SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1021 ngày 25/4/2013
- Thisángtáctranhcổđộng
tuyêntruyềnKỷniệmcácngàylễ
lớn2014vàVănhóagiaothông
(Tr.4)
- HàNội,TPHồChíMinhliênkết
pháttriểndulịch
(Tr.4)
- Tuyêntruyềnvềgiađìnhvà
phòng,chốngbạolựcgiađình
trênphươngtiệntàuhỏa
(Tr.8)
- Tây Bắc phát triển du lịch
hiệu quả nhờ liên kết
(Tr.20)
troNG số NÀy
Chươngtrìnhnghệthuật
“BảnsắcvănhóaViệt”
Tối 19/4, tại Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà
Nội), Bộ VHTTDL đã tổ chức chương
trình nghệ thuật đặc sắc “Bản sắc văn
hóa Việt”. Đây là hoạt động chào
mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt
Nam và hưởng ứng Năm Gia đình Việt
Nam 2013. Tới dự có Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó
Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí
thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang
Nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng
Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban
Dân tộc Nông Quốc Tuấn, Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Nguyễn Đắc Vinh cùng đại diện
các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, lãnh đạo
các địa phương, các nhân sĩ, trí thức,
nghệ sĩ, nghệ nhân, thanh niên đại diện
cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam...
(Xem tiếp trang 10)
Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn
trong phạm vi cả nước
Bộ VHTTDL vừa giao Cục Điện ảnh phối hợp với Công ty TNHH Một
thành viên Hãng Phim Truyện Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên
Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức Đợt phim kỷ niệm
các ngày lễ lớn 30/4, 01/5, 07/5 và 19/5 trong phạm vi cả nước. Đợt phim
diễn ra từ 27/4 đến 20/5/2013, với các phim được chọn chiếu gồm: Phim
truyện “Giải phóng Sài Gòn” do Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim
Truyện Việt Nam sản xuất; phim tài liệu “Những chặng đường Điện ảnh
cách mạng Việt Nam” phim khoa học “Biến đổi khí hậu - Hiểm hoạ môi
trường”, “Rừng và cuộc sống” đều do Công ty TNHH Một thành viên Hãng
Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. M.H
Sáng 18/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội, Hội chợ Du lịch quốc tế
Việt Nam do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức
đã chính thức khai mạc. Đây là một trong các hoạt động hưởng ứng Chương trình
Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng Sông Hồng - Hải Phòng 2013. Dự lễ khai mạc
có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDLHoàng
TuấnAnh; Chủ tịch UBNDTPHà Nội NguyễnThếThảo;Thứ trưởng BộVHTTDL
HồAnh Tuấn, cùng đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, đại diện các
Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước. (Xem tiếp trang 3)
Ảnh:NGỌCTHÀNH
Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam -
VITM Hanoi 2013
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự và phát biểu tại lễ khai mạc
quản lý nhà nước
2 số 1021 l 25.4.2013
Để thực hiện tốt công tác quản
lý, phát triển văn hoá, thể thao và du
lịch trong thời gian tới, đề nghị Tỉnh
quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt một
số nhiệm vụ chủ yếu sau: Khẩn
trương chỉ đạo xây dựng Quy hoạch
phát triển du lịch đến năm 2020,
tầm nhìn 2030, đặc biệt quan tâm
đến vấn đề giữ gìn môi trường sinh
thái trong hoạt động du lịch. Chú
trọng đầu tư cho công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch thông qua truyền
thông, tuyên truyền trực quan, giới
thiệu về di tích, danh thắng và điểm
du lịch của Tỉnh; khai thác các lợi
thế của Tỉnh để xây dựng các sản
phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo và
phù hợp với điều kiện hiện có nhằm
thu hút du khách đến với Ninh
Thuận; chú trọng công tác xúc tiến
quảng bá du lịch ra nước ngoài, giới
thiệu hình ảnh Ninh Thuận,
roadshow giới thiệu du lịch Ninh
Thuận trong đó tập trung vào các thị
trường: Nga, Nhật Bản, Hàn
Quốc…; khẩn trương hoàn tất các
điều kiện cần thiết để tổ chức thành
công giải Bóng đá U.21 quốc
tế 2013.
Về các đề nghị của Tỉnh:
Về Ngày hội văn hóa các dân tộc
Raglai 2013, Tỉnh chủ động tổ chức
Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai cấp
tỉnh với nội dung, thời điểm thích
hợp. Việc tổ chức Ngày hội phải gắn
với xúc tiến, quảng bá du lịch của
Tỉnh, đồng thời tính toán thời gian
thích hợp để tránh làm ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất mùa vụ của
nhân dân; xây dựng kịch bản, nội
dung, chương trình tổ chức… mời
các tỉnh bạn có đồng bào dân tộc
Raglai tham gia Ngày hội.
Giao Cục Nghệ thuật biểu diễn
góp ý xây dựng kịch bản, chịu trách
nhiệm giúp tỉnh Ninh Thuận âm
thanh, ánh sáng, trang trí sân khấu
đêm khai mạc Ngày hội. Huy động
Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian
Việt Bắc hỗ trợ, phối hợp xây dựng
chương trình và tham gia biểu diễn
đêm khai mạc, phục vụ nhân dân
vùng đồng bào Raglai tỉnh Ninh
Thuận; phối hợp với Tỉnh huy động
các đơn vị nghệ thuật Lâm Đồng,
Khánh Hòa và Bình Thuận tham gia
tổ chức thành công Ngày hội.
Tổng cục Du lịch phối hợp với
Vụ Kế hoạch, Tài chính xem xét hỗ
trợ một phần kinh phí từ Chương
trình hành động quốc gia về du lịch.
Vụ Đào tạo phối hợp với Sở
VHTTDL Ninh Thuận nghiên cứu,
làm việc với các công ty, cơ quan,
tổ chức có liên quan (Công ty
Pegas, Công ty Ánh Dương, Trung
tâm Văn hóa Nga…) huy động
nguồn kinh phí phục vụ cho việc
đào tạo ngoại ngữ.Vụ Đào tạo phối
hợp với Cục Hợp tác quốc tế nghiên
cứu làm việc với Trung tâm Văn
hóa Nga mời các tình nguyện viên,
giáo viên giảng dạy, tập trung đào
tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
Cục Di sản văn hóa phối hợp với Sở
VHTTDL Ninh Thuận nghiên cứu,
xem xét lập hồ sơ trình UNESCO
công nhận Nghệ thuật làm Gốm
truyền thống của người Chăm là di
sản văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Ninh Thuận cần chủ
động kiểm kê di sản văn hóa phi vật
thể Nghề làm gốm của người Chăm
trên địa bàn Tỉnh.
Vụ Văn hóa dân tộc: Quan tâm
tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa của các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh. Cục Văn hóa cơ sở phối
hợp với Sở VHTTDL tỉnh Ninh
Thuận tổ chức bồi dưỡng, nâng cao
trình độ đội ngũ quản lý văn hóa cơ
sở. Vụ Kế hoạch, Tài chính phối
hợp với Sở VHTTDL Ninh Thuận
đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
cơ sở hạ tầng về du lịch và phương
hướng trong thời gian tới; Tổng cục
Du lịch hỗ trợ công tác quảng bá,
xúc tiến du lịch để phát huy tiềm
năng thế mạnh, nâng cao đời sống
nhân dân trong Tỉnh. Vụ Kế hoạch,
Tài chính phối hợp với Cục Nghệ
thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
hướng dẫn tỉnh Ninh Thuận thực
hiện Đề án Quy hoạch và kế hoạch
nâng cấp, xây mới các công trình
văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim,
nhà triển lãm văn học nghệ thuật)
giai đoạn 2012-2020 nhằm đáp ứng
nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh
thần của nhân dân, đặc biệt các khu
vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện
kinh tế khó khăn.
tHtt
Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận
Ngày16/4,BộVHttDLđãcóvănbảnsố1332/tB-BVHttDLthôngbáo
kếtluậncủaBộtrưởngHoàngtuấnAnhtạibuổilàmviệcvớilãnhđạo
tỉnh Ninhthuận. Bộ trưởng Hoàngtuấn Anh đánh giá cao những cố
gắng và thành tích trong công tác phát triển văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch trong thời gian qua của tỉnh Ninhthuận, đặc
biệt là việc tổ chức thành công Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch
vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninhthuận 2012.
quản lý nhà nước
3số 1021 l 25.4.2013
Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng,
trong đó có 267 gian hàng nội địa, trên
100 gian hàng quốc tế của 18 nước.
Đây là dịp để ngành du lịch Việt Nam
xây dựng thương hiệu, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của ngành kinh tế du
lịch, đưa Việt Nam trở thành điểm đến
hàng đầu trong khu vực. Đồng thời
cũng là cơ hội để các doanh nghiệp du
lịch Việt Nam và các hãng lữ hành
quốc tế gặp gỡ ký kết hợp đồng, mở
rộng thị trường, mua bán sản phẩm du
lịch với các nhà cung cấp trong và
ngoài nước.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh,
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước
Việt Nam luôn quan tâm tới sự nghiệp
phát triển du lịch. Kết quả đạt được của
ngành Du lịch Việt Nam sau hơn hai
mươi năm đổi mới đã dần khẳng định
tầm quan trọng của Du lịch đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhờ thành tựu của công cuộc Đổi mới
do Đảng và Nhà nước Việt Nam khởi
xướng, mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao, nên gần đây người
Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài ngày
càng nhiều. Để nâng cao tính chuyên
nghiệp và hiệu quả trong hoạt động du
lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu
của khách du lịch, việc tổ chức gặp gỡ,
giao lưu, trao đổi thường xuyên giữa
những nhà quản lý và kinh doanh du
lịch đại diện cho cả hai phía cung và
cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng,
trong bối cảnh ngành Du lịch vẫn chịu
nhiều tác động tiêu cực từ cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh
tế trong nước thì sự bắt tay, liên kết,
hợp tác của các nhà quản lý và kinh
doanh du lịch, thương mại thông qua
Hội chợ này có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc thúc đẩy nhu cầu du lịch và
dịch vụ thương mại, giúp các doanh
nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức
để tiếp tục phát triển kinh doanh, đẩy
mạnh hội nhập quốc tế về du lịch.
Ngành Du lịch Việt Nam tổ chức
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam lần
này đáp ứng nhu cầu và nhận được sự
cổ vũ, hưởng ứng cao của toàn ngành
Du lịch, các địa phương trong cả nước
và các nhà quản lý, kinh doanh du lịch
nước ngoài.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời
gian tới, Bộ VHTTDL cần tiếp tục tạo
điều kiện để Hiệp hội Du lịch Việt Nam
phát huy tốt vai trò, cùng với các đối
tác và cộng đồng doanh nghiệp đóng
góp ngày càng nhiều hơn cho hoạt
động quảng bá, xúc tiến du lịch, đẩy
mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn
lực đầu tư phát triển du lịch, không
ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp và
hiệu quả trong hoạt động du lịch. Hội
chợ sẽ mở cửa đến hết ngày 21/4/2013.
tHtt
HộichợDulịchquốctế…
Chiều 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gặp
mặt 80 thanh niên các dân tộc tiêu biểu
tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc
Việt Nam 19/4 và Năm Gia đình Việt
Nam 2013.
Lắng nghe ý kiến của đại diện các
thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu, Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng
định, thanh niên các dân tộc thiểu số tiêu
biểu cần tiếp tục phát huy vai trò của bản
thân để giữ gìn giá trị truyền thống văn
hóa tốt đẹp của gia đình mình, dân tộc
mình, kế thừa truyền thống quý báu của
thế hệ cha anh đi trước, đồng thời cho
rằng, dù trang phục khác nhau, tiếng nói
khác nhau, phong tục tập quán khác
nhau nhưng 54 dân tộc anh em trong đại
gia đình các dân tộc Việt Nam đều có
chung một điểm là tình yêu với quê
hương, đất nước. Chính điểm chung này
đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc giúp đất nước giành được những
thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn
chăm lo tới đồng bào các dân tộc thiểu
số mà các thanh niên có mặt tại buổi gặp
mặt ngày hôm nay chính là những minh
chứng tiêu biểu, Phó Chủ tịch nước
NguyễnThị Doan mong muốn khi trở về
địa phương, 80 thanh niên dân tộc thiểu
số tiêu biểu sẽ tích cực tuyên truyền, vận
động đồng bào mình xóa bỏ những hủ
tục lạc hậu, gắn bó chặt chẽ với bộ đội
biên phòng nhằm giữ gìn an ninh trật tự
vùng biên cương Tổ quốc, đồng thời
phát hiện những vấn đề nảy sinh ở cơ sở
để kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính
quyền tìm hướng giải quyết; tích cực
phát huy vai trò là cán bộ dân vận, tuyên
truyền viên vận động đồng bào tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện
nghiêm các chính sách của Nhà nước,
giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan đánh giá cao những cống hiến của
thanh niên các dân tộc trong hoạt động
Đoàn, hoạt động xã hội thời gian qua.
Phó Chủ tịch nước đề nghị, Trung ương
ĐoànTNCS Hồ Chí Minh cần thực hiện
tốt vai trò tập hợp, tạo điều kiện thuận
lợi để thanh niên các dân tộc tiếp cận và
cụ thể hóa các chính sách của Đảng, Nhà
nước, góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của bà con các dân tộc.
Cùng với những thành tích đạt được
trong học tập, phát triển kinh tế, xây
dựng tổ chức Đoàn, Hội, Phó Chủ tịch
nước mong muốn 80 thanh niên các dân
tộc tiêu biểu tiếp tục là những tấm gương
sáng, đi đầu trong giữ gìn và phát huy
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng gia đình, làng, bản,
khu dân cư văn hóa.
tHtt
Thanh niên tiếp tục đi đầu trong giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
(Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
4 số 1021 l 25.4.2013
Bộ VHTTDL đã quyết định gia hạn
khai quật khảo cổ tại khu vực xây dựng
đường hầm và bãi đỗ xe của công trình
Nhà Quốc hội thuộc phường Điện Biên,
quận Ba Đình, Hà Nội từ ngày 15/4 đến
1/12/2013. Diện tích khai quật là
10.000m² bao gồm 21 hố khai quật. Phụ
trách khai quật là PGS.TS Tống Trung
Tín, Viện Khảo cổ học. Trong thời gian
khai quật, cơ quan được cấp giấy phép
có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân
dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa
phương, không công bố những kết luận
khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục
Di sản văn hóa đồng ý. Những hiện vật
thu thập được trong quá trình khai quật,
Viện Khảo cổ học có trách nhiệm phối
hợp vớiTrung tâm Bảo tồn di sảnThăng
Long - Hà Nội xây dựng phương án xử
lý, bảo quản, kiểm kê, chỉnh lý và lập hồ
sơ khoa học cho các di vật. Sau khi kết
thúc việc nghiên cứu, chỉnh lý Viện
Khảo cổ học phải bàn giao toàn bộ di
tích, di vật choTrung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long - Hà Nội theo quy định của
pháp luật; khi bàn giao phải có biên bản
giao nhận tránh để hiện vật bị hư hỏng,
thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật,
chậm nhất 3 tháng Viện Khảo cổ học,
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long -
Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ và sau 1
năm phải có báo cáo khoa học gửi về
Cục Di sản văn hóa.
Nhà Quốc hội được khởi công xây
dựng ngày 12/10/2009 tại khu vực Hội
trường Ba Đình trước đây. Dự kiến, các
hạng mục Nhà Quốc hội, đường hầm,
cải tạo các tuyến đường Bắc Sơn, Độc
Lập và Hoàng Văn Thụ sẽ bảo đảm tiến
độ hoàn thành vào tháng 4/2014, chạy
thử, bàn giao và đưa vào sử dụng tháng
7/2015. Hạng mục nơi đỗ xe ngầm đưa
vào sử dụng từ tháng 10/2015, công tác
khảo cổ học và di dời di tích, di vật sẽ
hoàn thành cuối năm nay. H.P
Gia hạn khai quật khảo cổ tại công trình Nhà Quốc hội
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ
VHttDL đã tổ chức Phát động
thi sáng tác tranh cổ động
tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ
(1954-2014); Kỷ niệm 55 năm
Đườngtrường Sơn (1959-2014)
và Văn hóa giao thông. thứ
trưởng Lê Khánh Hải dự và chủ
trì Lễ phát động.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng
Lê Khánh Hải nhấn mạnh, năm 2014,
với các sự kiện Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-
2014); Kỷ niệm 55 năm Đường
Trường Sơn (1959-2014) sẽ được tổ
chức với quy mô lớn, đây là những
biểu tượng rực rỡ trong lòng dân tộc
và bạn bè thế giới về thành tựu vẻ
vang mà nhân dân ta đạt được dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Thông qua
ngôn ngữ của tranh cổ động để khẳng
định quan điểm văn hóa có vai trò vừa
là nền tảng tinh thần, vừa là động lực,
mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững
gắn kết phát triển văn hóa, thể thao,
du lịch, nêu cao truyền thống yêu
nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý
chí tự lực tự cường, cổ vũ toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân phát duy truyền
thống yêu nước, thể hiện sự tri ân sâu
sắc với sự hy sinh cao cả của các anh
hùng liệt sỹ đã hiến dâng tuổi thanh
xuân, xương máu trên suốt dọc tuyến
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh cho
độc lập dân tộc, phát huy truyền thống
đạo lý uống nước nhớ nguồn, quyết tâm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong thế
hệ trẻ. Về chủ đề Văn hóa giao thông,
Thứ trưởng Lê Khánh Hải khẳng định,
các tác phẩm tranh cổ động hướng tới
đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự
an toàn giao thông, qua đó nâng cao
nhận thức của nhân dân, tạo sự gương
mẫu trong thực hiện Văn hóa giao
thông của mỗi con người.
Tại Lễ phát động, Ban Tổ chức
công bố Thể lệ cuộc thi. Theo đó, tác
phẩm dự thi phải là những sáng tác
trong thời gian gần đây, chưa gửi
tham gia cuộc thi khác, chưa được
phổ biến dưới bất cứ hình thức nào và
được thể hiện trên giấy, kích thước
54cm x 79cm. Đối tượng tham dự là
các hoạ sỹ chuyên và không chuyên,
công dân Việt Nam và người Việt
Nam ở nước ngoài, không hạn chế số
lượng tác phẩm dự thi. Cơ cấu giải
thưởng cho mỗi chủ đề bao gồm 01
giải Nhất, mỗi giải 10 triệu đồng; 02
giải Nhì: 7 triệu đồng/giải; 02 giải Ba,
mỗi giải 5 triệu đồng và 05 giải
Khuyến khích: 1,5 triệu đồng/giải.
Ngoài ra, còn có 03 giải Phong trào,
mỗi giải 6 triệu đồng cho cơ quan,
ban, ngành vận động được nhiều tác
giả, nhiều tác phẩm có chất lượng tốt
tham gia dự thi.
Thời gian cuối cùng nhận tác
phẩm dự thi vào ngày 28/6/2013 đối
với chủ đề Văn hoá giao thông và
31/7/2013 đối với chủ đề Kỷ niệm 60
năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và
Kỷ niệm 55 năm Đường Trường Sơn.
M.Huệ
ThisángtáctranhcổđộngtuyêntruyềnKỷniệm
cácngàylễlớn2014vàVănhóagiaothông
quản lý nhà nước
5số 1021 l 25.4.2013
* Ngày 12/4/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 1382/QĐ-
BVHTTDL thành lập BCĐ, BTC
Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc
lần thứ 26 tại Hải Phòng năm 2013 do
Thứ trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng ban; ông Lê Khắc Nam - Phó
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Phó
Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Tổ chức
được thành lập gồm 8 thành viên, Cục
trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và
Triển lãm Vi Kiến Thành làm Trưởng
ban; 02 Phó Trưởng ban là bà: Đoàn
ThịThu Hương - Phó Cục trưởng Cục
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm, ông
Đoàn Duy Linh - Giám đốc Sở
VHTTDL TP Hải Phòng; cùng 05
thành viên.
* Tại Quyết định số 1417/QĐ-
BVHTTDL ngày 16/4/2013, Bộ
VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ
Sân khấuViệt Nam, SởVHTTDLtỉnh
Quảng Nam tổ chức Cuộc thi Nghệ
thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch
chuyên nghiệp toàn quốc-2013 vào
trung tuần tháng 5/2013 tại thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
1416/QĐ-BVHTTDLngày 16/4/2013
giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì,
phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu
Việt Nam thực hiện Kế hoạch triển
khai đặt hàng sáng tác các tác phẩm
phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI “Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay” được Bộ VHTTDL
phê duyệt tại Quyết định số
1342/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng
4 năm 2013.
