SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
         GV : Nguyễn Hà Minh


NHÓM                       LỚP       MSSV
1. Trần Đức Danh           DQK1103   3110330034
2. Nguyễn Thị Mai          DQK1103   3110330170
3. Dương Thị Phương Uyên   DQK1104   3110330334
4. Nguyễn Bảo Nhựt         DQK1106   3110330213
5. Hà Duy Thanh            DQK1101   3110330255
6. Trần Khoa Anh           DQK1108   3110330010
7. Nguyễn Hữu Hùng         DQK1102   3110330116
8. Trần Minh Nhựt          DQK1107   3110330214
9. Ngô Ánh Phụng           DQK1109   3110330225
10. Nguyễn Văn Hùng        DQK1103   3110330117
Vương quốc Anh
  United Kingdom
1. Biểu tình chống cắt giảm chi tiêu ở Luân Đôn 2011




                             Người biểu tình tuần hành dọc Whitehall

Các cuộc biểu tình năm 2011 chống cắt giảm chi tiêu của chính phủ tại London, cũng được
gọi là Tuần hành vì giải pháp thay thế, là một cuộc biểu tình được tổ chức tại trung tâm
London vào ngày 26 tháng ba năm 2011.


Nguyên nhân của bạo loạn ở Anh bắt nguồn từ chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính
phủ dẫn đến khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người dân

Hầu hết những người tham gia bạo loạn đến từ các khu vực nghèo tại những đô thị lớn, nơi có
tỷ lệ thất nghiệp cao và dịch vụ xã hội bị cắt giảm khiến cuộc sống ngày càng bi đát.

Trong bản cương lĩnh của mình, nhóm biểu tình khẳng định họ “muốn có sự thay đổi về cơ
cấu theo hướng công bằng thực sự trên toàn cầu. Các nguồn lực của thế giới phải được sử
dụng để chăm sóc người dân, thay vì quân đội, lợi nhuận doanh nghiệp hay người giàu.”

Được tổ chức bởi Hiệp hội các nghiệp đoàn, đó là một cuộc biểu tình chống lại việc cắt giảm
chi tiêu công theo kế hoạch của chính phủ liên minh Bảo thủ-Tự do Dân chủ đã được thành
lập tháng 5 năm 2010. Chính phủ của thủ tướng David Camreron đã đề ra kế hoạch cắt giảm
ngân sách hơn 90 tỷ euro từ năm 2011 đến năm 2015, chủ yếu bằng việc không tăng lương
cho công chức và xóa bỏ hơn 300.000 việc làm trong khu vực công.

Các bộ trưởng nói việc cắt giảm là cần thiết, nhằm khắc phục tài chính công, và nói những
người chỉ trích hãy đưa ra một giải pháp thay thế. Nhiều nguồn ước tính rằng cuộc biểu tình
có sự tham dự của khoảng từ 250.000 đến 500.000 người. Nó đã được mô tả như là các cuộc
biểu tình lớn nhất trong nước từ 15 tháng hai năm 2003 phản đối chiến tranh Iraq 2003.

Bắt đầu từ Thames Embankment, người biểu tình tuần hành xuống Hyde Park, nơi một cuộc
biểu tình diễn ra, nơi tổng thư ký Hiệp hội các nghiệp đoàn Brendan Barber Tổng thư ký và
lãnh đạo Đảng Lao động Anh Ed Miliband phát biểu với đám đông người biểu tình.

Một số nhóm biểu tình độc lập di chuyển từ phía bắc tiếp tục tuần hành chính vào phố Soho
và Oxford, nơi các cửa hàng và các ngân hàng bị phá hoại và một số cá nhân đã đụng độ với
cảnh sát. cuộc đụng độ khác được báo cáo sau đó tại Quảng trường Trafalgar. 201 người đã bị
bắt, và 66 người bị thương, bao gồm 31 sĩ quan cảnh sát.


    2. Bối cảnh

Vào tháng 5 năm 2010, cuộc tổng tuyển cử ở Vương quốc Anh có kết quả quốc hội treo.
Đảng Bảo thủ trung hữu và Đảng dân chủ tự do đã thỏa thuận thành lập một chính phủ liên
minh. Nhà lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron trở thành Thủ tướng và lãnh đạo đảng Dân
chủ Tự do Nick Clegg đã trở thành Phó Thủ tướng.

Chính phủ lên kế hoạch để làm chậm lại tiến trình tỷ lệ chi tiêu công, cho rằng nó là cần thiết
để chuyển đổi nợ thâm hụt ngân sách quốc gia. Nghiệp đoàn lập luận rằng việc cắt giảm chi
tiêu hoàn toàn không cần thiết, là một sản phẩm của ý thức hệ của chính phủ cánh hữu hơn là
nhu cầu thực tế. Cuộc tuần hành diễn ra 4 tháng sau các cuộc biểu tình sinh viên 2010 mà tập
trung vào việc cắt giảm và thay đổi cho giáo dục đại học và sau đại học, cuộc biểu tình này bị
lu mờ bởi bạo lực.

Ngày 4-7-2010, Bộ Tài chính Anh thông báo rằng hầu hết các đơn vị nhà nước ở nước này
phải sẵn sàng cho “các kế hoạch làm gương” cắt giảm chi tiêu lên tới 40% trong một tháng
nữa. Bên giáo dục và quốc phòng sẽ được một số hỗ trợ, nhưng cũng phải cắt từ 10-20% chi
tiêu. Chỉ các cam kết viện trợ quốc tế và ngân sách cho y tế là được giữ nguyên. Chính quyền
London tuyên bố kế hoạch cắt giảm này là để đối phó với khoản thâm hụt ngân sách lên tới
156 tỉ bảng (237 tỉ USD) hiện giờ. Nhiều ngành dịch vụ xã hội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi kế hoạch cắt giảm.

