SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 82
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                 Trang 1
                  CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ

             BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

A– TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN:
    * Kích thước và khối lượng nguyên tử :
       – Đường kính nguyên tử khoảng 10–10m
         Chú ý: nhớ : 1nm = 10–9m ; 1Ǻ = 10–10m ; 1nm = 10Ǻ
       – Nguyên tử hidro có bán kinh nhỏ nhất khoảng 0,053 nm.
       – Đường kính hạt nhân vào khoảng 10–5 nm.
       – Đường kính electron và proton khoảng 10–8nm.
    * Hạt nhân : Proton (p) : điện tích = 1+ ; khối lượng 1u
                 Nơtron (n): điện tích = 0 ; khối lượng 1u
    * Vỏ nguyên tử:
            Electron (e): điện tích =1– ; khối lượng : 5,5.10–4u
B– BÀI TẬP:
1.1 Khái niệm "nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất không thể phân
chia được nữa " xuất hiện ở thời kỳ :
    A. Sau khi tìm ra electron.
    B. Sau khi tìm ra proton.
    C. Sau khi tìm ra nơtron.
    D. Từ trước công nguyên.
1.2 Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là:
    A. Tôm-xơn. B. Chat-Uých.           C. Rơ-dơ-pho.       D. Bo.
1.3 Người tìm ra electron là :
    A. Tôm-xơn      B. Rơ-dơ-pho.        C. Chat-uých.      D. Bo.
1.4 Người tìm ra proton là :
    A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho.            C. Chat-uých.      D. Bo.
1.5 Người tìm ra nơtron là:
    A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho.            C. Chat-uých.      D. Bo.
1.6 Chọn câu phát biểu đúng:
    A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron.
    B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton.
    C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện
       dương và các hạt proton không mang điện.
    D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện
       dương và các hạt nơtron không mang điện.
Hóa học Khối 10                                             Trang 2
1.7 Chọn câu Đúng :
    A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của
        nguyên tử .
    B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân .
    C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n.
    D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một
        khối bền chặt.
1.8 Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử :
    A. 1 u là khối lượng của 6,02. 1023 nguyên tử cacbon.
    B. 1 u có gía trị bằng 1/12 gam.
    C. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
    D. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị
        12.
1.9 Proton có kích thước, khối lượng và điện tích như sau:
    A. 0,053 nm ; 1u và 0.            B. 10–8 nm ; 1u ; 1+.
    C. 0,053 nm ; 0,00055u và 1– . D. 10–8 nm ; 0,00055u và 1–.
1.10 Nơtron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau :
    A. 0,053nm ; 1u và 0.             B.10–8nm; 0,00055u và 1–
    C. 10–8nm ; 1u và 0.              D.0,053nm; 0,00055u; 1–
1.11 Electron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau :
      A. 0,053nm; 0,00055u và 1–        B. 0,053nm; 1u và 0.
      C. 10–8nm; 1u và 1+.              D. 10–8nm ; 0,00055u và 1–.
1.12 Nguyên tử hidro có kích thước,khối luợng và điện tích như sau :
    A. 0,053nm; 0,00055u và 1–.            B. 0,053nm ; 1u ; và 0.
    C. 10–8nm ; 0,00055u và 1+.            D. 10–8nm; 1u và 0.
1.13 Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử :
    A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia
nhỏ trong các phản ứng hóa học .
    B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích.
    C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số
proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy.
    D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối
lượng khác nhau .
1.14 Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
    A. electron và proton.        B. nơtron và electron.
    C. proton và nơtron.          D. electron, proton và nơtron.
1.15 Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                  Trang 3
    A. proton và electron.        B. nơtron và electron.
    C. nơtron và proton .         D. nơtron, proton và electron.
1.16 Cho biết 1u = 1,6605.10–27kg, nguyên tử khối của oxi bằng
15,999. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử oxi ra kilogram.
ĐS: 2,6566.10–26 kg.
1.17 Cho biết khối lượng nguyên tử cacbon gấp 11,905 lần khối
lượng nguyên tử hidro. Hãy tính nguyên tử khối của hidro ra u và
gam. Biết rằng nguyên tử khối của cacbon bằng 12.
(cho 1u = 1,66.10–24g).
ĐS: 1,008 u ; 1,673.10–24g.
1.18 Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng vơi1g hidro
sẽ thu được 7,936g oxi. Hỏi môt nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao
nhiêu lần khối lượng của 1 nguyên tử hidro.
ĐS: 7,936 . 2 lần.
1.19 Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng bằng:
     mBe = 9,012 u và mO = 15,999 u
    Hãy tính các khối lượng đó ra gam.
    ĐS: mBe = 14,964.10–24g         mO = 26,566.10–24 g.
1.20 Theo định nghĩa, số Avogadro là một số bằng số nguyên tủ
đồng vị cacbon-12 có trong 12g đồng vị cacbon-12. Số Avogadro
được ký hiệu là N với N = 6,0221415.1023, thường lấy là 6,022.1023.
    a) hãy tính khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12.
    b) Hãy tính số nguyên tử có trong 1g đồng vị cacbon-12.
ĐS: mC = 1,9927.10–23 g và n = 5,018.1022 nguyên tử.
Hóa học Khối 10                                             Trang 4

             BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
   * Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.= Z
   * Số Khối A :        A=Z+N
   * Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điên tích hạt nhân .
                           A
   * Kí hiệu nguyên tử :   Z   X
B. BÀI TẬP:
1.21 Tìm câu phát biểu sai :
    A. Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron và
bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
    B. Số đơn vị điện tích dương trong nhân bằng số đơn vị điện tích
âm trên vỏ nguyên tử.
    C. Tổng số proton và electron được gọi là số khối.
    D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau
về số nơtron .
1.22 Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử :
    A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia
nhỏ trong các phản ứng hóa học .
    B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích.
    C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số
proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy.
    D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối
lượng khác nhau .
1.23 Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu :
    A. Biết số p và e.     B. Biết số p và n.
    C. Biết số e và n.     D. Biết số Z và A.
                           A
1.24 Ký hiệu nguyên tử Z X cho ta biết những gì về nguyên tố hóa
học X ? Hãy chọn đáp án đúng :
    A. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
    B. Số hiệu nguyên tử X
    C. Số khối của nguyên tử X.
    D. Số proton, số nơtron và số electron trong nguyên tử.
1.25 Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng ?
    Nguyên tố hóa học là những nguyên tử :
    A. có cùng điện tích hạt nhân.       B. có cùng nguyên tử khối.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                    Trang 5
    C. có cùng số nơtron.                D. có cùng số khối.
1.26 Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu :
    A. Biết số p và e.     B. Biết số p và n.
    C. Biết số e và n.     D. Biết số Z và A.
1.27 Chọn câu đúng khi nói về số khối của nguyên tử :
    A. Số khối là khối lượng của một nguyên tử .
    B. Số khối là tổng số hạt proton và nơtron.
    C. Số khối mang điện dương .
    D. Số khối có thể không nguyên.
1.28 Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó :
    A. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học.
    B. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học .
    C. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học
    D. là tổng số proton và nơtron trong nhân.
1.29 Mệnh đề nào sau đây đúng khi nói về nguyên tử nitơ :
    A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 nơtron.
    B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 proton.
    C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có số proton = số nơtron.
    D. Chỉ có nguyên tử nitơ mới có số khối = 14.
1.30 Khi nói về số khối, điều nào sau đây luôn luôn đúng ?
    A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton
        và nơtron.
    B. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton và
        nơtron.
    C. Trong nguyên tử , số khối bằng nguyên tử khối.
    D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton, nơtron
        và electron.
1.31 Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng :
    A. số khối.            B. số nơtron.
    C. số proton.          D. số nơtron và proton
1.32 Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của
một nguyên tố hóa học vì nó cho biết :
    A. số khối A.                     B. nguyên tử khối của nguyên tử
    C. số hiệu nguyên tử Z .
    D. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân.
1.33 Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối
của nguyên tử nguyên tố X bằng :
Hóa học Khối 10                                                      Trang 6
    A. 3           B. 4.         C. 6.             D. 7.
                                              64
1.34 Nguyên tử đồng có kí hiệu là 29             Cu ( đồng vị không bền ), vậy
số hạt nơtron trong 64g đồng là :
    A. 29.         B. 35.6,02.1023             C. 35.         D. 29.6,02.1023.
                                            64
1.35 Nguyên tử đồng có kí hiệu 29 Cu . Số hạt electron trong 64g
đồng là :
    A. 29.6,02.1023.           B. 35.6,02.1023.         C. 29.D. 35.
                                                85
1.36 Nguyên tử Rubidi có kí hiệu là 37 Rb . Số hạt nơtron trong 85g
Rb là :
    A. 37.             B. 48.     C. 48.6,02.1023.            D. 37.6,02.1023.
1.37 Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử muối amoni nitrat
bằng :
    A. 5,418.1022.        B. 5,418.1021.       C. 6,02.1022. D. 3,01.1023.
1.38 Nguyên tủ là phần tử nhỏ nhất của chất:
    A. không mang điện.
    B. mang điện tích dương.
    C. mang điện tích âm.
    D. có thể mang điện hoặc không mang điện.
1.39 Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8
electron và 8 nơtron ?
        16                17               18                17
    A. 8 O .         B. 8 O .         C. 8 O             D. 9 F
1.40 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số
hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Tính Z và A của nguyên tố X.
Đáp số: Z = 19 ; A = 39.
1.41 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82,
tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22
hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
                                        56
Đáp số: Z = 26 ; A= 56 ; kí hiệu 26 Fe
1.42 Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số
electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau :
             7        19               40
            3 Li ,
                              24
                       9 F , 12 Mg ,   20 Ca

1.43 Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n, e trong các
nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 78. Số nơtron trong hạt nhân và số
hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. hãy
xác định các nguyên tố và viết ký hiệu của các nguyên tố .
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 7
          11         39         56
Đáp số:    5   B ;   19   K ;   26   Fe
                          4                            14
1.44 Khi cho hạt nhân 2 He bắn phá vào hạt nhân 7 N người ta thu
được một proton và một hạt nhân X. Hỏi số khối A và số đơn vị điện
tích hạt nhân Z của hạt nhân X và cho biết X là nguyên tố gì ?
Đáp số: Z = 8 , A = 17, oxi.
       BÀI 3 : ĐỒNG VỊ-NGUYÊN TỬ KHỐI-
                 NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
* Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử
có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A
của chúng cũng khác nhau.
* Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên
tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
* Nguyên tử khối trung bình:
                            aA + bB
                        A=
                              100
Trong đó: A, B là nguyên tử khối của đồng vị A, B.
           a, b là % số nguyên tử của đồng vị A và B.
                             aA + bB
                        A=
                               a+b
Trong đó: A,B là nguyên tử khối của đồng vị A, B.
           a, b là số nguyên tử của đồng vị A và B.
B. BÀI TẬP:
1.45 Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt
bởi đại lượng nào sau đây :
    A. Số nơtron.                B. Số electron hóa trị.
    C. Số proton.                D. Số lớp electron.
Chọn đáp án đúng.
                              1    2    3                        16
1.46 Hidro có 3 đồng vị : 1 H ; 1 H ; 1 H . Oxi có 3 đồng vị là: 8 O ;
17
 8O ; 18 O . Hỏi trong nước tự nhiên, loại phân tử nước có khối lượng
       8

phân tử nhỏ nhất là bao nhiêu u ?
    A. 20.         B. 19.      C. 18.        D. 17.
1.47 Chọn định nghĩa đúng về đồng vị :
    A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
    B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Hóa học Khối 10                                                Trang 8
    C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và
        cùng số khối.
    D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số
        nơtron.
                           1     2      3
1.48 Hidro có 3 đồng vị : 1 H , 1 H , 1 H
                        16   17    18
     Oxi có 3 đồng vị: 8 O , 8 O , 8 O
     Số phân tử H2O được hình thành là :
    A. 6 phân tử. B. 12 phân tử.       C. 18 phân tử. D. 10 phân tử.
                                    35        37
1.49 Nguyên tố clo có 2 kí hiệu : 17 Cl và 17 Cl . Tìm câu trả lời sai :
    A. Đó là hai đồng vị của nhau .
    B. Đó là hai nguyên tử có cùng số electron.
    C. Đó là hai nguyên tử có cùng số nơtron.
    D. Hai nguyên tử trên có cùng một số hiệu nguyên tử .
                                                 12
1.50 Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 6 C chiếm 98,89% và
13
 6C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon
là:
    A. 12,500     B. 12,011.        C. 12,022.     D. 12,055.
                                80
1.51 Cho kí hiệu nguyên tử 35 Br (đồng vị không bền ) . Tìm câu
sai
    A. Số hiệu nguyên tủ là 35, số electron là 35.
    B. Số nơtron trong hạt nhân hơn số nơtron là 10.
    C. Số khối của nguyên tử là 80.
                                                     80
    D. Nếu nguyên tử này mất 1e thì sẽ có kí hiệu là 34 Br .
                                          65                63
1.52 Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị : 29 Cu chiếm 27% ; 29 Cu
chiếm 73% .Vậy nguyên tử khối trung bình của Cu là :
    A. 63,45      B. 64,21           C. 64,54        D. 63,54
                                                       16
1.53    Oxi trong tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị 8 O chiếm
              17                      18
99,757% ;      8   O chiếm 0,039% ;    8   O chiếm 0,204%.
                            18
     Khi có 1 nguyên tử O thì có :
                             8
                    16                            16
     A. 5 nguyên tử 8 O          B. 500 nguyên tử 8 O
                       16                          16
     C. 10 nguyên tử    8   O    D. 1000 nguyên tử 8 O
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                           Trang 9
                     12     14                  16        17   18
1.54 Với 2 đồng vị C , C và 3 đồng vị O , O , O thì số phân
                      6      6                   8         8    8

tử CO2 được tạo ra là :
    A. 6 loại .      B. 9 loại.      C. 12 loại .      D. 18 loại.
1.55 Số proton của O, H, C, Al lần lượt là 8, 1, 6, 13 và số nơtron
lần lượt là 8, 0, 6, 14 ; xét xem kí hiệu nào sau đây sai ?
       12                16             2               27
    A. 6 C           B. 8 O         C. 1 H          D. 13 Al
                                   23           23
1.56   Cho 2 kí hiệu nguyên tử :   11   Na và   12   Mg
       Chọn câu trả lời đúng :
   A. Na và Mg cùng có 23 electron .
   B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân .
   C. Na và mg là đồng vị của nhau .
   D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt.
1.57 Hãy cho biết trong các đồng vị sau đây của Fe thì đồng vị nào
phù hợp với tỉ lệ :
                   sôproton 13
                           =
                   sônotron 15
     A. 55 Fe      B. 56 Fe        C. 57 Fe         D. 58 Fe
1.58 Một nguyên tử có tổng số hạt là 40 hạt, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt.Vậy nguyên tử đó là
     A. Ca.       B. Mg.       C. Al          D. Na
1.59 Nguyên tử Na có 11 proton, 12 nơtron, 11 electron thì khối
lượng của nguyên tử Na là :
     A. Đúng bằng 23u. B. Gần bằng 23u.
     C. Đúng bằng 23g. D. gần bằng 23g.
1.60 hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử
              2
của đồng vị 1 H trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị
 1      2
1 H và 1 H ) ? ( Cho khối lượng riêng của nước là 1g/ml).
Đáp số:
                                                               1
1.61 Các đồng vị của hidro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là 1 H và
 2                     3
1 H . Đồng vị thứ ba 1 H có thành phần không đáng kể. Coi các đồng
vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2 ; nguyên tử khối trung
bình của hidro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần % của hai đồng
   1       2
vị 1 H và 1 H ?
Đáp số: 99.2% và 0,8%
Hóa học Khối 10                                                 Trang 10
                                                79
1.62 Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền:    35   Br chiếm 50,69% số
                  81
nguyên tử và Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử
                  35

khối trung bình của brom.
Đáp số: 79,986.
                                                                    27
1.63 Môt nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là          .
                                                                    23
Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ
nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai
nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối
trung bình của nguyên tố X .
Đáp số 79,92.
1.64 Nguyên tố clo có nguyên tử khối trung bình là 35,5u. trong tự
nhiên clo có 2 đồng vị. Hãy xác định số khối của mỗi loại đồng vị
nếu:
    * Phần trăm của đồng vị thứ hai gấp 3 lần phần trăm của đồng vị
thứ nhất.
    * Đồng vị thứ hai kém đồng vị thứ nhất 2 hạt nơtron.
Đáp số:
1.65 Nguyên tố X có 3 đồng vị là X 1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67%
và X3 chiếm 3,10%. Tổng số khối của ba đồng vị bằng 87. Số nơtron
trong X2 nhiều hơn trong X1 một hạt. Nguyên tử khối trung bình của
X là A X = 28,0855 .
    1- Hãy tìm X1, X2 và X3.
    2- Nếu trong X1 có số nơtron bằng số proton. Hãy tìm số nơtron
trong nguyên tử của mỗi đồng vị.
Đáp số: 1- X1=28, X2=29, X3=30.
         2- Trong X1: 14 ; trong X2 : 15 ; trong X3 : 16.
                                37
1.66 Trong tự nhiên, đồng vị 17 Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo.
                                    37
Tính thành phần % về khối lượng     17   Cl có trong HClO4 ( với H là
         1                16
đồng vị H , O là đồng vị O )? Cho nguyên tử khối trung bình của
         1                 8

clo bằng 35,5.
Đáp số: 8,92%
1.67 Nguyên tố magie có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25
và 26. Trong số 3000 nguyên tử Mg thì có 2358 đồng vị 24; 303 đồng
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 11
vị 25 ; còn lại là đồng vị 26. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình
của Mg.
Đáp số:
1.68 Cho một dung dịch chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một
lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09g kết tủa.
    1- Tìm nguyên tử khối và gọi tên X.
    2- X có 2 đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều
gấp 3 lần số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất
có ít hơn hạt nhân của đồng vị thứ hai 2 nơtron. Tìm số khối của mỗi
đồng vị.
Đáp số: 1- 35,5; clo.
         2- 35 và 37.