* Tại Quyết định số 1403/QĐ-
BVHTTDL ngày 15/4/2013, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Văn hoá
Việt Nam tại Lào phối hợp với Viện
Phim Việt Nam in đĩa DVD (300 đĩa),
tổ chức phát sóng trên Đài Truyền
hình quốc gia Lào và phát hành bộ
phim “Hồ Chí Minh chân dung một
con người” tại CHDCND Lào nhân
dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
* Ngày 15/4/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 1404/QĐ-
BVHTTDL giao Vụ Đào tạo và các
đơn vị liên quan xây dựng Dự án “Đào
tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát
huy hiệu quả các thiết chế văn hóa-thể
thao cơ sở vùng dân tộc thiểu số”,
thuộc Đề án “Bảo tồn, phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến
năm 2020” được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số
1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
1414/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở
VHTTDL tỉnh Ninh Thuận phối hợp
với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam
Bộ khai quật giai đoạn 3 tại Khu di tích
tháp Hòa Lai thuộc thôn Ba Tháp, xã
Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh
Ninh Thuận; thời gian khai quật: từ
20/4-20/7/2013, diện tích 850m2.
Những hiện vật thu thập được trong
quá trình khai quật giao Bảo tàng tỉnh
Ninh Thuận giữ gìn, bảo quản; khi
giao phải có biên bản giao nhận, tránh
để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.
* Ngày 16/4/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 1419/QĐ-
BVHTTDL cho phép Tổ chức
Newborns Việt Nam phối hợp với
Công ty Cổ phần Du lịch Nối vòng tay
(Handspan) tổ chức chương trình Diễu
hành xe đạp nhằm gây quỹ cho
Chương trình đào tạo điều dưỡng nhi
sơ sinh dưới sự bảo trợ của Đại sứ
quánAnh tạiViệt Nam hưởng ứng Kỷ
niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam-Anh. Thời gian: Từ 15
đến 26/5/2013 tại Hà Nội, Lào Cai, Lai
Châu,Yên Bái, PhúThọ, Sơn La, Hòa
Bình, Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-
Huế và Đà Nẵng.
tHtt
VăN BảN MớI
Trong khuôn khổ “Ngày hội Văn
hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và Năm
Gia đình Việt Nam 2013”, sáng 19/4,
tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc
Việt Nam cũng chính thức mở cửa sinh
hoạt “Chợ vùng cao phía Bắc”. 8 cộng
đồng dân tộc được huy động từ 6 tỉnh
trong nước cùng một số doanh nghiệp
đã tham gia hoạt động văn hóa này.
“Chợ vùng cao phía Bắc” tái hiện
lại không gian văn hóa chợ vùng cao
của các tỉnh miền núi phía Bắc, bao
gồm: không gian chợ, các hoạt động
dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc tại
không gian chợ. Tại “chợ vùng cao” có
sản vật địa phương được giới thiệu và
bán cho du khách như thổ cẩm các loại,
đồ dùng, vật dụng của người dân tộc,
các thực phẩm tươi như củ, quả của
miền núi, các loại thuốc dân tộc và
những món ăn đặc trưng ẩm thực các
dân tộc phía Bắc như thắng cố, mèm
mén, bánh gạo dân tộc Tày, rượu ngô
của dân tộc Mông…
Chợ vùng cao, nét dặc trưng văn
hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Chợ họp theo định kỳ thời gian, tại một
điểm cố định nên còn được gọi là chợ
phiên. Người vùng cao có lệ, đi chợ vài
ba ngày, họp chợ trong một ngày. Chợ
phiên vùng cao không chỉ là nơi trao
đổi, mua bán hàng hóa đơn thuần mà
còn là nơi để bà con các dân tộc đến gặp
gỡ, giao lưu, tìm bạn, hẹn hò, tham gia
các trò vui chơi giải trí. Chợ tan rồi lại
hẹn gặp lại ở phiên chợ sau.
ĐứC MiNH
“Chợ vùng cao phía Bắc”
quản lý nhà nước
6 số 1021 l 25.4.2013
Sáng 17/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ
VHTTDL tổ chức Hội thảo về Lễ phục
nhà nước. Thứ trưởng Vương Duy
Biên dự và chủ trì Hội thảo. Tham dự
Hội thảo còn có lãnh đạo UBND, Sở
VHTTDL và Sở Ngoại vụ 23
tỉnh/thành phía Nam cùng nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa, họa sỹ, nhà thiết
kế, các doanh nghiệp dệt may.
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã
trình bày nhiều vấn đề như: Lễ phục
Nhà nước qua các thời kỳ; Lễ phục của
các nước trên thế giới; yêu cầu về bản
sắc văn hóa trong Lễ phục Nhà nước;
yêu cầu của Lễ phục trong công tác đối
ngoại cấp Nhà nước, trong cuộc sống
đương đại, các yêu cầu để lựa chọn lễ
phục phù hợp với thời tiết, màu sắc,
chất liệu của lễ phục...
Một số ý kiến tại Hội thảo cho rằng,
chủ đề Lễ phục trước đây đã nhiều lần
được tổ chức lấy ý kiến nhưng chưa
thành công, một trong những nguyên
nhân là do xác định đối tượng quá
rộng, không dễ để tìm được một bộ Lễ
phục đáp ứng nhiều điều kiện, hoàn
cảnh sử dụng. Do đó, Bộ nên xác định
rõ khái niệm thế nào là Quốc phục,
trang phục dâc tộc truyền thống, Lễ
phục nhà nước từ đó mới tập trung lấy
ý kiến đóng góp cụ thể, thiết thực, có
tính khả thi cao…
Đa số các ý kiến nhất trí với bộ áo
dài khăn đóng dùng cho nam giới đi
cùng với áo dài dành cho nữ là trang
phục dân tộc truyền thống, còn Lễ phục
nhà nước nên là âu phục dành cho nam
và áo dài dành cho nữ.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng
Vương Duy Biên khẳng đinh, tất cả các
ý kiến đóng góp trong Hội thảo, Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, chọn lọc,
định hình thành những ý kiến tương đối
thống nhất, được đại đa số hưởng ứng,
đồng quan điểm. Trên cơ sở đó đặt ra
tiêu chí để phát động cuộc thi thiết kế Lễ
phục Việt Nam, kêu gọi sự sáng tạo của
các nhà thiết kế và cả những người
không thiết kế nhưng có nhiều quan tâm.
H.H
Hội thảo về Lễ phục nhà nước
Sáng 19/4, tại Làng Văn hóa du
lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra
Hội thảo “Tuổi trẻ các dân tộc với
việc kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống văn hóa gia đình Việt
Nam”. 77 đại biểu của 45 dân tộc
đại diện cho thanh niên các dân tộc
trong cả nước tham dự Hội thảo.
Tuy nhiên, tham luận của các đại
biểu trình bày tại Hội thảo còn
mang tính khái quát, chung chung,
các giải pháp đối với việc kế thừa,
phát huy giá trị truyền thống văn
hóa gia đình được nêu khá giống
nhau và có thể bắt gặp ở nhiều các
hội thảo tương tự. Ví dụ: đẩy mạnh
công tác vận động, tuyên truyền các
gia đình sống văn minh, văn hóa; tổ
chức tập huấn về văn hóa gia đình
cho Đoàn Thanh niên; tổ chức các
hội thi…
Tới phần thảo luận, các đại biểu
mới tích cực trình bày những tâm tư
của mình về những vấn đề liên quan
tới văn hóa dân tộc nói chung và văn
hóa gia đình hiện nay nói riêng. Nhưng
hầu hết đều nêu các vấn đề còn tồn tại
và bày tỏ mong muốn được giúp đỡ để
giải quyết chứ không đại biểu nào nêu
được các kinh nghiệm để những người
khác có thể học tập, áp dụng vào thực
tiễn.
Lương Thị Mai Huyền, người
Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An bày tỏ trăn trở trước việc
dân tộc Ơ đu, một dân tộc rất ít
người ở huyện của cô hiện không có
tiếng nói, chữ viết riêng, không còn
giữ được phong tục tập quán mà
phải mượn của dân tộc Thái. Mai
Huyền mong muốn các cấp lãnh đạo
có biện pháp nào giúp đỡ bà con Ơ
đu khôi phục được tiếng nói, chữ
viết và lưu giữ được các giá trị văn
hóa của mình. Một đại biểu người
Chăm nêu lên tình trạng đám tang
của người dân tộc mình hiện vẫn
còn kéo dài, tốn kém vì phải mổ
trâu, trở thành gánh nặng của nhiều
gia đình còn khó khăn. Đại biểu này
cũng đề nghị các chuyên gia văn
hóa, nhà quản lý có cách nào hạn
chế tình trạng này. Đại biểu Pờ Pó
Mé, người Si La ở Lai Châu đề nghị
có chính sách nào giúp đàn ông dân
tộc mình cùng chịu khó làm ăn với
vợ vì phụ nữ Si La là lao động chính
trong gia đình, còn đàn ông hay
rượu chè, không lên nương rẫy. Đại
biểu này cũng bày tỏ mong muốn có
chính sách giúp thanh niên phát
triển kinh tế mà vẫn giữ được bản
sắc văn hóa dân tộc. Một số các hủ
tục khác như bắt vợ, phụ nữ không
được coi trọng trong gia đình…
cũng được đề cập trong Hội thảo,
song đều dừng ở mức độ nêu vấn
đề, đề nghị được giúp đỡ.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ
tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam đã phần nào giúp các đại biểu
trẻ tìm cách tháo gỡ những khó
khăn. Về tục tổ chức đám ma kéo
dài, thịt trâu gây tốn kém, ông gợi ý
các bạn trẻ tìm cách thuyết phục
những người lớn tuổi thay vì làm
thịt trâu thì đốt trâu bò bằng hàng
mã. Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho
Hội thảo“Tuổi trẻ các dân tộc với việc kế thừa và phát huy
các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam”
7số 1021 l 25.4.2013
quản lý nhà nước
Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ
VHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ
Sân khấu Việt Nam tổ chức cuộc thi
tìm kiếm tài năng trẻ đạo diễn sân khấu
tại TP Hồ Chí Minh từ 22/4-2/5/2013.
Mục đích chính của cuộc thi là tìm
kiếm nguồn nhân lực sáng tạo cho
ngành Sân khấu. Bấy lâu, đạo diễn tâm
huyết cho sân khấu không còn như
trước nữa. Đây cũng là dịp để các đạo
diễn sân khấu trẻ giao lưu, trao đổi, học
tập kinh nghiệm, phát hiện những tìm
tòi mới trong sáng tạo nghệ thuật...
Năm nay, 22 đạo diễn trẻ sẽ so tài
22 vở diễn, trong đó có 13 vở kịch nói,
05 cải lương, 01 múa rối, 01 chèo, 01
kịch hình thể, 01 kịch hát. Đây là các
vở diễn đã và đang rất ăn khách trên
sân khấu toàn quốc. Trong tổng số 22
đạo diễn trẻ tham dự cuộc thi lần này,
TP Hồ Chí Minh có tới 16 tác phẩm.
Một số tên tuổi đạo diễn trẻ với tác
phẩm đầu tay như: Trịnh Kim Chi, Hòa
Hiệp, Xuân Trang (Sân khấu Hồng
Vân); Phan Quốc Kiệt (Nhà hát Trần
Hữu Trang); Đặng Thanh Nga (Nhà hát
Kịch TP Hồ Chí Minh)... đang thổi làn
gió mới cho sân khấu kịch.
Ban Tổ chức cho biết: Một trong
những điểm mới của cuộc thi năm nay
là sẽ sắp xếp thời gian và địa điểm dự
thi theo nhu cầu của các sân khấu. Một
số sân khấu xã hội hóa muốn tổ chức
tại đơn vị mình, có bán vé để trang trải
kinh phí. Còn lại, địa điểm chính vẫn
là Sân khấu Thế giới trẻ tại 125 Cống
Quỳnh. Với không gian khoảng 300
ghế ngồi, có sân khấu quay nên sẽ tạo
điều kiện cho việc thay đổi cảnh trí dễ
dàng và không gian vừa đủ để thưởng
thức tác phẩm.
Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân
khấu chính thức khai mạc vào tối 22/4,
tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh. Song
song với cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ tổ
chức buổi tọa đàm về một số vấn đề
liên quan đến đạo diễn trẻ sân khấu.
NguyễN tHANH
Ngày 14/4, Triển lãm ảnh kỷ niệm
101 năm Ngày sinh Chủ tịch nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Kim Nhật Thành (15/4/1912-
15/4/2013) do Bảo tàng Hồ Chí Minh
phối hợp với Đại sứ quán nước
CHDCND Triều Tiên tổ chức đã chính
thức khai mạc. Thứ trưởng Vương Duy
Biên đã tới dự và cắt băng khai mạc
Triển lãm. Cùng dự buổi Lễ còn có Đại
sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tại
Việt Nam Kim Chang II và nhiều quan
khách hai nước.
Triển lãm ảnh kỷ niệm 101 năm
Ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành
giới thiệu tới công chúng gần 200 bức
ảnh màu và đen trắng, phim tài liệu,
cùng nhiều loại sách, bưu ảnh, tờ gấp…
về chân dung, cuộc đời của Chủ tịch
Kim Nhật Thành, về mối quan hệ hữu
nghị, thân tình giữa hai nước Việt Nam
- Triều Tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Chủ tịch Kim Nhật Thành khởi
xướng, được các thế hệ lãnh đạo hai
nước dày công vun đắp. Triển lãm cũng
dành một phần quan trọng giới thiệu về
đất nước Triều Tiên giàu truyền thống
văn hóa, lịch sử, đặc biệt là những thành
tựu to lớn mà nhân dân Triều Tiên đã
đạt được trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong hơn 60 năm qua.
Cùng với nhiều hoạt động khác, việc
phối hợp tổ chức Triển lãm lần này là
một hoạt động văn hoá giàu ý nghĩa,
thiết thực góp phần vào việc tăng cường
tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác truyền
thống giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân
dân hai nước ngày càng phát triển.
H.H
Khai mạc triển lãm ảnh kỷ niệm 101 năm
Ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành
Tìm kiếm tài năng trẻ đạo diễn sân khấu
rằng cách làm này ít tốn kém hơn
mà vẫn giữ được nét đẹp tâm linh lo
lắng cho người đã khuất.
Ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng
Vụ Văn hóa dân tộc Bộ VHTTDL
cũng có câu trả lời rất xác đáng
rằng: Đồng bào các dân tộc phải là
những người đầu tiên chịu trách
nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc mình
và đó là cách bảo tồn tốt nhất. Còn
nhà nước và các cấp, các ngành chỉ
hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ về chính sách.
Ông cũng cung cấp thông tin về các
chính sách giáo dục, tạo đang được
Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện
nhằm giúp các dân tộc bảo tồn, khôi
phục tiếng nói, chữ viết của dân
tộc mình.
Các đề nghị của đại biểu tham
dự Hội thảo đều đã có các chính
sách tương ứng, như: Dự án bảo tồn
các dân tộc ít người (Ủy ban Dân
tộc), Đề án “Bảo tồn, phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
đến năm 2020” (Bộ VHTTDL), Đề
án Phát triển giáo dục đối với các
dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-
2015 (Bộ Giáo dục và Đào tạo)…
Điều này chứng tỏ thanh niên các
dân tộc vẫn chưa nắm được các
chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho
mình để tìm các điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế, xây
dựng gia đình hòa hợp các yếu tố
hiện đại - truyền thống.
tHtt
8 số 1021 l 25.4.2013
quản lý nhà nước
Ban Chỉ đạo Trung ương phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” đã ban hành
Quyết định số 1378/QĐ-BCĐ ngày
12/4/2013 phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” giai
đoạn 2013-2015.
Theo Kế hoạch, năm 2013 chỉ
đạo, hướng dẫn các địa phương
trong cả nước tiến hành kiện toàn,
hợp nhất Ban Chỉ đạo các cấp;
thành lập Văn phòng Thường trực
Ban Chỉ đạo các cấp, ổn định bộ
máy và hoàn thiện các văn bản quản
lý về Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”. Văn
phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương tham mưu hướng dẫn
khung ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động Ban Chỉ đạo Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” cấp tỉnh; trong đó bổ
sung thành viên Ban Tuyên giáo
Trung ương làm Phó Trưởng Ban
Chỉ đạo; Quy chế này quy định cụ
thể nội dung hoạt động của Ban Chỉ
đạo cấp huyện và cấp xã. Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì,
phối hợp với Bộ Thông tin và
Truyền thông thực hiện chương
trình truyền thông quốc gia về phát
triển văn hóa cơ sở bao quanh chủ
đề: “Truyền thông và văn hóa Việt
Nam” với các cơ quan truyền thông
trong cả nước, để thống nhất cách
thức tuyên truyền hoạt động của
phong trào.
Năm 2014, chỉ đạo điểm nâng
cao chất lượng Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” tại 06 quận, huyện đại diện 03
miền; phong trào xây dựng “Xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới” tại
08 xã đại diện 08 khu vực; phong
trào xây dựng “Phường, thị trấn đạt
chuẩn văn minh đô thị” tại 06
phường, thị trấn đại diện 03 miền;
phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
tại 09 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
đại diện 03 miền trong cả nước.
Năm 2015, chỉ đạo các
tỉnh/thành Tổng kết 15 năm Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” 2000-2015, tiến
tới tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng
kết 15 năm Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” 2000-2015. Văn phòng
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung
ương chuẩn bị nội dung các cuộc
họp định kỳ của Ban Chỉ đạo (06
tháng đầu năm, 06 tháng cuối năm).
Các giải pháp thực hiện Kế hoạch
như: Duy trì và đổi mới các hình
thức tuyên truyền; Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; Tăng
cường huy động nguồn lực; Đẩy
mạnh công tác thi đua khen thưởng;
Tăng cường công tác nghiệp vụ...
N.H
Kế hoạch thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”giai đoạn 2013-2015
Tại Quyết định số 1409/QĐ-
BVHTTDL ngày 15/4/2013, Bộ
VHTTDL phê duyệt Kế hoạch triển
khai hoạt động tuyên truyền về gia
đình và phòng, chống bạo lực gia
đình trên phương tiện tàu hoả Bắc-
Nam do Vụ Gia đình chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan triển
khai thực hiện. Thời gian thực hiện:
Từ Quý II đến Quý IV năm 2013.
Kế hoạch nhằm mục đích nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách
nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn
xã hội trong thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về phòng,
chống bạo lực gia đình. Tổ chức các
hoạt động tuyên truyền về gia đình
và phòng, chống bạo lực gia đình
trên phương tiện tàu hoả Bắc-Nam
đồng thời để tôn vinh giá trị của gia
đình, nâng cao trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình, thay đổi
nhận thức về các hành vi bạo lực gia
đình, góp phần làm giảm bảo lực
trong gia đình.
Các hoạt động cụ thể triển khai
Kế hoạch gồm: Xây dựng các phóng
sự tiếng tuyên truyền về gia đình và
phát trên loa phát thanh các chuyến
tàu hoả Bắc-Nam; xây dựng các
phóng sự có hình tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình phát
trên màn hình LCD các chuyến tàu
hoả Bắc-Nam.
Nội dung tuyên truyền: chủ
trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về gia
đình, giáo dục đạo đức lối sống, các
kỹ năng ứng xử trong gia đình; phổ
biến Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình và các văn bản có liên quan,
đồng thời giới thiệu, biểu dương các
gia đình tiêu biểu, các tập thể, cá
nhân điển hình trong công tác phòng,
chống bạo lực gia đình; phê phán,
lên án các hành vi bạo lực gia đình.
Q.C
Tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
trên phương tiện tàu hỏa
quản lý nhà nước
9số 1021 l 25.4.2013
Diễn ra trong các ngày 20 và 21/4,
tạiVăn Miếu - QuốcTử Giám (Hà Nội),
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm
2013 thu hút hàng nghìn người dân đang
sinh sống, làm việc và học tập tại Thủ
đô tham gia. Năm 2013, sự kiện này do
Bộ VHTTDL phối hợp với Ban Tuyên
giáo Trung ương, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức nhằm
hưởng ứng thông điệp của UNESCO về
Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4
năm 2013.
Phát biểu tại Ngày hội, Thứ trưởng
Vương Duy Biên nhấn mạnh, Ngày hội
Sách và Văn hóa đọc năm 2013 được tổ
chức nhằm nâng cao ý thức của người
dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên về giá trị, tầm
quan trọng của việc đọc sách đối với
việc giáo dục và hình thành nhân cách
con người. Từ đó, khuyến khích đọc và
hình thành thói quen đọc, tạo nền tảng
quan trọng cho việc tự học, học tập suốt
đời của mọi tầng lớp nhân dân, góp
phần xây dựng xã hội học tập, một mục
tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước
trong phát triển đất nước thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày hội cũng
là dịp để tôn vinh sách, tác giả, tác
phẩm, tôn vinh những người làm việc
trong lĩnh vực xuất bản, phát hành, thư
viện và quảng bá sách tới công chúng.
