SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1023 ngày 09/5/2013
- Kế hoạch thực hiện
Phong trào“Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn
hóa”năm 2013
(Tr.6)
- “Những ngày Châu Âu 2013”
tại Việt Nam
(Tr.8)
- Phát triển Ba Vì thành vùng
du lịch trọng điểm của thành
phố Hà Nội
(Tr.18)
- Làng chầu văn bên núi
Tam Đảo
(Tr.20)
TrONg số NÀy
Triển khai hoạt động
tuyên truyền về
công tác gia đình
Ngày 03/5, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 1592/QĐ-
BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch
triển khai hoạt động tuyên truyền
về gia đình, công tác gia đình và
giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan triển khai
các hoạt động: Tổ chức cuộc thi
viết trên Báo Văn hoá chủ đề “Gia
đình hạnh phúc” với nội dung viết
về gia đình văn hóa, gia đình vượt
khó, gia đình hiếu học, gia đình
thành đạt… tiêu biểu; trong thời
gian từ tháng 6/2013 đến tháng
3/2014; đối tượng tham gia là mọi
công dân Việt Nam.
(Xem tiếp trang 5)
Điền kinh Việt Nam giành Huy chương Bạc
chạy 800m châu Á
Tại Giải điền kinh Grand Prix Châu Á 2013 đang diễn ra tại Băng Cốc
(Thái Lan), vận động viên Đỗ Thị Thảo của Việt Nam đã xuất sắc giành
HCB ở nội dung 800m nữ. Grand Prix Châu Á là giải đấu nằm trong hệ
thống thi đấu thường niên của Liên đoàn Điền kinh châu Á và 3 vòng đấu
năm nay được tổ chức lần lượt tại Băng Cốc (Thái Lan) ngày 04/5; Chonburi
(Thái Lan) ngày 08/5 và kết thúc với chặng 3 tại Colombo (Sri Lanka) ngày
22/5. Tại Grand Prix châu Á 2013, căn cứ vào thành tích của từng vận động
viên, Liên đoàn Điền kinh Châu Á đã mời 6 tuyển thủ Việt Nam tham dự.
Tại nội dung 800m nữ có trên 100 VĐV thuộc 21 quốc gia và vùng lãnh thổ
tham dự, nhưng Đỗ Thị Thảo đã gây bất ngờ lớn khi giành HCB nội dung
800m với thành tích 2 phút 7giây 60. T.H
Bộ VHTTDL vừa có công văn số 1559/BVHTTDL-TCDL kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ miễn giảm thuế và triển khai Chương trình kích cầu du lịch tại
địa phương để các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch hưởng
ứng tham gia tích cực và hiệu quả chương trình kích cầu du lịch năm 2013. Bộ
VHTTDL phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương
trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013
(gọi tắt là Chương trình kích cầu du lịch năm 2013) nhằm giúp ngành Du lịch và
Thương mại dịch vụ khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suy thoái kinh
tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước hiện nay. (Xem tiếp trang 3) Ảnh:HOÀINAM
Thực hiện Chương trình
kích cầu du lịch năm 2013
Các sự kiện văn hóa nghệ thuật góp phần kích cầu du lịch (ảnh: Carnaval Hạ Long)
quản lý nhà nước
2 số 1023 l 09.5.2013
Ngày 02/5, tại Bộ VHTTDL, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm
việc với UBND tỉnh Quảng Nam về
công tác chuẩn bị Festival Quảng Nam
2013. Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh
Hài - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh
Quảng Nam báo cáo, để bảo đảm thành
công cho Festival Quảng Nam 2013 có
sức vang lớn, công tác chuẩn bị đã được
UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch
triển khai theo đúng tiến độ. Sở
VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh
thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức,
Văn phòng Ban Tổ chức Festival;
Thành lập các tiểu ban: Tuyên truyền,
Lễ tân, Hậu cần, An ninh trật tự… Ban
Chỉ đạo, Ban Tổ chức thường xuyên rà
soát, chỉ đạo xây dựng các nội dung kế
hoạch hoạt động, chuẩn bị cho Festival.
Về cở sở hạ tầng phục vụ Festival,
theo ông Đinh Hài, hiện nhà hát ngoài
trời đã được khởi công xây dựng thành
nhà hát có mái che (dự kiến sẽ hoàn
thành vào đầu tháng 6.2013). Bên cạnh
đó, cùng với các khâu hậu cần cho
Festival, khu trưng bày văn hóaASEAN
theo dự kiến của Ban Tổ chức sẽ làm
theo mô hình nhà cổ. Ngoài ra, các Sở,
ngành, địa phương đã xây dựng kế
hoạch chi tiết thực hiện các nội dung
Festival. Thường trực Ban Tổ chức đã
làm việc với các huyện/thành có liên
quan để chỉ đạo xây dựng sản phẩm du
lịch mới khai trương trong dịp diễn ra
Festival.
Cũng theo ông Đinh Hài, trong
tháng 5/2013, UBND tỉnh Quảng Nam
sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ để đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, cổ động trực
quan, quảng bá về sự kiện trên các
phương tiện thông tin đại chúng; phê
duyệt kế hoạch kinh phí chi tiết cho từng
hoạt động Festival, đồng thời tiếp tục
vận động các doanh nghiệp tài trợ
Festival; tích cực liên hệ và phối hợp với
tổ chức Interkulur vận động các đoàn
hợp xướng quốc tế tham dự Hội thi Hợp
xướng quốc tế lần thứ III tại Hội An…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng HuỳnhVĩnh Ái đánh giá cao quá
trình chuẩn bị cho Festival của UBND
tỉnh Quảng Nam, đồng thời yêu cầu tỉnh
Quảng Nam phối hợp chặt chẽ với các
đơn vị thuộc Bộ rà soát lại các đầu việc
để lên kế hoạch phân công cụ thể đến
từng đơn vị.
Thứ trưởng cũng khẳng định, trong
tháng 5/2013, công tác truyền thông,
giới thiệu các chương trình, hoạt động
của Festival sẽ được đẩy mạnh tăng
cường. Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với
UBND tỉnh tổ chức các cuộc họp báo
tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng.
Về đề nghị lùi thời gian tổ chức Lễ
khai mạc “Festival Di sản Quảng
Nam” lần thứ V - 2013 của UBND
tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Huỳnh
Vĩnh Ái đồng ý sẽ tổ chức vào lúc
20h00’ ngày 22/6/2013 tại Nhà hát
Hội An và sẽ có văn bản gửi Đài
Truyền hình Việt Nam để truyền hình
trực tiếp trên sóng của VTV.
Festival Di sản Quảng Nam 2013 sẽ
diễn ra từ ngày 21-26/6 với các hoạt
động chính như: Festival Di sản văn hóa
thế giới các nướcASEAN; Liên hoan và
hội thi hợp xướng quốc tế lần thứ III
(Hội An - 2013); Liên hoan nghệ thuật
các dân tộc Việt Nam; Cuộc thi Hoa hậu
các dân tộc Việt Nam… Bên cạnh đó,
xuyên suốt thời gian diễn ra Festival, sẽ
có các hội thảo về bảo tồn di sản và du
lịch, liên kết tuyên truyền phát triển du
lịch miền Trung, các chương trình hoạt
động thể thao (bóng đá bãi biển, đua
thuyền truyền thống, giải võ cổ truyền
miền Trung-Tây Nguyên), liên hoan
làng nghề truyền thống, ẩm thực vùng
miền và giới thiệu những sản phẩm du
lịch mới…
H.P
ThứtrưởngHuỳnhVĩnhÁilàmviệcvớilãnhđạotỉnhQuảngNam
Ngày 02/5, Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 1579/QĐ-BVHTTDL
Phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát
triển ngành Mỹ thuật đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng
quát của Quy hoạch là đến năm 2020,
Mỹ thuật Việt Nam trở thành ngành
Nghệ thuật có ảnh hưởng rộng và tác
động mạnh đối với xã hội thông qua
các tác phẩm mỹ thuật phong phú về
nội dung, đa dạng về phong cách thể
hiện, góp phần vào việc xây dựng nhân
cách con người mới trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế mang lại
hiệu quả kinh tế, xã hội của mỹ thuật.
Quy hoạch cũng nêu ra các mục tiêu
cụ thể đối với Mỹ thuật truyền thống;
Mỹ thuật hiện đại; đào tạo nguồn nhân
lực; công tác quản lý nhà nước; công
tác phổ cập mỹ thuật; nâng cao chất
lượng các cuộc thi, triển lãm; xây dựng
cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng các
công trình Mỹ thuật công cộng, tượng
đài, tranh hoành tráng; đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động mỹ thuật và hợp
tác quốc tế.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch:
Xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của
ngành Mỹ thuật trong sự phát triển của
văn học nghệ thuật nói riêng và phát
triển kinh tế-xã hội nói chung; phân
(Xem tiếp trang 4)
Đề cương Quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật
đến 2020, tầm nhìn 2030
quản lý nhà nước
3số 1023 l 09.5.2013
Theo Quyết định số 679/QĐ-TTg
ngày 03/5 của Thủ tướng Chính phủ về
nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh
Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc
Kạn đến năm 2030, phạm vi nghiên
cứu lập quy hoạch vùng liên tỉnh là
vùng các huyện có các di tích chiến
khu cách mạng ATK, có quy mô diện
tích khoảng 5879,20km2. Bao gồm các
huyện: Định Hóa, Đại Từ và Phú
Lương của tỉnh Thái Nguyên; các
huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm
Hóa và thành phố Tuyên Quang của
tỉnh Tuyên Quang; huyện Chợ Đồn của
tỉnh Bắc Kạn.
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh
nhằm tạo mối liên kết về không gian, kết
nối hạ tầng khung vùng chiến khu cách
mạng ATK giữa 3 tỉnh Thái Nguyên -
Tuyên Quang - Bắc Kạn để khai thác
hiệu quả động lực của vùng ATK vào
việc phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương trong vùng, đảm bảo theo
nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị khu di tích lịch sử cách mạng
ATK; đồng thời, nhằm định hướng phát
triển về không gian, kiến trúc, cảnh
quan, cụm điểm di tích và hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khung của vùng ATK.
Quy hoạch được lập là cơ sở pháp lý
để quản lý, đầu tư xây dựng phát triển
trên toàn vùng và các địa phương trong
vùng; xây dựng quy định quản lý thống
nhất mang tính liên vùng cũng như các
giải pháp để các tỉnh cùng hợp tác khai
thác và chia sẻ chức năng dựa trên thế
mạnh riêng biệt về di tích và cảnh quan,
hạn chế sự đầu tư thiếu trọng tâm, trùng
lặp giữa các tỉnh trong vùng.
Trên cơ sở quy hoạch, vùng chiến
khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn sẽ
trở thành vùng bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa lịch sử và di tích cách
mạng gắn với việc giáo dục các truyền
thống đấu tranh, yêu nước của dân tộc
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;
vùng phát triển kinh tế nông - lâm
nghiệp và các hoạt động du lịch gắn với
việc phát triển các khu dân cư theo
hướng bền vững là một trung tâm du
lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử cấp quốc
gia; có vị trí quan trọng về an ninh -
quốc phòng
Đ.N
Xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt
động du lịch và theo đề nghị của một số
địa phương và các doanh nghiệp, đặc
biệt là tại Hội nghị lấy ý kiến các doanh
nghiệp du lịch ba miền do Bộ VHTTDL
tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ
Chí Minh cuối năm 2012, để giúp các
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, du
lịch vượt qua khó khăn, thách thức, tạo
điều kiện thúc đầy ngành Du lịch phát
triển và khích lệ các doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ, du lịch hưởng ứng
tham gia tích cực và hiệu quả Chương
trình kích cầu du lịch này, Bộ VHTTDL
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
Về miễn giảm thuế: Miễn giảm thuế
giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh
nghiệp: Ngành Du lịch và dịch vụ
thương mại đều gặp khó khăn chung
của nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh
tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện
nay, việc giá các mặt hàng thiết yếu như
xăng, điện cũng như khung giá thuế đất
tăng làm cho giá dịch vụ du lịch trong
nước tăng cao, trong khi giá dịch vụ du
lịch của các nước xung quanh lại có xu
hướng giảm đã làm giảm sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
và không kích thích phát triển ngành
dịch vụ trong nước. Vì vậy để khích lệ
các doanh nghiệp du lịch và thương mại
dịch vụ hưởng ứng tham gia chương
trình kích cầu du lịch, Bộ VHTTDL
kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ để
trình Quốc hội cho phép giảm 50% thuế
giá trị gia tăng và miễn hoặc giảm 50%
thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm
2013 cho các doanh nghiệp du lịch và
thương mại.
Triển khai chính sách hoàn thuế giá
trị gia tăng cho khách du lịch: Bộ
VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính phối
hợp với Bộ Công Thương và các ngành,
đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai áp
dụng thí điểm chính sách thí điểm hoàn
thuế giá trị gia trăng cho khách du lịch,
đồng thời tiếp tục đề xuất chính sách ưu
đãi, khích lệ khách du lịch tăng cường
mua sắm tại Việt Nam.
Về triển khai chương trình kích cầu
du lịch tại các địa phương: Bộ
VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chủ
động đưa ra những chính sách, biện
pháp kích cầu du lịch trên địa bàn, bãi
bỏ quy định cấm hoặc cấp giấy phép
con đối với xe vận chuyển khách du lịch
được lưu thông thuận tiện trong và
ngoài đô thị vào tất cả các giờ trong
ngày, triển khai chiến dịch nâng cao văn
minh phục vụ trong dịch vụ lái xe công
cộng và xe vận chuyển khách du lịch
trên địa bàn. Tăng cường công tác quản
lý, có các biện pháp kiên quyết xử lý các
vấn nạn gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường, cảnh quan, gây mất trật tự an
ninh an toàn cho khách du lịch tại các
đuển du lịch ở địa phương, đặc biệt là
vấn nạn taxi dù, ăn xin, bán hàng rong,
chèo kéo khách, cướp giật, lừa đảo
khách du lịch.
THTT
ThựchiệnChươngtrìnhkíchcầudulịch… (Tiếp theo trang 1)
Quy hoạch xây dựng vùng Chiến khu cách mạng ATK
quản lý nhà nước
4 số 1023 l 09.5.2013
Ngày 03/5, Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 1608/QĐ-BVHTTDL
giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ
thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với
Cục Hợp tác quốc tế, Sở VHTTDL
Quảng Nam và các đơn vị liên quan tổ
chức triển lãm “Không gian Di sản văn
hóa Việt Nam - ASEAN” trong khuôn
khổ “Festival Di sản Quảng Nam” lần
thứ V-2013 và Quyết định số 1614/QĐ-
BVHTTDL thành lập Ban Tổ chức
Triển lãm do ông Dương Văn Quynh -
Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa
nghệ thuật Việt Nam và ông Đinh Hài -
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng
Nam đồng Trưởng ban.
Triển lãm diễn ra trong 04 ngày từ
21-26/6/2013, tại vườn Tượng An Hội,
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Nội dung trưng bày gồm: Triển lãm
trưng bày “Không gian Di sản văn hóa
Việt Nam”; trình diễn các di sản văn
hóa phi vật thể và giới thiệu một số Lễ
hội truyền thống và trò chơi dân gian
tiêu biểu, giao lưu văn hóa cộng đồng;
trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm
văn hóa, du lịch, sản vật, đặc sản, thủ
công mỹ nghệ đặc trưng địa phương kết
hợp trình diễn thao tác nghề truyền
thống; trưng bày “Không gian Di sản
văn hóa các nước ASEAN”.
Theo Ban Tổ chức, hiện đã có 16
tỉnh/thành đăng ký tham gia triển lãm:
Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên-
Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Kiên Giang,
Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng
Bình, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai. Dự
kiến các tỉnh có di sản văn hóa phi vật
thể sắp đệ trinh UNESCO công nhận
gồm: Bạc Liêu - đại diện di sản Đờn ca
tài tử Nam Bộ; Bình Định - đại diện Bài
chòi Nam Trung Bộ; Nghệ An - đại
diện Hát giao duyên Ví, Giặm Nghệ
Tĩnh và Nam Định - đại diện Hát Chầu
văn cũng tham dự. Đối với các nước
ASEAN, hiện tại đã có 8 nước nhận lời
tham gia gồm: Indonesia, Thái Lan,
Malaysia, Philippinese, Campuchia,
Brunei và Lào.
Q.C
tích đánh giá thực trạng ngành Mỹ thuật
trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI (2000
- 2012) và bối cảnh, cơ hội, thách thức
đối với sự phát triển của ngành Mỹ
thuật; xác định quan điểm, mục tiêu
(tổng quát và cụ thể) xây dựng Quy
hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và
những năm tiếp theo; các giải pháp để
đạt được mục tiêu của Quy hoạch; xác
định phạm vi, đối tượng qQuy hoạch;
phương pháp xây dựng quy hoạch; các
giai đoạn thực hiện Quy hoạch.
Quy hoạch đưa ra các giải pháp:
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý;
nghiên cứu và xây dựng luật lệ các chế
độ chính sách về mỹ thuật; Đào tạo
nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ
giảng dạy; đào tạo tài năng trẻ; bảo lưu
nghệ thuật truyền thống có nguy cơ
thất truyền; nâng cao chất lượng tác
phẩm (sáng tác; phổ biến và nâng cao
hưởng thụ mỹ thuật; hoạt động sự
nghiệp mang tính chỉ đạo và quốc
gia…); xây dựng cơ sở vật chất: Định
hướng xây dựng mới, cải tạo cơ sở vật
chất cho mỹ thuật; đầu tư trang thiết bị
kỹ thuật cho các đơn vị sự nghiệp; cơ
chế chính sách; tạo lập vị trí của Mỹ
thuật Việt Nam trong khu vực và trên
thế giới.
Theo quyết định, Cục Mỹ thuật
Nhiếp ảnh và Triển lãm có trách nhiệm
mời các đơn vị có liên quan tham gia
Ban Chỉ đạo và Ban Soạn thảo xây
dựng nội dung Quy hoạch trình Chính
phủ phê duyệt.
THTT
Triển lãm“Không gian Di sản văn hóa Việt Nam - ASEAN”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm
2013, Bộ VHTTDLsẽ tổ chức khoá tập
huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và
chuyên môn nghiệp vụ thư viện cho cán
bộ quản lý nhà nước, quản lý chuyên
môn nghiệp vụ thư viện cấp huyện các
tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông
Hồng nhằm cập nhật, bổ sung những
vấn đề mới trong công tác quản lý, tổ
chức hoạt động thư viện, giúp cán bộ
quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
thư viện vận dụng để quản lý, tổ chức
hoạt động thư viện phục vụ có hiệu quả
công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế, xã hội của địa phương.
Theo đó, Bộ VHTTDL vừa có
Công văn số 1583/BVHTTDL-TV gửi
Sở VHTTDL các tỉnh/thành khu vực
Đồng bằng sông Hồng về việc cử cán
bộ tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ thư
viện. Khoá tập huấn sẽ diễn ra trong
04 ngày, dự kiến từ ngày 22-25/7/2013
tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương. Thành phần tham dự gồm:
Lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp
Thư viện cấp huyện (Phòng Văn hoá-
Thông tin, Trung tâm Văn hoá); cán bộ
phụ trách, chuyên môn thư viện cấp
huyện. Nội dung tập huấn: Bồi dưỡng
kiến thức về quản lý thư viện và Bồi
dưỡng kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ thư viện.
N.H
Bồidưỡngkiến thứcquảnlývà chuyên mônnghiệp vụ thư viện
ĐềcươngQuyhoạchpháttriển... (Tiếp theo trang 2)
quản lý nhà nước
5số 1023 l 09.5.2013
* Tại Quyết định số 1583/QĐ-
BVHTTDL ngày 02/5/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻ
phối hợp với Đại sứ quán Đại công
quốc Luxembourg tại Việt Nam tổ
chức biểu diễn 02 chương trình nghệ
thuật chào mừng kỷ niệm 40 năm
Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam và Đại công quốc Luxembourg
tại Nhà hát Tuổi trẻ gồm: Trình diễn
âm nhạc điện tử Sun Glitters vào lúc
20h ngày 19/6/2013 và Trình diễn
múa đương đại The Warrior of
Beauty, lúc 20h ngày 20/6/2013.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
1591/QĐ-BVHTTDL ngày
03/5/2013 phê duyệt chuyển đổi công
năng và hình thức đầu tư dự án “Nội
dung trưng bày nghệ thuật biểu diễn
truyền thống Việt Nam” điều chỉnh
thành dự án “Trưng bày Điện ảnh và
Biểu diễn nghệ thuật”. Nội dung và
quy mô đầu tư: dự án “Trưng bày
Điện ảnh và Biểu diễn nghệ thuật” sẽ
được đầu tư theo các khu: Khu trưng
bày điện ảnh; Khu vực biểu diễn nghệ
thuật, tổ chức sự kiện và các dịch vụ
phụ trợ; Khu dịch vụ hỗ trợ.
* Ngày 02/5/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 1577/QĐ-
BVHTTDL cho phép Cục Điện ảnh -
Bộ VHTTDL đăng ký ra nhập Mạng
lưới Điện ảnh Châu Á -AFC Net. Kế
hoạch phối hợp hoạt động với AFC
Net nằm trong kế hoạch hoạt động đối
ngoại hàng năm của Cục Điện ảnh.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
1562/QĐ-BVHTTDL ngày
26/4/2013 giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn chủ trì, phối hợp với Sở
VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh,
Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại
thành phố Hồ Chí Minh, các Cục, Vụ
có liên quan tổ chức Tổng kết 01 năm
thực hiện Chỉ thị 65/CT-BVHTTDL
của Bộ trưởng BộVHTTDLvào ngày
08/5/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Tại Quyết định số 1551/QĐ-
BVHTTDL ngày 26/4/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Hội đồng thẩm
định Chiến lược phát triển cơ sở đào
tạo trực thuộc Bộ giai đoạn 2013-
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đối với
các lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật; Thể
dục thể thao và Lĩnh vực Du lịch do
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm
Chủ tịch. Mỗi lĩnh vực gồm 06 Ủy
viên và Tổ giúp việc.
