SlideShare a Scribd company logo
1 of 328
Phạm Việt Long –                                                          2012
  Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


                                   LỜI CẢM ƠN

      Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo sư, tiến sĩ khoa học Phan Đăng Nhật
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu, hoàn thành
công trình này.
      Tác giả cũng chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý
kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện công trình:
      - GS. TS Lê Chí Quế
      - PGS.TS Trần Đức Ngôn
      - GS. TS Nguyễn Xuân Kính
      - PGS.TS Vũ Anh Tuấn
      - PGS.TS Nguyễn Chí Bền
      - TS. Nguyễn Hữu Thức
      - TS. Nguyễn Thị Huế.
      Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn và Trung tâm Công nghệ thông tin (Văn phòng Bộ Văn hoá Thông tin, nay là
Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) đã giúp dỡ tận tình tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu, công bố công trình này.

                                                   Phạm Việt Long




                                        1
Phạm Việt Long –                                                                               2012
    Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


    ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HOÁ DÂN TỘC
                       (Thay Lời giới thiệu)

                                                      GS. TSKH. Phan Đăng Nhật


       Tôi không có dự định viết giới thiệu cuốn sách Tục ngữ ca dao về quan hệ
gia đình của TS. Phạm Việt Long. Vì thế e rằng sẽ nhắc lại trong vài trang, một
cách sơ lược, thiếu thốn cả một cuốn sách hơn 300 trang và do vậy làm lãng phí
thì giờ bạn đọc.
       Tôi chỉ dám phát biểu một điều tâm đắc: phương pháp tiếp cận văn hoá để
tìm ra bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này do phạm vi đề tài hạn chế,- tục ngữ, ca
dao về quan hệ gia đình,- nên tác giả không có điều kiện trình bày đầy đủ và trực
diện. Nhưng chính những phương pháp tiếp cận này, một mặt đem đến những
phát hiện mới mà có sức thuyết phục trong phạm vi đề tài của mình; mặt khác gợi
mở cho việc tìm hiểu bản sắc văn hoá nói chung.

                                         *
   1.Từ lâu một số nhà khoa học trong và ngoài nước với mức độ khác nhau và
biểu hiện khác nhau, đã phủ định bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu
cho xu hướng này là “Bài tổng kết của trường Viễn đông Bác cổ Pháp từ buổi
đầu cho đến năm 1920”: “Ấn Độ – Chi na (là tên gọi các nước Đông Dương,
trong đó có Việt Nam, do người Pháp dùng, tiếng Pháp là Indochine là từ ghép
tên hai nước Ấn Độ và Trung Hoa- P.Đ.N), là khu vực ở Châu Á mà hai nền văn
minh lớn của bộ phận này của thế giới, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa,
đụng độ với nhau và ít nhiều hoà lẫn vào nhau và là nơi mà các chủng tộc cư trú
ở lục địa và hải đảo ở phía đông châu Á kéo đến pha trộn vào nhau. Cho nên
người ta không thể thấy ở đấy, như ở nước Trung Hoa hay ở nướcẤn Độ của
người Arirăng (Aryen), một chủng tộc riêng biệt và một nền văn minh độc đáo
xứng đáng được tìm hiểu vì bản thân chúng, một chủng tộc và một nền văn minh
chỉ nhờ vả rất ít vào ảnh hưởng bên ngoài, mà hoàn toàn ngược lại chỉ thấy ở đó
sự pha trộn khác thường nhất của các nền văn minh và các chủng tộc linh tinh
(P.Đ.N.nhấn mạnh), không một nền văn minh nào- hình như thế lại có nguồn gốc
hoặc trung tâm ở đấy, ngay tại bản thân Ấn Độ- Chi na”1
     Phân tích trên đây của bản tổng kết trang trọng này có mấy điểm chính:
     - Các nước Đông Dương(trong đó có Việt Nam ), không có nền văn hoá văn
minh. Những lý do trên, không đáng nghiên cứu các nền văn hoá ở đây.



1
 Trường Viễn đông bác cổ Pháp từ buổi đầu cho đến 1920, //Tập san của Trường Viễn đông bác cổ Pháp, tập
XXI, 1920,tr.4.


                                                    2
Phạm Việt Long –                                                                             2012
    Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


       Lời kết án trên là của cơ quan học thuật có quyền lực nhất đương thời của
người Pháp, đã xoá sạch bản sắc văn hoá Việt Nam và các nước lân cận. Đương
thời nó ảnh hưởng sâu sắc đối với thế giới và cả một số người Việt.
       Về sau, dần dần quan niệm trên đây được điều chỉnh từng bước. Một số
học giả Phương Tây nhận thấy văn hoá “các cư dân của bán đảo Đông Dương”
không phải là một sự pha trộn linh tinh nữa mà có thể nhận diện được và họ goị
là “Các quốc gia Ấn độ hoá” (G.Coedes). Có người còn khái quát được bản chất
văn hoá của vùng này, hơn nữa còn chỉ ra rằng một số triết lý của Trung Hoa đã
được tổng kết từ thực tế của văn hoá phương Nam như lý thuyết về âm dương
(Eveline Porée Maspéro).
       Nếu chỉ có thế thì không cần nhắc lại ở đây, cái gì hoàn toàn thuộc về lịch
sử trả về cho quá khứ. Nhưng không như vậy, gần đây, (1972), Arnold Toynbee,
mặc dầu đã công nhận Việt Nam có một nền văn minh riêng nhưng là sự “mô
phỏng văn minh Trung Hoa”, là “nền văn minh riêng văn minh Trung Quốc.
Leon Vandermeeersch (1986) coi văn minh Việt Nam (cũng như Triều Tiên,
Nhật Bản) là “văn minh Trung Hoa hoá”, nói cách khác là sự đồng hoá theo văn
minh Trung Hoa.2
       Về bản chất trên đây là tư tưởng trung tâm văn minh nước lớn, đến thời kỳ
hậu thực dân, nó không còn tính chất miệt thị nước nhỏ của chủ nghĩa thực dân
cũ nữa, nhưng có nhiều biến dạng, mà thế giới vẫn đang còn tiếp tục tranh luận
với chúng: nếu ở thế giới, đó là chủ nghĩa trung tâm Âu châu, được gọi là
eurocentrisme, européocentrisme, thì ở châu Á là chủ nghĩa trung tâm Trung
Hoa, có thể tạm gọi la sinocentrisme.
       Ở trên có nhắc đến tư tưởng trung tâm Trung Hoa của thời kỳ hậu thực dân
của một số tác giả nước ngoài, riêng ở Việt Nam tư tưởng đó vẫn tồn tại không ít.
       Trong bối cảnh như vậy tác phẩm của Phạm Việt Long xử lý vấn đề như
thế nào?
       2. Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình tự giới hạn trong một phạm vi nhỏ
của văn hoá, quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, anh
em họ hàng… Như trên đã nói, chúng tôi không giới thiệu toàn diện nên chỉ nêu
mối quan hệ vợ chồng để xét về phương pháp tiếp cận.
       Về quan hệ vợ chồng trong ca dao Việt Nam, nhiều người cho rằng, đã ảnh
hưởng sâu sắc đạo cường thường của Nho giáo, xuất giá tòng phu. Các tác giả
Thi ca bình dân Việt Nam viết về ý thức xuất giá tòng phu như sau:
       “Đây là một quy luật bắt buộc người đàn bà. Chữ “tòng” đây không chỉ có
nghĩa là đi theo mà còn phải tuân theo mệnh lệnh của người chồng nữa. Ý thức
này ăn sâu vào dân gian… Bởi vậy, người đàn bà sống trong chế độ Tam tòng
thường có tư tưởng yếu đuối, cầu an. Họ chỉ còn biết làm sao cho chồng thương


2
  Tham khảo GS Đinh Gia Khánh: Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu //Văn hoá dân gian Việt Nam
trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB KHXH. H,1993.


                                                   3
Phạm Việt Long –                                                                               2012
    Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


để nhờ vào sự che chở của người chồng… Xem thế, người đàn bà đối với chồng
chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng”3
       Như vậy các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam coi người phụ nữ Việt Nam
“sống trong chế độ Tam tòng” của Nho giáo, tuân theo đạo tam tòng nghiêm khắc
này. Phạm Việt Long có nhận định khác. Ông cho rằng: “Qua ca dao, chúng ta
thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng, mà có cả đàn ông theo vợ, và
quan trọng hơn là họ theo nhau, “phu phụ tương tòng”… Cách thức theo chồng
của người phụ nữ Việt thời phong kiến đa dạng, phong phú, với nhiều ý nghĩa
tích cực, thể hiện sự chủ động của người phụ nữ trong việc lựa chọn và xây đắp
hạnh phúc cho mình. Trong sự chủ động ấy, người phụ nữ sẵn sàng gánh vác việc
khó khăn, nặng nhọc, sẵn sàng chịu đựng mọi éo le của cuộc sống miễn là làm
cho vợ chồng được gắn bó. Từ khái niệm tòng phu của Nho giáo, các tác giả đã
chuyển hoá thành khái niệm theo nhau-“tương tòng”, là biểu tượng cho sự gắn
bó vợ chồng người Việt trong xã hội phong kiến” 4
       Kết luận như vậy có tính uyển chuyển, nhưng quan trọng là bằng con
đường nào, bằng phương pháp nào để đi đến kết luận trên.
       Trước hết, tác giả không tự định ra trong đầu mình một tư tưởng, rồi tìm
những đơn vị ca dao thích ứng để minh hoạ cho nó. Ông bao quát một kho tàng
ca dao đồ sộ khá đầy đủ 5, chứa đựng 11.825 đơn vị ca dao. Từ kho tàng đó, ông
chọn ra 1.179 đơn vị nói về đề tài gia đình, chiếm 9,97% tổng số. Từ đó, để khảo
sát vấn đề quan hệ vợ chồng, ông chọn được 690 đơn vị có đề tài này, chiếm
58,52% đơn vị ca dao nói về gia đình (ngoài quan hệ vợ chồng còn có các quan
hệ cha mẹ- con cái, anh chị em…)
       Từ toàn bộ các đơn vị ca dao nói về quan hệ vợ chồng được rút ra từ Kho
tàng ca dao, gồm 11.825 câu, tác giả bằng thống kê, chỉ ra có 3 kiểu phục tòng
(nôm na là theo):
     -           Vợ theo chồng. “Lấy chồng theo thói nhà chồng”, “Có chồng thì
phải theo chồng, Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui”... Trong quan hệ này,
tác giả cũng rút ra những trường hợp ngược lại, nghĩa là vợ không theo chồng, số
lượng không đáng kể, ví như: “ăn cam ngồi gốc cây cam, Lấy anh thì lấy về Nam
không về” “ăn chanh ngồi gốc cây chanh, Lấy anh thì lấy về Thanh không về”.
       - Chồng theo vợ. “Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo”, “Mình về anh cũng
về theo, Sum vầy phu phụ hiểm nghèo có nhau”…
       - Cả hai theo nhau. “Theo nhau cho chọn lời vàng đá”, “Quyết theo
nhau cho trọn đạo”…
       (Xin xem các trang 65,66- vi tính, ở đó có đầy đủ dẫn chứng)


3
  Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam (Tập 1), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.198,
194.
4
  Phạm Việt Long, sách đã dẫn, tr.66 (vi tính).
5
  Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên và các cộng sự: Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá-
Thông tin, H, năm 1995.


                                                    4
Phạm Việt Long –                                                                           2012
    Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


       Trên cơ sở khảo sát, thống kê một cách khách quan, thận trọng, khối tư liệu
to lớn, phong phú và đa dạng nói trên, tác giả mới đi đến nhận định: “Như vậy,
qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng…” (đã trích
ở trên). Tác giả cũng khảo sát quá trình từ tiếp thu vỏ ngôn ngữ tòng phu đến sự
chuyển hoá thành theo chồng, chồng phục tòng vợ và phu phụ tương tòng. Như
vậy, quan hệ vợ chồng trong văn hoá Việt Nam theo nguyên lý Gắn bó (Vợ
chồng là nghĩa keo sơn), Thuận hoà (Thuận vợ thuận chồng bể Đông tát cạn).
       Như vậy, theo đạo lý Việt Nam, mà tục ngữ ca dao là sự ghi nhận trung
thành, người phụ nữ Việt Nam không “sống trong chế độ Tam tòng” “yếu đuối,
cầu an”, không “chỉ biết làm sao cho chồng thương để nhờ vào sự che chở của
người chồng”. Và càng không thích hợp khi kết luận “Xem thế, người đàn bà
Việt Nam đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng”.
       Trên đây là bàn về những kết luận qua việc khảo sát ca dao coi nó như một
tấm gương phản chiếu, hơn nữa, một tài liệu để điều tra xã hội học về xã hội Việt
Nam truyền thống.
       Trong quan hệ gia đình, ngoài quan hệ vợ chồng như đã nói trên, sách
TNCDVQHG còn đề cập đến các mặt khác như quan hệ cha mẹ- con cái, quan hệ
anh em- chị em, quan hệ dâu rể. Cách tiến hành, phương pháp nghiên cứu đều
như trên. Và các kết luận cũng có đóng góp mới và có tính thuyết phục.
       Cuối cùng tác giả kết luận: “Qua tục ngữ, ca dao, người nghiên cứu thấy rõ
tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hoà, nhân văn là tính chất “trội” của quan hệ
gia đình người Việt….(xem thêm ở tr.129- vi tính của sách TNCDVQHG)”.
       3. Cho đến nay, đối với các hiện tượng khác của văn hoá Việt Nam vẫn tồn
tại những nhận định khác nhau.
       Ví dụ như có người cho tục thờ Thành hoàng là sản phẩm của Trung Hoa.
Trong lúc đó, GS Nguyễn Duy Hinh, với một công trình nghiên cứu công phu,
hơn 500 trang, chưa kể phụ lục, đã khẳng định: “Thành hoàng làng là tập đại
thành văn hoá mà người nông dân Việt Nam đã sáng tạo qua bao nhiêu thể
nghiệm, của bao nhiêu thế hệ” 6
       Tục thờ cúng tổ tiên cũng vậy, GS Đinh Gia Khánh không cho là đặc thù
phương Bắc mà là đặc thù của nền văn hoá Đông Nam Á: “Còn tục thờ cúng tổ
tiên thì lại là một trong những nét đặc thù của vùng văn hoá Đông Nam Á” 7
       Sở dĩ có sự nhận định khác nhau đối với một nền văn hoá, và bản chất các
hiện tượng văn hoá, chủ yếu là do khác nhau về phương pháp. Chúng ta coi trọng
quy luật giao lưu văn hoá, nhưng nhiều khi trong quá trình giao lưu đó diễn ra sự
tiếp biến văn hoá lâu dài, khiến cho nội hàm của hiện tượng, khái niệm đã thay
đổi mà chỉ còn lưu lại cái vỏ ngôn ngữ. GS Từ Chi cũng chia sẻ với ý kiến này:
“Trong không ít trường hợp, những yếu tố mà tổ tiên người Việt hiện nay đã lần
lượt tiếp thu từ nền văn minh Trung Hoa qua một thiên niên kỷ Bắc thuộc, và cả
6
 Nguyễn Duy Hinh: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr, 410.
7
 Đinh Gia Khánh: Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, H,
1993, tr. 43.


                                                  5
Phạm Việt Long –                                                                              2012
    Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


về sau nữa, khi được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người bản địa, chỉ
còn giữ được ở nơi xuất phát có cái vỏ hình thức nữa thôi (thường là tên gọi)
trong khi nội hàm của khái niệm tiếp thu đã biến đổi hẳn” 8
      Tóm lại, tác giả Phạm Việt Long trong sách Tục ngữ ca dao về quan hệ gia
đình đã nghiêm túc tiếp thu người đi trước về phương pháp tiếp cận văn hoá, đó
là nguyên nhân quan trọng đem đến những đóng góp mới trong công trình nghiên
cứu của ông và đây cũng là kinh nghiệm cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu
bản sắc văn hoá Việt Nam./.


                                                                                   P.Đ.N.




8
  Nguyễn Từ Chi: Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn hoá - Thông tin, Tạp chí văn hoá nghệ
thuật, H, 1996, tr.240.


                                                    6
Phạm Việt Long –                                                          2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình




                                      MỞ ĐẦU


     Nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới đã nhận thức được tầm quan
trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội loài người nên đã có nhiều
hành động nhằm xây dựng và củng cố gia đình.
            "Ngày 8 tháng 12 năm 1989 Đại Hội đồng Liên hợp quốc tuyên
       bố năm 1994 là năm quốc tế về Gia đình (IYF) với chủ đề "Gia đình,
       các nguồn lực, và các trách nhiệm trong thế giới đang thay đổi" và biểu
       tượng một mái nhà ấp ủ những trái tim.
             Tư tưởng chủ đạo của năm quốc tế về gia đình là: sự thay đổi của
       thế giới phải tạo nên sự tiến bộ và tăng cường các phúc lợi cho cá nhân
       cũng như sự phát triển ổn định của gia đình. Năm quốc tế về gia đình
       nhấn mạnh đến việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đặc biệt
       chú ý đến quyền của phụ nữ và trẻ em, kêu gọi các chính phủ, các tổ
       chức xã hội quan tâm giúp đỡ các gia đình làm tròn trách nhiệm đối với
       các thành viên và là hạt nhân của sự phát triển tiến bộ các cộng đồng,
       dân tộc, quốc gia."[96:3].
     Đảng và Nhà nước ta cũng đã sớm có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề
gia đình và có các biện pháp thiết thực chăm lo cho gia đình. Bên cạnh các
điều luật trong bộ Luật dân sự, ngày 29 tháng 12 năm 1986, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình,
trong đó khẳng định:
             "Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã
       hội tốt thì gia đình càng tốt;
            Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương yêu,
       giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ
       nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những
       công dân có ích cho xã hội;". [75:94].
      Như vậy, gia đình là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các tổ
chức đảng, chính quyền, từ trong nước đến toàn thế giới. Để xây dựng gia đình
hạnh phúc, cần có cả một hệ thống phương hướng, biện pháp, trong đó có việc
quay trở về tìm hiểu những giá trị truyền thống của cha ông, tìm ra trong đó
những mẫu hình và kinh nghiệm tốt đẹp để áp dụng và nhận biết những mặt
tiêu cực để tránh.

                                      7
Phạm Việt Long –                                                         2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


      Văn học dân gian, trong đó có tục ngữ, ca dao, là kho tàng văn học quý
giá của đất nước, đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành
tố quan trọng trong gia tài văn hoá nước ta. Thông qua nghệ thuật ngôn từ, tục
ngữ, ca dao đúc kết trí tuệ, tình cảm của nhân dân và phản ánh nhiều mặt của
xã hội, trong đó có phong tục, tập quán, có các mối quan hệ trong gia đình.
Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những
giá trị tiềm ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để
thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn
hóa của dân tộc. Trong qúa trình nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian, với
khối lượng lớn tục ngữ, ca dao đã được sưu tầm, cần có các công trình nghiên
cứu theo chuyên đề, đi thật sâu vào những nội dung chủ yếu của tục ngữ, ca
dao, qua đó làm cho người đương thời hiểu sâu hơn tục ngữ, ca dao, để có
cách thức ứng xử phù hợp với kho tàng văn hoá quý giá này của dân tộc và để
rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hiện tại.
      Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, hướng tới mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phù hợp với
xu hướng của thời đại, Đảng cộng sản Việt Nam coi văn hóa vừa là mục tiêu
vừa là động lực của phát triển.
      Trong quá trình mở rộng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập với thế giới, bên cạnh những yếu tố tích cực, một vấn đề nóng bỏng
hiện nay là sự hấp thụ thiếu chọn lọc những biểu hiện văn hóa ngoại lai, xa rời
những tiêu chuẩn đạo lý dân tộc từng tồn tại hàng nghìn đời nay. Nhiều mặt
tiêu cực của xã hội hiện đại đã tác động vào gia đình, tạo ra nguy cơ phá vỡ sự
bình yên của gia đình.
      Trong điều kiện đó, gia đình trong xã hội hiện đại đang là một vấn đề
được quan tâm. Quay trở về những giá trị truyền thống, trong đó có quan hệ
gia đình, đã trở thành xu hướng của thời đại. Việc nghiên cứu những giá trị
trong gia đình truyền thống thể hiện qua tục ngữ, ca dao là một cách thức đóng
góp vào việc định hướng xây dựng gia đình trong xã hội ngày nay.
      Trong bối cảnh trên, việc làm sáng tỏ vấn đề phong tục, tập quán trong
quan hệ gia đình qua tục ngữ, ca dao, chọn lựa và đề cao những phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc, tìm ra và loại bỏ những hủ tục, sẽ góp phần đáng kể
vào việc làm rõ nội hàm của khái niệm "Truyền thống văn hóa Việt Nam",
chống lại lối sống thực dụng, xa rời những chuẩn mực đạo đức, giáo dục, nâng
cao trình độ văn hóa, củng cố gia đình, ổn định xã hội, góp phần xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp cách mạng hiện
nay cũng như lâu dài.

