SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
1



                                                LỜI MỞ ĐẦU
                         Hiện nay, nhu cầu huấn luyện về công tác Phát triển đã trở thành một nhu cầu lớn
                  để đáp ứng sự đòi hỏi của tình hình xã hội, nhất là ở các lãnh vực Công tác xã hội, Phát
                  triển cộng đồng, Công tác khuyến nông, Công tác Tín dụng, Giáo dục sức khỏe v.v...
                  Nhiều khóa tập huấn, ngắn ngày hoặc dài ngày đã được tổ chức thường xuyên tại Việt
                  Nam, do các chuyên gia nước ngoài hoặc người Việt Nam phụ trách đều dưới hình
                  thức phương pháp có sự tham gia chủ động của học viên và đã thu lượm được nhiều
                  kết qua rất tốt. Phương pháp giảng dạy này đã mang lại một bầu không khí mới mẻ, sôi
                  động, thân thiện, bình đẳng giữa người dạy và người học ở các lớp học.
                         Nhiều loại hoạt động để đáp ứng cho phương pháp tích cực có sự tham gia này
                  rất đa dạng, bao gồm như: hoạt động trò chơi, sắm vai, giả lặp (simulation), thảo luận
                  trường hợp điển cứu v.v... Các hoạt động này đều hướng về người học, lấy người học
                  làm trọng tâm. Người học vừa học vừa hành, vừa chơi vừa nhận thức vấn đề. Người
                  dạy là người hướng dẫn tích cực. Đã có phổ biến một số tài liệu về các hoạt động này
                  theo từng nội dung chủ đề riêng biệt, tuy nhiên, việc tập hợp, phân loại các hoạt động
                  này lại để ai thích công tác đào tạo hoặc đang công tác ở lãnh vực này sử dụng, tham
                  khảo và khai thác là một công việc cần thiết. Trong quyển sách đầu tiên này, tôi không
                  muốn đưa vào các loại trò chơi mang tính chất sinh hoạt cộng đồng (thường được tổ
                  chức trong các sinh hoạt tập thể, cấm trại...) mà chỉ chú trọng đến các sinh hoạt, trò
                  chơi theo chủ đề tập huấn.
                         Được sự khuyến khích của Trưởng Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở bán công TP.
                  Hồ Chí Minh và các bạn bè đồng nghiệp, tôi mạnh dạn thực hiện công việc tập hợp và
                  chế biến thêm để phù hợp cho từng nội dung tập huấn. Đây là bước đầu của “tuyển tập
                  các sinh hoạt trò chơi khi dạy và học”, tất nhiên không thể đáp ứng trọn vẹn theo yêu
                  cầu của bạn đọc, đồng nghiệp. Sự góp ý, sáng tạo thêm của các bạn sẽ đóng góp vào sự
                  ra đời của quyển thứ hai. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến và cám ơn sự
                  quan tâm của các bạn.

                                                                  Người biên soạn: ThS Nguyễn Ngọc Lâm


                                                              *
                                                          *       *




                                                                                                         1




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
2

                                                        PHẦN MỘT

                      QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC QUA PHƯƠNG PHÁP
                      TÍCH CỰC CÓ SỰ THAM GIA

                      Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và
             1.
                      hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo
                      mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Con người học chỉ
                      NHỚ:
                              10% những gì họ ĐỌC
                  -
                  -            20% những gì họ NGHE
                  -            30% những gì họ THẤY
                  -              50% những gì họ NGHE VÀ THẤY
                  -              80% những gì họ NÓI
                  -              90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH
                      HỌ.Giảng dạy giúp học viên thay đổi : nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thay
                      đổi thái độ và từ đó thay đổi hành vi. Khi người hướng dẫn tạo được cảm xúc, sự ham
                      thích thì động cơ khám phá và thay đổi sẽ được thuận lợi hơn.

                   Vì thế, học tập là một quá trình qua đó cá nhận chấp nhận vài kỹ năng mới hay ý tưởng
             2.
                   mới và nó làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nó là một chuỗi các hoạt động đối diện với
                   vấn đề, can dự vào những kinh nghiệm mới và đưa đến sự khám phá cái mới.
             3. Tác động của các hoạt động trò chơi
                   Các hoạt động trò chơi tại lớp học :
             3.1. Tạo sự chú ý của người học : sự chú ý là khởi điểm của sự quan tâm.
             3.2. Khuyến khích sự quan tâm của người học.
             3.3. Gợi sự ham muốn bằng ý tưởng mới hay hoạt động tốt hơn để sự quan tâm trở thành lực
                   thúc đẩy hành động.
             3.4. Sự thỏa mãn sẽ làm cho con người dễ hành động hơn, dễ thay đổi hơn.

                   4.     Một số nguyên tắc của phương pháp có sự tham gia
             4.1. Tạo sự suy nghĩ, cảm xúc, hành động và diễn đạt một cách tự nhiên.
             4.2. Người học tham gia vì họ rất mong đợi sự thành công.
             4.3. Cần có sự phối hợp hợp lý, sự thoải mái, sự thích thú.
             4.4. Hoạt động phải sinh động, sáng sủa và hấp dẫn.
             4.5. Ý tưởng, cảm xúc và hành động xảy ra cùng với nhau.
             4.6. Người dạy liên tục sử dụng các kinh nghiệm thực tiển của người học và bày tỏ sự công
                   nhận các ý kiến hợp lý của họ.
             3.           Phong cách của người dạy hiệu quả
                   Người dạy hiệu quả phải là người :
             5.1. Tự tin : có khả năng hướng dẫn mà không khống chế, xúc tác hơn là chỉ huy.
             5.2. Vui tươi và truyền sự vui tươi cho người học.
             5.3. Mềm dẽo : sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của tình thế và sự quan tâm của
                   người học.
             5.4. Hướng dẫn mục tiêu : phải biết mục tiêu nào mà người học muốn đến để hướng vào đó.

                      2




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
3

             5.5. Chân tình và thân thiện : quan tâm đến mọi người, không giữ khoảng cách và xem mỗi
                   người học là mỗi cá nhân riêng biệt.
             5.6. Khiêm tốn và có óc hài hước : biết đùa đúng lúc và không nên tự khoe khoang.
             5.7. Biết đảm nhận nhiều vai trò lần lượt khác nhau : người tư vấn, người xúc tác, người
                   nghe, người thầy, người bạn...
             5.8. Khuyến khích sự phản hồi : khuyến khích sự nhận xét của người học về cái gì được, cái
                   gì chưa được.
             5.9. Biết nhạy cảm : cảm nhận được phản ứng, cảm xúc, kinh nghiệm, thông hiểu hay còn
                   bối rối mù mờ trước một vấn đề của người học.
             5.10. Biết sáng tạo : sự sáng tạo sẽ gây sự thích thú, tăng động cơ, lòng ham muốn học tập
                   của học viên.
             4.          Một số kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp có sự tham gia :

                   Sau một thời gian tổ chức các sinh hoạt trò chơi khi giảng dạy ở các lớp ngắn hạn hoặc
                   dài hạn, một số kinh nghiệm cá nhân được ghi nhận như sau:
             6.1. Phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm
                   theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không
                   bị bất ngờ va có khả năng tùy cơ ứng biến.
             6.2. Người dạy cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho người học. Ấn tượng ban đầu tốt (
                   hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa...) sẽ giúp bạn dễ thành công trong các buổi
                   dạy tiếp theo. Khi người học có cảm tình với bạn, họ sẽ hợp tác tích cực với bạn - Bầu
                   không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên - Người học không còn cơ chế phòng vệ.
             6.3. Phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi của
                   bạn sẽ phản tác dụng. Người học không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ sinh hoạt,
                   thậm chí có khi họ bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để người học
                   hồi tưởng lại sinh hoạt đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan với đề tài, mục tiêu
                   giảng dạy. Có người dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng không rút ra được bài
                   học gì vì đã quá giờ !
             6.4. Trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của người học, phù hợp với nội
                   dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên nơi người học.
             6.5. Cùng một loại trò chơi, bạn có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số người học, tùy
                   diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế và còn tùy giới tính nữa.
             6.6. Bạn phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó,
                   hiệu quả của nó sẽ rất lớn.
             6.7. Trong số người học sẽ có người chưa quen với loại hình sinh hoạt này, bạn phải ra tay
                   giúp đỡ và từ từ đưa họ vào cuộc. Có người cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu bạn kiên
                   nhẫn hỗ trợ thì họ sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của họ. Qua đó, bạn đã giúp
                   họ sự tự tin và thêm động cơ học tập.
             6.8. Trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện,
                   nhờ đó mà người học dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động
                   được chọn kỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy của buổi học đó thì càng tuyệt vời để
                   cho bạn làm đầu đề dẫn họ nhập vào đề tài.
             6.9. Bạn không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm
                   cho học viên mất phương hướng. Bạn càng đơn giản càng tốt vì đơn giản là đẹp và đẹp
                   là nghệ thuật.




                                                                                                          3




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
4

                                                          PHẦN HAI
                                                   CÁC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG

                           I. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG

                           Chọn trò chơi khởi động phù hợp với từng thời điểm của khóa học ( đầu khóa học,
             1.
                           giữa khóa học và cuối khóa học ) sẽ tốt hơn là chọn bất cứ trò chơi nào cũng được và ở
                           từng thời điểm của khóa học, trò chơi khởi động có những mục tiêu khác nhau:
                          Lúc đầu khóa học : tạo bầu không khí thân thiện, bớt dần sự xa lạ, sự dè đặt, chuyển
                           sự thụ động sang chủ động, tạo sự nhập cuộc và tin tưởng lẫn nhau.
                          Lúc giữa khóa học : quan tâm đến giải quyết vấn đề, lấy quyết định, tạo sự liên kết
                           nhóm, sự linh hoạt của các vai trò.
                          Lúc cuối khóa học : chuẩn bị cho sự chia tay, tạo sự bộc lộ nhân cách, đo lường kinh
                           nghiệm của nhóm.
                           Thời gian khởi động không nên quá 20 phút.
             2.
                           Khởi động phải làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Nếu mọi người vui
             3.
                           vẻ, đó là khởi động tốt.
                           Nên chuẩn bị trước cho sự khởi động - khởi động tồi thì thà không làm còn hơn.
             4.
                           Trong trò chơi khởi động, tránh tạo sự quá ganh đua hay tạo sự phê phán, cười nhạo
             5.
                           lẫn nhau.
                           Cần hướng dẫn rõ ràng trước khi thực hiện trò chơi. Nên hỏi lại xem mọi người đã
             6.
                           hiểu rõ cách chơi chưa trước khi bắt đầu.

                                                                        *
                                                                    *       *

                           NHỮNG VIÊN SỎI TO TRONG CUỘC SỐNG

                           Có một ngày nọ, một vị giáo sư lớn tuổi của Trường Quốc gia Hành chánh được mời
                           đến tham gia giảng dạy tại một khóa tập huấn cho một nhóm 15 vị lãnh đạo của 15
                           Công ty lớn về “ kế hoạch thời gian hiệu quả”.
                           Nội dung tập huấn này là một trong năm nội dung của khóa tập huấn. Vị giáo sư chỉ có
                           duy nhất một giờ để giảng dạy.
                           Đứng trước nhóm học trò tài ba này ( sẳn sàng ghi lại tất cả những gì giáo sư sẽ truyền
                           đạt ), ông giáo sư lần lượt nhìn từng người một, rồi nói với họ :” Chúng ta sẽ thực hiện
                           một thí nghiệm.”.
                           Ở bên dưới bàn của vị giáo sư, trước các học viên, ông lôi ra một bình thủy tinh cở 4 lít
                           và đặt nó nhẹ lên bàn trước mặt ông. Kế đó ông mang ra khoảng trên một chục viên sỏi
                           to gần bằng trái banh tennis và ông đặt từng viên sỏi vào bình thủy tinh.
                           Khi bình thủy tinh đã đầy các viên sỏi và không thể nào thêm được nữa thì ông từ từ
                           đưa mắt nhìn các học viên và hỏi :
                           “ Thế là cái bình đã đầy chưa, các bạn ?”. Tất cả mọi người đồng thanh trả lời:
                           “ Vâng, đầy rồi !”.
                           Vị giáo sư chờ đợi trong giây lát và nói :” Thật sao ?”.
                           Sau đó, một lần nữa, ông nghiêng mình xuống bàn, lôi một chậu đầy những viên sỏi
                           nho nhỏ và một cách cần thận, ông cho những viên sỏi nho nhỏ này vào bình thủy tinh,

                           4




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
5

                  ông lắc và trộn đều bên trong bình thủy tinh và những viên sỏi nho nhỏ này len lỏi vào
                  các khe của các viên sỏi to cho đến tận đáy bình thủy tinh.
                  Vị giáo sư lại đưa mắt nhìn các học viên và hỏi lại :”Bay giờ bình này đã đầy chưa vậy
                  ?”. Lần này, các học viên bắt đầu hiểu cái trò này.
                  Một học viên trả lời :” Chắc chưa !”. “ Tốt “, ông giáo sư trả lời.
                  Ông lại và lần này lôi ra dưới gầm bàn một chậu cát. Thế rồi ông cẩn thận trút cát vào
                  bình thủy tinh và cát lấp dần các khoảng trống giữa những viên sỏi to và những viên
                  sỏi nho nhỏ.
                  Một lần nữa, ông ta hỏi :” Bình đã đầy chưa ?”.
                  Lần này, không do dự và các học viên tài ba đồng thanh trả lời :” Chưa đâu thầy !”
                  “Tốt lắm !”, vị giáo sư già trả lời.
                  Trong khi các học viên chờ đợi cái gì còn xãy ra nữa thĩ ông giáo sư này lôi ra thêm
                  một bình nước và cho vào bình thủy tinh cho đến khi nước đầy tới miệng bình.
                  Vị giáo sư lại đưa mắt nhìn các học trò của mình và hỏi :
                  “ Thí nghiệm này cho chúng ta biết điều gì ?”.
                  Một trong số học viên can đảm nhất trả lời :
                  “Thưa Thầy, nó chứng minh cho thấy có khi chúng ta tưởng là lịch làm việc của chúng
                  ta đã đầy ắp và nếu chúng ta muốn, chúng ta cũng có thể thu xếp, bổ sung cuộc hẹn, và
                  nhiều thứ phải làm nữa !”.
                  “Không phải thế !”, giáo sư trả lời. “ Không phải như vậy, thật ra nó chứng minh cho
                  chúng ta như sau đây : nếu chúng ta không đưa những viên sỏi to vào bình trước,
                  chúng ta không bao giờ đưa hết tất cả các thứ này vào.”
                  Mọi người đều im lặng, mỗi người đểu suy nghĩ về ý nghĩa này.
                  Vị giáo sư nói tiếp :” Vậy thì những viên sỏi to trong cuộc sống của chúng ta là gì ?”.
                  “ Sức khỏe của các bạn ?”
                  “ Gia đình của các bạn ?”
                  “Bạn bè của các bạn ?”
                  “ Thực hiện giấc mơ của các bạn ?”
                  “Làm những gì mình thích ?”
                  “ Học hỏi ?”
                  “ Bảo vệ quyền lợi ? “
                  “ Nghỉ ngơi ?”
                  “ Sử dụng thời gian ? “
                  “ Hoặc... mọi thứ khác ? “
                  “ Điều cần nhớ, chính là tầm quan trọng đặt những viên sỏi to trước hết trong cuộc
                  sống của mình, nêu không chúng ta có nguy cơ thất bại trong cuộc sống. Nếu chúng ta
                  đưa vào trước những thứ linh tinh ( như sỏi nhỏ, cát..), chúng ta chỉ hoàn thành được
                  những thứ linh tinh mà thôi và chúng ta không có đủ thời gian quý giá dành cho những
                  điều quan trọng hơn nhiều của cuộc sống chúng ta.”.
                  Và các bạn đừng bao giờ quên đặt câu hỏi cho chính mình :
                  “ Những viên sỏi to trong cuộc sống của ta là gì ?”
                  Kế đó, các bạn hãy đặt nó trước vào bình.”


                                                              *
                                                          *       *


                                                                                                       5




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
6


                  II. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG KHI BẮT ĐẦU KHÓA HỌC

                  TRÒ CHƠI 1 :

                  TRÒ CHƠI MỖI NGƯỜI MỘT ĐỘNG TÁC

                 Trò chơi này hiệu quả khi số lượng học viên tối đa là 20 người.
                 CÁCH CHƠI :
                         Các học viên đứng vòng tròn. Người hướng dẫn tự giới thiệu tên và thực hiện
                  một động tác (động tác bằng tay, hoặc chân, hoặc bằng đầu hoặc toàn cơ thể...), sau đó
                  chỉ định một người trong vòng tròn. Người này, lập lại tên và động tác của người
                  hướng dẫn rồi nói tên của mình và thực hiện tiếp động tác của riêng mình. Người kế
                  tiếp ( theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại ) lập lại tên và 2 động tác của hai người
                  trước và nói tên mình và động tác của mình và cứ thế tiếp tục cho đến hết vòng.

                 Tác động :
                        Trò chơi này gây thích thú, ngộ nghĩnh khi có người có động tác lạ, và bắt đầu từ
                  người thứ năm trở đi, khi mỗi người lập lại các động tác của những người trước, ta có
                  cảm giác người ấy đang thực hiện một màn múa lạ mắt nhất trên đời. Mọi người sẽ cố
                  gắng nhớ tên nhau và khi có người quên thì nhóm nhắc nhở, tạo bầu không khí thân
                  thiện ngay từ đầu khi mới quen nhau.
                        Nếu bạn là người cuối cùng, lớp học sẽ không quên bạn !




                  TRÒ CHƠI 2 :
                  TRÒ CHƠI RÁP HÌNH
                  ( HOẶC RÁP SỐ )
                 CÁCH CHƠI
                        Bạn chọn một số hình ảnh ( hình ảnh thú vật là tốt nhất) và cắt đôi để làm sao
                  mỗi học viên có trong tay một nửa của mỗi tấm hình ( cùng kích cỡ ). Không nên có
                  hình trùng nhau. Nếu bạn không tìm được hình ảnh, bạn cũng có thể viết số trên một tờ
                  giấy nhỏ, mỗi tờ một con số từ 1 đến con số cao nhất bằng phân nửa số của học viên
                  lớp học. Mỗi số bạn viết trên 2 tờ giấy nhỏ, khác màu, sau đó trộn đều phát cho học
                  viên mỗi người một số.
                        Bạn yêu cầu học viên cứ đi tìm “phân nửa của mình” (nửa hình ảnh của mình
                  hoặc con số giống mình) và khi tìm gặp thì kết thân và tìm hiểu lẫn nhau trong vòng 10
                  phút.
                        Qua 10 phút, khi mọi người trở lại chỗ ngồi ổn định, bạn mời từng cặp vừa quen
                  nhau giới thiệu nhau cho lớp biết bằng cách người này sắm vai người kia để tự giới
                  thiệu: ví dụ A sắm vai B và A tự giới thiệu:
                        “Tôi tên là B, 30 tuổi, có vợ và 3 con, hiện đang công tác tại cơ quan X...”.
                        Kế đó, B sắm vai A và tự giới thiệu về A.