Tỉ lệ cắt giảm chi tiêu trung bình ở các cơ quan nhà nước được công bố tuần trước là 25%,
nhưng BBC dẫn số liệu ước tính của Viện Nghiên cứu tài chính Anh cho biết do tình trạng
vung tay quá trán trong lĩnh vực công, có thể con số trung bình phải lên tới 33%. Nhiều bộ
ban ngành của chính quyền đã được yêu cầu cắt giảm 1/3 chi phí hành chính, hoặc thậm chí
phân nửa. Trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, Đảng Bảo thủ thắng cử đã cam kết cắt giảm
thêm 6 tỉ bảng (9,1 tỉ USD) so với chương trình giảm chi tiêu của Công Đảng.

John Philpott, kinh tế gia trưởng tại Viện Chartered về lao động và phát triển, bình luận rằng
chính phủ cầm quyền của Thủ tướng David Cameron, thừa dịp cắt giảm chi tiêu, đang muốn
thực hiện những “cải cách chỉ xảy ra một lần trong một thế hệ với toàn bộ hệ thống hành
chính công”. Tuy nhiên, những hệ quả về mặt xã hội với chính sách cắt giảm này có thể hết
sức khó lường.
3.   Chính sách cắt giảm:
     Kế hoạch về một nhà tù mới chứa được 1500 tù nhân đã được hủy bỏ
     Các cắt giảm mạnh trong cơ quan chính phủ - bao gồm:
     Gần 500.000                                                                      -
                           .
     Bộ Nội vụ sẽ chịu 6% cắt giảm, với chi tiêu cảnh sát giảm 4% mỗi năm.
     Bộ Ngoại giao cắt giảm 24% bằng cách giảm số lượng các nhà ngoại giao và các chi
     phí văn phòng.
     Cơ quan Thuế vụ và Hải quan cắt giảm 15% thông qua việc sử dụng tốt hơn các công
     nghệ mới và hiệu quả cao hơn.
                                        -     -
     tới, đạt 0,7% thu nhập quốc dân vào năm 2013.
     Mỗi cơ quan chính phủ vào tháng tới sẽ công bố một kế hoạch hoạt động đặt ra kế
     hoạch cải cách trong bốn năm tiếp theo.
                                                                                     -
     gấp đôi con số 3 tỷ bảng Anh đã hứa trước đó, Bộ trưởng Tài chính cho biết.
     Các điểm chính
     Chi tiêu về Y tế và trường học sẽ được bảo đảm
     Khoảng 490,000 công ăn việc làm ở khu vực công có thể sẽ bị cắt
     Mức thâm hụt về cơ cấu sẽ được xóa bỏ vào năm 2015
     Tiết kiệm thêm 7 tỷ bảng Anh trong chi phí cho phúc lợi
     Ngân sách cho cảnh sát cắt 4% một năm
     Tuổi về hưu tăng từ 65 lên 66 vào năm 2020
     Thêm 2 tỷ bảng chi tiêu vốn
     Thêm 2 tỷ bảng cho chăm sóc xã hội
     Thu thuế Ngân hàng
4. Tác động của chính sách cắt giảm chi tiêu:

   Để giải bài toán nợ công đang lan tràn ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như ở Mỹ và
   châu Âu, chính phủ nhiều nước đã lựa chọn phương pháp cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên,
   cách làm này lại bộc lộ nhược điểm như gây mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo, bất ổn xã
   hội và nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vốn chưa kịp hồi phục từ sau vụ khủng hoảng tài
   chính năm 2008 rơi vào tình trạng tái suy thoái.




               Nhóm thanh niên ở Anh đập phá một cửa hiệu ở Luân Đôn.
               Ảnh: Dailymail.co.uk


       Cắt giảm chi tiêu quá nhanh sẽ phá hỏng sự phục hồi
Tân Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Cri-xtin La-gác-đơ (Christine Lagarde) đã kêu
gọi các nước không cắt giảm chi tiêu nhằm tránh gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
mới và ngăn cản đà phục hồi kinh tế, vẫn còn mong manh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới năm 2008. Trong bài viết đăng trên tờ Thời báo Tài chính, bà La-gác-đơ nói rõ đối
với các nền kinh tế tiên tiến, sự cần thiết không thể bỏ qua là phải khôi phục tình trạng ổn
định về tài chính thông qua các kế hoạch "xốc lại" hệ thống tài chính và nền kinh tế một cách
tin cậy. Bà nhấn mạnh mọi người đều biết, cắt giảm chi tiêu quá nhanh sẽ phá hỏng sự phục
hồi và làm xấu thêm các dự án về việc làm.
Ông Dô-ê-lích cho rằng, khi biện pháp cắt giảm không phát huy tác dụng sẽ khiến thế giới
mất lòng tin, tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới. Theo ông Dô-ê-lích, cơ chế hoạch định
chính sách của cả Mỹ và châu Âu vẫn còn nhiều bất cập khi các quốc gia đã vay nợ mà không
xem xét kỹ nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Vì vậy, ông Dô-ê-lích chỉ rõ, về dài hạn cần phải
đưa ra các điều luật cơ bản, không chỉ nhằm giải quyết nợ, mà quan trọng hơn đó phải là một
chiến lược phát triển hiệu quả nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Xây dựng
lòng tin với các nhà đầu tư bằng các chính sách kinh tế khả quan. Những điều này còn quan
trọng hơn rất nhiều việc cắt giảm chi tiêu để lo trả nợ.