BÀI 4: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG
        NGUYÊN TỬ–OBITAN NGUYÊN TỬ.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
     1. Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen cho rằng : trong nguyên tử,
các electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xung
quanh hạt nhân.
    2. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung
quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào tạo thành đám mây
electron (tích điện âm).
    3. Obitan nguyên tử là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó
xác suất có mặt electron khoảng 90%. Ký hiệu AO.( Atomic Orbital)
    4. Hình dạng obitan :
         * Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử.
         * obitan p gồm 3 obitan p x, py và pz có dạng hình số tám nổi,
có sự định hướng khác nhau trong không gian.
         * Obitan d, f có dạng hình phức tạp.
B. BÀI TẬP:
1.69 Obitan nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu và
có bán kính trung bình là:
    A. 0,045nm       B. 0,053nm.    C. 0,058nm.       D. 0,098nm.
1.70 Obitan py có dạng hình số tám nổi:
    A. được định hướng theo trục x.
    B. được định hướng theo trục y.
    C. được định hướng theo trục z.
Hóa học Khối 10                                               Trang 12
    D. không định hướng theo trục nào.
1.71 Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây?
    Trong nguyên tử hidro, electron thường được tìm thấy :
    A. trong hạt nhân nguyên tử.
    B. bên ngoài hạt nhân, song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi
        hạt proton.
    C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân, vì thể tích
        nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.
    D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân, vì electron luôn được tím
        thấy ở bất kỳ chỗ nào trong nguyên tử.
1.72 Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của
nguyên tử M là:
       185              75               110              75
    A. 75 M         B. 185 M          C. 75 M        D. 110 M
1.73 nguyên tử nào trong cá nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20
nơtron, 19 proton và 19 electron ?
       37                 39             40              40
    A. 17 Cl         B. 19 K          C. 18 Ar       D. 19 K
1.74 Chọn câu phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại :
    A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo
        nhất định hình tròn hay hình bầu dục .
    B. Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các obitan hình
tròn hay hình bầu dục.
    C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một
quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron.
    D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau.
1.75 Theo mô hình hành tinh nguyên tử thì :
    A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo
xác định hình tròn hay hình bầu dục.
    B. Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các obitan hình
tròn hay hình bầu dục .
    C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một
quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron.
    D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau.
1.76 Yếu tố cho biết tới tính chất hóa học cơ bản của 1 nguyên tố là :
    A. Điện tích hạt nhân .
    B. Số electron hóa trị.
    C. Số electron ở lớp trong cùng .
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                  Trang 13
    D. Toàn bộ số electron ở lớp vỏ nguyên tử .
1.77 Obitan nguyên tử là :
    A. Khối cầu mà tâm là hạt nhân .
    B. Khu vực không gian hạt nhân mà ta có thể xác định được vị
       trí electron từng thời điểm.
    C. Tập hợp các lớp và các phân lớp .
    D. Khu vực xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron là
       lớn nhất .                        z
1.78 Cho hệ trục tọa độ như sau :
                                           x
                                     y
      Obitan s có dạng là:



    A.          B.            C.             D.
1.79 Trong số các ký hiệu sau đây của obitan, ký hiệu nào sai?
    A. 4f          B. 2d         C. 3d.         D. 2p.
1.80 Nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36,
38 và A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng lấn lượt
bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Tính số khối của đồng vị A của
nguyên tố agon, biết nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.
Đáp số: A = 40.
1.81 Nguyên tố Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm như
                         24           25            26
sau: Đồng vị                Mg           Mg            Mg
          %              78,99         10,00         11,01
    a) Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.
    b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25 Mg , thì số
nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu ?
Đáp số: a) 24,3.
         b) 24 Mg : 389 ; 26 Mg : 56.



         BÀI 6:      LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.
   1) Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau
Hóa học Khối 10                                              Trang 14
           Năng lượng của electron ở lớp trong thấp hơn năng lượng
electron ở lớp ngoài.
        Có 7 lớp electron ( tính từ hạt nhân ra ngoài)
           n = 1       2    3     4     5   6     7
      tên lớp : K L M             N O P           Q
                    năng lượng tăng dần

   2) Phân lớp: có 4 phân lớp : s, p, d, f.
      Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

                  Số phân lớp = số thứ tự của lớp

   Lớp K     có 1 phân lớp : 1s
   Lớp L     có 2 phân lớp : 2s và 2p
   Lớp M     có 3 phân lớp : 3s, 3p và 3d
   LỚP N      có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d và 4f
               Lớp thứ n có n phân lớp ( chỉ đúng đến lớp N), các lớp
khác cũng chỉ có 4 phân lớp .
    3) Số obitan trong mỗi phân lớp:
    Phân lớp s : có 1 obitan. Có tối đa 2 electron.
    Phân lớp p : có 3 obitan. Có tối đa 6 electron.
    Phân lớp d : có 5 obitan. Có tối đa 10 electron.
    Phân lớp f : có 7 obitan. Có tối đa 14 electron.
        Số obitan trong mỗi lớp:
-Lớp K có 12= 1 obitan : 1s (chứa tối đa 2e)
-Lớp L có 22= 4 obitan : 1 obitan 2s + 3 obitan 2p (chứa tối đa 8e)
-Lớp M có 32= 9 obitan : 1 obitan 3s + 3 obitan 3p + 5 obitan 3d
( chứa tối đa 18e)
-Lớp N có 42= 16 obitan : 1 obitan 4s + 3 obitan 4p + 5 obitan 4d + 7
obitan 4f.( chứa tối đa 32e)
Tổng quát : lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron
    4) Thứ tự năng lượng obitan nguyên tử:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 4p 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d……
    5) Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử:
         * Nguyên lí Pau-li: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất
là hai electron và 2 electron này chuyển động tự quay khác chiều
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 15
nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron. ( biểu diễn bằng 2 mũi
tên nhỏ)
          * Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử
các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng tử thấp
đến cao.
          * Quy tắc hund : Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ
phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các
electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
    6) Cấu hình electron nguyên tử:
    Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên
các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
    7) Đặc điểm lớp electron ngoài cùng:
           Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học
của một nguyên tố .
             a- Lớp ngoài cùng có tối đa 8 electron : Bền vững. Các
nguyên tố này hầu như không tham gia phản ứng hóa học ( trừ He có
2e ngoài cùng là bền vững)
             b- các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là
nguyên tử kim loại.
           c- nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên
tử phi kim.
           d- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên
tử kim loại hoặc phi kim.
B. BÀI TẬP:
1.82 Các obitan trong một phân lớp electron :
    A. có cùng định hướng trong không gian.
    B. có cùng mức năng lượng.
    C. khác nhau về mức năng lượng.
    D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
1.83 Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3
lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên
tử nguyên tố X là con số nào sau đây ?
    A. 6.         B. 8.         C. 14.         D. 16.
1.84 Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tữ flo là 9. Trong
nguyên tử flo, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là :
    A. 2..        B. 5          C. 9           D. 11
1.85 Tìm câu trả lời sai :
Hóa học Khối 10                                           Trang 16
     A. Mỗi electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử có một
         mức năng lượng nhất định .
     B. Trong đám mây electron , mật độ electron là như nhau.
     C. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp .
     D. Những electron ở xa hạt nhân có mức năng lượng cao .
1.86 Chọn câu trả lời đúng khi nói về electron trong các lớp hay
phân lớp :
     A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một
         lớp .
     B. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào
         một phân lớp .
     C. Lớp thứ n có 2n phân lớp .
     D. Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.
1.87 Yếu tố cho biết tới tính chất hóa học cơ bản của 1 nguyên tố
là :
     A. Điện tích hạt nhân .
     B. Số electron hóa trị.
     C. Số electron ở lớp trong cùng .
     D. Toàn bộ số electron ở lớp vỏ nguyên tử .
1.88 Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào :
     A. Điện tích hạt nhân tăng dần.
     B. Số khối tăng dần.
     C. Mức năng lượng tăng dần .
     D. Sự bão hòa các lớp và phân lớp electron.
1.89 Cấu hình electron là : sự phân bố các electron vào các lớp và
phân lớp theo thứ tự :
     A. Tăng dần của năng lượng .
     B. Tăng dần nguyên tử khối .
     C. Lớp và phân lớp từ trong ra ngoài.
     D. Tăng dần của điện tích hạt nhân.
1.90 Dựa vào nguyên lí vững bền, xét xem sự sắp xếp các phân lớp
nào sau đây sai :
     A. 1s < 2s.            B. 4s > 3s.
     C. 3p < 3d.            D. 3d < 4s.
1.91 Các mức năng lượng obitan nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau
     A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s 5p 5d …
     B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 4d 5s 5p 5d …
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                      Trang 17
         C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d …
         D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 5s 4d 5p 6s 5d . . .
     1.92 Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí Pauli :
          A. 1s2 2s2 2p3.                 B. 1s3 2s2 2p3.
          C. 1s2 2s2 .                    D. 1s2.
     1.93 Cấu hình electron nào sau đây vi phạm quy tắc Hun :
         A. 1s2 2s2 2px2 2py1 . B. 1s2 2s2 2px1 2py1.
         C. 1s2 2s2 .           D. 1s2 2s2 2px2 2py1 2pz1.
     1.94 Cấu hình electron nào vịết theo ô lượng tử là sai :
↑↓        A.     ↑↓       ↑↓   ↑ ↑
                               B.         ↑

          C. ↑
↑↓   ↑↓    ↑          ↑                       ↑↓    ↑↓
                                     ↑↓
                                                   D. ↑     ↑

                                          45
     1.95 Một nguyên tử có kí hiệu là 21 X , cấu hình electron của nguyên
     tử X là :
         A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1.
         B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2.
         C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3.
         D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2.
     1.96 Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài
     cùng là :
         A. 3s2 3p2.     B. 3s2 3p1 .      C. 2s2 2p1 .           D. 3p1 4s2
     .1.97 Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu
     hình electron của A là :
         A. 1s2 2s2 2p4 . B. 1s2 2s2 2p2 . C. 1s2 2s2 2p3. D. 1s2 2s2 2p5.
     1.98 Xét các nguyên tố 1H, 3Li , 11Na , 7N , 19F ,2He,10Ne , 8O. Hãy
     xác định xem nguyên tố nào có số electron độc thân bằng 0 ?
         A. H, Li , Na , F.      B. O .
         C. N .                  D. He , Ne.
     1.99 Cấu hình bền của khí trơ :
         A. Có 2 hay 8 electron ngoài cùng.
         B. Có số electron bão hòa ở lớp bên trong .
         C. Có 2 lớp trở lên với 18 electron lớp ngoài cùng.
         D. Có lớp ngoài cùng bão hòa .
     1.100 Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3 thì nhận xét nào sai :
         A. Có 7 electron.
         B. Có 7 nơtron.
Hóa học Khối 10                                              Trang 18
    C. Không xác định được số nơtron.
    D. Có 7 proton.
1.101 Xét cấu hình electron của Bo, câu nào sai :
    A. Có 2 obitan trống .
    B. Có 1 electron độc thân.
    C. Có 3 electron độc thân .
    D. Có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
1.102 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là 2s1 , số
hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là :
    A. 2.             B. 3.         C. 4.             D. 5.
1.103 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên
tố là 2s2 2p5, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là :
    A. 2.         B. 5.       C. 7.         D. 9.
1.104 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên
tố là 3s2 3p1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là :
    A. 11.        B. 10.        C. 13.         D. 12.
1.105 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên
tố là 3d3 4s2 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là :
    A. 25.         B. 23.        C. 21.         D. 19.
1.106 Lớp L ( n = 2) có số phân lớp là :
    A. 1           B. 2.         C. 3.          D. 4.
1.107 Phân lớp p có bao nhiêu obitan nguyên tử ?
    A. 7           B. 5.         C. 3.          D. 1.
1.108 Tổng số các obitan nguyên tử của lớp N (n = 4) là :
    A. 16.         B. 9         C. 4.       D. 1.
1.109 Nguyên tử X có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron . Nguyên tử
Y có 10 proton, 10 electron và 9 nơtron. Như vậy có thể kết luận rằng
    A. Nguyên tử X và Y là những đồng vị của cùng một nguyên tố.
    B. Nguyên tử X có khối lượng lớn hơn nguyên tử Y.
    C. Nguyên tử X và Y có cùng số khối .
    D. Nguyên tử X và Y có cùng số hiệu nguyên tử .
1.110 Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố đồng là 63,54 u.
Nguyên tố đồng có 2 đồng vị bền trong tự nhiên là 63Cu và 65Cu . Tỉ
lệ phần trăm của đồng vị 63Cu trong tự nhiên là :
    A. 75%.           B. 50%.           C. 25%.           D. 90%.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                             Trang 19
1.111 Các electron của nguyên tủ nguyên tố X được phân bố trên 3
lớp , lớp thứ 3 có 7 electron . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên
tử nguyên tố X là con số nào sau đây ?
    A. 7.                  B. 9.                C. 15.             D. 17.
                                 86
1.112 Cho nguyên tử : 37 Rb . Tổng số hạt proton và nơtron là bao
nhiêu :
    A. 37.          B. 49.           C. 86.           D. 123.
1.113 Nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu electron ở
lớp ngoài cùng ?
    A. 6.           B. 4             C. 3.           D. 2.
1.114 Hai đồng vị của nguyên tố X khác nhau về:
    A. Số khối của hạt nhân .                        B. Số hiệu của nguyên tử .
    C. Số electron trong nguyên tử .                 D. Số proton trong hạt nhân
1.115 Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã
bão hòa ?
    A. s1 , p3, d7, f12                  B. s2, p6, d10, f14
    C. s2, d5, d9, f13           D. s2, p4, d10, f10
                        16
1.116 Nguyên tử 8 O có số electron được phân bố trên các lớp là :
    A. 2, 4, 2.        B. 2, 8, 6.           C. 2, 6.          D. 2, 8, 4, 2.
1.117 Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên
tử có số hiệu là 16 :
    A. 1s2 2s2 2p6 3s1.                       B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
    C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1.                D. 1s2 2s2 3p2 4p2 5p2 6p1.
1.118 Trong nguyên tử cacbon, 2 electron 2p được phân bố trên 2
obitan p khác nhau và được biểu diễn bằng 2 mũi tên cùng chiều. Xác
định nguyên lí hoặc quy tắc được áp dụng :
    A. Nguyên lí Pau-li.                 B. Quy tắc Hund.
    C. Quy tắc klechkowski.              D. Nguyên lí vững bền.
1.119 Biết hạt nhân nguyên tử photpho có 15 proton . Câu trình bày
nào sau đây là đúng ?
    A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho có 7 electron.
    B. Hạt nhân nguyên tử photpho có 15 nơtron.
    C. Nguyên tử photpho có 15 electron được phân bố trên các lớp
        là 2, 8, 5.
    D. Photpho là nguyên tố kim loại.
                         7
1.120 Từ kí hiệu 3 Li ta có thể suy ra :
Hóa học Khối 10                                               Trang 20
    A. Hạt nhân nguyên tử liti có 3 proton và 7 nơtron.
    B. Nguyên tử liti có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron.
    C. Liti có số khối là 3, số hiệu nguyên tử là 7.
    D. Liti có 2 lớp electron, lớp trong có 3e và lớp ngoài có 7e.
1.121 Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử muối amoni nitrat
bằng :
    A. 5,418. 1022                 B. 5,418.1021
    C. 6,02.1022.                  D. 3,01.1023.
1.122 Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp O ( n = 5) là:
    A. 25.           B. 30.            C. 40.           D. 50.
1.123 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X
được phân bố như sau: ↑↓         ↑↓ ↑↓ ↑

                          2s2       2p5
Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố X là :
    A. 5, B.       B. 7, N          C. 8, O.      D. 9, F.
1.124 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Y
được phân bố như sau: ↑↓      ↑↓ ↑ ↑

                          3s2       3p4
Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố Y là:
    A. 16,S.        B. 7,N.           C. 6, C.       D. 4, Be.
1.125 Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron
nào là của nguyên tử oxi ( Z = 8 ). Hãy chọn phương án đúng .
    A. 1s2 2s2 2p3                B. 1s2 2s2 2p4.
    C. 1s2 2s3 2p4                D. 1s2 2s2 2p6.
1.126 Nguyên tử của nguyên tố P (Z = 15) có số electron độc thân
bằng:
    A. 1.           B. 2.             C. 3.           D. 4.
1.127 Nguyên tử R mất đi một electron tạo ra cation R + có cấu hình
electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình
electron nguyên tử và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tử
R.
1.128 Chỉ dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có
Z bằng 9, 11, 16 và 20; hãy xác định nguyên tố nào là kim loại,
nguyên tố nào là phi kim.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                   Trang 21
1.129* Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p, n, e) là 140 hạt, trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số
khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng
số hạt (p, n, e) trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34
hạt. Viết cấu hình electron của các nguyên tử M và X. Viết công thức
phân tử của hợp chất.
Đáp số : K2O
1.130* Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về
khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4
hạt . Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton
trong MX2 là 58 hạt.
    a) Tìm AM và AX .
    b) Xác định công thức phân tử của MX2.
Đáp số: a) AM = 56 (Fe).
            AX = 32 (S).
         b) FeS2
Hóa học Khối 10                                             Trang 22
CHƯƠNG II : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA
              HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

