SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 206
Baixar para ler offline
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
SỰ THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CẦN THƠ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 62.22.80.05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Dựa
Người hướng dẫn khoa học: HD.1: PGS.TS. Trịnh Doãn Chính
HD.2: TS. Trần Hoàng Hảo
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt nội dung luận án:
Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của xã hội, trên mọi lĩnh
vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy
nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà luôn ở
trong thế vận động, liên hệ tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, làm
thành diện mạo văn hóa của dân tộc. Nếu không nhận dạng và giải quyết tốt sự thống nhất biện
chứng giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò
của văn hóa đối với sự phát triển xã hội.
Về khái niệm văn hóa, phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, có thể rút ra
khái niệm văn hóa: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và được con người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng
được nhu cầu của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Truyền thống, được hiểu như là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thói quen
trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch
sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn hiện đại được hiểu
là những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới”. Hiện đại gắn liền
với phát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ. Truyền thống
và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau; đó là sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại. Về sự thống nhất
giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa: truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại và hiện
đại là sự kế thừa, phát triển nâng cao truyền thống. Đồng thời, giữa truyền thống và hiện đại
trong sự phát triển của văn hóa lại có sự mâu thuẫn, trong đó cái truyền thống do tính ổn định,
tính bảo thủ cản trở sự phát triển của cái hiện đại và ngược lại có những cái hiện đại không phù
hợp, mâu thuẫn, xung đột với cái truyền thống.
Trong tiến trình lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc phát triển kinh tế, xã
hội, Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa; trong đó, việc kết hợp biện chứng giữa
truyền thống và hiện đại luôn được chú trọng và được xem như một quy luật phát triển của văn
hóa. Nhờ đó mà văn hóa Cần Thơ đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa Cần Thơ còn nhiều mặt hạn chế, mâu thuẫn:
sự tụt hậu về nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với vai trò của
2
văn hóa; các biểu hiện của phong tục tập quán, lạc hậu, lỗi thời làm cản trở sự phát triển xã
hội mới;…Để khắc phục những hạn chế, mâu thuẫn đó, Cần Thơ cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm chuyển biến căn bản tâm lý
của cán bộ, đảng viên và nhân dân sớm thích nghi với đời sống đô thị và nhận thức đúng đắn
vai trò của văn hóa; nâng cao trình độ dân trí để nhân dân hưởng thụ và sáng tạo những giá trị
văn hóa; tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa
mới lành mạnh trong xã hội, đi đôi với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn hóa;
khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều công trình văn hoá nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao;
bảo tồn, phát huy các đặc điểm, giá trị văn hóa riêng có ở Cần Thơ.
Những kết quả mới của luận án:
Một là, luận án đã phân tích làm rõ lý luận chung về văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn
giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ.
Hai là, từ sự phân tích thực trạng văn hóa Cần Thơ, luận án đề xuất một số giải pháp có tính
định hướng góp phần vào phát triển văn hóa Cần Thơ trên cơ sở sự thống nhất và mâu thuẫn giữa
truyền thống và hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khả năng ứng dụng của luận án:
Luận án giúp người đọc hiểu rõ nội dung, giá trị của truyền thống và hiện đại trong văn
hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn
hóa mới ở Cần Thơ. Những ý nghĩa lịch sử mà luận án rút ra cũng như một số giải pháp có tính
định hướng mà luận án đề xuất, có thể góp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề cơ
bản trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc của vùng
đồng bằng sông nước, văn minh miệt vườn ở Cần Thơ. Luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Văn hóa học.
Xác nhận
của người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Trịnh Doãn Chính

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2011
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Dựa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cùng với sự hình thành
và phát triển đất nước, là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta mà cội nguồn của
sức mạnh đó là nền văn hoá Việt Nam với sự thống nhất biện chứng giữa
truyền thống và hiện đại.
Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của mỗi
quốc gia dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh
vực văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, truyền thống và hiện đại
không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà chúng luôn có sự
liên hệ, tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, tạo thành
sự vận động, phát triển và làm thành diện mạo văn hóa của một dân tộc. Chính
vì vậy mà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đã trở
thành vấn đề hàng đầu ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát
triển, vốn mang trên mình sức nặng của truyền thống hình thành qua suốt chiều
dài của lịch sử và lại đứng trước một sự nghiệp hiện đại hóa to lớn. Nếu không
nhận dạng được sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình
phát triển của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò của văn hóa
đối với sự phát triển xã hội.
Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc vì đó là bản sắc, là tâm hồn và trí tuệ, là đạo lý
và nhân cách của con người Việt Nam, là nền tảng tinh thần cho công cuộc
phục hưng dân tộc và cho sự phát triển bền vững của đất nước tiến lên văn
minh, hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã
xác định: “Phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [32, 212] và đẩy
mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đã được xác định trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là “làm cho văn hóa thấm
2

sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới
của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp
thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy,
độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
và sinh hoạt của nhân dân…” [32, 212-213].
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, kiên
cường đấu tranh dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam cũng là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền
văn minh nhân loại để không ngừng phát triển. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc
nên tâm hồn, tính cách, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ
lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành những giá trị
truyền thống bền vững và bản sắc riêng. Trên nền tảng ấy mà ngày nay chúng
ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mới ngang tầm thời đại.
Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng hiện nay là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, với các đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Nước ta là
một quốc gia có nhiều dân tộc, việc nghiên cứu vấn đề kế thừa giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc chẳng những có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng
nền văn hóa chung của đất nước mà còn có tác dụng phát huy bản sắc văn hóa
của từng dân tộc trong sự phát triển văn hóa.
Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hiện đứng trước tình
hình, một mặt phải tiếp tục chống chủ nghĩa đế quốc với âm mưu “diễn biến
hòa bình”, tấn công bằng sự xâm lăng văn hóa; mặt khác, phải bảo vệ nền văn
hóa dân tộc, coi đó là một tiềm lực để đi lên hiện đại hóa. Giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ có ý nghĩa để cho dân tộc ta giữ được
cội nguồn phát triển mà còn có ý nghĩa bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp vì
sự phát triển của nhân loại. Cơ chế kinh tế thị trường đang phát huy tác động
toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả mặt tích cực
và tiêu cực, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kế thừa các giá trị truyền thống văn
hóa dân tộc để xây dựng nền văn hóa hiện nay.
3

Đối với Cần Thơ, trong những năm qua, nhiều cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đã nhận thức đúng đắn sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại
trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy văn hóa của Cần Thơ nói riêng
và đồng bằng sông Cửu Long nói chung...; đã đưa những nội dung này vào
nghị quyết các Đại hội, các hội nghị và chương trình hành động hàng năm của
các cấp, giúp thành phố Cần Thơ thu được những thành tựu và kinh nghiệm
quý báu trong quá trình đổi mới nói chung và lĩnh vực phát triển văn hóa - xã
hội nói riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền văn hóa mới được tạo dựng, quá
trình đổi mới tư duy về văn hóa, xã hội, xây dựng con người và nguồn nhân
lực có bước phát triển mới. Môi trường văn hóa, xã hội có những thuận lợi cho
việc phát huy nguồn nhân lực để xây dựng đất nước. Tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ ổn định, tạo điều kiện
cơ bản cho phát triển thành phố. Kinh tế phát triển liên tục, xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề giải
quyết các vấn đề xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, còn không ít cấp ủy đảng,
chính quyền và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ vai trò của văn hóa, chưa thấy
hết tầm quan trọng của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện
đại trong quá trình phát triển văn hóa. Từ đó dẫn đến sự phát triển văn hóa
chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với
nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng; những tiêu cực xã hội không những
chưa được đẩy lùi mà còn có chiều hướng gia tăng; vai trò của văn hóa đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được phát huy đúng mức, chất lượng tăng
trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn
chưa khai thác đúng mức.
Ngày nay, cùng với cả nước Cần Thơ bước vào thời kỳ phát triển mới
trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, nhưng cũng có nhiều thách
thức gay gắt, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Với vị trí quan
trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo,
4

dịch vụ, thương mại của vùng, cùng với tiềm năng vật chất phong phú, thiên
nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực dồi dào, lao động cần cù sáng tạo, biết vận dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, biết tận dụng khai thác mọi tiềm
năng, thế mạnh của mình, lại giàu truyền thống cách mạng trong kháng chiến
giải phóng dân tộc, Cần Thơ sẽ thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng và phát triển
thành phố.
Để “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành
phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của
cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương
mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ,
trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước”
theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ
cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò của văn hóa, tầm quan
trọng của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá
trình phát triển văn hóa. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và phát triển nền
văn hóa Cần Thơ tiên tiến, mang đậm bản sắc của vùng đồng bằng sông nước,
văn minh miệt vườn; bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao
văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba
lĩnh vực này là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và
bền vững của thành phố Cần Thơ.
Từ những vấn đề vừa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Sự thống nhất và
mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa
ở Cần Thơ” làm luận án Tiến sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về văn hóa nói chung cũng như vấn đề truyền thống và
hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa đã được nhiều nhà khoa học xã hội
và nhân văn trong và ngoài nước quan tâm.
5

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Liên Xô trước đây đã có những
công trình nghiên cứu lớn chuyên khảo về đề tài văn hóa của các nhà lý luận
mácxít. Đáng kể là những công trình lý luận văn hóa như: “Tính kế thừa trong
phát triển văn hóa” (1969) của Bale A.E, Mátxcơva; “Triết học văn hóa
(1975) của Migôlatep A.A, Mátxcơva; “Cơ sở lý luận văn hóa Mác-Lênin”
(1976) do Acnônđốp A.I chủ biên, Mátxcơva; “Một số vấn đề lý luận văn
hóa” (1977) của Actanốpxki S.N, Lêningrát; “Những vấn đề triết học của văn
hóa” (1984) của tập thể tác giả, Mátxcơva; “Tính kế thừa trong sự phát triển
văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (1977) của Cairan V.I,
Mátxcơva;… Các công trình này, chủ yếu đề ra những nguyên tắc xây dựng
nền văn hóa chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có những luận điểm khoa học có thể
kế thừa, nhưng cũng có những kết luận mà thực tiễn cuộc sống xã hội hiện đại
đòi hỏi phải được nghiên cứu, thảo luận thêm.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn của các nhà lý luận mácxít
về văn hóa, ở phương Tây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về văn
hóa với khuynh hướng chung là khẳng định vai trò quan trọng không thể
thiếu của văn hóa truyền thống trong phát triển như: “Tạo dựng nền văn minh
mới của làn sóng thứ ba” (1996) của Alvin Toffler và Heidi Toffler, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Sự va chạm của các nền văn minh” (2003) của
Samuel Huntingtong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;…
Ở các nước khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, từ khi tiến hành
cải cách đến nay, đã có nhiều công trình lý luận khoa học nghiên cứu về vai
trò của văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa như: “Cải cách thể chế
văn hóa” (1996) do Khang Thức Chiêu chủ biên; “Thử bàn về qui luật đặc
thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường” (1997) của Lưu
Bôn; “Văn hóa trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Á”
(2000) của Kyong-Dong Kim (Hàn Quốc)…
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các nhà lý luận mácxít ở
Liên Xô trước đây cũng như ở Trung Quốc và các quốc gia khác đều đưa ra
6

những quan điểm cảnh báo sự suy thoái trong chiến lược xây dựng và phát
triển nền văn hoá của mỗi quốc gia, nếu việc đánh giá mọi sự hiện đại hóa
theo tiêu chuẩn của phương Tây, bằng việc chối bỏ mọi truyền thống của dân
tộc. Đây là những vấn đề đáng được chúng ta tham khảo, nghiên cứu và vận
dụng trong đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
được Đảng ta đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện khá đầy đủ trong các văn
kiện của Đảng. Đồng thời, đã có những công trình được xuất bản thành sách
hay đăng trên các tạp chí lý luận, các cuộc hội thảo khoa học bàn về vai trò của
văn hóa đối với sự phát triển, trong đó phải kể đến những công trình như: “Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1993) của GS. Trần Văn Giàu, Nxb.
TP. Hồ Chí Minh; “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt
Nam” (2000) của GS.Trần Văn Giàu, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; “Văn hóa - mục tiêu
và động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng, Nxb. TP. Hồ Chí Minh;
“Bản sắc văn hóa Việt Nam từ góc nhìn ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt” (2000)
của GS. Đỗ Hữu Châu, Nxb. Khoa học Xã hội; “Vai trò của văn hóa trong đời
sống xã hội” (2001) của Thạc sĩ Trịnh Đình Bảy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
“Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam” của GS.TS. Lê Văn Quán;… là những
công trình nghiên cứu, chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển văn
hóa, làm cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định chiến lược nước ta nghiên cứu xây
dựng đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Ngoài ra, việc nghiên cứu vai trò của văn hóa, mối quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đối với sự phát triển cũng được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều công trình có giá trị đã được công bố
như: “Văn hóa và đổi mới” (1994) của Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; “Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới” (1996) do
GS.TS. Hoàng Vinh chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Tư tưởng
7

Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam (1998) của nhiều tác giả, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Hiện đại hóa ở Việt Nam” (1997) của Nguyễn
Thế Nghĩa, Nxb. Khoa học xã hội; “Văn hóa Việt Nam – truyền thống và
hiện đại” (2000) do Viện Thông tin Khoa học xã hội tổng hợp và giới thiệu;
“Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ” (2001) do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, TS. Phạm Văn Đức, TS.
Hồ Sĩ Quý (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Giá trị truyền
thống và những thách thức toàn cầu hóa” (2002) do GS.TS. Nguyễn Trọng
Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận” (2001) do
GS.TSKH. Lê Ngọc Trà (Chủ biên), Nxb. Giáo dục;“Bản sắc văn hóa Việt
Nam” (1998) của Phan Ngọc, Nxb. Văn hóa thông tin; “Văn hóa và phát
triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2006) của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; “Bản sắc dân tộc và hiện đại trong văn hóa”
(2000) của GS.VS. Hoàng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Cơ sở
văn hóa Việt Nam” (2006) của Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc
Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội; “Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam” (2000) của tập thể các nhà
nghiên cứu văn hóa: Trần Đình Nghiêm, Trần Hoàn, Nguyễn Phúc Khánh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa và thời đại” (2009) của Nguyễn
Chí Tình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;… Đây là những công trình của cá
nhân, tập thể các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu xoay quanh
vấn đề là làm thế nào để loại bỏ hay kế thừa những truyền thống văn hóa dân
tộc, vừa giữ gìn được bản sắc, nhưng cũng vừa thể hiện tính hiện đại của nền
văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong đó, có những tác
phẩm đề cập đến khuynh hướng vận động của nền văn hóa Việt Nam và
những giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa dân tộc trên một tầm cao mới.
Gần đây, những kết quả nghiên cứu mới của một số công trình dựa trên
cơ sở Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII được công bố như: “Xây dựng và
8

phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thành tựu
và kinh nghiệm” (2004) do TS. Đỗ Minh Thúy chủ biên, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; “Văn hóa và phát triển” (2005) của GS.TS. Đỗ Huy, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, nhằm đưa ra những định hướng xây dựng nền văn hóa
mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói, trong nhiều năm qua, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa
truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa đã được rất nhiều
nhà khoa học nghiên cứu luận chứng và lý giải.
Ở đầu thế kỷ 21 này, bối cảnh mới của sự phát triển đang đặt văn học nghệ thuật Việt Nam trước yêu cầu phải giải quyết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn mới. Hội thảo về tính dân tộc, tính hiện đại do Hội đồng lý luận, phê bình
văn học, nghệ thuật Trung ương mới tổ chức gần đây là một việc làm để đáp
ứng yêu cầu đó. Ðề dẫn của Hội thảo với chủ đề “Tính dân tộc và tính hiện đại
trong văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện nay” được tổ chức vào hai ngày (04
và 05-8-2009), tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã viết: "Một cuộc xâm
nhập sâu rộng về văn hóa từ nhiều nguồn đang diễn ra dưới rất nhiều màu sắc,
thông qua hệ thống báo chí, dịch thuật, đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch, giao lưu,
hội thảo. Một số nước có cả những trung tâm văn hóa tại Hà Nội, đỡ đầu,
khuyến khích tập hợp khá đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ và công chúng văn
nghệ. Các thế lực thù địch không che giấu tham vọng biến văn hóa thành "đội
quân tiền trạm" hòng tác động, chuyển hóa tư tưởng, tình cảm, tâm lý, thói quen,
lẽ sống và cách sống của một bộ phận công chúng. Trong các hướng triển khai,
họ không quên chọn văn học - nghệ thuật làm mũi đột phá, vì đó là lĩnh vực
nhạy cảm nhất mà lại có ảnh hưởng xã hội rộng lớn”.
Những luận chứng và đề xuất khoa học về việc xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam nói chung và sự thống nhất và mâu
thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa nói riêng
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những đóng góp quan trọng và rất
cần thiết đối với nhận thức và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa dân tộc
9

trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu vai trò
của văn hóa đối với sự phát triển, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống
và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở tầm vĩ mô và khu vực, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở một địa phương cụ thể.
Ở Cần Thơ vấn đề văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền
thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa được đề cập trong các
văn kiện của Đảng và trong một số công trình khoa học như: công trình
nghiên cứu cấp Bộ của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
quốc gia Hồ Chí Minh: “Văn hóa Cần Thơ - Thực trạng và vấn đề giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới
ở Việt Nam” (2001) do Thạc sĩ Thái Thị Thu Hương chủ nhiệm đề tài; Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 - 2010;
“Chương trình xây dựng, phát triển văn hóa thông tin đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020” (2006) của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; các
báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết tình hình, thực trạng phát triển văn hóa ở
Cần Thơ các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. Những công trình nghiên cứu
và những Nghị quyết, Chương trình, báo cáo này chỉ ra nhiều giải pháp có tính
định hướng cho phát triển văn hóa và sự bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa
ở Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài: “Sự thống nhất
và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn
hóa ở Cần Thơ” chỉ là một tiểu vùng của một tổng thể chung - vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Luận án sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống về tiến trình phát triển
biện chứng của văn hóa ở Cần Thơ dưới ánh sáng lý luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận án cũng tiếp thu, hệ thống hóa quan
điểm của các công trình khoa học, các tác phẩm đã xuất bản quanh chủ đề
này và góp thêm một số suy nghĩ vào việc luận chứng trên bình diện triết học
cho quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
10

bản sắc dân tộc nói chung; sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và
hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là từ sự trình bày, phân tích lý luận chung về văn
hóa và những nội dung, đặc điểm của văn hóa ở Cần Thơ, luận án chỉ ra sự
thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại và đề ra những giải
pháp có tính định hướng trong sự phát triển văn hóa ở Cần Thơ.
Để đạt được mục đích đó, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày, phân tích những vấn đề lý luận chung về văn
hóa, sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình
phát triển văn hóa.
- Thứ hai, trình bày, phân tích nội dung, đặc điểm của sự thống nhất và
mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở
Cần Thơ, đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa ở Cần Thơ trong sự
thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời còn sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lôgich
và lịch sử, để nghiên cứu và trình bày luận án. Luận án được tiếp cận dưới góc
độ triết học văn hóa.
5. Cái mới của luận án
- Cái mới thứ nhất là, trên cơ sở lý luận chung về văn hóa, luận án
đã lý giải và phân tích rõ về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống
và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ.
- Cái mới thứ hai là, từ sự phân tích thực trạng văn hóa Cần Thơ,
luận án đề xuất một số giải pháp có tính định hướng góp phần vào phát
11

triển văn hóa Cần Thơ trên cơ sở sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền
thống và hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần luận giải một cách hệ thống và
khoa học về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong
quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở Cần Thơ. Trên cơ sở đó, luận án góp
phần làm cho các cấp ủy đảng và chính quyền Cần Thơ nhận thức sâu sắc hơn,
đúng đắn hơn về vai trò của văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền
thống và hiện đại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ hiện nay.
Về thực tiễn, một số giải pháp có tính định hướng mà luận án đề xuất,
có thể góp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong quá trình
xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Cần
Thơ; bảo đảm văn hóa thật sự là một động lực tác động mạnh mẽ tới sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Triết học, Văn hóa học trong các
trường đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu cơ bản của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án được kết cấu thành ba chương, sáu tiết.
12

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, SỰ THỐNG NHẤT VÀ
MÂU THUẪN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA

1.1.1. Các quan điểm khác nhau về văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo nên, xuất hiện khá sớm
trong xã hội loài người. Phản ánh những giá trị văn hóa ấy trong lịch sử tư
tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau. Ở Trung Quốc, từ “văn
hóa” có nguồn gốc từ chữ Hán, quẻ Bí trong Chu Dịch nói: “Quan sát dáng vẻ
con người để giáo hóa thiên hạ” (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ), nó
đã đề cập đến hai từ tố “văn” và “hóa”. Trong đó, “văn” với ý nghĩa là văn vẻ,
văn hoa, tốt đẹp; “hóa” là biến đổi, giáo hóa. Tổng hợp lại, văn hóa có ý nghĩa
là làm biến đổi, giáo hóa con người theo hướng tốt đẹp. Khổng Dĩnh Đạt trong
cuốn Chu Dịch chính nghĩa đã giải thích như sau: “Nói bậc thánh nhân quan
sát dáng vẻ con người, tức cái mà Thi, Thư, Lễ, Nhạc nói đến, theo cách dạy
đó để giáo hóa thiên hạ”. Lưu Hướng (khoảng năm 77 đến năm 6 TCN) đời
Tây Hán là người sử dụng từ “văn hóa” sớm nhất trong thiên Chỉ Vũ sách
Thuyết uyển viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới
đến vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó với kẻ bất phục tùng; dùng văn
hóa không thay đổi được thì mới chinh phạt”. Ở đây văn hóa dùng như một
phương thức giáo hóa đối lập với chinh phạt; từ văn hóa gần nghĩa với giáo
hóa. Chung quy, theo cách hiểu trước kia, văn hóa là văn trị giáo hóa, là giáo
dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc.
Trong Kinh Dịch người ta đã: (1) Ví văn hóa như ngón chân (bí kỳ chi),
là cơ sở, là điều kiện để con người đứng thẳng một cách tự tin. Từ đó, đầu
óc con người được giải phóng, mặc sức sáng tạo; bàn tay cũng được giải
13

phóng trở thành công cụ để tái tạo ra thiên nhiên thứ hai - chính là văn hóa
vật thể. Đây là tiền đề lý luận để khẳng định rằng văn hóa là cơ sở, là nền
tảng của đời sống tinh thần. (2) Dựa theo quẻ Bí (Bí vi văn), ví văn hóa như
cái “râu”, râu chính là vật trang sức của con người. Văn hóa là sự biểu hiện
của thái cực sinh lưỡng nghi và coi đây là hình thức phát triển văn hóa. (3)
Quẻ Bí được biến từ quẻ Thái mà ra, quẻ Thái là cơ sở của sự phát triển và
trong công thức âm-dương chuyển hóa thì dương làm văn cho âm, khi âm
tới thì nó làm văn cho dương.
Do sự phát triển không ngừng và sự đa dạng của đời sống xã hội, tất yếu
làm cho nội dung của khái niệm văn hóa ngày càng phong phú, giúp cho các
nhà khoa học tiếp cận khái niệm văn hóa ở nhiều góc độ khác nhau.
Ở Trung Quốc, từ văn hóa được dùng hiện nay đã kế thừa hàm nghĩa
truyền thống nhưng lại cách tân theo hướng hiện đại. Theo các nhà nghiên cứu
Trung Quốc thì từ văn hóa hiện dùng là chuyển dịch qua tiếng Nhật từ thế kỷ
XIX. Người Nhật dịch chữ Culture, đọc là Bunka, người Trung Quốc căn cứ
theo cách hiểu truyền thống mà dịch là văn hóa.
Ở phương Tây, quan điểm của nhiều nhà khoa học, nhà nhân loại học,
dân tộc học thể hiện qua các công trình nghiên cứu phần lớn đều thống nhất
nhau ở chỗ: từ văn hóa đều bắt nguồn từ tiếng La-tinh, Cultura bao hàm ý
nghĩa trồng trọt, nuôi dưỡng, cư trú, luyện tập, lưu tâm… Từ đó mà có culture
(tiếng Anh, tiếng Pháp), kultur (tiếng Đức), kultura (tiếng Nga). Trong tiếng
Anh, Pháp, Đức, Nga hiện nay, từ culture vẫn giữ lại một số hàm nghĩa ban
đầu của tiếng La-tinh. Nhưng văn hóa là một thực thể năng động, luôn luôn
phát triển cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại. Dần dần hàm nghĩa
của nó được mở rộng và nó được chú ý như một đối tượng khoa học.
Khái niệm văn hóa được sử dụng phổ biến vào thế kỷ thứ XVIII, hiểu
như một thuật ngữ khoa học. Năm 1783, người ta chính thức đưa văn hóa vào
tự điển ở Đức. Người đầu tiên sử dụng khái niệm văn hóa là Puphenđooc: văn
hóa là toàn bộ những gì được đặt ra cho hoạt động xã hội, văn hóa là cái đối
14

lập với trạng thái tự nhiên. Nhà triết học Đức Hécđơ (1744-1803), cho rằng
văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người. Lần thứ nhất, con người
xuất hiện như một thực thể tự nhiên. Lần thứ hai, con người xuất hiện như một
thực thể xã hội, là một nhân cách văn hóa theo nghĩa trọn vẹn nhất của từ này.
Đến giữa thế kỷ XIX các ngành nhân loại học, dân tộc học phát triển
mạnh ở châu Âu và trên cơ sở đó học thuyết văn hóa, khoa văn hóa học ra đời.
Người đầu tiên đưa ra một định nghĩa về văn hóa như một đối tượng nghiên
cứu khoa học là nhà nhân loại học nước Anh E.B.Taylor trong cuốn Văn hóa
nguyên thủy (Primitive Culture) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn đã xem “Văn
hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như thói quen mà con
người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội” [63, tr.7].
Sau B.Taylo, khái niệm văn hóa được rất nhiều người đề cập đến. Năm
1885, với công trình Khoa học chung về văn hóa (2 tập) của Klemn người
Đức, trong đó ông trình bày sự phát sinh, phát triển toàn diện của loài người
như một lịch sử văn hóa, thì văn hóa mới thực sự trở thành đối tượng của một
khoa học riêng biệt. Còn thuật ngữ “Văn hóa học” (Kulturkunder tiếng Đức,
Culturology tiếng Anh) thì sau công trình The Science of Culture của L.White
xuất bản ở Mỹ năm 1949 mới trở thành phổ biến. Vào nửa đầu thế kỷ XX, các
nhà văn hóa học người Mỹ đã có nhiều cống hiến trong việc mở rộng đối
tượng và quy mô của văn hóa học. Năm 1952, người ta đưa ra công trình văn
hóa: “Tổng thuật phê phán các quan niệm về định nghĩa” - đó là Krôbơ và
Kluckhôn (người Mỹ) - phê phán tổng hợp 164 khái niệm văn hóa (157 định
nghĩa ra đời từ năm 1920-1950, 7 định nghĩa ra đời năm 1971). Cũng cần chú
ý các đóng góp của C.Lesvi-Strauss với cuốn Anthropologie Structural xuất
bản năm 1958 tại Paris, trong đó ông vận dụng phương pháp cấu trúc trong
ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu văn hóa. Sau đó, năm 1967 nhà văn hóa học
người Pháp là Môlesơ đưa ra 250 định nghĩa về văn hóa. Ở Việt Nam, năm
1994, GS. Phan Ngọc có công trình: “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận
15

mới”, ông đưa ra tư liệu cho rằng một nhà dân tộc học người Mỹ đã thống kê
được có gần 400 định nghĩa về văn hóa. Từ năm 1970 trở đi, cách hiểu phổ
biến nhất về văn hóa là: văn hóa là bao gồm tất cả những gì làm cho một dân
tộc này khác với một dân tộc kia như tín ngưỡng, lối sống, hoạt động sản xuất
và hoạt động tinh thần.
Trong Bách khoa toàn thư của Pháp, văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục,
tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kinh tế, kể
cả tổ chức con người. Đây chính là văn hóa vật chất, văn hóa vật chất bao
gồm: công cụ, nhà ở, sản phẩm công nghiệp. Văn hóa dùng để điều tiết những
quan hệ giữa con người với con người và xác định thái độ ứng xử của con
người đối với tự nhiên.
Vào năm 1982, trong Hội nghị thế giới về văn hóa, tại Mêhicô đã đưa ra
tuyên bố Mêhicô về chính sách văn hóa, lấy thập kỷ 90 là thập kỷ phát triển
văn hóa, đưa ra khái niệm về văn hóa theo nghĩa rộng: văn hóa là toàn bộ các
thuộc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một
xã hội hay một nhóm xã hội, chứ không phải chỉ bao gồm có nghệ thuật. Văn
hóa còn bao gồm lối sống, các quyền cơ bản của con người, các giá trị tín
ngưỡng, truyền thống của các dân tộc.
Sau đó tháng 4/1984, tại Thụy Điển, các nhà văn hóa nhắc lại định nghĩa
văn hóa Mêhicô 1982 và giải thích thêm lý do có nhiều cách tiếp cận các quan
niệm về văn hóa.
Văn hóa, theo R.W. Brislin, là nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát
triển con người và trở thành một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu xã
hội cũng như tâm lý học phát triển. Văn hóa là những giá trị tinh thần và vật
chất do con người tạo ra, là những gì mà con người bổ sung cho tự nhiên. Vì
thế, nó là một phần của môi trường sinh thái và luôn có ảnh hưởng, tác động
đến đạo đức và rộng hơn là nhân cách của cá nhân, đến sự phát triển của cộng
đồng và xã hội.
16

Tổng Giám đốc UNESCO Federco Mayor đưa ra một định nghĩa về văn
hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt
của đời sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân
tộc tự khẳng định bản sắc của riêng mình” [68, tr.5-6].
Nhiều thập kỷ qua, trong tình hình kinh tế, xã hội phát triển mạnh, đã
xuất hiện những tác hại lớn do việc ít chú trọng xây dựng môi trường văn hóa;
do đó, văn hóa được đặc biệt coi trọng. Sự thực thì chính văn hóa mới là yếu tố
chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết sự phát triển của xã hội. Trước
nguy cơ môi trường văn hóa bị phá hoại và trước thực tế thất bại của các kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội mà không chú ý đến văn hóa, tháng 12 năm
1986, UNESCO (Tổ chức văn hóa giáo dục và khoa học Liên hiệp quốc) dưới
sự bảo trợ của Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã quyết định phát động Thập kỷ
phát triển văn hóa thế giới 1988 - 1997 với 4 mục tiêu:
1. Đảm bảo coi trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong các kế hoạch,
chính sách và dự án phát triển.
2. Khẳng định và đề cao bản sắc văn hóa các dân tộc, khuyến khích tài
năng sáng tạo và cuộc sống có văn hóa.
3. Mở rộng việc huy động các nguồn lực và khả năng sáng tạo của cá
nhân và cộng đồng tham gia vào đời sống văn hóa.
4. Đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa.
Hưởng ứng Thập kỷ quốc tế văn hóa và phát triển do Liên hiệp quốc
phát động, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia thập kỷ văn hóa và phát
triển. Điều đó chứng tỏ một tầm nhìn văn hóa, thể hiện cụ thể qua việc gắn sự
nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động đối với văn hóa: “Văn
hóa là đổi mới; Đổi mới là văn hóa” [33, 42-48].
Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam đã đặc biệt chú ý đến văn hóa và sáng tạo
văn hóa. Điều đó được thể hiện qua trống đồng Đông Sơn thời các vua Hùng
17

