SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 80
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ VÂN ANH
MÃ SINH VIÊN : A10810
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2011
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Vũ Vân Anh
Mã sinh viên : A10810
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2011
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Hồng Hà” của khóa luận đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn -
ThS. Trần Thị Thùy Linh. Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện khóa
luận, cô luôn là người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình. Nhờ đó,
những thiếu sót trong kiến thức của em đã được kịp thời chỉnh sửa. Nhờ những gợi ý
của cô mà em đã có hướng đi đúng cho đề tài để thực hiện khóa luận một cách tốt
nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô tham gia giảng dạy tại trường
Đại học Thăng Long nói chung và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn kinh tế đã giúp
đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm quý báu trong
suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ công tác tại chi
nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể tìm
hiểu thực tế trong quá trình thực tập và trong thời gian em thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại............................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại....................................................................1
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại ............................................2
1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn.........................................................................2
1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn...........................................................................3
1.1.2.3. Nghiệp vụ thanh toán..............................................................................4
1.1.2.4. Các nghiệp vụ khác.................................................................................4
1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại........................................................... 5
1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng ..........................................................................5
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ...........................................................................6
1.2.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng .........................................................................7
1.2.4. Phân loại tín dụng Ngân hàng............................................................................9
1.2.4.1. Phân theo hình thức cấp tín dụng ............................................................9
1.2.4.2. Phân theo thời hạn tín dụng ..................................................................12
1.2.4.3. Phân theo thành phần kinh tế ................................................................13
1.2.4.4. Phân theo phương pháp hoàn trả...........................................................13
1.2.4.5. Phân theo mức độ tín nhiệm..................................................................13
1.2.4.6. Các cách phân loại khác........................................................................13
1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng..................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng.......................................................14
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng......................................15
1.3.2.1. Chất lượng tín dụng với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng ............15
1.3.2.2. Chất lượng tín dụng với khách hàng .....................................................15
1.3.2.3. Chất lượng tín dụng với nền kinh tế - xã hội.........................................16
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng ......................................17
1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính..................................................................................17
1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng...............................................................................17
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng...............................................20
1.3.4.1. Các nhân tố bên ngoài...........................................................................20
1.3.4.2. Các nhân tố bên trong...........................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NHNNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒNG HÀ................................................ 25
2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà ...................................................... 25
Thang Long University Library
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển........................................................25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................26
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà............................28
2.1.3.1. Huy động vốn .......................................................................................28
2.1.3.2. Sử dụng vốn..........................................................................................32
2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác ............................................................33
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................34
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hồng Hà .................... 36
2.2.1. Chỉ tiêu định tính.............................................................................................36
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng....................................................................................37
2.2.2.1. Doanh số cho vay .................................................................................37
2.2.2.2. Doanh số thu nợ....................................................................................39
2.2.2.3. Hệ số thu nợ .........................................................................................42
2.2.2.4. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ.................................................................42
2.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn ..........................................................................46
2.2.2.6. Vòng quay vốn tín dụng........................................................................47
2.2.2.7. Nợ quá hạn ...........................................................................................47
2.2.2.8. Trích lập và xử lý rủi ro ........................................................................50
2.2.2.9. Thu nhập từ hoạt động tín dụng ............................................................50
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.... 52
2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................................52
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .........................................................................53
2.3.2.1. Những tồn tại........................................................................................53
2.3.2.2. Nguyên nhân.........................................................................................54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HỒNG HÀ................................ 57
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.................. 57
3.1.1. Định hướng chung ...........................................................................................57
3.1.2. Định hướng trong hoạt động tín dụng ..............................................................58
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà...... 59
3.2.1. Xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý ......................................................59
3.2.2. Đa dạng hóa khách hàng và các hình thức cấp tín dụng....................................60
3.2.3. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư ............................................................................62
3.2.4. Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng và thẩm định tín dụng ....................62
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ, giải quyết nợ quá hạn và giám sát tín dụng ..63
3.2.6. Nâng cao công nghệ ngân hàng........................................................................64
3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên................................................64
3.2.8. Tăng cường các hoạt động marketing ..............................................................65
3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................................. 66
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền..............................................66
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng trung ương................................................................67
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam...........................................................67
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 69
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ATM AutomaticTeller Machine (Máyrút tiền tự động)
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CIC Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng)
DNNN Doanh nghiệp Nhànước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh
DPRR Dự phòng rủi ro
EDC ElectronicData Capture(Thiết bịđọc thẻđiện tử)
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhànước
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn
NHTM Ngân hàng thương mại
NVHĐ Nguồn vốn huyđộng
POS Point of sale (Điểm bán hàng)
TCTD Tổ chứctín dụng
TG Tiền gửi
TG TCKT Tiền gửi tổ chức kinh tế
TG TCTD Tiền gửi tổ chức tín dụng
TTQT Thanh toán quốctế
VND Việt Nam đồng
WTO World TradeOrganization (Tổ chứcthương mại thế giới)
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà........................................................ 27
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT Hồng Hà.......................................... 28
Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hồng Hà năm 2007 – 2009 ............................. 32
Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay theo thời gian......................................................................... 37
Biểu đồ 2.4. Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế................................................................... 45
Biểu đồ 2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng.......................................................................... 51
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hồng Hà.................................... 29
Bảng 2.2. Kết quả dịch vụ của NHNo&PTNT Hồng Hà........................................................ 33
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hồng Hà.................................. 35
Bảng 2.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế............................................................. 39
Bảng 2.5. Doanh số thu nợ theo thời gian............................................................................... 40
Bảng 2.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế................................................................ 41
Bảng 2.7. Hệ số thu nợ của NHNo&PTNT Hồng Hà............................................................. 42
Bảng 2.8. Tổng dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT Hồng Hà ....................................... 43
Bảng 2.9. Tổng dư nợ theo tiền tệ........................................................................................... 44
Bảng 2.10. Hiệu suất sử dụng vốn........................................................................................... 46
Bảng 2.11. Vòng quay vốn tín dụng........................................................................................ 47
Bảng 2.12. Tình hình nợ quá hạn của Agribank Hồng Hà...................................................... 48
Bảng 2.13. Nợ quá hạn theo từng nhóm nợ............................................................................. 49
Bảng 2.14. Trích lập và xử lý rủi ro ........................................................................................ 50
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nhờ công cuộc đổi mới nền kinh tế và dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng phát triển. Chúng ta đang
từng bước hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải
qua nhiều sóng gió, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để
đạt được điều đó là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của ngành NH với vai trò là “đòn
bẩy kinh tế”.
Song song với việc cơ chế thị trường ngày càng hoàn thiện của nền kinh tế Việt
Nam là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH. Mà trong xu hướng tương lai thì
một điều tất yếu xảy ra là các NH sẽ ngày một phát triển mạnh hơn do nền kinh tế
ngày một tăng trưởng. Đó là những khó khăn, thách thức điển hình mà các NH phải
đối mặt. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức ấy lại đặt ra cho NH những chuyển
hướng trong kinh doanh của mình. Trong sự thay đổi của môi trường như vậy thì lĩnh
vực hoạt động tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng bởi nó là nguồn sinh lợi chủ
yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của NH. Bên cạnh những kết quả và đóng góp đạt
được thì hoạt động tín dụng chứa vô vàn những rủi ro tiềm ẩn. Nó không những làm
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH nói riêng mà còn ảnh hưởng tới
nền kinh tế toàn xã hội nói chung. Thực tế ngày nay, vấn đề về chất lượng tín dụng
cũng như khả năng cạnh tranh của các NH nước ta còn quá thấp. Để có thể tồn tại
trong quá trình cạnh tranh khốc liệt ấy thì vấn đề mà các NH luôn phải quan tâm đó là
việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro, đem lại hiệu
quả tốt nhất cho NH và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cũng như các NH khác, NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hồng Hà trong
những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng của mình. Trong thời gian thực
tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà, với sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị
trong chi nhánh, em đã thấy được vai trò quan trọng và những đóng góp, tồn tại của
hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Hồng Hà” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài của khóa luận tập trung nghiên cứu ba nội dung chính sau:
- Lý luận chung về NHTM và chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh
NHNo&PTNT Hồng Hà, từ đó đánh giá, rút ra những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.
- Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi
nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận có sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu như phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, diễn giải, so sánh kết hợp với sơ đồ, biểu đồ và bảng
biểu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng
tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu để tìm giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà trong thời gian từ
năm 2007 đến năm 2009.
5. Kết cấu khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt
Nam – chi nhánh Hồng Hà.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã tìm hiểu lý luận và thực tiễn nhưng do
thời gian hạn và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không tránh được những thiếu
sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang
tính chất tổng hợp. Lịch sử hình thành và phát triển của NH theo các nhà nghiên cứu
ghi nhận là dựa trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất
phát triển thì nhu cầu trao đổi, mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc
gia tăng lên. Để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các quốc gia, khu vực thì trên
thị trường xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hóa phát triển
sẽ quay trở lại kích thích hoạt động sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển đó, các
nghiệp vụ được phát triển dần như giữ hộ tiền, chi trả tiền hộ… Chính vì thế mà NH là
một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hóa, là động lực quan trọng cho sự phát
triển của nền sản xuất xã hội. Trải qua một thời gian dài, cho tới nay hoạt động của các
NHTM đã trở thành một yếu tố không thể thiếu, gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc
gia trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm, cách nhìn nhận khác nhau về
NHTM. Tại Mỹ, NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính. Trong Điều 1, Luật Ngân hàng của Pháp
ban hành ngày 13/06/1941 thì NHTM là những xí nghiệp thường xuyên nhận của công
chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết
khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Tại Ấn Độ, NHTM là cơ sở xác nhận các khoản
tiền gửi để cho vay, tài trợ và đầu tư.
Tại Việt Nam, nhằm thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm tăng cường quản lý của Nhà nước, TCTD
được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng như sau: “TCTD là loại hình doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ NH với nội dung nhận tiền gửi và sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như vậy, căn cứ
vào tính chất và mục tiêu hoạt động thì NH bao gồm các loại hình đó là: NHTM, NH
Chính sách, NH hợp tác xã, NH đầu tư và các loại hình NH khác. Trong Pháp lệnh
Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước có nêu rõ: “NHTM là tổ chức
kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách
hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để vay, thực hiện nghiệp vụ chiết
2
khấu và là phương tiện thanh toán”. Hiện nay, theo Luật các tổ chức tín dụng Việt
Nam số 47/2010/QH12 do Quốc hội khóa 12 ban hành vào ngày 29/06/2010 thì
NHTM được hiểu như sau: “NHTM là một loại hình NH được thực hiện tất cả các
hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi
nhuận”. Đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các trung gian tài chính phi NH là ở
giới hạn hoạt động của chúng. NHTM được phép nhận tiền gửi bao gồm cả tiền gửi
không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; sau đó sử dụng chúng để thực hiện các nghiệp vụ
như cho vay, chiết khấu, thanh toán và các dịch vụ khác. Trong khi đó, các trung gian
tài chính phi NH (công ty tài chính, cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm…) thì chỉ
được thực hiện một số các hoạt động như cho vay hay thuê mua; tuyệt đối không được
nhận tiền gửi không kỳ hạn và không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Như vậy, tuy có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về NHTM nhưng
nhìn chung thì NHTM có hoạt động cơ bản là kinh doanh tiền tệ - tín dụng và các dịch
vụ NH khác.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại
NHTM là một tổ chức tài chính trung gian. Trong Luật các tổ chức tín dụng
Việt Nam số 47/2010/QH12 có giải thích rằng: “Hoạt động NH là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Hoạt động kinh doanh của
NHTM chủ yếu hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận bằng nhiều
cách khác nhau. Để hiểu rõ hơn, ta cần đi sâu tìm hiểu các hoạt động cơ bản của
NHTM.
1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của NHTM chính là hoạt động đầu vào của NH. Vốn
chủ sở hữu và vốn nợ là hai loại hình thành nên nguồn vốn của NH. Trong đó, vốn chủ
sở hữu rất đa dạng, được hình thành dựa theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của
chủ NH, theo yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Đối với vốn nợ thì đây là nguồn
chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động, gắn liền với quy trình nghiệp vụ của
NH. Vốn nợ được tạo lập từ nhiều nguồn như sau:
- Huy động từ tiền gửi: Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong
nguồn vốn của NH. Nó dường như là hoạt động nguyên thủy của các NHTM. Các NH
đều đặt nó là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của mình bởi đây là nguồn đầu vào chủ
yếu của NH. Tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quy mô tiền gửi của khách hàng
và dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM như: lãi suất, phương thức huy động
của NH, tình hình kinh tế xã hội, uy tín của từng NH, sự đa dạng trong danh mục sản
phẩm của các NH. Các hình thức huy động từ tiền gửi của NHTM bao gồm:
Thang Long University Library
3
+ Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn)
+ Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
+ Tiền gửi khác (tiền gửi của kho bạc Nhà nước, của các TCTD khác…)
- Vay từ NH Trung ương và từ các TCTD khác
+ Vay từ NH Trung ương: NH Trung ương có thể cho vay dưới hình thức tái
cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: cho vay lại theo
hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu, thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác…
+ Vay từ các TCTD khác: Các NH vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên
NH nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ, chi trả cấp bách.
- Vay trên thị trường vốn: NH huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có
giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Nguồn vốn khác: Vốn ủy thác, vốn trong thanh toán.
1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn
- Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động chủ yếu của các NHTM. NHTM
vừa đóng vai trò là người đi vay và cho vay. Nguồn thu từ các hoạt động cho vay
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của NH. Do vậy mà hoạt động cho vay
không thể thiếu trong các NHTM. Cho vay được chia thành các loại sau:
+ Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn tới 12 tháng, nhằm cung ứng
vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.
+ Cho vay trung và dài hạn: Là hình thức cho vay của NHTM có thời hạn vay
trên 12 tháng, nhằm tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho doanh nghiệp. Các hình thức
cho vay trung và dài hạn gồm: Cho vay theo dự án đầu tư, tín dụng tuần hoàn, cho vay
hợp vốn, cho vay tiêu dùng trung và dài hạn.
- Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
Khác với cho vay bằng tiền thì trong cho thuê tài chính, NHTM tài trợ cho bên đi thuê
hay chính là bên đi vay một khoản dưới hình thái hiện vật phù hợp với mục đích sản
xuất kinh doanh. Các loại tài sản, thiết bị thường được sử dụng trong cho thuê tài
chính rất đa dạng và có sự phát triển không ngừng, bao gồm: bất động sản (nhà cửa,
văn phòng, nhà máy…) và động sản (máy móc thiết bị, xe ô tô…). Nội dung các loại
cho thuê tài chính bao gồm:
+ Cho thuê tài chính ba bên
+ Cho thuê tài chính hai bên
4
+ Tái cho thuê (mua và cho thuê lại)
+ Cho thuê tài chính liên kết
+ Cho thuê tài chính hợp tác
+ Cho thuê tài chính bắc cầu (thuê mua giáp lưng)
- Nghiệp vụ bảo lãnh: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với
bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng
khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;
khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận.
