 339 tác giả dự thi, gấp đôi so với cuộc thi lần thứ nhất; bao gồm các nội dung: Di sản thiên nhiên; di sản văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…); di sản văn hóa phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo...). Cuộc thi là cơ hội dành cho các nhiếp ảnh gia thể hiện tình cảm và niềm tự hào đối với quê hương, chia sẻ những cảm xúc, những khoảnh khắc giá trị về vẻ đẹp di sản văn hóa Việt Nam. Một số ảnh đẹp thu hút sự chú ý của người xem như “Biển và con người” của Nguyễn Xuân Hữu Tâm, thành phố Huế; “Đi chợ về” của Nguyễn Văn Đông, Hà Nội... Thành phố Huế lần này là điểm triển lãm thứ 14 giới thiệu những tác phẩm xuất sắc nhất từ cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam -VietNam Heritage Photo Awards 2013 đến công chúng. Quốc ViệT số 1055 l 19.12.2013 9
  • 10. Sự kiện vấn đề Ngày 14/12 trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 54 năm Ngày Thành lập Trường (14/12/1959-14/12/2013) và 52 năm Ngày Bác Hồ về thăm Trường (14/12/1961-14/12/2013). Trường đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, tiền thân là trường Trung cấp Thể dục thể thao Trung ương, được thành lập ngày 25/9/1959. Ngày 14/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Trường. Đây là một vinh dự, là sự kiện vô cùng đặc biệt đối với nhà trường, từ đó đến nay, ngày 14/12 hàng năm đã trở thành “Ngày hội truyền thống” của Trường đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Trải qua 54 năm phát triển, Trường có hơn 300 cán bộ, giảng viên, trong đó có 02 Nhà giáo ưu tú, 02 Giáo sư, 05 Phó Giáo sư, 42 Tiến sĩ, 125 Thạc sĩ và 130 Cử nhân. Hiện nay Nhà trường đang tiếp tục cử các Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức Lễ Kỷ niệm 54 năm Ngày Thành lập cán bộ giảng dạy tham gia học Cao học, Nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước... Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, trong 54 năm qua, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã từng bước xác lập được vai trò đầu tàu, nòng cốt là một trong những cơ sở đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học thể dục thể thao có quy mô và chất lượng hàng đầu cả nước. Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên và vận động viên của Nhà trường đã không ngừng phấn đấu, thi đua để phát huy truyền thống vẻ vang, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà, xứng đáng với những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước đã trao tặng. Trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ, giáo viên, công nhân viên, huấn luyện viên, học sinh sinh viên, vận động viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh sẽ đoàn kết một lòng, phát huy trí tuệ tập thể, cùng nhau tìm tòi và triển khai được những giải pháp đột phá có tính chất quyết định, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng đào tạo, phấn đấu trong thời gian ngắn nhất, để Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh trở thành một “Cơ sở đào tạo chất lượng cao” của ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước nói chung và ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng”. Tại buổi lễ, các cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc đã nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh T.Hợp Bắc Ninh. TP. Đà Nẵng hợp tác với tỉnh Quảng Đông (TQ) phát triển du lịch doanh... qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội giữa hai địa phương. Để đón đầu và thu hút nguồn khách Trung Quốc đến Đà Nẵng nói riêng và du khách quốc tế nói chung, thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến quảng bá phát động thị trường như: tham gia Hội chợ du lịch Thượng Hải, Hội chợ du lịch quốc tế Quảng Châu, xúc tiến mở đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Quảng Châu 2 chuyến/tuần, xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Trung Quốc, tổ chức mời đoàn Famtrip Trung Quốc đến để khảo sát sản phẩm du lịch, phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng gói sản phẩm du lịch cho khách Trung Quốc... Bên cạnh đó, điểm đến du lịch ngày càng được đầu tư thành các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn phục vụ du khách như Khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ với hệ thống cáp treo đạt hai kỷ lục thế giới; Khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park; Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn; Bán đảo Sơn Trà... V.Sơn Ngày 13/12, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác du lịch giữa Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; ông Chiêu Ngọc Phương, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông cùng 17 doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Đông và 50 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và thành phố Đà Nẵng. Nhân dịp này, hai địa phương đã có cuộc Hội thảo xúc tiến du lịch giữa Việt Nam (thành phố Đà Nẵng)-Trung Quốc (tỉnh Quảng Đông) nhằm giới thiệu về tiềm năng du lịch tỉnh Quảng ĐôngTrung Quốc; tình hình và những chính sách du lịch Việt