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm
nay sôi nổi với các hoạt động: Triển lãm
giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp của các nhà
văn, nhà thơ nhận Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học, nghệ thuật; Trình diễn
thơ, văn xuôi của các tác giả trẻ, giao lưu
tác giả tác phẩm; Triển lãm những cuốn
sách đạt giải Sách hay, sách đẹp;Thi xếp
sách nghệ thuật của các nhà xuất bản,
nhà sách; Thi vẽ tranh theo sách của các
em học sinh tiểu học; đọc và trình diễn
tác phẩm của các nhà văn trẻ - Hội Nhà
văn Việt Nam với mong muốn đem các
tác phẩm văn xuôi đến gần hơn với công
chúng. Một hoạt động hấp dẫn khác diễn
ra chiều cùng ngày, là khán giả có dịp
giao lưu với nhà văn trẻ Bích Lan, người
được biết đến với tự truyện “Không gục
ngã”, dịch giả của nhiều bộ tiểu thuyết
nổi tiếng như “Triệu phú khu ổ chuột”,
gần đây nhất là bộ truyện “Cuộc sống
không giới hạn” và “Đừng bao giờ từ bỏ
khát vọng” của Nick Vujicic.
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm
nay, Ban Tổ chức đã nhận được sự hỗ
trợ của 40 đơn vị, nhà xuất bản, nhà sách
với gần 3.000 cuốn sách và một số trang
thiết bị thư viện. Nhân dịp này, NXB
Kim Đồng đã xây dựng chương trình
tặng 1 triệu cuốn sách cho trẻ em nghèo
cả nước, cho khoảng 2.000 thư viện, tủ
sách (giai đoạn 2013-2015). Công ty
Văn hóa, sáng tạo Trí Việt có sáng kiến
xây dựng tủ sách “Hạt giống tâm hồn”.
Một hoạt động nhận được sự đồng tình
của nhiều người là Chương trình đổi
sách giấy lấy sách điện tử do Công ty
Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Vinapo và
anh Nguyễn Quang Thạch - người sáng
lập ra tổ chức cung cấp tủ sách cho các
dòng họ ở khu vực nông thôn khởi
xướng. Công ty đã trao 50.000 bản sách
cho BTC để xây dựng nông thôn mới và
sách hóa nông thôn.
N.H
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2013
Bộ VHTTDL đã có Văn bản số
1010/BVHTTDL-KHTC thoả thuận
về quy mô nội dung đầu tư điểm vui
chơi trẻ em huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam. Theo đó, Bộ VHTTDL
thống nhất về cơ bản nội dung dự án
xây dựng điểm vui chơi trẻ em huyện
Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Việc
đầu tư xây dựng công trình điểm vui
chơi trẻ em sẽ tạo ra các hoạt động vui
chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em góp
phần nâng cao tri thức và đời sống tinh
thần cho người dân trong khu vực thị
trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam.
Để dự án có tính khả thi đề nghị Sở
VHTTDL tỉnh Quảng Nam và chủ đầu
tư dự án lưu ý về quy mô xây dựng.
Đối tượng phục vụ của dự án là trẻ em
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
nên đề nghị chủ đầu tư của dự án
nghiên cứu các môn thể thao phù hợp
với vùng miền, lứa tuổi và vận động
trẻ em để đầu tư xây dựng như bóng
bàn, bóng rổ... Các hạng mục trang
thiết bị khu vui chơi giải trí ngoài trời
cần bổ sung phong phú hơn để đáp
ứng được nhu cầu vui chơi giải trí cho
trẻ em.
Đối với hạng mục đầu tư thiết bị,
Bộ VHTTDL đề nghị ban quản lý dự
án huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam tuỳ theo khả năng nguồn lực đầu
tư để phân kỳ đầu tư và lựa chọn các
hạng mục cũng như danh mục đáp ứng
được kịp thời nhu cầu giải trí, sinh
hoạt, vui chơi, học tập của trẻ em vùng
dân tộc. Danh mục thiết bị có thể như
sau: Thiết bị phòng chức năng: Âm
nhạc, Hội hoạ, Thể dục nghệ thuật...;
Thiết bị đồ chơi trẻ em: Nhà chơi cầu
trượt, xích đu, đu quay mâm quay, bập
bênh, thú nhún...; Thiết bị rèn luyện
thể chất: Bộ thể chất đa năng, cầu
thăng bằng dao động, xà đơn, xà kép,
bộ gôn bóng đá, bóng, bộ cờ, bộ cầu
lông...
Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL
tỉnh Quảng Nam chủ động bố trí
nguồn vốn từ ngân sách của địa
phương và huy động các nguồn lực
hợp pháp khác để thực hiện đúng mục
tiêu của dự án.
Đ.N
Đầu tư điểm vui chơi trẻ em huyện Đông Giang, Quảng Nam
Sự kiện vấn đề
10 số 1021 l 25.4.2013
Phát biểu chào mừng, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh khẳng định: 5 năm
qua, bằng nhiều hoạt động, việc làm
thiết thực, có ý nghĩa về bảo tồn, giao
lưu văn hoá, phát triển kinh tế gắn với
xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi
trường, Ngày văn hoá các dân tộc
Việt Nam đã từng bước lan toả và
thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, tiếp tục khẳng định sức
sống, sự trường tồn của văn hoá các
dân tộc Việt Nam. Năm 2013 được
Chính phủ quyết định chọn là Năm
Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh các
giá trị của gia đình, tiếp tục khẳng
định “Xây dựng gia đình là vấn đề
lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và
của thời đại”. Năm Gia đình Việt
Nam đã được các cấp, ngành, địa
phương và từng gia đình hưởng ứng,
tiếp nhận và thực hành bằng những
hoạt động, việc làm hết sức phong
phú, thiết thực.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh bày tỏ
ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của
Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch
các dân tộc Việt Nam trong việc tổ
chức các hoạt động, việc làm thiết
thực chào mừng Ngày Văn hoá các
dân tộc Việt Nam, hưởng ứng Năm
Gia đình Việt Nam.
Để Ngày Văn hoá các dân tộc Việt
Nam 19/4 hằng năm đi vào nề nếp và
thực sự phát huy mục đích, ý nghĩa,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trân
trọng đề nghị các cấp, các ngành đẩy
mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền
- giáo dục, quảng bá tình đoàn kết các
dân tộc Việt Nam; tương trợ giúp
nhau về mọi mặt; có nhiều việc làm
thiết thực từ cái ăn, cái mặc, đến cái
chữ… thật cụ thể với vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, nơi rẻo cao, biên giới, hải đảo.
tHtt
Chươngtrìnhnghệthuật…
Tối 17/4, tại thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh long trọng tổ chức Lễ kỷ
niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng
(1288-2013) và đón nhận Bằng Di tích
quốc gia đặc biệt. Phó Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Thiện Nhân; Đại tướng
Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công
an; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm
Bình Minh; Thứ trưởng Bộ VHTTDL
Đặng Thị Bích Liên cùng đông đảo
quan khách, người dân tham dự buổi Lễ.
Phát biểu tại buổi Lễ, PhóThủ tướng
Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn
mạnh: Đây là khu di tích quốc gia đặc
biệt, có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong
cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
của nhân dân ta. Đặc biệt, Chiến thắng
lịch sử Bạch Đằng năm 1288, Trần
Quốc Tuấn đã nâng nghệ thuật chiến
tranh nhân dân lên một tầm cao mới. Sự
kiện kỷ niệm 725 năm Chiến thắng
Bạch Đằng và công nhận di tích cấp
quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử
Bạch Đằng là sự kiện văn hóa, chính trị
quan trọng, tri ân đối với các tiền nhân
của dân tộc. Quảng Ninh cần hoạch định
tốt tuyến du lịch di tích lịch sử Bạch
Đằng để phát triển kinh tế-xã hội. Đồng
thời hoạch định những tuyến du lịch liên
kết di tích đưa các không gian bảo tồn
văn hóa vật thể, phi vật thể vào quy
hoạch chung để định hướng bảo tồn và
phát huy giá trị của di tích. Phó Thủ
tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh khẩn
trương phổ biến quy hoạch sâu rộng tới
các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân
dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức,
quyết tâm cao để thực hiện tốt quy
hoạch, có kế hoạch cụ thể hằng năm để
triển khai quy hoạch một cách hiệu quả.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã
trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt - Di tích lịch sử Bạch Đằng
cho Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh và thị
xã Quảng Yên.
Đ.N
Khu di tích Bạch Đằng đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành
Quyết định số 22/QĐ-UBND phê duyệt
Quy hoạch Phát triển văn hóa, thể thao
và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025. Theo đó, đối
với lĩnh vực văn hóa, tỉnh Kon Tum
phấn đấu đến năm 2015 có 40% huyện,
thành phố có trung tâm văn hóa và 90%
huyện, thành phố có thư viện; 40% xã,
phường, thị trấn có trung tâm văn hóa thể
thao; 40% thôn, làng có nhà văn hóa sinh
hoạt; 60% thôn, làng, tổ dân phố đạt
danh hiệu văn hóa…
Đối với lĩnh vực thể thao, phấn đấu
đến năm 2015 có 25% số người tham gia
tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;
18% số gia đình tập luyện thể dục thể
thao/số hộ gia đình toàn tỉnh… Đối với
lĩnh vực gia đình, phấn đấu đến năm
2015 có 70% và đến năm 2020 có 80%
trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia
đình văn hóa. Phát triển nhanh và bền
vững ngành Du lịch góp phần thúc đẩy
kinh tế-xã hội phát triển; phấn đấu phát
triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh vào năm 2020.
Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực văn
hóa, thể thao và du lịch của tỉnh từ nay
đến năm 2020 là 2.397,5 tỉ đồng. Trong
đó, đầu tư cho giai đoạn từ nay đến 2015
là 489 tỉ đồng; từ 2015 đến 2020 là
1.908,5 tỉ đồng.
CtV
KonTum:Gần2.400tỉđồngpháttriểnvănhóa,thểthao,dulịch
(Tiếp theo trang 1)
Sự kiện vấn đề
11số 1021 l 25.4.2013
Ngày 16/4, tại thành phố Vị Thanh,
Hậu Giang, Sở VHTTDL 12 tỉnh cụm
thi đua Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị
triển khai công tác thi đua năm 2013.
Phó Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ
VHTTDL tại TP Hồ Chí Minh Lê Duy
Khánh đã trao Cờ thi đua xuất sắc của
Bộ cho SởVHTTDLcác tỉnhAn Giang,
Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc
Trăng, Tiền Giang và tặng Bằng khen
của Bộ cho các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh,
Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Trong hoạt động thi đua năm 2012,
ngành VHTTDLcác tỉnh vùng ĐBSCL
đã triển khai thực hiện hiệu quả các
chương trình, đề án nghiên cứu, sưu
tầm, bảo tồn di sản văn hóa vật thể, văn
hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của
từng địa phương. Tỉnh An Giang, Sóc
Trăng đã lập hồ sơ khoa học “Nghệ
thuật sân khấu Dù Kê của người Khơ
me” vào danh mục Di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia; tỉnh Long An hoàn
thành báo cáo khoa học và phim tư liệu
về đề tài nghiên cứu Di sản văn hóa phi
vật thể “Ẩm thực Đồng Tháp Mười ở
Long An”; Cà Mau phối hợp với Bảo
tàng Dân tộc học tổ chức trưng bày
chuyên đề “Truyền thông dựa vào cộng
đồng với giọng nói chủ thể”; tỉnh Trà
Vinh hoàn thành dự án “Sưu tầm hiện
vật điêu khắc - hội họa dân tộc Khơ
me”. Trong lĩnh vực du lịch năm 2012
có trên 13 triệu lượt du khách đến 12
tỉnh cụm thi đua Tây Nam bộ với
doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng; trong đó
nổi bật là các tỉnh Kiên Giang, Đồng
Tháp, Tiền Giang, An Giang.
Năm 2013, cụm thi đua Tây Nam
bộ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế
hoạch năm 2013 của Bộ VHTTDL đề
ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất
cả các lĩnh vực; đẩy mạnh cuộc vận
đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân
rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác
Hồ vĩ đại”; phát huy hoạt động xã hội
hóa bằng các hình thức đa dạng nhằm
huy động nguồn lực và sự sáng tạo cho
sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao
và du lịch.
Cum thi đua Tây Nam bộ đã bầu ra
Cụm trưởng năm 2013 thuộc về Sở
VHTTDL Long An do Giám đốc sở
Phạm Văn Trấn đứng đầu, Cụm phó
thuộc về Sở VHTTDLtỉnh Bạc Liêu và
Hậu Giang.
Hồ tHANH
TặngCờthiđuaxuấtsắcchongànhVănhóa,
ThểthaovàDulịchcụmTâyNamBộ
Nằm trong chuỗi hoạt động
hưởng ứng Năm du lịch quốc
gia Đồng bằng sông Hồng - Hải
Phòng 2013, tối 15/4, tại
quảng trường Nguyễn Văn
Linh, thành phố Hưng yên đã
long trọng tổ chức Khai mạc
các lễ hội văn hóa vùng Phố
Hiến. thứ trưởng Bộ VHttDL
Đặng thị Bích Liên đã đến dự.
Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Đỗ
Xuân Tuyên, Chủ tịch UBND thành
phố Hưng Yên, Trưởng Ban Tổ chức
cho biết: Việc tổ chức lễ hội văn hóa
vùng Phố Hiến năm 2013 là dịp giới
thiệu với du khách bốn phương về
vùng đất, con người Phố Hiến –
Hưng Yên… Mảnh đất Phố Hiến xưa
mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử
nay là thành phố trẻ Hưng Yên đang
vững bước trên chặng đường hội
nhập và phát triển. Đây là năm thứ 7
thành phố Hưng Yên phục dựng và
tổ chức lễ hội văn hóa dân gian Phố
Hiến nhằm giữ gìn, phát huy các giá
trị lịch sử văn hóa của cha ông để lại.
Năm nay lễ hội được nâng lên quy
mô cấp tỉnh đổi thành lễ hội văn hóa
vùng Phố Hiến.
Sau Lễ Khai mạc là chương trình
biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với chủ
đề "Phố Hiến - ánh sáng trong trầm
tích phù sa sông Hồng" với sự tham
gia của gần 300 diễn viên chuyên và
không chuyên đến từ Nhà hát Tuổi
trẻ Việt Nam, Nhà hát Chèo Hưng
Yên cùng học sinh một số trường
THPT trên địa bàn thành phố.
Chương trình nghệ thuật gồm ba
chương. Chương I: “Bên dòng sông
Cái - Phố Hiến thương cảng lớn nhất
Đàng ngoài” nói về lịch sử hình
thành của mảnh đất Phố Hiến. Trải
qua hàng chục vạn năm, phù sa sông
Hồng đã cần mẫn bồi đắp nên mảnh
đất Hưng Yên trù phú với Phố Hiến
thương cảng lớn nhất Đàng ngoài.
Cùng với đó, phù sa của dòng sông
Hồng cũng đã đi vào thơ ca, nằm sâu
trong tiềm thức và cuộn chảy qua bao
nhiêu đời để xây đắp nên tâm hồn
người dân Phố Hiến. Chương II:
“Phố Hiến một tiểu Tràng An” làm
sống lại thời kỳ hưng thịnh của một
đô thị cổ được mệnh danh “Thứ nhất
kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Cảnh
sinh hoạt của cư dân Phố Hiến xưa
được tái hiện sinh động đã gợi cho
công chúng biết đến hình ảnh một
Phố Hiến “Trên bến dưới thuyền”
nhộn nhịp, sầm uất. Chương III: “Phố
Hiến - Thủ phủ trấn Sơn Nam xưa,
thành phố Hưng Yên nay” giới thiệu
về thành phố trẻ Hưng Yên năng
động đang trên đường hội nhập, phát
triển nhưng vẫn mang trong mình nét
hiền hòa, thanh bình. Phố Hiến –
Hưng Yên với những di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể và những sản vật
đặc trưng… thực sự hấp dẫn du
khách khi về đến Hưng Yên.
H.P
Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến
Sự kiện vấn đề
12 số 1021 l 25.4.2013
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch
quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải
Phòng 2013, Tổng cục Du lịch
(TCDL) sẽ tổ chức Hội thi Hướng dẫn
viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2013
vào tháng 10/2013 tại Hải Phòng. Hội
thi được tổ chức nhằm tôn vinh nghề
hướng dẫn, đồng thời là cơ hội để cho
các hướng dẫn viên du lịch trau dồi
nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, nâng
cao trình độ, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch Việt Nam. Đối
tượng được tuyển chọn tham dự Hội
thi là các hướng dẫn viên du lịch quốc
tế và nội địa đã được cấp thẻ và đang
làm việc (chính thức hoặc cộng tác
viên) tại các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch, các trung tâm lữ hành, hướng
dẫn, thông tin du lịch, xúc tiến du lịch
trên cả nước.
Tham dự Hội thi dự kiến sẽ có 130
hướng dẫn viên bao gồm 64 hướng dẫn
viên nội địa và 66 hướng dẫn viên quốc
tế đến từ khắp các tỉnh thành trên toàn
quốc. Các thí sinh tham dự sẽ dự thi
Vòng loại với phần thi trả lời câu hỏi về
nghiệp vụ hướng dẫn và xử lý tình
huống; kĩ năng thuyết minh điểm du
lịch qua băng hình. Tại vòng thi này,
Ban Giám khảo sẽ chọn ra 20 thí sinh
đăng kí thi hướng dẫn viên du lịch nội
địa và quốc tế có điểm cao nhất để thi
tiếp Vòng chung kết. Tại Vòng chung
kết các thí sinh sẽ thi khả năng hoạt náo;
thi hùng biện; trả lời câu hỏi của Ban
Giám khảo.
Cơ cấu giải thưởng của Ban Tổ
chức bao gồm: 02 giải nhất, 02 giải nhì,
04 giải ba và 06 giải khuyến khích.
Ngoài ra còn có các giải bổ trợ do các
đơn vị tài trợ trao gồm: Giải hướng dẫn
viên hùng biện tốt nhất; Giải hướng dẫn
viên thể hiện tài năng hay nhất; Giải
hướng dẫn viên có câu trả lời hay nhất.
t.HằNg
Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2013
Dịp lễ nghỉ 30/4 và 01/5 năm 2013,
Công ty cổ phần Đồng Xuân chính
thức đưa hai tuyến tham quan các khu
phố cũ Hà Nội (còn gọi là “khu phố
Pháp”) bằng xe điện vào hoạt động,
phục vụ nhu cầu của du khách trong và
ngoài nước.
Hai tuyến du lịch này sẽ giúp du
khách khám phá, tìm hiểu giá trị văn
hóa, lịch sử, kiến trúc gắn với sự phát
triển của Thăng Long - Hà Nội. Giá trị
nổi bật của các khu phố cũ là không gian
kiến trúc đặc trưng của Pháp với những
công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20, được bảo tồn và phát
huy giá trị đến ngày nay. Đó là: Ga Hà
Nội, Nhà hát Lớn, trường Đấu Xảo (nay
là Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội),
trường Đại học Y Dược Hà Nội, Nhà
khách Chính phủ… Tiếp đó là những di
tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao như
cụm di tích hồ Hoàn Kiếm, chùa Quán
Sứ, nhà tù Hỏa Lò, đình Cổ Vũ cùng
“con đường tơ lụa” nổi tiếng của đất Kẻ
Chợ xưa.
Tuyến tham quan số 1 dài khoảng 6
km, thời gian 40 phút với 7 điểm dừng
đỗ, đón trả khách, bắt đầu từ bến xe điện
đường ĐinhTiên Hoàng – Quảng trường
Đông Kinh Nghĩa Thục – Hàng Gai –
Hàng Bông – Cửa Nam – Lê Duẩn –
Trần Hưng Đạo – Quán Sứ - LýThường
Kiệt – Lê Thánh Tông – Tông Đản – Cổ
Tân – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng.
Tuyến tham quan số 2 dài khoảng 7
km, thời gian 45 phút với 8 điểm dừng
đỗ, đón trả khách, bắt đầu từ bến xe điện
đường ĐinhTiên Hoàng – Quảng trường
Đông Kinh Nghĩa Thục – Lê Thái Tổ -
Bà Triệu – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ -
Hai Bà Trưng – Hỏa Lò – Lý Thường
Kiệt – Lê Thánh Tông – Tràng Tiền –
Tông Đản – Cổ Tân – Lý Thái Tổ - Lê
Thạch – Đinh Tiên Hoàng.
H.L
HàNội:Khởiđộngtuyếnthamquancáckhuphốcũbằngxeđiện
Nhân dịp 30/4, Nhà hát Tuổi trẻ cho
ramắtChươngtrìnhFestival“Đờicười”,
tập hợp tất cả các tiểu phẩm đặc sắc nhất
từ Đời cười 1 đến Đời cười 11. Đây cũng
là hoạt động nằm trong Chương trình kỷ
niệm35nămThànhlậpNhàhátTuổitrẻ,
diễn ra trong 2 ngày 30/4 và 01/5 tại Nhà
hát Lớn Hà Nội.
Khán giả sẽ được xem lại những tiểu
phẩm từng được nhiều người yêu thích
như: Qua sông, Khúc giao hưởng tâm
tình, Con một, Công nông về làng, Bến
ô sin, Thần lô, thánh đề.
Trải qua 11 năm tìm tòi, thử nghiệm,
“Đời cười” ra đời lúc đầu được xem như
mộtgiảipháptìnhthếnhằmđưakhángiả
đến với sân khấu. Nhưng bằng sự sáng
tạo, say mê, nhiệt huyết và tài năng của
các nghệ sĩ, “Đời cười” ngày càng khẳng
định được thương hiệu và trở thành một
trongnhữngchươngtrìnhhútkháchnhất.