    A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1) Nguyên tắc sắp xếp :
    * Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt
nhân nguyên tử.
    * Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được
xếp thành một hàng.
    * Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được
xếp thành một cột.
2) Cấu tạo bảng tuần hoàn:
    a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu
nguyên tử của nguyên tố đó .
    b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng
có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng
dần. Số thứ tựcủa chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các
nguyên tố trong chu kỳ đó.
       * Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.
       * Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
    c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có
cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hóa học gần
giống nhau và được xếp thành một cột.
    d- Khối các nguyên tố:
        * Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng
được điền vào phân lớp s.
        * Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm
từ IIIA đến VIIIA ( trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà
nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
        * Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.
Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng
được điền vào phân lớp d.
         * Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan
và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron
cuối cùng được điền vào phân lớp f.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                    Trang 23
    B. BÀI TẬP:
2.1 Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử
là:
    A. 3.          B. 5.          C. 6.            D. 7.
2.2 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ
lớn là :
    A. 3 và 3.       B. 3 và 4.        C. 4 và 4.        D. 4 và 3.
2.3 Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là :
    A. 8 và 18.      B. 18 và 8.        C. 8 và 8.       D. 18 và 18.
2.4 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên
tắc nào? Chọn đáp án đúng nhất .
    A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được
xếp thành một hàng.
    C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử
được xếp thành 1 cột.
    D. Cả A, B và C.
2.5 Tìm câu sai trong các câu sau đây :
    A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kỳ và các
nhóm.
    B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
    C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ. Số thứ tự của chu kỳ bằng số
phân lớp electron trong nguyên tử.
    D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
2.6 Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc
điểm nào sau đây ?
    A. nguyên tố s,nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.
    B. tổng số electron trên lớp ngoài cùng.
    C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng.
    D. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố.
2.7 Nguyên tố s là :
    A. Nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp s.
    B. Nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân
         lớp s.
    C. Nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 2
         electron.
Hóa học Khối 10                                                  Trang 24
    D. Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1 đến 6 electron trên lớp ngoài
        cùng .
2.8 Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta
biết :
    1- số điện tích hạt nhân .
    2- số nơtron trong nhân nguyên tử.
    3- số electron trên lớp ngoài cùng .
    4- số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
    5- số proton trong nhân hoặc electron trên vỏ nguyên tử.
    6- số đơn vị điện tích hạt nhân.
        Hãy cho biết thông tin đúng :
    A. 1, 3, 5, 6.    B. 1, 2, 3, 4.    C. 1, 4, 5, 6.     D. 2, 3, 5, 6.
2.9 Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p3 . Trong bảng tuần hoàn , nguyên tố X
thuộc:
    A. chu kỳ 3, nhóm V A.
    B. chu kỳ 4, nhóm V B.
    C. chu kỳ 4, nhóm VA.
    D. chu kỳ 4 nhóm IIIA.
2.10 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu
hình electron hóa trị là 3d10 4s1 ?
    A. Chu kỳ 4 , nhóm IB.              B. Chu kỳ 4, nhóm IA.
    C. Chu kỳ 4 , nhóm VIB.            D. Chu kỳ 4, nhóm VIA.
2.11 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu
hình electron hóa trị là 3d3 4s2 ?
    A. Chu kỳ 4 , nhóm VA.              B. Chu kỳ 4 , nhóm VB.
    C. Chu kỳ 4 , nhóm IIA.             D. Chu kỳ 4 , nhóm IIB.
2.12 Một nguyên tố hóa học X ở chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình
electron của nguyên tử X là :
    A. 1s22s22p63s23p2.                 B. 1s22s22p63s23p4.
    C. 1s22s22p63s23p3.                 D. 1s22s22p63s23p5.
2.13 Một oxit X của một nguyên tố ở nhóm VIA trong bảng tuần
hoàn có tỉ khối hơi so với metan (CH4) d X / CH 4 = 4. Công thức hóa
học của X là:
    A. SO3.         B. SeO3.          C. SO2.           D. TeO2
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                    Trang 25
2.14 Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y ờ 2 chu
kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít H2 ở đktc .X
và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây ?
    A. Na và K.      B. Li và Na.      C. K và Rb.    D. Rb và Cs.
2.15 X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kỳ liên
tiếp trong bảng tuần hoàn . Tổng số proton trong hạt nhân của 2
nguyên tử X và Y bằng 32. X và Y là những nguyên tố nào trong các
đáp án sau :
    A. Na và K.     B. Mg và Ca.        C. K và Rb.    D. N và P.
2.16 Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4,
nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về canxi là sai ?
    A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 .
    B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron.
    C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.
    D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
2.17 Một nguyên tố của nhóm VIA có tổng số hạt p, n, e trong
nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :
    A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4.     C. 1s22s22p5.    D. 1s22s22p6.
2.18 Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học giống
nhau nhất ?
    A. Ca và Mg.       B. P và S.     C. Ag và Ni.     D. N và O.
2.19 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp dựa theo các
nguyên tắc sau :
    I- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt
nhân nguyên tử .
    II- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của khối lượng
nguyên tử .
    III- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được
xếp thành một hàng.
    IV- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử
được xếp thành một cột .
        Hãy chọn các nguyên tắc đúng :
    A. I, II, III.                B. I, III, IV.
    C. II, III, IV.               D. I, II, III, IV.
2.20 Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H2
(đktc) . Kim loại đó là :
    A. Stronti.         B. Bari.         C. Canxi.          D. Magie.
Hóa học Khối 10                                                Trang 26
2.21 Cho các nguyên tố thuộc chu kỳ 3: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl,
Ar .Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trên bền
vững khi chứa tối đa bao nhiêu electron?
    A. 3.           B. 1            C. 7.              D. 8.
2.22 Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về
khối lượng. Xác định nguyên tố đó và viết cấu hình electron .
BÀI 10 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẤN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON
NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
    1) Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
        * Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị= số electron lớp ngoài
cùng.
        * Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là
nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
    2) Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển
tiếp).
        * Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da ns2(a=110)
        * Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp
(n–1)d nhưng chưa bão hòa.
        * Đặt S = a + 2 , ta có : - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm.
                              - 8≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.
    3) Sự biến đổi một số đại lượng vật lý:
         a– Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng
:           * trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.
            * trong cùng nhóm A : bán kính tăng.
         b– Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên
tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng :
            * trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.
            * trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.
Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối
thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ
bản. ( tính bằng Kj/mol)
    4) Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả
năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
          Khi điện tích hạt nhân tăng:
            • trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                       Trang 27
           • trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.
   5) Sự biến đổi tính kim loại–phi kim:
       a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng:
           * tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
       b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng:
           * tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
   6) Sự biến đổi hóa trị:
         Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao
nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

       Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi

    7) Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng:
        a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz
giảm , tính axit tăng .
        b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz
tăng, tính axit giảm.
B. BÀI TẬP:
2.23 Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn thì :
    A. Phi kim mạnh nhất là iot.          B. Kim loại mạnh nhất là liti.
    C. Phi kim mạnh nhất là flo.         D. Kim loại yếu nhất là xesi.
        Chọn đáp án đúng.
2.24 Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử các nguyên tố :
    A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.
    D. Cả B và C.
        Chọn đáp án đúng nhất.
2.25 Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố :
    A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
    C. tăng theo chiều giảm của độ âm điện.
    D. Cả A và C.
        Chọn đáp án đúng nhất.
2.26 Độ âm điện đặc trưng cho khả năng : ( Chọn đáp án đúng)
    A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
Hóa học Khối 10                                                Trang 28
    B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
    C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
    D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
2.27 Sụ biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ sau lại
      được lặp lại giống như chu kỳ trước là do :
    A. sự lặp lại tính kim loại của nguyên tố ở chu kỳ sau so với chu
        kỳ trước.
    B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kỳ sau so với
        chu kỳ trước.
    C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
        nguyên tố ở chu kỳ sau so với chu kỳ trước.
    D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kỳ sau so
        với chu kỳ trước.
2.28 Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học
      tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có :
    A. số electron như nhau.               B. số lớp electron như nhau.
    C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
    D. cùng số electron s hay p.
2.29 Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên
tử giảm dần ( tù trái sang phải) như sau:
    A. I, Br, Cl, F.               B. I, Br, F, Cl.
    C. F, Cl, Br, I.               D. Br, I, Cl, F.
2.30 Các nguyên tố của chu kỳ 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ
âm điện giảm dần ( tù trái sang phải) như sau:
    A. F, O, N, C, B, Be, Li.      B. Li, B, Be, N, C, F, O.
    C. Be, Li, C, B, O, N, F.      D. N, O, F, Li, Be, B, C.
2.31 Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2.
Nguyên tố R là:
    A. Magie.         B. Nitơ.       C. Cacbon.       D. Photpho.
2.32 Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6,
7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
    A. X thuộc nhóm VA             B. A, M thuộc nhóm IIA.
    C. M thuộc nhóm II B           D. Q thuộc nhóm IA.
2.33 Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6,
7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
    A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kỳ .
    B. A, M thuộc chu kỳ 3.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 29
    C. M, Q thuộc chu kỳ 4.
    D. Q thuộc chu kỳ 3.
2.34 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên
tố kim loại điển hình là nhóm :
    A. IIIA          B. VA            C. IA.              D. VIIA.
2.35 Hãy cho biết đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi
tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân :
    A. Số lớp electron.              B. Số electron ở lớp ngoài cùng.
    C. Nguyên tử khối.               D. Số electron trong nguyên tử.
2.36 Các nguyên tố Na, Mg, Si, C được sắp xếp theo chiều giảm dần
năng lượng ion hóa thứ nhất :
    A. C > Si > Mg > Na.                         B. Si > C > Mg > Na.
    C. C > Mg > Si > Na.                         D. Si > C > Na > Mg.
2.37 Các nguyên tố chu kỳ 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử
gồm dãy nào ?
    A. Li, Be, B, C và N.                        B. Li, Be, C, N và O.
    C. Li, Be và B.                              D. N, O, f và Ne.
2.38 Các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có thể tạo thành anion đơn
nguyên tử :
    A. Al, Si, P, S, Cl.                         B. Si, P, S, Cl.
    C. P, S, Cl.                                 D. Mg, Si, P, S, Cl.
2.39 Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là
    A. 1s22s2 2p5 3s3 3p2 .              B. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2.
    C. 1s2 2s32p6 3s2 3p2.               D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
2.40 Cấu hình electron nguyên tử của sắt : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s2.
Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là:
    A. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIA.
    B. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
    C. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIA.
    D. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIB.
2.41 Cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe3+ là:
    A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d6.           B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s1.
    C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .         D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 5 .
2.42 Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion
S2– là :
    A. 1s2 2s2 2p6 .         B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 6.
    C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.          D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
Hóa học Khối 10                                               Trang 30
2.43 Cho các nguyên tố : X1 , X2, X3 , X4 , X5 , X6 ; lần lượt có cấu
hình electron như sau :
    X1 :1s2 2s2 2p6 3s2.
    X2 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
    X3 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d2
    X4 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
    X5 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
    X6 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ :
    A. X1 , X2 , X3 , X4.              B. X1 , X2 , X5 và X3 , X4 , X6.
    C. X1 , X2 , X3 , X5.              D.X4 , X6 .
2.44 X là nguyên tố được hình thành trong phản ứng hạt nhân :
             17 Cl +1 H  →2 He + X
                          1
             37     1


         Nhận xét nào sau đây về nguyên tố X là sai :
        A. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
        B. X tạo được hợp chất khí với hidro (XH2).
        C. Tính phi kim của X kém oxi nhưng mạnh hơn photpho.
        D. X có công thức hợp chất oxit cao nhất là XO2.
 2.45 Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau đây về quy luật
biến đổi tuần hoàn trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải :
    A. Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 → 7.
    B. Hóa trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ 7 → 1.
    C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần .
    D. Oxit và hidroxit tương ứng có tính baz giảm dần, tính axit tăng
dần.
2.46 Một nguyên tố R có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p3 . Công thức
hợp chất với hydro và công thức oxit cao nhất của R là :
    A. RH2, RO.              B. RH5 , R2O3.
    C. RH3 , R2O5.           D. RH4 , RO2
2.47 Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2 . Trong
hợp chất của R với hidro có 75%R và 25% H. Nguyên tố R đó là :
    A. Magie.         B. Cacbon.       C. Nitơ.         D. Photpho.
2.48 Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức RH 3.
nguyên tố R là :
    A. Clo.         B. Lưu huỳnh. C. Silic.             D. Nitơ.
2.49 Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H2
(đktc) . Kim loại đó là :
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 31
     A. Stronti.     B. Bari.          C. Canxi.        D. Magie.
2.50 Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B và có khối lượng phân
tử là 76. Nguyên tố A và B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit
là+no và +mo và có số oxi hóa âm trong hợp chất với hidro là–nH và –
mH thỏa mãn các đìều kiện │no│= │nH │và │mo│=                   3│mH│.
Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X. Vị trí nguyên tố A trong
bảng tuần hoàn là :
     A. Chu kỳ 2, nhóm IVA.
     B. Chu kỳ 2, nhóm VA.
     C. Chu kỳ 3, nhóm IA.
     D. Chu kỳ 4, nhóm IIA.
2.51 Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kỳ 4 là nguyên
tố phi kim ?
     A. 20          B. 26.          C. 30.          D. 35.
 2.52 Nguyên tử của nguyên tố nào có năng lượng ion hóa thứ nhất
( I1 ) nhỏ nhất. ?
     A. Li.         B. Na.          C. K.           D. Cs.
2.53 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ?
     A. I.          B. Cl.          C. F.           D. Br.
2.54 Theo định luật tuần hoàn thì tính chất hóa học của các nguyên
tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của :
     A. Số oxi hóa.                  B. Điện tích ion
     C. điện tích hạt nhân.          D. Nguyên tử khối .
2.55 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có ái lực electron lớn nhất
     A. Oxi.         B. Flo.         C. Nitơ.           D. Bo.
2.56 Cặp tính chất nào sau đây là của nguyên tố phi kim ?
     A. Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện tốt .
     B. Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện kém.
     C. Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện kém.
     D. Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện tốt .
2.57 Trong cùng một nhóm A , theo chiều điện tích hạt nhân nguyên
tử tăng dần thì năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử :
     A. không đổi.           B. giảm dần.
     C. tăng dần.            D.biến đổi không có quy luật
2.58 Trong cùng một chu kỳ, theo chiều từ trái qua phải, hóa trị cao
nhất của nguyên tố đối với oxi :
     A. giảm dần.            B. biến đổi không có quy luật.
Hóa học Khối 10                                             Trang 32
    C. tăng dần.            D. không đổi
2.59 Trong chu kì 3, nguyên tử có bán kính lớn nhất là :
    A. Clo.         B. Argon.      C. Natri.           D. Magie.
2.60 Nguyên tố X có số thứ tự Z = 37, vị trí của X trong bảng hệ
thống tuần hòan là:
    A. Chu kì 3, nhóm IA           B.Chukì 3, nhóm IIA.
    C. Chu kì 4, nhóm IA.          D. Chu kì 5,nhóm IA.
2.61 Những nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có những tính
chất hóa học sau :
    A. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm dần, tính phi
        kim tăng dần .
    B. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng, tính phi kim
        giảm dần.
    C. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại tăng dần, tính phi
        kim giảm dần .
    D. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại giảm , tính phi kim
        giảm dần.
2.62 Những nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hóa trị cao nhất ứng
với công thức chung là X2O3 ?
    A. Nhóm IA.                    B. Nhóm IIA
    C. Nhóm IIIA.                  D. Nhóm VA.
2.63 Nguyên tử của nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp
ngoài cùng là :
    A. ns2np1       B. ns2 np3     C. ns2              D. ns1.
2.64 Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố kim
loại chuyển tiếp?
    A. 1s2 2s2 .                   B. 1s2 2s2 2p6 3s2.
    C. [Ar] 3d6 4s2                D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
2.65 R là một nguyên tố nhóm IIIA, oxit cao nhất của R có công
thức hóa học là :
    A. R2O3.      B. R2O.       C. R2O5.       D. R2O7.
2.66 Tính chất hóa học của nguyên tử các nguyên tố được quyết định
bởi:
    A. Số thứ tự của chu kỳ.
    B. Số thứ tự của nhóm.
    C. Số electron trên vỏ nguyên tử.
    D. Số electron trên lớp ngoài cùng.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                    Trang 33
2.67 Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn . R
tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là RO3 .
      Nguyên tố R tạo được với kim loại M cho hợp chất có công thức
MR2 , trong đó M chiếm 46,67%
về khối lượng .Xác định kim loại M ?
    A. Mg.     B. Zn         C. Fe.        D. Cu.
2.68 Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5 . Hợp chất của nó
với hidro có R% = 91,18. Nguyên tố R là :
    A. Photpho.      B. Nitơ.        C. Asen.       D. Antimon.
2.69 Nguyên tố X có cấu hình electron như sau :
                    1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1.
    Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :
    A. Ô 25, chu kỳ 3, nhóm IA.
    B. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB.
    C. Ô 23, chu kỳ 4, nhóm VIA.
    D. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VB.
2.70 Cho 5,4 g kim loại (M) tác dụng với oxi không khí ta thu được
10,2 g oxit cao nhất có công thức M2O3. Kim loại (M) là :
    A. B          B. Fe.          C. Al.              D. Ga.
2.71 Cho 0,48g một kim loại hóa trị 2 tác dụng với Cl 2 thu được 1,9g
một muối clorua . Tên kim loại hóa rị 2 là :
    A. Magie.          B. Kẽm.            C. Canxi.      D. Sắt.
    Cho Mg = 24, Ca = 20 , Zn = 65, Fe = 56.
2.72 Hòa tan hết 0,35 g một kim loại nhóm IA trong nước , dung
dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng độ 0,1M. tên của kim
loại nhóm IA là :
    A. Rb.             B. K.              C. Na.          D. Li.
2.73 Cho 8,8g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp
nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lí
khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim
loại đó :
    A. Bo và Nhôm.                   B. Nhôm và Gali
    C. Gali và Indi.                 D. Indi và Tali.
Cho: B = 11 ; Al = 27 ; Ga =70 ; In = 115 ; Tl = 204
2.74 Cho nguyên tố Fe ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe2+ là :
    A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 .
    B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2
Hóa học Khối 10                                              Trang 34
          2   2   6   2   6   5   1
     C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
     D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
         Hãy chọn đáp án đúng .
2.75 Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion
S2– là :
     A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
     B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
     C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6.
     D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
         Hãy chọn đáp án đúng.
2.76 A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì
liên tiếp của bảng tuần hoàn . Tổng số proton trong hạt nhân của hai
nguyên tử A và B bằng 32 . Hai nguyên tố đó là :
     A. Mg và Ca        B. O và S.      C. N và P.     D. C và Si.
          Hãy chọn đáp án đúng .
2.77 Cho 4 axit : H2SiO3 , HClO4 , H2SO4 , H3PO4 . Hãy chọn axit
mạnh nhất :
     A. H2SiO3 .       B. H2SO4.       C. HClO4.        D. H3PO4.
2.78 Nguyên tố X hợp với H cho hợp chất XH4. Oxit cao nhất của nó
chứa 53,3% oxi về khối lượng.
     a) Hỏi số khối của X ( coi số khối trùng với nguyên tử khối).
     b) X là nguyên tố nào.?
Đáp số: AX = 28 ; Silic.
2.79 Một nguyên tố X có Z = 20. hãy viết cấu hình electron của X,
X2+. X là nguyên tố gì, thuộc chu kỳ nào, nhóm nào, là kim loại hay
phi kim ?
2.80 Cho 4,4g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp
và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư
thì thu được 3,36 dm3 khí hidro ở đktc. Hãy xác định hai kim loại .
Đáp số: Magie, canxi.
2.81 Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6.
     a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.
     b) Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.
     c) Tính chất hóa học đặc trưng nhất của R là gì ? Lấy 2 phản ứng
         để minh họa.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                       Trang 35
                 –
    d) Anion X có cấu hìh electron giống cấu hình electron của
       cation R+. Hãy cho biết tên và viết cấu hình electron nguyên
       tử của nguyên tố X.
2.82 Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần
hoàn, X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng
với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định
hai nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của chúng .
Đáp số: N và S

