SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 25
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
PHẦN 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước
chuyển đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng
trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế
giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân hàng. Với sự
chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu
quả của các ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn,
đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, cũng như cung cấp các dịch vụ,
tiện ích về Ngân hàng- Tài chính cho khách hàng góp phần đưa đất nước phát
triển theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên do sự chuyển đổi cơ chế còn chậm, trình độ còn kém nên
ngành Ngân hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn trong chính sách cũng như quản
lý và hoạt động, đặc biệt là vấn đề “nợ xấu” gây ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành Ngân hàng không những thế vấn đề này còn ảnh đến sự phát triển của các
doanh nghiệp và nền kinh tế. Qua thời gian, vấn đề nợ xấu đã trở thành điểm
nghẽn lớn nhất và kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Kể từ năm 2005, mặc
dù ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều quy định về quản trị rủi ro, an toàn hoạt
động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng rủi ro tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế, hơn nữa còn
đưa ra tiêu chí những ngân hàng có hệ số nợ xấu nhỏ hơn 3% thì được đánh giá
là đạt chuẩn tốt về quản lý nợ xấu, tuy nhiên vấn đề nợ xấu vẫn còn tồn đọng và
không hề thuyên giảm. Do đó để hiểu được thực trạng, những biến động bất
thường của nợ xấu hiện nay, để nhằm đề ra giải pháp kịp thời đối phó với những
biến chuyển xấu cũng như là giải pháp phát huy đối với những biến chuyển tốt
của nợ xấu đã và đang là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách được các ngân hàng
cũng như Nhà nước đặc biệt quan tâm.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 1 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
Với lí do trên, em xin đưa ra vài ý kiến về đề tài: “Phân tích thực trạng
nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay” . Hy vọng rằng nó sẽ giúp giải thích
phần nào nguyên nhân, thực trạng và giải pháp về vấn đề này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
nhằm đề ra một số giải pháp để phần nào giảm thiểu nợ xấu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Nhận biết các dấu hiệu biểu hiện của nợ xấu
- Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện
nay.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: chuyên đề sử dụng số liệu thứ cấp, được
thu thập từ các trang web, sách, báo…
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng kĩ thuật phân tích và so sánh.
Lấy nền tảng từ việc thu thập, phân tích và mô tả số liệu đang hiện hữu trong
hoạt động của các ngân hàng, kết hợp với những lý luận để đề ra một số giải
pháp nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu con số nợ xấu.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay.
1.4.2 Không gian nghiên cứu
Chuyên đề chú trọng vào việc nghiên cứu ở các NHTM Việt Nam
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các số liệu được thống kê trong khoảng thời gian từ
2007-2012 và một số thông tin mới được cập nhật.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 2 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Để hiểu về nợ xấu, chúng ta xuất phát từ rủi ro tín dụng.
Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi
ro. Trên thế giới, người ta phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng,
tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi giữa
người có vốn (NH) và người thiếu vốn (DN).
Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khă năng
hoàn trả được lãi vay hoạt gốc vay hay cả lãi và gốc vay. Theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/2/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì
nợ bao gồm các khoản:
- Cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính.
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG.
- Bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác.
1.1.2 Phân loại nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày
22/4/2005 về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung
quyết định 493 thì Nợ xấu được xác định dựa trên các yếu tố thời gian nợ và khả
năng thu hồi .
a) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn):
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2
theo quy định.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 3 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồi
cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20%
dư nợ của nhóm
b) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
-Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn
so với các khoản nợ của nhóm 3. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm
này là 50% tổng dư nợ của nhóm.
c) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ đươc cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỷ lệ
trích lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 4 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
1.2.3 Bản chất của nợ xấu
Hoàn trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đến thời điểm đáo
hạn là hành động hoàn tất mối quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa Ngân hàng và
khách hàng. Như vậy, nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng
phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách
hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn.
Bản chất của nợ xấu gắn liền với bản chất của mối quan hệ tín dụng, đây
là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có quan hệ
với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biển hiện dưới
hình thức tiền tệ và hàng hóa từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau
một thời gian nhất định quay về với người cho vay với giá trị lớn hơn lượng giá
trị ban đầu. Do đó, tín dụng được tạo nên 3 yếu tố chính là: lòng tin, thời gian
của quan hệ tín dụng và sự hứa hẹn hoàn trả. Người ta chỉ cho vay khi người ta
tin rằng việc sử dụng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị lớn hơn, có tính hiệu
quả hơn sau một thời gian nhất định.
1.2 TÌM HIỂU VỀ NỢ XẤU
1.2.1 Khái niệm
Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau mà có những khái
niệm về nợ xấu khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất thì nợ xấu là các khoản
nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi, theo Quyết
định 493/2005/NHNN thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.
1.2.2 Nguyên nhân
Một khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết thì rủi ro tín dụng bắt đầu xuất hiện và là nguồn
gốc phát sinh nợ xấu. Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến nợ xấu tăng nhanh trong
thời gian qua phải bắt đầu từ hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết. Có nhiều yếu tố phát sinh nguyên nhân này mà chủ yếu là các yếu tố
khách quan như:
(1) Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn
cầu đã ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của khách hàng;
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 5 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
(2) Hàng tồn kho của doanh nghiệp đi vay quá lớn, đặc biệt là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và có liên qua đến BĐS như sắt, thép,
xi măng, ….
(3) Thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước.
(4) Các doanh nghiệp nhận ra lợi nhuận khổng lồ trong bất động sản đã
khiến cho hoạt động kinh doanh bất động sản ngày càng nở rộ, họ đã
lợi dụng chính sách tiền tệ nới lỏng của chính phủ không ngừng vung
tay vay tiền từ ngân hàng một cách vô ý thức để đầu tư vào các dự án,
các khu công nghiệp, kết quả là cung vượt quá cầu làm cho giá cả bất
động sản hạ bậc và trở nên chựng lại, lúc đó khi hiện tượng bất động
sản đóng băng xảy ra, hàng loạt các doanh nghiệp đi vào thế điêu
đứng và hầu như không tồn được khoản tiền nào để giải quyết nợ cho
ngân hàng dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Thứ hai, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Đa
phần các yếu tố làm phát sinh nguyên nhân này đều xuất phát từ các TCTD
và các yếu tố khách quan, như:
(1) Thông tin bất cân xứng giữa Ngân hàng với khách hàng. Một mặt, để có
được khoản vay, khách hàng đã cố tình đưa những thông tin tốt về tình
hình hoạt động kinh doanh của mình, còn những thông tin bất lợi thường
được khách hành che giếu hoặc cung cấp không đầy đủ, mặt khác, việc