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung cho biết:
“Tới đây, Nhà hát sẽ chọn lựa những tiểu
phẩm hài đặc sắc nhất trong “Đời cười”
để tái ngộ công chúng Thủ đô, gồm “Sự
trớ trêu của sếp và lợn”, “Chuyện tình
của nàng LýTamTam”, “Người ngay sợ
kẻ gian”, “Chữa bệnh nói nhiều".
Chương trình hội tụ nhiều “sao” của
sân khấu miền Bắc như: Nghệ sĩ Nhân
dân Lê Khanh, Minh Hằng, Nghệ sĩ Ưu
tú Chí Trung, Vân Dung, Anh Tú, Ngọc
Huyền, Tuấn Anh, Đức Khuê… những
tên tuổi nghệ sỹ đã làm nên “Đời cười”.
“Đời cười” gắn với tên tuổi của Nghệ sĩ
Nhân dân Lê Hùng và Ban Giám đốc
Nhà hát Tuổi trẻ hiện nay vẫn tiếp tục
phát triển thương hiệu, tạo được niềm
yêu thích của khán giả.
NguyễNtHANH
Festival“Đờicười”
Sự kiện vấn đề
13số 1021 l 25.4.2013
Kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước, ngày
16/4, tại thôn Tân Hà, xã Đại Lãnh,
UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam)
đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng
tượng đài Chiến thắng Thượng Đức.
Tượng đài chiến thắng Thượng
Đức được xây dựng trên diện tích
8,2 ha bao gồm: Tượng đài chính,
sân hành lễ, cây xanh, điện chiếu
sáng … với tổng kinh phí hơn 10,5
tỷ đồng, do Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam tài trợ. Tượng đài
chiến thắng Thượng Đức do nhà
điêu khắc Phạm Văn Hạng phối hợp
với công ty Trách nhiệm hữu hạn tư
vấn đầu tư quy hoạch và thiết kế
Quảng Nam thiết kế và được Hội
đồng nghệ thuật tỉnh Quảng Nam
góp ý thông qua. Tượng đài làm
bằng đá Granic, chiều cao tượng đài
18,2 mét. Tượng đài chiến thắng
Thượng Đức được xây dựng hướng
về phía Đông Bắc. Theo kế hoạch,
công trình tượng đài chiến thắng
Thượng Đức sẽ hoàn thành đúng dịp
kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng
Thượng Đức ngày (1974 - 2014).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, căn cứ Thượng Đức nằm
trên địa phận xã Đại Lãnh bị Mỹ-
ngụy biến thành một hệ thống quân sự
hầm ngầm liên hoàn bê tông cốt thép
kiên cố, được địch xem như là cánh
cửa thép phía Tây Đà Nẵng, là một
trong những căn cứ quân sự lớn nhất
ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch tấn
công giải phóng Thượng Đức do
Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304), Trung
đoàn 3 (Sư đoàn 324), cùng các đơn
vị pháo binh, công binh, phòng không
phối thuộc và lực lượng bộ đội địa
phương đảm nhiệm thực hiện diễn ra
từ ngày 29/7 đến 07/8/1974. Chiến
thắng Thượng Đức của quân và dân ta
đã đập tan “cánh cửa thép” phía Tây
Đà Nẵng, làm choáng váng cả chế độ
ngụy quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Đây
được xem là trận chiến có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong cuộc tổng tiến
công giải phóng miền Nam năm 1975;
trở thành bản anh hùng ca cách mạng
bất khuất trong thời kỳ đấu tranh
chống Mỹ cứu nước của quân và dân
tỉnh Quảng Nam nói riêng và của quân
đội nhân dân Việt Nam nói chung.
ĐứC KiêN
Quảng Nam: Khởi công xây dựng tượng đài
Chiến thắng Thượng Đức
Với chủ đề “Tinh hoa Nghề
Việt”, Festival Nghề truyền thống
Huế lần thứ 5 do TP Huế tổ chức sẽ
được diễn ra từ ngày 27/4 - 01/5 tại
TP Huế. Festival Nghề truyền thống
Huế lần thứ 5 thu hút đươc nhiều
nghệ nhân "bàn tay vàng" và làng
nghề đến từ Huế, Hà Nội, Bắc Ninh,
Hà Giang, Nam Định, Ninh Bình,
Quảng Nam, An Giang, Ninh Thuận,
Bình Dương... sẽ mang đến những
hoạt động thao diễn sản xuất, hướng
dẫn khách cùng tham gia làm các
sản phẩm gốm, thêu, dệt Zèng, dệt
lụa - thổ cẩm, mây tre, sơn mài,
pháp lam, nón lá, mỹ nghệ gỗ và
kim hoàn, mỹ nghệ đồng, bạc, hoa
giấy, tranh mộc bản, ẩm thực...
Nhiều sản phẩm có mặt tại Festival
này không chỉ là hàng hóa, mà còn
là những tác phẩm tinh hoa một đời
người.
Tại Festival Nghề truyền thống
Huế 2013 sẽ diễn ra hoạt động tôn
vinh nghệ nhân và các làng nghề tại
Công viên Tứ Tượng và đường
Nguyễn Đình Chiểu, với sự tham gia
của 200 nghệ nhân “bàn tay vàng”,
nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú
đến từ 21 làng nghề truyền thống nổi
tiếng, đồng thời sẽ trưng bày sản
phẩm, giới thiệu kỹ thuật và các
công đoạn, quy trình sản xuất độc
đáo của các nghề và làng nghề…
Đặc biệt, khách thăm quan có thể
cùng thao tác và sáng tạo, làm ra các
sản phẩm và mang về kỷ niệm dưới
sự hướng dẫn của các nghệ nhân.
Chương trình nghệ thuật "Tinh
hoa Nghề Việt" tại lễ khai mạc được
tổ chức tại sân khấu Bia Quốc học
lúc 19 giờ 45 ngày 27/4, gồm nhiều
tiết mục ca múa nhạc độc đáo ca
ngợi quê hương, đất nước, tôn vinh
các nghề truyền thống, với sự tham
gia của các nghệ sĩ, diễn viên, người
mẫu đến từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
và Huế. Chương trình được truyền
hình trực tiếp trên sóng VTV2.
Cùng với chương trình nghệ
thuật là buổi trưng bày một số hình
ảnh về TP Saijo của Nhật Bản (thành
phố kết nghĩa với TP Huế), giới
thiệu về trang phục truyền thống của
người dân Saijo và ẩm thực Nhật
Bản với trà đen Ishizuchi.
Đáng chú ý, Festival Nghề
truyền thống Huế lần thứ 5 sẽ tổ
chức triển lãm "Métamorphoses",
với sự hội tụ 80 mẫu dệt may độc
đáo, từ cổ xưa đến hiện đại. Bộ sưu
tập này sẽ chứng tỏ tính đa dạng của
các nguồn nguyên liệu thiên nhiên
và nguồn nhân lực trên thế giới;
đồng thời cũng cho cho thấy các kỹ
năng dệt may được lưu truyền và
phát triển nhờ vào bàn tay của
những nhà tạo mẫu khắp thế giới.
N.t
Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5
Sự kiện vấn đề
14 số 1021 l 25.4.2013
Chiều 18/4, tại Hội thảo quốc tế
“Phát huy giá trị di sản văn hóa để
phát triển du lịch Hà Nội” do Sở
VHTTDL Hà Nội tổ chức, vấn đề
mấu chốt được bàn thảo là việc xóa
bỏ tính tự phát trong khai thác giá trị
di sản văn hóa để phát triển du lịch.
Tại Hội thảo, các nhà quản lý,
nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã xác
định rõ nhận thức và quan điểm về
mối quan hệ biện chứng và tương hỗ
giữa di sản văn hóa và du lịch; giữa
khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị
để việc phát huy giá trị di sản văn
hóa cho phát triển du lịch Hà Nội
thực hiện một cách khoa học, bài bản
và hiệu quả, dần xóa bỏ tính tự phát
trong khai thác du lịch văn hóa.
Các đại biểu cũng chỉ ra nhiệm
vụ cụ thể trong sự gắn kết giữa các
điểm đến văn hóa và doanh nghiệp
du lịch, đặc biệt trong quảng bá, giới
thiệu, đầu tư xây dựng sản phẩm
mới. Một mặt, việc đảm bảo hài hòa
lợi ích mang lại từ phát triển du lịch
văn hóa cũng được tính đến để cả
điểm văn hóa và người tham gia vào
các hoạt động văn hóa đều được thụ
hưởng những lợi ích mang lại từ du
lịch. Từ đó các nhà quản lý, người
làm du lịch có thể huy động tối đa
các nguồn nhân lực địa phương tại
các điểm văn hóa tham gia làm du
lịch.
Các nhà khoa học cũng cho rằng,
thành phố và các địa phương cần
khuyến khích chính các doanh
nghiệp du lịch đầu tư trực tiếp vào
các điểm đến văn hóa hoặc khu vực
lân cận để phát triển du lịch văn hóa
cũng như các loại hình du lịch khác.
Bà Katherine Muller Marin,
Trưởng đại diện Văn phòng
UNESCO tại Việt Nam khuyến nghị:
Thách thức cần ưu tiên giải quyết đối
với Hà Nội hiện nay là đảm bảo sự
cân bằng mang tính bền vững giữa
lịch sử và di sản của thành phố, giữa
sức ép hiện đại hóa và nhu cầu của
người dân, giữa một “mái nhà” của
người dân và sự trải nghiệm của hàng
triệu lượt du khách đến đây mỗi năm.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Dương và
thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Viện
nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội cho rằng: Hà Nội cần xây
dựng một chiến lược du lịch Thủ đô
cả tầm dài hạn, trung hạn và ngắn
hạn, trong đó đặc biệt chú trọng đến
các dự án du lịch trong 10 – 20 năm
tiếp theo, xác định rõ những dự án
trọng điểm, có tính khả thi cao. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
phải có chiến lược du lịch hướng đến
phát triển chất lượng du khách thay
vì số lượng, thu hút du khách lưu trú
lâu hơn.
Hà Nội được đánh giá đa dạng về
chủng loại, phong phú về loại hình
di sản văn hóa. Tuy vậy, việc phát
huy giá trị di sản văn hóa trong phát
triển du lịch chưa tương xứng với
tiềm năng của Hà Nội; trong đó rất
nhiều các điểm di tích, các loại hình
văn hóa chưa được khai thác. Điển
hình như chùa Đậu với hai pho
“tượng táng” của hai thiền sư, đình
cổ Chu Quyến, làng cổ Đông Ngạc,
làng nghề Phú Vinh, Chuông Ngọ,
những bộ môn nghệ thuật truyền
thống ca trù, chèo, xẩm, võ thuật.
Ngay cả di sản thế giới Hoàng thành
Thăng Long, hội Gióng, thành Cổ
Loa chưa được tổ chức, quảng bá và
giới thiệu rộng rãi đến du khách
trong và ngoài nước. Ngay cả những
điểm đến đã được đưa vào các
chương trình du lịch, được nhiều du
khách biết đến vẫn còn những bất
cập, hạn chế hiệu quả khai thác kinh
doanh và quảng bá du lịch. Từ cách
thức tổ chức tiếp đón, phục vụ, cơ sở
vật chất – kỹ thuật, môi trường đến
nghệ thuật trình diễn, giới thiệu và
chào bán sản phẩm, mẫu mã...
H.yếN
Xóa bỏ tính tự phát trong khai khác du lịch văn hóa
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức nhiều
hoạt động sôi nổi, ý nghĩa chào mừng
38 năm ngày Giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước (30/4/1975 -
30/4/2013) và 127 năm ngày Quốc tế
lao động. Nội dung bao gồm: Tổ chức
Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại
khu vực đền Bà Kiệu, các khu vực công
cộng tại các quận, huyện, thị xã; Tổ
chức triển lãm ảnh nghệ thuật, mỹ thuật
về chiến thắng lịch sử 30/4/1975; Tôn
tạo, trùng tu, phát huy tác dụng các di
tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng -
kháng chiến của Thành phố; Tổ chức
các hoạt động gặp mặt, giáo dục truyền
thống tại cơ sở; gắn biển các di tích lịch
sử văn hoá, cách mạng kháng chiến.
Trọng tâm các hoạt động chào
mừng kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh như UBND TP. Hà
Nội phối hợp với tỉnh NghệAn tổ chức
chương trình Liên hoan tiếng hát “Làng
Sen” vào dịp 19/5/2013; Phối hợp tổ
chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá
VIII) về xây dựng và phát triển văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; Tổ chức chương trình biểu diễn
nghệ thuật tại khu vực đền Bà Kiệu, các
khu vực công cộng tại các quận, huyện,
thị xã; Tổ chức Hội chợ du lịch Quốc tế
Việt Nam - Hà Nội 2013; Công chiếu
phim tài liệu, xuất bản sách, ảnh, các ấn
phẩm khác về Giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, về Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Đ.N
Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm các ngày lễ lớn
Sự kiện vấn đề
15số 1021 l 25.4.2013
Từ ngày 16/4-20/4, chương trình
tập huấn đầu tiên hỗ trợ các khu Di sản
Thế giới Huế, Hội An và Hoàng thành
Thăng Long xây dựng Kế hoạch Quản
lý nguy cơ thảm họa đã được tổ chức
tại thành phố Huế. Đây là kết quả của
sự điều phối chung giữa UNESCO tại
Việt Nam (Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên Hợp Quốc),
ICCROM (Trung tâm Nghiên cứu Bảo
tồn và Trùng tu Di sản Văn hóa) và
Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch).
Trong thời gian 5 ngày tập huấn,
cán bộ các khu Di sản thế giới và các
cơ quan có trách nhiệm sẽ thảo luận về
nhu cầu xây dựng các kế hoạch quản
lý nguy cơ thảm họa cũng như các
phương pháp và công cụ chuẩn bị, ứng
phó và phục hồi trong trường hợp xảy
ra thảm họa. Đồng thời, các cán bộ
tham gia khóa tập huấn sẽ tìm hiểu các
giai đoạn khác nhau trong quá trình lập
kế hoạch, từ đó xây dựng một khung
kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa
cho các khu di sản. Trong sáu tháng
tiếp theo đợt tập huấn ở Huế, các cán
bộ này sẽ xây dựng bản Kế hoạch
Quản lý nguy cơ thảm họa cho khu di
sản của mình theo một quy trình có sự
tham gia và trao đổi thông tin rộng rãi
với các đơn vị liên quan. Các chuyên
gia của UNESCO, ICCROM và Cục
Di sản văn hóa sẽ tiếp tục hướng dẫn
kỹ thuật trong toàn bộ quá trình này.
Các bản thảo Kế hoạch Quản lý nguy
cơ thảm họa cho các Di sản Thế giới
Huế, Hội An và Thăng Long sẽ được
đánh giá và hoàn thiện tại một hội thảo
tổng kết dự án, dự kiến được tổ chức
vào cuối năm 2013 tại Hoàng thành
Thăng Long.
Tại các buổi tập huấn, các học viên
sẽ sử dụng cuốn Cẩm nang Hướng dẫn
Quản lý nguy cơ thảm họa cho Di sản
thế giới do Trung tâm Di sản Thế giới
UNESCO và ICCROM biên soạn từ
năm 2007. Cuốn sách sẽ được điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực
tế của Việt Nam và các bài học kinh
nghiệm rút ra từ các khóa tập huấn này
sẽ được phổ biến rộng rãi đến các khu
Di sản thế giới khác tại Việt Nam.
H.P
Xây dựng Kế hoạch Quản lý nguy cơ
thảm họa cho các khu Di sản thế giới
Nhân dịp kỷ niệm 725 năm Chiến
thắng Bạch Đằng (1288- 2013) và
hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013, sáng 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng
phối hợp tổ chức Giải đua thuyền chải
vượt sông Bạch Đằng tại thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tham dự Giải có 13 đội bơi chải
nam nữ (9 nam và 4 nữ) của các địa
phương: thị xã Quảng Yên, huyện Vân
Đồn, thành phố Hạ Long (Quảng
Ninh) và huyện Cát Hải, huyện Thủy
Nguyên, quận Đồ Sơn (TP Hải
Phòng).
Điểm xuất phát đường đua tại Bến
phà Rừng ( thị xã Quảng Yên), đích và
quay vòng đầu Bến phà Rừng (phía
Thủy Nguyên - Hải Phòng). Các
thuyền chải nam, nữ (mỗi thuyền 10
người, không kể chèo lái và chỉ huy)
đua đồng hàng 700m và đua quay vòng
1.400m để giành các bộ huy chương và
giải thưởng theo Điều lệ giải.
Ban tổ chức đã trao giải cho các
hạng 700m và 1.400m cho các tập thể
xuất sắc gồm có: huyện Thuỷ Nguyên
và huyện Cát Hải (thành phố Hải
Phòng); xã Liên Hòa, thị xã Quảng
Yên và Hạ Long I, thành phố Hạ Long
(tỉnh Quảng Ninh).
Đây là giải thể thao nhằm duy trì
và giới thiệu với du khách môn thể
thao truyền thống của dân tộc ở 2 địa
phương Quảng Ninh và Hải Phòng,
qua đó tăng cường mối quan hệ, giao
lưu đoàn kết, phát triển phong trào tập
luyện và thi đấu môn đua thuyền chải
giữa các tỉnh, thành phố khu vực Đồng
bằng sông Hồng.
M.HạNH
Giải đua thuyền chải vượt sông Bạch Đằng
Sáng 21/4, tại thành phố Vũng Tàu
đã diễn ra Giải Việt dã truyền thống
Báo Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ XVI
năm 2013 tranh cúp Paradise chào
mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4), ngày Quốc tế Lao động (01/5)
và 123 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh (19/5).
Tham dự Giải có gần 700 vận động
viên đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây
Ninh và chủ nhà Bà Rịa-Vũng Tàu.
Các vận động viên tham gia tranh tài
ở các nội dung: 2.000 mét (nữ phong
trào dưới 16 tuổi), 3.000 mét (nam
phong trào dưới 16 tuổi và nữ phong
trào trên 16 tuổi), 5.000 mét (nam
phong trào trên 16 tuổi và nữ đội
tuyển), 10.000 mét nam đội tuyển.
Ngoài ra, Giải còn có các nội dung
chạy đồng hành 1.000 mét không tính
điểm. Theo Ban Tổ chức, trong số các
vận động viên trên, hệ đội tuyển thu
hút khoảng 100 vận động viên, hệ
phong trào 500 vận động viên.
(Xem tiếp trang 16)
Giải Việt dã truyền thống Báo Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ XVI
nhân tố mới
16 số 1021 l 25.4.2013
Chiều 18/4, SởVăn hóa,Thể thao và
Du lịch Đà Nẵng tổ chức giới thiệu,
quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội
nhằm thu hút du khách đến với mảnh đất
miền Trung này.
Một trong những chiến lược quảng
bá thương hiệu mà thành phố đang
hướng đến đó là phát triển Đà Nẵng như
một thành phố sự kiện.Trong năm 2013,
bên cạnh cuộc thi trình diễn pháo hoa
quốc tế, Đà Nẵng đăng cai thêm hai sự
kiện quốc tế là “Trại điêu khắc đá” và
“Cuộc đua Marathon”. Riêng cuộc thi
trình diễn pháo hoa quốc tế trở thành sự
kiện văn hóa du lịch lớn, thu hút hàng
trăm nghìn lượt tới xem mỗi dịp diễn ra.
Bên cạnh đó, du lịch biển Đà Nẵng
phát triển mạnh với nhiều bãi biển đẹp,
nhiều chương trình nghệ thuật, thể thao
trên biển. Du khách tới đây còn được
thăm Bảo tàng điêu khắc Chăm, thưởng
ngoạn khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành
Sơn, Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo SơnTrà,
đèo Hải Vân...
Du khách đến với thành phố trong
khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12
hằng năm sẽ được hưởng các mức giá
ưu đãi, giảm giá và miễn phí vé tham
quan khi sử dụng các dịch vụ khách sạn,
tour, nhà hàng, giải trí theo đúng cam kết
trước đó của nhà cung cấp với Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch. Đây là hoạt
động nằm trong chương trình kích cầu
du lịch mùa thấp điểm của thành phố.
Hoạt động hỗ trợ du khách tại Đà
Nẵng hiện được tăng cường mạnh mẽ
với sự ra đời của Trung tâm hỗ trợ du
khách và Quầy thông tin du lịch Đà
Nẵng. Bên cạnh các hoạt động cung cấp
ấn phẩm và tư vấn thông tin du lịch cho
du khách, Trung tâm thông tin và xúc
tiến du lịch Đà Nẵng còn phối hợp với
các lực lượng chức năng để tiếp nhận và
xử lý các tình huống khẩn cấp mà du
khách gặp phải.