                CHƯƠNG III : LIÊN KẾT HÓA HỌC.
A. TÓM TẮT GIÁO KHOA:
I. Khái niệm liên kết hóa học-Liên kết ion.
     1. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành
phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
     2. Quy tắc bát tử ( 8 electron) : Theo quy tắc bát tử ( 8 electron)
thì nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các
nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí
hiếm với 8 electron ( hoặc 2 đối với heli ) ở lớp ngoài cùng.
     3. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện gọi là ion :
         * Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.
         * Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion.
          * Số điện tích dương ( dấu +) hoặc điện tích âm (dấu –) = số
electron mà nguyên tử đã cho ( nhường) hoặc nhận .
     4. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa
các ion mang điện tích trái dấu.
          Liên kết ion được hình thành giữa kim lọai điển hình và phi
kim điển hình ( 2 nguyên tử có tính chất khác nhau hoàn toàn)
     5. tinh thể ion được tạo thành do sự liên kết giữa các ion trái dấu
        Trong tinh thể NaCl , cứ một ion Na+ được bao quang bởi 6 ion
   –
Cl và ngược lại.
II. Liên kết cộng hóa trị .
     1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên
tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
        Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim
giống nhau hoàn toàn ( đơn chất) hoặc khác nhau không nhiều ( hợp
chất) .
Hóa học Khối 10                                                Trang 36
    2. Liên kết cho nhận là laoị lien kết cộng hóa trị nhưng cặp
electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Người ta biểu diễn
liên kết cho nhận bằng một mũi tên hướng từ nguyên tử cho sang
nguyên tử nhận.
    3. Tinh thể nguyên tử tạo thành từ các nguyên tử liên kết nhau
bằng liên kết cộng hóa trị. Các tinh thể nguyên tử có độ cứng cao,
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. TD: kim cương.
       Tinh thể phân tử tạo thành từ sự liên kết giữa các phân tử. TD :
tinh thể iot, nước đá. Tinh thể phân tử dễ nóng chảy , dễ bay hơi.
    4. Hiệu độ âm điện : * từ 0,0 đến < 0,4 : lk cộng hóa trị không cực
                          * từ 0,4 đến < 1,7 : lk cộng hóa trị có cực.
                          * từ ≥ 1,7           : lk ion.
III. Hóa trị và số oxi hóa:
    1. Hóa trị trong hợp chất ion: – Hóa trị của một nguyên tố trong
hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó.
                                     – Trị số điện hóa trị của một
nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường
hoặc thu để tạo ion.
    2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị:
      – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là
cộng hóa trị .
      – Trị số cộng hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử
của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.
    3. Số oxi hóa: của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của
nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa
các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
IV. Hóa trị kim loại:
    1. Khái niệm: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giũa
các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của
các electron tự do.
    2. Tính chất của tinh thể kim loại : ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt
tốt và dẻo.
    B. BÀI TẬP:
3.1 Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để:
    A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
    B. có cấu hình electron của khí hiếm.
    C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                      Trang 37
    D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.
    Đáp án nào sai ?
3.2 Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị .
    Liên kết cộn hóa trị là liên kết :
    A. giữa các phi kim với nhau.
    B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
    C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử
        khác nhau.
    D. được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp
        electron chung.
3.3 Chọn câu đúng trong các câu sau đây :
     A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía
         nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
     B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử
         có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
     C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên
         tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học,
     D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực
         yếu.
3.4 Tìm câu sai trong các câu sau đây:
    A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh
thể nguyên tử.
    B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố
luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định.
    C. Lực liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên
kết yếu.
    D. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng , nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ sôi khá cao.
3.5 Tìm câu sai trong các câu sau đây:
    A. nước đá thuộc loai tinh thể phân tử.
    B. trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết
cộng hóa trị.
    C. trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết
yếu.
    D. Tinh thể iot là tinh thể phân tử.
3.6 Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị là
nguyên tử có:
Hóa học Khối 10                                               Trang 38
    A. Giá trị độ âm điện cao.            B. Nguyên tử khối lớn.
    C. Năng lượng ion hóa thấp.           D. Số hiệu nguyên tử nhỏ.
3.7 Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để
trở thành :
    A. Ion dương có nhiều proton hơn .
    B. Ion dương có số proton không thay đổi .
    C. Ion âm có nhiều proton hơn .
    D. Ion âm có số proton không thay đổi .
3.8 Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do :
    A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh .
    B. Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau .
    C. Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion
        trái dấu hú nhau.
    D. Nguyên tử natri nhường 1 electron trở thành ion dương,
        nguyên tử clo nhận 1 electron trở thành ion âm, 2 ion này hút
        nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl.
        Chọn câu đúng nhất.
3.9 Muối ăn là chất rắn màu trắng chứa trong túi nhựa là :
    A. các phân tử NaCl.
    B. các ion Na+ và Cl– .
    C. các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân
        bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh .
    D. các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân
        bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.
3.10 Khi Na và Cl tác dụng với nhau tạo hợp chất hóa học thì :
    A. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết ion.
    B. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết cộng hóa trị.
    C. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết ion.
    D. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết cộng hóa trị .
3.11 Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay
nhiều cặp electron chung ?
    A. Liên kết ion .           B. Liên kết cộng hóa trị.
    C. Liên kết kim loại.       D. Liên kết hidro .
3.12 Cho các chất : NH3 (I) ;NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ;
MgO (V) ; PH3 (VI). Liên kết ion được hình thành trong chất nào ?
    A. I, II.    B. IV, V, VI.    C. II, III, V .     D. II, III, IV .
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 39
3.13 Cho các phân tủ : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các
phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
    A. N2 ; SO2                B. H2 ; HBr.
    C. SO2 ; HBr.              D. H2 ; N2 .
3.14 Ion nào sau đây có 32 electron :
    A. CO32-         B. SO42-       C. NH4+       D. NO3-
3.15 Ion nào có tổng số proton là 48 ?
    A. NH4+          B. SO32-      C. SO42-        D. Sn2+.
3.16 Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl ?
    A. Các nguyên tử Hidro và Clo liên kết nhau bằng liên kết cộng
        hóa trị đơn.
    B. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía.
    C. Cặp electron chung của hidro và clo nằm giữa 2 nguyên tử.
    D. Phân tử HCl là phân tử phân cực.
3.17 Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron.Hợp
chất hình thành giữa 2 nguyên tố này có thể là :
    A. X2Y với liên kết cộng hóa trị.
    B. XY2 với liên kết ion.
    C. XY với liên kết ion.
    D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị.
3.18 Phaùt bieåu naøo sau ñaây laø ñuùng:
   A. Lieân keát ion laø lieân keát ñöôïc hình thaønh bôûi löïc huùt
      tónh ñieän giöõa nguyeân töû kim loaïi vôùi phi kim
   B. Lieân keát coäng hoùa trò laø lieân keát ñöôïc taïo neân
      giöõa hai nguyeân töû baèng moät caëp e chung
   C. Lieân keát coäng hoùa trò khoâng cöïc laø kieân keát giöõa 2
      nguyeân töû cuûa caùc nguyeân toá phi kim
   D. Lieân keát coäng hoùa trò phaân cöïc trong ñoù caëp e chung
      bò leäch veà phía 1 nguyeân töû.
3.19 Nếu một chất rắn nguyên chất dẫn điện tốt ở cả trạng thái rắn và
trạng thái lỏng thì liên kết chiếm ưu thế trong chất đó là :
   A. Liên kết ion.             B. Liên kết kim loại.
   C. Liên kết cộng hóa trị có cực.
   D. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
Hóa học Khối 10                                              Trang 40
3.20 Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ?
  A. H2        B. CH4          C. H2      D. HCl.
3.21 Cho 2 nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản như
sau : 1s22s1 và 1s22s22p5 .Hai nguyên tử này kết hợp nhau bằng loại
liên kết gì để tạo thành hợp chất ?
  A. Liên kết cộng hóa trị có cực.
  B. Liên kết ion.
  C. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
  D. Liên kết kim loại.
3.22 Nguyên tử oxi có cấu hình electron là :1s22s22p4. Sau khi tạo
liên kết , nó có cấu hình là :
  A. 1s22s22p2                  B. 1s22s22p43s2.
  C. 1s22s22p6 .                D. 1s22s22p63s2.
3.23 Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20.Khi Canxi tham gia
phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là:
  A. 1s22s22p63s23p64s1.        B. 1s22s22p6.
  C. 1s22s22p63s23p6.           D. 1s22s22p63s23p63d10
3.24 Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?
  A. NH4Cl ; OF2 ; H2S.         B. CO2 ; Cl2 ; CCl4 .
  C. BF3 ; AlF3 ; CH4.          D. I2 ; CaO ; CaCl2.
3.25 Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để :
  A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
  B. có cấu hình electron của khí hiếm.
  C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2 hoặc 8
  D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.
      Đáp án nào sai ?
3.26 Liên kết cộng hóa trị là :
  A. Liên kết giữa các phi kim với nhau .
  B. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
  C. Liên kết được hình thành do sự dùng chung electron của 2
      nguyên tử khác nhau .
  D. Liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng những electron
      chung .
3.27 Chọn câu đúng trong các mệnh đề sau :
  A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử
      có độ âm điện nhỏ hơn.
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                     Trang 41
  B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có
     hiệu độ âm điện từ 0,4 đến 1,7.
  C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử
     khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
  D. Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu .
3.28 Chọn mệnh đề sai :
  A. Bản chất của liên kết ion là sự góp chung electron giữa các
     nguyên tử để có trạng thái bền như khí hiếm .
  B. Liên kết cho nhận là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa
     trị .
  C. Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp của liên kết ion
     và liên kết cộng hóa trị không cực.
  D. Liên kết cho nhận là giới hạn của liên kết ion và liên kết cộng
     hóa trị.
3.29 Tìm định nghĩa sai về liên kết ion :
  A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion
     mang điện tích trái dấu .
  B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion
     Na+ và ion Cl–
  C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa
     các ion cùng dấu.
  D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện
     > 1,7 .
3.30 Chọn định nghĩa đúng về ion ?
  A. Phần tử mang điện .
  B. Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện.
  C. Hạt vi mô mang điện (+) hay (–) .
  D. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron.
3.31 Ion dương được hình thành khi :
  A. Nguyên tử nhường electron.
  B. Nguyên tử nhận thêm electron.
  C. Nguyên tử nhường proton.
  D. Nguyên tử nhận thêm proton.
3.32 Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 ,
Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :
  A. Na2O , SiO2 , P2O5 .      B. MgO, Al2O3 , P2O5
  C. Na2O, MgO, Al2O3 .        D. SO3, Cl2O3 , Na2O .
Hóa học Khối 10                                                                              Trang 42
                                     +           2+       –
3.33 Cho 3 ion : Na , Mg , F . Tìm câu khẳng định sai .
  A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .
  B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.
  C. 3 ion trên có số electron bằng nhau
  D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
3.34 Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; Cl : 3,16 ; H : 2,2 ; S :
2,58 ; F : 3,98 : Te : 2,1 để xác định liên kết trong phân tử các chất
sau : H2Te , H2S, CsCl, BaF2 . Chất có liên kết cộng hóa trị không
phân cực là :
  A. BaF2.            B. CsCl          C. H2Te             D. H2S.
3.35 Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; H : 2,2 ; Cl : 3,16 ;
S : 2,58 ; N : 3,04 ; O : 3,44 để xét sự phân cực của liên kết trong
phân tử các chất sau : NH3 , H2S, H2O , CsCl .
Chất nào trong các chất trên có liên kết ion ?
    A. NH3            B. H2O.           C. CsCl.           D. H2S.
3.36 Caùc nguyeân töû lieân keát vôùi nhau ñeå :
   A. Taïo thaønh chaát khí                                              B. Taïo thaønh maïng tinh
            theå
   C. Taïo thaønh hôïp chaát                                             D. Ñaït cô caáu beàn
            cuûa nguyeân töû.
3.37 Caáu hình electron cuûa caëp nguyeân töû naøo sau ñaây coù
theå taïo lieân keát ion:
              2      2       3               2        2       5              2   1       2   2   5
   A. 1s 2s 2p vaø 1s 2s 2p                                             B. 1s 2s vaø 1s 2s 2p
                 2       1               2   2        6       2   2          2   2   1
   C. 1s 2s vaø 1s 2s 2p 3s 3p                                          D. 1s 2s 2p vaø
        2    2       6       2   6
   1s 2s 2p 3s 3p
3.38 Trong caùc nhoùm chaát sau ñaây, nhoùm naøo laø nhöõng
hôïp chaát coäng hoùa trò:
   A. NaCl, H2O, HCl                                                  B. KCl, AgNO3, NaOH
   C.       H2O, Cl2, SO2                                              D. CO2, H2SO4, MgCl2
3.39 Tinh theå phaân töû coù nhöõng tính chaát:
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                        Trang 43
       A. Lieân keát ion, beàn vöõng, cöùng, nhieät ñoä soâi, nhieät
           ñoä noùng chaûy cao.
       B. Lieân keát töông taùc giöõa caùc phaân töû, beàn vöõng,
           cöùng, nhieät ñoä soâi, nhieät ñoä noùng chaûy cao.
       C. Lieân keát ion, deã noùng chaûy, deã bay hôi.
       D. Lieân keát khoâng töông taùc giöõa caùc phaân töû, keùm
           beàn, deã noùng chaûy, deã bay hôi.
3.40 Trong caùc phaûn öùng hoùa hoïc giöõa kim loaïi vaø phi kim
thì:
       A. Nguyeân töû kim loaïi nhöôøng electron , nguyeân töû phi kim
nhaän electron.
       B. Nguyeân töû kim loaïi nhaän electron, nguyeân töû phi kim
nhöôøng electron.
       C. Nguyeân töû kim loaïi vaø phi kim goùp chung electron ngoaøi
cuøng.
       D. Caû 3 caâu a,b,c ñeàu sai.
3.41 Cho caùc hôïp chaát: NH3, Na2S,CO2, CaCl2, MgO, C2H2. Hôïp
chaát coù lieân keát coäng hoùa trò laø:
       A. CO2, C2H2, MgO               B. NH3.CO2, Na2S
       C. NH3 , CO2, C2H2              D. CaCl2, Na2S, MgO
3.42 Cho caùc hôïp chaát: NH3, H2O , K2S, MgCl2, Na2O CH4,
Chaát coù lieân keát ion laø:
   A. NH3, H2O , K2S, MgCl2            B. K2S, MgCl2, Na2O CH4
   C. NH3, H2O , Na2O CH4               D. K2S, MgCl2, Na2O
3.43 : Lieân keát coäng hoùa trò laø lieân keát giöõa 2 nguyeân töû
trong phaân töû baèng:
Hóa học Khối 10                                                 Trang 44
  A. 1 caëp electron chung                B. 2 caëp electron chung
  C. 3 caëp electron chung           D. 1 hay nhieàu caëp electron
chung
3.44 Cho nguyeân töû Liti (Z = 3) vaø nguyeân töû Oxi (Z = 8). Noäi
dung naøo sau ñaây khoâng ñuùng:
                                 +    2                              2–
  A. Caáu hình e cuûa ion Li : 1s         vaø caáu hình e cuûa ion O :
  2     2   6
1s 2s 2p .
                                                  +
  B. Những điện tích ở ion Li+ và O2– do : Li → Li + e
                        2–
        vaø O + 2e → O       .
                                                                 +
      C. Nguyeân töû khí hieám Ne coù caáu hình e gioáng Li          vaø
 2–
O .
      D. Coù coâng thöùc Li2O do : moãi nguyeân töû Li nhöôøng 1 e
maø moät nguyeân töû O nhaän 2 e.
3.45 Söï so saùnh naøo sau ñaây laø ñuùng:
      A. Lieân keát ion vaø lieân keát CHT khoâng coù ñieåm naøo
gioáng nhau
      B.Lieân keát CHT khoâng cöïc vaø lieân keát CHT phaân cöïc
khoâng coù ñieåm naøo khaùc nhau
      C.Lieân keát CHT khoâng cöïc vaø lieân keát CHT phaân cöïc
khoâng coù ñieåm naøo gioáng nhau
      D.Lieân keát CHT phaân cöïc laø daïng trung gian giöõa lieân
keát CHT khoâng cöïc vaø lieân keát ion
3.46 Nhaän xeùt naøo sau ñaây laø ñuùng:
      A. Söï lai hoùa obitan nguyeân töû ñeå ñöôïc soá obitan khaùc
nhau vaø coù ñònh höôùng khoâng gian khaùc nhau
Trường THPT Phan Đăng Lưu                                    Trang 45
   B. Sự lai hoùa sp cuûa moãi nguyeân töû C laø nguyeân nhaân
      daãn ñeán tính thaúng haøng trong phaân töû C2H2
                     2
   C. Söï lai hoùa sp cuûa moãi nguyeân töû C laø nguyeân nhaân
      daãn ñeán tính thaúng haøng trong phaân töû C2H4
                                      3
   D. Phaân töû CH4 coù lai hoùa sp coøn phaân töû NH3 coù lai
              2
      hoùa sp .
3.47 Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây được hình thành bởi
sự xen phủ p – p :
    A. H2          B. Cl2           C. N2            D. B và C
3.48 Cho caùc chaát : NaOH, Na2O, NaCl, Cl2, SO2, KNO3. Chaát
coù lieân keát cho nhaän laø:
     A. NaOH, Na2O,                B. NaOH, SO3
    C. NaCl, SO2, KNO3             D. KNO3, SO3
3.49 Trong hợp chất AB2, A và B là 2 nguyên tố ở cùng một nhóm A
thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hòan. Tổng số proton trong
hạt nhân nguyên tử của A và B là 24 .
    Công thức cấu tạo của hợp chất AB2 là :
    A. O=S=O                  B. O ←S→O
    C. O=S→O                  D. O = O
                                    S
3.50 Trong công thức CS2, tổng số các đôi electron tự do chưa tham
gia liên kết là :
    A. 2             B. 3              C. 4          D. 5
3.51 Cặp chất nào sau đây, mỗi chất trong cặp đó chứa cả 3 loại liên
kết ion , cộng hóa trị , cho nhận .
    A. NaCl và H2O                    B. K2SO4 và KNO3
    C. NH4Cl và Al2O3                 D. Na2SO4 và Ba(OH)2
3.52 Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20 proton , còn Y là một
nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất
hình thành giữa các nguyên tố này là :
    A. Z2Y với liên kết cộng hóa trị .
    B. ZY2 với liên kết ion.
    C. ZY với liên kết ion.
    D. Z2Y3 với liên kết cộng hóa trị.
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay
Bai tap hoa_12_hay

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoan
Bai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoanBai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoan
Bai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoanNguyễn Hậu
 
25 de chuyen co loi giai chi tiet
25 de chuyen co loi giai chi tiet25 de chuyen co loi giai chi tiet
25 de chuyen co loi giai chi tietPham Huy
 
Chng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_ba
Chng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_baChng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_ba
Chng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_baThanhThoVTH
 