                                      8
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


      Với những lý do như đã trinh bầy, chúng tôi căn cứ vào tục ngữ, ca dao
của người Việt đã được sưu tầm và in thành sách để khảo sát về quan hệ gia
đình người Việt truyền thống. Sở dĩ chúng tôi chọn hai thể loại này vì chúng
gần gũi với nhau trong phương thức hình thành, lưu truyền cũng như trong nội
dung và nghệ thuật. Tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm, hai thể
loại này sẽ bổ trợ cho nhau để chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề gia đình từ cả
hai góc độ lý trí và tình cảm.
      Thực hiện phương châm kế thừa có chọn lọc di sản văn hoá của dân tộc,
chúng tôi đã tìm hiểu khá kỹ công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao của
những bậc tiền bối và thấy như sau: Việc sưu tầm, chú giải tục ngữ, ca dao nói
chung đã được tiến hành từ nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, nhưng chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về phong tục tập quán trong quan hệ gia đình
người Việt mà chỉ có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này trong một số
chương, mục.
      Năm 1940, qua Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu)
nói về Gia tộc phụ hệ và Chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam
thể hiện qua ca dao. Năm 1960, ở tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong
kiến trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương nêu lên những nội dung có tính
chất chống đối trong ca dao. Từ năm 1956 đến năm 1978, qua việc phân tích
ca dao, Vũ Ngọc Phan nêu lên sự đối xử bất công đối với người phụ nữ, mâu
thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói
buộc người phụ nữ.
       Từ những năm 90 đến nay, các nhà nghiên cứu đã chú ý nghiên cứu về
tục ngữ, ca dao theo chuyên đề. Có những công trình được xuất bản hoặc tái
bản đáng chú ý như: Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Ca dao tục
ngữ với khoa học nông nghiệp của Bùi Huy Đáp, Tìm hiểu thi pháp tục ngữ
Việt Nam của Phan Thị Đào, Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt
của Triều Nguyên, Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái
Hòa, Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc
của Triều Nguyên... Có hai tác phẩm đi sâu vào nội dung tục ngữ, ca dao, đặc
biệt là khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con người trong xã hội, đó là Thi
ca bình dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người
trong tục ngữ, ca dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân.
     Nghiên cứu về phong tục, tập quán trong gia đình người Việt, các công
trình ngiên cứu khoa học trên góc độ xã hội học, văn hoá học, và đặc biệt là
dân tộc học, đã có những tác phẩm chuyên sâu hoặc đã có những chuyên mục
chuyên sâu.

                                      9
Phạm Việt Long –                                                          2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


      PGS. Nguyễn Từ Chi trong Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người
có Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ và Nhận xét bước đầu về gia
đình của người Việt đã đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của làng xã, gia
đình cổ truyền, đồng thời cũng chú ý đến một số mối quan hệ trong gia đình,
đến vai trò người phụ nữ trong gia đình ấy.
       Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có phần khảo sát riêng về
 Phong tục trong gia tộc. Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán,
 tác giả thường dẫn tục ngữ để minh chứng.
      Trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan
Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, trong đó nêu lên khái niệm về gia đình theo
Từ điển phổ thông và theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh. Tác giả giới
thiệu tóm tắt nhưng khá sáng rõ về thành phần gia đình Việt Nam.
     Phó giáo sư Trần Đình Hượu dành hai chuyên mục trong tác phẩm Đến
hiện đại từ truyền thống để bàn luận về gia đình Việt Nam. Đó là Gia đình
truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo, và Đổi mới cách quan
niệm giải phóng phụ nữ - Nhìn lại gia đình truyền thống để chuẩn bị thiết thực
cho các thiếu nữ vào đời.
      Điểm qua các công trình, chuyên mục như trên, chúng ta thấy một
khoảng trống về nghiên cứu có thể bổ khuyết là khảo sát xem phong tục tập
quán trong quan hệ gia đình người Việt được phản ánh qua tục ngữ, ca dao
như thế nào? Cần nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này trong một công
trình chuyên biệt để có cái nhìn toàn diện hơn, qua đó làm cho việc hiểu về
gia đình người Việt cũng như tục ngữ, ca dao người Việt được sâu sắc hơn.
      Trong công trình này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu của các ngành văn học dân gian, xã hội
học văn hóa, văn hóa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá dân
gian, văn học, xã hội học, dân tộc học…), phương pháp thống kê, quy nạp,
phương pháp hệ thống.
      Vận dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi quan niệm rằng tục ngữ, ca
dao nằm trong hệ thống văn học dân gian, đồng thời mỗi thể loại là một hệ
thống riêng, và đi sâu hơn nữa, mỗi chủ đề lại là một hệ thống con, có cấu trúc
với những nhân tố nội tại, tạo nên những chất tích hợp của chúng... Nghiên
cứu tục ngữ, ca dao, bên cạnh việc tìm hiểu nội dung của từng đơn vị, chúng
tôi cố gắng tìm ra những chất tích hợp từ hệ thống các chủ đề và chất tích hợp
của toàn bộ hệ thống tục ngữ, ca dao.



                                      10
Phạm Việt Long –                                                          2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


      Vận dụng phương pháp thống kê, chúng tôi kết hợp giữa thao tác định
tính là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn, với thao tác định lượng là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu
khoa học tự nhiên, để cố gắng đạt được sự chính xác trong nhận định, đánh giá
đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thống kê ở đây phù hợp với đối tượng
nghiên cứu, vì thường tục ngữ, ca dao là những đơn vị nhỏ, hầu hết có cùng
một kiểu cấu trúc. Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện
phương pháp thống kê được triệt để, chính xác. Đây là phương pháp hiện đại,
yêu cầu người sử dụng phải có một số kiến thức tối thiểu về tin học, đồng thời
phải cộng tác với những nhà chuyên môn về tin học để xây dựng hai phần
mềm chuyên biệt về tục ngữ, ca dao. Hai phần mềm này quản lý cơ sở dữ liệu
về tục ngữ, ca dao theo nhiều tiêu chí do người nghiên cứu quy định, trong đó
quan trọng nhất là các tiêu chí về thể loại, chủ đề, nội dung và ghi chú. Phần
ghi chú hết sức quan trọng, ghi đậm dấu ấn của người nghiên cứu, giúp người
nghiên cứu phân loại chi tiết hơn tục ngữ, ca dao theo nhiều yêu cầu (như về
nội dung, về thi pháp…) để rồi có thể tổng hợp nhanh chóng các câu tục ngữ,
ca dao cùng một tiêu chí, làm cho việc thống kê về số lượng và việc nhìn nhận
về chất lượng nội dung tục ngữ, ca dao được nhanh chóng và chính xác. Đối
với văn hóa dân gian như tục ngữ, ca dao, dân ca, cổ tích... lâu nay chúng ta
thường vận dụng các phương pháp có tính ước lượng theo dự kiến sẵn có từ
người nghiên cứu. Trong giới thiệu, nghiên cứu về tục ngữ, ca dao, mô hình
chung thường làm là đưa ra một nhận định, lấy một vài đơn vị để chứng minh
rồi phân tích đơn vị được dẫn và đi đến kết luận (thực ra kết luận đã có trước
khi khảo sát tư liệu, đây là một thao tác ngược). Có thể mô hình hoá phương
pháp đó như sau:


                                                            Kết luận
Nhận định     Dẫn chứng      Phân tích dẫn chứng          (theo hướng
                                                         đã nhận định)

      Ví dụ : Khi nhận định rằng người Việt bao dung, dễ tha thứ, có thể dẫn
câu: "Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ dày." Nhưng nếu
nhận định rằng người Việt ơn oán rạch ròi, có thể dẫn câu: "Ơn đền ơn, oán trả
oán." Phải thống kê, so sánh giữa những câu nói lên sự bao dung và sự rạch
ròi, thì mới có thể rút ra kết luận khách quan, chính xác. Có tác giả khẳng định
"...ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân, tư tưởng


                                      11
Phạm Việt Long –                                                           2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo". [99:322]. Ý kiến trên
có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên không có tư liệu số liệu để chứng
minh. Trong khi đó, dùng phương pháp thống kê trong hệ thống, với số liệu
5.682 câu ca dao nói về giao duyên nam nữ trong tổng số 11.825 câu ca dao
được sưu tầm, chiếm tỷ lệ 48%, thì có thể nói chắc chắn rằng giao duyên nam
nữ là chủ đề chiếm ưu thế trong ca dao.
      Văn hóa dân gian ở dạng nguyên hợp, đôi khi phức tạp, không thể nhặt ra
một vài đơn vị theo sự lựa chọn của riêng người nghiên cứu mà nhận định rằng
đó là những biểu hiện tiêu biểu cho tính dân tộc, tính Việt Nam. Phương pháp
nghiên cứu thích hợp là tổng hợp từ một kho tàng văn hóa dân gian tương đối
đầy đủ, bằng thống kê, so sánh, thực hành thao tác định lượng cùng với thao
tác định tính để rút ra những kết luận khách quan, khoa học.
     Trong mọi vấn đề, mọi chủ đề, để rút ra nhận xét và kết luận, chúng tôi
đều dựa trên toàn thể các câu tục ngữ, ca dao thuộc chủ đề đó. Các ý kiến khác
nhau hoặc đối lập nhau (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), chúng tôi đều ghi
nhận để xem xét, không đưa ra những định kiến trước. Nếu có ý kiến đối lập
(phản ánh trong tục ngữ, ca dao), để xem ý kiến nào là chủ đạo, chúng tôi tính
số lượng và tỷ lệ phần trăm. Để làm rõ hơn các nội dung giống nhau và khác
nhau, chúng tôi đưa ra các bảng thống kê, so sánh.
     Để chỉ tính chất của các hiện tượng thể hiện trong tục ngữ, ca dao, thay
cho những loại từ chỉ mức độ như: rất, vô cùng, tương đối, phần nào, ít, ít ỏi,
hiếm thấy... chúng tôi diễn đạt bằng con số (trị số tuyệt đối và tỷ lệ). Chúng tôi
không dừng ở con số, bảng, biểu... vì nhận thức rằng chúng tuy cụ thể nhưng
nhiều khi khô cứng, không phản ánh đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống, nhất
là cuộc sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm. Do đó, chúng tôi cũng rất coi trọng
sự nhận xét, bàn luận bằng ngôn ngữ (định tính).
     Phương pháp nghiên cứu như trên rất phù hợp với loại hình tục ngữ, ca
dao, là loại hình có các thành tố có cấu trúc tương đối giống nhau, sự trùng
hợp của các thành tố ấy có tần xuất tương đối lớn. Điều này đã được các nhà
nghiên cứu đi trước chỉ ra như sau:
            "Công trình Hình thái học truyện cổ tích (xuất bản lần đầu năm
       1928) của Prốp là một thể nghiệm thành công của việc áp dụng những
       phương pháp nghiên cứu chính xác vào các khoa học nhân văn, vào
       việc giải mã các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Mặc dù biết khả
       năng to lớn của việc sử dụng các phương pháp chính xác, Prốp vẫn thấy


                                      12
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


       rõ những giới hạn của chúng. Theo ông, những phương pháp này "chỉ
       có thể được sử dụng và đem lại kết quả ở những nơi mà sự lặp lại có
       trong một phạm vi lớn. Điều này chúng ta có ở trong ngôn ngữ, điều
       này chúng ta có ở trong văn học dân gian" [Dẫn theo 151:138].
      Chúng tôi đã khai thác một phần trong phần mềm Tục ngữ Việt Nam, Ca
dao Việt Nam mà chúng tôi mới xây dựng để làm tư liệu cho công trình nghiên
cứu này. Với khả năng quản lý tốt tư liệu, giúp phân loại, tra cứu nhanh và
chính xác nhiều loại chủ đề và nội dung theo yêu cầu phức tạp của người
nghiên cứu, phần mềm này sẽ là công cụ có ích cho việc nghiên cứu tục ngữ,
ca dao với các đề tài còn lại.
      Lần đầu tiên tục ngữ, ca dao người Việt được nghiên cứu một cách hệ
thống trên bình diện phong tục tập quán về gia đình với khối lượng khá lớn.
Qua tục ngữ, ca dao, công trình làm nổi rõ tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan
hòa, nhân văn trong quan hệ gia đình người Việt. Tuy vậy, với khối lượng khá
lớn tư liệu, với tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, chắc chắn rằng công
trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứ.




                                      13
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


                       CHƯƠNG MỘT
         TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ GIA ĐÌNH
               ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA TỄC NGỮ, CA DAO

   1. NHỮNG QUAN NIỆM CHÍNH VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG
   1.1. Khái niệm gia đình
      Gia đình là một thực thể vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội,
gắn bó với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, thân tình và dòng máu để đáp
ứng nhu cầu về tình cảm, bảo tồn nòi giống, giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa của cộng đồng và tộc người, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con
người, phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc
gia trong tiến trình lịch sử.
      1.2. Gia đình Việt Nam truyền thống
       Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa
Việt Nam. Mỗi tác giả tìm cách tiếp cận khác nhau về gia đình. Phan Kế Bính
trong Việt Nam phong tục khảo sát gia đình thông qua phong tục trong gia tộc,
gồm các mục: Cha mẹ với con, anh em, chị em, thân thuộc, phụng sự tổ tông,
đạo làm con, thượng thọ, sinh nhật, thần hoàng, tang ma, cải táng, kỵ nhựt, tứ
thời tiết lập, giá thú, vợ chồng, vợ lẽ, cầu tự, nuôi nghĩa tử. Đáng chú ý là
trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả thường dẫn tục ngữ để minh
chứng. Phan Kế Bính đã đưa ra nhận xét như sau: trong quan hệ gia đình người
Việt, hòa mục là điều hết sức quan trọng, đạo làm con phải trọng chữ hiếu, vợ
chồng phải giữ chữ tiết nghĩa với nhau. Ông cũng phê phán một số biểu hiện
tiêu cực đã thành tập tục trong quan hệ gia đình như trọng nam khinh nữ, đa
thê...
       Trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan
Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, theo cách hiểu của học giả Đào Duy Anh:
Gia đình chỉ "những người thân thuộc trong một nhà." [3:8]. Ông giới thiệu
tóm tắt về thành phần gia đình Việt Nam và viết: "Qua các thành phần trên cho
thấy rằng gia đình Việt Nam bao quát rất rộng, và mọi người đều có tình thân
thuộc với nhau qua mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả
hai bên nội ngoại." [3:24-25].
       Ở góc độ tiếp cận khác, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã xem xét Gia
đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo và viết:



                                      14
Phạm Việt Long –                                                         2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


           "Gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc,
     nhưng tìm ảnh hưởng đó không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo,
     mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức và
     quản lý theo Nho giáo, bị điều kiện hoá trong thể chế đó mà vận động
     phát triển. Theo chúng tôi, những điều kiện đó là:
           - Chế độ chuyên chế với quyền vương hữu, quyền thần dân hoá toàn
     thể với nền kinh tế cống nạp.
           - Trật tự trên dưới theo phân vị.
           - Tổ chức làng - họ.
           - Cuộc sống nông thôn và cung đình.
           - Sự giáo hoá sâu rộng về trách nhiệm với vua với nước, về tình
     nghĩa gia đình, họ hàng, về lí tưởng sống êm ấm, trên kính dưới nhường,
     về quyền người đàn ông, người cha, người chồng". [57:314]
           "Ảnh hưởng Nho giáo đến gia đình truyền thống Việt Nam là lâu
     dài và liên tục cho đến khi Việt Nam thành thuộc địa cuả Pháp và xã hội
     Việt Nam bắt đầu Âu hoá.
           Nhưng ảnh hưởng đó cũng có khác nhau tuỳ từng thời kỳ, từng
     vùng và từng loại gia đình. Trong việc nghiên cứu gia đình truyền thống
     và ảnh hưởng Nho giáo trong đó, cũng chỉ một vài loại gia đình thực sự
     có ý nghĩa". [57:315]
     Tác giả đã phân tích các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta
trước đây để chỉ ra có bốn hạng người trong dân là sĩ, nông, công, thương,
nhưng quan trọng nhất là nông và sĩ. Từ đó, ông "Phân biệt gia đình truyền
thống Việt Nam thành hai loại lớn: quan hộ và dân hộ."[48:320]. Tác giả viết:
             "Trong xã hội trước đây, nông dân và nhà nho có vai trò xã hội
       lớn nhất, gia đình nông dân và gia đình nhà nho cũng là tiêu biểu nhất.
       Gia đình nông dân, đặc biệt là gia đình trung nông, tiêu biểu cho cách
       tổ chức làm ăn sản xuất nông nghiệp nhằm tự túc và đóng góp cho làng
       nước. Gia đình nhà nho tiêu biểu cho cách dùng lễ nghĩa xây dựng nền
       nếp trong nhà và ăn ở với họ hàng làng xóm." [57:320].
     PGS. Nguyễn Từ Chi nghiên cứu sâu vào cơ cấu tổ chức làng xóm và
nhận xét bước đầu về gia đình người Việt, mà địa bàn chủ yếu là vùng đồng
bằng và trung du Bắc Bộ. Với gia đình người Việt cổ truyền, Nguyễn Từ Chi
nhấn mạnh đến loại mô hình gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân: “Gia tộc Việt, từ
nông thôn đến thành thị, ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cả trên khắp đất
nước, từ lâu cũng đã giải thể đến mức gia đình nhỏ rồi, thậm chí trong tuyệt



                                      15
Phạm Việt Long –                                                          2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


đại đa số các trường hợp, là gia đình hạt nhân.”[15:181. Ông nhìn sâu vào tính
chất của gia đình Việt cổ truyền như sau:
               “Tính chất phụ quyền của gia tộc Việt là điều đã được nhiều lần
        nhấn mạnh, với các nguyên lý chính làm khung cho nó: quyền uy tối
        cao của người cha với con cái, của người chồng đối với người vợ, đặc
        quyền thừa kế của con trai, đặc biệt của con trai trưởng, vai trò quán
        triệt, có khi hầu như độc tôn của đàn ông chủ hộ trong mọi tổ chức
        ngoại gia đình... Tính chất phụ quyền ấy còn được tô đậm bởi nhiều thế
        kỷ giáo dục nhà Nho. Trên bình diện sinh hoạt cộng đồng của làng – xã,
        sự vắng mặt quá “lộ liễu” của phụ nữ trong cơ cấu tổ chức càng nói lên
        thế lép vế của họ. Tuy nhiên, nguyên lý, nhiều khi chỉ là nguyên lý, chỉ
        là biểu hiện của “cấu trúc hữu thức” cộng đồng. Xét lại vấn đề dưới góc
        độ thực tế hơn của nền kinh tế tiểu gia đình, thì số phận người phụ nữ
        Việt đâu có hẩm hiu như thế.. Không phải chỉ vì họ là người tiếp tay
        đắc lực và không thể thiếu cho cha, cho chồng, trong lao động nông
        nghiệp nặng nhọc, mà còn (và chủ yếu?) bởi vì “luồng tiểu thương rất
        phát đạt trong vùng châu thổ [và trung du Bắc Bộ – TT], thực ra là nằm
        trong tay phụ nữ. Như vậy, chính người phụ nữ mang về cho gia đình
        một phần thu nhập không phải không đáng kể, dưới dạng tiền mặt, còn
        nông phẩm lại thể hiện khía cạnht tự cấp tự túc của nền kinh tế nông
        thôn.[192]
      Những tác phẩm được dẫn ra trên đây giúp chúng ta hình dung về tổ chức
và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống để có thể so sánh với các hình
mẫu gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh. Xã hội Việt Nam cổ truyền có
hai loại gia đình cơ bản: gia đình nông dân và gia đình nhà nho. Gia đình nông
dân là một đơn vị sản xuất theo kiểu chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa. Gia
đình nhà nho là gia đình theo kiểu bên anh đọc sách bên nàng quay tơ.
      Năm 1991, công trình Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt
Nam ( NXB Khoa học xã hội - Hà Nội- 1991) đã công bố 12 bài nghiên cứu về
gia đình, cho chúng ta hình dung về sự biến đổi sâu sắc của gia đình truyền
thống Việt Nam trong thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam có chủ trương đổi mới
của Đảng ( năm 1986).
      Chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường khai
thác thuộc địa Việt Nam, xã hội Việt Nam phân tầng sâu sắc, quá trình Âu hoá
diễn ra nhanh chóng ở các đô thị và có ảnh hưởng nhất định vào nông thôn
Việt Nam. Triều đình Huế đã chấm dứt việc thi cử bằng chữ Hán, Hán học bị