Nam; giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch Đà Nẵng. Hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận về tình hình du lịch Đà Nẵng, tiềm năng 10 số 1055 l 19.12.2013 hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố và các kiến nghị đề xuất phù hợp trong thời gian tới nhằm tăng cường hoạt động du lịch hai địa phương, cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch trao đổi sản phẩm, hợp tác đầu tư, khảo sát sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách khi đến Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung. Thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Trung đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác và phát triển du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Đông nói riêng với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực trên các phương diện chính là hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; xúc tiến mở đường bay trực tiếp, tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp hai bên hoạt động kinh
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Quảng bá tiềm năng du lịch hang động của Quảng Bình Tiềm năng du lịch hang động tỉnh Quảng Bình, nơi được mệnh danh là “Vương quốc hang động” được UBND tỉnh Quảng Bình giới thiệu, quảng bá tại Hà Nội chiều 13/12 nhằm thu hút khách du lịch Thủ đô đến với mảnh đất miền Trung. Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới nổi trội với nhiều tiêu chí về địa chất, địa mạo. Vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng với hệ thống địa mạo được hình thành trên 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng hơn 300 hang động lớn nhỏ, trong đó phải kể tới động Sơn Đoòng, động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Én, hang Tốt, hang Thạch Thủy, hang Tú Làn… Hiện các tour du lịch thăm hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng đang phát triển mạnh, hấp dẫn khách trong nước và quốc tế. Trong đó tuyến du lịch khám phá hang Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới, được đông đảo du khách ưa chuộng. Cảnh quan thiên nhiên Quảng Bình cũng là một lợi thế ít địa phương nào có được. Đó là các bãi tắm Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, Đá Nhảy. Quảng Bình còn có suối nước khoáng nóng Bang, nguồn nước khoáng duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun lên tới 105 độ C, khu du lịch nguyên sinh suối nước Mọc. Đặc biệt, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê hương Lệ Thủy và nơi yên nghỉ của Đại tướng tại huyện Bố Trạch đang là điểm đến thu hút đông đảo đồng bào cả nước tới tưởng nhớ Đại tướng. Năm 2013, Quảng Bình đón 1,2 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan; năm 2014 dự kiến đón 1,4 triệu lượt khách. Để thu hút du khách, tỉnh Quảng Bình xây dựng cơ chế thu hút đầu tư du lịch, xã hội hóa trong quản lý, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch và cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian và thị trường du lịch để thu hút khách… Đức Kiên Tăng cường hợp tác về Thể dục thể thao giữa Ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam Ủy ban Olympic quốc gia Áo Chiều ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam và ông Karl Stoss, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Áo đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về Thể dục thể thao giữa Ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam Ủy ban Olympic quốc gia Áo. Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam Ủy ban Olympic quốc gia Áo nhằm góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác song phương giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Áo nói chung, mối quan hệ hợp tác về thể dục thể thao và phong trào Olympic nói riêng; đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi trong Hiến chương Olympic và Luật pháp của hai nước. Trong thời gian tới hai bên sẽ tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao song phương, chuẩn bị lực lượng vận động viên, thành lập các quỹ và quảng bá thể thao; đồng thời phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi trong nghiên cứu khoa học và quảng bá về phong trào thể dục thể thao, bao gồm trao đổi thông tin ở tất cả các môn thể thao và phong trào Olympic. Trước đó, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đã có buổi tiếp thân mật ông Karl Stoss, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Áo. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, Việt Nam và Áo đã có quan hệ hợp tác tốt đẹp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Thể thao và phong trào Olympic. Cộng hòa Áo không chỉ là một quốc gia nổi tiếng bởi nhiều nét đặc trưng văn hóa truyền thống tốt đẹp mà còn có phong trào thể thao và Olympic phát triển mạnh trên thế giới. Trong nhiều năm qua, hai nước có trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo, cán bộ quản lý, vận động viên, huấn luyện viên nhằm học tập lẫn nhau về kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực thể thao, phong trào Olympic và tham dự các giải đấu quốc tế được tổ chức ở mỗi nước. Các hoạt động này đã góp phần tăng cường tình hữu nghị truyền thống, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Áo. Bộ trưởng khẳng định, việc hai nước ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về Thể dục thể thao rất có ý nghĩa trong việc nâng cao quan hệ hợp tác về thể thao và phong trào Olympic của hai nước lên một tầm cao mới. Đồng thời, góp phần tuyên truyền ý nghĩa tốt đẹp của tinh thần thể thao cao thượng và những giá trị cao cả của phong trào Olympic quốc tế. Bộ trưởng mong rằng, với sự tin tưởng, ủng hộ lẫn nhau, sự hợp tác toàn diện và hiệu quả, phong trào thể thao và Olympic của hai nước sẽ phá triển mạnh và đạt được nhiều thành tích tốt đẹp tại các sự kiện thể thao quốc tế lớn như Olympic trong thời gian tới. Đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là lĩnh vực thể dục thể thao. Ông Karl Stoss, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Áo hy vọng rằng việc ký kết bản ghi nhớ giữa Ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam Ủy ban Olympic quốc gia Áo sẽ góp phần mở ra thời kỳ mới trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Nhân dịp này, ông Karl Stoss đã chuyển tới Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thư của Học viện Âm nhạc quốc gia Áo mời sinh viên Việt Nam sang giao lưu, học tập tại Trường. T.Hợp số 1055 l 19.12.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Festival Huế lần thứ 8/2014: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” Ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa ThiênHuế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế lần thứ 8-2014 cho biết: Festival Huế lần thứ 8-2014 sẽ diễn ra từ 12/420/4/2014 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Festival Huế lần thứ 8 - 2014 có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế, gắn với các sự kiện lịch sử văn hóa của Huế, các sự kiện văn hóa chính trị quốc gia; kết hợp các hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, có tính cộng đồng cao, mới lạ, hấp dẫn; tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế với những đặc trưng đã được tạo dựng và đánh giá cao qua các kỳ Festival. Trong thời gian diễn ra Festival Huế 2014, tại Thừa Thiên-Huế cũng sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng về Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN; Hội nghị 10+3 giữa Bộ trưởng Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN với 3 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo Ban Tổ chức, Festival Huế - 2014 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình độc đáo cùng các hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng diễn ra liên tục trong 9 ngày đêm với một lực lượng lớn diễn viên và công chúng. Du khách được tham dự các cuộc triển lãm, trưng bày nghệ thuật thả diều Huế, các hoạt động nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc - mỹ thuật đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ thương mại quốc tế, hoạt động thể thao, ẩm thực, tour du lịch… Ban Tổ chức Festival Huế 2014 cũng dự kiến lượng du khách đến Huế trong dịp này khoảng 200.000 lượt người, trong đó có trên 50% là khách quốc tế về tham dự Festival. Trên 500 cơ sở lưu trú của Huế với khả năng đáp ứng khoảng 20.000 khách cùng lúc đã sẵn sàng đón khách. Với tinh thần, người dân và du khách là chủ thể của các kỳ Festival, người dân được hưởng lợi từ các Festival, Thừa Thiên-Huế tin tưởng Festival Huế lần thứ 8-2014 sẽ thành công như mong đợi. Festival Huế tiếp tục là nơi quy tụ, gặp gỡ của nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc đại diện cho nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới - Điểm hẹn của di sản văn hóa và nghệ thuật đương đại Huế, Việt Nam và nhiều nền văn hóa khác. Hải pHong Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội vượt ngưỡng 2,5 triệu Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, khách quốc tế đến Hà Nội năm 2013 đạt 2,58 triệu lượt người; tăng 12,2% so với năm trước. Đáng nói là, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh tới ngành du lịch nhưng lượng khách quốc tế đến Hà Nội vẫn đạt mức tăng cao. Trong đó một số thị trường trọng điểm có lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội cao như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp… Hình ảnh và vị thế của du lịch Hà Nội đã được tăng cường trong khu vực và quốc tế, khẳng định là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu khu vực. Cùng với công tác quảng bá tại chỗ với các hội nghị quốc tế lớn, các hội chợ du lịch quốc tế… được tổ chức tại Hà Nội, Thành phố cũng đẩy mạnh xúc tiến du lịch tại những quốc gia lớn trên thế giới. Hà Nội cũng tích cực xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cấp hạ tầng du lịch, cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút du khách. Năm 2013, Hà Nội được tạp chí Smart Travel Asia bình chọn là một trong 10 điểm đến du lịch, nghỉ ngơi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu Châu Á. Mới đây, độc giả website