kiểm tra thông tin khách hàng vẫn chưa được cán bộ tín dụng thực hiện
một cách nghiêm túc.
(2) Quá trình duyệt hồ sơ vay vẫn còn mang nặng tính hình thức và áp lực
với chỉ tiêu đầu ra.
(3) Công tác thẩm định giá TSBĐ chưa được các ngân hàng quan tâm đúng
mức.
(4) Bất cập trong việc định giá lại TSBĐ theo định kỳ khi khoản vay đã
được giải ngân.
(5) Bất cập trong việc phân hạn mức cho vay đối với ĐVKD
(6) Năng lực thanh tra, giám sát, năng lực điều hành và quản trị rủi ro chưa
tốt.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 6 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
1.2.3 Tác động của nợ xấu
a. Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM
- Nợ xấu làm giảm uy tín và khả năng hội nhập của ngân hàng.
- Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận hoặc có thể làm phá sản ngân hàng.
b. Tác động nợ xấu đến doanh nghiệp
- Tăng chi phí hoạt động do một doanh nghiệp khi phát sinh nợ xấu tại
ngân hàng điều đầu tiên họ phải gánh chịu là phải trả mức lãi suất quá hạn cao
hơn rất nhiều so với lãi suất tiền vay.
- Giảm uy tín của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp có những khoản nợ
có vấn đề thì uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng sẽ bị giảm sút. Trong
bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp vốn vay ngân hàng là vô cùng quan
trọng. Phát sinh nợ xấu sẽ gây ra rât nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn
tiếp tục vay vốn ngân hàng.
c. Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế
-Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, nhìn chung nợ xấu có những tác
động chính ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt
động của các Ngân hàng thương mại như: Làm chậm quá trình tuần hoàn và chu
chuyển vốn của các TCTD; Chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn; Nợ xấu hạn
chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các
TCTD; Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh NH và ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế bởi khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của
NH cho nền kinh tế.
1.3 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NỢ XẤU
1.3.1 Tỷ lệ nợ xấu
Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ xấu cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu càng lớn ngụ ý rằng hoạt động của ngân hàng đang
trong tình trạng rủi ro cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 7 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
và kéo theo các ảnh hưởng xấu khác, vì thế xác định con số tỷ lệ nợ xấu sẽ giúp
ngân hàng có những đánh giá về tỷ trọng nợ xấu và đưa ra chiến lược quản trị
phù hợp. Theo quy định của NHNN tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín
dụng của ngân hàng và nhỏ hơn 3% thì được xem là ngân hàng quản lý nợ xấu
có hiệu quả.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
1.3.2 Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu
Ý nghĩa: Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu cho biết khách hàng có nợ xấu chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng vay nợ ngân hàng, tỷ lệ này càng
cao chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay của ngân hàng
còn nhiều yếu kém, từ đó giúp ngân hàng có cơ sở để đề ra những giải pháp
khắc phục hiệu quả và tránh hiện trạng lặp lại trong tương lai. Ngược lại tỷ lệ
này càng thấp chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng đạt hiệu
quả, điều này sẽ giúp ngân hàng dễ dàng thu hồi nợ từ khách hàng.
Số khách hàng nợ xấu
Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu =
Tổng số khách hàng có nợ
1.3.3 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Ý nghĩa: Khả năng bù đắp RRTD cho biết có bao nhiêu phần trăm trong quỹ
dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng được sử dụng để bù đắp tổn thất do vấn
đề nợ xấu gây ra.Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác trích lập dự phòng của
ngân hàng có hiệu quả và có thể bù đắp kịp thời khi nợ xấu đột ngột xảy ra và đe
dọa đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp nói
lên rằng khi nợ xấu xảy ra khoản dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng không
thể bù đắp được tổn thất của con số nợ xấu từ đó tạo cơ sở để ngân hàng tăng
cường công tác trích lập dự phòng trên khoản nợ xấu sản sinh.
Dự phòng RRTD được trích lập
Khả năng bù đắp RRTD =
Nợ xấu
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 8 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
1.4 CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NỢ XẤU
1.4.1 Dấu hiệu tài chính
- Các chỉ số thanh khoản có dấu hiệu suy giảm chứng tỏ tài sản có tính
thanh khoản cao của DN không đủ để giải quyết nợ vay cho ngân hàng.
- Các chỉ số về khả năng sinh lời luôn trên đà sụp giảm, điều này ngụ ý
rằng DN đang kinh doanh không có lãi, đồng vốn bỏ ra không có khả năng sinh
lời thậm chí dẫn đến các khoản lỗ.
- Vòng quay hoạt động của DN càng về sau càng chậm dần, DN đang
trong tiến trình đi thụt lùi về phía sau, một đồng tài sản bỏ ra phải mất rất nhiều
thời gian để thu hồi.
- Cơ cấu vốn trong DN không hợp lý, DN sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
để tài trợ cho các hoạt động đầu tư trung và dài hạn.
1.4.2 Dấu hiệu phi tài chính
- Xảy ra các vụ tàn phá của tự nhiên: động đất, bão, lũ…dẫn đến một sự
tàn phá hoàn toàn, DN trong trường hợp này sẽ rơi vào thế bị động bắt buộc
phải gầy dựng lại, đôi lúc đi đến phá sản nên xét trên phương diện tài chính
không thể giải quyết các khoản nợ cho ngân hàng.
- Một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra khiến các DN cũng như các
NHTM phải chịu cảnh điêu đứng, về mặt tài chính phải tốn kém rất nhiều thời
gian để phục hồi, do đó không chỉ riêng ngân hàng, nợ xấu trên toàn nền kinh tế
sẽ từ đó bùng phát dữ dội.
1.4.3 Dấu hiệu từ các khoản cho vay
- Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường và thường xuyên sửa
đổi kỳ hạn, xin gia hạn tín dụng, lợi nhuận DN giảm.
- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ, có hồ sơ đảo nợ.
-Doanh nghiệp cơ cấu lại nợ và hạn chế thanh toán cổ tức cho cổ đông.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 9 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM
2.1.1 Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM
Nguồn: NHNN và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.1 Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM từ 2007-31/12/2012
Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh, thực chất đã tích
tụ từ nhiều năm trước, khi tình hình kinh doanh xấu đi, tình trạng nợ xấu mới
thể hiện rõ nét và tăng nhanh. Nợ xấu có xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2007 và
đặt biệt được quan tâm chú ý từ cuối năm 2011. Theo Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), nợ xấu chung (nhóm 3,4,5) của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh từ
mức 2,29% của năm 2010 lên mức 3,72% năm 2011, 8,3% vào ngày 31 tháng
12 năm 2012. Theo số liệu của 08 NHTM đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ
quý IV/2011, chỉ có VCB có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, còn lại đều có tỉ lệ nợ xấu
tăng cao. Riêng Habubank, tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2,39% năm 2010 lên
4,69% năm 2011. Năm 2012, BIDV có tỷ lệ nợ xấu 2,7% trên tổng dư nợ,
Vietcombank là 2,26%, Viettinbank 1,46%, Saccombank 1,89%, Eximbank
1,2%, MB 1,85%, Agribank 5,8% và SHB đang dẫn đầu là 8,53%.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 10 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
Tốc độ gia tăng nợ xấu có chiều hướng chậm lại từ tháng 6/2012, cụ thể:
Trong quý I/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng
khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ
xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng
trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng, riêng tháng 09/2012 giảm
12,2%/tháng đến ngày 31/12/2012 nợ xấu chỉ còn 8.3%. Tính chung, trong năm
2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thông ướt đạt
khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng do có nợ
xấu mới tiếp tục phát sinh.
2.1.2 Xu hướng biến động nợ xấu ở các NHTM
-20%
-10%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
2007 2008 2009 2010 2011 31/12/2012
tốc độ tăng trưởng nợ xấu tốc độ tăng trưởng tín dụng
Nguồn:Cổng thông tin dữ liệu tài chính Việt Nam
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng nợ xấu từ năm
2007 đến tháng 31/12/2012
Kể từ cuối năm 2007, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và
hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường
kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín
dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 11 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56%
nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân đã lên đến con số 51%.
Cụ thể từ biểu đồ 2.2 có thể nhận thấy trong những năm gần đây tốc độ
tăng trưởng nợ xấu của hệ thống ngân hàng khá mạnh từ 40% năm 2010 nhảy
vọt lên trên 71% ở ngày 31/ 12/2012, nguyên nhân là do hệ quả của việc đẩy
mạnh tín dụng làm cho tốc độ tín dụng tăng trưởng khá cao trong những năm
trước, và đạt ở điểm ngưỡng cao nhất trên 50% ở năm 2007. Và điều đặc biệt là
từ năm 2011 đến nay, do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm mạnh, tiêu thụ hàng
hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng, thị trường bất động sản đóng băng
dẫn đến năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm làm cho tốc độ tăng trưởng
tín dụng chậm lại đáng kể và trong những tháng đầu năm 2012 chỉ đạt mức
1,02% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu thực sự ngất ngưởng ở mức 71%. Tốc
độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu hầu như đi theo hai chiều hướng trái ngược
nhau, điều này có thể được lý giải là do tình hình kinh doanh và tài chính của
các doanh nghiệp suy giảm mạnh dẫn đến họ hoàn toàn mất khả thanh toán các
khoản nợ cho ngân hàng.
2.1.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng
1.8
3.5
2.5
3.1
4.5 4.8
0
1
2
3
4
5
6
2007 2008 2009 2010 2011 31/12/2012
Tỉ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đốivới nền
kinh tế ( %)
Nguồn:Ngân hàng Nhà nước
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đối với nền kinh tế
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 12 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì vấn đề nợ xấu vẫn đang trên đà tăng
trưởng và làm tắt ngẽn nhiều con đường đang lưu thông trong nền kinh tế, đây
cũng là mối lo trăn trở của các nhà quản trị ngân hàng nói riêng và các nhà
hoạch định chính sách kinh tế nói chung. Biểu đồ 2.3 thể hiện khá rõ, trong năm
2012 tỷ lệ nợ xấu liên tục gia tăng từ khoảng 3,4% vào tháng 1/2012 lên đến gần
4,8% vào 31/12/2012. Tuy nhiên trong chuỗi gia tăng, có thời kì nợ xấu đột
nhiên có chiều hướng giảm sút, đó là vào khoảng tháng 6/2012 nợ xấu từ 4,49%
hạ xuống còn 4,2%, tuy đây là một khoảng cách rất nhỏ chỉ 0,21% nhưng đã
làm giảm nhiệt lượng của nợ xấu đối với nền kinh tế và đây là dấu hiệu tốt lành
cho công tác quản lý nợ xấu tại thời điểm đó. Theo thống kê, con số nợ xấu đột
nhiên chựng lại là do 3 nguyên nhân:
Thứ nhất: Đầu quý 2/2012, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định
số 870/QĐ-NHNN, tạo khung pháp lý và cơ sở để các TCTD thực hiện cơ cấu
lại nợ, mà trọng tâm là hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng, triển vọng hồi
phục sản xuất kinh doanh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời.
Thứ hai: Có thể thấy nợ xấu đa phần chịu sự ảnh hưởng của những biến
chuyển trong nền kinh tế vĩ mô cụ thể là lượng hàng tồn kho mà doanh nghiệp
đang phải cất trữ do không có đầu ra từ thị trường nhưng từ quý 2/2012 trở lại
đây, dù vẫn còn ở mức cao nhưng thống kê cho thấy, chỉ số tồn kho so với cùng
kì năm trước đã có xu hướng giảm: ngày 1/3 tăng 34,9%, ngày 1/4 tăng 32,1%,
ngày1/5 tăng 29,4%, ngày 1/6 tăng 26%, ngày 1/7 tăng 21%, ngày 1/8 tăng
20,8% và đến ngày 1/9 tăng 20,4%. Theo chánh thanh tra NHNN ông Bùi Hữu
Nghĩa: “Tồn kho hàng hóa càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Do vậy, giảm hàng
tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm
nợ xấu một cách hữu hiệu”, do đó khi lượng hàng tồn kho có xu hướng đi xuống
chứng tỏ nợ xấu sẽ có bước chuyển tốt.
Thứ ba: 5 lần liên tiếp giảm các lãi suất điều hành và trần lãi suất huy
động, lãi suất cho vay từng bước xuống mức thấp, giảm bớt áp lực trả nợ cho
doanh nghiệp cũng như bớt áp lực gia tăng nợ xấu.
Tuy nhiên không như kì vọng của nhiều nhà quản trị, con số nợ xấu vẫn
tiếp tục tăng mạnh trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến cuối tháng
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 13 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
7/2012 nguyên nhân là do lạm phát tăng làm cho đồng tiền mất giá, người dân
hạn chế tiêu dùng một cách tối đa, mặc dù doanh nghiệp đã sử dụng nhiều chính
sách khuyến mãi nhưng hiện trạng vẫn không có biến chuyển nên lượng hàng
tồn kho từ đó tiếp tục gia tăng, điều này là một trong những mầm móng làm nợ
xấu vẫn trở về quỹ đạo ban đầu của nó.
2.1.4 Nợ xấu chủ yếu tồn đọng trong bất động sản.
Tồn kho bất động sản lớn đang chiếm một lượng “vốn chết” của nền kinh
tế, theo thống kê của Bộ Xây dưng mới nhất báo cáo Ủy ban kinh tế Quốc hội
về tồn kho về nhà ở khoảng trên 42.000 căn nhà (gồm 26.444 căn hộ và 15.786
căn nhà thấp tầng); Văn phòng cho thuê tồn kho 92.800 m2 sàn; Trung tâm thương
mại: tồn kho 98.407 m2 sàn; Đất nền nhà ở: tồn kho 7.922.485 m2 (792,2 ha).
Ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng.
Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ xấu và dư nợ bất động sản
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
2007 2008 2009 2010 2011 31/12/2012
Dư nợ BĐS (tỷ đồng) tỷ lệ nợ xấu BĐS
Nguồn: NHNN, UBGSTCQG
Trong năm 2011 tổng dư nợ cho vay bất động là 190.000 tỷ đồng, con số
này cao hơn 1,8 lần con số mà các ngân hàng đã công bố. Dư nợ tín dụng bất
động sản tăng cao giai đoạn 2009 – 2010 như năm 2009 tăng 36%, năm 2010
tăng 24%. Mới đây, con số nợ xấu được Bộ Xây dựng trích dẫn từ NHNN là
tính đến nợ tín dụng BĐS khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% tại thời
điểm 31/12/2012, trong đó xây dựng khu đô thị tăng đến 40,3%, cao ốc văn
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 14 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
phòng giảm 10,9%, và mua nhà, sửa chữa tăng 6%,...Nợ xấu khoảng 13,5% tổng
dư nợ BĐS (28.000 tỷ).
Theo thống đốc NHNN tính đến cuối tháng 12/2012 nợ xấu tập trung vào 5
ngành chiếm gần 96000 tỷ đồng tương đương 80,49% tổng nợ xấu của toàn nền
kinh tế và 5 ngành đó là:
- Công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Bất động sản và hoạt động dịch vụ
- Buôn bán, sữa chữa ô tô, xe máy.
- Vận tải, kho bãi.
- Xây dựng.
Công nghi p chệ ế
bi n,c t oế ế ạ
22,50%
B t đ ng s n vàấ ộ ả
d ch vị ụ
19,25%
V n t i và l u khoậ ả ư
11%
Buôn bán, s aữ
ch a otoữ
18,52%
Xây d ngự
9.5%
Khác
19,23%
C C u n x u c a các ngành tính t iơ ấ ợ ấ ủ ạ
31/12/2012
Nguồn :Ngân hàng Nhà nước/Ủy ban kinh tế
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ xấu của các ngành tính đến ngày 31/12/2012
Theo thống kê, trong các lĩnh vực cho vay thì dư nợ liên quan đến bất
động sản chiếm 57% tương đương 1 triệu tỷ đồng trong tổng dư nợ cho vay đối
với nền kinh tế, đây là một con số rất cao. Hiện nay mỗi khi đề cập đến giải
quyết nợ xấu thì giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản đang được sự
quan tâm đặc biệt, thực sự là một vấn đề lớn. Bởi dư nợ tín dụng liên quan đến
bất động sản, như vay kinh doanh bất động sản, vay đầu tư sản xuất kinh doanh
và thế chấp bằng bất động sản… chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 15 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
Căn cứ vào biểu đồ 2.5 có thể thấy nợ xấu tồn đọng trong bất động sản
chiếm một tỷ trọng gần 19,2% trong tổng nợ xấu của toàn nền kinh tế. Nguyên
nhân chính gây nên tình trạng nợ xấu chủ yếu tồn trong lĩnh vực bất động sản là
do:
Thứ nhất: Trong quá khứ bất động sản là một con mồi béo bỡ mà hầu hết
các nhà đầu tư không thể bỏ qua nên họ đổ xô, ồ ạt kéo vào đầu tư trong lĩnh
vực này một cách liều mạng, không có ý thức. Hơn nữa do sai lệch lớn trong
quan hệ cung cầu bất động sản về nhà ở, khi mà nguồn cung các sản phẩm nhà ở
trung cấp và cao cấp với giá trị cao chiếm tỷ trọng lớn, hoàn toàn sai lệch với cơ
cấu của cầu, hiện chủ yếu là sản phẩm nhà ở bình dân với giá trị khiêm tốn.
Thứ hai: Sự sai lệch trong kỳ vọng của nhà đầu tư và ngân hàng rằng giá
bất động sản chỉ có tăng chứ không có giảm, điều này đã tác động mạnh làm cho
hoạt động đi vay để đầu cơ bất động sản gia tăng. Khi thị trường bất động sản
đóng băng, các khoản nợ ngày càng giãn nở trong khi đó giá cả bất động sản
ngày càng co lại, hiện tượng này đã làm cụt vốn và phá sản nhiều doanh nghiệp
nên các khoản nợ xấu của họ trong ngân hàng hoàn toàn không giải quyết được.
2.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC
NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyên nhân đẩy nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