Kể từ năm 2006 đến nay, lượng
khách du lịch đến Đà Nẵng tăng mạnh,
gấp 3 lần so với trước. Hiện lượng khách
đến Đà Nẵng đạt gần 2,7 triệu lượt
khách, trong đó khách quốc tế ước đạt
hơn 630 nghìn lượt. Nhằm đáp ứng nhu
cầu lưu trú của du khách, hiện hệ thống
cơ sở lưu trú của Đà Nẵng đã không
ngừng nâng lên về chất và lượng. Tính
đến nay, Thành phố có 326 khách sạn
với 10.570 buồng phòng. Dự kiến tổng
số phòng khách sạn đến năm 2014 và
2015 sẽ là 13.946 và 15.560 phòng.
Hải PHoNg
Quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội
Ngày 21/4, trước những thông tin
"các khách sạn ở Sa Pa đã hết phòng vào
dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5", ông Nguyễn
Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện
Sa Pa đã " đính chính" và khẳng định: Sa
Pa (Lào Cai) vẫn bố trí đủ chỗ ở cho du
khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5.
Mặc dù, các khách sạn và nhà nghỉ hiện
gần như đã được đặt kín chỗ, nhưng có
thể có một số đăng ký ảo. Hơn nữa, sau
thời gian phát triển du lịch cộng đồng,
các điểm du lịch bản làng cũng có khả
năng đón tiếp số lượng lớn khách tham
quan lưu trú.
Với chủ trương không để khách du
lịch không có phòng nghỉ khi đến tham
quan Sa Pa, UBND huyện Sa Pa sẽ rà
soát lại các đơn vị kinh doanh ăn và nghỉ
để có thêm chỗ nghỉ phục vụ du khách,
đồng thời đưa vào danh sách dự phòng
những phòng nghỉ tại các gia đình trong
thị trấn đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch.
Bên cạnh đó, các gia đình làm dịch
vụ du lịch “homestay” tại các xãTảVan,
Lao Chải... cũng sẽ đáp ứng nhu cầu ăn,
nghỉ của du khách khi tới thăm Sa Pa
trong dịp này. Giá thuê phòng trong dịp
lễ cũng sẽ không tăng cao so với các
ngày thường. Do hầu hết các cơ sở lưu
trú đều đã đăng ký giá phòng và phí dịch
vụ. Ngoài ra, UBND huyện Sa Pa đã chỉ
đạo các ngành chức năng liên quan kiểm
soát chặt chẽ giá các dịch vụ trong dịp
này, cơ sở nào “chặt chém du khách” sẽ
bị xử phạt nghiêm, đồng thời đảm bảo
tốt an ninh trật tự và an toàn thực phẩm
cho du khách.
Hiện Sa Pa có hơn 160 cơ sở lưu trú,
với khoảng 3.000 phòng nghỉ, đáp ứng
cho khoảng 5.000-6.000 du khách. Các
khách sạn cao cấp (loại 3-4 sao), có tầm
nhìn đẹp như: Mường Thanh, Châu
Long, Hoàng Gia... đều đã kín khách
nước ngoài đặt phòng từ ngày 28-4 đến
03-5. Do dịp lễ 30/4 và 01/5 năm nay
nghỉ dài tới 5 ngày, vì thế rất đông du
khách lên thăm và nghỉ mát tại Sa Pa.
Đặc biệt, dịp này UBND huyện Sa Pa
tiếp tục tổ chức "Lễ hội trên mây Sa Pa",
nên dự kiến lượng du khách sẽ tăng cao
vào dịp chính lễ. Chính quyền và nhân
dân các dân tộc Sa Pa đang tích cực
chuẩn bị đón du khách với phương châm
bảo đảm tiện lợi, an toàn. ĐứC MiNH
Sa Pa sẵn sàng phục vụ du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5
Kết quả, ở hệ đội tuyển nữ 5.000
mét, tỉnh Bình Phước giành các vị trí
nhất, nhì, ba cá nhân và đạt luôn giải
nhất đồng đội. Ở hệ đội tuyển nam
10.000 mét, tỉnh Bình Phước cũng đạt
giải nhất đồng đội; tỉnh Đồng Nai đạt
giải nhì và giải 3 thuộc về tỉnh Bình
Dương. Ban Tổ chức cũng trao giải
nhất, nhì, ba hệ phong trào cho các cá
nhân và đồng đội… Giải cũng là bước
chuẩn bị tích cực về lực lượng cho các
đơn vị để tham gia giải việt dã toàn
quốc, đồng thời góp phần thúc đẩy
phong trào luyện tập thể dục, thể thao
các tỉnh thành miền Đông Nam bộ.
ANH tùNg
GiảiViệtdãtruyềnthống... (Tiếp theo trang 15)
17số 1021 l 25.4.2013
nhân tố mới
* Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi, ngày
17/4,tạitỉnhAnGiangđãkếtthúcGiải
PencaksilatnằmtrongĐạihộiThểdục
thể thao khu vực Đồng bằng sông Cửu
Longlầnthứ5năm2013.Kếtquảtoàn
đoàn: nhất An Giang, nhì Tiền Giang
và ba Cà Mau. Tham dự Giải Pencak
silat Đại hội Thể dục thể thao Đồng
bằng sông Cửu Long lần này có 125
vận động viên, thuộc 6 tỉnh, thành phố
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long gồm: An Giang, Tiền Giang, Cà
Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ và Vĩnh
Long. Theo đánh giá của Ban Giám
khảo, nét mới của Giải năm nay là thu
hút nhiều vận động viên trẻ và có kỹ
thuật, tinh thần thi đấu cao, tích cực,
không vi phạm so với những lần trước.
RiêngđộichủnhàAnGiang,ngoàicác
vậnđộngviênđộituyển,còncó20vận
động viên trẻ tham gia thi đấu với
quyết tâm giành thắng lợi cao, đã tạo
ra những trận đấu đẹp mắt, thu hút
được nhiều cổ động viên đến xem và
cổ vũ. G iải là dịp cho các vận động
viên cọ sát, trao đổi kinh nghiệm, cũng
như kỹ thuật thi đấu để sớm trở thành
nhữngvậnđộngviênchuyênnghiệpvà
đưa phong trào tập luyện Pencak silat
ngày càng phát triển.
* Giải vô địch Bóng bàn Lào Cai
mở rộng năm 2013 được tổ chức từ 19
đến 21/3 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh
Lào Cai. Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi,
hấp dẫn và đầy kịch tính thu hút nhiều
người xem và cổ vũ, ngày 21/4, Giải
đã khép lại bằng trận chung kết ở các
nội dung: đôi nam; đôi nữ; đôi nam –
nữ; đơn nữ và đơn nam.
Tham dự Giải Bóng bàn Lào Cai
mở rộng năm nay có 132 vận động
viên đến từ 9 câu lạc bộ bóng bàn
trong tỉnh và các tỉnh bạn, gồm: Hà
Nội, Thái Nguyên, Yên Bái. Các vận
động viên tranh tài ở 7 nội dung: đồng
đội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn
nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối
hợp. Thể thức thi đấu: Vòng tròn tính
điểm, chia bảng và đấu loại trực tiếp.
Kết thúc giải, Ban Tổ chức trao giải
Nhất đồng đội nữ cho Đoàn Công ty
Apatít Việt Nam (Lào Cai); giải Nhì
thuộc về Câu lạc bộ Bóng bàn Lào
Cai; Công ty Môi trường Lào Cai
giành giải Ba. Giải Nhất đồng đội nam
thuộc về đoànYên Bái; Công tyApatít
Việt Nam giành giải Nhì; đồng giải Ba
thuộc về đoàn thị xã SơnTây (Hà Nội)
và Câu lạc bộ Bóng bàn Lào Cai.
* Chiều 21/4, tạiTrường Cao đẳng
Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc, tỉnh
Hòa Bình đã kết thúc Giải Bóng đá
Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) học sinh
Tiểu học - Trung học cơ sở (THCS)
toàn quốc khu vực I, Cúp Milô lần thứ
11 - năm 2013. Giải diễn ra từ ngày
17/4 với sự tham gia của 7 đội bóng đá
Tiểu học gồm: Thái Nguyên, Lạng
Sơn,Tuyên Quang, PhúThọ,Yên Bái,
Vĩnh Phúc và Hòa Bình; 5 đội bóng đá
THCS là:Thái Nguyên,Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Phú Thọ và Hòa Bình với
160 vận động viên. Bóng đá Tiểu học
được chia làm 2 bảng, thi đấu vòng
tròn một lượt, tính điểm rồi chọn các
đội Nhất, Nhì bảng thi đấu vào bán kết
và chung kết. Nội dung bóng đáTHCS
thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm
để xếp hạng Nhất, Nhì, Ba và toàn giải
đã có 112 bàn thắng.
Kết quả sau 5 ngày thi đấu, BanTổ
chức đã trao cúp cho các đội vô địch;
trao cờ, phần thưởng cho các đội trong
tốp 3 và cho cầu thủ ghi nhiều bàn
thắng nhất.
Bóng đá học sinh Tiểu học: Giải
Nhất thuộc về đội Hòa Bình; Nhì:Yên
Bái; Ba: Vĩnh Phúc. Giải phong cách
là đội Lạng Sơn. Bóng đá học sinh
THCS: Nhất: Hòa Bình; Nhì: Lạng
Sơn; ba: Thái Nguyên. Giải phong
cách là Tuyên Quang.
N.ANH.Vũ MiNH
TIN THỂ THAO
Tối 20/4, tại thành phố Nha Trang
(Khánh Hòa), Giải Vô địch Cử tạ thiếu
niên toàn quốc năm 2013 đã bế mạc với
kết quả đoàn vận động viên thành phố
Hồ Chí Minh dẫn đầu bảng tổng sắp huy
chương, khi giành được 12 huy chương
vàng, 7 huy chương bạc và 6 huy
chương đồng.
Đoàn vận động viên Thanh Hoá xếp
thứ Nhì với 11 huy chương vàng, 5 huy
chương bạc; đoàn Hà Nội xếp thứ Ba với
8 huy chương vàng, 19 huy chương bạc
và 20 huy chương đồng. Đoàn vận động
viên chủ nhà Khánh Hòa xếp thứ 10
trong bảng tổng sắp huy chương với 3
huy chương vàng, 4 huy chương bạc.
Khởi tranh từ ngày 18/4, ba ngày
diễn ra Giải là các cuộc so tài quyết liệt
giữa hơn 130 vận động viên đến từ 17
tỉnh, thành và Bộ Công an, theo hai
nhóm tuổi 13-14 và 15-16 cho cả nam
và nữ, với hai nội dung cử giật và cử đẩy.
Kết quả Ban Tổ chức đã trao 69 bộ huy
chương cho các vận động viên đạt thành
tích cao ở 23 hạng cân.
Theo ông Đỗ Đình Khang - Trưởng
Bộ môn Cử tạ - Thể hình của Tổng cục
Thể dục thể thao, Phó Trưởng Ban Tổ
chức Giải: Đây là năm có số đoàn và số
vận động viên tham gia đông nhất từ
trước đến nay, với chất lượng tương đối
tốt. Đã có sự so tài quyết liệt giữa các
tỉnh, thành có thế mạnh bộ môn này,
song cũng chưa thấy xuất hiện các
trường hợp thể hiện năng khiếu vượt trội.
Qua giải này sẽ tuyển chọn lực lượng bổ
sung cho đội tuyển trẻ quốc gia, chuẩn
bị cho Đại hội Olimpic trẻ năm 2014.
Vũ MiNH
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải Vô địch cử tạ thiếu niên toàn quốc
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1021
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1021
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1021

Mais conteúdo relacionado

Mais de longvanhien

Mais de longvanhien (20)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1021

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1021 ngày 25/4/2013 - Thisángtáctranhcổđộng tuyêntruyềnKỷniệmcácngàylễ lớn2014vàVănhóagiaothông (Tr.4) - HàNội,TPHồChíMinhliênkết pháttriểndulịch (Tr.4) - Tuyêntruyềnvềgiađìnhvà phòng,chốngbạolựcgiađình trênphươngtiệntàuhỏa (Tr.8) - Tây Bắc phát triển du lịch hiệu quả nhờ liên kết (Tr.20) troNG số NÀy Chươngtrìnhnghệthuật “BảnsắcvănhóaViệt” Tối 19/4, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTTDL đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc “Bản sắc văn hóa Việt”. Đây là hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam 2013. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh cùng đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, lãnh đạo các địa phương, các nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, nghệ nhân, thanh niên đại diện cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam... (Xem tiếp trang 10) Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn trong phạm vi cả nước Bộ VHTTDL vừa giao Cục Điện ảnh phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim Truyện Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 01/5, 07/5 và 19/5 trong phạm vi cả nước. Đợt phim diễn ra từ 27/4 đến 20/5/2013, với các phim được chọn chiếu gồm: Phim truyện “Giải phóng Sài Gòn” do Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim Truyện Việt Nam sản xuất; phim tài liệu “Những chặng đường Điện ảnh cách mạng Việt Nam” phim khoa học “Biến đổi khí hậu - Hiểm hoạ môi trường”, “Rừng và cuộc sống” đều do Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. M.H Sáng 18/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc. Đây là một trong các hoạt động hưởng ứng Chương trình Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng Sông Hồng - Hải Phòng 2013. Dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ VHTTDLHoàng TuấnAnh; Chủ tịch UBNDTPHà Nội NguyễnThếThảo;Thứ trưởng BộVHTTDL HồAnh Tuấn, cùng đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, đại diện các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước. (Xem tiếp trang 3) Ảnh:NGỌCTHÀNH Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2013 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự và phát biểu tại lễ khai mạc
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1021 l 25.4.2013 Để thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển văn hoá, thể thao và du lịch trong thời gian tới, đề nghị Tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Khẩn trương chỉ đạo xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đặc biệt quan tâm đến vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái trong hoạt động du lịch. Chú trọng đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua truyền thông, tuyên truyền trực quan, giới thiệu về di tích, danh thắng và điểm du lịch của Tỉnh; khai thác các lợi thế của Tỉnh để xây dựng các sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo và phù hợp với điều kiện hiện có nhằm thu hút du khách đến với Ninh Thuận; chú trọng công tác xúc tiến quảng bá du lịch ra nước ngoài, giới thiệu hình ảnh Ninh Thuận, roadshow giới thiệu du lịch Ninh Thuận trong đó tập trung vào các thị trường: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…; khẩn trương hoàn tất các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công giải Bóng đá U.21 quốc tế 2013. Về các đề nghị của Tỉnh: Về Ngày hội văn hóa các dân tộc Raglai 2013, Tỉnh chủ động tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai cấp tỉnh với nội dung, thời điểm thích hợp. Việc tổ chức Ngày hội phải gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch của Tỉnh, đồng thời tính toán thời gian thích hợp để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mùa vụ của nhân dân; xây dựng kịch bản, nội dung, chương trình tổ chức… mời các tỉnh bạn có đồng bào dân tộc Raglai tham gia Ngày hội. Giao Cục Nghệ thuật biểu diễn góp ý xây dựng kịch bản, chịu trách nhiệm giúp tỉnh Ninh Thuận âm thanh, ánh sáng, trang trí sân khấu đêm khai mạc Ngày hội. Huy động Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc hỗ trợ, phối hợp xây dựng chương trình và tham gia biểu diễn đêm khai mạc, phục vụ nhân dân vùng đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận; phối hợp với Tỉnh huy động các đơn vị nghệ thuật Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận tham gia tổ chức thành công Ngày hội. Tổng cục Du lịch phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch. Vụ Đào tạo phối hợp với Sở VHTTDL Ninh Thuận nghiên cứu, làm việc với các công ty, cơ quan, tổ chức có liên quan (Công ty Pegas, Công ty Ánh Dương, Trung tâm Văn hóa Nga…) huy động nguồn kinh phí phục vụ cho việc đào tạo ngoại ngữ.Vụ Đào tạo phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế nghiên cứu làm việc với Trung tâm Văn hóa Nga mời các tình nguyện viên, giáo viên giảng dạy, tập trung đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. Cục Di sản văn hóa phối hợp với Sở VHTTDL Ninh Thuận nghiên cứu, xem xét lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Nghệ thuật làm Gốm truyền thống của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận cần chủ động kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Nghề làm gốm của người Chăm trên địa bàn Tỉnh. Vụ Văn hóa dân tộc: Quan tâm tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý văn hóa cơ sở. Vụ Kế hoạch, Tài chính phối hợp với Sở VHTTDL Ninh Thuận đánh giá hiệu quả của việc sử dụng cơ sở hạ tầng về du lịch và phương hướng trong thời gian tới; Tổng cục Du lịch hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch để phát huy tiềm năng thế mạnh, nâng cao đời sống nhân dân trong Tỉnh. Vụ Kế hoạch, Tài chính phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hướng dẫn tỉnh Ninh Thuận thực hiện Đề án Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020 nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đặc biệt các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn. tHtt Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận Ngày16/4,BộVHttDLđãcóvănbảnsố1332/tB-BVHttDLthôngbáo kếtluậncủaBộtrưởngHoàngtuấnAnhtạibuổilàmviệcvớilãnhđạo tỉnh Ninhthuận. Bộ trưởng Hoàngtuấn Anh đánh giá cao những cố gắng và thành tích trong công tác phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong thời gian qua của tỉnh Ninhthuận, đặc biệt là việc tổ chức thành công Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninhthuận 2012.