du lịch danh tiếng TripAdvisor đã bình chọn Hà Nội xếp thứ 8 trong tổng số 10 điểm du lịch đang lên của thế giới. Nếu tính trong khu vực Châu Á, Hà Nội chỉ xếp thứ 3 sau Kathmandu (Nepal) và Sapporo (Nhật Bản). Khách nội địa đến Hà Nội năm 2013 cũng đạt ấn tượng tốt với 14 triệu lượt người, tăng 11,3% so với năm trước. Trần nguyện Triển lãm “Biển đảo Việt Nam” và “Bình Thuận xanh” Ngày 09/12, tại Trường Trung học Cơ sở Trưng Vương (thành phố Phan Thiết), Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Thuận phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức Triển lãm ảnh “Biển đảo Việt Nam” và “Bình Thuận xanh”. Triển lãm nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên và học 12 số 1055 l 19.12.2013 sinh về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Triển lãm trưng bày 70 bức ảnh khổ lớn, gồm: 40 tấm ảnh về biển, đảo, 4 tấm bản đồ cổ về Hoàng Sa và Trường Sa và 30 tấm ảnh nghệ thuật Bình Thuận. Triển lãm được trưng bày theo các nội dung chính: Giới thiệu một số tư liệu về chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, Hoàng Sa; thể hiện cuộc sống nơi biên giới, hải đảo của đồng bào, chiến sĩ; giới thiệu những hoạt động khai thác tiềm năng kinh tế biển như đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí… Các tác phẩm (Xem tiếp trang 14)
  • 13. Sự kiện vấn đề Thừa Thiên-Huế: Tuần lễ vàng du lịch di sản dịp cuối năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hiệp hội Du lịch và Hiệp hội Khách sạn tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa công bố tổ chức Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế dịp cuối năm nhằm kích cầu và thu hút khách du lịch đến Huế. “Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế” đợt 3 nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2013; Kỷ niệm 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của Nhân loại; Kỷ niệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và đón chào năm mới 2014. Thời gian diễn ra Tuần lễ vàng từ 24/12 đến 30/12. Trong Tuần lễ vàng, khách đến tham quan Cố đô Huế được hưởng các ưu đãi như mua vé tham quan cả ba điểm (Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng) du khách sẽ được miễn vé tham quan các điểm di tích còn lại (bao gồm: lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); Giảm 20% giá vé cho các đoàn tham quan các điểm di tích từ 10 người trở lên (mua 10 vé được giảm 2 vé); Giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường vào các suất ban ngày và buổi tối. Các hình thức khuyến khích tham quan như miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20 khách trở lên; Miễn vé tham quan di tích cho các đoàn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh (có giấy giới thiệu của các trường); Giảm 50% giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quan khu vực Hoàng Cung... Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng sẽ tặng quà đặc biệt cho du khách thứ 2 triệu, du khách thứ 1.999.900 và du khách thứ 2.000.100 khi đến thăm di tích Huế trong năm 2013; Tặng quà cho 3 công ty lữ hành đưa khách đến di tích Huế nhiều nhất trong năm 2013... H.Quân Hơn 3.000 du khách tàu biển Celebrity millennium đến Việt Nam Ngày 13/12, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã đón và phục vụ tàu biển cao cấp Celebrity Millennium (thuộc Hãng tàu biển Royal Caribbean Cruise Lines, Mỹ) với hơn 3.000 du khách và thuyền viên đa số mang quốc tịch Mỹ, Canada, Australia… đến Việt Nam theo hải trình xuyên Việt đi thành phố Hồ Chí Minh -Huế-Hạ Long trong 6 ngày. Sau khi cập cảng Tân Cảng Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu), đoàn khách sẽ tham gia các hành trình khám phá thành phố Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho. Bên cạnh các điểm tham quan nổi tiếng, đoàn khách còn có dịp thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn như xem múa rối nước, mua sắm tại chợ Bến Thành, đi đò đến xã Tân Thạnh tham quan xưởng kẹo dừa, ghé trại nuôi ong thưởng thức trà mật ong và trái cây miệt vườn… Cũng theo Saigontourist đến ngày 14/12, tàu biển Celebrity Millennium sẽ rời Vũng Tàu đến cảng Chân Mây-Huế vào ngày 16/12 để tiếp tục hành trình tham quan cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn… Tiếp đó, ngày 17/12, tàu sẽ tham quan Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Hải Phòng. Ngày 18/12, tàu rời Hạ Long, kết thúc chuyến hải trình tại Việt Nam và tiếp tục quay trở lại Việt Nam vào ngày 24/12 theo hải trình Hạ Long - Huế - thành phố Hồ Chí Minh trong 6 ngày. Tàu biển cao cấp Celebrity Millennium với sức chứa hơn 2.000 khách là một trong những tàu biển cao cấp hàng đầu thế giới với rất nhiều tiện nghi bậc nhất như: nhà hàng, quầy bar và rạp chiếu phim hiện đại, nhà hát sang trọng, trung tâm spa thư giãn… Sự kiện tàu biển Celebrity Millennium liên tục có các chuyến hành trình đến Việt Nam cho thấy Việt Nam đang là địa chỉ quen thuộc, tin cậy của dòng khách du lịch cao cấp từ thị trường Mỹ, Cannada. H.Hiệp Khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Phú