60 bai tap lien ket hoa hoc
60 bai tap lien ket hoa hoc60 bai tap lien ket hoa hoc
60 bai tap lien ket hoa hocNgọc Mai
 
1. hóa đại cương
1. hóa đại cương1. hóa đại cương
1. hóa đại cươngnguyenuyen0110
 
De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10nhhaih06
 
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạtTrắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạttuituhoc
 
Mẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử BohrMẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử Bohrtuituhoc
 
Baigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.com
Baigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.comBaigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.com
Baigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.comchiasehangngay .com
 
Li aa1ct dh_12_527
Li aa1ct dh_12_527Li aa1ct dh_12_527
Li aa1ct dh_12_527ngvnam
 
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sángLý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sángtuituhoc
 
De vatlia ct_dh_k11_m936
De vatlia ct_dh_k11_m936De vatlia ct_dh_k11_m936
De vatlia ct_dh_k11_m936chumanh_hoai
 
20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)
20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)
20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)Lê Hà
 
Đề thi đại học 2008 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2008 môn Vật LýĐề thi đại học 2008 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2008 môn Vật Lýtuituhoc
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn tong hop
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn tong hopTai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn tong hop
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn tong hopTrungtâmluyệnthi Qsc
 
Lý thuyết và bài tập quang điện
Lý thuyết và bài tập quang điệnLý thuyết và bài tập quang điện
Lý thuyết và bài tập quang điệntuituhoc
 

Mais procurados (20)

Chuyen de-nguyen-tu
Chuyen de-nguyen-tuChuyen de-nguyen-tu
Chuyen de-nguyen-tu
 
Bai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoan
Bai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoanBai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoan
Bai tap cau tao nguyen tu va bang tuan hoan
 
25 de chuyen co loi giai chi tiet
25 de chuyen co loi giai chi tiet25 de chuyen co loi giai chi tiet
25 de chuyen co loi giai chi tiet
 
Chng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_ba
Chng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_baChng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_ba
Chng i nguyen_t_1_e_a_0_toan_t_ng_ba
 
Hóa thpt
Hóa thptHóa thpt
Hóa thpt
 
60 bai tap lien ket hoa hoc
60 bai tap lien ket hoa hoc60 bai tap lien ket hoa hoc
60 bai tap lien ket hoa hoc
 
1. hóa đại cương
1. hóa đại cương1. hóa đại cương
1. hóa đại cương
 
De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10De chinh thuc duyen hai 10
De chinh thuc duyen hai 10
 
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạtTrắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
 
Mẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử BohrMẫu nguyên tử Bohr
Mẫu nguyên tử Bohr
 
Baigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.com
Baigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.comBaigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.com
Baigiai vatly-dh-khoi a-2012 chia se hang ngay.com
 
Li aa1ct dh_12_527
Li aa1ct dh_12_527Li aa1ct dh_12_527
Li aa1ct dh_12_527
 
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sángLý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
Lý thuyết và bài tập lượng tử ánh sáng
 
De vatlia ct_dh_k11_m936
De vatlia ct_dh_k11_m936De vatlia ct_dh_k11_m936
De vatlia ct_dh_k11_m936
 
De lý
De lýDe lý
De lý
 
20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)
20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)
20dethithuvatlycactruongchuyennam201201 140413051621-phpapp02 (1)
 
Trichnguyentu olympic
Trichnguyentu olympicTrichnguyentu olympic
Trichnguyentu olympic
 
Đề thi đại học 2008 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2008 môn Vật LýĐề thi đại học 2008 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2008 môn Vật Lý
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn tong hop
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn tong hopTai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn tong hop
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn tong hop
 
Lý thuyết và bài tập quang điện
Lý thuyết và bài tập quang điệnLý thuyết và bài tập quang điện
Lý thuyết và bài tập quang điện
 

Destaque

Giao an day them 12
Giao an day them 12Giao an day them 12
Giao an day them 12Nguyet Do
 
Bai tap bang tuan hoan
Bai tap bang tuan hoanBai tap bang tuan hoan
Bai tap bang tuan hoanphuongdong84
 
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoanMot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoanTuyết Nhung
 
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcSEO by MOZ
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))linh nguyen
 
Strategies for Success
Strategies for SuccessStrategies for Success
Strategies for Successmartyncgreen
 
Taller para cartografos de suelos
Taller para cartografos de suelosTaller para cartografos de suelos
Taller para cartografos de suelosCarlos Mendez
 
Los suelos de abanicos
Los suelos de abanicosLos suelos de abanicos
Los suelos de abanicosCarlos Mendez
 
Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017Lluís Vila Prat
 
Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017Lluís Vila Prat
 
Modulo maestria fisico parte 3
Modulo maestria fisico parte 3Modulo maestria fisico parte 3
Modulo maestria fisico parte 3Carlos Mendez
 
Taller de redaccion 2da semana
Taller de redaccion 2da semanaTaller de redaccion 2da semana
Taller de redaccion 2da semanaCarlos Mendez
 
Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)
Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)
Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)jtbanka
 
1ο γενικό διαγώνιασμα
1ο γενικό διαγώνιασμα 1ο γενικό διαγώνιασμα
1ο γενικό διαγώνιασμα tasos athanasopoulos
 
почему мы забываем
почему мы забываемпочему мы забываем
почему мы забываемDmitrii Morovov
 
Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...
Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...
Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...NAFCU Services Corporation
 

Destaque (20)

De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2
 
Giao an day them 12
Giao an day them 12Giao an day them 12
Giao an day them 12
 
Bai tap bang tuan hoan
Bai tap bang tuan hoanBai tap bang tuan hoan
Bai tap bang tuan hoan
 
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoanMot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
Mot so phuong phap co ban giai chuong bang tuanhoan
 
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 
Strategies for Success
Strategies for SuccessStrategies for Success
Strategies for Success
 
Taller para cartografos de suelos
Taller para cartografos de suelosTaller para cartografos de suelos
Taller para cartografos de suelos
 
soap
soapsoap
soap
 
Un biologi 2011
Un biologi 2011Un biologi 2011
Un biologi 2011
 
Los suelos de abanicos
Los suelos de abanicosLos suelos de abanicos
Los suelos de abanicos
 
Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017
 
Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017Presentación Prospectia Farma 2017
Presentación Prospectia Farma 2017
 
Modulo maestria fisico parte 3
Modulo maestria fisico parte 3Modulo maestria fisico parte 3
Modulo maestria fisico parte 3
 
Taller de redaccion 2da semana
Taller de redaccion 2da semanaTaller de redaccion 2da semana
Taller de redaccion 2da semana
 
Karl
KarlKarl
Karl
 
Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)
Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)
Týdenní přehled J&T Banka (9. - 13. květen 2011)
 
1ο γενικό διαγώνιασμα
1ο γενικό διαγώνιασμα 1ο γενικό διαγώνιασμα
1ο γενικό διαγώνιασμα
 
почему мы забываем
почему мы забываемпочему мы забываем
почему мы забываем
 
Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...
Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...
Undaunted: How Credit Unions Can Thrive in the New Financial Services Environ...
 

Semelhante a Bai tap hoa_12_hay

De cuong (10)2013 2014
De cuong (10)2013 2014De cuong (10)2013 2014
De cuong (10)2013 2014Lin Ballad
 
cau tao hat nhan (thang).16013.ppt
cau tao hat nhan (thang).16013.pptcau tao hat nhan (thang).16013.ppt
cau tao hat nhan (thang).16013.pptstudywell4
 
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu
[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu
[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tuGiaSư NhaTrang
 
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài 3 - Hóa 10 - CTST.pptx
Bài 3 - Hóa 10 - CTST.pptxBài 3 - Hóa 10 - CTST.pptx
Bài 3 - Hóa 10 - CTST.pptxgorse871
 
Hóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdf
Hóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdfHóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdf
Hóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdfwhitegorse
 
Chuyên đề lý thuyết nguyên tử
Chuyên đề lý thuyết   nguyên tửChuyên đề lý thuyết   nguyên tử
Chuyên đề lý thuyết nguyên tửNguyễn Đăng Nhật
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...
210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...
210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...Quốc Dinh Nguyễn
 
Hệ thống câu hỏi bài tập nguyên tử
Hệ thống câu hỏi bài tập nguyên tửHệ thống câu hỏi bài tập nguyên tử
Hệ thống câu hỏi bài tập nguyên tửQuyen Le
 
Trac nghiem-hat-nhan-nguyen-tu
Trac nghiem-hat-nhan-nguyen-tuTrac nghiem-hat-nhan-nguyen-tu
Trac nghiem-hat-nhan-nguyen-tuNhập Vân Long
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôN tập chương 1 hoa 8
ôN tập chương 1   hoa 8ôN tập chương 1   hoa 8
ôN tập chương 1 hoa 8MathReview
 
4 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 10
4 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 104 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 10
4 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 10ngoxuanquynh
 
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngHướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngTrần Đương
 

Semelhante a Bai tap hoa_12_hay (20)

De cuong (10)2013 2014
De cuong (10)2013 2014De cuong (10)2013 2014
De cuong (10)2013 2014
 
cau tao hat nhan (thang).16013.ppt
cau tao hat nhan (thang).16013.pptcau tao hat nhan (thang).16013.ppt
cau tao hat nhan (thang).16013.ppt
 
Sach bttn hoa vo co
Sach bttn hoa vo coSach bttn hoa vo co
Sach bttn hoa vo co
 
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ C...
 
[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu
[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu
[Giasunhatrang.edu.vn]cac dang bai tap chuong cau tao nguyen tu
 
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...
1000 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC PHÂN 4 MỨC ĐỘ CẢ NĂM (...
 
Bài 3 - Hóa 10 - CTST.pptx
Bài 3 - Hóa 10 - CTST.pptxBài 3 - Hóa 10 - CTST.pptx
Bài 3 - Hóa 10 - CTST.pptx
 
Hóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdf
Hóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdfHóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdf
Hóa 10- Đề cương HK I- 2023-2024.pdf
 
Chuyên đề lý thuyết nguyên tử
Chuyên đề lý thuyết   nguyên tửChuyên đề lý thuyết   nguyên tử
Chuyên đề lý thuyết nguyên tử
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2024 - BÀI TẬP THEO DẠNG + BÀI TẬP 4 MỨ...
 
210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...
210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...
210716429 chuyen-1-cu-to-nguyen-t-bng-tun-hoan-cac-nguyen-t-hoa-hc-1405301958...
 
Hệ thống câu hỏi bài tập nguyên tử
Hệ thống câu hỏi bài tập nguyên tửHệ thống câu hỏi bài tập nguyên tử
Hệ thống câu hỏi bài tập nguyên tử
 
Trac nghiem-hat-nhan-nguyen-tu
Trac nghiem-hat-nhan-nguyen-tuTrac nghiem-hat-nhan-nguyen-tu
Trac nghiem-hat-nhan-nguyen-tu
 
Chuong1+2+3.pptx
Chuong1+2+3.pptxChuong1+2+3.pptx
Chuong1+2+3.pptx
 
Tai lieu hoa_12v1
Tai lieu hoa_12v1Tai lieu hoa_12v1
Tai lieu hoa_12v1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
ôN tập chương 1 hoa 8
ôN tập chương 1   hoa 8ôN tập chương 1   hoa 8
ôN tập chương 1 hoa 8
 
T12 kiem tra chuong i
T12 kiem tra chuong iT12 kiem tra chuong i
T12 kiem tra chuong i
 
4 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 10
4 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 104 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 10
4 mA dE - Kiem Tra Giua HK I - Hoa 10
 
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cươngHướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
Hướng dẫn ôn tập hóa Đại cương
 

Mais de Giang Hồ Tiếu Ngạo

Mais de Giang Hồ Tiếu Ngạo (11)

1de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015
1de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 20151de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015
1de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015
 
De thi thu cua dai hoc su pham ha noi 2015
De thi thu cua dai hoc su pham ha noi 2015De thi thu cua dai hoc su pham ha noi 2015
De thi thu cua dai hoc su pham ha noi 2015
 
2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016
2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 20162 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016
2 huong dan cham thi thu tn thpt quoc gia giai 2016
 
2 de thi thu thpt quoc gia 2016 gia doan cuoi
2 de thi thu thpt quoc gia 2016 gia doan cuoi2 de thi thu thpt quoc gia 2016 gia doan cuoi
2 de thi thu thpt quoc gia 2016 gia doan cuoi
 
1 hdc de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015
1 hdc de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 20151 hdc de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015
1 hdc de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015
 
Tuyen tap 410 cau he phuong trinh
Tuyen tap 410 cau he phuong trinh Tuyen tap 410 cau he phuong trinh
Tuyen tap 410 cau he phuong trinh
 
Tuyen tap 20 he phuong trinh ntd
Tuyen tap 20 he phuong trinh  ntdTuyen tap 20 he phuong trinh  ntd
Tuyen tap 20 he phuong trinh ntd
 
Giai chi tiet de toan khoi b 2014
Giai chi tiet de toan khoi b 2014Giai chi tiet de toan khoi b 2014
Giai chi tiet de toan khoi b 2014
 
Tai lieu on thi quoc gia
Tai lieu on thi quoc giaTai lieu on thi quoc gia
Tai lieu on thi quoc gia
 
On thi cap toc tuan 5
On thi cap toc tuan 5On thi cap toc tuan 5
On thi cap toc tuan 5
 
De thi thu tieng anh co dap an
De thi thu tieng anh co dap anDe thi thu tieng anh co dap an
De thi thu tieng anh co dap an
 