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1021 l 25.4.2013 Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng, trong đó có 267 gian hàng nội địa, trên 100 gian hàng quốc tế của 18 nước. Đây là dịp để ngành du lịch Việt Nam xây dựng thương hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế du lịch, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực. Đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và các hãng lữ hành quốc tế gặp gỡ ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường, mua bán sản phẩm du lịch với các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới sự nghiệp phát triển du lịch. Kết quả đạt được của ngành Du lịch Việt Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới đã dần khẳng định tầm quan trọng của Du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ thành tựu của công cuộc Đổi mới do Đảng và Nhà nước Việt Nam khởi xướng, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên gần đây người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài ngày càng nhiều. Để nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch, việc tổ chức gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thường xuyên giữa những nhà quản lý và kinh doanh du lịch đại diện cho cả hai phía cung và cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong bối cảnh ngành Du lịch vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước thì sự bắt tay, liên kết, hợp tác của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch, thương mại thông qua Hội chợ này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy nhu cầu du lịch và dịch vụ thương mại, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển kinh doanh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về du lịch. Ngành Du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam lần này đáp ứng nhu cầu và nhận được sự cổ vũ, hưởng ứng cao của toàn ngành Du lịch, các địa phương trong cả nước và các nhà quản lý, kinh doanh du lịch nước ngoài. Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ VHTTDL cần tiếp tục tạo điều kiện để Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát huy tốt vai trò, cùng với các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động du lịch. Hội chợ sẽ mở cửa đến hết ngày 21/4/2013. tHtt HộichợDulịchquốctế… Chiều 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gặp mặt 80 thanh niên các dân tộc tiêu biểu tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và Năm Gia đình Việt Nam 2013. Lắng nghe ý kiến của đại diện các thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, thanh niên các dân tộc thiểu số tiêu biểu cần tiếp tục phát huy vai trò của bản thân để giữ gìn giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình mình, dân tộc mình, kế thừa truyền thống quý báu của thế hệ cha anh đi trước, đồng thời cho rằng, dù trang phục khác nhau, tiếng nói khác nhau, phong tục tập quán khác nhau nhưng 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có chung một điểm là tình yêu với quê hương, đất nước. Chính điểm chung này đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giúp đất nước giành được những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn chăm lo tới đồng bào các dân tộc thiểu số mà các thanh niên có mặt tại buổi gặp mặt ngày hôm nay chính là những minh chứng tiêu biểu, Phó Chủ tịch nước NguyễnThị Doan mong muốn khi trở về địa phương, 80 thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu sẽ tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào mình xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, gắn bó chặt chẽ với bộ đội biên phòng nhằm giữ gìn an ninh trật tự vùng biên cương Tổ quốc, đồng thời phát hiện những vấn đề nảy sinh ở cơ sở để kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền tìm hướng giải quyết; tích cực phát huy vai trò là cán bộ dân vận, tuyên truyền viên vận động đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm các chính sách của Nhà nước, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao những cống hiến của thanh niên các dân tộc trong hoạt động Đoàn, hoạt động xã hội thời gian qua. Phó Chủ tịch nước đề nghị, Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt vai trò tập hợp, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên các dân tộc tiếp cận và cụ thể hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con các dân tộc. Cùng với những thành tích đạt được trong học tập, phát triển kinh tế, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Phó Chủ tịch nước mong muốn 80 thanh niên các dân tộc tiêu biểu tiếp tục là những tấm gương sáng, đi đầu trong giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng gia đình, làng, bản, khu dân cư văn hóa. tHtt Thanh niên tiếp tục đi đầu trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (Tiếp theo trang 1)
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1021 l 25.4.2013 Bộ VHTTDL đã quyết định gia hạn khai quật khảo cổ tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe của công trình Nhà Quốc hội thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội từ ngày 15/4 đến 1/12/2013. Diện tích khai quật là 10.000m² bao gồm 21 hố khai quật. Phụ trách khai quật là PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học. Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Viện Khảo cổ học có trách nhiệm phối hợp vớiTrung tâm Bảo tồn di sảnThăng Long - Hà Nội xây dựng phương án xử lý, bảo quản, kiểm kê, chỉnh lý và lập hồ sơ khoa học cho các di vật. Sau khi kết thúc việc nghiên cứu, chỉnh lý Viện Khảo cổ học phải bàn giao toàn bộ di tích, di vật choTrung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội theo quy định của pháp luật; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng Viện Khảo cổ học, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng ngày 12/10/2009 tại khu vực Hội trường Ba Đình trước đây. Dự kiến, các hạng mục Nhà Quốc hội, đường hầm, cải tạo các tuyến đường Bắc Sơn, Độc Lập và Hoàng Văn Thụ sẽ bảo đảm tiến độ hoàn thành vào tháng 4/2014, chạy thử, bàn giao và đưa vào sử dụng tháng 7/2015. Hạng mục nơi đỗ xe ngầm đưa vào sử dụng từ tháng 10/2015, công tác khảo cổ học và di dời di tích, di vật sẽ hoàn thành cuối năm nay. H.P Gia hạn khai quật khảo cổ tại công trình Nhà Quốc hội Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ VHttDL đã tổ chức Phát động thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2014); Kỷ niệm 55 năm Đườngtrường Sơn (1959-2014) và Văn hóa giao thông. thứ trưởng Lê Khánh Hải dự và chủ trì Lễ phát động. Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, năm 2014, với các sự kiện Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954- 2014); Kỷ niệm 55 năm Đường Trường Sơn (1959-2014) sẽ được tổ chức với quy mô lớn, đây là những biểu tượng rực rỡ trong lòng dân tộc và bạn bè thế giới về thành tựu vẻ vang mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thông qua ngôn ngữ của tranh cổ động để khẳng định quan điểm văn hóa có vai trò vừa là nền tảng tinh thần, vừa là động lực, mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững gắn kết phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, nêu cao truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát duy truyền thống yêu nước, thể hiện sự tri ân sâu sắc với sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu trên suốt dọc tuyến Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh cho độc lập dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Về chủ đề Văn hóa giao thông, Thứ trưởng Lê Khánh Hải khẳng định, các tác phẩm tranh cổ động hướng tới đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo sự gương mẫu trong thực hiện Văn hóa giao thông của mỗi con người. Tại Lễ phát động, Ban Tổ chức công bố Thể lệ cuộc thi. Theo đó, tác phẩm dự thi phải là những sáng tác trong thời gian gần đây, chưa gửi tham gia cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào và được thể hiện trên giấy, kích thước 54cm x 79cm. Đối tượng tham dự là các hoạ sỹ chuyên và không chuyên, công dân Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài, không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi. Cơ cấu giải thưởng cho mỗi chủ đề bao gồm 01 giải Nhất, mỗi giải 10 triệu đồng; 02 giải Nhì: 7 triệu đồng/giải; 02 giải Ba, mỗi giải 5 triệu đồng và 05 giải Khuyến khích: 1,5 triệu đồng/giải. Ngoài ra, còn có 03 giải Phong trào, mỗi giải 6 triệu đồng cho cơ quan, ban, ngành vận động được nhiều tác giả, nhiều tác phẩm có chất lượng tốt tham gia dự thi. Thời gian cuối cùng nhận tác phẩm dự thi vào ngày 28/6/2013 đối với chủ đề Văn hoá giao thông và 31/7/2013 đối với chủ đề Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Kỷ niệm 55 năm Đường Trường Sơn. M.Huệ ThisángtáctranhcổđộngtuyêntruyềnKỷniệm cácngàylễlớn2014vàVănhóagiaothông
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1021 l 25.4.2013 * Ngày 12/4/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1382/QĐ- BVHTTDL thành lập BCĐ, BTC Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 26 tại Hải Phòng năm 2013 do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng ban; ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Tổ chức được thành lập gồm 8 thành viên, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành làm Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban là bà: Đoàn ThịThu Hương - Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm, ông Đoàn Duy Linh - Giám đốc Sở VHTTDL TP Hải Phòng; cùng 05 thành viên. * Tại Quyết định số 1417/QĐ- BVHTTDL ngày 16/4/2013, Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấuViệt Nam, SởVHTTDLtỉnh Quảng Nam tổ chức Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc-2013 vào trung tuần tháng 5/2013 tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1416/QĐ-BVHTTDLngày 16/4/2013 giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thực hiện Kế hoạch triển khai đặt hàng sáng tác các tác phẩm phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được Bộ VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 4 năm 2013. * Tại Quyết định số 1403/QĐ- BVHTTDL ngày 15/4/2013, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào phối hợp với Viện Phim Việt Nam in đĩa DVD (300 đĩa), tổ chức phát sóng trên Đài Truyền hình quốc gia Lào và phát hành bộ phim “Hồ Chí Minh chân dung một con người” tại CHDCND Lào nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. * Ngày 15/4/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1404/QĐ- BVHTTDL giao Vụ Đào tạo và các đơn vị liên quan xây dựng Dự án “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở vùng dân tộc thiểu số”, thuộc Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1414/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ khai quật giai đoạn 3 tại Khu di tích tháp Hòa Lai thuộc thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận; thời gian khai quật: từ 20/4-20/7/2013, diện tích 850m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận giữ gìn, bảo quản; khi giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. * Ngày 16/4/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1419/QĐ- BVHTTDL cho phép Tổ chức Newborns Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Nối vòng tay (Handspan) tổ chức chương trình Diễu hành xe đạp nhằm gây quỹ cho Chương trình đào tạo điều dưỡng nhi sơ sinh dưới sự bảo trợ của Đại sứ quánAnh tạiViệt Nam hưởng ứng Kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh. Thời gian: Từ 15 đến 26/5/2013 tại Hà Nội, Lào Cai, Lai Châu,Yên Bái, PhúThọ, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng. tHtt VăN BảN MớI Trong khuôn khổ “Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và Năm Gia đình Việt Nam 2013”, sáng 19/4, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng chính thức mở cửa sinh hoạt “Chợ vùng cao phía Bắc”. 8 cộng đồng dân tộc được huy động từ 6 tỉnh trong nước cùng một số doanh nghiệp đã tham gia hoạt động văn hóa này. “Chợ vùng cao phía Bắc” tái hiện lại không gian văn hóa chợ vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm: không gian chợ, các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc tại không gian chợ. Tại “chợ vùng cao” có sản vật địa phương được giới thiệu và bán cho du khách như thổ cẩm các loại, đồ dùng, vật dụng của người dân tộc, các thực phẩm tươi như củ, quả của miền núi, các loại thuốc dân tộc và những món ăn đặc trưng ẩm thực các dân tộc phía Bắc như thắng cố, mèm mén, bánh gạo dân tộc Tày, rượu ngô của dân tộc Mông… Chợ vùng cao, nét dặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao. Chợ họp theo định kỳ thời gian, tại một điểm cố định nên còn được gọi là chợ phiên. Người vùng cao có lệ, đi chợ vài ba ngày, họp chợ trong một ngày. Chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa đơn thuần mà còn là nơi để bà con các dân tộc đến gặp gỡ, giao lưu, tìm bạn, hẹn hò, tham gia các trò vui chơi giải trí. Chợ tan rồi lại hẹn gặp lại ở phiên chợ sau. ĐứC MiNH “Chợ vùng cao phía Bắc”
  • 6. quản lý nhà nước 6 số 1021 l 25.4.2013 Sáng 17/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo về Lễ phục nhà nước. Thứ trưởng Vương Duy Biên dự và chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có lãnh đạo UBND, Sở VHTTDL và Sở Ngoại vụ 23 tỉnh/thành phía Nam cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, họa sỹ, nhà thiết kế, các doanh nghiệp dệt may. Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều vấn đề như: Lễ phục Nhà nước qua các thời kỳ; Lễ phục của các nước trên thế giới; yêu cầu về bản sắc văn hóa trong Lễ phục Nhà nước; yêu cầu của Lễ phục trong công tác đối ngoại cấp Nhà nước, trong cuộc sống đương đại, các yêu cầu để lựa chọn lễ phục phù hợp với thời tiết, màu sắc, chất liệu của lễ phục... Một số ý kiến tại Hội thảo cho rằng, chủ đề Lễ phục trước đây đã nhiều lần được tổ chức lấy ý kiến nhưng chưa thành công, một trong những nguyên nhân là do xác định đối tượng quá rộng, không dễ để tìm được một bộ Lễ phục đáp ứng nhiều điều kiện, hoàn cảnh sử dụng. Do đó, Bộ nên xác định rõ khái niệm thế nào là Quốc phục, trang phục dâc tộc truyền thống, Lễ phục nhà nước từ đó mới tập trung lấy ý kiến đóng góp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao… Đa số các ý kiến nhất trí với bộ áo dài khăn đóng dùng cho nam giới đi cùng với áo dài dành cho nữ là trang phục dân tộc truyền thống, còn Lễ phục nhà nước nên là âu phục dành cho nam và áo dài dành cho nữ. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng đinh, tất cả các ý kiến đóng góp trong Hội thảo, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, chọn lọc, định hình thành những ý kiến tương đối thống nhất, được đại đa số hưởng ứng, đồng quan điểm. Trên cơ sở đó đặt ra tiêu chí để phát động cuộc thi thiết kế Lễ phục Việt Nam, kêu gọi sự sáng tạo của các nhà thiết kế và cả những người không thiết kế nhưng có nhiều quan tâm. H.H Hội thảo về Lễ phục nhà nước Sáng 19/4, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Hội thảo “Tuổi trẻ các dân tộc với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam”. 77 đại biểu của 45 dân tộc đại diện cho thanh niên các dân tộc trong cả nước tham dự Hội thảo. Tuy nhiên, tham luận của các đại biểu trình bày tại Hội thảo còn mang tính khái quát, chung chung, các giải pháp đối với việc kế thừa, phát huy giá trị truyền thống văn hóa gia đình được nêu khá giống nhau và có thể bắt gặp ở nhiều các hội thảo tương tự. Ví dụ: đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền các gia đình sống văn minh, văn hóa; tổ chức tập huấn về văn hóa gia đình cho Đoàn Thanh niên; tổ chức các hội thi… Tới phần thảo luận, các đại biểu mới tích cực trình bày những tâm tư của mình về những vấn đề liên quan tới văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa gia đình hiện nay nói riêng. Nhưng hầu hết đều nêu các vấn đề còn tồn tại và bày tỏ mong muốn được giúp đỡ để giải quyết chứ không đại biểu nào nêu được các kinh nghiệm để những người khác có thể học tập, áp dụng vào thực tiễn. Lương Thị Mai Huyền, người Thái ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bày tỏ trăn trở trước việc dân tộc Ơ đu, một dân tộc rất ít người ở huyện của cô hiện không có tiếng nói, chữ viết riêng, không còn giữ được phong tục tập quán mà phải mượn của dân tộc Thái. Mai Huyền mong muốn các cấp lãnh đạo có biện pháp nào giúp đỡ bà con Ơ đu khôi phục được tiếng nói, chữ viết và lưu giữ được các giá trị văn hóa của mình. Một đại biểu người Chăm nêu lên tình trạng đám tang của người dân tộc mình hiện vẫn còn kéo dài, tốn kém vì phải mổ trâu, trở thành gánh nặng của nhiều gia đình còn khó khăn. Đại biểu này cũng đề nghị các chuyên gia văn hóa, nhà quản lý có cách nào hạn chế tình trạng này. Đại biểu Pờ Pó Mé, người Si La ở Lai Châu đề nghị có chính sách nào giúp đàn ông dân tộc mình cùng chịu khó làm ăn với vợ vì phụ nữ Si La là lao động chính trong gia đình, còn đàn ông hay rượu chè, không lên nương rẫy. Đại biểu này cũng bày tỏ mong muốn có chính sách giúp thanh niên phát triển kinh tế mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một số các hủ tục khác như bắt vợ, phụ nữ không được coi trọng trong gia đình… cũng được đề cập trong Hội thảo, song đều dừng ở mức độ nêu vấn đề, đề nghị được giúp đỡ. Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phần nào giúp các đại biểu trẻ tìm cách tháo gỡ những khó khăn. Về tục tổ chức đám ma kéo dài, thịt trâu gây tốn kém, ông gợi ý các bạn trẻ tìm cách thuyết phục những người lớn tuổi thay vì làm thịt trâu thì đốt trâu bò bằng hàng mã. Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho Hội thảo“Tuổi trẻ các dân tộc với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam”
  • 7. 7số 1021 l 25.4.2013 quản lý nhà nước Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ đạo diễn sân khấu tại TP Hồ Chí Minh từ 22/4-2/5/2013. Mục đích chính của cuộc thi là tìm kiếm nguồn nhân lực sáng tạo cho ngành Sân khấu. Bấy lâu, đạo diễn tâm huyết cho sân khấu không còn như trước nữa. Đây cũng là dịp để các đạo diễn sân khấu trẻ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, phát hiện những tìm tòi mới trong sáng tạo nghệ thuật... Năm nay, 22 đạo diễn trẻ sẽ so tài 22 vở diễn, trong đó có 13 vở kịch nói, 05 cải lương, 01 múa rối, 01 chèo, 01 kịch hình thể, 01 kịch hát. Đây là các vở diễn đã và đang rất ăn khách trên sân khấu toàn quốc. Trong tổng số 22 đạo diễn trẻ tham dự cuộc thi lần này, TP Hồ Chí Minh có tới 16 tác phẩm. Một số tên tuổi đạo diễn trẻ với tác phẩm đầu tay như: Trịnh Kim Chi, Hòa Hiệp, Xuân Trang (Sân khấu Hồng Vân); Phan Quốc Kiệt (Nhà hát Trần Hữu Trang); Đặng Thanh Nga (Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh)... đang thổi làn gió mới cho sân khấu kịch. Ban Tổ chức cho biết: Một trong những điểm mới của cuộc thi năm nay là sẽ sắp xếp thời gian và địa điểm dự thi theo nhu cầu của các sân khấu. Một số sân khấu xã hội hóa muốn tổ chức tại đơn vị mình, có bán vé để trang trải kinh phí. Còn lại, địa điểm chính vẫn là Sân khấu Thế giới trẻ tại 125 Cống Quỳnh. Với không gian khoảng 300 ghế ngồi, có sân khấu quay nên sẽ tạo điều kiện cho việc thay đổi cảnh trí dễ dàng và không gian vừa đủ để thưởng thức tác phẩm. Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu chính thức khai mạc vào tối 22/4, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh. Song song với cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ tổ chức buổi tọa đàm về một số vấn đề liên quan đến đạo diễn trẻ sân khấu. NguyễN tHANH Ngày 14/4, Triển lãm ảnh kỷ niệm 101 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành (15/4/1912- 15/4/2013) do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán nước CHDCND Triều Tiên tổ chức đã chính thức khai mạc. Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tới dự và cắt băng khai mạc Triển lãm. Cùng dự buổi Lễ còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam Kim Chang II và nhiều quan khách hai nước. Triển lãm ảnh kỷ niệm 101 năm Ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành giới thiệu tới công chúng gần 200 bức ảnh màu và đen trắng, phim tài liệu, cùng nhiều loại sách, bưu ảnh, tờ gấp… về chân dung, cuộc đời của Chủ tịch Kim Nhật Thành, về mối quan hệ hữu nghị, thân tình giữa hai nước Việt Nam - Triều Tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành khởi xướng, được các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp. Triển lãm cũng dành một phần quan trọng giới thiệu về đất nước Triều Tiên giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, đặc biệt là những thành tựu to lớn mà nhân dân Triều Tiên đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hơn 60 năm qua. Cùng với nhiều hoạt động khác, việc phối hợp tổ chức Triển lãm lần này là một hoạt động văn hoá giàu ý nghĩa, thiết thực góp phần vào việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước ngày càng phát triển. H.H Khai mạc triển lãm ảnh kỷ niệm 101 năm Ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành Tìm kiếm tài năng trẻ đạo diễn sân khấu rằng cách làm này ít tốn kém hơn mà vẫn giữ được nét đẹp tâm linh lo lắng cho người đã khuất. Ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Bộ VHTTDL cũng có câu trả lời rất xác đáng rằng: Đồng bào các dân tộc phải là những người đầu tiên chịu trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc mình và đó là cách bảo tồn tốt nhất. Còn nhà nước và các cấp, các ngành chỉ hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ về chính sách. Ông cũng cung cấp thông tin về các chính sách giáo dục, tạo đang được Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện nhằm giúp các dân tộc bảo tồn, khôi phục tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Các đề nghị của đại biểu tham dự Hội thảo đều đã có các chính sách tương ứng, như: Dự án bảo tồn các dân tộc ít người (Ủy ban Dân tộc), Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (Bộ VHTTDL), Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010- 2015 (Bộ Giáo dục và Đào tạo)… Điều này chứng tỏ thanh niên các dân tộc vẫn chưa nắm được các chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho mình để tìm các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hòa hợp các yếu tố hiện đại - truyền thống. tHtt