                                      16
Phạm Việt Long –                                                         2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


thất thế, Vũ Đình Liên với bài thơ Ông Đồ chia sẻ tâm trạng của cả xã hội Việt
Nam đối với tầng lớp Nho sĩ thất thế. Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai
tầng mới, trong đó có viên chức và công nhân.
      Ngày nay, từ kết quả của các công trình nghiên cứu về Nho giáo, chúng
ta không phủ nhận ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo đối với văn hóa gia
đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và xã hội cho nên mẫu hình
truyền thống của gia đình Việt Nam có những nét rất khác với gia đình truyền
thống ở Trung Quốc. Cũng vì vậy, tư tưởng về gia đình của Nho giáo đã bị
khúc xạ trong gia đình truyền thống ở Việt Nam. Ví dụ gia đình truyền thống
của Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ
tộc và thường gia đình phát triển theo hướng gia đình nhỏ thành đại tộc. Trong
xưng hô, người Trung Quốc đưa họ lên vị trí chủ yếu (Lưu tiên sinh, Trần đại
nhân...), tên người là phụ. Trong khi đó, ở Việt Nam, gia đình thường ở quy
mô nhỏ, cách xưng hô thân mật hơn, nhấn mạnh tên người, đề cao tính cộng
đồng “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” chứ
không đề cao tuyệt đối tộc họ, coi đó như là một đẳng cấp phân biệt trong xã
hội.
      Những đặc tính nói trên được phản ánh rõ trong các mối quan hệ trong
gia đình mà chúng tôi sẽ phân tích ở các chương sau qua tục ngữ, ca dao.
      2. KHÁI NIỆM TỤC NGỮ, CA DAO, PHONG TỤC, TẬP QUÁN
      Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về tục ngữ, ca dao,
phong tục tập quán. Tuỳ từng góc độ chuyên môn, mỗi nhà nghiên cứu quan
tâm đến những đặc tính này hay đặc tính khác của đối tượng để định nghĩa
khái niệm, nhưng nói chung đã tương đối thống nhất ở những điểm cơ bản. Kế
thừa quan niệm của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi nêu lên những khái
niệm sát với hướng nghiên cứu của chúng tôi như sau:
      2.1. Khái niệm tục ngữ
      Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, được hình thành và sử dụng
trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gọn,
có vần điệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến
rộng rãi trong nhân dân.
      2.2. Khái niệm ca dao
       Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu
(phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu
truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình
cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn về
sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập.

                                      17
Phạm Việt Long –                                                         2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


      Cần nói thêm rằng giữa tục ngữ và ca dao có sự giao thoa nhất định. Có
những trường hợp tục ngữ dược trình bầy dưới hình thức ca dao (thể thơ lục
bát); có những trường hợp khó phân biệt là tục ngữ hay ca dao.
      2.3. Khái niệm phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình
     Phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình là những thói quen đã thành
nếp lâu đời, được lan truyền rộng rãi, ăn sâu trong quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình cũng như xã hội.
      Phong tục và tập quán khác nhau ở chỗ: Tập quán là thói quen hình thành
trong các sinh hoạt mà con người tiếp thu được và tự giác thực hiện hành vi
của mình. Phong tục là quy định bất thành văn mà cộng đồng người quy ước
với nhau có tính bắt buộc mọi người phải theo. Vì thế tục ngữ có câu "Nhập
gia tùy tục". Ai làm trái quy ước đó sẽ bị dư luận chê bai và người có quyền uy
nhắc nhở. Ví như trong các cuộc giỗ họ, những người có thứ bậc ngang nhau
được ăn cùng mâm. Một số làng đặt ra hương ước - đây là cách thức văn bản
hoá phong tục để yêu cầu mọi người tuân thủ. Vì thế mới có câu "Phép vua
thua lệ làng".
      2.4. Mối quan hệ giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán
     Giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán có mối quan hệ hữu cơ,
tương hỗ. Phong tục, tập quán là cái được phản ánh, còn tục ngữ, ca dao là
hình thức phản ánh của cái được phản ánh. Tục ngữ, ca dao xuất phát từ cuộc
sống, phản ánh phong tục, tập quán, đúc kết thành kinh nghiệm và biểu bộ tình
cảm theo quan niệm dân gian và trở lại tác động vào cuộc sống, góp phần phổ
biến những phong tục tập quán tốt đẹp, phê phán những thói hư tật xấu trong
xã hội.
     3. NHỮNG Ý KIẾN CHÍNH XUNG QUANH CÁC MỐI QUAN HỆ
TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA TỤC NGỮ,
CA DAO
      Những nhà nghiên cứu đi trước ít nhiều đã nghiên cứu về nội dung tục
ngữ, ca dao theo các góc tiếp cận khác nhau. Đóng góp của họ là rất lớn, đã
thúc đẩy ngành nghiên cứu văn học dân gian phát triển. Tuy vậy, việc phân
tích sâu chủ đề phong tục tập quán về gia đình trong tục ngữ, ca dao chiếm tỉ
trọng còn thấp trong những công trình khảo cứu về tục ngữ, ca dao nói chung.
Từ năm 1969 đến năm 1971 và năm 2000 có hai công trình đi sâu vào nội
dung tục ngữ, ca dao, đặc biệt là khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con
người trong xã hội, đó là Thi ca bình dân Việt Nam (1969 - 1971) của Nguyễn


                                      18
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
(2000) của Nguyễn Nghĩa Dân.
      Chúng tôi xin lược trích một số công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao
có liên quan đến chủ đề gia đình như sau:
      Trong Ca dao - dân ca- tục ngữ - vè, Hoàng Như Mai có bài Tình yêu
và hạnh phúc gia đình trong thơ ca dân gian, Anh Biên có bài Quan niệm
về con người trong tục ngữ, Lê Anh Hiền có bài Tục ngữ và ca dao Việt
Nam với tình mẫu tử, trong đó các tác giả trình bày những biểu hiện tốt đẹp
trong quan hệ gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh, nhấn mạnh đến vấn đề
đáng quan tâm nhất là sự hoà thuận trong gia đình người Việt.
      Các soạn giả Thi ca bình dân Việt Nam (tập 2) đã khảo sát 6 vấn đề đặt
ra:
      - Phong tục Việt Nam xuyên qua ca dao.
      - Quan niệm về chế độ gia đình.
      - Những vui buồn trong mưu sinh.
      - Biến thái của tình cảm con người đối với sinh hoạt xã hội.
      - Tình yêu quê hương dân tộc.
      - Ý thức đấu tranh của người bình dân qua các chế độ thống trị.
      Khái quát các nội dung trên, các tác giả nêu nhận định:
             "… dân chúng Việt Nam bị ách đô hộ người Tàu thống trị, nền
        tảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng
        vào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ. Vậy sự chống đối của người
        bình dân đối với chế độ gia đình là sự chống đối giữa quan niệm người
        bình dân trước mọi ảnh hưởng ngoại lai của lý thuyết Khổng Mạnh."
        [73:161-162].
     Vào năm 1940, Kinh Thi Việt Nam của Nguyễn Bách Khoa (Trương
Tửu) nói về quan hệ gia đình, về Chống nam quyền như sau: "Luân lý phụ
quyền đặt người đàn ông lên địa vị chủ tể. Phụ nữ Việt Nam đã mỉa mai, giày
đạp cái oai quyền ấy. Họ tìm đủ tính xấu của đàn ông đem ra trào phúng, để
chứng rằng địa vị ưu thắng của đàn ông không được họ công nhận." [52.103].
Qua ca dao, ông rút ra những tính xấu của đàn ông bị phụ nữ mỉa mai là:
hoang đàng, đĩ thoã, phụ tình, và nhận định rằng người đàn bà đã nổi loạn, cố
đạp đổ cái hình tượng đàn ông.
     Nguyễn Bách Khoa dành hai chương Gia tộc phụ hệ và Chống nam
quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao:



                                      19
Phạm Việt Long –                                                           2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


             "Đứa con không là gì hết, người đàn bà không là gì hết, con người
        không là gì hết. Cha là tất cả, chồng là tất cả, đàn ông là tất cả. Đó là
        chân lý phụ quyền của Nho giáo, mà giai cấp sĩ phu vẫn muốn dùng
        làm luân lý nền tảng của xã hội Việt Nam cũ, bởi nó rất thích hợp với
        chế độ quân quyền và kinh tế nông nghiệp, hai nguồn quyền lợi của giai
        cấp ấy. Nhưng chế độ quân quyền với trạng thái nông nghiệp ở xứ ta
        cũng mang một hình thức đặc biệt không giống xã hội Trung Quốc.
        Cho nên chế độ gia tộc Việt Nam chỉ tiến được đến khuôn khổ phụ hệ
        là ngừng lại, không đủ điều kiện chuyển sang khuôn khổ phụ quyền
        tuyệt đối như ở Trung Hoa. Vì thế mà ở trong dân gian luôn luôn lưu
        hành một sức chống nam quyền, chống phụ quyền, chống Nho giáo rất
        là mạnh mẽ." [63:102].
      Trong tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao
Việt Nam (1960), Hằng Phương viết: "Dưới chế độ phong kiến, mặc dầu bị
đàn áp thậm tệ, bị luân lý phong kiến mê hoặc, nhồi sọ, nhưng những tư tưởng
chống đối vẫn nẩy nở và phổ biến rộng rãi trong câu ca tiếng hát dân gian."
[122:1]. Tác giả nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao
là:
      - Những nỗi lo âu và đau khổ của nam nữ thanh niên thời xưa.
      - Cưỡng ép hôn nhân.
      - Tảo hôn.
      - Đa thê
      - Cảnh góa bụa.
      - Mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng.
      - Không dân chủ trong gia đình.
      Vào năm 1960, viết như trong tiểu luận thể hiện một tinh thần chống đối
phong kiến đáng trân trọng. Công trình nghiên cứu tuy còn sơ lược nhưng
cũng đã nêu lên diện mạo phía trái của gia đình Việt Nam; tuy nhiên, nếu
không nhìn sang phía phải, thì e rằng sẽ không tìm ra những truyền thống quý
báu trong quan hệ gia đình người Việt để gìn giữ và phát huy.
      Nguyễn Nghĩa Dân chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại:
một loại về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân, và loại về đạo làm
người trong quan hệ gia đình. Tác giả viết:
             "Tục ngữ, ca dao nêu bật truyền thống hiếu thảo của con đối với
        cha mẹ,"… "Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem
        như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con
        người."[19:56].

                                      20
Phạm Việt Long –                                                          2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


              "Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất
        hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu..."
              "Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gần gũi
        và tình nghĩa. Quan hệ ruột thịt thắt chặt mối quan hệ này..." [21:57].
              "Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58].
      Phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong chuyên luận trên bẩy chục
trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính nhận định khái quát, không
đi sâu phân tích, chứng minh. Trong khi phân tích, dẫn chứng, tác giả cũng
trích dẫn tục ngữ, ca dao.
      Vũ Ngọc Phan viết:
              "Trong chế độ phong kiến, việc quy định tài sản đối với phụ nữ rất
        là khe khắt. Việc quy định ấy chủ yếu làm cho phụ nữ không bao giờ
        được độc lập về kinh tế, dù chính phụ nữ đã góp phần xây dựng kinh tế
        gia đình:
                                 Hỡi cô cắt cỏ đồng mầu!
                         Chăn trâu cho khéo làm giầu cho cha.
                               - Giàu thì chia bảy chia ba,
                           Phận em là gái được là bao nhiêu!
              Trong 24 huấn điều của Lê Hiến Tông (1500) huấn điều thứ tám
        và thứ chín đã quy định về phụ nữ: "Khi chồng chết, phải thương yêu
        con vợ trước hoặc con vợ lẽ của chồng, nếu có gia tài, không được
        chiếm đoạt làm của riêng mình.", "Khi chồng chết mà mình chưa có
        con, thì phải ở lại nhà chồng, giữ việc tang lễ, không được giấu giếm
        chuyển vận tài sản nhà chồng đem về nhà mình". [99:338].
              "Nhưng ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân
        dân, tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo.
        Cho nên trong hôn nhân khi họ đã không ưng thuận, thì họ cũng không
        kể gì giàu sang phú quý, và cũng không tin gì ở số mệnh:" [114:339].
      Vũ Ngọc Phan còn đề cập đến những vấn đề khác trong quan hệ gia đình
như: mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam
tòng trói buộc người phụ nữ.
      Giáo sư Đinh Gia Khánh viết:
              “Điều 307 Lê triều hình luật quy định rằng người chồng xa cách
        vợ năm tháng, không thăm hỏi đi lại thì có thể bị mất vợ. Đã có con với
        nhau rồi thì gia hạn từ năm tháng lên một năm. Nếu vì công sai (đi việc
        công) thì bất luật (tức là có thể vắng nhà lâu, không bàn tới kỳ hạn).



                                      21
Phạm Việt Long –                                                          2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


              Như vậy là quyền lợi và hạnh phúc người phụ nữ được coi trọng
        và được bảo vệ, trái hẳn với quan niệm nam tôn nữ ty của Nho giáo.
              Điều lệ thi hành từ năm Hồng Đức thú hai (1471) quy định rất rõ
        quyền lợi của phụ nữ trong việc thừa kế gia sản.”
              …“Như vậy là trong gia đình, con gái cũng được coi bình đẳng
        như con trai. Thật là trái với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc”, “nhất nam
        viết hữu, thập nữ viết vô” theo lễ giáo của nho gia.” [61: 285].
      Nguyễn Tấn Long và Phan Canh nhấn mạnh đến luật pháp của phong
tục, nó khiến cho chế độ cai trị phải tôn trọng lề thói của địa phương. Các tác
giả liên hệ: ''Trong thi ca bình dân, những tầng lớp phụ nữ đã nối tiếp nhau qua
nhiều thế hệ, nói lên ý thức chống đối của họ, cho nên, ngoài sự phát triển mức
sống của hệ thống kinh tế, sự chống đối giữa ý thức cai trị và ý thức tục lệ
chính là mầm mống phân chia trong hệ thống chính trị." [61:81].
      Phân tích quan niệm về chế độ gia đình, các tác giả nêu ra 11 vấn đề là:
      - Ảnh hưởng của chế độ phụ hệ.
      - Ý thức bất mãn trong chế độ phụ hệ.
      - Nỗi khổ cực trong sinh hoạt gia đình bình dân.
      - Ý thức bảo vệ và xây dựng gia đình.
      - Ý thức về giáo dục gia đình.
      - Những khắc khoải của tình yêu qua phong tục lễ giáo.
      - Hiếu đạo với ông bà, cha mẹ.
      - Tình anh em.
      - Tình vợ chồng.
      - Tình thân thuộc.
      - Tình làng xóm.
      Trong quá trình phân tích, các tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của chế độ
phụ quyền vào gia đình người Việt, thể hiện ở ý thức của con người theo quan
điểm Nho giáo: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là: ở
nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con (trai).
      Trong Thi ca bình dân Việt Nam, các tác giả cũng phân tích theo ba nội
dung của giáo lý tam tòng:
              “Theo phân tích trên, chúng ta căn cứ vào tục ngữ, ca dao Việt
        Nam để nhận xét, thì người Việt Nam không chống chế độ phụ hệ, mà
        chống chế độ phụ quyền."
              ... "Người đàn bà Việt Nam thương chồng và theo chồng trên căn
        bản, không phải bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất từ tình thương, ở



                                      22
Phạm Việt Long –                                                         2012
      Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


             lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Bởi vậy, chúng ta thấy trong tâm tư
             họ có cái gì tha thiết, như:
                       Vai mang khăn gói theo chồng
           Đắng cay thiếp chịu, mặn nồng thiếp cam." [72:197-198].
           Các tác giả nhận xét rằng người đàn bà bình dân đã chống lại chế độ phụ
      quyền bằng cách lật đổ hình tượng người đàn ông, chỉ rõ những thứ xấu xa của
      người đàn ông, phủ nhận ý thức tôn thờ người đàn ông:
                  "Cho nên, nếu người đàn ông đem giá trị người đàn bà hạ nhục để
             khống trị9, thì người đàn bà cũng đem giá trị người đàn ông hạ nhục để
             chống lại. Trạng thái ấy phản ứng rất rõ rệt trong ca dao Việt Nam, ..."
             [72:203].
                  "Sự khinh miệt giữa người đàn ông và người đàn bà chứng tỏ ý
             thức chống đối mãnh liệt. Trong lúc chế độ phụ quyền bắt buộc người
             đàn bà phải sống theo đạo tam tòng, mà người đàn bà lại đem những
             thói hư, tật xấu của người đàn ông ra châm biếm, khác nào họ dùng
             những mũi tên độc bắn thẳng vào nền phong kiến, đập vỡ những áp
             bức, bất công mà gia đình Việt Nam đã chịu ảnh hưởng xã hội Trung
             Quốc.”
                  ... "Tình thương của họ đã đặt lên trên quyền điều khiển của mẹ
             cha. Thực ra, không phải họ bất hiếu, hay quên ơn cha mẹ, mà chính vì
             họ cảm thấy chế độ phụ quyền đem đến cho đời sống họ những bất
             công, những thảm trạng mà chính họ phải gánh chịu hậu quả." [72:205].
                  ..."Tóm lại, giáo lý "tam tòng" của Khổng Mạnh đã bị đổ nát.
             Dòng lịch sử đấu tranh chống phụ quyền của người đàn bà chiến thắng,
             phá vỡ hoàn toàn cái hình tượng tôn thờ đàn ông. Trong khi chống phụ
             quyền, họ đã tỏ ra một thái độ cương quyết cực đoan, trắng trợn. Họ đòi
             bình quyền với đàn ông về mọi phương diện.
                  Nhưng, cương quyết và cực đoan chưa phải là lợi khí mầu nhiệm
             trong lịch sử đấu tranh của họ. Điều thành công là họ đã khéo lôi cuốn
             đàn ông, lớp người tân tiến, cùng đứng chung trong ý thức chống đối
             của họ để tạo thành một phong trào giải phóng phụ nữ." [72:220-221].
           Nhận định trên đây có nét cực đoan, đã đối lập tuyệt đối người đàn ông
      với người đàn bà. Về phương pháp tiếp cận nội dung ca dao, không nên coi
      những nội dung chống lại người đàn ông là của riêng người đàn bà, vì đó,
      chính xác hơn, là ý thức phê phán của cả cộng đồng đối với những thói hư tật
      xấu trong xã hội. Mặt khác, chống phụ quyền không phải bằng cách bêu xấu
9
    Tác giả dùng khống trị chứ không phải là thống trị.