với chức năng đánh giặc và tế lễ, với những bức tranh chạm khắc gợi lên một
cuộc sống đa dạng; thành Cổ Loa như một biểu tượng văn hóa… đã chứng tỏ
một tâm thức văn hóa của nước Âu Lạc. Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc,
giá trị văn hóa Việt Nam biểu hiện cao nhất ở lòng yêu nước, ý chí độc lập tự
chủ được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí.
Cuối thời Bắc thuộc, sức quật cường của nền văn hóa Âu Lạc đã thôi thúc
hàng loạt cuộc nổi dậy quyết liệt của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Khúc Hạo,
Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh…dẫn đến việc thành lập nước
Đại Cồ Việt. Trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta đã tiếp thu có chọn lọc kho
tàng văn hóa đồ sộ và phát triển đến trình độ cao của người Hán để tiếp biến
thành di sản văn hóa của chúng ta, trong đó có hai hiện tượng nổi bật nhất là
Nho giáo Việt Nam và chữ Nôm.
Cuối thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược gần một thế kỷ, nhưng
văn hóa Việt Nam chẳng những không bị đồng hóa mà còn thu nhận và tiếp biến
những tinh hoa văn hóa Tây Âu để làm giàu thêm hành trang văn hóa của mình.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta vừa liên tục kháng chiến chống ngoại
xâm, vừa chống đói nghèo, dốt nát và lạc hậu, xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến mang đậm màu sắc dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí
Minh đã tố cáo sự áp bức văn hóa bên cạnh sự đô hộ về chính trị và bóc lột về
kinh tế của thực dân Pháp. Sau ngày độc lập, trong bộn bề công việc khẩn cấp,
Bác Hồ không quên công việc “chống giặc dốt” song song với “chống giặc
đói” và “giặc ngoại xâm”.
Chính từ tầm nhìn văn hóa ấy, năm 1943 Đảng Cộng sản Đông Dương
đã cho ra đời Đề cương văn hóa phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, đã kịch liệt lên án các thứ văn hóa “nhắm
mắt theo Tàu”, “nhắm mắt theo Tây”, “lăm le theo Nhật”, xa rời truyền thống
dân tộc, xa rời cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Người đề ra ba nguyên tắc
lớn cho cuộc vận động Tân văn hóa đó là: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại
chúng hóa. Đây là một đóng góp quan trọng, là một cái mốc lịch sử đánh dấu
18

sự nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa cũng như thuộc tính và chức năng
của văn hóa trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới.
Mặc dù Đề cương văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc
nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, song ngành khoa học nghiên cứu về
văn hóa - văn hóa học cũng chỉ mới hình thành ở Việt Nam chưa bao lâu.
Ngay định nghĩa “văn hóa là gì?” cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.
Sau khi Đề cương văn hóa ra đời, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đi
sâu nghiên cứu những vấn đề về bản chất của văn hóa và đưa ra nhận định: nếu
coi văn hóa là đối tượng khoa học, nghĩa là đối tượng để phân tích, lý giải, thì
phải có một định nghĩa xác định rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm, cũng
đề cập được các thuộc tính và chức năng của đối tượng. Từ đó, có thể hiểu
định nghĩa văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được hình
thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con người trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.
Định nghĩa này không đồng nhất văn hóa với hình thái ý thức xã hội,
mặc dù hình thái ý thức xã hội (chính trị, triết học, văn học, nghệ thuật…) là
một thành tố của văn hóa. Văn hóa không chỉ bao gồm giá trị văn hóa tinh thần
mà còn bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất (văn vật, cảnh quan, kiến trúc…).
Văn hóa là sự thống nhất hữu cơ giữa giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa
tinh thần. Giá trị văn hóa vật chất là sự tổng hợp những tư liệu sản xuất và
những giá trị vật chất khác, tùy theo từng trình độ phát triển của xã hội. Khái
niệm giá trị văn hóa tinh thần bao gồm những thành tựu của xã hội trong lĩnh
vực khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, văn chương, lối sống, tập tục, tín ngưỡng
và những quyền cơ bản của con người, trong tổ chức đời sống và phương thức
hoạt động của nhà nước và xã hội, trong phong tục và pháp luật của từng thời
kỳ lịch sử. Văn hóa tinh thần phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, nội dung
và tính chất của nó do chế độ kinh tế, xã hội quyết định. Trong xã hội có giai
cấp, văn hóa mang tính chất giai cấp, do đó giai cấp tiến bộ là người đại diện
cho văn hóa tiên tiến, là văn hóa vì con người. Cùng với sự ra đời và hình
19

thành các dân tộc, văn hóa phát triển dưới các hình thức dân tộc. Nội dung của
văn hóa cũng rất phong phú, nhưng chung quy có thể xác định trong bốn mặt:
các thành tựu thuộc văn hóa vật chất, các thành tựu của văn hóa nhận thức
(nhân sinh quan, thế giới quan, triết học, mỹ học, văn học, nghệ thuật…), các
thành tựu của văn hóa ứng xử (bao gồm các thang giá trị trong cách ứng xử với
thiên nhiên và ứng xử với con người, với gia đình, với xã hội…), các thành tựu
của văn hóa tổ chức đời sống (bao gồm các thang giá trị trong cách tổ chức đời
sống gia đình, cộng đồng, xã hội…). Nội dung đó đã xác định nội hàm và
ngoại diên của khái niệm văn hóa. Không thể coi văn hóa là tất cả, văn hóa là
những thành tựu được thăng hoa thành vẻ đẹp (chữ văn có nghĩa gốc là vẻ
đẹp), cũng không thể hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp, ví dụ nâng cao trình độ văn
hóa, thường chỉ dùng để chỉ học vấn, kiến thức; ngành văn hóa thường chỉ
quản lý các thư viện, bảo tàng.
Định nghĩa văn hóa vừa nêu trên đã bao hàm bốn thuộc tính và đi liền
với nó là bốn chức năng cơ bản của văn hóa. Đó là: tính hệ thống với chức
năng tổ chức xã hội; tính giá trị với chức năng điều tiết xã hội; tính lịch sử với
chức năng giáo dục và tính nhân bản với chức năng giao tiếp [75, 14-15].
Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Hệ thống, được hiểu
là một tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau,
tương tác tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau. Ba nội dung cơ bản của
văn hóa là văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử (với tự nhiên và xã hội), văn hóa
tổ chức đời sống (gia đình, xã hội) kết hợp trong một hệ thống hữu cơ. Trong
đó, văn hóa nhận thức có vai trò chi phối, chế ước tất cả. Chính nhờ tính hệ
thống mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Văn hóa làm tăng
thêm sự cố kết cộng đồng, tạo nên sự ổn định xã hội, cung cấp cách ứng xử
thích hợp đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
Tính giá trị là thuộc tính thứ hai của văn hóa. Văn hóa không chỉ bao
gồm các giá trị đẹp hình thức. Nó còn là thước đo mức độ nhân bản của một
con người, một xã hội. Nó cho phép phân biệt văn hóa với phi văn hóa, phản
20

văn hóa. Theo nghĩa đó, có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá
trị thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ thường dành riêng cho các sáng tạo trong các loại
hình nghệ thuật với ba tiêu chuẩn cơ bản: Chân (đúng, thật), thiện (tốt, lành),
mỹ (đẹp, hay). Theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất
thời (và lỗi thời). Theo không gian có thể chia thành giá trị cục bộ (một vùng)
và giá trị phổ biến.
Căn cứ vào các thang giá trị mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng
lọc, điều chỉnh để duy trì sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện. Đó chính
là chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa. Trong sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế, xã hội hiện nay, UNESCO đã cảnh tỉnh các nhà hoạch định “văn hóa
giữ vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của phát triển”.
Tính lịch sử, đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của
văn hóa. Một nền văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên
chiều dài lịch sử. Nó tạo nên truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là sự
tiếp nối không đứt đoạn của phép nước lệ làng, của các tín điều luân lý, của
phong tục tập quán, của các chuẩn mực giá trị… Nhưng văn hóa vốn là một
thực thể năng động, luôn luôn nằm trong trạng thái giao lưu. Nó không hề đóng
cửa từ chối những cái mới đến từ bên ngoài. Có điều quá trình tiếp nhận những
nhân tố ngoại lai thường là quá trình tiếp biến chứ không hề là tiếp thu thụ động.
Truyền thống văn hóa luôn luôn thực hiện chức năng giáo dục của mình
đối với con người. Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi chào
đời cho đến khi trưởng thành, con người nhận được sự dạy bảo của truyền
thống văn hóa. Tư tưởng chiến lược “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh [51, 310] không chỉ đề cập đến vị trí
quan trọng của giáo dục theo nghĩa hẹp (sự dạy dỗ trong nhà trường) mà còn ý
thức đầy đủ đến chức năng và tác dụng của văn hóa trong việc hình thành nhân
cách con người.
Tính nhân bản là thuộc tính thứ tư của văn hóa. Văn hóa là thành quả
sáng tạo của con người. Thuộc tính này cho phép phân biệt văn hóa với những
21

giá trị tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của con người (một đất nước có thể
giàu khoáng sản, dầu mỏ, nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn giàu có về văn
hóa). Thuộc tính này xác định thang giá trị của nền văn hóa, bởi vì xét cho
cùng, văn hóa do con người sáng tạo ra và nhằm phục vụ lợi ích của con
người. Các nền văn hóa tuy có những nét độc đáo mang sắc thái dân tộc riêng
nhưng vẫn có chung một đặc điểm là vì con người, vì cuộc sống con người.
Nhờ đặc điểm chung đó mà văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp của nó giữa
con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc kia. Cho dù văn tự,
ngôn ngữ khác nhau, nhưng loài người vẫn cảm thông được với nhau. Đó
chính là nhờ văn hóa. Nếu ngôn ngữ là công cụ giao tiếp thì văn hóa chính là
nội dung của giao tiếp.
Trên đây là bốn thuộc tính gắn liền với bốn chức năng cơ bản của văn
hóa. Những thuộc tính của văn hóa giúp chúng ta phân biệt văn hóa với các khái
niệm văn minh, văn hiến, văn vật. Văn minh (civilization) là trình độ đạt được
trong phát triển văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của loài người trong từng
giai đoạn lịch sử nhất định. Chẳng hạn: văn minh cổ đại, tiêu biểu là sự phát
triển rực rỡ của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Hi Lạp, La Mã… cổ đại; văn
minh hiện đại, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp của chủ nghĩa tư bản.
Văn minh hiện đại còn được chia ra: văn minh công nghiệp, văn minh hậu công
nghiệp và văn minh tin học (còn gọi là nền văn minh thứ ba) - gắn liền với cuộc
cách mạng trong kỹ thuật điện tử và tin học hiện nay mà loài người đang đặt
những bước chân đầu tiên vào nhưỡng cửa của nó. Theo nghĩa thông thường,
văn minh đối lập với những gì lạc hậu, dã man, phản tiến bộ, phi nhân tính.
Trong sự phân kỳ xã hội loài người, người ta chia ra ba giai đoạn: mông muội,
dã man và văn minh. Như vậy, văn minh còn là một giai đoạn trong sự phát
triển nhân loại. Khi trong xã hội xuất hiện nhà nước thì loài người chuyển từ giai
đoạn dã man sang văn minh [78, 821]. Văn hóa giàu tính nhân bản, hướng tới
những giá trị muôn thuở, trong khi văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc
sống sao cho tiện lợi. Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử, trong
22

khi văn hóa được xác định bởi bề dày và chiều sâu thì văn minh chỉ là mặt cắt
đồng đại; một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một truyền thống văn hóa lâu đời,
ngược lại một quốc gia văn minh có thể nghèo nàn về văn hóa. Còn văn hiến và
văn vật là những khái niệm có từ chữ Hán nhưng cách dùng trong tiếng Việt thì
đã được Việt hóa. Trong tiếng Hán, văn hiến chỉ có nghĩa là sách vở, điển tích
và chuyện về các bậc hiền minh. Trong tiếng Việt, văn hiến là truyền thống văn
hóa tốt đẹp và lâu đời (đất nước ngàn năm văn hiến), nguyên nghĩa là văn
chương, sách vở hay, bảo tồn truyền thống văn hóa lâu đời [78, 798]. Văn vật
trong tiếng Hán chỉ điển chương, lễ nhạc (sản phẩm cụ thể của văn hóa). Trong
tiếng Việt văn vật là một bộ phận của văn hóa. Văn là vẻ đẹp, vật là các sản
phẩm do con người sáng tạo ra có giá trị nghệ thuật và sức sống lâu dài. Văn vật
được biểu hiện dưới dạng vật thể như các công trình kiến trúc, di tích, hiện vật
quý hiếm có giá trị nghệ thuật và hàm lượng văn hóa cao [78, 826]. Chung quy,
văn minh, văn hiến, văn vật là những khái niệm phái sinh của văn hóa, cũng có
thể hiểu là khái niệm bộ phận của văn hóa, bởi vì văn hóa bao giờ cũng được
dùng với một hàm nghĩa bao quát hơn.
1.1.2. Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về văn hóa
Khi xây dựng nên những quan điểm và nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đi
đến kết luận rằng: sản xuất vật chất là cơ sở, là nền tảng, là cái quyết định sự
vận động và phát triển xã hội. Rằng, xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa của mọi
sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống xã hội là những nhân tố thuộc
về đời sống vật chất, thuộc về nền sản xuất xã hội. Và khi thừa nhận vai trò
quyết định của đời sống vật chất xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gián tiếp
thừa nhận vai trò quyết định của văn hóa (văn hóa vật chất) đối với sự phát
triển xã hội. Bởi lẽ, trong quan niệm của các ông, văn hóa là toàn bộ những
thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt
động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người,
23

C.Mác xem văn hóa là “thiên nhiên thứ hai” - thiên nhiên được con người cải
tiến, được nhân hóa, mang ý nghĩa và nội dung con người.
Thật vậy, cách đây hơn 150 năm, trong Bản thảo Kinh tế - Triết học
năm 1884, C.Mác đã viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc
cải tạo giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là
một sinh vật có tính loài, có ý thức, nghĩa là sinh vật đối xử với loài như với
bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân mình như với một sinh vật
có tính loài… Cho nên chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần
đầu tiên thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính loài. Sự sản xuất đó là
đời sống có tính loài tích cực của con người. Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên
biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó” [12, 136 - 137).
Với tư cách là “Tác phẩm của con người”, là “thực tại” - “giới tự nhiên thứ
hai” của con người, văn hóa đã được C.Mác đồng nhất với phương thức hoạt
động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo, hoạt động sản xuất vật
chất của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên xung quanh mình, cải tạo
hiện thực khách quan, và “xây dựng” hiện thực khách quan (“thực tại”) cho
mình, “tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” - “giới tự nhiên thứ hai”, giới tự
nhiên cho mình “theo quy luật của cái đẹp” [12, 137].
Từ quan điểm về văn hóa như trên, C.Mác coi văn hóa là cái phản ánh
tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại cũng với tính đặc thù như
vậy của con người trong thế giới. Rằng văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý
thức một cách rõ ràng về đời sống xã hội của họ, về hoạt động lao động sáng
tạo, hoạt động sản xuất vật chất để cải tạo và biến đổi tự nhiên vì sự tồn tại và
phát triển của chính họ, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của họ. Nói cách
khác, trong quan điểm của C.Mác, văn hóa là cái phản ánh việc con người tự ý
thức về vai trò độc lập của mình, về khả năng và năng lực sáng tạo của mình
trong việc cải tạo và biến đổi tự nhiên.
24