* Ngày 26/4/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 1572/QĐ-
BVHTTDL giao Cục Hợp tác chủ trì,
phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh
Quảng Nam đón đoàn nghệ thuật các
quốc gia thành viênASEAN tham gia
“Festival Di sản văn hóa thế giới các
nước ASEAN” trong khuôn khổ
“Festival Di sản Quảng Nam” lần thứ
V - 2013. Thời gian từ ngày 21 đến
ngày 26 tháng 6 năm 2013.
* Ngày 04/5/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 1625/QĐ-
BVHTTDL thành lập Ban soạn thảo
Thông tư liên tịch quy định chính
sách, chế độ quản lý đặc thù đối với
đội chiếu bóng lưu động do Thứ
trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban:
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính
và Cục trưởng Cục Điện ảnh; 05
thanh viên và Tổ Biên tập gồm 10
thành viên.
* Tại Quyết định số 1666/QĐ-
BVHTTDL ngày 06/5/2013 thành
lập Ban Chỉ đạo Tổng kết Bộ
VHTTDL 01 năm thực hiện Chỉ thị
số 65/CT-BVHTTDL của Bộ trưởng
Bộ VHTTDL gồm 03 thành viên do
Thứ trưởng Vương Duy Biên và Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính đồng
Trưởng ban; Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn: Ủy viên.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
1662/QĐ-BVHTTDLngày 06/5/2013
giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ
chức triển khai công tác gia đình năm
2013 trong Chương trình phối hợp
giai đoạn 2011-2015 đã được hai cơ
quan ký kết, 02 nội dung gồm: Tổ
chức 02 lớp tập huấn kiến thức về gia
đình và phòng, chống bạo lực gia
đình; Tọa đàm về hạnh phúc gia đình
trong cán bộ, công chức Công đoàn
Việt Nam.
THTT
VăN BảN Mới
Việc triển khai Kế hoạch nhằm tập
trung tuyên truyền các hoạt động Năm
Gia đình Việt Nam 2013, xây dựng gia
đình hạnh phúc, hướng tới Ngày Quốc
tế Hạnh phúc (20/3/2014). Đồng thời,
thông qua thực hiện các chuyên trang,
các cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức
của cộng đồng trong việc thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về gia đình và
công tác gia đình; cung cấp kiến thức, kỹ
năng xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc; nêu gương người tốt, việc tốt,
điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt
động có hiệu quả, phê phán các hành vi
vi phạm chính sách, pháp luật về gia
đình, biểu hiện không đúng, không lành
mạnh trong cuộc sống gia đình.
Thực hiện các chuyên trang “Gia
đình”, “Gia đình hạnh phúc bền
vững” trên các báo: Báo Gia đình và
Xã hội, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo
Phụ nữ Việt Nam thông qua nhiều
chuyên mục thu hút độc giả, trong đó
đặc biệt chú trọng tập trung tuyên
truyền trong tháng 6 - kỷ niệm Ngày
Gia đình Việt Nam 28/6 và tháng 11 -
kỷ niệm Ngày thế giới xoá bỏ bạo lực
đối với phụ nữ 25/11.
N.H
Kếhoạchtriểnkhaihoạtđộngtuyêntruyền…
quản lý nhà nước
6 số 1023 l 09.5.2013
Ngày 03/5/2013, Bộ VHTTDL có
các Quyết định giao Tổng cục Du
lịch soạn thảo Quy hoạch tổng thể về
phát triển các khu du lịch báo cáo Bộ
trưởng trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Trong đó, “Quy hoạch
tổng thể phát triển khu du lịch quốc
gia Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” hoàn
thành trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt vào ngày 31/10/2013. Kinh phí
thực hiện từ nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế dành cho Quy hoạch
năm 2013 của Tổng cục Du lịch.
“Quy hoạch tổng thể phát triển
khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ
- Pá Khoang - Mường Phăng tỉnh
Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng
thể phát triển khu du lịch quốc gia
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
“Quy hoạch tổng thể phát triển khu
du lịch vùng duyên hải Nam Trung
Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”; “Quy hoạch tổng thể phát
triển khu du lịch Đông Nam Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Thời gian hoàn thành trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đối với
04 Quy hoạch trên: 30/9/2014. Kinh
phí thực hiện từ nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế dành cho Quy hoạch
các năm 2013-2014 của Tổng cục
Du lịch.
Tổng cục Du lịch có nhiệm vụ
chủ trì lựa chọn đơn vị tư vấn xây
dựng quy hoạch có năng lực, kinh
nghiệm về du lịch theo pháp luật
hiện hành. Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành khác
có liên quan và các Sở VHTTDL các
tỉnh/thành xây dựng và trình Bộ phê
duyệt đề cương trước ngày
15/5/2013 để làm căn cứ xây dựng
và phê duyệt dự toán chi tiết. Đồng
thời, báo cáo thường kỳ 03 tháng/lần
hoặc đột xuất về kết quả triển khai
thực hiện nhiệm vụ về Bộ thành lập
Hội đồng thẩm định tổ chức nghiệm
thu theo quy định hiện hành trước
khi trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét phê duyệt đúng thời hạn.
M.H
Tại Quyết định số 1560/QĐ-BCĐ
ngày 26/4/2013, Ban Chỉ đạo Trung
ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng văn hóa” phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” năm 2013 với các nội dung:
Chỉ đạo hướng dẫn các địa
phương trong cả nước tiến hành kiện
toàn, hợp nhất BCĐ các cấp, thành
lập Văn phòng Thường trực BCĐ các
cấp; ổn định bộ máy và hoàn thiện các
văn bản quản lý về Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” năm 2013;
Văn phòng Thường trực BCĐ
Trung ương tham mưu hướng dẫn
khung ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động BCĐ Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
năm 2013; Văn phòng Thường trực
BCĐ Trung ương tham mưu, xây
dựng kế hoạch cụ thể phân công 33
thành viên BCĐ Trung ương đi kiểm
tra cơ sở về thực hiện Phong trào; Bộ
VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ
Thông tin và Truyền thông thực hiện
chương trình truyền thông quốc gia
về phát triển văn hóa cơ sở bao quanh
chủ đề: “Truyền thông và văn hóa
Việt Nam”.
Xây dựng Đề án: “Quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở” giai đoạn 2013-
2015, định hướng đến năm 2020”; Bộ
VHTTDL phối hợp với Bộ Tài chính
ban hành Thông tư Hướng dẫn, xây
dựng dự toán kinh phí và quản lý, sử
dụng các nguồn kinh phí thực hiện
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” năm 2013.
Tổ chức Tọa đàm: Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” và xây dựng “Người
tốt, việc tốt”; Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” và xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh; Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” và vận động công
nhân, viên chức và người lao động
học tập, lao động sáng tạo.
Tổ chức 03 lớp tập huấn nghiệp
vụ, phố biến, quán triệt nội dung các
văn bản; Tổ chức các đoàn kiểm tra,
khảo sát các cụm trong cả nước; Rà
soát lại tất cả các tiêu chí về xây
dựng, công nhận gia đình văn hóa;
thôn, làng, ấp, bản; nông thôn mới; cơ
quan đơn vị doanh nghiệp.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam phối hợp với Bộ VHTTDL tổ
chức Liên hoan tiếng hát công nhân
Khu công nghiệp chào mừng Đại hội
XI Công đoàn Việt Nam.
D.H
Quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch đến 2020,
tầm nhìn đến 2030
Kế hoạch thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”năm 2013
7số 1023 l 09.5.2013
quản lý nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Thiện Nhân vừa ký quyết định phê duyệt
Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm
HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất
độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và
trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm
họa giai đoạn 2013-2020.
Đề án nhằm huy động sự tham gia
của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng,
trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định
cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền
của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo
quy định của pháp luật; từng bước thu
hẹp khoảng cách về mức sống giữa trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với
trẻ em bình thường tại nơi cư trú.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn
đấu đến năm 2020 có 95% trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận
sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ
xã hội phù hợp; phát triển các hình thức
(Xem tiếp trang 8)
Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tại Quyết định số 1661/QĐ-
BVHTTDL ngày 06/5/2013, Bộ
VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức
Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ năm
2013 với tên gọi “Cung đàn đất nước”.
Thời gian diễn ra Liên hoan: Tháng 8
năm 2013, tại tỉnh Bạc Liêu. Thành
phần tham gia: Dự kiến từ 15 đến 17
đoàn tham gia bao gồm các tỉnh/thành
miền Đông và miền Tây Nam bộ:
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang,
Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Kiên Giang, Long An.
Nội dung Liên hoan: Ca ngợi tinh
thần kiên cường bất khuất trong đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc, thành tựu xây
dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới;
ca ngợi Đảng vĩ đại, Bác Hồ kính yêu
và những thành tựu nhân dân ta đạt
được trong lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa
và xã hội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; tình yêu quê
hương đất nước, giáo dục truyền thống
Cách mạng; nêu tấm gương người tốt,
việc tốt trong lao động sản xuất xây
dựng nông thôn mới, phê phán những
thói hư tật xấu trong xã hội.
Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ
năm 2013 nhằm thực hiện Nghị quyết
Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; bảo tồn
và phát huy loại hình nghệ thuật truyền
thống của đồng bào Nam bộ, góp phần
tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở; là hoạt động văn hóa thiết thực
để nhân dân trong nước và bạn bè nước
ngoài có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức
tinh hoa của Đờn ca tài tử truyền thống
và những sáng tạo trong những nhạc
phẩm Đờn ca tài tử mới. Đồng thời, là
dịp để diễn viên, nghệ nhân các đoàn
gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhằm
nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo,
biểu diễn của các hạt nhân cơ sở đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng
nhân dân.
B.HâN
Bộ VHTTDL vừa ban hành kế
hoạch số 1495/KH-BVHTTDL về tổ
chức Hội nghị - Hội thảo “Ứng dụng
khoa học công nghệ mới trong đào tạo
Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao
và Du lịch” dự kiến vào tháng 6/2013,
tại Khánh Hòa, Hải Phòng và Cần Thơ.
Hội nghị - Hội thảo được tổ chức
nhằm đánh giá toàn diện thực trạng
công tác triển khai ứng dụng khoa học
công nghệ mới trong đào tạo văn hóa
nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch
tại cac cơ sở đào tạo Văn hóa nghệ
thuật, Thể dục thể thao và Du lịch trên
toàn quốc hiện nay. Bên cạnh đó, tạo
điều kiện để các cơ sở đào tạo có dịp
học tập, trao đổi kinh nghiệm trong
việc ứng dụng khoa học công nghệ mới
trong đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao và du lịch; qua đó đề xuất
những giải pháp giảng dạy, nâng cao
chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào
tạo; đồng thời đề ra phương hướng, kế
hoạch để phát triển hơn nữa việc ứng
dụng khoa học công nghệ mới trong
công tác văn hóa nghệ thuật, thể dục
thể thao và du lịch.
Theo kế hoạch, Hội nghị - Hội thảo
“Ứng dụng khoa học công nghệ mới
trong đào tạo Văn hóa nghệ thuật, Thể
dục thể thao và Du lịch” sẽ được chia
làm 3 nhóm lĩnh vực: Lĩnh vực Văn
hóa nghệ thuật: “Ứng dụng khoa học
công nghệ mới trong đào tạo Văn hóa
nghệ thuật”, dự kiến tổ chức vào đầu
tháng 6/2013, tại Khánh Hòa. Lĩnh vực
Thể dục thể thao: “Ứng dụng khoa học
công nghệ mới trong đào tạo Thể dục
thể thao”, dự kiến tổ chức vào giữa
tháng 6/2013, tại Hải Phòng. Lĩnh vực
Du lịch: “Ứng dụng khoa học công
nghệ mới trong đào tạo Du lịch”, dự
kiến tổ chức vào cuối tháng 6/2013, tại
Cần Thơ.
THTT
Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo
Văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch
Kế hoạch tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2013
8 số 1023 l 09.5.2013
Sự kiện vấn đề
nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chăm sóc
bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ
em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em
nhiễm HIV/AIDS; nâng cao chất lượng
chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ
xã hội, nhà xã hội và cộng đồng.
Theo Đề án, sẽ xây dựng chính sách,
pháp luật về huy động sự tham gia của
cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ
giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, đồng thời, tiếp tục thí điểm mô
hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời
hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo
việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn và một số mô hình trợ giúp
khác.Bêncạnhđó,tiếnhànhnângcấpcơ
sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở
bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều
kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn; xây dựng mô hình ngôi
nhà tạm lánh để tiếp nhận, chăm sóc trẻ
em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa
tại một số địa phương. Đề án còn đề cập
đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ
thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
N.H
Những ngày Châu Âu 2013 chính
thức bắt đầu từ ngày 09/5 với nhiều
hoạt động nghệ thuật đa dạng. Đây là
lần thứ 10 Những ngày Châu Âu được
tổ chức tại Việt Nam.
Mở màn cho chuỗi hoạt động của
“Những ngày Châu Âu 2013” là 02
chương trình âm nhạc: buổi hòa nhạc
của Dàn Hợp xướng Thính phòng
Munich biểu diễn cùng Dàn nhạc của
Nhà hát Nhạc, Vũ, Kịch Việt Nam diễn
ra tại Hà Nội. Chương trình thứ hai
diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh là
chương trình biểu diễn của nghệ sĩ
piano Eric Legnini - nghệ sĩ piano nổi
tiếng của Bỉ. Tiếp đến là hoạt động
Những ngày Văn học Châu Âu do Viện
Văn hóa các quốc gia Liên minh Châu
Âu tổ chức. Những ngày Văn học giới
thiệu nhiều tác phẩm nổi tiếng từ các
nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức,
Anh được dịch ra tiếng Việt.
Liên hoan phim năm nay được tổ
chức tại 03 thành phố lớn Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
từ ngày 15-26/5 với 16 bộ phim đến từ
14 quốc gia. Những bộ phim được lựa
chọn để trình chiếu trong “Những
ngày Châu Âu 2013” hầu hết là phim
mới và đều là những bộ phim được
giải thưởng hoặc được đề cử các giải
thưởng danh giá.
Trong khuôn khổ “Những ngày
Châu Âu 2013” còn có nhiều hoạt động
khác như: Tọa đàm về sự lựa chọn phát
triển xanh cho Việt Nam; Thi đấu giao
hữu bóng đá thiếu nhi EU-Việt Nam;
Liên hoan ẩm thực thường niên Châu
Âu; Hội thảo thương mại EU-Việt
Nam; Triển lãm truyện tranh của
Đức… Ngoài các chương trinh hòa
nhạc độc đáo, còn có những buổi giao
lưu với giới trẻ như: Tiếp cận thanh
niên; Cuộc thi ảnh với chủ đề biến đổi
khí hậu... hứa hẹn sự sôi động, trẻ trung
mà các bạn trẻ Châu Âu mang đến với
sự kiện.
DuNg Hòa
“Những ngày Châu Âu 2013”tại Việt Nam
Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng
phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam
Thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức Hội
thảo “15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII - Thực tiễn và
kinh nghiệm”.
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu văn
hóa, khoa học đã trình bày các tham luận
về “Xây dựng con người Đà Nẵng theo
những đức tính tiêu biểu của con người
ViệtNamvàviệcđàotạonguồnnhânlực
trên lĩnh vực văn hóa”, “Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc”... Đồng
thời,traođổi,phântíchsâusắcnhiềuvấn
đề có liên quan như: xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn
hóa văn minh đô thị phù hợp với thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đà Nẵng;
xây dựng con người Đà Nẵng theo
những đức tính tiêu biểu của con người
ViệtNam;nângcaođờisốngvănhóacủa
nhân dân gắn với phát huy văn hóa
truyền thống địa phương; củng cố và xây
dựng các thiết chế văn hóa ở Đà Nẵng...
Nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề hiện
nay đáng quan tâm nhất là việc đầu tư
xây dựng và phát triển văn hóa chưa
tương xứng với vị trí, vai trò và nhu cầu
của đời sống văn hóa Thành phố; một số
cơ quan, Sở, ban, ngành, địa phương
chưa thật sự quan tâm trong việc thực
hiện Nghị quyết quan trọng này.
Trêncơsởnhữngkếtquảđãđạtđược
và những tồn tại, hạn chế trong thời gian
qua, các đại biểu đề nghị TP. Đà Nẵng
cần tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII một cách quyết
liệt và mạnh mẽ hơn nữa, góp phần xây
dựng nền tảng tinh thần xã hội, tạo ra
động lực mới cho sự phát triển kinh tế-
xã hội của Đà Nẵng.
CTV
Đà Nẵng: Hội thảo“15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa Viii - Thực tiễn và kinh nghiệm”
Đềánchămsóctrẻem... (Tiếp theo trang 7)
Sự kiện vấn đề
9số 1023 l 09.5.2013
Ngày 05/5, Tuần Du lịch Lễ hội
trên mây Sa Pa năm 2013 đã khép lại
với nhiều hoạt động văn hóa bản địa
đặc sắc, thu hút hơn 33.000 lượt du
khách tham quan và để lại nhiều ấn
tượng đẹp sâu sắc trong lòng du
khách. Năm nay, du khách kéo về Sa
Pa đông hơn năm trước do kỳ nghỉ lễ
30/4 và 01/5 kéo dài và thời tiết Sa
Pa trong những ngày lễ khá mát mẻ
là điều kiện thuận lợi để du khách
nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Tuần Du lịch
Lễ hội trên mây Sa Pa năm 2013 diễn
ra với chuỗi hoạt động văn hóa bản
địa đặc sắc như: Lễ Cấp sắc của
người Dao đỏ tại xã Tả Van (Sa Pa);
Ngày hội văn hóa dân gian Sa Pa;
Hội thi khèn, sáo Mông và trang phục
các dân tộc huyện Sa Pa; tái hiện Chợ
tình Sa Pa; ngày hội văn hóa bản
Mông Cát Cát... đã thu hút rất đông
du khách trong và ngoài nước.
Ông Lê Mạnh Hảo, Trưởng
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Sa Pa cũng cho biết, trong Tuần du
lịch Lễ hội trên mây Sa Pa năm nay
thu hút 1.503 lượt khách quốc tế, đưa
tổng lượng khách đến Sa Pa 4 tháng
đầu năm 2013 lên con số 235.766
lượt du khách, một tín hiệu mừng cho
khu du lịch Sa Pa nói riêng và ngành
du lịch Lào Cai nói chung.
V.ToàN
Ngày 02/5, Trung tâm Sách kỷ lục
Việt Nam - Vietkings đã giới thiệu Bộ
sưu tập Lộc Kim - Bộ sưu tập nằm trong
Bộ sưu tập quà tặng kỷ lục Việt Nam.
Phát hành Bộ sưu tập Lộc Kim nằm
trong dự án quảng bá 100 điểm đến hấp
dẫn củaViệt Nam từng nhận Kỷ lụcViệt
Nam.Theo đó, căn cứ vàoTop điểm đến
hấp dẫn sở hữu Kỷ lục Việt Nam,
Những ngôi chùa nổi tiếng sở hữu kỷ
lục Việt Nam, Món ăn đặc sản của Việt
Nam… thông qua sự bình chọn của các
Trung tâm xúc tiến du lịch, cộng đồng
kỷ lục gia trong cả nước, các cơ quan
ban ngành của các địa phương…
Bộ sưu tập Lộc Kim được làm bằng
đồng, mạ vàng, sẽ được phát hành độc
quyền ngay tại các điểm đến như một
món quà lưu niệm độc đáo của địa
phương. Với mong muốn khách du lịch
có được những món quà yêu thích tặng
gia đình, người thân, bạn bè… Bộ sưu
tập Lộc Kim là những hình ảnh địa
danh, món ăn đặc sản nổi tiếng, sở hữu
Kỷ lục Việt Nam được in trên đồng Lộc
Kim. Dự kiến, trong vòng 3 năm (từ
năm 2013 đến năm 2016), sẽ sản xuất
100 đồng Lộc Kim, có hình ảnh địa
danh, món ăn đặc sản của nhiều địa
danh nổi tiếng, sở hữu kỷ lục Việt Nam
trên toàn quốc.
Trong dịp này, Trung tâm Sách kỷ
lụcViệt Nam cũng chính thức phát hành
Hộ chiếu Du lịch kỷ lục Việt Nam
(Passport Records Traveling), Hộ chiếu
Du lịch Kỷ lục Việt Nam (Passport Viet
Nam Records Traveling), với mục đích
lưu giữ lại những kỷ niệm trong hành
trình của du khách trong quá trình đến
thăm những điểm đến Kỷ lục Việt Nam.
Hộ chiếu được chia làm nhiều loại với
các màu khác nhau phù hợp với những
địa danh nổi tiếng sở hữu kỷ lục mà du
khách đến tham quan
H.NgọC
Giới thiệu Bộ sưu tập Lộc Kim
Lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Tài
năng trẻ đạo diễn sân khấu 2013 đã
diễn ra tối 03/5, tại Đại học Sân khấu
và Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh. Cuộc thi
diễn ra từ ngày 22/4-03/5 tại Nhà hát
TP. Hồ Chí Minh. 22 vở diễn tham dự
đã đem lại sự đa sắc cho nghệ thuật sân
khấu: 13 vở Kịch, 5 vở Cải lương, 1
Múa rối, 1 vở Chèo, 1 vở Kịch hình thể
và 1 Kịch hát của 11 đơn vị công lập,
xã hội hóa và 8 cá nhân tham dự.