                                                          23
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


người đàn ông, cũng không phải bêu xấu người đàn ông là nhằm chống phụ
quyền. Đúng ra, đó là sự nhìn nhận khách quan của các tác giả dân gian, không
bị ràng buộc bởi ý thức phụ quyền cực đoan, đã phê phán đúng những biểu
hiện xấu xa của một số người đàn ông trong xã hội. Về mặt thi pháp, không
nên phân tích nhân vật và hình tượng trong tục ngữ, ca dao theo cách phân tích
của văn học thành văn, bởi vì văn học thành văn là sản phẩm của một cá nhân,
mỗi tác phẩm là một sản phẩm riêng biệt, nhân vật, hình tượng trong đó mang
tính độc lập tương đối, có thể được nhìn nhận một cách độc lập; trong khi đó
tục ngữ, ca dao là tác phẩm của tập thể, thể hiện ý thức của cả một cộng đồng,
không những thế lại được hình thành và hoàn thiện trong cả một quá trình lịch
sử, cũng vì vậy, từng đơn vị tục ngữ, ca dao dù có khả năng đứng độc lập vẫn
có mối quan hệ mật thiết với nhau, muốn nhìn nhận chính xác những vấn đề
mà nó đề cập thì phải nghiên cứu một cách tổng thể theo hệ thống. Cho nên
cách phân tích nhân vật người đàn bà như trên là không phù hợp.
      Về ý thức bảo vệ, xây dựng gia đình, các tác giả của Thi ca bình dân
Việt Nam viết rằng dân tộc Á Đông coi trách nhiệm đối với gia đình là bổn
phận thiêng liêng, ý thức ấy được thể hiện mạnh mẽ trong ca dao:
             "Về ý thức gia đình họ (tức người bình dân) không cho yếu tố tài
       năng là căn bản, mà cho yếu tố hòa thuận là quan trọng thì đó chính là
       một triết lý sâu xa mà chúng ta không thể xem thường."
             "Muốn tạo hòa khí gia đình, vợ chồng thường lấy sự nhịn nhục
       làm đầu."
             ..."Tuy nhiên, thời xưa dưới chế độ phụ quyền của nền móng
       phong kiến, người đàn bà bị lắm điều áp chế, thành thử ý thức nhịn
       nhục chỉ có trong người vợ." [72:283].
      Về những khắc khoải của tình yêu qua tập tục lễ giáo, có những ý chính
như sau:
             "Quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của con chính là
       nguyên nhân phát sinh những tâm hồn khắc khoải của nam nữ thanh
       niên thời bấy giờ." [72:336].
             "Tóm lại, đối với phong tục lễ giáo, người bình dân bao giờ cũng
       cố sức bảo vệ và duy trì. Chính nhờ sự bảo vệ và duy trì ấy mà ngày
       nay nước Việt Nam ta còn được những mầu sắc dân tộc.” [72:342-343].
      Về tình vợ chồng, các tác giả viết: "Trước nhất, chúng ta thường thấy
trong ca dao Việt Nam, người bình dân quan niệm sự sống chung giữa vợ
chồng là một cái "đạo". [72:491]. Các tác giả đã phân tích khá tỷ mỉ các mối



                                      24
Phạm Việt Long –                                                           2012
      Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


      quan hệ của tình vợ chồng khi gần gũi, khi sóng gió, khi xa cách, rồi đi đến kết
      luận:
                    "Tóm lại, đối với tình vợ chồng, người bình dân gọi là cái đạo.
             Cái đạo theo quan niệm của họ là bình đẳng, tương thân và chung thủy,
             khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh. Trong lúc đạo "tam tòng"
             tước đoạt hết quyền của người đàn bà, bắt người đàn bà phải sống lệ
             thuộc vào đàn ông, tạo trong gia đình quý tộc sự bất bình đẳng, thì đạo
             vợ chồng của người bình dân ngược lại dùng ý thức sinh hoạt làm nghĩa
             vụ, khiến cho nền tảng bình đẳng được bảo vệ và duy trì. Và ý thức dân
             chủ cũng chính là ý thức của gia đình bình dân thuở xưa." [72:418].
            Nói về gia đình nhà nho, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã nhận xét:
                  "Tuy thế, trong những gia đình gia thế, tay hòm chìa khoá lại là ở
            người đàn bà, người chồng giao hết tiền nong cho vợ và không bao giờ
            kiểm soát sự chi tiêu của vợ. Người đàn bà được coi là nội tướng, chủ
            phụ, tuy về danh nghĩa là nghe theo lời chồng, giúp chồng, nhưng thực
            tế thì là người chủ trì việc nhà."[57:330-331], "Nhưng quan hệ giữa nam
            nữ phải hình dung theo quan hệ giữa âm và dương, có chủ có tùng,
            không thể thiếu nhau và phải dựa vào nhau. Một bên sinh một bên
            dưỡng, một bên bắt đầu, khởi xướng, một bên hoàn thành, hỗ trợ cho
            nhau. Cho nên trong nhà đàn ông là chủ, đàn bà phải thuận tùng, nhưng
            đàn ông phải yêu thương kính nể vợ."[57:331].
            Nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân nghiên cứu một cách tổng thể tục ngữ, ca
      dao theo phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, và đặc biệt là phương
      pháp quy nạp, để luận bàn về đạo làm người được thể hiện qua tục ngữ, ca
      dao:
                    "Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, gia đình vừa là đơn vị
             lao động vừa là tế bào của tổ chức xã hội, lại đề cao phụ quyền nên ở
             gia đình có nhiều "công thức" về đạo làm người do giai cấp phong kiến
             thống trị áp đặt như phụ: từ, tử: hiếu, phu: xướng, phụ: tùy, tam tòng, tứ
             đức; trọng nam, khinh nữ. Trong gia đình cũng có những thành kiến về
             "bà gia10 nàng dâu", về "dì ghẻ con chồng", về "anh em rể, chị em dâu",
             về "ông chú mụ o"... làm cho quan hệ gia đình thêm phức tạp. Gia đình
             rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có những
             quan hệ hẹp hòi "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", "Chín đời họ mẹ
             còn hơn người dưng". Tục ngữ về đạo làm người một mặt làm nhiệm

10
     Từ bà gia do tác giả viết theo phương ngữ, có nghĩa là mẹ chồng.


                                                         25
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


       vụ phản ánh, mặt khác đấu tranh chống lại những tập tục thành kiến nói
       trên" [21:24].
     Nói đến giai đoạn thế kỷ XV, tác giả nhận định:
             “Chính trong thời kỳ này, tục ngữ về đạo làm người chịu ảnh
       hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo và Phật giáo có thể thẩm thấu từ
       trên xuống hoặc hoặc từ ngoài vào do trí thức Nho hoặc Phật (kể cả nho
       sĩ bình dân) làm chức năng sáng tác, đúc kết hoặc truyền đạt." [21:25].
             "Cho nên, trước kia cũng như hiện nay, trong đạo làm người của
       Việt Nam vẫn tồn tại những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông
       nhưng điều cần xác định là qua tục ngữ hoặc ca dao về đạo làm người,
       những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản sắc dân tộc, vào tinh
       hoa văn hóa chung về dựng nước và giữ nước hình thành từ hàng
       nghìn năm qua." [21:26].
             "Tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người thể hiện không chỉ
       tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét lối sống trong đó nổi lên
       nếp sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung,
       gắn bó đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước."
       [21:27].
             "Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bắt nguồn
       từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bắt
       nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường xuyên phải đối phó với thiên tai và
       ngoại xâm". [21:28].
             "Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ đễ,
       quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên
       là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn"... "Cách xử lý trong gia đình bắt
       nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp." [21:29].
             "...trong quan hệ nếp sống cộng đồng ta cũng có những hạn chế
       như gia trưởng, cục bộ địa phương, hủ tục, mê tín dị đoan... là những
       nhược điểm cần loại trừ khỏi đời sống hiện nay." [21:32].
     Tác giả chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại: một loại về
lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân và loại về đạo làm người trong
quan hệ gia đình. Tác giả viết:
            "Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như
      một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người."
      [21:56].
            "Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất
      hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu..."

                                      26
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


             "Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gần gũi
       và tình nghĩa. Quan hệ ruột thịt thắt chặt mối quan hệ này..." [21:57].
             "Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58].
      Nhìn chung, phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong công trình
khảo luận trên bẩy chục trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính
nhận định khái quát. Tác phẩm còn có phần sưu tập, lựa chọn, giải thích tục
ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người theo 4 chuyên mục, trong đó có
chuyên mục thứ hai là Tục ngữ, ca dao về đạo làm người trong quan hệ gia
đình.
      Trong Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ
qua một số ca dao - tục ngữ, Trần Thúy Anh đề cập đến thế ứng xử theo một
tuyến mở rộng từ gia đình, qua họ hàng – làng xóm – vùng miền - đất nước.
Theo định hướng “tiếp cận văn học dân gian từ ngả đường văn hoá học”, tác
giả rút ra mấy thế ứng xử: có một tinh thần nhân văn dân gian, sự ứng biến,
tính dung hợp – hoà hợp – khoa học, thế ứng xử nước đôi, lưỡng tri, đa tri,
hành vi tình nghĩa, ứng xử bằng tình nghĩa.
      Điểm lại như trên và so sánh, chúng tôi nhận thấy giữa các nhà nghiên
cứu có sự không thống nhất trong nhận định về sự kiềm tỏa của Nho giáo
trong đời sống xã hội (một bên coi sự ảnh hưởng của Nho giáo vào xã hội Việt
Nam là sâu và rộng, tới tận gốc rễ, một bên coi sự ảnh hưởng ấy bị hạn chế
nhiều). Theo chúng tôi, không thể nói như các tác giả Thi ca bình dân Việt
Nam: "...nền tảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh
hưởng vào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ." [73:197]. Chúng tôi đồng
tình với nhận định của Quang Đạm và Phó giáo sư Trần Đình Hượu: Quang
Đạm nói rằng sự kiềm tỏa của Nho giáo bị hạn chế khi đi sâu xuống các cơ
tầng xã hội ở bên dưới. Phó giáo sư Trần Đình Hượu cũng đã viết: "Nho giáo
ảnh hưởng sâu đến loại gia đình nhà nho, nhưng cũng thấm vào toàn bộ xã hội,
tức là ảnh hưởng đến cả gia đình nông dân ở một số mặt. Cả hai loại gia đình
đó cho ta thấy hình ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam."
      Với những cách chia nhóm phân loại, lược giải trên đây, chúng tôi thấy
có hai điểm nổi bật là:
      - Thứ nhất, về phong tục tập quán
      Các tác giả nêu những ý chính là: Chế độ phụ quyền rộng rãi. Trọng nam
khinh nữ, quyền người chồng bao giờ cũng nặng hơn quyền người vợ. Tục vợ
lẽ cũng là một tục trái với văn minh đời nay. Thích con trai. Trên kính dưới
nhường, ở cho trong ấm ngoài êm, lấy hoà mục làm đầu. Dựng gia tộc là một
việc làm được chú trọng. Nhưng gia đình quây quần với nhau thì nghĩa khí

                                      27
Phạm Việt Long –                                                       2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


hẹp, kiến thức hẹp hòi, không bằng được người có giao tiếp rộng rãi. Phụng sự
tổ tiên rất thành kính. Đạo làm con: hiếu thảo - biết kính trọng, thương mến,
biết vâng lời, biết phụng dưỡng cha mẹ. Sự báo hiếu cho cha mẹ ở nghi lễ tang
ma lạc hậu phiền quá thể, ăn uống theo kiểu trả nợ miệng, làm cho nhiều người
khổ vì hủ tục. Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hoà thuận.
Người chồng trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết hạnh
với chồng. Phụ nữ phải đủ tứ đức mới gọi là hiền, lại có nghĩa tam tòng nữa.
Nghĩa vụ của người chồng đối với vợ thì chỉ ăn ở cho đúng đắn, biết thương
yêu, quý trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ được nương nhờ. Vợ chồng
đồng tâm hiệp lực.
      Gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội.
      Ở Việt Nam, gia đình là một nền tảng vững chắc của xã hội. Gia đình
Việt Nam bao quát rất rộng, mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua
mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại.
      Nhìn tổng quát, tuy chưa đi sâu theo chuyên đề gia đình, nhưng những
tác phẩm được dẫn trên đây đều đã nêu lên những đặc trưng chính của gia đình
người Việt.
      - Thứ hai, về nội dung tục ngữ, ca dao
      Thông qua việc khảo sát tục ngữ, ca dao, các tác giả phân tích về quan
niệm, cách ứng xử, những biểu hiện trong phong tục tập quán của người Việt
xung quanh vấn đề gia đình trên những nội dung lớn là ảnh hưởng của chế độ
phụ hệ, phụ quyền và triết thuyết Khổng Mạnh vào gia đình Việt Nam, sự
chống lại triết thuyết ấy, những nội dung chung về gia đình, quan hệ cha mẹ
con, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em.
      Các tác giả nhận định chế độ phụ quyền có ảnh hưởng đến gia đình Việt
Nam, đã tạo điều kiện cho ý thức tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử thâm nhập.
      Những biểu hiện chính của thái độ chống lại triết thuyết Khổng Mạnh,
theo các tác giả, là:
      + Người phụ nữ chống lại chế độ phụ quyền rất mạnh mẽ, họ mỉa mai,
nổi loạn, đạp đổ oai quyền đàn ông. Đem thói hư tật xấu của người đàn ông ra
châm biếm, đó cũng là cách tấn công vào chế độ phong kiến.
      + Tình thương của người phụ nữ đặt lên trên quyền điều khiển của mẹ
cha, nhưng sự chống đối về ý thức “tại gia tòng phụ” không quyết liệt lắm.
      + Lôi kéo đàn ông, tạo thành phong trào giải phóng phụ nữ.
      Về những đặc tính của gia đình người Việt, các tác giả nêu:



                                      28
Phạm Việt Long –                                                         2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


     + Những nét chung nhất là: Tương thân tương ái. Muốn tạo hoà khí gia
đình thì cách ứng xử phổ biến là nhịn nhục, nhưng chỉ có phụ nữ nhịn nhục.
Không lấy tình yêu trai gái làm yếu tố chính cho tình cảm gia đình, mà lấy tình
cảm sinh hoạt làm căn bản. Gia đình là cơ sở giáo dục con người. Người dân
Việt đã bảo vệ phong tục lễ giáo, nhờ thế mà ngày nay ta còn được những mầu
sắc dân tộc. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như
một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người. Ngày nay,
đạo thờ cúng tổ tiên còn được duy trì và tồn tại chính là nhờ ý thức hiếu đạo
của người bình dân. Gia đình rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông
thôn, từ đó có những quan hệ hẹp hòi. Trong đạo làm người của Việt Nam vẫn
lưu giữ những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông nhưng điều cần xác
định là qua tục ngữ, ca dao, những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản
sắc dân tộc, góp phần tạo ra tinh hoa văn hóa chung từ thời dựng nước, trải qua
hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Tục ngữ, ca dao Việt Nam thể hiện
không chỉ tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét lối sống, trong đó nổi lên
nếp sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung, gắn bó
đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước. Quan hệ dọc
trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ đễ, quan hệ vợ chồng là chữ
thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên là thờ kính, "Uống nước nhớ
nguồn”. Cách xử lý trong gia đình bắt nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp. Tình
nghĩa là chất keo sơn gắn bó mọi thành viên trong một gia đình, một địa
phương và trong cả nước, tạo nên sự cố kết vững chắc. "Nghĩa" là một giá trị
đạo đức có trong luân lý Khổng Mạnh nhưng "nghĩa tình" lại là sáng tạo mang
bản sắc dân tộc Việt. Tình nghĩa làm cho quan hệ giữa người với người Việt
Nam bền chặt trong từng cộng đồng, từ gia đình đến xã hội. Nếp sống cộng
đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế
nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường
xuyên phải đối phó với thiên tai và ngoại xâm. Trong quan hệ nếp sống cộng
đồng Việt cũng có những hạn chế như gia trưởng, cục bộ địa phương, hủ tục,
mê tín dị đoan... Cùng với xu hướng phản phong của văn học dân gian Việt
Nam, tục ngữ, ca dao về đạo làm người chống lại những thói hư tật xấu,
những hành vi vô đạo đức, phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu
truyền như kinh nghiệm xấu, cần phải khắc phục...
     + Về mối quan hệ cha mẹ con: Tục ngữ, ca dao nhấn mạnh quan hệ mẹ
con, ghi lại thiên chức và tình cảm của người mẹ. Tục ngữ, ca dao cũng nêu
được truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Có tác giả khẳng định
rằng qua tục ngữ, ca dao thấy quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của

                                      29
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


con. Tục ngữ, ca dao phê phán những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ của con
đối với mẹ.
      + Về mối quan hệ vợ chồng: Tục ngữ, ca dao cho ta thấy rằng trong quan
niệm của người Việt, chung sống vợ chồng là một đạo lý. Vì vậy quyền hạn
giữa người chồng và người vợ không phải chỉ có một chiều mà phải đặt trên
tính chất tương ứng và bình đẳng. Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và
hòa thuận. Người phụ nữ Việt theo chồng, nhưng không theo kiểu “tòng phu”
của Nho giáo, không phải theo để hầu hạ, mà để chia sẻ niềm vui, là nghĩa vụ
tương thân tương ái và bình đẳng xây dựng trên ý thức đồng lao cộng lực,
chung thủy, khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh. Người phụ nữ Việt
Nam thương chồng và theo chồng trên căn bản, không phải bị áp bức, bắt
buộc, mà phát xuất từ tình thương, từ lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Trong
luật lệ của triều đình phong kiến, có một số trường hợp, như Lê triều hình
luật có những điều khoản tỏ ra coi trọng phụ nữ.
      + Về mối quan hệ anh chị em: Trong tục ngữ, ca dao, tình anh em được
nói tới ít, nhưng cũng thiết tha. Quan hệ anh em có khi bị ý thức tư hữu chi
phối, nhưng tình huyết thống vẫn giữ một vai trò thiêng liêng.
      4. NHÂN TỐ TÁC GIẢ CỦA TỤC NGỮ, CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA
ĐÌNH.
      Tác giả của tục ngữ, ca dao chủ yếu là nông dân. Xã hội Việt Nam trước
tháng 8 năm 1945 có tới 95% dân chúng mù chữ. Người được học chữ Hán hay
chữ quốc ngữ thời ấy không nhiều, hay nói đúng là quá ít ở nông thôn Việt
Nam. Phương thức sáng tác ngẫu hứng, truyền miệng trong môi trường sinh
hoạt dân dã sản sinh những câu ca dao chan chứa tình cảm và hàm chứa nhiều
tâm sự. Phương thức canh tác nông nghiệp cổ truyền, những luật tục của họ
tộc, làng quê trong một xã hội tiến triển chậm chạp là môi trường nẩy sinh
những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của con người đối với tự nhiên, xã hội
và gia đình để truyền lại các các thế hệ kế tiếp.
      Tuy nhiên, nếu khảo sát hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ còn lưu giữ đến
hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò của những nhà nho trong việc sáng
tác và phổ biến những câu ca dao, tục ngữ. Cũng cần nói thêm rằng ở một số
bài viết về tác giả của tục ngữ và ca dao, một số nhà nghiên cứu đã minh chứng
về sự hiện diện của tầng lớp nho sĩ trong các cuộc hát ví phường vải, những bài
diễn ca tế thần, hát trống quân...
      Cũng không là ngoại lệ trong số 730 câu tục ngữ và 1.179 câu ca dao nói
về gia đình có ghi dấu ấn của nhà nho. Điều này thể hiện ở chỗ họ đã đưa
những câu tục ngữ, thành ngữ của Trung Quốc, những châm ngôn của Nho