Về chủ thể của văn hóa, C.Mác cho rằng: chủ thể của văn hóa là con
người, văn hóa là văn hóa của con người, do con người tạo ra cho chính mình và
con người sử dụng cái do chính mình tạo ra là văn hóa để phát triển năng lực
bản chất của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên. Bằng hoạt động
lao động sản xuất của mình, con người không chỉ cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội,
mà còn cải tạo chính bản thân mình. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, cải tạo xã
hội và cải tạo chính mình, con người ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn sức
mạnh sản xuất xã hội của lao động con người và họ cũng ngày càng ý thức một
cách đầy đủ hơn khả năng, năng lực sáng tạo mang bản chất người - tái sản xuất
ra giới tự nhiên, “xây dựng” giới tự nhiên cho chính con người “theo quy luật
của cái đẹp”. Bằng cách đó, bằng hoạt động lao động sáng tạo đó và chính sự
tồn tại của mình trong thế giới hiện thực, con người đã tự xác định cho mình
ranh giới phân biệt phương thức hoạt động sống của họ với phương thức hoạt
động sinh tồn của loài vật. Và ranh giới đó chính là văn hóa.
Theo quan điểm của C.Mác, văn hóa là cái thể hiện sự giải phóng của
con người, sự tự giải phóng của con người khỏi những ràng buộc và sự thống
trị với một sức mạnh bí ẩn của thế giới tự nhiên và thế giới “Thần thánh” mà
con người tưởng tượng ra do sự bất lực của mình trước giới tự nhiên đầy bí ẩn.
Văn hóa là cái ghi nhận lĩnh vực hiện thực được quy định không phải bởi tính
thiết yếu tự nhiên và sự tiền định của Thượng đế hay một đấng sáng tạo nào
đó, mà bởi hoạt động lao động sáng tạo của con người với tư cách một thực thể
độc lập, có ý thức, có năng lực tư duy và khả năng, năng lực lao động sáng tạo.
Do vậy, khi nói tới văn hóa không phải là nói tới cái thế giới sự vật và các tư
tưởng tự nó, mà là nói tới con người đã tạo ra nó. Song, sự phát triển của con
người lại chính là kết quả của quá trình hoạt động có ý thức, lao động sáng tạo
của bản thân con người, và do vậy mà nói tới văn hóa là nói tới hoạt động có ý
thức, lao động sáng tạo của con người và kết quả của hoạt động lao động đó.
Cũng do vậy, qua hình thức văn hóa của vật thể, chúng ta có thể phán xét về
con người đã tạo ra những vật thể văn hóa đó, về những đặc trưng, tính chất
25

của thời đại đã sản sinh ra chúng về trình độ phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm
mỹ của con người trong một thời đại lịch sử nào đó.
Quan điểm của C.Mác còn cho thấy, văn hóa là cái thể hiện sức mạnh xã
hội của hoạt động lao động sản xuất của con người. Và hoạt động lao động sản
xuất của con người - cái thể hiện năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo
ra toàn bộ sự phong phú, đa dạng cho tồn tại đích thực của con người, hình
thành mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xung quanh và quan hệ
của con người với con người trong cộng đồng xã hội - chính là cội nguồn của
văn hóa. Song, nội dung của văn hóa không chỉ thể hiện ra ở đó, ở hoạt động
lao động sản xuất của con người, mà còn thể hiện ra ở sự phát triển của bản
thân con người trong toàn bộ tính đa dạng và toàn diện của sự tồn tại xã hội
của con người, ở sự phát triển và hoàn thiện của con người cả về thể xác lẫn
tâm hồn, cả về đạo đức lẫn năng lực trí tuệ của con người. Theo đó, văn hóa
với tư cách phương thức hoạt động sống đặc thù của con người cần phải được
hiểu là hoạt động đó không phải chỉ là hoạt động sản xuất nhằm tạo ra những
vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người, mà còn là hoạt động tinh thần,
hoạt động giáo dục và khai sáng theo nghĩa rộng nhất của từ này để tạo nên
những sản phẩm tinh thần cho con người, cho thế giới con người, làm nên nền
tảng tinh thần của xã hội - cái ghi nhận tầm cao và chiều sâu phát triển của một
cộng đồng xã hội, tạo ra hệ các giá trị nhân đạo, nhân văn cho một cộng đồng
xã hội và là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với
người, với xã hội và với tự nhiên.
Khi coi văn hóa là phương thức hoạt động tinh thần của con người,
C.Mác coi văn hóa là lĩnh vực hoạt động tích cực của con người nhằm sản xuất
và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách một thực thể xã hội. Đó là hoạt
động của con người nhằm tạo ra một hệ thống những giá trị mang tính định
hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của con người
trong cộng đồng xã hội. Với những hệ thống những giá trị định hướng này,
mỗi nền văn hóa trở thành một hệ thống những biểu tượng bao hàm trong đó
26

các khuôn mẫu ứng xử xã hội của con người. Đó còn là hoạt động của con
người nhằm tạo ra một hệ thống những thể chế mà qua đó, những giá trị định
hướng được giữ gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã hội, trở thành
tài sản của mỗi người, của tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội ấy và làm
nên truyền thống văn hóa cho một cộng đồng xã hội.
Khái quát lại, trong quan điểm của C.Mác, hai phương thức hoạt động
sống mang tính nền tảng của con người, làm cho con người trở thành một thực
thể sinh học - xã hội, đưa con người “từ vương quốc của tất yếu sang vương
quốc của tự do”, đó là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh
thần tồn tại không tách rời nhau mà thống nhất với nhau, tạo thành hoạt động
sản xuất xã hội - vật chất và tinh thần - sản xuất và tái sản xuất ra con người
trong hệ thống các quan hệ xã hội. Trong hoạt động sản xuất vật chất, con
người gián tiếp tạo ra chính mình với tư cách một thực thể sinh học, và đến
lượt mình, thực thể sinh học ấy phát triển và hoàn thiện các khả năng và sức
mạnh thân xác của nó. Trong hoạt động tinh thần, con người gián tiếp tạo ra
mình với tư cách một thực thể xã hội, và đến lượt mình, thực thể xã hội ấy phát
triển và hoàn thiện ý thức con người, sức mạnh trí tuệ, sức mạnh xã hội của nó.
Bằng hoạt động sản xuất xã hội ấy - hoạt động nền tảng của con người, con
người tạo ra nền văn hóa của mình, sống trong nền văn hóa đó và làm cho nền
văn hóa ấy ngày một phát triển, ngày một hoàn thiện vì cuộc sống ngày càng
cao đẹp của mình, vì một xã hội nhân đạo, nhân văn, công bằng, dân chủ, văn
minh. Đồng thời, thông qua kết quả của hoạt động nền tảng đó của mình, con
người phán xét toàn bộ lịch sử sinh thành và phát triển của nhân loại, thẩm
định hệ thống những giá trị con người, những giá trị định hướng cho hoạt động
con người, xác định cả nội hàm lẫn ngoại diên của hệ thống những giá trị ấy và
thể hiện chúng qua nền văn hóa của mình. Và theo đó, kết quả hoạt động của
con người trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, v.v… cũng được
phản ánh trong nền văn hóa nhân loại và trở thành những yếu tố cấu thành nền
văn hóa ấy khi chúng mang ý nghĩa và nội dung con người.
27

Trên tinh thần khoa học và nhân văn ấy, để tìm hiểu cội nguồn của văn
hóa, theo Ăngghen phải đặt nó trong quá trình hình thành loài người. Toàn bộ
ý kiến của Ph.Ăngghen về nguồn gốc loài người được trình bày trong bài Tác
dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, là một
phần trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên. Tư tưởng chủ đạo trong bài viết
của ông là “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Nhưng lao động ở
đây không chỉ là lao động chân tay thuần túy mà chủ yếu là lao động sáng tạo.
Ph.Ăngghen so sánh phương thức kiếm sống của loài vượn với lao động của xã
hội loài người: “Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực
mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đàn vượn bên cạnh đã hạn
định cho chúng” [13, 647]. Nói cách khác, loài vượn không biết tự tạo ra thức
ăn cho mình mà chỉ ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên. Ph.Ăngghen gọi
phương thức kiếm ăn của loài vượn là “kinh tế cướp đoạt”. Ông nhận định,
“Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa phải là lao động, đúng theo ý nghĩa của
nó. Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ” [13, 648]. Như vậy,
chính lao động sáng tạo mới là động lực chính tác động vào quá trình chuyển
biến từ vượn thành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa, hay có thể nói,
lao động sáng tạo là bản chất của văn hóa.
Trong quá trình hoạt động cách mạng và xây dựng học thuyết khoa học
của mình, trong khi nhấn mạnh vai trò nguồn gốc, động lực, yếu tố quyết định
của kinh tế đối với sự phát triển xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn chú ý đến
vai trò quan trọng của yếu tố tinh thần, của văn hóa tinh thần đối với sự phát
triển kinh tế và văn hóa vật chất. Theo quan điểm của các ông, văn hóa không
chỉ tác động đến tiến trình lịch sử, mà còn “quyết định hình thức” của tiến trình
ấy; đồng thời, văn hóa còn định hướng và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của
con người. Với ý nghĩa đó, văn hóa góp phần tạo nên nền tảng của sự phát
triển xã hội. Trong các tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen không dành
riêng một tác phẩm để trình bày hệ thống các quan điểm của mình về văn hóa,
28

nhưng toàn bộ tư tưởng của các ông về vấn đề này được thể hiện rất sâu sắc
thông qua hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về con người và xã hội.
Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về
văn hóa và vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng xã hội mới, từ thực
tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin đã tiếp tục bổ
sung và phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa, hình thành nên hệ thống lý luận về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi “Chính sách Cộng sản thời
chiến” được thay bằng “Chính sách kinh tế mới” (NEP) và trong bối cảnh
“buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội
đã thay đổi về căn bản”, V.I.Lênin đã chỉ rõ : “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ
: Trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của
chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính
quyền v.v… Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hòa bình tổ chức
“văn hóa”.” [41, 428]. Vì vậy, tiến hành công tác văn hóa phải được coi là
nhiệm vụ trọng yếu, là một cuộc cách mạng thật sự trên quy mô toàn xã hội
trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Rõ ràng là, theo V.I.Lênin, ngay sau khi
giành được chính quyền, cùng với công cuộc xây dựng nền kinh tế mới, Đảng
và Nhà nước của giai cấp vô sản phải bắt tay ngay vào sự nghiệp xây dựng một
nền văn hóa mới bằng cách: chủ động, tích cực tiến hành công việc giáo dục,
không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa, văn minh cho quần
chúng lao động; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc; đồng thời
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại.
V.I.Lênin cho rằng, văn hóa là lĩnh vực mang tính khoa học và sáng
tạo. Để có thể xây dựng được nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, trước hết
cần phải kế thừa tất cả giá trị văn hóa được loài người làm ra trong lịch sử.
Ở đây, việc thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa hoàn toàn không đồng nhất
với việc xóa bỏ những giá trị văn hóa được con người tạo ra trong chế độ
ấy. Chính vì vậy, Người luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên và toàn bộ giai cấp
29

vô sản “thấu hiểu” những điều ấy, phải tự mình biết “thu lượm” những giá
trị văn hóa trong quá khứ và biến nó thành nguồn năng lượng mới để xây
dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Ý thức rõ về thực trạng của nước Nga khi bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội vẫn còn là một nước tiểu nông, với nạn mù chữ phổ biến, với
“tình trạng thiếu văn hóa…”, V.I.Lênin luôn coi trọng những thành quả văn hóa,
văn minh nhân loại, nhất là những thành quả do chủ nghĩa tư bản đã tạo ra và
ông luôn trăn trở với nhiệm vụ : “Làm thế nào kết hợp được cách mạng vô sản
thắng lợi với văn hóa tư sản, với khoa học và kỹ thuật tư sản…” [42, 72]. Trên
cơ sở nền tảng tư tưởng, quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa và con đường,
phương pháp xây dựng nền văn hóa mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, những người cộng sản và nhân dân Xô viết đã xây dựng một quốc gia xã
hội chủ nghĩa hùng cường và một nền văn hóa, văn minh hàng đầu thế giới.
Như vậy, với tư cách là nhà lý luận và nhà hoạt động cách mạng,
ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I. Lênin đã đưa ra và thực hiện
một kiểu mẫu về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và phương pháp xây dựng
nó. Đó là nền văn hóa hiện đại, trong đó bao gồm những nhân tố cơ bản: 1Tính đảng vô sản gắn liền với tính khoa học và sáng tạo; 2- Tính dân tộc
và tính nhân dân sâu sắc yêu cầu phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, đồng thời kế thừa những giá trị văn hóa được nhân loại sáng tạo ra
trong lịch sử; 3- Tính hiện đại của nền văn hóa đòi hỏi phải tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Khái quát lại, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất
văn hóa là sáng tạo, là sự kết tinh năng lực bản chất con người. Văn hóa là
phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất con người gắn với
những hoạt động sống của họ, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, hoàn
thiện hơn. Những nội dung đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hiểu
theo gốc độ này thì chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội mang những đặc trưng
của văn hóa, C.Mác khái quát mỗi bước con người tiến đến văn hóa là mỗi
30

bước con người tiến đến tự do. Đến V.I.Lênin, tư tưởng đó đã được diễn đạt cụ
thể hơn khi ông đưa ra luận điểm về văn hóa xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao
động xây dựng “Văn hóa vô sản = chủ nghĩa cộng sản”. Như vậy, xét trên
phương diện chung nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm bản chất văn hóa xã
hội chủ nghĩa chính là chủ nghĩa cộng sản, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa gắn liền với xây dựng xã hội cộng sản. Còn về phương diện lịch sử, nền
văn hóa xã hội chủ nghĩa ra đời là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất xã
hội chủ nghĩa đã hình thành. V.I.Lênin đã nói rằng: Văn hóa vô sản không phải
bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia
về văn hóa vô sản phát minh ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy
luật của tổng số những kiến thức mà loài người tích lũy được dưới ách thống
trị của xã hôi tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về văn hóa
Ngay sau khi nước ta độc lập, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây
dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định, để “biến một
xã hội dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao”, chúng ta phải phát
triển đồng thời cả kinh tế và văn hóa, lấy phát triển văn hóa làm cơ sở để
phát triển kinh tế.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa là hoạt động sáng tạo và
toàn bộ sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người nhằm đáp ứng nhu cầu
tồn tại và phát triển của nhân loại, ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [45, 431].
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa là lối sống, là “phương thức” sống của
nhân loại được biểu hiện ở mỗi cộng đồng nhằm “thích ứng” với “yêu cầu đời
31

sống”, yêu cầu sinh tồn của con người. Nhân dân là chủ thể sáng tạo văn hóa
hay nói cách khác, văn hóa là kết quả sáng tạo của nhân dân. “Dứt khoát quần
chúng là người sáng tạo văn hóa”, “quần chúng là người sáng tạo, công nông
là người sáng tạo”. Văn hóa là lĩnh vực của các giá trị nhân văn, là trình độ
phát triển nhân tính ở con người. Cho nên nói đến văn hóa là nói đến việc nâng
cao năng lực nhân tính của các cá nhân và cộng đồng.
Quan điểm trên của Hồ Chí Minh phù hợp với quan niệm của thời đại ngày
nay. Hội nghị quốc tế Mêhicô do UNESCO tổ chức từ ngày 26 tháng 7 đến 06
tháng 8 năm 1982, có trên 100 nước tham dự, với trên 1.000 đại biểu đã chấp
nhận một quan niệm về văn hóa sau đây: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là
tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết
định tính cách của một số xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Chính văn hóa đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng
ta trở thành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân
một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị
và thực thi những lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý
thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những công trình vượt trội lên bản thân mình” [63, tr. 12-13].
Văn hóa là một bộ phận hợp thành của xã hội, một trong bốn thành tố
quan trọng, gắn chặt với đời sống xã hội: công cuộc kiến thiết nước nhà, có
bốn vấn đề cũng phải chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa.
Trước đây, trong công cuộc đấu tranh của dân tộc, bảo vệ độc lập tự do,
Hồ Chí Minh coi “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, bên cạnh các mặt
trận chính trị, quân sự, ngoại giao, cũng trên tinh thần coi văn hóa là một bộ
phận của xã hội, Người nêu khẩu hiệu: “văn hóa hóa kháng chiến”, “kháng
chiến hóa văn hóa”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất xã
32

hội của văn hóa khi gắn văn hóa với con người, với đời sống xã hội của con
người. Văn hóa là hoạt động sáng tạo các giá trị giúp con người vươn lên
“thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Văn hóa chính là
“mục đích cuộc sống” mà ngày nay chúng ta quan niệm là “mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội”, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kế thừa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, đặc biệt là quan điểm
của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác và tư tưởng của V.I.Lênin về văn hóa và
con đường, phương pháp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ năm 1943
trong “Đề cương văn hóa” Đảng ta đã khẳng định: Nền văn hóa nước ta mang
tính dân tộc, khoa học và đại chúng - đó là nền văn hóa vừa kế thừa, phát huy
bản sắc dân tộc vừa làm giàu cho mình bằng những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng
ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [29, 110-111]. Vì vậy, chúng
ta cần tập trung mọi nguồn lực để “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo
đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh làm
cho sự phát triển xã hội” [29, 112].
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Văn hóa Việt Nam
là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc
Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nền
tảng và sức mạnh văn hóa ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc ta
vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, chẳng những không bị đồng
hóa, mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc, lấy sức ta
mà giải phóng cho ta” [31, 6]. Và: “Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
mới, đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, khắc phục các
hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ
nghĩa anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và
33

cách mạng” [31, 20]. Không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được
văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tính cách lành mạnh, tác động sâu
sắc vào việc đổi mới nếp suy nghĩ, lẽ sống của con người.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu về văn hóa
của Đảng được thông qua tại các Đại hội trước, đặc biệt là trong Nghị
quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII),
Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương (khoá IX), Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã xác định: “Phát
triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [32, 212] và “Đẩy mạnh việc
thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đã được xác định trong Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là “làm cho văn hóa thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị
mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc
và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn
hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân…” [32, 212-213].
Đối với nước ta, văn hóa là mục tiêu, đồng thời là động lực của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Văn hóa là hệ thống
những chuẩn mực giá trị tinh thần của dân tộc, thể hiện dưới những sắc
thái muôn hình muôn vẻ trên tất cả các lĩnh vực đời sống và hoạt động xã
hội. Những giá trị chuẩn mực đó được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhiều
khía cạnh: (1) Lao động và sản xuất, ăn, ở, mặc, giao tiếp, hoạt động giới
tính; (2) Hệ thống các nhận thức, quan điểm và thể chế chính trị lưu hành
trong một chế độ và làm nền tảng chính trị cho chế độ đó; (3) Các tri thức
đại cương và chuyên ngành về tự nhiên và về xã hội con người tức học
vấn; (4) Các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật; (5) Khoa học kỹ thuật
và công nghệ; (6) Nhu cầu và các hoạt động của thế giới tâm linh như tín
ngưỡng, tôn giáo, đức tin; (7) Đạo đức và nhân phẩm.
34