Kết quả: 02 Huy chương Vàng
được trao cho vở “Xin một cái tên” của
đạo diễn trẻ Phan Nhật Phi Long. Vở
diễn đề cập đến vấn đề khá nhức nhối
trong xã hội đó là vấn nạn phá thai.
Chính sự vô tâm và thiếu trách nhiệm
của một bộ phận giới trẻ, do ăn chơi sa
đọa, thiếu bản lĩnh khiến vấn nạn này
ngày một tăng lên. Vở diễn xúc động
người xem thông qua hình thức tương
tác giữa tác phẩm với khán giả, sự kết
hợp tinh tế nhiều loại hình nghệ thuật
múa, biểu diễn hình thể, âm nhạc để
qua đó từng ước mơ nhỏ bé mà chân
thật dần hiện lên. Đồng giải Vàng là vở
Chèo “Tấm áo bào hoàng đế” của đạo
diễn Quang Thập. Vở Chèo này từng
được đầu tư kinh phí lớn để tham gia
“Liên hoan Sân khấu các vở diễn lịch
sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long
- Hà Nội” vào năm 2009.
03 Huy chương Bạc được trao cho
các đạo diễn Lê Thúy Nga với vở “Yêu
không dễ dàng”; đạo diễn Lịch Sử với
vở “Biển và bờ; vở “3-5-7” tác giả, đạo
diễn Lê Quốc Nam.
Đạo diễn Bùi Như Lai với vở kịch
hình thể “Hãy là chính mình”, đạo diễn
Trần Thư Nhàn tác giả vở “Nghĩa vụ
thiêng liêng” và vở diễn mới “Tốt
nghiệp Chicago” của đạo diễn Nguyễn
Khắc Duy cùng nhận giải Khuyến
khích.
N.H
Kết thúc Cuộc thi Tài năng đạo diễn trẻ sân khấu 2013
Lễ hội trên mây Sa Pa 2013 tạo ấn tượng cho du khách
Sự kiện vấn đề
10 số 1023 l 09.5.2013
Theo Sở VHTTDL tỉnh Tiền
Giang, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tiền
Giang đã đón trên 369.000 lượt du
khách, tăng gần 6% so cùng kỳ, trong
đó có trên 190.000 khách quốc tế,
tăng gần 3% so cùng kỳ. Doanh thu
từ du lịch từ đầu năm đến nay đạt trên
1.127 tỉ đồng, tăng gần 16% so với
cùng kỳ năm trước.
Nhằm khai thác thế mạnh du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng tại duyên hải Gò
Công, tỉnh đầu tư 1.600 tỉ đồng kiện
toàn cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại
cồn Ngang và cồn Cống thuộc huyện
Tân Phú Đông. Đây là hai cồn bãi nằm
ven cửa Tiểu trên sông Tiền tiếp giáp
với biển Đông có những điều kiện hết
sức lý tưởng để phát triển du lịch, thu
hút du khách trong và ngoài nước
trong khuôn khổ các tour du lịch sinh
thái Đồng bằng sông Cửu Long. Khu
du lịch cồn Cống có diện tích 100ha do
Công ty TNHH thương mại dịch vụ
Lợi Đạt đầu tư với nguồn vốn 300 tỉ
đồng. Khu du lịch Cồn Ngang có qui
mô 150ha do Công ty Cổ phần thương
mại Kinh Thành đầu tư với nguồn vốn
1.300 tỉ đồng. Trước đó, tỉnh Tiền
Giang cũng đã cho Công ty TNHH
Vạn Bình An đầu tư vào Khu du lịch
sinh thái biển Tân Thành (Gò Công
Đông) – một trong những khu du lịch
biển có tiếng ở ven biển Nam bộ.
Du lịch sinh thái là thế mạnh của
ngành du lịch tỉnh Tiền Giang. Địa
phương có lợi thế sông ngòi kênh
rạch chằng chịt, cảnh trí hữu tình,
nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc,
có bờ biển Gò Công dài trên 30km.
Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang quan
tâm kiện toàn cơ sở vật chất ngành du
lịch, nâng cao năng lực phục vụ, thu
hút du khách trong và ngoài nước đến
tham quan.
Hải PHoNg
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trong dịp
nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn tỉnh đã đón hơn
54.000 du khách đến tham quan và lưu
trú; trong đó khách nước ngoài chiếm
khoảng 50%. Điểm nhấn trong dịp này
là việc tổ chức Festival Nghề truyền
thống Huế 2013, với nhiều hoạt động
trưng bày, mua bán sản phẩm thủ công
mỹ nghệ, thao diễn các công đoạn nghề
như: làm nón, đúc đồng, pháp lam, dệt
lụa, hoa giấy, gốm... thu hút hơn 10 vạn
lượt người đến tham quan và mua sắm,
với giá trị hơn 18 tỷ đồng.
Sau lễ hội, Thừa Thiên-Huế tiếp tục
kích cầu cho hoạt động du lịch hè năm
nay, mở đầu bằng việc đưa khu du lịch
Vườn quốc gia Bạch Mã vào hoạt động
trở lại từ đầu tháng 5, sau 3 năm gián
đoạn để nâng cấp, mở rộng đường lên
khu du lịch. Trước đây, đường lên đỉnh
Bạch Mã dốc dựng đứng, đường hẹp và
xấu, nay tuyến đường được nâng cấp, hạ
độ cao, mở rộng mặt đường từ 4,5m lên
6m, dài 20km, với tổng kinh phí lên đến
193 tỉ đồng. Dịp này, Vườn quốc gia
Bạch Mã mở cửa tour du lịch sinh thái
"Vì môi trường xanh Bạch Mã", cho ra
mắt khu vui chơi giải trí trên không do
Pro de Tour (Pháp) đầu tư cùng nhiều
hoạt động hấp dẫn khác. Ngoài ra, tại
đây còn có nhiều hoạt động như triển
lãm ảnh với chủ đề "Ấn tượng Bạch Mã
2013", cùng các chương trình văn hóa,
văn nghệ khác thu hút du khách tham
gia. Khu du lịch Bạch Mã phấn đấu thu
hút khoảng 80.000-100.000 lượt khách
trong mùa hè này.
Du lịch biển tiếp tục là hướng khai
thác tích cực trong mùa hè năm nay của
ngành du lịch tỉnh ThừaThiên-Huế. Mở
đầu cho việc thu hút khách đến với du
lịch mùa hè, Tập đoàn Banyan Tree
(Singapore) đã tổ chức lễ khai trương,
đưa khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna
Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên
- Huế) vào hoạt động đón khách trong
mùa du lịch biển năm 2013. Banyan
Tree Lăng Cô là nơi nghỉ dưỡng với
những dịch vụ sang trọng nhất, gồm 32
biệt thự một phòng ngủ hướng kênh đào
và 17 biệt thự một phòng ngủ hướng
biển nằm trên bờ biển Cảnh Dương. Tại
đây, Tập đoàn Banyan Tree cũng đã đưa
sân Laguna Lăng Cô gồm một sân golf
18 lỗ, 71 gậy vào sử dụng, là sân golf có
ba mặt giáp núi và giáp biển Đông ở
phía Tây, rất tuyệt vời cho các tuyển thủ
nhà nghề lẫn người chơi nghiệp dư ở
trong và ngoài nước. Các khách sạn đã
được nâng cấp trở thành những địa chỉ
đón khách sang trọng, điểm đến du lịch
lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch nước ngoài.
Tại Thừa Thiên-Huế còn có các bãi
tắm đẹp như ThuậnAn, Cảnh Dương...
Ngoài việc tham quan, nghỉ dưỡng,
tắm biển, du khách còn có thể tham gia
các dịch vụ du lịch như bơi thuyền,
lướt sóng, câu mực... khám phá thiên
nhiên kỳ thú. UBND thị trấn ThuậnAn
vừa đầu tư thêm 600 triệu đồng nâng
cấp hạ tầng ở các bãi tắm, đường giao
thông, hệ thống đèn chiếu sáng, các
quán ăn ven biển với những đặc sản
biển tươi ngon. Đến đây, du khách có
thể ngắm bình minh buổi sớm, cưỡi
ngựa, câu cá và tham quan một số địa
chỉ văn hóa, tâm linh tại địa phương
như miếu Thái Dương với sự tích nữ
thần Thái Dương; miếu Âm Linh thờ
thần cá voi, vốn là con vật linh thiêng
đối với người dân miền biển hay các di
tích văn hóa lịch sử trên địa bàn huyện
Phú Vang như Trấn Hải thành, tháp
Chăm Phú Diên.
Q.ViệT
Thừa Thiên-Huế: Du lịch biển và sinh thái "hút" khách
Tiền Giang: 4 tháng đầu năm, đón 369.000 lượt khách du lịch
Sự kiện vấn đề
11số 1023 l 09.5.2013
Ông Hà Minh Tuân, Phó Trưởng
phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình
cho biết: Nhằm thu hút nhiều khách du
lịch, ngành Du lịch Quảng Bình đang
cố gắng tạo sự hấp dẫn cho các tour du
lịch và tăng cường chất lượng các dịch
vụ. Các công ty du lịch đã xây dựng và
kết hợp nhiều loại hình du lịch như: du
lịch mạo hiểm kết hợp khám phá thiên
nhiên, tham quan hang động, du lịch
văn hóa tâm linh, tắm biển và nghỉ
dưỡng với nhiều điểm hấp dẫn.
Theo đó, ngoài các tuyến điểm du
lịch truyền thống như: động Phong
Nha, động Thiên Đường, hang Tám
Thanh niên xung phong, hang Én,
suối Nước Moọc, thành phố Đồng
Hới... dịp này, nhiều tuyến điểm du
lịch mới đang tiếp tục thử nghiệm
cũng đã thu hút và tạo nhiều cơ hội để
du khách lựa chọn như: tuyến du lịch
khám phá thiên nhiên Rào Thương -
Hang Én, sông Chày - Hang Tối, du
lịch trải nghiệm, mạo hiểm thung
lũng Tú Làn, hang Sơn Đoòng, tham
quan thung lũng Sinh Tồn - hang E,
tuyến tham quan động Phong Nha -
khám phá chiều sâu bí ẩn, sử dụng
thuyền độc mộc hoặc chèo thuyền
kayak với lộ trình đến 1.500m trên
dòng sông ngầm uốn khúc trong lòng
núi… Những tuyến điểm du lịch mới
lạ này thực sự là cơ hội để du khách
được gần gũi với con người, thiên
nhiên biển - rừng - núi hoang sơ và kỳ
vĩ.
Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến hết
tháng 5, hàng loạt các hoạt động, sự kiện
văn hoá, thể thao và du lịch đặc sắc, hấp
dẫn sẽ diễn ra trong Tuần Văn hoá – Du
lịch Đồng Hới năm 2013 và lễ kỷ niệm
10 năm - phòng Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cũng
như lễ hội Hang động năm 2013. Đây
sẽ là dịp hiếm có để du khách tham
quan, chiêm ngưỡng những giá trị đặc
sắc về địa chất, địa mạo mang giá trị
toàn cầu của Phong Nha-Kẻ Bàng, tắm
biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm
linh cũng như tìm hiểu về con người và
vùng đất Quảng Bình.
Quảng Bình hiện có 233 cơ sở lưu
trú du lịch; trong đó, có 2 khách sạn 4
sao, 1 khách sạn 3 sao, 16 khách sạn 2
sao, 13 khách sạn 1 sao, số còn lại đạt
chuẩn cơ sở lưu trú. Từ nhiều ngày
trước, các khách sạn, nhà nghỉ ở thành
phố Đồng Hới và tại các điểm du lịch
trên địa bàn tỉnh đã được các Công ty
lữ hành cũng như các đoàn khách du
lịch, các cá nhân trong và ngoài nước
đặt phòng trước. Trước tình trạng các
khách sạn, nhà nghỉ bắt đầu “nóng”
vào dịp 30/4 và 01/5, để tránh xảy ra
t́nh trạng chặt chém giá và đẩy giá
pḥng lên quá cao, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Quảng Bình đã thực
hiện liên kết, phối hợp với các đơn vị
liên quan cũng như cơ sở lưu trú trên
địa bàn thực hiện niêm yết giá phòng
và các dịch vụ du lịch khác. Bên cạnh
đó, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy,
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và
vấn đề bảo vệ môi trường cũng được
chú trọng quan tâm.
Được biết, trong quý I/2013, tỉnh
Quảng Bình đã đón 224.121 lượt
khách du lịch, tăng 10% so với cùng
kỳ, trong đó có 8.826 lượt khách quốc
tế và 215.295 lượt khách nội địa. Ước
tổng doanh thu du lịch đạt 224,121 tỷ
đồng, nộp ngân sách nhà nước là
16,433 tỷ đồng. Dự kiến, lượng khách
du lịch đến Quảng Bình vào dịp nghỉ
lễ 30/4 và 01/5 năm nay sẽ tăng 12 –
15% so với năm ngoái.
L.KHáNH
Quảng Bình: Thêm nhiều tuyến du lịch mới
Ngày 04/5, tỉnh Yên Bái đã tổ chức
Hội nghị triển khai phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
năm 2013.
Theo tiêu chí mới, đến nay Yên Bái
có 173.705 hộ gia đình được công nhận
gia đình văn hóa; 1.038 làng, bản, tổ dân
phố được cộng nhận đạt tiêu chuẩn văn
hóa; 1.369 cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đăng ký thực hiện danh hiệu thi
đua. Qua các phong trào thi đua, 2 năm
qua đã có trên 1100 tập thể, cá nhân xuất
sắc trong thực hiện phong trào được
UBND tỉnh khen thưởng. Hiện, toàn tỉnh
có 1.230 nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân
phố (bằng 52,8%), đạt chuẩn theo quy
định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch… Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị
Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên
Bái, Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa (TDĐKXDĐSVH) tỉnh, trong
2 năm qua (2011 – 2012), việc triển khai
thực hiện phong trào đạt được kết quả
nhất định, nhưng vẫn còn một số hạn chế
như phong trào triển khai chưa đồng bộ,
sự phối hợp của các thành viên Ban chỉ
đạo (BCĐ) chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa
cao, công tác chỉ đạo, triển khai thực
hiện của cấp uỷ, chính quyền một số cơ
sở chưa thật sâu sát hoặc thiếu kịp thời...
Để đẩy mạnh phong trào, UBND
tỉnh nhấn mạnh yêu cầu kiện toàn lại
BCĐ các cấp, xây dựng quy chế và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
BCĐ, thành lập văn phòng BCĐ cấp
tỉnh; tập trung chỉ đạo các hoạt động của
năm gia đình Việt Nam 2013; gắn việc
tổ chức phong trào TDĐKXDĐSVH
với phong trào xây dựng nông thôn mới
và các phong trào khác tại địa phương.
MạNH HuâN
Yên Bái: 173.705 hộ được công nhận gia đình văn hóa
Sự kiện vấn đề
12 số 1023 l 09.5.2013
Trong Năm Du lịch quốc gia Đồng
bằng sông Hồng 2013 và định hướng
phát triển du lịch đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, Bắc Ninh chú
trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù là du lịch gắn với văn hóa Quan họ
- di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại.
Ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng
phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho
biết: Sở dĩ Bắc Ninh chú trọng phát
triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ
là do Quan họ là nét văn hóa đặc trưng
của Bắc Ninh mà không vùng đất nào
có. Theo thống kê của ngành du lịch
tỉnh Bắc Ninh 80% khách du lịch đến
với Bắc Ninh để thưởng thức văn hóa
Quan họ. Đây là cơ sở để Bắc Ninh
xây dựng chiến lược phát triển du lịch
và nhằm thực hiện cam kết với
UNESCO về bảo tồn và lan tỏa văn
hóa Quan họ. Qua đó, tỉnh Bắc Ninh
vừa có thể khai thác tốt thế mạnh của
vùng vừa bảo tồn văn hóa truyền thống
vốn có.
Văn hóa Quan họ không chỉ đơn
thuần là hát Quan họ mà là tổng hòa của
nhiều yếu tố như: hát Quan họ, trang
phục, ẩm thực, các phong tục tập quán,
không gian văn hóa Quan họ… Đến với
Bắc Ninh du khách sẽ được đắm mình
vào không gian văn hóa những làn điệu
Quan họ mượt mà đằm thắm, liền anh
áo the khăn xếp, liền chị áo mớ ba mớ
bẩy, nón thúng quai thao tạo nên nét
độc đáo mà không một nơi nào có.
Theo ông Nguyễn Xuân Côn, đ ể
phát triển du lịch gắn với văn hóa
Quan họ, tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung ưu
tiên phát triển các điểm du lịch gắn với
trải nghiệm khám phá các giá trị văn
hóa, lịch sử làng quê miền quan họ tại
xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh), du
lịch các làng Quan họ cổ gắn với du
ngoạn sông Cầu, trảy hội Lim (Tiên
Du)… Ngoài ra, ngành Văn hoá tỉnh
Bắc Ninh còn quy hoạch các điểm du
lịch trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có hát
Quan họ; khuyến khích các nghệ nhân
hát Quan họ trong các lễ hội; phát triển
các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên
hoạt động giới thiệu, quảng bá, phát
huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc
Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại; có chính sách đãi
ngộ đối với các nghệ nhân Quan họ…
Bên cạnh đó đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị và khuyến khích người
dân gìn giữ các làn điệu dân ca, dân vũ
và biểu diễn nghệ thuật truyền thống,
đặc biệt là hát quan họ.
Đặc biệt, trong Năm Du lịch quốc
gia Đồng bằng sông Hồng 2013,
ngành Văn hóa tỉnh Bắc Ninh chủ yếu
giới thiệu Quan họ đến với đông đảo
du khách trong và ngoài nước với 18
hoạt động, bao gồm: Hội chợ Thương
mại - Du lịch Bắc Ninh 2013, chương
trình nghệ thuật Về miền Quan họ;
triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc và
tham gia cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốc
chủ đề “Khám phá văn minh sông
Hồng”; biểu diễn và quảng bá dân ca
Quan họ Bắc Ninh, hội chợ du lịch
đồng bằng sông Hồng; tham dự liên
hoan nghệ thuật quần chúng đồng
bằng sông Hồng; tham gia hội thảo
“Liên kết phát triển vùng du lịch đồng
bằng sông Hồng...”
THu PHươNg
Bắc Ninh phát triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5,
tỉnh Bình Định đã đón và phục vụ
trên 16.500 lượt du khách trong và
ngoài nước đến tham quan và nghỉ
mát. Trong đó, khu danh thắng
Ghềnh Ráng - Quy Nhơn đã đón
6.500 lượt khách; danh lam thắng
cảnh du lịch sinh thái Hầm Hô,
huyện Tây Sơn đã đón tiếp hơn 2.500
lượt khách, Bảo tàng Quang Trung -
thị trấn Phú Phong, Tây Sơn đã đón
và phục vụ trên 6.000 lượt khách và
Đền tế trời đất (Bảo Sơn Thiên ấn)
tại xã Bình Tường - Tây Sơn cũng
đón hơn 1.000 lượt khách.
Ông Nguyễn Đình Sanh, Giám
đốc Công ty Du lịch sinh thái Hầm
Hô cho biết: Trong dịp nghỉ năm nay,
do thời tiết nắng nóng, nên du khách
đến thưởng ngoại và tắm suối tại đây
hàng ngày rất đông, có ngày gần
1.000 lượt khách. Đón trước xu
hướng này, đơn vị đã đầu tư trên 3 tỷ
đồng để xây dựng thêm 5 nhà nghỉ
cũng như khu vui chơi, ẩm thực để
khách du lịch trong và ngoài nước
cảm thấy thật sự thoải mái.
Để đáp ứng nhu cầu của hành
khách trong và ngoài nước đến tham
quan tại khu vực Ghềnh Ráng – Quy
Nhơn, ông Võ Chiêu Phúc, Giám đốc
Công ty Du lịch Sài Gòn Quy Nhơn
cho hay: Nét mới của khu du lịch
năm nay tập trung vào các món ăn
ẩm thực khắp 3 miền với nhiều món
lạ và hấp dẫn. Các hoạt động văn hóa
cũng được tổ chức sôi nổi để lại ấn
tượng sâu lắng cho các du khách khi
đến ngắm cảnh bãi tắm Hoàng Hậu,
Mộ chí Hàn Mặc tử hay chơi hát Bài
chòi, xem và mua các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ và nghệ thuật trình
bày thơ Hàn và Xuân Diệu trên gỗ
bằng bút lửa DZũ Kha...
MạNH CườNg
Bình Định: Đón 16.500 lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ
Sự kiện vấn đề
13số 1023 l 09.5.2013
* Thành phố Đồng Hới (Quảng
Bình) vừa tổ chức Lễ hội đua thuyền
truyền thống lần thứ XIII. Tham dự
giải có 7 đội thuyền gồm: xã Bảo Ninh
4 đội thuyền, xã Quang Phú 1 đội
thuyền, phường Phú Hải 1 đội thuyền
và phường Hải Thành 1 đội thuyền với
tổng số gần 200 vận động viên. Các đội
thi đấu 1 lượt với cự ly 7.000m. Địa
điểm thi đấu diễn ra trên sông Nhật Lệ
đoạn từ phía nam chợ Đồng Hới đến
cầu Hải Thành, trong đó xuất phát cách
chợ Đồng Hới 250m về phía thượng
nguồn và về đích trước tượng đài Mẹ
Suốt. Toàn bộ thuyền đua đều bằng
chất liệu composite tổng hợp; tổ chức
đua thuyền rồng truyền thống theo
đúng tiêu chuẩn quốc tế và quy định
của quốc tế về đua thuyền composite.