       Bất ổn xã hội cũng từ cắt giảm chi tiêu
Các chuyên gia cho rằng, cắt giảm chi tiêu trước mắt có thể giúp một số chính phủ tránh bị
vỡ nợ trong ngắn hạn, song về lâu dài nó không thể giúp giải quyết được những vấn đề mấu
chốt như suy giảm kinh tế, thất nghiệp làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ và các vấn đề xã hội.
Đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn là những người dân lao động. Theo nhận định của
các chuyên gia, tình trạng bất ổn xã hội dẫn tới hiện tượng bạo lực lan tràn ở một một số
nước châu Âu như ở Hy Lạp, Anh trong thời gian qua có liên quan mật thiết tới tình trạng
cắt giảm phúc lợi xã hội, thất nghiệp vốn sinh ra từ cắt giảm chi tiêu. Frét-đy (Freddy), một
nam thanh niên 19 tuổi, sống ở Tốt-ten-ham (Tottenham, Anh), người đã tham gia bạo động
mới đây ở Anh, nói: “Chẳng ai làm gì cho chúng tôi hết, cả các chính trị gia lẫn cảnh sát,
chẳng ai cả”. Câu nói của thanh niên này được báo chí Anh trích dẫn đã làm dấy lên cuộc
tranh luận về lý do của cuộc bạo loạn: Đây là tội phạm cơ hội hay là do những thanh niên
tham gia bạo loạn bất bình với chính sách kinh tế và việc cắt giảm chi tiêu, đào sâu bất bình
đẳng trong xã hội. H.J.Vốt (H.J.Voth), nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu chính
sách kinh tế Anh cho rằng, kế hoạch cắt giảm sẽ còn tiếp tục gây bất ổn, bởi những khoản
cắt giảm nặng nề nhất vẫn còn chưa được thực hiện.




      năm qua




                                  .
C
                                                                .

                                                                    .

                                                       .

           .

      .
Bộ Quốc phòng phải đối mặt với cắt giảm 8% - thấp hơn hầu hết các bộ khác nhưng đủ để có
nghĩa là 42.000 nhân viên phục vụ trong quân đội, công chức sẽ bị mất việc trong năm năm
tới và các thiết bị cao cấp như máy bay Harrier, hàng không mẫu hạm Ark Royal và máy bay
gián điệp Nimrod sẽ bị cắt bỏ.
C                                                                   .
C                                                   .

                                  .

                                           .
                                                               .




                                                                        24%
                                                        .

                                                                          .
                                                                                       .
==>

                      .
      5. Tình hình kinh tế hiện nay:
GDP của Anh tăng 0,1% trong quý II/2011. Sản lượng các ngành sản xuất giảm 1,2% trong
đó ngành chế tạo tăng 0,2%; Sản lượng các ngành dịch vụ và xây dựng tăng 0,2% và 1,1%
tương ứng; Ngành tài chính, dịch vụ kinh doanh tăng 0,3%; Các ngành dịch vụ khác và Chính
phủ tăng 0,2%

        Nợ Công Ở Anh

Trong ba tháng cuối năm 2010, tổng giá trị các vụ vỡ nợ cá nhân ở Anh lên tới 1,18 tỷ bảng,
tăng gần 60% so với quý trước đó.

Thông báo của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 1/3/2011 cho biết trong thời gian
trên, số trường hợp khách hàng phải bỏ dở hợp đồng mua trả góp, do không thể tiếp tục trả
nợ, đã tăng 22%.Các ngân hàng thương mại ở Anh phải xóa nợ tín dụng tiêu dùng tổng cộng
lên tới 9,71 tỷ bảng, bao gồm cả nợ có thế chấp và nợ không có thế chấp

Nhiều doanh nghiệp lớn của Anh hoặc có trụ sở tại Anh đang chịu những tác động nặng nề
do cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) khiến doanh số và lợi
nhuận giảm sút, tín dụng bị đóng băng và đầu tư cắt giảm.
Tập đoàn kinh doanh rượu bia Diageo, với các nhãn hiệu bia Guinness và Smirnoff, đã phải
sa thải khoảng 400 nhân viên ở châu Âu, trong một chương trình tiết kiệm chi phí tổng cộng
80 triệu bảng trong vòng 2 năm.

       Trái Phiếu

Lãi suất trái phiếu chính phủ Anh thời hạn 10 năm trong phiên hôm ngày 10/11/2011có lúc
hạ xuống mức 2,106%, mức thấp nhất từ khi trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm được đưa
vào lưu hành thập niên 1950.

Phiên ngày 10-11-2011 lãi suất trái phiếu chính phủ Anh hạ xuống ở mức 2,22% từ mức
2,62% những tuần gần đây và 3,88% vào tháng 2/2011.

Ông Robert Stheeman, người đứng đầu cơ quan quản lý nợ của Anh, nhận xét: “Trái phiếu
chính phủ Anh đang hưởng lợi từ vị thế công cụ an toàn, trong ngắn hạn đây có thể coi như
dấu hiệu tốt. Tuy nhiên điều này không nên kéo dài mãi bởi lợi suất trái phiếu ở mức này cho
thấy các thị trường khác đang căng thẳng đến thế nào.”



Nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Anh tăng tương phản hoàn toàn với nỗi sợ của một số
nhà đầu tư lớn vào đầu năm 2010. Ông Bill Gross, người điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn
nhất thế giới PIMCO, cảnh báo về khả năng có một đợt bán tháo và lãi suất tăng cao bởi nợ
công của Anh cao.

       Giá Xăng Dầu

Thuế suất đánh vào lợi nhuận của các công ty dầu lửa ở Anh là 62%

BBC lấy mức giá xăng bán lẻ để tính toán là giá xăng tại Anh, với 1,34 Bảng Anh, tương
đương khoảng 46.600 VND, cho 1 lít xăng không chì.
Ở Anh, khoảng 60% số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra cho 1 lít xăng là tiền thuế, bao gồm
thuế giá trị gia tăng (VAT). Như vậy, đối tượng hưởng lợi đầu tiên và lớn nhất chính là chính
phủ.

Vào ngày 9/11, giá dầu thô Brent ở London vào khoảng 115 USD/thùng

       Lạm Phát

Tỷ lệ lạm phát tại Anh tháng 2/2011 tăng nhanh hơn dự báo của các chuyên gia, mức tăng
mạnh nhất trong gần 2 năm.

Ngân hàng Trung ương Anh như vậy chịu thêm áp lực nâng lãi suất cơ bản.