                  6




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
7

                        Nếu lớp học ít người, bạn có thể cho tất cả mọi người đều sắm vai giới thiệu.
                  Nếu đông người, bạn chỉ cần cho 5 - 6 cặp giới thiệu mà thôi.
                 TÁC ĐỘNG
                        Dù mối quan hệ đã được thiết lập giữa từng cặp đôi qua trò chơi này, nhưng đã
                  hình thành mối đồng cảm qua sắm vai nhau. Hơn nữa khi giới thiệu nhau, lớp sẽ cảm
                  thấy vui nhộn do có sự lẫn lộn giới tính, tuổi tác do sắm vai lẫn nhau. Đây là bước đầu
                  của sự chấp nhận nhau.

                  TRÒ CHƠI 3 :

                  TRÒ CHƠI DIÊM QUẸT
                 Mục tiêu :
                         Vừa khởi động, tạo bầu không khí vui tươi, vừa quan tâm đến nhau.
                         Giúp mỗi người tự giới thiệu về mình một cách ngắn gọn, đầy đủ trong một thời
                  gian nhất định
                  ( thời gian cháy hết cây diêm quẹt ).
                         Tăng kỹ năng truyền thông.
                 Thời gian thực hiện : tối đa 30 phút.
                 Cách làm :
                         Bạn mang theo một hộp diêm quẹt mới và quy định : mỗi học viên tự giới thiệu
                  về mình sau khi bật cháy cây diêm quẹt cho đến khi lửa cháy gần hết cây diêm quẹt
                  (lúc học viên buông cây diêm quẹt ra). Học viên phải vừa nói vừa theo dõi cây diêm
                  quẹt để nói đầy đủ trong thời gian cây diêm quẹt cháy.
                 Số lượng học viên : từ 15 đến 20 người.
                 Trò chơi khởi động này rất phù hợp cho việc mở đầu đề tài về truyền thông. Bạn có thể
                  thay đổi chủ đề phát biểu của học viên.


                  TRÒ CHƠI 4 :

                  ĐI VÀO SA MẠC
                 Đây là một trò chơi hiệu quả để hướng dẫn các học viên đi vào các mong đợi khi tham
                  gia khóa học, đồng thời tạo bầu không khí thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, giúp cởi mở,
                  bộc bạch suy nghĩ.
                 CÁCH CHƠI :
                        Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng ( cỡ giấy đánh máy) và cho họ vẽ
                  lên tờ giấy này cái gì thân thiết nhất mà họ chọn mang theo trước khi bắt đầu cuộc
                  hành trình vào sa mạc (vẽ trong 10 phút ). Bạn dán các tờ giấy lên bảng và mỗi học
                  viên chia sẻ lý do của sự lựa chọn của họ và sự lựa chọn đó có liên quan gì đến khóa
                  học. Trò chơi sẽ thích thú hơn nếu bạn biết hoạt náo, cho vài nhận xét hài hước vào
                  từng hình vẽ của học viên.

                 Tác động :
                        Các học viên có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau về sở thích, mong đợi, ước mơ, khuynh
                  hướng... của từng cá nhân, sự liên thông, đồng cảm bắt đầu hình thành, những người
                  tâm đầu ý hợp tất nhiên sẽ tìm đến nhau khi đến giờ giải lao !
                 Trò chơi này không hiệu quả với lớp học trên 30 người.

                                                                                                       7




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
8



                  TRÒ CHƠI 5

                  TRÒ CHƠI CHIA NHÓM
                 Mục tiêu :
                        Vừa khởi động vừa để chia nhóm thảo luận, tạo bầu không khí vui tươi, thoải
                  mái thân thiện, đó cơ sở ban đầu giúp hình thành sự liên kết ở một nhóm mới.
                 Thời điểm sử dụng :
                        Ngày đầu khóa học, sau phần sinh hoạt về các mong đợi của học viên về khóa
                  học.
                 Cách làm :
                        Bạn chuẩn bị trước các hình thú vật hoặc hình đồ vật. Số loại hình này tùy thuộc
                  số lượng nhóm mà bạn dự trù ( tất nhiên bạn phải biết rõ số lượng chính xác của học
                  viên). Nếu bạn dự trù chia lớp học làm 5 nhóm và mỗi nhóm có 6 người thì bạn phải
                  có:
                        5 loại hình x 6 = 30 tấm hình (mỗi loại 6 tấm)
                        Bạn phát cho mỗi học viên một tấm hình và họ sẽ rời chỗ ngồi, đi quanh phòng
                  và phát tiếng kêu hoặc làm động tác theo hình mà họ có trong tay. Những học viên có
                  cùng loại hình sẽ nhận diện nhau qua tiếng kêu hoặc các động tác ấy và đến với nhau
                  tạo thành nhóm.
                 Số lượng học viên : từ 20 đến 40.

                  TRÒ CHƠI 6 :

                 TRÒ CHƠI XOAY VÒNG
                      Mục tiêu :
                       Giúp học viên thư giản, làm quen nhau, tăng cường mối quan hệ.
                Cách làm :
                       Bạn cho học viên đếm 1 và 2 - Ai số 1 đứng theo vòng tròn bên trong và ai số 2
                 đứng vòng tròn ngoài. Họ quay mặt lại nhìn nhau và nhớ kỹ mặt người đối diện. Sau
                 đó, bạn cho mở nhạc cassette và họ nhảy múa tùy thích theo vòng tròn ngược hướng
                 nhau. Khi nhạc hết, mỗi người chạy đi tìm người bạn đối diện lúc đầu.
                       Bạn có thể lập lại lần thứ 2 hoặc 3.
                Số lượng học viên : Không quá 30 người.



                  TRÒ CHƠI 7 :

                  TRÒ CHƠI RA GIÁ TIỀN
                 Mục tiêu :
                        Trò chơi giúp chuẩn bị chia nhóm thảo luận, tạo bầu không khí hoạt động, quan
                  tâm lẫn nhau, và sự hòa hợp giới tính trong nhóm.
                 Cách làm :
                        Mỗi học viên được ấn định theo một giá tiền nào đó. Giá tiền của học viên nam
                  là 500 đ và của nữ là 1000 đ. Bạn chỉ cần nêu một số tiền, ví dụ 2.500 đ thì các học

                  8




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
9

                         viên sẽ tụ lại theo từng nhóm làm thế nào tổng số nhóm viên của từng nhóm bằng giá
                         trị 2.500 đ. Bạn có thể quy định thêm tỷ lệ nam - nữ. Bạn có thể gọi số tiền nhiều lần
                         (2.500 đ, 3000 đ, 3.500 đ, 4.000 đ, 4.500 đ...) cho đến khi bạn thấy có sự hòa hợp tốt
                         giữa nam và nữ. Và các nhóm được hình thành ấy có thể sẽ là những nhóm thảo luận
                         cho đề tài sắp tới của bạn.
                        Trò chơi này được sử dụng sau buổi bắt đầu khóa học. Lớp học dưới 30 học viên là tốt
                         nhất.


                         III. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG VÀO NHỮNG NGÀY GIỮA KHÓA
                         HỌC
                              Những ngày giữa khóa học, bạn có thể khởi động bằng những sinh hoạt nhẹ
                         nhàng nhằm mục tiêu cho lớp học trở lại cảm nhận về hiệu quả của nội dung giảng dạy
                         của ngày hôm trước.

                         TRÒ CHƠI 8 :

                         TRÒ CHƠI BIỂU TƯỢNG
                              Bạn mời lần lượt khoảng ba người và từng người một, bạn nhờ họ vẽ một biểu
                         tượng trên bảng tượng trưng cho nhận định của họ về nội dung cũng như về phương
                         pháp giảng dạy, hoặc tinh thần tham gia của lớp học của ngày hôm trước, có thể như
                         sau:
                         Người thứ nhất : biểu tượng cho nội dung.
                         Người thứ hai: biểu tượng cho phương pháp giảng dạy.
                         Người thứ ba : biểu tượng cho sự tham gia của học viên.
                              Sau khi từng người vẽ và giải thích, lớp có thể đóng góp thêm ý kiến.

                         TRÒ CHƠI 9 :

                         TRÒ CHƠI XỔ SỐ
                              Bạn chuẩn bị ba phiếu : hai phiếu trắng và một phiếu có ghi câu hỏi liên quan
                         đến nội dung của ngày hôm trước (câu hỏi để trả lời, đơn giản, ứng dụng, rút ra từ một
                         điểm nào quan trọng của lý thuyết ). Tất nhiên bạn phải có một món quà nho nhỏ để
                         thưởng cho ai bắt được phiếu có ghi câu hỏi và trả lời đúng. Ai bắt được phiếu trắng
                         được xem là người thiếu may mắn.
                              Trong trò chơi này, bạn cũng có thể ghi câu hỏi cả trên ba phiếu trong đó có một
                         phiếu ghi có quà. Cách này có vẻ không được công bằng vì cả ba người phải trả lời,
                         nhưng chỉ có một được quà và có khi người được quà trả lời không tốt bằng người
                         không có quà.
                              Trò chơi này giúp bạn lướt qua nội dung cũ trước khi qua nội dung mới.


                         TRÒ CHƠI 10 :

                         TRÒ CHƠI 2 TỜ GIẤY
                        Mục tiêu :


                                                                                                             9




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
10

                         Giúp học viên giảm sự lo âu, tạo sự hưng phấn, vui vẻ sau 1 - 2 buổi học có nội
                  dung căng thẳng.
                 Cách làm :
                         Mỗi người được phát hai tờ giấy nhỏ. Trên một tờ giấy A, họ ghi : “Tôi muốn từ
                  bỏ...” (ghi rõ cái gì hoặc vấn đề gì), sau đó ở tờ giấy thứ hai B, họ ghi lý do mà họ
                  muốn từ bỏ cái gì hay vấn đề gì được nêu ở tờ giấy trước. Bạn thu lại riêng theo từng
                  loại A và B để riêng. Bạn lần lượt bốc theo tình cờ một tờ giấy A, đọc to lên. Kế đó bạn
                  cũng bốc tình cờ một tờ giấy B và cũng đọc to lên. Nội dung tờ B có khi trùng hợp
                  hoặc không khớp với nội dung tờ A. Điều này giúp học viên cười hả hê và giúp cho lớp
                  học có bầu không khí mới khi tiếp tục giảng dạy.
                 Số học viên : Trò chơi này chỉ hiệu quả với số lượng 20 học viên, vì nếu quá đông, trò
                  chơi chiếm nhiều thời gian và sẽ có nhiều nội dung lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán.
                         Nếu bạn đang giảng về Truyền thông, bạn chọn trò chơi này thì vào đề tài rất
                  ngọt.




                  10




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
11

                  IV. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG VÀO NHỮNG                           NGÀY        SẮP      KẾT
                  THÚC KHÓA HỌC




                  TRÒ CHƠI 11 :

                  TRÒ CHƠI MÓN QUÀ

                 Mục tiêu :
                         Giúp học viên bộc lộ cảm xúc, ước mơ, sở thích của mình, sống lại những kinh
                  nghiệm quá khứ, tạo bầu không khí thân thiện, thông hiểu lẫn nhau và qua đó lớp học
                  sẽ trở nên gắn bó hơn.
                 Số học viên thích hợp : từ 25 đến 30 người.
                 Cách làm :
                         Mỗi học viên được phát 2 tờ giấy nhỏ. Trên tờ giấy thứ nhất, học viên ghi tên
                  món quà ưa thích thường được nhận. Trên tờ giấy thứ hai, học viên ghi tên món quà
                  mong ước mà chưa bao giờ được nhận. Tất cả các tờ giấy được gom lại trong một cái
                  hộp và sau đó bạn cho mỗi học viên nhận lại hai tờ giấy theo tình cờ.
                         Mỗi học viên sẽ chia sẻ cảm tưởng về hai món quà đã nhận được : ưa thích hay
                  không, tại sao ? hoặc có muốn đổi món quà nào của học viên khác không và nếu có thì
                  tại sao ?
                 Tác động của trò chơi :
                         Bạn và các học viên sẽ thích thú về các món quà là lạ và khi học viên giải thích
                  thì mọi người sẽ có nhiều khám phá về kinh nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ của từng học
                  viên.


                  TRÒ CHƠI 12 :

                  TRÒ CHƠI ĐOÁN HÌNH VẼ
                 Mục tiêu :
                        Giúp học viên cùng hòa nhập, đồng hành với tâm tư, ý tưởng, ý muốn của người
                  bạn của mình, tạo thêm sự gắn bó thân thiện giữa các học viên sau những ngày học
                  cùng lớp.
                 Số học viên : Không giới hạn số người ( tất nhiên lớp học ít người bầu không khí sẽ
                  thân mật hơn).
                 Cách làm :
                        Trước hết bạn mời một học viên tình nguyện lên bảng vẽ một nét hình mà học
                  viên ấy đã chọn trước trong đầu. Khi vẽ, học viên chỉ được vẽ những nét nửa chừng (
                  khoảng 30 - 50% của hình vẽ). Sau đó, bạn hỏi lớp ai có thể vẽ tiếp để làm sao khớp
                  với ý muốn của người trước. Người này sẽ cho biết người sau vẽ có khớp với ý muốn
                  của mình hay không. Bạn làm tiếp tục như thế với một vài cặp khác, thậm chí bạn có
                  thể làm với ba người: người thứ nhất vẽ 1/3 hình, người thứ hai dự đoán và vẽ tiếp 1/3

                                                                                                      11




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
12

                         và người cuối cùng phải dự đoán được ý muốn của 2 người trước và hoàn chỉnh hình
                         vẽ.
                               Cuối trò chơi, bạn có thể cho học viên cho biết ý nghĩa của trò chơi : muốn thành
                         công trong mối quan hệ người và người, con người phải hiểu được ý muốn của nhau để
                         cùng hòa hợp.



                                                              PHẦN BA


                              CÁC SINH HOẠT TRÒ CHƠI THEO ĐỀ TÀI GIẢNG DẠY


                         I. CÁC TRÒ CHƠI LIÊN QUAN ĐẾN

                        MỐI QUAN HỆ NGƯỜI VÀ NGƯỜI
                        TRUYỀN THÔNG




                                                                          {
                         TRÒ CHƠI 13 :

                         TRÒ CHƠI TỰ KHÁM PHÁ BẢN THÂN
                        Mục tiêu : Giúp học viên nhận thức về :
                        Con người của mình ở bất cứ khía cạnh nào (ưu nhược điểm, khuynh hướng, sở thích
                         niềm tin...).
                        Sự quan tâm của mình hoặc hoàn cảnh quá khứ và thực tại.
                               Khi tự hiểu biết chính mình và chấp nhận chính mình thì ta sẽ thành công hơn
                         trong công việc cũng như trong mối quan hệ người và người.
                        Thời gian thực hiện : 120 phút
                        Cách làm :
                               Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng ( loại giấy đánh máy) và đề nghị họ
                         vẽ trên tờ giấy đó một biểu tượng ( có thể là đồ vật, cây cỏ, thú vật...) phù hợp với đặc
                         tính con người của họ. Không đòi hỏi phải là hình vẽ đẹp vì thông thường họ hay nói
                         không biết vẽ. Bạn an tâm - khi vẽ thì ai cũng là họa sĩ cả và họ vẽ rất đẹp. Thời gian
                         vẽ là 30 phút - Bạn cứ để họ tự chọn. Thời gian chọn là khó nhất đối với họ, nhưng khi
                         họ đã chọn được thì thường rất đúng với bản chất của chính họ.
                               Khi vẽ xong, bạn nhờ họ mang dán biểu tượng của họ lên tường chung quanh
                         phòng học. Khi tất cả đã được dán lên, bạn cho họ đi vòng quanh phòng và xem biểu
                         tượng của nhau trong 15 phút. Sau đó, họ trở về chỗ ngồi, rồi bạn mời từng người một
                         lên giải thích ý nghĩa biểu tượng của họ. Bạn cần đồng hành với họ vì lúc này họ đang
                         tự bộc lộ về họ. Nếu họ giải thích chưa hết trong khi hình vẽ của họ còn nhiều chi tiết
                         lạ cần diễn giải, bạn nên hỏi thêm họ hoặc bạn có thể lý giải chi tiết đó theo cách nhận
                         định của bạn ( bạn cần có kỹ năng phân tích hình vẽ về mặt tâm lý đó ! ). Nếu bạn giúp
                         được họ khám phá hơn về họ, họ sẽ thầm cảm ơn bạn !



                         12




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
13

                        Nếu lớp học ít người ( dưới 30 ) thì bạn nên cho tất cả mọi người có cơ hội nói
                  về họ ( kinh nghiệm là họ muốn nói ). Nếu lớp đông hơn, bạn chỉ cần chọn những biểu
                  tượng nào nổi bật, lạ.
                        Thường nữ có khuynh hướng vẽ cây cỏ, bông hoa, thuyền, cảnh đồi núi, thôn
                  quê, nam thì vẽ thú vật, đồ vật hoặc hình thể trừu tượng.
                 Tác động :
                        Học viên hiểu rõ lẫn nhau nhiều hơn. Sau đó bầu không khí trở nên thân thiện
                  hơn, gần gũi hơn, mọi người cảm thấy nhẹ nhàng vì đã nói được những gì trước đây
                  mình không bao giờ có cơ hội để nói.
                 Ứng dụng :
                        Các môn Tâm lý học, Tâm lý trị liệu, Tham vấn, Công tác xã hội, Truyền thông,
                  Quản trị, Lãnh đạo.