Từ những nội dung đã được trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng, có
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo nghĩa thông dụng, văn hóa được
dùng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo
nghĩa chuyên biệt, văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển xã hội ở một giai
đoạn nào đó. Ví dụ: trong khai quật, có văn hóa Đông Sơn, Gò Mun, Đồng
Động, văn hóa thời đồ sắt, đồ đồng. Theo nghĩa rộng hơn, văn hóa bao gồm tất
cả từ những sản phẩm tinh thần cho đến sản phẩm vật chất do sự sáng tạo của
con người làm nên như: tín ngưỡng, phong tục, lối sống, cách thức lao động,
...Với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học.
Tuy nhiên, theo nghĩa rộng này, trên thế giới cũng có hàng trăm định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Cần lưu ý rằng, để định nghĩa một khái niệm nào
đó, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những
nét riêng biệt, tiêu biểu, “cần” và “đủ”. Cần tức là những cái gì mà thiếu nó thì
người ta không thể hiểu được. Ví dụ, nhận xét về một con người, phải xét quan
hệ trong gia đình và quan hệ ngoài xã hội. Đủ là những tiêu chuẩn, những
chuẩn mực để đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay một con người. Ví dụ,
đánh giá một con người, theo quan niệm xưa “cái răng, cái tóc là góc con
người”, hoặc là qua cách ăn mặc…
Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, có thể đưa ra
khái niệm văn hóa, theo quan điểm của tác giả: văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được con
người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng
được nhu cầu của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát
triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Về vị trí, vai trò của văn hóa cũng được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu, nhà văn hóa bàn luận, cơ bản đã thống nhất nhau ở những điểm: Văn hóa
là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần, cũng như các phương thức tạo
ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...nataliej4
 
Chuong vii
Chuong viiChuong vii
Chuong viivcuk46h1
 
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamSeminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamNguyen Ha
 
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)longvanhien
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nataliej4
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tườnghtxhanhthinh
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...nataliej4
 
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986Vũ Ngọc Tú
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmLinh Duong
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namHoang Nguyen
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 

Mais procurados (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
 
Chuong vii
Chuong viiChuong vii
Chuong vii
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamSeminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
 
Full
FullFull
Full
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
Đường lối xây dựng phát triển văn hóa từ 1986
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Môn xã hội học
Môn xã hội họcMôn xã hội học
Môn xã hội học
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcm
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 

Destaque

Quy luat gia tri_tranbangabc
Quy luat gia tri_tranbangabcQuy luat gia tri_tranbangabc
Quy luat gia tri_tranbangabcAnh Bang
 
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...Jenny Hương
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiVan-Duyet Le
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếthelenhuynh9
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 

Destaque (7)

Quy luat gia tri_tranbangabc
Quy luat gia tri_tranbangabcQuy luat gia tri_tranbangabc
Quy luat gia tri_tranbangabc
 
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 

Semelhante a Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho

Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxBnhMinh89
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...sividocz
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Thích Hô Hấp
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sửMan_Ebook
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7Quang Huy
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...nataliej4
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...sividocz
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...nataliej4
 

Semelhante a Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho (20)

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAYBÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Bản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở.doc
Bản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở.docBản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở.doc
Bản Sắc Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở.doc
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 

Mais de Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 

Mais de Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_trong_qua_trinh_phat_trien_van_hoa_o_can_tho