- Mở L/C bằng vốn vay: L/C là hình thức phổ biến hiện nay, hình thức mà NH
thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu (người cung cấp hàng hóa) sẽ
trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu (người cung cấp hàng hóa) xuất
trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu
của người nhập khẩu. Khi mở L/C bằng nguồn vốn vay của NH, khách hàng có thể
vay bằng ngoại tệ hoặc vay VND mua ngoại tệ để mở và thanh toán L/C.
- Ngoài ra, NHTM còn có một số hoạt động sử dụng vốn như: hoạt động đầu tư,
kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý…
1.1.2.3. Nghiệp vụ thanh toán
Nhờ dịch vụ thanh toán của NHTM mà việc thanh toán trong hoạt động mua
bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trở nên dễ dàng, nhanh
chóng và chính xác. Dịch vụ thanh toán của NH bao gồm thanh toán trong nước và
thanh toán quốc tế.
- Thanh toán trong nước có thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng
tiền mặt bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống NH. Thanh toán không dùng
tiền mặt có các hình thức như: Thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, nhờ
thu hoặc ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ NH. Ngoài ra còn có các dịch vụ thanh
toán khác như dịch vụ NH trực tuyến (online banking services), dịch vụ trả lương tự
động, trả nợ gốc và lãi vay tự động, dịch vụ NH điện tử…
- Thanh toán quốc tế: Các phương tiện chủ yếu trong thanh toán quốc tế bao
gồm hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
1.1.2.4. Các nghiệp vụ khác
- Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM
được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán tức thời
cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt
buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
Thang Long University Library
5
- Dịch vụ thông tin tư vấn, môi giới: NH đứng ra làm trung gian mua bán chứng
khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản.
- Các hoạt động khác: NHTM còn có một số các hoạt động khác như hoạt động
đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý hay các dịch vụ trung gian
như quản lý hộ tài sản là vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật…
1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng
NHTM có ba chức năng cơ bản, đó là: chức năng trung gian tín dụng, chức
năng trung gian thanh toán và chức năng “tạo tiền”. Trong đó, chức năng quan trọng
nhất của NHTM là chức năng trung gian tín dụng. Tín dụng theo cách hiểu đơn giản
nhất đó là sự vay mượn. Hoạt động vay – mượn được hình thành từ rất sớm trong nền
kinh tế và chính quan hệ vay mượn là nguồn gốc sâu xa của quan hệ tín dụng. Trong
lịch sử, cùng với sự phát triển của xã hội thì lực lượng sản xuất cũng ngày càng phát
triển và có sự phân công trong lao động. Lúc này thì con người không chỉ sản xuất sản
phẩm đủ tiêu dùng mà còn có một phần tích lũy để dự trữ. Xã hội từ ấy bắt đầu có sự
phân chia giàu nghèo và các giai cấp được hình thành. Ngày nay trong xã hội song
song cùng tồn tại rất nhiều người dư thừa vốn và người thiếu vốn. Để thỏa mãn nhu
cầu của các bên, NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng, là “cầu nối” giữa
người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Qua nhiều hình thức, NHTM có thể
huy động được một khoản tiền lớn trong nền kinh tế. Nhờ đó mà những nguồn vốn
nhàn rỗi nằm rải rác chủ yếu từ các cá nhân, hộ gia đình được tập trung tại NH tạo
thành quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. NH có vốn rồi sẽ cho những
cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu về vốn vay để đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng. Thông qua đó, hoạt động của nền kinh tế được thúc
đẩy phát triển, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và đặc biệt là có sự cân bằng giữa
nguồn dư thừa vốn và nhu cầu về vốn.
Hoạt động tín dụng có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau nhưng ta có thể
hiểu đơn giản theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam rằng: “Hoạt động tín dụng là
việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín
dụng là việc thỏa thuận và tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ tín dụng
khác”. Theo định nghĩa trên và dựa theo Điều 98 của Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12, hoạt động cấp tín dụng của NHTM bao gồm các hoạt động chính sau:
- Cho vay
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
6
- Bảo lãnh NH
- Phát hành thẻ tín dụng
- Bao thanh toán
- Cho thuê tài chính
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng
Dựa trên khái niệm về tín dụng ta có thể thấy để hình thành nên quan hệ tín
dụng ta cần có hai bên tham gia là người đi vay và người cho vay. NHTM với vai trò
là trung gian tín dụng sẽ huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế sau đó cho vay,
cấp tín dụng cho người thiếu vốn có nhu cầu vay. Khi hai bên đã có những thỏa thuận
và chấp nhận những ràng buộc như số lượng tài sản, tiền tệ, thời hạn, nghĩa vụ hoàn trả…
và đặc biệt là những đặc trưng cơ bản sau thì sẽ dẫn đến một bản hợp đồng về tín dụng:
“Dụng” trong “Tín dụng” có nghĩa là sự chiếm đoạt, chiếm dụng. Còn “Tín” là
sự tín nhiệm, tin tưởng. Như vậy, đặc trưng cơ bản mà ta có thể thấy ngay trong “Tín
dụng” đó là sự tin tưởng, lòng tin của của người cho vay đối với người đi vay và
ngược lại. Người đi vay phải thể hiện được uy tín trong việc thực hiện đúng hợp đồng
đã thỏa thuận ban đầu. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, việc hoàn trả cả gốc và
lãi đúng thời hạn một cách vô điều kiện cho bên cho vay là một lợi thế khi muốn vay
lần tiếp theo. Bởi người cho vay sẽ có lòng tin vào người đi vay, tin rằng người đi vay
sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Cũng như người đi vay thì người cho vay cũng
cần thể hiện tốt để người đi vay có thể tin tưởng vào khả năng mà người cho vay có
thể thực hiện tốt hợp đồng. Trên thực tế ta có thể dễ dàng nhận thấy lòng tin của người
cho vay đối với người đi vay là quan trong hơn.
Đặc trưng tiếp theo là tính thời hạn. Tín dụng là sự chuyển nhượng giá trị từ
người sở hữu sang người sử dụng. Tín dụng chỉ chuyển quyền sử dụng chứ không
chuyển quyền sở hữu cho người vay. Chính vì vậy, trong các hợp đồng tín dụng điều
kiện về thời hạn là không thể thiếu được. Người đi vay chỉ được sử dụng khoản tiền
của người cho vay trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn cam kết trong
hợp đồng thì khoản vay này sẽ được thu hồi lại toàn vẹn giá trị ban đầu.
Trong định nghĩa về cấp tín dụng có đề cập tới nguyên tắc hoàn trả. Vì thế đặc
trưng cũng rất cơ bản của tín dụng đó là tính hoàn trả. Song song với yếu tố thời hạn là
vấn đề về hoàn trả. Khách hàng – người đi vay không chỉ phải hoàn trả đầy đủ khoản
vay ban đầu mà cùng với nó là phần lãi vay đã được thỏa thuận trước trả cho NH theo
nhiều phương thức trả lãi khác nhau quy định rõ trong bản hợp đồng. Người đi vay
phải hoàn trả một cách vô điều kiện về khoản gốc và lãi trong thời hạn nhất định.
Thang Long University Library
7
Tính đảm bảo trong quan hệ tín dụng là không thể thiếu. Chỉ dựa vào uy tín, sự
tin cậy lẫn nhau thôi thì chưa đủ bởi có nhiều mức tin cậy khác nhau và có nhiều yếu
tố không mong đợi có thể xảy ra. Do vậy, đảm bảo tiền vay là nguồn thanh toán “thứ
hai” cho NHTM trong trường hợp khách hàng không trả được khoản vay. Thông
thường các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản và khách hàng được vay chủ yếu
qua các hình thức như: Cho vay cầm cố bằng chứng khoán, thương phiếu, hợp đồng
thầu khoán, hàng hóa, cho vay thế chấp bằng bất động sản, cho vay có đảm bảo của
người bảo lãnh…
Tuy rằng hoạt động tín dụng là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các
NHTM nhưng mặt khác hoạt động tín dụng lại ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Trong nghiệp
vụ tín dụng, rủi ro trong cho vay hàm chứa tỷ trọng lớn nhất trong tổng rủi ro. Có rất
nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro như nguyên nhân bất khả kháng từ thiên tai,
nguyên nhân từ môi trường kinh tế hay do những chính sách của Nhà nước cũng như
môi trường pháp lý. Chính hai bên tham gia và thiết lập nên quan hệ tín dụng cũng có
thể là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong tín dụng. Những sự cố bất thường (biến
động giá cả, điều kiện sản xuất kinh doanh…) xảy ra đối với người đi vay sẽ gây ảnh
hưởng xấu về nhiều mặt, nhất là khả năng trả nợ với nhiều mức độ khác nhau. Về phía
NH, do sự chủ quan, thiếu sự giám sát, thiếu kiến thức dẫn đến gây sơ hở trong hợp
đồng tín dụng khiến khách hàng lợi dụng chiếm đoạt tài sản hay do thẩm định không
chính xác, thiếu chi tiết mà tài sản đảm bảo đến khi phát mại có giá trị bị giảm do lỗi
thời, lạc hậu… Tất cả những nguyên nhân ấy đều dẫn đến một khoản tổn thất lớn, gây
nhiều bất lợi cho NHTM.
1.2.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng
NHTM có thể huy động được vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong nền kinh tế.
Do vậy, những nguồn vốn nhàn rỗi trong khắp nền kinh tế đều được tập trung về đây.
Với số vốn lớn huy động được và vốn tự có của mình, NHTM luôn sẵn sàng đáp ứng
mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng có nhu cầu tiêu dùng, đầu tư hay phát triển kinh
doanh. Hoạt động huy động vốn và việc cấp tín dụng cho khách hàng có thể làm đồng
thời bởi NHTM có các bộ phận, phòng ban khác nhau chuyên về các nghiệp vụ khác
nhau. Do đó, NHTM luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời,
ngày càng nhanh chóng và chính xác. Nhờ có tín dụng NH mà những đồng tiền tạm
thời nhàn rỗi đã trở thành tiền hoạt động, làm những đồng tiền nằm phân tán rải rác
thành vốn tiền tệ tập trung phục vụ và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp
phát triển nền kinh tế.
Như đã phân tích ở trên thì quan hệ tín dụng được hình thành cần có hai bên
tham gia. Như vậy, chắc chắn tín dụng đều có một vai trò nào đó đối với mỗi bên tham
8
gia. Thông thường nói đến tín dụng ta thường nghĩ tới hoạt động cho vay. Ngày nay,
hoạt động tín dụng không chỉ dừng lại ở cho vay mà nó còn có nhiều hoạt động khác
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm, dịch vụ của NH đều có mục
tiêu đem lại lợi nhuận cho NH và tất nhiên là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Đối với Ngân hàng: Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, đời sống con người
ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về các dịch vụ NH ngày càng gia tăng. Các
NHTM tìm mọi cách để làm đa dạng hóa sản phẩm của mình, làm sao để có thể thu
hút, hấp dẫn được nhiều khách hàng. Có được số lượng lớn khách hàng kèm theo đó là
chất lượng các sản phẩm NH thì NH chắc chắn sẽ có một lượng lớn khách hàng trung
thành. Từ đó NH sẽ có một khoản thu nhập lớn nhờ phí các dịch vụ và nhiều nhất là
thu nhập từ khoản chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra.
- Đối với khách hàng: Những khách hàng gửi tiền tại NH sẽ thu được một
khoản lãi từ tiền gửi theo các mức lãi suất khác nhau, số tiền nhàn rỗi của họ sẽ không
bị mất giá hay nguy hiểm nếu họ cứ giữ chúng trong tay. NH là nơi có thể đảm bảo an
toàn và hoàn trả lại toàn bộ số tiền cùng khoản lãi cho khách hàng. Với những khách
hàng vay tiền, họ sẽ có được vốn mà họ cần một cách hợp pháp phục vụ cho mục đích
của mình như tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh… Với rất nhiều các dịch vụ tiện
ích của NH, khách hàng có thể chuyển khoản, thanh toán tiền một cách nhanh chóng,
chính xác mà không phải dùng tiền mặt. Nhờ công nghệ hiện đại, ngày một cải tiến,
giờ đây khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ của NH mọi lúc, mọi nơi, ngay cả ở
nhà mà không hề mất thời gian hay chi phí đi lại. Do đó, trong hoàn cảnh xã hội phát
triển, nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay, hoạt động tín dụng NH càng trở nên quan
trọng hơn. Vì thế nó luôn được quan tâm mở rộng và đa dạng hơn về mọi mặt để đáp
ứng kịp thời những nhu cầu trong nền kinh tế.
- Đối với nền kinh tế: Hoạt động tín dụng không chỉ có ý nghĩa, có vai trò với
NH, với khách hàng mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt
động tín dụng góp phần thực thi các chính sách xã hội. NHTM là nơi có thể huy động
được một nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong nền kinh tế và tập trung lại giúp cho vốn luôn
được luân chuyển, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, được mở rộng,
không bị gián đoạn vì thiếu vốn; tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình có cơ hội
nâng cao nguồn thu nhập của mình. Cũng nhờ thế, nền kinh tế thị trường được ổn định,
tăng trưởng và phát triển, trở thành môi trường đầu tư tốt, thu hút các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Nhờ tín dụng mà chi phí lưu thông tiền tệ trên thị trường được giảm bớt
do tín dụng hạn chế được việc dùng tiền mặt mà thông qua chuyển khoản một cách
thuận tiện mà an toàn, chính xác. Hoạt động tín dụng không những mang lại nguồn thu
cho các NHTM mà còn mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước qua việc thu
thuế thu nhập và đầu tư có ủy thác của Chính phủ. Ngoài ra, thông qua nhu cầu của
Thang Long University Library
9
khách hàng trong hoạt động tín dụng, các NHTM thu thập được những số liệu chi tiết,
đầy đủ về cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó có hướng điều tiết, lưu thông và
thực thi các chính sách về tiền tệ…
1.2.4. Phân loại tín dụng Ngân hàng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tùy theo yêu cầu cũng như nhu cầu của
khách hàng và tùy vào mục tiêu quản lý của NHTM mà mỗi NH có các cách phân loại
tín dụng khác nhau. Có các cách phân loại chính như sau:
1.2.4.1. Phân theo hình thức cấp tín dụng
Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có quy định các hình thức
cấp tín dụng của NHTM như sau:
- Cho vay: Chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 60 - 70%) các khoản thu của
NHTM. Đây là một hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận có nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Theo Điều 16, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-
NHNN ban hành ngày 31/12/2001 có các phương thức cho vay như sau:
+ Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay áp dụng đối với những khách
hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH phải thỏa
thuận và làm các thủ tục vay vốn cần thiết theo quy định rồi ký hợp đồng tín dụng
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với những
khách hàng vay ngắn hạn, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh
tương đối ổn định. NH và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng
duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian cho vay được xác định trên
hợp đồng tín dụng hoặc trên giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và
khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của NH nhưng tối đa không quá 12 tháng.