                  TRÒ CHƠI 14 :

                  TRÒ CHƠI VẼ CÂY
                 Mục tiêu :
                         Giúp học viên khám phá về chính mình, nhận thức về khái niệm bản thân và tự
                  bộc lộ về mình.
                         Giúp các học viên hiểu lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ.
                 Thời gian thực hiện : 60 phút.
                 Cách làm :
                         Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng (loại giấy đánh máy) và cho họ vẽ
                  một cái cây ( bất kỳ loại cây nào) biểu tượng cho đặc tính của con người họ. Bạn
                  không nên gợi ý gì về việc phải vẽ ra sao, để họ tự suy nghĩ và tự vẽ.
                         Kết quả luôn khác nhau : có người vẽ cây to, có người cây nhỏ, ốm yếu, có
                  người không vẽ lá, cành khô, có người vẽ lá rất nhỏ, có người vẽ rễ cây to, có người vẽ
                  rễ cây ốm yếu hoặc không vẽ. Bạn cho mỗi người giải thích ý nghĩa các chi tiết của
                  cây mà họ vẽ và mối liên hệ về họ. Bạn cần biết các ý nghĩa sau đây để hỗ trợ thêm
                  cho học viên.
                         - Rễ : Gia đình, nơi được sinh ra và những ảnh hưởng sâu xa cho đến bây giờ ( rễ
                  to : hãnh diện về gia đình mình, thỏa mãn với nguồn gốc - không vẽ rễ hoặc rễ ốm yếu
                  : chưa thỏa mãn, trách móc gia đình ).
                         - Thân cây : Cơ cấu của cuộc sống hiện đại ( công việc gia đình, tổ chức mà
                  mình là thành viên). Nếu vẽ to có nghĩa là khỏe mạnh, công việc vững. Vẽ nhỏ là ốm
                  yếu : sức khỏe kém, công việc tạm thời, chưa cảm thấy an toàn.
                         - Lá cây : Nguồn gốc thông tin ( báo chí, sách, TV... bạn bè, giao lưu). Nếu vẽ
                  chung chung một khối, không thấy từng lá rõ rệt là người ấy nhiều bạn nhưng không
                  có bạn thân. Nếu vẽ lá rõ, cụ thể, người đó có bạn ra bạn.
                         - Trái : Những thành quả ( công việc đã làm có kết qua ).
                         - Nụ hoa : Niềm hy vọng ở tương lai.
                 Số lượng học viên : Không giới hạn
                  TRÒ CHƠI 15 :

                  TRÒ CHƠI “BỘC LỘ - PHẢN HỒI”
                 Mục tiêu :



                                                                                                      13




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
14

                         Giúp học viên tự bộc lộ về những gì họ thường hay che dấu và nhận được sự
                  phản hồi của người khác về phần mình bị “mù” ( người khác biết về mình mà mình lại
                  chưa biết về mình).
                 Thời điểm thực hiện :
                         Khi học viên đã quen biết nhau nhiều. Trò chơi này không hiệu quả nếu được
                  làm đầu khóa học khi các học viên còn chưa biết nhau.
                 Thời gian làm : 60 phút.
                 Cách làm :
                         Bạn chuẩn bị cho mỗi học viên một tờ giấy lớn (khổ 0,7m x 1m) bạn nhờ học
                  viên xếp đôi tờ giấy theo chiều ngang và khoảng giữa, khoét một lỗ vừa đủ để đưa đầu
                  vào ở cổ. Phía trước, học viên tự giới thiệu về mình ( mặt mạnh, mặt yếu, tính tình, sở
                  thích, nguyện vọng...) bằng cách viết trên mặt phía trước ngực (viết trước khi đưa tờ
                  giấy vào co ). Xong, mỗi học viên đi vòng quanh phòng học, mỗi người cầm theo cây
                  bút, xem những dòng tự giới thiệu của người khác và ghi nhận xét tích cực ( chỉ ghi
                  nhận xét tích cực ) của mình về người ấy trên tờ giấy mặt phía lưng. Mỗi người sẽ
                  được nhiều người ghi nhận xét về mình.
                         Cuối cuộc sinh hoạt, mỗi người trở về chỗ ngồi, bốc tờ giấy ra và so sánh giữa
                  cái mình nghĩ về mình và người khác nghĩ về mình, có gì khác không. Mỗi người sẽ
                  thú vị khi khám phá thêm về mình qua nhận xét của người khác
                 Tác động :
                         Đây là cuộc sinh hoạt tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp ý cho nhau để mỗi
                  người nhận diện ra chính mình và biết người khác nghĩ gì về mình, đáp ứng nhu cầu
                  được chấp nhận. Giảng viên cần nhắc nhở học viên không được lợi dụng để bêu xấu,
                  trêu ghẹo người khác, làm lệch mục tiêu học tập.
                 Số lượng học viên : Không quá 30 người.
                         Nếu lớp có khoảng 40 - 50 người mà phòng học không được rộng, bạn có thể
                  thay đổi cách làm như sau : mỗi học viên tự giới thiệu về mình trên một mặt của một
                  tờ giấy nhỏ (tập học sinh), có ghi tên mình. Bạn thu lại tất cả các tờ giấy này và phát
                  lại tình cờ cho lớp. Mỗi học viên nhận được tờ giấy của người khác ghi nhận xét của
                  mình về người đó vào mặt sau tờ giấy mà không ghi tên mình. Bạn thu lại một lần nữa
                  và trả lại cho khổ chủ ban đầu.
                         Thời gian sinh hoạt trò chơi này ngắn hơn cách làm trước.
                         Sau sinh hoạt, bạn cho học viên nói lên cảm tưởng của mình.
                 Ứng dụng :
                         Khi giảng dạy về cửa sổ Johari trong Truyền Thông, Quan hệ người và người,
                  Quản trị, Công tác Xã hội, Tâm lý xã hội, Tham vấn.




                  14




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
15




                  TRÒ CHƠI 16 :

                  TRÒ CHƠI CHỌN MỘT ĐỒ VẬT
                 Mục tiêu :
               1. Giúp học viên phát triển cảm nhận về bản thân.
               2. Giúp họ chia sẻ với nhau cảm nghĩ ấy, nhận được sự phản hồi của người khác về sự
                  bộc lộ ấy.
                 Thời gian : Từ 60 đến 90 phút
                 Cách làm :
                        Bạn chuẩn bị trước một số lượng lớn (nhiều hơn số học viên) các đồ vật khác
                  nhau và nhiều cở kích ( hình thù, trọng lượng, màu, tính chất, mềm, cứng... khác
                  nhau).
                        Bạn bày các đồ vật này ra trên bàn đặt giữa phòng. Bạn cho học viên đi quanh
                  phòng quan sát kỹ các đồ vật và nhờ họ thầm chọn một đồ vật tượng trưng cho con
                  người của mình. Sau 10 phút, họ trở lại chổ ngồi và suy nghĩ về sự tương ứng giữa các
                  đặc điểm của món đồ vật đã được chọn với đặc điểm của hình ảnh bản thân của mình.
                        Bạn mời từng người chia sẻ suy nghĩ của họ và mời mọi người đón góp ý kiến
                  cho nhau ( tất nhiên một cách tích cực ).
                 Số lượng học viên : Từ 15 đến 30.
                 Ứng dụng : Truyền thông giao tiếp, Công tác tham vấn, lãnh đạo.


                  TRÒ CHƠI 17 :

                  TRÒ CHƠI CÁCH NHÌN VỀ MÌNH

                                                                                                     15




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
16

                          VÀ VỀ NGƯỜI KHÁC
                         Mục tiêu :
                                1- Giúp học viên tự hiểu mình.
                                2- Giúp khả năng phản hồi.
                                3- Giúp nhận thấy tính chủ quan trong quan hệ xã hội.
                         Thời gian thực hiện : 60 phút
                         Cách làm :
                                Bạn chọn một nhóm khoảng 4 - 5 người. Bạn ghi tên mỗi người lên bảng. Bạn
                          nhờ mỗi người trong nhóm ví mình như là một con vật, đồ vật, hoặc loại cây nào đó.
                                Sau đó, từng người cho biết kết quả và viết kết quả đó dưới từng tên của mỗi
                          người trên bảng và giải thích tại sao chọn như thế ( nói về đặc điểm của thú vật, đồ vật,
                          cây cỏ, mối tương đồng nào với mình và các người bạn của mình ).
                                Phần tổng kết cần nhấn mạnh:
                         Khó khăn cảm nhận được khi thực hiện : sợ, ngại va chạm người khác, tránh né những
                          điều cấm kỵ...).
                         Phân biệt cách nhìn, cơ chế phóng chiếu.
                         Số lượng học viên : Không quá 30.
                         Ứng dụng : Công tác xã hội - Truyền thông và Giao tiếp - Công tác Tham vấn - Quản
                          trị.

                          TRÒ CHƠI 18 :

                          TRÒ CHƠI NĂM GƯƠNG MẶT
                         Mục tiêu :
                          Giúp khám phá nguồn gốc của tính chủ quan trong cách nhìn các vấn đề hoặc các khái
             1.
                          niệm.
                          Giúp kiểm tra lại và đo lường thái độ, quan điểm, giá trị, trước một vấn đề hay một
             2.
                          thực tế trong cuộc sống hoặc trong mối quan hệ người với người.
                         Thời gian thực hiện : từ 30 đến 45 phút.
                         Cách làm :
                                Bạn vẽ trên bảng hình 5 gương mặt với trạng thái khác nhau : bình thường (vô
                          tư), ghét, rất ghét, thích, rất thích ( Bạn có thể vẽ sẵn trên một tờ giấy trắng và sao
                          chụp phát cho học viên). Bạn nêu một số khái niệm như : trẻ em, người già, vui chơi,
                          làm việc, gia đình, khách sạn, học hành, thành thị, thôn quê, khiêu vũ, âm nhạc, nắng,
                          mưa, v.v... (tùy theo bạn chọn).

                                Bạn nhờ học viên ghi các khái niệm trên ở dưới các gương mặt được chọn tùy
                          theo cách nhìn, thái độ của mình đối với các khái niệm ấy.
                                Bạn mời một vài học viên lên bảng ghi kết quả của sự lựa chọn của họ và họ giải
                          thích lý do của sự lựa chọn ấy. Thông thường, cách nhìn, thái độ của con người phát
                          xuất từ các kinh nghiệm tích cực hay tiêu cực của mình trong quá khứ.
                         Số lượng học viên : Không giới hạn.
                          Ứng dụng : Tâm lý học, Truyền thông - Giao tiếp - Công tác tham vấn - Công tác xã
             
                          hội - Quản trị.
             ****



                          16




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
17



                                                         TRÒ CHƠI 19 :
                                                             TRÒ CHƠI
                                                            MÔ TẢ HÌNH
                                                          Mục tiêu :
                                                        Giúp học viên nhận thức về các điều kiện truyền
                                                           thông hiệu quả.
                    Giúp học viên rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả.
                    Giúp học viên nhận thức về những trở ngại trong truyền thông.
                    Cách làm :
                            Bạn mời 6 học viên tình nguyện và chia họ ra làm 3 cặp đôi : cặp 1, cặp 2 và cặp
                     3. Bạn nói họ ra khỏi lớp học trong giây lát và sẽ lần lượt mời vào từng cặp thực hiện
                     trò chơi. Khi họ đã ra khỏi lớp, bạn trình cho các học viên còn lại trong lớp xem tấm
                     ảnh hình học mà bạn đã chuẩn bị sẵn ( các hình mẫu ở trang kế). Bạn giải thích cách
                     làm để họ theo dõi hoạt động và chính họ phải rút ra những điểm cần thiết sau khi 3
                     cặp thực hiện xong trò chơi.
                            Bạn mời cặp 1 vào lớp và 2 người này sẽ quyết định ai là người mô tả tấm hình
                     và ai là người vẽ hình trên bảng. Bạn cho người sẽ mô tả xem tấm hình trong 1 - 2 phút
                     và nói họ hãy cố nhớ từng chi tiết và mô tả như thế nào để bạn mình vẽ lại đúng hình
                     ấy trên bảng và khi mô tả, người này chỉ được phép nói một lần một ( không lập lại lần
                     thứ hai ) từng chi tiết một và người vẽ không được hỏi. Bạn lấy lại tấm hình và người
                     mô tả thực hiện theo lời chỉ dẫn của bạn và theo trí nhớ.
                            Tiến trình hoạt động này được lập lại với cặp 2 và chỉ có điểm khác là người mô
                     tả được quyền cầm tấm hình để mô tả. Riêng ở cặp 3, người mô tả có quyền lập đi lập
                     lại lời mô tả của mình và người vẽ hình trên bảng được quyền hỏi lại.
                            Chắc bạn cũng đoán được là kết quả 3 hình sẽ khác biệt nhau và hình của cặp 3
                     là hình đúng hoặc gần đúng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên dự trù trước là cũng có
                     trường hợp hiếm có xảy ra là hình ở cặp 1 lại đúng do ngoại lệ ( người mô tả có trí nhớ
                     tốt, biết cách mô tả phù hợp với người nghe và người nghe nắm bắt thông tin và có
                     kinh nghiệm về hình học). Dù thế nào, bạn cũng có thể giúp lớp rút ra những kết luận
                     theo mục tiêu bài giảng của bạn. Bạn cần theo dõi và ghi lại chi tiết mô tả tốt hoặc
                     chưa tốt ( thường dùng từ sai, méo mó thông tin, diễn đạt không rõ...) để giúp lớp
                     khám phá vấn đề lúc thảo luận chung.
                    Ứng dụng : Sử dụng khi giảng dạy Truyền thông, về quan hệ giao tiếp, Lãnh đạo,
                     Quản trị.




                                                                                                          17




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
18




                  18




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
19



                   TRÒ CHƠI 20 :

                   TRÒ CHƠI VỀ CÁCH NHÌN VẤN ĐỀ
                 Mục tiêu :
                         Giúp học viên nhận thức về cách nhìn của con người trước một vấn đề hay sự
                  việc, tùy theo vị trí, hoàn cảnh, tâm trạng, kinh nghiệm sống của mình, để từ đó dễ
                  dàng hội nhập hơn trong giao tiếp cũng như trong hợp tác làm việc.
                 Thời gian thực hiện : từ 30 - 45 phút.
                 Cách làm : 3 bước khác nhau:
               1. Bạn đến đứng bên cạnh một cái bàn đặt giữa phòng. Bạn mời một học viên ở một
                  hướng nào đó nói cho biết vị trí của bạn ở đâu so với cái bàn. Học viên ấy nói: “Thầy
                  đứng trước cái bàn”. Xong bạn mời một học viên khác đối nghịch với vị trí của học
                  viên trước với cùng câu hỏi. Học viên ấy sẽ nói “Thầy đứng sau cái bàn”.

                   Bạn
                                                        Học viên 1

                   Học viên 2
                   Bàn

                         Cách nhìn tùy thuộc vị trí riêng của mỗi người.


                 2- Bạn chuẩn bị một số hình vẽ và trình cho học viên xem:

                         Hình 1



                         Có người thấy 3 chữ nhật nối liền nhau, 2 chữ H hoặc 3 quả tạ...


                         Hình 2


                         Có người cho đó là 3 mũi tên hoặc 3 căn nhà nhìn phía bên hông hoặc 2 chữ K...

                         Bạn nhìn hình trên, bạn thấy đó là cái ly hay 2 gương mặt nhìn nhau?
                         Hình vẫn là hình, nhưng không phải ai cũng thấy giống nhau. Kinh nghiệm, hoàn
                         cảnh, tâm trạng đều chi phối cách nhìn và lý giải nó. Ngoài ra, còn có yếu tố tác
                         động của môi trường. Bạn cho học viên xem các hình sau đây:

                         TRÒ CHƠI 21 :

                   TRÒ CHƠI CUỘC RƯỢT ĐUỔI
                  Mục tiêu :

                                                                                                        19




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
20

                                       Giúp nhận biết tính chủ quan trong mối quan hệ, trước một thực tế được nhìn thấy.
             1.
                                       Giúp nhận biết được cảm tưởng.
             2.
             3.                        Giúp phát hiện cơ chế phóng chiếu của mình trên một thực tế.
                                      Thời gian thực hiện : 30 phút
                                      Cách làm :
                                             Bạn cho lớp xem một tấm ảnh (hình bên) và gắn hình đó trên bảng. Mọi người
                                       xem ảnh và tưởng tượng một câu chuyện ngắn bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau :
                                             1- Cái gì đã xảy trước khi có cảnh này ?
                                             2- Cái gì đang diễn ra trong cảnh này ?
                                             3- Cái gì sẽ tiếp sau đó ?
                                             (Câu hỏi phụ : Chi tiết nào được chú ý nhất, thử cho một cái tựa?)
                                             Vài người nói về so sánh các câu chuyện được nêu : giống nhau và khác nhau -
                                       Bạn có thể giúp từng người liên hệ cái tưởng tượng của họ với một mảng đời sống của
                                       họ: công việc, giá trị, nhu cầu, lo sợ, ước vọng...
                                             Phần tổng kết, bạn :
                                      Phân loại các chi tiết theo loại chủ quan và loại khách quan.
                                      Chỉ rõ mối liên quan với nhu cầu, công việc, sự chọn lọc trong cách nhìn.
                                      Phân biệt cách nhìn và phóng chiếu.
                                      Cần kiểm tra lại cách nhìn của mình.
                                      Số lượng học viên : Không giới hạn.
                                      Ứng dụng : Tâm lý xã hội - Công tác xã hội - Tham vấn - Truyền thông và Giao tiếp.

                                       TRÒ CHƠI 22 :

                                       TRÒ CHƠI KHOẢNG CÁCH
                                      Mục tiêu :
                                       Giúp khám phá các thông điệp không lời qua khoảng cách.
                                  1.
                                       Giúp xác định mức độ thoải mái hoặc khó chịu qua khoảng cách.
                                  2.
                                  3.   Giúp ghi nhận các thông tin khác nhau tùy theo khoảng cách.
                                       Quan sát để thấy khoảng cách có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi như thế nào cho
                                  4.
                                       chất lượng quan hệ.
                                      Thời gian thực hiện : 30 phút
                                      Cách làm :
                                              1- Bạn chọn 2 học viên ( A và B ), cho họ đứng đối diện nhau, cách ít nhất là 2
                                       mét - A tiến từ từ đến B ( bất động ). Mỗi lần bước tới vài bước thì ngừng và cho biết
                                       cảm giác ( thoải mái hay không ) và ngừng lại ở khoảng cách mà A cho là tiện nhất.
                                              A tiếp tục tiến gần B, vượt qua vùng thân mật và ngừng trước B cách vài cm. Ghi
                                       nhận ở khoảng cách đó : hơi ấm cơ thể, mùi, cái nhìn bị méo mó, hơi thở, ghi nhận ý
                                       tưởng, cảm xúc lúc đó. Giữ khoảng cách trong 30 giây, trở lại vị trí cũ. Đổi vai : A bất
                                       động và B tiến từ từ đến A.
                                              2- A và B đều nhắm mắt lại. Mỗi người tưởng tượng đang ở trong một cái bong
                                       bóng, lớn nhỏ tùy mình và tiến gần nhau một lần nữa và chỉ ngừng khi hai bong bóng
                                       đụng nhau ( theo tưởng tượng của hai người ).Bạn so sánh hai khoảng cách đã thực
                                       hiện.
                                              A và B cách nhau hai mét. Một người nhắm mắt và bất động. Người kia tiến tới
                                       từ từ. Khi người nhắm mắt cảm nhận người kia đến ở khoảng cách thích hợp và an
                                       toàn thì ngăn lại và mở mắt ra. Kế đó, đổi vai.