tăng nhanh thời gian qua có nhiều, song nổi lên một số nhóm nguyên nhân chính
sau:
* Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín
dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng . Đặc biệt,
từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hành hóa
gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, thị
trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng.
* Tình trạng các ngân hàng mở rộng mạng lưới sở hữu và cho vay vô
cùng phức tạp nhằm mục đích thâu tóm cũng như tham gia vào những dự án
không minh bạch.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 16 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
* Trong một thời gian dài (2007-2012), các TCTD đều theo đuổi chiến
lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, trong khi đó công tác quản trị, điều hành
hoạt động tín dụng của một số ngân hàng còn nhiều bất cập như công tác thẩm
định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất
kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định, công tác phân tích,
đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường và
việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế.
* Việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà
nước đã tạo nên gánh nặng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Theo thống kê có
đến gần 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước
* Cơ chế chính sách ở cả chính sách vĩ mô và phát triển ngành còn nhiều
bất cập. Tiêu thức phân loại nợ chưa phản ánh đúng số nợ xấu, vướng mắc trong
cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu cũng là nguyên nhân làm tăng nợ xấu
trong thời gian qua.
* Năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua còn hạn
chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý
kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
2.3 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Có thể nói, mặc dù các ngân hàng luôn cạnh tranh gay gắt với nhau để
chạy theo con đường tăng trưởng lợi nhuận, nhưng trong những năm gần đây
khi xét trên khía cạnh nợ xấu họ luôn chung tay, góp sức để đẩy lùi con số nợ
xấu của toàn hệ thống ngân hàng.Trong chiến dịch loại trừ nợ xấu, toàn hệ thống
ngân hàng cũng như NHNN đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ sau:
- Ngân hàng Nhà nước đã luôn theo dõi sát con số nợ xấu đang biến
động, bên cạnh đó kịp thời ban hành những quyết định, văn bản pháp luật như:
Công văn 3739/NHNN – CTTT ngày 20/6/2012 về thực hiện các giải pháp tiền
tệ, tín dụng theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP để
nhằm tạo khung pháp lý vững chắc giúp các ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ xấu
một cách hợp lý. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp có tiềm năng phát triển nhưng
gặp bế tắt trên con đường kinh doah của mình.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 17 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
- Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương, chỉ dẫn các NHTM về việc tái cấu
trúc ngân hàng nhằm giải quyết nợ xấu, ngoài ra còn xem xét thành lập công ty
mua bán nợ. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất
để giảm áp lực về trả nợ vay cho doanh nghiệp, cũng như tạo cơ hội để doanh
nghiệp tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường.
- Các ngân hàng đã tuân thủ tốt tỷ lệ trích lập dự phòng do NHNN quy
định, khi nợ xấu xảy ra ngân hàng đã sử dụng nguồn dự phòng đó để xử lý.
- Thực hiện tốt công tác tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của các NHTM,
điển hình như sự sáp nhập của các ngân hàng sau: Đầu tháng 12/2011, ngân
hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Thương mại cổ
phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng Thương mại cổ phần
Sài Gòn (SCB) được Thống đốc ngân hàng Nhà nước công bố sáp nhập. Ngân
hàng SHB mua lại Habubank, đề án hợp nhất giữa Western Bank và Tổng công
ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). Điều này đã tạo một bước
chuyển mình mới trong hệ thống ngân hàng cũng như quá trình giải quyết nợ
xấu.
2.4 NHỮNG HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC TRONG CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
*Sự không thống nhất về con số nợ xấu của hệ thống NHTM
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng và theo thanh tra của
NHNN
2.0%
3.7%
2.2% 2.6%
3.2%
3.7%
4.6%
3.8%
8.6% 8.3%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
2007 2008 2009 2010 2011 9/12/2012 31/12/2012
Theo số liệu báo cáo của các NH Theo cơ quan thanh tra NHNN
Nguồn :Báo dân trí
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 18 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
Căn cứ vào bảng 2.6 , có thể nhìn nhận một sự khác biệt rõ rệt trong con
số thống kê giữa các ngân hàng và thanh tra NHNN, theo các ngân hàng thì nợ
xấu chỉ ở mức 4,6% vào ngày 31/12/2012 nhưng theo cơ quan thanh tra thì con
số này đã lên tới 8,3%. Ngoài ra còn có những dẫn chứng cụ thể như: NHNN
cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ
quan thanh tra NHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng
8,6%, tương đương với trên 200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số được
NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đưa ra tỷ lệ
nợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng 270.000 tỷ đồng. Điều này dẫn đến
sự nhìn nhận không đúng đắn về nợ xấu từ đó đề ra các biện pháp giải quyết sai
lệch.
Hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước trong nhiều thời
gian qua còn yếu kém, thậm chí có những lúc tê liệt, hiệu quả và tính hiệu lực
của hoạt động thanh tra, giám sát hầu như bị bỏ ngõ.
Pháp luật hiện hành đã có những khung pháp lý cơ bản trong việc hạn
chế cũng như giải quyết nợ xấu của các TCTD như: Quy định về phân loại nợ;
quy định về trích lập dự phòng rủi ro; quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ; quy
định về quyền khởi kiện yêu cầu các tổ chức cá nhân hoàn trả vốn vay; quy định
về hoạt động mua bán nợ…Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các quy định khi đi
vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc
giải quyết nợ xấu, dẫn đến tình trạng nợ xấu không được cải thiện mà còn có xu
hướng tăng lên.
Trong tổng con số nợ xấu thì nợ xấu trong các DNNN chiếm tỷ trọng rất
lớn.Trong khi đó hiện nay DNNN luôn được những ưu đãi về tín dụng nên các
DNNN có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các DN khác trong
khu vực, điều này đã tạo sức bậc làm cho nợ xấu gia tăng.
Một số NHTM còn mang tâm tưởng làm liều, họ cho vay khách hàng với
một ưu đãi đặc biệt, vì họ nghĩ rằng dù tình trạng có trở nên tồi tệ thì NHNN sẽ
sẵn sàng cứu họ nếu không toàn hệ thống ngân hàng sẽ sụp đổ. Đây là kiểu suy
nghĩ không lành mạnh đã tạo nên hạn chế rất lớn và cần phải khắc phục trong
thời gian tới.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 19 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM
3.1 CHẤP HÀNH ĐÚNG QUY TRÌNH CHO VAY
Thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về
khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ SX
của KH, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro và
phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay.
3.2 NÂNG CAO Ý THỨC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CBTD, CÁN BỘ QUẢN LÝ
Trước thực trạng ý thức đạo đức, nghề nghiệp của các nhân viên tín dụng
còn nhiều bất cập và mang tính chất nhạy cảm như hiện nay thì việc tuyên
truyền, giáo dục họ nâng cao ý thức là rất cần thiết, nhưng để đạt kết quả tốt thì
cần phối hợp các chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc
đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần
phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần trách
nhiệm, tận tụy với công việc.
3.3 NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN
HÀNG
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng là một vấn đề lớn
cần xem xét xây dựng trong cả một quá trình dài, tuy nhiên, bước đầu tiên đó là
cần phải gấp rút xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro để trên cơ sở đó có
thể đưa ra quyết định cho vay, phân loại nợ một cách chính xác nhất.
3.4 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI NỢ XẤU
Để có thể tiến hành giải quyết nợ xấu thì việc đầu tiên mà các ngân hàng
cần tiến hành là phải xác định rõ, chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp.Cần
có những quy định rõ ràng hơn trong việc phân loại nợ xấu, nên thống nhất một
tiêu chí phân loại nợ áp dụng cho tất cả các ngân hàng, nên kết hợp giữa phương