Bai tap hoa_12_hay

  • 1. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 1 CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ A– TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN: * Kích thước và khối lượng nguyên tử : – Đường kính nguyên tử khoảng 10–10m Chú ý: nhớ : 1nm = 10–9m ; 1Ǻ = 10–10m ; 1nm = 10Ǻ – Nguyên tử hidro có bán kinh nhỏ nhất khoảng 0,053 nm. – Đường kính hạt nhân vào khoảng 10–5 nm. – Đường kính electron và proton khoảng 10–8nm. * Hạt nhân : Proton (p) : điện tích = 1+ ; khối lượng 1u Nơtron (n): điện tích = 0 ; khối lượng 1u * Vỏ nguyên tử: Electron (e): điện tích =1– ; khối lượng : 5,5.10–4u B– BÀI TẬP: 1.1 Khái niệm "nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất không thể phân chia được nữa " xuất hiện ở thời kỳ : A. Sau khi tìm ra electron. B. Sau khi tìm ra proton. C. Sau khi tìm ra nơtron. D. Từ trước công nguyên. 1.2 Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là: A. Tôm-xơn. B. Chat-Uých. C. Rơ-dơ-pho. D. Bo. 1.3 Người tìm ra electron là : A. Tôm-xơn B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. 1.4 Người tìm ra proton là : A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. 1.5 Người tìm ra nơtron là: A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. 1.6 Chọn câu phát biểu đúng: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện.
  • 2. Hóa học Khối 10 Trang 2 1.7 Chọn câu Đúng : A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử . B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân . C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n. D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt. 1.8 Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử : A. 1 u là khối lượng của 6,02. 1023 nguyên tử cacbon. B. 1 u có gía trị bằng 1/12 gam. C. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. D. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12. 1.9 Proton có kích thước, khối lượng và điện tích như sau: A. 0,053 nm ; 1u và 0. B. 10–8 nm ; 1u ; 1+. C. 0,053 nm ; 0,00055u và 1– . D. 10–8 nm ; 0,00055u và 1–. 1.10 Nơtron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm ; 1u và 0. B.10–8nm; 0,00055u và 1– C. 10–8nm ; 1u và 0. D.0,053nm; 0,00055u; 1– 1.11 Electron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1– B. 0,053nm; 1u và 0. C. 10–8nm; 1u và 1+. D. 10–8nm ; 0,00055u và 1–. 1.12 Nguyên tử hidro có kích thước,khối luợng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1–. B. 0,053nm ; 1u ; và 0. C. 10–8nm ; 0,00055u và 1+. D. 10–8nm; 1u và 0. 1.13 Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử : A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học . B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích. C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy. D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau . 1.14 Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là: A. electron và proton. B. nơtron và electron. C. proton và nơtron. D. electron, proton và nơtron. 1.15 Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
  • 3. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 3 A. proton và electron. B. nơtron và electron. C. nơtron và proton . D. nơtron, proton và electron. 1.16 Cho biết 1u = 1,6605.10–27kg, nguyên tử khối của oxi bằng 15,999. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử oxi ra kilogram. ĐS: 2,6566.10–26 kg. 1.17 Cho biết khối lượng nguyên tử cacbon gấp 11,905 lần khối lượng nguyên tử hidro. Hãy tính nguyên tử khối của hidro ra u và gam. Biết rằng nguyên tử khối của cacbon bằng 12. (cho 1u = 1,66.10–24g). ĐS: 1,008 u ; 1,673.10–24g. 1.18 Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng vơi1g hidro sẽ thu được 7,936g oxi. Hỏi môt nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của 1 nguyên tử hidro. ĐS: 7,936 . 2 lần. 1.19 Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng bằng: mBe = 9,012 u và mO = 15,999 u Hãy tính các khối lượng đó ra gam. ĐS: mBe = 14,964.10–24g mO = 26,566.10–24 g. 1.20 Theo định nghĩa, số Avogadro là một số bằng số nguyên tủ đồng vị cacbon-12 có trong 12g đồng vị cacbon-12. Số Avogadro được ký hiệu là N với N = 6,0221415.1023, thường lấy là 6,022.1023. a) hãy tính khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12. b) Hãy tính số nguyên tử có trong 1g đồng vị cacbon-12. ĐS: mC = 1,9927.10–23 g và n = 5,018.1022 nguyên tử.
  • 4. Hóa học Khối 10 Trang 4 BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: * Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.= Z * Số Khối A : A=Z+N * Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điên tích hạt nhân . A * Kí hiệu nguyên tử : Z X B. BÀI TẬP: 1.21 Tìm câu phát biểu sai : A. Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. B. Số đơn vị điện tích dương trong nhân bằng số đơn vị điện tích âm trên vỏ nguyên tử. C. Tổng số proton và electron được gọi là số khối. D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron . 1.22 Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử : A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học . B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích. C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy. D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau . 1.23 Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu : A. Biết số p và e. B. Biết số p và n. C. Biết số e và n. D. Biết số Z và A. A 1.24 Ký hiệu nguyên tử Z X cho ta biết những gì về nguyên tố hóa học X ? Hãy chọn đáp án đúng : A. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử. B. Số hiệu nguyên tử X C. Số khối của nguyên tử X. D. Số proton, số nơtron và số electron trong nguyên tử. 1.25 Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng ? Nguyên tố hóa học là những nguyên tử : A. có cùng điện tích hạt nhân. B. có cùng nguyên tử khối.
  • 5. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 5 C. có cùng số nơtron. D. có cùng số khối. 1.26 Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu : A. Biết số p và e. B. Biết số p và n. C. Biết số e và n. D. Biết số Z và A. 1.27 Chọn câu đúng khi nói về số khối của nguyên tử : A. Số khối là khối lượng của một nguyên tử . B. Số khối là tổng số hạt proton và nơtron. C. Số khối mang điện dương . D. Số khối có thể không nguyên. 1.28 Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó : A. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học. B. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học . C. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học D. là tổng số proton và nơtron trong nhân. 1.29 Mệnh đề nào sau đây đúng khi nói về nguyên tử nitơ : A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 nơtron. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 proton. C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có số proton = số nơtron. D. Chỉ có nguyên tử nitơ mới có số khối = 14. 1.30 Khi nói về số khối, điều nào sau đây luôn luôn đúng ? A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron. B. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton và nơtron. C. Trong nguyên tử , số khối bằng nguyên tử khối. D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton, nơtron và electron. 1.31 Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng : A. số khối. B. số nơtron. C. số proton. D. số nơtron và proton 1.32 Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết : A. số khối A. B. nguyên tử khối của nguyên tử C. số hiệu nguyên tử Z . D. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân. 1.33 Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X bằng :
  • 6. Hóa học Khối 10 Trang 6 A. 3 B. 4. C. 6. D. 7. 64 1.34 Nguyên tử đồng có kí hiệu là 29 Cu ( đồng vị không bền ), vậy số hạt nơtron trong 64g đồng là : A. 29. B. 35.6,02.1023 C. 35. D. 29.6,02.1023. 64 1.35 Nguyên tử đồng có kí hiệu 29 Cu . Số hạt electron trong 64g đồng là : A. 29.6,02.1023. B. 35.6,02.1023. C. 29.D. 35. 85 1.36 Nguyên tử Rubidi có kí hiệu là 37 Rb . Số hạt nơtron trong 85g Rb là : A. 37. B. 48. C. 48.6,02.1023. D. 37.6,02.1023. 1.37 Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử muối amoni nitrat bằng : A. 5,418.1022. B. 5,418.1021. C. 6,02.1022. D. 3,01.1023. 1.38 Nguyên tủ là phần tử nhỏ nhất của chất: A. không mang điện. B. mang điện tích dương. C. mang điện tích âm. D. có thể mang điện hoặc không mang điện. 1.39 Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 electron và 8 nơtron ? 16 17 18 17 A. 8 O . B. 8 O . C. 8 O D. 9 F 1.40 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Tính Z và A của nguyên tố X. Đáp số: Z = 19 ; A = 39. 1.41 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X. 56 Đáp số: Z = 26 ; A= 56 ; kí hiệu 26 Fe 1.42 Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau : 7 19 40 3 Li , 24 9 F , 12 Mg , 20 Ca 1.43 Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n, e trong các nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 78. Số nơtron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. hãy xác định các nguyên tố và viết ký hiệu của các nguyên tố .
  • 7. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 7 11 39 56 Đáp số: 5 B ; 19 K ; 26 Fe 4 14 1.44 Khi cho hạt nhân 2 He bắn phá vào hạt nhân 7 N người ta thu được một proton và một hạt nhân X. Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân X và cho biết X là nguyên tố gì ? Đáp số: Z = 8 , A = 17, oxi. BÀI 3 : ĐỒNG VỊ-NGUYÊN TỬ KHỐI- NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: * Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng cũng khác nhau. * Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. * Nguyên tử khối trung bình: aA + bB A= 100 Trong đó: A, B là nguyên tử khối của đồng vị A, B. a, b là % số nguyên tử của đồng vị A và B. aA + bB A= a+b Trong đó: A,B là nguyên tử khối của đồng vị A, B. a, b là số nguyên tử của đồng vị A và B. B. BÀI TẬP: 1.45 Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây : A. Số nơtron. B. Số electron hóa trị. C. Số proton. D. Số lớp electron. Chọn đáp án đúng. 1 2 3 16 1.46 Hidro có 3 đồng vị : 1 H ; 1 H ; 1 H . Oxi có 3 đồng vị là: 8 O ; 17 8O ; 18 O . Hỏi trong nước tự nhiên, loại phân tử nước có khối lượng 8 phân tử nhỏ nhất là bao nhiêu u ? A. 20. B. 19. C. 18. D. 17. 1.47 Chọn định nghĩa đúng về đồng vị : A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
  • 8. Hóa học Khối 10 Trang 8 C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron. 1 2 3 1.48 Hidro có 3 đồng vị : 1 H , 1 H , 1 H 16 17 18 Oxi có 3 đồng vị: 8 O , 8 O , 8 O Số phân tử H2O được hình thành là : A. 6 phân tử. B. 12 phân tử. C. 18 phân tử. D. 10 phân tử. 35 37 1.49 Nguyên tố clo có 2 kí hiệu : 17 Cl và 17 Cl . Tìm câu trả lời sai : A. Đó là hai đồng vị của nhau . B. Đó là hai nguyên tử có cùng số electron. C. Đó là hai nguyên tử có cùng số nơtron. D. Hai nguyên tử trên có cùng một số hiệu nguyên tử . 12 1.50 Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 6 C chiếm 98,89% và 13 6C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là: A. 12,500 B. 12,011. C. 12,022. D. 12,055. 80 1.51 Cho kí hiệu nguyên tử 35 Br (đồng vị không bền ) . Tìm câu sai A. Số hiệu nguyên tủ là 35, số electron là 35. B. Số nơtron trong hạt nhân hơn số nơtron là 10. C. Số khối của nguyên tử là 80. 80 D. Nếu nguyên tử này mất 1e thì sẽ có kí hiệu là 34 Br . 65 63 1.52 Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị : 29 Cu chiếm 27% ; 29 Cu chiếm 73% .Vậy nguyên tử khối trung bình của Cu là : A. 63,45 B. 64,21 C. 64,54 D. 63,54 16 1.53 Oxi trong tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị 8 O chiếm 17 18 99,757% ; 8 O chiếm 0,039% ; 8 O chiếm 0,204%. 18 Khi có 1 nguyên tử O thì có : 8 16 16 A. 5 nguyên tử 8 O B. 500 nguyên tử 8 O 16 16 C. 10 nguyên tử 8 O D. 1000 nguyên tử 8 O
  • 9. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 9 12 14 16 17 18 1.54 Với 2 đồng vị C , C và 3 đồng vị O , O , O thì số phân 6 6 8 8 8 tử CO2 được tạo ra là : A. 6 loại . B. 9 loại. C. 12 loại . D. 18 loại. 1.55 Số proton của O, H, C, Al lần lượt là 8, 1, 6, 13 và số nơtron lần lượt là 8, 0, 6, 14 ; xét xem kí hiệu nào sau đây sai ? 12 16 2 27 A. 6 C B. 8 O C. 1 H D. 13 Al 23 23 1.56 Cho 2 kí hiệu nguyên tử : 11 Na và 12 Mg Chọn câu trả lời đúng : A. Na và Mg cùng có 23 electron . B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân . C. Na và mg là đồng vị của nhau . D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt. 1.57 Hãy cho biết trong các đồng vị sau đây của Fe thì đồng vị nào phù hợp với tỉ lệ : sôproton 13 = sônotron 15 A. 55 Fe B. 56 Fe C. 57 Fe D. 58 Fe 1.58 Một nguyên tử có tổng số hạt là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt.Vậy nguyên tử đó là A. Ca. B. Mg. C. Al D. Na 1.59 Nguyên tử Na có 11 proton, 12 nơtron, 11 electron thì khối lượng của nguyên tử Na là : A. Đúng bằng 23u. B. Gần bằng 23u. C. Đúng bằng 23g. D. gần bằng 23g. 1.60 hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử 2 của đồng vị 1 H trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị 1 2 1 H và 1 H ) ? ( Cho khối lượng riêng của nước là 1g/ml). Đáp số: 1 1.61 Các đồng vị của hidro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là 1 H và 2 3 1 H . Đồng vị thứ ba 1 H có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2 ; nguyên tử khối trung bình của hidro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần % của hai đồng 1 2 vị 1 H và 1 H ? Đáp số: 99.2% và 0,8%
  • 10. Hóa học Khối 10 Trang 10 79 1.62 Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền: 35 Br chiếm 50,69% số 81 nguyên tử và Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử 35 khối trung bình của brom. Đáp số: 79,986. 27 1.63 Môt nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là . 23 Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X . Đáp số 79,92. 1.64 Nguyên tố clo có nguyên tử khối trung bình là 35,5u. trong tự nhiên clo có 2 đồng vị. Hãy xác định số khối của mỗi loại đồng vị nếu: * Phần trăm của đồng vị thứ hai gấp 3 lần phần trăm của đồng vị thứ nhất. * Đồng vị thứ hai kém đồng vị thứ nhất 2 hạt nơtron. Đáp số: 1.65 Nguyên tố X có 3 đồng vị là X 1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,10%. Tổng số khối của ba đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X2 nhiều hơn trong X1 một hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là A X = 28,0855 . 1- Hãy tìm X1, X2 và X3. 2- Nếu trong X1 có số nơtron bằng số proton. Hãy tìm số nơtron trong nguyên tử của mỗi đồng vị. Đáp số: 1- X1=28, X2=29, X3=30. 2- Trong X1: 14 ; trong X2 : 15 ; trong X3 : 16. 37 1.66 Trong tự nhiên, đồng vị 17 Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo. 37 Tính thành phần % về khối lượng 17 Cl có trong HClO4 ( với H là 1 16 đồng vị H , O là đồng vị O )? Cho nguyên tử khối trung bình của 1 8 clo bằng 35,5. Đáp số: 8,92% 1.67 Nguyên tố magie có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25 và 26. Trong số 3000 nguyên tử Mg thì có 2358 đồng vị 24; 303 đồng
  • 11. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 11 vị 25 ; còn lại là đồng vị 26. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của Mg. Đáp số: 1.68 Cho một dung dịch chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09g kết tủa. 1- Tìm nguyên tử khối và gọi tên X. 2- X có 2 đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lần số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân của đồng vị thứ hai 2 nơtron. Tìm số khối của mỗi đồng vị. Đáp số: 1- 35,5; clo. 2- 35 và 37. BÀI 4: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ–OBITAN NGUYÊN TỬ. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen cho rằng : trong nguyên tử, các electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xung quanh hạt nhân. 2. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào tạo thành đám mây electron (tích điện âm). 3. Obitan nguyên tử là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%. Ký hiệu AO.( Atomic Orbital) 4. Hình dạng obitan : * Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử. * obitan p gồm 3 obitan p x, py và pz có dạng hình số tám nổi, có sự định hướng khác nhau trong không gian. * Obitan d, f có dạng hình phức tạp. B. BÀI TẬP: 1.69 Obitan nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu và có bán kính trung bình là: A. 0,045nm B. 0,053nm. C. 0,058nm. D. 0,098nm. 1.70 Obitan py có dạng hình số tám nổi: A. được định hướng theo trục x. B. được định hướng theo trục y. C. được định hướng theo trục z.
  • 12. Hóa học Khối 10 Trang 12 D. không định hướng theo trục nào. 1.71 Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây? Trong nguyên tử hidro, electron thường được tìm thấy : A. trong hạt nhân nguyên tử. B. bên ngoài hạt nhân, song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton. C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân, vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó. D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân, vì electron luôn được tím thấy ở bất kỳ chỗ nào trong nguyên tử. 1.72 Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là: 185 75 110 75 A. 75 M B. 185 M C. 75 M D. 110 M 1.73 nguyên tử nào trong cá nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron ? 37 39 40 40 A. 17 Cl B. 19 K C. 18 Ar D. 19 K 1.74 Chọn câu phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại : A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục . B. Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các obitan hình tròn hay hình bầu dục. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. 1.75 Theo mô hình hành tinh nguyên tử thì : A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo xác định hình tròn hay hình bầu dục. B. Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các obitan hình tròn hay hình bầu dục . C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. 1.76 Yếu tố cho biết tới tính chất hóa học cơ bản của 1 nguyên tố là : A. Điện tích hạt nhân . B. Số electron hóa trị. C. Số electron ở lớp trong cùng .
  • 13. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 13 D. Toàn bộ số electron ở lớp vỏ nguyên tử . 1.77 Obitan nguyên tử là : A. Khối cầu mà tâm là hạt nhân . B. Khu vực không gian hạt nhân mà ta có thể xác định được vị trí electron từng thời điểm. C. Tập hợp các lớp và các phân lớp . D. Khu vực xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron là lớn nhất . z 1.78 Cho hệ trục tọa độ như sau : x y Obitan s có dạng là: A. B. C. D. 1.79 Trong số các ký hiệu sau đây của obitan, ký hiệu nào sai? A. 4f B. 2d C. 3d. D. 2p. 1.80 Nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng lấn lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Tính số khối của đồng vị A của nguyên tố agon, biết nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98. Đáp số: A = 40. 1.81 Nguyên tố Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm như 24 25 26 sau: Đồng vị Mg Mg Mg % 78,99 10,00 11,01 a) Tính nguyên tử khối trung bình của Mg. b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25 Mg , thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu ? Đáp số: a) 24,3. b) 24 Mg : 389 ; 26 Mg : 56. BÀI 6: LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT. 1) Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau
  • 14. Hóa học Khối 10 Trang 14 Năng lượng của electron ở lớp trong thấp hơn năng lượng electron ở lớp ngoài. Có 7 lớp electron ( tính từ hạt nhân ra ngoài) n = 1 2 3 4 5 6 7 tên lớp : K L M N O P Q năng lượng tăng dần 2) Phân lớp: có 4 phân lớp : s, p, d, f. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. Số phân lớp = số thứ tự của lớp Lớp K có 1 phân lớp : 1s Lớp L có 2 phân lớp : 2s và 2p Lớp M có 3 phân lớp : 3s, 3p và 3d LỚP N có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d và 4f Lớp thứ n có n phân lớp ( chỉ đúng đến lớp N), các lớp khác cũng chỉ có 4 phân lớp . 3) Số obitan trong mỗi phân lớp: Phân lớp s : có 1 obitan. Có tối đa 2 electron. Phân lớp p : có 3 obitan. Có tối đa 6 electron. Phân lớp d : có 5 obitan. Có tối đa 10 electron. Phân lớp f : có 7 obitan. Có tối đa 14 electron. Số obitan trong mỗi lớp: -Lớp K có 12= 1 obitan : 1s (chứa tối đa 2e) -Lớp L có 22= 4 obitan : 1 obitan 2s + 3 obitan 2p (chứa tối đa 8e) -Lớp M có 32= 9 obitan : 1 obitan 3s + 3 obitan 3p + 5 obitan 3d ( chứa tối đa 18e) -Lớp N có 42= 16 obitan : 1 obitan 4s + 3 obitan 4p + 5 obitan 4d + 7 obitan 4f.( chứa tối đa 32e) Tổng quát : lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron 4) Thứ tự năng lượng obitan nguyên tử: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 4p 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d…… 5) Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử: * Nguyên lí Pau-li: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và 2 electron này chuyển động tự quay khác chiều
  • 15. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 15 nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron. ( biểu diễn bằng 2 mũi tên nhỏ) * Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng tử thấp đến cao. * Quy tắc hund : Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau. 6) Cấu hình electron nguyên tử: Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. 7) Đặc điểm lớp electron ngoài cùng: Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố . a- Lớp ngoài cùng có tối đa 8 electron : Bền vững. Các nguyên tố này hầu như không tham gia phản ứng hóa học ( trừ He có 2e ngoài cùng là bền vững) b- các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử kim loại. c- nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử phi kim. d- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim. B. BÀI TẬP: 1.82 Các obitan trong một phân lớp electron : A. có cùng định hướng trong không gian. B. có cùng mức năng lượng. C. khác nhau về mức năng lượng. D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp. 1.83 Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây ? A. 6. B. 8. C. 14. D. 16. 1.84 Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tữ flo là 9. Trong nguyên tử flo, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là : A. 2.. B. 5 C. 9 D. 11 1.85 Tìm câu trả lời sai :