                                       20




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
21

                 Số lượng học viên : Không tùy thuộc vào số lượng.
                 Ứng dụng : Khoa học giao tiếp, truyền thông, công tác xã hội - Quản trị.


                  TRÒ CHƠI 23 :

                  TRÒ CHƠI XEM HÌNH
                 Mục tiêu :
               1. Giúp nhận thức tính chủ quan trong quan hệ người và người, khi nhìn thấy một ván đề
                  hay một thực thể.
               2. Giúp phân biệt những cảm nhận và khám phá khuynh hướng và cơ chế phóng chiếu
                  của mình vào thực thể thấy được.
                 Thời gian thực hiện : 30 phút.
                 Cách làm :
                        Bạn chuẩn bị sẵn khoảng 20 tấm ảnh các loại (ảnh chụp phong cảnh, các hình
                  thức sinh hoạt trong đời sống, ảnh vẽ...) lấy từ các tạp chí. Bạn đánh số từng tấm ảnh
                  và bày dọc theo cạnh một cái bàn lớn đặt giữa phòng học. Bạn cho học viên đi chậm
                  dọc theo bàn, giữ im lặng, nhìn các bức ảnh (nếu bạn chuẩn bị thêm một máy cassette
                  phát ra một bản nhạc êm dịu, âm lượng nho nhỏ thì không còn gì bằng !). Học viên
                  thầm chọn 1 - 2 bức ảnh theo số đánh dấu mà họ ưng ý nhất, gây ấn tượng đối với họ
                  nhất.
                        Sau khi họ trở lại chỗ ngồi, bạn mời từng học viên cho biết cảm nghĩ của mình
                  khi chọn bức ảnh và nó liên quan đến cảm xúc, tình cảm và kinh nghiệm cuộc sống
                  hiện tại hay quá khứ của họ. Các học viên có thể góp ý với nhau. Bạn có thể nhờ họ
                  cho cái tựa cho từng bức ảnh.
                 Số lượng học viên : từ 20 đến 30.
                 Ứng dụng : Các môn tâm lý học - Truyền thông và Giao tiếp - Công tác tham vấn -
                  Công tác xã hội - Quản trị.

                  TRÒ CHƠI 24 :

                   TRÒ CHƠI LẮNG NGHE
                 Mục tiêu :
                  Giúp học viên nhận thức : lắng nghe không phải là việc đơn giản, cần tập luyện kỹ
             1.
                  năng lắng nghe để giao
                  tiếp, để làm việc và hợp
                  tác.
             2.   Giúp nhận thức về vấn
                  đề thông tin và nhận
                  thông tin.
                 Thời gian thực hiện :
                  30 phút
                 Cách làm : Qua hai
                  bước :
                         Bước 1 :



                                                                                                       21




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
22

                         Bạn nhờ học viên chuẩn bị lắng nghe và khi bạn báo bắt đầu lắng nghe thì các
                  học viên sẽ lắng nghe những tiếng động xung quanh mình hoặc từ xa vọng đến và ghi
                  lại tất cả các tiếng động ấy trên tờ giấy nháp trong khoảng thời gian 60 giây.
                         Bạn chọn hai học viên ngồi gần nhau và đọc to kết quả ghi lại tiếng động của hai
                  người ấy. Bạn so sánh hai kết quả và thông thường là không giống nhau hoàn toàn.
                  Bạn tiếp tục chọn hai người khác ngồi gần nhau và kết quả cũng khác nhau. Bạn hỏi ý
                  kiến của lớp nhận xét tại sao.
                         Con người khi nghe có khuynh hướng chọn lọc. Dù có chú ý, nhưng tiếng động
                  không được chọn sẽ không vào và não không ghi nhận tiếng động đó.
                         Bước 2 :
                         Bạn phát cho năm học viên tình nguyện lên đứng trước lớp theo hàng ngang, mỗi
                  người cầm một tờ giấy ( loại giấy đánh máy A4 ) và họ cầm tờ giấy thẳng đứng. Họ sẽ
                  thực hiện theo lời yêu cầu của bạn.
                         Bạn bắt đầu nói rõ ràng, không nhanh, không chậm :
                         “Xếp đôi tờ giấy từ trên xuống dưới, xé bỏ góc trên bên phải, sau đó xếp đôi tờ
                  giấy 1 lần nữa từ phải sang trái, xé góc dưới bên trái và xếp đôi tờ giấy lần nữa từ trên
                  xuống xé góc trên bên phải”.
                         Bạn nhờ năm học viên này mở tờ giấy của họ ra. Kết quả là những ai nghe đúng
                  thì hình dáng tờ giấy còn lại sẽ giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ người nghe
                  khác nhau thường chiếm số cao hơn.
                 Số lượng học viên : Không tùy thuộc vào số lượng học viên.
                 Ứng dụng : Các đề tài về truyền thông - Giao tiếp, Công tác xã hội, tham vấn, quản trị,
                  lãnh đạo...
                 Biến đổi : Bạn có thể thực hiện bước 2 theo một cách khác :
                         Bạn chia cả lớp thành nhóm 2 người, quay lưng vào nhau, chỉ có một người nhìn
                  thấy bạn. Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy trắng. Người không nhìn thấy bạn sẽ cầm tờ
                  giấy này. Người nhìn thấy bạn có nhiệm vụ quan sát và nói lại cho người kia những gì
                  mình thấy được, để người kia cứ thế mà làm. Không được phép hỏi lại. Bạn cầm tờ
                  giấy, gấp theo bất cứ hình gì mình thích, làm chậm, không được nói, để học viên,
                  người có nhiệm vụ quan sát thấy được. Sau đó bạn sẽ xé một góc của tờ giấy đã gấp.
                  Và bạn yêu cầu các nhóm đưa tờ giấy của nhóm ra, các tờ giấy nhất định không hoàn
                  toàn giống nhau. Trò chơi này giúp người học nhận thức được mối quan hệ của việc
                  truyền tin và nhận tin.

                  TRÒ CHƠI 25 :

                  TRÒ CHƠI “CÂY GẬY PHÁT BIỂU”
                 Mục tiêu :
                  Giúp học viên rèn luyện kỹ năng trao đổi, lắng nghe người khác, khả năng nói về mình
             1.
                  trong hiện tại.
             2.   Giúp rèn luyện tính kiên nhẫn trong khi tập trung nghe liên tục.
                 Thời gian : 30 phút.
                 Cách làm :
                        Bạn chia lớp thành nhiền nhóm nhỏ 4 - 5 người. Mỗi nhóm chọn một đồ vật
                  tượng trưng cho cây gậy phát biểu ( nón, khăn, hoặc quyển tập...) và đặt tại giữa vòng
                  tròn của nhóm. Mọi người đều im lặng. Ai cầm gậy thì có quyền phát biểu, tùy ý nói về
                  mình và nói trong bao lâu cũng được. Ai không có gậy trong tay thì không có quyền

                  22




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
23

                  nói mà chỉ lắng nghe. Nói xong, đặt gậy trở lại vị trí cũ ở giữa vòng tròn để ai muốn
                  nói thì cầm gậy trên tay.
                         (Phương pháp thảo luận này dựa theo phương pháp thảo luận của người Haida,
                  một bộ lạc ở dọc Thái Bình Dương khi họp Hội Đồng Tư Vấn, họ đến ngồi vòng tròn,
                  im lặng ở giữa để “cây gậy phát biểuquot;).
                 Số lượng học viên : từ 20 đến 30
                 Ứng dụng : Truyền thông - Công tác tham vấn - Tâm lý Trị liệu - Công tác xã hội.
                 Kết luận sau trò chơi :
               1.              Khó khăn trong việc giữ im lặng và tập trung chú ý.
               2.              Khó khăn khi nói về mình.

                              II. CÁC TRÒ CHƠI LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM
                              LÃNH ĐẠO
                              TRÒ CHƠI 26 :

                              TRÒ CHƠI TÌM VAI

                             Mục tiêu :
                              Giúp học viên phát hiện vai trò ( khuôn mẫu hành vi ) của từng nhóm viên được thể
             1.
                              hiện lúc sinh hoạt nhóm.
                              Giúp rèn luyện kỹ năng quan sát cách ứng xử, mối tương tác, các biến chuyển vai trò
             2.
                              trong nhóm để hiểu được cơ cấu nhóm, giúp lãnh đạo nhóm điều hành hoặc can thiệp
                              khi cần thiết để hoạt động nhóm được hiểu quả hơn.
                             Thời gian thực hiện : từ 30 đến 45 phút
                             Cách làm :
                                    Bạn nêu trên bảng 8 khuynh hướng thường có khi thảo luận nhóm ở từng thành
                              viên của nhóm.
                                                  CHỦ ĐỘNG
                                                 CẠNH    LÃNH
                                                         ĐẠO
                                                TRANH
                                                              GIÚP ĐỠ
                                         GÂY HẤN
                                 CHỐNG                                              THEO
                                           THẮC MẮC

                                                                 THEO ĐUÔI
                                       GÂY RỐI
                                                   KHÔNG   LỆ
                                                   QUAN THUỘC
                                                   TÂM
                                                    THỤ ĐỘNG

                                   Bạn giải thích mỗi vai có những khuôn mẫu hành vi như sau:
                                   1. Vai người lãnh đạo
                             Mở đầu, đặt vấn đề
                             Mời tham gia ý kiến
                             Hòa giải nếu có mâu thuẫn
                             Tóm lược các ý kiến

                                                                                                                    23




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
24

                                                                        Trắc nghiệm sự nhất trí
                                                                        Kết thúc buổi họp
                                                                                2. Vai người giúp đỡ
                                                                        Hỗ trợ người lãnh đạo
                                                                        Giải thích, cung cấp thông tin
                                                                        Giúp nhóm theo hướng của người lãnh đạo
                                                                                3. Vai người theo đuôi
                                                                        Ít chủ động nêu ý kiến riêng, chỉ chờ người khác nói xong thì ủng hộ.
                                                                        Thường thay đổi ý kiến theo người khác.
                                                                        Có theo dõi cuộc họp.
                                                                                4. Vai người lệ thuộc
                                                                        Chủ yếu thụ động hơn người theo đuôi.
                                                                        Có theo dõi cuộc họp.
                                                                        Không tham gia ý kiến.
                                                                        Phó thác cho người khác quyết định.
                                                                                5. Vai người không quan tâm
                                                                        Ít theo dõi buổi họp
                                                                        Làm việc riêng, hoặc nhìn về hướng khác
                                                                        Không tham gia ý kiến
                                                                                6. Vai người thắc mắc, gây rối
                                                                        Hay đặt những câu hỏi, thắc mắc lặt vặt hoặc lật ngược vấn đề.
                                                                        Có khi mở rộng đề tài, lạc đề làm nhóm mất thời gian, gây khó chịu cho nhóm.
                                                                                7. Vai người gây hấn
                                                                        Loại người bất mãn hoặc không thích 1-2 nhóm viên nào đó trong nhóm.
                                                                        Hay chê bai ý kiến củ người mình không thích.
                                                                        Nói to, quơ tay, đứng lên ngồi xuống.
                                                                                8. Vai người cạnh tranh
                                                                        Khuyến khích sự tham gia của nhóm.
                                                                        Chủ động tham gia ý kiến.
                                                                        Có khi tóm lược các ý kiến hoặc trắc nghiệm sự nhất trí.
                                                                                Bạn mời 8 học viên và giao vai cho mỗi người qua tờ giấy có hướng dẫn cách thể
                                                                         hiện vai như phần trên. Mỗi người chỉ biết vai của mình. Nhóm 8 người này sẽ họp tại
                                                                         một bàn giữa phòng và các học viên khác ngồi xung quanh quan sát. Bạn cho một đề
                                                                         tài để nhóm thảo luận, ví dụ : “Thảo luận một kế hoạch tổ chức đi picnic ở ngoại
                                                                         thành” - Bạn dành khoảng 10 - 15 phút cho cuộc thảo luận, không cần phải đợi xong
                                                                         cuộc thảo luận.
                                                                                Bạn mời các học viên khác cho biết vai đảm nhận của từng người và giải thích
                                                                         do những chi tiết nào trong hành vi mà mình đã nhận diện được.
                                                                                Điều bạn cần lưu ý là thực tế có khi có người sắm vai bị lôi cuốn vào cuộc thảo
                                                                         luận lại quên vai của mình thì đó là hiện tượng bình thường của sự biến chuyển vai trò
                                                                         trong nhóm. Vai trò khó mà giữ cố định và chúng ta thường có khi gây hấn một chút,
                                                                         rồi trở thành lệ thuộc, không quan tâm, rồi có khi canh tranh một tí. Chỉ khi nào một
                                                                         vai trò được thể hiện nổi bật mạnh nhất trong suốt buổi họp thì đó mới là điều cần quan
                                                                         tâm của người lãnh đạo nhóm.
                                                                        Số lượng học viên : Từ 20 đến 30
                                                                        Ứng dụng : Tâm lý nhóm - Công tác xã hội nhóm - Phát triển cộng đồng - Quản trị
                                                                         học

                                                                         24




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
25



                  TRÒ CHƠI 27 :
                  Loại kể chuyện :
                  CHUYỆN ANH THỢ ĐẬP ĐÁ VÀ
                  NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG

                 Mục tiêu :
                         Giúp học viên thảo luận qua câu chuyện để rút ra bài học về sự cần thiết thu thập
                  dữ kiện trước khi đề xuất cách làm, cách giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định.
                         Một người đi đường đã qua nhiều cánh đồng trơ trọi và gặp một người thợ đập
                  đá. Anh ta hỏi :
                         - Xin anh vui lòng cho biết từ đây đến thị trấn gần nhất phải mất bao lâu nữa ?
                         Người thợ đập đá lắng nghe rồi lại cúi xuống tiếp tục công việc. Người đi đường
                  nghĩ bụng : “Hoặc là anh ta bị điếc, hoặc là anh ta bị câm”. Và người này tiếp tục
                  cắm cúi đi. Được một đỗi xa anh ta nghe tiếng người thợ đập đá gọi, bèn quay trở lại.
                  Người thợ đập đá nói :
                         - Muốn đến được thị trấn gần nhất anh phải mất ít nhất hai giờ.
                         Người đi đường bực dọc thốt lên :
                         - Thế tại sao anh không nói cho tôi biết ngay từ đâu ?
                         Người thợ đập đá thủng thỉnh trả lời :
                         - Làm sao tôi có thể trả lời tức thì cho anh được khi tôi chưa biết cách đi của
                  anh như thế nào ? Trước hết tôi phải quan sát bước đi của anh xem anh đi nhanh hay
                  chậm. Sau đó tôi mới tính toán quãng đường cần đi. Và bây giờ thì tôi có thể đoán
                  chắc là anh sẽ đến đó sau ít nhất là hai giờ.
                 Ứng dụng : Khi giảng dạy về các đề tài xây dựng Dự án, Phát triển cộng đồng, Quản
                  trị, Tâm lý nhóm.




                                                                                                        25




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
26


                                                  LOẠI KỂ CHUYỆN 28 :
                                                  CHUYỆN ĐẮM TÀU

                                                 Mục tiêu :
                                                       Giúp học viên nhận thức về giá trị, quan điểm
                                                  của mỗi cá nhân trong mối quan hệ giao tiếp hoặc
                  trước khi lấy quyết định của nhóm.
                  CÂU CHUYỆN ĐẮM TÀU
                        Một thuyền trưởng đang lái con tàu đến một cộng đồng. Trên tàu có cả thảy 12
                  hành khách gồm :
                        - Một linh mục nhân từ giữ nhiệm vụ chăm sóc phần hồn cho các con chiên trong
                  cộng đồng.
                        - Một bác sĩ đang trên đường đi tu nghiệp để trở về dập tắt các dịch bệnh đang
                  có nguy cơ tiêu diệt cả cộng đồng.
                        - Một cảnh sát giỏi nổi tiếng là có công giữ gìn an ninh trật tự cho cộng đồng.
                        - Một tù nhân trước đây đã phạm nhiều tội ác nhưng đã thành tâm hối cải. Khi
                  ra tù anh ta được hứa hẹn là sẽ được tạo điều kiện để trở nên người hữu ích cho xã hội
                  và anh ta đang quyết chí làm lại cuộc đời.
                        - Một diễn viên nổi tiếng, có tài, được mọi người ái mộ và mang lại niềm vui tinh
                  thần cho cộng đồng.
                        - Một chính trị gia đi tìm các sách lược mới để trở về xây dựng cộng đồng.
                        - Một cặp vợ chồng mới cưới đang trên đường đi hưởng tuần trăng mật.
                        - Một thầy giáo giỏi, thông minh, yêu trẻ và nhiệt thành đào tạo lớp trẻ của cộng
                  đồng.
                        - Một phụ nữ tuổi trung niên đã cống hiến cuộc đời cho các hoạt động từ thiện
                  xã hội rất hữu ích và đang còn khả năng tiếp tục công việc này.
                        - Hai đứa bé, một trai, một gái, là hai học sinh thông minh nhất của cộng đồng
                  được cử đi học ở nước ngoài và là nhân tài của cộng đồng trong tương lai.
                        Lúc khởi hành thì sóng lặng gió êm nhưng sau hai ngày thì gặp bão tố. Sóng
                  đánh vỡ một khoang tàu nên bây giờ tàu chỉ có thể chở được 5 người mà thôi, 7 người
                  còn lại phải hy sinh. Thuyền trưởng phân vân không biết nên chọn ai và phải bỏ ai ???
                        Trong thảo luận, bạn cần lưu ý là không có cách chọn ( quyết định ) nào đúng
                  hoặc sai mà nó tùy theo nấc thang giá trị, quan điểm, cách nhìn của mỗi cá nhân.
                 Ứng dụng : Môn Truyền thông giao tiếp, Quản trị, Tâm lý nhóm.
                        Bạn cũng có thể sử dụng câu chuyện kế tiếp chuyện “Cô gái nghèo” có cùng mục
                  tiêu như chuyện “đắm tàu”.