+ Cho vay theo dự án đầu tư: NHTM cho khách hàng vay vốn để thực hiện các
dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống. NHTM cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư
duy trì cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.
+ Cho vay hợp vốn: Một nhóm các NHTM cùng cho vay đối với một dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một NHTM làm đầu mối
dàn xếp, phối hợp với các NHTM khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định
của quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn, NHTM và khách hàng xác định và thỏa thuận
số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
10
trong thời gian cho vay. Cho vay trả góp thường áp dụng với những khoản vay có kỳ
hạn trung và dài hạn, tài trợ cho những tài sản cố định.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ nhu cầu của khách hàng,
NHTM và khách hàng thỏa thuận trong hợp dồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự
phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng; NHTM cam kết đáp ứng nguồn vốn
cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời hạn hiệu lực của hợp
đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự
phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHTM thỏa thuận bằng
văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng, phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ Các phương pháp cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy
định và điều kiện hoạt động kinh doanh của NHTM và đặc điểm của khách hàng vay
(ví dụ như cho vay lưu vụ).
- Chiết khấu, tái chiết khấu: Chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín
dụng ngắn hạn của NHTM. Trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những
chứng từ có giá, chưa đến hạn thanh toán cho NHTM để nhận lấy một khoản tiền bằng
mệnh giá trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. Các giấy tờ có giá này được các
NHTM chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường thứ cấp. Tùy vào giá trị và mức độ tin
cậy mà NHTM chấp nhận chiết khấu theo tỉ suất nhất định.
- Bảo lãnh Ngân hàng: Theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước, bảo lãnh NH bao gồm các loại sau:
+ Bảo lãnh vay vốn: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ
trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy
đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.
+ Bảo lãnh thanh toán: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, về việc
sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến
hạn.
+ Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của NHTM với bên mời thầu, để đảm bảo nghĩa
vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi
phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời
thầu thì NHTM sẽ thực hiện thay.
Thang Long University Library
11
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh,
bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã
ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi
thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì
NHTM sẽ thực hiện thay.
+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Là cam kết của NHTM với bên nhận
bảo lãnh, đảm bảo việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của
sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi
phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay.
+ Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo
lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng
đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải
hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì NHTM sẽ
thực hiện thay.
+ “Bảo lãnh đối ứng”: Là cam kết của NHTM (bên bảo lãnh đối ứng) với bên
bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp
bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối
ứng với bên nhận bảo lãnh.
+ “Xác nhận bảo lãnh”: Là cam kết bảo lãnh của NHTM (bên xác nhận bảo
lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.
+ Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Phát hành thẻ tín dụng: Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay
gắt. Hàng loạt những sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng được ra đời nhằm thu
hút và nâng cao số lượng khách hàng của NHTM. Phát hành thẻ tín dụng cũng đang
được các NHTM quan tâm mở rộng. Thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng, NHTM chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi
hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHTM. Đây là loại thẻ được sử dụng
phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ không phải trả tiền ngay mà chỉ thanh toán sau
một kỳ hạn nhất định. Có nhiều loại thẻ cho các hạn mức khác nhau tùy thuộc vào nhu
cầu của khách hàng như thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ nội địa. Khách hàng sử dụng thẻ phải
đảm bảo bằng cách ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá.
- Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
12
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng
mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo quyết định của Thống đốc NHNN số
1096/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD,
đơn vị bao thanh toán được thực hiện hình thức bao thanh toán có quyền truy đòi và
bao thanh toán không có quyền truy đòi. Quyết định cũng quy định rõ về ba phương
thức bao thanh toán, đó là:
+ Bao thanh toán từng lần: NHTM và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần
thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.
+ Bao thanh toán theo hạn mức: NHTM và bên bán hàng thỏa thuận và xác định
một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
+ Đồng bao thanh toán: Hai hay nhiều NHTM cùng thực hiện hoạt động bao
thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một NH làm đầu mối thực hiện
việc tổ chức đồng bao thanh toán.
- Cho thuê tài chính: Ở Việt Nam, theo quy chế hiện hành thì khi kết thúc thời
hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được
tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên. Kết thúc hợp đồng, bên thuê có quyền chọn
mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời
điểm mua lại. Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao
tài sản cho thuê và tổng số tiền thuê tài sản phải tương đương với giá của tài sản đó
trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
1.2.4.2. Phân theo thời hạn tín dụng
Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
vốn cho đến thời điểm khách hàng trả hết đồng vốn đó cùng với khoản lãi đã được
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NH và khách hàng. Theo quy định hiện nay
của NHNN Việt Nam thì:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Tín dụng ngắn hạn
thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động hay tiêu dùng cá nhân trong ngắn hạn.
- Tín dụng trung hạn: có thời gian từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng
này thường được sử dụng để đầu tư các tài sản cố định như phương tiện sản xuất,
phương tiện vận tải, các trang thiết bị nhanh hao mòn, một số cây trồng vật nuôi…
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên. Ngược lại với hai loại
trên thì tín dụng dài hạn sử dụng cho những công trình đầu tư lớn, có thời gian thu hồi
vốn lâu như máy móc, thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng các công trình cầu
đường…
Thang Long University Library
13
NH và khách hàng thỏa thuận về thời hạn chủ yếu căn cứ vào các điều kiện
như: Chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư, khả năng chi trả của
khách hàng, khả năng cung cấp vốn của NH.
Lãi suất các khoản tín dụng dài hạn thường cao hơn các khoản ngắn và trung
hạn do mức độ rủi ro của các khoản tín dụng dài hạn là cao hơn (việc thu hồi vốn đối
với các dự án có thời gian dài luôn gặp những khó khăn bởi ta không thể lường hết
được những rủi ro sẽ gặp trong tương lai).
1.2.4.3. Phân theo thành phần kinh tế
Tín dụng phân theo TPKT bao gồm:
- DNNN: Theo luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20/04/1995, DNNN
là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh
doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội Nhà nước quy định.
- DNNQD: bao gồm toàn bộ những đơn vị kinh tế mang hình thức sở hữu phi Nhà
nước về tư liệu sản xuất, những đơn vị này do tư nhân bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức
nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận và chịu sự chi phối của các chủ đầu tư.
- Hộ gia đình, cá thể.
1.2.4.4. Phân theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi
của khoản vay theo định kỳ. Khách hàng vay không phải trả tất cả khoản vay cùng một
lúc mà được chia ra thành nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể. Kỳ trả nợ cuối cùng cũng là lúc
khách hàng trả nợ được toàn bộ khoản vay khi cộng dồn.
- Cho vay phi trả góp: Ngược lại với cho vay trả góp thì đối với cho vay phi trả
góp chỉ có một kỳ hạn trả nợ. Khách hàng phải trả số vốn vay một lần duy nhất theo kỳ
hạn đã thỏa thuận với NH.
1.2.4.5. Phân theo mức độ tín nhiệm
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là cam kết của khách hàng về việc dùng tài sản
đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với NH khi không
trả được nợ. Tín dụng có tài sản đảm bảo áp dụng với những khách hàng mới, tình
hình tài chính không tốt, có độ rủi ro cao…
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là loại hình tín dụng không cần tài sản
thế chấp, cầm cố mà chỉ dựa vào sự uy tín hay mối quan hệ của khách hàng đối với NH.
1.2.4.6. Các cách phân loại khác
- Phân theo mục đích sử dụng: Tín dụng đối với bất động sản, tín dụng công
nghiệp và thương mại, tín dụng nông nghiệp.
14
- Phân theo đối tượng cấp tín dụng: Tín dụng hàng hóa, tín dụng tiền tệ, tín
dụng thuê mua.
- Phân theo mức độ rủi ro: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng với
nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn khó thu hồi.
1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng
Trong thị trường đầy cạnh tranh, các NHTM luôn tìm cách đưa ra các sản phẩm
dịch vụ mới mẻ để thu hút khách hàng. Nhưng vấn đề về chất lượng của các sản phẩm,
dịch vụ của các NHTM vẫn còn thấp, cần có những biện pháp để cải thiện và nâng
cao. Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc
một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng”. Đúng như vậy, chất
lượng của bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ có thể được hiểu dễ nhất đó là khả năng làm
thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đem lại lợi nhuận cho người cung cấp
và có tác động tốt đến xã hội, nền kinh tế. Trên cơ sở khái niệm về chất lượng thì chất
lượng tín dụng NH là thể hiện được những lợi ích cho các bên tham gia. Chất lượng
được thể hiện khác nhau khi đứng ở các góc độ khác nhau.
- Đối với Ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện khi các hình thức tín dụng
phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn của NH để không những đảm bảo tính cạnh
tranh trên thị trường mà luôn bảo toàn được vốn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy
đủ và có lãi, thông thường dư nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, đối với NH Chính sách Xã hội thì chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ
tín dụng thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng của chính sách, phục vụ chính sách xóa
đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống của nhân
dân…
- Đối với khách hàng: tín dụng phải đáp ứng được kịp thời, thỏa mãn được
những nhu cầu về vốn của khách hàng. Tín dụng phải đảm bảo được các yêu cầu về lãi
suất, kỳ hạn, quá trình thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo phương thức, hình thức
thanh toán… và luôn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng.
- Đối với nền kinh tế - xã hội: Tín dụng phải đảm bảo thực hiện tốt các vai trò
của mình đối với nền kinh tế - xã hội như đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy quá
trình sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động… từ
đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Chất lượng hoạt động tín dụng được thể hiện khác nhau ở các khía cạnh khác
nhau. Do vậy, nội dung của khóa luận được tập trung tìm hiểu và trình bày về vấn đề
chất lượng hoạt động tín dụng theo góc độ là NH. Chất lượng tín dụng phản ánh mức
Thang Long University Library
15
độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức
mạnh trong quá trình cạnh tranh gay gắt để tồn tại.
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.3.2.1. Chất lượng tín dụng với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
Hoạt động tín dụng đem lại một nguồn thu lớn cho các NHTM (chiếm khoảng
90% tổng nguồn thu). Do đó mà các NHTM không ngừng cải thiện, nâng cao, mở rộng
các sản phẩm của mình để hấp dẫn, thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh giữa
các NH. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
NHTM vì nó là điều kiện để tồn tại và phát triển của các NH.
Chất lượng tín dụng tốt làm gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch
vụ NH. Nhờ đó tình hình tài chính của NH được cải thiện, NH có điều kiện tăng khả
năng cung cấp, mở rộng làm đa dạng các loại sản phẩm của mình, tăng uy tín và tính
cạnh tranh trên thị trường.
Chất lượng tín dụng tốt còn cho ta thấy khả năng thanh khoản của NH, khả
năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp
trong kiểm tra giám sát, quản lý… của NHTM nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm
ẩn có thể xảy ra.
Nhờ có chất lượng trong hoạt động tín dụng mà NH có được sự uy tín, nhận
được sự tin cậy từ khách hàng. Từ đó NH có được lượng khách hàng trung thành ổn
định và sẽ phát triển về số lượng trong tương lai.
Từ những lý do trên, ta có thể thấy được sự cần thiết của việc nâng cao chất
lượng trong hoạt động tín dụng của NHTM. Những NHTM hoạt động nhằm mục đích
là tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nhưng với hoạt động tín dụng không có chất lượng
thì NH khó có thể đạt được lượng khách hàng để đảm bảo nguồn thu, hay khó có thể
đảm bảo được khả năng thanh khoản, chi trả các khoản chi phí mà sẽ dẫn tới tình trạng
suy yếu thậm chí là phá sản.
1.3.2.2. Chất lượng tín dụng với khách hàng
Hoạt động tín dụng đạt chất lượng tốt cũng phản ánh được sự thỏa mãn của
khách hàng đối với các hoạt động tín dụng của NH. Đối với khách hàng là người cho
vay, chất lượng hoạt động tín dụng có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn NH của họ. Một
NH có hoạt động tín dụng chất lượng sẽ làm họ cảm thấy luôn tin tưởng vào độ an
toàn mà NH đảm bảo cho đồng tiền của chính họ bỏ ra. Họ tin vào khả năng thanh
khoản của NH, khả năng mà NH đáp ứng được kịp thời khi họ có nhu cầu rút vốn gấp
mà không phải đợi chờ hay làm những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Khách hàng
16
luôn cảm thấy thoải mái với mức lãi mà họ mong muốn nhận được cùng với những
chương trình ưu đãi, hấp dẫn.
Đối với những khách hàng là người cần cấp vốn, tuy là người cần vốn nhưng họ
cũng có sự lựa chọn một NH phù hợp. Chất lượng tín dụng đối với họ cũng rất quan
trọng. Họ cần NH có khả năng cung cấp vốn cho họ với mức lãi suất phù hợp khả năng
chi trả của họ. Ngoài ra, những quy trình, thủ tục làm hợp đồng thuận tiện, giải ngân
đúng theo thỏa thuận, phương thức thanh toán hợp lý cũng sẽ làm khách hàng hài lòng
về hoạt động tín dụng của NH.
Khách hàng là nòng cốt cho sự tồn tại của NH. NH muốn phát triển lượng
khách hàng ngày một lớn thì trước hết NH phải tạo được chữ tín, lòng tin trong tâm trí
khách hàng. Muốn vậy, các NHTM cần phải tập trung nâng cao chất lượng trong hoạt
động tín dụng của mình.
1.3.2.3. Chất lượng tín dụng với nền kinh tế - xã hội
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển cùng với nền
kinh tế thế giới. Đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày một tăng, các NHTM ngày càng mở
rộng hoạt động tín dụng của mình. Chất lượng tín dụng được đảm bảo tức là NH đã
thực hiện tốt vai trò là trung gian thanh toán trong nền kinh tế.
Chất lượng trong hoạt động tín dụng NH giúp tiền tệ trong nền kinh tế được lưu
thông, sức mua của đồng tiền được củng cố. Lượng tiền tạm thời dư thừa, nhàn rỗi
được giảm tối đa và trở nên có tác dụng khi được chuyển đến tay người cần vốn để sản
xuất, kinh doanh. Hoạt động tín dụng có chất lượng làm mở rộng phạm vi thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, giảm thiểu được rủi ro một cách đáng kể.
Nhờ hoạt động tín dụng có chất lượng mà các NHTM kiểm soát được lượng
cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó có các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định
tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và làm tăng uy tín quốc gia.
Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh, đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước. Đúng như
vậy, NHTM thực hiện chức năng luân chuyển vốn trong nền kinh tế, từ những nơi thừa
vốn đến những nơi thiếu vốn cho công việc sản xuất, đầu tư. Không những vậy, đối
với các dự án đầu tư cho các công trình công cộng, đầu tư cho các ngành giáo dục, y
tế… NHTM còn tạo điều kiện cung cấp vốn với mức lãi suất thấp hơn, thời hạn dài hơn.
Như vậy, chất lượng trong hoạt động tín dụng của các NHTM góp phần đáng kể
trong việc thúc đẩy quá trình phát triển, nâng cao an sinh xã hội... Chính vì thế, việc
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM là rất cần thiết trong hiện tại
và trong tương lai.
Thang Long University Library
17
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính
Chất lượng không chỉ thể hiện trên các con số mà chất lượng tín dụng còn được
thể hiện ở các tiêu chí mà không thể đo lường, tính toán cụ thể được.
Như đã được phân tích ở trên thì uy tín của NH là không thể thiếu trong hoạt
động của NH. Các NH luôn cạnh tranh nhau một cách gay gắt. Chiếm được lòng tin
của khách hàng là một thuận lợi cho NH phát triển. Mức độ tin tưởng, sự hài lòng
trong quá trình tín dụng của khách hàng đối với NH là một chỉ tiêu để đánh giá chất
lượng hoạt động tín dụng của NH. Các NHTM ngày nay muốn có lợi thế, hình ảnh tốt
trong mắt khách hàng phải luôn có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh
doanh của mình để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Chỉ tiêu về chính sách quản trị điều hành và đội ngũ cán bộ nhân viên cũng
được các NHTM quan tâm và hoàn thiện. Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, NH cần
phải có những chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phù hợp và có kế
hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên thích ứng với công nghệ, trang thiết bị hiện
đại. Nhờ đó mà công tác nghiệp vụ của NH được cải thiện và nâng cao làm hoạt động
tín dụng trở nên có chất lượng.
Ngoài ra, mức độ mà hoạt động tín dụng đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã
hội cũng rất quan trọng. Dựa vào mức độ đó mà ta cũng có thể dễ dàng đánh giá được
hoạt động tín dụng là có chất lượng hay không.
1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng
- Doanh số cho vay
+ Là chỉ tiêu phản ánh tổng số vốn mà NH cho khách hàng vay theo từng kỳ
(theo tháng, quý hoặc năm), thường là một năm.
+ Doanh số cho vay thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng NH. Tốc độ tăng
của doanh số cho vay cho ta thấy khả năng mở rộng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ.
- Doanh số thu nợ
+ Là chỉ tiêu phản ánh số lượng các khoản vay mà NH thu hồi được khi đến hạn
trong kỳ và kỳ trước đó.
+ Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng trong công tác thu hồi nợ và phản ánh được
chất lượng của hoạt động tín dụng của NH. NH có doanh số thu nợ cao, nhiều khoản
vay được thu hồi tức là nguồn vốn của NH được an toàn và sử dụng có hiệu quả. Chỉ
tiêu này càng cao càng tốt.
- Hệ số thu nợ
18
+ Hệ số thu nợ cho ta biết được mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số
thu nợ. Trong từng kỳ, nhờ hệ số thu nợ ta có thể dễ thấy được trên tổng số tiền NH
giải ngân thì NH trong kỳ đó thu về được bao nhiêu tiền.
+ Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay
- Tổng dư nợ
+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng dư nợ của NH tại một thời điểm (cuối mỗi tháng,
quý hay năm).
+ Tổng dư nợ cho vay cao nhìn chung phản ánh hoạt động tín dụng NH là tốt.
Tuy nhiên nếu tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh chất lượng tín dụng của NH vì có
thể cao là do lãi suất cho vay của NH thấp hơn so với thị trường làm lợi nhuận NH giảm.
+ Tổng dư nợ trong kỳ = dư nợ kỳ trước + doanh số cho vay trong kỳ - doanh
số thu nợ trong kỳ.
- Vòng quay vốn tín dụng
+ Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng NH, phản ánh tần suất
sử dụng vốn.Vòng quay vốn càng lớn với số dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn NH
bỏ ra được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, đem lại nguồn thu lớn cho NH.
+ Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ/ dư nợ bình quân trong kỳ
- Nợ quá hạn
+ Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn trả
nợ. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình tín dụng, nó sẽ gây rủi ro
cho NH và cho khách hàng. Do điều kiện kinh tế cùng với những rủi ro bất ngờ khiến
các NHTM không tránh khỏi tình trạng có nợ quá hạn. Vì thế vẫn có tỷ lệ nợ quá hạn
trong giới hạn cho phép là không quá 5%, khi ấy hoạt động tín dụng của các NH vẫn
được coi là có chất lượng.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng nợ quá hạn/ tổng dư nợ)*100%
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày
22/04/2005 và theo quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/04/2007 thì các khoản nợ của NHTM được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, là các khoản nợ trong hạn hay các khoản nợ quá
hạn dưới 10 ngày và được NHTM đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi
đúng hạn (hoặc đúng thời hạn còn lại).
+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và
các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ
Thang Long University Library
19
chức thì NHTM phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc
và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180
ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. Ngoài ra nợ nhóm 3 còn gồm các khoản
nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp
đồng tín dụng.
+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và
các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai cũng
được xếp vào nhóm 4.
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn.
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Hiệu suất sử dụng vốn
+ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất NH sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn mà NH
đã huy động được.
+ Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn huy động
- Thu nhập từ hoạt động cho vay
+ Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho NH vì thế mà kết quả nguồn
thu của NH từ lãi của các khoản cho vay cũng nói lên một phần chất lượng trong hoạt
động tín dụng của NH.
+ Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay = (Lãi từ hoạt động cho vay/ tổng thu
nhập)*100%
- Trích lập và xử lý rủi ro: Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết
định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, DPRR được trích lập để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
20
+ Dự phòng chung được trích lập bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ
nhóm 1 đến nhóm 4.
+ Dự phòng cụ thể được quy định tỷ lệ trích lập cho từng nhóm nợ như sau:
 Nhóm 1: 0%
 Nhóm 2: 5%
 Nhóm 3: 20%
 Nhóm 4: 50%
 Nhóm 5: 100%
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích = (Dư nợ từng nhóm nợ phải trích rủi ro – giá trị
tài sản đảm bảo cho nhóm nợ đó * tỷ lệ khấu trừ của khoản mục tài sản đảm bảo đó) * tỷ
lệ trích lập rủi ro nhóm nợ.
+ Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
 Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
 Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
 Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của
khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.
- Lợi nhuận: NHTM hoạt động nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi
nhuận. Chênh lệch lợi nhuận mà NH đạt được qua các kỳ ngoài những nguyên nhân
khác thì nguyên nhân trong vấn đề chất lượng tín dụng đóng vai trò rất quan trọng.
Như vậy, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng. Trong đó có
những chỉ tiêu định tính và những chỉ tiêu định lượng. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu
khác như chỉ tiêu về đảm bảo tiền vay, phương án sản xuất kinh doanh của khách
hàng… Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác và hiệu quả trong từng điều kiện
khác nhau thì NH có thể kết hợp nhiều chỉ tiêu sao cho thích hợp nhất.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình tín dụng. Trong quá trình
tín dụng có rất nhiều những tác động dẫn đên rủi ro cho các bên tham gia. Các nhân tố
ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM bao gồm các nhân tố bên ngoài (các
nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong (các nhân tố chủ quan).
1.3.4.1. Các nhân tố bên ngoài
- Nhóm nhân tố về môi trường
+ Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ổn định hay có nhiều biến động đều có
những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh
Thang Long University Library
21
nghiệp. Nền kinh tế ổn định được hiểu là bao gồm ổn định về tài chính, ổn định tiền tệ,
lạm phát được kiềm chế. Những yếu tố đó luôn là điều quan tâm của các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp vì nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được. Vì vậy, nền kinh tế ổn
định là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tiến hành việc hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình một cách thuận lợi, từ đó sẽ tạo cho hoạt động tín
dụng một môi trường tốt để hoạt động có chất lượng. Ngược lại với nền kinh tế ổn
định, sự bất ổn trong nền kinh tế sẽ bao trùm lên các hoạt động của NH, gây ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của NH và NH sẽ phải chịu một tổn thất rất
lớn. Nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu về vốn không nhiều làm hoạt động tín dụng
gặp nhiều khó khăn, nguồn thu của NH giảm sút. Ngay cả những nguồn vốn mà NH đã
giải ngân cho khách hàng cũng chưa chắc được sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế
như vậy. Nhưng với nền kinh tế hưng thịnh, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao
để mở rộng hay thậm chí chạy đua sản xuất, nếu NH chủ quan không thẩm định kỹ các
dự án kinh doanh mà tiến hành hợp đồng tín dụng với khoản vốn quá cao, vượt ngoài
khả năng chi trả, khó có thể thu hồi sẽ gây tổn thất lớn cho NH và đặc biệt sẽ dẫn tới
nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế.
+ Môi trường chính trị: Môi trường kinh tế mà thuận lợi, ổn định sẽ là điều kiện
tốt cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của NH. Một trong các biến động về chính
trị như chiến tranh, bạo loạn, đình công, cấm vận…sẽ dẫn tới những thiệt hại lớn cho
tất cả các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới nền kinh tế. Khi chính trị không ổn định sẽ
làm gián đoạn quá trình sản xuất, việc lưu thông hàng hóa bị đình trệ… sẽ ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng, gây tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng NH.
+ Môi trường pháp lý: Là hệ thống những văn bản luât và dưới luật tác động tới
hoạt động tín dụng. Trong môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ,
thống nhất giữa các luật thì việc thực hiện hợp đồng giữa NH và khách hàng gặp rất
nhiều khó khăn. Sự thay đổi của các văn bản pháp lý hay những chính sách liên tục
được đưa ra sẽ gây sự nhầm lẫn hay chưa đủ thời gian để các doanh nghiệp có thể cập
nhật và thực hiện cho đúng, dẫn đến những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, môi trường
pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh sẽ tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động tín dụng của các
NHTM.
+ Môi trường tự nhiên: Những rủi ro không thể lường trước được là những rủi
ro do thiên nhiên gây ra. Những rủi ro mà thiên tai gây ra như bão lũ, động đất, sóng
thần, dịch bệnh… không những ảnh hưởng đến đời sống của con người mà nó còn làm
nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn. Những khách hàng của NH sẽ gặp khó khăn
trong việc sản xuất kinh doanh, không đủ khả năng thực hiện hợp đồng, NH sẽ gặp
không ít những rủi ro, chất lượng của tín dụng sẽ không được tốt nữa.
22
- Nhóm nhân tố khách hàng
+ Đạo đức, uy tín khách hàng: Không chỉ mỗi khách hàng khi có nhu cầu mới
lựa chọn cho mình một NH uy tín, có thể đáp ứng được nhu cầu của mình mà ngay cả
NH, họ cũng rất quan tâm tới yếu tố đạo đức cũng như uy tín của khách hàng. Nguồn
vốn của NH có được cũng một phần là nhờ công tác huy động vốn. NH cần thể hiện
mình là nơi an toàn và tin tưởng trong mắt ngươi gửi. Vì thế mà khi cấp cho người sử
dụng NH cũng cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề đạo đức của người có nhu cầu vốn. Nếu
bỏ qua vấn đề này, NH có thể sẽ bị khách hàng lừa về những giấy tờ giả, việc sử dụng
vốn bất hợp pháp,… Rất nhiều những NH đã bị khách hàng lừa đảo, gian lận dẫn đến
nhiều rủi ro trong kinh doanh của mình. Việc thực hiện đúng hợp đồng của khách hàng
dựa vào nhiều yếu tố, nhất là sự uy tín. Khách hàng là doanh nghiệp có kết quả kinh
doanh tốt, có hiệu quả, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích nhưng luôn chậm chạp
trong việc trả nợ của mình thì luôn khiến các NH cân nhắc trong việc cấp tín dụng bởi
vấn đề đó có ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của NH và làm ảnh hưởng tới chất lượng
tín dụng.
+ Kết quả kinh doanh: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện, cơ hội tốt cho hoạt
động sản xuất kinh doanh được phát triển. Do vậy, mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp, nói chung là của khách hàng đều
có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng thông qua việc dây chuyền theo mối quan hệ tín
dụng. Những khách hàng sử dụng đồng vốn của NH để đầu tư, kinh doanh và đạt kết
quả tốt, có lãi và phát triển, thực hiện đúng hợp đồng thì họ sẽ đảm bảo được khả năng
về tài chính của mình, từ đó mà hoạt động tín dụng của NH luôn thông suốt, vốn luôn
được quay vòng thường xuyên.
+ Trình độ, khả năng quản lý: Để vốn NH giải ngân được sử dụng có hiệu quả,
đúng mục đích thì phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của người quản lý nó.
Đây là tiền đề để quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Nếu người quản lý
không có kinh nghiệm thực tế, năng lực tổ chức kém, hạn chế về khả năng kinh
doanh… thì kết quả thua lỗ là khó tránh khỏi, dẫn đến khả năng thực hiện đúng thời
hạn hợp đồng tín dụng là rất khó và chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng.
1.3.4.2. Các nhân tố bên trong
Chính bản thân NHTM cũng có thể là nguyên nhân gây những tác động tới chất
lượng hoạt động tín dụng. Để thấy rõ hơn những tác động, ảnh hưởng ấy ta đi sâu vào
một số khía cạnh nổi bật sau:
- Công tác tổ chức hoạt động: Một NH được tổ chức, sắp xếp một cách khoa
học, hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong
Thang Long University Library
23
việc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Đây là điều kiện đầu tiên giúp cho
hoạt động tín dụng có thể đạt chất lượng tốt.
- Kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm soát nội bộ thường xuyên, chặt chẽ của NH
làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình.
Nhờ hoạt động này mà hoạt động tín dụng được hạn chế tối đa những sai sót, kịp thời
phát hiện và chỉnh sửa, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
- Chất lượng nhân sự: Yếu tố con người luôn có tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Theo sự phát triển kinh tế xã hội là sự phát triển
về nhu cầu, đổi mới công nghệ. Vì thế NH muốn hoạt động có chất lượng thì đòi hỏi
phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, trình độ, được đào tạo có hệ
thống, có kiến thức, dễ dàng tiếp cận được với những thay đổi trong môi trường làm
việc. Kết hợp song song cùng khả năng trên, đội ngũ cán bộ nhân viên còn có đạo đức
nghề nghiệp thì chắc chắn đội ngũ nhân viên ấy sẽ giúp NH phát triển về mọi mặt.
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho
hoạt động tín dụng của NH. Chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, phù hợp với đường
lối phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của các bên chắc chắn sẽ thu hút được nhiều
khách hàng, tăng khả năng sinh lời của NH.
- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bắt đầu từ khi thẩm định hồ sơ cho tới
khi thu hồi vốn. Nếu quy trình này được sắp xếp trình tự khoa học, hợp lý, không quá
rườm rà, phức tạp thì không những tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho khách hàng
và bản thân NH mà còn tạo cho hoạt động tín dụng hoạt động có chất lượng.
Ngoài ra, chất lượng hoạt động tín dụng còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố
khác như công nghệ, trang thiết bị, thông tín tín dụng…
Kết luận chương 1
Chương 1 đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về NHTM với các nội dụng như
khái niệm, các hoạt động cơ bản của NHTM. Chương 1 cũng đã đề cập tới các vấn đề
liên quan tới chất lượng tín dụng. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng, các chỉ
tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đều được làm rõ
trong chương 1. Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong các
NHTM hiện nay bởi nó đem lại một nguồn thu lớn cho NH. Vì vậy, đi cùng với hoạt
động tín dụng luôn là chất lượng tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là vô
cùng quan trọng và cần thiết, nó góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH
hiệu quả, an toàn và đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những nội
dung lý thuyết được trình bày trong chương 1 của khóa luận giúp người đọc hiểu sâu
hơn các vấn đề về hoạt động tín dụng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của
24
NHTM. Đây chính là cơ sở lý luận được áp dụng để phân tích thực trạng về hoạt động
tín dụng của NHNo&PTNT Hồng Hà.
Thang Long University Library
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NHNNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒNG HÀ
2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
NHNo&PTNT Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 16 tháng 3 năm
1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
NHNo&PTNT Việt Nam có các tên gọi khác nhau theo thời gian:
- Từ ngày 16 tháng 3 năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Từ ngày 14 tháng 11 năm 1990: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Từ ngày 15 tháng 11 năm 1996: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
Một số tìm hiểu về NHNo&PTNT Việt Nam:
- Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(NHNo&PTNT VN)
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development
- Tên viết tắt: AGRIBANK
- Trụ sở chính: Số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
- Địa chỉ Website: www.agribank.com.vn
NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT
Việt Nam, có trụ sở chính tại số 164 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà tiền thân là NHNo&PTNT chi nhánh Quảng
An được thành lập theo Quyết định số 306/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 16/08/2004 của
Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh NH theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt
Nam. Ngày 01/11/2004, NHNo&PTNT Quảng An chính thức đi vào hoạt động.
NHNo&PTNT chi nhánh Quảng An làm các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư
cho vay các thành phần kinh tế, tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các
thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh
doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu,… và ngày càng khẳng định tầm
quan trọng của mình trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Từ ngày 20 tháng 3 năm 2007, sau khi chi nhánh chuyển trụ sở về địa điểm mới
tại khu trung tâm tài chính NH của Thủ đô, để tương xứng với những đặc thù trên,
26
được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, chủ tịch hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam đã quyết định cho chi nhánh mang tên mới là Hồng Hà.
NHNo&PTNT chi nhánh Quảng An từ đây mang tên mới là NHNo&PTNT Việt Nam
chi nhánh Hồng Hà. Thương hiệu mới này có ý nghĩa gắn liền với Thủ đô Hà Nội và
kinh thành Thăng Long, đặc biệt trong thời điểm đất nước đang chuẩn bị chào đón Đại
lễ một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Tuy mới ra đời được hơn sáu năm, quy mô hoạt động còn nhỏ nhưng cho tới
nay, NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà đã đạt được những thành công đáng khích lệ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh Agribank Hồng Hà được thực hiện theo
mô hình mẫu của NHNo&PTNT Việt Nam và được mô tả theo sơ đồ sau:
Thang Long University Library
27
Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà
(Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự NHN0&PTNT Hồng Hà)
GIÁM
ĐỐC
CÁC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
CÁC
PHÒNG
NGHIỆP
VỤ
Tín dụng
Kế toán - ngân quỹ
Hành chính
và Nhân sự
Kiểm tra, kiểm soát
nội bộ
Điện toán
Kinh doanh
ngoại hối
Kế hoạch
tổng hợp
CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
Dịch vụ
và Marketing
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (20)

Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đBiện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSBĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 

Semelhante a Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà

Semelhante a Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà (20)

Đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, HOT 2018
 
Đề tài tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt
Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việtTăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt
Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt
 
Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt 2
Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt 2Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt 2
Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng đất việt 2
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
 
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Último (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng hà

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ VÂN ANH MÃ SINH VIÊN : A10810 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Vũ Vân Anh Mã sinh viên : A10810 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2011 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà” của khóa luận đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn - ThS. Trần Thị Thùy Linh. Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện khóa luận, cô luôn là người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình. Nhờ đó, những thiếu sót trong kiến thức của em đã được kịp thời chỉnh sửa. Nhờ những gợi ý của cô mà em đã có hướng đi đúng cho đề tài để thực hiện khóa luận một cách tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô tham gia giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long nói chung và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn kinh tế đã giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể tìm hiểu thực tế trong quá trình thực tập và trong thời gian em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại............................................................................ 1 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại....................................................................1 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại ............................................2 1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn.........................................................................2 1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn...........................................................................3 1.1.2.3. Nghiệp vụ thanh toán..............................................................................4 1.1.2.4. Các nghiệp vụ khác.................................................................................4 1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại........................................................... 5 1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng ..........................................................................5 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ...........................................................................6 1.2.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng .........................................................................7 1.2.4. Phân loại tín dụng Ngân hàng............................................................................9 1.2.4.1. Phân theo hình thức cấp tín dụng ............................................................9 1.2.4.2. Phân theo thời hạn tín dụng ..................................................................12 1.2.4.3. Phân theo thành phần kinh tế ................................................................13 1.2.4.4. Phân theo phương pháp hoàn trả...........................................................13 1.2.4.5. Phân theo mức độ tín nhiệm..................................................................13 1.2.4.6. Các cách phân loại khác........................................................................13 1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng..................................................................................... 14 1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng.......................................................14 1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng......................................15 1.3.2.1. Chất lượng tín dụng với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng ............15 1.3.2.2. Chất lượng tín dụng với khách hàng .....................................................15 1.3.2.3. Chất lượng tín dụng với nền kinh tế - xã hội.........................................16 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng ......................................17 1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính..................................................................................17 1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng...............................................................................17 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng...............................................20 1.3.4.1. Các nhân tố bên ngoài...........................................................................20 1.3.4.2. Các nhân tố bên trong...........................................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒNG HÀ................................................ 25 2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà ...................................................... 25 Thang Long University Library
  • 5. 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển........................................................25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................26 2.1.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà............................28 2.1.3.1. Huy động vốn .......................................................................................28 2.1.3.2. Sử dụng vốn..........................................................................................32 2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác ............................................................33 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................34 2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hồng Hà .................... 36 2.2.1. Chỉ tiêu định tính.............................................................................................36 2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng....................................................................................37 2.2.2.1. Doanh số cho vay .................................................................................37 2.2.2.2. Doanh số thu nợ....................................................................................39 2.2.2.3. Hệ số thu nợ .........................................................................................42 2.2.2.4. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ.................................................................42 2.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn ..........................................................................46 2.2.2.6. Vòng quay vốn tín dụng........................................................................47 2.2.2.7. Nợ quá hạn ...........................................................................................47 2.2.2.8. Trích lập và xử lý rủi ro ........................................................................50 2.2.2.9. Thu nhập từ hoạt động tín dụng ............................................................50 2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.... 52 2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................................52 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .........................................................................53 2.3.2.1. Những tồn tại........................................................................................53 2.3.2.2. Nguyên nhân.........................................................................................54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HỒNG HÀ................................ 57 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà.................. 57 3.1.1. Định hướng chung ...........................................................................................57 3.1.2. Định hướng trong hoạt động tín dụng ..............................................................58 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà...... 59 3.2.1. Xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý ......................................................59 3.2.2. Đa dạng hóa khách hàng và các hình thức cấp tín dụng....................................60 3.2.3. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư ............................................................................62 3.2.4. Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng và thẩm định tín dụng ....................62 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ, giải quyết nợ quá hạn và giám sát tín dụng ..63 3.2.6. Nâng cao công nghệ ngân hàng........................................................................64 3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên................................................64
  • 6. 3.2.8. Tăng cường các hoạt động marketing ..............................................................65 3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................................. 66 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền..............................................66 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng trung ương................................................................67 3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam...........................................................67 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 69 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ ATM AutomaticTeller Machine (Máyrút tiền tự động) Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CIC Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng) DNNN Doanh nghiệp Nhànước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh DPRR Dự phòng rủi ro EDC ElectronicData Capture(Thiết bịđọc thẻđiện tử) NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhànước NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn NHTM Ngân hàng thương mại NVHĐ Nguồn vốn huyđộng POS Point of sale (Điểm bán hàng) TCTD Tổ chứctín dụng TG Tiền gửi TG TCKT Tiền gửi tổ chức kinh tế TG TCTD Tiền gửi tổ chức tín dụng TTQT Thanh toán quốctế VND Việt Nam đồng WTO World TradeOrganization (Tổ chứcthương mại thế giới)
  • 8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà........................................................ 27 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT Hồng Hà.......................................... 28 Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hồng Hà năm 2007 – 2009 ............................. 32 Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay theo thời gian......................................................................... 37 Biểu đồ 2.4. Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế................................................................... 45 Biểu đồ 2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng.......................................................................... 51 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hồng Hà.................................... 29 Bảng 2.2. Kết quả dịch vụ của NHNo&PTNT Hồng Hà........................................................ 33 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hồng Hà.................................. 35 Bảng 2.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế............................................................. 39 Bảng 2.5. Doanh số thu nợ theo thời gian............................................................................... 40 Bảng 2.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế................................................................ 41 Bảng 2.7. Hệ số thu nợ của NHNo&PTNT Hồng Hà............................................................. 42 Bảng 2.8. Tổng dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT Hồng Hà ....................................... 43 Bảng 2.9. Tổng dư nợ theo tiền tệ........................................................................................... 44 Bảng 2.10. Hiệu suất sử dụng vốn........................................................................................... 46 Bảng 2.11. Vòng quay vốn tín dụng........................................................................................ 47 Bảng 2.12. Tình hình nợ quá hạn của Agribank Hồng Hà...................................................... 48 Bảng 2.13. Nợ quá hạn theo từng nhóm nợ............................................................................. 49 Bảng 2.14. Trích lập và xử lý rủi ro ........................................................................................ 50 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nhờ công cuộc đổi mới nền kinh tế và dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng phát triển. Chúng ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều sóng gió, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để đạt được điều đó là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của ngành NH với vai trò là “đòn bẩy kinh tế”. Song song với việc cơ chế thị trường ngày càng hoàn thiện của nền kinh tế Việt Nam là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH. Mà trong xu hướng tương lai thì một điều tất yếu xảy ra là các NH sẽ ngày một phát triển mạnh hơn do nền kinh tế ngày một tăng trưởng. Đó là những khó khăn, thách thức điển hình mà các NH phải đối mặt. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức ấy lại đặt ra cho NH những chuyển hướng trong kinh doanh của mình. Trong sự thay đổi của môi trường như vậy thì lĩnh vực hoạt động tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng bởi nó là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của NH. Bên cạnh những kết quả và đóng góp đạt được thì hoạt động tín dụng chứa vô vàn những rủi ro tiềm ẩn. Nó không những làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH nói riêng mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn xã hội nói chung. Thực tế ngày nay, vấn đề về chất lượng tín dụng cũng như khả năng cạnh tranh của các NH nước ta còn quá thấp. Để có thể tồn tại trong quá trình cạnh tranh khốc liệt ấy thì vấn đề mà các NH luôn phải quan tâm đó là việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro, đem lại hiệu quả tốt nhất cho NH và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cũng như các NH khác, NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hồng Hà trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng của mình. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà, với sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị trong chi nhánh, em đã thấy được vai trò quan trọng và những đóng góp, tồn tại của hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài của khóa luận tập trung nghiên cứu ba nội dung chính sau: - Lý luận chung về NHTM và chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM.