Cơ quan thống kê của Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2011 tăng 4,4% so với cùng
kỳ năm trước sau khi tăng 4% trong tháng 1/2011.

Mức lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh là 2%.

Báo cáo khác cho thấy thâm hụt ngân sách của Anh tháng 2/2011 bất ngờ tăng khi nguồn thu
của chính phủ giảm.

Lạm phát tăng cao đã khiến 3/9 nhà hoạch định chính sách cao cấp nhất thuộc Ngân hàng
Trung ương Anh cho rằng cần nâng lãi suất cơ bản.
Tuy nhiên, đà phục hồi của kinh tế Anh có thể bị cản trở bởi kế hoạch thắt chặt ngân sách của
chính phủ. Hiện các quan chức Anh đang cần đánh giá ảnh hưởng tiềm năng lên kinh tế toàn
cầu từ thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật.




Lạm phát theo chỉ số CPI ở mức 5,2%, tăng từ 4,5% trong tháng 8, bằng tỷ lệ tháng 9/2008
và là tỷ lệ cao nhất từ đó tới nay. Lạm phát theo RPI ở mức 5,6%, tăng từ 5,2% trong tháng 8.
Đây là mức tăng cao nhất trên 20 năm. Nguyên nhân chính đưa chỉ số này tăng được lái chính
bởi tăng giá các dịch vụ gia đình (điện tăng 7,5%; ga tăng 13% ; quần áo và giày dép toàn bộ
tăng 4,4%.

Lạm phát tại Anh tăng chủ yếu bởi giá quần áo và dịch vụ nhà ở tăng cao. So với tháng trước,
lạm phát tại Anh tăng 0,7%.

Tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính giá thực phẩm và nhiên liệu) tăng 3,4% sau khi tăng 3%
trong tháng 1/2011.

Lạm phát giá bán lẻ tháng 2/2011 tăng 5,5% từ mức 5,1% của tháng trước đó và như vậy tăng
mạnh nhất từ tháng 7/1991.

Tháng 3/2011, doanh số bán lẻ tại Anh hạ kỷ lục bởi lạm phát cao khiến tình hình tài chính
của người dân kiệt quệ và lo lắng về khả năng mất việc làm khiến người dân thắt chặt chi
tiêu.

Giá trị hàng hóa bán ra tại các cửa hàng tháng 3/2011 giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước,
mức hạ sâu nhất tính từ năm 1995. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tháng 2/2011 tăng 1,1%.

Nếu không tính các cửa hàng mới mở cửa, doanh số bán lẻ giảm 3,5%, mức hạ sâu nhất từ
năm 2005.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh khẳng định bất ổn trong khu vực đồng tiền chung
châu Âu và TTCK thế giới tiềm ẩn rủi ro lớn với kinh tế Anh và có thể đẩy lạm phát lên trên
mức mục tiêu 2%.

Trong nhận định mới đây, ông khẳng định: “Thật đáng lo về diễn biến mới trên TTCK thế
giới. Có rủi ro căng thẳng trên thị trường tài chính, kinh tế Anh sẽ chịu tác động nặng nề.”

Tháng 7/2011, lạm phát tại Anh tăng vượt kỳ vọng, lên mức 4,4%. Giá cả hàng hóa quần áo
và đồ giầy da, sửa chữa nhà ở và thuê nhà tăng vọt.
Từ đầu tháng 3/2010, 1 bảng Anh chỉ đổi được gần 1,5 USD – mức thấp nhất trong 10 tháng
qua, riêng năm nay đã giảm tới 8%

   Theo nhận định của Turcan Connell, công ty cung cấp thực phẩm cho nhà giàu, nếu chính
phủ không quyết định về cách thức giải quyết khó khăn, đồng bảng Anh sẽ mất giá 20-30%
so với USD một khi các nhà đầu tư chuyển tầm ngắm vào UK khi chính phủ bán lượng nợ kỷ
lục.

Theo BoE, lạm phát trong tháng 10 vừa qua đã giảm nhẹ xuống 5% so với tháng Chín là
5,2% do giá lương thực, xăng dầu và vé máy bay giảm. Tuy nhiên, mức lạm phát này vẫn cao
hơn gấp đôi so với mục tiêu đặt ra của Chính phủ Anh là 2% trong 6 tháng cuối năm 2012 và
1,3% - nửa đầu năm kế tiếp.


       Thất Nghiệp

Theo Cơ quan thống kê quốc gia Anh, 2,53 triệu lao động tại quốc gia này đang trong
tình trạng thất nghiệp, tăng 27.000 người so với quý trước.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh tăng lên 8% so với 7,9% của quý trước đó và hiện lên mức cao nhất
kể từ 1994.

Cơ quan thống kê lao động Anh khẳng định số lượng người không có việc theo tiêu chí của
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tăng 114 nghìn trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng
8/2011 lên mức 2,57 triệu, mức cao nhất từ tháng 10/1994.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh lên mức 8,1%, mức cao nhất từ tháng 10/1996 trong khi đó các
chuyên gia dự báo về con số 8%.


Trong số 2,57 triệu lao động thất nghiệp, có tới 974.000 người nằm trong độ tuổi từ 16 - 24,
chiếm đến 38%. Đây là số lượng lao động trẻ thất nghiệp lớn nhất kể từ năm 1992 và tăng
30.000 so với 3 tháng trước đây.