Thọ lần thứ Vii năm 2013 Hướng tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII, tối 14/12, tại Nhà luyện tập và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Phú Thọ lần thứ VII, năm 2013. Tại Lễ khai mạc, tỉnh Phú Thọ đã huy động gần 4.000 người tham gia, trong đó lực lượng tham gia diễu hành là 941 người. Đại hội TDTT tỉnh Phú Thọ lần thứ VII diễn ra từ ngày 08/10/2013 đến hết ngày 18/12/2013 với sự tham gia của 845 VĐV đến từ 17 đơn vị: 13 huyện, thành, thị; Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh, Công an tỉnh và Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Chương trình thi đấu Đại hội TDTT toàn tỉnh gồm 12 môn: Bóng đá nam, Bóng chuyền nam, Quần vợt (nam, nữ), Vật dân tộc (nam), Chạy việt dã (nam, nữ), Cầu lông (nam, nữ), Bóng bàn (nam, nữ), Điền kinh trong sân (nam, nữ), Cờ vua (nam, nữ), Bắn nỏ (nam, nữ), Cờ tướng (nam), Kéo co (nam, nữ). Trong đó 5 môn đã thi đấu trước kỳ khai mạc Đại hội là: Bóng đá nam, Bóng chuyền (nam), Quần vợt (nam, nữ), Vật dân tộc (nam), Chạy việt dã (nam, nữ). Qua 5 môn thi đấu đã thể hiện rõ sự chu đáo, chặt chẽ trong công tác tổ chức, số môn thi đấu và số lượng vận động viên tham gia nhiều hơn năm so với Đại hội VI. QuácH THỊ SinH số 1055 l 19.12.2013 13
  • 14. Sự kiện vấn đề Đồng Nai: Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2013-2020 UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt Chương trình hành động phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2013-2020. Mục tiêu đến năm 2015, ngành du lịch tỉnh Đồng Nai sẽ thu hút khoảng 3,2 triệu lượt khách, trong đó 70.000 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt khoảng 900-1.000 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu thu hút 3,2 triệu lượt khách vào năm 2015, hiện ngành du lịch địa phương đang tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo, nâng cao chất lượng các điểm tham quan, trong đó chú trọng các điểm tham quan thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Bảo tàng Đồng Nai, danh thắng quốc gia núi Chứa Chan - chùa Gia Lào, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh... Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các dự án du lịch có quy mô lớn sớm được triển khai như: Dự án khu du lịch Bửu Long, dự án khu du lịch và đô thị Sơn Tiên, dự án đầu tư du lịch sinh thái tại xã Long Tân (Nhơn Trạch)… đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để sớm đi vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong đó, tỉnh Đồng Nai cũng chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thế mạnh về tài nguyên du lịch của địa phương. Đối với phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, Đồng Nai đang tập trung đầu tư xây dựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu), điểm du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng (huyện Định Quán), Suối Mơ (huyện Tân Phú) trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh gắn kết với các hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Tân Phú) để tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương. Đối với loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, hiện tỉnh Đồng Nai đang thực hiện nâng cấp lễ hội mừng lúa mới (Lễ hội Sayangva) của đồng bào dân tộc Chơro thành lễ hội cấp tỉnh; hoàn thành kế hoạch trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, đã được xếp hạng như: nhà lao Tân Hiệp, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Long Thiền… để đưa vào các tuyến, điểm tham quan du lịch. cTV Quý ii/2014, hoàn thành tu bổ Chùa một Cột - Diên Hựu Theo UBND quận Ba Đình (Hà Nội): Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Một Cột - Diên Hựu đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Quận đang khẩn trương thực hiện các công việc tiếp theo để tiến hành tu tổ, tôn tạo đảm bảo hết quý I đầu quý II năm 2014, công trình được hoàn thành phục vụ nhân dân và du khách tới tham quan, chiêm bái. Tổng đầu tư dự án 18,625 tỷ đồng; trong đó phần xây lắp 13,921 tỷ đồng, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa. Dự án sẽ xây dựng mới hai hạng mục là nhà Tăng và am hóa vàng với hình thức kiến trúc truyền thống, phù hợp với cảnh quan chung. Với chủ trương tu bổ, tôn tạo đồng bộ; quận Ba Đình sẽ tu bổ lại Liên hoa đài và hồ Linh Chiểu; tòa Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, Tam quan với hình thức kiến trúc như nguyên trạng; hạ giải, làm mới hệ thống móng, tường bao, thay thế các cấu kiện gỗ đã mục hỏng, lợp lại ngói mũi hài, hoàn chỉnh nội thất trong chùa. Đồng thời, tu bổ lan can quanh khu tháp mộ, xây mới hệ thống tường bao bảo vệ di tích, thay gạch lát sân… Riêng Tam Bảo và nhà Mẫu, nhà Tổ sẽ hạ giải toàn bộ, loại bỏ phần cơi nới, dựng nhà bao che phục vụ tu bổ. Liên hoa đài cũng hạ giải mái ngói và hoành rui, thay thế những cấu kiện gỗ bị hư Triển lãm “Biển đảo Việt Nam... nhiếp ảnh trưng bày tại Triển lãm còn phản ánh cuộc sống, sự phát triển của đảo Phú Quý cũng như những đổi thay của Bình Thuận hôm nay. Thông qua Triển