                  LOẠI KỂ CHUYỆN 29 :
                  CHUYỆN CÔ GÁI NGHÈO
                        Ánh là tên của cô gái nghèo, có chồng tên là Bảo. Cô Ánh giúp việc nhà cho một
                  ông thương gia giàu có tên Cảnh. Một hôm, Bảo về quê, chẳng may gặp tai nạn trên
                  đường đi. Anh bị thương và được chăm sóc tại nhà cha mẹ ruột - Gia đình của Bảo
                  cũng nghèo khó. Ánh được tin phải về quê chồng gấp để chăm sóc chồng, nhưng Ánh
                  cần một số tiền không nhỏ để về nhà chồng. Ánh trình bày vấn đề với ông chủ Cảnh và

                  26




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
27

                  ngỏ ý muốn vay số tiền. Sau một hồi do dự, ông chủ Cảnh ra điều kiện là Ánh phải ngủ
                  với ông một đêm trước khi được cấp số tiền.
                        Ánh phẫn nộ từ chối và tìm đến người bạn gái tên Duyên để nhờ sự giúp đỡ.
                  Duyên lạnh lùng từ chối.
                        Ánh thất vọng và không còn sự lựa chọn nào khác nên quay lại với Cảnh và đồng
                  ý ngủ với ông ta.
                        Về nhà chồng, sau một thời gian chăm sóc chồng, Ánh thuật lại câu chuyện cho
                  chồng nghe để mong được tha thứ. Ngược lại sự mong đợi của Ánh, Bảo đánh đập Ánh
                  và đuổi Ánh ra khỏi nhà. Xấu hổ và tức giận, Ánh trở lại gặp ông chủ và giết ông ta.
                  Ánh phải bị đi tù.
                        Sau khi kể chuyện, bạn cho các học viên lên danh sách theo thứ tự từ trên xuống
                  ai xấu nhất và ai ít xấu nhất và lý do tại sao chọn như vậy. Kết luận là không có cách
                  chọn nào đúng hoặc sai.


                  TRÒ CHƠI 30 :

                  TRÒ CHƠI 4 ĐƯỜNG THẲNG QUA 9 ĐIỂM
                 Mục tiêu :
                        Giúp học viên nhận thức về cách giải quyết vấn đề, cần có cái nhìn rộng, bao
                  quát hơn để nhận diện rõ vấn đe, hơn là bị “đóng khung”, theo thói quen cũ, theo lối
                  mòn cũ trước khi ra quyết định hoặc để có sự sáng tạo trong công việc.
                 Cách làm :
                        Bạn vẽ trên bảng 9 điểm được bố trí đều trên một hình vuông như sau :

                                                         

                                                         

                                                         

                        Bạn mời lớp học vẽ bốn đường thẳng liên tục đi qua tất cả 9 điểm này mà không
                  đưa tay lên và không điểm nào bị lập lai. Thông thường học viên không giải đáp được
                  bài toán này vì nếu không thêm hai điểm mới thì không bao giờ làm được.
                 Tác động : Vấn đề đặt ra không lớn, nhưng có hiệu quả vì học viên vỡ lẽ và sẽ nhớ
                  lâu.
                 Ứng dụng : Quản trị, Phát triển cộng đồng, Truyền thông, Quản lý dự án.



                       Giải đáp


                                                         

                                                         

                                                         

                                                                                                         27




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn

More Related Content

What's hot

Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gianBài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gianTâm Việt Group
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH nataliej4
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Sùng A Tô
 
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...Visla Team
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnHoàng Mai
 
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝVỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝSoM
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayYenPhuong16
 
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quảKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quảLê Tưởng
 
BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...
BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...
BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...Bùi Quang Xuân
 

What's hot (20)

Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Kỹ năng quản lý bản thân
Kỹ năng quản lý bản thânKỹ năng quản lý bản thân
Kỹ năng quản lý bản thân
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Giao trinh to chuc su kien
Giao trinh to chuc su kienGiao trinh to chuc su kien
Giao trinh to chuc su kien
 
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gianBài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đế...
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinhLuận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
 
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
 
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝVỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
VỊ THÀNH NIÊN: ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quảKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
 
BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...
BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...
BG KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO. TS. BÙI Q...
 

Similar to Sử dụng trò chơi trong tập huấn

Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram camforeman
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Giaforeman
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non nataliej4
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troforeman
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoiforeman
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckhguesta60ae
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe nataliej4
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascalhuuthangvu
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký nataliej4
 

Similar to Sử dụng trò chơi trong tập huấn (20)

Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho tro
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoi
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
HDJHJ
HDJHJHDJHJ
HDJHJ
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm DungCh5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascal
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
 