Cơ quan thống kê quốc gia này cũng cho biết, tiền lương cơ bản hàng năm của người lao
động đã tăng 2,2%. Nếu tính cả thưởng thì mức thu nhập trung bình hàng năm của người lao
động tăng 2,3%. Tuy nhiên nếu so với tốc độ lạm phát ở 4% thì thu nhập thực tế của người
lao động đang giảm xuống.
Lý thuyết tài chính tiền tệ   gv nguyễn hà minh

More Related Content

Similar to Lý thuyết tài chính tiền tệ gv nguyễn hà minh

đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216Yen Dang
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư BảnKhủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư BảnThành Lý Phạm
 
BP cải thiện THNSNN-Tch
BP cải thiện THNSNN-TchBP cải thiện THNSNN-Tch
BP cải thiện THNSNN-TchHương Nguyễn
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế vuhaithanh123
 
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdfEG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdfDuynL938840
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxThCmTDng
 
Nội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt nam
Nội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt namNội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt nam
Nội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mớiLSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mớiQuy Moke
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Kinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docx
Kinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docxKinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docx
Kinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docxCasa Seguro Anh Nam
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfTinAnhTrn11
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...phamquyenbt9191
 
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngCâc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngSanSan Nguyễn
 

Similar to Lý thuyết tài chính tiền tệ gv nguyễn hà minh (20)

đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Chuong 14 tong cau va tong cung
Chuong 14 tong cau va tong cungChuong 14 tong cau va tong cung
Chuong 14 tong cau va tong cung
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư BảnKhủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
 
BP cải thiện THNSNN-Tch
BP cải thiện THNSNN-TchBP cải thiện THNSNN-Tch
BP cải thiện THNSNN-Tch
 
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdfEG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
Nội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt nam
Nội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt namNội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt nam
Nội dung học thuyết chủ nghĩa tự do mới và khả năng vận dùng vào việt nam
 
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mớiLSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
LSHTKT Chủ nghĩa tự do mới
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
 
Kinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docx
Kinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docxKinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docx
Kinh te chau au va nhung dieu nguoi dinh cu can biet.docx
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảngCâc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
Câc gói kích cầu của VN sau cuộc khủng hoảng
 