  • 1. THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN SỰ THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CẦN THƠ Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số : 62.22.80.05 Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Dựa Người hướng dẫn khoa học: HD.1: PGS.TS. Trịnh Doãn Chính HD.2: TS. Trần Hoàng Hảo Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt nội dung luận án: Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của xã hội, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà luôn ở trong thế vận động, liên hệ tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, làm thành diện mạo văn hóa của dân tộc. Nếu không nhận dạng và giải quyết tốt sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Về khái niệm văn hóa, phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, có thể rút ra khái niệm văn hóa: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được con người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng được nhu cầu của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Truyền thống, được hiểu như là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn hiện đại được hiểu là những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới”. Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ. Truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau; đó là sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại. Về sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa: truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại và hiện đại là sự kế thừa, phát triển nâng cao truyền thống. Đồng thời, giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa lại có sự mâu thuẫn, trong đó cái truyền thống do tính ổn định, tính bảo thủ cản trở sự phát triển của cái hiện đại và ngược lại có những cái hiện đại không phù hợp, mâu thuẫn, xung đột với cái truyền thống. Trong tiến trình lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa; trong đó, việc kết hợp biện chứng giữa truyền thống và hiện đại luôn được chú trọng và được xem như một quy luật phát triển của văn hóa. Nhờ đó mà văn hóa Cần Thơ đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa Cần Thơ còn nhiều mặt hạn chế, mâu thuẫn: sự tụt hậu về nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với vai trò của
  • 2. 2 văn hóa; các biểu hiện của phong tục tập quán, lạc hậu, lỗi thời làm cản trở sự phát triển xã hội mới;…Để khắc phục những hạn chế, mâu thuẫn đó, Cần Thơ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm chuyển biến căn bản tâm lý của cán bộ, đảng viên và nhân dân sớm thích nghi với đời sống đô thị và nhận thức đúng đắn vai trò của văn hóa; nâng cao trình độ dân trí để nhân dân hưởng thụ và sáng tạo những giá trị văn hóa; tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa mới lành mạnh trong xã hội, đi đôi với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn hóa; khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều công trình văn hoá nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao; bảo tồn, phát huy các đặc điểm, giá trị văn hóa riêng có ở Cần Thơ. Những kết quả mới của luận án: Một là, luận án đã phân tích làm rõ lý luận chung về văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ. Hai là, từ sự phân tích thực trạng văn hóa Cần Thơ, luận án đề xuất một số giải pháp có tính định hướng góp phần vào phát triển văn hóa Cần Thơ trên cơ sở sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khả năng ứng dụng của luận án: Luận án giúp người đọc hiểu rõ nội dung, giá trị của truyền thống và hiện đại trong văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở Cần Thơ. Những ý nghĩa lịch sử mà luận án rút ra cũng như một số giải pháp có tính định hướng mà luận án đề xuất, có thể góp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc của vùng đồng bằng sông nước, văn minh miệt vườn ở Cần Thơ. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Văn hóa học. Xác nhận của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trịnh Doãn Chính Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2011 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Dựa
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cùng với sự hình thành và phát triển đất nước, là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta mà cội nguồn của sức mạnh đó là nền văn hoá Việt Nam với sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại. Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà chúng luôn có sự liên hệ, tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, tạo thành sự vận động, phát triển và làm thành diện mạo văn hóa của một dân tộc. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đã trở thành vấn đề hàng đầu ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, vốn mang trên mình sức nặng của truyền thống hình thành qua suốt chiều dài của lịch sử và lại đứng trước một sự nghiệp hiện đại hóa to lớn. Nếu không nhận dạng được sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc vì đó là bản sắc, là tâm hồn và trí tuệ, là đạo lý và nhân cách của con người Việt Nam, là nền tảng tinh thần cho công cuộc phục hưng dân tộc và cho sự phát triển bền vững của đất nước tiến lên văn minh, hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã xác định: “Phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [32, 212] và đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là “làm cho văn hóa thấm
  • 4. 2 sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân…” [32, 212-213]. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, kiên cường đấu tranh dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Văn hóa Việt Nam cũng là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh nhân loại để không ngừng phát triển. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, tính cách, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành những giá trị truyền thống bền vững và bản sắc riêng. Trên nền tảng ấy mà ngày nay chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mới ngang tầm thời đại. Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng hiện nay là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với các đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Nước ta là một quốc gia có nhiều dân tộc, việc nghiên cứu vấn đề kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc chẳng những có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa chung của đất nước mà còn có tác dụng phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong sự phát triển văn hóa. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hiện đứng trước tình hình, một mặt phải tiếp tục chống chủ nghĩa đế quốc với âm mưu “diễn biến hòa bình”, tấn công bằng sự xâm lăng văn hóa; mặt khác, phải bảo vệ nền văn hóa dân tộc, coi đó là một tiềm lực để đi lên hiện đại hóa. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ có ý nghĩa để cho dân tộc ta giữ được cội nguồn phát triển mà còn có ý nghĩa bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp vì sự phát triển của nhân loại. Cơ chế kinh tế thị trường đang phát huy tác động toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả mặt tích cực và tiêu cực, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kế thừa các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc để xây dựng nền văn hóa hiện nay.
  • 5. 3 Đối với Cần Thơ, trong những năm qua, nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền, đã nhận thức đúng đắn sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy văn hóa của Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung...; đã đưa những nội dung này vào nghị quyết các Đại hội, các hội nghị và chương trình hành động hàng năm của các cấp, giúp thành phố Cần Thơ thu được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu trong quá trình đổi mới nói chung và lĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội nói riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền văn hóa mới được tạo dựng, quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, xã hội, xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển mới. Môi trường văn hóa, xã hội có những thuận lợi cho việc phát huy nguồn nhân lực để xây dựng đất nước. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ ổn định, tạo điều kiện cơ bản cho phát triển thành phố. Kinh tế phát triển liên tục, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề giải quyết các vấn đề xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, còn không ít cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ vai trò của văn hóa, chưa thấy hết tầm quan trọng của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa. Từ đó dẫn đến sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng; những tiêu cực xã hội không những chưa được đẩy lùi mà còn có chiều hướng gia tăng; vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được phát huy đúng mức, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn chưa khai thác đúng mức. Ngày nay, cùng với cả nước Cần Thơ bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, nhưng cũng có nhiều thách thức gay gắt, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Với vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo,
  • 6. 4 dịch vụ, thương mại của vùng, cùng với tiềm năng vật chất phong phú, thiên nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực dồi dào, lao động cần cù sáng tạo, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, biết tận dụng khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, lại giàu truyền thống cách mạng trong kháng chiến giải phóng dân tộc, Cần Thơ sẽ thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Để “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước” theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò của văn hóa, tầm quan trọng của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và phát triển nền văn hóa Cần Thơ tiên tiến, mang đậm bản sắc của vùng đồng bằng sông nước, văn minh miệt vườn; bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực này là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của thành phố Cần Thơ. Từ những vấn đề vừa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ” làm luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về văn hóa nói chung cũng như vấn đề truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa đã được nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn trong và ngoài nước quan tâm.
  • 7. 5 Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Liên Xô trước đây đã có những công trình nghiên cứu lớn chuyên khảo về đề tài văn hóa của các nhà lý luận mácxít. Đáng kể là những công trình lý luận văn hóa như: “Tính kế thừa trong phát triển văn hóa” (1969) của Bale A.E, Mátxcơva; “Triết học văn hóa (1975) của Migôlatep A.A, Mátxcơva; “Cơ sở lý luận văn hóa Mác-Lênin” (1976) do Acnônđốp A.I chủ biên, Mátxcơva; “Một số vấn đề lý luận văn hóa” (1977) của Actanốpxki S.N, Lêningrát; “Những vấn đề triết học của văn hóa” (1984) của tập thể tác giả, Mátxcơva; “Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (1977) của Cairan V.I, Mátxcơva;… Các công trình này, chủ yếu đề ra những nguyên tắc xây dựng nền văn hóa chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có những luận điểm khoa học có thể kế thừa, nhưng cũng có những kết luận mà thực tiễn cuộc sống xã hội hiện đại đòi hỏi phải được nghiên cứu, thảo luận thêm. Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn của các nhà lý luận mácxít về văn hóa, ở phương Tây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa với khuynh hướng chung là khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của văn hóa truyền thống trong phát triển như: “Tạo dựng nền văn minh mới của làn sóng thứ ba” (1996) của Alvin Toffler và Heidi Toffler, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Sự va chạm của các nền văn minh” (2003) của Samuel Huntingtong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;… Ở các nước khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, từ khi tiến hành cải cách đến nay, đã có nhiều công trình lý luận khoa học nghiên cứu về vai trò của văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa như: “Cải cách thể chế văn hóa” (1996) do Khang Thức Chiêu chủ biên; “Thử bàn về qui luật đặc thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường” (1997) của Lưu Bôn; “Văn hóa trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Á” (2000) của Kyong-Dong Kim (Hàn Quốc)… Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các nhà lý luận mácxít ở Liên Xô trước đây cũng như ở Trung Quốc và các quốc gia khác đều đưa ra
  • 8. 6 những quan điểm cảnh báo sự suy thoái trong chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá của mỗi quốc gia, nếu việc đánh giá mọi sự hiện đại hóa theo tiêu chuẩn của phương Tây, bằng việc chối bỏ mọi truyền thống của dân tộc. Đây là những vấn đề đáng được chúng ta tham khảo, nghiên cứu và vận dụng trong đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ở Việt Nam, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được Đảng ta đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện khá đầy đủ trong các văn kiện của Đảng. Đồng thời, đã có những công trình được xuất bản thành sách hay đăng trên các tạp chí lý luận, các cuộc hội thảo khoa học bàn về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, trong đó phải kể đến những công trình như: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1993) của GS. Trần Văn Giàu, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam” (2000) của GS.Trần Văn Giàu, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; “Văn hóa - mục tiêu và động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; “Bản sắc văn hóa Việt Nam từ góc nhìn ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt” (2000) của GS. Đỗ Hữu Châu, Nxb. Khoa học Xã hội; “Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội” (2001) của Thạc sĩ Trịnh Đình Bảy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam” của GS.TS. Lê Văn Quán;… là những công trình nghiên cứu, chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa, làm cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định chiến lược nước ta nghiên cứu xây dựng đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, việc nghiên cứu vai trò của văn hóa, mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đối với sự phát triển cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều công trình có giá trị đã được công bố như: “Văn hóa và đổi mới” (1994) của Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới” (1996) do GS.TS. Hoàng Vinh chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Tư tưởng
  • 9. 7 Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam (1998) của nhiều tác giả, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Hiện đại hóa ở Việt Nam” (1997) của Nguyễn Thế Nghĩa, Nxb. Khoa học xã hội; “Văn hóa Việt Nam – truyền thống và hiện đại” (2000) do Viện Thông tin Khoa học xã hội tổng hợp và giới thiệu; “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” (2001) do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, TS. Phạm Văn Đức, TS. Hồ Sĩ Quý (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Giá trị truyền thống và những thách thức toàn cầu hóa” (2002) do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận” (2001) do GS.TSKH. Lê Ngọc Trà (Chủ biên), Nxb. Giáo dục;“Bản sắc văn hóa Việt Nam” (1998) của Phan Ngọc, Nxb. Văn hóa thông tin; “Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2006) của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; “Bản sắc dân tộc và hiện đại trong văn hóa” (2000) của GS.VS. Hoàng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (2006) của Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội; “Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam” (2000) của tập thể các nhà nghiên cứu văn hóa: Trần Đình Nghiêm, Trần Hoàn, Nguyễn Phúc Khánh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa và thời đại” (2009) của Nguyễn Chí Tình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;… Đây là những công trình của cá nhân, tập thể các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu xoay quanh vấn đề là làm thế nào để loại bỏ hay kế thừa những truyền thống văn hóa dân tộc, vừa giữ gìn được bản sắc, nhưng cũng vừa thể hiện tính hiện đại của nền văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong đó, có những tác phẩm đề cập đến khuynh hướng vận động của nền văn hóa Việt Nam và những giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa dân tộc trên một tầm cao mới. Gần đây, những kết quả nghiên cứu mới của một số công trình dựa trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII được công bố như: “Xây dựng và
  • 10. 8 phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thành tựu và kinh nghiệm” (2004) do TS. Đỗ Minh Thúy chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa và phát triển” (2005) của GS.TS. Đỗ Huy, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, nhằm đưa ra những định hướng xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói, trong nhiều năm qua, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu luận chứng và lý giải. Ở đầu thế kỷ 21 này, bối cảnh mới của sự phát triển đang đặt văn học nghệ thuật Việt Nam trước yêu cầu phải giải quyết một số vấn đề lý luận - thực tiễn mới. Hội thảo về tính dân tộc, tính hiện đại do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương mới tổ chức gần đây là một việc làm để đáp ứng yêu cầu đó. Ðề dẫn của Hội thảo với chủ đề “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện nay” được tổ chức vào hai ngày (04 và 05-8-2009), tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã viết: "Một cuộc xâm nhập sâu rộng về văn hóa từ nhiều nguồn đang diễn ra dưới rất nhiều màu sắc, thông qua hệ thống báo chí, dịch thuật, đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch, giao lưu, hội thảo. Một số nước có cả những trung tâm văn hóa tại Hà Nội, đỡ đầu, khuyến khích tập hợp khá đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ và công chúng văn nghệ. Các thế lực thù địch không che giấu tham vọng biến văn hóa thành "đội quân tiền trạm" hòng tác động, chuyển hóa tư tưởng, tình cảm, tâm lý, thói quen, lẽ sống và cách sống của một bộ phận công chúng. Trong các hướng triển khai, họ không quên chọn văn học - nghệ thuật làm mũi đột phá, vì đó là lĩnh vực nhạy cảm nhất mà lại có ảnh hưởng xã hội rộng lớn”. Những luận chứng và đề xuất khoa học về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam nói chung và sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những đóng góp quan trọng và rất cần thiết đối với nhận thức và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa dân tộc
  • 11. 9 trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở tầm vĩ mô và khu vực, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở một địa phương cụ thể. Ở Cần Thơ vấn đề văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa được đề cập trong các văn kiện của Đảng và trong một số công trình khoa học như: công trình nghiên cứu cấp Bộ của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh: “Văn hóa Cần Thơ - Thực trạng và vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam” (2001) do Thạc sĩ Thái Thị Thu Hương chủ nhiệm đề tài; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; “Chương trình xây dựng, phát triển văn hóa thông tin đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (2006) của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết tình hình, thực trạng phát triển văn hóa ở Cần Thơ các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. Những công trình nghiên cứu và những Nghị quyết, Chương trình, báo cáo này chỉ ra nhiều giải pháp có tính định hướng cho phát triển văn hóa và sự bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa ở Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài: “Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ” chỉ là một tiểu vùng của một tổng thể chung - vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống về tiến trình phát triển biện chứng của văn hóa ở Cần Thơ dưới ánh sáng lý luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận án cũng tiếp thu, hệ thống hóa quan điểm của các công trình khoa học, các tác phẩm đã xuất bản quanh chủ đề này và góp thêm một số suy nghĩ vào việc luận chứng trên bình diện triết học cho quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
  • 12. 10 bản sắc dân tộc nói chung; sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là từ sự trình bày, phân tích lý luận chung về văn hóa và những nội dung, đặc điểm của văn hóa ở Cần Thơ, luận án chỉ ra sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại và đề ra những giải pháp có tính định hướng trong sự phát triển văn hóa ở Cần Thơ. Để đạt được mục đích đó, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, trình bày, phân tích những vấn đề lý luận chung về văn hóa, sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa. - Thứ hai, trình bày, phân tích nội dung, đặc điểm của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ, đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa ở Cần Thơ trong sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lôgich và lịch sử, để nghiên cứu và trình bày luận án. Luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học văn hóa. 5. Cái mới của luận án - Cái mới thứ nhất là, trên cơ sở lý luận chung về văn hóa, luận án đã lý giải và phân tích rõ về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ. - Cái mới thứ hai là, từ sự phân tích thực trạng văn hóa Cần Thơ, luận án đề xuất một số giải pháp có tính định hướng góp phần vào phát
  • 13. 11 triển văn hóa Cần Thơ trên cơ sở sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần luận giải một cách hệ thống và khoa học về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở Cần Thơ. Trên cơ sở đó, luận án góp phần làm cho các cấp ủy đảng và chính quyền Cần Thơ nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về vai trò của văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ hiện nay. Về thực tiễn, một số giải pháp có tính định hướng mà luận án đề xuất, có thể góp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Cần Thơ; bảo đảm văn hóa thật sự là một động lực tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Triết học, Văn hóa học trong các trường đại học và cao đẳng. 7. Kết cấu cơ bản của luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu thành ba chương, sáu tiết.