Lễ hội đua thuyền là một hoạt động
thể thao dưới nước mang đậm bản sắc
văn hóa lễ hội, văn hóa dân gian và bản
sắc dân tộc Việt Nam . Những năm gần
đây, phong trào bơi chải truyền thống
được phát triển rộng khắp trên địa bàn
toàn tỉnh, thu hút sự hưởng ứng nghiệt
tình của mọi tầng lớp nhân dân. Riêng
đối với Đồng Hới, lễ hội đua thuyền
truyền thống đã trở thành lễ hội văn
hóa đặc sắc từ bao đời nay.
Sau màn tranh tài, đã xác định được
3 đội chiến thắng. Giải nhất thuộc về
đội thuyền Hà Trung (Bảo Ninh), giải
nhì đội thuyền phường Hà Thôn (Bảo
Ninh) và giải ba đội thuyền phường
Phú Hải.
* Sau 3 ngày (từ 29/4 đến 01/5)
tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Giải đua
thuyền truyền thống vô địch quốc gia
Eximbank năm 2013 diễn ra tại thị xã
Hà Tiên (Kiên Giang) đã kết thúc.
Tham dự Giải đua thuyền truyền
thống toàn quốc năm nay có 361 vận
động viên các đội thuyền nam, nữ của
13 tỉnh, thành, gồm: Hà Nội, Hải
Dương, Đã Nẵng, Quảng Bình, Quảng
Trị, Bình Thuận, Đồng Tháp, An
Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Hậu Giang và Kiên Giang. Các đội
thuyền nam, thuyền nữ và thuyền nam
- nữ phối hợp 10 và 20 tay bơi thi đấu
ở 18 nội dung ở các cự ly 1.000m,
500m và 200m. Kết quả, đơn vị tỉnh
Bình Thuận giành giải nhất toàn đoàn
với 6 huy chương vàng, 1 huy chương
đồng; An Giang về nhì với 5 huy
chương vàng, 3 huy chương bạc, 3
huy chương đồng và giải ba toàn đoàn
thuộc về thành phố Cần Thơ với 2 huy
chương vàng, 6 huy chương bạc, 6
huy chương đồng.
* Chào mừng kỷ niệm 38 năm
Ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước (30/4), Giải đua thuyền
truyền thống tỉnh Bình Dương - năm
2013 đã được tổ chức tại TP. Thủ Dầu
Một, với sự tham gia của 8 đội thuyền
thuộc các huyện: Tân Uyên, Dầu
Tiếng, TP. Thủ Dầu Một và đội An
Hòa của tỉnh Đồng Nai.
Các đội thuyền tranh tài ở hai cự ly:
1.000m và 2.000m bằng thuyền gỗ (14
người) trên đoạn sông Sài Gòn đi bên
cạnh công viên Bạch Đằng (trung tâm
TP.Thủ Dầu Một) với sự chứng kiến và
cổ vũ của hàng ngàn người xem. Sau
vòng đấu bảng, hai đội nhất, nhì của 3
bảng tham gia thi đấu vòng chung kết
ở hai cự ly trên. Kết quả, ở cự ly 1.000
mét đội Dầu Tiếng đã giành giải nhất.
Hai đội Thái Hòa 1 và Thái Hòa 2
(huyện Tân Uyên) giành giải nhì và ba;
ở cự ly 2.000 mét cả 3 đội Thái Hòa 1,
Thái Hòa 2 và Khánh Bình (đều của
huyện Tân Uyên) giành cả ba giải nhất,
nhì, ba.
V.MiNH - a.TùNg
Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương
tổ chức đua thuyền truyền thống
Theo Ban Quản lý các Khu du lịch
TP. Vũng Tàu ( tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu),
, năm nay do dịp Lễ 30/4, 01/5 được
nghỉ dài ngày nên thành phố đã đón tới
190.000 lượt du khách, tăng gần 27%
so với năm 2012 và là năm du khách
đến với TP. Vũng Tàu đông nhất từ
trước tới nay.
Cũng do nghỉ lễ dài nên du khách đổ
về TP. Vũng Tàu trải đều vào các ngày
và chỉ đông nhất vào ngày 30/4. Đến tối,
lượng du khách đã đạt tới 83.000 lượt,
tăng hơn 20.000 lượt so với buổi trưa
cùng ngày và cũng trở thành ngày có
lượng du khách đông nhất từ trước tới
nay. Do du khách quá đông nên nhiều
người đã không thuê được phòng, phải
ngủ ở vỉa hè, bờ biển.
Nhận định được tình hình khách du
lịch sẽ rất đông nên Ban Quản lý các khu
du lịch TP. Vũng Tàu đã kết hợp với các
lực lượng chức năng tổ chức tuần tra,
chốttrực24/24giờtrongngàyđểkịpthời
xử lý, giải quyết các vụ việc và đã không
để trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Ban
Quản lý các Khu du lịch TP. Vũng Tàu
cho biết, năm nay, thành phố đã tổ chức
tiếp đón du khách tới nghỉ lễ khá tốt,
trong đó điển hình như không để xảy ra
vụ việc “chặt chém” du khách nào, cứu
vớt kịp thời 32 trường hợp du khách lọt
vào ao xoáy và không để xảy ra tử vong;
vệ sinh môi trường ở các bãi tắm, khu du
lịchđượcđảmbảo,khôngxảyrangộđộc
thực phẩm, giao thông được thông suốt
và kịp thời chặn đứng các cuộc đua xe
trái phép... HồTHaNH
Lượng du khách đến TP. Vũng Tàu dịp lễ
30/4, 01/5 cao nhất từ trước tới nay
Sự kiện vấn đề
14 số 1023 l 09.5.2013
Chưa có nhà hát nào phải di
chuyển qua nhiều địa điểm và
phải “phân tán” lực lượng ở
nhiều nơi như Nhà hát giao
hưởng Nhạc Vũ kịch Tp.Hồ Chí
Minh (gọi tắt là Nhà hát giao
hưởng). Cũng vì không có địa
điểmriêngnênrấtnhiềuchương
trình biểu diễn nghệ thuật mang
tầm quốc tế đã không thể đến
với người dân thành phố nói
riêng và cả nước nói chung.
Bà Nguyễn Mỹ Hạnh, Phó Giám
đốc Nhà hát Giao hưởng chia sẻ: Trước
đây, Nhà hát ở nhờ rạp chiếu phim Khải
Hoàn, sau đó là rạp Nhân Dân (quận 5).
Một thời gian sau, lãnh đạo Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch thành phố thấy
không ổn mới cho Nhà hát tạm chuyển
về Phan Văn Đạt (trụ sở 2 của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch). Đến cuối
năm 2012, Nhà hát chính thức được
chuyển về “ở nhờ” tầng hầm của Nhà
hát thành phố cho đến nay. Tuy nhiên,
chỉ có văn phòng đặt tại Nhà hát thành
phố còn việc lưu trữ nhạc cụ, tập luyện
phải “nhờ” rạp Thanh Vân (đường
Cách mạng tháng 8) và tập vũ kịch,
múa thì “nhờ” Trường múa thành phố.
Việc phải ở nhờ, ở tạm khắp nơi trong
thành phố khiến cho hoạt động của Nhà
hát gặp rất nhiều khó khăn cũng như
ảnh hưởng đến chất lượng biểu diễn.
Thế nên những nhạc cụ của dàn nhạc
giao hưởng do nhà nước cấp (trị giá hơn
42 tỉ đồng) đang phải lưu trữ ở nơi
không có đủ điều kiện, các chương trình
biểu diễn phải phụ thuộc vào lịch diễn
của Nhà hát thành phố. Trong khi đó
Nhà hát thành phố đã bị “quá tải” các
chương trình biểu diễn nghệ thuật khác.
Ngoài ra, việc chưa có một nhà hát
giao hưởng đúng nghĩa đã làm hạn chế
việc giao lưu, thưởng thức âm nhạc
hàn lâm mang tính quốc tế và khu vực
của người dân. Bà Mỹ Hạnh cho biết
thêm: Có nhiều dàn nhạc giao hưởng
lớn của các nước đến nghiên cứu các
Nhà hát để đưa dàn nhạc qua biểu diễn
nhưng vì khán phòng quá nhỏ, không
đúng chuẩn quốc tế nên không được
họ quan tâm. Điển hình là dàn giao
hưởng Phi-na-den-phi-a của Mỹ từng
tới thành phố đặt vấn đề muốn diễn ở
một sân khấu lớn, một nhà hát có sức
chứa khoảng 1000-1500 ghế, có tiêu
chuẩn quốc tế nhưng thành phố không
đáp ứng được. Gần đây có dàn nhạc
giao hưởng Thái Lan muốn qua biểu
diễn nhưng họ cũng “ngại” khán
phòng Nhà hát thành phố quá nhỏ.
Dù không có trụ sở cố định để
luyện tập, biểu diễn… nhưng tập thể
nghệ sĩ Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ
kịch vẫn luôn nỗ lực, cố gắng đem âm
nhạc hàn lâm đến gần hơn với người
dân thành phố, đặc biệt là phổ cập
nghệ thuật này với sinh viên, học sinh,
thiếu nhi - giới trí thức trẻ. Theo bà
Nguyễn Mỹ Hạnh, nghệ thuật hàn lâm
ngày càng gần gũi, thân thiết với đời
sống văn hóa nghệ thuật của người
dân thành phố. Có thể thấy qua những
buổi biểu diễn định kỳ của Nhà hát
gần đây luôn bán hết vé. Chẳng hạn,
chương trình ba-lê “Kẹp hạt dẻ” đã
diễn lại nhiều lần và lần nào cũng
“cháy vé” hoặc chương trình “Giai
điệu mùa thu” kéo dài 3 đêm trong
tháng 8 hàng năm và đêm nào cũng
“cháy vé”. Đây chính là động lực để
sắp tới Nhà hát tăng thời gian của
"Giai điệu mùa thu" lên 6-7 đêm đáp
ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của
người dân thành phố. Bên cạnh đó
những chương trình dành cho sinh
viên, học sinh của Nhà hát luôn thu
hút hàng ngàn sinh viên tham dự. Anh
Dương Trọng Phúc, Phó Giám đốc
trung tâm hỗ trợ sinh viên học sinh TP.
Hồ Chí Minh chia sẻ: Nhà hát phối
hợp với Thành đoàn, mỗi tháng làm
một chương trình vào ngày 29. Nhà
hát thành phố (địa điểm Nhà hát giao
hưởng thường “mượn” để biểu diễn)
có sức chứa khoảng 468 người nhưng
đã có lần Thành đoàn phát 1.000 vé,
sinh viên đi hết 1.000. Ngoài thưởng
thức âm nhạc, các bạn sinh viên còn
có những trải nghiệm thú vị, có bạn
được thử làm chỉ huy dàn nhạc, có bạn
được dạy múa ba - lê, được tham gia
vào đoàn hợp xướng...
Theo khảo sát của Nhà hát Giao
hưởng, sau những chương trình miễn
phí dành cho sinh viên, khi Nhà hát
giao hưởng biểu diễn các chương
trình định kỳ luôn có một lượng
khách giả trẻ đáng kể tới xem. Việc
tổ chức chương trình hàng tháng
dành cho sinh viên với tên “Giai điệu
trẻ” của Nhà hát giao hưởng đang
được giới truyền thông đề cử giải
cống hiến.
Trước nhu cầu thưởng thức âm
nhạc hàn lâm cũng như sự cần thiết
phải xây dựng một nhà hát Giao
hưởng đúng tầm của thành phố,
PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa-Viện
trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Việc xây
dựng nhà hát không thể trì hoãn mãi
bởi thành phố đã dự định từ hơn
mười năm trước. Vị trí xây dựng ở
khu vực công viên 23/9 rất thích hợp
bởi người dân có thể đến đây thưởng
thức âm nhạc, dạo mát xung quanh
khu quảng trường của Nhà hát hay
đến các trung tâm thương mại.
LaN PHươNg
Nhu cầu xây dựng Nhà hát Giao hưởng
Nhạc Vũ kịch đúng tầm
15số 1023 l 09.5.2013
Tối 04/5, tại huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên, Lễ hội "Võ Nhai nơi cội
nguồn" đã chính thức khai mạc, thu
hút đông đảo người dân địa phương
tham dự. Đây là lễ hội văn hóa quy
mô lớn đầu tiên ở địa phương do
UBND huyện Võ Nhai và tỉnh Thái
Nguyên tổ chức nhằm quảng bá, giới
thiệu về bản sắc văn hóa, lịch sử, các
danh lam thắng cảnh độc đáo của đất
vùng cao Võ Nhai đến với đông đảo
du khách, góp phần phát triển tiềm
năng du lịch của huyện nói riêng và
tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Đêm khai mạc diễn ra trong không
khí vui tươi, mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc với chương trình nghệ
thuật đặc biệt do các nghệ sĩ, diễn viên
chuyên và không chuyên biểu diễn
gồm 3 phần: Võ Nhai nơi nguồn cội,
Võ Nhai miền quê cách mạng và Võ
Nhai ngày mới.
Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động thi
đấu thể thao truyền thống, thi múa
khèn, trình diễn nghệ thuật pha trà đặc
sản Thái Nguyên, giao lưu văn nghệ
giữa các xã trong huyện... Cùng với
việc tái hiện phiên chợ tình của đồng
bào dân tộc Mông, huyện Võ Nhai
còn tổ chức phiên chợ vùng cao với
đầy đủ các sản vật đặc trưng của chợ
vùng cao, các món ăn đặc trưng của
đồng bào các dân tộc trong huyện
ngay tại chợ. Đây cũng là "điểm
nhấn" đặc biệt, thu hút đồng bào các
dân tộc ở khu vực lân cận đến với lễ
hội, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng
ở Võ Nhai.
Là huyện vùng cao duy nhất của
Thái Nguyên, Võ Nhai có nhiều di
tích, thắng cảnh mang tầm quốc gia
như: di chỉ khảo cổ học Mái Đá
Ngườm (xã Thần Sa) - nơi cư trú của
người nguyên thủy và là nơi phát hiện
các di vật đá đặc trưng của các nền
văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi
có niên đại hàng chục nghìn năm; di
tích lịch sử rừng Khuôn Mánh (xã
Tràng Xá) - nơi thành lập Trung đội
cứu quốc quân II (một trong những
đơn vị tiền thân của Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay); danh thắng
hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà (xã
Phú Thượng)... Đặc biệt, ở Võ Nhai
cũng có phiên chợ tình của đồng bào
dân tộc Mông diễn ra vào ngày 26
tháng 3 Âm lịch hàng năm. Do vậy,
việc tổ chức lễ hội "Võ Nhai nơi cội
nguồn" không chỉ mang ý nghĩa
quảng bá tiềm năng du lịch đa dạng,
phong phú của địa phương mà còn
góp phần thực hiện có hiệu quả đề án
“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc huyện Võ Nhai giai đoạn
2010 - 2015”. T.NguyệN
Tuần văn hoá, du lịch Lễ hội Khau
Vai 2013 đã chính thức khai mạc tối
04/5 tại sân vận động huyện Mèo
Vạc, Hà Giang. Tham dự Lễ Khai
mạc có đại diện lãnh đạo tỉnh Hà
Giang và huyện Mèo Vạc, nhân dân
địa phương cùng hàng nghìn du
khách trong và ngoài nước.
Trước đó, hàng loạt các hoạt động
văn hóa đặc sắc đã được diễn ra từ
ngày 29/4-03/5/2013 hấp dẫn đông
đảo khách du lịch như: Lễ hội cầu
Mưa của dân tộc Lô Lô; Hội chọi
chim họa mi lần thứ 3; Hội chọi dê,
chọi bò; Chương trình nghệ thuật
“Huyền thoại Khau Vai”, Giao lưu văn
hóa khèn Mông… Đặc biệt là hội đua
ngựa thồ, thi giã bánh dày của dân tộc
Nùng, thi dệt lanh của dân tộc Mông
lần đầu tiên được tổ chức khiến cho
Tuần văn hóa, du lịch Khau Vai thêm
phần phong phú và ý nghĩa.
Lễ hội Khau Vai được chính thức
bắt đầu vào tối 05/5 tại xã Khau Vai,
huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Đây là
một “phiên chợ” độc đáo và đã trở
thành huyền thoại. Đó là ngày hội của
những đôi tình nhân dang dở, yêu
nhau nhưng không đến được với
nhau. Do vậy, cứ vào ngày 27/3 âm
lịch hàng năm họ lại tìm về với nhau
để tâm sự và chia sẻ những chuyện
vui buồn trong cuộc sống.
Ông Trần Kim Ngọc, Phó Chủ
tịch UBND huyện Mèo Vạc, Trưởng
Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Đây là
năm thứ 2 huyện Mèo Vạc tổ chức
tuần văn hóa, du lịch Lễ hội chợ tình
Khau Vai với quy mô lớn nhằm duy
trì và phát huy nét văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc thiểu
số nơi vùng cao địa đầu Tổ quốc.
Năm nay du khách lên dự Lễ hội
Khau Vai tăng mạnh (ước chừng
khoảng hơn 10000 người, năm 2012
là gần 8000 người ). Công tác chuẩn
bị đã được Ban Tổ chức hoàn tất chu
đáo sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của
khách du lịch như dịch vụ lưu trú, ăn
uống, đảm bảo an ninh trật tự…
Lễ hội Khau Vai, ca ngợi tình yêu
đôi lứa trong sáng có sức hấp dẫn lôi
cuốn và làm lay động lòng người, tạo
ra sức lan toả trong cộng đồng về
những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống
hiện đại ngày nay. Đây còn là nơi giao
lưu, gặp gỡ những nét đẹp văn hoá
dân gian đặc sắc của nhân dân các dân
tộc huyện Mèo Vạc, tạo điểm nhấn để
thu hút du khách đến với Công viên
địa chất toàn cầu Cao nguyên đá
Đồng Văn.
Huy LoNg
Khai mạc Lễ hội Khau Vai 2013
Lễ hội "Võ Nhai nơi cội nguồn"
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
16 số 1023 l 09.5.2013
Mới chỉ chơi đồ cổ được hơn hai
năm nhưng anh Bùi Văn Quang ở
đường Quang Trung, thành phố Nam
Định đã trao tặng hơn 60 sắc phong và
hàng trăm hiện vật cổ khác cho các bảo
tàng và dòng họ trên khắp cả nước.
Nhìn vào quãng thời gian ngắn ngủi và
con số trên, ít ai nghĩ rằng “nhân vật”
ấy không phải một “đại gia” lắm tiền
nhiều của mà chỉ là một công chức
bình thường. Bằng những việc làm ý
nghĩa đó, anh Bùi Văn Quang mong
muốn phát huy, gìn giữ được giá trị lịch
sử dân tộc và truyền đến ngàn đời sau.
Bước vào ngôi nhà nhỏ của anh,
chúng tôi khá bất ngờ bởi nó không
giống như trong trí tưởng tượng về
những gian phòng khách của nhiều
“đại gia đồ cổ”; tất cả được bài trí giản
dị, thuận tiện và tuyệt nhiên không thấy
bóng dáng của bất cứ món cổ vật nào.
Như đọc được suy nghĩ đó, anh Quang
cười chia sẻ: “Tôi có một bộ sưu tập
nho nhỏ ở quê, hầu hết cổ vật của tôi
đều được lưu giữ tại đó và trưng bày
theo mô típ điển hình các nền văn hóa
cổ Việt Nam: Đông Sơn, Đa Bút, Sa
Huỳnh, Óc Eo...; đồ Chàm, đồ Chăm,
đồ thời Lý, Trần, Lê, gốm Chu Đậu…
đều có cả, nhưng ưu tiên nhất là mảng
tư liệu Hán Nôm thời Lê, Nguyễn”.
Sinh ra tại xã Liên Minh (huyện Vụ
Bản), anh Quang hiện đang là cán bộ
phụ trách công đoàn của ngành giao
thông vận tải tỉnh Nam Định. Tự nhận
là “dân ngoại đạo”, anh cho biết mình
mới bắt đầu chơi đồ cổ được hơn hai
năm trở lại đây: “Trong một lần về quê,
khi dọn lại những gian nhà cũ để chuẩn
bị xây sửa lại, tôi có tìm được một
chiếc thạp dáng vẻ khá cũ, kích thước
không lớn và có đề chữ. Tò mò nên tôi
mang chiếc thạp đó về tìm hiểu, từ khi
đó niềm đam mê với những món đồ cổ
dần dần “ngấm” vào người lúc nào
không hay”. Theo anh Quang, ở Nam
Định có nhiều người chơi và cũng
nhiều người “sành” đồ cổ, nhưng
thường họ chơi đồng hồ, đồ mộc, hoặc
những đồ đồng, đồ sứ cực kì đắt tiền.
Chính vì vậy anh muốn “khai thác”
một khoảng trống khá độc đáo so với
nhiều dân chơi đồ thành Nam đó là
những tư liệu Hán Nôm cổ. Mặc dù
vẫn dành thời gian, công sức cho
những món cổ vật khác song anh lại
đầu tư, ưu tiên rất nhiều cho mảng này.
Anh tâm sự: “Người Việt Nam vốn có
tiềm thức về lịch sử văn hóa dân tộc,
khi có điều kiện tìm hiểu sâu tôi càng
cảm thấy bị cuốn hút hơn. Việc sưu
tầm những hiện vật gốc không chỉ
mang giá trị lưu giữ, mà còn giúp khơi
lại nét văn hóa gợi nhớ cả một vương
triều mà mỗi món đồ đó từng ra đời”.
Anh Quang bỏ nhiều tâm huyết để
nghiên cứu thêm một số tài liệu lịch
sử, tư liệu Hán Nôm; qua thời gian anh
càng cảm thấy mình “có duyên” với
những sắc phong cổ.