Lý thuyết tài chính tiền tệ gv nguyễn hà minh

  • 1. LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ GV : Nguyễn Hà Minh NHÓM LỚP MSSV 1. Trần Đức Danh DQK1103 3110330034 2. Nguyễn Thị Mai DQK1103 3110330170 3. Dương Thị Phương Uyên DQK1104 3110330334 4. Nguyễn Bảo Nhựt DQK1106 3110330213 5. Hà Duy Thanh DQK1101 3110330255 6. Trần Khoa Anh DQK1108 3110330010 7. Nguyễn Hữu Hùng DQK1102 3110330116 8. Trần Minh Nhựt DQK1107 3110330214 9. Ngô Ánh Phụng DQK1109 3110330225 10. Nguyễn Văn Hùng DQK1103 3110330117
  • 2. Vương quốc Anh United Kingdom
  • 3. 1. Biểu tình chống cắt giảm chi tiêu ở Luân Đôn 2011 Người biểu tình tuần hành dọc Whitehall Các cuộc biểu tình năm 2011 chống cắt giảm chi tiêu của chính phủ tại London, cũng được gọi là Tuần hành vì giải pháp thay thế, là một cuộc biểu tình được tổ chức tại trung tâm London vào ngày 26 tháng ba năm 2011. Nguyên nhân của bạo loạn ở Anh bắt nguồn từ chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ dẫn đến khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người dân Hầu hết những người tham gia bạo loạn đến từ các khu vực nghèo tại những đô thị lớn, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao và dịch vụ xã hội bị cắt giảm khiến cuộc sống ngày càng bi đát. Trong bản cương lĩnh của mình, nhóm biểu tình khẳng định họ “muốn có sự thay đổi về cơ cấu theo hướng công bằng thực sự trên toàn cầu. Các nguồn lực của thế giới phải được sử dụng để chăm sóc người dân, thay vì quân đội, lợi nhuận doanh nghiệp hay người giàu.” Được tổ chức bởi Hiệp hội các nghiệp đoàn, đó là một cuộc biểu tình chống lại việc cắt giảm chi tiêu công theo kế hoạch của chính phủ liên minh Bảo thủ-Tự do Dân chủ đã được thành lập tháng 5 năm 2010. Chính phủ của thủ tướng David Camreron đã đề ra kế hoạch cắt giảm ngân sách hơn 90 tỷ euro từ năm 2011 đến năm 2015, chủ yếu bằng việc không tăng lương cho công chức và xóa bỏ hơn 300.000 việc làm trong khu vực công. Các bộ trưởng nói việc cắt giảm là cần thiết, nhằm khắc phục tài chính công, và nói những người chỉ trích hãy đưa ra một giải pháp thay thế. Nhiều nguồn ước tính rằng cuộc biểu tình có sự tham dự của khoảng từ 250.000 đến 500.000 người. Nó đã được mô tả như là các cuộc biểu tình lớn nhất trong nước từ 15 tháng hai năm 2003 phản đối chiến tranh Iraq 2003. Bắt đầu từ Thames Embankment, người biểu tình tuần hành xuống Hyde Park, nơi một cuộc biểu tình diễn ra, nơi tổng thư ký Hiệp hội các nghiệp đoàn Brendan Barber Tổng thư ký và lãnh đạo Đảng Lao động Anh Ed Miliband phát biểu với đám đông người biểu tình. Một số nhóm biểu tình độc lập di chuyển từ phía bắc tiếp tục tuần hành chính vào phố Soho và Oxford, nơi các cửa hàng và các ngân hàng bị phá hoại và một số cá nhân đã đụng độ với
  • 4. cảnh sát. cuộc đụng độ khác được báo cáo sau đó tại Quảng trường Trafalgar. 201 người đã bị bắt, và 66 người bị thương, bao gồm 31 sĩ quan cảnh sát. 2. Bối cảnh Vào tháng 5 năm 2010, cuộc tổng tuyển cử ở Vương quốc Anh có kết quả quốc hội treo. Đảng Bảo thủ trung hữu và Đảng dân chủ tự do đã thỏa thuận thành lập một chính phủ liên minh. Nhà lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron trở thành Thủ tướng và lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nick Clegg đã trở thành Phó Thủ tướng. Chính phủ lên kế hoạch để làm chậm lại tiến trình tỷ lệ chi tiêu công, cho rằng nó là cần thiết để chuyển đổi nợ thâm hụt ngân sách quốc gia. Nghiệp đoàn lập luận rằng việc cắt giảm chi tiêu hoàn toàn không cần thiết, là một sản phẩm của ý thức hệ của chính phủ cánh hữu hơn là nhu cầu thực tế. Cuộc tuần hành diễn ra 4 tháng sau các cuộc biểu tình sinh viên 2010 mà tập trung vào việc cắt giảm và thay đổi cho giáo dục đại học và sau đại học, cuộc biểu tình này bị lu mờ bởi bạo lực. Ngày 4-7-2010, Bộ Tài chính Anh thông báo rằng hầu hết các đơn vị nhà nước ở nước này phải sẵn sàng cho “các kế hoạch làm gương” cắt giảm chi tiêu lên tới 40% trong một tháng nữa. Bên giáo dục và quốc phòng sẽ được một số hỗ trợ, nhưng cũng phải cắt từ 10-20% chi tiêu. Chỉ các cam kết viện trợ quốc tế và ngân sách cho y tế là được giữ nguyên. Chính quyền London tuyên bố kế hoạch cắt giảm này là để đối phó với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 156 tỉ bảng (237 tỉ USD) hiện giờ. Nhiều ngành dịch vụ xã hội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi kế hoạch cắt giảm. Tỉ lệ cắt giảm chi tiêu trung bình ở các cơ quan nhà nước được công bố tuần trước là 25%, nhưng BBC dẫn số liệu ước tính của Viện Nghiên cứu tài chính Anh cho biết do tình trạng vung tay quá trán trong lĩnh vực công, có thể con số trung bình phải lên tới 33%. Nhiều bộ ban ngành của chính quyền đã được yêu cầu cắt giảm 1/3 chi phí hành chính, hoặc thậm chí phân nửa. Trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, Đảng Bảo thủ thắng cử đã cam kết cắt giảm thêm 6 tỉ bảng (9,1 tỉ USD) so với chương trình giảm chi tiêu của Công Đảng. John Philpott, kinh tế gia trưởng tại Viện Chartered về lao động và phát triển, bình luận rằng chính phủ cầm quyền của Thủ tướng David Cameron, thừa dịp cắt giảm chi tiêu, đang muốn thực hiện những “cải cách chỉ xảy ra một lần trong một thế hệ với toàn bộ hệ thống hành chính công”. Tuy nhiên, những hệ quả về mặt xã hội với chính sách cắt giảm này có thể hết sức khó lường.
  • 5. 3. Chính sách cắt giảm: Kế hoạch về một nhà tù mới chứa được 1500 tù nhân đã được hủy bỏ Các cắt giảm mạnh trong cơ quan chính phủ - bao gồm: Gần 500.000 - . Bộ Nội vụ sẽ chịu 6% cắt giảm, với chi tiêu cảnh sát giảm 4% mỗi năm. Bộ Ngoại giao cắt giảm 24% bằng cách giảm số lượng các nhà ngoại giao và các chi phí văn phòng. Cơ quan Thuế vụ và Hải quan cắt giảm 15% thông qua việc sử dụng tốt hơn các công nghệ mới và hiệu quả cao hơn. - - tới, đạt 0,7% thu nhập quốc dân vào năm 2013. Mỗi cơ quan chính phủ vào tháng tới sẽ công bố một kế hoạch hoạt động đặt ra kế hoạch cải cách trong bốn năm tiếp theo. - gấp đôi con số 3 tỷ bảng Anh đã hứa trước đó, Bộ trưởng Tài chính cho biết. Các điểm chính Chi tiêu về Y tế và trường học sẽ được bảo đảm Khoảng 490,000 công ăn việc làm ở khu vực công có thể sẽ bị cắt Mức thâm hụt về cơ cấu sẽ được xóa bỏ vào năm 2015 Tiết kiệm thêm 7 tỷ bảng Anh trong chi phí cho phúc lợi Ngân sách cho cảnh sát cắt 4% một năm Tuổi về hưu tăng từ 65 lên 66 vào năm 2020 Thêm 2 tỷ bảng chi tiêu vốn Thêm 2 tỷ bảng cho chăm sóc xã hội Thu thuế Ngân hàng