  • 14. 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, SỰ THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.1.1. Các quan điểm khác nhau về văn hóa Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo nên, xuất hiện khá sớm trong xã hội loài người. Phản ánh những giá trị văn hóa ấy trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau. Ở Trung Quốc, từ “văn hóa” có nguồn gốc từ chữ Hán, quẻ Bí trong Chu Dịch nói: “Quan sát dáng vẻ con người để giáo hóa thiên hạ” (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ), nó đã đề cập đến hai từ tố “văn” và “hóa”. Trong đó, “văn” với ý nghĩa là văn vẻ, văn hoa, tốt đẹp; “hóa” là biến đổi, giáo hóa. Tổng hợp lại, văn hóa có ý nghĩa là làm biến đổi, giáo hóa con người theo hướng tốt đẹp. Khổng Dĩnh Đạt trong cuốn Chu Dịch chính nghĩa đã giải thích như sau: “Nói bậc thánh nhân quan sát dáng vẻ con người, tức cái mà Thi, Thư, Lễ, Nhạc nói đến, theo cách dạy đó để giáo hóa thiên hạ”. Lưu Hướng (khoảng năm 77 đến năm 6 TCN) đời Tây Hán là người sử dụng từ “văn hóa” sớm nhất trong thiên Chỉ Vũ sách Thuyết uyển viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới đến vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó với kẻ bất phục tùng; dùng văn hóa không thay đổi được thì mới chinh phạt”. Ở đây văn hóa dùng như một phương thức giáo hóa đối lập với chinh phạt; từ văn hóa gần nghĩa với giáo hóa. Chung quy, theo cách hiểu trước kia, văn hóa là văn trị giáo hóa, là giáo dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc. Trong Kinh Dịch người ta đã: (1) Ví văn hóa như ngón chân (bí kỳ chi), là cơ sở, là điều kiện để con người đứng thẳng một cách tự tin. Từ đó, đầu óc con người được giải phóng, mặc sức sáng tạo; bàn tay cũng được giải
  • 15. 13 phóng trở thành công cụ để tái tạo ra thiên nhiên thứ hai - chính là văn hóa vật thể. Đây là tiền đề lý luận để khẳng định rằng văn hóa là cơ sở, là nền tảng của đời sống tinh thần. (2) Dựa theo quẻ Bí (Bí vi văn), ví văn hóa như cái “râu”, râu chính là vật trang sức của con người. Văn hóa là sự biểu hiện của thái cực sinh lưỡng nghi và coi đây là hình thức phát triển văn hóa. (3) Quẻ Bí được biến từ quẻ Thái mà ra, quẻ Thái là cơ sở của sự phát triển và trong công thức âm-dương chuyển hóa thì dương làm văn cho âm, khi âm tới thì nó làm văn cho dương. Do sự phát triển không ngừng và sự đa dạng của đời sống xã hội, tất yếu làm cho nội dung của khái niệm văn hóa ngày càng phong phú, giúp cho các nhà khoa học tiếp cận khái niệm văn hóa ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Trung Quốc, từ văn hóa được dùng hiện nay đã kế thừa hàm nghĩa truyền thống nhưng lại cách tân theo hướng hiện đại. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì từ văn hóa hiện dùng là chuyển dịch qua tiếng Nhật từ thế kỷ XIX. Người Nhật dịch chữ Culture, đọc là Bunka, người Trung Quốc căn cứ theo cách hiểu truyền thống mà dịch là văn hóa. Ở phương Tây, quan điểm của nhiều nhà khoa học, nhà nhân loại học, dân tộc học thể hiện qua các công trình nghiên cứu phần lớn đều thống nhất nhau ở chỗ: từ văn hóa đều bắt nguồn từ tiếng La-tinh, Cultura bao hàm ý nghĩa trồng trọt, nuôi dưỡng, cư trú, luyện tập, lưu tâm… Từ đó mà có culture (tiếng Anh, tiếng Pháp), kultur (tiếng Đức), kultura (tiếng Nga). Trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga hiện nay, từ culture vẫn giữ lại một số hàm nghĩa ban đầu của tiếng La-tinh. Nhưng văn hóa là một thực thể năng động, luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại. Dần dần hàm nghĩa của nó được mở rộng và nó được chú ý như một đối tượng khoa học. Khái niệm văn hóa được sử dụng phổ biến vào thế kỷ thứ XVIII, hiểu như một thuật ngữ khoa học. Năm 1783, người ta chính thức đưa văn hóa vào tự điển ở Đức. Người đầu tiên sử dụng khái niệm văn hóa là Puphenđooc: văn hóa là toàn bộ những gì được đặt ra cho hoạt động xã hội, văn hóa là cái đối
  • 16. 14 lập với trạng thái tự nhiên. Nhà triết học Đức Hécđơ (1744-1803), cho rằng văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người. Lần thứ nhất, con người xuất hiện như một thực thể tự nhiên. Lần thứ hai, con người xuất hiện như một thực thể xã hội, là một nhân cách văn hóa theo nghĩa trọn vẹn nhất của từ này. Đến giữa thế kỷ XIX các ngành nhân loại học, dân tộc học phát triển mạnh ở châu Âu và trên cơ sở đó học thuyết văn hóa, khoa văn hóa học ra đời. Người đầu tiên đưa ra một định nghĩa về văn hóa như một đối tượng nghiên cứu khoa học là nhà nhân loại học nước Anh E.B.Taylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn đã xem “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội” [63, tr.7]. Sau B.Taylo, khái niệm văn hóa được rất nhiều người đề cập đến. Năm 1885, với công trình Khoa học chung về văn hóa (2 tập) của Klemn người Đức, trong đó ông trình bày sự phát sinh, phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hóa, thì văn hóa mới thực sự trở thành đối tượng của một khoa học riêng biệt. Còn thuật ngữ “Văn hóa học” (Kulturkunder tiếng Đức, Culturology tiếng Anh) thì sau công trình The Science of Culture của L.White xuất bản ở Mỹ năm 1949 mới trở thành phổ biến. Vào nửa đầu thế kỷ XX, các nhà văn hóa học người Mỹ đã có nhiều cống hiến trong việc mở rộng đối tượng và quy mô của văn hóa học. Năm 1952, người ta đưa ra công trình văn hóa: “Tổng thuật phê phán các quan niệm về định nghĩa” - đó là Krôbơ và Kluckhôn (người Mỹ) - phê phán tổng hợp 164 khái niệm văn hóa (157 định nghĩa ra đời từ năm 1920-1950, 7 định nghĩa ra đời năm 1971). Cũng cần chú ý các đóng góp của C.Lesvi-Strauss với cuốn Anthropologie Structural xuất bản năm 1958 tại Paris, trong đó ông vận dụng phương pháp cấu trúc trong ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu văn hóa. Sau đó, năm 1967 nhà văn hóa học người Pháp là Môlesơ đưa ra 250 định nghĩa về văn hóa. Ở Việt Nam, năm 1994, GS. Phan Ngọc có công trình: “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận
  • 17. 15 mới”, ông đưa ra tư liệu cho rằng một nhà dân tộc học người Mỹ đã thống kê được có gần 400 định nghĩa về văn hóa. Từ năm 1970 trở đi, cách hiểu phổ biến nhất về văn hóa là: văn hóa là bao gồm tất cả những gì làm cho một dân tộc này khác với một dân tộc kia như tín ngưỡng, lối sống, hoạt động sản xuất và hoạt động tinh thần. Trong Bách khoa toàn thư của Pháp, văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kinh tế, kể cả tổ chức con người. Đây chính là văn hóa vật chất, văn hóa vật chất bao gồm: công cụ, nhà ở, sản phẩm công nghiệp. Văn hóa dùng để điều tiết những quan hệ giữa con người với con người và xác định thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên. Vào năm 1982, trong Hội nghị thế giới về văn hóa, tại Mêhicô đã đưa ra tuyên bố Mêhicô về chính sách văn hóa, lấy thập kỷ 90 là thập kỷ phát triển văn hóa, đưa ra khái niệm về văn hóa theo nghĩa rộng: văn hóa là toàn bộ các thuộc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội, chứ không phải chỉ bao gồm có nghệ thuật. Văn hóa còn bao gồm lối sống, các quyền cơ bản của con người, các giá trị tín ngưỡng, truyền thống của các dân tộc. Sau đó tháng 4/1984, tại Thụy Điển, các nhà văn hóa nhắc lại định nghĩa văn hóa Mêhicô 1982 và giải thích thêm lý do có nhiều cách tiếp cận các quan niệm về văn hóa. Văn hóa, theo R.W. Brislin, là nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát triển con người và trở thành một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu xã hội cũng như tâm lý học phát triển. Văn hóa là những giá trị tinh thần và vật chất do con người tạo ra, là những gì mà con người bổ sung cho tự nhiên. Vì thế, nó là một phần của môi trường sinh thái và luôn có ảnh hưởng, tác động đến đạo đức và rộng hơn là nhân cách của cá nhân, đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
  • 18. 16 Tổng Giám đốc UNESCO Federco Mayor đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của đời sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc của riêng mình” [68, tr.5-6]. Nhiều thập kỷ qua, trong tình hình kinh tế, xã hội phát triển mạnh, đã xuất hiện những tác hại lớn do việc ít chú trọng xây dựng môi trường văn hóa; do đó, văn hóa được đặc biệt coi trọng. Sự thực thì chính văn hóa mới là yếu tố chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết sự phát triển của xã hội. Trước nguy cơ môi trường văn hóa bị phá hoại và trước thực tế thất bại của các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội mà không chú ý đến văn hóa, tháng 12 năm 1986, UNESCO (Tổ chức văn hóa giáo dục và khoa học Liên hiệp quốc) dưới sự bảo trợ của Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã quyết định phát động Thập kỷ phát triển văn hóa thế giới 1988 - 1997 với 4 mục tiêu: 1. Đảm bảo coi trọng đúng mức vai trò của văn hóa trong các kế hoạch, chính sách và dự án phát triển. 2. Khẳng định và đề cao bản sắc văn hóa các dân tộc, khuyến khích tài năng sáng tạo và cuộc sống có văn hóa. 3. Mở rộng việc huy động các nguồn lực và khả năng sáng tạo của cá nhân và cộng đồng tham gia vào đời sống văn hóa. 4. Đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa. Hưởng ứng Thập kỷ quốc tế văn hóa và phát triển do Liên hiệp quốc phát động, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia thập kỷ văn hóa và phát triển. Điều đó chứng tỏ một tầm nhìn văn hóa, thể hiện cụ thể qua việc gắn sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động đối với văn hóa: “Văn hóa là đổi mới; Đổi mới là văn hóa” [33, 42-48]. Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam đã đặc biệt chú ý đến văn hóa và sáng tạo văn hóa. Điều đó được thể hiện qua trống đồng Đông Sơn thời các vua Hùng
  • 19. 17 với chức năng đánh giặc và tế lễ, với những bức tranh chạm khắc gợi lên một cuộc sống đa dạng; thành Cổ Loa như một biểu tượng văn hóa… đã chứng tỏ một tâm thức văn hóa của nước Âu Lạc. Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, giá trị văn hóa Việt Nam biểu hiện cao nhất ở lòng yêu nước, ý chí độc lập tự chủ được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí. Cuối thời Bắc thuộc, sức quật cường của nền văn hóa Âu Lạc đã thôi thúc hàng loạt cuộc nổi dậy quyết liệt của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh…dẫn đến việc thành lập nước Đại Cồ Việt. Trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta đã tiếp thu có chọn lọc kho tàng văn hóa đồ sộ và phát triển đến trình độ cao của người Hán để tiếp biến thành di sản văn hóa của chúng ta, trong đó có hai hiện tượng nổi bật nhất là Nho giáo Việt Nam và chữ Nôm. Cuối thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược gần một thế kỷ, nhưng văn hóa Việt Nam chẳng những không bị đồng hóa mà còn thu nhận và tiếp biến những tinh hoa văn hóa Tây Âu để làm giàu thêm hành trang văn hóa của mình. Đến thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta vừa liên tục kháng chiến chống ngoại xâm, vừa chống đói nghèo, dốt nát và lạc hậu, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến mang đậm màu sắc dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã tố cáo sự áp bức văn hóa bên cạnh sự đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp. Sau ngày độc lập, trong bộn bề công việc khẩn cấp, Bác Hồ không quên công việc “chống giặc dốt” song song với “chống giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Chính từ tầm nhìn văn hóa ấy, năm 1943 Đảng Cộng sản Đông Dương đã cho ra đời Đề cương văn hóa phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, đã kịch liệt lên án các thứ văn hóa “nhắm mắt theo Tàu”, “nhắm mắt theo Tây”, “lăm le theo Nhật”, xa rời truyền thống dân tộc, xa rời cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Người đề ra ba nguyên tắc lớn cho cuộc vận động Tân văn hóa đó là: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Đây là một đóng góp quan trọng, là một cái mốc lịch sử đánh dấu
  • 20. 18 sự nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa cũng như thuộc tính và chức năng của văn hóa trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới. Mặc dù Đề cương văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, song ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa - văn hóa học cũng chỉ mới hình thành ở Việt Nam chưa bao lâu. Ngay định nghĩa “văn hóa là gì?” cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Sau khi Đề cương văn hóa ra đời, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đi sâu nghiên cứu những vấn đề về bản chất của văn hóa và đưa ra nhận định: nếu coi văn hóa là đối tượng khoa học, nghĩa là đối tượng để phân tích, lý giải, thì phải có một định nghĩa xác định rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm, cũng đề cập được các thuộc tính và chức năng của đối tượng. Từ đó, có thể hiểu định nghĩa văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con người trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Định nghĩa này không đồng nhất văn hóa với hình thái ý thức xã hội, mặc dù hình thái ý thức xã hội (chính trị, triết học, văn học, nghệ thuật…) là một thành tố của văn hóa. Văn hóa không chỉ bao gồm giá trị văn hóa tinh thần mà còn bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất (văn vật, cảnh quan, kiến trúc…). Văn hóa là sự thống nhất hữu cơ giữa giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần. Giá trị văn hóa vật chất là sự tổng hợp những tư liệu sản xuất và những giá trị vật chất khác, tùy theo từng trình độ phát triển của xã hội. Khái niệm giá trị văn hóa tinh thần bao gồm những thành tựu của xã hội trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, văn chương, lối sống, tập tục, tín ngưỡng và những quyền cơ bản của con người, trong tổ chức đời sống và phương thức hoạt động của nhà nước và xã hội, trong phong tục và pháp luật của từng thời kỳ lịch sử. Văn hóa tinh thần phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, nội dung và tính chất của nó do chế độ kinh tế, xã hội quyết định. Trong xã hội có giai cấp, văn hóa mang tính chất giai cấp, do đó giai cấp tiến bộ là người đại diện cho văn hóa tiên tiến, là văn hóa vì con người. Cùng với sự ra đời và hình
  • 21. 19 thành các dân tộc, văn hóa phát triển dưới các hình thức dân tộc. Nội dung của văn hóa cũng rất phong phú, nhưng chung quy có thể xác định trong bốn mặt: các thành tựu thuộc văn hóa vật chất, các thành tựu của văn hóa nhận thức (nhân sinh quan, thế giới quan, triết học, mỹ học, văn học, nghệ thuật…), các thành tựu của văn hóa ứng xử (bao gồm các thang giá trị trong cách ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với con người, với gia đình, với xã hội…), các thành tựu của văn hóa tổ chức đời sống (bao gồm các thang giá trị trong cách tổ chức đời sống gia đình, cộng đồng, xã hội…). Nội dung đó đã xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm văn hóa. Không thể coi văn hóa là tất cả, văn hóa là những thành tựu được thăng hoa thành vẻ đẹp (chữ văn có nghĩa gốc là vẻ đẹp), cũng không thể hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp, ví dụ nâng cao trình độ văn hóa, thường chỉ dùng để chỉ học vấn, kiến thức; ngành văn hóa thường chỉ quản lý các thư viện, bảo tàng. Định nghĩa văn hóa vừa nêu trên đã bao hàm bốn thuộc tính và đi liền với nó là bốn chức năng cơ bản của văn hóa. Đó là: tính hệ thống với chức năng tổ chức xã hội; tính giá trị với chức năng điều tiết xã hội; tính lịch sử với chức năng giáo dục và tính nhân bản với chức năng giao tiếp [75, 14-15]. Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Hệ thống, được hiểu là một tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau, tương tác tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau. Ba nội dung cơ bản của văn hóa là văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử (với tự nhiên và xã hội), văn hóa tổ chức đời sống (gia đình, xã hội) kết hợp trong một hệ thống hữu cơ. Trong đó, văn hóa nhận thức có vai trò chi phối, chế ước tất cả. Chính nhờ tính hệ thống mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Văn hóa làm tăng thêm sự cố kết cộng đồng, tạo nên sự ổn định xã hội, cung cấp cách ứng xử thích hợp đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Tính giá trị là thuộc tính thứ hai của văn hóa. Văn hóa không chỉ bao gồm các giá trị đẹp hình thức. Nó còn là thước đo mức độ nhân bản của một con người, một xã hội. Nó cho phép phân biệt văn hóa với phi văn hóa, phản
  • 22. 20 văn hóa. Theo nghĩa đó, có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ thường dành riêng cho các sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật với ba tiêu chuẩn cơ bản: Chân (đúng, thật), thiện (tốt, lành), mỹ (đẹp, hay). Theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời (và lỗi thời). Theo không gian có thể chia thành giá trị cục bộ (một vùng) và giá trị phổ biến. Căn cứ vào các thang giá trị mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc, điều chỉnh để duy trì sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện. Đó chính là chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa. Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội hiện nay, UNESCO đã cảnh tỉnh các nhà hoạch định “văn hóa giữ vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của phát triển”. Tính lịch sử, đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa. Một nền văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử. Nó tạo nên truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là sự tiếp nối không đứt đoạn của phép nước lệ làng, của các tín điều luân lý, của phong tục tập quán, của các chuẩn mực giá trị… Nhưng văn hóa vốn là một thực thể năng động, luôn luôn nằm trong trạng thái giao lưu. Nó không hề đóng cửa từ chối những cái mới đến từ bên ngoài. Có điều quá trình tiếp nhận những nhân tố ngoại lai thường là quá trình tiếp biến chứ không hề là tiếp thu thụ động. Truyền thống văn hóa luôn luôn thực hiện chức năng giáo dục của mình đối với con người. Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành, con người nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa. Tư tưởng chiến lược “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh [51, 310] không chỉ đề cập đến vị trí quan trọng của giáo dục theo nghĩa hẹp (sự dạy dỗ trong nhà trường) mà còn ý thức đầy đủ đến chức năng và tác dụng của văn hóa trong việc hình thành nhân cách con người. Tính nhân bản là thuộc tính thứ tư của văn hóa. Văn hóa là thành quả sáng tạo của con người. Thuộc tính này cho phép phân biệt văn hóa với những
  • 23. 21 giá trị tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của con người (một đất nước có thể giàu khoáng sản, dầu mỏ, nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn giàu có về văn hóa). Thuộc tính này xác định thang giá trị của nền văn hóa, bởi vì xét cho cùng, văn hóa do con người sáng tạo ra và nhằm phục vụ lợi ích của con người. Các nền văn hóa tuy có những nét độc đáo mang sắc thái dân tộc riêng nhưng vẫn có chung một đặc điểm là vì con người, vì cuộc sống con người. Nhờ đặc điểm chung đó mà văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp của nó giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc kia. Cho dù văn tự, ngôn ngữ khác nhau, nhưng loài người vẫn cảm thông được với nhau. Đó chính là nhờ văn hóa. Nếu ngôn ngữ là công cụ giao tiếp thì văn hóa chính là nội dung của giao tiếp. Trên đây là bốn thuộc tính gắn liền với bốn chức năng cơ bản của văn hóa. Những thuộc tính của văn hóa giúp chúng ta phân biệt văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật. Văn minh (civilization) là trình độ đạt được trong phát triển văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của loài người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Chẳng hạn: văn minh cổ đại, tiêu biểu là sự phát triển rực rỡ của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Hi Lạp, La Mã… cổ đại; văn minh hiện đại, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp của chủ nghĩa tư bản. Văn minh hiện đại còn được chia ra: văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp và văn minh tin học (còn gọi là nền văn minh thứ ba) - gắn liền với cuộc cách mạng trong kỹ thuật điện tử và tin học hiện nay mà loài người đang đặt những bước chân đầu tiên vào nhưỡng cửa của nó. Theo nghĩa thông thường, văn minh đối lập với những gì lạc hậu, dã man, phản tiến bộ, phi nhân tính. Trong sự phân kỳ xã hội loài người, người ta chia ra ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh. Như vậy, văn minh còn là một giai đoạn trong sự phát triển nhân loại. Khi trong xã hội xuất hiện nhà nước thì loài người chuyển từ giai đoạn dã man sang văn minh [78, 821]. Văn hóa giàu tính nhân bản, hướng tới những giá trị muôn thuở, trong khi văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi. Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử, trong
  • 24. 22 khi văn hóa được xác định bởi bề dày và chiều sâu thì văn minh chỉ là mặt cắt đồng đại; một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một truyền thống văn hóa lâu đời, ngược lại một quốc gia văn minh có thể nghèo nàn về văn hóa. Còn văn hiến và văn vật là những khái niệm có từ chữ Hán nhưng cách dùng trong tiếng Việt thì đã được Việt hóa. Trong tiếng Hán, văn hiến chỉ có nghĩa là sách vở, điển tích và chuyện về các bậc hiền minh. Trong tiếng Việt, văn hiến là truyền thống văn hóa tốt đẹp và lâu đời (đất nước ngàn năm văn hiến), nguyên nghĩa là văn chương, sách vở hay, bảo tồn truyền thống văn hóa lâu đời [78, 798]. Văn vật trong tiếng Hán chỉ điển chương, lễ nhạc (sản phẩm cụ thể của văn hóa). Trong tiếng Việt văn vật là một bộ phận của văn hóa. Văn là vẻ đẹp, vật là các sản phẩm do con người sáng tạo ra có giá trị nghệ thuật và sức sống lâu dài. Văn vật được biểu hiện dưới dạng vật thể như các công trình kiến trúc, di tích, hiện vật quý hiếm có giá trị nghệ thuật và hàm lượng văn hóa cao [78, 826]. Chung quy, văn minh, văn hiến, văn vật là những khái niệm phái sinh của văn hóa, cũng có thể hiểu là khái niệm bộ phận của văn hóa, bởi vì văn hóa bao giờ cũng được dùng với một hàm nghĩa bao quát hơn. 1.1.2. Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về văn hóa Khi xây dựng nên những quan điểm và nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đi đến kết luận rằng: sản xuất vật chất là cơ sở, là nền tảng, là cái quyết định sự vận động và phát triển xã hội. Rằng, xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa của mọi sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống xã hội là những nhân tố thuộc về đời sống vật chất, thuộc về nền sản xuất xã hội. Và khi thừa nhận vai trò quyết định của đời sống vật chất xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gián tiếp thừa nhận vai trò quyết định của văn hóa (văn hóa vật chất) đối với sự phát triển xã hội. Bởi lẽ, trong quan niệm của các ông, văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người,