More from foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 

More from foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 

Sử dụng trò chơi trong tập huấn

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nhu cầu huấn luyện về công tác Phát triển đã trở thành một nhu cầu lớn để đáp ứng sự đòi hỏi của tình hình xã hội, nhất là ở các lãnh vực Công tác xã hội, Phát triển cộng đồng, Công tác khuyến nông, Công tác Tín dụng, Giáo dục sức khỏe v.v... Nhiều khóa tập huấn, ngắn ngày hoặc dài ngày đã được tổ chức thường xuyên tại Việt Nam, do các chuyên gia nước ngoài hoặc người Việt Nam phụ trách đều dưới hình thức phương pháp có sự tham gia chủ động của học viên và đã thu lượm được nhiều kết qua rất tốt. Phương pháp giảng dạy này đã mang lại một bầu không khí mới mẻ, sôi động, thân thiện, bình đẳng giữa người dạy và người học ở các lớp học. Nhiều loại hoạt động để đáp ứng cho phương pháp tích cực có sự tham gia này rất đa dạng, bao gồm như: hoạt động trò chơi, sắm vai, giả lặp (simulation), thảo luận trường hợp điển cứu v.v... Các hoạt động này đều hướng về người học, lấy người học làm trọng tâm. Người học vừa học vừa hành, vừa chơi vừa nhận thức vấn đề. Người dạy là người hướng dẫn tích cực. Đã có phổ biến một số tài liệu về các hoạt động này theo từng nội dung chủ đề riêng biệt, tuy nhiên, việc tập hợp, phân loại các hoạt động này lại để ai thích công tác đào tạo hoặc đang công tác ở lãnh vực này sử dụng, tham khảo và khai thác là một công việc cần thiết. Trong quyển sách đầu tiên này, tôi không muốn đưa vào các loại trò chơi mang tính chất sinh hoạt cộng đồng (thường được tổ chức trong các sinh hoạt tập thể, cấm trại...) mà chỉ chú trọng đến các sinh hoạt, trò chơi theo chủ đề tập huấn. Được sự khuyến khích của Trưởng Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh và các bạn bè đồng nghiệp, tôi mạnh dạn thực hiện công việc tập hợp và chế biến thêm để phù hợp cho từng nội dung tập huấn. Đây là bước đầu của “tuyển tập các sinh hoạt trò chơi khi dạy và học”, tất nhiên không thể đáp ứng trọn vẹn theo yêu cầu của bạn đọc, đồng nghiệp. Sự góp ý, sáng tạo thêm của các bạn sẽ đóng góp vào sự ra đời của quyển thứ hai. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến và cám ơn sự quan tâm của các bạn. Người biên soạn: ThS Nguyễn Ngọc Lâm * * * 1 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 2. 2 PHẦN MỘT QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC QUA PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC CÓ SỰ THAM GIA Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và 1. hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Con người học chỉ NHỚ: 10% những gì họ ĐỌC - - 20% những gì họ NGHE - 30% những gì họ THẤY - 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY - 80% những gì họ NÓI - 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ.Giảng dạy giúp học viên thay đổi : nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và từ đó thay đổi hành vi. Khi người hướng dẫn tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ khám phá và thay đổi sẽ được thuận lợi hơn. Vì thế, học tập là một quá trình qua đó cá nhận chấp nhận vài kỹ năng mới hay ý tưởng 2. mới và nó làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nó là một chuỗi các hoạt động đối diện với vấn đề, can dự vào những kinh nghiệm mới và đưa đến sự khám phá cái mới. 3. Tác động của các hoạt động trò chơi Các hoạt động trò chơi tại lớp học : 3.1. Tạo sự chú ý của người học : sự chú ý là khởi điểm của sự quan tâm. 3.2. Khuyến khích sự quan tâm của người học. 3.3. Gợi sự ham muốn bằng ý tưởng mới hay hoạt động tốt hơn để sự quan tâm trở thành lực thúc đẩy hành động. 3.4. Sự thỏa mãn sẽ làm cho con người dễ hành động hơn, dễ thay đổi hơn. 4. Một số nguyên tắc của phương pháp có sự tham gia 4.1. Tạo sự suy nghĩ, cảm xúc, hành động và diễn đạt một cách tự nhiên. 4.2. Người học tham gia vì họ rất mong đợi sự thành công. 4.3. Cần có sự phối hợp hợp lý, sự thoải mái, sự thích thú. 4.4. Hoạt động phải sinh động, sáng sủa và hấp dẫn. 4.5. Ý tưởng, cảm xúc và hành động xảy ra cùng với nhau. 4.6. Người dạy liên tục sử dụng các kinh nghiệm thực tiển của người học và bày tỏ sự công nhận các ý kiến hợp lý của họ. 3. Phong cách của người dạy hiệu quả Người dạy hiệu quả phải là người : 5.1. Tự tin : có khả năng hướng dẫn mà không khống chế, xúc tác hơn là chỉ huy. 5.2. Vui tươi và truyền sự vui tươi cho người học. 5.3. Mềm dẽo : sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của tình thế và sự quan tâm của người học. 5.4. Hướng dẫn mục tiêu : phải biết mục tiêu nào mà người học muốn đến để hướng vào đó. 2 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 3. 3 5.5. Chân tình và thân thiện : quan tâm đến mọi người, không giữ khoảng cách và xem mỗi người học là mỗi cá nhân riêng biệt. 5.6. Khiêm tốn và có óc hài hước : biết đùa đúng lúc và không nên tự khoe khoang. 5.7. Biết đảm nhận nhiều vai trò lần lượt khác nhau : người tư vấn, người xúc tác, người nghe, người thầy, người bạn... 5.8. Khuyến khích sự phản hồi : khuyến khích sự nhận xét của người học về cái gì được, cái gì chưa được. 5.9. Biết nhạy cảm : cảm nhận được phản ứng, cảm xúc, kinh nghiệm, thông hiểu hay còn bối rối mù mờ trước một vấn đề của người học. 5.10. Biết sáng tạo : sự sáng tạo sẽ gây sự thích thú, tăng động cơ, lòng ham muốn học tập của học viên. 4. Một số kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp có sự tham gia : Sau một thời gian tổ chức các sinh hoạt trò chơi khi giảng dạy ở các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn, một số kinh nghiệm cá nhân được ghi nhận như sau: 6.1. Phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không bị bất ngờ va có khả năng tùy cơ ứng biến. 6.2. Người dạy cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho người học. Ấn tượng ban đầu tốt ( hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa...) sẽ giúp bạn dễ thành công trong các buổi dạy tiếp theo. Khi người học có cảm tình với bạn, họ sẽ hợp tác tích cực với bạn - Bầu không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên - Người học không còn cơ chế phòng vệ. 6.3. Phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi của bạn sẽ phản tác dụng. Người học không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ sinh hoạt, thậm chí có khi họ bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để người học hồi tưởng lại sinh hoạt đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan với đề tài, mục tiêu giảng dạy. Có người dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng không rút ra được bài học gì vì đã quá giờ ! 6.4. Trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của người học, phù hợp với nội dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên nơi người học. 6.5. Cùng một loại trò chơi, bạn có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số người học, tùy diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế và còn tùy giới tính nữa. 6.6. Bạn phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, hiệu quả của nó sẽ rất lớn. 6.7. Trong số người học sẽ có người chưa quen với loại hình sinh hoạt này, bạn phải ra tay giúp đỡ và từ từ đưa họ vào cuộc. Có người cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu bạn kiên nhẫn hỗ trợ thì họ sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của họ. Qua đó, bạn đã giúp họ sự tự tin và thêm động cơ học tập. 6.8. Trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện, nhờ đó mà người học dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy của buổi học đó thì càng tuyệt vời để cho bạn làm đầu đề dẫn họ nhập vào đề tài. 6.9. Bạn không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho học viên mất phương hướng. Bạn càng đơn giản càng tốt vì đơn giản là đẹp và đẹp là nghệ thuật. 3 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 4. 4 PHẦN HAI CÁC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG I. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG Chọn trò chơi khởi động phù hợp với từng thời điểm của khóa học ( đầu khóa học, 1. giữa khóa học và cuối khóa học ) sẽ tốt hơn là chọn bất cứ trò chơi nào cũng được và ở từng thời điểm của khóa học, trò chơi khởi động có những mục tiêu khác nhau:  Lúc đầu khóa học : tạo bầu không khí thân thiện, bớt dần sự xa lạ, sự dè đặt, chuyển sự thụ động sang chủ động, tạo sự nhập cuộc và tin tưởng lẫn nhau.  Lúc giữa khóa học : quan tâm đến giải quyết vấn đề, lấy quyết định, tạo sự liên kết nhóm, sự linh hoạt của các vai trò.  Lúc cuối khóa học : chuẩn bị cho sự chia tay, tạo sự bộc lộ nhân cách, đo lường kinh nghiệm của nhóm. Thời gian khởi động không nên quá 20 phút. 2. Khởi động phải làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Nếu mọi người vui 3. vẻ, đó là khởi động tốt. Nên chuẩn bị trước cho sự khởi động - khởi động tồi thì thà không làm còn hơn. 4. Trong trò chơi khởi động, tránh tạo sự quá ganh đua hay tạo sự phê phán, cười nhạo 5. lẫn nhau. Cần hướng dẫn rõ ràng trước khi thực hiện trò chơi. Nên hỏi lại xem mọi người đã 6. hiểu rõ cách chơi chưa trước khi bắt đầu. * * * NHỮNG VIÊN SỎI TO TRONG CUỘC SỐNG Có một ngày nọ, một vị giáo sư lớn tuổi của Trường Quốc gia Hành chánh được mời đến tham gia giảng dạy tại một khóa tập huấn cho một nhóm 15 vị lãnh đạo của 15 Công ty lớn về “ kế hoạch thời gian hiệu quả”. Nội dung tập huấn này là một trong năm nội dung của khóa tập huấn. Vị giáo sư chỉ có duy nhất một giờ để giảng dạy. Đứng trước nhóm học trò tài ba này ( sẳn sàng ghi lại tất cả những gì giáo sư sẽ truyền đạt ), ông giáo sư lần lượt nhìn từng người một, rồi nói với họ :” Chúng ta sẽ thực hiện một thí nghiệm.”. Ở bên dưới bàn của vị giáo sư, trước các học viên, ông lôi ra một bình thủy tinh cở 4 lít và đặt nó nhẹ lên bàn trước mặt ông. Kế đó ông mang ra khoảng trên một chục viên sỏi to gần bằng trái banh tennis và ông đặt từng viên sỏi vào bình thủy tinh. Khi bình thủy tinh đã đầy các viên sỏi và không thể nào thêm được nữa thì ông từ từ đưa mắt nhìn các học viên và hỏi : “ Thế là cái bình đã đầy chưa, các bạn ?”. Tất cả mọi người đồng thanh trả lời: “ Vâng, đầy rồi !”. Vị giáo sư chờ đợi trong giây lát và nói :” Thật sao ?”. Sau đó, một lần nữa, ông nghiêng mình xuống bàn, lôi một chậu đầy những viên sỏi nho nhỏ và một cách cần thận, ông cho những viên sỏi nho nhỏ này vào bình thủy tinh, 4 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 5. 5 ông lắc và trộn đều bên trong bình thủy tinh và những viên sỏi nho nhỏ này len lỏi vào các khe của các viên sỏi to cho đến tận đáy bình thủy tinh. Vị giáo sư lại đưa mắt nhìn các học viên và hỏi lại :”Bay giờ bình này đã đầy chưa vậy ?”. Lần này, các học viên bắt đầu hiểu cái trò này. Một học viên trả lời :” Chắc chưa !”. “ Tốt “, ông giáo sư trả lời. Ông lại và lần này lôi ra dưới gầm bàn một chậu cát. Thế rồi ông cẩn thận trút cát vào bình thủy tinh và cát lấp dần các khoảng trống giữa những viên sỏi to và những viên sỏi nho nhỏ. Một lần nữa, ông ta hỏi :” Bình đã đầy chưa ?”. Lần này, không do dự và các học viên tài ba đồng thanh trả lời :” Chưa đâu thầy !” “Tốt lắm !”, vị giáo sư già trả lời. Trong khi các học viên chờ đợi cái gì còn xãy ra nữa thĩ ông giáo sư này lôi ra thêm một bình nước và cho vào bình thủy tinh cho đến khi nước đầy tới miệng bình. Vị giáo sư lại đưa mắt nhìn các học trò của mình và hỏi : “ Thí nghiệm này cho chúng ta biết điều gì ?”. Một trong số học viên can đảm nhất trả lời : “Thưa Thầy, nó chứng minh cho thấy có khi chúng ta tưởng là lịch làm việc của chúng ta đã đầy ắp và nếu chúng ta muốn, chúng ta cũng có thể thu xếp, bổ sung cuộc hẹn, và nhiều thứ phải làm nữa !”. “Không phải thế !”, giáo sư trả lời. “ Không phải như vậy, thật ra nó chứng minh cho chúng ta như sau đây : nếu chúng ta không đưa những viên sỏi to vào bình trước, chúng ta không bao giờ đưa hết tất cả các thứ này vào.” Mọi người đều im lặng, mỗi người đểu suy nghĩ về ý nghĩa này. Vị giáo sư nói tiếp :” Vậy thì những viên sỏi to trong cuộc sống của chúng ta là gì ?”. “ Sức khỏe của các bạn ?” “ Gia đình của các bạn ?” “Bạn bè của các bạn ?” “ Thực hiện giấc mơ của các bạn ?” “Làm những gì mình thích ?” “ Học hỏi ?” “ Bảo vệ quyền lợi ? “ “ Nghỉ ngơi ?” “ Sử dụng thời gian ? “ “ Hoặc... mọi thứ khác ? “ “ Điều cần nhớ, chính là tầm quan trọng đặt những viên sỏi to trước hết trong cuộc sống của mình, nêu không chúng ta có nguy cơ thất bại trong cuộc sống. Nếu chúng ta đưa vào trước những thứ linh tinh ( như sỏi nhỏ, cát..), chúng ta chỉ hoàn thành được những thứ linh tinh mà thôi và chúng ta không có đủ thời gian quý giá dành cho những điều quan trọng hơn nhiều của cuộc sống chúng ta.”. Và các bạn đừng bao giờ quên đặt câu hỏi cho chính mình : “ Những viên sỏi to trong cuộc sống của ta là gì ?” Kế đó, các bạn hãy đặt nó trước vào bình.” * * * 5 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 6. 6 II. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG KHI BẮT ĐẦU KHÓA HỌC TRÒ CHƠI 1 : TRÒ CHƠI MỖI NGƯỜI MỘT ĐỘNG TÁC  Trò chơi này hiệu quả khi số lượng học viên tối đa là 20 người.  CÁCH CHƠI : Các học viên đứng vòng tròn. Người hướng dẫn tự giới thiệu tên và thực hiện một động tác (động tác bằng tay, hoặc chân, hoặc bằng đầu hoặc toàn cơ thể...), sau đó chỉ định một người trong vòng tròn. Người này, lập lại tên và động tác của người hướng dẫn rồi nói tên của mình và thực hiện tiếp động tác của riêng mình. Người kế tiếp ( theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại ) lập lại tên và 2 động tác của hai người trước và nói tên mình và động tác của mình và cứ thế tiếp tục cho đến hết vòng.  Tác động : Trò chơi này gây thích thú, ngộ nghĩnh khi có người có động tác lạ, và bắt đầu từ người thứ năm trở đi, khi mỗi người lập lại các động tác của những người trước, ta có cảm giác người ấy đang thực hiện một màn múa lạ mắt nhất trên đời. Mọi người sẽ cố gắng nhớ tên nhau và khi có người quên thì nhóm nhắc nhở, tạo bầu không khí thân thiện ngay từ đầu khi mới quen nhau. Nếu bạn là người cuối cùng, lớp học sẽ không quên bạn ! TRÒ CHƠI 2 : TRÒ CHƠI RÁP HÌNH ( HOẶC RÁP SỐ )  CÁCH CHƠI Bạn chọn một số hình ảnh ( hình ảnh thú vật là tốt nhất) và cắt đôi để làm sao mỗi học viên có trong tay một nửa của mỗi tấm hình ( cùng kích cỡ ). Không nên có hình trùng nhau. Nếu bạn không tìm được hình ảnh, bạn cũng có thể viết số trên một tờ giấy nhỏ, mỗi tờ một con số từ 1 đến con số cao nhất bằng phân nửa số của học viên lớp học. Mỗi số bạn viết trên 2 tờ giấy nhỏ, khác màu, sau đó trộn đều phát cho học viên mỗi người một số. Bạn yêu cầu học viên cứ đi tìm “phân nửa của mình” (nửa hình ảnh của mình hoặc con số giống mình) và khi tìm gặp thì kết thân và tìm hiểu lẫn nhau trong vòng 10 phút. Qua 10 phút, khi mọi người trở lại chỗ ngồi ổn định, bạn mời từng cặp vừa quen nhau giới thiệu nhau cho lớp biết bằng cách người này sắm vai người kia để tự giới thiệu: ví dụ A sắm vai B và A tự giới thiệu: “Tôi tên là B, 30 tuổi, có vợ và 3 con, hiện đang công tác tại cơ quan X...”. Kế đó, B sắm vai A và tự giới thiệu về A. 6 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 7. 7 Nếu lớp học ít người, bạn có thể cho tất cả mọi người đều sắm vai giới thiệu. Nếu đông người, bạn chỉ cần cho 5 - 6 cặp giới thiệu mà thôi.  TÁC ĐỘNG Dù mối quan hệ đã được thiết lập giữa từng cặp đôi qua trò chơi này, nhưng đã hình thành mối đồng cảm qua sắm vai nhau. Hơn nữa khi giới thiệu nhau, lớp sẽ cảm thấy vui nhộn do có sự lẫn lộn giới tính, tuổi tác do sắm vai lẫn nhau. Đây là bước đầu của sự chấp nhận nhau. TRÒ CHƠI 3 : TRÒ CHƠI DIÊM QUẸT  Mục tiêu : Vừa khởi động, tạo bầu không khí vui tươi, vừa quan tâm đến nhau. Giúp mỗi người tự giới thiệu về mình một cách ngắn gọn, đầy đủ trong một thời gian nhất định ( thời gian cháy hết cây diêm quẹt ). Tăng kỹ năng truyền thông.  Thời gian thực hiện : tối đa 30 phút.  Cách làm : Bạn mang theo một hộp diêm quẹt mới và quy định : mỗi học viên tự giới thiệu về mình sau khi bật cháy cây diêm quẹt cho đến khi lửa cháy gần hết cây diêm quẹt (lúc học viên buông cây diêm quẹt ra). Học viên phải vừa nói vừa theo dõi cây diêm quẹt để nói đầy đủ trong thời gian cây diêm quẹt cháy.  Số lượng học viên : từ 15 đến 20 người.  Trò chơi khởi động này rất phù hợp cho việc mở đầu đề tài về truyền thông. Bạn có thể thay đổi chủ đề phát biểu của học viên. TRÒ CHƠI 4 : ĐI VÀO SA MẠC  Đây là một trò chơi hiệu quả để hướng dẫn các học viên đi vào các mong đợi khi tham gia khóa học, đồng thời tạo bầu không khí thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, giúp cởi mở, bộc bạch suy nghĩ.  CÁCH CHƠI : Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng ( cỡ giấy đánh máy) và cho họ vẽ lên tờ giấy này cái gì thân thiết nhất mà họ chọn mang theo trước khi bắt đầu cuộc hành trình vào sa mạc (vẽ trong 10 phút ). Bạn dán các tờ giấy lên bảng và mỗi học viên chia sẻ lý do của sự lựa chọn của họ và sự lựa chọn đó có liên quan gì đến khóa học. Trò chơi sẽ thích thú hơn nếu bạn biết hoạt náo, cho vài nhận xét hài hước vào từng hình vẽ của học viên.  Tác động : Các học viên có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau về sở thích, mong đợi, ước mơ, khuynh hướng... của từng cá nhân, sự liên thông, đồng cảm bắt đầu hình thành, những người tâm đầu ý hợp tất nhiên sẽ tìm đến nhau khi đến giờ giải lao !  Trò chơi này không hiệu quả với lớp học trên 30 người. 7 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 8. 8 TRÒ CHƠI 5 TRÒ CHƠI CHIA NHÓM  Mục tiêu : Vừa khởi động vừa để chia nhóm thảo luận, tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái thân thiện, đó cơ sở ban đầu giúp hình thành sự liên kết ở một nhóm mới.  Thời điểm sử dụng : Ngày đầu khóa học, sau phần sinh hoạt về các mong đợi của học viên về khóa học.  Cách làm : Bạn chuẩn bị trước các hình thú vật hoặc hình đồ vật. Số loại hình này tùy thuộc số lượng nhóm mà bạn dự trù ( tất nhiên bạn phải biết rõ số lượng chính xác của học viên). Nếu bạn dự trù chia lớp học làm 5 nhóm và mỗi nhóm có 6 người thì bạn phải có: 5 loại hình x 6 = 30 tấm hình (mỗi loại 6 tấm) Bạn phát cho mỗi học viên một tấm hình và họ sẽ rời chỗ ngồi, đi quanh phòng và phát tiếng kêu hoặc làm động tác theo hình mà họ có trong tay. Những học viên có cùng loại hình sẽ nhận diện nhau qua tiếng kêu hoặc các động tác ấy và đến với nhau tạo thành nhóm.  