pháp định lượng và phương pháp định tính trong việc phân loại nợ xấu. Đồng
thời cần đưa ra một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, quy định cụ thể về
quy trình, cách thức để thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định tính. Cần có
quy định mang tính chất bắt buộc chung đối với các ngân hàng trong việc
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 20 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
nghiêm túc thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng quy chuẩn đã ban hành,
nghiêm cấm việc đảo nợ, cơ cấu lại khoản nợ… để che dấu tình trạng nợ xấu.
3.5 XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ
Trong quá trình giải quyết nợ xấu vai trò của DATC và AMC là không
thể phủ nhận. Tuy nhiên, khung pháp lý để các chủ thể này hoạt động hiệu quả
lại đang thiếu, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động của những chủ thể
này kém hiệu quả trong thời gian qua. Mặt khác, với quy mô nợ xấu lớn như
hiện nay thì chỉ riêng DATC và AMC tham gia mua bán nợ xấu thôi thì chưa
đủ, trong khi đó nợ xấu cũng có thể được xem như một loại hàng hóa có thể mua
bán, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, và trên thế giới thị trường mua bán nợ
xấu cũng đã và đang hoạt động khá là hiệu quả. Do đó, để góp phần vào việc
giải quyết nợ xấu, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua
bán nợ việc xây dựng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng hết sức cần thiết.
3.6 TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM
Ngoài chính sách cho vay thích hợp, mỗi ngân hàng cần phải thành lập và
duy trì “ dự trữ cho các khoản tổn thất”. Cho vay bao giờ cũng có rủi ro và mất
mát xảy ra. Do đó nhằm thát gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong
việc phát mại tài sản cố định không bù đắp vốn vay hoặc tài sản thế chấp không
xử lí được. Vì thế các ngân hàng đều duy trì dự trữ cho các khoản tín dụng tổn
thất.
3.7 SIẾT CHẶT THẨM ĐỊNH, LỰA CHỌN KHÁCH HÀNG VAY VỐN
Một giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là siết chặt việc thẩm định, lựa
chọn khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực
như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất- kinh doanh. Mặt khác,
room tín dụng của cả hệ thống hiện vẫn còn khá lớn, theo đó, ngân hàng cần nỗ
lực hơn nữa trong việc giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay về mức chấp nhận
được của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường tái cơ cấu tín dụng giải ngân vào
các lĩnh vực an toàn hơn để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu.
.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 21 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1 KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống tài chính quốc tế đặt
các NHTM Việt Nam trước nguy cơ rủi ro ngày một cao hơn và chịu tác động
nặng nề hơn, vì thế nguy cơ nợ xấu cũng có chiều hướng tăng cao. Mặt dù nợ
xấu là một tất yếu của hoạt động NHTM trong nền kinh tế thị trường, là một vấn
đề lớn trong tiến trình lành mạnh hóa tài chính của các NHTM, tuy nhiên việc
quản lý nợ xấu luôn phải được nhìn nhận như một tiêu chí để đánh giá chất
lượng hoạt động cho vay, là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả
hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, qua một số phân tích những biến động của
thực trạng nợ xấu ở trên có thể nhìn nhận một điều nợ xấu đã làm tắt ngẽn mọi
hoạt động ở các NHTM Việt Nam và nó luôn trên đà tăng trưởng và không
ngừng có những chuyển biến bất thường, đôi lúc nó còn là cả một dấu hỏi lớn
không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng mà còn đối với các nhà hoạch định
chính sách vĩ mô cho nền kinh tế. Trong quá trình điều hành và quản trị con số
nợ xấu, NHNN đã phối hợp nhịp nhàng với các NHTM trong việc ban hành và
thực thi các văn bản pháp luật, bên cạnh đó các NHTM đôi lúc cũng hạ mình
chấp nhận sáp nhập, hợp nhất theo chủ trương của NHNN. Tuy nhiên, không
phải tất cả các NHTM điều nhìn nhận được trách nhiệm của mình, một số ngân
hàng vẫn còn che đậy, không minh bạch trong việc báo cáo nợ xấu trên thị
trường, công tác quản trị còn nhiều yếu kém, những điều đó đã gây nên thực
trạng nợ xấu như hiện nay.
1.2 KIẾN NGHỊ
1.2.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng và đồng
thời hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Chính phủ cần
đề ra lộ trình cụ thể của các chính sách điều hành để ổn định kinh tế vĩ mô, điều
hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; kết hợp tốt giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho
phát triển kinh tế, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định gắn với
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 22 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên phục hồi đà tăng trưởng cũng cần gắn với tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng, nhất là vấn đề xử lý nợ xấu và tồn kho bất động sản.
Đồng thời cần nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ
1.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước
NHNN nên tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống Ngân hàng
vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho
từng NHTM cũng như toàn hệ thống.
Ngân hàng Nhà nước nên có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh
tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ. Các Ngân hàng phải tuân thủ theo một cơ chế tín dụng thống
nhất của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành
giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
Đồng thời cần xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản
tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại
phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết.
Bên cạnh đó nên có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với
lãi suất hợp lý, cần quan tâm về thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng; giám sát
chặt chẽ các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước,
nhất là vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; cho phép cơ cấu lại nợ các khoản
vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các NHTM tăng cường, mở
rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn của
nên kinh tế. Bên cạnh đó hệ thống NHTM và NHNN cần có sự phối hợp chặt
chẽ trong quản lý và kinh doanh. Thanh tra Nhà nước cần thường xuyên kiểm
tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các NHTM, đồng
thời kiên quyết xử lý với các ngân hàng vi phạm quy chế, tạo sự an toàn hoạt
động cho toàn hệ thống.
1.2.3 Đối với khách hàng
Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu
tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân. Quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 23 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
tình trạng đầu tư quá mức, mở rộng kinh doanh bằng mọi giá trong khi các
nguồn lực về con người, vốn, công nghệ… và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến
hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán các khoản nợ tại Ngân hàng.
Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động
kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các đối tác cũng như
quan hệ vay vốn tại NHTM.
Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, có chính sách phân phối lợi
nhuận cho phù hợp và đồng thời chủ động phối hợp với các ngân hàng trong
việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh.
Doanh nghiệp khi gặp khó khăn cần chủ động hơn nữa trong việc lựa
chọn các giải pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc có những phương án tăng vốn kịp
thời, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ
kéo dài và không thể cứu vãn.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 24 SVTH:Võ Văn Đạt
Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). “Cơ cấu
lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, theo Quyết định số
254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử ký rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ
chức tín dụng, (QĐ 493/2005/QĐ-NHNN), Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Lộc (2013). “ Vấn Nạn Nợ Xấu Tại Việt Nam”, số 66, trang
22-77.
4. Nguyễn văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.
5. Phan Thị Cúc (2009). Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Công
nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
6. Thái Văn Đại (2012). Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.
GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 25 SVTH:Võ Văn Đạt