  • 25. 23 C.Mác xem văn hóa là “thiên nhiên thứ hai” - thiên nhiên được con người cải tiến, được nhân hóa, mang ý nghĩa và nội dung con người. Thật vậy, cách đây hơn 150 năm, trong Bản thảo Kinh tế - Triết học năm 1884, C.Mác đã viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải tạo giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật có tính loài, có ý thức, nghĩa là sinh vật đối xử với loài như với bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân mình như với một sinh vật có tính loài… Cho nên chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần đầu tiên thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính loài. Sự sản xuất đó là đời sống có tính loài tích cực của con người. Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó” [12, 136 - 137). Với tư cách là “Tác phẩm của con người”, là “thực tại” - “giới tự nhiên thứ hai” của con người, văn hóa đã được C.Mác đồng nhất với phương thức hoạt động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo, hoạt động sản xuất vật chất của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên xung quanh mình, cải tạo hiện thực khách quan, và “xây dựng” hiện thực khách quan (“thực tại”) cho mình, “tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” - “giới tự nhiên thứ hai”, giới tự nhiên cho mình “theo quy luật của cái đẹp” [12, 137]. Từ quan điểm về văn hóa như trên, C.Mác coi văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại cũng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới. Rằng văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý thức một cách rõ ràng về đời sống xã hội của họ, về hoạt động lao động sáng tạo, hoạt động sản xuất vật chất để cải tạo và biến đổi tự nhiên vì sự tồn tại và phát triển của chính họ, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của họ. Nói cách khác, trong quan điểm của C.Mác, văn hóa là cái phản ánh việc con người tự ý thức về vai trò độc lập của mình, về khả năng và năng lực sáng tạo của mình trong việc cải tạo và biến đổi tự nhiên.
  • 26. 24 Về chủ thể của văn hóa, C.Mác cho rằng: chủ thể của văn hóa là con người, văn hóa là văn hóa của con người, do con người tạo ra cho chính mình và con người sử dụng cái do chính mình tạo ra là văn hóa để phát triển năng lực bản chất của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên. Bằng hoạt động lao động sản xuất của mình, con người không chỉ cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, mà còn cải tạo chính bản thân mình. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình, con người ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn sức mạnh sản xuất xã hội của lao động con người và họ cũng ngày càng ý thức một cách đầy đủ hơn khả năng, năng lực sáng tạo mang bản chất người - tái sản xuất ra giới tự nhiên, “xây dựng” giới tự nhiên cho chính con người “theo quy luật của cái đẹp”. Bằng cách đó, bằng hoạt động lao động sáng tạo đó và chính sự tồn tại của mình trong thế giới hiện thực, con người đã tự xác định cho mình ranh giới phân biệt phương thức hoạt động sống của họ với phương thức hoạt động sinh tồn của loài vật. Và ranh giới đó chính là văn hóa. Theo quan điểm của C.Mác, văn hóa là cái thể hiện sự giải phóng của con người, sự tự giải phóng của con người khỏi những ràng buộc và sự thống trị với một sức mạnh bí ẩn của thế giới tự nhiên và thế giới “Thần thánh” mà con người tưởng tượng ra do sự bất lực của mình trước giới tự nhiên đầy bí ẩn. Văn hóa là cái ghi nhận lĩnh vực hiện thực được quy định không phải bởi tính thiết yếu tự nhiên và sự tiền định của Thượng đế hay một đấng sáng tạo nào đó, mà bởi hoạt động lao động sáng tạo của con người với tư cách một thực thể độc lập, có ý thức, có năng lực tư duy và khả năng, năng lực lao động sáng tạo. Do vậy, khi nói tới văn hóa không phải là nói tới cái thế giới sự vật và các tư tưởng tự nó, mà là nói tới con người đã tạo ra nó. Song, sự phát triển của con người lại chính là kết quả của quá trình hoạt động có ý thức, lao động sáng tạo của bản thân con người, và do vậy mà nói tới văn hóa là nói tới hoạt động có ý thức, lao động sáng tạo của con người và kết quả của hoạt động lao động đó. Cũng do vậy, qua hình thức văn hóa của vật thể, chúng ta có thể phán xét về con người đã tạo ra những vật thể văn hóa đó, về những đặc trưng, tính chất
  • 27. 25 của thời đại đã sản sinh ra chúng về trình độ phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của con người trong một thời đại lịch sử nào đó. Quan điểm của C.Mác còn cho thấy, văn hóa là cái thể hiện sức mạnh xã hội của hoạt động lao động sản xuất của con người. Và hoạt động lao động sản xuất của con người - cái thể hiện năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra toàn bộ sự phong phú, đa dạng cho tồn tại đích thực của con người, hình thành mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xung quanh và quan hệ của con người với con người trong cộng đồng xã hội - chính là cội nguồn của văn hóa. Song, nội dung của văn hóa không chỉ thể hiện ra ở đó, ở hoạt động lao động sản xuất của con người, mà còn thể hiện ra ở sự phát triển của bản thân con người trong toàn bộ tính đa dạng và toàn diện của sự tồn tại xã hội của con người, ở sự phát triển và hoàn thiện của con người cả về thể xác lẫn tâm hồn, cả về đạo đức lẫn năng lực trí tuệ của con người. Theo đó, văn hóa với tư cách phương thức hoạt động sống đặc thù của con người cần phải được hiểu là hoạt động đó không phải chỉ là hoạt động sản xuất nhằm tạo ra những vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người, mà còn là hoạt động tinh thần, hoạt động giáo dục và khai sáng theo nghĩa rộng nhất của từ này để tạo nên những sản phẩm tinh thần cho con người, cho thế giới con người, làm nên nền tảng tinh thần của xã hội - cái ghi nhận tầm cao và chiều sâu phát triển của một cộng đồng xã hội, tạo ra hệ các giá trị nhân đạo, nhân văn cho một cộng đồng xã hội và là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với tự nhiên. Khi coi văn hóa là phương thức hoạt động tinh thần của con người, C.Mác coi văn hóa là lĩnh vực hoạt động tích cực của con người nhằm sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách một thực thể xã hội. Đó là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống những giá trị mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Với những hệ thống những giá trị định hướng này, mỗi nền văn hóa trở thành một hệ thống những biểu tượng bao hàm trong đó
  • 28. 26 các khuôn mẫu ứng xử xã hội của con người. Đó còn là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống những thể chế mà qua đó, những giá trị định hướng được giữ gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã hội, trở thành tài sản của mỗi người, của tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội ấy và làm nên truyền thống văn hóa cho một cộng đồng xã hội. Khái quát lại, trong quan điểm của C.Mác, hai phương thức hoạt động sống mang tính nền tảng của con người, làm cho con người trở thành một thực thể sinh học - xã hội, đưa con người “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, đó là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh thần tồn tại không tách rời nhau mà thống nhất với nhau, tạo thành hoạt động sản xuất xã hội - vật chất và tinh thần - sản xuất và tái sản xuất ra con người trong hệ thống các quan hệ xã hội. Trong hoạt động sản xuất vật chất, con người gián tiếp tạo ra chính mình với tư cách một thực thể sinh học, và đến lượt mình, thực thể sinh học ấy phát triển và hoàn thiện các khả năng và sức mạnh thân xác của nó. Trong hoạt động tinh thần, con người gián tiếp tạo ra mình với tư cách một thực thể xã hội, và đến lượt mình, thực thể xã hội ấy phát triển và hoàn thiện ý thức con người, sức mạnh trí tuệ, sức mạnh xã hội của nó. Bằng hoạt động sản xuất xã hội ấy - hoạt động nền tảng của con người, con người tạo ra nền văn hóa của mình, sống trong nền văn hóa đó và làm cho nền văn hóa ấy ngày một phát triển, ngày một hoàn thiện vì cuộc sống ngày càng cao đẹp của mình, vì một xã hội nhân đạo, nhân văn, công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, thông qua kết quả của hoạt động nền tảng đó của mình, con người phán xét toàn bộ lịch sử sinh thành và phát triển của nhân loại, thẩm định hệ thống những giá trị con người, những giá trị định hướng cho hoạt động con người, xác định cả nội hàm lẫn ngoại diên của hệ thống những giá trị ấy và thể hiện chúng qua nền văn hóa của mình. Và theo đó, kết quả hoạt động của con người trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, v.v… cũng được phản ánh trong nền văn hóa nhân loại và trở thành những yếu tố cấu thành nền văn hóa ấy khi chúng mang ý nghĩa và nội dung con người.
  • 29. 27 Trên tinh thần khoa học và nhân văn ấy, để tìm hiểu cội nguồn của văn hóa, theo Ăngghen phải đặt nó trong quá trình hình thành loài người. Toàn bộ ý kiến của Ph.Ăngghen về nguồn gốc loài người được trình bày trong bài Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, là một phần trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên. Tư tưởng chủ đạo trong bài viết của ông là “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Nhưng lao động ở đây không chỉ là lao động chân tay thuần túy mà chủ yếu là lao động sáng tạo. Ph.Ăngghen so sánh phương thức kiếm sống của loài vượn với lao động của xã hội loài người: “Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đàn vượn bên cạnh đã hạn định cho chúng” [13, 647]. Nói cách khác, loài vượn không biết tự tạo ra thức ăn cho mình mà chỉ ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên. Ph.Ăngghen gọi phương thức kiếm ăn của loài vượn là “kinh tế cướp đoạt”. Ông nhận định, “Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa phải là lao động, đúng theo ý nghĩa của nó. Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ” [13, 648]. Như vậy, chính lao động sáng tạo mới là động lực chính tác động vào quá trình chuyển biến từ vượn thành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa, hay có thể nói, lao động sáng tạo là bản chất của văn hóa. Trong quá trình hoạt động cách mạng và xây dựng học thuyết khoa học của mình, trong khi nhấn mạnh vai trò nguồn gốc, động lực, yếu tố quyết định của kinh tế đối với sự phát triển xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn chú ý đến vai trò quan trọng của yếu tố tinh thần, của văn hóa tinh thần đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa vật chất. Theo quan điểm của các ông, văn hóa không chỉ tác động đến tiến trình lịch sử, mà còn “quyết định hình thức” của tiến trình ấy; đồng thời, văn hóa còn định hướng và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của con người. Với ý nghĩa đó, văn hóa góp phần tạo nên nền tảng của sự phát triển xã hội. Trong các tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen không dành riêng một tác phẩm để trình bày hệ thống các quan điểm của mình về văn hóa,
  • 30. 28 nhưng toàn bộ tư tưởng của các ông về vấn đề này được thể hiện rất sâu sắc thông qua hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về con người và xã hội. Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về văn hóa và vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng xã hội mới, từ thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin đã tiếp tục bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, hình thành nên hệ thống lý luận về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi “Chính sách Cộng sản thời chiến” được thay bằng “Chính sách kinh tế mới” (NEP) và trong bối cảnh “buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”, V.I.Lênin đã chỉ rõ : “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ : Trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền v.v… Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hòa bình tổ chức “văn hóa”.” [41, 428]. Vì vậy, tiến hành công tác văn hóa phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu, là một cuộc cách mạng thật sự trên quy mô toàn xã hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Rõ ràng là, theo V.I.Lênin, ngay sau khi giành được chính quyền, cùng với công cuộc xây dựng nền kinh tế mới, Đảng và Nhà nước của giai cấp vô sản phải bắt tay ngay vào sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới bằng cách: chủ động, tích cực tiến hành công việc giáo dục, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa, văn minh cho quần chúng lao động; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại. V.I.Lênin cho rằng, văn hóa là lĩnh vực mang tính khoa học và sáng tạo. Để có thể xây dựng được nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, trước hết cần phải kế thừa tất cả giá trị văn hóa được loài người làm ra trong lịch sử. Ở đây, việc thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa hoàn toàn không đồng nhất với việc xóa bỏ những giá trị văn hóa được con người tạo ra trong chế độ ấy. Chính vì vậy, Người luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên và toàn bộ giai cấp
  • 31. 29 vô sản “thấu hiểu” những điều ấy, phải tự mình biết “thu lượm” những giá trị văn hóa trong quá khứ và biến nó thành nguồn năng lượng mới để xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Ý thức rõ về thực trạng của nước Nga khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn là một nước tiểu nông, với nạn mù chữ phổ biến, với “tình trạng thiếu văn hóa…”, V.I.Lênin luôn coi trọng những thành quả văn hóa, văn minh nhân loại, nhất là những thành quả do chủ nghĩa tư bản đã tạo ra và ông luôn trăn trở với nhiệm vụ : “Làm thế nào kết hợp được cách mạng vô sản thắng lợi với văn hóa tư sản, với khoa học và kỹ thuật tư sản…” [42, 72]. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng, quan điểm của V.I.Lênin về văn hóa và con đường, phương pháp xây dựng nền văn hóa mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản và nhân dân Xô viết đã xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa hùng cường và một nền văn hóa, văn minh hàng đầu thế giới. Như vậy, với tư cách là nhà lý luận và nhà hoạt động cách mạng, ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I. Lênin đã đưa ra và thực hiện một kiểu mẫu về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và phương pháp xây dựng nó. Đó là nền văn hóa hiện đại, trong đó bao gồm những nhân tố cơ bản: 1Tính đảng vô sản gắn liền với tính khoa học và sáng tạo; 2- Tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc yêu cầu phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa những giá trị văn hóa được nhân loại sáng tạo ra trong lịch sử; 3- Tính hiện đại của nền văn hóa đòi hỏi phải tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Khái quát lại, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất văn hóa là sáng tạo, là sự kết tinh năng lực bản chất con người. Văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất con người gắn với những hoạt động sống của họ, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Những nội dung đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hiểu theo gốc độ này thì chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội mang những đặc trưng của văn hóa, C.Mác khái quát mỗi bước con người tiến đến văn hóa là mỗi
  • 32. 30 bước con người tiến đến tự do. Đến V.I.Lênin, tư tưởng đó đã được diễn đạt cụ thể hơn khi ông đưa ra luận điểm về văn hóa xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao động xây dựng “Văn hóa vô sản = chủ nghĩa cộng sản”. Như vậy, xét trên phương diện chung nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm bản chất văn hóa xã hội chủ nghĩa chính là chủ nghĩa cộng sản, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa gắn liền với xây dựng xã hội cộng sản. Còn về phương diện lịch sử, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ra đời là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đã hình thành. V.I.Lênin đã nói rằng: Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người tích lũy được dưới ách thống trị của xã hôi tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu. 1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa Ngay sau khi nước ta độc lập, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định, để “biến một xã hội dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao”, chúng ta phải phát triển đồng thời cả kinh tế và văn hóa, lấy phát triển văn hóa làm cơ sở để phát triển kinh tế. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa là hoạt động sáng tạo và toàn bộ sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của nhân loại, ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [45, 431]. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa là lối sống, là “phương thức” sống của nhân loại được biểu hiện ở mỗi cộng đồng nhằm “thích ứng” với “yêu cầu đời
  • 33. 31 sống”, yêu cầu sinh tồn của con người. Nhân dân là chủ thể sáng tạo văn hóa hay nói cách khác, văn hóa là kết quả sáng tạo của nhân dân. “Dứt khoát quần chúng là người sáng tạo văn hóa”, “quần chúng là người sáng tạo, công nông là người sáng tạo”. Văn hóa là lĩnh vực của các giá trị nhân văn, là trình độ phát triển nhân tính ở con người. Cho nên nói đến văn hóa là nói đến việc nâng cao năng lực nhân tính của các cá nhân và cộng đồng. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh phù hợp với quan niệm của thời đại ngày nay. Hội nghị quốc tế Mêhicô do UNESCO tổ chức từ ngày 26 tháng 7 đến 06 tháng 8 năm 1982, có trên 100 nước tham dự, với trên 1.000 đại biểu đã chấp nhận một quan niệm về văn hóa sau đây: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một số xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Chính văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình” [63, tr. 12-13]. Văn hóa là một bộ phận hợp thành của xã hội, một trong bốn thành tố quan trọng, gắn chặt với đời sống xã hội: công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cũng phải chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Trước đây, trong công cuộc đấu tranh của dân tộc, bảo vệ độc lập tự do, Hồ Chí Minh coi “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, bên cạnh các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, cũng trên tinh thần coi văn hóa là một bộ phận của xã hội, Người nêu khẩu hiệu: “văn hóa hóa kháng chiến”, “kháng chiến hóa văn hóa”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất xã
  • 34. 32 hội của văn hóa khi gắn văn hóa với con người, với đời sống xã hội của con người. Văn hóa là hoạt động sáng tạo các giá trị giúp con người vươn lên “thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Văn hóa chính là “mục đích cuộc sống” mà ngày nay chúng ta quan niệm là “mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Kế thừa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, đặc biệt là quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác và tư tưởng của V.I.Lênin về văn hóa và con đường, phương pháp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ năm 1943 trong “Đề cương văn hóa” Đảng ta đã khẳng định: Nền văn hóa nước ta mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng - đó là nền văn hóa vừa kế thừa, phát huy bản sắc dân tộc vừa làm giàu cho mình bằng những tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [29, 110-111]. Vì vậy, chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực để “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh làm cho sự phát triển xã hội” [29, 112]. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hóa ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, chẳng những không bị đồng hóa, mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc, lấy sức ta mà giải phóng cho ta” [31, 6]. Và: “Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và
  • 35. 33 cách mạng” [31, 20]. Không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tính cách lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp suy nghĩ, lẽ sống của con người. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu về văn hóa của Đảng được thông qua tại các Đại hội trước, đặc biệt là trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương (khoá IX), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã xác định: “Phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [32, 212] và “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân…” [32, 212-213]. Đối với nước ta, văn hóa là mục tiêu, đồng thời là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Văn hóa là hệ thống những chuẩn mực giá trị tinh thần của dân tộc, thể hiện dưới những sắc thái muôn hình muôn vẻ trên tất cả các lĩnh vực đời sống và hoạt động xã hội. Những giá trị chuẩn mực đó được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh: (1) Lao động và sản xuất, ăn, ở, mặc, giao tiếp, hoạt động giới tính; (2) Hệ thống các nhận thức, quan điểm và thể chế chính trị lưu hành trong một chế độ và làm nền tảng chính trị cho chế độ đó; (3) Các tri thức đại cương và chuyên ngành về tự nhiên và về xã hội con người tức học vấn; (4) Các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật; (5) Khoa học kỹ thuật và công nghệ; (6) Nhu cầu và các hoạt động của thế giới tâm linh như tín ngưỡng, tôn giáo, đức tin; (7) Đạo đức và nhân phẩm.
  • 36. 34 Từ những nội dung đã được trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo nghĩa thông dụng, văn hóa được dùng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt, văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển xã hội ở một giai đoạn nào đó. Ví dụ: trong khai quật, có văn hóa Đông Sơn, Gò Mun, Đồng Động, văn hóa thời đồ sắt, đồ đồng. Theo nghĩa rộng hơn, văn hóa bao gồm tất cả từ những sản phẩm tinh thần cho đến sản phẩm vật chất do sự sáng tạo của con người làm nên như: tín ngưỡng, phong tục, lối sống, cách thức lao động, ...Với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng này, trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cần lưu ý rằng, để định nghĩa một khái niệm nào đó, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt, tiêu biểu, “cần” và “đủ”. Cần tức là những cái gì mà thiếu nó thì người ta không thể hiểu được. Ví dụ, nhận xét về một con người, phải xét quan hệ trong gia đình và quan hệ ngoài xã hội. Đủ là những tiêu chuẩn, những chuẩn mực để đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay một con người. Ví dụ, đánh giá một con người, theo quan niệm xưa “cái răng, cái tóc là góc con người”, hoặc là qua cách ăn mặc… Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, có thể đưa ra khái niệm văn hóa, theo quan điểm của tác giả: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được con người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng được nhu cầu của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Về vị trí, vai trò của văn hóa cũng được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa bàn luận, cơ bản đã thống nhất nhau ở những điểm: Văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần, cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự