SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 77
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM.TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG.
ĐỀ TÀI: .ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN
Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ QUỐC TUẤN
Sinh viên thực hiện MSSV
-Đặng Minh Hùng 11149632
-Đinh Quang Cường 11149612
-Lê Phi Hùng 11149559
-Nguyễn Văn Quyết 11149656
-Nguyễn Văn Phương 11149572
-Nguyễn Thanh Tùng 11149593
-Rah Lan Gia Kơ 11149561
LỚP : QM 11
NHÓM : III
- 1 -
Đa dạng sinh học
Mục lục
Chương I:Đặt vấn đề
Tại sao phải nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam ?
Chương II:Nội Dung
I.KHÁI NIỆM ĐA DẠNG SINH HỌC
II. PHÂN LOẠI ĐA DẠNG SINH
Mức độ đa dạng sinh học
+Đa dạng về các hệ sinh thái
+Đa dạng về loài
+Đa dạng về nguồn gen
+Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam
III. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
IV.GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
V.THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG
SINH HỌC
VI. NGUYÊN NHÂN LÀM GIÃM ĐA DẠNG SINH HỌC
HIỆN NAY
+Sự suy giảm/biến mất đa dạng sinh học
+Nguyên nhân
+Hậu quả
VIII. HÌNH THỨC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
- 2 -
Chương I: Đặt vấn đề
Đa dạng sinh học
Tại sao phải nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Việt Nam?
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2
, Việt Nam là một trong 16
nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-
Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí
địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh
vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ -
Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành
một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số
loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).
Cụ thể:trong các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật,
khoảng 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000
loài thuỷ sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới
và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều
loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi và loài mới cho khoa
học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới
vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.
- 3 -
Đa dạng sinh học trên cạn
Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật không chỉ đóng vai trò quan trọng của nền
kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường
(giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã
hội. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì
nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược
liệu…. Mà đa dạng sinh học còn có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự
bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000
tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học
trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2
tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam-1995).
Đa dạng sinh học dưới biển
Đa dạng sinh học là cơ sở của mọi sự sống để tạo dựng nên sự phồn vinh của loài người.
Việt Nam cũng giống như các dân tộc trên hành tinh này, 54 cộng đồng các dân tộc anh em sống
trên lãnh thổ Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng sớm biết lựa chọn,
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có DDSH.
Thực vậy, trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển loài người luôn luôn phải dựa trên cơ sở hai
- 4 -
nguồn năng lượng chính mà thiên nhiên phải mất đi hàng triệu triệu năm để hình thành. Đó là:
1- Năng lượng hoá thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo được, vì vậy phải sử dụng hợp lý
và tiết kiệm.
2- Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Nhưng không phải là vô hạn.
Tuy nhiên, thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế,chúng ta
đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị
thu hẹp diện tích và nhiều loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một
tương lai gần.
Do đó,nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt,nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể
trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị.
Biểu đồ về đa dạng sinh học tại Việt Nam :
Tại sao nhóm chúng em lại tiến hành thực hiện đề tài này?
Nhóm chúng em thực hiện đề tài này để nhằm phục vụ mục đích học tập, hiểu thêm về đa
dạng sinh học tại Việt Nam, thực trạng việc khai thác sử dụng, nguyên nhân gây mất đa dạng
sinh học ở Việt Nam,các biện pháp bảo vệ và khắc phục…
- 5 -
Chương II
I/ Khái niệm đa dạng sinh học
Giới thiệu:
Đa dạng sinh học là một mạng lưới các loài thực vật, động vật, côn trùng, vi sinh vật sống
trên trái đất.
Cuộc sống con người phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào đa dạng sinh học vì các nhu
cầu thiết yếu
Đa dạng sinh học duy trì sự bền vững lâu dài, sự sống trên trái đất và sự toàn vẹn của
chính nó
Vậy đa dạng sinh học là gì?
Khái niệm: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên bao gồm sự đa dạng bên trong của các loài vật và sự đa dạng của các hệ
sinh thái (định nghĩa được đưa ra tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển 1992).
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
• Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn
đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
• Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về
gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung
sống trong một quần thể.
• Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh
sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt
của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
II/Phân loại đa dạng sinh học
Mức độ đa dạng sinh học
Phân hóa đa dạng sinh học toàn cầu
- 6 -
1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
1.1. Đa dạng về các hệ sinh thái (HST)
Khái niệm HST: HST là hệ các quần xã sinh vật sống chung và phát triển trong cùng một môi
trường nhất định, tương tác với nhau và với môi trường đó thông qua chu trình trao đổi năng
lượng và vật chất.
Ví dụ: Một cái ao, hồ, một khúc sông, khu rừng, đồng cỏ, một cánh đồng, một làng, thành phố
…. gồm các sinh vật và môi trường của nó đều được coi là HST.
- Phân chia chức năng của HST:
Căn cứ vào vị trí, vai trò, chức năng và yêu cầu của kinh tế, xã hội môi trường có thể chia 4 loại
hình HST chính như sau:
- HST nơi cư trú
- HST làm chức năng sản xuất
- HST cần được bảo tồn
- HST phục vụ cho nghỉ ngơi, giải trí, văn hoá – xã hội …
HST trên đất liền: HST công nghiệp – đô thị; HST nông nghiệp; HST rừng; HST savan, đồng
cỏ;HST khô cạn; HST núi đá vôi.
HST dưới nước: HST đất ngập nước: hồ, ao, đầm phá …, HST sông, suối, HST ven biển, các
đảo, HST biển và đại dương, HST rừng ngập mặn.
Mỗi một kiểu HST đều mang trên mình những đặc trưng riêng về các yếu tố môi trường tự
nhiên, xã hội, cầu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố và biến đổi số lượng của quần thể theo
thời gian, không gian.
Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 hệ sinh
thái (HST) chính là: HST trên cạn ( HST rừng), HST đất ngập nước và HST biển.
i) Hệ sinh thái đất ngập nước
Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước
bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước
ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều
thấp".
Hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng
(1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm:
- Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu
- Đất ngập nước ven biển 11 kiểu
- Đất ngập nước nội địa 19 kiểu
- Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN:
ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:
- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản
phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và
các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi,
bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều
loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).
- 7 -
Quần thể thực vật ở rừng ngập mặn đều phải chịu được điều kiện nước mặn hòa với nước
ngọt nên rất phong phú và đa dạng
- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U
Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở
đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Vùng sông nước U Minh Hạ
- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối
nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
- 8 -
TamGiang-CầuHailàhệđầmphálớnnhấtViệtNam
- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn
san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm
động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa
biển và đặc biệt loài thú biển Dugon.
Rạng san hô Việt Nam
- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú.
Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ
sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển...
- 9 -
Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị...
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN
đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các
hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt
là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan
trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập
nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự
nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng
tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh. Tuy nhiên, đặc tính khu
hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự
nhiên.
- 10 -
Một số hình ảnh về Hệ sinh thái đất ngập nước khác:
Đất ngập nước tự nhiên (Đồng bằng sông Cửu Long)
Đất ngập nước ven biển (Thừa Thiên Huế)
- 11 -
Đất ngập nước nhân tạo ( Đất ngập nước xử lí nước mưa đô thị)
ii) Hệ sinh thái biển
Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2
. Do vậy hệ sinh thái biển
cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh
học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các
vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc
phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt
với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam.
Một số hình ảnh về hệ sinh thái biển
- 12 -
iii) Hệ sinh trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng
thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế
và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái
nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo
nàn.
Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ
rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Xét theo tính chất cơ
bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu
rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh
vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng
chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô
nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi có giá
trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của
Việt Nam.
Tuy nhiên,diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo
thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu
hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm còn
11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976).
Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh
tế xã hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm xuống,
diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%.
Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư nên diện tích
rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng
đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%.
- 13 -
Bảng 1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
Năm Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ
(%)
Ha/Đầu
ngườiTổng cộng Rừng tự
nhiên
Rừng trồng
1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57
1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31
1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19
1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14
1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12
1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12
2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14
2002 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8 0,14
2003 12.095,0 10.005,0 2.090,0 36,1 0,14
2004 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7 0,15
2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15
Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm
Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo
theo sự suy giảm về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng nói chung.
Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ sinh thái này hiện nay
cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và
những biến động của sự thay đổi khí hậu của trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều
hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bới các
hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm v.v.
Một số hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng ngập úng ( U Minh Hạ )
- 14 -
Hệ sinh thái rừng ngập úng ( U Minh Thượng )
Rừng trên núi đá vôi ở việt nam (rừng Cúc Phương)
- 15 -
Rừng ẩm thường xanh (Rừng Tây Nguyên)
- 16 -
1.2. Đa dạng về loài
a/Đa dạng loài trên thế giới
Thế nào là loài (Species)?
Loài là một taxon của mỗi nhóm cá thể, có quan hệ họ hàng gần nhau, có khả năng trao đổi
thông tin di truyền, tức là giao phối lẫn nhau tạo thành các thế hệ trong quần thể.
Các nhà khoa học đã ước tính về sự đa dạng loài có khoảng từ 5.443.644 đến 33.392.485 loài.
Đây là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quí giá, là tiềm năng rất lớn quyết định sự
sống còn của nhân loại.
Nhóm sinh vật
Số lượng loài đã được miêu
tả (%)
Số lượng loài ước tính (%)*
Động vật chân khớp 1,065,000 (61%) 8,900,000 (65%)
Thực vật ở cạn 270,000 (15%) 320,000 (2%)
Protoctists 80,000 (5%) 600,000 (4%)
Nấm 72,000 (4%) 1,500,000 (11%)
Thân mềm 70,000 (4%) 200,000 (1%)
Động vật có dây sống 45,000 (3%) 50,000 (<1%)
Giun tròn 25,000 (1%) 400,000 (3%)
Vi khuẩn 4,000 (<1%) 1,000,000 (7%)
Vi rut 4,000 (<1%) 400,000 (3%)
Nhóm khác 115,00 (7%) 250,000 (2%)
Total 1,750,000 (100%) 13,620,000 (98%)
Thành phần đa dạng sinh học của trái đất.
- 17 -
Trong những năm qua, cùng với những nổ lực về bảo tồn đa dạng sinh học, công tác điều
tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan Việt Nam cũng như các tổ chức
quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ
sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan
nghiên cứu cho thấy:
Bảng 2- Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay
TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được
1 Thực vật nổi 1.939
- Nước ngọt 1.402
- Biển 537
2 Rong, tảo 697
Nước ngọt Khoảng 20
Biển 682
Cỏ biển 15
3 Thực vật ở cạn 13.766
Thực vật bậc thấp 2.393
Thực vật bậc cao 11.373
4 Động vật không xương sống ở
nước
8.203
Nước ngọt 782
Biển 7.421
5 Động vật không xương sống ở
đất
khoảng 1.000
6 Côn Trùng 7.750
7 Cá 2.738
Nước ngọt 700
Biển 2.038
8 Bò sát 296
Rắn biển 50
Rùa biển 4
9 Lưỡng cư 162
10 Chim 840
11 Thú 310
Thú biển 16
Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật,2005
b/Đa dạng loài tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia xếp thứ 16 trên thế giới về tính đa dạng sinh học
Cụ thể:
Đa dạng về thực vật ở Việt Nam.
Khu hệ thực vật: Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt
đới,cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà
Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao.Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng
trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng
loại. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao
- 18 -
có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự báo của các nhà thực
vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài.Hệ thực vật Việt Nam có
độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi
cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm
Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ
gặp trong vùng rất hẹp với số các thể rất thấp
Cây đa Bác Hồ ở thôn Ngòi
Đa dạng về động vật ở Việt Nam
 310 loài thú
 840 loài chim( 100 loài đặc hữu)
 286 loài bò sát
 82 loài lưỡng cư
 52 loài tôm ( 27 loài đặc hữu)
 547 loài cá nước ngọt ( 35 loài đặc hữu)
 2038 loài cá biển
 7750 loài côn trùng
Các loại trên cạn va các loại nước ngọt
Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài và phân loài thú,
840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá
biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt
Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông
Nam Á.Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và
phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trịthực
tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọcvá,
Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15
loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở
Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi MiếnĐiện, Thái
- 19 -
Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu
nào.
Một số hình ảnh về đa dạng về động vật tại Việt Nam
Hổ ,báo, Voọcvá, Cò quắm tại Việt Nam
Ngoài ra,cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc,
200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng…
Trong rừng nhiệt đới đã phát hiện được 1200 loài bọ cánh cứng và 80% trong số đó là các loài
mới cho khoa học. Có ít nhất 6 triệu>>9 Triệu loài động vật chân khớp tại Việt Nam và có thể
lên tới 30 triệu loài. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được mô tả.Một diện tíc 1m2 có thể lên tới
200000 con rệp và hàng chục nghìn ĐVKXS khác.
- 20 -