Anh Quang cho biết: Vì đặc thù
những bản sắc phong, chiếu chỉ đều
làm bằng giấy, nếu được bảo quản ở
điều kiện bình thường thì tối đa giấy
cũng chỉ tồn tại được khoảng 500 năm
sẽ tự phân hủy nên những bản anh từng
sưu tầm được chủ yếu là của thời Lê,
Nguyễn. Khác với những cổ vật thông
thường phải mất nhiều thời gian thẩm
định, những bản sắc phong, chiếu chỉ
cổ có một nét rất riêng biệt: đó là tự
thân mỗi bản đã bao hàm một lý lịch,
ngoài nội dung thì trên đó còn ghi rõ
ràng ngày, tháng, năm, lý do được ban
ra. Vì thế nên tuổi của những tư liệu
Hán Nôm này luôn được xác định tuyệt
đối một cách nhanh chóng. Chính bởi
nội hàm mang cả giá trị vật thể và phi
vật thể nên những bản sắc phong, chiếu
chỉ anh Quang sưu tầm hầu hết đều
được anh đem kaart lại cho các bảo
tàng, đình, đền của các làng xã, dòng
họ. Anh chia sẻ: “Tôi sưu tầm với
mong muốn phát huy giá trị chứ không
chủ trương lưu giữ cho cá nhân, khi có
điều kiện thì sắc phong thuộc địa
phương nào sẽ trao tặng lại đúng cho
địa phương đó”.
Các bản sắc phong hầu hết đều
được làm bằng giấy sắc Long Đằng
(tương truyền làm tại làng Bưởi, Hà
Nội), có in ám họa tiết rồng năm móng.
Sắc phong có hai loại: sắc phong cho
bách thần và sắc phong cho bách quan.
Đối với sắc phong cho bách thần bao
gồm nhân thần – những thần tử của vua
và thiên thần – những nhân vật trong
tưởng tượng, có vị trí nhất định trong
đời sống tinh thần và thờ cúng của
nhân dân. Sắc phong cho nhân thần lại
tùy theo người được sắc phong còn
sống hay đã mất mà có cách thức thể
hiện khác nhau. Thông thường, trên
giấy sắc phong thượng đẳng thần
thường in hình tứ linh, đối với cấp
trung đẳng thần trên giấy sẽ có hình bó
lá cuốn thư. Cấp chi thần (hay còn gọi
là hạ đẳng thần) là cấp thấp nhất lại
thường không có họa tiết. Trong sắc
phong quan tước thì giấy có hình tứ
linh dành cho quan nhất phẩm. Các
phẩm cấp sau đó thì tùy theo thứ bậc
mà hình in bát bửu cổ đồ số lượng sẽ
thay đổi nhiều hay ít. Kích thước của
mỗi tấm sắc phong cũng được dựa theo
đẳng cấp quan tước của người được
phong, đối với sắc phong quan nhất
phẩm thì thông thường có kích thước
1,7m x 65cm, những sắc phong khác
nhỏ hơn. Nhờ đam mê nên anh Quang
đã tự mày mò học hỏi và chính những
hiểu biết này đã giúp anh từ một người
không hề biết chữ Hán Nôm (không
đọc được chữ trên văn bản sắc phong)
lại có thể nhận biết chính xác các sắc
phong chỉ bằng mắt thường thông qua
đặc điểm.
Anh Quang cho biết: Sắc phong
của mỗi đời vua, mỗi cấp bậc có đặc
thù riêng về kích cỡ, hoa văn họa tiết,
thể thức chữ và phong cách viết, cách
Giữ hồn dân tộc qua những sắc phong cổ
17số 1023 l 09.5.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
đóng triện, cách đề lạc khoản… Thể
chữ qua các đời vua biến đổi liên tục,
màu giấy và chất liệu giấy cũng đổi
khác. Ngoài ra anh còn được sự trợ
giúp của nhiều bạn bè, các chuyên gia
nghiên cứu, mỗi lần sưu tầm được một
sắc phong, ngoài việc tự tìm hiểu, anh
còn nhờ mọi người thẩm định, dịch chữ
giúp mình để tăng thêm tính xác thực.
Hơn hai năm qua, anh đã trao tặng
hơn 60 sắc phong cổ và rất nhiều cổ
vật khác cho các bảo tàng, đình, đền
thờ, dòng họ… trên khắp cả nước như
Bảo tàng Nam Định, Bảo tàng Nhân
học (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội),
Bảo tàng Đà Nẵng, đình Bồng Chiêu
(tỉnh Hưng Yên), đình thờ chung của
ba làng thuộc phường Ninh Phong
(TP. Ninh Bình)…. Khiêm tốn nói
rằng rằng tầm, tiền, tài của mình đều
chưa bằng ai, nhưng chữ “tâm” là
điều mà anh Quang luôn hướng tới.
Ngoài việc trực tiếp đến các nơi để
trao tặng, anh Quang còn vận động
các nhà sưu tập khác như ông Lâm
Dũ Xênh (Quảng Ngãi) tặng rất nhiều
hiện vật cổ gắn với lịch sử cho Nam
Định, ông Nguyễn Anh Tuấn ở Hà
Nội tặng sắc phong cho huyện Lý
Nhân (Hà Nam)… Anh mong muốn
một ngày nào đó, khi thú chơi đồ cổ
được “xã hội hóa” nhiều hơn, những
việc làm như của anh và một số bạn
bè có thể trở thành phong trào để
hướng mọi người, nhất là lớp trẻ quan
tâm trân trọng hơn với những di sản
của dân tộc, cũng là trân trọng quá
khứ của cha ông.
T.T.N
Thế mạnh của các làng nghề là
sản phẩm chủ yếu làm thủ
công, nên việc trình diễn tại các
làng nghề hết sức hấp dẫn và
thu hút khách du lịch, đặc biệt
là khách nước ngoài. Nắm bắt
đặc điểm này, nhiều nơi ở Thừa
Thiên - Huế vừa tổ chức sản
xuất, cải tiến mẫu mã sản
phẩm, gắn với hàng lưu niệm,
thu hút đông khách du lịch đến
với các làng nghề.
Một trong những địa điểm thu hút
khách du lịch ở Huế hiện nay là cơ sở
sản xuất “nón Thuý”, ngụ tại tổ 13
phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
Chị Nguyễn Thị Thúy đã tạo nên
thương hiệu nón lá từ bàn tay tật
nguyền. Sinh năm 1986, ngay từ buổi
đầu, cánh tay phải của chị bị dị tật
vào đến khuỷu, mọi sinh hoạt, học
hành đều sử dụng bàn tay trái. Để
không trở thành gánh nặng của gia
đình, Thúy chọn cho mình nghề
chằm nón, ban đầu chỉ để giúp mẹ và
bà ngoại trong một số công đoạn.
Vậy mà vượt lên chính mình, Thúy
đã thành thạo với nghề và cơ sở sản
xuất của chị trở thành điểm đến tham
quan cho khách du lịch gần xa. Trong
khi nghề chằm nón ở Huế đang đứng
trước nguy cơ mai một, thì Thúy
chọn cho mình cách làm theo hướng
du lịch. Khách đến với cơ sở của chị,
vừa được xem cô gái chỉ với một tay,
nhưng làm nên những chiếc nón xinh
xắn, lại có sản phẩm mua về làm quà
cho người thân. Khách du lịch tìm
đến với cơ sở nón Thuý không chỉ
đơn thuần mua về cho mình chiếc
nón Huế của đất nước Việt Nam, mà
ẩn chứa cả tấm gương của một con
người không chịu đầu hàng trước số
phận, như nhiều khách du lịch đến
đây đã từng ngợi ca.
Cách thành phố Huế chỉ vài cây
số, nghề đúc đồng ở phường Đúc lại
có cách thu hút khách du lịch theo
kiểu "làng nghề". Phường có tới hơn
60 lò đúc với khoảng 150 người làm
nghề này. Ngoài các sản phẩm thông
thường như đúc Đại hồng chung
(chuông đồng cỡ lớn), lư hương, các
mặt hàng mỹ nghệ, các cơ sở đúc
đồng ở phường Đúc còn có thể sản
xuất những chi tiết máy dùng trong
công nghiệp và những linh kiện có
tính chính xác cao. Các sản phẩm
đồng mỹ nghệ, từ khâu lên khuôn,
nung chảy và rót đồng đều chủ yếu
làm bằng tay nên rất thu hút du
khách, đặc biệt là khách nước ngoài.
Cũng chính từ đây, giữa khách du
lịch và người thợ thủ công có dịp trao
đổi để hoàn thiện sản phẩm, như cải
tiến, đổi mới mẫu mã, nhằm cho ra
thị trường những sản phẩm đẹp mắt,
nhỏ gọn hơn so với các sản phẩm
bằng đồng khá thô và nặng trước đây.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 88
làng nghề truyền thống, với đông đảo
đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài
hoa. Nhiều nghề trong số đó đi liền
với việc xây dựng các công trình di
tích Huế như nghề mộc, chạm khắc
gỗ, đúc đồng, gốm sứ, luyện sắt,
rèn... Nếu biết kết hợp khai thác tiềm
năng du lịch làng nghề, thì đây cũng
là thế mạnh thu hút khách du lịch
hiện nay của Thừa Thiên - Huế. Năm
2013, trong quy hoạch phát triển các
làng nghề gắn với du lịch, tỉnh Thừa
Thiên - Huế đầu tư 5,4 tỷ đồng, trong
đó tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là
bảo tồn, khôi phục, phát triển các
nghề, làng nghề như gốm Phước
Tích, mây tre đan Bao La và các làng
nghề nón lá (Mỹ Lam, Thủy Thanh,
Phong Sơn, Đông Đô), phát triển
nghề chế biến dầu tràm, nước mắm
và các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp khác; đồng thời hỗ trợ
đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất
ở các làng nghề.
QuốC ViệT
Thừa Thiên-Huế: Làng nghề thủ công
thu hút khách du lịch
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 

Mais procurados (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 

Mais de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 

Mais de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1023 ngày 09/5/2013 - Kế hoạch thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”năm 2013 (Tr.6) - “Những ngày Châu Âu 2013” tại Việt Nam (Tr.8) - Phát triển Ba Vì thành vùng du lịch trọng điểm của thành phố Hà Nội (Tr.18) - Làng chầu văn bên núi Tam Đảo (Tr.20) TrONg số NÀy Triển khai hoạt động tuyên truyền về công tác gia đình Ngày 03/5, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1592/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch triển khai hoạt động tuyên truyền về gia đình, công tác gia đình và giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động: Tổ chức cuộc thi viết trên Báo Văn hoá chủ đề “Gia đình hạnh phúc” với nội dung viết về gia đình văn hóa, gia đình vượt khó, gia đình hiếu học, gia đình thành đạt… tiêu biểu; trong thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 3/2014; đối tượng tham gia là mọi công dân Việt Nam. (Xem tiếp trang 5) Điền kinh Việt Nam giành Huy chương Bạc chạy 800m châu Á Tại Giải điền kinh Grand Prix Châu Á 2013 đang diễn ra tại Băng Cốc (Thái Lan), vận động viên Đỗ Thị Thảo của Việt Nam đã xuất sắc giành HCB ở nội dung 800m nữ. Grand Prix Châu Á là giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu thường niên của Liên đoàn Điền kinh châu Á và 3 vòng đấu năm nay được tổ chức lần lượt tại Băng Cốc (Thái Lan) ngày 04/5; Chonburi (Thái Lan) ngày 08/5 và kết thúc với chặng 3 tại Colombo (Sri Lanka) ngày 22/5. Tại Grand Prix châu Á 2013, căn cứ vào thành tích của từng vận động viên, Liên đoàn Điền kinh Châu Á đã mời 6 tuyển thủ Việt Nam tham dự. Tại nội dung 800m nữ có trên 100 VĐV thuộc 21 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, nhưng Đỗ Thị Thảo đã gây bất ngờ lớn khi giành HCB nội dung 800m với thành tích 2 phút 7giây 60. T.H Bộ VHTTDL vừa có công văn số 1559/BVHTTDL-TCDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ miễn giảm thuế và triển khai Chương trình kích cầu du lịch tại địa phương để các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch hưởng ứng tham gia tích cực và hiệu quả chương trình kích cầu du lịch năm 2013. Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013 (gọi tắt là Chương trình kích cầu du lịch năm 2013) nhằm giúp ngành Du lịch và Thương mại dịch vụ khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước hiện nay. (Xem tiếp trang 3) Ảnh:HOÀINAM Thực hiện Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 Các sự kiện văn hóa nghệ thuật góp phần kích cầu du lịch (ảnh: Carnaval Hạ Long)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1023 l 09.5.2013 Ngày 02/5, tại Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về công tác chuẩn bị Festival Quảng Nam 2013. Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Hài - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam báo cáo, để bảo đảm thành công cho Festival Quảng Nam 2013 có sức vang lớn, công tác chuẩn bị đã được UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch triển khai theo đúng tiến độ. Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Văn phòng Ban Tổ chức Festival; Thành lập các tiểu ban: Tuyên truyền, Lễ tân, Hậu cần, An ninh trật tự… Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức thường xuyên rà soát, chỉ đạo xây dựng các nội dung kế hoạch hoạt động, chuẩn bị cho Festival. Về cở sở hạ tầng phục vụ Festival, theo ông Đinh Hài, hiện nhà hát ngoài trời đã được khởi công xây dựng thành nhà hát có mái che (dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 6.2013). Bên cạnh đó, cùng với các khâu hậu cần cho Festival, khu trưng bày văn hóaASEAN theo dự kiến của Ban Tổ chức sẽ làm theo mô hình nhà cổ. Ngoài ra, các Sở, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung Festival. Thường trực Ban Tổ chức đã làm việc với các huyện/thành có liên quan để chỉ đạo xây dựng sản phẩm du lịch mới khai trương trong dịp diễn ra Festival. Cũng theo ông Đinh Hài, trong tháng 5/2013, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, quảng bá về sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng; phê duyệt kế hoạch kinh phí chi tiết cho từng hoạt động Festival, đồng thời tiếp tục vận động các doanh nghiệp tài trợ Festival; tích cực liên hệ và phối hợp với tổ chức Interkulur vận động các đoàn hợp xướng quốc tế tham dự Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ III tại Hội An… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng HuỳnhVĩnh Ái đánh giá cao quá trình chuẩn bị cho Festival của UBND tỉnh Quảng Nam, đồng thời yêu cầu tỉnh Quảng Nam phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ rà soát lại các đầu việc để lên kế hoạch phân công cụ thể đến từng đơn vị. Thứ trưởng cũng khẳng định, trong tháng 5/2013, công tác truyền thông, giới thiệu các chương trình, hoạt động của Festival sẽ được đẩy mạnh tăng cường. Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức các cuộc họp báo tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Về đề nghị lùi thời gian tổ chức Lễ khai mạc “Festival Di sản Quảng Nam” lần thứ V - 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đồng ý sẽ tổ chức vào lúc 20h00’ ngày 22/6/2013 tại Nhà hát Hội An và sẽ có văn bản gửi Đài Truyền hình Việt Nam để truyền hình trực tiếp trên sóng của VTV. Festival Di sản Quảng Nam 2013 sẽ diễn ra từ ngày 21-26/6 với các hoạt động chính như: Festival Di sản văn hóa thế giới các nướcASEAN; Liên hoan và hội thi hợp xướng quốc tế lần thứ III (Hội An - 2013); Liên hoan nghệ thuật các dân tộc Việt Nam; Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam… Bên cạnh đó, xuyên suốt thời gian diễn ra Festival, sẽ có các hội thảo về bảo tồn di sản và du lịch, liên kết tuyên truyền phát triển du lịch miền Trung, các chương trình hoạt động thể thao (bóng đá bãi biển, đua thuyền truyền thống, giải võ cổ truyền miền Trung-Tây Nguyên), liên hoan làng nghề truyền thống, ẩm thực vùng miền và giới thiệu những sản phẩm du lịch mới… H.P ThứtrưởngHuỳnhVĩnhÁilàmviệcvớilãnhđạotỉnhQuảngNam Ngày 02/5, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1579/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là đến năm 2020, Mỹ thuật Việt Nam trở thành ngành Nghệ thuật có ảnh hưởng rộng và tác động mạnh đối với xã hội thông qua các tác phẩm mỹ thuật phong phú về nội dung, đa dạng về phong cách thể hiện, góp phần vào việc xây dựng nhân cách con người mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội của mỹ thuật. Quy hoạch cũng nêu ra các mục tiêu cụ thể đối với Mỹ thuật truyền thống; Mỹ thuật hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực; công tác quản lý nhà nước; công tác phổ cập mỹ thuật; nâng cao chất lượng các cuộc thi, triển lãm; xây dựng cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng các công trình Mỹ thuật công cộng, tượng đài, tranh hoành tráng; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động mỹ thuật và hợp tác quốc tế. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch: Xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của ngành Mỹ thuật trong sự phát triển của văn học nghệ thuật nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung; phân (Xem tiếp trang 4) Đề cương Quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến 2020, tầm nhìn 2030
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1023 l 09.5.2013 Theo Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 03/5 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch vùng liên tỉnh là vùng các huyện có các di tích chiến khu cách mạng ATK, có quy mô diện tích khoảng 5879,20km2. Bao gồm các huyện: Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên; các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang; huyện Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh nhằm tạo mối liên kết về không gian, kết nối hạ tầng khung vùng chiến khu cách mạng ATK giữa 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn để khai thác hiệu quả động lực của vùng ATK vào việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong vùng, đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK; đồng thời, nhằm định hướng phát triển về không gian, kiến trúc, cảnh quan, cụm điểm di tích và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của vùng ATK. Quy hoạch được lập là cơ sở pháp lý để quản lý, đầu tư xây dựng phát triển trên toàn vùng và các địa phương trong vùng; xây dựng quy định quản lý thống nhất mang tính liên vùng cũng như các giải pháp để các tỉnh cùng hợp tác khai thác và chia sẻ chức năng dựa trên thế mạnh riêng biệt về di tích và cảnh quan, hạn chế sự đầu tư thiếu trọng tâm, trùng lặp giữa các tỉnh trong vùng. Trên cơ sở quy hoạch, vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn sẽ trở thành vùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gắn với việc giáo dục các truyền thống đấu tranh, yêu nước của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; vùng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và các hoạt động du lịch gắn với việc phát triển các khu dân cư theo hướng bền vững là một trung tâm du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử cấp quốc gia; có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng Đ.N Xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động du lịch và theo đề nghị của một số địa phương và các doanh nghiệp, đặc biệt là tại Hội nghị lấy ý kiến các doanh nghiệp du lịch ba miền do Bộ VHTTDL tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh cuối năm 2012, để giúp các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch vượt qua khó khăn, thách thức, tạo điều kiện thúc đầy ngành Du lịch phát triển và khích lệ các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch hưởng ứng tham gia tích cực và hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch này, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Về miễn giảm thuế: Miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp: Ngành Du lịch và dịch vụ thương mại đều gặp khó khăn chung của nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện cũng như khung giá thuế đất tăng làm cho giá dịch vụ du lịch trong nước tăng cao, trong khi giá dịch vụ du lịch của các nước xung quanh lại có xu hướng giảm đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và không kích thích phát triển ngành dịch vụ trong nước. Vì vậy để khích lệ các doanh nghiệp du lịch và thương mại dịch vụ hưởng ứng tham gia chương trình kích cầu du lịch, Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội cho phép giảm 50% thuế giá trị gia tăng và miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2013 cho các doanh nghiệp du lịch và thương mại. Triển khai chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch: Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương và các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai áp dụng thí điểm chính sách thí điểm hoàn thuế giá trị gia trăng cho khách du lịch, đồng thời tiếp tục đề xuất chính sách ưu đãi, khích lệ khách du lịch tăng cường mua sắm tại Việt Nam. Về triển khai chương trình kích cầu du lịch tại các địa phương: Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đưa ra những chính sách, biện pháp kích cầu du lịch trên địa bàn, bãi bỏ quy định cấm hoặc cấp giấy phép con đối với xe vận chuyển khách du lịch được lưu thông thuận tiện trong và ngoài đô thị vào tất cả các giờ trong ngày, triển khai chiến dịch nâng cao văn minh phục vụ trong dịch vụ lái xe công cộng và xe vận chuyển khách du lịch trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý, có các biện pháp kiên quyết xử lý các vấn nạn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan, gây mất trật tự an ninh an toàn cho khách du lịch tại các đuển du lịch ở địa phương, đặc biệt là vấn nạn taxi dù, ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo khách, cướp giật, lừa đảo khách du lịch. THTT ThựchiệnChươngtrìnhkíchcầudulịch… (Tiếp theo trang 1) Quy hoạch xây dựng vùng Chiến khu cách mạng ATK