  • 8. 8 số 1021 l 25.4.2013 quản lý nhà nước Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã ban hành Quyết định số 1378/QĐ-BCĐ ngày 12/4/2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2013-2015. Theo Kế hoạch, năm 2013 chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong cả nước tiến hành kiện toàn, hợp nhất Ban Chỉ đạo các cấp; thành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo các cấp, ổn định bộ máy và hoàn thiện các văn bản quản lý về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tham mưu hướng dẫn khung ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp tỉnh; trong đó bổ sung thành viên Ban Tuyên giáo Trung ương làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Quy chế này quy định cụ thể nội dung hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chương trình truyền thông quốc gia về phát triển văn hóa cơ sở bao quanh chủ đề: “Truyền thông và văn hóa Việt Nam” với các cơ quan truyền thông trong cả nước, để thống nhất cách thức tuyên truyền hoạt động của phong trào. Năm 2014, chỉ đạo điểm nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại 06 quận, huyện đại diện 03 miền; phong trào xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” tại 08 xã đại diện 08 khu vực; phong trào xây dựng “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” tại 06 phường, thị trấn đại diện 03 miền; phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tại 09 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đại diện 03 miền trong cả nước. Năm 2015, chỉ đạo các tỉnh/thành Tổng kết 15 năm Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2000-2015, tiến tới tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết 15 năm Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2000-2015. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương chuẩn bị nội dung các cuộc họp định kỳ của Ban Chỉ đạo (06 tháng đầu năm, 06 tháng cuối năm). Các giải pháp thực hiện Kế hoạch như: Duy trì và đổi mới các hình thức tuyên truyền; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; Tăng cường huy động nguồn lực; Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng; Tăng cường công tác nghiệp vụ... N.H Kế hoạch thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”giai đoạn 2013-2015 Tại Quyết định số 1409/QĐ- BVHTTDL ngày 15/4/2013, Bộ VHTTDL phê duyệt Kế hoạch triển khai hoạt động tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên phương tiện tàu hoả Bắc- Nam do Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV năm 2013. Kế hoạch nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên phương tiện tàu hoả Bắc-Nam đồng thời để tôn vinh giá trị của gia đình, nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, thay đổi nhận thức về các hành vi bạo lực gia đình, góp phần làm giảm bảo lực trong gia đình. Các hoạt động cụ thể triển khai Kế hoạch gồm: Xây dựng các phóng sự tiếng tuyên truyền về gia đình và phát trên loa phát thanh các chuyến tàu hoả Bắc-Nam; xây dựng các phóng sự có hình tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phát trên màn hình LCD các chuyến tàu hoả Bắc-Nam. Nội dung tuyên truyền: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về gia đình, giáo dục đạo đức lối sống, các kỹ năng ứng xử trong gia đình; phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan, đồng thời giới thiệu, biểu dương các gia đình tiêu biểu, các tập thể, cá nhân điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phê phán, lên án các hành vi bạo lực gia đình. Q.C Tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên phương tiện tàu hỏa
  • 9. quản lý nhà nước 9số 1021 l 25.4.2013 Diễn ra trong các ngày 20 và 21/4, tạiVăn Miếu - QuốcTử Giám (Hà Nội), Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2013 thu hút hàng nghìn người dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại Thủ đô tham gia. Năm 2013, sự kiện này do Bộ VHTTDL phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức nhằm hưởng ứng thông điệp của UNESCO về Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 năm 2013. Phát biểu tại Ngày hội, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2013 được tổ chức nhằm nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về giá trị, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách con người. Từ đó, khuyến khích đọc và hình thành thói quen đọc, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập, một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày hội cũng là dịp để tôn vinh sách, tác giả, tác phẩm, tôn vinh những người làm việc trong lĩnh vực xuất bản, phát hành, thư viện và quảng bá sách tới công chúng. Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm nay sôi nổi với các hoạt động: Triển lãm giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp của các nhà văn, nhà thơ nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật; Trình diễn thơ, văn xuôi của các tác giả trẻ, giao lưu tác giả tác phẩm; Triển lãm những cuốn sách đạt giải Sách hay, sách đẹp;Thi xếp sách nghệ thuật của các nhà xuất bản, nhà sách; Thi vẽ tranh theo sách của các em học sinh tiểu học; đọc và trình diễn tác phẩm của các nhà văn trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam với mong muốn đem các tác phẩm văn xuôi đến gần hơn với công chúng. Một hoạt động hấp dẫn khác diễn ra chiều cùng ngày, là khán giả có dịp giao lưu với nhà văn trẻ Bích Lan, người được biết đến với tự truyện “Không gục ngã”, dịch giả của nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng như “Triệu phú khu ổ chuột”, gần đây nhất là bộ truyện “Cuộc sống không giới hạn” và “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” của Nick Vujicic. Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm nay, Ban Tổ chức đã nhận được sự hỗ trợ của 40 đơn vị, nhà xuất bản, nhà sách với gần 3.000 cuốn sách và một số trang thiết bị thư viện. Nhân dịp này, NXB Kim Đồng đã xây dựng chương trình tặng 1 triệu cuốn sách cho trẻ em nghèo cả nước, cho khoảng 2.000 thư viện, tủ sách (giai đoạn 2013-2015). Công ty Văn hóa, sáng tạo Trí Việt có sáng kiến xây dựng tủ sách “Hạt giống tâm hồn”. Một hoạt động nhận được sự đồng tình của nhiều người là Chương trình đổi sách giấy lấy sách điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Vinapo và anh Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập ra tổ chức cung cấp tủ sách cho các dòng họ ở khu vực nông thôn khởi xướng. Công ty đã trao 50.000 bản sách cho BTC để xây dựng nông thôn mới và sách hóa nông thôn. N.H Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2013 Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 1010/BVHTTDL-KHTC thoả thuận về quy mô nội dung đầu tư điểm vui chơi trẻ em huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhất về cơ bản nội dung dự án xây dựng điểm vui chơi trẻ em huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Việc đầu tư xây dựng công trình điểm vui chơi trẻ em sẽ tạo ra các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em góp phần nâng cao tri thức và đời sống tinh thần cho người dân trong khu vực thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Để dự án có tính khả thi đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam và chủ đầu tư dự án lưu ý về quy mô xây dựng. Đối tượng phục vụ của dự án là trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nên đề nghị chủ đầu tư của dự án nghiên cứu các môn thể thao phù hợp với vùng miền, lứa tuổi và vận động trẻ em để đầu tư xây dựng như bóng bàn, bóng rổ... Các hạng mục trang thiết bị khu vui chơi giải trí ngoài trời cần bổ sung phong phú hơn để đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí cho trẻ em. Đối với hạng mục đầu tư thiết bị, Bộ VHTTDL đề nghị ban quản lý dự án huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam tuỳ theo khả năng nguồn lực đầu tư để phân kỳ đầu tư và lựa chọn các hạng mục cũng như danh mục đáp ứng được kịp thời nhu cầu giải trí, sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ em vùng dân tộc. Danh mục thiết bị có thể như sau: Thiết bị phòng chức năng: Âm nhạc, Hội hoạ, Thể dục nghệ thuật...; Thiết bị đồ chơi trẻ em: Nhà chơi cầu trượt, xích đu, đu quay mâm quay, bập bênh, thú nhún...; Thiết bị rèn luyện thể chất: Bộ thể chất đa năng, cầu thăng bằng dao động, xà đơn, xà kép, bộ gôn bóng đá, bóng, bộ cờ, bộ cầu lông... Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách của địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện đúng mục tiêu của dự án. Đ.N Đầu tư điểm vui chơi trẻ em huyện Đông Giang, Quảng Nam
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1021 l 25.4.2013 Phát biểu chào mừng, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định: 5 năm qua, bằng nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, có ý nghĩa về bảo tồn, giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam đã từng bước lan toả và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp tục khẳng định sức sống, sự trường tồn của văn hoá các dân tộc Việt Nam. Năm 2013 được Chính phủ quyết định chọn là Năm Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh các giá trị của gia đình, tiếp tục khẳng định “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại”. Năm Gia đình Việt Nam đã được các cấp, ngành, địa phương và từng gia đình hưởng ứng, tiếp nhận và thực hành bằng những hoạt động, việc làm hết sức phong phú, thiết thực. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh bày tỏ ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động, việc làm thiết thực chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam, hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam. Để Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 19/4 hằng năm đi vào nề nếp và thực sự phát huy mục đích, ý nghĩa, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trân trọng đề nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền - giáo dục, quảng bá tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam; tương trợ giúp nhau về mọi mặt; có nhiều việc làm thiết thực từ cái ăn, cái mặc, đến cái chữ… thật cụ thể với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, nơi rẻo cao, biên giới, hải đảo. tHtt Chươngtrìnhnghệthuật… Tối 17/4, tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng (1288-2013) và đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cùng đông đảo quan khách, người dân tham dự buổi Lễ. Phát biểu tại buổi Lễ, PhóThủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Đây là khu di tích quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đặc biệt, Chiến thắng lịch sử Bạch Đằng năm 1288, Trần Quốc Tuấn đã nâng nghệ thuật chiến tranh nhân dân lên một tầm cao mới. Sự kiện kỷ niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng và công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử Bạch Đằng là sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng, tri ân đối với các tiền nhân của dân tộc. Quảng Ninh cần hoạch định tốt tuyến du lịch di tích lịch sử Bạch Đằng để phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời hoạch định những tuyến du lịch liên kết di tích đưa các không gian bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể vào quy hoạch chung để định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh khẩn trương phổ biến quy hoạch sâu rộng tới các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức, quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch, có kế hoạch cụ thể hằng năm để triển khai quy hoạch một cách hiệu quả. Thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Bạch Đằng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh và thị xã Quảng Yên. Đ.N Khu di tích Bạch Đằng đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, đối với lĩnh vực văn hóa, tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2015 có 40% huyện, thành phố có trung tâm văn hóa và 90% huyện, thành phố có thư viện; 40% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa thể thao; 40% thôn, làng có nhà văn hóa sinh hoạt; 60% thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa… Đối với lĩnh vực thể thao, phấn đấu đến năm 2015 có 25% số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 18% số gia đình tập luyện thể dục thể thao/số hộ gia đình toàn tỉnh… Đối với lĩnh vực gia đình, phấn đấu đến năm 2015 có 70% và đến năm 2020 có 80% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Phát triển nhanh và bền vững ngành Du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển; phấn đấu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2020. Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh từ nay đến năm 2020 là 2.397,5 tỉ đồng. Trong đó, đầu tư cho giai đoạn từ nay đến 2015 là 489 tỉ đồng; từ 2015 đến 2020 là 1.908,5 tỉ đồng. CtV KonTum:Gần2.400tỉđồngpháttriểnvănhóa,thểthao,dulịch (Tiếp theo trang 1)
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1021 l 25.4.2013 Ngày 16/4, tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang, Sở VHTTDL 12 tỉnh cụm thi đua Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị triển khai công tác thi đua năm 2013. Phó Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP Hồ Chí Minh Lê Duy Khánh đã trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ cho SởVHTTDLcác tỉnhAn Giang, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và tặng Bằng khen của Bộ cho các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong hoạt động thi đua năm 2012, ngành VHTTDLcác tỉnh vùng ĐBSCL đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của từng địa phương. Tỉnh An Giang, Sóc Trăng đã lập hồ sơ khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khơ me” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tỉnh Long An hoàn thành báo cáo khoa học và phim tư liệu về đề tài nghiên cứu Di sản văn hóa phi vật thể “Ẩm thực Đồng Tháp Mười ở Long An”; Cà Mau phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học tổ chức trưng bày chuyên đề “Truyền thông dựa vào cộng đồng với giọng nói chủ thể”; tỉnh Trà Vinh hoàn thành dự án “Sưu tầm hiện vật điêu khắc - hội họa dân tộc Khơ me”. Trong lĩnh vực du lịch năm 2012 có trên 13 triệu lượt du khách đến 12 tỉnh cụm thi đua Tây Nam bộ với doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng; trong đó nổi bật là các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang. Năm 2013, cụm thi đua Tây Nam bộ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2013 của Bộ VHTTDL đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực; đẩy mạnh cuộc vận đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”; phát huy hoạt động xã hội hóa bằng các hình thức đa dạng nhằm huy động nguồn lực và sự sáng tạo cho sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch. Cum thi đua Tây Nam bộ đã bầu ra Cụm trưởng năm 2013 thuộc về Sở VHTTDL Long An do Giám đốc sở Phạm Văn Trấn đứng đầu, Cụm phó thuộc về Sở VHTTDLtỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang. Hồ tHANH TặngCờthiđuaxuấtsắcchongànhVănhóa, ThểthaovàDulịchcụmTâyNamBộ Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, tối 15/4, tại quảng trường Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng yên đã long trọng tổ chức Khai mạc các lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến. thứ trưởng Bộ VHttDL Đặng thị Bích Liên đã đến dự. Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Đỗ Xuân Tuyên, Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Việc tổ chức lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến năm 2013 là dịp giới thiệu với du khách bốn phương về vùng đất, con người Phố Hiến – Hưng Yên… Mảnh đất Phố Hiến xưa mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử nay là thành phố trẻ Hưng Yên đang vững bước trên chặng đường hội nhập và phát triển. Đây là năm thứ 7 thành phố Hưng Yên phục dựng và tổ chức lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của cha ông để lại. Năm nay lễ hội được nâng lên quy mô cấp tỉnh đổi thành lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến. Sau Lễ Khai mạc là chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Phố Hiến - ánh sáng trong trầm tích phù sa sông Hồng" với sự tham gia của gần 300 diễn viên chuyên và không chuyên đến từ Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, Nhà hát Chèo Hưng Yên cùng học sinh một số trường THPT trên địa bàn thành phố. Chương trình nghệ thuật gồm ba chương. Chương I: “Bên dòng sông Cái - Phố Hiến thương cảng lớn nhất Đàng ngoài” nói về lịch sử hình thành của mảnh đất Phố Hiến. Trải qua hàng chục vạn năm, phù sa sông Hồng đã cần mẫn bồi đắp nên mảnh đất Hưng Yên trù phú với Phố Hiến thương cảng lớn nhất Đàng ngoài. Cùng với đó, phù sa của dòng sông Hồng cũng đã đi vào thơ ca, nằm sâu trong tiềm thức và cuộn chảy qua bao nhiêu đời để xây đắp nên tâm hồn người dân Phố Hiến. Chương II: “Phố Hiến một tiểu Tràng An” làm sống lại thời kỳ hưng thịnh của một đô thị cổ được mệnh danh “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Cảnh sinh hoạt của cư dân Phố Hiến xưa được tái hiện sinh động đã gợi cho công chúng biết đến hình ảnh một Phố Hiến “Trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp, sầm uất. Chương III: “Phố Hiến - Thủ phủ trấn Sơn Nam xưa, thành phố Hưng Yên nay” giới thiệu về thành phố trẻ Hưng Yên năng động đang trên đường hội nhập, phát triển nhưng vẫn mang trong mình nét hiền hòa, thanh bình. Phố Hiến – Hưng Yên với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và những sản vật đặc trưng… thực sự hấp dẫn du khách khi về đến Hưng Yên. H.P Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1021 l 25.4.2013 Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, Tổng cục Du lịch (TCDL) sẽ tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2013 vào tháng 10/2013 tại Hải Phòng. Hội thi được tổ chức nhằm tôn vinh nghề hướng dẫn, đồng thời là cơ hội để cho các hướng dẫn viên du lịch trau dồi nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam. Đối tượng được tuyển chọn tham dự Hội thi là các hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa đã được cấp thẻ và đang làm việc (chính thức hoặc cộng tác viên) tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các trung tâm lữ hành, hướng dẫn, thông tin du lịch, xúc tiến du lịch trên cả nước. Tham dự Hội thi dự kiến sẽ có 130 hướng dẫn viên bao gồm 64 hướng dẫn viên nội địa và 66 hướng dẫn viên quốc tế đến từ khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Các thí sinh tham dự sẽ dự thi Vòng loại với phần thi trả lời câu hỏi về nghiệp vụ hướng dẫn và xử lý tình huống; kĩ năng thuyết minh điểm du lịch qua băng hình. Tại vòng thi này, Ban Giám khảo sẽ chọn ra 20 thí sinh đăng kí thi hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế có điểm cao nhất để thi tiếp Vòng chung kết. Tại Vòng chung kết các thí sinh sẽ thi khả năng hoạt náo; thi hùng biện; trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo. Cơ cấu giải thưởng của Ban Tổ chức bao gồm: 02 giải nhất, 02 giải nhì, 04 giải ba và 06 giải khuyến khích. Ngoài ra còn có các giải bổ trợ do các đơn vị tài trợ trao gồm: Giải hướng dẫn viên hùng biện tốt nhất; Giải hướng dẫn viên thể hiện tài năng hay nhất; Giải hướng dẫn viên có câu trả lời hay nhất. t.HằNg Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2013 Dịp lễ nghỉ 30/4 và 01/5 năm 2013, Công ty cổ phần Đồng Xuân chính thức đưa hai tuyến tham quan các khu phố cũ Hà Nội (còn gọi là “khu phố Pháp”) bằng xe điện vào hoạt động, phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hai tuyến du lịch này sẽ giúp du khách khám phá, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc gắn với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Giá trị nổi bật của các khu phố cũ là không gian kiến trúc đặc trưng của Pháp với những công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay. Đó là: Ga Hà Nội, Nhà hát Lớn, trường Đấu Xảo (nay là Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội), trường Đại học Y Dược Hà Nội, Nhà khách Chính phủ… Tiếp đó là những di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao như cụm di tích hồ Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ, nhà tù Hỏa Lò, đình Cổ Vũ cùng “con đường tơ lụa” nổi tiếng của đất Kẻ Chợ xưa. Tuyến tham quan số 1 dài khoảng 6 km, thời gian 40 phút với 7 điểm dừng đỗ, đón trả khách, bắt đầu từ bến xe điện đường ĐinhTiên Hoàng – Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Hàng Gai – Hàng Bông – Cửa Nam – Lê Duẩn – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ - LýThường Kiệt – Lê Thánh Tông – Tông Đản – Cổ Tân – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng. Tuyến tham quan số 2 dài khoảng 7 km, thời gian 45 phút với 8 điểm dừng đỗ, đón trả khách, bắt đầu từ bến xe điện đường ĐinhTiên Hoàng – Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Lê Thái Tổ - Bà Triệu – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ - Hai Bà Trưng – Hỏa Lò – Lý Thường Kiệt – Lê Thánh Tông – Tràng Tiền – Tông Đản – Cổ Tân – Lý Thái Tổ - Lê Thạch – Đinh Tiên Hoàng. H.L HàNội:Khởiđộngtuyếnthamquancáckhuphốcũbằngxeđiện Nhân dịp 30/4, Nhà hát Tuổi trẻ cho ramắtChươngtrìnhFestival“Đờicười”, tập hợp tất cả các tiểu phẩm đặc sắc nhất từ Đời cười 1 đến Đời cười 11. Đây cũng là hoạt động nằm trong Chương trình kỷ niệm35nămThànhlậpNhàhátTuổitrẻ, diễn ra trong 2 ngày 30/4 và 01/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Khán giả sẽ được xem lại những tiểu phẩm từng được nhiều người yêu thích như: Qua sông, Khúc giao hưởng tâm tình, Con một, Công nông về làng, Bến ô sin, Thần lô, thánh đề. Trải qua 11 năm tìm tòi, thử nghiệm, “Đời cười” ra đời lúc đầu được xem như mộtgiảipháptìnhthếnhằmđưakhángiả đến với sân khấu. Nhưng bằng sự sáng tạo, say mê, nhiệt huyết và tài năng của các nghệ sĩ, “Đời cười” ngày càng khẳng định được thương hiệu và trở thành một trongnhữngchươngtrìnhhútkháchnhất. Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung cho biết: “Tới đây, Nhà hát sẽ chọn lựa những tiểu phẩm hài đặc sắc nhất trong “Đời cười” để tái ngộ công chúng Thủ đô, gồm “Sự trớ trêu của sếp và lợn”, “Chuyện tình của nàng LýTamTam”, “Người ngay sợ kẻ gian”, “Chữa bệnh nói nhiều". Chương trình hội tụ nhiều “sao” của sân khấu miền Bắc như: Nghệ sĩ Nhân dân Lê Khanh, Minh Hằng, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung, Vân Dung, Anh Tú, Ngọc Huyền, Tuấn Anh, Đức Khuê… những tên tuổi nghệ sỹ đã làm nên “Đời cười”. “Đời cười” gắn với tên tuổi của Nghệ sĩ Nhân dân Lê Hùng và Ban Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ hiện nay vẫn tiếp tục phát triển thương hiệu, tạo được niềm yêu thích của khán giả. NguyễNtHANH Festival“Đờicười”