Một số hình ảnh về động vật không sương sống tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có diện tích nước ngọt bề mặt lớn với 653 nghìn hecta sông ngòi,
394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven biển, 580 nghìn hecta ruộng lúa nước.
Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có khoảng 1 triệu hecta diện tích ngập lũ
trong 2-4 tháng. Vì vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam rất phong phú. Theo kết quả điều tra
khoa học, đã xác định được 547 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình
phát triển nghề, đã nhập nội thêm hàng chục loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu,
v.v… Cho đến nay nhiều loài cá nước ngọt mới vẫn tiếp tục được tìm thấy.
- 21 -
Một số loài cá vừa phát hiện tại Việt Nam
Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với
một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học.
- Sao la Pseudoryx nghetinhensis
- Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
- Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis
- Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis
- Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis
- Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis
- Vooc xám Pygathrix cinereus
- Thỏ vằn Isolagus timminsis
- Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis
- Khưới đầu đen Actinodora sodangonum
Về thực vật, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó
được phát hiện và mô tả mới cho khoa học v.v.
- 22 -
Một số hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái loài (các loài động vật mới phát hiện)
Sao la Pseudoryx nghetinhensis
Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis
Các sinh vật biển
- 23 -
Một số loài sinh vật biển
1.3. Đa dạng gen
Đa dạng về gen – hay còn gọi là đa dạng di truyền
Đó là sự đa dạng các allen cho bất kỳ loại gen nào như gen qui định màu sắc, kích thước, allen
khác nhau cho mỗi gen có thể sinh ra những dạng khác nhau của một protein về cấu trúc và chức
năng, sự khác biệt gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly về địa lý, cũng như sự khác
nhau giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
- 24 -
Các loài được phân theo công dụng như sau :
Bảng 4- Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam
Số TT Nhóm cây Số loài
1 Nhóm cây lương thực chính 41
2 Nhóm cây lương thực bổ sung 95
3 Nhóm cây ăn quả 105
4 Nhóm cây rau 55
5 Nhóm cây gia vị 46
6 Nhóm cây làm nước uống 14
7 Nhóm cây lấy sợi 16
8 Nhóm cây thức ăn gia súc 14
9 Nhóm cây lấy dầu béo 45
10 Nhóm cây lấy tinh dầu 20
11 Nhóm cây cải tạo đất 28
12 Nhóm cây dược liệu 181
13 Nhóm cây cây cảnh 62
14 Nhóm cây bóng mát 7
15 Nhóm cây cây công nghiệp 24
16 Nhóm cây lấy gỗ 49
Tổng 802
Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.
Lúa, ngô, sắn, khoai lang là bốn cây lương thực chính của Việt Nam
- 25 -
Các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Hiện nay đã thống kê được 802 loài
cây trồng phổ biến thuộc 79 họ.
Các biểu hiện của kiểu gen ở Việt Nam rất phong phú. Riêng kiểu gen ở cây lúa có đến hàng
trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau.
Bảng 3- Các giống vật nuôi chủ yếu
T.
T
Giống
Giống Tổng số Giống nội Giống nhập ngoại
1 Lợn 20 14 6
2 Bò 21 5 16
3 Dê 5 2 3
4 Trâu 3 2 1
5 Cừu 1 1
6 Thỏ 4 2 2
7 Ngựa 3 2 1
8 Gà 27 16 11
9 Vịt 10 5 5
10 Ngan 7 3 4
11 Ngỗng 5 2 3
Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.
Các giống vật nuôi chủ yếu tại Việt Nam
- 26 -
Chăn nuôi heo, bò ..... hiện đang là các giống vật nuôi chủ yếu tại việt nam
Ngoài ra,các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ở Việt Nam
khoảng 50 loài. Trong đó có 35 loài cá cảnh còn lại là các loài cá nuôi lấy thịt.
Giống cá nước lạnh được nhập từ nước ngoài.
Đặc trưng chủ yếu của đa dạng nguồn gen ở Việt Nam là:
Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có những biến dị
xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp,bức xạ….). Có những đột biến xảy ra do
những tác nhân nhân tạo. Đây chính là lí do tạo ra các nguồn đột biến mới.
- 27 -
Đa dạng sinh học gen ở Việt Nam có khả năng chống chịu ví tính mềm dẻo sinh thái cao
của các kiểu gen.
1.4 Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam
Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng của Việt Nam
Tính phong phú đa dạng của các kiểu hệ sinh thái:Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh
thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu loại hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lí không lớn cũng
tồn tại nhiều kiểu loại hệ sinh thái:
Thành phần quần xã trong hệ sinh thái rất giàu.Cấu trúc quần xã trong hệ sinh thái rất
phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh.Điểm đặc trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái của Việt
Nam có nhiều khác biệt so với các nước trên thế giới.
Tính phong phú của mối quan hệ giữa các yếu tố vật lí và các yếu tố sinh học, giữa các
nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một loài sinh vật.Mạng lưới
dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng trong nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các
hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lượng được phục vụ song song với các mối quan hệ vật chất
rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật tự dưỡng (sinh vật tiêu thụ) hoại sinh
(sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là một chuỗi quan hệ mà nhiều nước khác
trên thế giới không có được.
Các hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức
chịu tải cao; khả năng tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại ;khả năng tự
khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận; đồng hóa; chuyển hóa các tác động từ bên
ngoài.
Các hệ sinh thái của Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm dẻo
sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn trong trạng thái hoạt động
mạnh. Vì vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động thiên nhiên
cũng như các tác động con người
- 28 -
Hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng và phong phú về loài và số lượng
III.VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
A/Tổng quát
B/Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường sống của các loài sinh vật
- 29 -
Ví dụ về đa dạng sinh học đối với môi trường sống
Vai trò sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ sinh
thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và các nguyên tố
cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu
hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ
của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử
dụng.
- 30 -
Một chuỗi chu trình địa hóa, thủy hóa
Bảo vệ tài nguyên đất và nước
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm
thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trě chất lượng nước. Việc hủy
hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt
động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất,
hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục
hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường
đất và nước.
Giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn đất, nước
- 31 -
Điều hòa khí hậu
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và
cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết
nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho
môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp...
Cây xanh tạo bóng mát và giúp điều hòa khí hậu
Phân hủy các chất thải
Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân
hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác.
Xử lý nước ô nhiễm bằng vi sinh vật
- 32 -
Những vai trò khác của đa dạng sinh học
Nhiều hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên, một số trong đó có thể có tính đa dạng sinh học
cao, có giá trị đáng kể đối với con người, chẳng hạn như:
Vai trò của rừng trong việc điều chỉnh và ổn định đất trên vùng đất dốc của lưu vực sông.
Rừng đầu nguồn xã a Dơi (Hướng Hóa) đang được bảo vệ tốt.
Vai trò ổn định bờ biển và làm bãi đẻ và sinh sống cho nhiều loài cá của rừng ngập mặn.
- 33 -
Vai trò quan trọng của các rạn san hô đối với sự tồn tại của ngành ngư nghiệp.
Và còn nhiều vai trò quan trọng khác của đa dạng sinh học….Nhưng nhìn chung, những
giá trị này chỉ có quan hệ gián tiếp với đa dạng sinh học. Điều này có nghĩa là những chức năng
này chỉ cần một mức độ phong phú nào đó về loài mà không có sự tương hỗ trực tiếp giữa giá trị
của hệ sinh thái với tính đa dạng của nó cũng như với sự tồn tại của một tập hợp loài nhất định.
Do đó, tuy các hệ sinh thái rừng ngập mặn nhìn chung thường có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh
thái rừng đất thấp liền kề nhưng xét về mặt tài nguyên thì chúng cũng có giá trị tương đương.
IV/Giá trị của đa dạng sinh học đối với con người
a/Khái niệm:
Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị
trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là
những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử
dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con
người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ
đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu ,cung cấp những phương
tiện cho tương lai của xã hội loài người….
b/Những giá trị của đa dạng sinh học
Giá trị kinh tế trực tiếp
Giá trị kinh tế trực tiếp của DDSH bao gồm: giá trị sử dụng cho tiêu thụ và giá trị sử dụng cho
sản xuất
+Giá trị sử dụng cho tiêu thụ bao gồm các sản phẩm tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc
men, năng lượng, xây dựng là những nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
- 34 -
+Giá trị sử dụng cho sản xuất: cung cấp cho con người nguyên liệu hoạt động cho các ngành
công nghiệp như sản xuất dược phẩm, dầu khí, hóa chất, chất đốt….
Trên thế giới
Giá trị kinh tế trực tiếp
Theo ước tính hơn 40% nền kinh tế trên thế giới và 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới
phụ thuộc vào DDSH (Constanza etal - 1997 đã tính giá trị DDSH trên toàn cầu đối với loài
người là 33.000 tỷ đô la Mỹ /năm).
+Về nông nghiệp:
Nền nông nghiệp hiện đại nhờ sử dụng các nguồn gen lấy từ các hệ sinh thái tự nhiên mà đã đạt
được khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, hoặc do kinh doanh du lịch sinh thái cũng đạt được khoảng 12 tỷ đô
la Mỹ hàng năm và ngày càng tăng lên rõ rệt, nhất là tại các nước đang phát triển, nơi thường có
các cảnh quan đẹp và sinh học phong phú.
Sử dụng kĩ thuật hiện đại vào canh tác ĐDSH
+ Về thuốc chữa bệnh:
Vào khoàng 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống lấy
từ các loài động vật, thực vật để sử dụng cho những sơ cứu ban đầu khi họ nhiễm bệnh. Trên
5.000 loài động, thực vật được dùng cho mục đích chữa bệnh, có khoảng trên 3.000 loài thực vật
được dùng trong cuộc sống.
Người ta tính rằng từ mỗi loài cây, nếu cung cấp được hoá chất cơ bản để sản xuất các loại thuốc
mới thì thu lợi được khoảng 290 triệu đô la Mỹ hàng năm.
Hiện nay đã có hơn 119 chất hoá học tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch bậc cao được sử dụng
trong dược học hiện tại trên toàn thế giới và ngày càng phát hiện thêm nhiều cây, con có khả
năng cứu loài người khỏi các bệnh tật hiểm nghèo.
- 35 -
ĐDSH cung cấp dược phẩm cho con người
+ Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein động vật, từ xưa đến
nay người dân có thể kiếm được bằng việc săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt.Ví dụ:
Tại nhiều nơi ở Châu Phi, những động vật bị săn để lấy thịt là nguồn chủ yếu cung cấp protein
trong khẩu phần ăn của người dân ở đây; Tại Bosnia khoảng 40% và tại Zaia 75% (Myers,
1988). Cá biển cũng là nguồn thực phẩm rất quan trọng của nhân dân các vùng gần biển….
ĐDSH cung cấp nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho con người
+ DDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại. Theo FAO, giá trị hàng năm về củi sử dụng ở
Việt nam là 1.278 triệu USD, Trung Quốc 9.320 triệu USD, Ấn Độ 9.080 triệu USD, Indônêxia
2.317 USD, Thái lan 2.027 USD …
- 36 -
DDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại
Giá trị kinh tế gián tiếp: Ngoài việc bảo vệ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho
ngày nay và cho tương lai, củi đốt, bảo vệ sức khoẻ, môi trường đa dạng sinh học còn là nguồn
giải trí. Nguồn thu về giải trí có liên quan đến động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên của
nhiều nước đã đạt được những kết quả lớn.Ví dụ:
Năm 1991 việc tổ chức giải trí liên quan đến xem chim nước ở Mỹ đã thu được khoảng
gần 20 triệu USD và tạo được hơn 250.000 công ăn việc làm. Hàng năm ở Mỹ, việc tổ chức giải
trí bằng câu cá nước mặn đã thu được khoảng 15 tỷ USD vào tạo được 200.000 công ăn việc làm
thường xuyên. Năm 1986, các khu bảo tồn ở Mỹ đã thu được khoảng 3,2 tỷ USD từ các khu bảo
tồn và năm 1989 riêng việc tổ chức xem voi ở nước này đã thu được 25 triệu USD. Đó là chưa
nói đến thiên nhiên, cây cỏ.
Những khu du lịch sinh thái nổi tiếng trên thế giới (thành phố InCa của PêRu và Vịnh Hạ
Long của Việt Nam)
- 37 -
Tại Việt Nam
Giá trị kinh tế trực tiếp
Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản về thực chất là khai thác tài nguyên đa dạng
sinh học hằng năm đem lại nguồn lợi to lớn cho Việt Nam. Nhiều nơi, nhất là miền núi nguồn
lương thực, thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và mọi thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác đa
dạng sinh học.
ĐDSH cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp các phúc lợi cho xã hội như lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực
công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công
nghiệp, y tế, du lịch.
Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) ước tính, hàng năm việc khai thác tài
nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD.
Khai thác DDSH trong lĩnh vực nông nghiệp
- 38 -
Khai thác DDSH trong lĩnh vực lâm nghiệp
Khai thác DDSH trong lĩnh vực thủy sản
- 39 -
Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá trị
2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng
to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu
giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp
các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó
cho tiêu dùng trong nước.
Một số mặt hàng trong ĐDSH được xuất khẩu
Sử dụng ĐDSH làm nguyên liệu sản xuất
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ gần 1,1% và, ngành thủy sản
chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.
Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu
khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá
khoảng 15-20 triệu USD.
- 40 -
Sử dụng ĐDSH làm mỹ phẩm hương liệu, dược phẩm
Kết luận:
Giá trị kinh tế trực tiếp của đa dạng sinh học thể hiện ở các mặt sau đây:
- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên ĐDSH.
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo các
nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông vải, cây lấy
dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...
- ĐDSH góp phần nâng cao độ phě nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản.
Giá trị kinh tế gián tiếp
+Các giá trị đã đề cập ở vai trò của ĐDSH
+ Các giá trị khác (Giá trị xã hội và nhân văn)
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang dã
được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu khắc. Sự
phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội
của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên
theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức
độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi
trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi người dân, đặc biệt người
dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phňng), lễ hội đua
thuyền... Nhiều loài cây, con vật đă trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng
đồng người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu
rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề nhuộm
- 41 -
chàm, dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn
bó của đời sống văn hóa con người
Gốc đa thiêng đền thượng Lào Cai
Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn
Việt Nam với ĐDSH.
Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích làm bầu bạn với con người
hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng ngày.
- 42 -
Một số loài động vật được thuần hóa
Đa dạng sinh học được sửa dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia xúc
Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua việc tổ chức tham quan, theo dõi tập
tính của nhiều loài động vật hoang dã. Gần đây, ngành du lịch sinh thái đă hình thành và đang
phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu biết thiên nhiên của con người đồng thời cũng là điều
kiện để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như làm cho
con người gần gũi hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã.
- 43 -
Vai trò đối với du lịch sinh thái
Kết luận:
Giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:
- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân. Qua các biểu
hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hěnh thù, nhiều màu sắc, nhiều kết cấu, nhiều hương vị của
thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái đẹp.
- ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, lòng yêu
thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người. Điều này đặc biệt có giá trị
trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và đầy sôi động.
- ĐDSH góp phần tạo ổn định xă hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm,
thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh dưỡng, về ăn mặc, tham quan du
lịch và thẩm mỹ.
- 44 -
V/Thực trạng khai thác và sử dụng đa dạng sinh học
Trên thế giới:
Rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với con
người như cung cấp gỗ, củi, điều hòa không khí, ngăn chặn gió báo, tạo ra oxy, nơi cư trú của
muôn loài thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm. Đặc biệt, rừng là một yếu tố
quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu.
Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng và ngành công
nghiệp lâm sản là một nguồn cung cấp khối lượng lớn việc làm, góp phần vào tăng trường kinh
tế của quốc gia và khu vực. Số liệu thông kế mới đây cho thấy, 30% diện tích rừng được sử dụng
để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước đạt 327 tỷ USD/năm. Tuy nhiên,
hiện nay rừng đang bị con người khai thác quá mức, khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi
trường và khí hậu thay đổi, đe dọa sự sống trên khắp trái đất.
Khai thác rừng quá mức
Diện tích rừng bị mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6
lần lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh châu Âu thải
vào khí quyển năm 2010 theo chương trình tín dụng khí thải của Nghị định thư Kyoto về biến
đổi khí hậu….
- 45 -
Thực trạng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu
Không chỉ vậy, kết quả những nghiên cứu sinh học quốc tế gần đây đều cho thấy hệ sinh thái,
tính đa dạng sinh học của trái đất đang đứng trước mối đe dọa. Hiện nay trên thế giới có từ 10
đến 50 triệu loài động thực vật, tuy nhiên cứ qua mỗi ngày trên hành tinh lại có ba loài động vật
bị biến mất.
Cá heo Baiji: Loài vật này - còn có tên cá heo Dương Tử do được tìm thấy ở sông Dương
Tử, Trung Quốc - có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất trong số những động vật có vú sống
dưới nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng đã thực sự biến mất.
Các nhà sinh vật dự báo, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2020 ước tính 5-
10% số loài sinh vật trên thế giới sẽ bị biến mất và vào năm 2050 số loài bị tiêu diệt tăng
lên đến 25%.Cụ thể: 17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng,
bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70%
loài thực vật – là số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên
- 46 -
nhiên Thế giới (IUCN) Với tình trạng này thì 30 năm tới, có khoảng trên 60.000 loài động
thực vật bị tuyệt diệt.
Ếch sậy (Hyperolius sp)và Đại bàng săn cá Madagascar là một trong số những loài đang bị đe
dọa suy giảm số lượng trên toàn thế giới.
Tồi tệ hơn, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, loài người sẽ không có cơ hội nhìn
thấy cá trong các đại dương vào năm 2050.
Tình trạng khai thác cá non quá mức .
- 47 -
Tình trạng khai thác cá ngừ quá mức có thể khiến loài này bị tận diệt trên toàn thế giới.
Mới đây, vào tháng 05/2010, các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã phải xác nhận thất bại trong cam
kết đưa ra vào năm 2002 về việc giảm đáng kể tỷ lệ suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu vào
năm 2010.
Điều này đang gây ra những thiệt hại đáng kể cho thế giới như thiếu lương thực, lũ lụt và thiên
tai nhiều hơn, các chi phí tiêu dùng gia tăng….
Chưa bao giờ, bức tranh đa dạng sinh học trên toàn thế giới lại u ám như hiện nay. Thế giới đang
phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm loài.
Tại Việt Nam:
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay đang suy giảm
với tốc độ nhanh. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm, giảm thiểu diện tích và chính
điều này đã tác động mạnh tới tài nguyên nước, các hệ sinh thái và môi trường nhiều nơi.
Cụ thể:
Theo thống kê của Bộ TN&MT, trong gần 50 năm qua, diện tích rừng ngập mặn nước ta
giảm gần 3/4. Độ che phủ rừng năm 2005 đạt ở mức 37% diện tích tự nhiên và mục tiêu
phấn đấu đến năm 2010 đạt ở mức 42%. Tuy nhiên, chất lượng rừng ngày càng suy giảm.
Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng
giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn 13% và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích
rừng.
Điều đáng lo là rừng ngập mặn ở Việt Nam đang trên đà suy thoái. Tổng diện tích rừng còn
khoảng 155.290 ha và trung bình mỗi năm mất khoảng 4.400 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập
mặn nguyên sinh không còn. 62% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay là rừng mới trồng,
thuần loại.
- 48 -
Nạn khai thác rừng gây mất ĐDSH
Hiện nay, cả nước có 2.360 con sông, 10 lưu vực sông có diện tích hơn 10.000km2
; tổng
lượng nước mặt trung bình hằng năm là 880 tỷ m3
. Về nước ngầm, nước động thiên nhiên
khoảng 50 tỷ đến 60 tỷ m3
và trữ lượng có thể khai thác khoảng 10 tỷ đến 12 tỷ m3
và hiện
chỉ có khoảng 20% dự trữ nước ngầm đang được khai thác. Với sự suy giảm đa dạng sinh
học nhanh như hiện nay, theo các chuyên gia về nước và môi trường thì tình trạng khan hiếm
nước vào mùa khô đang dần hiện hữu trong những năm tới.
- 49 -
Khan hiếm nước do khai thác quá mức và biến đổi khí hậu
Như đã đề cập ở phần trước, số lượng loài sinh vật trong sinh quyển đã được xác định 1.392.485
cũng chỉ là tương đối. Theo UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô tả lên đến 1.750.000 loài,
dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài.
Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song
chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của khí hậu toàn
cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền
văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học.
Nhóm loài số loài tuyệt chủng đã biết ước tính số
loài
% số loài bị
tuyệt chủng
lục địa đảo đại dương tổng cộng
Thú 30 51 4 85 4.000 2,1
Chim 21 92 0 113 9.00 1,3
Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,3
ĐV lưỡng cư 2 0 0 2 4.200 0,05
Cá 22 1 0 23 19.100 0,1
ĐV không XS 48 48 1 98 1.000.000 0,2
TV có hoa 245 139 0 384 250.000 0,2
Bảng số liệu tuyệt chủng ghi nhận từ năm 1600 đến nay
- 50 -
Nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang trên đà suy thoái
nghiêm trọng.
Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ
suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự
nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các
quốc gia trong khu vực.
Hổ loại động vật đang nằm trong sách đỏ của Việt Nam
Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của
Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng
ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà.
- 51 -
Hình ảnh một số loài đọng vật đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam:
Tê giác java và heo vòi đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam
Tê giác 1 sùng và tê giác 2 sừng đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam
Việc săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra làm cho quần thể động
vật hoang dã đang dần bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
- 52 -
Nạn săn bắn động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam
Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Số lượng các loài thủy
sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng.
Lan hài đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam
- 53 -
Suy suy thoái tài nguyên sinh vật còn thể hiện ở sự suy giảm môi trường sống của hầu hết các
loài sinh vật biển. Theo thống kê, có 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở các cấp độ khác
nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.
Suy thoái môi trường biển ở Việt Nam
- 54 -
VI. NGUYÊN NHÂN LÀM GIÃM ĐA DẠNG SINH HỌC HIỆN NAY
a/Tổng quát:Sự suy giảm/biến mất đa dạng sinh học.Đa dạng sinh học đang biến mất hoặc
bị phá hủy bằng nhiều cách bởi sự tác động của tự nhiên và con người.
Như đã đề cập ở phần trước, số lượng loài sinh vật trong sinh quyển đã được xác định 1.392.485
cũng chỉ là tương đối. Theo UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô tả lên đến 1.750.000 loài,
dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài.
Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song
chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của biến đổi khí
hậu.
Diễn biến phức tạp của vỏ trái đất hiện nay( chuyển động mảng theo dữ liệu vệ tinh thuộc
thống định vị toàn cầu (GPS) của NASA )
Dấu hiệu hóa thạch chứng minh cho sự trôi dạt lục địa.
- 55 -
Hình ảnh lá cây hoá thạch 200 triệu năm trước và hóa thạch 65 triệu năm của một loại
động vật giống cá heo được tìm thấy ở East Greenland.
Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn
minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học.
Sự tác động của con người và biến đổi khí hậu đối với ĐDSH
Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ
suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự
nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các
quốc gia trong khu vực.
- 56 -
b/Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học
Do tự nhiên: các loài tiến hóa qua quá trình đột biến, biến dị và chọn lọc tự nhiên.
Quá trình tiến hóa mai rùa làm cho nhiều loài trước đó bị tuyệt chủng
Sự tuyệt chủng bởi con người:con người làm giảm sự đa dạng loài và dẫn đến tuyệt như săn
bắn, phát triển nông nghiệp….
Một số nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH do con người gây ra.
- 57 -
Nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH tại Việt Nam
Nguyên nhân của sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam: có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học như sau.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự mở rộng đất nông nghiệp, mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng,
đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học
Mở rộng đất canh tác gây suy giảm ĐDSH.
+ Khai thác gỗ: trong giai đoạn từ năm 1985 đến 1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác
rừng bình quân 3,5 triệu m3
gỗ/năm, thêm vào đó khoảng 1-2 triệu m3
ngoài kế hoạch. Số gỗ này
nếu qui ra diện tích thì khoảng 80.000ha bị mất mỗi năm. Hơn nữa, nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở
- 58 -
nhiều nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài có
nguy cơ tuyệt chủng.
Khai thác gỗ gây mất ĐDSH
+ Khai thác củi: hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng
năm.
Quá trình khai thác củi gây mất ĐDSH
+ Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc
được khai thác cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt, khu hệ động vật hoang dã đã bị khai
thác một cách bừa bãi.
- 59 -
Khai thác cây thuốc và săn bắn động vật hoang dã tại Việt Nam
+ Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% cóa khả năng bị cháy trong mùa khô.
Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 đến 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên
miền Trung.
Cháy rừng gây mất ĐDSH
- 60 -
+ Xây dựng cơ bản: việc xây dựng cơ bản như giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ
điện,...cũng là một nguyên nhẩn trực tiếp làm mất đa dạng sinh học.
Xây dựng các khu công nghiệp và thủy điện gây mất ĐDSH.
+ Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít
chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng.
- 61 -
Chiến tranh gây mất ĐDSH tại Việt Nam.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Tăng dân số: dân số tăng nhanh là một trong nhưũng nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng
sinh học ở Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm
và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất cho sản xuất nông
nghiệp. Hệ quả tất yếu là dẫn đến việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy giảm đa
dạng sinh học.
Tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng khó kiểm soát.
- 62 -
+ Sự di dân: từ những năm 60, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng
lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở
miền núi. Những năm 1990, nhiều đọt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các
tỉnh phía Nam, Tây nguyên sự di dân này đã ảnh hưởng rõ rết đến đa dạng sinh học của vùng
này.
Những ngôi nhà tạm bợ của người Việt Nam
- 63 -
+ Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, vì vậy phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và
tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa
vào nông nghiệp và khai thác rừng. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo
vệ tài nguyên, học buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy
thoái một cách nhanh chóng.
Các trẻ em nghèo ở vùng cao Việt Nam
+ Một số nguyên nhân sâu xa khác có thể nói như: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế
cộng đồng, chính sách sử dụng đất, lâm nghiệp, du canh du cư ….cũng đã tác động không nhỏ
đến thực trạng suỷ giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam chúng ta.
- 64 -
c/Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Hình ảnh minh họa về sự mất đa dạng sinh học
Sự mất mát về DDSH sẽ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và môi trường .Cụ thể:
+ Gây biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và các sinh vật
trên trái đất. Do các hệ sinh thái của quả đất là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất
nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong đó có loài người.
- 65 -
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người
+ Các hệ tự nhiên có nhiều giá trị thực tiễn. Rừng ở trên các sườn dốc trên núi đã điều
tiết dòng chảy và thanh lọc các chất cặn bã để dòng nước trở nên trong lành khi đến
người dùng, giữ gìn đất chống sạt lỡ….
Sạt lỡ đất do khai thác rừng không hiệu quả
+Mất ĐDSH các loài cây và con mà chúng ta nuôi trồng không còn được bổ sung những
tính trạng di truyền mới lấy từ các cây con hoang dã.
+Nhiều loài cây con hoang dã không còn cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho thương
mại, làm thuốc quý… Đến nay đã có khoảng 40% các loại thuốc có gốc từ các cây
hoang dã nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng
- 66 -
+ Về mặt đạo lý mà nói, khi chúng ta làm suy giảm sự phong phú đa dạng sinh học tức
là chúng ta đã vô tình loại trừ nhiều dạng sống mà chúng có quyền được tồn tại.
Sao la và Vọoc có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam
Tác động đến con người:
+ Mất nguồn dự trữ cơ bản của trái đất (các loài sinh vật, các gen di truyền )và làm suy
giảm khả nằng đáp ứng nhu cầu của con người như tính bền vững của các hệ sinh thái
+Con người sẽ mất đi nguồn thưc ăn, thuốc chữa bênh,các sản phẩm công nghiệp của ngày
hôm nay cũng như tương lai.
+Khả năng duy trì và thúc đẩy năng xuất lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi
sẽ bị giảm sút…
Và còn nhiều hậu quả nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến con người cũng như toàn bộ dạng
sống trên trái đất.
Một số hình ảnh về hậu quả của việc gây suy giảm ĐDSH
- 67 -
Mưa axit và mưa đá do biến đổi khí hậu và hậu quả của công nghiệp.
VIII. HÌNH THỨC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng
sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn
nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu
conservation).
2.1. Bảo tồn nội vi in- situ
Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng
và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp
dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng
cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Kết quả
của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ
thống rừng đặc dụng.
Ě Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh
học.
Ngày 7 tháng 7 năm 1962, Vườn quốc gia Cúc Phương là KBT đầu tiên được thành lập ở miền
Bắc. Thời gian đầu gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương, đây là khu bảo tồn thiên nhiên đối với hệ
động thực vật trên núi đá vôi nằm tiếp giáp ở vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ và Tây Bắc.
Ở miền Nam, năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đã đề nghị và được chính phủ
Sài Gòn quyết định thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm
săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma Thuột), đảo Hoang Loan và Mũi Dinh. Vùng núi cao có 3 khu:
- 68 -
Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh Lang Bian (2183m) và Bạch Mã-Hải Vân (1450m). Theo số liệu
của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu bảo tồn với diện tích 753.050 ha (Cao Văn Sung-
Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên ở Việt Nam-1994).
Sau ngày thống nhất đất nước hệ thống các KBT được dần dần mở rộng, bổ sung và hoàn thiện cả
về quy mô diện tích, và hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các KBT của Việt Nam hiện nay có
211 khu, bao gồm :
- Các KBT rừng (Khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản
lý 128 KBT ( Đã được Chính phủ công nhận)
- Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 KBT
- Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất 68 KBT
Các KBT đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa có quyết định
phê duyệt chính thức.
Bảng 5. Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
T.T Loại Số lượng Diện tích (ha)
I
Vườn Quốc gia 30 1.041.956
II Khu Bảo tồn thiên nhiên 60 1.184.372
IIa Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892
IIb Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 12 83.480
III Khu Bảo vệ cảnh quan 38 173.764
Tổng cộng (Khu bảo tồn) 128 2.400.092
Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2006- Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng
Trong 128 KBT rừng hiện nay có 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên nhiên, 12 khu
bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần
7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Một số khu rừng nghiên cứu tại các Viện,
Trung tâm, các trường học cũng đã được thống kê vào trong hệ thống rừng đặc dụng, theo Luật
bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004.
Hê thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái toàn quốc.
Tuy nhiên hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay có đặc điểm là phần lớn các khu rừng đặc
dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán. Trong số 128 KBT có 14 khu có diện tích nhỏ hơn
1000 ha, chiếm 10,9%. Các khu có diện tích nhỏ hơn 10.000 ha là 52 khu, chiếm 40,6% các khu
bảo tồn, bao gồm VQG 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9 khu bảo vệ loài, 30 khu bảo vệ cảnh
quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000 ha trở lên. Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều
diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư, ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ ràng,
còn có tranh chấp, tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các
KBT nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau v.v.
Ě Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống loài
cây trồng nông nghiệp và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay rừng trồng. Ngoài các KBT,
các hình thức bảo tồn dưới đây cũng đã được công nhận ở Việt Nam.
- 69 -
- 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí
Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Khu Cát Bà (Tp. Hải
Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ
sinh quyển Kiên Giang.
- 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha
- Kẻ Bàng (Quảng Bình);
- 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào
Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)
- 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên).
Một số vấn đề tồn tại trong bảo tồn nội vi hiện nay
• Hệ thống các KBT có nhiều KBT có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến các hoạt
động bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng.
• Ranh giới các KBT phần lớn chưa được phân định rõ ràng trên thực địa, các hoạt động xâm
lấn, vi phạm trong các KBT còn xẩy ra.
• Nguồn ngân sách cho bảo tồn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, các
khu bảo tồn thuộc địa phương quản lý có nguồn ngân sách rất hạn chế cho các hoạt động bảo
tồn, chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa công tác bảo tồn.
• Một số chính sách về KBT còn thiếu, như chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm v.v.
• Hệ thống phân hạng của Việt Nam đã được quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 và đã áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên phân loại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam
so với hệ thống phân hạng của IUCN, 1994 có một số điểm chưa phù hợp: Hệ thống phân hạng
của Việt Nam lẫn lộn giữa hạng và phân hạng: Khu bảo tồn loài/sinh cảnh là một hạng (category)
trong hệ thống phân hạng 6 hạng của IUCN có mục tiêu quản lý khác nhau, không thể xếp vào
phân hạng (Sub- category) của khu bảo tồn thiên nhiên được.
- Chúng ta còn lẫn lộn trong việc sắp xếp các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, cho VQG là
quan trọng hơn về mặt bảo tồn. Do vậy trong một thời gian dài, vì thấy VQG được quan tâm và
đầu tư nhiều hơn nên các tỉnh và thành phố đều muốn chuyển các khu bảo tồn của mình thành
VQG. Nên trên thực tế nhiều VQG chưa đáp ứng được các mục tiêu về bảo tồn v.v.
• Do hệ thống phân chia và quan niệm có sự sai khác nên trong chính sách quản lý hiện nay
chủ yếu vẫn là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo
tồn, vừa phát triển.
2.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam
Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các
bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy...
Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên
nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay
cứu hộ trong trường hợp: i) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn
các loài nói trên, ii) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm
mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở
Việt Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định.
- Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây
rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn. Trong thực tế, hệ
thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho công tác nghiên cứu, học tập về bảo tồn
- 70 -
đa dạng sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu thành công ở nhiều khía cạnh trong công tác bảo tồn
ngoại vi ở các VTV và vườn động vật.
- Các VTV, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và vườn động vật đã sưu tập
được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó, nhiều loài cây rừng bản địa đã được
nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công; nhiều loài động vật hoang dã đã gây nuôi sinh sản
trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là các vườn cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc
trong các VTV đã đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển
cây thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.
- Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động thực vật hoang
dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt
trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Hươu sao, Hươu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật),
thực vật có Sưa, Lim xanh…
- Bước đầu xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật, dự trữ
lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp v.v. Các hình thức bảo tồn
ngoại vi chủ yếu hiện nay:
i) Các khu rừng thực nghiệm
Trong hệ thống phân loại mới rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp thành một hạng
nằm trong hệ thống quản lý các KBT. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 đã xác
định có 17 khu rừng thực nghiệm với diện tích 8.516 ha. Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các
vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng,
Một số khu thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây.
Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng),
Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat), Vườn Bách Thảo Hà Nội v.v.
ii)Vườn cây thuốc
Theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu năm 2000, Việt Nam có tới 3.800 cây thuốc thuộc
khoảng 270 họ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2001). Các loài cây thuốc phân bổ khắp trên các vùng
sinh thái ở Việt Nam. Trong số đó, phần lớn các cây thuốc là mọc tự nhiên và khoảng 20% đã
được gieo trồng. Từ năm 1988, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được triển khai. Tuy
vậy, trong số 848 loài cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài được
bảo tồn trong các vùng và các cơ sở nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều vườn cây thuốc đã được
thành lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam
và thuốc bắc. Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có:
- Viện Dược liệu có trạm cây thuốc Sa Pa, sưu tập được 63 loài đang bảo quản các cây
thuốc ở độ cao 1.500 m.
- Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m.
- Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài.
- Vườn trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài.
- Vườn Học Viện Quân Y - 95 loài.
- Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt sưu tầm 88 loài và bảo quản ở độ cao 1500 m.
- Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài. Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo
quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp.
iii) Ngân hàng giống
- 71 -
Việc lưu trữ nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu.
Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học
Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm. Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc
hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài
hạn.
Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2005), đến nay, ngân
hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn 14.300 giống của 115 loài, gồm 3 ngân
hàng gen:
- Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt.
- Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính.
- Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ.
Tại 19 cơ quan mạng lưới của hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng đang bảo tồn 5000 giống
của 50 loài cây trồng và 3.340 kiểu gen (Genotype), 200 tiêu bản hạt của cây cao su. Đang xây
dựng tập đoàn 300 kiểu gen, tư liệu hoá 2.000 kiểu gen cây cao su.
- Tồn tại đối với công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam
Qua quá trình thực hiện công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam đã bộc lộ một số tồn tại đồng
thời cũng là các thách thức, có thể nhóm thành các nhóm sau:
- Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hệ thống các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo
tồn nguồn gen cây rừng hiện có thường được quy hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính
chất chuyên đề, chuyên sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc. Các
Vườn thú chủ yếu vẫn mang tính chất phục vụ tham quan, chưa chú ý tới công tác bảo tồn.
- Công tác sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm, các loài lâm sản ngoài gỗ, số lượng loài
trong các vườn sưu tập còn ít, chưa có VTV nào vượt quá số lượng 500 loài (không kể các loài
thực vật tự nhiên có sẵn trong quá trình quy hoạch).
- Việc đào tạo cán bộ bảo tồn ngoại vi rất hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâu về bảo tồn ngoại vi
làm việc tại các VTV, vườn động vật và các trạm cứu hộ.
- Vấn đề bảo tồn ex situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo
tồn thiên nhiên. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến
VTV; Quyết định 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ
thống bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020. Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực
hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi.
- Cho tới nay, việc đầu tư phát triển các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen
cây rừng, vườn động vật và các trạm cứu hộ chưa được thực sự chú ý. Chưa có chính sách để thu
hút đầu tư từ các nguồn khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng đồng v.v.
3. Bảo tồn với phát triển bền vững
3.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Báo cáo Tương lai
chung của chúng ta của Liên Hợp quốc-1987).
Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát
triển, bao gồm:
- 72 -
• Phát triển kinh tế: chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và sự ổn định trong tăng trưởng kinh
tế…
• Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm…
• Bảo vệ môi trường: thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên…
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng nó một
cách bền vững. Đối với các loại tài nguyên sinh học là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo được,
điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ
sở. Sản lượng này hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả năng chịu đựng, nếu không
muốn làm giảm năng suất trong tương lai.
Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên
sinh học là ‘nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng
cường chất lượng cuộc sống của con người.
3.2. Ảnh hưởng của các khu bảo tồn tới phát triển bền vững
Như vậy tăng trưởng kinh tế ổn định, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái là
những mục tiêu mà quá trình phát triển và bảo tồn đều muốn hướng tới và hổ trợ lẫn nhau trong
quá trình phát triển. Với tổng diện tích các khu bảo tồn trên 2 triệu ha rừng, đây là nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học rất lớn, không những là nơi lưu giữ, cung cấp các nguồn tài nguyên, mà
còn là nơi hổ trợ, là hiện trường để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hạn chế thiên tai v.v.
▪ Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo. Nhiều khu bảo tồn của Việt Nam
là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Đây là những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao. Đối với
những vùng xa xôi thì các KBT là nơi cung cấp nguồn cây thuốc, các loại lâm sản phụ, nguồn
cung cấp nước sạch, giảm thiểu hiện tượng di cư bất hợp pháp v.v.
▪ Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: các khu bảo tồn là những khu rừng có độ
che phủ cao, có tác dụng phòng hộ lớn, hạn chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước cho các vùng hạ
lưu v.v.
▪ Góp phần phát triển nông nghiệp: Các khu bảo tồn là nơi lưu giữ và cung cấp nguồn gien
để chuyển hoá thành các loài cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng là những nơi điều tiết nguồn
nước và điều hoà khí hậu cho sản xuất và đời sống của người dân tại những vùng xung quanh các
KBT và vùng hạ lưu v.v.
▪ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Với hệ thống các KBT đất ngập nước và rừng ngập mặn ven
biển đang là môi trường thuận lợi để các loài thuỷ sản phát triển, cũng như là môi trường cho
việc nuôi trồng và khai thác nguồn tài nguyên này như VQG Xuân Thuỷ, KBT Thái Thuỵ v.v.
▪ Phát triển du lịch: các khu bảo tồn, nhất là các Vườn quốc gia có điều kiện thuận lợi để tiếp
cận đang là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như VQG Phong Nha –
Kẻ Bàng mỗi năm thu bình quân 5 tỷ đồng từ hoạt động du lịch v.v.
▪ Bảo vệ môi trường: các KBT là những bể hập thụ CO2 có hiệu quả để góp phần làm giảm
hiệu ứng khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu một trong những vấn đề đang
được tất cả các nước quan tâm v.v.
Bảo tồn và phát triển bền vững ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH
về các mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ
về sinh thái được khai thác và sử dụng bền vững và có hiệu quả cho cuộc sống của con người…
Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có
trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc
- 73 -
khai thác một cách hợp lý các cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho
cuộc sống của con người, cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài
nguyên sinh vật. Do vậy để phát triển kinh tế ổn định cần phải quan tâm đến việc bảo vệ hệ
thống các KBT hiện có trên tất cả các mặt.
4. Bảo tồn với biến đổi khí hậu
4.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là biến đổi được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con
người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính gây biến
đổi hệ thống khí hậu trái đất.
Thay đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính qua hoạt động của con người ngày càng tăng.
Nồng độ CO2 hiện nay đã cao hơn 30-35% so với nồng độ tự nhiên khoảng 10.000 năm về trước.
Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng lên trung bình 0,60
C so với thế kỷ 20 và dự kiến có thể tăng lên
đến 1,4 –5,80
C vào năm 2100, một mức chưa từng có trong khoảng 10.000 năm qua. Kết quả là
lớp băng và tuyết sẽ chảy ra và mức nước biển đang dâng lên và chế độ khí hậu cũng thay đổi.
Hậu quả do thay đổi khí hậu gây ra sẽ không đồng đều trên thế giới: hậu quả sẽ nghiêm trọng ở
các vùng có vĩ độ cao, và ít hơn tại các vùng khác. Mức độ thay đổi khí hậu cũng sẽ tuỳ thuộc
vào từng vùng khác nhau, tuy nhiên tất cả các vùng trên thế giới đều có thể bị tác động nhiều hay
ít. Số loài sinh vật sẽ bị thay đổi, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên, mực nước biển sẽ dâng cao, và các
hệ thống sản xuất cơ bản như nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ bị tác động đáng kể, tuy nhiên tính
chất và phân bố của sự tác động đó sẽ xẩy ra như thế nào trong tương lai, chưa thể xác định trước
được. Như vậy khí hậu thay đổi sẽ làm thay đổi một số nhân tố bao gồm:
- Nhiệt độ trái đất tăng lên
- Mực nước biển dâng cao
- Gây nên hiện tượng sa mạc hóa cục bộ hoặc trên diện rộng
- Thay đổi chu trình thủy văn
- Các quy luật thời tiết sẽ thay đổi như các hiện tượng mưa, nắng, lũ, lụt, gió bão v.v.
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới mà khí hậu đang biến đổi, mực nước biển
đang dâng dần lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các
sinh cảnh đang co hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hoá, thương mại toàn cầu...
Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các khu bảo tồn cũng như cuộc
sống chung của nhân loại.
4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên và xã hội, gây ra những tác
động trực tiếp tới cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn
đa dạng sinh học cụ thể là:
- Một số loài sẽ bị biến mất, một số loài được ghi trong Sách Đỏ của IUCN, nhất là các loài Rất
nguy cấp và Nguy cấp mà chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định.
- Các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố
hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp.
- Các hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh: Do mực nước biển dâng cao nên một số địa điểm
mà ở đó tập trung những chủng quần quan trọng mức quốc tế hay là những chủng quần của các
loài có vùng phân bố hạn hẹp có thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh, như các vùng đảo,
vùng ven biển v.v.
- 74 -
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Thực hành đa dạng giới sinh vật
Thực hành đa dạng giới sinh vậtThực hành đa dạng giới sinh vật
Thực hành đa dạng giới sinh vậtphuongvyy
 
Cỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt namCỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt namThang Nguyen
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặnNinhHuong
 
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamSinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamNhuoc Tran
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...nataliej4
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừngHương Vũ
 
Quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh học
Quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh họcQuan điểm toàn cầu về đa dạng sinh học
Quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh họcTien Dat Vo
 
Chuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linh
Chuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linhChuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linh
Chuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linhNguyen Thanh Tu Collection
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
 
sinh vat viet nam
sinh vat viet namsinh vat viet nam
sinh vat viet nam
 
Thực hành đa dạng giới sinh vật
Thực hành đa dạng giới sinh vậtThực hành đa dạng giới sinh vật
Thực hành đa dạng giới sinh vật
 
Sinh học 10
Sinh học 10Sinh học 10
Sinh học 10
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
Luận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biển
Luận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biểnLuận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biển
Luận án: Nghiên cứu rươi trong hệ sinh thái đất vùng ven biển
 
Cỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt namCỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt nam
 
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAYLuận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặn
 
Qlth vung bo
Qlth vung boQlth vung bo
Qlth vung bo
 
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamSinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
 
Qlth vung bo 2
Qlth vung bo 2Qlth vung bo 2
Qlth vung bo 2
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAYLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch, HAY
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
 
Quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh học
Quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh họcQuan điểm toàn cầu về đa dạng sinh học
Quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh học
 
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
 
Baikynangthuongluong
BaikynangthuongluongBaikynangthuongluong
Baikynangthuongluong
 
Chuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linh
Chuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linhChuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linh
Chuong 1 con nguoi va su phat trien cua con nguoi nguyen my linh
 
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền TrungLuận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
 

Destaque

Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpNgốc Nghếch Nhóc
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Pham Vui
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíTan Nguyen Huu
 

Destaque (17)

Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 

Semelhante a Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274

Bài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxBài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxHoiMong
 
Đất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngĐất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngHương Vũ
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An nataliej4
 
Bai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptx
Bai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptxBai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptx
Bai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptxvonhutthanh20042004
 
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịchđIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịchVăn Thành Bùi
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truonghoài phú
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangVan Thien
 
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truongđề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truongphamlenhiem2000
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtlinh chan
 
Hệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netHệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netVietzo
 
201311159561817127
201311159561817127201311159561817127
201311159561817127Phi Phi
 
Slide 9 bài nhóm 2.pptx
Slide 9 bài nhóm 2.pptxSlide 9 bài nhóm 2.pptx
Slide 9 bài nhóm 2.pptxanhphung228
 
De án môi trường .
De án môi trường .De án môi trường .
De án môi trường .seo
 
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdfLanNguynNgc10
 

Semelhante a Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274 (20)

Bài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxBài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptx
 
Đất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngĐất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hương
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
 
đề Cương khmt
đề Cương khmtđề Cương khmt
đề Cương khmt
 
Bai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptx
Bai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptxBai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptx
Bai giang Chuong 1Du lich sinh thai.pptx
 
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịchđIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong
 
final (2).pptx
final (2).pptxfinal (2).pptx
final (2).pptx
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
 
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truongđề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
đề Tài 10: Quan Ly Moi Truong
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
 
Hệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netHệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.net
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAYLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
 
201311159561817127
201311159561817127201311159561817127
201311159561817127
 
Slide 9 bài nhóm 2.pptx
Slide 9 bài nhóm 2.pptxSlide 9 bài nhóm 2.pptx
Slide 9 bài nhóm 2.pptx
 
Bài 39
Bài 39Bài 39
Bài 39
 
cong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truongcong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truong
 
De án môi trường .
De án môi trường .De án môi trường .
De án môi trường .
 
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
 
Can gio tourist
Can gio touristCan gio tourist
Can gio tourist
 

Mais de Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihocTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 

Mais de Trần Đức Anh (17)

Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 

Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM.TPHCM KHOA MÔI TRƯỜNG. ĐỀ TÀI: .ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ QUỐC TUẤN Sinh viên thực hiện MSSV -Đặng Minh Hùng 11149632 -Đinh Quang Cường 11149612 -Lê Phi Hùng 11149559 -Nguyễn Văn Quyết 11149656 -Nguyễn Văn Phương 11149572 -Nguyễn Thanh Tùng 11149593 -Rah Lan Gia Kơ 11149561 LỚP : QM 11 NHÓM : III - 1 -
  • 2. Đa dạng sinh học Mục lục Chương I:Đặt vấn đề Tại sao phải nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam ? Chương II:Nội Dung I.KHÁI NIỆM ĐA DẠNG SINH HỌC II. PHÂN LOẠI ĐA DẠNG SINH Mức độ đa dạng sinh học +Đa dạng về các hệ sinh thái +Đa dạng về loài +Đa dạng về nguồn gen +Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam III. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC IV.GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC V.THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC VI. NGUYÊN NHÂN LÀM GIÃM ĐA DẠNG SINH HỌC HIỆN NAY +Sự suy giảm/biến mất đa dạng sinh học +Nguyên nhân +Hậu quả VIII. HÌNH THỨC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC - 2 -
  • 3. Chương I: Đặt vấn đề Đa dạng sinh học Tại sao phải nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Việt Nam? Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2 , Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế). Cụ thể:trong các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000 loài thuỷ sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi và loài mới cho khoa học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam. - 3 -
  • 4. Đa dạng sinh học trên cạn Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật không chỉ đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã hội. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu…. Mà đa dạng sinh học còn có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam-1995). Đa dạng sinh học dưới biển Đa dạng sinh học là cơ sở của mọi sự sống để tạo dựng nên sự phồn vinh của loài người. Việt Nam cũng giống như các dân tộc trên hành tinh này, 54 cộng đồng các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng sớm biết lựa chọn, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có DDSH. Thực vậy, trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển loài người luôn luôn phải dựa trên cơ sở hai - 4 -
  • 5. nguồn năng lượng chính mà thiên nhiên phải mất đi hàng triệu triệu năm để hình thành. Đó là: 1- Năng lượng hoá thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo được, vì vậy phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm. 2- Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Nhưng không phải là vô hạn. Tuy nhiên, thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế,chúng ta đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Do đó,nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt,nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị. Biểu đồ về đa dạng sinh học tại Việt Nam : Tại sao nhóm chúng em lại tiến hành thực hiện đề tài này? Nhóm chúng em thực hiện đề tài này để nhằm phục vụ mục đích học tập, hiểu thêm về đa dạng sinh học tại Việt Nam, thực trạng việc khai thác sử dụng, nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học ở Việt Nam,các biện pháp bảo vệ và khắc phục… - 5 -
  • 6. Chương II I/ Khái niệm đa dạng sinh học Giới thiệu: Đa dạng sinh học là một mạng lưới các loài thực vật, động vật, côn trùng, vi sinh vật sống trên trái đất. Cuộc sống con người phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào đa dạng sinh học vì các nhu cầu thiết yếu Đa dạng sinh học duy trì sự bền vững lâu dài, sự sống trên trái đất và sự toàn vẹn của chính nó Vậy đa dạng sinh học là gì? Khái niệm: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên bao gồm sự đa dạng bên trong của các loài vật và sự đa dạng của các hệ sinh thái (định nghĩa được đưa ra tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển 1992). Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: • Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. • Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. • Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. II/Phân loại đa dạng sinh học Mức độ đa dạng sinh học Phân hóa đa dạng sinh học toàn cầu - 6 -
  • 7. 1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 1.1. Đa dạng về các hệ sinh thái (HST) Khái niệm HST: HST là hệ các quần xã sinh vật sống chung và phát triển trong cùng một môi trường nhất định, tương tác với nhau và với môi trường đó thông qua chu trình trao đổi năng lượng và vật chất. Ví dụ: Một cái ao, hồ, một khúc sông, khu rừng, đồng cỏ, một cánh đồng, một làng, thành phố …. gồm các sinh vật và môi trường của nó đều được coi là HST. - Phân chia chức năng của HST: Căn cứ vào vị trí, vai trò, chức năng và yêu cầu của kinh tế, xã hội môi trường có thể chia 4 loại hình HST chính như sau: - HST nơi cư trú - HST làm chức năng sản xuất - HST cần được bảo tồn - HST phục vụ cho nghỉ ngơi, giải trí, văn hoá – xã hội … HST trên đất liền: HST công nghiệp – đô thị; HST nông nghiệp; HST rừng; HST savan, đồng cỏ;HST khô cạn; HST núi đá vôi. HST dưới nước: HST đất ngập nước: hồ, ao, đầm phá …, HST sông, suối, HST ven biển, các đảo, HST biển và đại dương, HST rừng ngập mặn. Mỗi một kiểu HST đều mang trên mình những đặc trưng riêng về các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội, cầu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố và biến đổi số lượng của quần thể theo thời gian, không gian. Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn ( HST rừng), HST đất ngập nước và HST biển. i) Hệ sinh thái đất ngập nước Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp". Hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm: - Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu - Đất ngập nước ven biển 11 kiểu - Đất ngập nước nội địa 19 kiểu - Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao: - Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát). - 7 -
  • 8. Quần thể thực vật ở rừng ngập mặn đều phải chịu được điều kiện nước mặn hòa với nước ngọt nên rất phong phú và đa dạng - Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Vùng sông nước U Minh Hạ - Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt. - 8 -
  • 9. TamGiang-CầuHailàhệđầmphálớnnhấtViệtNam - Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon. Rạng san hô Việt Nam - Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển... - 9 -
  • 10. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị... Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long: - ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước. - ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông. Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên. - 10 -
  • 11. Một số hình ảnh về Hệ sinh thái đất ngập nước khác: Đất ngập nước tự nhiên (Đồng bằng sông Cửu Long) Đất ngập nước ven biển (Thừa Thiên Huế) - 11 -
  • 12. Đất ngập nước nhân tạo ( Đất ngập nước xử lí nước mưa đô thị) ii) Hệ sinh thái biển Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2 . Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam. Một số hình ảnh về hệ sinh thái biển - 12 -
  • 13. iii) Hệ sinh trên cạn Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn. Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi có giá trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Tuy nhiên,diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm còn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976). Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm xuống, diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%. Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư nên diện tích rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%. - 13 -
  • 14. Bảng 1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ Năm Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ (%) Ha/Đầu ngườiTổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57 1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31 1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19 1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14 1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12 1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12 2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14 2002 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8 0,14 2003 12.095,0 10.005,0 2.090,0 36,1 0,14 2004 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7 0,15 2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15 Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng nói chung. Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ sinh thái này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay đổi khí hậu của trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bới các hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm v.v. Một số hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái rừng Hệ sinh thái rừng ngập úng ( U Minh Hạ ) - 14 -
  • 15. Hệ sinh thái rừng ngập úng ( U Minh Thượng ) Rừng trên núi đá vôi ở việt nam (rừng Cúc Phương) - 15 -
  • 16. Rừng ẩm thường xanh (Rừng Tây Nguyên) - 16 -
  • 17. 1.2. Đa dạng về loài a/Đa dạng loài trên thế giới Thế nào là loài (Species)? Loài là một taxon của mỗi nhóm cá thể, có quan hệ họ hàng gần nhau, có khả năng trao đổi thông tin di truyền, tức là giao phối lẫn nhau tạo thành các thế hệ trong quần thể. Các nhà khoa học đã ước tính về sự đa dạng loài có khoảng từ 5.443.644 đến 33.392.485 loài. Đây là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quí giá, là tiềm năng rất lớn quyết định sự sống còn của nhân loại. Nhóm sinh vật Số lượng loài đã được miêu tả (%) Số lượng loài ước tính (%)* Động vật chân khớp 1,065,000 (61%) 8,900,000 (65%) Thực vật ở cạn 270,000 (15%) 320,000 (2%) Protoctists 80,000 (5%) 600,000 (4%) Nấm 72,000 (4%) 1,500,000 (11%) Thân mềm 70,000 (4%) 200,000 (1%) Động vật có dây sống 45,000 (3%) 50,000 (<1%) Giun tròn 25,000 (1%) 400,000 (3%) Vi khuẩn 4,000 (<1%) 1,000,000 (7%) Vi rut 4,000 (<1%) 400,000 (3%) Nhóm khác 115,00 (7%) 250,000 (2%) Total 1,750,000 (100%) 13,620,000 (98%) Thành phần đa dạng sinh học của trái đất. - 17 -
  • 18. Trong những năm qua, cùng với những nổ lực về bảo tồn đa dạng sinh học, công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu cho thấy: Bảng 2- Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được 1 Thực vật nổi 1.939 - Nước ngọt 1.402 - Biển 537 2 Rong, tảo 697 Nước ngọt Khoảng 20 Biển 682 Cỏ biển 15 3 Thực vật ở cạn 13.766 Thực vật bậc thấp 2.393 Thực vật bậc cao 11.373 4 Động vật không xương sống ở nước 8.203 Nước ngọt 782 Biển 7.421 5 Động vật không xương sống ở đất khoảng 1.000 6 Côn Trùng 7.750 7 Cá 2.738 Nước ngọt 700 Biển 2.038 8 Bò sát 296 Rắn biển 50 Rùa biển 4 9 Lưỡng cư 162 10 Chim 840 11 Thú 310 Thú biển 16 Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật,2005 b/Đa dạng loài tại Việt Nam Việt Nam là một quốc gia xếp thứ 16 trên thế giới về tính đa dạng sinh học Cụ thể: Đa dạng về thực vật ở Việt Nam. Khu hệ thực vật: Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới,cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao.Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao - 18 -
  • 19. có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự báo của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài.Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số các thể rất thấp Cây đa Bác Hồ ở thôn Ngòi Đa dạng về động vật ở Việt Nam  310 loài thú  840 loài chim( 100 loài đặc hữu)  286 loài bò sát  82 loài lưỡng cư  52 loài tôm ( 27 loài đặc hữu)  547 loài cá nước ngọt ( 35 loài đặc hữu)  2038 loài cá biển  7750 loài côn trùng Các loại trên cạn va các loại nước ngọt Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài và phân loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á.Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trịthực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọcvá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi MiếnĐiện, Thái - 19 -
  • 20. Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào. Một số hình ảnh về đa dạng về động vật tại Việt Nam Hổ ,báo, Voọcvá, Cò quắm tại Việt Nam Ngoài ra,cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng… Trong rừng nhiệt đới đã phát hiện được 1200 loài bọ cánh cứng và 80% trong số đó là các loài mới cho khoa học. Có ít nhất 6 triệu>>9 Triệu loài động vật chân khớp tại Việt Nam và có thể lên tới 30 triệu loài. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được mô tả.Một diện tíc 1m2 có thể lên tới 200000 con rệp và hàng chục nghìn ĐVKXS khác. - 20 -
  • 21. Một số hình ảnh về động vật không sương sống tại Việt Nam Việt Nam là quốc gia có diện tích nước ngọt bề mặt lớn với 653 nghìn hecta sông ngòi, 394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven biển, 580 nghìn hecta ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có khoảng 1 triệu hecta diện tích ngập lũ trong 2-4 tháng. Vì vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam rất phong phú. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 547 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình phát triển nghề, đã nhập nội thêm hàng chục loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu, v.v… Cho đến nay nhiều loài cá nước ngọt mới vẫn tiếp tục được tìm thấy. - 21 -
  • 22. Một số loài cá vừa phát hiện tại Việt Nam Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học. - Sao la Pseudoryx nghetinhensis - Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis - Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis - Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis - Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis - Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis - Vooc xám Pygathrix cinereus - Thỏ vằn Isolagus timminsis - Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis - Khưới đầu đen Actinodora sodangonum Về thực vật, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó được phát hiện và mô tả mới cho khoa học v.v. - 22 -
  • 23. Một số hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái loài (các loài động vật mới phát hiện) Sao la Pseudoryx nghetinhensis Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis Các sinh vật biển - 23 -
  • 24. Một số loài sinh vật biển 1.3. Đa dạng gen Đa dạng về gen – hay còn gọi là đa dạng di truyền Đó là sự đa dạng các allen cho bất kỳ loại gen nào như gen qui định màu sắc, kích thước, allen khác nhau cho mỗi gen có thể sinh ra những dạng khác nhau của một protein về cấu trúc và chức năng, sự khác biệt gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly về địa lý, cũng như sự khác nhau giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. - 24 -
  • 25. Các loài được phân theo công dụng như sau : Bảng 4- Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam Số TT Nhóm cây Số loài 1 Nhóm cây lương thực chính 41 2 Nhóm cây lương thực bổ sung 95 3 Nhóm cây ăn quả 105 4 Nhóm cây rau 55 5 Nhóm cây gia vị 46 6 Nhóm cây làm nước uống 14 7 Nhóm cây lấy sợi 16 8 Nhóm cây thức ăn gia súc 14 9 Nhóm cây lấy dầu béo 45 10 Nhóm cây lấy tinh dầu 20 11 Nhóm cây cải tạo đất 28 12 Nhóm cây dược liệu 181 13 Nhóm cây cây cảnh 62 14 Nhóm cây bóng mát 7 15 Nhóm cây cây công nghiệp 24 16 Nhóm cây lấy gỗ 49 Tổng 802 Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005. Lúa, ngô, sắn, khoai lang là bốn cây lương thực chính của Việt Nam - 25 -
  • 26. Các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Hiện nay đã thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ. Các biểu hiện của kiểu gen ở Việt Nam rất phong phú. Riêng kiểu gen ở cây lúa có đến hàng trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau. Bảng 3- Các giống vật nuôi chủ yếu T. T Giống Giống Tổng số Giống nội Giống nhập ngoại 1 Lợn 20 14 6 2 Bò 21 5 16 3 Dê 5 2 3 4 Trâu 3 2 1 5 Cừu 1 1 6 Thỏ 4 2 2 7 Ngựa 3 2 1 8 Gà 27 16 11 9 Vịt 10 5 5 10 Ngan 7 3 4 11 Ngỗng 5 2 3 Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005. Các giống vật nuôi chủ yếu tại Việt Nam - 26 -
  • 27. Chăn nuôi heo, bò ..... hiện đang là các giống vật nuôi chủ yếu tại việt nam Ngoài ra,các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ở Việt Nam khoảng 50 loài. Trong đó có 35 loài cá cảnh còn lại là các loài cá nuôi lấy thịt. Giống cá nước lạnh được nhập từ nước ngoài. Đặc trưng chủ yếu của đa dạng nguồn gen ở Việt Nam là: Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp,bức xạ….). Có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo. Đây chính là lí do tạo ra các nguồn đột biến mới. - 27 -
  • 28. Đa dạng sinh học gen ở Việt Nam có khả năng chống chịu ví tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen. 1.4 Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng của Việt Nam Tính phong phú đa dạng của các kiểu hệ sinh thái:Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu loại hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lí không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu loại hệ sinh thái: Thành phần quần xã trong hệ sinh thái rất giàu.Cấu trúc quần xã trong hệ sinh thái rất phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh.Điểm đặc trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái của Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nước trên thế giới. Tính phong phú của mối quan hệ giữa các yếu tố vật lí và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một loài sinh vật.Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng trong nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lượng được phục vụ song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật tự dưỡng (sinh vật tiêu thụ) hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là một chuỗi quan hệ mà nhiều nước khác trên thế giới không có được. Các hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại ;khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận; đồng hóa; chuyển hóa các tác động từ bên ngoài. Các hệ sinh thái của Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn trong trạng thái hoạt động mạnh. Vì vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động thiên nhiên cũng như các tác động con người - 28 -
  • 29. Hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng và phong phú về loài và số lượng III.VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC A/Tổng quát B/Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường sống của các loài sinh vật - 29 -
  • 30. Ví dụ về đa dạng sinh học đối với môi trường sống Vai trò sinh thái và môi trường Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng. - 30 -
  • 31. Một chuỗi chu trình địa hóa, thủy hóa Bảo vệ tài nguyên đất và nước Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trě chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn đất, nước - 31 -
  • 32. Điều hòa khí hậu Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp... Cây xanh tạo bóng mát và giúp điều hòa khí hậu Phân hủy các chất thải Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác. Xử lý nước ô nhiễm bằng vi sinh vật - 32 -
  • 33. Những vai trò khác của đa dạng sinh học Nhiều hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên, một số trong đó có thể có tính đa dạng sinh học cao, có giá trị đáng kể đối với con người, chẳng hạn như: Vai trò của rừng trong việc điều chỉnh và ổn định đất trên vùng đất dốc của lưu vực sông. Rừng đầu nguồn xã a Dơi (Hướng Hóa) đang được bảo vệ tốt. Vai trò ổn định bờ biển và làm bãi đẻ và sinh sống cho nhiều loài cá của rừng ngập mặn. - 33 -
  • 34. Vai trò quan trọng của các rạn san hô đối với sự tồn tại của ngành ngư nghiệp. Và còn nhiều vai trò quan trọng khác của đa dạng sinh học….Nhưng nhìn chung, những giá trị này chỉ có quan hệ gián tiếp với đa dạng sinh học. Điều này có nghĩa là những chức năng này chỉ cần một mức độ phong phú nào đó về loài mà không có sự tương hỗ trực tiếp giữa giá trị của hệ sinh thái với tính đa dạng của nó cũng như với sự tồn tại của một tập hợp loài nhất định. Do đó, tuy các hệ sinh thái rừng ngập mặn nhìn chung thường có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái rừng đất thấp liền kề nhưng xét về mặt tài nguyên thì chúng cũng có giá trị tương đương. IV/Giá trị của đa dạng sinh học đối với con người a/Khái niệm: Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu ,cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người…. b/Những giá trị của đa dạng sinh học Giá trị kinh tế trực tiếp Giá trị kinh tế trực tiếp của DDSH bao gồm: giá trị sử dụng cho tiêu thụ và giá trị sử dụng cho sản xuất +Giá trị sử dụng cho tiêu thụ bao gồm các sản phẩm tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc men, năng lượng, xây dựng là những nhu cầu cuộc sống hàng ngày. - 34 -
  • 35. +Giá trị sử dụng cho sản xuất: cung cấp cho con người nguyên liệu hoạt động cho các ngành công nghiệp như sản xuất dược phẩm, dầu khí, hóa chất, chất đốt…. Trên thế giới Giá trị kinh tế trực tiếp Theo ước tính hơn 40% nền kinh tế trên thế giới và 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào DDSH (Constanza etal - 1997 đã tính giá trị DDSH trên toàn cầu đối với loài người là 33.000 tỷ đô la Mỹ /năm). +Về nông nghiệp: Nền nông nghiệp hiện đại nhờ sử dụng các nguồn gen lấy từ các hệ sinh thái tự nhiên mà đã đạt được khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, hoặc do kinh doanh du lịch sinh thái cũng đạt được khoảng 12 tỷ đô la Mỹ hàng năm và ngày càng tăng lên rõ rệt, nhất là tại các nước đang phát triển, nơi thường có các cảnh quan đẹp và sinh học phong phú. Sử dụng kĩ thuật hiện đại vào canh tác ĐDSH + Về thuốc chữa bệnh: Vào khoàng 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống lấy từ các loài động vật, thực vật để sử dụng cho những sơ cứu ban đầu khi họ nhiễm bệnh. Trên 5.000 loài động, thực vật được dùng cho mục đích chữa bệnh, có khoảng trên 3.000 loài thực vật được dùng trong cuộc sống. Người ta tính rằng từ mỗi loài cây, nếu cung cấp được hoá chất cơ bản để sản xuất các loại thuốc mới thì thu lợi được khoảng 290 triệu đô la Mỹ hàng năm. Hiện nay đã có hơn 119 chất hoá học tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch bậc cao được sử dụng trong dược học hiện tại trên toàn thế giới và ngày càng phát hiện thêm nhiều cây, con có khả năng cứu loài người khỏi các bệnh tật hiểm nghèo. - 35 -
  • 36. ĐDSH cung cấp dược phẩm cho con người + Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein động vật, từ xưa đến nay người dân có thể kiếm được bằng việc săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt.Ví dụ: Tại nhiều nơi ở Châu Phi, những động vật bị săn để lấy thịt là nguồn chủ yếu cung cấp protein trong khẩu phần ăn của người dân ở đây; Tại Bosnia khoảng 40% và tại Zaia 75% (Myers, 1988). Cá biển cũng là nguồn thực phẩm rất quan trọng của nhân dân các vùng gần biển…. ĐDSH cung cấp nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho con người + DDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại. Theo FAO, giá trị hàng năm về củi sử dụng ở Việt nam là 1.278 triệu USD, Trung Quốc 9.320 triệu USD, Ấn Độ 9.080 triệu USD, Indônêxia 2.317 USD, Thái lan 2.027 USD … - 36 -
  • 37. DDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại Giá trị kinh tế gián tiếp: Ngoài việc bảo vệ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho ngày nay và cho tương lai, củi đốt, bảo vệ sức khoẻ, môi trường đa dạng sinh học còn là nguồn giải trí. Nguồn thu về giải trí có liên quan đến động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên của nhiều nước đã đạt được những kết quả lớn.Ví dụ: Năm 1991 việc tổ chức giải trí liên quan đến xem chim nước ở Mỹ đã thu được khoảng gần 20 triệu USD và tạo được hơn 250.000 công ăn việc làm. Hàng năm ở Mỹ, việc tổ chức giải trí bằng câu cá nước mặn đã thu được khoảng 15 tỷ USD vào tạo được 200.000 công ăn việc làm thường xuyên. Năm 1986, các khu bảo tồn ở Mỹ đã thu được khoảng 3,2 tỷ USD từ các khu bảo tồn và năm 1989 riêng việc tổ chức xem voi ở nước này đã thu được 25 triệu USD. Đó là chưa nói đến thiên nhiên, cây cỏ. Những khu du lịch sinh thái nổi tiếng trên thế giới (thành phố InCa của PêRu và Vịnh Hạ Long của Việt Nam) - 37 -
  • 38. Tại Việt Nam Giá trị kinh tế trực tiếp Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản về thực chất là khai thác tài nguyên đa dạng sinh học hằng năm đem lại nguồn lợi to lớn cho Việt Nam. Nhiều nơi, nhất là miền núi nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và mọi thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác đa dạng sinh học. ĐDSH cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp các phúc lợi cho xã hội như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, du lịch. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD. Khai thác DDSH trong lĩnh vực nông nghiệp - 38 -
  • 39. Khai thác DDSH trong lĩnh vực lâm nghiệp Khai thác DDSH trong lĩnh vực thủy sản - 39 -
  • 40. Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước. Một số mặt hàng trong ĐDSH được xuất khẩu Sử dụng ĐDSH làm nguyên liệu sản xuất Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ gần 1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP. Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD. - 40 -
  • 41. Sử dụng ĐDSH làm mỹ phẩm hương liệu, dược phẩm Kết luận: Giá trị kinh tế trực tiếp của đa dạng sinh học thể hiện ở các mặt sau đây: - Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên ĐDSH. - ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. - ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều... - ĐDSH góp phần nâng cao độ phě nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản. Giá trị kinh tế gián tiếp +Các giá trị đã đề cập ở vai trò của ĐDSH + Các giá trị khác (Giá trị xã hội và nhân văn) Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng. Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phňng), lễ hội đua thuyền... Nhiều loài cây, con vật đă trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề nhuộm - 41 -
  • 42. chàm, dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con người Gốc đa thiêng đền thượng Lào Cai Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn Việt Nam với ĐDSH. Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích làm bầu bạn với con người hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng ngày. - 42 -
  • 43. Một số loài động vật được thuần hóa Đa dạng sinh học được sửa dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia xúc Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua việc tổ chức tham quan, theo dõi tập tính của nhiều loài động vật hoang dã. Gần đây, ngành du lịch sinh thái đă hình thành và đang phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu biết thiên nhiên của con người đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như làm cho con người gần gũi hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã. - 43 -
  • 44. Vai trò đối với du lịch sinh thái Kết luận: Giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH thể hiện tập trung ở các mặt sau đây: - Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân. Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hěnh thù, nhiều màu sắc, nhiều kết cấu, nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái đẹp. - ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. - ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người. Điều này đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và đầy sôi động. - ĐDSH góp phần tạo ổn định xă hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh dưỡng, về ăn mặc, tham quan du lịch và thẩm mỹ. - 44 -
  • 45. V/Thực trạng khai thác và sử dụng đa dạng sinh học Trên thế giới: Rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với con người như cung cấp gỗ, củi, điều hòa không khí, ngăn chặn gió báo, tạo ra oxy, nơi cư trú của muôn loài thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm. Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng và ngành công nghiệp lâm sản là một nguồn cung cấp khối lượng lớn việc làm, góp phần vào tăng trường kinh tế của quốc gia và khu vực. Số liệu thông kế mới đây cho thấy, 30% diện tích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước đạt 327 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị con người khai thác quá mức, khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và khí hậu thay đổi, đe dọa sự sống trên khắp trái đất. Khai thác rừng quá mức Diện tích rừng bị mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6 lần lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh châu Âu thải vào khí quyển năm 2010 theo chương trình tín dụng khí thải của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu…. - 45 -
  • 46. Thực trạng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu Không chỉ vậy, kết quả những nghiên cứu sinh học quốc tế gần đây đều cho thấy hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học của trái đất đang đứng trước mối đe dọa. Hiện nay trên thế giới có từ 10 đến 50 triệu loài động thực vật, tuy nhiên cứ qua mỗi ngày trên hành tinh lại có ba loài động vật bị biến mất. Cá heo Baiji: Loài vật này - còn có tên cá heo Dương Tử do được tìm thấy ở sông Dương Tử, Trung Quốc - có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất trong số những động vật có vú sống dưới nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng đã thực sự biến mất. Các nhà sinh vật dự báo, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2020 ước tính 5- 10% số loài sinh vật trên thế giới sẽ bị biến mất và vào năm 2050 số loài bị tiêu diệt tăng lên đến 25%.Cụ thể: 17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật – là số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên - 46 -
  • 47. nhiên Thế giới (IUCN) Với tình trạng này thì 30 năm tới, có khoảng trên 60.000 loài động thực vật bị tuyệt diệt. Ếch sậy (Hyperolius sp)và Đại bàng săn cá Madagascar là một trong số những loài đang bị đe dọa suy giảm số lượng trên toàn thế giới. Tồi tệ hơn, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, loài người sẽ không có cơ hội nhìn thấy cá trong các đại dương vào năm 2050. Tình trạng khai thác cá non quá mức . - 47 -
  • 48. Tình trạng khai thác cá ngừ quá mức có thể khiến loài này bị tận diệt trên toàn thế giới. Mới đây, vào tháng 05/2010, các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã phải xác nhận thất bại trong cam kết đưa ra vào năm 2002 về việc giảm đáng kể tỷ lệ suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu vào năm 2010. Điều này đang gây ra những thiệt hại đáng kể cho thế giới như thiếu lương thực, lũ lụt và thiên tai nhiều hơn, các chi phí tiêu dùng gia tăng…. Chưa bao giờ, bức tranh đa dạng sinh học trên toàn thế giới lại u ám như hiện nay. Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm loài. Tại Việt Nam: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay đang suy giảm với tốc độ nhanh. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm, giảm thiểu diện tích và chính điều này đã tác động mạnh tới tài nguyên nước, các hệ sinh thái và môi trường nhiều nơi. Cụ thể: Theo thống kê của Bộ TN&MT, trong gần 50 năm qua, diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm gần 3/4. Độ che phủ rừng năm 2005 đạt ở mức 37% diện tích tự nhiên và mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt ở mức 42%. Tuy nhiên, chất lượng rừng ngày càng suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn 13% và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. Điều đáng lo là rừng ngập mặn ở Việt Nam đang trên đà suy thoái. Tổng diện tích rừng còn khoảng 155.290 ha và trung bình mỗi năm mất khoảng 4.400 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nguyên sinh không còn. 62% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại. - 48 -
  • 49. Nạn khai thác rừng gây mất ĐDSH Hiện nay, cả nước có 2.360 con sông, 10 lưu vực sông có diện tích hơn 10.000km2 ; tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm là 880 tỷ m3 . Về nước ngầm, nước động thiên nhiên khoảng 50 tỷ đến 60 tỷ m3 và trữ lượng có thể khai thác khoảng 10 tỷ đến 12 tỷ m3 và hiện chỉ có khoảng 20% dự trữ nước ngầm đang được khai thác. Với sự suy giảm đa dạng sinh học nhanh như hiện nay, theo các chuyên gia về nước và môi trường thì tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô đang dần hiện hữu trong những năm tới. - 49 -
  • 50. Khan hiếm nước do khai thác quá mức và biến đổi khí hậu Như đã đề cập ở phần trước, số lượng loài sinh vật trong sinh quyển đã được xác định 1.392.485 cũng chỉ là tương đối. Theo UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô tả lên đến 1.750.000 loài, dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài. Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của khí hậu toàn cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học. Nhóm loài số loài tuyệt chủng đã biết ước tính số loài % số loài bị tuyệt chủng lục địa đảo đại dương tổng cộng Thú 30 51 4 85 4.000 2,1 Chim 21 92 0 113 9.00 1,3 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,3 ĐV lưỡng cư 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 1 0 23 19.100 0,1 ĐV không XS 48 48 1 98 1.000.000 0,2 TV có hoa 245 139 0 384 250.000 0,2 Bảng số liệu tuyệt chủng ghi nhận từ năm 1600 đến nay - 50 -
  • 51. Nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang trên đà suy thoái nghiêm trọng. Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Hổ loại động vật đang nằm trong sách đỏ của Việt Nam Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà. - 51 -
  • 52. Hình ảnh một số loài đọng vật đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam: Tê giác java và heo vòi đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam Tê giác 1 sùng và tê giác 2 sừng đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam Việc săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra làm cho quần thể động vật hoang dã đang dần bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng - 52 -
  • 53. Nạn săn bắn động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Số lượng các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng. Lan hài đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam - 53 -
  • 54. Suy suy thoái tài nguyên sinh vật còn thể hiện ở sự suy giảm môi trường sống của hầu hết các loài sinh vật biển. Theo thống kê, có 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Suy thoái môi trường biển ở Việt Nam - 54 -
  • 55. VI. NGUYÊN NHÂN LÀM GIÃM ĐA DẠNG SINH HỌC HIỆN NAY a/Tổng quát:Sự suy giảm/biến mất đa dạng sinh học.Đa dạng sinh học đang biến mất hoặc bị phá hủy bằng nhiều cách bởi sự tác động của tự nhiên và con người. Như đã đề cập ở phần trước, số lượng loài sinh vật trong sinh quyển đã được xác định 1.392.485 cũng chỉ là tương đối. Theo UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô tả lên đến 1.750.000 loài, dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài. Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của biến đổi khí hậu. Diễn biến phức tạp của vỏ trái đất hiện nay( chuyển động mảng theo dữ liệu vệ tinh thuộc thống định vị toàn cầu (GPS) của NASA ) Dấu hiệu hóa thạch chứng minh cho sự trôi dạt lục địa. - 55 -
  • 56. Hình ảnh lá cây hoá thạch 200 triệu năm trước và hóa thạch 65 triệu năm của một loại động vật giống cá heo được tìm thấy ở East Greenland. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học. Sự tác động của con người và biến đổi khí hậu đối với ĐDSH Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. - 56 -
  • 57. b/Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học Do tự nhiên: các loài tiến hóa qua quá trình đột biến, biến dị và chọn lọc tự nhiên. Quá trình tiến hóa mai rùa làm cho nhiều loài trước đó bị tuyệt chủng Sự tuyệt chủng bởi con người:con người làm giảm sự đa dạng loài và dẫn đến tuyệt như săn bắn, phát triển nông nghiệp…. Một số nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH do con người gây ra. - 57 -
  • 58. Nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH tại Việt Nam Nguyên nhân của sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam: có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học như sau. - Nguyên nhân trực tiếp: + Sự mở rộng đất nông nghiệp, mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học Mở rộng đất canh tác gây suy giảm ĐDSH. + Khai thác gỗ: trong giai đoạn từ năm 1985 đến 1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác rừng bình quân 3,5 triệu m3 gỗ/năm, thêm vào đó khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì khoảng 80.000ha bị mất mỗi năm. Hơn nữa, nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở - 58 -
  • 59. nhiều nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Khai thác gỗ gây mất ĐDSH + Khai thác củi: hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm. Quá trình khai thác củi gây mất ĐDSH + Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt, khu hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi. - 59 -
  • 60. Khai thác cây thuốc và săn bắn động vật hoang dã tại Việt Nam + Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% cóa khả năng bị cháy trong mùa khô. Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 đến 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung. Cháy rừng gây mất ĐDSH - 60 -
  • 61. + Xây dựng cơ bản: việc xây dựng cơ bản như giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện,...cũng là một nguyên nhẩn trực tiếp làm mất đa dạng sinh học. Xây dựng các khu công nghiệp và thủy điện gây mất ĐDSH. + Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng. - 61 -
  • 62. Chiến tranh gây mất ĐDSH tại Việt Nam. - Nguyên nhân sâu xa: + Tăng dân số: dân số tăng nhanh là một trong nhưũng nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu là dẫn đến việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học. Tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng khó kiểm soát. - 62 -
  • 63. + Sự di dân: từ những năm 60, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Những năm 1990, nhiều đọt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam, Tây nguyên sự di dân này đã ảnh hưởng rõ rết đến đa dạng sinh học của vùng này. Những ngôi nhà tạm bợ của người Việt Nam - 63 -
  • 64. + Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, vì vậy phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên, học buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng. Các trẻ em nghèo ở vùng cao Việt Nam + Một số nguyên nhân sâu xa khác có thể nói như: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế cộng đồng, chính sách sử dụng đất, lâm nghiệp, du canh du cư ….cũng đã tác động không nhỏ đến thực trạng suỷ giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam chúng ta. - 64 -
