SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu và rộng hậu WTO, lại bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành Ngân hàng Việt Nam đang phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang là vấn đề sống còn trong tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính nói chung và các
ngân hàng nói riêng.
Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng
trung – dài hạn nói riêng là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu,
quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, do những yếu
tố khách quan lẫn chủ quan, hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
nước ta hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những rủi ro đó khi phát sinh sẽ
không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng mà còn ảnh
hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì vậy
nâng cao chất lượng tín dụng là mối quan tâm của không chỉ các nhà lãnh đạo
ngân hàng mà còn là của các nhà quản lý kinh tế.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lý Nhân
tỉnh Hà Nam là một đơn vị hoạt động kinh doanh về nội tệ và ngoại tệ, phần lớn
các khoản vay trung và dài hạn ở đây là cho vay nội tệ. Do vậy trước sự biến
động của nền kinh tế nước ta, ngân hàng nông nghiệp huyện Lý Nhân tỉnh Hà
Nam cũng đã gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc và những rủi ro vốn
có trong hoạt động cho vay của mình. Nhận thức được những rủi ro trong hoạt
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
1
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
động tín dụng trung – dài hạn cũng như sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng
tín dụng, với những kiến thức đã được trang bị trong trường cùng những kinh
nghiệm thực tiễn khi thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng nói chung, tín dụng trung dài
hạn nói riêng.
- Phân tích thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Lý Nhân từ đó đánh giá những kết quả được, tìm ra những mặt còn tồn tại
và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Trên cơ sở những tồn tại, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
đồng thời sử dụng các bảng, biểu để minh họa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng tín dụng trung – dài hạn.
Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Lý
Nhân trong giai đoạn 2007 – 2009.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
2
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề chung về tín dụng và tín dụng trung – dài hạn
Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi
nhánh NHNo & PTNT Lý Nhân
Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại
chi nhánh NHNo & PTNT Lý Nhân
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
3
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG
TRUNG – DÀI HẠN
1.1. Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Ngân hàng bắt nguồn từ việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những
người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm
giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn
thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho
những người cần tiền. Là trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi
trong xã hội và dùng chính tiền đó cho cá nhân và tổ chức vay lại. Tín dụng là
một trong những hoạt động của ngân hàng, hoạt động này mang lại lợi nhuận lớn
cho ngân hàng.
Thuật ngữ “ tín dụng” ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền tệ. Tín dụng
xuất phát từ chữ la tinh là CREDO ( tin tưởng, tín nhiệm ). Trong thực tế tín dụng
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau :
Trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang
chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ
từ người cho vay sang người đi vay.
Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở hoàn trả giữa hai chủ thể. Ví dụ, trong hoạt động thương mại một công ty
bán hàng trả chậm cho một công ty khác, như vậy người bán đã chuyển giao hàng
hóa cho bên mua và theo thỏa thuận, sau một thời gian nhất định bên mua phải
trả tiền co bên bán. Hoặc giao dịch giữa ngân hàng với các định chế tài chính
khác, với doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay và cũng sau
một thời gian nhất định người đi vay phải thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
4
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp
cho khách hàng.
Với chức năng cơ bản của một ngân hàng, tín dụng là một giao dịch về tài
sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài
chính ) và bên đi vay ( cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác ) trong đó bên
cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và
lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng
Quan hệ tín dụng tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, nhưng dù vận
động ở phương thức nào tín dụng đều mang những đặc trưng sau :
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay ( bằng tiền ) và cho thuê ( bất động sản và động sản ). Khi xã hội phát
triển thì hình thức cho thuê cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả người cho vay phải nhận được tài sản sau
một thời gian nhất định từ người đi vay.
Giá trị mà người cho vay nhận được phải lớn hơn giá trị ban đầu mà họ cho
vay. Chênh lệch này chính là giá trị nhận được do việc chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở hoàn trả vô
điều kiện hay quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay. Cơ sở tin tưởng này có thể là do uy tín của người đi vay, do giá trị
tài sản thế chấp hoặc do sự bảo lãnh của người thứ ba.
1.1.3. Vai trò của tín dụng
a. Đối với nền kinh tế
Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho
các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Từ nguồn
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
5
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
vốn đó, các chủ thể mở rộng hoạt động kinh doanh, đưa tiền vào nền kinh tế đẩy
mạnh sản xuất và tiêu dùng – hai mắt xích quan trọng của quá trình tái sản xuất
và như thế tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy sản xuất phát triển.
Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mãn nhu cầu
đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn
vốn cho các chủ thể kinh doanh.
Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động
cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, khi nó
không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này
giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng
lực sản xuất của xã hội.
Khi nền kinh tế có những thay đổi, thông qua việc điều chỉnh các điều kiện tín
dụng, nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động
của nguồn vốn tín dụng nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về
quy mô lẫn kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín
dụng sẽ tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác.
b. Đối với các tổ chức tín dụng
Ngày nay, mặc dù các ngân hàng đã mở rộng các hoạt động như tư vấn, bảo
lãnh…nhưng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động
của ngân hàng và là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng đó. Bản thân
ngân hàng sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
tiền gửi. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng.
1.1.4. Phân loại tín dụng
a. Phân loại theo mục đích vay vốn
Theo căn cứ này thì tín dụng được chia ra các loại sau :
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
6
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Cho vay bất động sản : Là loại cho vay liên quan tới việc mua sắm và xây
dựng bất động sản như nhà ở, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ. Đối với loại hình cho vay này bằng chính tài sản thực : đất đai,
nhà cửa và các công trình khác.
- Cho vay công nghiệp và thương mại : Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và
dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp : Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón,thuốc trừ sâu,giống vật nuôi cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên
liệu.
- Cho vay các định chế tài chính : Là việc cấp tín dụng cho các ngân hàng,
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và
- Cho vay cá nhân : Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân
như nhà ở, ô tô và các vật dụng thiết yếu khác.
- Cho thuê : Bao gồm cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê
bao gồm bất động sản và động sản mà chủ yếu là máy móc, thiết bị. Đây là
nghiệp vụ mà ngân hàng đảm nhận việc thanh toán tiền mua máy móc, thiết bị và
giữ quyền sở hữu máy móc thiết bị đó còn người đi thuê được quyền lựa chọn
thiết bị phù hợp với nhu cầu kinh doanh và lắp đặt tại nơi tiến hành hoạt động
kinh doanh của mình trong suốt thời gian thuê. Kết thúc hợp đồng thuê, ngân
hàng sẽ nhận được tiền từ người đi thuê, bên đi thuê có thể mua lại tài sản đó
theo giá bán được định trước khi ký kết hợp đồng thuê.
b. Phân loại theo mục đích tín nhiệm
Cho vay có bảo đảm : Là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm như thế chấp
hoặc cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Đối với khách hàng không có uy
tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Sự bảo
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
7
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu thứ 2, bổ sung cho
nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
Cho vay không có bảo đảm : Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Việc cho vay này dựa trên uy tín của khách
hàng. Với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính
mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cho vay mà không cần nguồn thu
nợ bổ sung.
c. Phân loại theo xuất xứ tín dụng
Cho vay trực tiếp : Đây là việc ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có
nhu cầu đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp : Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Loại
cho vay này gồm có chiết khấu thương phiếu, mua các phiếu bán hàng và nghiệp
vụ bao thanh toán.
d. Phân loại theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay có thời hạn : Là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể
theo hợp đồng. Loại cho vay này gồm các loại sau :
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ là loại cho vay thanh toán một lần theo
thời hạn đã thỏa thuận.
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể ( cho vay trả góp ) là loại cho vay mà
khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
+ Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể, việc trả nợ
phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. Với loại cho vay này khách
hàng có thể trả nợ trước hạn nhưng ngân hàng được quyền thu lãi toàn bộ kỳ hạn
trả nợ theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
8
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Cho vay không có thời hạn cụ thể : Ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi
vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý,
thời gian này có thể thỏa thuận trong hợp đồng.
e. Phân loại theo thời hạn cho vay
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thơi gian
liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lời của tín dụng cũng như khả năng
hoàn trả của khách hàng, theo cách phân loại này tín dụng được chia thành 3 loại:
- Cho vay ngắn hạn : Là loại cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, được
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn : Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố
định. Trước đây, thời hạn mà NHNN Việt Nam đưa ra đối với tín dụng trung hạn
là từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên hiện nay để đáp ứng yêu cầu vay của doanh
nghiệp,NHNN Việt Nam quy định thời hạn của tín dụng trung hạn là từ 1 đến 5
năm. Việc nâng thời hạn tín dụng lên 5 năm đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của
doanh nghiệp vì đối với 1 số tài sản cố định có thời hạn sử dụng tương đối dài
nên cần phải có thời gian đủ lớn, doanh nghiệp mới có thể hoàn trả gốc và lãi cho
ngân hàng và sẽ giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ quá hạn.
- Cho vay dài hạn : Là loại tín dụng mà thời hạn của nó dài hơn đối với tín
dụng trung hạn. Loại tín dụng này cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như
xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng
các xí nghiệp, nhà máy lớn, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
1.2 Tín dụng trung – dài hạn
1.2.1 Khái niệm tín dụng trung – dài hạn
Tín dụng trung – dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm, nhưng
không dài hơn thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hình thành từ vốn vay.
Việc phân chia cụ thể tín dụng trung – dài hạn tùy thuộc vào quy định của mỗi
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
9
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
quốc gia. Theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam các khoản tín dụng có
thời gian từ trên 1 đến 5 năm gọi là tín dụng trung hạn. Đối tượng tín dụng trung,
dài hạn rất đa dạng, phong phú. Ngân hàng có thể cho vay nhiều đối tượng khác
nhau mà pháp luật không cấm.
Trong tín dụng trung dài hạn là các công trình, hạng mục dự án đầu tư, mua
sắm tài sản cố định, nâng cấp hạ tầng cơ sở của các đơn vị kinh tế, nhà nước hay
cá nhân có luận chứng kinh tế tốt, xác thực có tính khả thi cao, những khoản cho
vay dài hạn thường đươch thực hiện cho vay với khách hàng là doanh nghiệp nhà
nước để đầu tư những dự án lớn, công trình trọng điểm quốc gia, những dự án
quy mô lớn như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, công trình giao thông, cơ sở hạ
tầng hay lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Các khoản tín dụng dài hạn thường
áp dụng phương pháp giải ngân và trả nợ nhiều lần.
1.2.2 Các đặc trưng của tín dụng trung – dài hạn
a. Mục đích và đối tượng cho vay
Khác hẳn với loại hình tín dụng ngắn hạn chủ yếu dùng để bổ xung vốn lưu
động cho các doanh nghiệp, tín dụng trung dài hạn được dùng để tài trợ cho nhu
cầu tài sản cố đính, tài sản lưu động thường xuyên và các dự án có thời gian
tương đối dài. Mục đích của cho vay trung dài hạn là các chi phí cấu thành trong
tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm giá trị vật tư, máy móc thiết bị, công
nghệ, chi phí nhân công…Tuy nhiên, ngân hàng thương mại sẽ không cho vay
toàn bộ các chi phí mà khách hàng sẽ phải bỏ ra chỉ cho vay theo một tỷ lệ nhất
định , thường là 70% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng.
b. Thời hạn cho vay
Được tính bắt đầu từ khi khách hàng nhận được vốn vay cho đến khi khách
hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.Tín dụng trung, dài
hạn do mục đích của người đi vay chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định hoặc các
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
10
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
dự án có thời gian thu hồi vốn chậm.Trên thực tế,thời hạn cho vay của các khoản
vay trung dài hạn thường có hai trường hợp:
- Khoản vay phát huy ngay hiệu quả sau khi số tiền vay được sử dụng, thời
hạn cho vay chính là thời gian thu hồi
- Khoản vay phải trải qua một thời gian mới phát huy được hiệu quả, khách
hàng mới có khả năng trả nợ.Đối với trường hợp này thời hạn cho vay phải bao
gồm thời gian trả nợ và khoảng thời gian phát huy hiệu quả của đồng vốn
Thời hạn cho vay phải dựa trên thỏa thuận giữa người đi vay và ngân hàng. Thỏa
thuận này thông thường được căn cứ vào thời gian khấu hao của dự án vì đây là
nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng. Do đó, tùy vào thời gian khấu hao mà các
khoản vay có thề kéo dài từ trên 12 tháng đến 60 tháng ( tín dụng trung hạn )
hoặc trên 60 tháng ( tín dụng dài hạn )
Tùy thuộc vào loại khách hàng và thời hạn cho vay mà kì hạn trả nợ cũng khác
nhau, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại kì hạn trả nợ:
- Kì hạn trả nợ đều nhau theo tháng , quý hoặc năm
- Kì hạn trả nợ có tính thời vụ
- Kì hạn trả nợ chỉ có 1 lần vào lúc kết thúc thời hạn cho vay
c. Nguồn vốn sử dụng để cho vay
NHTM luôn luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của
mình, đây là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng, ảnh hưởng không chỉ tới hoạt
động kinh doanh của ngân hàng mà còn là uy tín , hình ảnh của ngân hàng. Do
đó, việc cho vay phải dựa trên nền tảng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.
Vì một trong những đặc trưng của tín dụng trung dài hạn là thời hạn cho vay
tương đối dài nên nguồn vốn NHTM cho khách hàng vay cũng phải ổn định và
có thời hạn tương ứng. Các nguồn vốn này thường là :
- Vốn tự có: là nguồn vốn của ngân hàng
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
11
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Nguồn vốn huy động TDH : nguồn vốn này có thề được hình thành theo
hình thức tiền gửi trung dài hạn hoặc phát hành trái phiếu dài hạn. Nguồn vốn
này đang ngày càng bị hạn chế do ngân hàng thương mại khó huy động các
khoản tiền gửi dài hạn trong dân, người dân thường không thích gửi các khoản
tiền trong thời hạn dài mà chỉ gửi các thời hạn ngắn trong khi chờ đợi các cơ hội
đầu tư khác hấp dẫn hơn
- Vốn đi vay trung dài hạn : NHTM có thể tìm nguồn vốn TDH bằng cách
vay NHNN hoặc vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên việc vay NHNN thường phụ
thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kì. Vay nợ nước ngoài
thường chỉ áp dụng cho các dự án lớn , hiểu quả kinh tế cao bởi nguồn vay nợ
nước ngoài thường lớn, lãi suất chấp nhận được nhưng các NHTM cần phải tính
đến yếu tố rủi do không thanh toán được nợ hoặc rủi do tỷ giá
- NHTM cũng có thể sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay
TDH nhưng chỉ theo một tỷ lệ nhất định vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến
khả năng thanh khoản của NHTM. Do đó , NHNN đã ban hành quyết định
457/2005/QĐ – NHNN,theo đó NHTM chỉ được phép sử dụng 40% nguồn vốn
ngắn hạn để cho vay TDH ( đối với các TCTD thì tỷ lệ này là 30%)
- Vốn nhận ủy thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình chuyển dịch
cơ cấu đầu tư của nhà nước , tổ chức kinh tê tài chính tín dụng, xã hội trong và
ngoài nước. Nguồn vốn này có đặc điểm và tình ổn định không cao, các dự án
đầu tư thường chỉ định trước các NHTM chỉ là trung gian đóng vai trò quản lý,
giải ngân và thu hồi vốn đầu tư, họ không có quyền lựa chọn dự án đầu tư.
d. Lãi suất cho vay
Lãi suất phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:
- Mức lãi suất chung trên thị trường : Các NHTM luôn phải căn cứ vào mức
lái suất chung để quyết định lãi suất cho vay.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
12
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Số tiền vay : Số tiền khách hàng vay càng lớn thì lãi suất lại thường thấp hơn
do các chi phí dàn xếp thẩm định và quản lý các khoản vay có quy mô lớn, rẻ
hơn các khoản vay có quy mô nhỏ tính trên giá trị khoản vay. Thêm vào đó, các
khoản vay có quy mô lớn thường dành cho các khách hàng lớn, có tình hình kinh
doanh tốt, mức độ rủi ro tín dụng thấp.
- Thời hạn vay : Nếu thời hạn vay kéo dài sẽ làm nảy sinh nhiều rủi ro và phát
sinh nhiều chi phí nên các khoản vay có thời gian càng dài thì lái suất cho vay sẽ
cao hơn.
- Mức độ rủi ro của khách hàng : Theo đánh giá của NHTM, các khách hàng
nào có mức độ rủi ro cao sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn các khách hàng có
mức độ rủi ro thấp.
- Lãi suất cho vay TDH có thể là lãi suất cố định, áp dụng luôn cho cả thời
hạn vay, cũng có thể là lãi suất thả nổi, được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất
định trong suốt thời hạn vay.Khi áp dụng cho vay theo lãi suất thả nổi, NHTM sẽ
kèm theo các điều khoản về lãi suất sàn và lãi suất trần để hạn chế tính biến động,