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1023 l 09.5.2013 Ngày 03/5, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1608/QĐ-BVHTTDL giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Sở VHTTDL Quảng Nam và các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam - ASEAN” trong khuôn khổ “Festival Di sản Quảng Nam” lần thứ V-2013 và Quyết định số 1614/QĐ- BVHTTDL thành lập Ban Tổ chức Triển lãm do ông Dương Văn Quynh - Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam và ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đồng Trưởng ban. Triển lãm diễn ra trong 04 ngày từ 21-26/6/2013, tại vườn Tượng An Hội, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nội dung trưng bày gồm: Triển lãm trưng bày “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam”; trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể và giới thiệu một số Lễ hội truyền thống và trò chơi dân gian tiêu biểu, giao lưu văn hóa cộng đồng; trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, sản vật, đặc sản, thủ công mỹ nghệ đặc trưng địa phương kết hợp trình diễn thao tác nghề truyền thống; trưng bày “Không gian Di sản văn hóa các nước ASEAN”. Theo Ban Tổ chức, hiện đã có 16 tỉnh/thành đăng ký tham gia triển lãm: Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên- Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Kiên Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai. Dự kiến các tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể sắp đệ trinh UNESCO công nhận gồm: Bạc Liêu - đại diện di sản Đờn ca tài tử Nam Bộ; Bình Định - đại diện Bài chòi Nam Trung Bộ; Nghệ An - đại diện Hát giao duyên Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và Nam Định - đại diện Hát Chầu văn cũng tham dự. Đối với các nước ASEAN, hiện tại đã có 8 nước nhận lời tham gia gồm: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippinese, Campuchia, Brunei và Lào. Q.C tích đánh giá thực trạng ngành Mỹ thuật trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI (2000 - 2012) và bối cảnh, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành Mỹ thuật; xác định quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể) xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và những năm tiếp theo; các giải pháp để đạt được mục tiêu của Quy hoạch; xác định phạm vi, đối tượng qQuy hoạch; phương pháp xây dựng quy hoạch; các giai đoạn thực hiện Quy hoạch. Quy hoạch đưa ra các giải pháp: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý; nghiên cứu và xây dựng luật lệ các chế độ chính sách về mỹ thuật; Đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ giảng dạy; đào tạo tài năng trẻ; bảo lưu nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền; nâng cao chất lượng tác phẩm (sáng tác; phổ biến và nâng cao hưởng thụ mỹ thuật; hoạt động sự nghiệp mang tính chỉ đạo và quốc gia…); xây dựng cơ sở vật chất: Định hướng xây dựng mới, cải tạo cơ sở vật chất cho mỹ thuật; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các đơn vị sự nghiệp; cơ chế chính sách; tạo lập vị trí của Mỹ thuật Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Theo quyết định, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm có trách nhiệm mời các đơn vị có liên quan tham gia Ban Chỉ đạo và Ban Soạn thảo xây dựng nội dung Quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt. THTT Triển lãm“Không gian Di sản văn hóa Việt Nam - ASEAN” Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2013, Bộ VHTTDLsẽ tổ chức khoá tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ thư viện cho cán bộ quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn nghiệp vụ thư viện cấp huyện các tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm cập nhật, bổ sung những vấn đề mới trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động thư viện, giúp cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thư viện vận dụng để quản lý, tổ chức hoạt động thư viện phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Theo đó, Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 1583/BVHTTDL-TV gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Hồng về việc cử cán bộ tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện. Khoá tập huấn sẽ diễn ra trong 04 ngày, dự kiến từ ngày 22-25/7/2013 tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Thành phần tham dự gồm: Lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp Thư viện cấp huyện (Phòng Văn hoá- Thông tin, Trung tâm Văn hoá); cán bộ phụ trách, chuyên môn thư viện cấp huyện. Nội dung tập huấn: Bồi dưỡng kiến thức về quản lý thư viện và Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thư viện. N.H Bồidưỡngkiến thứcquảnlývà chuyên mônnghiệp vụ thư viện ĐềcươngQuyhoạchpháttriển... (Tiếp theo trang 2)
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1023 l 09.5.2013 * Tại Quyết định số 1583/QĐ- BVHTTDL ngày 02/5/2013, Bộ VHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Đại sứ quán Đại công quốc Luxembourg tại Việt Nam tổ chức biểu diễn 02 chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đại công quốc Luxembourg tại Nhà hát Tuổi trẻ gồm: Trình diễn âm nhạc điện tử Sun Glitters vào lúc 20h ngày 19/6/2013 và Trình diễn múa đương đại The Warrior of Beauty, lúc 20h ngày 20/6/2013. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1591/QĐ-BVHTTDL ngày 03/5/2013 phê duyệt chuyển đổi công năng và hình thức đầu tư dự án “Nội dung trưng bày nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam” điều chỉnh thành dự án “Trưng bày Điện ảnh và Biểu diễn nghệ thuật”. Nội dung và quy mô đầu tư: dự án “Trưng bày Điện ảnh và Biểu diễn nghệ thuật” sẽ được đầu tư theo các khu: Khu trưng bày điện ảnh; Khu vực biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện và các dịch vụ phụ trợ; Khu dịch vụ hỗ trợ. * Ngày 02/5/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1577/QĐ- BVHTTDL cho phép Cục Điện ảnh - Bộ VHTTDL đăng ký ra nhập Mạng lưới Điện ảnh Châu Á -AFC Net. Kế hoạch phối hợp hoạt động với AFC Net nằm trong kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Cục Điện ảnh. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1562/QĐ-BVHTTDL ngày 26/4/2013 giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại thành phố Hồ Chí Minh, các Cục, Vụ có liên quan tổ chức Tổng kết 01 năm thực hiện Chỉ thị 65/CT-BVHTTDL của Bộ trưởng BộVHTTDLvào ngày 08/5/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh. * Tại Quyết định số 1551/QĐ- BVHTTDL ngày 26/4/2013, Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng thẩm định Chiến lược phát triển cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ giai đoạn 2013- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đối với các lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật; Thể dục thể thao và Lĩnh vực Du lịch do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Chủ tịch. Mỗi lĩnh vực gồm 06 Ủy viên và Tổ giúp việc. * Ngày 26/4/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1572/QĐ- BVHTTDL giao Cục Hợp tác chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đón đoàn nghệ thuật các quốc gia thành viênASEAN tham gia “Festival Di sản văn hóa thế giới các nước ASEAN” trong khuôn khổ “Festival Di sản Quảng Nam” lần thứ V - 2013. Thời gian từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 6 năm 2013. * Ngày 04/5/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1625/QĐ- BVHTTDL thành lập Ban soạn thảo Thông tư liên tịch quy định chính sách, chế độ quản lý đặc thù đối với đội chiếu bóng lưu động do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban: Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Cục trưởng Cục Điện ảnh; 05 thanh viên và Tổ Biên tập gồm 10 thành viên. * Tại Quyết định số 1666/QĐ- BVHTTDL ngày 06/5/2013 thành lập Ban Chỉ đạo Tổng kết Bộ VHTTDL 01 năm thực hiện Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL gồm 03 thành viên do Thứ trưởng Vương Duy Biên và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính đồng Trưởng ban; Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn: Ủy viên. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1662/QĐ-BVHTTDLngày 06/5/2013 giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức triển khai công tác gia đình năm 2013 trong Chương trình phối hợp giai đoạn 2011-2015 đã được hai cơ quan ký kết, 02 nội dung gồm: Tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Tọa đàm về hạnh phúc gia đình trong cán bộ, công chức Công đoàn Việt Nam. THTT VăN BảN Mới Việc triển khai Kế hoạch nhằm tập trung tuyên truyền các hoạt động Năm Gia đình Việt Nam 2013, xây dựng gia đình hạnh phúc, hướng tới Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2014). Đồng thời, thông qua thực hiện các chuyên trang, các cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về gia đình và công tác gia đình; cung cấp kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; nêu gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động có hiệu quả, phê phán các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về gia đình, biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong cuộc sống gia đình. Thực hiện các chuyên trang “Gia đình”, “Gia đình hạnh phúc bền vững” trên các báo: Báo Gia đình và Xã hội, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Phụ nữ Việt Nam thông qua nhiều chuyên mục thu hút độc giả, trong đó đặc biệt chú trọng tập trung tuyên truyền trong tháng 6 - kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và tháng 11 - kỷ niệm Ngày thế giới xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11. N.H Kếhoạchtriểnkhaihoạtđộngtuyêntruyền…
  • 6. quản lý nhà nước 6 số 1023 l 09.5.2013 Ngày 03/5/2013, Bộ VHTTDL có các Quyết định giao Tổng cục Du lịch soạn thảo Quy hoạch tổng thể về phát triển các khu du lịch báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 31/10/2013. Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế dành cho Quy hoạch năm 2013 của Tổng cục Du lịch. “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thời gian hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với 04 Quy hoạch trên: 30/9/2014. Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế dành cho Quy hoạch các năm 2013-2014 của Tổng cục Du lịch. Tổng cục Du lịch có nhiệm vụ chủ trì lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch có năng lực, kinh nghiệm về du lịch theo pháp luật hiện hành. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành khác có liên quan và các Sở VHTTDL các tỉnh/thành xây dựng và trình Bộ phê duyệt đề cương trước ngày 15/5/2013 để làm căn cứ xây dựng và phê duyệt dự toán chi tiết. Đồng thời, báo cáo thường kỳ 03 tháng/lần hoặc đột xuất về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ về Bộ thành lập Hội đồng thẩm định tổ chức nghiệm thu theo quy định hiện hành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đúng thời hạn. M.H Tại Quyết định số 1560/QĐ-BCĐ ngày 26/4/2013, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa” phê duyệt Kế hoạch thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 với các nội dung: Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương trong cả nước tiến hành kiện toàn, hợp nhất BCĐ các cấp, thành lập Văn phòng Thường trực BCĐ các cấp; ổn định bộ máy và hoàn thiện các văn bản quản lý về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013; Văn phòng Thường trực BCĐ Trung ương tham mưu hướng dẫn khung ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động BCĐ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013; Văn phòng Thường trực BCĐ Trung ương tham mưu, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công 33 thành viên BCĐ Trung ương đi kiểm tra cơ sở về thực hiện Phong trào; Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chương trình truyền thông quốc gia về phát triển văn hóa cơ sở bao quanh chủ đề: “Truyền thông và văn hóa Việt Nam”. Xây dựng Đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở” giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020”; Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư Hướng dẫn, xây dựng dự toán kinh phí và quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013. Tổ chức Tọa đàm: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng “Người tốt, việc tốt”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và vận động công nhân, viên chức và người lao động học tập, lao động sáng tạo. Tổ chức 03 lớp tập huấn nghiệp vụ, phố biến, quán triệt nội dung các văn bản; Tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát các cụm trong cả nước; Rà soát lại tất cả các tiêu chí về xây dựng, công nhận gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản; nông thôn mới; cơ quan đơn vị doanh nghiệp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức Liên hoan tiếng hát công nhân Khu công nghiệp chào mừng Đại hội XI Công đoàn Việt Nam. D.H Quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch đến 2020, tầm nhìn đến 2030 Kế hoạch thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”năm 2013
  • 7. 7số 1023 l 09.5.2013 quản lý nhà nước Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa giai đoạn 2013-2020. Đề án nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng, trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường tại nơi cư trú. Mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn đấu đến năm 2020 có 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp; phát triển các hình thức (Xem tiếp trang 8) Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tại Quyết định số 1661/QĐ- BVHTTDL ngày 06/5/2013, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2013 với tên gọi “Cung đàn đất nước”. Thời gian diễn ra Liên hoan: Tháng 8 năm 2013, tại tỉnh Bạc Liêu. Thành phần tham gia: Dự kiến từ 15 đến 17 đoàn tham gia bao gồm các tỉnh/thành miền Đông và miền Tây Nam bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An. Nội dung Liên hoan: Ca ngợi tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, thành tựu xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi Đảng vĩ đại, Bác Hồ kính yêu và những thành tựu nhân dân ta đạt được trong lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống Cách mạng; nêu tấm gương người tốt, việc tốt trong lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2013 nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Nam bộ, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; là hoạt động văn hóa thiết thực để nhân dân trong nước và bạn bè nước ngoài có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức tinh hoa của Đờn ca tài tử truyền thống và những sáng tạo trong những nhạc phẩm Đờn ca tài tử mới. Đồng thời, là dịp để diễn viên, nghệ nhân các đoàn gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo, biểu diễn của các hạt nhân cơ sở đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân. B.HâN Bộ VHTTDL vừa ban hành kế hoạch số 1495/KH-BVHTTDL về tổ chức Hội nghị - Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao và Du lịch” dự kiến vào tháng 6/2013, tại Khánh Hòa, Hải Phòng và Cần Thơ. Hội nghị - Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá toàn diện thực trạng công tác triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch tại cac cơ sở đào tạo Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao và Du lịch trên toàn quốc hiện nay. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo có dịp học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch; qua đó đề xuất những giải pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo; đồng thời đề ra phương hướng, kế hoạch để phát triển hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong công tác văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Theo kế hoạch, Hội nghị - Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao và Du lịch” sẽ được chia làm 3 nhóm lĩnh vực: Lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật: “Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo Văn hóa nghệ thuật”, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 6/2013, tại Khánh Hòa. Lĩnh vực Thể dục thể thao: “Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo Thể dục thể thao”, dự kiến tổ chức vào giữa tháng 6/2013, tại Hải Phòng. Lĩnh vực Du lịch: “Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo Du lịch”, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6/2013, tại Cần Thơ. THTT Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo Văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch Kế hoạch tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2013
  • 8. 8 số 1023 l 09.5.2013 Sự kiện vấn đề nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS; nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và cộng đồng. Theo Đề án, sẽ xây dựng chính sách, pháp luật về huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời, tiếp tục thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và một số mô hình trợ giúp khác.Bêncạnhđó,tiếnhànhnângcấpcơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng mô hình ngôi nhà tạm lánh để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa tại một số địa phương. Đề án còn đề cập đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. N.H Những ngày Châu Âu 2013 chính thức bắt đầu từ ngày 09/5 với nhiều hoạt động nghệ thuật đa dạng. Đây là lần thứ 10 Những ngày Châu Âu được tổ chức tại Việt Nam. Mở màn cho chuỗi hoạt động của “Những ngày Châu Âu 2013” là 02 chương trình âm nhạc: buổi hòa nhạc của Dàn Hợp xướng Thính phòng Munich biểu diễn cùng Dàn nhạc của Nhà hát Nhạc, Vũ, Kịch Việt Nam diễn ra tại Hà Nội. Chương trình thứ hai diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh là chương trình biểu diễn của nghệ sĩ piano Eric Legnini - nghệ sĩ piano nổi tiếng của Bỉ. Tiếp đến là hoạt động Những ngày Văn học Châu Âu do Viện Văn hóa các quốc gia Liên minh Châu Âu tổ chức. Những ngày Văn học giới thiệu nhiều tác phẩm nổi tiếng từ các nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Anh được dịch ra tiếng Việt. Liên hoan phim năm nay được tổ chức tại 03 thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng từ ngày 15-26/5 với 16 bộ phim đến từ 14 quốc gia. Những bộ phim được lựa chọn để trình chiếu trong “Những ngày Châu Âu 2013” hầu hết là phim mới và đều là những bộ phim được giải thưởng hoặc được đề cử các giải thưởng danh giá. Trong khuôn khổ “Những ngày Châu Âu 2013” còn có nhiều hoạt động khác như: Tọa đàm về sự lựa chọn phát triển xanh cho Việt Nam; Thi đấu giao hữu bóng đá thiếu nhi EU-Việt Nam; Liên hoan ẩm thực thường niên Châu Âu; Hội thảo thương mại EU-Việt Nam; Triển lãm truyện tranh của Đức… Ngoài các chương trinh hòa nhạc độc đáo, còn có những buổi giao lưu với giới trẻ như: Tiếp cận thanh niên; Cuộc thi ảnh với chủ đề biến đổi khí hậu... hứa hẹn sự sôi động, trẻ trung mà các bạn trẻ Châu Âu mang đến với sự kiện. DuNg Hòa “Những ngày Châu Âu 2013”tại Việt Nam Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo “15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - Thực tiễn và kinh nghiệm”. Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu văn hóa, khoa học đã trình bày các tham luận về “Xây dựng con người Đà Nẵng theo những đức tính tiêu biểu của con người ViệtNamvàviệcđàotạonguồnnhânlực trên lĩnh vực văn hóa”, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”... Đồng thời,traođổi,phântíchsâusắcnhiềuvấn đề có liên quan như: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn hóa văn minh đô thị phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đà Nẵng; xây dựng con người Đà Nẵng theo những đức tính tiêu biểu của con người ViệtNam;nângcaođờisốngvănhóacủa nhân dân gắn với phát huy văn hóa truyền thống địa phương; củng cố và xây dựng các thiết chế văn hóa ở Đà Nẵng... Nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề hiện nay đáng quan tâm nhất là việc đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa chưa tương xứng với vị trí, vai trò và nhu cầu của đời sống văn hóa Thành phố; một số cơ quan, Sở, ban, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm trong việc thực hiện Nghị quyết quan trọng này. Trêncơsởnhữngkếtquảđãđạtđược và những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, các đại biểu đề nghị TP. Đà Nẵng cần tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII một cách quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội, tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Đà Nẵng. CTV Đà Nẵng: Hội thảo“15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa Viii - Thực tiễn và kinh nghiệm” Đềánchămsóctrẻem... (Tiếp theo trang 7)