lãm, các thầy cô giáo và học sinh có dịp tìm hiểu thêm về biển, đảo Việt Nam; từ đó nâng cao nhận thức về mục tiêu bảo vệ 14 số 1055 l 19.12.2013 vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển. Đây cũng là dịp giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, luôn chia sẻ và hướng về biển đảo quê hương. Triển lãm ảnh “Biển đảo Việt Nam” và “Bình Thuận xanh” sẽ tiếp tục được tổ chức tại tất cả các trường học trung hỏng bằng gỗ lim, tận dụng tối đa ngói cũ, nếu thiếu thì thay thế bằng ngói phục chế nguyên mẫu. Cũng theo UBND quận Ba Đình, quá trình tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Một Cột - Diên Hựu sẽ tuân thủ nghiêm các quy định trong quản lý đầu tư xây dựng di tích lịch sử, coi trọng kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình. Trong tổ chức thực hiện dự án phải đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự. Quận cũng chỉ đạo phường Đội Cấn tuyên truyền cho nhân dân biết được mục đích tu bổ, tôn tạo dự án, thường xuyên đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực. Hồ THanH (Tiếp theo trang 12) học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn thành phố Phan Thiết. Sau khi triển lãm tại các trường học, Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức triển lãm tại các xã, phường ven biển của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. H.L
  • 15. Sự kiện vấn đề UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm (2011-2013) thực hiện Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được thời gian qua và tham vấn ý kiến của các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch hoạt động của Dự án trong thời gian tới. Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ Luxembourg tài trợ và các đối tác gồm Tổ chức Lao động Quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, Hội Phụ nữ, Hiệp hội Du lịch và cộng đồng các địa phương tỉnh Quảng Nam thực hiện từ tháng 6/2011. Theo đánh giá, Dự án đã thành công bước đầu trong việc giới thiệu và xây dựng một phương pháp tiếp cận mới, nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, khai thác tiềm năng du lịch, hướng đến giảm nghèo bền vững thông qua việc tạo việc làm tại chỗ cho người dân trong vùng Dự án. Một trong 3 hợp phần quan trọng nhất của Dự án này là: Phát triển chuỗi giá trị nhằm quảng bá các điểm du lịch sâu Quảng Nam: Tăng cường hoạt động du lịch tại các địa bàn vùng sâu trong đất liền, du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể trên cơ sở dựa vào tiềm năng của cộng đồng để làm du lịch, hướng tới mục tiêu tạo việc làm ổn định và giảm nghèo bền vững. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Để thực hiện Dự án, tất cả các yếu tố cần thiết về làng du lịch dựa vào cộng đồng như các Ban quản lý, tổ dịch vụ, các đối tác, loại hình nghệ thuật về bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc đều đã được khôi phục và xác lập tại hai làng Bhơ Hồông và Đhrôồng (huyện Đông Giang). Đồng bào ở đây vừa là đối tượng chính, vừa là người được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án, được lựa chọn để tham gia vào từng phần việc cụ thể và được tập huấn kỹ năng để tham gia mô hình du lịch dựa vào cộng đồng. Các kiến thức về kỹ năng phục vụ, giao tiếp với du khách, các khóa đào tạo dịch vụ ẩm thực cho du khách nghỉ ngơi ở làng, các khóa đào tạo về hướng dẫn viên du lịch tại địa phương, những câu chuyện dân gian, các loại hình âm nhạc, nghệ thuật truyền thống... đã được khơi dậy và tổ chức một cách hợp lý để cung cấp kỹ năng cho đồng bào, phục vụ du khách một cách tốt nhất. Du lịch cộng đồng Quảng Nam đã và đang trở thành một hướng phát triển mới trên cơ sở kết nối các giá trị văn hóa để tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị cao. Từ những kết quả bước đầu của mô hình phát triển du lịch cộng đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế và các đối tác tham gia Dự án đã đề xuất các giải pháp trong thời gian tới, như: Tỉnh Quảng Nam nên tiếp tục phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện vùng sâu trong đất liền; đầu tư phát triển và quảng bá các “điểm đến” trên cơ sở phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đặc biệt, để nhân rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, tỉnh Quảng Nam nên liên kết với các địa phương trong khu vực nhằm kết nối thị trường cho các sản phẩm du lịch để tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao và bền vững. MinH HạnH sinh hoạt của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, đặc biệt là nét văn hóa của đồng bào vùng cao. Nhiều tác phẩm đã đi vào chiều sâu, khắc họa tính cách giản dị của người dân miền núi, hướng đến bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Người xem đã thực sự xúc động khi được chứng kiến cuộc sống rất đời thường của đồng bào các dân tộc vùng cao qua các bức tranh như: Xuống chợ; Múa khèn; Đi chợ tình; Thổ canh trên đá; Đường về bản… Hà Giang là một mảnh đất chứa đựng nhiều chất liệu để làm nên nghệ thuật, là kho tàng vô tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp thỏa sức khám phá. Triển lãm mỹ thuật lần này có ý nghĩa rất lớn đối với đội ngũ họa sỹ trong tỉnh, không chỉ là dịp để các họa sỹ thể hiện tình cảm của mình đối với quê hương, đất nước, mà còn là động lực khích lệ khả năng sáng tác của các tác giả, đặc biệt là các họa sỹ trẻ. Đ.LâM “Sắc màu Hà Giang” Triển lãm mỹ thuật mang tên “Sắc màu Hà Giang” đã được khai mạc tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, đúng dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/195110/12/2013). Hơn 50 tác phẩm của 15 tác giả là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Giang được trưng bày phục vụ công chúng đến hết ngày 30/12. Với nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, lụa, chàm, khắc gỗ... các tác phẩm đã phản ánh chân thực đời sống số 1055 l 19.12.2013 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đình Tiên Thủy - Bến Tre được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Ngày 13/12, tại ấp Khánh Hội Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đình Tiên Thủy. Đình Tiên Thủy được xây dựng vào khoảng năm 1778 bằng cây lá đơn sơ, đến năm 1917, ngôi đình được xây dựng lại kiên cố với kiến trúc điêu khắc cổ độc đáo, sắc sảo, quy mô hơn. Các gian kiến trúc của đình đều được xây dựng theo kiểu tứ trụ (trừ gian võ quy), là kiến trúc truyền thống của đình làng ở Nam bộ. Đình Tiên Thủy có tổng diện tích là 11.587m2, diện tích xây dựng là 835,18m2. Đình có cấu trúc gồm các gian kiến trúc: võ ca, võ quy và chính điện được xây liền nhau, phía sau là nhà chỉnh y, nhà bếp và nhà tiệc. Trên nóc đình chính có một tháp trang trí 4 tranh phong cảnh, nóc trang trí hoa văn đắp nổi, 2 góc tháp đắp nổi 2 đầu rồng quay ra 2 phía; mái đình lợp ngói âm dương. Trung tâm đình là phần chính điện với kiến trúc 3 gian, 2 chái bát dần theo kiểu tứ trụ được trang trí nhiều hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng bằng gỗ rất có giá trị. Tuy nhiên, Đình Tiên Thủy có điểm khác biệt với các đình làng ở Nam bộ. Đó là, ngôi đình đã được vua Tự Đức phong cho 7 sắc thần. Hiện tại, Đình Tiên Long (Châu Thành) đã thỉnh 3 sắc thần về thờ, còn lại 4 sắc thần được thờ là: Cao Các Quảng Độ tôn thần, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Bổn Cảnh Thành Hoàng, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải và được an vị vào ngày 11/11/1852 (Âm lịch). Hàng năm, đình có các lễ cúng: lễ Khai sơn (07/01); lễ cúng Quan Thánh (Quan Công) vào ngày 13/01; lễ Hạ điền (11/4); lễ Thượng điền (11/12). Đặc biệt, từ ngày 10/1112/11 (Âm lịch) có lễ Kỳ Yên, tổ chức Hát bội và Du thần. Như vậy, hiện nay, tỉnh Bến Tre có 4 đình làng được công nhận di tích cấp quốc gia, gồm: Đình Bình Hòa (Giồng Trôm), Đình Phú Lễ (Ba Tri), Đình Tân Thạch, Đình Tiên Thủy (Châu Thành). MinH HạnH Nhiều phát hiện có giá trị tại Hoàng thành Thăng Long Thông tin này được công bố tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên do Trung tâm bảo tồn di sản Thăng LongHà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiện ngày 11/12. Trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 12/2013, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hai hố H1 và H2 có tổng diện tích hơn 100m2. Cuộc khai quật này xác định được rõ tầng văn hóa liên tục từ thời Đại La qua thời Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn với các di tích kiến trúc xuất hiện dày đặc, chồng xếp lên nhau, vô cùng phong phú, phức tạp. Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ học phát hiện thấy dấu tích móng trụ và sân nền lát gạch thời Lý ở trục trung tâm. Đó là hai dấu tích kiến trúc có hai móng trụ chạy theo hướng Đông - Tây song song với một dấu tích móng 16 số 1055 l 19.12.2013 tường và dấu tích sân nền lát gạch vuông thời Lý. Tại tầng văn hóa này, các nhà khoa học còn phát hiện góc bắt của đường nước lớn chạy theo hướng Đông-Tây (tìm thấy năm 2012) chạy lên phía Bắc. Tại tầng văn hóa thời Trần, xuất hiện ba kiến trúc có móng trụ được xây cất bằng ngói vụn, dấu tích tường bao, dấu tích bồn hoa. Tại tầng văn hóa này cũng tìm thấy một cống nước rất lớn có một đoạn chạy song song với đường nước thời Lý (tìm thấy năm 2012). Theo nhận định của các nhà khoa học, các cuộc khai quật dần hé lộ không gian chính điện Kính Thiên thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy rõ được bố cục kiến trúc thời Lý và thời Trần ở đây. Các suy luận về trục trung tâm của thời Lý và thời Trần tiếp tục trong thời gian tới. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật, các nhà khoa học thống nhất, cần mở rộng diện tích khai quật khu vực này để làm rõ hơn các địa tầng, trước mắt là khai quật bờ khống chế hai hố H1 và H2, mở rộng khai quật xuống phía Nam làm rõ các di tích đã được phát hiện. Về lâu dài, cần xây dựng kế hoạch khai quật khu vực này một cách tổng thể, dài hạn, thay vì đào thăm dò như hiện nay. Quan điểm là khai quật toàn bộ khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long, từ Đoan Môn phía Nam kéo lên phía Bắc, thời gian khai quật có thể kéo dài tới 1-2 thế kỷ, riêng trục trung tâm từ 50-60 năm. Đối với hai hố khai quật đã đào, các nhà khoa học đề xuất cần trưng bày những di tích đã phát lộ và những di vật tìm thấy phục vụ công chúng tới tham quan Hoàng thành Thăng Long ngay dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Sau đó, hai hố khai quật này sẽ tạm lấp cát để bảo tồn. yến nHi