                                      30
Phạm Việt Long –                                                        2012
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình


giáo thành tục ngữ, ca dao của người Việt. Như "phu xướng, phụ tuỳ", "Tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", "phu quí, vợ vinh", "Trai làm nên
năm thê bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng", "Hổ phụ sinh hổ tử", "Hiếu
thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi", "Anh
thuận em hòa là nhà có phúc", "Quyền huynh thế phụ",... Dấu ấn của nhà nho
còn in đậm trong những câu ca dao nói về sinh hoạt gia đình, mà đặc biệt là
những gia đình nhà nho lấy việc học hành, thi cử làm trọng:
                                - Ai đi đợi với tôi cùng
                           Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thi
                            Chồng tôi quyết đỗ khoa này
                         Chữ tốt như rắn, văn hay như rồng
                               Bõ khi xắn váy quai cồng
                         Cơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.
                         - Một chữ kinh mẹ, một chữ thờ cha
                     Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành.
      Như vậy, rõ ràng là với tư cách tác giả dân gian, nhà nho đã dân gian hóa
Nho giáo.
      Trong số các nhà nho, chúng ta cần chú ý đến các nhà nho cấp thấp, họ là
hàn nho, những người đèn sách theo nghiệp thi cử nhưng không đỗ đạt đành
phải quay về làng, sống với làng. Do có chữ nghĩa nên được dân làng kính
trọng và họ tham gia vào các sinh hoạt văn hóa của gia đình, làng xóm, thực
hành phổ biến tư tưởng Nho giáo, cả cái tích cực và tiêu cực của tư tưởng đó.
Phó Giáo Sư Nguyễn Từ Chi đã nêu lên những nhận xét xác đáng về tầng lớp
Nho sĩ ở nông thôn như sau:
            Các nhà Nho mà kiến thức sách vở tạo ra một uy thế lớn trước một
            dân chúng gồm những nông dân hầu đều mù chữ tự tập họp thành
            một tầng lớp xã hội riêng, có trẻ cũng từ thế kỷ XVII. Về mặt kinh
            tế, tầng lớp ấy không tách lhỏi nông dân, trái lại, rất gắn bó với
            nông dân. Quả vậy, trừ một số ít nhờ thi đỗ mà ra làm quan, đại đa
            số các nhà Nho vẫn tiếp tục sống tại làng mình cuộc sống khổ ải
            của người nông dân thường lấy nghề dạy học làm lẽ sống. ẤY thế
            mà chính cái đa số vô danh đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, đã
            du nhập sâu vào nông thôn, vào từng xóm, từng nhà một, không
            chỉ mô hình Nho giáo, mà cả nền đạo lý hàng ngày thoát thai từ
            những lời dạy của Khổng Tử. [329]




                                      31
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

More Related Content

What's hot

Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
Chamcham239
 

What's hot (20)

đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
bài giảng ẩm thực việt nam
bài giảng ẩm thực việt nambài giảng ẩm thực việt nam
bài giảng ẩm thực việt nam
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 

Viewers also liked

Chinese proverb (tieng viet) 2.ppt
Chinese proverb (tieng viet) 2.pptChinese proverb (tieng viet) 2.ppt
Chinese proverb (tieng viet) 2.ppt
ngocthepk
 
Tinh yeu trong ca dao tuc ngu dan ca
Tinh yeu trong ca dao tuc ngu dan caTinh yeu trong ca dao tuc ngu dan ca
Tinh yeu trong ca dao tuc ngu dan ca
nhatthai1969
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Nham Ngo
 
[Viet anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao
[Viet   anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao[Viet   anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao
[Viet anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao
nmcntt
 

Viewers also liked (12)

Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Adam
AdamAdam
Adam
 
Chinese proverb (tieng viet) 2.ppt
Chinese proverb (tieng viet) 2.pptChinese proverb (tieng viet) 2.ppt
Chinese proverb (tieng viet) 2.ppt
 
Tinh yeu trong ca dao tuc ngu dan ca
Tinh yeu trong ca dao tuc ngu dan caTinh yeu trong ca dao tuc ngu dan ca
Tinh yeu trong ca dao tuc ngu dan ca
 
Cadao tucnguf
Cadao   tucngufCadao   tucnguf
Cadao tucnguf
 
Ca dao viet nam
Ca dao viet namCa dao viet nam
Ca dao viet nam
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chí
 
[Viet anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao
[Viet   anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao[Viet   anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao
[Viet anh] tuyen tap thanh ngu - tuc ngu - ca dao
 
TUYỂN TẬP 22 ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
TUYỂN TẬP 22 ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5TUYỂN TẬP 22 ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
TUYỂN TẬP 22 ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 
Ngạn ngữ Trung Hoa
Ngạn ngữ Trung HoaNgạn ngữ Trung Hoa
Ngạn ngữ Trung Hoa
 

Similar to Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

đốI thoại cùng bạn đọc về âm dương t.n.them
đốI thoại cùng bạn đọc về âm dương   t.n.themđốI thoại cùng bạn đọc về âm dương   t.n.them
đốI thoại cùng bạn đọc về âm dương t.n.them
Phan Huyền
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
Chu Choa
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn) (20)

đốI thoại cùng bạn đọc về âm dương t.n.them
đốI thoại cùng bạn đọc về âm dương   t.n.themđốI thoại cùng bạn đọc về âm dương   t.n.them
đốI thoại cùng bạn đọc về âm dương t.n.them
 
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfGiáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
 