  • 9. Sự kiện vấn đề 9số 1023 l 09.5.2013 Ngày 05/5, Tuần Du lịch Lễ hội trên mây Sa Pa năm 2013 đã khép lại với nhiều hoạt động văn hóa bản địa đặc sắc, thu hút hơn 33.000 lượt du khách tham quan và để lại nhiều ấn tượng đẹp sâu sắc trong lòng du khách. Năm nay, du khách kéo về Sa Pa đông hơn năm trước do kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 kéo dài và thời tiết Sa Pa trong những ngày lễ khá mát mẻ là điều kiện thuận lợi để du khách nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Tuần Du lịch Lễ hội trên mây Sa Pa năm 2013 diễn ra với chuỗi hoạt động văn hóa bản địa đặc sắc như: Lễ Cấp sắc của người Dao đỏ tại xã Tả Van (Sa Pa); Ngày hội văn hóa dân gian Sa Pa; Hội thi khèn, sáo Mông và trang phục các dân tộc huyện Sa Pa; tái hiện Chợ tình Sa Pa; ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát... đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Ông Lê Mạnh Hảo, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Pa cũng cho biết, trong Tuần du lịch Lễ hội trên mây Sa Pa năm nay thu hút 1.503 lượt khách quốc tế, đưa tổng lượng khách đến Sa Pa 4 tháng đầu năm 2013 lên con số 235.766 lượt du khách, một tín hiệu mừng cho khu du lịch Sa Pa nói riêng và ngành du lịch Lào Cai nói chung. V.ToàN Ngày 02/5, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings đã giới thiệu Bộ sưu tập Lộc Kim - Bộ sưu tập nằm trong Bộ sưu tập quà tặng kỷ lục Việt Nam. Phát hành Bộ sưu tập Lộc Kim nằm trong dự án quảng bá 100 điểm đến hấp dẫn củaViệt Nam từng nhận Kỷ lụcViệt Nam.Theo đó, căn cứ vàoTop điểm đến hấp dẫn sở hữu Kỷ lục Việt Nam, Những ngôi chùa nổi tiếng sở hữu kỷ lục Việt Nam, Món ăn đặc sản của Việt Nam… thông qua sự bình chọn của các Trung tâm xúc tiến du lịch, cộng đồng kỷ lục gia trong cả nước, các cơ quan ban ngành của các địa phương… Bộ sưu tập Lộc Kim được làm bằng đồng, mạ vàng, sẽ được phát hành độc quyền ngay tại các điểm đến như một món quà lưu niệm độc đáo của địa phương. Với mong muốn khách du lịch có được những món quà yêu thích tặng gia đình, người thân, bạn bè… Bộ sưu tập Lộc Kim là những hình ảnh địa danh, món ăn đặc sản nổi tiếng, sở hữu Kỷ lục Việt Nam được in trên đồng Lộc Kim. Dự kiến, trong vòng 3 năm (từ năm 2013 đến năm 2016), sẽ sản xuất 100 đồng Lộc Kim, có hình ảnh địa danh, món ăn đặc sản của nhiều địa danh nổi tiếng, sở hữu kỷ lục Việt Nam trên toàn quốc. Trong dịp này, Trung tâm Sách kỷ lụcViệt Nam cũng chính thức phát hành Hộ chiếu Du lịch kỷ lục Việt Nam (Passport Records Traveling), Hộ chiếu Du lịch Kỷ lục Việt Nam (Passport Viet Nam Records Traveling), với mục đích lưu giữ lại những kỷ niệm trong hành trình của du khách trong quá trình đến thăm những điểm đến Kỷ lục Việt Nam. Hộ chiếu được chia làm nhiều loại với các màu khác nhau phù hợp với những địa danh nổi tiếng sở hữu kỷ lục mà du khách đến tham quan H.NgọC Giới thiệu Bộ sưu tập Lộc Kim Lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu 2013 đã diễn ra tối 03/5, tại Đại học Sân khấu và Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh. Cuộc thi diễn ra từ ngày 22/4-03/5 tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh. 22 vở diễn tham dự đã đem lại sự đa sắc cho nghệ thuật sân khấu: 13 vở Kịch, 5 vở Cải lương, 1 Múa rối, 1 vở Chèo, 1 vở Kịch hình thể và 1 Kịch hát của 11 đơn vị công lập, xã hội hóa và 8 cá nhân tham dự. Kết quả: 02 Huy chương Vàng được trao cho vở “Xin một cái tên” của đạo diễn trẻ Phan Nhật Phi Long. Vở diễn đề cập đến vấn đề khá nhức nhối trong xã hội đó là vấn nạn phá thai. Chính sự vô tâm và thiếu trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ, do ăn chơi sa đọa, thiếu bản lĩnh khiến vấn nạn này ngày một tăng lên. Vở diễn xúc động người xem thông qua hình thức tương tác giữa tác phẩm với khán giả, sự kết hợp tinh tế nhiều loại hình nghệ thuật múa, biểu diễn hình thể, âm nhạc để qua đó từng ước mơ nhỏ bé mà chân thật dần hiện lên. Đồng giải Vàng là vở Chèo “Tấm áo bào hoàng đế” của đạo diễn Quang Thập. Vở Chèo này từng được đầu tư kinh phí lớn để tham gia “Liên hoan Sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” vào năm 2009. 03 Huy chương Bạc được trao cho các đạo diễn Lê Thúy Nga với vở “Yêu không dễ dàng”; đạo diễn Lịch Sử với vở “Biển và bờ; vở “3-5-7” tác giả, đạo diễn Lê Quốc Nam. Đạo diễn Bùi Như Lai với vở kịch hình thể “Hãy là chính mình”, đạo diễn Trần Thư Nhàn tác giả vở “Nghĩa vụ thiêng liêng” và vở diễn mới “Tốt nghiệp Chicago” của đạo diễn Nguyễn Khắc Duy cùng nhận giải Khuyến khích. N.H Kết thúc Cuộc thi Tài năng đạo diễn trẻ sân khấu 2013 Lễ hội trên mây Sa Pa 2013 tạo ấn tượng cho du khách
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1023 l 09.5.2013 Theo Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tiền Giang đã đón trên 369.000 lượt du khách, tăng gần 6% so cùng kỳ, trong đó có trên 190.000 khách quốc tế, tăng gần 3% so cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch từ đầu năm đến nay đạt trên 1.127 tỉ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Nhằm khai thác thế mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại duyên hải Gò Công, tỉnh đầu tư 1.600 tỉ đồng kiện toàn cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại cồn Ngang và cồn Cống thuộc huyện Tân Phú Đông. Đây là hai cồn bãi nằm ven cửa Tiểu trên sông Tiền tiếp giáp với biển Đông có những điều kiện hết sức lý tưởng để phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước trong khuôn khổ các tour du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long. Khu du lịch cồn Cống có diện tích 100ha do Công ty TNHH thương mại dịch vụ Lợi Đạt đầu tư với nguồn vốn 300 tỉ đồng. Khu du lịch Cồn Ngang có qui mô 150ha do Công ty Cổ phần thương mại Kinh Thành đầu tư với nguồn vốn 1.300 tỉ đồng. Trước đó, tỉnh Tiền Giang cũng đã cho Công ty TNHH Vạn Bình An đầu tư vào Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành (Gò Công Đông) – một trong những khu du lịch biển có tiếng ở ven biển Nam bộ. Du lịch sinh thái là thế mạnh của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang. Địa phương có lợi thế sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cảnh trí hữu tình, nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, có bờ biển Gò Công dài trên 30km. Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang quan tâm kiện toàn cơ sở vật chất ngành du lịch, nâng cao năng lực phục vụ, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Hải PHoNg Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn tỉnh đã đón hơn 54.000 du khách đến tham quan và lưu trú; trong đó khách nước ngoài chiếm khoảng 50%. Điểm nhấn trong dịp này là việc tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2013, với nhiều hoạt động trưng bày, mua bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thao diễn các công đoạn nghề như: làm nón, đúc đồng, pháp lam, dệt lụa, hoa giấy, gốm... thu hút hơn 10 vạn lượt người đến tham quan và mua sắm, với giá trị hơn 18 tỷ đồng. Sau lễ hội, Thừa Thiên-Huế tiếp tục kích cầu cho hoạt động du lịch hè năm nay, mở đầu bằng việc đưa khu du lịch Vườn quốc gia Bạch Mã vào hoạt động trở lại từ đầu tháng 5, sau 3 năm gián đoạn để nâng cấp, mở rộng đường lên khu du lịch. Trước đây, đường lên đỉnh Bạch Mã dốc dựng đứng, đường hẹp và xấu, nay tuyến đường được nâng cấp, hạ độ cao, mở rộng mặt đường từ 4,5m lên 6m, dài 20km, với tổng kinh phí lên đến 193 tỉ đồng. Dịp này, Vườn quốc gia Bạch Mã mở cửa tour du lịch sinh thái "Vì môi trường xanh Bạch Mã", cho ra mắt khu vui chơi giải trí trên không do Pro de Tour (Pháp) đầu tư cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều hoạt động như triển lãm ảnh với chủ đề "Ấn tượng Bạch Mã 2013", cùng các chương trình văn hóa, văn nghệ khác thu hút du khách tham gia. Khu du lịch Bạch Mã phấn đấu thu hút khoảng 80.000-100.000 lượt khách trong mùa hè này. Du lịch biển tiếp tục là hướng khai thác tích cực trong mùa hè năm nay của ngành du lịch tỉnh ThừaThiên-Huế. Mở đầu cho việc thu hút khách đến với du lịch mùa hè, Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) đã tổ chức lễ khai trương, đưa khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế) vào hoạt động đón khách trong mùa du lịch biển năm 2013. Banyan Tree Lăng Cô là nơi nghỉ dưỡng với những dịch vụ sang trọng nhất, gồm 32 biệt thự một phòng ngủ hướng kênh đào và 17 biệt thự một phòng ngủ hướng biển nằm trên bờ biển Cảnh Dương. Tại đây, Tập đoàn Banyan Tree cũng đã đưa sân Laguna Lăng Cô gồm một sân golf 18 lỗ, 71 gậy vào sử dụng, là sân golf có ba mặt giáp núi và giáp biển Đông ở phía Tây, rất tuyệt vời cho các tuyển thủ nhà nghề lẫn người chơi nghiệp dư ở trong và ngoài nước. Các khách sạn đã được nâng cấp trở thành những địa chỉ đón khách sang trọng, điểm đến du lịch lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Tại Thừa Thiên-Huế còn có các bãi tắm đẹp như ThuậnAn, Cảnh Dương... Ngoài việc tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, du khách còn có thể tham gia các dịch vụ du lịch như bơi thuyền, lướt sóng, câu mực... khám phá thiên nhiên kỳ thú. UBND thị trấn ThuậnAn vừa đầu tư thêm 600 triệu đồng nâng cấp hạ tầng ở các bãi tắm, đường giao thông, hệ thống đèn chiếu sáng, các quán ăn ven biển với những đặc sản biển tươi ngon. Đến đây, du khách có thể ngắm bình minh buổi sớm, cưỡi ngựa, câu cá và tham quan một số địa chỉ văn hóa, tâm linh tại địa phương như miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương; miếu Âm Linh thờ thần cá voi, vốn là con vật linh thiêng đối với người dân miền biển hay các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn huyện Phú Vang như Trấn Hải thành, tháp Chăm Phú Diên. Q.ViệT Thừa Thiên-Huế: Du lịch biển và sinh thái "hút" khách Tiền Giang: 4 tháng đầu năm, đón 369.000 lượt khách du lịch
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1023 l 09.5.2013 Ông Hà Minh Tuân, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết: Nhằm thu hút nhiều khách du lịch, ngành Du lịch Quảng Bình đang cố gắng tạo sự hấp dẫn cho các tour du lịch và tăng cường chất lượng các dịch vụ. Các công ty du lịch đã xây dựng và kết hợp nhiều loại hình du lịch như: du lịch mạo hiểm kết hợp khám phá thiên nhiên, tham quan hang động, du lịch văn hóa tâm linh, tắm biển và nghỉ dưỡng với nhiều điểm hấp dẫn. Theo đó, ngoài các tuyến điểm du lịch truyền thống như: động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Tám Thanh niên xung phong, hang Én, suối Nước Moọc, thành phố Đồng Hới... dịp này, nhiều tuyến điểm du lịch mới đang tiếp tục thử nghiệm cũng đã thu hút và tạo nhiều cơ hội để du khách lựa chọn như: tuyến du lịch khám phá thiên nhiên Rào Thương - Hang Én, sông Chày - Hang Tối, du lịch trải nghiệm, mạo hiểm thung lũng Tú Làn, hang Sơn Đoòng, tham quan thung lũng Sinh Tồn - hang E, tuyến tham quan động Phong Nha - khám phá chiều sâu bí ẩn, sử dụng thuyền độc mộc hoặc chèo thuyền kayak với lộ trình đến 1.500m trên dòng sông ngầm uốn khúc trong lòng núi… Những tuyến điểm du lịch mới lạ này thực sự là cơ hội để du khách được gần gũi với con người, thiên nhiên biển - rừng - núi hoang sơ và kỳ vĩ. Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5, hàng loạt các hoạt động, sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch đặc sắc, hấp dẫn sẽ diễn ra trong Tuần Văn hoá – Du lịch Đồng Hới năm 2013 và lễ kỷ niệm 10 năm - phòng Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cũng như lễ hội Hang động năm 2013. Đây sẽ là dịp hiếm có để du khách tham quan, chiêm ngưỡng những giá trị đặc sắc về địa chất, địa mạo mang giá trị toàn cầu của Phong Nha-Kẻ Bàng, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh cũng như tìm hiểu về con người và vùng đất Quảng Bình. Quảng Bình hiện có 233 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 2 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 16 khách sạn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao, số còn lại đạt chuẩn cơ sở lưu trú. Từ nhiều ngày trước, các khách sạn, nhà nghỉ ở thành phố Đồng Hới và tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã được các Công ty lữ hành cũng như các đoàn khách du lịch, các cá nhân trong và ngoài nước đặt phòng trước. Trước tình trạng các khách sạn, nhà nghỉ bắt đầu “nóng” vào dịp 30/4 và 01/5, để tránh xảy ra t́nh trạng chặt chém giá và đẩy giá pḥng lên quá cao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình đã thực hiện liên kết, phối hợp với các đơn vị liên quan cũng như cơ sở lưu trú trên địa bàn thực hiện niêm yết giá phòng và các dịch vụ du lịch khác. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường cũng được chú trọng quan tâm. Được biết, trong quý I/2013, tỉnh Quảng Bình đã đón 224.121 lượt khách du lịch, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó có 8.826 lượt khách quốc tế và 215.295 lượt khách nội địa. Ước tổng doanh thu du lịch đạt 224,121 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước là 16,433 tỷ đồng. Dự kiến, lượng khách du lịch đến Quảng Bình vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm nay sẽ tăng 12 – 15% so với năm ngoái. L.KHáNH Quảng Bình: Thêm nhiều tuyến du lịch mới Ngày 04/5, tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2013. Theo tiêu chí mới, đến nay Yên Bái có 173.705 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 1.038 làng, bản, tổ dân phố được cộng nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa; 1.369 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký thực hiện danh hiệu thi đua. Qua các phong trào thi đua, 2 năm qua đã có trên 1100 tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện phong trào được UBND tỉnh khen thưởng. Hiện, toàn tỉnh có 1.230 nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố (bằng 52,8%), đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch… Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) tỉnh, trong 2 năm qua (2011 – 2012), việc triển khai thực hiện phong trào đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số hạn chế như phong trào triển khai chưa đồng bộ, sự phối hợp của các thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của cấp uỷ, chính quyền một số cơ sở chưa thật sâu sát hoặc thiếu kịp thời... Để đẩy mạnh phong trào, UBND tỉnh nhấn mạnh yêu cầu kiện toàn lại BCĐ các cấp, xây dựng quy chế và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ, thành lập văn phòng BCĐ cấp tỉnh; tập trung chỉ đạo các hoạt động của năm gia đình Việt Nam 2013; gắn việc tổ chức phong trào TDĐKXDĐSVH với phong trào xây dựng nông thôn mới và các phong trào khác tại địa phương. MạNH HuâN Yên Bái: 173.705 hộ được công nhận gia đình văn hóa
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1023 l 09.5.2013 Trong Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013 và định hướng phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bắc Ninh chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch gắn với văn hóa Quan họ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: Sở dĩ Bắc Ninh chú trọng phát triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ là do Quan họ là nét văn hóa đặc trưng của Bắc Ninh mà không vùng đất nào có. Theo thống kê của ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh 80% khách du lịch đến với Bắc Ninh để thưởng thức văn hóa Quan họ. Đây là cơ sở để Bắc Ninh xây dựng chiến lược phát triển du lịch và nhằm thực hiện cam kết với UNESCO về bảo tồn và lan tỏa văn hóa Quan họ. Qua đó, tỉnh Bắc Ninh vừa có thể khai thác tốt thế mạnh của vùng vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vốn có. Văn hóa Quan họ không chỉ đơn thuần là hát Quan họ mà là tổng hòa của nhiều yếu tố như: hát Quan họ, trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán, không gian văn hóa Quan họ… Đến với Bắc Ninh du khách sẽ được đắm mình vào không gian văn hóa những làn điệu Quan họ mượt mà đằm thắm, liền anh áo the khăn xếp, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao tạo nên nét độc đáo mà không một nơi nào có. Theo ông Nguyễn Xuân Côn, đ ể phát triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ, tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung ưu tiên phát triển các điểm du lịch gắn với trải nghiệm khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử làng quê miền quan họ tại xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh), du lịch các làng Quan họ cổ gắn với du ngoạn sông Cầu, trảy hội Lim (Tiên Du)… Ngoài ra, ngành Văn hoá tỉnh Bắc Ninh còn quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có hát Quan họ; khuyến khích các nghệ nhân hát Quan họ trong các lễ hội; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hoạt động giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân Quan họ… Bên cạnh đó đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và khuyến khích người dân gìn giữ các làn điệu dân ca, dân vũ và biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là hát quan họ. Đặc biệt, trong Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, ngành Văn hóa tỉnh Bắc Ninh chủ yếu giới thiệu Quan họ đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước với 18 hoạt động, bao gồm: Hội chợ Thương mại - Du lịch Bắc Ninh 2013, chương trình nghệ thuật Về miền Quan họ; triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc và tham gia cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốc chủ đề “Khám phá văn minh sông Hồng”; biểu diễn và quảng bá dân ca Quan họ Bắc Ninh, hội chợ du lịch đồng bằng sông Hồng; tham dự liên hoan nghệ thuật quần chúng đồng bằng sông Hồng; tham gia hội thảo “Liên kết phát triển vùng du lịch đồng bằng sông Hồng...” THu PHươNg Bắc Ninh phát triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5, tỉnh Bình Định đã đón và phục vụ trên 16.500 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ mát. Trong đó, khu danh thắng Ghềnh Ráng - Quy Nhơn đã đón 6.500 lượt khách; danh lam thắng cảnh du lịch sinh thái Hầm Hô, huyện Tây Sơn đã đón tiếp hơn 2.500 lượt khách, Bảo tàng Quang Trung - thị trấn Phú Phong, Tây Sơn đã đón và phục vụ trên 6.000 lượt khách và Đền tế trời đất (Bảo Sơn Thiên ấn) tại xã Bình Tường - Tây Sơn cũng đón hơn 1.000 lượt khách. Ông Nguyễn Đình Sanh, Giám đốc Công ty Du lịch sinh thái Hầm Hô cho biết: Trong dịp nghỉ năm nay, do thời tiết nắng nóng, nên du khách đến thưởng ngoại và tắm suối tại đây hàng ngày rất đông, có ngày gần 1.000 lượt khách. Đón trước xu hướng này, đơn vị đã đầu tư trên 3 tỷ đồng để xây dựng thêm 5 nhà nghỉ cũng như khu vui chơi, ẩm thực để khách du lịch trong và ngoài nước cảm thấy thật sự thoải mái. Để đáp ứng nhu cầu của hành khách trong và ngoài nước đến tham quan tại khu vực Ghềnh Ráng – Quy Nhơn, ông Võ Chiêu Phúc, Giám đốc Công ty Du lịch Sài Gòn Quy Nhơn cho hay: Nét mới của khu du lịch năm nay tập trung vào các món ăn ẩm thực khắp 3 miền với nhiều món lạ và hấp dẫn. Các hoạt động văn hóa cũng được tổ chức sôi nổi để lại ấn tượng sâu lắng cho các du khách khi đến ngắm cảnh bãi tắm Hoàng Hậu, Mộ chí Hàn Mặc tử hay chơi hát Bài chòi, xem và mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật trình bày thơ Hàn và Xuân Diệu trên gỗ bằng bút lửa DZũ Kha... MạNH CườNg Bình Định: Đón 16.500 lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1023 l 09.5.2013 * Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) vừa tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống lần thứ XIII. Tham dự giải có 7 đội thuyền gồm: xã Bảo Ninh 4 đội thuyền, xã Quang Phú 1 đội thuyền, phường Phú Hải 1 đội thuyền và phường Hải Thành 1 đội thuyền với tổng số gần 200 vận động viên. Các đội thi đấu 1 lượt với cự ly 7.000m. Địa điểm thi đấu diễn ra trên sông Nhật Lệ đoạn từ phía nam chợ Đồng Hới đến cầu Hải Thành, trong đó xuất phát cách chợ Đồng Hới 250m về phía thượng nguồn và về đích trước tượng đài Mẹ Suốt. Toàn bộ thuyền đua đều bằng chất liệu composite tổng hợp; tổ chức đua thuyền rồng truyền thống theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và quy định của quốc tế về đua thuyền composite. Lễ hội đua thuyền là một hoạt động thể thao dưới nước mang đậm bản sắc văn hóa lễ hội, văn hóa dân gian và bản sắc dân tộc Việt Nam . Những năm gần đây, phong trào bơi chải truyền thống được phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút sự hưởng ứng nghiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân. Riêng đối với Đồng Hới, lễ hội đua thuyền truyền thống đã trở thành lễ hội văn hóa đặc sắc từ bao đời nay. Sau màn tranh tài, đã xác định được 3 đội chiến thắng. Giải nhất thuộc về đội thuyền Hà Trung (Bảo Ninh), giải nhì đội thuyền phường Hà Thôn (Bảo Ninh) và giải ba đội thuyền phường Phú Hải. * Sau 3 ngày (từ 29/4 đến 01/5) tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia Eximbank năm 2013 diễn ra tại thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) đã kết thúc. Tham dự Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm nay có 361 vận động viên các đội thuyền nam, nữ của 13 tỉnh, thành, gồm: Hà Nội, Hải Dương, Đã Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang và Kiên Giang. Các đội thuyền nam, thuyền nữ và thuyền nam - nữ phối hợp 10 và 20 tay bơi thi đấu ở 18 nội dung ở các cự ly 1.000m, 500m và 200m. Kết quả, đơn vị tỉnh Bình Thuận giành giải nhất toàn đoàn với 6 huy chương vàng, 1 huy chương đồng; An Giang về nhì với 5 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và giải ba toàn đoàn thuộc về thành phố Cần Thơ với 2 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 6 huy chương đồng. * Chào mừng kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Dương - năm 2013 đã được tổ chức tại TP. Thủ Dầu Một, với sự tham gia của 8 đội thuyền thuộc các huyện: Tân Uyên, Dầu Tiếng, TP. Thủ Dầu Một và đội An Hòa của tỉnh Đồng Nai. Các đội thuyền tranh tài ở hai cự ly: 1.000m và 2.000m bằng thuyền gỗ (14 người) trên đoạn sông Sài Gòn đi bên cạnh công viên Bạch Đằng (trung tâm TP.Thủ Dầu Một) với sự chứng kiến và cổ vũ của hàng ngàn người xem. Sau vòng đấu bảng, hai đội nhất, nhì của 3 bảng tham gia thi đấu vòng chung kết ở hai cự ly trên. Kết quả, ở cự ly 1.000 mét đội Dầu Tiếng đã giành giải nhất. Hai đội Thái Hòa 1 và Thái Hòa 2 (huyện Tân Uyên) giành giải nhì và ba; ở cự ly 2.000 mét cả 3 đội Thái Hòa 1, Thái Hòa 2 và Khánh Bình (đều của huyện Tân Uyên) giành cả ba giải nhất, nhì, ba. V.MiNH - a.TùNg Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương tổ chức đua thuyền truyền thống Theo Ban Quản lý các Khu du lịch TP. Vũng Tàu ( tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), , năm nay do dịp Lễ 30/4, 01/5 được nghỉ dài ngày nên thành phố đã đón tới 190.000 lượt du khách, tăng gần 27% so với năm 2012 và là năm du khách đến với TP. Vũng Tàu đông nhất từ trước tới nay. Cũng do nghỉ lễ dài nên du khách đổ về TP. Vũng Tàu trải đều vào các ngày và chỉ đông nhất vào ngày 30/4. Đến tối, lượng du khách đã đạt tới 83.000 lượt, tăng hơn 20.000 lượt so với buổi trưa cùng ngày và cũng trở thành ngày có lượng du khách đông nhất từ trước tới nay. Do du khách quá đông nên nhiều người đã không thuê được phòng, phải ngủ ở vỉa hè, bờ biển. Nhận định được tình hình khách du lịch sẽ rất đông nên Ban Quản lý các khu du lịch TP. Vũng Tàu đã kết hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, chốttrực24/24giờtrongngàyđểkịpthời xử lý, giải quyết các vụ việc và đã không để trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Ban Quản lý các Khu du lịch TP. Vũng Tàu cho biết, năm nay, thành phố đã tổ chức tiếp đón du khách tới nghỉ lễ khá tốt, trong đó điển hình như không để xảy ra vụ việc “chặt chém” du khách nào, cứu vớt kịp thời 32 trường hợp du khách lọt vào ao xoáy và không để xảy ra tử vong; vệ sinh môi trường ở các bãi tắm, khu du lịchđượcđảmbảo,khôngxảyrangộđộc thực phẩm, giao thông được thông suốt và kịp thời chặn đứng các cuộc đua xe trái phép... HồTHaNH Lượng du khách đến TP. Vũng Tàu dịp lễ 30/4, 01/5 cao nhất từ trước tới nay