  • 6. 4. Tác động của chính sách cắt giảm chi tiêu: Để giải bài toán nợ công đang lan tràn ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như ở Mỹ và châu Âu, chính phủ nhiều nước đã lựa chọn phương pháp cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, cách làm này lại bộc lộ nhược điểm như gây mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo, bất ổn xã hội và nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vốn chưa kịp hồi phục từ sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 rơi vào tình trạng tái suy thoái. Nhóm thanh niên ở Anh đập phá một cửa hiệu ở Luân Đôn. Ảnh: Dailymail.co.uk Cắt giảm chi tiêu quá nhanh sẽ phá hỏng sự phục hồi Tân Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Cri-xtin La-gác-đơ (Christine Lagarde) đã kêu gọi các nước không cắt giảm chi tiêu nhằm tránh gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới và ngăn cản đà phục hồi kinh tế, vẫn còn mong manh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Trong bài viết đăng trên tờ Thời báo Tài chính, bà La-gác-đơ nói rõ đối với các nền kinh tế tiên tiến, sự cần thiết không thể bỏ qua là phải khôi phục tình trạng ổn định về tài chính thông qua các kế hoạch "xốc lại" hệ thống tài chính và nền kinh tế một cách tin cậy. Bà nhấn mạnh mọi người đều biết, cắt giảm chi tiêu quá nhanh sẽ phá hỏng sự phục hồi và làm xấu thêm các dự án về việc làm. Ông Dô-ê-lích cho rằng, khi biện pháp cắt giảm không phát huy tác dụng sẽ khiến thế giới mất lòng tin, tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới. Theo ông Dô-ê-lích, cơ chế hoạch định chính sách của cả Mỹ và châu Âu vẫn còn nhiều bất cập khi các quốc gia đã vay nợ mà không xem xét kỹ nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Vì vậy, ông Dô-ê-lích chỉ rõ, về dài hạn cần phải đưa ra các điều luật cơ bản, không chỉ nhằm giải quyết nợ, mà quan trọng hơn đó phải là một chiến lược phát triển hiệu quả nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Xây dựng lòng tin với các nhà đầu tư bằng các chính sách kinh tế khả quan. Những điều này còn quan trọng hơn rất nhiều việc cắt giảm chi tiêu để lo trả nợ. Bất ổn xã hội cũng từ cắt giảm chi tiêu
  • 7. Các chuyên gia cho rằng, cắt giảm chi tiêu trước mắt có thể giúp một số chính phủ tránh bị vỡ nợ trong ngắn hạn, song về lâu dài nó không thể giúp giải quyết được những vấn đề mấu chốt như suy giảm kinh tế, thất nghiệp làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ và các vấn đề xã hội. Đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn là những người dân lao động. Theo nhận định của các chuyên gia, tình trạng bất ổn xã hội dẫn tới hiện tượng bạo lực lan tràn ở một một số nước châu Âu như ở Hy Lạp, Anh trong thời gian qua có liên quan mật thiết tới tình trạng cắt giảm phúc lợi xã hội, thất nghiệp vốn sinh ra từ cắt giảm chi tiêu. Frét-đy (Freddy), một nam thanh niên 19 tuổi, sống ở Tốt-ten-ham (Tottenham, Anh), người đã tham gia bạo động mới đây ở Anh, nói: “Chẳng ai làm gì cho chúng tôi hết, cả các chính trị gia lẫn cảnh sát, chẳng ai cả”. Câu nói của thanh niên này được báo chí Anh trích dẫn đã làm dấy lên cuộc tranh luận về lý do của cuộc bạo loạn: Đây là tội phạm cơ hội hay là do những thanh niên tham gia bạo loạn bất bình với chính sách kinh tế và việc cắt giảm chi tiêu, đào sâu bất bình đẳng trong xã hội. H.J.Vốt (H.J.Voth), nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế Anh cho rằng, kế hoạch cắt giảm sẽ còn tiếp tục gây bất ổn, bởi những khoản cắt giảm nặng nề nhất vẫn còn chưa được thực hiện. năm qua . C . . . . . Bộ Quốc phòng phải đối mặt với cắt giảm 8% - thấp hơn hầu hết các bộ khác nhưng đủ để có nghĩa là 42.000 nhân viên phục vụ trong quân đội, công chức sẽ bị mất việc trong năm năm tới và các thiết bị cao cấp như máy bay Harrier, hàng không mẫu hạm Ark Royal và máy bay gián điệp Nimrod sẽ bị cắt bỏ.
  • 8. C . C . . . . 24% . . . ==> . 5. Tình hình kinh tế hiện nay: GDP của Anh tăng 0,1% trong quý II/2011. Sản lượng các ngành sản xuất giảm 1,2% trong đó ngành chế tạo tăng 0,2%; Sản lượng các ngành dịch vụ và xây dựng tăng 0,2% và 1,1% tương ứng; Ngành tài chính, dịch vụ kinh doanh tăng 0,3%; Các ngành dịch vụ khác và Chính phủ tăng 0,2% Nợ Công Ở Anh Trong ba tháng cuối năm 2010, tổng giá trị các vụ vỡ nợ cá nhân ở Anh lên tới 1,18 tỷ bảng, tăng gần 60% so với quý trước đó. Thông báo của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 1/3/2011 cho biết trong thời gian trên, số trường hợp khách hàng phải bỏ dở hợp đồng mua trả góp, do không thể tiếp tục trả nợ, đã tăng 22%.Các ngân hàng thương mại ở Anh phải xóa nợ tín dụng tiêu dùng tổng cộng lên tới 9,71 tỷ bảng, bao gồm cả nợ có thế chấp và nợ không có thế chấp Nhiều doanh nghiệp lớn của Anh hoặc có trụ sở tại Anh đang chịu những tác động nặng nề do cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) khiến doanh số và lợi nhuận giảm sút, tín dụng bị đóng băng và đầu tư cắt giảm.