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Ông Lão
 
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim nataliej4
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...nataliej4
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Trần Đức Anh
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVdissapointed
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hànganntt123
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngMinh Tuấn
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxnataliej4
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...
Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...
Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...nataliej4
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụngMinh Tuấn
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGThu Hong Dang
 

Mais procurados (20)

Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
 
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
Xep hang tin dung mh binary logistic
Xep hang tin dung mh binary logisticXep hang tin dung mh binary logistic
Xep hang tin dung mh binary logistic
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
 
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACBĐề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụng
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông ÁMô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...
Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...
Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Nhiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại...
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụng
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
 

Semelhante a Chuyen de

Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01
Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01
Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01Tân Dương Duong
 
Quan tri ngan hang de tai 16 no xau
Quan tri ngan hang de tai 16 no xauQuan tri ngan hang de tai 16 no xau
Quan tri ngan hang de tai 16 no xauPham Huong
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docxBÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docxTrngThNgcUyn
 
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhấtCác chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài Trang Toét
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamTien Tran Thi Xuan
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Semelhante a Chuyen de (20)

Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01
Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01
Quantringanhangdetai16noxau 130107074605-phpapp01
 
Quan tri ngan hang de tai 16 no xau
Quan tri ngan hang de tai 16 no xauQuan tri ngan hang de tai 16 no xau
Quan tri ngan hang de tai 16 no xau
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docxBÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
 
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân BIDV.
 