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 

More from longvanhien

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

  • 1. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo sư, tiến sĩ khoa học Phan Đăng Nhật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu, hoàn thành công trình này. Tác giả cũng chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện công trình: - GS. TS Lê Chí Quế - PGS.TS Trần Đức Ngôn - GS. TS Nguyễn Xuân Kính - PGS.TS Vũ Anh Tuấn - PGS.TS Nguyễn Chí Bền - TS. Nguyễn Hữu Thức - TS. Nguyễn Thị Huế. Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Trung tâm Công nghệ thông tin (Văn phòng Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) đã giúp dỡ tận tình tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, công bố công trình này. Phạm Việt Long 1
  • 2. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HOÁ DÂN TỘC (Thay Lời giới thiệu) GS. TSKH. Phan Đăng Nhật Tôi không có dự định viết giới thiệu cuốn sách Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình của TS. Phạm Việt Long. Vì thế e rằng sẽ nhắc lại trong vài trang, một cách sơ lược, thiếu thốn cả một cuốn sách hơn 300 trang và do vậy làm lãng phí thì giờ bạn đọc. Tôi chỉ dám phát biểu một điều tâm đắc: phương pháp tiếp cận văn hoá để tìm ra bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này do phạm vi đề tài hạn chế,- tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình,- nên tác giả không có điều kiện trình bày đầy đủ và trực diện. Nhưng chính những phương pháp tiếp cận này, một mặt đem đến những phát hiện mới mà có sức thuyết phục trong phạm vi đề tài của mình; mặt khác gợi mở cho việc tìm hiểu bản sắc văn hoá nói chung. * 1.Từ lâu một số nhà khoa học trong và ngoài nước với mức độ khác nhau và biểu hiện khác nhau, đã phủ định bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho xu hướng này là “Bài tổng kết của trường Viễn đông Bác cổ Pháp từ buổi đầu cho đến năm 1920”: “Ấn Độ – Chi na (là tên gọi các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, do người Pháp dùng, tiếng Pháp là Indochine là từ ghép tên hai nước Ấn Độ và Trung Hoa- P.Đ.N), là khu vực ở Châu Á mà hai nền văn minh lớn của bộ phận này của thế giới, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, đụng độ với nhau và ít nhiều hoà lẫn vào nhau và là nơi mà các chủng tộc cư trú ở lục địa và hải đảo ở phía đông châu Á kéo đến pha trộn vào nhau. Cho nên người ta không thể thấy ở đấy, như ở nước Trung Hoa hay ở nướcẤn Độ của người Arirăng (Aryen), một chủng tộc riêng biệt và một nền văn minh độc đáo xứng đáng được tìm hiểu vì bản thân chúng, một chủng tộc và một nền văn minh chỉ nhờ vả rất ít vào ảnh hưởng bên ngoài, mà hoàn toàn ngược lại chỉ thấy ở đó sự pha trộn khác thường nhất của các nền văn minh và các chủng tộc linh tinh (P.Đ.N.nhấn mạnh), không một nền văn minh nào- hình như thế lại có nguồn gốc hoặc trung tâm ở đấy, ngay tại bản thân Ấn Độ- Chi na”1 Phân tích trên đây của bản tổng kết trang trọng này có mấy điểm chính: - Các nước Đông Dương(trong đó có Việt Nam ), không có nền văn hoá văn minh. Những lý do trên, không đáng nghiên cứu các nền văn hoá ở đây. 1 Trường Viễn đông bác cổ Pháp từ buổi đầu cho đến 1920, //Tập san của Trường Viễn đông bác cổ Pháp, tập XXI, 1920,tr.4. 2
  • 3. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Lời kết án trên là của cơ quan học thuật có quyền lực nhất đương thời của người Pháp, đã xoá sạch bản sắc văn hoá Việt Nam và các nước lân cận. Đương thời nó ảnh hưởng sâu sắc đối với thế giới và cả một số người Việt. Về sau, dần dần quan niệm trên đây được điều chỉnh từng bước. Một số học giả Phương Tây nhận thấy văn hoá “các cư dân của bán đảo Đông Dương” không phải là một sự pha trộn linh tinh nữa mà có thể nhận diện được và họ goị là “Các quốc gia Ấn độ hoá” (G.Coedes). Có người còn khái quát được bản chất văn hoá của vùng này, hơn nữa còn chỉ ra rằng một số triết lý của Trung Hoa đã được tổng kết từ thực tế của văn hoá phương Nam như lý thuyết về âm dương (Eveline Porée Maspéro). Nếu chỉ có thế thì không cần nhắc lại ở đây, cái gì hoàn toàn thuộc về lịch sử trả về cho quá khứ. Nhưng không như vậy, gần đây, (1972), Arnold Toynbee, mặc dầu đã công nhận Việt Nam có một nền văn minh riêng nhưng là sự “mô phỏng văn minh Trung Hoa”, là “nền văn minh riêng văn minh Trung Quốc. Leon Vandermeeersch (1986) coi văn minh Việt Nam (cũng như Triều Tiên, Nhật Bản) là “văn minh Trung Hoa hoá”, nói cách khác là sự đồng hoá theo văn minh Trung Hoa.2 Về bản chất trên đây là tư tưởng trung tâm văn minh nước lớn, đến thời kỳ hậu thực dân, nó không còn tính chất miệt thị nước nhỏ của chủ nghĩa thực dân cũ nữa, nhưng có nhiều biến dạng, mà thế giới vẫn đang còn tiếp tục tranh luận với chúng: nếu ở thế giới, đó là chủ nghĩa trung tâm Âu châu, được gọi là eurocentrisme, européocentrisme, thì ở châu Á là chủ nghĩa trung tâm Trung Hoa, có thể tạm gọi la sinocentrisme. Ở trên có nhắc đến tư tưởng trung tâm Trung Hoa của thời kỳ hậu thực dân của một số tác giả nước ngoài, riêng ở Việt Nam tư tưởng đó vẫn tồn tại không ít. Trong bối cảnh như vậy tác phẩm của Phạm Việt Long xử lý vấn đề như thế nào? 2. Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình tự giới hạn trong một phạm vi nhỏ của văn hoá, quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em họ hàng… Như trên đã nói, chúng tôi không giới thiệu toàn diện nên chỉ nêu mối quan hệ vợ chồng để xét về phương pháp tiếp cận. Về quan hệ vợ chồng trong ca dao Việt Nam, nhiều người cho rằng, đã ảnh hưởng sâu sắc đạo cường thường của Nho giáo, xuất giá tòng phu. Các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam viết về ý thức xuất giá tòng phu như sau: “Đây là một quy luật bắt buộc người đàn bà. Chữ “tòng” đây không chỉ có nghĩa là đi theo mà còn phải tuân theo mệnh lệnh của người chồng nữa. Ý thức này ăn sâu vào dân gian… Bởi vậy, người đàn bà sống trong chế độ Tam tòng thường có tư tưởng yếu đuối, cầu an. Họ chỉ còn biết làm sao cho chồng thương 2 Tham khảo GS Đinh Gia Khánh: Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu //Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB KHXH. H,1993. 3
  • 4. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình để nhờ vào sự che chở của người chồng… Xem thế, người đàn bà đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng”3 Như vậy các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam coi người phụ nữ Việt Nam “sống trong chế độ Tam tòng” của Nho giáo, tuân theo đạo tam tòng nghiêm khắc này. Phạm Việt Long có nhận định khác. Ông cho rằng: “Qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng, mà có cả đàn ông theo vợ, và quan trọng hơn là họ theo nhau, “phu phụ tương tòng”… Cách thức theo chồng của người phụ nữ Việt thời phong kiến đa dạng, phong phú, với nhiều ý nghĩa tích cực, thể hiện sự chủ động của người phụ nữ trong việc lựa chọn và xây đắp hạnh phúc cho mình. Trong sự chủ động ấy, người phụ nữ sẵn sàng gánh vác việc khó khăn, nặng nhọc, sẵn sàng chịu đựng mọi éo le của cuộc sống miễn là làm cho vợ chồng được gắn bó. Từ khái niệm tòng phu của Nho giáo, các tác giả đã chuyển hoá thành khái niệm theo nhau-“tương tòng”, là biểu tượng cho sự gắn bó vợ chồng người Việt trong xã hội phong kiến” 4 Kết luận như vậy có tính uyển chuyển, nhưng quan trọng là bằng con đường nào, bằng phương pháp nào để đi đến kết luận trên. Trước hết, tác giả không tự định ra trong đầu mình một tư tưởng, rồi tìm những đơn vị ca dao thích ứng để minh hoạ cho nó. Ông bao quát một kho tàng ca dao đồ sộ khá đầy đủ 5, chứa đựng 11.825 đơn vị ca dao. Từ kho tàng đó, ông chọn ra 1.179 đơn vị nói về đề tài gia đình, chiếm 9,97% tổng số. Từ đó, để khảo sát vấn đề quan hệ vợ chồng, ông chọn được 690 đơn vị có đề tài này, chiếm 58,52% đơn vị ca dao nói về gia đình (ngoài quan hệ vợ chồng còn có các quan hệ cha mẹ- con cái, anh chị em…) Từ toàn bộ các đơn vị ca dao nói về quan hệ vợ chồng được rút ra từ Kho tàng ca dao, gồm 11.825 câu, tác giả bằng thống kê, chỉ ra có 3 kiểu phục tòng (nôm na là theo): - Vợ theo chồng. “Lấy chồng theo thói nhà chồng”, “Có chồng thì phải theo chồng, Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui”... Trong quan hệ này, tác giả cũng rút ra những trường hợp ngược lại, nghĩa là vợ không theo chồng, số lượng không đáng kể, ví như: “ăn cam ngồi gốc cây cam, Lấy anh thì lấy về Nam không về” “ăn chanh ngồi gốc cây chanh, Lấy anh thì lấy về Thanh không về”. - Chồng theo vợ. “Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo”, “Mình về anh cũng về theo, Sum vầy phu phụ hiểm nghèo có nhau”… - Cả hai theo nhau. “Theo nhau cho chọn lời vàng đá”, “Quyết theo nhau cho trọn đạo”… (Xin xem các trang 65,66- vi tính, ở đó có đầy đủ dẫn chứng) 3 Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam (Tập 1), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.198, 194. 4 Phạm Việt Long, sách đã dẫn, tr.66 (vi tính). 5 Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên và các cộng sự: Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá- Thông tin, H, năm 1995. 4
  • 5. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Trên cơ sở khảo sát, thống kê một cách khách quan, thận trọng, khối tư liệu to lớn, phong phú và đa dạng nói trên, tác giả mới đi đến nhận định: “Như vậy, qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng…” (đã trích ở trên). Tác giả cũng khảo sát quá trình từ tiếp thu vỏ ngôn ngữ tòng phu đến sự chuyển hoá thành theo chồng, chồng phục tòng vợ và phu phụ tương tòng. Như vậy, quan hệ vợ chồng trong văn hoá Việt Nam theo nguyên lý Gắn bó (Vợ chồng là nghĩa keo sơn), Thuận hoà (Thuận vợ thuận chồng bể Đông tát cạn). Như vậy, theo đạo lý Việt Nam, mà tục ngữ ca dao là sự ghi nhận trung thành, người phụ nữ Việt Nam không “sống trong chế độ Tam tòng” “yếu đuối, cầu an”, không “chỉ biết làm sao cho chồng thương để nhờ vào sự che chở của người chồng”. Và càng không thích hợp khi kết luận “Xem thế, người đàn bà Việt Nam đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng”. Trên đây là bàn về những kết luận qua việc khảo sát ca dao coi nó như một tấm gương phản chiếu, hơn nữa, một tài liệu để điều tra xã hội học về xã hội Việt Nam truyền thống. Trong quan hệ gia đình, ngoài quan hệ vợ chồng như đã nói trên, sách TNCDVQHG còn đề cập đến các mặt khác như quan hệ cha mẹ- con cái, quan hệ anh em- chị em, quan hệ dâu rể. Cách tiến hành, phương pháp nghiên cứu đều như trên. Và các kết luận cũng có đóng góp mới và có tính thuyết phục. Cuối cùng tác giả kết luận: “Qua tục ngữ, ca dao, người nghiên cứu thấy rõ tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hoà, nhân văn là tính chất “trội” của quan hệ gia đình người Việt….(xem thêm ở tr.129- vi tính của sách TNCDVQHG)”. 3. Cho đến nay, đối với các hiện tượng khác của văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại những nhận định khác nhau. Ví dụ như có người cho tục thờ Thành hoàng là sản phẩm của Trung Hoa. Trong lúc đó, GS Nguyễn Duy Hinh, với một công trình nghiên cứu công phu, hơn 500 trang, chưa kể phụ lục, đã khẳng định: “Thành hoàng làng là tập đại thành văn hoá mà người nông dân Việt Nam đã sáng tạo qua bao nhiêu thể nghiệm, của bao nhiêu thế hệ” 6 Tục thờ cúng tổ tiên cũng vậy, GS Đinh Gia Khánh không cho là đặc thù phương Bắc mà là đặc thù của nền văn hoá Đông Nam Á: “Còn tục thờ cúng tổ tiên thì lại là một trong những nét đặc thù của vùng văn hoá Đông Nam Á” 7 Sở dĩ có sự nhận định khác nhau đối với một nền văn hoá, và bản chất các hiện tượng văn hoá, chủ yếu là do khác nhau về phương pháp. Chúng ta coi trọng quy luật giao lưu văn hoá, nhưng nhiều khi trong quá trình giao lưu đó diễn ra sự tiếp biến văn hoá lâu dài, khiến cho nội hàm của hiện tượng, khái niệm đã thay đổi mà chỉ còn lưu lại cái vỏ ngôn ngữ. GS Từ Chi cũng chia sẻ với ý kiến này: “Trong không ít trường hợp, những yếu tố mà tổ tiên người Việt hiện nay đã lần lượt tiếp thu từ nền văn minh Trung Hoa qua một thiên niên kỷ Bắc thuộc, và cả 6 Nguyễn Duy Hinh: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr, 410. 7 Đinh Gia Khánh: Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, H, 1993, tr. 43. 5
  • 6. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình về sau nữa, khi được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người bản địa, chỉ còn giữ được ở nơi xuất phát có cái vỏ hình thức nữa thôi (thường là tên gọi) trong khi nội hàm của khái niệm tiếp thu đã biến đổi hẳn” 8 Tóm lại, tác giả Phạm Việt Long trong sách Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình đã nghiêm túc tiếp thu người đi trước về phương pháp tiếp cận văn hoá, đó là nguyên nhân quan trọng đem đến những đóng góp mới trong công trình nghiên cứu của ông và đây cũng là kinh nghiệm cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam./. P.Đ.N. 8 Nguyễn Từ Chi: Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn hoá - Thông tin, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, H, 1996, tr.240. 6
  • 7. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình MỞ ĐẦU Nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội loài người nên đã có nhiều hành động nhằm xây dựng và củng cố gia đình. "Ngày 8 tháng 12 năm 1989 Đại Hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố năm 1994 là năm quốc tế về Gia đình (IYF) với chủ đề "Gia đình, các nguồn lực, và các trách nhiệm trong thế giới đang thay đổi" và biểu tượng một mái nhà ấp ủ những trái tim. Tư tưởng chủ đạo của năm quốc tế về gia đình là: sự thay đổi của thế giới phải tạo nên sự tiến bộ và tăng cường các phúc lợi cho cá nhân cũng như sự phát triển ổn định của gia đình. Năm quốc tế về gia đình nhấn mạnh đến việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đặc biệt chú ý đến quyền của phụ nữ và trẻ em, kêu gọi các chính phủ, các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ các gia đình làm tròn trách nhiệm đối với các thành viên và là hạt nhân của sự phát triển tiến bộ các cộng đồng, dân tộc, quốc gia."[96:3]. Đảng và Nhà nước ta cũng đã sớm có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề gia đình và có các biện pháp thiết thực chăm lo cho gia đình. Bên cạnh các điều luật trong bộ Luật dân sự, ngày 29 tháng 12 năm 1986, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình, trong đó khẳng định: "Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt; Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội;". [75:94]. Như vậy, gia đình là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các tổ chức đảng, chính quyền, từ trong nước đến toàn thế giới. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có cả một hệ thống phương hướng, biện pháp, trong đó có việc quay trở về tìm hiểu những giá trị truyền thống của cha ông, tìm ra trong đó những mẫu hình và kinh nghiệm tốt đẹp để áp dụng và nhận biết những mặt tiêu cực để tránh. 7
  • 8. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Văn học dân gian, trong đó có tục ngữ, ca dao, là kho tàng văn học quý giá của đất nước, đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành tố quan trọng trong gia tài văn hoá nước ta. Thông qua nghệ thuật ngôn từ, tục ngữ, ca dao đúc kết trí tuệ, tình cảm của nhân dân và phản ánh nhiều mặt của xã hội, trong đó có phong tục, tập quán, có các mối quan hệ trong gia đình. Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong qúa trình nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian, với khối lượng lớn tục ngữ, ca dao đã được sưu tầm, cần có các công trình nghiên cứu theo chuyên đề, đi thật sâu vào những nội dung chủ yếu của tục ngữ, ca dao, qua đó làm cho người đương thời hiểu sâu hơn tục ngữ, ca dao, để có cách thức ứng xử phù hợp với kho tàng văn hoá quý giá này của dân tộc và để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hiện tại. Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phù hợp với xu hướng của thời đại, Đảng cộng sản Việt Nam coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Trong quá trình mở rộng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới, bên cạnh những yếu tố tích cực, một vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự hấp thụ thiếu chọn lọc những biểu hiện văn hóa ngoại lai, xa rời những tiêu chuẩn đạo lý dân tộc từng tồn tại hàng nghìn đời nay. Nhiều mặt tiêu cực của xã hội hiện đại đã tác động vào gia đình, tạo ra nguy cơ phá vỡ sự bình yên của gia đình. Trong điều kiện đó, gia đình trong xã hội hiện đại đang là một vấn đề được quan tâm. Quay trở về những giá trị truyền thống, trong đó có quan hệ gia đình, đã trở thành xu hướng của thời đại. Việc nghiên cứu những giá trị trong gia đình truyền thống thể hiện qua tục ngữ, ca dao là một cách thức đóng góp vào việc định hướng xây dựng gia đình trong xã hội ngày nay. Trong bối cảnh trên, việc làm sáng tỏ vấn đề phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình qua tục ngữ, ca dao, chọn lựa và đề cao những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, tìm ra và loại bỏ những hủ tục, sẽ góp phần đáng kể vào việc làm rõ nội hàm của khái niệm "Truyền thống văn hóa Việt Nam", chống lại lối sống thực dụng, xa rời những chuẩn mực đạo đức, giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, củng cố gia đình, ổn định xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp cách mạng hiện nay cũng như lâu dài. 8
  • 9. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Với những lý do như đã trinh bầy, chúng tôi căn cứ vào tục ngữ, ca dao của người Việt đã được sưu tầm và in thành sách để khảo sát về quan hệ gia đình người Việt truyền thống. Sở dĩ chúng tôi chọn hai thể loại này vì chúng gần gũi với nhau trong phương thức hình thành, lưu truyền cũng như trong nội dung và nghệ thuật. Tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm, hai thể loại này sẽ bổ trợ cho nhau để chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề gia đình từ cả hai góc độ lý trí và tình cảm. Thực hiện phương châm kế thừa có chọn lọc di sản văn hoá của dân tộc, chúng tôi đã tìm hiểu khá kỹ công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao của những bậc tiền bối và thấy như sau: Việc sưu tầm, chú giải tục ngữ, ca dao nói chung đã được tiến hành từ nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về phong tục tập quán trong quan hệ gia đình người Việt mà chỉ có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này trong một số chương, mục. Năm 1940, qua Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) nói về Gia tộc phụ hệ và Chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao. Năm 1960, ở tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao. Từ năm 1956 đến năm 1978, qua việc phân tích ca dao, Vũ Ngọc Phan nêu lên sự đối xử bất công đối với người phụ nữ, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người phụ nữ. Từ những năm 90 đến nay, các nhà nghiên cứu đã chú ý nghiên cứu về tục ngữ, ca dao theo chuyên đề. Có những công trình được xuất bản hoặc tái bản đáng chú ý như: Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp của Bùi Huy Đáp, Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Phan Thị Đào, Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt của Triều Nguyên, Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa, Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc của Triều Nguyên... Có hai tác phẩm đi sâu vào nội dung tục ngữ, ca dao, đặc biệt là khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con người trong xã hội, đó là Thi ca bình dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân. Nghiên cứu về phong tục, tập quán trong gia đình người Việt, các công trình ngiên cứu khoa học trên góc độ xã hội học, văn hoá học, và đặc biệt là dân tộc học, đã có những tác phẩm chuyên sâu hoặc đã có những chuyên mục chuyên sâu. 9
  • 10. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình PGS. Nguyễn Từ Chi trong Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người có Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ và Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt đã đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của làng xã, gia đình cổ truyền, đồng thời cũng chú ý đến một số mối quan hệ trong gia đình, đến vai trò người phụ nữ trong gia đình ấy. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có phần khảo sát riêng về Phong tục trong gia tộc. Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả thường dẫn tục ngữ để minh chứng. Trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, trong đó nêu lên khái niệm về gia đình theo Từ điển phổ thông và theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh. Tác giả giới thiệu tóm tắt nhưng khá sáng rõ về thành phần gia đình Việt Nam. Phó giáo sư Trần Đình Hượu dành hai chuyên mục trong tác phẩm Đến hiện đại từ truyền thống để bàn luận về gia đình Việt Nam. Đó là Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo, và Đổi mới cách quan niệm giải phóng phụ nữ - Nhìn lại gia đình truyền thống để chuẩn bị thiết thực cho các thiếu nữ vào đời. Điểm qua các công trình, chuyên mục như trên, chúng ta thấy một khoảng trống về nghiên cứu có thể bổ khuyết là khảo sát xem phong tục tập quán trong quan hệ gia đình người Việt được phản ánh qua tục ngữ, ca dao như thế nào? Cần nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này trong một công trình chuyên biệt để có cái nhìn toàn diện hơn, qua đó làm cho việc hiểu về gia đình người Việt cũng như tục ngữ, ca dao người Việt được sâu sắc hơn. Trong công trình này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu của các ngành văn học dân gian, xã hội học văn hóa, văn hóa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá dân gian, văn học, xã hội học, dân tộc học…), phương pháp thống kê, quy nạp, phương pháp hệ thống. Vận dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi quan niệm rằng tục ngữ, ca dao nằm trong hệ thống văn học dân gian, đồng thời mỗi thể loại là một hệ thống riêng, và đi sâu hơn nữa, mỗi chủ đề lại là một hệ thống con, có cấu trúc với những nhân tố nội tại, tạo nên những chất tích hợp của chúng... Nghiên cứu tục ngữ, ca dao, bên cạnh việc tìm hiểu nội dung của từng đơn vị, chúng tôi cố gắng tìm ra những chất tích hợp từ hệ thống các chủ đề và chất tích hợp của toàn bộ hệ thống tục ngữ, ca dao. 10
  • 11. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Vận dụng phương pháp thống kê, chúng tôi kết hợp giữa thao tác định tính là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, với thao tác định lượng là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu khoa học tự nhiên, để cố gắng đạt được sự chính xác trong nhận định, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thống kê ở đây phù hợp với đối tượng nghiên cứu, vì thường tục ngữ, ca dao là những đơn vị nhỏ, hầu hết có cùng một kiểu cấu trúc. Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện phương pháp thống kê được triệt để, chính xác. Đây là phương pháp hiện đại, yêu cầu người sử dụng phải có một số kiến thức tối thiểu về tin học, đồng thời phải cộng tác với những nhà chuyên môn về tin học để xây dựng hai phần mềm chuyên biệt về tục ngữ, ca dao. Hai phần mềm này quản lý cơ sở dữ liệu về tục ngữ, ca dao theo nhiều tiêu chí do người nghiên cứu quy định, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí về thể loại, chủ đề, nội dung và ghi chú. Phần ghi chú hết sức quan trọng, ghi đậm dấu ấn của người nghiên cứu, giúp người nghiên cứu phân loại chi tiết hơn tục ngữ, ca dao theo nhiều yêu cầu (như về nội dung, về thi pháp…) để rồi có thể tổng hợp nhanh chóng các câu tục ngữ, ca dao cùng một tiêu chí, làm cho việc thống kê về số lượng và việc nhìn nhận về chất lượng nội dung tục ngữ, ca dao được nhanh chóng và chính xác. Đối với văn hóa dân gian như tục ngữ, ca dao, dân ca, cổ tích... lâu nay chúng ta thường vận dụng các phương pháp có tính ước lượng theo dự kiến sẵn có từ người nghiên cứu. Trong giới thiệu, nghiên cứu về tục ngữ, ca dao, mô hình chung thường làm là đưa ra một nhận định, lấy một vài đơn vị để chứng minh rồi phân tích đơn vị được dẫn và đi đến kết luận (thực ra kết luận đã có trước khi khảo sát tư liệu, đây là một thao tác ngược). Có thể mô hình hoá phương pháp đó như sau: Kết luận Nhận định Dẫn chứng Phân tích dẫn chứng (theo hướng đã nhận định) Ví dụ : Khi nhận định rằng người Việt bao dung, dễ tha thứ, có thể dẫn câu: "Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ dày." Nhưng nếu nhận định rằng người Việt ơn oán rạch ròi, có thể dẫn câu: "Ơn đền ơn, oán trả oán." Phải thống kê, so sánh giữa những câu nói lên sự bao dung và sự rạch ròi, thì mới có thể rút ra kết luận khách quan, chính xác. Có tác giả khẳng định "...ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân, tư tưởng 11