giảm bớt rủi ro cho cả người đi vay và người cho vay.
e. Rủi ro và tài sản đảm bảo
Hoạt động cho vay của NHTM luôn chịu tác động của nhiều yếu tố. Do thời
hạn dài nên NHTM không thể dự đoán chính xác tác động của các nhân tố đến
hoạt động tín dụng trung – dài hạn. Vì vậy rủi ro trong hoạt động này cũng cao
hơn so với cho vay ngắn hạn , thời hạn cho vay càng dài thì mức độ rủi ro càng
lớn.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình , NHTM thường đòi
hỏi khách hàng phải có hình thức bảo đảm, có thể là tài sản hoặc là sự bảo lãnh
của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm sẽ giúp trong quá trình sử dụng vốn , đối với hầu
hết các khoản vay trung – dài hạn thì đây là một điều kiện rất quan trọng để
khách hàng có thể vay được vốn . Tuy nhiên, hình thưc đảm bảo không phải là
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
13
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
yếu tố quyết định để NHTM ra quyết định cho vay, nó chỉ là cứu cánh cho
NHTM không nên quá chú trọng vào vấn đề này mà cần xem xét hiệu quả kinh tế
mà khoản vay có thể đem lại cho khách hàng.
1.2.3. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn
a. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với các doanh nghiệp
Các khách hàng có nhu cầu vay trung – dài hạn thường là các doanh nghiệp,
mà đối với các doanh nghiệp thì vốn bao giờ cũng là 1 nhu cầu cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để nâng cao năng suất lao động,
giảm thiểu chi phí, giảm giá thành để đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường, với mục tiêu là thắng trong cạnh tranh thu được lợi nhuận cao. Về dài
hạn, các doanh nghiệp luôn cần 1 lượng vốn lớn để mở rộng sản xuất, xây dựng
nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới công nghê… Các
doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đó bằng nhiều
hình thức như :
- Dùng nguồn vốn tự có
- Phát hành cổ phiếu, trái phiếu
- Đi vay các NHTM
Đối với biện pháp tài trợ bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp : Biện pháp
này rất hạn chế, vì không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ vốn để thực
hiện các hoạt động này.
Đối với biện pháp phát hành cổ phiếu trái phiếu : Đây là biện pháp được sử
dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên sử dụng biện pháp này các
doanh nghiệp phải cân nhắc liệu các cổ phiếu, trái phiếu này có được nhà đầu tư
chấp nhận hay không, nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như : uy tín của doanh
nghiệp, sự phát triển của thị trường chứng khoán, tâm lý của nhà đầu tư… Mặt
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
14
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
khác, cũng có các doanh nghiệp không muốn phát hành cổ phiếu để tránh trường
hợp phải phân chia quyền kiểm soát cho các cổ đông mới.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư thì lớn trong khi đó
vốn tích lũy của các doanh nghiệp còn quá ít, tâm lý đầu tư trực tiếp của công
chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế, thị trường chứng khoán chưa phát
triển, cho nên các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn
tự có của mình và phần còn lại phải dựa vào sự tài trợ của hệ thống NHTM. Có
thể nói tín dụng TDH thực sự trở thành một công cụ tài trợ hữu hiệu đáp ứng các
nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp.
b. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với các NHTM
Hiện nay, các NHTM đã phát triển rất nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ
nhưng cho vay luôn là hoạt động chủ yếu của các NHTM, chiếm tỷ trọng cao
nhất trong thu nhập của ngân hàng. Trong đó hoạt động tín dụng TDH luôn
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của NHTM. Có thể nói, tín
dụng TDH có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Điều này được thể hiện ở chỗ :
- Khi cho vay, quy mô khoản vay càng lớn thời hạn cho vay càng dài thì tiền
lãi vay càng lớn. Do đó các khoản vay TDH luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao,
tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, NHTM phải luôn chú
trọng nâng cao chất lượng tín dụng TDH vì đây là một hoạt động mang lại thu
nhập lớn đồng thời rủi ro cũng rất cao.
-Việc mở rộng tín dụng TDH tạo điều kiện phát triển uy tín cho ngân hàng
khẳng định khả năng tài chính, tiềm lực về vốn của NHTM, củng cố thương hiệu
và nâng cao tính cạnh tranh của NHTM.
- Thông qua hoạt động tín dụng TDH, ngân hàng có thể mở rộng đối tượng
khách hàng, khai thác được các khách hàng tiềm năng, mở rộng phát triển các
dịch vụ khác cho doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng có thể tạo dựng được quan hệ
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
15
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp đã vay vốn và điều này sẽ thúc đẩy tín dụng
ngắn hạn phát triển.
Vì những lý do kể trên có thể thấy tín dụng TDH luôn đem lại hiệu quả kinh
tế cao đối với hoạt động của ngân hàng. Do vậy,tín dụng TDH cần phải được
NHTM quan tâm, chú trọng phát triển, việc mở rộng và nâng cao chất lượng của
hoạt động này.
c. Đối với nền kinh tế
Nền kinh tế nào cũng cần có những khoản vốn TDH dù là nền kinh tế của
các nước đang phát triển hay là nền kinh tế của các nước phát triển. Các nước có
nền kinh tế phát triển thì cần đầu tư TDH để nâng cao, phát triển kinh tế theo
chiều sâu. Các nước có nền kinh tế đang phát triển thì cần phải đầu tư phát triển
kinh tế theo chiều rộng. Do đó, có thể thấy rõ đối với nền kinh tế của 1 nước
đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động tín dụng TDH có những đóng góp to
lớn đối với nền kinh tế.
- Tín dụng TDH góp phần quan trọng vào sự mở rộng và phát triển của các
doanh nghiệp mà sự phát triển của các doanh nghiệp góp phần tạo nên sú phát
triển của cả nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp mới được thành lập hoặc mở rộng
quy mô thì nền kinh tế sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đời sống người lao động
sẽ từng bước được cải thiện. Thêm vào đó sự phát triển sản xuất sẽ nâng cao chất
lượng mẫu mã sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy thương mại trong
nước cũng như thương mại quốc tế phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao
nguồn thu cho ngân sách và nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần cải thiện
cán cân thương mại và thanh toán quốc tế.
- Thông qua huy động và cho vay có định hướng, hoạt động tín dụng TDH
góp phần to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vì tín dụng TDH là 1
công cụ quan trọng mà thông qua nó các NHTM sẽ tiến hành tài trợ cho các
ngành kinh tế kém phát triển và giúp phát triển các nền kinh tế mũi nhọn, trọng
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
16
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
điểm. Các khoản tín dụng này sẽ tạo điều kiện xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý,
khai thác triệt để các nguồn lực để tập trung phát triển nền kinh tế theo hướng có
lợi. Thông qua đó, cơ cấu kinh tế sẽ được chuyển dịch theo hướng hợp lý, đẩy
mạnh tốc đọ phát triển của nền kinh tế góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH –
HĐH đất nước mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Như vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng TDH có vai trò quan trọng đối với
không chỉ hai bên ngân hàng và doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế. Với
những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, tín dụng TDH cần phải được quan tâm và
phát triển một cách hợp lý.
d. Đối với quan hệ kinh tế đối ngoại
Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn
liền với thị trường thế giới. Các hoạt động tín dụng tín dụng trung – dài hạn đã
trở thành nhịp cầu nối liền quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau bằng các
hình thức kinh doanh cho vay quốc tế như : Các hình thức giữa các chính phủ,
giữa các cá nhân với chính phủ, giữa cá nhân với cá nhân, các hình thức tài trợ,
cho vay không hoàn lại của chính phủ cấc nước.
1.2.4. Các loại tín dụng trung – dài hạn
- Cho vay theo dự án đầu tư
Đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dự án sau khi đã xem xét khẳng
định tính hiệu quả, tính khả thi của dự án đó. Do vậy, công việc của ngân hàng
không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn khẳng định lại các vấn đề : Chi phí sản
xuất, giá thành thị trường tiêu thụ, quy trình công nghệ. Bởi vì việc quyết định
cấp một khoản tín dụng sẽ ràng buộc ngân hàng với người vay một khoảng thời
gian dài tùy theo từng dự án cho nên cần phải nghiên cứu một cách nghiên cứu và
xem xét kĩ các rủi ro xảy ra. Hình thức cho vay theo dự án gồm :
+ Tín dụng hợp vốn ( cho vay đồng tài trợ )
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
17
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Cho vay đồng tài trợ là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng cho
một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các bên tài trợ để
thực hiện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
Quan hệ tín dụng dưới hình thức đồng tài trợ gồm hai bên tham gia : Bên
đồng tài trợ và bên nhận tài trợ.
Bên đồng tài trợ : Tối thiểu phải có từ hai ngân hàng thành viên trở lên, mỗi
ngân hàng thành viên là một tổ chức tín dụng hoặc nhiều khi cũng có thể là một
chi nhánh của một tổ chưc tín dụng được ủy quyền. Các ngân hàng thành viên sẽ
bàn bạc cùng nhau chọn ra một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Nhìn chung mọi
quan hệ về tín dụng giữa bên đồng tài trợ và bên nhận tài trợ đều được thông qua
tổ chức tín dụng làm đầu mối.
Bên nhận tài trợ : thường là một pháp nhân hoặc cá nhân có nhu cầu vay vốn
đàu tư cho dự án.
+ Tín dụng trực tiếp
Đây là hình thức tín dụng trung – dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị
trường. Ngân hàng tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm đối với từng
dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ. Thực tế cho thấy việc
lựa chọn dự án tốt là yếu tố quyết định nhất của hình thức tín dụng này.
+ Tín dụng tuần hoàn
Tín dụng tuần hoàn được coi là tín dụng trung – dài hạn khi thời hạn của hợp
đồng kéo dài từ một đến vài năm và người vay rút tiền ra kh cần và được trả nợ
khi có nguồn, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.
Trong các doanh nghiệp cổ phần khi có nhu cầu về vốn trung – dài hạn, doanh
nghiệp có thể gia tăng việc phát hành cổ phiếu nhưng cũng có thể vay ngân hàng
dưới hình thức tín dụng tuần hoàn, sau đó sử dụng phần lợi nhuận tính trả cho cổ
đông đẻ trả nợ, đồng thời tăng vốn góp của cổ đông lên. Thực chất đây là một
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
18
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
hình thức cải biến cơ cấu tàu chính của doanh nghiệp, chuyển nợ vay ngân hàng
thành vốn trung – dài hạn.
Doanh nghiệp vay vốn cũng có thể yêu cầu ngân hàng chuyển tín dụng tuần
hoàn thành tín dụng trung – dài hạn và thậm chí có thể ra hạn kéo dài nhiều năm
với điều kiện có tài khoản đảm bảo cho khoản vay một cách chắc chắn. Việc
chuyển đổi này thường được diễn ra vào cuối giai đoạn của hợp đồng và điều đó
còn phụ thuộc vào mức độ hợp đồng và tình hình tài chính của khách hàng vay
vốn.
- Tín dụng thuê mua
Tín dụng thuê mua là một kiểu cho thuê tài sản để sử dụng. Tài sản cho thuê
gồm động sản và bất động sản như nhà cửa, máy móc, thiết bị văn phòng.
Đối với người cho thuê ( ngân hàng ) : đa dạng hóa việc sử dụng vốn, mở
rộng khách hàng , tăng thêm sản phẩm ngân hàng , giảm mức độ rủi ro so với cấp
tín dụng hoặc bảo lãnh. Vì trong thời gian cho thuê , ngân hàng vẫn có khả năng
nhanh chóng lấy lại thiết bị nếu người đi thuê không tuân thủ theo hợp đồng thuê.
Tín dụng thuê mua bảo đảm sử dụng đúng đắn số vốn tài trợ , tỷ lệ sử dụng vốn
cao .
Đối với người đi thuê : Người đi thuê không phải bỏ ngay một số tiền để mua
sắm thiết bị nhưng vẫn có thiết bị sử dụng , có thể tiếp cận được công nghệ tiên
tiến đồng thời hạn chế được sự nỗi thời nhanh chóng của thiết bị. Mô hình tín
dụng thuê mua có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước, tạo điều kiện
giúp đỡ những doanh nghiệp không đủ vốn nhưng vẫn có thể thuê được máy móc
, thiết bị hiện đại , thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh , tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm.
1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn
1.3.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
19
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Chất lượng sản phẩm,dịch vụ là một phạm trù rất quan trọng và phức tạp,phản
ánh tổng hợp các nội dung kỷ thuật ,kinh tế xă hội .Do tính phức tạp của nó nên
hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.Mổi khái
niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu,nhiêm vụ
nhất định trong thực tế. Đứng trên các góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm
về chất lượng ,xuất phát từ người sản xuất ,người tiêu dùng, từ sản phảm hay đòi
hỏi của thị trường.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù
hợp của mộtt sản phảm với một tập hợp các yêu cầu và tiêu chuẩn,quy cách đã
được xây dựng trước.
Trong nền kinh tế thị trường,người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau
về chât lượng sản phẩm nhưng khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt
chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu cạnh tranh, giá cả…Theo
hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chât lượng là năng lực của sản phẩm hoặc một dịch
vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của người sử dụng,còn theo Philip Croby- một
chuyên gia hàng đầu của Mỹ về quản lý chất lượng thì: “Chất lượng là sự phù
hợp với yêu cầu” Theo ông, yêu cầu ở đây là yêu cầu của người tiêu dùng và
người sản xuất.Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( ISO ) trong bộ tiêu
chuẩn ISO đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu
những đặc trưng của mình thể hiện được sư thõa mãn nhu cầu trong những biểu
hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phảm mà người tiêu
dùng mong muốn”.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là vấn đề vô cùng phong phú, phức tạp do tính
đa dạng của hoạt động kinh doanh ngân hàng.Về cơ bản,một sản phẩm do một
tổ chức cung cấp phải có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách
hàng .Sản phẩm ngân hàng mang nhiều đặc điểm khác với các sản phẩm của các
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
20
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
ngành công nghiệp.Tính vô hình ,tính không thể tách biệt,tính không ổn định và
khó xác định nên việc xác định chất lương tín dụng là rất khó.Trên cơ sở các
quan niệm chất lượng trên ta có thể hiểu chất lượng TDNH như sau: “Chất lượng
tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng
trong quan hệ tín dụng,đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn,tăng lợi nhuận
của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển KT-XH.
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu,vừa mang tính định tính,vừa mang tính
định lượng. Chất lượng tín dụng được hiểu là sư hiệu quả của việc sử dụng khoản
vốn vay mà ngân hàng thương mại đã cấp cho khách hàng. Một khoản tín dụng
được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích cho cả khách hàng ,ngân
hàng và nền kinh tế . Nếu chỉ đem lại lợi ích cho một bên ngân hàng thì khoản tín
dụng đó không thể coi là tín dụng có chất lượng. Bởi vì khi NHTM cho vay thì
ngoài việc xem xét khả năng hoàn trả của khách hàng còn cần phải tính đến xem
liệu khoản vốn mình cấp cho khách hàng có mang lại hiệu quả kinh tế cho khách
hàng .Như vậy,một khoản tín dụng có chất lượng phải là khoản tín dụng đem lại
phải đáp ứng lợi ích cho cả 3 bên:
+ Đối với ngân hàng thương mại : Chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được
đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích phù hợp với chính sách tín dụng của
ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
với chi phí nghiệp vụ thấp ,tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển của
ngân hàng.
+ Đối với khách hàng : Chất lượng tín dụng là khoản tin dụng đáp ứng được
các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất về lãi suất, kỳ hạn, hình thức giải
ngân va thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng , thủ tục
đơn giản thuận tiện, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng nhiệt tình, chuyên
nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
21
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
+ Đối vối nền kinh tế : Khoản tín dụng có chất lượng là khoản tín dụng góp
phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ cho hoạt đọng kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp
góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, khai
thác khả năng tiềm tàng của đất nước.
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung –dài
hạn
Tín dụng từ xưa đến nay vẫn là hoạt đọng chủ yếu của các NHTM. Mang
lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng.Trong đó hoat động tín dụng
trung –dài hạn luôn đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của các
NHTM. Việc mở rộng tín dụng TDH là một việc làm cần thiết để gia tăng thu
nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng và đáp ứng ngày càn tốt
hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, các khoản cho vay trung –
dài hạn có qui mô lớn, thời hạn cho vay dài thường chứa đựng nhiều rủi ro.
Do đó, việc nâng cao chất lượng các khoản tín dụng luôn là mối quan tâm của
các ngân hàng thương mại.
Chất lượng tín dụng trung –dài hạn được nâng cao cũng sẽ giúp cho ngân
hàng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình. Khi đó, NHTM sẽ có thể
giảm được các chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các thiệt hại do không thu
hồi được vốn cho vay. Từ đó đảm bảo được khả năng thanh toán và lợi nhuận của
ngân hàng. Ngoài ra ,khả nă cấp tín dụng sẽ gia tăng và thu hút được nhiều khách
hàng, NHTM có thể cung cấp nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ khác cho khách
hàng. Ngân hàng sẽ ngay càng nâng cao được hình ảnh và uy tín của mình,tạo thế
mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh.
Đảm bảo chất lượng tín dụng TDH sẽ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đất
nước. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo thì nguồn vốn cho vay sẽ tăng, sẽ
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
22
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
có ngay càng nhiều khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn tham gia đầu tư
phát triển sản xuất, từ đó đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
Với những ưu điểm trên, việc cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng
trung dài hạn là cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng, đem lại thu
nhâp về nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Vì thế, chất lượng tín dụng cần phải được
chú ý nâng cao.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung-dài hạn.
Chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn
nói riêng của mõi ngân hàng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau
mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định .
a. Đánh giá chất lượng tín dụng trung- dài hạn cua ngân hàng từ phía người
đi vay (khách hàng ).
* Chi phí vốn vay (lãi suất tiền vay).
Chi phí hay giá của sản phẩm, dịch vụ là tiêu chí dược khách hàng quan tâm
hàng đầu khi tiếp cân với bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào .Đối với dịch vụ
ngân hàng ,giá cả ở đây chính là lãi suất cho vay và các loại chi phí (nếu có )
của khoản vay.
Xét trên một ngân hàng cụ thể thi giá (lãi suất) của các khoản vay khác nhau,
nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro tiềm ẩn (theo cách đánh giá của ngân hàng) của
mõi khoản vay. Đối với cho vay trung dài hạn ,do thời gian dài giá trị khoản vay
thường lớn nên ngan hàng luôn thẩm định, đánh giá mức độ rủi ro rất kỹ
lưỡng,thông thường lãi suất cho vay sẽ tương ứng với mức độ rủi ro của khoản
vay trên nguyên tắc : rủi ro cao thì lãi suất cao và ngược lại ,rủi ro thấp thì lãi
suất thấp (tất nhiên chỉ cho vay khi khoản vay không nằm trong giới hạn chấp
nhận được ).
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
23
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Còn xét trong tổng thể ngành ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh giữa các NHTM
thì lãi suất dịch vụ tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng của
các ngân hàng này thường không khác nhau nó phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Lãi suất huy động tiền gửi đầu vào : NH nào có chi phí đầu vào thấp ( lãi
suất huy động thấp) thì lãi suất cho vay thường sẽ thấp hơn.
+ Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng
Do vậy, để giảm lãi suất cho vay , thu hút được nhiều khách hàng , nhiều phương
án ,dự án khả thi giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng thì các ngân hàng cần phải
giảm thiểu chi phí đầu vào ( lãi suất huy động ). Để làm được điều đó các ngân
hàng không ngừng xây dựng hình ảnh, uy tín của mình trong mắt khách hàng.
* Thời gian bình quân để xét duyệt một khoản vay trung – dài hạn.
Ngoài yếu tố chi phí ( lãi vay ) thì thời gian được đáp ứng nhu cầu cũng là một
tiêu chí mà khách hàng rất quan tâm bởi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh
gay gắt như hiện nay, tiêu chí này đôi khi quyết định sự thành bại của một
phương án kinh doanh. Vì vậy tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn
ngân hàng để vay vốn của khách hàng. Do vậy, để trách việc mất đi những khách
hàng tốt, nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, các ngân hàng cần phải rất chú
ý đến chỉ tiêu này, cần nỗ lực tìm mọi giải pháp để đơn giản vẫn đảm bảo sự an
toàn tín dụng cho ngân hàng.
* Sự đa dạng của loại hình tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của
khách hàng trong quan hệ tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc để nâng cao
chất lượng tín dụng, ngoài những yếu tố khác ngân hàng cần đặc biệt chú trọng
tới sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm tín dụng. Do vậy, các ngân hàng cần
liên tục nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
b. Đánh giá chất lượng tín dụng rung – dài hạn từ phía người cho vay ( ngân
hàng )
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
24
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Chỉ tiêu doanh số cho vay trung – dài hạn.
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã sử dụng để
cho vay trung – dài hạn. Chỉ tiêu này mang tính chất thời kỳ, thường được tính
cho một năm. Doanh số cho vay lớn và tốc độ tăng nhanh cho thấy hoạt động tín
dụng trung – dài hạn của ngân hàng đang rất tốt và ngày càng được mở rộng.
- Chỉ tiêu dư nợ trung – dài hạn.
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tuyệt đối mang tính thời điểm, phản ánh số tiền trung –
dài hạn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu hồi do khoản
vay chưa đến hạn thanh toán hoặc khoản vay đang bị nợ quá hạn. Mặc dù bao
gồm cả những khoản vay quá hạn nhưng chỉ tiêu dư nợ nói chung và dư nợ tín
dụng trung – dài hạn nói riêng được các ngân hàng rất quan tâm. Chỉ tiêu này cho
biết quy mô tín dụng trung – dài hạn của một ngân hàng và thông qua việc so
sánh giữa các thời kỳ khác nhau ngân hàng sẽ đánh giá được tốc độ phát triển tín
dụng trung- dài hạn của ngân hàng mình. Từ chỉ tiêu dư nợ tín dụng trung – dài
hạn ta cũng có thể tính toán và đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn của
ngân hàng qua một chỉ tiêu khác là :
Dư nợ cho vay T& DH
Tỷ lệ dư nợ cho vay T&DH =
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu tuyệt đối cho biết quy mô tín dụng trung dài hạn của ngân hàng tại
một thời điểm nhất định.Qua việc so sánh các thơi điểm,ngân hàng sẽ biết được
tốc độ phát triển TDH ra sao, đồng thời cũng một phần phản ánh được chất lượng
tín dụng đang tăng lên hay giảm xuống. Nếu dư nợ tăng nhiều và ổn định thì
chứng tỏ hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng đang phát triển theo chiều
hướng tốt.
Chỉ tiêu tương đối cho biết tỷ trọng của dư nợ cho vay TDH với tổng dư nợ,
đồng thời cũng phản ánh tương quan với dư nợ ngắn hạn. Hoạt động tín dụng
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
25
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
TDH thường mang lại lợi nhuận lớn hơn cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho
vay thi chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng vào phát triển cho vay TDH, điều này
sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Dư nợ tín dụng TDH
Tỷ lệ dư nợ tín dụng TDH =
Trên tổng tài sản Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tương quan so sánh về quy mô cho vay TDH so với
tổng tài sản, để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng.
- Chỉ tiêu doanh số thu nợ TDH
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi được sau
khi đã giải ngân. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ công tác thu nợ được tiến hành tốt.
Khoản tín dụng có chất lượng mang lại hiệu quả cho khách hàng, giúp cho khách
hàng trả được nợ. Điều này có nghĩa là khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng
là tốt. Để đánh giá chính xác hơn, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối đó là
Doanh số thu nợ TD TDH
Chỉ tiêu vòng quay vốn TD =
Dư nợ TDH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong vòng một
năm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số vòng chu chuyển vốn tín dụng càng lớn
hiệu quả của hoạt động tín dụng càng cao, thu được nhiều nợ và nhanh chóng đưa
vốn vào vòng quay.
- Chỉ tiêu đánh giá lại lợi nhuận do tín dụng trung – dài hạn mang lại.
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả kinh tế do hoạt động cho
vay TDH mang lại, đây luôn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín
dụng TDH, vì có những khoản vay TDH có chất lượng tốt mới có thể đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Khách hàng sử dụng vốn hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
26
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
thời hạn, ngân hàng quản lý chi phí huy động và cho vay tốt nên có lợ nhuận cao.
Để đánh giá đóng góp của hoạt động tín dụng TDH cho NHTM, ngân hàng còn
sử dụng chỉ tiêu tương đối :
Lợi nhuận từ hoạt động TD TDH
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động=
Tín dụng TDH
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động tín dụng TDH mang lại bao nhiêu phần trăm
lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của tín dụng
TDH đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì có
nghĩa là lợi nhuận do cho vay TDH đang tạo nên lợi nhuận chủ yếu, có đóng góp
lớn vào kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra để đánh giá khả năng sinh thời và hiệu quả của các khoản cho vay TDH
ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu :
Lợi nhuận từ TD TDH
Tỷ lệ lợi nhuận từ TD TDH =
Trên dư nợ TD TDH
Dư nợ TD TDH
- Chỉ tiêu đánh giá về nợ quá hạn
Nợ quá hạn tín dụng TDH là một yếu tố không thể tránh khỏi khi hoạt động
tín dụng, nhất là đối với tín dụng TDH. Khi một khoản vay đến hạn cần phải
thanh toán mà khách hàng không thể hoàn trả như cam kết ( không trả nợ gốc và
lãi hoặc không trả nợ gốc, hoặc không trả nợ lãi ) thì khoản vay đó sẽ được
chuyển sang làm nợ quá hạn. Tuy là yếu tố không thể tránh nhưng nợ quá hạn
vẫn là một chỉ tiêu qun trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng TDH. Chất lượng
tín dụng TDH không thể coi là cao nếu như tỷ lệ nợ quá hạn lớn, như vậy có
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
27
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
nghĩa là hoạt động này của ngân hàng kém hiệu quả, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro
lớn.
Thông thường, NHTM dùng những chỉ tiêu sau để đánh giá nợ quá hạn :
Nợ quá hạn của TD TDH
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng =
Dư nợ TDH
Tổng dư nợ TD TDH
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng TDH càng kém hiệu quả,
các khoản cho vay không đem lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng khiến khách
hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro. Ngâ hàng sẽ
phải xem xét đến khả năng thu hồi lại những khoản nợ quá hạn này.
Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng tỷ lệ sau để xem xét hiệu quả hoạt động tín dụng
TDH trong hoạt động tín dụng chung của ngân hàng :
Nợ quá hạn của TD TDH
Tỷ lệ nợ quá hạn từ tín dụng =
TDH trên tổng nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn
Tỷ lệ này cho biết trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng thì nợ quá hạn từ
hoạt động tín dụng TDH chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Nợ quá hạn luôn tồn tại trong
hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng TDH nói riêng. Vì thế ngân hàng không
thể xóa bỏ nó mà cần phải tìm cách hạ thấp các chỉ tiêu trên để nâng cao hơn nữa
hoạt động tín dụng của mình.
- Nợ xấu trung – dài hạn
Theo quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi bổ sung quyết định
493/2005/QĐ – NHNN thì nợ ngân hàng được chia thành năm nhóm từ nhóm 1
đến nhóm 5, trong đó nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức là các
khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
28
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
vốn. Nợ xấu TDH càng nhiều cho thấy rủi ro từ hoạt động này càng lớn, hiệu quả
của hoạt động này là không cao, ngân hàng cần có các biện pháp để trích lập dự
phòng, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra tương tự như chỉ tiêu nợ quá
hạn, ngân hàng còn có thể sử dụng chỉ tiêu tương đối về nợ xấu :
Nợ xấu TDH
Tỷ lệ nợ xấu TDH trên tổng =
Dư nợ TDH Tổng dư nợ TDH
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng TDH càng
thấp, chứa đựng càng nhiều rủi ro. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng
TDH, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp cụ thể để giảm bớt tỷ lệ này.
- Số lượng khách hàng vay TDH :
Ngoài các chỉ tiêu trên một chỉ tiêu khác mà hiện nay các NHTM cũng rất quan
tâm đó là số lượng khách hàng vay TDH. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt
động tín dụng TDH của ngân hàng đang đi đúng hướng, chất lượng dịch vụ của
ngân hàng tốt, uy tín tăng lên và quan trọng hơn đó là ngân hàng đã phân tán rủi
ro cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
c. Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn trên phương diện xã hội
- Dư nợ xếp theo cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành nghề.
Chỉ tiêu này giúp người đánh giá được tỷ lệ dư nợ tín dụng của ngân hàng
đang tập trung hỗ trợ vốn cho loại thành phần kinh tế nào ,ngành nghề nào. Trên
cơ sở đó tính toán chỉ tiêu này phần nào có thể biết được ngành nghề nào đang
được đánh giá cao ngành nào đang phát triển mạnh …Chỉ tiêu này cho biết đồng
vốn mà ngân hàng đưa ra thị trường có hiệu quả mang tính vĩ mô hay không,ngân
hàng đóng góp ở mức độ nào vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước .
- Số lượng các doanh nghiệp mới thành lập được tài trợ tín dụng TDH.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
29
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Các doanh ngiệp khi mới thành lập thường có quy mô nhỏ bé thiếu kinh nghiệm
quản lý khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường ,thiếu công nghệ
…Và tất cả đều bắt nguồn từ việc thiếu vốn ,đăc biệt là vốn trung dài hạn trong
khi đó hầu hết các ngân hàng đều rất do dự trong việc tài trợ vốn trung dài hạn
cho đối tượng khách hàng mới thành lập vì cho rằng mức độ rủi ro rất cao.Chính
vì vậy,chỉ tiêu trên phần nào cho thấy mưc độ đóng góp của ngân hàng đối với sự
phát triển các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài
hạn .
a. Các nhân tố từ phía khách hàng.
Cho vay là nhịp cầu nối giữ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vớ hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó, mỗi biểu hiện tốt xấu trong
hoạt động của khách hàng sẽ có những ảnh hưởng tương ứng với hoạt động sản
xuất kinh doanh cho vay thông qua cơ chế tác động của mối quan hệ cho vay.
Với những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có khả năng chiếm lĩnh thị
trường và quan hệ cho vay tốt, nhịp cầu nối giữa vay và cho vay thông suốt tạo
điều kiện tăng vòng quay vốn cho vay, mở rộng quy mô vốn đầu tư mang lại thu
nhập cho ngân hàng cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Mức độ phù hợp giưa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của DN sản xuất
kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến
chất lượng cho vay. Do đó lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động cho
vay cũng bị giới hạn bởi mức lợi nhuân mà doanh ngiệp thu được từ .Nếu như lãi
suất tiền vay lớn hơn lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp
không có khả năng trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng quá trình sản xuất của doanh
nghiệp nói riêng và của nèn kinh tế nói chung thì lúc này hoạt động cho vay
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
30
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
không còn là đòn bẩy thúc đẩy cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát
triển theo đó chất lương cho vay bị ảnh hưởng .
b. Các nhân tố từ phía ngân hàng.
- Khả năng nguồn vốn cho vay.
Để tiến hành hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Nếu thực
hiện theo nguyên tác chỉ dùng vốn huy động trung dài hạn để cho vay trung dài
hạn thì các ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng được các khoản cho vay trung
dài hạn. Trong thực tế ngân hàng có thể sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung-
dài hạn nhưng phải tính toán để không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
ngân hàng. Hiện nay NHNN cho phép các NHTM được sử dụng tối đa 40%
nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn, với tổ chức tín dụng khác là 30%.
Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn của ngân hàng được tạo từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn huy động trung – dài hạn: Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy
động từ các tổ chức kinh tế vầ cá nhân trên cơ sở có sự thỏa thuận thời gian rút
tiền từ một năm trở lên. Khách hàng cá nhân thường gửi các khoản tiết kiệm với
mục đích sinh lời và an toàn. Họ ít có nhu cầu rút tiền khi đến hạn mà chỉ rút lãi
hoặc nhập lãi vào gốc để gửi tiếp nên đây là nguồn vốn khá ổn định. Tuy nhiên
các khoản gửi tiết kiệm thời gian dài thường chiếm tỷ lệ ít do đó khi cần vốn với
số lượng lớn ngân hàng thường phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn.
+ Vốn tự có: Nguồn vốn này thuộc sở hữu của ngân hàng, thường được sử
dụng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất, phần còn lại cungf với
vốn bổ sung và lợi nhuận hàng năm của ngân hàng để cho vay TDH.
+ Nguồn vốn ngắn hạn: Các ngân hàng hiện nay đều sử dụng một tỷ lệ vốn
ngắn hạn để cho vay TDH bởi lẽ tại một thời điểm không thể có sự trùng hợp
hoàn toàn nguồn vốn và sử dụng vốn ở cả ba yếu tố: số lượng, thời hạn và lãi
suất. Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH cũng góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
31
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
Trong mỗi thời kỳ khác nhau các ngân hàng có chính sách tín dụng khác nhau.
Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng khoản vay, đến
các khoản bảo đảm và nhiều yếu tố khác. Chính sách cho vay được xây dựng,
thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ kết hợp hài hòa lợi ích ngân hàng, khách
hàng và xã hội thì hứa hẹn sẽ một chất lượng cho vay TDH tốt và ngược lại.
- Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng
Trong bất kỳ lĩnh vực nào con người luôn là yếu tố quan trọng. Tín dụng TDH là
một trong nhựng nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được đặc
thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu về pháp luật, nắm bắt được
thông tin thị trường, có khả năng thẩm định tốt để có thể giảm thiểu rủi ro thấp
nhất cho ngân hàng.
- Chất lượng thẩm định dự án
Khi quyết định cung cấp một khoản vay đặc biệt là cho vay TDH các ngân hàng
bắt buộc phải thẩm định thông qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của dự án
đầu tư và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay.
Do các khoản cho vay TDH thường đem lại nhiều rủi ro, khả năng linh hoạt kém
nên thông qua công tác thẩm định có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho
vay khối lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu, từ đó đảm bảo tính ổn định củ khoản
vay. Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro
đối với ngân hàng là rất lớn và khoản vay sẽ không có hiệu quả cao. Do đó các
ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về dự án và các lĩnh vực có liên quan. Khi
cho vay ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về tình hình thực hiện dự án, về thị
trường và các thông tin khác để có thể phản ứng kịp thời trước những đột biến có
thể xảy ra.
- Giám sát các khoản tín dụng.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
32
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài
luôn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Vì vậy công tác theo
dõi giám sát cho vay TDH sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động
giám sát chủ yếu về sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn, tiến độ trả nợ, quá
trình sử dụng bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp, những vấn đề mới
nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Làm tốt công tác này giúp ngân hàng
phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro và thông qua việc luôn bám sát hoạt
động của doanh nghiệp để có những biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp khi gặp khó
khăn để thực hiện dự án có hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lương cho vay
TDH.
- Những yếu tố thuộc về đạo đức
Ngoài trình độ chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi rất cao đối
với cán bộ ngân hàng. Nếu cán bộ ngân hàng có tư lợi riêng họ sẽ liên kết với
khách hàng để lừa ngân hàng và làm trái với những quy định của Nhà nước, làm
sai quy chế quy định của ngành. Vì thế có thể nói rằng yếu tố đạo đức cũng là
một yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng.
Ngoài những nhân tố từ phía khách hàng và ngân hàng, chất lượng tín
dụng TDH còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như sự biến động về kinh tế -
chính trị - xã hội, những thay đổi trong chính sách quản lý của nhà nước, ảnh
hưởng của thiên tai, dịch họa…
Kết luận chương 1
Qua những vấn đề đã trình bày ở trên, ta có thể thấy tín dụng trung dài hạn
là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại. Nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cả doanh nghiệp ngân
hàng và cả nền kinh tế. Vì vậy mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài
hạn là một việc làm cần thiết mang lại lợi ích cho cả ba bên ngân hàng , khách
hàng và cả nền kinh tế. Ngân hàng thương mại phải thương xuyên kiểm tra, đánh
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
33
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
giá chất lượng tín dụng để có cái nhìn khách quan và chính xác nhất,khi phân tích
chất lượng tín dụng cần phải xem xét đến tác động của các yếu tố, đánh giá chất
lượng thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng . Ngoài ra, có rất nhiều nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn. Do đó muốn nâng cao được
chất lượng tín dụng trung dài hạn ngân hàng cần có những tác động khác
nhau,đồng thời đưa ra các biện pháp đúng đắn.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
34
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG T-DH TẠI CHI
NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LÝ NHÂN TỈNH HÀ NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Lý Nhân
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hang Việt Nam có rất nhiều
điểm quan trọng, trong đó phải kể đến nghị định 53/HĐBT của hội đồng bộ
trưởng( nay là chính phủ ) ban hành ngày 26/3/1988. Theo đó hệ thống Ngân
hàng Việt Nam bao gồm : Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh.
Được thành lập từ sau nghị định 53/CP của chính phủ. NHNo & PTNT
Việt Nam đã trở thành một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất nước ta bên
cạnh các ngân hàng lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển. Cho đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đã thực sự phát triển với hệ thống
các chi nhánh ngân hàng có mặt rộng khắp trên toàn quốc.
NHNo & PTNT huyện Lý Nhân trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Hà Nam
tiền thân của NHNo & PTNT huyện Lý Nhân là một chi nhánh ngân hàng huyện
trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh cũ là Hà Nam Ninh. Đầu năm 1997 tỉnh Hà Nam
được thành lập. Huyện Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam, bao gồm một thị trấn và 24
xã. NHNo & PTNT huyện Lý Nhân được thành lập năm 1988 theo nghị định
53/NĐ – HĐBT ngày 26/3/1988. Nhiệm vụ chủ yếu của NHNo & PTNT huyện
Lý Nhân là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong địa
bàn huyện Lý Nhân đối với mọi thành phần kinh tế : Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, và chủ yếu là
phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
35
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
NHNo & PTNT huyện Lý Nhân đã tập trung vốn đầu tư trong nông nghiệp,
tăng năng suất cây trồng, đổi mới cơ cấu nông nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp.
Từ ngày thành lập đến nay NHNo & PTNT huyện Lý Nhân luôn luôn ổn định
và phát triển vững chắc, toàn diện cả về tổ chức bộ máy, nhân sự và chuyên môn
nghiệp vụ cụ thể.
- Nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm. Trong đó chủ yếu là vốn
huy động tại chỗ. Vốn huy động được để phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Doanh số thu chi tiền mặt qua các năm đều tăng thường xuyên đáp ứng nhu
cầu chi tiêu tiền mặt cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.
- Từ ngày được thành lập NHNo & PTNT huyện Lý Nhân liên tục kinh doanh
có lãi đảm bảo hệ thống lương tháng. Năm theo quy định. Đời sống cán bộ công
nhân viên trong cơ quan luôn ổn định và từng bước được cải thiện cả về mặt vật
chất và tinh thần. Làm tròn nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên và đối với Ngân
sách nhà nước.
- Lúc mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn và chưa phù hợp với yêu cầu
hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới. Đến nay NHNo & PTNT huyện
Lý Nhân đã được xây dựng bề thế , khang trang , nâng cấp các thiết bị phương
tiện đáp ứng được mọi hoạt động trực tiếp, gián tiếp liên quan tới nghiệp vụ của
ngân hàng . Tùng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Có thể nói quá trình
xây dựng và phát triển của NHNo & PTNT huyện Lý Nhân là quá trình phát triển
vững chắc, ổn định và toàn diện.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT huyện Lý Nhân có trụ sở giao dịch chính đóng trên địa bàn thị
trấn Vĩnh Trụ-huyện Lý Nhân.Mạng lưới hoạt động từ 6 đến 7 xã có một phòng
giao dịch,hoạt động phục vụ cho khách hàng có nhu cầu giao dịch.NHNo&PTNT
huyện Lý Nhân gồm một người là giám đốc ngân hàng cấp hai và 2 người là Phó
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
36
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
giám đốc tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp điều hành bộ phận kế toán tiền tệ,
kho quỹ, bộ phận tín dụng.
Phòng hành chính nhân sự: 3 người.
Phòng kế toán ngân quỹ: 10 người
Phòng tín dụng : 8 người
Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lý Nhân.
Tổ chức mạng lưới:
Có 2 phòng giao dịch gồm có :2 người là Trưởng phòng, 2 là Phó phòng, 2 người
là Thủ quỹ, 4 người làm Kế toán, 10 người làm Tín dụng.
Về trình độ chuyên môn: 45% số người có trình độ đại học, số còn lại là cao đẳng
và trung cấp.
2.1.3. Hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2007-2009
a. Công tác huy động vốn và sử dụng vốn.
Tình hình huy động vốn.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
37
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động trên nguyên tắc đi vay để cho
vay. Quy mô nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi hoạt động
của chính bản thân ngân hàng.Một nguồn vốn có cơ cấu hơp lý, chi phí huy động
thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Bảng 2.1.Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Lý Nhân.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm 2008
So sánh
2008/2007 Năm
2009
So sánh
2009/2008
Số tiền Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷ lệ
%
TGKBNN 73.296 85.486 12.190 16,63 102.356 16.870 16,71
TGTCTD 446 364 -82 -18,39 456 92 25,27
TGTCKT
&DC
233.317 236.846 3.529 1,51 273.313 4.900 2,06
TGTT
TGTK
KP,TP
4.935 5.117 182 3,69 6.110 1.545 30,19
228.340 231.682 3.342 1,46 267.150 7.500 3,24
42 47 5 11,90 53 6 12,76
Tổng
NVHĐ
307.059 322.696 15.637 5,09 376.125 53.429 16,55
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân)
Với lợi thế là ngân hàng chủ lực trên địa bàn, NHNo&PTNT đã tận dụng
được mọi nguồn vốn huy động. Nhìn chung, nguồn vốn huy động qua các năm
đều có xu hướng tăng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 322.696 trđ tăng
5,09% so với năm 2007. Mặc dù nguồn vốn huy động tăng nhưng tốc độ tăng có
phần giảm sút. Ngân hàng đã không thực hiện được như kế hoạch đã đề ra. Tuy
nhiên không thể nhìn vào con số để đánh giá tình hình huy động vốn của ngan
hàng không tốt mà chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trong tổng quan nền kinh tế.
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
38
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Năm 2008 có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành ngân hàng. Đặc
biệt là những tháng đầu năm, tỷ giá giá vàng diễn biến phức tạp, lãi suất giao dịch
trên thị trường thời điểm đầu năm giữa năm và cuối năm chênh lệch rất lớn. Có
những thời điểm thị trường khan hiếm tiền đồng và lãi suất giao dịch bị đẩy lên
rất cao. Hoạt động ngân hàng bị tác động mạnh của thị trường tiền tệ, thay đổi
nhiều về cơ cấu huy động vốn. Do huy động vốn khó khăn, hầu hết các ngân
hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để hút và giữ nguồn vốn. Lãi suất huy động
ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nhiều ngân hàng ở một số thời điểm
đã tăng lãi suất quá cao sát trần lãi suất cho vay làm thị trường tiền tệ bất ổn,
khách hàng chuyển dịch lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và
“làm giá” với ngân hàng. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao (giá tiêu dùng bình quân
2008 so với 2007 tăng 22,97%) đã ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn của ngân
hàng.
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân
cư luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.Năm 2007, tỷ lệ này là 75,98%, năm 2008 là 73,4%
và năm 2009 tỷ lệ này là 72,67%. Nguồn vốn này nhìn chung tăng và tốc độ cũng
tăng. Năm 2008 chỉ tăng 1,51% so với 2007 nhưng năm 2009 tỷ lệ này tăng lên
2,06%.
Khủng hoảng kinh tế và lạm phát gia tăng trong năm 2008 vì vậy các tổ chức
kinh tế cũng như người dân ngần ngại khi gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó,
giá vàng liên tục tăng nên người dân sẵn sàng rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào
vàng. Đây chính là nguyên nhân làm giảm lượng tiền huy động từ các tổ chức
kinh tế và dân cư. Nhưng đến 2009 chính phủ và ngân hàng nhà nước thực hiện
chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt sang dần nới lỏng cùng với chủ trương kích
cầu, hạn chế suy giảm kinh tế đã làm cho tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư
tăng lên 2,06%. Có được điều này cũng là do chi nhánh luôn chú trọng nâng cao
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
39
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, năm 2009 cũng đẩy mạnh chăm sóc khách
hàng cũ, tiếp thị các DN mới để nâng cao số dư tại ngân hàng.
Kể từ năm 2005, NHNo&PTNT Lý Nhân đã có thêm hình thức huy động vốn
mới, phát hành trái phiếu kỳ phiếu. Đây là hình thức huy động thuận tiện đã đem
lại một nguồn vốn ổn định vì người mua không thể rút trước hạn. Năm 2008 tỷ lệ
tăng so với 2007 là 5%, năm 2009 tăng so vớ 2008 là 12,76%. Nguồn vốn từ loại
hình huy động này cố tốc độ tăng lên vì có sự đảm bảo hoàn trả chắc chắn nhất.
Tuy nhiên, đây là hình thức mới vì vay mà tỷ lệ nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ
nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền
gửi tổ chức tín dụng biến động mạnh nhất. Năm 2008 giảm 82 trđ với tỷ lệ giảm
là 18,39%. Đây chính là ảnh hưởng của CSTT thắt chặt của NHNN và quy định
tăng tỷ lệ DTBB đã làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản vì
vây mà lượng tiền gửi của các TCTD tại NHNo&PTNT Lý Nhân giảm. Năm
2009 đã tăng lên 92 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 25,27% so với 2008. Có được
điều này là do đầu năm 2009 chính phủ triển khai hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện
thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với khách hàng và tăng trưởng tín dụng tăng lên
một cách rất đáng kể. Tiền gửi KBNN chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn
huy động. Năm 2007 là 73.296 trđ chiếm 23,87%, năm 2008 là 85.486 trđ chiếm
26,49%, năm 2009 là 102.356 trđ chiếm 27,21%. Tiền gửi này đã hỗ trợ cho sự
tăng trưởng nguồn vốn , góp phàn mở rộng hoạt động kinh doanh đăc biệt là hoạt
động cho vay. Mặc dù năm 2009 chư khắc phục được hết những khó khăn của
cuôc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng nguồn vốn huy động của
NHNo&PTNT Lý Nhân vẫn đạt được những kết quả tương đối tốt. Sỡ dĩ , đạt
được những kết quả trên là sự cố gắng phấn đấu của NHNo&PTNT Lý Nhân tích
cực tìm nguồn, khơi tăng tiềm năng về vốn, vốn trong dân cư, TCKT, TCTD và
các tổ chức khác đáp ứng nhu cầu về vốn mở rộng tín dụng một cách vững chắc,
chủ động về nguồn vốn tại địa phương. Ngân hàng sẽ tích cực tuyên truyền
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
40
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
quảng cáo, tiếp thị nhăng tính hấp dẫn thu hút sự chú ý, tạo sự tin tưởng, bền
vững lâu dài trong lòng dân bởi thương hiệu và uy tín của NHNo&PTNT trên thị
trường.
Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng theo thời gian.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008 Số tiền
Tỷ lệ
%
Năm
2009 Số tiền
Tỷ lệ
%
Dư nợ ngắn hạn 132.769 143.899 11.130 8,38 186.499 42.600 29,60
Dư nợ trung-dài hạn 83.014 75.190 -7.824 -9,42 84.728 9.538 12,69
Tổng dư nợ 215.783 219.089 3.306 1,53 271.227 52.138 23,79
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nơ qua các năm 2007-2009 đều tăng và tăng
mạnh nhất là vào năm 2009. Năm 2008 dư nợ cho vay đạt 219.089 trđ tăng so
với 2007 là 1,53% ,đến năm 2009 đạt 271.227 trđ. Dư nợ ngắn hạn tăng mạnh ,
năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 143.899 trđ (tăng 11.130 trđ với tỷ lệ tăng là
8,38%) so với 2007. Và cũng tăng mạnh nhất vào năm 2009, tăng 42.600 trđ với
tỷ lệ tăng 29,60% so với 2008. Bên cạnh sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn thì
dư nơ trung dài hạn cũng có dấu hiệu tăng trưởng nhưng mức tăng không đáng kể
qua 3 năm. Cuối năm 2008 dư nợ hoạt động cho vay trung dài hạn chỉ đạt
75.190 trđ giảm 7.824 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,42%. Sang đến năm
2009, dư nợ hoạt đông cho vay trung dài hạn tăng lên vơi mức 9.538 trđ ứng với
tỷ lệ là 12,69%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ ngắn hạn và sự chững
lại của dư nợ trung dài hạn là do tình trạng mất ổn định của nền kinh tế năm 2008
và sự phục hồi chưa hoàn toàn trong năm 2009. Lạm phát tăng cao đầu năm và có
dấu hiệu của sự suy thoái vao cuối năm. Những bất ổn này khiến cho việc vay
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
41
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
trung dài hạn trở nên khó khăn hơn đồng thời rủi ro cũng cao nên ngan hàng đã
hạn chế cho vay trung dài hạn. Sự thay đổi này lam cho cơ cấu cho vay của chi
nhánh thay đổi theo. Cho vay ngắn hạn đang ngày càng có xu hướng chiếm tỷ
trọng cao hơn so với hoạt động cho vay trung dài hạn.
Biểu 2.1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng theo thời gian.
Năm 2007
61%
39%
Năm 2008
35%
65%
Dư nợ ngắn
hạn
Dư nợ trung
dài hạn
Năm 2009
68%
32%
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
42
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 là 61% ,
năm 2008 là 65%, năm 2009 là 68%.Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và
chiếm tỷ lệ lớn mang lại những ưu điểm là : Các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn
rủi ro ít hơn khoản cho vay trung dài hạn do đó sẽ ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngân hàng.
b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ của
ngân hàng đã đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận đáng kể. Điều này được thể
hiện ở bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2008/2007 Năm
2009
So sánh
2009/2008
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Tổng thu
nhập
51.145 57.02
2
5.877 11,49 65.56
4
8.542 14,98
Thu từ HĐ tín
dụng
44.911 48.71
4
3.803 8,47 54.50
7
5.793 11,89
Thu từ HĐ
dịch vụ
695 754 59 8,49 1.022 268 35,54
Thu từ HĐKD
khác
5.539 7.554 2.015 36,38 10.03
5
2.481 32,84
Thu từ HĐKD
khác
5.539 7.554 2.015 36,38 10.03
5
2.481 32,84
Tổng chi phí 32.259 36.11
7
3.858 11,96 41.36
8
5.251 14,53
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
43
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Chi phí HĐ tín
dụng
19.648 22.56
0
2.912 14,82 26.72
2
4.162 18,44
Chi phí HĐ
dịch vụ
377 467 90 23,87 560 123 26,33
Chi phí HĐ
khác
12.234 13.09
0
856 7,00 14.08
6
996 7,6
Lợi nhuận 18.886 20.90
5
2.019 10,69 24.19
6
3.291 15,74
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Lý Nhân).
Biểu 2.2.Lợi nhuận của chi nhánh
0
5000
10000
15000
20000
25000
2007 2008 2009
Lợi nhuận
Năm
Triệu đồng
18886
20905
24196
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
44
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Qua bảng và biểu đồ ta thấy: lợi nhuận của ngân hàng qua các năm có xu hướng
tăng.
Năm
2009
tăng
3.291
trđ
tương
ứng
với tỷ
lệ
15,74% so với năm 2008. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động tín dụng.
Năm 2007 thu từ chiếm 87,81%, năm 2008 là 85,54%, năm 2009 tỷ lệ này là
83,13%. Khủng hoảng kinh tế và những hậu quả của nó vẫn còn để lại trong năm
2009, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư làm cho tỷ lệ thu nhập từ hoạt
động tín dụng trong năm 2009 tăng không nhiều . Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt
động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác lại có tỷ lệ tăng cao hơn so với hoạt
động tín dụng (tỷ lệ tăng của dịch vụ là 35,54% và của hoạt động kinh doanh
khác là 32,84%, của tín dụng là 11,89% chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm đến
phát triển dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác đây là xu hướng chung của
các ngân hàng hiên nay.
Hiệu quả hoạt động của chi nhánh còn thể hiện qua chỉ tiêu ROA và ROE
Lợi nhuận
ROA
Tổng tài sản
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
45
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Lợi nhuận
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ROA 2,50 2,68 2,79
ROE 38,37 40,81 42,81
Chỉ số ROA cho biết một đồng tài sản được sử dụng thì mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy ROE của ngân hàng khá cao, cao hơn của hệ
thống NHNo (ROE của hệ thống ngân hàng nông nghiệp năm 2008 và 2009 là
1,72 và 1,81). ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng
lơi nhuận. Chỉ tiêu ROE của chi nhánh cao bởi hoạt động của ngân hàng chủ yếu
dựa trên nguồn vốn từ bên ngoài.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Lý Nhân.
Trên cơ sở phân tích khái quát tình hình hoạt động cho vay trung dài hạn
của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lý Nhân, dưới đây sẽ tiếp tục đi sâu đánh
giá thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh thông qua một số
chỉ tiêu cơ bản.
2.2.1. Dư nợ trung dài hạn
Hoạt động tín dụng của một ngân hàng mạnh hay không thể hiện qua số dư
nợ, số dư nợ cuối kỳ cho biết số tiền ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được
nợ. Đó là do khoản nợ chưa đến hạn thanh toán hoặc khoản nợ đã quá hạn nhưng
thu hồi được. Xét chỉ tiêu dư nợ cho vay trung dài hạn/ tổng tài sản : Năm 2007
tỷ lệ này là 0,29, có nghĩa là cứ có một đồng tài sản được sử dụng thì cho vay
trung dài hạn là 29 đồng. Năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,28 và sang năm
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
46
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
2009 tỷ lệ này là 0,30. Trong khi đó, tỷ lệ này của hệ thống NHNo năm 2007 là
0,327 và 0,34
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2008/2007 Năm
2009
So sánh
2009/2008
Số tiền Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷ lệ
%
DN
ngoài
QD
24.920 24.24
3
-677 -2,27 27.630 3.387 13,59
HTX 3.938 4.054 116 2,95 5.320 1.266 31,22
Hộ GĐ-
CN
54.156 46.89
3
-7.263 -13,14 55.891 8.998 19,18
Tổng dư
nợ
83.014 75.19
0
-7.824 -9,42 88.841 13.651 18,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân)
Biểu 2.3. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
47
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Xét trong cơ cấu dư nợ tín dụng trung - dài hạn theo thành phần kinh tế có dư
nơ theo hộ gia đình – cá nhân luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tông dư nợ trung
dài hạn. Các năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ này lần lượt là : 65,24%; 62,37%;
62,91%. Năm 2008 giảm so với 2007 là 13,41% nguyên nhân là do lạm phát tăng
cao nhưng sang 2009 tỷ lệ này so với 2008 đã tăng lên 19,18%. Trên địa bàn chỉ
có 2 ngân hàng là ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách. Tuy nhiên
ngân hàng chính sách rất hẹp chủ yêu là các đối tượng được hỗ trợ như sinh viên,
hộ nghèo nhằm mục tiêu chính sách quốc gia. Các đối tượng còn lại muốn tiếp
cận với nguồn vốn của ngân hàng thì phải giao dịch với NHNo&PTNT vì vậy đối
tượng cho vay của NHNo&PTNT Lý Nhân rất đa dạng. Đây cũng là cách để
ngân hàng phân tán rủi ro, tránh tình trạng cho vay tập trung vào một đối tượng.
Mục tiêu vay trung- dài hạn của các hộ gia đình là để sản xuất như trồng cây lâu
năm, phát triển xưởng mộc, dệt len…Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, kinh
doanh dịch vụ sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh đồ mỹ
nghệ.
Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh dường như không có
nhiêu thay đổi đáng kể (trừ năm 2009). Từ mức đạt tỷ trọng 30,01% năm 2007
sang năm 2008 tăng lên 32,24% năm 2009 giảm đi còn 31,10%. Tuy rằng, tháng
4/2009 đã có quyết định 443/QĐ-TTg về hỗ trợ cho các doanh nghiêp vay trung
dài hạn nhưng năm 2009 vẫn giảm bởi các ngân hàng muốn tránh rủi ro. Nguyên
Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A
48
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung

More Related Content

What's hot

Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Ông Lão
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Trần Đức Anh
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hànganntt123
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...anh hieu
 
Cẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng SeabankCẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng Seabankdissapointed
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGThu Hong Dang
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxnataliej4
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVdissapointed
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngMinh Tuấn
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Nam Hương
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)dissapointed
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiThuy Kim
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụngMinh Tuấn
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 

What's hot (20)

Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017
 
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tếChính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Cẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng SeabankCẩm nang tín dụng Seabank
Cẩm nang tín dụng Seabank
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
 
Lv hoan chinh
Lv hoan chinhLv hoan chinh
Lv hoan chinh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụng
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
 
Lvtn
LvtnLvtn
Lvtn
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụng
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 

Similar to Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...Dương Hà
 
bctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdfbctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdfLuanvan84
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTrần Đức Anh
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...hungmia
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà TâyGiải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tâyluanvantrust
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏanh hieu
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Cơ sở lý luận về tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng chính sách xã hội.docx
Cơ sở lý luận về tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng chính sách xã hội.docxCơ sở lý luận về tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng chính sách xã hội.docx
Cơ sở lý luận về tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng chính sách xã hội.docx
 
bctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdfbctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdf
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docx
Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docxPhân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docx
Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docx
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà TâyGiải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
 
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOTLuận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Th...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Th...Luận Văn Một Số Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Th...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Th...
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
 

More from Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 

More from Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu và rộng hậu WTO, lại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành Ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang là vấn đề sống còn trong tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng. Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung – dài hạn nói riêng là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những rủi ro đó khi phát sinh sẽ không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng mà còn ảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là mối quan tâm của không chỉ các nhà lãnh đạo ngân hàng mà còn là của các nhà quản lý kinh tế. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam là một đơn vị hoạt động kinh doanh về nội tệ và ngoại tệ, phần lớn các khoản vay trung và dài hạn ở đây là cho vay nội tệ. Do vậy trước sự biến động của nền kinh tế nước ta, ngân hàng nông nghiệp huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam cũng đã gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc và những rủi ro vốn có trong hoạt động cho vay của mình. Nhận thức được những rủi ro trong hoạt Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 1
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng động tín dụng trung – dài hạn cũng như sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng, với những kiến thức đã được trang bị trong trường cùng những kinh nghiệm thực tiễn khi thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng nói chung, tín dụng trung dài hạn nói riêng. - Phân tích thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lý Nhân từ đó đánh giá những kết quả được, tìm ra những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Trên cơ sở những tồn tại, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đồng thời sử dụng các bảng, biểu để minh họa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Lý Nhân trong giai đoạn 2007 – 2009. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 2
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề chung về tín dụng và tín dụng trung – dài hạn Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Lý Nhân Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Lý Nhân Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 3
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN 1.1. Tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng bắt nguồn từ việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Là trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho cá nhân và tổ chức vay lại. Tín dụng là một trong những hoạt động của ngân hàng, hoạt động này mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Thuật ngữ “ tín dụng” ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền tệ. Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh là CREDO ( tin tưởng, tín nhiệm ). Trong thực tế tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau : Trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả giữa hai chủ thể. Ví dụ, trong hoạt động thương mại một công ty bán hàng trả chậm cho một công ty khác, như vậy người bán đã chuyển giao hàng hóa cho bên mua và theo thỏa thuận, sau một thời gian nhất định bên mua phải trả tiền co bên bán. Hoặc giao dịch giữa ngân hàng với các định chế tài chính khác, với doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay và cũng sau một thời gian nhất định người đi vay phải thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 4
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Với chức năng cơ bản của một ngân hàng, tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính ) và bên đi vay ( cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác ) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng Quan hệ tín dụng tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, nhưng dù vận động ở phương thức nào tín dụng đều mang những đặc trưng sau : Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay ( bằng tiền ) và cho thuê ( bất động sản và động sản ). Khi xã hội phát triển thì hình thức cho thuê cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả người cho vay phải nhận được tài sản sau một thời gian nhất định từ người đi vay. Giá trị mà người cho vay nhận được phải lớn hơn giá trị ban đầu mà họ cho vay. Chênh lệch này chính là giá trị nhận được do việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở hoàn trả vô điều kiện hay quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Cơ sở tin tưởng này có thể là do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp hoặc do sự bảo lãnh của người thứ ba. 1.1.3. Vai trò của tín dụng a. Đối với nền kinh tế Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Từ nguồn Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 5
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng vốn đó, các chủ thể mở rộng hoạt động kinh doanh, đưa tiền vào nền kinh tế đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng – hai mắt xích quan trọng của quá trình tái sản xuất và như thế tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội. Khi nền kinh tế có những thay đổi, thông qua việc điều chỉnh các điều kiện tín dụng, nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô lẫn kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. b. Đối với các tổ chức tín dụng Ngày nay, mặc dù các ngân hàng đã mở rộng các hoạt động như tư vấn, bảo lãnh…nhưng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng và là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng đó. Bản thân ngân hàng sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng. 1.1.4. Phân loại tín dụng a. Phân loại theo mục đích vay vốn Theo căn cứ này thì tín dụng được chia ra các loại sau : Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 6
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Cho vay bất động sản : Là loại cho vay liên quan tới việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đối với loại hình cho vay này bằng chính tài sản thực : đất đai, nhà cửa và các công trình khác. - Cho vay công nghiệp và thương mại : Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp : Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón,thuốc trừ sâu,giống vật nuôi cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu. - Cho vay các định chế tài chính : Là việc cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và - Cho vay cá nhân : Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân như nhà ở, ô tô và các vật dụng thiết yếu khác. - Cho thuê : Bao gồm cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản mà chủ yếu là máy móc, thiết bị. Đây là nghiệp vụ mà ngân hàng đảm nhận việc thanh toán tiền mua máy móc, thiết bị và giữ quyền sở hữu máy móc thiết bị đó còn người đi thuê được quyền lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu kinh doanh và lắp đặt tại nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong suốt thời gian thuê. Kết thúc hợp đồng thuê, ngân hàng sẽ nhận được tiền từ người đi thuê, bên đi thuê có thể mua lại tài sản đó theo giá bán được định trước khi ký kết hợp đồng thuê. b. Phân loại theo mục đích tín nhiệm Cho vay có bảo đảm : Là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Sự bảo Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 7
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Cho vay không có bảo đảm : Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Việc cho vay này dựa trên uy tín của khách hàng. Với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cho vay mà không cần nguồn thu nợ bổ sung. c. Phân loại theo xuất xứ tín dụng Cho vay trực tiếp : Đây là việc ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp : Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Loại cho vay này gồm có chiết khấu thương phiếu, mua các phiếu bán hàng và nghiệp vụ bao thanh toán. d. Phân loại theo phương pháp hoàn trả - Cho vay có thời hạn : Là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Loại cho vay này gồm các loại sau : + Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ là loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận. + Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể ( cho vay trả góp ) là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. + Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể, việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. Với loại cho vay này khách hàng có thể trả nợ trước hạn nhưng ngân hàng được quyền thu lãi toàn bộ kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 8
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Cho vay không có thời hạn cụ thể : Ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể thỏa thuận trong hợp đồng. e. Phân loại theo thời hạn cho vay Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thơi gian liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng, theo cách phân loại này tín dụng được chia thành 3 loại: - Cho vay ngắn hạn : Là loại cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn : Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố định. Trước đây, thời hạn mà NHNN Việt Nam đưa ra đối với tín dụng trung hạn là từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên hiện nay để đáp ứng yêu cầu vay của doanh nghiệp,NHNN Việt Nam quy định thời hạn của tín dụng trung hạn là từ 1 đến 5 năm. Việc nâng thời hạn tín dụng lên 5 năm đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của doanh nghiệp vì đối với 1 số tài sản cố định có thời hạn sử dụng tương đối dài nên cần phải có thời gian đủ lớn, doanh nghiệp mới có thể hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng và sẽ giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ quá hạn. - Cho vay dài hạn : Là loại tín dụng mà thời hạn của nó dài hơn đối với tín dụng trung hạn. Loại tín dụng này cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy lớn, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. 1.2 Tín dụng trung – dài hạn 1.2.1 Khái niệm tín dụng trung – dài hạn Tín dụng trung – dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm, nhưng không dài hơn thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hình thành từ vốn vay. Việc phân chia cụ thể tín dụng trung – dài hạn tùy thuộc vào quy định của mỗi Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 9
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng quốc gia. Theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam các khoản tín dụng có thời gian từ trên 1 đến 5 năm gọi là tín dụng trung hạn. Đối tượng tín dụng trung, dài hạn rất đa dạng, phong phú. Ngân hàng có thể cho vay nhiều đối tượng khác nhau mà pháp luật không cấm. Trong tín dụng trung dài hạn là các công trình, hạng mục dự án đầu tư, mua sắm tài sản cố định, nâng cấp hạ tầng cơ sở của các đơn vị kinh tế, nhà nước hay cá nhân có luận chứng kinh tế tốt, xác thực có tính khả thi cao, những khoản cho vay dài hạn thường đươch thực hiện cho vay với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước để đầu tư những dự án lớn, công trình trọng điểm quốc gia, những dự án quy mô lớn như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, công trình giao thông, cơ sở hạ tầng hay lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Các khoản tín dụng dài hạn thường áp dụng phương pháp giải ngân và trả nợ nhiều lần. 1.2.2 Các đặc trưng của tín dụng trung – dài hạn a. Mục đích và đối tượng cho vay Khác hẳn với loại hình tín dụng ngắn hạn chủ yếu dùng để bổ xung vốn lưu động cho các doanh nghiệp, tín dụng trung dài hạn được dùng để tài trợ cho nhu cầu tài sản cố đính, tài sản lưu động thường xuyên và các dự án có thời gian tương đối dài. Mục đích của cho vay trung dài hạn là các chi phí cấu thành trong tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm giá trị vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ, chi phí nhân công…Tuy nhiên, ngân hàng thương mại sẽ không cho vay toàn bộ các chi phí mà khách hàng sẽ phải bỏ ra chỉ cho vay theo một tỷ lệ nhất định , thường là 70% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng. b. Thời hạn cho vay Được tính bắt đầu từ khi khách hàng nhận được vốn vay cho đến khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.Tín dụng trung, dài hạn do mục đích của người đi vay chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định hoặc các Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng dự án có thời gian thu hồi vốn chậm.Trên thực tế,thời hạn cho vay của các khoản vay trung dài hạn thường có hai trường hợp: - Khoản vay phát huy ngay hiệu quả sau khi số tiền vay được sử dụng, thời hạn cho vay chính là thời gian thu hồi - Khoản vay phải trải qua một thời gian mới phát huy được hiệu quả, khách hàng mới có khả năng trả nợ.Đối với trường hợp này thời hạn cho vay phải bao gồm thời gian trả nợ và khoảng thời gian phát huy hiệu quả của đồng vốn Thời hạn cho vay phải dựa trên thỏa thuận giữa người đi vay và ngân hàng. Thỏa thuận này thông thường được căn cứ vào thời gian khấu hao của dự án vì đây là nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng. Do đó, tùy vào thời gian khấu hao mà các khoản vay có thề kéo dài từ trên 12 tháng đến 60 tháng ( tín dụng trung hạn ) hoặc trên 60 tháng ( tín dụng dài hạn ) Tùy thuộc vào loại khách hàng và thời hạn cho vay mà kì hạn trả nợ cũng khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại kì hạn trả nợ: - Kì hạn trả nợ đều nhau theo tháng , quý hoặc năm - Kì hạn trả nợ có tính thời vụ - Kì hạn trả nợ chỉ có 1 lần vào lúc kết thúc thời hạn cho vay c. Nguồn vốn sử dụng để cho vay NHTM luôn luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của mình, đây là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng, ảnh hưởng không chỉ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là uy tín , hình ảnh của ngân hàng. Do đó, việc cho vay phải dựa trên nền tảng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Vì một trong những đặc trưng của tín dụng trung dài hạn là thời hạn cho vay tương đối dài nên nguồn vốn NHTM cho khách hàng vay cũng phải ổn định và có thời hạn tương ứng. Các nguồn vốn này thường là : - Vốn tự có: là nguồn vốn của ngân hàng Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 11
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Nguồn vốn huy động TDH : nguồn vốn này có thề được hình thành theo hình thức tiền gửi trung dài hạn hoặc phát hành trái phiếu dài hạn. Nguồn vốn này đang ngày càng bị hạn chế do ngân hàng thương mại khó huy động các khoản tiền gửi dài hạn trong dân, người dân thường không thích gửi các khoản tiền trong thời hạn dài mà chỉ gửi các thời hạn ngắn trong khi chờ đợi các cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn - Vốn đi vay trung dài hạn : NHTM có thể tìm nguồn vốn TDH bằng cách vay NHNN hoặc vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên việc vay NHNN thường phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kì. Vay nợ nước ngoài thường chỉ áp dụng cho các dự án lớn , hiểu quả kinh tế cao bởi nguồn vay nợ nước ngoài thường lớn, lãi suất chấp nhận được nhưng các NHTM cần phải tính đến yếu tố rủi do không thanh toán được nợ hoặc rủi do tỷ giá - NHTM cũng có thể sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay TDH nhưng chỉ theo một tỷ lệ nhất định vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM. Do đó , NHNN đã ban hành quyết định 457/2005/QĐ – NHNN,theo đó NHTM chỉ được phép sử dụng 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH ( đối với các TCTD thì tỷ lệ này là 30%) - Vốn nhận ủy thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của nhà nước , tổ chức kinh tê tài chính tín dụng, xã hội trong và ngoài nước. Nguồn vốn này có đặc điểm và tình ổn định không cao, các dự án đầu tư thường chỉ định trước các NHTM chỉ là trung gian đóng vai trò quản lý, giải ngân và thu hồi vốn đầu tư, họ không có quyền lựa chọn dự án đầu tư. d. Lãi suất cho vay Lãi suất phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: - Mức lãi suất chung trên thị trường : Các NHTM luôn phải căn cứ vào mức lái suất chung để quyết định lãi suất cho vay. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 12
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Số tiền vay : Số tiền khách hàng vay càng lớn thì lãi suất lại thường thấp hơn do các chi phí dàn xếp thẩm định và quản lý các khoản vay có quy mô lớn, rẻ hơn các khoản vay có quy mô nhỏ tính trên giá trị khoản vay. Thêm vào đó, các khoản vay có quy mô lớn thường dành cho các khách hàng lớn, có tình hình kinh doanh tốt, mức độ rủi ro tín dụng thấp. - Thời hạn vay : Nếu thời hạn vay kéo dài sẽ làm nảy sinh nhiều rủi ro và phát sinh nhiều chi phí nên các khoản vay có thời gian càng dài thì lái suất cho vay sẽ cao hơn. - Mức độ rủi ro của khách hàng : Theo đánh giá của NHTM, các khách hàng nào có mức độ rủi ro cao sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn các khách hàng có mức độ rủi ro thấp. - Lãi suất cho vay TDH có thể là lãi suất cố định, áp dụng luôn cho cả thời hạn vay, cũng có thể là lãi suất thả nổi, được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn vay.Khi áp dụng cho vay theo lãi suất thả nổi, NHTM sẽ kèm theo các điều khoản về lãi suất sàn và lãi suất trần để hạn chế tính biến động, giảm bớt rủi ro cho cả người đi vay và người cho vay. e. Rủi ro và tài sản đảm bảo Hoạt động cho vay của NHTM luôn chịu tác động của nhiều yếu tố. Do thời hạn dài nên NHTM không thể dự đoán chính xác tác động của các nhân tố đến hoạt động tín dụng trung – dài hạn. Vì vậy rủi ro trong hoạt động này cũng cao hơn so với cho vay ngắn hạn , thời hạn cho vay càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình , NHTM thường đòi hỏi khách hàng phải có hình thức bảo đảm, có thể là tài sản hoặc là sự bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm sẽ giúp trong quá trình sử dụng vốn , đối với hầu hết các khoản vay trung – dài hạn thì đây là một điều kiện rất quan trọng để khách hàng có thể vay được vốn . Tuy nhiên, hình thưc đảm bảo không phải là Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 13
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng yếu tố quyết định để NHTM ra quyết định cho vay, nó chỉ là cứu cánh cho NHTM không nên quá chú trọng vào vấn đề này mà cần xem xét hiệu quả kinh tế mà khoản vay có thể đem lại cho khách hàng. 1.2.3. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn a. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với các doanh nghiệp Các khách hàng có nhu cầu vay trung – dài hạn thường là các doanh nghiệp, mà đối với các doanh nghiệp thì vốn bao giờ cũng là 1 nhu cầu cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, giảm giá thành để đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, với mục tiêu là thắng trong cạnh tranh thu được lợi nhuận cao. Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn cần 1 lượng vốn lớn để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới công nghê… Các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đó bằng nhiều hình thức như : - Dùng nguồn vốn tự có - Phát hành cổ phiếu, trái phiếu - Đi vay các NHTM Đối với biện pháp tài trợ bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp : Biện pháp này rất hạn chế, vì không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ vốn để thực hiện các hoạt động này. Đối với biện pháp phát hành cổ phiếu trái phiếu : Đây là biện pháp được sử dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên sử dụng biện pháp này các doanh nghiệp phải cân nhắc liệu các cổ phiếu, trái phiếu này có được nhà đầu tư chấp nhận hay không, nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như : uy tín của doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường chứng khoán, tâm lý của nhà đầu tư… Mặt Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 14
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng khác, cũng có các doanh nghiệp không muốn phát hành cổ phiếu để tránh trường hợp phải phân chia quyền kiểm soát cho các cổ đông mới. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư thì lớn trong khi đó vốn tích lũy của các doanh nghiệp còn quá ít, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế, thị trường chứng khoán chưa phát triển, cho nên các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của mình và phần còn lại phải dựa vào sự tài trợ của hệ thống NHTM. Có thể nói tín dụng TDH thực sự trở thành một công cụ tài trợ hữu hiệu đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp. b. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với các NHTM Hiện nay, các NHTM đã phát triển rất nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ nhưng cho vay luôn là hoạt động chủ yếu của các NHTM, chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập của ngân hàng. Trong đó hoạt động tín dụng TDH luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của NHTM. Có thể nói, tín dụng TDH có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này được thể hiện ở chỗ : - Khi cho vay, quy mô khoản vay càng lớn thời hạn cho vay càng dài thì tiền lãi vay càng lớn. Do đó các khoản vay TDH luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, NHTM phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng TDH vì đây là một hoạt động mang lại thu nhập lớn đồng thời rủi ro cũng rất cao. -Việc mở rộng tín dụng TDH tạo điều kiện phát triển uy tín cho ngân hàng khẳng định khả năng tài chính, tiềm lực về vốn của NHTM, củng cố thương hiệu và nâng cao tính cạnh tranh của NHTM. - Thông qua hoạt động tín dụng TDH, ngân hàng có thể mở rộng đối tượng khách hàng, khai thác được các khách hàng tiềm năng, mở rộng phát triển các dịch vụ khác cho doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng có thể tạo dựng được quan hệ Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 15
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp đã vay vốn và điều này sẽ thúc đẩy tín dụng ngắn hạn phát triển. Vì những lý do kể trên có thể thấy tín dụng TDH luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với hoạt động của ngân hàng. Do vậy,tín dụng TDH cần phải được NHTM quan tâm, chú trọng phát triển, việc mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động này. c. Đối với nền kinh tế Nền kinh tế nào cũng cần có những khoản vốn TDH dù là nền kinh tế của các nước đang phát triển hay là nền kinh tế của các nước phát triển. Các nước có nền kinh tế phát triển thì cần đầu tư TDH để nâng cao, phát triển kinh tế theo chiều sâu. Các nước có nền kinh tế đang phát triển thì cần phải đầu tư phát triển kinh tế theo chiều rộng. Do đó, có thể thấy rõ đối với nền kinh tế của 1 nước đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động tín dụng TDH có những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế. - Tín dụng TDH góp phần quan trọng vào sự mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp mà sự phát triển của các doanh nghiệp góp phần tạo nên sú phát triển của cả nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp mới được thành lập hoặc mở rộng quy mô thì nền kinh tế sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đời sống người lao động sẽ từng bước được cải thiện. Thêm vào đó sự phát triển sản xuất sẽ nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao nguồn thu cho ngân sách và nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần cải thiện cán cân thương mại và thanh toán quốc tế. - Thông qua huy động và cho vay có định hướng, hoạt động tín dụng TDH góp phần to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vì tín dụng TDH là 1 công cụ quan trọng mà thông qua nó các NHTM sẽ tiến hành tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và giúp phát triển các nền kinh tế mũi nhọn, trọng Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 16
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng điểm. Các khoản tín dụng này sẽ tạo điều kiện xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác triệt để các nguồn lực để tập trung phát triển nền kinh tế theo hướng có lợi. Thông qua đó, cơ cấu kinh tế sẽ được chuyển dịch theo hướng hợp lý, đẩy mạnh tốc đọ phát triển của nền kinh tế góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Như vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng TDH có vai trò quan trọng đối với không chỉ hai bên ngân hàng và doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế. Với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, tín dụng TDH cần phải được quan tâm và phát triển một cách hợp lý. d. Đối với quan hệ kinh tế đối ngoại Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với thị trường thế giới. Các hoạt động tín dụng tín dụng trung – dài hạn đã trở thành nhịp cầu nối liền quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau bằng các hình thức kinh doanh cho vay quốc tế như : Các hình thức giữa các chính phủ, giữa các cá nhân với chính phủ, giữa cá nhân với cá nhân, các hình thức tài trợ, cho vay không hoàn lại của chính phủ cấc nước. 1.2.4. Các loại tín dụng trung – dài hạn - Cho vay theo dự án đầu tư Đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dự án sau khi đã xem xét khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của dự án đó. Do vậy, công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn khẳng định lại các vấn đề : Chi phí sản xuất, giá thành thị trường tiêu thụ, quy trình công nghệ. Bởi vì việc quyết định cấp một khoản tín dụng sẽ ràng buộc ngân hàng với người vay một khoảng thời gian dài tùy theo từng dự án cho nên cần phải nghiên cứu một cách nghiên cứu và xem xét kĩ các rủi ro xảy ra. Hình thức cho vay theo dự án gồm : + Tín dụng hợp vốn ( cho vay đồng tài trợ ) Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 17