  • 10. - Tìm hiểu và phân tích thực trạng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà, từ đó đánh giá, rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó. - Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận có sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, diễn giải, so sánh kết hợp với sơ đồ, biểu đồ và bảng biểu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu để tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009. 5. Kết cấu khóa luận Nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hồng Hà. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã tìm hiểu lý luận và thực tiễn nhưng do thời gian hạn và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không tránh được những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính chất tổng hợp. Lịch sử hình thành và phát triển của NH theo các nhà nghiên cứu ghi nhận là dựa trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi, mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng lên. Để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các quốc gia, khu vực thì trên thị trường xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hóa phát triển sẽ quay trở lại kích thích hoạt động sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữ hộ tiền, chi trả tiền hộ… Chính vì thế mà NH là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hóa, là động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Trải qua một thời gian dài, cho tới nay hoạt động của các NHTM đã trở thành một yếu tố không thể thiếu, gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm, cách nhìn nhận khác nhau về NHTM. Tại Mỹ, NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính. Trong Điều 1, Luật Ngân hàng của Pháp ban hành ngày 13/06/1941 thì NHTM là những xí nghiệp thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Tại Ấn Độ, NHTM là cơ sở xác nhận các khoản tiền gửi để cho vay, tài trợ và đầu tư. Tại Việt Nam, nhằm thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm tăng cường quản lý của Nhà nước, TCTD được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng như sau: “TCTD là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ NH với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như vậy, căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động thì NH bao gồm các loại hình đó là: NHTM, NH Chính sách, NH hợp tác xã, NH đầu tư và các loại hình NH khác. Trong Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước có nêu rõ: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để vay, thực hiện nghiệp vụ chiết
  • 12. 2 khấu và là phương tiện thanh toán”. Hiện nay, theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 do Quốc hội khóa 12 ban hành vào ngày 29/06/2010 thì NHTM được hiểu như sau: “NHTM là một loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các trung gian tài chính phi NH là ở giới hạn hoạt động của chúng. NHTM được phép nhận tiền gửi bao gồm cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; sau đó sử dụng chúng để thực hiện các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, thanh toán và các dịch vụ khác. Trong khi đó, các trung gian tài chính phi NH (công ty tài chính, cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm…) thì chỉ được thực hiện một số các hoạt động như cho vay hay thuê mua; tuyệt đối không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Như vậy, tuy có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về NHTM nhưng nhìn chung thì NHTM có hoạt động cơ bản là kinh doanh tiền tệ - tín dụng và các dịch vụ NH khác. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại NHTM là một tổ chức tài chính trung gian. Trong Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 có giải thích rằng: “Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau. Để hiểu rõ hơn, ta cần đi sâu tìm hiểu các hoạt động cơ bản của NHTM. 1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn Hoạt động huy động vốn của NHTM chính là hoạt động đầu vào của NH. Vốn chủ sở hữu và vốn nợ là hai loại hình thành nên nguồn vốn của NH. Trong đó, vốn chủ sở hữu rất đa dạng, được hình thành dựa theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ NH, theo yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Đối với vốn nợ thì đây là nguồn chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động, gắn liền với quy trình nghiệp vụ của NH. Vốn nợ được tạo lập từ nhiều nguồn như sau: - Huy động từ tiền gửi: Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NH. Nó dường như là hoạt động nguyên thủy của các NHTM. Các NH đều đặt nó là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của mình bởi đây là nguồn đầu vào chủ yếu của NH. Tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quy mô tiền gửi của khách hàng và dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM như: lãi suất, phương thức huy động của NH, tình hình kinh tế xã hội, uy tín của từng NH, sự đa dạng trong danh mục sản phẩm của các NH. Các hình thức huy động từ tiền gửi của NHTM bao gồm: Thang Long University Library
  • 13. 3 + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) + Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư + Tiền gửi khác (tiền gửi của kho bạc Nhà nước, của các TCTD khác…) - Vay từ NH Trung ương và từ các TCTD khác + Vay từ NH Trung ương: NH Trung ương có thể cho vay dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu, thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác… + Vay từ các TCTD khác: Các NH vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên NH nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ, chi trả cấp bách. - Vay trên thị trường vốn: NH huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Nguồn vốn khác: Vốn ủy thác, vốn trong thanh toán. 1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn - Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động chủ yếu của các NHTM. NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay và cho vay. Nguồn thu từ các hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của NH. Do vậy mà hoạt động cho vay không thể thiếu trong các NHTM. Cho vay được chia thành các loại sau: + Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn tới 12 tháng, nhằm cung ứng vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. + Cho vay trung và dài hạn: Là hình thức cho vay của NHTM có thời hạn vay trên 12 tháng, nhằm tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho doanh nghiệp. Các hình thức cho vay trung và dài hạn gồm: Cho vay theo dự án đầu tư, tín dụng tuần hoàn, cho vay hợp vốn, cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. - Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Khác với cho vay bằng tiền thì trong cho thuê tài chính, NHTM tài trợ cho bên đi thuê hay chính là bên đi vay một khoản dưới hình thái hiện vật phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh. Các loại tài sản, thiết bị thường được sử dụng trong cho thuê tài chính rất đa dạng và có sự phát triển không ngừng, bao gồm: bất động sản (nhà cửa, văn phòng, nhà máy…) và động sản (máy móc thiết bị, xe ô tô…). Nội dung các loại cho thuê tài chính bao gồm: + Cho thuê tài chính ba bên + Cho thuê tài chính hai bên
  • 14. 4 + Tái cho thuê (mua và cho thuê lại) + Cho thuê tài chính liên kết + Cho thuê tài chính hợp tác + Cho thuê tài chính bắc cầu (thuê mua giáp lưng) - Nghiệp vụ bảo lãnh: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận. - Mở L/C bằng vốn vay: L/C là hình thức phổ biến hiện nay, hình thức mà NH thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu (người cung cấp hàng hóa) sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu (người cung cấp hàng hóa) xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Khi mở L/C bằng nguồn vốn vay của NH, khách hàng có thể vay bằng ngoại tệ hoặc vay VND mua ngoại tệ để mở và thanh toán L/C. - Ngoài ra, NHTM còn có một số hoạt động sử dụng vốn như: hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý… 1.1.2.3. Nghiệp vụ thanh toán Nhờ dịch vụ thanh toán của NHTM mà việc thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Dịch vụ thanh toán của NH bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. - Thanh toán trong nước có thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống NH. Thanh toán không dùng tiền mặt có các hình thức như: Thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ NH. Ngoài ra còn có các dịch vụ thanh toán khác như dịch vụ NH trực tuyến (online banking services), dịch vụ trả lương tự động, trả nợ gốc và lãi vay tự động, dịch vụ NH điện tử… - Thanh toán quốc tế: Các phương tiện chủ yếu trong thanh toán quốc tế bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu và séc. 1.1.2.4. Các nghiệp vụ khác - Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán tức thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra. Thang Long University Library
  • 15. 5 - Dịch vụ thông tin tư vấn, môi giới: NH đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản. - Các hoạt động khác: NHTM còn có một số các hoạt động khác như hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý hay các dịch vụ trung gian như quản lý hộ tài sản là vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật… 1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng NHTM có ba chức năng cơ bản, đó là: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chức năng “tạo tiền”. Trong đó, chức năng quan trọng nhất của NHTM là chức năng trung gian tín dụng. Tín dụng theo cách hiểu đơn giản nhất đó là sự vay mượn. Hoạt động vay – mượn được hình thành từ rất sớm trong nền kinh tế và chính quan hệ vay mượn là nguồn gốc sâu xa của quan hệ tín dụng. Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của xã hội thì lực lượng sản xuất cũng ngày càng phát triển và có sự phân công trong lao động. Lúc này thì con người không chỉ sản xuất sản phẩm đủ tiêu dùng mà còn có một phần tích lũy để dự trữ. Xã hội từ ấy bắt đầu có sự phân chia giàu nghèo và các giai cấp được hình thành. Ngày nay trong xã hội song song cùng tồn tại rất nhiều người dư thừa vốn và người thiếu vốn. Để thỏa mãn nhu cầu của các bên, NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng, là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Qua nhiều hình thức, NHTM có thể huy động được một khoản tiền lớn trong nền kinh tế. Nhờ đó mà những nguồn vốn nhàn rỗi nằm rải rác chủ yếu từ các cá nhân, hộ gia đình được tập trung tại NH tạo thành quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. NH có vốn rồi sẽ cho những cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu về vốn vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng. Thông qua đó, hoạt động của nền kinh tế được thúc đẩy phát triển, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và đặc biệt là có sự cân bằng giữa nguồn dư thừa vốn và nhu cầu về vốn. Hoạt động tín dụng có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau nhưng ta có thể hiểu đơn giản theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam rằng: “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận và tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ tín dụng khác”. Theo định nghĩa trên và dựa theo Điều 98 của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, hoạt động cấp tín dụng của NHTM bao gồm các hoạt động chính sau: - Cho vay - Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
  • 16. 6 - Bảo lãnh NH - Phát hành thẻ tín dụng - Bao thanh toán - Cho thuê tài chính 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng Dựa trên khái niệm về tín dụng ta có thể thấy để hình thành nên quan hệ tín dụng ta cần có hai bên tham gia là người đi vay và người cho vay. NHTM với vai trò là trung gian tín dụng sẽ huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế sau đó cho vay, cấp tín dụng cho người thiếu vốn có nhu cầu vay. Khi hai bên đã có những thỏa thuận và chấp nhận những ràng buộc như số lượng tài sản, tiền tệ, thời hạn, nghĩa vụ hoàn trả… và đặc biệt là những đặc trưng cơ bản sau thì sẽ dẫn đến một bản hợp đồng về tín dụng: “Dụng” trong “Tín dụng” có nghĩa là sự chiếm đoạt, chiếm dụng. Còn “Tín” là sự tín nhiệm, tin tưởng. Như vậy, đặc trưng cơ bản mà ta có thể thấy ngay trong “Tín dụng” đó là sự tin tưởng, lòng tin của của người cho vay đối với người đi vay và ngược lại. Người đi vay phải thể hiện được uy tín trong việc thực hiện đúng hợp đồng đã thỏa thuận ban đầu. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, việc hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn một cách vô điều kiện cho bên cho vay là một lợi thế khi muốn vay lần tiếp theo. Bởi người cho vay sẽ có lòng tin vào người đi vay, tin rằng người đi vay sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Cũng như người đi vay thì người cho vay cũng cần thể hiện tốt để người đi vay có thể tin tưởng vào khả năng mà người cho vay có thể thực hiện tốt hợp đồng. Trên thực tế ta có thể dễ dàng nhận thấy lòng tin của người cho vay đối với người đi vay là quan trong hơn. Đặc trưng tiếp theo là tính thời hạn. Tín dụng là sự chuyển nhượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng. Tín dụng chỉ chuyển quyền sử dụng chứ không chuyển quyền sở hữu cho người vay. Chính vì vậy, trong các hợp đồng tín dụng điều kiện về thời hạn là không thể thiếu được. Người đi vay chỉ được sử dụng khoản tiền của người cho vay trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn cam kết trong hợp đồng thì khoản vay này sẽ được thu hồi lại toàn vẹn giá trị ban đầu. Trong định nghĩa về cấp tín dụng có đề cập tới nguyên tắc hoàn trả. Vì thế đặc trưng cũng rất cơ bản của tín dụng đó là tính hoàn trả. Song song với yếu tố thời hạn là vấn đề về hoàn trả. Khách hàng – người đi vay không chỉ phải hoàn trả đầy đủ khoản vay ban đầu mà cùng với nó là phần lãi vay đã được thỏa thuận trước trả cho NH theo nhiều phương thức trả lãi khác nhau quy định rõ trong bản hợp đồng. Người đi vay phải hoàn trả một cách vô điều kiện về khoản gốc và lãi trong thời hạn nhất định. Thang Long University Library
  • 17. 7 Tính đảm bảo trong quan hệ tín dụng là không thể thiếu. Chỉ dựa vào uy tín, sự tin cậy lẫn nhau thôi thì chưa đủ bởi có nhiều mức tin cậy khác nhau và có nhiều yếu tố không mong đợi có thể xảy ra. Do vậy, đảm bảo tiền vay là nguồn thanh toán “thứ hai” cho NHTM trong trường hợp khách hàng không trả được khoản vay. Thông thường các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản và khách hàng được vay chủ yếu qua các hình thức như: Cho vay cầm cố bằng chứng khoán, thương phiếu, hợp đồng thầu khoán, hàng hóa, cho vay thế chấp bằng bất động sản, cho vay có đảm bảo của người bảo lãnh… Tuy rằng hoạt động tín dụng là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM nhưng mặt khác hoạt động tín dụng lại ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Trong nghiệp vụ tín dụng, rủi ro trong cho vay hàm chứa tỷ trọng lớn nhất trong tổng rủi ro. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro như nguyên nhân bất khả kháng từ thiên tai, nguyên nhân từ môi trường kinh tế hay do những chính sách của Nhà nước cũng như môi trường pháp lý. Chính hai bên tham gia và thiết lập nên quan hệ tín dụng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong tín dụng. Những sự cố bất thường (biến động giá cả, điều kiện sản xuất kinh doanh…) xảy ra đối với người đi vay sẽ gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt, nhất là khả năng trả nợ với nhiều mức độ khác nhau. Về phía NH, do sự chủ quan, thiếu sự giám sát, thiếu kiến thức dẫn đến gây sơ hở trong hợp đồng tín dụng khiến khách hàng lợi dụng chiếm đoạt tài sản hay do thẩm định không chính xác, thiếu chi tiết mà tài sản đảm bảo đến khi phát mại có giá trị bị giảm do lỗi thời, lạc hậu… Tất cả những nguyên nhân ấy đều dẫn đến một khoản tổn thất lớn, gây nhiều bất lợi cho NHTM. 1.2.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng NHTM có thể huy động được vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy, những nguồn vốn nhàn rỗi trong khắp nền kinh tế đều được tập trung về đây. Với số vốn lớn huy động được và vốn tự có của mình, NHTM luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng có nhu cầu tiêu dùng, đầu tư hay phát triển kinh doanh. Hoạt động huy động vốn và việc cấp tín dụng cho khách hàng có thể làm đồng thời bởi NHTM có các bộ phận, phòng ban khác nhau chuyên về các nghiệp vụ khác nhau. Do đó, NHTM luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, ngày càng nhanh chóng và chính xác. Nhờ có tín dụng NH mà những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi đã trở thành tiền hoạt động, làm những đồng tiền nằm phân tán rải rác thành vốn tiền tệ tập trung phục vụ và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp phát triển nền kinh tế. Như đã phân tích ở trên thì quan hệ tín dụng được hình thành cần có hai bên tham gia. Như vậy, chắc chắn tín dụng đều có một vai trò nào đó đối với mỗi bên tham
  • 18. 8 gia. Thông thường nói đến tín dụng ta thường nghĩ tới hoạt động cho vay. Ngày nay, hoạt động tín dụng không chỉ dừng lại ở cho vay mà nó còn có nhiều hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm, dịch vụ của NH đều có mục tiêu đem lại lợi nhuận cho NH và tất nhiên là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Đối với Ngân hàng: Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về các dịch vụ NH ngày càng gia tăng. Các NHTM tìm mọi cách để làm đa dạng hóa sản phẩm của mình, làm sao để có thể thu hút, hấp dẫn được nhiều khách hàng. Có được số lượng lớn khách hàng kèm theo đó là chất lượng các sản phẩm NH thì NH chắc chắn sẽ có một lượng lớn khách hàng trung thành. Từ đó NH sẽ có một khoản thu nhập lớn nhờ phí các dịch vụ và nhiều nhất là thu nhập từ khoản chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. - Đối với khách hàng: Những khách hàng gửi tiền tại NH sẽ thu được một khoản lãi từ tiền gửi theo các mức lãi suất khác nhau, số tiền nhàn rỗi của họ sẽ không bị mất giá hay nguy hiểm nếu họ cứ giữ chúng trong tay. NH là nơi có thể đảm bảo an toàn và hoàn trả lại toàn bộ số tiền cùng khoản lãi cho khách hàng. Với những khách hàng vay tiền, họ sẽ có được vốn mà họ cần một cách hợp pháp phục vụ cho mục đích của mình như tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh… Với rất nhiều các dịch vụ tiện ích của NH, khách hàng có thể chuyển khoản, thanh toán tiền một cách nhanh chóng, chính xác mà không phải dùng tiền mặt. Nhờ công nghệ hiện đại, ngày một cải tiến, giờ đây khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ của NH mọi lúc, mọi nơi, ngay cả ở nhà mà không hề mất thời gian hay chi phí đi lại. Do đó, trong hoàn cảnh xã hội phát triển, nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay, hoạt động tín dụng NH càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế nó luôn được quan tâm mở rộng và đa dạng hơn về mọi mặt để đáp ứng kịp thời những nhu cầu trong nền kinh tế. - Đối với nền kinh tế: Hoạt động tín dụng không chỉ có ý nghĩa, có vai trò với NH, với khách hàng mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng góp phần thực thi các chính sách xã hội. NHTM là nơi có thể huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong nền kinh tế và tập trung lại giúp cho vốn luôn được luân chuyển, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, được mở rộng, không bị gián đoạn vì thiếu vốn; tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình có cơ hội nâng cao nguồn thu nhập của mình. Cũng nhờ thế, nền kinh tế thị trường được ổn định, tăng trưởng và phát triển, trở thành môi trường đầu tư tốt, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ tín dụng mà chi phí lưu thông tiền tệ trên thị trường được giảm bớt do tín dụng hạn chế được việc dùng tiền mặt mà thông qua chuyển khoản một cách thuận tiện mà an toàn, chính xác. Hoạt động tín dụng không những mang lại nguồn thu cho các NHTM mà còn mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước qua việc thu thuế thu nhập và đầu tư có ủy thác của Chính phủ. Ngoài ra, thông qua nhu cầu của Thang Long University Library