  • 12. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo". [99:322]. Ý kiến trên có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên không có tư liệu số liệu để chứng minh. Trong khi đó, dùng phương pháp thống kê trong hệ thống, với số liệu 5.682 câu ca dao nói về giao duyên nam nữ trong tổng số 11.825 câu ca dao được sưu tầm, chiếm tỷ lệ 48%, thì có thể nói chắc chắn rằng giao duyên nam nữ là chủ đề chiếm ưu thế trong ca dao. Văn hóa dân gian ở dạng nguyên hợp, đôi khi phức tạp, không thể nhặt ra một vài đơn vị theo sự lựa chọn của riêng người nghiên cứu mà nhận định rằng đó là những biểu hiện tiêu biểu cho tính dân tộc, tính Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu thích hợp là tổng hợp từ một kho tàng văn hóa dân gian tương đối đầy đủ, bằng thống kê, so sánh, thực hành thao tác định lượng cùng với thao tác định tính để rút ra những kết luận khách quan, khoa học. Trong mọi vấn đề, mọi chủ đề, để rút ra nhận xét và kết luận, chúng tôi đều dựa trên toàn thể các câu tục ngữ, ca dao thuộc chủ đề đó. Các ý kiến khác nhau hoặc đối lập nhau (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), chúng tôi đều ghi nhận để xem xét, không đưa ra những định kiến trước. Nếu có ý kiến đối lập (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), để xem ý kiến nào là chủ đạo, chúng tôi tính số lượng và tỷ lệ phần trăm. Để làm rõ hơn các nội dung giống nhau và khác nhau, chúng tôi đưa ra các bảng thống kê, so sánh. Để chỉ tính chất của các hiện tượng thể hiện trong tục ngữ, ca dao, thay cho những loại từ chỉ mức độ như: rất, vô cùng, tương đối, phần nào, ít, ít ỏi, hiếm thấy... chúng tôi diễn đạt bằng con số (trị số tuyệt đối và tỷ lệ). Chúng tôi không dừng ở con số, bảng, biểu... vì nhận thức rằng chúng tuy cụ thể nhưng nhiều khi khô cứng, không phản ánh đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống, nhất là cuộc sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm. Do đó, chúng tôi cũng rất coi trọng sự nhận xét, bàn luận bằng ngôn ngữ (định tính). Phương pháp nghiên cứu như trên rất phù hợp với loại hình tục ngữ, ca dao, là loại hình có các thành tố có cấu trúc tương đối giống nhau, sự trùng hợp của các thành tố ấy có tần xuất tương đối lớn. Điều này đã được các nhà nghiên cứu đi trước chỉ ra như sau: "Công trình Hình thái học truyện cổ tích (xuất bản lần đầu năm 1928) của Prốp là một thể nghiệm thành công của việc áp dụng những phương pháp nghiên cứu chính xác vào các khoa học nhân văn, vào việc giải mã các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Mặc dù biết khả năng to lớn của việc sử dụng các phương pháp chính xác, Prốp vẫn thấy 12
  • 13. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình rõ những giới hạn của chúng. Theo ông, những phương pháp này "chỉ có thể được sử dụng và đem lại kết quả ở những nơi mà sự lặp lại có trong một phạm vi lớn. Điều này chúng ta có ở trong ngôn ngữ, điều này chúng ta có ở trong văn học dân gian" [Dẫn theo 151:138]. Chúng tôi đã khai thác một phần trong phần mềm Tục ngữ Việt Nam, Ca dao Việt Nam mà chúng tôi mới xây dựng để làm tư liệu cho công trình nghiên cứu này. Với khả năng quản lý tốt tư liệu, giúp phân loại, tra cứu nhanh và chính xác nhiều loại chủ đề và nội dung theo yêu cầu phức tạp của người nghiên cứu, phần mềm này sẽ là công cụ có ích cho việc nghiên cứu tục ngữ, ca dao với các đề tài còn lại. Lần đầu tiên tục ngữ, ca dao người Việt được nghiên cứu một cách hệ thống trên bình diện phong tục tập quán về gia đình với khối lượng khá lớn. Qua tục ngữ, ca dao, công trình làm nổi rõ tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hòa, nhân văn trong quan hệ gia đình người Việt. Tuy vậy, với khối lượng khá lớn tư liệu, với tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, chắc chắn rằng công trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứ. 13
  • 14. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình CHƯƠNG MỘT TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA TỄC NGỮ, CA DAO 1. NHỮNG QUAN NIỆM CHÍNH VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 1.1. Khái niệm gia đình Gia đình là một thực thể vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội, gắn bó với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, thân tình và dòng máu để đáp ứng nhu cầu về tình cảm, bảo tồn nòi giống, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng và tộc người, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con người, phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc gia trong tiến trình lịch sử. 1.2. Gia đình Việt Nam truyền thống Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Mỗi tác giả tìm cách tiếp cận khác nhau về gia đình. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục khảo sát gia đình thông qua phong tục trong gia tộc, gồm các mục: Cha mẹ với con, anh em, chị em, thân thuộc, phụng sự tổ tông, đạo làm con, thượng thọ, sinh nhật, thần hoàng, tang ma, cải táng, kỵ nhựt, tứ thời tiết lập, giá thú, vợ chồng, vợ lẽ, cầu tự, nuôi nghĩa tử. Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả thường dẫn tục ngữ để minh chứng. Phan Kế Bính đã đưa ra nhận xét như sau: trong quan hệ gia đình người Việt, hòa mục là điều hết sức quan trọng, đạo làm con phải trọng chữ hiếu, vợ chồng phải giữ chữ tiết nghĩa với nhau. Ông cũng phê phán một số biểu hiện tiêu cực đã thành tập tục trong quan hệ gia đình như trọng nam khinh nữ, đa thê... Trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, theo cách hiểu của học giả Đào Duy Anh: Gia đình chỉ "những người thân thuộc trong một nhà." [3:8]. Ông giới thiệu tóm tắt về thành phần gia đình Việt Nam và viết: "Qua các thành phần trên cho thấy rằng gia đình Việt Nam bao quát rất rộng, và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại." [3:24-25]. Ở góc độ tiếp cận khác, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã xem xét Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo và viết: 14
  • 15. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình "Gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc, nhưng tìm ảnh hưởng đó không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo, mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức và quản lý theo Nho giáo, bị điều kiện hoá trong thể chế đó mà vận động phát triển. Theo chúng tôi, những điều kiện đó là: - Chế độ chuyên chế với quyền vương hữu, quyền thần dân hoá toàn thể với nền kinh tế cống nạp. - Trật tự trên dưới theo phân vị. - Tổ chức làng - họ. - Cuộc sống nông thôn và cung đình. - Sự giáo hoá sâu rộng về trách nhiệm với vua với nước, về tình nghĩa gia đình, họ hàng, về lí tưởng sống êm ấm, trên kính dưới nhường, về quyền người đàn ông, người cha, người chồng". [57:314] "Ảnh hưởng Nho giáo đến gia đình truyền thống Việt Nam là lâu dài và liên tục cho đến khi Việt Nam thành thuộc địa cuả Pháp và xã hội Việt Nam bắt đầu Âu hoá. Nhưng ảnh hưởng đó cũng có khác nhau tuỳ từng thời kỳ, từng vùng và từng loại gia đình. Trong việc nghiên cứu gia đình truyền thống và ảnh hưởng Nho giáo trong đó, cũng chỉ một vài loại gia đình thực sự có ý nghĩa". [57:315] Tác giả đã phân tích các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta trước đây để chỉ ra có bốn hạng người trong dân là sĩ, nông, công, thương, nhưng quan trọng nhất là nông và sĩ. Từ đó, ông "Phân biệt gia đình truyền thống Việt Nam thành hai loại lớn: quan hộ và dân hộ."[48:320]. Tác giả viết: "Trong xã hội trước đây, nông dân và nhà nho có vai trò xã hội lớn nhất, gia đình nông dân và gia đình nhà nho cũng là tiêu biểu nhất. Gia đình nông dân, đặc biệt là gia đình trung nông, tiêu biểu cho cách tổ chức làm ăn sản xuất nông nghiệp nhằm tự túc và đóng góp cho làng nước. Gia đình nhà nho tiêu biểu cho cách dùng lễ nghĩa xây dựng nền nếp trong nhà và ăn ở với họ hàng làng xóm." [57:320]. PGS. Nguyễn Từ Chi nghiên cứu sâu vào cơ cấu tổ chức làng xóm và nhận xét bước đầu về gia đình người Việt, mà địa bàn chủ yếu là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Với gia đình người Việt cổ truyền, Nguyễn Từ Chi nhấn mạnh đến loại mô hình gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân: “Gia tộc Việt, từ nông thôn đến thành thị, ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cả trên khắp đất nước, từ lâu cũng đã giải thể đến mức gia đình nhỏ rồi, thậm chí trong tuyệt 15
  • 16. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình đại đa số các trường hợp, là gia đình hạt nhân.”[15:181. Ông nhìn sâu vào tính chất của gia đình Việt cổ truyền như sau: “Tính chất phụ quyền của gia tộc Việt là điều đã được nhiều lần nhấn mạnh, với các nguyên lý chính làm khung cho nó: quyền uy tối cao của người cha với con cái, của người chồng đối với người vợ, đặc quyền thừa kế của con trai, đặc biệt của con trai trưởng, vai trò quán triệt, có khi hầu như độc tôn của đàn ông chủ hộ trong mọi tổ chức ngoại gia đình... Tính chất phụ quyền ấy còn được tô đậm bởi nhiều thế kỷ giáo dục nhà Nho. Trên bình diện sinh hoạt cộng đồng của làng – xã, sự vắng mặt quá “lộ liễu” của phụ nữ trong cơ cấu tổ chức càng nói lên thế lép vế của họ. Tuy nhiên, nguyên lý, nhiều khi chỉ là nguyên lý, chỉ là biểu hiện của “cấu trúc hữu thức” cộng đồng. Xét lại vấn đề dưới góc độ thực tế hơn của nền kinh tế tiểu gia đình, thì số phận người phụ nữ Việt đâu có hẩm hiu như thế.. Không phải chỉ vì họ là người tiếp tay đắc lực và không thể thiếu cho cha, cho chồng, trong lao động nông nghiệp nặng nhọc, mà còn (và chủ yếu?) bởi vì “luồng tiểu thương rất phát đạt trong vùng châu thổ [và trung du Bắc Bộ – TT], thực ra là nằm trong tay phụ nữ. Như vậy, chính người phụ nữ mang về cho gia đình một phần thu nhập không phải không đáng kể, dưới dạng tiền mặt, còn nông phẩm lại thể hiện khía cạnht tự cấp tự túc của nền kinh tế nông thôn.[192] Những tác phẩm được dẫn ra trên đây giúp chúng ta hình dung về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống để có thể so sánh với các hình mẫu gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh. Xã hội Việt Nam cổ truyền có hai loại gia đình cơ bản: gia đình nông dân và gia đình nhà nho. Gia đình nông dân là một đơn vị sản xuất theo kiểu chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa. Gia đình nhà nho là gia đình theo kiểu bên anh đọc sách bên nàng quay tơ. Năm 1991, công trình Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam ( NXB Khoa học xã hội - Hà Nội- 1991) đã công bố 12 bài nghiên cứu về gia đình, cho chúng ta hình dung về sự biến đổi sâu sắc của gia đình truyền thống Việt Nam trong thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam có chủ trương đổi mới của Đảng ( năm 1986). Chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa Việt Nam, xã hội Việt Nam phân tầng sâu sắc, quá trình Âu hoá diễn ra nhanh chóng ở các đô thị và có ảnh hưởng nhất định vào nông thôn Việt Nam. Triều đình Huế đã chấm dứt việc thi cử bằng chữ Hán, Hán học bị 16
  • 17. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình thất thế, Vũ Đình Liên với bài thơ Ông Đồ chia sẻ tâm trạng của cả xã hội Việt Nam đối với tầng lớp Nho sĩ thất thế. Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai tầng mới, trong đó có viên chức và công nhân. Ngày nay, từ kết quả của các công trình nghiên cứu về Nho giáo, chúng ta không phủ nhận ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo đối với văn hóa gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và xã hội cho nên mẫu hình truyền thống của gia đình Việt Nam có những nét rất khác với gia đình truyền thống ở Trung Quốc. Cũng vì vậy, tư tưởng về gia đình của Nho giáo đã bị khúc xạ trong gia đình truyền thống ở Việt Nam. Ví dụ gia đình truyền thống của Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ tộc và thường gia đình phát triển theo hướng gia đình nhỏ thành đại tộc. Trong xưng hô, người Trung Quốc đưa họ lên vị trí chủ yếu (Lưu tiên sinh, Trần đại nhân...), tên người là phụ. Trong khi đó, ở Việt Nam, gia đình thường ở quy mô nhỏ, cách xưng hô thân mật hơn, nhấn mạnh tên người, đề cao tính cộng đồng “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” chứ không đề cao tuyệt đối tộc họ, coi đó như là một đẳng cấp phân biệt trong xã hội. Những đặc tính nói trên được phản ánh rõ trong các mối quan hệ trong gia đình mà chúng tôi sẽ phân tích ở các chương sau qua tục ngữ, ca dao. 2. KHÁI NIỆM TỤC NGỮ, CA DAO, PHONG TỤC, TẬP QUÁN Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về tục ngữ, ca dao, phong tục tập quán. Tuỳ từng góc độ chuyên môn, mỗi nhà nghiên cứu quan tâm đến những đặc tính này hay đặc tính khác của đối tượng để định nghĩa khái niệm, nhưng nói chung đã tương đối thống nhất ở những điểm cơ bản. Kế thừa quan niệm của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi nêu lên những khái niệm sát với hướng nghiên cứu của chúng tôi như sau: 2.1. Khái niệm tục ngữ Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gọn, có vần điệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. 2.2. Khái niệm ca dao Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập. 17
  • 18. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Cần nói thêm rằng giữa tục ngữ và ca dao có sự giao thoa nhất định. Có những trường hợp tục ngữ dược trình bầy dưới hình thức ca dao (thể thơ lục bát); có những trường hợp khó phân biệt là tục ngữ hay ca dao. 2.3. Khái niệm phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình Phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình là những thói quen đã thành nếp lâu đời, được lan truyền rộng rãi, ăn sâu trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng như xã hội. Phong tục và tập quán khác nhau ở chỗ: Tập quán là thói quen hình thành trong các sinh hoạt mà con người tiếp thu được và tự giác thực hiện hành vi của mình. Phong tục là quy định bất thành văn mà cộng đồng người quy ước với nhau có tính bắt buộc mọi người phải theo. Vì thế tục ngữ có câu "Nhập gia tùy tục". Ai làm trái quy ước đó sẽ bị dư luận chê bai và người có quyền uy nhắc nhở. Ví như trong các cuộc giỗ họ, những người có thứ bậc ngang nhau được ăn cùng mâm. Một số làng đặt ra hương ước - đây là cách thức văn bản hoá phong tục để yêu cầu mọi người tuân thủ. Vì thế mới có câu "Phép vua thua lệ làng". 2.4. Mối quan hệ giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán Giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán có mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ. Phong tục, tập quán là cái được phản ánh, còn tục ngữ, ca dao là hình thức phản ánh của cái được phản ánh. Tục ngữ, ca dao xuất phát từ cuộc sống, phản ánh phong tục, tập quán, đúc kết thành kinh nghiệm và biểu bộ tình cảm theo quan niệm dân gian và trở lại tác động vào cuộc sống, góp phần phổ biến những phong tục tập quán tốt đẹp, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 3. NHỮNG Ý KIẾN CHÍNH XUNG QUANH CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA TỤC NGỮ, CA DAO Những nhà nghiên cứu đi trước ít nhiều đã nghiên cứu về nội dung tục ngữ, ca dao theo các góc tiếp cận khác nhau. Đóng góp của họ là rất lớn, đã thúc đẩy ngành nghiên cứu văn học dân gian phát triển. Tuy vậy, việc phân tích sâu chủ đề phong tục tập quán về gia đình trong tục ngữ, ca dao chiếm tỉ trọng còn thấp trong những công trình khảo cứu về tục ngữ, ca dao nói chung. Từ năm 1969 đến năm 1971 và năm 2000 có hai công trình đi sâu vào nội dung tục ngữ, ca dao, đặc biệt là khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con người trong xã hội, đó là Thi ca bình dân Việt Nam (1969 - 1971) của Nguyễn 18
  • 19. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam (2000) của Nguyễn Nghĩa Dân. Chúng tôi xin lược trích một số công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao có liên quan đến chủ đề gia đình như sau: Trong Ca dao - dân ca- tục ngữ - vè, Hoàng Như Mai có bài Tình yêu và hạnh phúc gia đình trong thơ ca dân gian, Anh Biên có bài Quan niệm về con người trong tục ngữ, Lê Anh Hiền có bài Tục ngữ và ca dao Việt Nam với tình mẫu tử, trong đó các tác giả trình bày những biểu hiện tốt đẹp trong quan hệ gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh, nhấn mạnh đến vấn đề đáng quan tâm nhất là sự hoà thuận trong gia đình người Việt. Các soạn giả Thi ca bình dân Việt Nam (tập 2) đã khảo sát 6 vấn đề đặt ra: - Phong tục Việt Nam xuyên qua ca dao. - Quan niệm về chế độ gia đình. - Những vui buồn trong mưu sinh. - Biến thái của tình cảm con người đối với sinh hoạt xã hội. - Tình yêu quê hương dân tộc. - Ý thức đấu tranh của người bình dân qua các chế độ thống trị. Khái quát các nội dung trên, các tác giả nêu nhận định: "… dân chúng Việt Nam bị ách đô hộ người Tàu thống trị, nền tảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng vào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ. Vậy sự chống đối của người bình dân đối với chế độ gia đình là sự chống đối giữa quan niệm người bình dân trước mọi ảnh hưởng ngoại lai của lý thuyết Khổng Mạnh." [73:161-162]. Vào năm 1940, Kinh Thi Việt Nam của Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) nói về quan hệ gia đình, về Chống nam quyền như sau: "Luân lý phụ quyền đặt người đàn ông lên địa vị chủ tể. Phụ nữ Việt Nam đã mỉa mai, giày đạp cái oai quyền ấy. Họ tìm đủ tính xấu của đàn ông đem ra trào phúng, để chứng rằng địa vị ưu thắng của đàn ông không được họ công nhận." [52.103]. Qua ca dao, ông rút ra những tính xấu của đàn ông bị phụ nữ mỉa mai là: hoang đàng, đĩ thoã, phụ tình, và nhận định rằng người đàn bà đã nổi loạn, cố đạp đổ cái hình tượng đàn ông. Nguyễn Bách Khoa dành hai chương Gia tộc phụ hệ và Chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao: 19
  • 20. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình "Đứa con không là gì hết, người đàn bà không là gì hết, con người không là gì hết. Cha là tất cả, chồng là tất cả, đàn ông là tất cả. Đó là chân lý phụ quyền của Nho giáo, mà giai cấp sĩ phu vẫn muốn dùng làm luân lý nền tảng của xã hội Việt Nam cũ, bởi nó rất thích hợp với chế độ quân quyền và kinh tế nông nghiệp, hai nguồn quyền lợi của giai cấp ấy. Nhưng chế độ quân quyền với trạng thái nông nghiệp ở xứ ta cũng mang một hình thức đặc biệt không giống xã hội Trung Quốc. Cho nên chế độ gia tộc Việt Nam chỉ tiến được đến khuôn khổ phụ hệ là ngừng lại, không đủ điều kiện chuyển sang khuôn khổ phụ quyền tuyệt đối như ở Trung Hoa. Vì thế mà ở trong dân gian luôn luôn lưu hành một sức chống nam quyền, chống phụ quyền, chống Nho giáo rất là mạnh mẽ." [63:102]. Trong tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam (1960), Hằng Phương viết: "Dưới chế độ phong kiến, mặc dầu bị đàn áp thậm tệ, bị luân lý phong kiến mê hoặc, nhồi sọ, nhưng những tư tưởng chống đối vẫn nẩy nở và phổ biến rộng rãi trong câu ca tiếng hát dân gian." [122:1]. Tác giả nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao là: - Những nỗi lo âu và đau khổ của nam nữ thanh niên thời xưa. - Cưỡng ép hôn nhân. - Tảo hôn. - Đa thê - Cảnh góa bụa. - Mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng. - Không dân chủ trong gia đình. Vào năm 1960, viết như trong tiểu luận thể hiện một tinh thần chống đối phong kiến đáng trân trọng. Công trình nghiên cứu tuy còn sơ lược nhưng cũng đã nêu lên diện mạo phía trái của gia đình Việt Nam; tuy nhiên, nếu không nhìn sang phía phải, thì e rằng sẽ không tìm ra những truyền thống quý báu trong quan hệ gia đình người Việt để gìn giữ và phát huy. Nguyễn Nghĩa Dân chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại: một loại về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân, và loại về đạo làm người trong quan hệ gia đình. Tác giả viết: "Tục ngữ, ca dao nêu bật truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ,"… "Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người."[19:56]. 20
  • 21. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình "Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu..." "Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gần gũi và tình nghĩa. Quan hệ ruột thịt thắt chặt mối quan hệ này..." [21:57]. "Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58]. Phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong chuyên luận trên bẩy chục trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính nhận định khái quát, không đi sâu phân tích, chứng minh. Trong khi phân tích, dẫn chứng, tác giả cũng trích dẫn tục ngữ, ca dao. Vũ Ngọc Phan viết: "Trong chế độ phong kiến, việc quy định tài sản đối với phụ nữ rất là khe khắt. Việc quy định ấy chủ yếu làm cho phụ nữ không bao giờ được độc lập về kinh tế, dù chính phụ nữ đã góp phần xây dựng kinh tế gia đình: Hỡi cô cắt cỏ đồng mầu! Chăn trâu cho khéo làm giầu cho cha. - Giàu thì chia bảy chia ba, Phận em là gái được là bao nhiêu! Trong 24 huấn điều của Lê Hiến Tông (1500) huấn điều thứ tám và thứ chín đã quy định về phụ nữ: "Khi chồng chết, phải thương yêu con vợ trước hoặc con vợ lẽ của chồng, nếu có gia tài, không được chiếm đoạt làm của riêng mình.", "Khi chồng chết mà mình chưa có con, thì phải ở lại nhà chồng, giữ việc tang lễ, không được giấu giếm chuyển vận tài sản nhà chồng đem về nhà mình". [99:338]. "Nhưng ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân, tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo. Cho nên trong hôn nhân khi họ đã không ưng thuận, thì họ cũng không kể gì giàu sang phú quý, và cũng không tin gì ở số mệnh:" [114:339]. Vũ Ngọc Phan còn đề cập đến những vấn đề khác trong quan hệ gia đình như: mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người phụ nữ. Giáo sư Đinh Gia Khánh viết: “Điều 307 Lê triều hình luật quy định rằng người chồng xa cách vợ năm tháng, không thăm hỏi đi lại thì có thể bị mất vợ. Đã có con với nhau rồi thì gia hạn từ năm tháng lên một năm. Nếu vì công sai (đi việc công) thì bất luật (tức là có thể vắng nhà lâu, không bàn tới kỳ hạn). 21
  • 22. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình Như vậy là quyền lợi và hạnh phúc người phụ nữ được coi trọng và được bảo vệ, trái hẳn với quan niệm nam tôn nữ ty của Nho giáo. Điều lệ thi hành từ năm Hồng Đức thú hai (1471) quy định rất rõ quyền lợi của phụ nữ trong việc thừa kế gia sản.” …“Như vậy là trong gia đình, con gái cũng được coi bình đẳng như con trai. Thật là trái với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” theo lễ giáo của nho gia.” [61: 285]. Nguyễn Tấn Long và Phan Canh nhấn mạnh đến luật pháp của phong tục, nó khiến cho chế độ cai trị phải tôn trọng lề thói của địa phương. Các tác giả liên hệ: ''Trong thi ca bình dân, những tầng lớp phụ nữ đã nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ, nói lên ý thức chống đối của họ, cho nên, ngoài sự phát triển mức sống của hệ thống kinh tế, sự chống đối giữa ý thức cai trị và ý thức tục lệ chính là mầm mống phân chia trong hệ thống chính trị." [61:81]. Phân tích quan niệm về chế độ gia đình, các tác giả nêu ra 11 vấn đề là: - Ảnh hưởng của chế độ phụ hệ. - Ý thức bất mãn trong chế độ phụ hệ. - Nỗi khổ cực trong sinh hoạt gia đình bình dân. - Ý thức bảo vệ và xây dựng gia đình. - Ý thức về giáo dục gia đình. - Những khắc khoải của tình yêu qua phong tục lễ giáo. - Hiếu đạo với ông bà, cha mẹ. - Tình anh em. - Tình vợ chồng. - Tình thân thuộc. - Tình làng xóm. Trong quá trình phân tích, các tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của chế độ phụ quyền vào gia đình người Việt, thể hiện ở ý thức của con người theo quan điểm Nho giáo: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con (trai). Trong Thi ca bình dân Việt Nam, các tác giả cũng phân tích theo ba nội dung của giáo lý tam tòng: “Theo phân tích trên, chúng ta căn cứ vào tục ngữ, ca dao Việt Nam để nhận xét, thì người Việt Nam không chống chế độ phụ hệ, mà chống chế độ phụ quyền." ... "Người đàn bà Việt Nam thương chồng và theo chồng trên căn bản, không phải bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất từ tình thương, ở 22
  • 23. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Bởi vậy, chúng ta thấy trong tâm tư họ có cái gì tha thiết, như: Vai mang khăn gói theo chồng Đắng cay thiếp chịu, mặn nồng thiếp cam." [72:197-198]. Các tác giả nhận xét rằng người đàn bà bình dân đã chống lại chế độ phụ quyền bằng cách lật đổ hình tượng người đàn ông, chỉ rõ những thứ xấu xa của người đàn ông, phủ nhận ý thức tôn thờ người đàn ông: "Cho nên, nếu người đàn ông đem giá trị người đàn bà hạ nhục để khống trị9, thì người đàn bà cũng đem giá trị người đàn ông hạ nhục để chống lại. Trạng thái ấy phản ứng rất rõ rệt trong ca dao Việt Nam, ..." [72:203]. "Sự khinh miệt giữa người đàn ông và người đàn bà chứng tỏ ý thức chống đối mãnh liệt. Trong lúc chế độ phụ quyền bắt buộc người đàn bà phải sống theo đạo tam tòng, mà người đàn bà lại đem những thói hư, tật xấu của người đàn ông ra châm biếm, khác nào họ dùng những mũi tên độc bắn thẳng vào nền phong kiến, đập vỡ những áp bức, bất công mà gia đình Việt Nam đã chịu ảnh hưởng xã hội Trung Quốc.” ... "Tình thương của họ đã đặt lên trên quyền điều khiển của mẹ cha. Thực ra, không phải họ bất hiếu, hay quên ơn cha mẹ, mà chính vì họ cảm thấy chế độ phụ quyền đem đến cho đời sống họ những bất công, những thảm trạng mà chính họ phải gánh chịu hậu quả." [72:205]. ..."Tóm lại, giáo lý "tam tòng" của Khổng Mạnh đã bị đổ nát. Dòng lịch sử đấu tranh chống phụ quyền của người đàn bà chiến thắng, phá vỡ hoàn toàn cái hình tượng tôn thờ đàn ông. Trong khi chống phụ quyền, họ đã tỏ ra một thái độ cương quyết cực đoan, trắng trợn. Họ đòi bình quyền với đàn ông về mọi phương diện. Nhưng, cương quyết và cực đoan chưa phải là lợi khí mầu nhiệm trong lịch sử đấu tranh của họ. Điều thành công là họ đã khéo lôi cuốn đàn ông, lớp người tân tiến, cùng đứng chung trong ý thức chống đối của họ để tạo thành một phong trào giải phóng phụ nữ." [72:220-221]. Nhận định trên đây có nét cực đoan, đã đối lập tuyệt đối người đàn ông với người đàn bà. Về phương pháp tiếp cận nội dung ca dao, không nên coi những nội dung chống lại người đàn ông là của riêng người đàn bà, vì đó, chính xác hơn, là ý thức phê phán của cả cộng đồng đối với những thói hư tật xấu trong xã hội. Mặt khác, chống phụ quyền không phải bằng cách bêu xấu 9 Tác giả dùng khống trị chứ không phải là thống trị. 23
  • 24. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình người đàn ông, cũng không phải bêu xấu người đàn ông là nhằm chống phụ quyền. Đúng ra, đó là sự nhìn nhận khách quan của các tác giả dân gian, không bị ràng buộc bởi ý thức phụ quyền cực đoan, đã phê phán đúng những biểu hiện xấu xa của một số người đàn ông trong xã hội. Về mặt thi pháp, không nên phân tích nhân vật và hình tượng trong tục ngữ, ca dao theo cách phân tích của văn học thành văn, bởi vì văn học thành văn là sản phẩm của một cá nhân, mỗi tác phẩm là một sản phẩm riêng biệt, nhân vật, hình tượng trong đó mang tính độc lập tương đối, có thể được nhìn nhận một cách độc lập; trong khi đó tục ngữ, ca dao là tác phẩm của tập thể, thể hiện ý thức của cả một cộng đồng, không những thế lại được hình thành và hoàn thiện trong cả một quá trình lịch sử, cũng vì vậy, từng đơn vị tục ngữ, ca dao dù có khả năng đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, muốn nhìn nhận chính xác những vấn đề mà nó đề cập thì phải nghiên cứu một cách tổng thể theo hệ thống. Cho nên cách phân tích nhân vật người đàn bà như trên là không phù hợp. Về ý thức bảo vệ, xây dựng gia đình, các tác giả của Thi ca bình dân Việt Nam viết rằng dân tộc Á Đông coi trách nhiệm đối với gia đình là bổn phận thiêng liêng, ý thức ấy được thể hiện mạnh mẽ trong ca dao: "Về ý thức gia đình họ (tức người bình dân) không cho yếu tố tài năng là căn bản, mà cho yếu tố hòa thuận là quan trọng thì đó chính là một triết lý sâu xa mà chúng ta không thể xem thường." "Muốn tạo hòa khí gia đình, vợ chồng thường lấy sự nhịn nhục làm đầu." ..."Tuy nhiên, thời xưa dưới chế độ phụ quyền của nền móng phong kiến, người đàn bà bị lắm điều áp chế, thành thử ý thức nhịn nhục chỉ có trong người vợ." [72:283]. Về những khắc khoải của tình yêu qua tập tục lễ giáo, có những ý chính như sau: "Quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của con chính là nguyên nhân phát sinh những tâm hồn khắc khoải của nam nữ thanh niên thời bấy giờ." [72:336]. "Tóm lại, đối với phong tục lễ giáo, người bình dân bao giờ cũng cố sức bảo vệ và duy trì. Chính nhờ sự bảo vệ và duy trì ấy mà ngày nay nước Việt Nam ta còn được những mầu sắc dân tộc.” [72:342-343]. Về tình vợ chồng, các tác giả viết: "Trước nhất, chúng ta thường thấy trong ca dao Việt Nam, người bình dân quan niệm sự sống chung giữa vợ chồng là một cái "đạo". [72:491]. Các tác giả đã phân tích khá tỷ mỉ các mối 24
  • 25. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình quan hệ của tình vợ chồng khi gần gũi, khi sóng gió, khi xa cách, rồi đi đến kết luận: "Tóm lại, đối với tình vợ chồng, người bình dân gọi là cái đạo. Cái đạo theo quan niệm của họ là bình đẳng, tương thân và chung thủy, khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh. Trong lúc đạo "tam tòng" tước đoạt hết quyền của người đàn bà, bắt người đàn bà phải sống lệ thuộc vào đàn ông, tạo trong gia đình quý tộc sự bất bình đẳng, thì đạo vợ chồng của người bình dân ngược lại dùng ý thức sinh hoạt làm nghĩa vụ, khiến cho nền tảng bình đẳng được bảo vệ và duy trì. Và ý thức dân chủ cũng chính là ý thức của gia đình bình dân thuở xưa." [72:418]. Nói về gia đình nhà nho, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã nhận xét: "Tuy thế, trong những gia đình gia thế, tay hòm chìa khoá lại là ở người đàn bà, người chồng giao hết tiền nong cho vợ và không bao giờ kiểm soát sự chi tiêu của vợ. Người đàn bà được coi là nội tướng, chủ phụ, tuy về danh nghĩa là nghe theo lời chồng, giúp chồng, nhưng thực tế thì là người chủ trì việc nhà."[57:330-331], "Nhưng quan hệ giữa nam nữ phải hình dung theo quan hệ giữa âm và dương, có chủ có tùng, không thể thiếu nhau và phải dựa vào nhau. Một bên sinh một bên dưỡng, một bên bắt đầu, khởi xướng, một bên hoàn thành, hỗ trợ cho nhau. Cho nên trong nhà đàn ông là chủ, đàn bà phải thuận tùng, nhưng đàn ông phải yêu thương kính nể vợ."[57:331]. Nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân nghiên cứu một cách tổng thể tục ngữ, ca dao theo phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, và đặc biệt là phương pháp quy nạp, để luận bàn về đạo làm người được thể hiện qua tục ngữ, ca dao: "Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, gia đình vừa là đơn vị lao động vừa là tế bào của tổ chức xã hội, lại đề cao phụ quyền nên ở gia đình có nhiều "công thức" về đạo làm người do giai cấp phong kiến thống trị áp đặt như phụ: từ, tử: hiếu, phu: xướng, phụ: tùy, tam tòng, tứ đức; trọng nam, khinh nữ. Trong gia đình cũng có những thành kiến về "bà gia10 nàng dâu", về "dì ghẻ con chồng", về "anh em rể, chị em dâu", về "ông chú mụ o"... làm cho quan hệ gia đình thêm phức tạp. Gia đình rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có những quan hệ hẹp hòi "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", "Chín đời họ mẹ còn hơn người dưng". Tục ngữ về đạo làm người một mặt làm nhiệm 10 Từ bà gia do tác giả viết theo phương ngữ, có nghĩa là mẹ chồng. 25
  • 26. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình vụ phản ánh, mặt khác đấu tranh chống lại những tập tục thành kiến nói trên" [21:24]. Nói đến giai đoạn thế kỷ XV, tác giả nhận định: “Chính trong thời kỳ này, tục ngữ về đạo làm người chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo và Phật giáo có thể thẩm thấu từ trên xuống hoặc hoặc từ ngoài vào do trí thức Nho hoặc Phật (kể cả nho sĩ bình dân) làm chức năng sáng tác, đúc kết hoặc truyền đạt." [21:25]. "Cho nên, trước kia cũng như hiện nay, trong đạo làm người của Việt Nam vẫn tồn tại những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông nhưng điều cần xác định là qua tục ngữ hoặc ca dao về đạo làm người, những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản sắc dân tộc, vào tinh hoa văn hóa chung về dựng nước và giữ nước hình thành từ hàng nghìn năm qua." [21:26]. "Tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người thể hiện không chỉ tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét lối sống trong đó nổi lên nếp sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung, gắn bó đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước." [21:27]. "Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường xuyên phải đối phó với thiên tai và ngoại xâm". [21:28]. "Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ đễ, quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn"... "Cách xử lý trong gia đình bắt nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp." [21:29]. "...trong quan hệ nếp sống cộng đồng ta cũng có những hạn chế như gia trưởng, cục bộ địa phương, hủ tục, mê tín dị đoan... là những nhược điểm cần loại trừ khỏi đời sống hiện nay." [21:32]. Tác giả chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại: một loại về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân và loại về đạo làm người trong quan hệ gia đình. Tác giả viết: "Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người." [21:56]. "Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu..." 26
  • 27. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình "Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gần gũi và tình nghĩa. Quan hệ ruột thịt thắt chặt mối quan hệ này..." [21:57]. "Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58]. Nhìn chung, phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong công trình khảo luận trên bẩy chục trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính nhận định khái quát. Tác phẩm còn có phần sưu tập, lựa chọn, giải thích tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người theo 4 chuyên mục, trong đó có chuyên mục thứ hai là Tục ngữ, ca dao về đạo làm người trong quan hệ gia đình. Trong Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ, Trần Thúy Anh đề cập đến thế ứng xử theo một tuyến mở rộng từ gia đình, qua họ hàng – làng xóm – vùng miền - đất nước. Theo định hướng “tiếp cận văn học dân gian từ ngả đường văn hoá học”, tác giả rút ra mấy thế ứng xử: có một tinh thần nhân văn dân gian, sự ứng biến, tính dung hợp – hoà hợp – khoa học, thế ứng xử nước đôi, lưỡng tri, đa tri, hành vi tình nghĩa, ứng xử bằng tình nghĩa. Điểm lại như trên và so sánh, chúng tôi nhận thấy giữa các nhà nghiên cứu có sự không thống nhất trong nhận định về sự kiềm tỏa của Nho giáo trong đời sống xã hội (một bên coi sự ảnh hưởng của Nho giáo vào xã hội Việt Nam là sâu và rộng, tới tận gốc rễ, một bên coi sự ảnh hưởng ấy bị hạn chế nhiều). Theo chúng tôi, không thể nói như các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam: "...nền tảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng vào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ." [73:197]. Chúng tôi đồng tình với nhận định của Quang Đạm và Phó giáo sư Trần Đình Hượu: Quang Đạm nói rằng sự kiềm tỏa của Nho giáo bị hạn chế khi đi sâu xuống các cơ tầng xã hội ở bên dưới. Phó giáo sư Trần Đình Hượu cũng đã viết: "Nho giáo ảnh hưởng sâu đến loại gia đình nhà nho, nhưng cũng thấm vào toàn bộ xã hội, tức là ảnh hưởng đến cả gia đình nông dân ở một số mặt. Cả hai loại gia đình đó cho ta thấy hình ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam." Với những cách chia nhóm phân loại, lược giải trên đây, chúng tôi thấy có hai điểm nổi bật là: - Thứ nhất, về phong tục tập quán Các tác giả nêu những ý chính là: Chế độ phụ quyền rộng rãi. Trọng nam khinh nữ, quyền người chồng bao giờ cũng nặng hơn quyền người vợ. Tục vợ lẽ cũng là một tục trái với văn minh đời nay. Thích con trai. Trên kính dưới nhường, ở cho trong ấm ngoài êm, lấy hoà mục làm đầu. Dựng gia tộc là một việc làm được chú trọng. Nhưng gia đình quây quần với nhau thì nghĩa khí 27
  • 28. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình hẹp, kiến thức hẹp hòi, không bằng được người có giao tiếp rộng rãi. Phụng sự tổ tiên rất thành kính. Đạo làm con: hiếu thảo - biết kính trọng, thương mến, biết vâng lời, biết phụng dưỡng cha mẹ. Sự báo hiếu cho cha mẹ ở nghi lễ tang ma lạc hậu phiền quá thể, ăn uống theo kiểu trả nợ miệng, làm cho nhiều người khổ vì hủ tục. Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hoà thuận. Người chồng trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết hạnh với chồng. Phụ nữ phải đủ tứ đức mới gọi là hiền, lại có nghĩa tam tòng nữa. Nghĩa vụ của người chồng đối với vợ thì chỉ ăn ở cho đúng đắn, biết thương yêu, quý trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ được nương nhờ. Vợ chồng đồng tâm hiệp lực. Gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội. Ở Việt Nam, gia đình là một nền tảng vững chắc của xã hội. Gia đình Việt Nam bao quát rất rộng, mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại. Nhìn tổng quát, tuy chưa đi sâu theo chuyên đề gia đình, nhưng những tác phẩm được dẫn trên đây đều đã nêu lên những đặc trưng chính của gia đình người Việt. - Thứ hai, về nội dung tục ngữ, ca dao Thông qua việc khảo sát tục ngữ, ca dao, các tác giả phân tích về quan niệm, cách ứng xử, những biểu hiện trong phong tục tập quán của người Việt xung quanh vấn đề gia đình trên những nội dung lớn là ảnh hưởng của chế độ phụ hệ, phụ quyền và triết thuyết Khổng Mạnh vào gia đình Việt Nam, sự chống lại triết thuyết ấy, những nội dung chung về gia đình, quan hệ cha mẹ con, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em. Các tác giả nhận định chế độ phụ quyền có ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam, đã tạo điều kiện cho ý thức tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử thâm nhập. Những biểu hiện chính của thái độ chống lại triết thuyết Khổng Mạnh, theo các tác giả, là: + Người phụ nữ chống lại chế độ phụ quyền rất mạnh mẽ, họ mỉa mai, nổi loạn, đạp đổ oai quyền đàn ông. Đem thói hư tật xấu của người đàn ông ra châm biếm, đó cũng là cách tấn công vào chế độ phong kiến. + Tình thương của người phụ nữ đặt lên trên quyền điều khiển của mẹ cha, nhưng sự chống đối về ý thức “tại gia tòng phụ” không quyết liệt lắm. + Lôi kéo đàn ông, tạo thành phong trào giải phóng phụ nữ. Về những đặc tính của gia đình người Việt, các tác giả nêu: 28
  • 29. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình + Những nét chung nhất là: Tương thân tương ái. Muốn tạo hoà khí gia đình thì cách ứng xử phổ biến là nhịn nhục, nhưng chỉ có phụ nữ nhịn nhục. Không lấy tình yêu trai gái làm yếu tố chính cho tình cảm gia đình, mà lấy tình cảm sinh hoạt làm căn bản. Gia đình là cơ sở giáo dục con người. Người dân Việt đã bảo vệ phong tục lễ giáo, nhờ thế mà ngày nay ta còn được những mầu sắc dân tộc. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người. Ngày nay, đạo thờ cúng tổ tiên còn được duy trì và tồn tại chính là nhờ ý thức hiếu đạo của người bình dân. Gia đình rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có những quan hệ hẹp hòi. Trong đạo làm người của Việt Nam vẫn lưu giữ những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông nhưng điều cần xác định là qua tục ngữ, ca dao, những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản sắc dân tộc, góp phần tạo ra tinh hoa văn hóa chung từ thời dựng nước, trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Tục ngữ, ca dao Việt Nam thể hiện không chỉ tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét lối sống, trong đó nổi lên nếp sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung, gắn bó đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước. Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ đễ, quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn”. Cách xử lý trong gia đình bắt nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp. Tình nghĩa là chất keo sơn gắn bó mọi thành viên trong một gia đình, một địa phương và trong cả nước, tạo nên sự cố kết vững chắc. "Nghĩa" là một giá trị đạo đức có trong luân lý Khổng Mạnh nhưng "nghĩa tình" lại là sáng tạo mang bản sắc dân tộc Việt. Tình nghĩa làm cho quan hệ giữa người với người Việt Nam bền chặt trong từng cộng đồng, từ gia đình đến xã hội. Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường xuyên phải đối phó với thiên tai và ngoại xâm. Trong quan hệ nếp sống cộng đồng Việt cũng có những hạn chế như gia trưởng, cục bộ địa phương, hủ tục, mê tín dị đoan... Cùng với xu hướng phản phong của văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao về đạo làm người chống lại những thói hư tật xấu, những hành vi vô đạo đức, phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu, cần phải khắc phục... + Về mối quan hệ cha mẹ con: Tục ngữ, ca dao nhấn mạnh quan hệ mẹ con, ghi lại thiên chức và tình cảm của người mẹ. Tục ngữ, ca dao cũng nêu được truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Có tác giả khẳng định rằng qua tục ngữ, ca dao thấy quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của 29
  • 30. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình con. Tục ngữ, ca dao phê phán những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ của con đối với mẹ. + Về mối quan hệ vợ chồng: Tục ngữ, ca dao cho ta thấy rằng trong quan niệm của người Việt, chung sống vợ chồng là một đạo lý. Vì vậy quyền hạn giữa người chồng và người vợ không phải chỉ có một chiều mà phải đặt trên tính chất tương ứng và bình đẳng. Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận. Người phụ nữ Việt theo chồng, nhưng không theo kiểu “tòng phu” của Nho giáo, không phải theo để hầu hạ, mà để chia sẻ niềm vui, là nghĩa vụ tương thân tương ái và bình đẳng xây dựng trên ý thức đồng lao cộng lực, chung thủy, khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh. Người phụ nữ Việt Nam thương chồng và theo chồng trên căn bản, không phải bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất từ tình thương, từ lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Trong luật lệ của triều đình phong kiến, có một số trường hợp, như Lê triều hình luật có những điều khoản tỏ ra coi trọng phụ nữ. + Về mối quan hệ anh chị em: Trong tục ngữ, ca dao, tình anh em được nói tới ít, nhưng cũng thiết tha. Quan hệ anh em có khi bị ý thức tư hữu chi phối, nhưng tình huyết thống vẫn giữ một vai trò thiêng liêng. 4. NHÂN TỐ TÁC GIẢ CỦA TỤC NGỮ, CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH. Tác giả của tục ngữ, ca dao chủ yếu là nông dân. Xã hội Việt Nam trước tháng 8 năm 1945 có tới 95% dân chúng mù chữ. Người được học chữ Hán hay chữ quốc ngữ thời ấy không nhiều, hay nói đúng là quá ít ở nông thôn Việt Nam. Phương thức sáng tác ngẫu hứng, truyền miệng trong môi trường sinh hoạt dân dã sản sinh những câu ca dao chan chứa tình cảm và hàm chứa nhiều tâm sự. Phương thức canh tác nông nghiệp cổ truyền, những luật tục của họ tộc, làng quê trong một xã hội tiến triển chậm chạp là môi trường nẩy sinh những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của con người đối với tự nhiên, xã hội và gia đình để truyền lại các các thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên, nếu khảo sát hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ còn lưu giữ đến hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò của những nhà nho trong việc sáng tác và phổ biến những câu ca dao, tục ngữ. Cũng cần nói thêm rằng ở một số bài viết về tác giả của tục ngữ và ca dao, một số nhà nghiên cứu đã minh chứng về sự hiện diện của tầng lớp nho sĩ trong các cuộc hát ví phường vải, những bài diễn ca tế thần, hát trống quân... Cũng không là ngoại lệ trong số 730 câu tục ngữ và 1.179 câu ca dao nói về gia đình có ghi dấu ấn của nhà nho. Điều này thể hiện ở chỗ họ đã đưa những câu tục ngữ, thành ngữ của Trung Quốc, những châm ngôn của Nho 30
  • 31. Phạm Việt Long – 2012 Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình giáo thành tục ngữ, ca dao của người Việt. Như "phu xướng, phụ tuỳ", "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", "phu quí, vợ vinh", "Trai làm nên năm thê bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng", "Hổ phụ sinh hổ tử", "Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi", "Anh thuận em hòa là nhà có phúc", "Quyền huynh thế phụ",... Dấu ấn của nhà nho còn in đậm trong những câu ca dao nói về sinh hoạt gia đình, mà đặc biệt là những gia đình nhà nho lấy việc học hành, thi cử làm trọng: - Ai đi đợi với tôi cùng Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thi Chồng tôi quyết đỗ khoa này Chữ tốt như rắn, văn hay như rồng Bõ khi xắn váy quai cồng Cơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi. - Một chữ kinh mẹ, một chữ thờ cha Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành. Như vậy, rõ ràng là với tư cách tác giả dân gian, nhà nho đã dân gian hóa Nho giáo. Trong số các nhà nho, chúng ta cần chú ý đến các nhà nho cấp thấp, họ là hàn nho, những người đèn sách theo nghiệp thi cử nhưng không đỗ đạt đành phải quay về làng, sống với làng. Do có chữ nghĩa nên được dân làng kính trọng và họ tham gia vào các sinh hoạt văn hóa của gia đình, làng xóm, thực hành phổ biến tư tưởng Nho giáo, cả cái tích cực và tiêu cực của tư tưởng đó. Phó Giáo Sư Nguyễn Từ Chi đã nêu lên những nhận xét xác đáng về tầng lớp Nho sĩ ở nông thôn như sau: Các nhà Nho mà kiến thức sách vở tạo ra một uy thế lớn trước một dân chúng gồm những nông dân hầu đều mù chữ tự tập họp thành một tầng lớp xã hội riêng, có trẻ cũng từ thế kỷ XVII. Về mặt kinh tế, tầng lớp ấy không tách lhỏi nông dân, trái lại, rất gắn bó với nông dân. Quả vậy, trừ một số ít nhờ thi đỗ mà ra làm quan, đại đa số các nhà Nho vẫn tiếp tục sống tại làng mình cuộc sống khổ ải của người nông dân thường lấy nghề dạy học làm lẽ sống. ẤY thế mà chính cái đa số vô danh đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, đã du nhập sâu vào nông thôn, vào từng xóm, từng nhà một, không chỉ mô hình Nho giáo, mà cả nền đạo lý hàng ngày thoát thai từ những lời dạy của Khổng Tử. [329] 31