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Cho vay đồng tài trợ là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng cho một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Quan hệ tín dụng dưới hình thức đồng tài trợ gồm hai bên tham gia : Bên đồng tài trợ và bên nhận tài trợ. Bên đồng tài trợ : Tối thiểu phải có từ hai ngân hàng thành viên trở lên, mỗi ngân hàng thành viên là một tổ chức tín dụng hoặc nhiều khi cũng có thể là một chi nhánh của một tổ chưc tín dụng được ủy quyền. Các ngân hàng thành viên sẽ bàn bạc cùng nhau chọn ra một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Nhìn chung mọi quan hệ về tín dụng giữa bên đồng tài trợ và bên nhận tài trợ đều được thông qua tổ chức tín dụng làm đầu mối. Bên nhận tài trợ : thường là một pháp nhân hoặc cá nhân có nhu cầu vay vốn đàu tư cho dự án. + Tín dụng trực tiếp Đây là hình thức tín dụng trung – dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm đối với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ. Thực tế cho thấy việc lựa chọn dự án tốt là yếu tố quyết định nhất của hình thức tín dụng này. + Tín dụng tuần hoàn Tín dụng tuần hoàn được coi là tín dụng trung – dài hạn khi thời hạn của hợp đồng kéo dài từ một đến vài năm và người vay rút tiền ra kh cần và được trả nợ khi có nguồn, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Trong các doanh nghiệp cổ phần khi có nhu cầu về vốn trung – dài hạn, doanh nghiệp có thể gia tăng việc phát hành cổ phiếu nhưng cũng có thể vay ngân hàng dưới hình thức tín dụng tuần hoàn, sau đó sử dụng phần lợi nhuận tính trả cho cổ đông đẻ trả nợ, đồng thời tăng vốn góp của cổ đông lên. Thực chất đây là một Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 18
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng hình thức cải biến cơ cấu tàu chính của doanh nghiệp, chuyển nợ vay ngân hàng thành vốn trung – dài hạn. Doanh nghiệp vay vốn cũng có thể yêu cầu ngân hàng chuyển tín dụng tuần hoàn thành tín dụng trung – dài hạn và thậm chí có thể ra hạn kéo dài nhiều năm với điều kiện có tài khoản đảm bảo cho khoản vay một cách chắc chắn. Việc chuyển đổi này thường được diễn ra vào cuối giai đoạn của hợp đồng và điều đó còn phụ thuộc vào mức độ hợp đồng và tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. - Tín dụng thuê mua Tín dụng thuê mua là một kiểu cho thuê tài sản để sử dụng. Tài sản cho thuê gồm động sản và bất động sản như nhà cửa, máy móc, thiết bị văn phòng. Đối với người cho thuê ( ngân hàng ) : đa dạng hóa việc sử dụng vốn, mở rộng khách hàng , tăng thêm sản phẩm ngân hàng , giảm mức độ rủi ro so với cấp tín dụng hoặc bảo lãnh. Vì trong thời gian cho thuê , ngân hàng vẫn có khả năng nhanh chóng lấy lại thiết bị nếu người đi thuê không tuân thủ theo hợp đồng thuê. Tín dụng thuê mua bảo đảm sử dụng đúng đắn số vốn tài trợ , tỷ lệ sử dụng vốn cao . Đối với người đi thuê : Người đi thuê không phải bỏ ngay một số tiền để mua sắm thiết bị nhưng vẫn có thiết bị sử dụng , có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến đồng thời hạn chế được sự nỗi thời nhanh chóng của thiết bị. Mô hình tín dụng thuê mua có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước, tạo điều kiện giúp đỡ những doanh nghiệp không đủ vốn nhưng vẫn có thể thuê được máy móc , thiết bị hiện đại , thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh , tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. 1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn 1.3.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 19
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Chất lượng sản phẩm,dịch vụ là một phạm trù rất quan trọng và phức tạp,phản ánh tổng hợp các nội dung kỷ thuật ,kinh tế xă hội .Do tính phức tạp của nó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.Mổi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu,nhiêm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên các góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng ,xuất phát từ người sản xuất ,người tiêu dùng, từ sản phảm hay đòi hỏi của thị trường. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của mộtt sản phảm với một tập hợp các yêu cầu và tiêu chuẩn,quy cách đã được xây dựng trước. Trong nền kinh tế thị trường,người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau về chât lượng sản phẩm nhưng khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu cạnh tranh, giá cả…Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chât lượng là năng lực của sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của người sử dụng,còn theo Philip Croby- một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về quản lý chất lượng thì: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” Theo ông, yêu cầu ở đây là yêu cầu của người tiêu dùng và người sản xuất.Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( ISO ) trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu những đặc trưng của mình thể hiện được sư thõa mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phảm mà người tiêu dùng mong muốn”. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là vấn đề vô cùng phong phú, phức tạp do tính đa dạng của hoạt động kinh doanh ngân hàng.Về cơ bản,một sản phẩm do một tổ chức cung cấp phải có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng .Sản phẩm ngân hàng mang nhiều đặc điểm khác với các sản phẩm của các Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 20
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng ngành công nghiệp.Tính vô hình ,tính không thể tách biệt,tính không ổn định và khó xác định nên việc xác định chất lương tín dụng là rất khó.Trên cơ sở các quan niệm chất lượng trên ta có thể hiểu chất lượng TDNH như sau: “Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng,đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn,tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển KT-XH. Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu,vừa mang tính định tính,vừa mang tính định lượng. Chất lượng tín dụng được hiểu là sư hiệu quả của việc sử dụng khoản vốn vay mà ngân hàng thương mại đã cấp cho khách hàng. Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích cho cả khách hàng ,ngân hàng và nền kinh tế . Nếu chỉ đem lại lợi ích cho một bên ngân hàng thì khoản tín dụng đó không thể coi là tín dụng có chất lượng. Bởi vì khi NHTM cho vay thì ngoài việc xem xét khả năng hoàn trả của khách hàng còn cần phải tính đến xem liệu khoản vốn mình cấp cho khách hàng có mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng .Như vậy,một khoản tín dụng có chất lượng phải là khoản tín dụng đem lại phải đáp ứng lợi ích cho cả 3 bên: + Đối với ngân hàng thương mại : Chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp ,tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. + Đối với khách hàng : Chất lượng tín dụng là khoản tin dụng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất về lãi suất, kỳ hạn, hình thức giải ngân va thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng , thủ tục đơn giản thuận tiện, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 21
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng + Đối vối nền kinh tế : Khoản tín dụng có chất lượng là khoản tín dụng góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ cho hoạt đọng kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng của đất nước. 1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung –dài hạn Tín dụng từ xưa đến nay vẫn là hoạt đọng chủ yếu của các NHTM. Mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng.Trong đó hoat động tín dụng trung –dài hạn luôn đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của các NHTM. Việc mở rộng tín dụng TDH là một việc làm cần thiết để gia tăng thu nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng và đáp ứng ngày càn tốt hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, các khoản cho vay trung – dài hạn có qui mô lớn, thời hạn cho vay dài thường chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, việc nâng cao chất lượng các khoản tín dụng luôn là mối quan tâm của các ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng trung –dài hạn được nâng cao cũng sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình. Khi đó, NHTM sẽ có thể giảm được các chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó đảm bảo được khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra ,khả nă cấp tín dụng sẽ gia tăng và thu hút được nhiều khách hàng, NHTM có thể cung cấp nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng. Ngân hàng sẽ ngay càng nâng cao được hình ảnh và uy tín của mình,tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh. Đảm bảo chất lượng tín dụng TDH sẽ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đất nước. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo thì nguồn vốn cho vay sẽ tăng, sẽ Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 22
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng có ngay càng nhiều khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn tham gia đầu tư phát triển sản xuất, từ đó đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Với những ưu điểm trên, việc cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn là cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng, đem lại thu nhâp về nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Vì thế, chất lượng tín dụng cần phải được chú ý nâng cao. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung-dài hạn. Chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng của mõi ngân hàng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định . a. Đánh giá chất lượng tín dụng trung- dài hạn cua ngân hàng từ phía người đi vay (khách hàng ). * Chi phí vốn vay (lãi suất tiền vay). Chi phí hay giá của sản phẩm, dịch vụ là tiêu chí dược khách hàng quan tâm hàng đầu khi tiếp cân với bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào .Đối với dịch vụ ngân hàng ,giá cả ở đây chính là lãi suất cho vay và các loại chi phí (nếu có ) của khoản vay. Xét trên một ngân hàng cụ thể thi giá (lãi suất) của các khoản vay khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro tiềm ẩn (theo cách đánh giá của ngân hàng) của mõi khoản vay. Đối với cho vay trung dài hạn ,do thời gian dài giá trị khoản vay thường lớn nên ngan hàng luôn thẩm định, đánh giá mức độ rủi ro rất kỹ lưỡng,thông thường lãi suất cho vay sẽ tương ứng với mức độ rủi ro của khoản vay trên nguyên tắc : rủi ro cao thì lãi suất cao và ngược lại ,rủi ro thấp thì lãi suất thấp (tất nhiên chỉ cho vay khi khoản vay không nằm trong giới hạn chấp nhận được ). Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 23
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Còn xét trong tổng thể ngành ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh giữa các NHTM thì lãi suất dịch vụ tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng của các ngân hàng này thường không khác nhau nó phụ thuộc vào hai yếu tố: + Lãi suất huy động tiền gửi đầu vào : NH nào có chi phí đầu vào thấp ( lãi suất huy động thấp) thì lãi suất cho vay thường sẽ thấp hơn. + Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng Do vậy, để giảm lãi suất cho vay , thu hút được nhiều khách hàng , nhiều phương án ,dự án khả thi giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng thì các ngân hàng cần phải giảm thiểu chi phí đầu vào ( lãi suất huy động ). Để làm được điều đó các ngân hàng không ngừng xây dựng hình ảnh, uy tín của mình trong mắt khách hàng. * Thời gian bình quân để xét duyệt một khoản vay trung – dài hạn. Ngoài yếu tố chi phí ( lãi vay ) thì thời gian được đáp ứng nhu cầu cũng là một tiêu chí mà khách hàng rất quan tâm bởi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tiêu chí này đôi khi quyết định sự thành bại của một phương án kinh doanh. Vì vậy tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng. Do vậy, để trách việc mất đi những khách hàng tốt, nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, các ngân hàng cần phải rất chú ý đến chỉ tiêu này, cần nỗ lực tìm mọi giải pháp để đơn giản vẫn đảm bảo sự an toàn tín dụng cho ngân hàng. * Sự đa dạng của loại hình tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng. Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc để nâng cao chất lượng tín dụng, ngoài những yếu tố khác ngân hàng cần đặc biệt chú trọng tới sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm tín dụng. Do vậy, các ngân hàng cần liên tục nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. b. Đánh giá chất lượng tín dụng rung – dài hạn từ phía người cho vay ( ngân hàng ) Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 24
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Chỉ tiêu doanh số cho vay trung – dài hạn. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã sử dụng để cho vay trung – dài hạn. Chỉ tiêu này mang tính chất thời kỳ, thường được tính cho một năm. Doanh số cho vay lớn và tốc độ tăng nhanh cho thấy hoạt động tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng đang rất tốt và ngày càng được mở rộng. - Chỉ tiêu dư nợ trung – dài hạn. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tuyệt đối mang tính thời điểm, phản ánh số tiền trung – dài hạn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu hồi do khoản vay chưa đến hạn thanh toán hoặc khoản vay đang bị nợ quá hạn. Mặc dù bao gồm cả những khoản vay quá hạn nhưng chỉ tiêu dư nợ nói chung và dư nợ tín dụng trung – dài hạn nói riêng được các ngân hàng rất quan tâm. Chỉ tiêu này cho biết quy mô tín dụng trung – dài hạn của một ngân hàng và thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau ngân hàng sẽ đánh giá được tốc độ phát triển tín dụng trung- dài hạn của ngân hàng mình. Từ chỉ tiêu dư nợ tín dụng trung – dài hạn ta cũng có thể tính toán và đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng qua một chỉ tiêu khác là : Dư nợ cho vay T& DH Tỷ lệ dư nợ cho vay T&DH = Tổng dư nợ cho vay Chỉ tiêu tuyệt đối cho biết quy mô tín dụng trung dài hạn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.Qua việc so sánh các thơi điểm,ngân hàng sẽ biết được tốc độ phát triển TDH ra sao, đồng thời cũng một phần phản ánh được chất lượng tín dụng đang tăng lên hay giảm xuống. Nếu dư nợ tăng nhiều và ổn định thì chứng tỏ hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Chỉ tiêu tương đối cho biết tỷ trọng của dư nợ cho vay TDH với tổng dư nợ, đồng thời cũng phản ánh tương quan với dư nợ ngắn hạn. Hoạt động tín dụng Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 25
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng TDH thường mang lại lợi nhuận lớn hơn cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay thi chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng vào phát triển cho vay TDH, điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Dư nợ tín dụng TDH Tỷ lệ dư nợ tín dụng TDH = Trên tổng tài sản Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tương quan so sánh về quy mô cho vay TDH so với tổng tài sản, để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng. - Chỉ tiêu doanh số thu nợ TDH Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngân. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ công tác thu nợ được tiến hành tốt. Khoản tín dụng có chất lượng mang lại hiệu quả cho khách hàng, giúp cho khách hàng trả được nợ. Điều này có nghĩa là khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng là tốt. Để đánh giá chính xác hơn, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối đó là Doanh số thu nợ TD TDH Chỉ tiêu vòng quay vốn TD = Dư nợ TDH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong vòng một năm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số vòng chu chuyển vốn tín dụng càng lớn hiệu quả của hoạt động tín dụng càng cao, thu được nhiều nợ và nhanh chóng đưa vốn vào vòng quay. - Chỉ tiêu đánh giá lại lợi nhuận do tín dụng trung – dài hạn mang lại. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả kinh tế do hoạt động cho vay TDH mang lại, đây luôn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng TDH, vì có những khoản vay TDH có chất lượng tốt mới có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khách hàng sử dụng vốn hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 26
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng thời hạn, ngân hàng quản lý chi phí huy động và cho vay tốt nên có lợ nhuận cao. Để đánh giá đóng góp của hoạt động tín dụng TDH cho NHTM, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối : Lợi nhuận từ hoạt động TD TDH Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động= Tín dụng TDH Tổng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động tín dụng TDH mang lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của tín dụng TDH đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì có nghĩa là lợi nhuận do cho vay TDH đang tạo nên lợi nhuận chủ yếu, có đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra để đánh giá khả năng sinh thời và hiệu quả của các khoản cho vay TDH ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu : Lợi nhuận từ TD TDH Tỷ lệ lợi nhuận từ TD TDH = Trên dư nợ TD TDH Dư nợ TD TDH - Chỉ tiêu đánh giá về nợ quá hạn Nợ quá hạn tín dụng TDH là một yếu tố không thể tránh khỏi khi hoạt động tín dụng, nhất là đối với tín dụng TDH. Khi một khoản vay đến hạn cần phải thanh toán mà khách hàng không thể hoàn trả như cam kết ( không trả nợ gốc và lãi hoặc không trả nợ gốc, hoặc không trả nợ lãi ) thì khoản vay đó sẽ được chuyển sang làm nợ quá hạn. Tuy là yếu tố không thể tránh nhưng nợ quá hạn vẫn là một chỉ tiêu qun trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng TDH. Chất lượng tín dụng TDH không thể coi là cao nếu như tỷ lệ nợ quá hạn lớn, như vậy có Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 27
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng nghĩa là hoạt động này của ngân hàng kém hiệu quả, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lớn. Thông thường, NHTM dùng những chỉ tiêu sau để đánh giá nợ quá hạn : Nợ quá hạn của TD TDH Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng = Dư nợ TDH Tổng dư nợ TD TDH Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng TDH càng kém hiệu quả, các khoản cho vay không đem lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng khiến khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro. Ngâ hàng sẽ phải xem xét đến khả năng thu hồi lại những khoản nợ quá hạn này. Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng tỷ lệ sau để xem xét hiệu quả hoạt động tín dụng TDH trong hoạt động tín dụng chung của ngân hàng : Nợ quá hạn của TD TDH Tỷ lệ nợ quá hạn từ tín dụng = TDH trên tổng nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn Tỷ lệ này cho biết trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng thì nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng TDH chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Nợ quá hạn luôn tồn tại trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng TDH nói riêng. Vì thế ngân hàng không thể xóa bỏ nó mà cần phải tìm cách hạ thấp các chỉ tiêu trên để nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng của mình. - Nợ xấu trung – dài hạn Theo quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi bổ sung quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì nợ ngân hàng được chia thành năm nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5, trong đó nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức là các khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 28
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng vốn. Nợ xấu TDH càng nhiều cho thấy rủi ro từ hoạt động này càng lớn, hiệu quả của hoạt động này là không cao, ngân hàng cần có các biện pháp để trích lập dự phòng, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra tương tự như chỉ tiêu nợ quá hạn, ngân hàng còn có thể sử dụng chỉ tiêu tương đối về nợ xấu : Nợ xấu TDH Tỷ lệ nợ xấu TDH trên tổng = Dư nợ TDH Tổng dư nợ TDH Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng TDH càng thấp, chứa đựng càng nhiều rủi ro. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng TDH, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp cụ thể để giảm bớt tỷ lệ này. - Số lượng khách hàng vay TDH : Ngoài các chỉ tiêu trên một chỉ tiêu khác mà hiện nay các NHTM cũng rất quan tâm đó là số lượng khách hàng vay TDH. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng đang đi đúng hướng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng tốt, uy tín tăng lên và quan trọng hơn đó là ngân hàng đã phân tán rủi ro cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. c. Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn trên phương diện xã hội - Dư nợ xếp theo cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành nghề. Chỉ tiêu này giúp người đánh giá được tỷ lệ dư nợ tín dụng của ngân hàng đang tập trung hỗ trợ vốn cho loại thành phần kinh tế nào ,ngành nghề nào. Trên cơ sở đó tính toán chỉ tiêu này phần nào có thể biết được ngành nghề nào đang được đánh giá cao ngành nào đang phát triển mạnh …Chỉ tiêu này cho biết đồng vốn mà ngân hàng đưa ra thị trường có hiệu quả mang tính vĩ mô hay không,ngân hàng đóng góp ở mức độ nào vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước . - Số lượng các doanh nghiệp mới thành lập được tài trợ tín dụng TDH. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 29
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Các doanh ngiệp khi mới thành lập thường có quy mô nhỏ bé thiếu kinh nghiệm quản lý khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường ,thiếu công nghệ …Và tất cả đều bắt nguồn từ việc thiếu vốn ,đăc biệt là vốn trung dài hạn trong khi đó hầu hết các ngân hàng đều rất do dự trong việc tài trợ vốn trung dài hạn cho đối tượng khách hàng mới thành lập vì cho rằng mức độ rủi ro rất cao.Chính vì vậy,chỉ tiêu trên phần nào cho thấy mưc độ đóng góp của ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn . a. Các nhân tố từ phía khách hàng. Cho vay là nhịp cầu nối giữ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vớ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó, mỗi biểu hiện tốt xấu trong hoạt động của khách hàng sẽ có những ảnh hưởng tương ứng với hoạt động sản xuất kinh doanh cho vay thông qua cơ chế tác động của mối quan hệ cho vay. Với những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và quan hệ cho vay tốt, nhịp cầu nối giữa vay và cho vay thông suốt tạo điều kiện tăng vòng quay vốn cho vay, mở rộng quy mô vốn đầu tư mang lại thu nhập cho ngân hàng cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Mức độ phù hợp giưa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của DN sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Do đó lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay cũng bị giới hạn bởi mức lợi nhuân mà doanh ngiệp thu được từ .Nếu như lãi suất tiền vay lớn hơn lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng quá trình sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và của nèn kinh tế nói chung thì lúc này hoạt động cho vay Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 30