  • 17. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Bảo tàng tỉnh Sơn La tiếp nhận 3 trống đồng cổ Bảo tàng tỉnh Sơn La cho biết, Công an huyện Mộc Châu (Sơn La) vừa bàn giao 3 chiếc trống đồng cổ (thuộc loại 1 và 2 Hêgơ) cho Bảo tàng tỉnh quản lý. Ba trống đồng cổ này là tang vật của các vụ án buôn lậu cổ vật do lực lượng chức năng tỉnh phát hiện và thu giữ năm 2010. Chiếc trống đồng thứ nhất được người dân phát hiện tại xã Mường Lèo, huyện Sông Mã (Sơn La) đã bị vỡ vụn làm nhiều mảnh. Sau khi ghép các mảnh vỡ cho thấy, trống có đường kính phần mặt và chân khoảng 40cm. Tang trống phình rộng hơn nhiều so với mặt. Hoa văn trên mặt, trên tang trống đều là các vành hoa văn hình chữ S nằm ngang và hoa văn vạch thẳng song song. Phần thân trống hình trụ trang trí các băng thẳng đứng bằng hoa văn vạch thẳng song song. Ở giữa tang và thân trống có 2 đôi quai, ở rìa quai đúc gân lồi, giữa quai trổ thủng từng đoạn. Theo kết quả giám định của các nhà chuyên môn, chiếc trống này thuộc loại Đông Sơn muộn, là trống loại 1 Hêgơ. Chiếc trống thứ hai cũng được phát hiện tại xã Mường Lèo, huyện Sông Mã, có trọng lượng 60kg, đường kính mặt trống 70cm, đường kính chân trống 69cm, chiều cao 46cm. Mặt trống có 4 khối tượng cóc chạy ngược chiều kim đồng hồ, ở giữa mặt trống có đúc nổi hình mặt trời với 6 tia sáng toả ra xung quanh. Hoa văn trên mặt trống bị mòn gần hết, chỉ còn một số mảng nhỏ hoa văn hình quả trám. Trên tang và thân trống cũng có nhiều vành hoa văn, nhưng cũng đã bị mòn nhiều rất khó xác định hình dáng. Trống có 2 đôi quai ở giữa phần tang. Phần thân không có hoa văn. Theo kết quả giám định, chiếc trống này thuộc loại 2 Hêgơ. Còn chiếc trống cổ thứ ba (nhỏ hơn), được phát hiện tại xã Chiềng Khoa, huyện Mộc Châu (Sơn La), có trọng lượng 12kg, đường kính mặt trống 43cm, đường kính chân trống 40cm, chiều cao 25,5cm. Mặt trống chờm khỏi tang 1,5cm, ở rìa mặt trống có 3 khối tượng cóc chạy ngược chiều kim đồng; ở giữa mặt trống đúc hình mặt trời với 8 tia sáng toả ra xung quanh. Trên mặt trống trang trí 5 vành hoa văn hình cánh sen, hình tròn, hình hoa cúc, hình kỷ hà. Trên tang, thân trống trang trí 6 vành hoa văn hình kỷ hà, hình e-líp, hình hoa cúc, hình cánh sen, toàn bộ mặt trống phủ lớp pa tin màu xanh. Theo kết quả giám định của Viện Khảo cổ học Việt Nam, chiếc trống này thuộc loại 2 Hêgơ. Sau khi nhận bàn giao từ Công an huyện Mộc Châu, Bảo tàng Sơn La đã tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học và chuẩn bị đưa ra trưng bày phục vụ công chúng. THanH LâM Triển khai Đề án “Bảo quản, dịch thuật, khai thác, phát huy di sản văn hoá sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La” Đề án “Bảo quản, dịch thuật, khai thác, phát huy di sản văn hoá sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La”, do Bảo tàng tỉnh và Thư viện tổng hợp tỉnh Sơn La triển khai trong 4 năm (từ năm 2011 đến hết năm 2014) nhằm góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hoá công đồng các các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã sưu tầm được 1.094 cuốn sách Chữ Thái cổ. Những cuốn sách chữ Thái cổ được viết bằng mực Tàu màu đen bằng bút lông trên loại giấy do người Thái tự sản xuất gọi là giấy dó. Giấy có loại dầy, có loại mỏng như những tờ giấy Pơ-luya có khả năng nhìn thấu nên khi viết người ta thường chập đôi tờ giấy. Sưu tập sách Thái cổ của Bảo tàng Sơn La chứa đựng những giá trị nhiều mặt của nền văn hoá dân tộc: Về lịch sử, các cuốn “Quam tô mương Mường Muổi”, “Quam tô mương Mường La”, “Quam tô mương Mường Mụa”... (Chuyện kể bản mường) cho ta biết quá trình thiên di của người Thái từ vùng Xíp Xoong Păn Na (Nam Trung Quốc) tới Việt Nam, lịch sử hình thành của các châu mường Thái; “Cuốn Tay pú sớc”, “Quam chương han”, “Quam xớc Hán Cơ Lương”... (dã sử đánh giặc phương Bắc giữ yên bản mường) nói về lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Thái cùng các dân tộc khác trên nước Việt, có những cuốn viết về hoạt động của bộ máy chính quyền phong kiến như Công văn của các Tri Châu, báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của các Mường... Về tôn giáo tín ngưỡng, nhiều tác phẩm mô tả, tường thuật chi tiết quy trình tiến hành một đám tang, các bài cúng tiễn đưa linh hồn người chết; nhiều quyển sách được xem như những cẩm nang giúp ngươì Thái chọn ngày giờ làm nhà, chọn ngày giờ làm đám cưới, đưa tang, thậm chí chọn giờ đi săn như các cuốn “Sổ đu mự” (lịch)... Nhiều cuốn sách miêu tả các phong tục tập quán được lưu truyền từ lâu đời của dân tộc như “Mơi mák”, “Quam hịa khuôn”, “Quam báo khuôn”, “Quam măn”, “Sên hươn”, “Hịt khoong”... (các bài cúng, bài mo). (Xem tiếp trang 19) số 1055 l 19.12.2013 17