  • 9. Tập đoàn kinh doanh rượu bia Diageo, với các nhãn hiệu bia Guinness và Smirnoff, đã phải sa thải khoảng 400 nhân viên ở châu Âu, trong một chương trình tiết kiệm chi phí tổng cộng 80 triệu bảng trong vòng 2 năm. Trái Phiếu Lãi suất trái phiếu chính phủ Anh thời hạn 10 năm trong phiên hôm ngày 10/11/2011có lúc hạ xuống mức 2,106%, mức thấp nhất từ khi trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm được đưa vào lưu hành thập niên 1950. Phiên ngày 10-11-2011 lãi suất trái phiếu chính phủ Anh hạ xuống ở mức 2,22% từ mức 2,62% những tuần gần đây và 3,88% vào tháng 2/2011. Ông Robert Stheeman, người đứng đầu cơ quan quản lý nợ của Anh, nhận xét: “Trái phiếu chính phủ Anh đang hưởng lợi từ vị thế công cụ an toàn, trong ngắn hạn đây có thể coi như dấu hiệu tốt. Tuy nhiên điều này không nên kéo dài mãi bởi lợi suất trái phiếu ở mức này cho thấy các thị trường khác đang căng thẳng đến thế nào.” Nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Anh tăng tương phản hoàn toàn với nỗi sợ của một số nhà đầu tư lớn vào đầu năm 2010. Ông Bill Gross, người điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO, cảnh báo về khả năng có một đợt bán tháo và lãi suất tăng cao bởi nợ công của Anh cao. Giá Xăng Dầu Thuế suất đánh vào lợi nhuận của các công ty dầu lửa ở Anh là 62% BBC lấy mức giá xăng bán lẻ để tính toán là giá xăng tại Anh, với 1,34 Bảng Anh, tương đương khoảng 46.600 VND, cho 1 lít xăng không chì. Ở Anh, khoảng 60% số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra cho 1 lít xăng là tiền thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Như vậy, đối tượng hưởng lợi đầu tiên và lớn nhất chính là chính phủ. Vào ngày 9/11, giá dầu thô Brent ở London vào khoảng 115 USD/thùng Lạm Phát Tỷ lệ lạm phát tại Anh tháng 2/2011 tăng nhanh hơn dự báo của các chuyên gia, mức tăng mạnh nhất trong gần 2 năm. Ngân hàng Trung ương Anh như vậy chịu thêm áp lực nâng lãi suất cơ bản. Cơ quan thống kê của Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2011 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước sau khi tăng 4% trong tháng 1/2011. Mức lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh là 2%. Báo cáo khác cho thấy thâm hụt ngân sách của Anh tháng 2/2011 bất ngờ tăng khi nguồn thu của chính phủ giảm. Lạm phát tăng cao đã khiến 3/9 nhà hoạch định chính sách cao cấp nhất thuộc Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng cần nâng lãi suất cơ bản.
  • 10. Tuy nhiên, đà phục hồi của kinh tế Anh có thể bị cản trở bởi kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ. Hiện các quan chức Anh đang cần đánh giá ảnh hưởng tiềm năng lên kinh tế toàn cầu từ thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật. Lạm phát theo chỉ số CPI ở mức 5,2%, tăng từ 4,5% trong tháng 8, bằng tỷ lệ tháng 9/2008 và là tỷ lệ cao nhất từ đó tới nay. Lạm phát theo RPI ở mức 5,6%, tăng từ 5,2% trong tháng 8. Đây là mức tăng cao nhất trên 20 năm. Nguyên nhân chính đưa chỉ số này tăng được lái chính bởi tăng giá các dịch vụ gia đình (điện tăng 7,5%; ga tăng 13% ; quần áo và giày dép toàn bộ tăng 4,4%. Lạm phát tại Anh tăng chủ yếu bởi giá quần áo và dịch vụ nhà ở tăng cao. So với tháng trước, lạm phát tại Anh tăng 0,7%. Tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính giá thực phẩm và nhiên liệu) tăng 3,4% sau khi tăng 3% trong tháng 1/2011. Lạm phát giá bán lẻ tháng 2/2011 tăng 5,5% từ mức 5,1% của tháng trước đó và như vậy tăng mạnh nhất từ tháng 7/1991. Tháng 3/2011, doanh số bán lẻ tại Anh hạ kỷ lục bởi lạm phát cao khiến tình hình tài chính của người dân kiệt quệ và lo lắng về khả năng mất việc làm khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Giá trị hàng hóa bán ra tại các cửa hàng tháng 3/2011 giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, mức hạ sâu nhất tính từ năm 1995. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tháng 2/2011 tăng 1,1%. Nếu không tính các cửa hàng mới mở cửa, doanh số bán lẻ giảm 3,5%, mức hạ sâu nhất từ năm 2005. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh khẳng định bất ổn trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và TTCK thế giới tiềm ẩn rủi ro lớn với kinh tế Anh và có thể đẩy lạm phát lên trên mức mục tiêu 2%. Trong nhận định mới đây, ông khẳng định: “Thật đáng lo về diễn biến mới trên TTCK thế giới. Có rủi ro căng thẳng trên thị trường tài chính, kinh tế Anh sẽ chịu tác động nặng nề.” Tháng 7/2011, lạm phát tại Anh tăng vượt kỳ vọng, lên mức 4,4%. Giá cả hàng hóa quần áo và đồ giầy da, sửa chữa nhà ở và thuê nhà tăng vọt.
  • 11. Từ đầu tháng 3/2010, 1 bảng Anh chỉ đổi được gần 1,5 USD – mức thấp nhất trong 10 tháng qua, riêng năm nay đã giảm tới 8% Theo nhận định của Turcan Connell, công ty cung cấp thực phẩm cho nhà giàu, nếu chính phủ không quyết định về cách thức giải quyết khó khăn, đồng bảng Anh sẽ mất giá 20-30% so với USD một khi các nhà đầu tư chuyển tầm ngắm vào UK khi chính phủ bán lượng nợ kỷ lục. Theo BoE, lạm phát trong tháng 10 vừa qua đã giảm nhẹ xuống 5% so với tháng Chín là 5,2% do giá lương thực, xăng dầu và vé máy bay giảm. Tuy nhiên, mức lạm phát này vẫn cao hơn gấp đôi so với mục tiêu đặt ra của Chính phủ Anh là 2% trong 6 tháng cuối năm 2012 và 1,3% - nửa đầu năm kế tiếp. Thất Nghiệp Theo Cơ quan thống kê quốc gia Anh, 2,53 triệu lao động tại quốc gia này đang trong tình trạng thất nghiệp, tăng 27.000 người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh tăng lên 8% so với 7,9% của quý trước đó và hiện lên mức cao nhất kể từ 1994. Cơ quan thống kê lao động Anh khẳng định số lượng người không có việc theo tiêu chí của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tăng 114 nghìn trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 8/2011 lên mức 2,57 triệu, mức cao nhất từ tháng 10/1994. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh lên mức 8,1%, mức cao nhất từ tháng 10/1996 trong khi đó các chuyên gia dự báo về con số 8%. Trong số 2,57 triệu lao động thất nghiệp, có tới 974.000 người nằm trong độ tuổi từ 16 - 24, chiếm đến 38%. Đây là số lượng lao động trẻ thất nghiệp lớn nhất kể từ năm 1992 và tăng 30.000 so với 3 tháng trước đây. Cơ quan thống kê quốc gia này cũng cho biết, tiền lương cơ bản hàng năm của người lao động đã tăng 2,2%. Nếu tính cả thưởng thì mức thu nhập trung bình hàng năm của người lao động tăng 2,3%. Tuy nhiên nếu so với tốc độ lạm phát ở 4% thì thu nhập thực tế của người lao động đang giảm xuống.