  • 65. c/Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học. Hình ảnh minh họa về sự mất đa dạng sinh học Sự mất mát về DDSH sẽ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và môi trường .Cụ thể: + Gây biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Do các hệ sinh thái của quả đất là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong đó có loài người. - 65 -
  • 66. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người + Các hệ tự nhiên có nhiều giá trị thực tiễn. Rừng ở trên các sườn dốc trên núi đã điều tiết dòng chảy và thanh lọc các chất cặn bã để dòng nước trở nên trong lành khi đến người dùng, giữ gìn đất chống sạt lỡ…. Sạt lỡ đất do khai thác rừng không hiệu quả +Mất ĐDSH các loài cây và con mà chúng ta nuôi trồng không còn được bổ sung những tính trạng di truyền mới lấy từ các cây con hoang dã. +Nhiều loài cây con hoang dã không còn cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho thương mại, làm thuốc quý… Đến nay đã có khoảng 40% các loại thuốc có gốc từ các cây hoang dã nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng - 66 -
  • 67. + Về mặt đạo lý mà nói, khi chúng ta làm suy giảm sự phong phú đa dạng sinh học tức là chúng ta đã vô tình loại trừ nhiều dạng sống mà chúng có quyền được tồn tại. Sao la và Vọoc có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam Tác động đến con người: + Mất nguồn dự trữ cơ bản của trái đất (các loài sinh vật, các gen di truyền )và làm suy giảm khả nằng đáp ứng nhu cầu của con người như tính bền vững của các hệ sinh thái +Con người sẽ mất đi nguồn thưc ăn, thuốc chữa bênh,các sản phẩm công nghiệp của ngày hôm nay cũng như tương lai. +Khả năng duy trì và thúc đẩy năng xuất lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi sẽ bị giảm sút… Và còn nhiều hậu quả nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến con người cũng như toàn bộ dạng sống trên trái đất. Một số hình ảnh về hậu quả của việc gây suy giảm ĐDSH - 67 -
  • 68. Mưa axit và mưa đá do biến đổi khí hậu và hậu quả của công nghiệp. VIII. HÌNH THỨC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation). 2.1. Bảo tồn nội vi in- situ Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng. Ě Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Ngày 7 tháng 7 năm 1962, Vườn quốc gia Cúc Phương là KBT đầu tiên được thành lập ở miền Bắc. Thời gian đầu gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương, đây là khu bảo tồn thiên nhiên đối với hệ động thực vật trên núi đá vôi nằm tiếp giáp ở vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ và Tây Bắc. Ở miền Nam, năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đã đề nghị và được chính phủ Sài Gòn quyết định thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma Thuột), đảo Hoang Loan và Mũi Dinh. Vùng núi cao có 3 khu: - 68 -
  • 69. Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh Lang Bian (2183m) và Bạch Mã-Hải Vân (1450m). Theo số liệu của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu bảo tồn với diện tích 753.050 ha (Cao Văn Sung- Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên ở Việt Nam-1994). Sau ngày thống nhất đất nước hệ thống các KBT được dần dần mở rộng, bổ sung và hoàn thiện cả về quy mô diện tích, và hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các KBT của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm : - Các KBT rừng (Khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản lý 128 KBT ( Đã được Chính phủ công nhận) - Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 KBT - Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất 68 KBT Các KBT đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa có quyết định phê duyệt chính thức. Bảng 5. Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam T.T Loại Số lượng Diện tích (ha) I Vườn Quốc gia 30 1.041.956 II Khu Bảo tồn thiên nhiên 60 1.184.372 IIa Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892 IIb Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 12 83.480 III Khu Bảo vệ cảnh quan 38 173.764 Tổng cộng (Khu bảo tồn) 128 2.400.092 Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2006- Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng Trong 128 KBT rừng hiện nay có 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Một số khu rừng nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm, các trường học cũng đã được thống kê vào trong hệ thống rừng đặc dụng, theo Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004. Hê thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái toàn quốc. Tuy nhiên hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay có đặc điểm là phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán. Trong số 128 KBT có 14 khu có diện tích nhỏ hơn 1000 ha, chiếm 10,9%. Các khu có diện tích nhỏ hơn 10.000 ha là 52 khu, chiếm 40,6% các khu bảo tồn, bao gồm VQG 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9 khu bảo vệ loài, 30 khu bảo vệ cảnh quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000 ha trở lên. Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư, ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp, tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các KBT nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau v.v. Ě Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống loài cây trồng nông nghiệp và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay rừng trồng. Ngoài các KBT, các hình thức bảo tồn dưới đây cũng đã được công nhận ở Việt Nam. - 69 -
  • 70. - 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Khu Cát Bà (Tp. Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. - 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); - 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai) - 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên). Một số vấn đề tồn tại trong bảo tồn nội vi hiện nay • Hệ thống các KBT có nhiều KBT có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến các hoạt động bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng. • Ranh giới các KBT phần lớn chưa được phân định rõ ràng trên thực địa, các hoạt động xâm lấn, vi phạm trong các KBT còn xẩy ra. • Nguồn ngân sách cho bảo tồn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, các khu bảo tồn thuộc địa phương quản lý có nguồn ngân sách rất hạn chế cho các hoạt động bảo tồn, chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa công tác bảo tồn. • Một số chính sách về KBT còn thiếu, như chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm v.v. • Hệ thống phân hạng của Việt Nam đã được quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và đã áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên phân loại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam so với hệ thống phân hạng của IUCN, 1994 có một số điểm chưa phù hợp: Hệ thống phân hạng của Việt Nam lẫn lộn giữa hạng và phân hạng: Khu bảo tồn loài/sinh cảnh là một hạng (category) trong hệ thống phân hạng 6 hạng của IUCN có mục tiêu quản lý khác nhau, không thể xếp vào phân hạng (Sub- category) của khu bảo tồn thiên nhiên được. - Chúng ta còn lẫn lộn trong việc sắp xếp các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, cho VQG là quan trọng hơn về mặt bảo tồn. Do vậy trong một thời gian dài, vì thấy VQG được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nên các tỉnh và thành phố đều muốn chuyển các khu bảo tồn của mình thành VQG. Nên trên thực tế nhiều VQG chưa đáp ứng được các mục tiêu về bảo tồn v.v. • Do hệ thống phân chia và quan niệm có sự sai khác nên trong chính sách quản lý hiện nay chủ yếu vẫn là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn, vừa phát triển. 2.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: i) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, ii) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định. - Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn. Trong thực tế, hệ thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho công tác nghiên cứu, học tập về bảo tồn - 70 -
  • 71. đa dạng sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu thành công ở nhiều khía cạnh trong công tác bảo tồn ngoại vi ở các VTV và vườn động vật. - Các VTV, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và vườn động vật đã sưu tập được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó, nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công; nhiều loài động vật hoang dã đã gây nuôi sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là các vườn cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc trong các VTV đã đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển cây thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành dược. - Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Hươu sao, Hươu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sưa, Lim xanh… - Bước đầu xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật, dự trữ lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp v.v. Các hình thức bảo tồn ngoại vi chủ yếu hiện nay: i) Các khu rừng thực nghiệm Trong hệ thống phân loại mới rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp thành một hạng nằm trong hệ thống quản lý các KBT. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 đã xác định có 17 khu rừng thực nghiệm với diện tích 8.516 ha. Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, Một số khu thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây. Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat), Vườn Bách Thảo Hà Nội v.v. ii)Vườn cây thuốc Theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu năm 2000, Việt Nam có tới 3.800 cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2001). Các loài cây thuốc phân bổ khắp trên các vùng sinh thái ở Việt Nam. Trong số đó, phần lớn các cây thuốc là mọc tự nhiên và khoảng 20% đã được gieo trồng. Từ năm 1988, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được triển khai. Tuy vậy, trong số 848 loài cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài được bảo tồn trong các vùng và các cơ sở nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc. Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có: - Viện Dược liệu có trạm cây thuốc Sa Pa, sưu tập được 63 loài đang bảo quản các cây thuốc ở độ cao 1.500 m. - Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m. - Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài. - Vườn trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài. - Vườn Học Viện Quân Y - 95 loài. - Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt sưu tầm 88 loài và bảo quản ở độ cao 1500 m. - Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài. Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp. iii) Ngân hàng giống - 71 -
  • 72. Việc lưu trữ nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm. Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn. Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2005), đến nay, ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn 14.300 giống của 115 loài, gồm 3 ngân hàng gen: - Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt. - Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính. - Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ. Tại 19 cơ quan mạng lưới của hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng đang bảo tồn 5000 giống của 50 loài cây trồng và 3.340 kiểu gen (Genotype), 200 tiêu bản hạt của cây cao su. Đang xây dựng tập đoàn 300 kiểu gen, tư liệu hoá 2.000 kiểu gen cây cao su. - Tồn tại đối với công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam Qua quá trình thực hiện công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam đã bộc lộ một số tồn tại đồng thời cũng là các thách thức, có thể nhóm thành các nhóm sau: - Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hệ thống các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng hiện có thường được quy hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính chất chuyên đề, chuyên sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc. Các Vườn thú chủ yếu vẫn mang tính chất phục vụ tham quan, chưa chú ý tới công tác bảo tồn. - Công tác sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm, các loài lâm sản ngoài gỗ, số lượng loài trong các vườn sưu tập còn ít, chưa có VTV nào vượt quá số lượng 500 loài (không kể các loài thực vật tự nhiên có sẵn trong quá trình quy hoạch). - Việc đào tạo cán bộ bảo tồn ngoại vi rất hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâu về bảo tồn ngoại vi làm việc tại các VTV, vườn động vật và các trạm cứu hộ. - Vấn đề bảo tồn ex situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến VTV; Quyết định 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020. Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi. - Cho tới nay, việc đầu tư phát triển các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn động vật và các trạm cứu hộ chưa được thực sự chú ý. Chưa có chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng đồng v.v. 3. Bảo tồn với phát triển bền vững 3.1. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Báo cáo Tương lai chung của chúng ta của Liên Hợp quốc-1987). Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: - 72 -
  • 73. • Phát triển kinh tế: chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế… • Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm… • Bảo vệ môi trường: thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên… Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng nó một cách bền vững. Đối với các loại tài nguyên sinh học là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo được, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở. Sản lượng này hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả năng chịu đựng, nếu không muốn làm giảm năng suất trong tương lai. Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học là ‘nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người. 3.2. Ảnh hưởng của các khu bảo tồn tới phát triển bền vững Như vậy tăng trưởng kinh tế ổn định, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái là những mục tiêu mà quá trình phát triển và bảo tồn đều muốn hướng tới và hổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Với tổng diện tích các khu bảo tồn trên 2 triệu ha rừng, đây là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học rất lớn, không những là nơi lưu giữ, cung cấp các nguồn tài nguyên, mà còn là nơi hổ trợ, là hiện trường để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hạn chế thiên tai v.v. ▪ Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo. Nhiều khu bảo tồn của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Đây là những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao. Đối với những vùng xa xôi thì các KBT là nơi cung cấp nguồn cây thuốc, các loại lâm sản phụ, nguồn cung cấp nước sạch, giảm thiểu hiện tượng di cư bất hợp pháp v.v. ▪ Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: các khu bảo tồn là những khu rừng có độ che phủ cao, có tác dụng phòng hộ lớn, hạn chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước cho các vùng hạ lưu v.v. ▪ Góp phần phát triển nông nghiệp: Các khu bảo tồn là nơi lưu giữ và cung cấp nguồn gien để chuyển hoá thành các loài cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng là những nơi điều tiết nguồn nước và điều hoà khí hậu cho sản xuất và đời sống của người dân tại những vùng xung quanh các KBT và vùng hạ lưu v.v. ▪ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Với hệ thống các KBT đất ngập nước và rừng ngập mặn ven biển đang là môi trường thuận lợi để các loài thuỷ sản phát triển, cũng như là môi trường cho việc nuôi trồng và khai thác nguồn tài nguyên này như VQG Xuân Thuỷ, KBT Thái Thuỵ v.v. ▪ Phát triển du lịch: các khu bảo tồn, nhất là các Vườn quốc gia có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đang là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như VQG Phong Nha – Kẻ Bàng mỗi năm thu bình quân 5 tỷ đồng từ hoạt động du lịch v.v. ▪ Bảo vệ môi trường: các KBT là những bể hập thụ CO2 có hiệu quả để góp phần làm giảm hiệu ứng khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu một trong những vấn đề đang được tất cả các nước quan tâm v.v. Bảo tồn và phát triển bền vững ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH về các mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái được khai thác và sử dụng bền vững và có hiệu quả cho cuộc sống của con người… Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc - 73 -
  • 74. khai thác một cách hợp lý các cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống của con người, cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài nguyên sinh vật. Do vậy để phát triển kinh tế ổn định cần phải quan tâm đến việc bảo vệ hệ thống các KBT hiện có trên tất cả các mặt. 4. Bảo tồn với biến đổi khí hậu 4.1. Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là biến đổi được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính gây biến đổi hệ thống khí hậu trái đất. Thay đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính qua hoạt động của con người ngày càng tăng. Nồng độ CO2 hiện nay đã cao hơn 30-35% so với nồng độ tự nhiên khoảng 10.000 năm về trước. Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng lên trung bình 0,60 C so với thế kỷ 20 và dự kiến có thể tăng lên đến 1,4 –5,80 C vào năm 2100, một mức chưa từng có trong khoảng 10.000 năm qua. Kết quả là lớp băng và tuyết sẽ chảy ra và mức nước biển đang dâng lên và chế độ khí hậu cũng thay đổi. Hậu quả do thay đổi khí hậu gây ra sẽ không đồng đều trên thế giới: hậu quả sẽ nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao, và ít hơn tại các vùng khác. Mức độ thay đổi khí hậu cũng sẽ tuỳ thuộc vào từng vùng khác nhau, tuy nhiên tất cả các vùng trên thế giới đều có thể bị tác động nhiều hay ít. Số loài sinh vật sẽ bị thay đổi, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên, mực nước biển sẽ dâng cao, và các hệ thống sản xuất cơ bản như nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ bị tác động đáng kể, tuy nhiên tính chất và phân bố của sự tác động đó sẽ xẩy ra như thế nào trong tương lai, chưa thể xác định trước được. Như vậy khí hậu thay đổi sẽ làm thay đổi một số nhân tố bao gồm: - Nhiệt độ trái đất tăng lên - Mực nước biển dâng cao - Gây nên hiện tượng sa mạc hóa cục bộ hoặc trên diện rộng - Thay đổi chu trình thủy văn - Các quy luật thời tiết sẽ thay đổi như các hiện tượng mưa, nắng, lũ, lụt, gió bão v.v. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới mà khí hậu đang biến đổi, mực nước biển đang dâng dần lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang co hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hoá, thương mại toàn cầu... Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các khu bảo tồn cũng như cuộc sống chung của nhân loại. 4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên và xã hội, gây ra những tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn đa dạng sinh học cụ thể là: - Một số loài sẽ bị biến mất, một số loài được ghi trong Sách Đỏ của IUCN, nhất là các loài Rất nguy cấp và Nguy cấp mà chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định. - Các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp. - Các hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh: Do mực nước biển dâng cao nên một số địa điểm mà ở đó tập trung những chủng quần quan trọng mức quốc tế hay là những chủng quần của các loài có vùng phân bố hạn hẹp có thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh, như các vùng đảo, vùng ven biển v.v. - 74 -