Số lượng học viên : từ 20 đến 40. TRÒ CHƠI 6 : TRÒ CHƠI XOAY VÒNG  Mục tiêu : Giúp học viên thư giản, làm quen nhau, tăng cường mối quan hệ.  Cách làm : Bạn cho học viên đếm 1 và 2 - Ai số 1 đứng theo vòng tròn bên trong và ai số 2 đứng vòng tròn ngoài. Họ quay mặt lại nhìn nhau và nhớ kỹ mặt người đối diện. Sau đó, bạn cho mở nhạc cassette và họ nhảy múa tùy thích theo vòng tròn ngược hướng nhau. Khi nhạc hết, mỗi người chạy đi tìm người bạn đối diện lúc đầu. Bạn có thể lập lại lần thứ 2 hoặc 3.  Số lượng học viên : Không quá 30 người. TRÒ CHƠI 7 : TRÒ CHƠI RA GIÁ TIỀN  Mục tiêu : Trò chơi giúp chuẩn bị chia nhóm thảo luận, tạo bầu không khí hoạt động, quan tâm lẫn nhau, và sự hòa hợp giới tính trong nhóm.  Cách làm : Mỗi học viên được ấn định theo một giá tiền nào đó. Giá tiền của học viên nam là 500 đ và của nữ là 1000 đ. Bạn chỉ cần nêu một số tiền, ví dụ 2.500 đ thì các học 8 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 9. 9 viên sẽ tụ lại theo từng nhóm làm thế nào tổng số nhóm viên của từng nhóm bằng giá trị 2.500 đ. Bạn có thể quy định thêm tỷ lệ nam - nữ. Bạn có thể gọi số tiền nhiều lần (2.500 đ, 3000 đ, 3.500 đ, 4.000 đ, 4.500 đ...) cho đến khi bạn thấy có sự hòa hợp tốt giữa nam và nữ. Và các nhóm được hình thành ấy có thể sẽ là những nhóm thảo luận cho đề tài sắp tới của bạn.  Trò chơi này được sử dụng sau buổi bắt đầu khóa học. Lớp học dưới 30 học viên là tốt nhất. III. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG VÀO NHỮNG NGÀY GIỮA KHÓA HỌC Những ngày giữa khóa học, bạn có thể khởi động bằng những sinh hoạt nhẹ nhàng nhằm mục tiêu cho lớp học trở lại cảm nhận về hiệu quả của nội dung giảng dạy của ngày hôm trước. TRÒ CHƠI 8 : TRÒ CHƠI BIỂU TƯỢNG Bạn mời lần lượt khoảng ba người và từng người một, bạn nhờ họ vẽ một biểu tượng trên bảng tượng trưng cho nhận định của họ về nội dung cũng như về phương pháp giảng dạy, hoặc tinh thần tham gia của lớp học của ngày hôm trước, có thể như sau:  Người thứ nhất : biểu tượng cho nội dung.  Người thứ hai: biểu tượng cho phương pháp giảng dạy.  Người thứ ba : biểu tượng cho sự tham gia của học viên. Sau khi từng người vẽ và giải thích, lớp có thể đóng góp thêm ý kiến. TRÒ CHƠI 9 : TRÒ CHƠI XỔ SỐ Bạn chuẩn bị ba phiếu : hai phiếu trắng và một phiếu có ghi câu hỏi liên quan đến nội dung của ngày hôm trước (câu hỏi để trả lời, đơn giản, ứng dụng, rút ra từ một điểm nào quan trọng của lý thuyết ). Tất nhiên bạn phải có một món quà nho nhỏ để thưởng cho ai bắt được phiếu có ghi câu hỏi và trả lời đúng. Ai bắt được phiếu trắng được xem là người thiếu may mắn. Trong trò chơi này, bạn cũng có thể ghi câu hỏi cả trên ba phiếu trong đó có một phiếu ghi có quà. Cách này có vẻ không được công bằng vì cả ba người phải trả lời, nhưng chỉ có một được quà và có khi người được quà trả lời không tốt bằng người không có quà. Trò chơi này giúp bạn lướt qua nội dung cũ trước khi qua nội dung mới. TRÒ CHƠI 10 : TRÒ CHƠI 2 TỜ GIẤY  Mục tiêu : 9 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 10. 10 Giúp học viên giảm sự lo âu, tạo sự hưng phấn, vui vẻ sau 1 - 2 buổi học có nội dung căng thẳng.  Cách làm : Mỗi người được phát hai tờ giấy nhỏ. Trên một tờ giấy A, họ ghi : “Tôi muốn từ bỏ...” (ghi rõ cái gì hoặc vấn đề gì), sau đó ở tờ giấy thứ hai B, họ ghi lý do mà họ muốn từ bỏ cái gì hay vấn đề gì được nêu ở tờ giấy trước. Bạn thu lại riêng theo từng loại A và B để riêng. Bạn lần lượt bốc theo tình cờ một tờ giấy A, đọc to lên. Kế đó bạn cũng bốc tình cờ một tờ giấy B và cũng đọc to lên. Nội dung tờ B có khi trùng hợp hoặc không khớp với nội dung tờ A. Điều này giúp học viên cười hả hê và giúp cho lớp học có bầu không khí mới khi tiếp tục giảng dạy.  Số học viên : Trò chơi này chỉ hiệu quả với số lượng 20 học viên, vì nếu quá đông, trò chơi chiếm nhiều thời gian và sẽ có nhiều nội dung lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán. Nếu bạn đang giảng về Truyền thông, bạn chọn trò chơi này thì vào đề tài rất ngọt. 10 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 11. 11 IV. TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG VÀO NHỮNG NGÀY SẮP KẾT THÚC KHÓA HỌC TRÒ CHƠI 11 : TRÒ CHƠI MÓN QUÀ  Mục tiêu : Giúp học viên bộc lộ cảm xúc, ước mơ, sở thích của mình, sống lại những kinh nghiệm quá khứ, tạo bầu không khí thân thiện, thông hiểu lẫn nhau và qua đó lớp học sẽ trở nên gắn bó hơn.  Số học viên thích hợp : từ 25 đến 30 người.  Cách làm : Mỗi học viên được phát 2 tờ giấy nhỏ. Trên tờ giấy thứ nhất, học viên ghi tên món quà ưa thích thường được nhận. Trên tờ giấy thứ hai, học viên ghi tên món quà mong ước mà chưa bao giờ được nhận. Tất cả các tờ giấy được gom lại trong một cái hộp và sau đó bạn cho mỗi học viên nhận lại hai tờ giấy theo tình cờ. Mỗi học viên sẽ chia sẻ cảm tưởng về hai món quà đã nhận được : ưa thích hay không, tại sao ? hoặc có muốn đổi món quà nào của học viên khác không và nếu có thì tại sao ?  Tác động của trò chơi : Bạn và các học viên sẽ thích thú về các món quà là lạ và khi học viên giải thích thì mọi người sẽ có nhiều khám phá về kinh nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ của từng học viên. TRÒ CHƠI 12 : TRÒ CHƠI ĐOÁN HÌNH VẼ  Mục tiêu : Giúp học viên cùng hòa nhập, đồng hành với tâm tư, ý tưởng, ý muốn của người bạn của mình, tạo thêm sự gắn bó thân thiện giữa các học viên sau những ngày học cùng lớp.  Số học viên : Không giới hạn số người ( tất nhiên lớp học ít người bầu không khí sẽ thân mật hơn).  Cách làm : Trước hết bạn mời một học viên tình nguyện lên bảng vẽ một nét hình mà học viên ấy đã chọn trước trong đầu. Khi vẽ, học viên chỉ được vẽ những nét nửa chừng ( khoảng 30 - 50% của hình vẽ). Sau đó, bạn hỏi lớp ai có thể vẽ tiếp để làm sao khớp với ý muốn của người trước. Người này sẽ cho biết người sau vẽ có khớp với ý muốn của mình hay không. Bạn làm tiếp tục như thế với một vài cặp khác, thậm chí bạn có thể làm với ba người: người thứ nhất vẽ 1/3 hình, người thứ hai dự đoán và vẽ tiếp 1/3 11 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 12. 12 và người cuối cùng phải dự đoán được ý muốn của 2 người trước và hoàn chỉnh hình vẽ. Cuối trò chơi, bạn có thể cho học viên cho biết ý nghĩa của trò chơi : muốn thành công trong mối quan hệ người và người, con người phải hiểu được ý muốn của nhau để cùng hòa hợp. PHẦN BA CÁC SINH HOẠT TRÒ CHƠI THEO ĐỀ TÀI GIẢNG DẠY I. CÁC TRÒ CHƠI LIÊN QUAN ĐẾN  MỐI QUAN HỆ NGƯỜI VÀ NGƯỜI  TRUYỀN THÔNG { TRÒ CHƠI 13 : TRÒ CHƠI TỰ KHÁM PHÁ BẢN THÂN  Mục tiêu : Giúp học viên nhận thức về :  Con người của mình ở bất cứ khía cạnh nào (ưu nhược điểm, khuynh hướng, sở thích niềm tin...).  Sự quan tâm của mình hoặc hoàn cảnh quá khứ và thực tại. Khi tự hiểu biết chính mình và chấp nhận chính mình thì ta sẽ thành công hơn trong công việc cũng như trong mối quan hệ người và người.  Thời gian thực hiện : 120 phút  Cách làm : Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng ( loại giấy đánh máy) và đề nghị họ vẽ trên tờ giấy đó một biểu tượng ( có thể là đồ vật, cây cỏ, thú vật...) phù hợp với đặc tính con người của họ. Không đòi hỏi phải là hình vẽ đẹp vì thông thường họ hay nói không biết vẽ. Bạn an tâm - khi vẽ thì ai cũng là họa sĩ cả và họ vẽ rất đẹp. Thời gian vẽ là 30 phút - Bạn cứ để họ tự chọn. Thời gian chọn là khó nhất đối với họ, nhưng khi họ đã chọn được thì thường rất đúng với bản chất của chính họ. Khi vẽ xong, bạn nhờ họ mang dán biểu tượng của họ lên tường chung quanh phòng học. Khi tất cả đã được dán lên, bạn cho họ đi vòng quanh phòng và xem biểu tượng của nhau trong 15 phút. Sau đó, họ trở về chỗ ngồi, rồi bạn mời từng người một lên giải thích ý nghĩa biểu tượng của họ. Bạn cần đồng hành với họ vì lúc này họ đang tự bộc lộ về họ. Nếu họ giải thích chưa hết trong khi hình vẽ của họ còn nhiều chi tiết lạ cần diễn giải, bạn nên hỏi thêm họ hoặc bạn có thể lý giải chi tiết đó theo cách nhận định của bạn ( bạn cần có kỹ năng phân tích hình vẽ về mặt tâm lý đó ! ). Nếu bạn giúp được họ khám phá hơn về họ, họ sẽ thầm cảm ơn bạn ! 12 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 13. 13 Nếu lớp học ít người ( dưới 30 ) thì bạn nên cho tất cả mọi người có cơ hội nói về họ ( kinh nghiệm là họ muốn nói ). Nếu lớp đông hơn, bạn chỉ cần chọn những biểu tượng nào nổi bật, lạ. Thường nữ có khuynh hướng vẽ cây cỏ, bông hoa, thuyền, cảnh đồi núi, thôn quê, nam thì vẽ thú vật, đồ vật hoặc hình thể trừu tượng.  Tác động : Học viên hiểu rõ lẫn nhau nhiều hơn. Sau đó bầu không khí trở nên thân thiện hơn, gần gũi hơn, mọi người cảm thấy nhẹ nhàng vì đã nói được những gì trước đây mình không bao giờ có cơ hội để nói.  Ứng dụng : Các môn Tâm lý học, Tâm lý trị liệu, Tham vấn, Công tác xã hội, Truyền thông, Quản trị, Lãnh đạo. TRÒ CHƠI 14 : TRÒ CHƠI VẼ CÂY  Mục tiêu : Giúp học viên khám phá về chính mình, nhận thức về khái niệm bản thân và tự bộc lộ về mình. Giúp các học viên hiểu lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ.  Thời gian thực hiện : 60 phút.  Cách làm : Bạn phát cho mỗi học viên một tờ giấy trắng (loại giấy đánh máy) và cho họ vẽ một cái cây ( bất kỳ loại cây nào) biểu tượng cho đặc tính của con người họ. Bạn không nên gợi ý gì về việc phải vẽ ra sao, để họ tự suy nghĩ và tự vẽ. Kết quả luôn khác nhau : có người vẽ cây to, có người cây nhỏ, ốm yếu, có người không vẽ lá, cành khô, có người vẽ lá rất nhỏ, có người vẽ rễ cây to, có người vẽ rễ cây ốm yếu hoặc không vẽ. Bạn cho mỗi người giải thích ý nghĩa các chi tiết của cây mà họ vẽ và mối liên hệ về họ. Bạn cần biết các ý nghĩa sau đây để hỗ trợ thêm cho học viên. - Rễ : Gia đình, nơi được sinh ra và những ảnh hưởng sâu xa cho đến bây giờ ( rễ to : hãnh diện về gia đình mình, thỏa mãn với nguồn gốc - không vẽ rễ hoặc rễ ốm yếu : chưa thỏa mãn, trách móc gia đình ). - Thân cây : Cơ cấu của cuộc sống hiện đại ( công việc gia đình, tổ chức mà mình là thành viên). Nếu vẽ to có nghĩa là khỏe mạnh, công việc vững. Vẽ nhỏ là ốm yếu : sức khỏe kém, công việc tạm thời, chưa cảm thấy an toàn. - Lá cây : Nguồn gốc thông tin ( báo chí, sách, TV... bạn bè, giao lưu). Nếu vẽ chung chung một khối, không thấy từng lá rõ rệt là người ấy nhiều bạn nhưng không có bạn thân. Nếu vẽ lá rõ, cụ thể, người đó có bạn ra bạn. - Trái : Những thành quả ( công việc đã làm có kết qua ). - Nụ hoa : Niềm hy vọng ở tương lai.  Số lượng học viên : Không giới hạn TRÒ CHƠI 15 : TRÒ CHƠI “BỘC LỘ - PHẢN HỒI”  Mục tiêu : 13 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 14. 14 Giúp học viên tự bộc lộ về những gì họ thường hay che dấu và nhận được sự phản hồi của người khác về phần mình bị “mù” ( người khác biết về mình mà mình lại chưa biết về mình).  Thời điểm thực hiện : Khi học viên đã quen biết nhau nhiều. Trò chơi này không hiệu quả nếu được làm đầu khóa học khi các học viên còn chưa biết nhau.  Thời gian làm : 60 phút.  Cách làm : Bạn chuẩn bị cho mỗi học viên một tờ giấy lớn (khổ 0,7m x 1m) bạn nhờ học viên xếp đôi tờ giấy theo chiều ngang và khoảng giữa, khoét một lỗ vừa đủ để đưa đầu vào ở cổ. Phía trước, học viên tự giới thiệu về mình ( mặt mạnh, mặt yếu, tính tình, sở thích, nguyện vọng...) bằng cách viết trên mặt phía trước ngực (viết trước khi đưa tờ giấy vào co ). Xong, mỗi học viên đi vòng quanh phòng học, mỗi người cầm theo cây bút, xem những dòng tự giới thiệu của người khác và ghi nhận xét tích cực ( chỉ ghi nhận xét tích cực ) của mình về người ấy trên tờ giấy mặt phía lưng. Mỗi người sẽ được nhiều người ghi nhận xét về mình. Cuối cuộc sinh hoạt, mỗi người trở về chỗ ngồi, bốc tờ giấy ra và so sánh giữa cái mình nghĩ về mình và người khác nghĩ về mình, có gì khác không. Mỗi người sẽ thú vị khi khám phá thêm về mình qua nhận xét của người khác  Tác động : Đây là cuộc sinh hoạt tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp ý cho nhau để mỗi người nhận diện ra chính mình và biết người khác nghĩ gì về mình, đáp ứng nhu cầu được chấp nhận. Giảng viên cần nhắc nhở học viên không được lợi dụng để bêu xấu, trêu ghẹo người khác, làm lệch mục tiêu học tập.  Số lượng học viên : Không quá 30 người. Nếu lớp có khoảng 40 - 50 người mà phòng học không được rộng, bạn có thể thay đổi cách làm như sau : mỗi học viên tự giới thiệu về mình trên một mặt của một tờ giấy nhỏ (tập học sinh), có ghi tên mình. Bạn thu lại tất cả các tờ giấy này và phát lại tình cờ cho lớp. Mỗi học viên nhận được tờ giấy của người khác ghi nhận xét của mình về người đó vào mặt sau tờ giấy mà không ghi tên mình. Bạn thu lại một lần nữa và trả lại cho khổ chủ ban đầu. Thời gian sinh hoạt trò chơi này ngắn hơn cách làm trước. Sau sinh hoạt, bạn cho học viên nói lên cảm tưởng của mình.  Ứng dụng : Khi giảng dạy về cửa sổ Johari trong Truyền Thông, Quan hệ người và người, Quản trị, Công tác Xã hội, Tâm lý xã hội, Tham vấn. 14 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 15. 15 TRÒ CHƠI 16 : TRÒ CHƠI CHỌN MỘT ĐỒ VẬT  Mục tiêu : 1. Giúp học viên phát triển cảm nhận về bản thân. 2. Giúp họ chia sẻ với nhau cảm nghĩ ấy, nhận được sự phản hồi của người khác về sự bộc lộ ấy.  Thời gian : Từ 60 đến 90 phút  Cách làm : Bạn chuẩn bị trước một số lượng lớn (nhiều hơn số học viên) các đồ vật khác nhau và nhiều cở kích ( hình thù, trọng lượng, màu, tính chất, mềm, cứng... khác nhau). Bạn bày các đồ vật này ra trên bàn đặt giữa phòng. Bạn cho học viên đi quanh phòng quan sát kỹ các đồ vật và nhờ họ thầm chọn một đồ vật tượng trưng cho con người của mình. Sau 10 phút, họ trở lại chổ ngồi và suy nghĩ về sự tương ứng giữa các đặc điểm của món đồ vật đã được chọn với đặc điểm của hình ảnh bản thân của mình. Bạn mời từng người chia sẻ suy nghĩ của họ và mời mọi người đón góp ý kiến cho nhau ( tất nhiên một cách tích cực ).  Số lượng học viên : Từ 15 đến 30.  Ứng dụng : Truyền thông giao tiếp, Công tác tham vấn, lãnh đạo. TRÒ CHƠI 17 : TRÒ CHƠI CÁCH NHÌN VỀ MÌNH 15 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 16. 16 VÀ VỀ NGƯỜI KHÁC  Mục tiêu : 1- Giúp học viên tự hiểu mình. 2- Giúp khả năng phản hồi. 3- Giúp nhận thấy tính chủ quan trong quan hệ xã hội.  Thời gian thực hiện : 60 phút  Cách làm : Bạn chọn một nhóm khoảng 4 - 5 người. Bạn ghi tên mỗi người lên bảng. Bạn nhờ mỗi người trong nhóm ví mình như là một con vật, đồ vật, hoặc loại cây nào đó. Sau đó, từng người cho biết kết quả và viết kết quả đó dưới từng tên của mỗi người trên bảng và giải thích tại sao chọn như thế ( nói về đặc điểm của thú vật, đồ vật, cây cỏ, mối tương đồng nào với mình và các người bạn của mình ). Phần tổng kết cần nhấn mạnh:  Khó khăn cảm nhận được khi thực hiện : sợ, ngại va chạm người khác, tránh né những điều cấm kỵ...).  Phân biệt cách nhìn, cơ chế phóng chiếu.  Số lượng học viên : Không quá 30.  Ứng dụng : Công tác xã hội - Truyền thông và Giao tiếp - Công tác Tham vấn - Quản trị. TRÒ CHƠI 18 : TRÒ CHƠI NĂM GƯƠNG MẶT  Mục tiêu : Giúp khám phá nguồn gốc của tính chủ quan trong cách nhìn các vấn đề hoặc các khái 1. niệm. Giúp kiểm tra lại và đo lường thái độ, quan điểm, giá trị, trước một vấn đề hay một 2. thực tế trong cuộc sống hoặc trong mối quan hệ người với người.  Thời gian thực hiện : từ 30 đến 45 phút.  Cách làm : Bạn vẽ trên bảng hình 5 gương mặt với trạng thái khác nhau : bình thường (vô tư), ghét, rất ghét, thích, rất thích ( Bạn có thể vẽ sẵn trên một tờ giấy trắng và sao chụp phát cho học viên). Bạn nêu một số khái niệm như : trẻ em, người già, vui chơi, làm việc, gia đình, khách sạn, học hành, thành thị, thôn quê, khiêu vũ, âm nhạc, nắng, mưa, v.v... (tùy theo bạn chọn). Bạn nhờ học viên ghi các khái niệm trên ở dưới các gương mặt được chọn tùy theo cách nhìn, thái độ của mình đối với các khái niệm ấy. Bạn mời một vài học viên lên bảng ghi kết quả của sự lựa chọn của họ và họ giải thích lý do của sự lựa chọn ấy. Thông thường, cách nhìn, thái độ của con người phát xuất từ các kinh nghiệm tích cực hay tiêu cực của mình trong quá khứ.  Số lượng học viên : Không giới hạn. Ứng dụng : Tâm lý học, Truyền thông - Giao tiếp - Công tác tham vấn - Công tác xã  hội - Quản trị. **** 16 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 17. 17 TRÒ CHƠI 19 : TRÒ CHƠI MÔ TẢ HÌNH  Mục tiêu :  Giúp học viên nhận thức về các điều kiện truyền thông hiệu quả.  Giúp học viên rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả.  Giúp học viên nhận thức về những trở ngại trong truyền thông.  Cách làm : Bạn mời 6 học viên tình nguyện và chia họ ra làm 3 cặp đôi : cặp 1, cặp 2 và cặp 3. Bạn nói họ ra khỏi lớp học trong giây lát và sẽ lần lượt mời vào từng cặp thực hiện trò chơi. Khi họ đã ra khỏi lớp, bạn trình cho các học viên còn lại trong lớp xem tấm ảnh hình học mà bạn đã chuẩn bị sẵn ( các hình mẫu ở trang kế). Bạn giải thích cách làm để họ theo dõi hoạt động và chính họ phải rút ra những điểm cần thiết sau khi 3 cặp thực hiện xong trò chơi. Bạn mời cặp 1 vào lớp và 2 người này sẽ quyết định ai là người mô tả tấm hình và ai là người vẽ hình trên bảng. Bạn cho người sẽ mô tả xem tấm hình trong 1 - 2 phút và nói họ hãy cố nhớ từng chi tiết và mô tả như thế nào để bạn mình vẽ lại đúng hình ấy trên bảng và khi mô tả, người này chỉ được phép nói một lần một ( không lập lại lần thứ hai ) từng chi tiết một và người vẽ không được hỏi. Bạn lấy lại tấm hình và người mô tả thực hiện theo lời chỉ dẫn của bạn và theo trí nhớ. Tiến trình hoạt động này được lập lại với cặp 2 và chỉ có điểm khác là người mô tả được quyền cầm tấm hình để mô tả. Riêng ở cặp 3, người mô tả có quyền lập đi lập lại lời mô tả của mình và người vẽ hình trên bảng được quyền hỏi lại. Chắc bạn cũng đoán được là kết quả 3 hình sẽ khác biệt nhau và hình của cặp 3 là hình đúng hoặc gần đúng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên dự trù trước là cũng có trường hợp hiếm có xảy ra là hình ở cặp 1 lại đúng do ngoại lệ ( người mô tả có trí nhớ tốt, biết cách mô tả phù hợp với người nghe và người nghe nắm bắt thông tin và có kinh nghiệm về hình học). Dù thế nào, bạn cũng có thể giúp lớp rút ra những kết luận theo mục tiêu bài giảng của bạn. Bạn cần theo dõi và ghi lại chi tiết mô tả tốt hoặc chưa tốt ( thường dùng từ sai, méo mó thông tin, diễn đạt không rõ...) để giúp lớp khám phá vấn đề lúc thảo luận chung.  