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1021 l 25.4.2013 Kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 16/4, tại thôn Tân Hà, xã Đại Lãnh, UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng tượng đài Chiến thắng Thượng Đức. Tượng đài chiến thắng Thượng Đức được xây dựng trên diện tích 8,2 ha bao gồm: Tượng đài chính, sân hành lễ, cây xanh, điện chiếu sáng … với tổng kinh phí hơn 10,5 tỷ đồng, do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tài trợ. Tượng đài chiến thắng Thượng Đức do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng phối hợp với công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư quy hoạch và thiết kế Quảng Nam thiết kế và được Hội đồng nghệ thuật tỉnh Quảng Nam góp ý thông qua. Tượng đài làm bằng đá Granic, chiều cao tượng đài 18,2 mét. Tượng đài chiến thắng Thượng Đức được xây dựng hướng về phía Đông Bắc. Theo kế hoạch, công trình tượng đài chiến thắng Thượng Đức sẽ hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Thượng Đức ngày (1974 - 2014). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, căn cứ Thượng Đức nằm trên địa phận xã Đại Lãnh bị Mỹ- ngụy biến thành một hệ thống quân sự hầm ngầm liên hoàn bê tông cốt thép kiên cố, được địch xem như là cánh cửa thép phía Tây Đà Nẵng, là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch tấn công giải phóng Thượng Đức do Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304), Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324), cùng các đơn vị pháo binh, công binh, phòng không phối thuộc và lực lượng bộ đội địa phương đảm nhiệm thực hiện diễn ra từ ngày 29/7 đến 07/8/1974. Chiến thắng Thượng Đức của quân và dân ta đã đập tan “cánh cửa thép” phía Tây Đà Nẵng, làm choáng váng cả chế độ ngụy quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Đây được xem là trận chiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975; trở thành bản anh hùng ca cách mạng bất khuất trong thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước của quân và dân tỉnh Quảng Nam nói riêng và của quân đội nhân dân Việt Nam nói chung. ĐứC KiêN Quảng Nam: Khởi công xây dựng tượng đài Chiến thắng Thượng Đức Với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5 do TP Huế tổ chức sẽ được diễn ra từ ngày 27/4 - 01/5 tại TP Huế. Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5 thu hút đươc nhiều nghệ nhân "bàn tay vàng" và làng nghề đến từ Huế, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Giang, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, An Giang, Ninh Thuận, Bình Dương... sẽ mang đến những hoạt động thao diễn sản xuất, hướng dẫn khách cùng tham gia làm các sản phẩm gốm, thêu, dệt Zèng, dệt lụa - thổ cẩm, mây tre, sơn mài, pháp lam, nón lá, mỹ nghệ gỗ và kim hoàn, mỹ nghệ đồng, bạc, hoa giấy, tranh mộc bản, ẩm thực... Nhiều sản phẩm có mặt tại Festival này không chỉ là hàng hóa, mà còn là những tác phẩm tinh hoa một đời người. Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2013 sẽ diễn ra hoạt động tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề tại Công viên Tứ Tượng và đường Nguyễn Đình Chiểu, với sự tham gia của 200 nghệ nhân “bàn tay vàng”, nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú đến từ 21 làng nghề truyền thống nổi tiếng, đồng thời sẽ trưng bày sản phẩm, giới thiệu kỹ thuật và các công đoạn, quy trình sản xuất độc đáo của các nghề và làng nghề… Đặc biệt, khách thăm quan có thể cùng thao tác và sáng tạo, làm ra các sản phẩm và mang về kỷ niệm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Chương trình nghệ thuật "Tinh hoa Nghề Việt" tại lễ khai mạc được tổ chức tại sân khấu Bia Quốc học lúc 19 giờ 45 ngày 27/4, gồm nhiều tiết mục ca múa nhạc độc đáo ca ngợi quê hương, đất nước, tôn vinh các nghề truyền thống, với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu đến từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Huế. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2. Cùng với chương trình nghệ thuật là buổi trưng bày một số hình ảnh về TP Saijo của Nhật Bản (thành phố kết nghĩa với TP Huế), giới thiệu về trang phục truyền thống của người dân Saijo và ẩm thực Nhật Bản với trà đen Ishizuchi. Đáng chú ý, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5 sẽ tổ chức triển lãm "Métamorphoses", với sự hội tụ 80 mẫu dệt may độc đáo, từ cổ xưa đến hiện đại. Bộ sưu tập này sẽ chứng tỏ tính đa dạng của các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và nguồn nhân lực trên thế giới; đồng thời cũng cho cho thấy các kỹ năng dệt may được lưu truyền và phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu khắp thế giới. N.t Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5
  • 14. Sự kiện vấn đề 14 số 1021 l 25.4.2013 Chiều 18/4, tại Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch Hà Nội” do Sở VHTTDL Hà Nội tổ chức, vấn đề mấu chốt được bàn thảo là việc xóa bỏ tính tự phát trong khai thác giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch. Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã xác định rõ nhận thức và quan điểm về mối quan hệ biện chứng và tương hỗ giữa di sản văn hóa và du lịch; giữa khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị để việc phát huy giá trị di sản văn hóa cho phát triển du lịch Hà Nội thực hiện một cách khoa học, bài bản và hiệu quả, dần xóa bỏ tính tự phát trong khai thác du lịch văn hóa. Các đại biểu cũng chỉ ra nhiệm vụ cụ thể trong sự gắn kết giữa các điểm đến văn hóa và doanh nghiệp du lịch, đặc biệt trong quảng bá, giới thiệu, đầu tư xây dựng sản phẩm mới. Một mặt, việc đảm bảo hài hòa lợi ích mang lại từ phát triển du lịch văn hóa cũng được tính đến để cả điểm văn hóa và người tham gia vào các hoạt động văn hóa đều được thụ hưởng những lợi ích mang lại từ du lịch. Từ đó các nhà quản lý, người làm du lịch có thể huy động tối đa các nguồn nhân lực địa phương tại các điểm văn hóa tham gia làm du lịch. Các nhà khoa học cũng cho rằng, thành phố và các địa phương cần khuyến khích chính các doanh nghiệp du lịch đầu tư trực tiếp vào các điểm đến văn hóa hoặc khu vực lân cận để phát triển du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác. Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khuyến nghị: Thách thức cần ưu tiên giải quyết đối với Hà Nội hiện nay là đảm bảo sự cân bằng mang tính bền vững giữa lịch sử và di sản của thành phố, giữa sức ép hiện đại hóa và nhu cầu của người dân, giữa một “mái nhà” của người dân và sự trải nghiệm của hàng triệu lượt du khách đến đây mỗi năm. Tiến sĩ Nguyễn Đình Dương và thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng: Hà Nội cần xây dựng một chiến lược du lịch Thủ đô cả tầm dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các dự án du lịch trong 10 – 20 năm tiếp theo, xác định rõ những dự án trọng điểm, có tính khả thi cao. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phải có chiến lược du lịch hướng đến phát triển chất lượng du khách thay vì số lượng, thu hút du khách lưu trú lâu hơn. Hà Nội được đánh giá đa dạng về chủng loại, phong phú về loại hình di sản văn hóa. Tuy vậy, việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của Hà Nội; trong đó rất nhiều các điểm di tích, các loại hình văn hóa chưa được khai thác. Điển hình như chùa Đậu với hai pho “tượng táng” của hai thiền sư, đình cổ Chu Quyến, làng cổ Đông Ngạc, làng nghề Phú Vinh, Chuông Ngọ, những bộ môn nghệ thuật truyền thống ca trù, chèo, xẩm, võ thuật. Ngay cả di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, hội Gióng, thành Cổ Loa chưa được tổ chức, quảng bá và giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước. Ngay cả những điểm đến đã được đưa vào các chương trình du lịch, được nhiều du khách biết đến vẫn còn những bất cập, hạn chế hiệu quả khai thác kinh doanh và quảng bá du lịch. Từ cách thức tổ chức tiếp đón, phục vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, môi trường đến nghệ thuật trình diễn, giới thiệu và chào bán sản phẩm, mẫu mã... H.yếN Xóa bỏ tính tự phát trong khai khác du lịch văn hóa Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa chào mừng 38 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013) và 127 năm ngày Quốc tế lao động. Nội dung bao gồm: Tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại khu vực đền Bà Kiệu, các khu vực công cộng tại các quận, huyện, thị xã; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật, mỹ thuật về chiến thắng lịch sử 30/4/1975; Tôn tạo, trùng tu, phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng - kháng chiến của Thành phố; Tổ chức các hoạt động gặp mặt, giáo dục truyền thống tại cơ sở; gắn biển các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng kháng chiến. Trọng tâm các hoạt động chào mừng kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như UBND TP. Hà Nội phối hợp với tỉnh NghệAn tổ chức chương trình Liên hoan tiếng hát “Làng Sen” vào dịp 19/5/2013; Phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tại khu vực đền Bà Kiệu, các khu vực công cộng tại các quận, huyện, thị xã; Tổ chức Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam - Hà Nội 2013; Công chiếu phim tài liệu, xuất bản sách, ảnh, các ấn phẩm khác về Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đ.N Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm các ngày lễ lớn
  • 15. Sự kiện vấn đề 15số 1021 l 25.4.2013 Từ ngày 16/4-20/4, chương trình tập huấn đầu tiên hỗ trợ các khu Di sản Thế giới Huế, Hội An và Hoàng thành Thăng Long xây dựng Kế hoạch Quản lý nguy cơ thảm họa đã được tổ chức tại thành phố Huế. Đây là kết quả của sự điều phối chung giữa UNESCO tại Việt Nam (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc), ICCROM (Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu Di sản Văn hóa) và Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong thời gian 5 ngày tập huấn, cán bộ các khu Di sản thế giới và các cơ quan có trách nhiệm sẽ thảo luận về nhu cầu xây dựng các kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa cũng như các phương pháp và công cụ chuẩn bị, ứng phó và phục hồi trong trường hợp xảy ra thảm họa. Đồng thời, các cán bộ tham gia khóa tập huấn sẽ tìm hiểu các giai đoạn khác nhau trong quá trình lập kế hoạch, từ đó xây dựng một khung kế hoạch quản lý nguy cơ thảm họa cho các khu di sản. Trong sáu tháng tiếp theo đợt tập huấn ở Huế, các cán bộ này sẽ xây dựng bản Kế hoạch Quản lý nguy cơ thảm họa cho khu di sản của mình theo một quy trình có sự tham gia và trao đổi thông tin rộng rãi với các đơn vị liên quan. Các chuyên gia của UNESCO, ICCROM và Cục Di sản văn hóa sẽ tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật trong toàn bộ quá trình này. Các bản thảo Kế hoạch Quản lý nguy cơ thảm họa cho các Di sản Thế giới Huế, Hội An và Thăng Long sẽ được đánh giá và hoàn thiện tại một hội thảo tổng kết dự án, dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2013 tại Hoàng thành Thăng Long. Tại các buổi tập huấn, các học viên sẽ sử dụng cuốn Cẩm nang Hướng dẫn Quản lý nguy cơ thảm họa cho Di sản thế giới do Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO và ICCROM biên soạn từ năm 2007. Cuốn sách sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và các bài học kinh nghiệm rút ra từ các khóa tập huấn này sẽ được phổ biến rộng rãi đến các khu Di sản thế giới khác tại Việt Nam. H.P Xây dựng Kế hoạch Quản lý nguy cơ thảm họa cho các khu Di sản thế giới Nhân dịp kỷ niệm 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng (1288- 2013) và hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, sáng 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng phối hợp tổ chức Giải đua thuyền chải vượt sông Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tham dự Giải có 13 đội bơi chải nam nữ (9 nam và 4 nữ) của các địa phương: thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) và huyện Cát Hải, huyện Thủy Nguyên, quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng). Điểm xuất phát đường đua tại Bến phà Rừng ( thị xã Quảng Yên), đích và quay vòng đầu Bến phà Rừng (phía Thủy Nguyên - Hải Phòng). Các thuyền chải nam, nữ (mỗi thuyền 10 người, không kể chèo lái và chỉ huy) đua đồng hàng 700m và đua quay vòng 1.400m để giành các bộ huy chương và giải thưởng theo Điều lệ giải. Ban tổ chức đã trao giải cho các hạng 700m và 1.400m cho các tập thể xuất sắc gồm có: huyện Thuỷ Nguyên và huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng); xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên và Hạ Long I, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Đây là giải thể thao nhằm duy trì và giới thiệu với du khách môn thể thao truyền thống của dân tộc ở 2 địa phương Quảng Ninh và Hải Phòng, qua đó tăng cường mối quan hệ, giao lưu đoàn kết, phát triển phong trào tập luyện và thi đấu môn đua thuyền chải giữa các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng. M.HạNH Giải đua thuyền chải vượt sông Bạch Đằng Sáng 21/4, tại thành phố Vũng Tàu đã diễn ra Giải Việt dã truyền thống Báo Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ XVI năm 2013 tranh cúp Paradise chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao động (01/5) và 123 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5). Tham dự Giải có gần 700 vận động viên đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh và chủ nhà Bà Rịa-Vũng Tàu. Các vận động viên tham gia tranh tài ở các nội dung: 2.000 mét (nữ phong trào dưới 16 tuổi), 3.000 mét (nam phong trào dưới 16 tuổi và nữ phong trào trên 16 tuổi), 5.000 mét (nam phong trào trên 16 tuổi và nữ đội tuyển), 10.000 mét nam đội tuyển. Ngoài ra, Giải còn có các nội dung chạy đồng hành 1.000 mét không tính điểm. Theo Ban Tổ chức, trong số các vận động viên trên, hệ đội tuyển thu hút khoảng 100 vận động viên, hệ phong trào 500 vận động viên. (Xem tiếp trang 16) Giải Việt dã truyền thống Báo Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ XVI
  • 16. nhân tố mới 16 số 1021 l 25.4.2013 Chiều 18/4, SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch Đà Nẵng tổ chức giới thiệu, quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội nhằm thu hút du khách đến với mảnh đất miền Trung này. Một trong những chiến lược quảng bá thương hiệu mà thành phố đang hướng đến đó là phát triển Đà Nẵng như một thành phố sự kiện.Trong năm 2013, bên cạnh cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Đà Nẵng đăng cai thêm hai sự kiện quốc tế là “Trại điêu khắc đá” và “Cuộc đua Marathon”. Riêng cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế trở thành sự kiện văn hóa du lịch lớn, thu hút hàng trăm nghìn lượt tới xem mỗi dịp diễn ra. Bên cạnh đó, du lịch biển Đà Nẵng phát triển mạnh với nhiều bãi biển đẹp, nhiều chương trình nghệ thuật, thể thao trên biển. Du khách tới đây còn được thăm Bảo tàng điêu khắc Chăm, thưởng ngoạn khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo SơnTrà, đèo Hải Vân... Du khách đến với thành phố trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm sẽ được hưởng các mức giá ưu đãi, giảm giá và miễn phí vé tham quan khi sử dụng các dịch vụ khách sạn, tour, nhà hàng, giải trí theo đúng cam kết trước đó của nhà cung cấp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kích cầu du lịch mùa thấp điểm của thành phố. Hoạt động hỗ trợ du khách tại Đà Nẵng hiện được tăng cường mạnh mẽ với sự ra đời của Trung tâm hỗ trợ du khách và Quầy thông tin du lịch Đà Nẵng. Bên cạnh các hoạt động cung cấp ấn phẩm và tư vấn thông tin du lịch cho du khách, Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Đà Nẵng còn phối hợp với các lực lượng chức năng để tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp mà du khách gặp phải. Kể từ năm 2006 đến nay, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng mạnh, gấp 3 lần so với trước. Hiện lượng khách đến Đà Nẵng đạt gần 2,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 630 nghìn lượt. Nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách, hiện hệ thống cơ sở lưu trú của Đà Nẵng đã không ngừng nâng lên về chất và lượng. Tính đến nay, Thành phố có 326 khách sạn với 10.570 buồng phòng. Dự kiến tổng số phòng khách sạn đến năm 2014 và 2015 sẽ là 13.946 và 15.560 phòng. Hải PHoNg Quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội Ngày 21/4, trước những thông tin "các khách sạn ở Sa Pa đã hết phòng vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5", ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa đã " đính chính" và khẳng định: Sa Pa (Lào Cai) vẫn bố trí đủ chỗ ở cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5. Mặc dù, các khách sạn và nhà nghỉ hiện gần như đã được đặt kín chỗ, nhưng có thể có một số đăng ký ảo. Hơn nữa, sau thời gian phát triển du lịch cộng đồng, các điểm du lịch bản làng cũng có khả năng đón tiếp số lượng lớn khách tham quan lưu trú. Với chủ trương không để khách du lịch không có phòng nghỉ khi đến tham quan Sa Pa, UBND huyện Sa Pa sẽ rà soát lại các đơn vị kinh doanh ăn và nghỉ để có thêm chỗ nghỉ phục vụ du khách, đồng thời đưa vào danh sách dự phòng những phòng nghỉ tại các gia đình trong thị trấn đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch. Bên cạnh đó, các gia đình làm dịch vụ du lịch “homestay” tại các xãTảVan, Lao Chải... cũng sẽ đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách khi tới thăm Sa Pa trong dịp này. Giá thuê phòng trong dịp lễ cũng sẽ không tăng cao so với các ngày thường. Do hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã đăng ký giá phòng và phí dịch vụ. Ngoài ra, UBND huyện Sa Pa đã chỉ đạo các ngành chức năng liên quan kiểm soát chặt chẽ giá các dịch vụ trong dịp này, cơ sở nào “chặt chém du khách” sẽ bị xử phạt nghiêm, đồng thời đảm bảo tốt an ninh trật tự và an toàn thực phẩm cho du khách. Hiện Sa Pa có hơn 160 cơ sở lưu trú, với khoảng 3.000 phòng nghỉ, đáp ứng cho khoảng 5.000-6.000 du khách. Các khách sạn cao cấp (loại 3-4 sao), có tầm nhìn đẹp như: Mường Thanh, Châu Long, Hoàng Gia... đều đã kín khách nước ngoài đặt phòng từ ngày 28-4 đến 03-5. Do dịp lễ 30/4 và 01/5 năm nay nghỉ dài tới 5 ngày, vì thế rất đông du khách lên thăm và nghỉ mát tại Sa Pa. Đặc biệt, dịp này UBND huyện Sa Pa tiếp tục tổ chức "Lễ hội trên mây Sa Pa", nên dự kiến lượng du khách sẽ tăng cao vào dịp chính lễ. Chính quyền và nhân dân các dân tộc Sa Pa đang tích cực chuẩn bị đón du khách với phương châm bảo đảm tiện lợi, an toàn. ĐứC MiNH Sa Pa sẵn sàng phục vụ du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 Kết quả, ở hệ đội tuyển nữ 5.000 mét, tỉnh Bình Phước giành các vị trí nhất, nhì, ba cá nhân và đạt luôn giải nhất đồng đội. Ở hệ đội tuyển nam 10.000 mét, tỉnh Bình Phước cũng đạt giải nhất đồng đội; tỉnh Đồng Nai đạt giải nhì và giải 3 thuộc về tỉnh Bình Dương. Ban Tổ chức cũng trao giải nhất, nhì, ba hệ phong trào cho các cá nhân và đồng đội… Giải cũng là bước chuẩn bị tích cực về lực lượng cho các đơn vị để tham gia giải việt dã toàn quốc, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao các tỉnh thành miền Đông Nam bộ. ANH tùNg GiảiViệtdãtruyềnthống... (Tiếp theo trang 15)
  • 17. 17số 1021 l 25.4.2013 nhân tố mới * Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi, ngày 17/4,tạitỉnhAnGiangđãkếtthúcGiải PencaksilatnằmtrongĐạihộiThểdục thể thao khu vực Đồng bằng sông Cửu Longlầnthứ5năm2013.Kếtquảtoàn đoàn: nhất An Giang, nhì Tiền Giang và ba Cà Mau. Tham dự Giải Pencak silat Đại hội Thể dục thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần này có 125 vận động viên, thuộc 6 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: An Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ và Vĩnh Long. Theo đánh giá của Ban Giám khảo, nét mới của Giải năm nay là thu hút nhiều vận động viên trẻ và có kỹ thuật, tinh thần thi đấu cao, tích cực, không vi phạm so với những lần trước. RiêngđộichủnhàAnGiang,ngoàicác vậnđộngviênđộituyển,còncó20vận động viên trẻ tham gia thi đấu với quyết tâm giành thắng lợi cao, đã tạo ra những trận đấu đẹp mắt, thu hút được nhiều cổ động viên đến xem và cổ vũ. G iải là dịp cho các vận động viên cọ sát, trao đổi kinh nghiệm, cũng như kỹ thuật thi đấu để sớm trở thành nhữngvậnđộngviênchuyênnghiệpvà đưa phong trào tập luyện Pencak silat ngày càng phát triển. * Giải vô địch Bóng bàn Lào Cai mở rộng năm 2013 được tổ chức từ 19 đến 21/3 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Lào Cai. Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn và đầy kịch tính thu hút nhiều người xem và cổ vũ, ngày 21/4, Giải đã khép lại bằng trận chung kết ở các nội dung: đôi nam; đôi nữ; đôi nam – nữ; đơn nữ và đơn nam. Tham dự Giải Bóng bàn Lào Cai mở rộng năm nay có 132 vận động viên đến từ 9 câu lạc bộ bóng bàn trong tỉnh và các tỉnh bạn, gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái. Các vận động viên tranh tài ở 7 nội dung: đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp. Thể thức thi đấu: Vòng tròn tính điểm, chia bảng và đấu loại trực tiếp. Kết thúc giải, Ban Tổ chức trao giải Nhất đồng đội nữ cho Đoàn Công ty Apatít Việt Nam (Lào Cai); giải Nhì thuộc về Câu lạc bộ Bóng bàn Lào Cai; Công ty Môi trường Lào Cai giành giải Ba. Giải Nhất đồng đội nam thuộc về đoànYên Bái; Công tyApatít Việt Nam giành giải Nhì; đồng giải Ba thuộc về đoàn thị xã SơnTây (Hà Nội) và Câu lạc bộ Bóng bàn Lào Cai. * Chiều 21/4, tạiTrường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình đã kết thúc Giải Bóng đá Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) học sinh Tiểu học - Trung học cơ sở (THCS) toàn quốc khu vực I, Cúp Milô lần thứ 11 - năm 2013. Giải diễn ra từ ngày 17/4 với sự tham gia của 7 đội bóng đá Tiểu học gồm: Thái Nguyên, Lạng Sơn,Tuyên Quang, PhúThọ,Yên Bái, Vĩnh Phúc và Hòa Bình; 5 đội bóng đá THCS là:Thái Nguyên,Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ và Hòa Bình với 160 vận động viên. Bóng đá Tiểu học được chia làm 2 bảng, thi đấu vòng tròn một lượt, tính điểm rồi chọn các đội Nhất, Nhì bảng thi đấu vào bán kết và chung kết. Nội dung bóng đáTHCS thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm để xếp hạng Nhất, Nhì, Ba và toàn giải đã có 112 bàn thắng. Kết quả sau 5 ngày thi đấu, BanTổ chức đã trao cúp cho các đội vô địch; trao cờ, phần thưởng cho các đội trong tốp 3 và cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Bóng đá học sinh Tiểu học: Giải Nhất thuộc về đội Hòa Bình; Nhì:Yên Bái; Ba: Vĩnh Phúc. Giải phong cách là đội Lạng Sơn. Bóng đá học sinh THCS: Nhất: Hòa Bình; Nhì: Lạng Sơn; ba: Thái Nguyên. Giải phong cách là Tuyên Quang. N.ANH.Vũ MiNH TIN THỂ THAO Tối 20/4, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Giải Vô địch Cử tạ thiếu niên toàn quốc năm 2013 đã bế mạc với kết quả đoàn vận động viên thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương, khi giành được 12 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 6 huy chương đồng. Đoàn vận động viên Thanh Hoá xếp thứ Nhì với 11 huy chương vàng, 5 huy chương bạc; đoàn Hà Nội xếp thứ Ba với 8 huy chương vàng, 19 huy chương bạc và 20 huy chương đồng. Đoàn vận động viên chủ nhà Khánh Hòa xếp thứ 10 trong bảng tổng sắp huy chương với 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc. Khởi tranh từ ngày 18/4, ba ngày diễn ra Giải là các cuộc so tài quyết liệt giữa hơn 130 vận động viên đến từ 17 tỉnh, thành và Bộ Công an, theo hai nhóm tuổi 13-14 và 15-16 cho cả nam và nữ, với hai nội dung cử giật và cử đẩy. Kết quả Ban Tổ chức đã trao 69 bộ huy chương cho các vận động viên đạt thành tích cao ở 23 hạng cân. Theo ông Đỗ Đình Khang - Trưởng Bộ môn Cử tạ - Thể hình của Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải: Đây là năm có số đoàn và số vận động viên tham gia đông nhất từ trước đến nay, với chất lượng tương đối tốt. Đã có sự so tài quyết liệt giữa các tỉnh, thành có thế mạnh bộ môn này, song cũng chưa thấy xuất hiện các trường hợp thể hiện năng khiếu vượt trội. Qua giải này sẽ tuyển chọn lực lượng bổ sung cho đội tuyển trẻ quốc gia, chuẩn bị cho Đại hội Olimpic trẻ năm 2014. Vũ MiNH TP Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải Vô địch cử tạ thiếu niên toàn quốc