  • 19. 9 khách hàng trong hoạt động tín dụng, các NHTM thu thập được những số liệu chi tiết, đầy đủ về cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó có hướng điều tiết, lưu thông và thực thi các chính sách về tiền tệ… 1.2.4. Phân loại tín dụng Ngân hàng Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tùy theo yêu cầu cũng như nhu cầu của khách hàng và tùy vào mục tiêu quản lý của NHTM mà mỗi NH có các cách phân loại tín dụng khác nhau. Có các cách phân loại chính như sau: 1.2.4.1. Phân theo hình thức cấp tín dụng Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có quy định các hình thức cấp tín dụng của NHTM như sau: - Cho vay: Chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 60 - 70%) các khoản thu của NHTM. Đây là một hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận có nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Điều 16, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ- NHNN ban hành ngày 31/12/2001 có các phương thức cho vay như sau: + Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH phải thỏa thuận và làm các thủ tục vay vốn cần thiết theo quy định rồi ký hợp đồng tín dụng + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với những khách hàng vay ngắn hạn, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. NH và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của NH nhưng tối đa không quá 12 tháng. + Cho vay theo dự án đầu tư: NHTM cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. NHTM cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. + Cho vay hợp vốn: Một nhóm các NHTM cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một NHTM làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các NHTM khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. + Cho vay trả góp: Khi vay vốn, NHTM và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
  • 20. 10 trong thời gian cho vay. Cho vay trả góp thường áp dụng với những khoản vay có kỳ hạn trung và dài hạn, tài trợ cho những tài sản cố định. + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ nhu cầu của khách hàng, NHTM và khách hàng thỏa thuận trong hợp dồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng; NHTM cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHTM thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. + Các phương pháp cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định và điều kiện hoạt động kinh doanh của NHTM và đặc điểm của khách hàng vay (ví dụ như cho vay lưu vụ). - Chiết khấu, tái chiết khấu: Chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của NHTM. Trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những chứng từ có giá, chưa đến hạn thanh toán cho NHTM để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. Các giấy tờ có giá này được các NHTM chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường thứ cấp. Tùy vào giá trị và mức độ tin cậy mà NHTM chấp nhận chiết khấu theo tỉ suất nhất định. - Bảo lãnh Ngân hàng: Theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bảo lãnh NH bao gồm các loại sau: + Bảo lãnh vay vốn: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. + Bảo lãnh thanh toán: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. + Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của NHTM với bên mời thầu, để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì NHTM sẽ thực hiện thay. Thang Long University Library
  • 21. 11 + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay. + Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh, đảm bảo việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay. + Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Là cam kết của NHTM với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì NHTM sẽ thực hiện thay. + “Bảo lãnh đối ứng”: Là cam kết của NHTM (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. + “Xác nhận bảo lãnh”: Là cam kết bảo lãnh của NHTM (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng. + Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Phát hành thẻ tín dụng: Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt. Hàng loạt những sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng được ra đời nhằm thu hút và nâng cao số lượng khách hàng của NHTM. Phát hành thẻ tín dụng cũng đang được các NHTM quan tâm mở rộng. Thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NHTM chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHTM. Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ không phải trả tiền ngay mà chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Có nhiều loại thẻ cho các hạn mức khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng như thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ nội địa. Khách hàng sử dụng thẻ phải đảm bảo bằng cách ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá. - Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
  • 22. 12 khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo quyết định của Thống đốc NHNN số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD, đơn vị bao thanh toán được thực hiện hình thức bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi. Quyết định cũng quy định rõ về ba phương thức bao thanh toán, đó là: + Bao thanh toán từng lần: NHTM và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. + Bao thanh toán theo hạn mức: NHTM và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoản thời gian nhất định. + Đồng bao thanh toán: Hai hay nhiều NHTM cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một NH làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. - Cho thuê tài chính: Ở Việt Nam, theo quy chế hiện hành thì khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên. Kết thúc hợp đồng, bên thuê có quyền chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê và tổng số tiền thuê tài sản phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. 1.2.4.2. Phân theo thời hạn tín dụng Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn cho đến thời điểm khách hàng trả hết đồng vốn đó cùng với khoản lãi đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NH và khách hàng. Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam thì: - Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động hay tiêu dùng cá nhân trong ngắn hạn. - Tín dụng trung hạn: có thời gian từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, các trang thiết bị nhanh hao mòn, một số cây trồng vật nuôi… - Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên. Ngược lại với hai loại trên thì tín dụng dài hạn sử dụng cho những công trình đầu tư lớn, có thời gian thu hồi vốn lâu như máy móc, thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng các công trình cầu đường… Thang Long University Library
  • 23. 13 NH và khách hàng thỏa thuận về thời hạn chủ yếu căn cứ vào các điều kiện như: Chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư, khả năng chi trả của khách hàng, khả năng cung cấp vốn của NH. Lãi suất các khoản tín dụng dài hạn thường cao hơn các khoản ngắn và trung hạn do mức độ rủi ro của các khoản tín dụng dài hạn là cao hơn (việc thu hồi vốn đối với các dự án có thời gian dài luôn gặp những khó khăn bởi ta không thể lường hết được những rủi ro sẽ gặp trong tương lai). 1.2.4.3. Phân theo thành phần kinh tế Tín dụng phân theo TPKT bao gồm: - DNNN: Theo luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20/04/1995, DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội Nhà nước quy định. - DNNQD: bao gồm toàn bộ những đơn vị kinh tế mang hình thức sở hữu phi Nhà nước về tư liệu sản xuất, những đơn vị này do tư nhân bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận và chịu sự chi phối của các chủ đầu tư. - Hộ gia đình, cá thể. 1.2.4.4. Phân theo phương pháp hoàn trả - Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi của khoản vay theo định kỳ. Khách hàng vay không phải trả tất cả khoản vay cùng một lúc mà được chia ra thành nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể. Kỳ trả nợ cuối cùng cũng là lúc khách hàng trả nợ được toàn bộ khoản vay khi cộng dồn. - Cho vay phi trả góp: Ngược lại với cho vay trả góp thì đối với cho vay phi trả góp chỉ có một kỳ hạn trả nợ. Khách hàng phải trả số vốn vay một lần duy nhất theo kỳ hạn đã thỏa thuận với NH. 1.2.4.5. Phân theo mức độ tín nhiệm - Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là cam kết của khách hàng về việc dùng tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với NH khi không trả được nợ. Tín dụng có tài sản đảm bảo áp dụng với những khách hàng mới, tình hình tài chính không tốt, có độ rủi ro cao… - Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là loại hình tín dụng không cần tài sản thế chấp, cầm cố mà chỉ dựa vào sự uy tín hay mối quan hệ của khách hàng đối với NH. 1.2.4.6. Các cách phân loại khác - Phân theo mục đích sử dụng: Tín dụng đối với bất động sản, tín dụng công nghiệp và thương mại, tín dụng nông nghiệp.
  • 24. 14 - Phân theo đối tượng cấp tín dụng: Tín dụng hàng hóa, tín dụng tiền tệ, tín dụng thuê mua. - Phân theo mức độ rủi ro: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng với nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn khó thu hồi. 1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng 1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng Trong thị trường đầy cạnh tranh, các NHTM luôn tìm cách đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới mẻ để thu hút khách hàng. Nhưng vấn đề về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của các NHTM vẫn còn thấp, cần có những biện pháp để cải thiện và nâng cao. Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng”. Đúng như vậy, chất lượng của bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ có thể được hiểu dễ nhất đó là khả năng làm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đem lại lợi nhuận cho người cung cấp và có tác động tốt đến xã hội, nền kinh tế. Trên cơ sở khái niệm về chất lượng thì chất lượng tín dụng NH là thể hiện được những lợi ích cho các bên tham gia. Chất lượng được thể hiện khác nhau khi đứng ở các góc độ khác nhau. - Đối với Ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện khi các hình thức tín dụng phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn của NH để không những đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường mà luôn bảo toàn được vốn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi, thông thường dư nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ. Tuy nhiên, đối với NH Chính sách Xã hội thì chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ tín dụng thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng của chính sách, phục vụ chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân… - Đối với khách hàng: tín dụng phải đáp ứng được kịp thời, thỏa mãn được những nhu cầu về vốn của khách hàng. Tín dụng phải đảm bảo được các yêu cầu về lãi suất, kỳ hạn, quá trình thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo phương thức, hình thức thanh toán… và luôn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. - Đối với nền kinh tế - xã hội: Tín dụng phải đảm bảo thực hiện tốt các vai trò của mình đối với nền kinh tế - xã hội như đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động… từ đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Chất lượng hoạt động tín dụng được thể hiện khác nhau ở các khía cạnh khác nhau. Do vậy, nội dung của khóa luận được tập trung tìm hiểu và trình bày về vấn đề chất lượng hoạt động tín dụng theo góc độ là NH. Chất lượng tín dụng phản ánh mức Thang Long University Library
  • 25. 15 độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh trong quá trình cạnh tranh gay gắt để tồn tại. 1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng 1.3.2.1. Chất lượng tín dụng với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Hoạt động tín dụng đem lại một nguồn thu lớn cho các NHTM (chiếm khoảng 90% tổng nguồn thu). Do đó mà các NHTM không ngừng cải thiện, nâng cao, mở rộng các sản phẩm của mình để hấp dẫn, thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh giữa các NH. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM vì nó là điều kiện để tồn tại và phát triển của các NH. Chất lượng tín dụng tốt làm gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ NH. Nhờ đó tình hình tài chính của NH được cải thiện, NH có điều kiện tăng khả năng cung cấp, mở rộng làm đa dạng các loại sản phẩm của mình, tăng uy tín và tính cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng tín dụng tốt còn cho ta thấy khả năng thanh khoản của NH, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp trong kiểm tra giám sát, quản lý… của NHTM nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Nhờ có chất lượng trong hoạt động tín dụng mà NH có được sự uy tín, nhận được sự tin cậy từ khách hàng. Từ đó NH có được lượng khách hàng trung thành ổn định và sẽ phát triển về số lượng trong tương lai. Từ những lý do trên, ta có thể thấy được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng của NHTM. Những NHTM hoạt động nhằm mục đích là tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nhưng với hoạt động tín dụng không có chất lượng thì NH khó có thể đạt được lượng khách hàng để đảm bảo nguồn thu, hay khó có thể đảm bảo được khả năng thanh khoản, chi trả các khoản chi phí mà sẽ dẫn tới tình trạng suy yếu thậm chí là phá sản. 1.3.2.2. Chất lượng tín dụng với khách hàng Hoạt động tín dụng đạt chất lượng tốt cũng phản ánh được sự thỏa mãn của khách hàng đối với các hoạt động tín dụng của NH. Đối với khách hàng là người cho vay, chất lượng hoạt động tín dụng có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn NH của họ. Một NH có hoạt động tín dụng chất lượng sẽ làm họ cảm thấy luôn tin tưởng vào độ an toàn mà NH đảm bảo cho đồng tiền của chính họ bỏ ra. Họ tin vào khả năng thanh khoản của NH, khả năng mà NH đáp ứng được kịp thời khi họ có nhu cầu rút vốn gấp mà không phải đợi chờ hay làm những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Khách hàng
  • 26. 16 luôn cảm thấy thoải mái với mức lãi mà họ mong muốn nhận được cùng với những chương trình ưu đãi, hấp dẫn. Đối với những khách hàng là người cần cấp vốn, tuy là người cần vốn nhưng họ cũng có sự lựa chọn một NH phù hợp. Chất lượng tín dụng đối với họ cũng rất quan trọng. Họ cần NH có khả năng cung cấp vốn cho họ với mức lãi suất phù hợp khả năng chi trả của họ. Ngoài ra, những quy trình, thủ tục làm hợp đồng thuận tiện, giải ngân đúng theo thỏa thuận, phương thức thanh toán hợp lý cũng sẽ làm khách hàng hài lòng về hoạt động tín dụng của NH. Khách hàng là nòng cốt cho sự tồn tại của NH. NH muốn phát triển lượng khách hàng ngày một lớn thì trước hết NH phải tạo được chữ tín, lòng tin trong tâm trí khách hàng. Muốn vậy, các NHTM cần phải tập trung nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng của mình. 1.3.2.3. Chất lượng tín dụng với nền kinh tế - xã hội Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thế giới. Đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày một tăng, các NHTM ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Chất lượng tín dụng được đảm bảo tức là NH đã thực hiện tốt vai trò là trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Chất lượng trong hoạt động tín dụng NH giúp tiền tệ trong nền kinh tế được lưu thông, sức mua của đồng tiền được củng cố. Lượng tiền tạm thời dư thừa, nhàn rỗi được giảm tối đa và trở nên có tác dụng khi được chuyển đến tay người cần vốn để sản xuất, kinh doanh. Hoạt động tín dụng có chất lượng làm mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, giảm thiểu được rủi ro một cách đáng kể. Nhờ hoạt động tín dụng có chất lượng mà các NHTM kiểm soát được lượng cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó có các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và làm tăng uy tín quốc gia. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước. Đúng như vậy, NHTM thực hiện chức năng luân chuyển vốn trong nền kinh tế, từ những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn cho công việc sản xuất, đầu tư. Không những vậy, đối với các dự án đầu tư cho các công trình công cộng, đầu tư cho các ngành giáo dục, y tế… NHTM còn tạo điều kiện cung cấp vốn với mức lãi suất thấp hơn, thời hạn dài hơn. Như vậy, chất lượng trong hoạt động tín dụng của các NHTM góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình phát triển, nâng cao an sinh xã hội... Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM là rất cần thiết trong hiện tại và trong tương lai. Thang Long University Library