  • 14. Sự kiện vấn đề 14 số 1023 l 09.5.2013 Chưa có nhà hát nào phải di chuyển qua nhiều địa điểm và phải “phân tán” lực lượng ở nhiều nơi như Nhà hát giao hưởng Nhạc Vũ kịch Tp.Hồ Chí Minh (gọi tắt là Nhà hát giao hưởng). Cũng vì không có địa điểmriêngnênrấtnhiềuchương trình biểu diễn nghệ thuật mang tầm quốc tế đã không thể đến với người dân thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Bà Nguyễn Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Nhà hát Giao hưởng chia sẻ: Trước đây, Nhà hát ở nhờ rạp chiếu phim Khải Hoàn, sau đó là rạp Nhân Dân (quận 5). Một thời gian sau, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố thấy không ổn mới cho Nhà hát tạm chuyển về Phan Văn Đạt (trụ sở 2 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Đến cuối năm 2012, Nhà hát chính thức được chuyển về “ở nhờ” tầng hầm của Nhà hát thành phố cho đến nay. Tuy nhiên, chỉ có văn phòng đặt tại Nhà hát thành phố còn việc lưu trữ nhạc cụ, tập luyện phải “nhờ” rạp Thanh Vân (đường Cách mạng tháng 8) và tập vũ kịch, múa thì “nhờ” Trường múa thành phố. Việc phải ở nhờ, ở tạm khắp nơi trong thành phố khiến cho hoạt động của Nhà hát gặp rất nhiều khó khăn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng biểu diễn. Thế nên những nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng do nhà nước cấp (trị giá hơn 42 tỉ đồng) đang phải lưu trữ ở nơi không có đủ điều kiện, các chương trình biểu diễn phải phụ thuộc vào lịch diễn của Nhà hát thành phố. Trong khi đó Nhà hát thành phố đã bị “quá tải” các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác. Ngoài ra, việc chưa có một nhà hát giao hưởng đúng nghĩa đã làm hạn chế việc giao lưu, thưởng thức âm nhạc hàn lâm mang tính quốc tế và khu vực của người dân. Bà Mỹ Hạnh cho biết thêm: Có nhiều dàn nhạc giao hưởng lớn của các nước đến nghiên cứu các Nhà hát để đưa dàn nhạc qua biểu diễn nhưng vì khán phòng quá nhỏ, không đúng chuẩn quốc tế nên không được họ quan tâm. Điển hình là dàn giao hưởng Phi-na-den-phi-a của Mỹ từng tới thành phố đặt vấn đề muốn diễn ở một sân khấu lớn, một nhà hát có sức chứa khoảng 1000-1500 ghế, có tiêu chuẩn quốc tế nhưng thành phố không đáp ứng được. Gần đây có dàn nhạc giao hưởng Thái Lan muốn qua biểu diễn nhưng họ cũng “ngại” khán phòng Nhà hát thành phố quá nhỏ. Dù không có trụ sở cố định để luyện tập, biểu diễn… nhưng tập thể nghệ sĩ Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch vẫn luôn nỗ lực, cố gắng đem âm nhạc hàn lâm đến gần hơn với người dân thành phố, đặc biệt là phổ cập nghệ thuật này với sinh viên, học sinh, thiếu nhi - giới trí thức trẻ. Theo bà Nguyễn Mỹ Hạnh, nghệ thuật hàn lâm ngày càng gần gũi, thân thiết với đời sống văn hóa nghệ thuật của người dân thành phố. Có thể thấy qua những buổi biểu diễn định kỳ của Nhà hát gần đây luôn bán hết vé. Chẳng hạn, chương trình ba-lê “Kẹp hạt dẻ” đã diễn lại nhiều lần và lần nào cũng “cháy vé” hoặc chương trình “Giai điệu mùa thu” kéo dài 3 đêm trong tháng 8 hàng năm và đêm nào cũng “cháy vé”. Đây chính là động lực để sắp tới Nhà hát tăng thời gian của "Giai điệu mùa thu" lên 6-7 đêm đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người dân thành phố. Bên cạnh đó những chương trình dành cho sinh viên, học sinh của Nhà hát luôn thu hút hàng ngàn sinh viên tham dự. Anh Dương Trọng Phúc, Phó Giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh viên học sinh TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Nhà hát phối hợp với Thành đoàn, mỗi tháng làm một chương trình vào ngày 29. Nhà hát thành phố (địa điểm Nhà hát giao hưởng thường “mượn” để biểu diễn) có sức chứa khoảng 468 người nhưng đã có lần Thành đoàn phát 1.000 vé, sinh viên đi hết 1.000. Ngoài thưởng thức âm nhạc, các bạn sinh viên còn có những trải nghiệm thú vị, có bạn được thử làm chỉ huy dàn nhạc, có bạn được dạy múa ba - lê, được tham gia vào đoàn hợp xướng... Theo khảo sát của Nhà hát Giao hưởng, sau những chương trình miễn phí dành cho sinh viên, khi Nhà hát giao hưởng biểu diễn các chương trình định kỳ luôn có một lượng khách giả trẻ đáng kể tới xem. Việc tổ chức chương trình hàng tháng dành cho sinh viên với tên “Giai điệu trẻ” của Nhà hát giao hưởng đang được giới truyền thông đề cử giải cống hiến. Trước nhu cầu thưởng thức âm nhạc hàn lâm cũng như sự cần thiết phải xây dựng một nhà hát Giao hưởng đúng tầm của thành phố, PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa-Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Việc xây dựng nhà hát không thể trì hoãn mãi bởi thành phố đã dự định từ hơn mười năm trước. Vị trí xây dựng ở khu vực công viên 23/9 rất thích hợp bởi người dân có thể đến đây thưởng thức âm nhạc, dạo mát xung quanh khu quảng trường của Nhà hát hay đến các trung tâm thương mại. LaN PHươNg Nhu cầu xây dựng Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch đúng tầm
  • 15. 15số 1023 l 09.5.2013 Tối 04/5, tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Lễ hội "Võ Nhai nơi cội nguồn" đã chính thức khai mạc, thu hút đông đảo người dân địa phương tham dự. Đây là lễ hội văn hóa quy mô lớn đầu tiên ở địa phương do UBND huyện Võ Nhai và tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh độc đáo của đất vùng cao Võ Nhai đến với đông đảo du khách, góp phần phát triển tiềm năng du lịch của huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Đêm khai mạc diễn ra trong không khí vui tươi, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với chương trình nghệ thuật đặc biệt do các nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên biểu diễn gồm 3 phần: Võ Nhai nơi nguồn cội, Võ Nhai miền quê cách mạng và Võ Nhai ngày mới. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động thi đấu thể thao truyền thống, thi múa khèn, trình diễn nghệ thuật pha trà đặc sản Thái Nguyên, giao lưu văn nghệ giữa các xã trong huyện... Cùng với việc tái hiện phiên chợ tình của đồng bào dân tộc Mông, huyện Võ Nhai còn tổ chức phiên chợ vùng cao với đầy đủ các sản vật đặc trưng của chợ vùng cao, các món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong huyện ngay tại chợ. Đây cũng là "điểm nhấn" đặc biệt, thu hút đồng bào các dân tộc ở khu vực lân cận đến với lễ hội, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng ở Võ Nhai. Là huyện vùng cao duy nhất của Thái Nguyên, Võ Nhai có nhiều di tích, thắng cảnh mang tầm quốc gia như: di chỉ khảo cổ học Mái Đá Ngườm (xã Thần Sa) - nơi cư trú của người nguyên thủy và là nơi phát hiện các di vật đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi có niên đại hàng chục nghìn năm; di tích lịch sử rừng Khuôn Mánh (xã Tràng Xá) - nơi thành lập Trung đội cứu quốc quân II (một trong những đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay); danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà (xã Phú Thượng)... Đặc biệt, ở Võ Nhai cũng có phiên chợ tình của đồng bào dân tộc Mông diễn ra vào ngày 26 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Do vậy, việc tổ chức lễ hội "Võ Nhai nơi cội nguồn" không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú của địa phương mà còn góp phần thực hiện có hiệu quả đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Võ Nhai giai đoạn 2010 - 2015”. T.NguyệN Tuần văn hoá, du lịch Lễ hội Khau Vai 2013 đã chính thức khai mạc tối 04/5 tại sân vận động huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Tham dự Lễ Khai mạc có đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Giang và huyện Mèo Vạc, nhân dân địa phương cùng hàng nghìn du khách trong và ngoài nước. Trước đó, hàng loạt các hoạt động văn hóa đặc sắc đã được diễn ra từ ngày 29/4-03/5/2013 hấp dẫn đông đảo khách du lịch như: Lễ hội cầu Mưa của dân tộc Lô Lô; Hội chọi chim họa mi lần thứ 3; Hội chọi dê, chọi bò; Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Khau Vai”, Giao lưu văn hóa khèn Mông… Đặc biệt là hội đua ngựa thồ, thi giã bánh dày của dân tộc Nùng, thi dệt lanh của dân tộc Mông lần đầu tiên được tổ chức khiến cho Tuần văn hóa, du lịch Khau Vai thêm phần phong phú và ý nghĩa. Lễ hội Khau Vai được chính thức bắt đầu vào tối 05/5 tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Đây là một “phiên chợ” độc đáo và đã trở thành huyền thoại. Đó là ngày hội của những đôi tình nhân dang dở, yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Do vậy, cứ vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm họ lại tìm về với nhau để tâm sự và chia sẻ những chuyện vui buồn trong cuộc sống. Ông Trần Kim Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Đây là năm thứ 2 huyện Mèo Vạc tổ chức tuần văn hóa, du lịch Lễ hội chợ tình Khau Vai với quy mô lớn nhằm duy trì và phát huy nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao địa đầu Tổ quốc. Năm nay du khách lên dự Lễ hội Khau Vai tăng mạnh (ước chừng khoảng hơn 10000 người, năm 2012 là gần 8000 người ). Công tác chuẩn bị đã được Ban Tổ chức hoàn tất chu đáo sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch như dịch vụ lưu trú, ăn uống, đảm bảo an ninh trật tự… Lễ hội Khau Vai, ca ngợi tình yêu đôi lứa trong sáng có sức hấp dẫn lôi cuốn và làm lay động lòng người, tạo ra sức lan toả trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đây còn là nơi giao lưu, gặp gỡ những nét đẹp văn hoá dân gian đặc sắc của nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc, tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Huy LoNg Khai mạc Lễ hội Khau Vai 2013 Lễ hội "Võ Nhai nơi cội nguồn" Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 16 số 1023 l 09.5.2013 Mới chỉ chơi đồ cổ được hơn hai năm nhưng anh Bùi Văn Quang ở đường Quang Trung, thành phố Nam Định đã trao tặng hơn 60 sắc phong và hàng trăm hiện vật cổ khác cho các bảo tàng và dòng họ trên khắp cả nước. Nhìn vào quãng thời gian ngắn ngủi và con số trên, ít ai nghĩ rằng “nhân vật” ấy không phải một “đại gia” lắm tiền nhiều của mà chỉ là một công chức bình thường. Bằng những việc làm ý nghĩa đó, anh Bùi Văn Quang mong muốn phát huy, gìn giữ được giá trị lịch sử dân tộc và truyền đến ngàn đời sau. Bước vào ngôi nhà nhỏ của anh, chúng tôi khá bất ngờ bởi nó không giống như trong trí tưởng tượng về những gian phòng khách của nhiều “đại gia đồ cổ”; tất cả được bài trí giản dị, thuận tiện và tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của bất cứ món cổ vật nào. Như đọc được suy nghĩ đó, anh Quang cười chia sẻ: “Tôi có một bộ sưu tập nho nhỏ ở quê, hầu hết cổ vật của tôi đều được lưu giữ tại đó và trưng bày theo mô típ điển hình các nền văn hóa cổ Việt Nam: Đông Sơn, Đa Bút, Sa Huỳnh, Óc Eo...; đồ Chàm, đồ Chăm, đồ thời Lý, Trần, Lê, gốm Chu Đậu… đều có cả, nhưng ưu tiên nhất là mảng tư liệu Hán Nôm thời Lê, Nguyễn”. Sinh ra tại xã Liên Minh (huyện Vụ Bản), anh Quang hiện đang là cán bộ phụ trách công đoàn của ngành giao thông vận tải tỉnh Nam Định. Tự nhận là “dân ngoại đạo”, anh cho biết mình mới bắt đầu chơi đồ cổ được hơn hai năm trở lại đây: “Trong một lần về quê, khi dọn lại những gian nhà cũ để chuẩn bị xây sửa lại, tôi có tìm được một chiếc thạp dáng vẻ khá cũ, kích thước không lớn và có đề chữ. Tò mò nên tôi mang chiếc thạp đó về tìm hiểu, từ khi đó niềm đam mê với những món đồ cổ dần dần “ngấm” vào người lúc nào không hay”. Theo anh Quang, ở Nam Định có nhiều người chơi và cũng nhiều người “sành” đồ cổ, nhưng thường họ chơi đồng hồ, đồ mộc, hoặc những đồ đồng, đồ sứ cực kì đắt tiền. Chính vì vậy anh muốn “khai thác” một khoảng trống khá độc đáo so với nhiều dân chơi đồ thành Nam đó là những tư liệu Hán Nôm cổ. Mặc dù vẫn dành thời gian, công sức cho những món cổ vật khác song anh lại đầu tư, ưu tiên rất nhiều cho mảng này. Anh tâm sự: “Người Việt Nam vốn có tiềm thức về lịch sử văn hóa dân tộc, khi có điều kiện tìm hiểu sâu tôi càng cảm thấy bị cuốn hút hơn. Việc sưu tầm những hiện vật gốc không chỉ mang giá trị lưu giữ, mà còn giúp khơi lại nét văn hóa gợi nhớ cả một vương triều mà mỗi món đồ đó từng ra đời”. Anh Quang bỏ nhiều tâm huyết để nghiên cứu thêm một số tài liệu lịch sử, tư liệu Hán Nôm; qua thời gian anh càng cảm thấy mình “có duyên” với những sắc phong cổ. Anh Quang cho biết: Vì đặc thù những bản sắc phong, chiếu chỉ đều làm bằng giấy, nếu được bảo quản ở điều kiện bình thường thì tối đa giấy cũng chỉ tồn tại được khoảng 500 năm sẽ tự phân hủy nên những bản anh từng sưu tầm được chủ yếu là của thời Lê, Nguyễn. Khác với những cổ vật thông thường phải mất nhiều thời gian thẩm định, những bản sắc phong, chiếu chỉ cổ có một nét rất riêng biệt: đó là tự thân mỗi bản đã bao hàm một lý lịch, ngoài nội dung thì trên đó còn ghi rõ ràng ngày, tháng, năm, lý do được ban ra. Vì thế nên tuổi của những tư liệu Hán Nôm này luôn được xác định tuyệt đối một cách nhanh chóng. Chính bởi nội hàm mang cả giá trị vật thể và phi vật thể nên những bản sắc phong, chiếu chỉ anh Quang sưu tầm hầu hết đều được anh đem kaart lại cho các bảo tàng, đình, đền của các làng xã, dòng họ. Anh chia sẻ: “Tôi sưu tầm với mong muốn phát huy giá trị chứ không chủ trương lưu giữ cho cá nhân, khi có điều kiện thì sắc phong thuộc địa phương nào sẽ trao tặng lại đúng cho địa phương đó”. Các bản sắc phong hầu hết đều được làm bằng giấy sắc Long Đằng (tương truyền làm tại làng Bưởi, Hà Nội), có in ám họa tiết rồng năm móng. Sắc phong có hai loại: sắc phong cho bách thần và sắc phong cho bách quan. Đối với sắc phong cho bách thần bao gồm nhân thần – những thần tử của vua và thiên thần – những nhân vật trong tưởng tượng, có vị trí nhất định trong đời sống tinh thần và thờ cúng của nhân dân. Sắc phong cho nhân thần lại tùy theo người được sắc phong còn sống hay đã mất mà có cách thức thể hiện khác nhau. Thông thường, trên giấy sắc phong thượng đẳng thần thường in hình tứ linh, đối với cấp trung đẳng thần trên giấy sẽ có hình bó lá cuốn thư. Cấp chi thần (hay còn gọi là hạ đẳng thần) là cấp thấp nhất lại thường không có họa tiết. Trong sắc phong quan tước thì giấy có hình tứ linh dành cho quan nhất phẩm. Các phẩm cấp sau đó thì tùy theo thứ bậc mà hình in bát bửu cổ đồ số lượng sẽ thay đổi nhiều hay ít. Kích thước của mỗi tấm sắc phong cũng được dựa theo đẳng cấp quan tước của người được phong, đối với sắc phong quan nhất phẩm thì thông thường có kích thước 1,7m x 65cm, những sắc phong khác nhỏ hơn. Nhờ đam mê nên anh Quang đã tự mày mò học hỏi và chính những hiểu biết này đã giúp anh từ một người không hề biết chữ Hán Nôm (không đọc được chữ trên văn bản sắc phong) lại có thể nhận biết chính xác các sắc phong chỉ bằng mắt thường thông qua đặc điểm. Anh Quang cho biết: Sắc phong của mỗi đời vua, mỗi cấp bậc có đặc thù riêng về kích cỡ, hoa văn họa tiết, thể thức chữ và phong cách viết, cách Giữ hồn dân tộc qua những sắc phong cổ
  • 17. 17số 1023 l 09.5.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG đóng triện, cách đề lạc khoản… Thể chữ qua các đời vua biến đổi liên tục, màu giấy và chất liệu giấy cũng đổi khác. Ngoài ra anh còn được sự trợ giúp của nhiều bạn bè, các chuyên gia nghiên cứu, mỗi lần sưu tầm được một sắc phong, ngoài việc tự tìm hiểu, anh còn nhờ mọi người thẩm định, dịch chữ giúp mình để tăng thêm tính xác thực. Hơn hai năm qua, anh đã trao tặng hơn 60 sắc phong cổ và rất nhiều cổ vật khác cho các bảo tàng, đình, đền thờ, dòng họ… trên khắp cả nước như Bảo tàng Nam Định, Bảo tàng Nhân học (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Bảo tàng Đà Nẵng, đình Bồng Chiêu (tỉnh Hưng Yên), đình thờ chung của ba làng thuộc phường Ninh Phong (TP. Ninh Bình)…. Khiêm tốn nói rằng rằng tầm, tiền, tài của mình đều chưa bằng ai, nhưng chữ “tâm” là điều mà anh Quang luôn hướng tới. Ngoài việc trực tiếp đến các nơi để trao tặng, anh Quang còn vận động các nhà sưu tập khác như ông Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi) tặng rất nhiều hiện vật cổ gắn với lịch sử cho Nam Định, ông Nguyễn Anh Tuấn ở Hà Nội tặng sắc phong cho huyện Lý Nhân (Hà Nam)… Anh mong muốn một ngày nào đó, khi thú chơi đồ cổ được “xã hội hóa” nhiều hơn, những việc làm như của anh và một số bạn bè có thể trở thành phong trào để hướng mọi người, nhất là lớp trẻ quan tâm trân trọng hơn với những di sản của dân tộc, cũng là trân trọng quá khứ của cha ông. T.T.N Thế mạnh của các làng nghề là sản phẩm chủ yếu làm thủ công, nên việc trình diễn tại các làng nghề hết sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Nắm bắt đặc điểm này, nhiều nơi ở Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm, gắn với hàng lưu niệm, thu hút đông khách du lịch đến với các làng nghề. Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch ở Huế hiện nay là cơ sở sản xuất “nón Thuý”, ngụ tại tổ 13 phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Chị Nguyễn Thị Thúy đã tạo nên thương hiệu nón lá từ bàn tay tật nguyền. Sinh năm 1986, ngay từ buổi đầu, cánh tay phải của chị bị dị tật vào đến khuỷu, mọi sinh hoạt, học hành đều sử dụng bàn tay trái. Để không trở thành gánh nặng của gia đình, Thúy chọn cho mình nghề chằm nón, ban đầu chỉ để giúp mẹ và bà ngoại trong một số công đoạn. Vậy mà vượt lên chính mình, Thúy đã thành thạo với nghề và cơ sở sản xuất của chị trở thành điểm đến tham quan cho khách du lịch gần xa. Trong khi nghề chằm nón ở Huế đang đứng trước nguy cơ mai một, thì Thúy chọn cho mình cách làm theo hướng du lịch. Khách đến với cơ sở của chị, vừa được xem cô gái chỉ với một tay, nhưng làm nên những chiếc nón xinh xắn, lại có sản phẩm mua về làm quà cho người thân. Khách du lịch tìm đến với cơ sở nón Thuý không chỉ đơn thuần mua về cho mình chiếc nón Huế của đất nước Việt Nam, mà ẩn chứa cả tấm gương của một con người không chịu đầu hàng trước số phận, như nhiều khách du lịch đến đây đã từng ngợi ca. Cách thành phố Huế chỉ vài cây số, nghề đúc đồng ở phường Đúc lại có cách thu hút khách du lịch theo kiểu "làng nghề". Phường có tới hơn 60 lò đúc với khoảng 150 người làm nghề này. Ngoài các sản phẩm thông thường như đúc Đại hồng chung (chuông đồng cỡ lớn), lư hương, các mặt hàng mỹ nghệ, các cơ sở đúc đồng ở phường Đúc còn có thể sản xuất những chi tiết máy dùng trong công nghiệp và những linh kiện có tính chính xác cao. Các sản phẩm đồng mỹ nghệ, từ khâu lên khuôn, nung chảy và rót đồng đều chủ yếu làm bằng tay nên rất thu hút du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Cũng chính từ đây, giữa khách du lịch và người thợ thủ công có dịp trao đổi để hoàn thiện sản phẩm, như cải tiến, đổi mới mẫu mã, nhằm cho ra thị trường những sản phẩm đẹp mắt, nhỏ gọn hơn so với các sản phẩm bằng đồng khá thô và nặng trước đây. Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 88 làng nghề truyền thống, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa. Nhiều nghề trong số đó đi liền với việc xây dựng các công trình di tích Huế như nghề mộc, chạm khắc gỗ, đúc đồng, gốm sứ, luyện sắt, rèn... Nếu biết kết hợp khai thác tiềm năng du lịch làng nghề, thì đây cũng là thế mạnh thu hút khách du lịch hiện nay của Thừa Thiên - Huế. Năm 2013, trong quy hoạch phát triển các làng nghề gắn với du lịch, tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư 5,4 tỷ đồng, trong đó tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là bảo tồn, khôi phục, phát triển các nghề, làng nghề như gốm Phước Tích, mây tre đan Bao La và các làng nghề nón lá (Mỹ Lam, Thủy Thanh, Phong Sơn, Đông Đô), phát triển nghề chế biến dầu tràm, nước mắm và các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác; đồng thời hỗ trợ đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề. QuốC ViệT Thừa Thiên-Huế: Làng nghề thủ công thu hút khách du lịch