Ứng dụng : Sử dụng khi giảng dạy Truyền thông, về quan hệ giao tiếp, Lãnh đạo, Quản trị. 17 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 18. 18 18 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 19. 19 TRÒ CHƠI 20 : TRÒ CHƠI VỀ CÁCH NHÌN VẤN ĐỀ  Mục tiêu : Giúp học viên nhận thức về cách nhìn của con người trước một vấn đề hay sự việc, tùy theo vị trí, hoàn cảnh, tâm trạng, kinh nghiệm sống của mình, để từ đó dễ dàng hội nhập hơn trong giao tiếp cũng như trong hợp tác làm việc.  Thời gian thực hiện : từ 30 - 45 phút.  Cách làm : 3 bước khác nhau: 1. Bạn đến đứng bên cạnh một cái bàn đặt giữa phòng. Bạn mời một học viên ở một hướng nào đó nói cho biết vị trí của bạn ở đâu so với cái bàn. Học viên ấy nói: “Thầy đứng trước cái bàn”. Xong bạn mời một học viên khác đối nghịch với vị trí của học viên trước với cùng câu hỏi. Học viên ấy sẽ nói “Thầy đứng sau cái bàn”. Bạn Học viên 1 Học viên 2 Bàn Cách nhìn tùy thuộc vị trí riêng của mỗi người. 2- Bạn chuẩn bị một số hình vẽ và trình cho học viên xem: Hình 1 Có người thấy 3 chữ nhật nối liền nhau, 2 chữ H hoặc 3 quả tạ... Hình 2 Có người cho đó là 3 mũi tên hoặc 3 căn nhà nhìn phía bên hông hoặc 2 chữ K... Bạn nhìn hình trên, bạn thấy đó là cái ly hay 2 gương mặt nhìn nhau? Hình vẫn là hình, nhưng không phải ai cũng thấy giống nhau. Kinh nghiệm, hoàn cảnh, tâm trạng đều chi phối cách nhìn và lý giải nó. Ngoài ra, còn có yếu tố tác động của môi trường. Bạn cho học viên xem các hình sau đây: TRÒ CHƠI 21 : TRÒ CHƠI CUỘC RƯỢT ĐUỔI  Mục tiêu : 19 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 20. 20 Giúp nhận biết tính chủ quan trong mối quan hệ, trước một thực tế được nhìn thấy. 1. Giúp nhận biết được cảm tưởng. 2. 3. Giúp phát hiện cơ chế phóng chiếu của mình trên một thực tế.  Thời gian thực hiện : 30 phút  Cách làm : Bạn cho lớp xem một tấm ảnh (hình bên) và gắn hình đó trên bảng. Mọi người xem ảnh và tưởng tượng một câu chuyện ngắn bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau : 1- Cái gì đã xảy trước khi có cảnh này ? 2- Cái gì đang diễn ra trong cảnh này ? 3- Cái gì sẽ tiếp sau đó ? (Câu hỏi phụ : Chi tiết nào được chú ý nhất, thử cho một cái tựa?) Vài người nói về so sánh các câu chuyện được nêu : giống nhau và khác nhau - Bạn có thể giúp từng người liên hệ cái tưởng tượng của họ với một mảng đời sống của họ: công việc, giá trị, nhu cầu, lo sợ, ước vọng... Phần tổng kết, bạn :  Phân loại các chi tiết theo loại chủ quan và loại khách quan.  Chỉ rõ mối liên quan với nhu cầu, công việc, sự chọn lọc trong cách nhìn.  Phân biệt cách nhìn và phóng chiếu.  Cần kiểm tra lại cách nhìn của mình.  Số lượng học viên : Không giới hạn.  Ứng dụng : Tâm lý xã hội - Công tác xã hội - Tham vấn - Truyền thông và Giao tiếp. TRÒ CHƠI 22 : TRÒ CHƠI KHOẢNG CÁCH  Mục tiêu : Giúp khám phá các thông điệp không lời qua khoảng cách. 1. Giúp xác định mức độ thoải mái hoặc khó chịu qua khoảng cách. 2. 3. Giúp ghi nhận các thông tin khác nhau tùy theo khoảng cách. Quan sát để thấy khoảng cách có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi như thế nào cho 4. chất lượng quan hệ.  Thời gian thực hiện : 30 phút  Cách làm : 1- Bạn chọn 2 học viên ( A và B ), cho họ đứng đối diện nhau, cách ít nhất là 2 mét - A tiến từ từ đến B ( bất động ). Mỗi lần bước tới vài bước thì ngừng và cho biết cảm giác ( thoải mái hay không ) và ngừng lại ở khoảng cách mà A cho là tiện nhất. A tiếp tục tiến gần B, vượt qua vùng thân mật và ngừng trước B cách vài cm. Ghi nhận ở khoảng cách đó : hơi ấm cơ thể, mùi, cái nhìn bị méo mó, hơi thở, ghi nhận ý tưởng, cảm xúc lúc đó. Giữ khoảng cách trong 30 giây, trở lại vị trí cũ. Đổi vai : A bất động và B tiến từ từ đến A. 2- A và B đều nhắm mắt lại. Mỗi người tưởng tượng đang ở trong một cái bong bóng, lớn nhỏ tùy mình và tiến gần nhau một lần nữa và chỉ ngừng khi hai bong bóng đụng nhau ( theo tưởng tượng của hai người ).Bạn so sánh hai khoảng cách đã thực hiện. A và B cách nhau hai mét. Một người nhắm mắt và bất động. Người kia tiến tới từ từ. Khi người nhắm mắt cảm nhận người kia đến ở khoảng cách thích hợp và an toàn thì ngăn lại và mở mắt ra. Kế đó, đổi vai. 20 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 21. 21  Số lượng học viên : Không tùy thuộc vào số lượng.  Ứng dụng : Khoa học giao tiếp, truyền thông, công tác xã hội - Quản trị. TRÒ CHƠI 23 : TRÒ CHƠI XEM HÌNH  Mục tiêu : 1. Giúp nhận thức tính chủ quan trong quan hệ người và người, khi nhìn thấy một ván đề hay một thực thể. 2. Giúp phân biệt những cảm nhận và khám phá khuynh hướng và cơ chế phóng chiếu của mình vào thực thể thấy được.  Thời gian thực hiện : 30 phút.  Cách làm : Bạn chuẩn bị sẵn khoảng 20 tấm ảnh các loại (ảnh chụp phong cảnh, các hình thức sinh hoạt trong đời sống, ảnh vẽ...) lấy từ các tạp chí. Bạn đánh số từng tấm ảnh và bày dọc theo cạnh một cái bàn lớn đặt giữa phòng học. Bạn cho học viên đi chậm dọc theo bàn, giữ im lặng, nhìn các bức ảnh (nếu bạn chuẩn bị thêm một máy cassette phát ra một bản nhạc êm dịu, âm lượng nho nhỏ thì không còn gì bằng !). Học viên thầm chọn 1 - 2 bức ảnh theo số đánh dấu mà họ ưng ý nhất, gây ấn tượng đối với họ nhất. Sau khi họ trở lại chỗ ngồi, bạn mời từng học viên cho biết cảm nghĩ của mình khi chọn bức ảnh và nó liên quan đến cảm xúc, tình cảm và kinh nghiệm cuộc sống hiện tại hay quá khứ của họ. Các học viên có thể góp ý với nhau. Bạn có thể nhờ họ cho cái tựa cho từng bức ảnh.  Số lượng học viên : từ 20 đến 30.  Ứng dụng : Các môn tâm lý học - Truyền thông và Giao tiếp - Công tác tham vấn - Công tác xã hội - Quản trị. TRÒ CHƠI 24 : TRÒ CHƠI LẮNG NGHE  Mục tiêu : Giúp học viên nhận thức : lắng nghe không phải là việc đơn giản, cần tập luyện kỹ 1. năng lắng nghe để giao tiếp, để làm việc và hợp tác. 2. Giúp nhận thức về vấn đề thông tin và nhận thông tin.  Thời gian thực hiện : 30 phút  Cách làm : Qua hai bước : Bước 1 : 21 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 22. 22 Bạn nhờ học viên chuẩn bị lắng nghe và khi bạn báo bắt đầu lắng nghe thì các học viên sẽ lắng nghe những tiếng động xung quanh mình hoặc từ xa vọng đến và ghi lại tất cả các tiếng động ấy trên tờ giấy nháp trong khoảng thời gian 60 giây. Bạn chọn hai học viên ngồi gần nhau và đọc to kết quả ghi lại tiếng động của hai người ấy. Bạn so sánh hai kết quả và thông thường là không giống nhau hoàn toàn. Bạn tiếp tục chọn hai người khác ngồi gần nhau và kết quả cũng khác nhau. Bạn hỏi ý kiến của lớp nhận xét tại sao. Con người khi nghe có khuynh hướng chọn lọc. Dù có chú ý, nhưng tiếng động không được chọn sẽ không vào và não không ghi nhận tiếng động đó. Bước 2 : Bạn phát cho năm học viên tình nguyện lên đứng trước lớp theo hàng ngang, mỗi người cầm một tờ giấy ( loại giấy đánh máy A4 ) và họ cầm tờ giấy thẳng đứng. Họ sẽ thực hiện theo lời yêu cầu của bạn. Bạn bắt đầu nói rõ ràng, không nhanh, không chậm : “Xếp đôi tờ giấy từ trên xuống dưới, xé bỏ góc trên bên phải, sau đó xếp đôi tờ giấy 1 lần nữa từ phải sang trái, xé góc dưới bên trái và xếp đôi tờ giấy lần nữa từ trên xuống xé góc trên bên phải”. Bạn nhờ năm học viên này mở tờ giấy của họ ra. Kết quả là những ai nghe đúng thì hình dáng tờ giấy còn lại sẽ giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ người nghe khác nhau thường chiếm số cao hơn.  Số lượng học viên : Không tùy thuộc vào số lượng học viên.  Ứng dụng : Các đề tài về truyền thông - Giao tiếp, Công tác xã hội, tham vấn, quản trị, lãnh đạo...  Biến đổi : Bạn có thể thực hiện bước 2 theo một cách khác : Bạn chia cả lớp thành nhóm 2 người, quay lưng vào nhau, chỉ có một người nhìn thấy bạn. Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy trắng. Người không nhìn thấy bạn sẽ cầm tờ giấy này. Người nhìn thấy bạn có nhiệm vụ quan sát và nói lại cho người kia những gì mình thấy được, để người kia cứ thế mà làm. Không được phép hỏi lại. Bạn cầm tờ giấy, gấp theo bất cứ hình gì mình thích, làm chậm, không được nói, để học viên, người có nhiệm vụ quan sát thấy được. Sau đó bạn sẽ xé một góc của tờ giấy đã gấp. Và bạn yêu cầu các nhóm đưa tờ giấy của nhóm ra, các tờ giấy nhất định không hoàn toàn giống nhau. Trò chơi này giúp người học nhận thức được mối quan hệ của việc truyền tin và nhận tin. TRÒ CHƠI 25 : TRÒ CHƠI “CÂY GẬY PHÁT BIỂU”  Mục tiêu : Giúp học viên rèn luyện kỹ năng trao đổi, lắng nghe người khác, khả năng nói về mình 1. trong hiện tại. 2. Giúp rèn luyện tính kiên nhẫn trong khi tập trung nghe liên tục.  Thời gian : 30 phút.  Cách làm : Bạn chia lớp thành nhiền nhóm nhỏ 4 - 5 người. Mỗi nhóm chọn một đồ vật tượng trưng cho cây gậy phát biểu ( nón, khăn, hoặc quyển tập...) và đặt tại giữa vòng tròn của nhóm. Mọi người đều im lặng. Ai cầm gậy thì có quyền phát biểu, tùy ý nói về mình và nói trong bao lâu cũng được. Ai không có gậy trong tay thì không có quyền 22 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 23. 23 nói mà chỉ lắng nghe. Nói xong, đặt gậy trở lại vị trí cũ ở giữa vòng tròn để ai muốn nói thì cầm gậy trên tay. (Phương pháp thảo luận này dựa theo phương pháp thảo luận của người Haida, một bộ lạc ở dọc Thái Bình Dương khi họp Hội Đồng Tư Vấn, họ đến ngồi vòng tròn, im lặng ở giữa để “cây gậy phát biểuquot;).  Số lượng học viên : từ 20 đến 30  Ứng dụng : Truyền thông - Công tác tham vấn - Tâm lý Trị liệu - Công tác xã hội.  Kết luận sau trò chơi : 1. Khó khăn trong việc giữ im lặng và tập trung chú ý. 2. Khó khăn khi nói về mình. II. CÁC TRÒ CHƠI LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM LÃNH ĐẠO TRÒ CHƠI 26 : TRÒ CHƠI TÌM VAI  Mục tiêu : Giúp học viên phát hiện vai trò ( khuôn mẫu hành vi ) của từng nhóm viên được thể 1. hiện lúc sinh hoạt nhóm. Giúp rèn luyện kỹ năng quan sát cách ứng xử, mối tương tác, các biến chuyển vai trò 2. trong nhóm để hiểu được cơ cấu nhóm, giúp lãnh đạo nhóm điều hành hoặc can thiệp khi cần thiết để hoạt động nhóm được hiểu quả hơn.  Thời gian thực hiện : từ 30 đến 45 phút  Cách làm : Bạn nêu trên bảng 8 khuynh hướng thường có khi thảo luận nhóm ở từng thành viên của nhóm. CHỦ ĐỘNG CẠNH LÃNH ĐẠO TRANH GIÚP ĐỠ GÂY HẤN CHỐNG THEO THẮC MẮC THEO ĐUÔI GÂY RỐI KHÔNG LỆ QUAN THUỘC TÂM THỤ ĐỘNG Bạn giải thích mỗi vai có những khuôn mẫu hành vi như sau: 1. Vai người lãnh đạo  Mở đầu, đặt vấn đề  Mời tham gia ý kiến  Hòa giải nếu có mâu thuẫn  Tóm lược các ý kiến 23 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 24. 24  Trắc nghiệm sự nhất trí  Kết thúc buổi họp 2. Vai người giúp đỡ  Hỗ trợ người lãnh đạo  Giải thích, cung cấp thông tin  Giúp nhóm theo hướng của người lãnh đạo 3. Vai người theo đuôi  Ít chủ động nêu ý kiến riêng, chỉ chờ người khác nói xong thì ủng hộ.  Thường thay đổi ý kiến theo người khác.  Có theo dõi cuộc họp. 4. Vai người lệ thuộc  Chủ yếu thụ động hơn người theo đuôi.  Có theo dõi cuộc họp.  Không tham gia ý kiến.  Phó thác cho người khác quyết định. 5. Vai người không quan tâm  Ít theo dõi buổi họp  Làm việc riêng, hoặc nhìn về hướng khác  Không tham gia ý kiến 6. Vai người thắc mắc, gây rối  Hay đặt những câu hỏi, thắc mắc lặt vặt hoặc lật ngược vấn đề.  Có khi mở rộng đề tài, lạc đề làm nhóm mất thời gian, gây khó chịu cho nhóm. 7. Vai người gây hấn  Loại người bất mãn hoặc không thích 1-2 nhóm viên nào đó trong nhóm.  Hay chê bai ý kiến củ người mình không thích.  Nói to, quơ tay, đứng lên ngồi xuống. 8. Vai người cạnh tranh  Khuyến khích sự tham gia của nhóm.  Chủ động tham gia ý kiến.  Có khi tóm lược các ý kiến hoặc trắc nghiệm sự nhất trí. Bạn mời 8 học viên và giao vai cho mỗi người qua tờ giấy có hướng dẫn cách thể hiện vai như phần trên. Mỗi người chỉ biết vai của mình. Nhóm 8 người này sẽ họp tại một bàn giữa phòng và các học viên khác ngồi xung quanh quan sát. Bạn cho một đề tài để nhóm thảo luận, ví dụ : “Thảo luận một kế hoạch tổ chức đi picnic ở ngoại thành” - Bạn dành khoảng 10 - 15 phút cho cuộc thảo luận, không cần phải đợi xong cuộc thảo luận. Bạn mời các học viên khác cho biết vai đảm nhận của từng người và giải thích do những chi tiết nào trong hành vi mà mình đã nhận diện được. Điều bạn cần lưu ý là thực tế có khi có người sắm vai bị lôi cuốn vào cuộc thảo luận lại quên vai của mình thì đó là hiện tượng bình thường của sự biến chuyển vai trò trong nhóm. Vai trò khó mà giữ cố định và chúng ta thường có khi gây hấn một chút, rồi trở thành lệ thuộc, không quan tâm, rồi có khi canh tranh một tí. Chỉ khi nào một vai trò được thể hiện nổi bật mạnh nhất trong suốt buổi họp thì đó mới là điều cần quan tâm của người lãnh đạo nhóm.  Số lượng học viên : Từ 20 đến 30  Ứng dụng : Tâm lý nhóm - Công tác xã hội nhóm - Phát triển cộng đồng - Quản trị học 24 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 25. 25 TRÒ CHƠI 27 : Loại kể chuyện : CHUYỆN ANH THỢ ĐẬP ĐÁ VÀ NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG  Mục tiêu : Giúp học viên thảo luận qua câu chuyện để rút ra bài học về sự cần thiết thu thập dữ kiện trước khi đề xuất cách làm, cách giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định. Một người đi đường đã qua nhiều cánh đồng trơ trọi và gặp một người thợ đập đá. Anh ta hỏi : - Xin anh vui lòng cho biết từ đây đến thị trấn gần nhất phải mất bao lâu nữa ? Người thợ đập đá lắng nghe rồi lại cúi xuống tiếp tục công việc. Người đi đường nghĩ bụng : “Hoặc là anh ta bị điếc, hoặc là anh ta bị câm”. Và người này tiếp tục cắm cúi đi. Được một đỗi xa anh ta nghe tiếng người thợ đập đá gọi, bèn quay trở lại. Người thợ đập đá nói : - Muốn đến được thị trấn gần nhất anh phải mất ít nhất hai giờ. Người đi đường bực dọc thốt lên : - Thế tại sao anh không nói cho tôi biết ngay từ đâu ? Người thợ đập đá thủng thỉnh trả lời : - Làm sao tôi có thể trả lời tức thì cho anh được khi tôi chưa biết cách đi của anh như thế nào ? Trước hết tôi phải quan sát bước đi của anh xem anh đi nhanh hay chậm. Sau đó tôi mới tính toán quãng đường cần đi. Và bây giờ thì tôi có thể đoán chắc là anh sẽ đến đó sau ít nhất là hai giờ.  Ứng dụng : Khi giảng dạy về các đề tài xây dựng Dự án, Phát triển cộng đồng, Quản trị, Tâm lý nhóm. 25 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 26. 26 LOẠI KỂ CHUYỆN 28 : CHUYỆN ĐẮM TÀU  Mục tiêu : Giúp học viên nhận thức về giá trị, quan điểm của mỗi cá nhân trong mối quan hệ giao tiếp hoặc trước khi lấy quyết định của nhóm. CÂU CHUYỆN ĐẮM TÀU Một thuyền trưởng đang lái con tàu đến một cộng đồng. Trên tàu có cả thảy 12 hành khách gồm : - Một linh mục nhân từ giữ nhiệm vụ chăm sóc phần hồn cho các con chiên trong cộng đồng. - Một bác sĩ đang trên đường đi tu nghiệp để trở về dập tắt các dịch bệnh đang có nguy cơ tiêu diệt cả cộng đồng. - Một cảnh sát giỏi nổi tiếng là có công giữ gìn an ninh trật tự cho cộng đồng. - Một tù nhân trước đây đã phạm nhiều tội ác nhưng đã thành tâm hối cải. Khi ra tù anh ta được hứa hẹn là sẽ được tạo điều kiện để trở nên người hữu ích cho xã hội và anh ta đang quyết chí làm lại cuộc đời. - Một diễn viên nổi tiếng, có tài, được mọi người ái mộ và mang lại niềm vui tinh thần cho cộng đồng. - Một chính trị gia đi tìm các sách lược mới để trở về xây dựng cộng đồng. - Một cặp vợ chồng mới cưới đang trên đường đi hưởng tuần trăng mật. - Một thầy giáo giỏi, thông minh, yêu trẻ và nhiệt thành đào tạo lớp trẻ của cộng đồng. - Một phụ nữ tuổi trung niên đã cống hiến cuộc đời cho các hoạt động từ thiện xã hội rất hữu ích và đang còn khả năng tiếp tục công việc này. - Hai đứa bé, một trai, một gái, là hai học sinh thông minh nhất của cộng đồng được cử đi học ở nước ngoài và là nhân tài của cộng đồng trong tương lai. Lúc khởi hành thì sóng lặng gió êm nhưng sau hai ngày thì gặp bão tố. Sóng đánh vỡ một khoang tàu nên bây giờ tàu chỉ có thể chở được 5 người mà thôi, 7 người còn lại phải hy sinh. Thuyền trưởng phân vân không biết nên chọn ai và phải bỏ ai ??? Trong thảo luận, bạn cần lưu ý là không có cách chọn ( quyết định ) nào đúng hoặc sai mà nó tùy theo nấc thang giá trị, quan điểm, cách nhìn của mỗi cá nhân.  Ứng dụng : Môn Truyền thông giao tiếp, Quản trị, Tâm lý nhóm. Bạn cũng có thể sử dụng câu chuyện kế tiếp chuyện “Cô gái nghèo” có cùng mục tiêu như chuyện “đắm tàu”. LOẠI KỂ CHUYỆN 29 : CHUYỆN CÔ GÁI NGHÈO Ánh là tên của cô gái nghèo, có chồng tên là Bảo. Cô Ánh giúp việc nhà cho một ông thương gia giàu có tên Cảnh. Một hôm, Bảo về quê, chẳng may gặp tai nạn trên đường đi. Anh bị thương và được chăm sóc tại nhà cha mẹ ruột - Gia đình của Bảo cũng nghèo khó. Ánh được tin phải về quê chồng gấp để chăm sóc chồng, nhưng Ánh cần một số tiền không nhỏ để về nhà chồng. Ánh trình bày vấn đề với ông chủ Cảnh và 26 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 27. 27 ngỏ ý muốn vay số tiền. Sau một hồi do dự, ông chủ Cảnh ra điều kiện là Ánh phải ngủ với ông một đêm trước khi được cấp số tiền. Ánh phẫn nộ từ chối và tìm đến người bạn gái tên Duyên để nhờ sự giúp đỡ. Duyên lạnh lùng từ chối. Ánh thất vọng và không còn sự lựa chọn nào khác nên quay lại với Cảnh và đồng ý ngủ với ông ta. Về nhà chồng, sau một thời gian chăm sóc chồng, Ánh thuật lại câu chuyện cho chồng nghe để mong được tha thứ. Ngược lại sự mong đợi của Ánh, Bảo đánh đập Ánh và đuổi Ánh ra khỏi nhà. Xấu hổ và tức giận, Ánh trở lại gặp ông chủ và giết ông ta. Ánh phải bị đi tù. Sau khi kể chuyện, bạn cho các học viên lên danh sách theo thứ tự từ trên xuống ai xấu nhất và ai ít xấu nhất và lý do tại sao chọn như vậy. Kết luận là không có cách chọn nào đúng hoặc sai. TRÒ CHƠI 30 : TRÒ CHƠI 4 ĐƯỜNG THẲNG QUA 9 ĐIỂM  Mục tiêu : Giúp học viên nhận thức về cách giải quyết vấn đề, cần có cái nhìn rộng, bao quát hơn để nhận diện rõ vấn đe, hơn là bị “đóng khung”, theo thói quen cũ, theo lối mòn cũ trước khi ra quyết định hoặc để có sự sáng tạo trong công việc.  Cách làm : Bạn vẽ trên bảng 9 điểm được bố trí đều trên một hình vuông như sau :          Bạn mời lớp học vẽ bốn đường thẳng liên tục đi qua tất cả 9 điểm này mà không đưa tay lên và không điểm nào bị lập lai. Thông thường học viên không giải đáp được bài toán này vì nếu không thêm hai điểm mới thì không bao giờ làm được.  Tác động : Vấn đề đặt ra không lớn, nhưng có hiệu quả vì học viên vỡ lẽ và sẽ nhớ lâu.  Ứng dụng : Quản trị, Phát triển cộng đồng, Truyền thông, Quản lý dự án. Giải đáp          27 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com