  • 27. 17 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng 1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính Chất lượng không chỉ thể hiện trên các con số mà chất lượng tín dụng còn được thể hiện ở các tiêu chí mà không thể đo lường, tính toán cụ thể được. Như đã được phân tích ở trên thì uy tín của NH là không thể thiếu trong hoạt động của NH. Các NH luôn cạnh tranh nhau một cách gay gắt. Chiếm được lòng tin của khách hàng là một thuận lợi cho NH phát triển. Mức độ tin tưởng, sự hài lòng trong quá trình tín dụng của khách hàng đối với NH là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NH. Các NHTM ngày nay muốn có lợi thế, hình ảnh tốt trong mắt khách hàng phải luôn có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Chỉ tiêu về chính sách quản trị điều hành và đội ngũ cán bộ nhân viên cũng được các NHTM quan tâm và hoàn thiện. Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, NH cần phải có những chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phù hợp và có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên thích ứng với công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó mà công tác nghiệp vụ của NH được cải thiện và nâng cao làm hoạt động tín dụng trở nên có chất lượng. Ngoài ra, mức độ mà hoạt động tín dụng đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội cũng rất quan trọng. Dựa vào mức độ đó mà ta cũng có thể dễ dàng đánh giá được hoạt động tín dụng là có chất lượng hay không. 1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng - Doanh số cho vay + Là chỉ tiêu phản ánh tổng số vốn mà NH cho khách hàng vay theo từng kỳ (theo tháng, quý hoặc năm), thường là một năm. + Doanh số cho vay thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng NH. Tốc độ tăng của doanh số cho vay cho ta thấy khả năng mở rộng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ. - Doanh số thu nợ + Là chỉ tiêu phản ánh số lượng các khoản vay mà NH thu hồi được khi đến hạn trong kỳ và kỳ trước đó. + Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng trong công tác thu hồi nợ và phản ánh được chất lượng của hoạt động tín dụng của NH. NH có doanh số thu nợ cao, nhiều khoản vay được thu hồi tức là nguồn vốn của NH được an toàn và sử dụng có hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. - Hệ số thu nợ
  • 28. 18 + Hệ số thu nợ cho ta biết được mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Trong từng kỳ, nhờ hệ số thu nợ ta có thể dễ thấy được trên tổng số tiền NH giải ngân thì NH trong kỳ đó thu về được bao nhiêu tiền. + Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay - Tổng dư nợ + Chỉ tiêu này phản ánh tổng dư nợ của NH tại một thời điểm (cuối mỗi tháng, quý hay năm). + Tổng dư nợ cho vay cao nhìn chung phản ánh hoạt động tín dụng NH là tốt. Tuy nhiên nếu tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh chất lượng tín dụng của NH vì có thể cao là do lãi suất cho vay của NH thấp hơn so với thị trường làm lợi nhuận NH giảm. + Tổng dư nợ trong kỳ = dư nợ kỳ trước + doanh số cho vay trong kỳ - doanh số thu nợ trong kỳ. - Vòng quay vốn tín dụng + Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng NH, phản ánh tần suất sử dụng vốn.Vòng quay vốn càng lớn với số dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn NH bỏ ra được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, đem lại nguồn thu lớn cho NH. + Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ/ dư nợ bình quân trong kỳ - Nợ quá hạn + Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn trả nợ. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình tín dụng, nó sẽ gây rủi ro cho NH và cho khách hàng. Do điều kiện kinh tế cùng với những rủi ro bất ngờ khiến các NHTM không tránh khỏi tình trạng có nợ quá hạn. Vì thế vẫn có tỷ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép là không quá 5%, khi ấy hoạt động tín dụng của các NH vẫn được coi là có chất lượng. + Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng nợ quá hạn/ tổng dư nợ)*100% Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 22/04/2005 và theo quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 thì các khoản nợ của NHTM được chia thành các nhóm sau: + Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, là các khoản nợ trong hạn hay các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được NHTM đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn (hoặc đúng thời hạn còn lại). + Nhóm 2: Nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ Thang Long University Library
  • 29. 19 chức thì NHTM phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu) + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. Ngoài ra nợ nhóm 3 còn gồm các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai cũng được xếp vào nhóm 4. + Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Hiệu suất sử dụng vốn + Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất NH sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn mà NH đã huy động được. + Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn huy động - Thu nhập từ hoạt động cho vay + Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho NH vì thế mà kết quả nguồn thu của NH từ lãi của các khoản cho vay cũng nói lên một phần chất lượng trong hoạt động tín dụng của NH. + Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay = (Lãi từ hoạt động cho vay/ tổng thu nhập)*100% - Trích lập và xử lý rủi ro: Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, DPRR được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
  • 30. 20 + Dự phòng chung được trích lập bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. + Dự phòng cụ thể được quy định tỷ lệ trích lập cho từng nhóm nợ như sau:  Nhóm 1: 0%  Nhóm 2: 5%  Nhóm 3: 20%  Nhóm 4: 50%  Nhóm 5: 100% Số tiền dự phòng cụ thể phải trích = (Dư nợ từng nhóm nợ phải trích rủi ro – giá trị tài sản đảm bảo cho nhóm nợ đó * tỷ lệ khấu trừ của khoản mục tài sản đảm bảo đó) * tỷ lệ trích lập rủi ro nhóm nợ. + Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:  Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.  Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.  Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý. - Lợi nhuận: NHTM hoạt động nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Chênh lệch lợi nhuận mà NH đạt được qua các kỳ ngoài những nguyên nhân khác thì nguyên nhân trong vấn đề chất lượng tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Như vậy, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng. Trong đó có những chỉ tiêu định tính và những chỉ tiêu định lượng. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về đảm bảo tiền vay, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng… Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác và hiệu quả trong từng điều kiện khác nhau thì NH có thể kết hợp nhiều chỉ tiêu sao cho thích hợp nhất. 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình tín dụng. Trong quá trình tín dụng có rất nhiều những tác động dẫn đên rủi ro cho các bên tham gia. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM bao gồm các nhân tố bên ngoài (các nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong (các nhân tố chủ quan). 1.3.4.1. Các nhân tố bên ngoài - Nhóm nhân tố về môi trường + Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ổn định hay có nhiều biến động đều có những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh Thang Long University Library
  • 31. 21 nghiệp. Nền kinh tế ổn định được hiểu là bao gồm ổn định về tài chính, ổn định tiền tệ, lạm phát được kiềm chế. Những yếu tố đó luôn là điều quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vì nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được. Vì vậy, nền kinh tế ổn định là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tiến hành việc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách thuận lợi, từ đó sẽ tạo cho hoạt động tín dụng một môi trường tốt để hoạt động có chất lượng. Ngược lại với nền kinh tế ổn định, sự bất ổn trong nền kinh tế sẽ bao trùm lên các hoạt động của NH, gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của NH và NH sẽ phải chịu một tổn thất rất lớn. Nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu về vốn không nhiều làm hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, nguồn thu của NH giảm sút. Ngay cả những nguồn vốn mà NH đã giải ngân cho khách hàng cũng chưa chắc được sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế như vậy. Nhưng với nền kinh tế hưng thịnh, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao để mở rộng hay thậm chí chạy đua sản xuất, nếu NH chủ quan không thẩm định kỹ các dự án kinh doanh mà tiến hành hợp đồng tín dụng với khoản vốn quá cao, vượt ngoài khả năng chi trả, khó có thể thu hồi sẽ gây tổn thất lớn cho NH và đặc biệt sẽ dẫn tới nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế. + Môi trường chính trị: Môi trường kinh tế mà thuận lợi, ổn định sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của NH. Một trong các biến động về chính trị như chiến tranh, bạo loạn, đình công, cấm vận…sẽ dẫn tới những thiệt hại lớn cho tất cả các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới nền kinh tế. Khi chính trị không ổn định sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, việc lưu thông hàng hóa bị đình trệ… sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, gây tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng NH. + Môi trường pháp lý: Là hệ thống những văn bản luât và dưới luật tác động tới hoạt động tín dụng. Trong môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật thì việc thực hiện hợp đồng giữa NH và khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Sự thay đổi của các văn bản pháp lý hay những chính sách liên tục được đưa ra sẽ gây sự nhầm lẫn hay chưa đủ thời gian để các doanh nghiệp có thể cập nhật và thực hiện cho đúng, dẫn đến những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, môi trường pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh sẽ tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động tín dụng của các NHTM. + Môi trường tự nhiên: Những rủi ro không thể lường trước được là những rủi ro do thiên nhiên gây ra. Những rủi ro mà thiên tai gây ra như bão lũ, động đất, sóng thần, dịch bệnh… không những ảnh hưởng đến đời sống của con người mà nó còn làm nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn. Những khách hàng của NH sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, không đủ khả năng thực hiện hợp đồng, NH sẽ gặp không ít những rủi ro, chất lượng của tín dụng sẽ không được tốt nữa.
  • 32. 22 - Nhóm nhân tố khách hàng + Đạo đức, uy tín khách hàng: Không chỉ mỗi khách hàng khi có nhu cầu mới lựa chọn cho mình một NH uy tín, có thể đáp ứng được nhu cầu của mình mà ngay cả NH, họ cũng rất quan tâm tới yếu tố đạo đức cũng như uy tín của khách hàng. Nguồn vốn của NH có được cũng một phần là nhờ công tác huy động vốn. NH cần thể hiện mình là nơi an toàn và tin tưởng trong mắt ngươi gửi. Vì thế mà khi cấp cho người sử dụng NH cũng cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề đạo đức của người có nhu cầu vốn. Nếu bỏ qua vấn đề này, NH có thể sẽ bị khách hàng lừa về những giấy tờ giả, việc sử dụng vốn bất hợp pháp,… Rất nhiều những NH đã bị khách hàng lừa đảo, gian lận dẫn đến nhiều rủi ro trong kinh doanh của mình. Việc thực hiện đúng hợp đồng của khách hàng dựa vào nhiều yếu tố, nhất là sự uy tín. Khách hàng là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, có hiệu quả, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích nhưng luôn chậm chạp trong việc trả nợ của mình thì luôn khiến các NH cân nhắc trong việc cấp tín dụng bởi vấn đề đó có ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của NH và làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. + Kết quả kinh doanh: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện, cơ hội tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển. Do vậy, mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp, nói chung là của khách hàng đều có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng thông qua việc dây chuyền theo mối quan hệ tín dụng. Những khách hàng sử dụng đồng vốn của NH để đầu tư, kinh doanh và đạt kết quả tốt, có lãi và phát triển, thực hiện đúng hợp đồng thì họ sẽ đảm bảo được khả năng về tài chính của mình, từ đó mà hoạt động tín dụng của NH luôn thông suốt, vốn luôn được quay vòng thường xuyên. + Trình độ, khả năng quản lý: Để vốn NH giải ngân được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích thì phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của người quản lý nó. Đây là tiền đề để quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Nếu người quản lý không có kinh nghiệm thực tế, năng lực tổ chức kém, hạn chế về khả năng kinh doanh… thì kết quả thua lỗ là khó tránh khỏi, dẫn đến khả năng thực hiện đúng thời hạn hợp đồng tín dụng là rất khó và chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng. 1.3.4.2. Các nhân tố bên trong Chính bản thân NHTM cũng có thể là nguyên nhân gây những tác động tới chất lượng hoạt động tín dụng. Để thấy rõ hơn những tác động, ảnh hưởng ấy ta đi sâu vào một số khía cạnh nổi bật sau: - Công tác tổ chức hoạt động: Một NH được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong Thang Long University Library
  • 33. 23 việc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Đây là điều kiện đầu tiên giúp cho hoạt động tín dụng có thể đạt chất lượng tốt. - Kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm soát nội bộ thường xuyên, chặt chẽ của NH làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình. Nhờ hoạt động này mà hoạt động tín dụng được hạn chế tối đa những sai sót, kịp thời phát hiện và chỉnh sửa, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. - Chất lượng nhân sự: Yếu tố con người luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Theo sự phát triển kinh tế xã hội là sự phát triển về nhu cầu, đổi mới công nghệ. Vì thế NH muốn hoạt động có chất lượng thì đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, trình độ, được đào tạo có hệ thống, có kiến thức, dễ dàng tiếp cận được với những thay đổi trong môi trường làm việc. Kết hợp song song cùng khả năng trên, đội ngũ cán bộ nhân viên còn có đạo đức nghề nghiệp thì chắc chắn đội ngũ nhân viên ấy sẽ giúp NH phát triển về mọi mặt. - Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng của NH. Chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của các bên chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng sinh lời của NH. - Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bắt đầu từ khi thẩm định hồ sơ cho tới khi thu hồi vốn. Nếu quy trình này được sắp xếp trình tự khoa học, hợp lý, không quá rườm rà, phức tạp thì không những tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho khách hàng và bản thân NH mà còn tạo cho hoạt động tín dụng hoạt động có chất lượng. Ngoài ra, chất lượng hoạt động tín dụng còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như công nghệ, trang thiết bị, thông tín tín dụng… Kết luận chương 1 Chương 1 đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về NHTM với các nội dụng như khái niệm, các hoạt động cơ bản của NHTM. Chương 1 cũng đã đề cập tới các vấn đề liên quan tới chất lượng tín dụng. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đều được làm rõ trong chương 1. Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong các NHTM hiện nay bởi nó đem lại một nguồn thu lớn cho NH. Vì vậy, đi cùng với hoạt động tín dụng luôn là chất lượng tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH hiệu quả, an toàn và đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những nội dung lý thuyết được trình bày trong chương 1 của khóa luận giúp người đọc hiểu sâu hơn các vấn đề về hoạt động tín dụng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của
  • 34. 24 NHTM. Đây chính là cơ sở lý luận được áp dụng để phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hồng Hà. Thang Long University Library
  • 35. 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒNG HÀ 2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 16 tháng 3 năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). NHNo&PTNT Việt Nam có các tên gọi khác nhau theo thời gian: - Từ ngày 16 tháng 3 năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Từ ngày 14 tháng 11 năm 1990: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. - Từ ngày 15 tháng 11 năm 1996: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Một số tìm hiểu về NHNo&PTNT Việt Nam: - Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN) - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development - Tên viết tắt: AGRIBANK - Trụ sở chính: Số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Địa chỉ Website: www.agribank.com.vn NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở chính tại số 164 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà tiền thân là NHNo&PTNT chi nhánh Quảng An được thành lập theo Quyết định số 306/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 16/08/2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh NH theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Ngày 01/11/2004, NHNo&PTNT Quảng An chính thức đi vào hoạt động. NHNo&PTNT chi nhánh Quảng An làm các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư cho vay các thành phần kinh tế, tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu,… và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Từ ngày 20 tháng 3 năm 2007, sau khi chi nhánh chuyển trụ sở về địa điểm mới tại khu trung tâm tài chính NH của Thủ đô, để tương xứng với những đặc thù trên,
  • 36. 26 được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã quyết định cho chi nhánh mang tên mới là Hồng Hà. NHNo&PTNT chi nhánh Quảng An từ đây mang tên mới là NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hồng Hà. Thương hiệu mới này có ý nghĩa gắn liền với Thủ đô Hà Nội và kinh thành Thăng Long, đặc biệt trong thời điểm đất nước đang chuẩn bị chào đón Đại lễ một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy mới ra đời được hơn sáu năm, quy mô hoạt động còn nhỏ nhưng cho tới nay, NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà đã đạt được những thành công đáng khích lệ. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh Agribank Hồng Hà được thực hiện theo mô hình mẫu của NHNo&PTNT Việt Nam và được mô tả theo sơ đồ sau: Thang Long University Library
  • 37. 27 Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Hà (Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự NHN0&PTNT Hồng Hà) GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ Tín dụng Kế toán - ngân quỹ Hành chính và Nhân sự Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Điện toán Kinh doanh ngoại hối Kế hoạch tổng hợp CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Dịch vụ và Marketing