  • 16. Hóa học Khối 10 Trang 16 A. Mỗi electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử có một mức năng lượng nhất định . B. Trong đám mây electron , mật độ electron là như nhau. C. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp . D. Những electron ở xa hạt nhân có mức năng lượng cao . 1.86 Chọn câu trả lời đúng khi nói về electron trong các lớp hay phân lớp : A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp . B. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một phân lớp . C. Lớp thứ n có 2n phân lớp . D. Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron. 1.87 Yếu tố cho biết tới tính chất hóa học cơ bản của 1 nguyên tố là : A. Điện tích hạt nhân . B. Số electron hóa trị. C. Số electron ở lớp trong cùng . D. Toàn bộ số electron ở lớp vỏ nguyên tử . 1.88 Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào : A. Điện tích hạt nhân tăng dần. B. Số khối tăng dần. C. Mức năng lượng tăng dần . D. Sự bão hòa các lớp và phân lớp electron. 1.89 Cấu hình electron là : sự phân bố các electron vào các lớp và phân lớp theo thứ tự : A. Tăng dần của năng lượng . B. Tăng dần nguyên tử khối . C. Lớp và phân lớp từ trong ra ngoài. D. Tăng dần của điện tích hạt nhân. 1.90 Dựa vào nguyên lí vững bền, xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây sai : A. 1s < 2s. B. 4s > 3s. C. 3p < 3d. D. 3d < 4s. 1.91 Các mức năng lượng obitan nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s 5p 5d … B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 4d 5s 5p 5d …
  • 17. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 17 C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d … D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 5s 4d 5p 6s 5d . . . 1.92 Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí Pauli : A. 1s2 2s2 2p3. B. 1s3 2s2 2p3. C. 1s2 2s2 . D. 1s2. 1.93 Cấu hình electron nào sau đây vi phạm quy tắc Hun : A. 1s2 2s2 2px2 2py1 . B. 1s2 2s2 2px1 2py1. C. 1s2 2s2 . D. 1s2 2s2 2px2 2py1 2pz1. 1.94 Cấu hình electron nào vịết theo ô lượng tử là sai : ↑↓ A. ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ B. ↑ C. ↑ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ D. ↑ ↑ 45 1.95 Một nguyên tử có kí hiệu là 21 X , cấu hình electron của nguyên tử X là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2. 1.96 Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. 3s2 3p2. B. 3s2 3p1 . C. 2s2 2p1 . D. 3p1 4s2 .1.97 Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là : A. 1s2 2s2 2p4 . B. 1s2 2s2 2p2 . C. 1s2 2s2 2p3. D. 1s2 2s2 2p5. 1.98 Xét các nguyên tố 1H, 3Li , 11Na , 7N , 19F ,2He,10Ne , 8O. Hãy xác định xem nguyên tố nào có số electron độc thân bằng 0 ? A. H, Li , Na , F. B. O . C. N . D. He , Ne. 1.99 Cấu hình bền của khí trơ : A. Có 2 hay 8 electron ngoài cùng. B. Có số electron bão hòa ở lớp bên trong . C. Có 2 lớp trở lên với 18 electron lớp ngoài cùng. D. Có lớp ngoài cùng bão hòa . 1.100 Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3 thì nhận xét nào sai : A. Có 7 electron. B. Có 7 nơtron.
  • 18. Hóa học Khối 10 Trang 18 C. Không xác định được số nơtron. D. Có 7 proton. 1.101 Xét cấu hình electron của Bo, câu nào sai : A. Có 2 obitan trống . B. Có 1 electron độc thân. C. Có 3 electron độc thân . D. Có 3 electron ở lớp ngoài cùng. 1.102 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là 2s1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 1.103 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s2 2p5, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 5. C. 7. D. 9. 1.104 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s2 3p1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 11. B. 10. C. 13. D. 12. 1.105 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3d3 4s2 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 25. B. 23. C. 21. D. 19. 1.106 Lớp L ( n = 2) có số phân lớp là : A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. 1.107 Phân lớp p có bao nhiêu obitan nguyên tử ? A. 7 B. 5. C. 3. D. 1. 1.108 Tổng số các obitan nguyên tử của lớp N (n = 4) là : A. 16. B. 9 C. 4. D. 1. 1.109 Nguyên tử X có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron . Nguyên tử Y có 10 proton, 10 electron và 9 nơtron. Như vậy có thể kết luận rằng A. Nguyên tử X và Y là những đồng vị của cùng một nguyên tố. B. Nguyên tử X có khối lượng lớn hơn nguyên tử Y. C. Nguyên tử X và Y có cùng số khối . D. Nguyên tử X và Y có cùng số hiệu nguyên tử . 1.110 Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố đồng là 63,54 u. Nguyên tố đồng có 2 đồng vị bền trong tự nhiên là 63Cu và 65Cu . Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 63Cu trong tự nhiên là : A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 90%.
  • 19. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 19 1.111 Các electron của nguyên tủ nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp , lớp thứ 3 có 7 electron . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây ? A. 7. B. 9. C. 15. D. 17. 86 1.112 Cho nguyên tử : 37 Rb . Tổng số hạt proton và nơtron là bao nhiêu : A. 37. B. 49. C. 86. D. 123. 1.113 Nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ? A. 6. B. 4 C. 3. D. 2. 1.114 Hai đồng vị của nguyên tố X khác nhau về: A. Số khối của hạt nhân . B. Số hiệu của nguyên tử . C. Số electron trong nguyên tử . D. Số proton trong hạt nhân 1.115 Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa ? A. s1 , p3, d7, f12 B. s2, p6, d10, f14 C. s2, d5, d9, f13 D. s2, p4, d10, f10 16 1.116 Nguyên tử 8 O có số electron được phân bố trên các lớp là : A. 2, 4, 2. B. 2, 8, 6. C. 2, 6. D. 2, 8, 4, 2. 1.117 Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu là 16 : A. 1s2 2s2 2p6 3s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1. D. 1s2 2s2 3p2 4p2 5p2 6p1. 1.118 Trong nguyên tử cacbon, 2 electron 2p được phân bố trên 2 obitan p khác nhau và được biểu diễn bằng 2 mũi tên cùng chiều. Xác định nguyên lí hoặc quy tắc được áp dụng : A. Nguyên lí Pau-li. B. Quy tắc Hund. C. Quy tắc klechkowski. D. Nguyên lí vững bền. 1.119 Biết hạt nhân nguyên tử photpho có 15 proton . Câu trình bày nào sau đây là đúng ? A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho có 7 electron. B. Hạt nhân nguyên tử photpho có 15 nơtron. C. Nguyên tử photpho có 15 electron được phân bố trên các lớp là 2, 8, 5. D. Photpho là nguyên tố kim loại. 7 1.120 Từ kí hiệu 3 Li ta có thể suy ra :
  • 20. Hóa học Khối 10 Trang 20 A. Hạt nhân nguyên tử liti có 3 proton và 7 nơtron. B. Nguyên tử liti có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron. C. Liti có số khối là 3, số hiệu nguyên tử là 7. D. Liti có 2 lớp electron, lớp trong có 3e và lớp ngoài có 7e. 1.121 Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử muối amoni nitrat bằng : A. 5,418. 1022 B. 5,418.1021 C. 6,02.1022. D. 3,01.1023. 1.122 Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp O ( n = 5) là: A. 25. B. 30. C. 40. D. 50. 1.123 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X được phân bố như sau: ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ 2s2 2p5 Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố X là : A. 5, B. B. 7, N C. 8, O. D. 9, F. 1.124 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Y được phân bố như sau: ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ 3s2 3p4 Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố Y là: A. 16,S. B. 7,N. C. 6, C. D. 4, Be. 1.125 Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron nào là của nguyên tử oxi ( Z = 8 ). Hãy chọn phương án đúng . A. 1s2 2s2 2p3 B. 1s2 2s2 2p4. C. 1s2 2s3 2p4 D. 1s2 2s2 2p6. 1.126 Nguyên tử của nguyên tố P (Z = 15) có số electron độc thân bằng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 1.127 Nguyên tử R mất đi một electron tạo ra cation R + có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron nguyên tử và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tử R. 1.128 Chỉ dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z bằng 9, 11, 16 và 20; hãy xác định nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim.
  • 21. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 21 1.129* Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p, n, e) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Viết cấu hình electron của các nguyên tử M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất. Đáp số : K2O 1.130* Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt . Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt. a) Tìm AM và AX . b) Xác định công thức phân tử của MX2. Đáp số: a) AM = 56 (Fe). AX = 32 (S). b) FeS2
  • 22. Hóa học Khối 10 Trang 22 CHƯƠNG II : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN BÀI 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1) Nguyên tắc sắp xếp : * Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. * Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. * Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. 2) Cấu tạo bảng tuần hoàn: a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó . b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tựcủa chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó. * Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3. * Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7. c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. d- Khối các nguyên tố: * Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. * Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA ( trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. * Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. * Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
  • 23. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 23 B. BÀI TẬP: 2.1 Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 7. 2.2 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là : A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 4. D. 4 và 3. 2.3 Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là : A. 8 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 8. D. 18 và 18. 2.4 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? Chọn đáp án đúng nhất . A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột. D. Cả A, B và C. 2.5 Tìm câu sai trong các câu sau đây : A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kỳ và các nhóm. B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ. Số thứ tự của chu kỳ bằng số phân lớp electron trong nguyên tử. D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. 2.6 Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây ? A. nguyên tố s,nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f. B. tổng số electron trên lớp ngoài cùng. C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng. D. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố. 2.7 Nguyên tố s là : A. Nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp s. B. Nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. C. Nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 2 electron.
  • 24. Hóa học Khối 10 Trang 24 D. Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1 đến 6 electron trên lớp ngoài cùng . 2.8 Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết : 1- số điện tích hạt nhân . 2- số nơtron trong nhân nguyên tử. 3- số electron trên lớp ngoài cùng . 4- số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 5- số proton trong nhân hoặc electron trên vỏ nguyên tử. 6- số đơn vị điện tích hạt nhân. Hãy cho biết thông tin đúng : A. 1, 3, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 4, 5, 6. D. 2, 3, 5, 6. 2.9 Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p3 . Trong bảng tuần hoàn , nguyên tố X thuộc: A. chu kỳ 3, nhóm V A. B. chu kỳ 4, nhóm V B. C. chu kỳ 4, nhóm VA. D. chu kỳ 4 nhóm IIIA. 2.10 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d10 4s1 ? A. Chu kỳ 4 , nhóm IB. B. Chu kỳ 4, nhóm IA. C. Chu kỳ 4 , nhóm VIB. D. Chu kỳ 4, nhóm VIA. 2.11 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d3 4s2 ? A. Chu kỳ 4 , nhóm VA. B. Chu kỳ 4 , nhóm VB. C. Chu kỳ 4 , nhóm IIA. D. Chu kỳ 4 , nhóm IIB. 2.12 Một nguyên tố hóa học X ở chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là : A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p5. 2.13 Một oxit X của một nguyên tố ở nhóm VIA trong bảng tuần hoàn có tỉ khối hơi so với metan (CH4) d X / CH 4 = 4. Công thức hóa học của X là: A. SO3. B. SeO3. C. SO2. D. TeO2
  • 25. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 25 2.14 Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y ờ 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít H2 ở đktc .X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây ? A. Na và K. B. Li và Na. C. K và Rb. D. Rb và Cs. 2.15 X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn . Tổng số proton trong hạt nhân của 2 nguyên tử X và Y bằng 32. X và Y là những nguyên tố nào trong các đáp án sau : A. Na và K. B. Mg và Ca. C. K và Rb. D. N và P. 2.16 Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về canxi là sai ? A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 . B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton. D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim. 2.17 Một nguyên tố của nhóm VIA có tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4. C. 1s22s22p5. D. 1s22s22p6. 2.18 Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau nhất ? A. Ca và Mg. B. P và S. C. Ag và Ni. D. N và O. 2.19 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp dựa theo các nguyên tắc sau : I- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . II- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử . III- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. IV- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột . Hãy chọn các nguyên tắc đúng : A. I, II, III. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III, IV. 2.20 Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H2 (đktc) . Kim loại đó là : A. Stronti. B. Bari. C. Canxi. D. Magie.
  • 26. Hóa học Khối 10 Trang 26 2.21 Cho các nguyên tố thuộc chu kỳ 3: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar .Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trên bền vững khi chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 3. B. 1 C. 7. D. 8. 2.22 Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố đó và viết cấu hình electron . BÀI 10 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẤN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1) Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p * Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị= số electron lớp ngoài cùng. * Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. 2) Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển tiếp). * Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da ns2(a=110) * Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng chưa bão hòa. * Đặt S = a + 2 , ta có : - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm. - 8≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B. 3) Sự biến đổi một số đại lượng vật lý: a– Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng : * trong cùng chu kỳ : bán kính giảm. * trong cùng nhóm A : bán kính tăng. b– Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng : * trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng. * trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. ( tính bằng Kj/mol) 4) Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Khi điện tích hạt nhân tăng: • trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.
  • 27. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 27 • trong cùng nhóm, độ âm điện giảm. 5) Sự biến đổi tính kim loại–phi kim: a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: * tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: * tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. 6) Sự biến đổi hóa trị: Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1. Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi 7) Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng: a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit tăng . b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit giảm. B. BÀI TẬP: 2.23 Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì : A. Phi kim mạnh nhất là iot. B. Kim loại mạnh nhất là liti. C. Phi kim mạnh nhất là flo. D. Kim loại yếu nhất là xesi. Chọn đáp án đúng. 2.24 Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử các nguyên tố : A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện. D. Cả B và C. Chọn đáp án đúng nhất. 2.25 Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố : A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. tăng theo chiều giảm của độ âm điện. D. Cả A và C. Chọn đáp án đúng nhất. 2.26 Độ âm điện đặc trưng cho khả năng : ( Chọn đáp án đúng) A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
  • 28. Hóa học Khối 10 Trang 28 B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác. C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu. D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác. 2.27 Sụ biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ sau lại được lặp lại giống như chu kỳ trước là do : A. sự lặp lại tính kim loại của nguyên tố ở chu kỳ sau so với chu kỳ trước. B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kỳ sau so với chu kỳ trước. C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kỳ sau so với chu kỳ trước. D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kỳ sau so với chu kỳ trước. 2.28 Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có : A. số electron như nhau. B. số lớp electron như nhau. C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau. D. cùng số electron s hay p. 2.29 Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần ( tù trái sang phải) như sau: A. I, Br, Cl, F. B. I, Br, F, Cl. C. F, Cl, Br, I. D. Br, I, Cl, F. 2.30 Các nguyên tố của chu kỳ 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần ( tù trái sang phải) như sau: A. F, O, N, C, B, Be, Li. B. Li, B, Be, N, C, F, O. C. Be, Li, C, B, O, N, F. D. N, O, F, Li, Be, B, C. 2.31 Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R là: A. Magie. B. Nitơ. C. Cacbon. D. Photpho. 2.32 Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. X thuộc nhóm VA B. A, M thuộc nhóm IIA. C. M thuộc nhóm II B D. Q thuộc nhóm IA. 2.33 Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kỳ . B. A, M thuộc chu kỳ 3.
  • 29. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 29 C. M, Q thuộc chu kỳ 4. D. Q thuộc chu kỳ 3. 2.34 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm : A. IIIA B. VA C. IA. D. VIIA. 2.35 Hãy cho biết đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân : A. Số lớp electron. B. Số electron ở lớp ngoài cùng. C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử. 2.36 Các nguyên tố Na, Mg, Si, C được sắp xếp theo chiều giảm dần năng lượng ion hóa thứ nhất : A. C > Si > Mg > Na. B. Si > C > Mg > Na. C. C > Mg > Si > Na. D. Si > C > Na > Mg. 2.37 Các nguyên tố chu kỳ 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử gồm dãy nào ? A. Li, Be, B, C và N. B. Li, Be, C, N và O. C. Li, Be và B. D. N, O, f và Ne. 2.38 Các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử : A. Al, Si, P, S, Cl. B. Si, P, S, Cl. C. P, S, Cl. D. Mg, Si, P, S, Cl. 2.39 Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là A. 1s22s2 2p5 3s3 3p2 . B. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2. C. 1s2 2s32p6 3s2 3p2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2. 2.40 Cấu hình electron nguyên tử của sắt : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là: A. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIA. B. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB. C. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIB. 2.41 Cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe3+ là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s1. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 5 . 2.42 Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S2– là : A. 1s2 2s2 2p6 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 6. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
  • 30. Hóa học Khối 10 Trang 30 2.43 Cho các nguyên tố : X1 , X2, X3 , X4 , X5 , X6 ; lần lượt có cấu hình electron như sau : X1 :1s2 2s2 2p6 3s2. X2 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 X3 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d2 X4 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 X5 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 X6 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ : A. X1 , X2 , X3 , X4. B. X1 , X2 , X5 và X3 , X4 , X6. C. X1 , X2 , X3 , X5. D.X4 , X6 . 2.44 X là nguyên tố được hình thành trong phản ứng hạt nhân : 17 Cl +1 H  →2 He + X  1 37 1 Nhận xét nào sau đây về nguyên tố X là sai : A. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. B. X tạo được hợp chất khí với hidro (XH2). C. Tính phi kim của X kém oxi nhưng mạnh hơn photpho. D. X có công thức hợp chất oxit cao nhất là XO2. 2.45 Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau đây về quy luật biến đổi tuần hoàn trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải : A. Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 → 7. B. Hóa trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ 7 → 1. C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần . D. Oxit và hidroxit tương ứng có tính baz giảm dần, tính axit tăng dần. 2.46 Một nguyên tố R có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p3 . Công thức hợp chất với hydro và công thức oxit cao nhất của R là : A. RH2, RO. B. RH5 , R2O3. C. RH3 , R2O5. D. RH4 , RO2 2.47 Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2 . Trong hợp chất của R với hidro có 75%R và 25% H. Nguyên tố R đó là : A. Magie. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Photpho. 2.48 Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức RH 3. nguyên tố R là : A. Clo. B. Lưu huỳnh. C. Silic. D. Nitơ. 2.49 Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H2 (đktc) . Kim loại đó là :