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng không còn là đòn bẩy thúc đẩy cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển theo đó chất lương cho vay bị ảnh hưởng . b. Các nhân tố từ phía ngân hàng. - Khả năng nguồn vốn cho vay. Để tiến hành hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Nếu thực hiện theo nguyên tác chỉ dùng vốn huy động trung dài hạn để cho vay trung dài hạn thì các ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng được các khoản cho vay trung dài hạn. Trong thực tế ngân hàng có thể sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn nhưng phải tính toán để không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng. Hiện nay NHNN cho phép các NHTM được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn, với tổ chức tín dụng khác là 30%. Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn của ngân hàng được tạo từ các nguồn sau: + Nguồn vốn huy động trung – dài hạn: Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế vầ cá nhân trên cơ sở có sự thỏa thuận thời gian rút tiền từ một năm trở lên. Khách hàng cá nhân thường gửi các khoản tiết kiệm với mục đích sinh lời và an toàn. Họ ít có nhu cầu rút tiền khi đến hạn mà chỉ rút lãi hoặc nhập lãi vào gốc để gửi tiếp nên đây là nguồn vốn khá ổn định. Tuy nhiên các khoản gửi tiết kiệm thời gian dài thường chiếm tỷ lệ ít do đó khi cần vốn với số lượng lớn ngân hàng thường phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn. + Vốn tự có: Nguồn vốn này thuộc sở hữu của ngân hàng, thường được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất, phần còn lại cungf với vốn bổ sung và lợi nhuận hàng năm của ngân hàng để cho vay TDH. + Nguồn vốn ngắn hạn: Các ngân hàng hiện nay đều sử dụng một tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay TDH bởi lẽ tại một thời điểm không thể có sự trùng hợp hoàn toàn nguồn vốn và sử dụng vốn ở cả ba yếu tố: số lượng, thời hạn và lãi suất. Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 31
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Chính sách tín dụng của ngân hàng Trong mỗi thời kỳ khác nhau các ngân hàng có chính sách tín dụng khác nhau. Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng khoản vay, đến các khoản bảo đảm và nhiều yếu tố khác. Chính sách cho vay được xây dựng, thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ kết hợp hài hòa lợi ích ngân hàng, khách hàng và xã hội thì hứa hẹn sẽ một chất lượng cho vay TDH tốt và ngược lại. - Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng Trong bất kỳ lĩnh vực nào con người luôn là yếu tố quan trọng. Tín dụng TDH là một trong nhựng nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu về pháp luật, nắm bắt được thông tin thị trường, có khả năng thẩm định tốt để có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho ngân hàng. - Chất lượng thẩm định dự án Khi quyết định cung cấp một khoản vay đặc biệt là cho vay TDH các ngân hàng bắt buộc phải thẩm định thông qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của dự án đầu tư và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay. Do các khoản cho vay TDH thường đem lại nhiều rủi ro, khả năng linh hoạt kém nên thông qua công tác thẩm định có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay khối lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu, từ đó đảm bảo tính ổn định củ khoản vay. Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng là rất lớn và khoản vay sẽ không có hiệu quả cao. Do đó các ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về dự án và các lĩnh vực có liên quan. Khi cho vay ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về tình hình thực hiện dự án, về thị trường và các thông tin khác để có thể phản ứng kịp thời trước những đột biến có thể xảy ra. - Giám sát các khoản tín dụng. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 32
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài luôn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Vì vậy công tác theo dõi giám sát cho vay TDH sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu về sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Làm tốt công tác này giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro và thông qua việc luôn bám sát hoạt động của doanh nghiệp để có những biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp khi gặp khó khăn để thực hiện dự án có hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lương cho vay TDH. - Những yếu tố thuộc về đạo đức Ngoài trình độ chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi rất cao đối với cán bộ ngân hàng. Nếu cán bộ ngân hàng có tư lợi riêng họ sẽ liên kết với khách hàng để lừa ngân hàng và làm trái với những quy định của Nhà nước, làm sai quy chế quy định của ngành. Vì thế có thể nói rằng yếu tố đạo đức cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng. Ngoài những nhân tố từ phía khách hàng và ngân hàng, chất lượng tín dụng TDH còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như sự biến động về kinh tế - chính trị - xã hội, những thay đổi trong chính sách quản lý của nhà nước, ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa… Kết luận chương 1 Qua những vấn đề đã trình bày ở trên, ta có thể thấy tín dụng trung dài hạn là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cả doanh nghiệp ngân hàng và cả nền kinh tế. Vì vậy mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn là một việc làm cần thiết mang lại lợi ích cho cả ba bên ngân hàng , khách hàng và cả nền kinh tế. Ngân hàng thương mại phải thương xuyên kiểm tra, đánh Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 33
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng giá chất lượng tín dụng để có cái nhìn khách quan và chính xác nhất,khi phân tích chất lượng tín dụng cần phải xem xét đến tác động của các yếu tố, đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng . Ngoài ra, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn. Do đó muốn nâng cao được chất lượng tín dụng trung dài hạn ngân hàng cần có những tác động khác nhau,đồng thời đưa ra các biện pháp đúng đắn. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 34
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG T-DH TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN LÝ NHÂN TỈNH HÀ NAM 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lý Nhân 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hang Việt Nam có rất nhiều điểm quan trọng, trong đó phải kể đến nghị định 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng( nay là chính phủ ) ban hành ngày 26/3/1988. Theo đó hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm : Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Được thành lập từ sau nghị định 53/CP của chính phủ. NHNo & PTNT Việt Nam đã trở thành một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất nước ta bên cạnh các ngân hàng lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Cho đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đã thực sự phát triển với hệ thống các chi nhánh ngân hàng có mặt rộng khắp trên toàn quốc. NHNo & PTNT huyện Lý Nhân trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Hà Nam tiền thân của NHNo & PTNT huyện Lý Nhân là một chi nhánh ngân hàng huyện trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh cũ là Hà Nam Ninh. Đầu năm 1997 tỉnh Hà Nam được thành lập. Huyện Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam, bao gồm một thị trấn và 24 xã. NHNo & PTNT huyện Lý Nhân được thành lập năm 1988 theo nghị định 53/NĐ – HĐBT ngày 26/3/1988. Nhiệm vụ chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Lý Nhân là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng trong địa bàn huyện Lý Nhân đối với mọi thành phần kinh tế : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, và chủ yếu là phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 35
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng NHNo & PTNT huyện Lý Nhân đã tập trung vốn đầu tư trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, đổi mới cơ cấu nông nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp. Từ ngày thành lập đến nay NHNo & PTNT huyện Lý Nhân luôn luôn ổn định và phát triển vững chắc, toàn diện cả về tổ chức bộ máy, nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. - Nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm. Trong đó chủ yếu là vốn huy động tại chỗ. Vốn huy động được để phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. - Doanh số thu chi tiền mặt qua các năm đều tăng thường xuyên đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiền mặt cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. - Từ ngày được thành lập NHNo & PTNT huyện Lý Nhân liên tục kinh doanh có lãi đảm bảo hệ thống lương tháng. Năm theo quy định. Đời sống cán bộ công nhân viên trong cơ quan luôn ổn định và từng bước được cải thiện cả về mặt vật chất và tinh thần. Làm tròn nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên và đối với Ngân sách nhà nước. - Lúc mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn và chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới. Đến nay NHNo & PTNT huyện Lý Nhân đã được xây dựng bề thế , khang trang , nâng cấp các thiết bị phương tiện đáp ứng được mọi hoạt động trực tiếp, gián tiếp liên quan tới nghiệp vụ của ngân hàng . Tùng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Có thể nói quá trình xây dựng và phát triển của NHNo & PTNT huyện Lý Nhân là quá trình phát triển vững chắc, ổn định và toàn diện. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Lý Nhân có trụ sở giao dịch chính đóng trên địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ-huyện Lý Nhân.Mạng lưới hoạt động từ 6 đến 7 xã có một phòng giao dịch,hoạt động phục vụ cho khách hàng có nhu cầu giao dịch.NHNo&PTNT huyện Lý Nhân gồm một người là giám đốc ngân hàng cấp hai và 2 người là Phó Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 36
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng giám đốc tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp điều hành bộ phận kế toán tiền tệ, kho quỹ, bộ phận tín dụng. Phòng hành chính nhân sự: 3 người. Phòng kế toán ngân quỹ: 10 người Phòng tín dụng : 8 người Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lý Nhân. Tổ chức mạng lưới: Có 2 phòng giao dịch gồm có :2 người là Trưởng phòng, 2 là Phó phòng, 2 người là Thủ quỹ, 4 người làm Kế toán, 10 người làm Tín dụng. Về trình độ chuyên môn: 45% số người có trình độ đại học, số còn lại là cao đẳng và trung cấp. 2.1.3. Hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2007-2009 a. Công tác huy động vốn và sử dụng vốn. Tình hình huy động vốn. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 37
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động trên nguyên tắc đi vay để cho vay. Quy mô nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi hoạt động của chính bản thân ngân hàng.Một nguồn vốn có cơ cấu hơp lý, chi phí huy động thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 2.1.Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Lý Nhân. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % TGKBNN 73.296 85.486 12.190 16,63 102.356 16.870 16,71 TGTCTD 446 364 -82 -18,39 456 92 25,27 TGTCKT &DC 233.317 236.846 3.529 1,51 273.313 4.900 2,06 TGTT TGTK KP,TP 4.935 5.117 182 3,69 6.110 1.545 30,19 228.340 231.682 3.342 1,46 267.150 7.500 3,24 42 47 5 11,90 53 6 12,76 Tổng NVHĐ 307.059 322.696 15.637 5,09 376.125 53.429 16,55 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân) Với lợi thế là ngân hàng chủ lực trên địa bàn, NHNo&PTNT đã tận dụng được mọi nguồn vốn huy động. Nhìn chung, nguồn vốn huy động qua các năm đều có xu hướng tăng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 322.696 trđ tăng 5,09% so với năm 2007. Mặc dù nguồn vốn huy động tăng nhưng tốc độ tăng có phần giảm sút. Ngân hàng đã không thực hiện được như kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên không thể nhìn vào con số để đánh giá tình hình huy động vốn của ngan hàng không tốt mà chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trong tổng quan nền kinh tế. Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 38
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Năm 2008 có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành ngân hàng. Đặc biệt là những tháng đầu năm, tỷ giá giá vàng diễn biến phức tạp, lãi suất giao dịch trên thị trường thời điểm đầu năm giữa năm và cuối năm chênh lệch rất lớn. Có những thời điểm thị trường khan hiếm tiền đồng và lãi suất giao dịch bị đẩy lên rất cao. Hoạt động ngân hàng bị tác động mạnh của thị trường tiền tệ, thay đổi nhiều về cơ cấu huy động vốn. Do huy động vốn khó khăn, hầu hết các ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để hút và giữ nguồn vốn. Lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nhiều ngân hàng ở một số thời điểm đã tăng lãi suất quá cao sát trần lãi suất cho vay làm thị trường tiền tệ bất ổn, khách hàng chuyển dịch lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và “làm giá” với ngân hàng. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao (giá tiêu dùng bình quân 2008 so với 2007 tăng 22,97%) đã ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.Năm 2007, tỷ lệ này là 75,98%, năm 2008 là 73,4% và năm 2009 tỷ lệ này là 72,67%. Nguồn vốn này nhìn chung tăng và tốc độ cũng tăng. Năm 2008 chỉ tăng 1,51% so với 2007 nhưng năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 2,06%. Khủng hoảng kinh tế và lạm phát gia tăng trong năm 2008 vì vậy các tổ chức kinh tế cũng như người dân ngần ngại khi gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, giá vàng liên tục tăng nên người dân sẵn sàng rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào vàng. Đây chính là nguyên nhân làm giảm lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhưng đến 2009 chính phủ và ngân hàng nhà nước thực hiện chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt sang dần nới lỏng cùng với chủ trương kích cầu, hạn chế suy giảm kinh tế đã làm cho tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên 2,06%. Có được điều này cũng là do chi nhánh luôn chú trọng nâng cao Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 39
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, năm 2009 cũng đẩy mạnh chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các DN mới để nâng cao số dư tại ngân hàng. Kể từ năm 2005, NHNo&PTNT Lý Nhân đã có thêm hình thức huy động vốn mới, phát hành trái phiếu kỳ phiếu. Đây là hình thức huy động thuận tiện đã đem lại một nguồn vốn ổn định vì người mua không thể rút trước hạn. Năm 2008 tỷ lệ tăng so với 2007 là 5%, năm 2009 tăng so vớ 2008 là 12,76%. Nguồn vốn từ loại hình huy động này cố tốc độ tăng lên vì có sự đảm bảo hoàn trả chắc chắn nhất. Tuy nhiên, đây là hình thức mới vì vay mà tỷ lệ nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tổ chức tín dụng biến động mạnh nhất. Năm 2008 giảm 82 trđ với tỷ lệ giảm là 18,39%. Đây chính là ảnh hưởng của CSTT thắt chặt của NHNN và quy định tăng tỷ lệ DTBB đã làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản vì vây mà lượng tiền gửi của các TCTD tại NHNo&PTNT Lý Nhân giảm. Năm 2009 đã tăng lên 92 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 25,27% so với 2008. Có được điều này là do đầu năm 2009 chính phủ triển khai hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với khách hàng và tăng trưởng tín dụng tăng lên một cách rất đáng kể. Tiền gửi KBNN chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 là 73.296 trđ chiếm 23,87%, năm 2008 là 85.486 trđ chiếm 26,49%, năm 2009 là 102.356 trđ chiếm 27,21%. Tiền gửi này đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng nguồn vốn , góp phàn mở rộng hoạt động kinh doanh đăc biệt là hoạt động cho vay. Mặc dù năm 2009 chư khắc phục được hết những khó khăn của cuôc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Lý Nhân vẫn đạt được những kết quả tương đối tốt. Sỡ dĩ , đạt được những kết quả trên là sự cố gắng phấn đấu của NHNo&PTNT Lý Nhân tích cực tìm nguồn, khơi tăng tiềm năng về vốn, vốn trong dân cư, TCKT, TCTD và các tổ chức khác đáp ứng nhu cầu về vốn mở rộng tín dụng một cách vững chắc, chủ động về nguồn vốn tại địa phương. Ngân hàng sẽ tích cực tuyên truyền Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 40
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng quảng cáo, tiếp thị nhăng tính hấp dẫn thu hút sự chú ý, tạo sự tin tưởng, bền vững lâu dài trong lòng dân bởi thương hiệu và uy tín của NHNo&PTNT trên thị trường. Tình hình sử dụng vốn. Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng theo thời gian. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ % Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ % Dư nợ ngắn hạn 132.769 143.899 11.130 8,38 186.499 42.600 29,60 Dư nợ trung-dài hạn 83.014 75.190 -7.824 -9,42 84.728 9.538 12,69 Tổng dư nợ 215.783 219.089 3.306 1,53 271.227 52.138 23,79 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân) Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nơ qua các năm 2007-2009 đều tăng và tăng mạnh nhất là vào năm 2009. Năm 2008 dư nợ cho vay đạt 219.089 trđ tăng so với 2007 là 1,53% ,đến năm 2009 đạt 271.227 trđ. Dư nợ ngắn hạn tăng mạnh , năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 143.899 trđ (tăng 11.130 trđ với tỷ lệ tăng là 8,38%) so với 2007. Và cũng tăng mạnh nhất vào năm 2009, tăng 42.600 trđ với tỷ lệ tăng 29,60% so với 2008. Bên cạnh sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn thì dư nơ trung dài hạn cũng có dấu hiệu tăng trưởng nhưng mức tăng không đáng kể qua 3 năm. Cuối năm 2008 dư nợ hoạt động cho vay trung dài hạn chỉ đạt 75.190 trđ giảm 7.824 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,42%. Sang đến năm 2009, dư nợ hoạt đông cho vay trung dài hạn tăng lên vơi mức 9.538 trđ ứng với tỷ lệ là 12,69%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ ngắn hạn và sự chững lại của dư nợ trung dài hạn là do tình trạng mất ổn định của nền kinh tế năm 2008 và sự phục hồi chưa hoàn toàn trong năm 2009. Lạm phát tăng cao đầu năm và có dấu hiệu của sự suy thoái vao cuối năm. Những bất ổn này khiến cho việc vay Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 41
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng trung dài hạn trở nên khó khăn hơn đồng thời rủi ro cũng cao nên ngan hàng đã hạn chế cho vay trung dài hạn. Sự thay đổi này lam cho cơ cấu cho vay của chi nhánh thay đổi theo. Cho vay ngắn hạn đang ngày càng có xu hướng chiếm tỷ trọng cao hơn so với hoạt động cho vay trung dài hạn. Biểu 2.1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng theo thời gian. Năm 2007 61% 39% Năm 2008 35% 65% Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung dài hạn Năm 2009 68% 32% Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 42
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 là 61% , năm 2008 là 65%, năm 2009 là 68%.Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn mang lại những ưu điểm là : Các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn rủi ro ít hơn khoản cho vay trung dài hạn do đó sẽ ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đã đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận đáng kể. Điều này được thể hiện ở bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng thu nhập 51.145 57.02 2 5.877 11,49 65.56 4 8.542 14,98 Thu từ HĐ tín dụng 44.911 48.71 4 3.803 8,47 54.50 7 5.793 11,89 Thu từ HĐ dịch vụ 695 754 59 8,49 1.022 268 35,54 Thu từ HĐKD khác 5.539 7.554 2.015 36,38 10.03 5 2.481 32,84 Thu từ HĐKD khác 5.539 7.554 2.015 36,38 10.03 5 2.481 32,84 Tổng chi phí 32.259 36.11 7 3.858 11,96 41.36 8 5.251 14,53 Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 43
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Chi phí HĐ tín dụng 19.648 22.56 0 2.912 14,82 26.72 2 4.162 18,44 Chi phí HĐ dịch vụ 377 467 90 23,87 560 123 26,33 Chi phí HĐ khác 12.234 13.09 0 856 7,00 14.08 6 996 7,6 Lợi nhuận 18.886 20.90 5 2.019 10,69 24.19 6 3.291 15,74 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Lý Nhân). Biểu 2.2.Lợi nhuận của chi nhánh 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 Lợi nhuận Năm Triệu đồng 18886 20905 24196 Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 44
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Qua bảng và biểu đồ ta thấy: lợi nhuận của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2009 tăng 3.291 trđ tương ứng với tỷ lệ 15,74% so với năm 2008. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Năm 2007 thu từ chiếm 87,81%, năm 2008 là 85,54%, năm 2009 tỷ lệ này là 83,13%. Khủng hoảng kinh tế và những hậu quả của nó vẫn còn để lại trong năm 2009, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư làm cho tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trong năm 2009 tăng không nhiều . Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác lại có tỷ lệ tăng cao hơn so với hoạt động tín dụng (tỷ lệ tăng của dịch vụ là 35,54% và của hoạt động kinh doanh khác là 32,84%, của tín dụng là 11,89% chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm đến phát triển dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác đây là xu hướng chung của các ngân hàng hiên nay. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh còn thể hiện qua chỉ tiêu ROA và ROE Lợi nhuận ROA Tổng tài sản Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 45
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Lợi nhuận ROE = Vốn chủ sở hữu Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ROA 2,50 2,68 2,79 ROE 38,37 40,81 42,81 Chỉ số ROA cho biết một đồng tài sản được sử dụng thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy ROE của ngân hàng khá cao, cao hơn của hệ thống NHNo (ROE của hệ thống ngân hàng nông nghiệp năm 2008 và 2009 là 1,72 và 1,81). ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lơi nhuận. Chỉ tiêu ROE của chi nhánh cao bởi hoạt động của ngân hàng chủ yếu dựa trên nguồn vốn từ bên ngoài. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lý Nhân. Trên cơ sở phân tích khái quát tình hình hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lý Nhân, dưới đây sẽ tiếp tục đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh thông qua một số chỉ tiêu cơ bản. 2.2.1. Dư nợ trung dài hạn Hoạt động tín dụng của một ngân hàng mạnh hay không thể hiện qua số dư nợ, số dư nợ cuối kỳ cho biết số tiền ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được nợ. Đó là do khoản nợ chưa đến hạn thanh toán hoặc khoản nợ đã quá hạn nhưng thu hồi được. Xét chỉ tiêu dư nợ cho vay trung dài hạn/ tổng tài sản : Năm 2007 tỷ lệ này là 0,29, có nghĩa là cứ có một đồng tài sản được sử dụng thì cho vay trung dài hạn là 29 đồng. Năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,28 và sang năm Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 46
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng 2009 tỷ lệ này là 0,30. Trong khi đó, tỷ lệ này của hệ thống NHNo năm 2007 là 0,327 và 0,34 Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % DN ngoài QD 24.920 24.24 3 -677 -2,27 27.630 3.387 13,59 HTX 3.938 4.054 116 2,95 5.320 1.266 31,22 Hộ GĐ- CN 54.156 46.89 3 -7.263 -13,14 55.891 8.998 19,18 Tổng dư nợ 83.014 75.19 0 -7.824 -9,42 88.841 13.651 18,15 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân) Biểu 2.3. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 47
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Xét trong cơ cấu dư nợ tín dụng trung - dài hạn theo thành phần kinh tế có dư nơ theo hộ gia đình – cá nhân luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tông dư nợ trung dài hạn. Các năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ này lần lượt là : 65,24%; 62,37%; 62,91%. Năm 2008 giảm so với 2007 là 13,41% nguyên nhân là do lạm phát tăng cao nhưng sang 2009 tỷ lệ này so với 2008 đã tăng lên 19,18%. Trên địa bàn chỉ có 2 ngân hàng là ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách. Tuy nhiên ngân hàng chính sách rất hẹp chủ yêu là các đối tượng được hỗ trợ như sinh viên, hộ nghèo nhằm mục tiêu chính sách quốc gia. Các đối tượng còn lại muốn tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng thì phải giao dịch với NHNo&PTNT vì vậy đối tượng cho vay của NHNo&PTNT Lý Nhân rất đa dạng. Đây cũng là cách để ngân hàng phân tán rủi ro, tránh tình trạng cho vay tập trung vào một đối tượng. Mục tiêu vay trung- dài hạn của các hộ gia đình là để sản xuất như trồng cây lâu năm, phát triển xưởng mộc, dệt len…Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, kinh doanh dịch vụ sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh đồ mỹ nghệ. Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh dường như không có nhiêu thay đổi đáng kể (trừ năm 2009). Từ mức đạt tỷ trọng 30,01% năm 2007 sang năm 2008 tăng lên 32,24% năm 2009 giảm đi còn 31,10%. Tuy rằng, tháng 4/2009 đã có quyết định 443/QĐ-TTg về hỗ trợ cho các doanh nghiêp vay trung dài hạn nhưng năm 2009 vẫn giảm bởi các ngân hàng muốn tránh rủi ro. Nguyên Nguyễn Thị Thanh Hương Lớp LTCĐ 4A 48