  • 31. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 31 A. Stronti. B. Bari. C. Canxi. D. Magie. 2.50 Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B và có khối lượng phân tử là 76. Nguyên tố A và B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là+no và +mo và có số oxi hóa âm trong hợp chất với hidro là–nH và – mH thỏa mãn các đìều kiện │no│= │nH │và │mo│= 3│mH│. Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X. Vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kỳ 2, nhóm IVA. B. Chu kỳ 2, nhóm VA. C. Chu kỳ 3, nhóm IA. D. Chu kỳ 4, nhóm IIA. 2.51 Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kỳ 4 là nguyên tố phi kim ? A. 20 B. 26. C. 30. D. 35. 2.52 Nguyên tử của nguyên tố nào có năng lượng ion hóa thứ nhất ( I1 ) nhỏ nhất. ? A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. 2.53 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ? A. I. B. Cl. C. F. D. Br. 2.54 Theo định luật tuần hoàn thì tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của : A. Số oxi hóa. B. Điện tích ion C. điện tích hạt nhân. D. Nguyên tử khối . 2.55 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có ái lực electron lớn nhất A. Oxi. B. Flo. C. Nitơ. D. Bo. 2.56 Cặp tính chất nào sau đây là của nguyên tố phi kim ? A. Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện tốt . B. Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện kém. C. Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện kém. D. Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện tốt . 2.57 Trong cùng một nhóm A , theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần thì năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử : A. không đổi. B. giảm dần. C. tăng dần. D.biến đổi không có quy luật 2.58 Trong cùng một chu kỳ, theo chiều từ trái qua phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi : A. giảm dần. B. biến đổi không có quy luật.
  • 32. Hóa học Khối 10 Trang 32 C. tăng dần. D. không đổi 2.59 Trong chu kì 3, nguyên tử có bán kính lớn nhất là : A. Clo. B. Argon. C. Natri. D. Magie. 2.60 Nguyên tố X có số thứ tự Z = 37, vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hòan là: A. Chu kì 3, nhóm IA B.Chukì 3, nhóm IIA. C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 5,nhóm IA. 2.61 Những nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có những tính chất hóa học sau : A. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần . B. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. C. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần . D. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại giảm , tính phi kim giảm dần. 2.62 Những nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hóa trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O3 ? A. Nhóm IA. B. Nhóm IIA C. Nhóm IIIA. D. Nhóm VA. 2.63 Nguyên tử của nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. ns2np1 B. ns2 np3 C. ns2 D. ns1. 2.64 Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp? A. 1s2 2s2 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2. C. [Ar] 3d6 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. 2.65 R là một nguyên tố nhóm IIIA, oxit cao nhất của R có công thức hóa học là : A. R2O3. B. R2O. C. R2O5. D. R2O7. 2.66 Tính chất hóa học của nguyên tử các nguyên tố được quyết định bởi: A. Số thứ tự của chu kỳ. B. Số thứ tự của nhóm. C. Số electron trên vỏ nguyên tử. D. Số electron trên lớp ngoài cùng.
  • 33. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 33 2.67 Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn . R tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là RO3 . Nguyên tố R tạo được với kim loại M cho hợp chất có công thức MR2 , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng .Xác định kim loại M ? A. Mg. B. Zn C. Fe. D. Cu. 2.68 Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5 . Hợp chất của nó với hidro có R% = 91,18. Nguyên tố R là : A. Photpho. B. Nitơ. C. Asen. D. Antimon. 2.69 Nguyên tố X có cấu hình electron như sau : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là : A. Ô 25, chu kỳ 3, nhóm IA. B. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB. C. Ô 23, chu kỳ 4, nhóm VIA. D. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VB. 2.70 Cho 5,4 g kim loại (M) tác dụng với oxi không khí ta thu được 10,2 g oxit cao nhất có công thức M2O3. Kim loại (M) là : A. B B. Fe. C. Al. D. Ga. 2.71 Cho 0,48g một kim loại hóa trị 2 tác dụng với Cl 2 thu được 1,9g một muối clorua . Tên kim loại hóa rị 2 là : A. Magie. B. Kẽm. C. Canxi. D. Sắt. Cho Mg = 24, Ca = 20 , Zn = 65, Fe = 56. 2.72 Hòa tan hết 0,35 g một kim loại nhóm IA trong nước , dung dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng độ 0,1M. tên của kim loại nhóm IA là : A. Rb. B. K. C. Na. D. Li. 2.73 Cho 8,8g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lí khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó : A. Bo và Nhôm. B. Nhôm và Gali C. Gali và Indi. D. Indi và Tali. Cho: B = 11 ; Al = 27 ; Ga =70 ; In = 115 ; Tl = 204 2.74 Cho nguyên tố Fe ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe2+ là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2
  • 34. Hóa học Khối 10 Trang 34 2 2 6 2 6 5 1 C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . Hãy chọn đáp án đúng . 2.75 Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S2– là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. Hãy chọn đáp án đúng. 2.76 A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn . Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 32 . Hai nguyên tố đó là : A. Mg và Ca B. O và S. C. N và P. D. C và Si. Hãy chọn đáp án đúng . 2.77 Cho 4 axit : H2SiO3 , HClO4 , H2SO4 , H3PO4 . Hãy chọn axit mạnh nhất : A. H2SiO3 . B. H2SO4. C. HClO4. D. H3PO4. 2.78 Nguyên tố X hợp với H cho hợp chất XH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. a) Hỏi số khối của X ( coi số khối trùng với nguyên tử khối). b) X là nguyên tố nào.? Đáp số: AX = 28 ; Silic. 2.79 Một nguyên tố X có Z = 20. hãy viết cấu hình electron của X, X2+. X là nguyên tố gì, thuộc chu kỳ nào, nhóm nào, là kim loại hay phi kim ? 2.80 Cho 4,4g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 3,36 dm3 khí hidro ở đktc. Hãy xác định hai kim loại . Đáp số: Magie, canxi. 2.81 Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R. b) Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn. c) Tính chất hóa học đặc trưng nhất của R là gì ? Lấy 2 phản ứng để minh họa.
  • 35. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 35 – d) Anion X có cấu hìh electron giống cấu hình electron của cation R+. Hãy cho biết tên và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. 2.82 Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của chúng . Đáp số: N và S CHƯƠNG III : LIÊN KẾT HÓA HỌC. A. TÓM TẮT GIÁO KHOA: I. Khái niệm liên kết hóa học-Liên kết ion. 1. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. 2. Quy tắc bát tử ( 8 electron) : Theo quy tắc bát tử ( 8 electron) thì nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với 8 electron ( hoặc 2 đối với heli ) ở lớp ngoài cùng. 3. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện gọi là ion : * Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation. * Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion. * Số điện tích dương ( dấu +) hoặc điện tích âm (dấu –) = số electron mà nguyên tử đã cho ( nhường) hoặc nhận . 4. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion được hình thành giữa kim lọai điển hình và phi kim điển hình ( 2 nguyên tử có tính chất khác nhau hoàn toàn) 5. tinh thể ion được tạo thành do sự liên kết giữa các ion trái dấu Trong tinh thể NaCl , cứ một ion Na+ được bao quang bởi 6 ion – Cl và ngược lại. II. Liên kết cộng hóa trị . 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim giống nhau hoàn toàn ( đơn chất) hoặc khác nhau không nhiều ( hợp chất) .
  • 36. Hóa học Khối 10 Trang 36 2. Liên kết cho nhận là laoị lien kết cộng hóa trị nhưng cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Người ta biểu diễn liên kết cho nhận bằng một mũi tên hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận. 3. Tinh thể nguyên tử tạo thành từ các nguyên tử liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Các tinh thể nguyên tử có độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. TD: kim cương. Tinh thể phân tử tạo thành từ sự liên kết giữa các phân tử. TD : tinh thể iot, nước đá. Tinh thể phân tử dễ nóng chảy , dễ bay hơi. 4. Hiệu độ âm điện : * từ 0,0 đến < 0,4 : lk cộng hóa trị không cực * từ 0,4 đến < 1,7 : lk cộng hóa trị có cực. * từ ≥ 1,7 : lk ion. III. Hóa trị và số oxi hóa: 1. Hóa trị trong hợp chất ion: – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó. – Trị số điện hóa trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo ion. 2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị: – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị . – Trị số cộng hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử. 3. Số oxi hóa: của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion. IV. Hóa trị kim loại: 1. Khái niệm: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giũa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. 2. Tính chất của tinh thể kim loại : ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và dẻo. B. BÀI TẬP: 3.1 Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để: A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B. có cấu hình electron của khí hiếm. C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.
  • 37. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 37 D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn. Đáp án nào sai ? 3.2 Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị . Liên kết cộn hóa trị là liên kết : A. giữa các phi kim với nhau. B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử. C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau. D. được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. 3.3 Chọn câu đúng trong các câu sau đây : A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7. C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học, D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu. 3.4 Tìm câu sai trong các câu sau đây: A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử. B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định. C. Lực liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu. D. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng , nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. 3.5 Tìm câu sai trong các câu sau đây: A. nước đá thuộc loai tinh thể phân tử. B. trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị. C. trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết yếu. D. Tinh thể iot là tinh thể phân tử. 3.6 Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị là nguyên tử có:
  • 38. Hóa học Khối 10 Trang 38 A. Giá trị độ âm điện cao. B. Nguyên tử khối lớn. C. Năng lượng ion hóa thấp. D. Số hiệu nguyên tử nhỏ. 3.7 Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành : A. Ion dương có nhiều proton hơn . B. Ion dương có số proton không thay đổi . C. Ion âm có nhiều proton hơn . D. Ion âm có số proton không thay đổi . 3.8 Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do : A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh . B. Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau . C. Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hú nhau. D. Nguyên tử natri nhường 1 electron trở thành ion dương, nguyên tử clo nhận 1 electron trở thành ion âm, 2 ion này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl. Chọn câu đúng nhất. 3.9 Muối ăn là chất rắn màu trắng chứa trong túi nhựa là : A. các phân tử NaCl. B. các ion Na+ và Cl– . C. các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh . D. các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ. 3.10 Khi Na và Cl tác dụng với nhau tạo hợp chất hóa học thì : A. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết ion. B. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết cộng hóa trị. C. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết ion. D. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết cộng hóa trị . 3.11 Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung ? A. Liên kết ion . B. Liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hidro . 3.12 Cho các chất : NH3 (I) ;NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ; MgO (V) ; PH3 (VI). Liên kết ion được hình thành trong chất nào ? A. I, II. B. IV, V, VI. C. II, III, V . D. II, III, IV .
  • 39. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 39 3.13 Cho các phân tủ : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực ? A. N2 ; SO2 B. H2 ; HBr. C. SO2 ; HBr. D. H2 ; N2 . 3.14 Ion nào sau đây có 32 electron : A. CO32- B. SO42- C. NH4+ D. NO3- 3.15 Ion nào có tổng số proton là 48 ? A. NH4+ B. SO32- C. SO42- D. Sn2+. 3.16 Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl ? A. Các nguyên tử Hidro và Clo liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn. B. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía. C. Cặp electron chung của hidro và clo nằm giữa 2 nguyên tử. D. Phân tử HCl là phân tử phân cực. 3.17 Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron.Hợp chất hình thành giữa 2 nguyên tố này có thể là : A. X2Y với liên kết cộng hóa trị. B. XY2 với liên kết ion. C. XY với liên kết ion. D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị. 3.18 Phaùt bieåu naøo sau ñaây laø ñuùng: A. Lieân keát ion laø lieân keát ñöôïc hình thaønh bôûi löïc huùt tónh ñieän giöõa nguyeân töû kim loaïi vôùi phi kim B. Lieân keát coäng hoùa trò laø lieân keát ñöôïc taïo neân giöõa hai nguyeân töû baèng moät caëp e chung C. Lieân keát coäng hoùa trò khoâng cöïc laø kieân keát giöõa 2 nguyeân töû cuûa caùc nguyeân toá phi kim D. Lieân keát coäng hoùa trò phaân cöïc trong ñoù caëp e chung bò leäch veà phía 1 nguyeân töû. 3.19 Nếu một chất rắn nguyên chất dẫn điện tốt ở cả trạng thái rắn và trạng thái lỏng thì liên kết chiếm ưu thế trong chất đó là : A. Liên kết ion. B. Liên kết kim loại. C. Liên kết cộng hóa trị có cực. D. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
  • 40. Hóa học Khối 10 Trang 40 3.20 Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ? A. H2 B. CH4 C. H2 D. HCl. 3.21 Cho 2 nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản như sau : 1s22s1 và 1s22s22p5 .Hai nguyên tử này kết hợp nhau bằng loại liên kết gì để tạo thành hợp chất ? A. Liên kết cộng hóa trị có cực. B. Liên kết ion. C. Liên kết cộng hóa trị không có cực. D. Liên kết kim loại. 3.22 Nguyên tử oxi có cấu hình electron là :1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết , nó có cấu hình là : A. 1s22s22p2 B. 1s22s22p43s2. C. 1s22s22p6 . D. 1s22s22p63s2. 3.23 Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20.Khi Canxi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là: A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p63d10 3.24 Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ? A. NH4Cl ; OF2 ; H2S. B. CO2 ; Cl2 ; CCl4 . C. BF3 ; AlF3 ; CH4. D. I2 ; CaO ; CaCl2. 3.25 Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để : A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B. có cấu hình electron của khí hiếm. C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2 hoặc 8 D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn. Đáp án nào sai ? 3.26 Liên kết cộng hóa trị là : A. Liên kết giữa các phi kim với nhau . B. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử. C. Liên kết được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau . D. Liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng những electron chung . 3.27 Chọn câu đúng trong các mệnh đề sau : A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
  • 41. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 41 B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến 1,7. C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học. D. Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu . 3.28 Chọn mệnh đề sai : A. Bản chất của liên kết ion là sự góp chung electron giữa các nguyên tử để có trạng thái bền như khí hiếm . B. Liên kết cho nhận là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị . C. Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết cho nhận là giới hạn của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. 3.29 Tìm định nghĩa sai về liên kết ion : A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu . B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl– C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu. D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7 . 3.30 Chọn định nghĩa đúng về ion ? A. Phần tử mang điện . B. Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện. C. Hạt vi mô mang điện (+) hay (–) . D. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron. 3.31 Ion dương được hình thành khi : A. Nguyên tử nhường electron. B. Nguyên tử nhận thêm electron. C. Nguyên tử nhường proton. D. Nguyên tử nhận thêm proton. 3.32 Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là : A. Na2O , SiO2 , P2O5 . B. MgO, Al2O3 , P2O5 C. Na2O, MgO, Al2O3 . D. SO3, Cl2O3 , Na2O .
  • 42. Hóa học Khối 10 Trang 42 + 2+ – 3.33 Cho 3 ion : Na , Mg , F . Tìm câu khẳng định sai . A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau . B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau. C. 3 ion trên có số electron bằng nhau D. 3 ion trên có số proton bằng nhau. 3.34 Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; Cl : 3,16 ; H : 2,2 ; S : 2,58 ; F : 3,98 : Te : 2,1 để xác định liên kết trong phân tử các chất sau : H2Te , H2S, CsCl, BaF2 . Chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực là : A. BaF2. B. CsCl C. H2Te D. H2S. 3.35 Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; H : 2,2 ; Cl : 3,16 ; S : 2,58 ; N : 3,04 ; O : 3,44 để xét sự phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau : NH3 , H2S, H2O , CsCl . Chất nào trong các chất trên có liên kết ion ? A. NH3 B. H2O. C. CsCl. D. H2S. 3.36 Caùc nguyeân töû lieân keát vôùi nhau ñeå : A. Taïo thaønh chaát khí B. Taïo thaønh maïng tinh theå C. Taïo thaønh hôïp chaát D. Ñaït cô caáu beàn cuûa nguyeân töû. 3.37 Caáu hình electron cuûa caëp nguyeân töû naøo sau ñaây coù theå taïo lieân keát ion: 2 2 3 2 2 5 2 1 2 2 5 A. 1s 2s 2p vaø 1s 2s 2p B. 1s 2s vaø 1s 2s 2p 2 1 2 2 6 2 2 2 2 1 C. 1s 2s vaø 1s 2s 2p 3s 3p D. 1s 2s 2p vaø 2 2 6 2 6 1s 2s 2p 3s 3p 3.38 Trong caùc nhoùm chaát sau ñaây, nhoùm naøo laø nhöõng hôïp chaát coäng hoùa trò: A. NaCl, H2O, HCl B. KCl, AgNO3, NaOH C. H2O, Cl2, SO2 D. CO2, H2SO4, MgCl2 3.39 Tinh theå phaân töû coù nhöõng tính chaát:
  • 43. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 43 A. Lieân keát ion, beàn vöõng, cöùng, nhieät ñoä soâi, nhieät ñoä noùng chaûy cao. B. Lieân keát töông taùc giöõa caùc phaân töû, beàn vöõng, cöùng, nhieät ñoä soâi, nhieät ñoä noùng chaûy cao. C. Lieân keát ion, deã noùng chaûy, deã bay hôi. D. Lieân keát khoâng töông taùc giöõa caùc phaân töû, keùm beàn, deã noùng chaûy, deã bay hôi. 3.40 Trong caùc phaûn öùng hoùa hoïc giöõa kim loaïi vaø phi kim thì: A. Nguyeân töû kim loaïi nhöôøng electron , nguyeân töû phi kim nhaän electron. B. Nguyeân töû kim loaïi nhaän electron, nguyeân töû phi kim nhöôøng electron. C. Nguyeân töû kim loaïi vaø phi kim goùp chung electron ngoaøi cuøng. D. Caû 3 caâu a,b,c ñeàu sai. 3.41 Cho caùc hôïp chaát: NH3, Na2S,CO2, CaCl2, MgO, C2H2. Hôïp chaát coù lieân keát coäng hoùa trò laø: A. CO2, C2H2, MgO B. NH3.CO2, Na2S C. NH3 , CO2, C2H2 D. CaCl2, Na2S, MgO 3.42 Cho caùc hôïp chaát: NH3, H2O , K2S, MgCl2, Na2O CH4, Chaát coù lieân keát ion laø: A. NH3, H2O , K2S, MgCl2 B. K2S, MgCl2, Na2O CH4 C. NH3, H2O , Na2O CH4 D. K2S, MgCl2, Na2O 3.43 : Lieân keát coäng hoùa trò laø lieân keát giöõa 2 nguyeân töû trong phaân töû baèng:
  • 44. Hóa học Khối 10 Trang 44 A. 1 caëp electron chung B. 2 caëp electron chung C. 3 caëp electron chung D. 1 hay nhieàu caëp electron chung 3.44 Cho nguyeân töû Liti (Z = 3) vaø nguyeân töû Oxi (Z = 8). Noäi dung naøo sau ñaây khoâng ñuùng: + 2 2– A. Caáu hình e cuûa ion Li : 1s vaø caáu hình e cuûa ion O : 2 2 6 1s 2s 2p . + B. Những điện tích ở ion Li+ và O2– do : Li → Li + e 2– vaø O + 2e → O . + C. Nguyeân töû khí hieám Ne coù caáu hình e gioáng Li vaø 2– O . D. Coù coâng thöùc Li2O do : moãi nguyeân töû Li nhöôøng 1 e maø moät nguyeân töû O nhaän 2 e. 3.45 Söï so saùnh naøo sau ñaây laø ñuùng: A. Lieân keát ion vaø lieân keát CHT khoâng coù ñieåm naøo gioáng nhau B.Lieân keát CHT khoâng cöïc vaø lieân keát CHT phaân cöïc khoâng coù ñieåm naøo khaùc nhau C.Lieân keát CHT khoâng cöïc vaø lieân keát CHT phaân cöïc khoâng coù ñieåm naøo gioáng nhau D.Lieân keát CHT phaân cöïc laø daïng trung gian giöõa lieân keát CHT khoâng cöïc vaø lieân keát ion 3.46 Nhaän xeùt naøo sau ñaây laø ñuùng: A. Söï lai hoùa obitan nguyeân töû ñeå ñöôïc soá obitan khaùc nhau vaø coù ñònh höôùng khoâng gian khaùc nhau
  • 45. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 45 B. Sự lai hoùa sp cuûa moãi nguyeân töû C laø nguyeân nhaân daãn ñeán tính thaúng haøng trong phaân töû C2H2 2 C. Söï lai hoùa sp cuûa moãi nguyeân töû C laø nguyeân nhaân daãn ñeán tính thaúng haøng trong phaân töû C2H4 3 D. Phaân töû CH4 coù lai hoùa sp coøn phaân töû NH3 coù lai 2 hoùa sp . 3.47 Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây được hình thành bởi sự xen phủ p – p : A. H2 B. Cl2 C. N2 D. B và C 3.48 Cho caùc chaát : NaOH, Na2O, NaCl, Cl2, SO2, KNO3. Chaát coù lieân keát cho nhaän laø: A. NaOH, Na2O, B. NaOH, SO3 C. NaCl, SO2, KNO3 D. KNO3, SO3 3.49 Trong hợp chất AB2, A và B là 2 nguyên tố ở cùng một nhóm A thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hòan. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 24 . Công thức cấu tạo của hợp chất AB2 là : A. O=S=O B. O ←S→O C. O=S→O D. O = O S 3.50 Trong công thức CS2, tổng số các đôi electron tự do chưa tham gia liên kết là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 3.51 Cặp chất nào sau đây, mỗi chất trong cặp đó chứa cả 3 loại liên kết ion , cộng hóa trị , cho nhận . A. NaCl và H2O B. K2SO4 và KNO3 C. NH4Cl và Al2O3 D. Na2SO4 và Ba(OH)2 3.52 Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20 proton , còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là : A. Z2Y với liên kết cộng hóa trị . B. ZY2 với liên kết ion. C. ZY với liên kết ion. D. Z2Y3 với liên kết cộng hóa trị.