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhấtCác chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý - Hay nhất
 
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng AgribankHoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân Hàng Acb
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân Hàng AcbBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân Hàng Acb
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Ngân Hàng Acb
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàngCác nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
 
Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docx
Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docxPhân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docx
Phân Tích Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội, 9 điểm.docx
 

Chuyen de

  • 1. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay PHẦN 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau hơn 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân hàng. Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, cũng như cung cấp các dịch vụ, tiện ích về Ngân hàng- Tài chính cho khách hàng góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại. Tuy nhiên do sự chuyển đổi cơ chế còn chậm, trình độ còn kém nên ngành Ngân hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn trong chính sách cũng như quản lý và hoạt động, đặc biệt là vấn đề “nợ xấu” gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Ngân hàng không những thế vấn đề này còn ảnh đến sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Qua thời gian, vấn đề nợ xấu đã trở thành điểm nghẽn lớn nhất và kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Kể từ năm 2005, mặc dù ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều quy định về quản trị rủi ro, an toàn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế, hơn nữa còn đưa ra tiêu chí những ngân hàng có hệ số nợ xấu nhỏ hơn 3% thì được đánh giá là đạt chuẩn tốt về quản lý nợ xấu, tuy nhiên vấn đề nợ xấu vẫn còn tồn đọng và không hề thuyên giảm. Do đó để hiểu được thực trạng, những biến động bất thường của nợ xấu hiện nay, để nhằm đề ra giải pháp kịp thời đối phó với những biến chuyển xấu cũng như là giải pháp phát huy đối với những biến chuyển tốt của nợ xấu đã và đang là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách được các ngân hàng cũng như Nhà nước đặc biệt quan tâm. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 1 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 2. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay Với lí do trên, em xin đưa ra vài ý kiến về đề tài: “Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay” . Hy vọng rằng nó sẽ giúp giải thích phần nào nguyên nhân, thực trạng và giải pháp về vấn đề này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu, phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay nhằm đề ra một số giải pháp để phần nào giảm thiểu nợ xấu trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Nhận biết các dấu hiệu biểu hiện của nợ xấu - Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam - Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu: chuyên đề sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ các trang web, sách, báo… - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng kĩ thuật phân tích và so sánh. Lấy nền tảng từ việc thu thập, phân tích và mô tả số liệu đang hiện hữu trong hoạt động của các ngân hàng, kết hợp với những lý luận để đề ra một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu con số nợ xấu. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay. 1.4.2 Không gian nghiên cứu Chuyên đề chú trọng vào việc nghiên cứu ở các NHTM Việt Nam 1.4.3 Thời gian nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các số liệu được thống kê trong khoảng thời gian từ 2007-2012 và một số thông tin mới được cập nhật. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 2 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 3. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Các khái niệm cơ bản * Để hiểu về nợ xấu, chúng ta xuất phát từ rủi ro tín dụng. Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro. Trên thế giới, người ta phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi giữa người có vốn (NH) và người thiếu vốn (DN). Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khă năng hoàn trả được lãi vay hoạt gốc vay hay cả lãi và gốc vay. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/2/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì nợ bao gồm các khoản: - Cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính. - Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG. - Bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác. 1.1.2 Phân loại nợ xấu Theo Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì Nợ xấu được xác định dựa trên các yếu tố thời gian nợ và khả năng thu hồi . a) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 3 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 4. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% dư nợ của nhóm b) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. -Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so với các khoản nợ của nhóm 3. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm. c) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đươc cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 4 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 5. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay 1.2.3 Bản chất của nợ xấu Hoàn trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đến thời điểm đáo hạn là hành động hoàn tất mối quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Bản chất của nợ xấu gắn liền với bản chất của mối quan hệ tín dụng, đây là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biển hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hóa từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Do đó, tín dụng được tạo nên 3 yếu tố chính là: lòng tin, thời gian của quan hệ tín dụng và sự hứa hẹn hoàn trả. Người ta chỉ cho vay khi người ta tin rằng việc sử dụng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị lớn hơn, có tính hiệu quả hơn sau một thời gian nhất định. 1.2 TÌM HIỂU VỀ NỢ XẤU 1.2.1 Khái niệm Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau mà có những khái niệm về nợ xấu khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất thì nợ xấu là các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi, theo Quyết định 493/2005/NHNN thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. 1.2.2 Nguyên nhân Một khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết thì rủi ro tín dụng bắt đầu xuất hiện và là nguồn gốc phát sinh nợ xấu. Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua phải bắt đầu từ hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Có nhiều yếu tố phát sinh nguyên nhân này mà chủ yếu là các yếu tố khách quan như: (1) Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của khách hàng; GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 5 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 6. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay (2) Hàng tồn kho của doanh nghiệp đi vay quá lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và có liên qua đến BĐS như sắt, thép, xi măng, …. (3) Thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước. (4) Các doanh nghiệp nhận ra lợi nhuận khổng lồ trong bất động sản đã khiến cho hoạt động kinh doanh bất động sản ngày càng nở rộ, họ đã lợi dụng chính sách tiền tệ nới lỏng của chính phủ không ngừng vung tay vay tiền từ ngân hàng một cách vô ý thức để đầu tư vào các dự án, các khu công nghiệp, kết quả là cung vượt quá cầu làm cho giá cả bất động sản hạ bậc và trở nên chựng lại, lúc đó khi hiện tượng bất động sản đóng băng xảy ra, hàng loạt các doanh nghiệp đi vào thế điêu đứng và hầu như không tồn được khoản tiền nào để giải quyết nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu gia tăng. Thứ hai, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Đa phần các yếu tố làm phát sinh nguyên nhân này đều xuất phát từ các TCTD và các yếu tố khách quan, như: (1) Thông tin bất cân xứng giữa Ngân hàng với khách hàng. Một mặt, để có được khoản vay, khách hàng đã cố tình đưa những thông tin tốt về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, còn những thông tin bất lợi thường được khách hành che giếu hoặc cung cấp không đầy đủ, mặt khác, việc kiểm tra thông tin khách hàng vẫn chưa được cán bộ tín dụng thực hiện một cách nghiêm túc. (2) Quá trình duyệt hồ sơ vay vẫn còn mang nặng tính hình thức và áp lực với chỉ tiêu đầu ra. (3) Công tác thẩm định giá TSBĐ chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. (4) Bất cập trong việc định giá lại TSBĐ theo định kỳ khi khoản vay đã được giải ngân. (5) Bất cập trong việc phân hạn mức cho vay đối với ĐVKD (6) Năng lực thanh tra, giám sát, năng lực điều hành và quản trị rủi ro chưa tốt. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 6 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 7. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay 1.2.3 Tác động của nợ xấu a. Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM - Nợ xấu làm giảm uy tín và khả năng hội nhập của ngân hàng. - Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. - Nợ xấu làm giảm lợi nhuận hoặc có thể làm phá sản ngân hàng. b. Tác động nợ xấu đến doanh nghiệp - Tăng chi phí hoạt động do một doanh nghiệp khi phát sinh nợ xấu tại ngân hàng điều đầu tiên họ phải gánh chịu là phải trả mức lãi suất quá hạn cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền vay. - Giảm uy tín của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp có những khoản nợ có vấn đề thì uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng sẽ bị giảm sút. Trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp vốn vay ngân hàng là vô cùng quan trọng. Phát sinh nợ xấu sẽ gây ra rât nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tiếp tục vay vốn ngân hàng. c. Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế -Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, nhìn chung nợ xấu có những tác động chính ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại như: Làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD; Chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn; Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các TCTD; Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh NH và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế bởi khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của NH cho nền kinh tế. 1.3 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NỢ XẤU 1.3.1 Tỷ lệ nợ xấu Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ xấu cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu càng lớn ngụ ý rằng hoạt động của ngân hàng đang trong tình trạng rủi ro cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 7 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 8. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay và kéo theo các ảnh hưởng xấu khác, vì thế xác định con số tỷ lệ nợ xấu sẽ giúp ngân hàng có những đánh giá về tỷ trọng nợ xấu và đưa ra chiến lược quản trị phù hợp. Theo quy định của NHNN tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng và nhỏ hơn 3% thì được xem là ngân hàng quản lý nợ xấu có hiệu quả. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ 1.3.2 Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu Ý nghĩa: Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu cho biết khách hàng có nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng vay nợ ngân hàng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay của ngân hàng còn nhiều yếu kém, từ đó giúp ngân hàng có cơ sở để đề ra những giải pháp khắc phục hiệu quả và tránh hiện trạng lặp lại trong tương lai. Ngược lại tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng đạt hiệu quả, điều này sẽ giúp ngân hàng dễ dàng thu hồi nợ từ khách hàng. Số khách hàng nợ xấu Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu = Tổng số khách hàng có nợ 1.3.3 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng Ý nghĩa: Khả năng bù đắp RRTD cho biết có bao nhiêu phần trăm trong quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng được sử dụng để bù đắp tổn thất do vấn đề nợ xấu gây ra.Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác trích lập dự phòng của ngân hàng có hiệu quả và có thể bù đắp kịp thời khi nợ xấu đột ngột xảy ra và đe dọa đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp nói lên rằng khi nợ xấu xảy ra khoản dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng không thể bù đắp được tổn thất của con số nợ xấu từ đó tạo cơ sở để ngân hàng tăng cường công tác trích lập dự phòng trên khoản nợ xấu sản sinh. Dự phòng RRTD được trích lập Khả năng bù đắp RRTD = Nợ xấu GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 8 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 9. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay 1.4 CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NỢ XẤU 1.4.1 Dấu hiệu tài chính - Các chỉ số thanh khoản có dấu hiệu suy giảm chứng tỏ tài sản có tính thanh khoản cao của DN không đủ để giải quyết nợ vay cho ngân hàng. - Các chỉ số về khả năng sinh lời luôn trên đà sụp giảm, điều này ngụ ý rằng DN đang kinh doanh không có lãi, đồng vốn bỏ ra không có khả năng sinh lời thậm chí dẫn đến các khoản lỗ. - Vòng quay hoạt động của DN càng về sau càng chậm dần, DN đang trong tiến trình đi thụt lùi về phía sau, một đồng tài sản bỏ ra phải mất rất nhiều thời gian để thu hồi. - Cơ cấu vốn trong DN không hợp lý, DN sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư trung và dài hạn. 1.4.2 Dấu hiệu phi tài chính - Xảy ra các vụ tàn phá của tự nhiên: động đất, bão, lũ…dẫn đến một sự tàn phá hoàn toàn, DN trong trường hợp này sẽ rơi vào thế bị động bắt buộc phải gầy dựng lại, đôi lúc đi đến phá sản nên xét trên phương diện tài chính không thể giải quyết các khoản nợ cho ngân hàng. - Một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra khiến các DN cũng như các NHTM phải chịu cảnh điêu đứng, về mặt tài chính phải tốn kém rất nhiều thời gian để phục hồi, do đó không chỉ riêng ngân hàng, nợ xấu trên toàn nền kinh tế sẽ từ đó bùng phát dữ dội. 1.4.3 Dấu hiệu từ các khoản cho vay - Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường và thường xuyên sửa đổi kỳ hạn, xin gia hạn tín dụng, lợi nhuận DN giảm. - Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ, có hồ sơ đảo nợ. -Doanh nghiệp cơ cấu lại nợ và hạn chế thanh toán cổ tức cho cổ đông. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 9 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 10. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1.1 Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM Nguồn: NHNN và tính toán của tác giả Biểu đồ 2.1 Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM từ 2007-31/12/2012 Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh, thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước, khi tình hình kinh doanh xấu đi, tình trạng nợ xấu mới thể hiện rõ nét và tăng nhanh. Nợ xấu có xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2007 và đặt biệt được quan tâm chú ý từ cuối năm 2011. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu chung (nhóm 3,4,5) của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh từ mức 2,29% của năm 2010 lên mức 3,72% năm 2011, 8,3% vào ngày 31 tháng 12 năm 2012. Theo số liệu của 08 NHTM đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2011, chỉ có VCB có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, còn lại đều có tỉ lệ nợ xấu tăng cao. Riêng Habubank, tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2,39% năm 2010 lên 4,69% năm 2011. Năm 2012, BIDV có tỷ lệ nợ xấu 2,7% trên tổng dư nợ, Vietcombank là 2,26%, Viettinbank 1,46%, Saccombank 1,89%, Eximbank 1,2%, MB 1,85%, Agribank 5,8% và SHB đang dẫn đầu là 8,53%. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 10 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 11. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay Tốc độ gia tăng nợ xấu có chiều hướng chậm lại từ tháng 6/2012, cụ thể: Trong quý I/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng, riêng tháng 09/2012 giảm 12,2%/tháng đến ngày 31/12/2012 nợ xấu chỉ còn 8.3%. Tính chung, trong năm 2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thông ướt đạt khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng do có nợ xấu mới tiếp tục phát sinh. 2.1.2 Xu hướng biến động nợ xấu ở các NHTM -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2007 2008 2009 2010 2011 31/12/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu tốc độ tăng trưởng tín dụng Nguồn:Cổng thông tin dữ liệu tài chính Việt Nam Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng nợ xấu từ năm 2007 đến tháng 31/12/2012 Kể từ cuối năm 2007, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 11 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 12. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân đã lên đến con số 51%. Cụ thể từ biểu đồ 2.2 có thể nhận thấy trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng nợ xấu của hệ thống ngân hàng khá mạnh từ 40% năm 2010 nhảy vọt lên trên 71% ở ngày 31/ 12/2012, nguyên nhân là do hệ quả của việc đẩy mạnh tín dụng làm cho tốc độ tín dụng tăng trưởng khá cao trong những năm trước, và đạt ở điểm ngưỡng cao nhất trên 50% ở năm 2007. Và điều đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại đáng kể và trong những tháng đầu năm 2012 chỉ đạt mức 1,02% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu thực sự ngất ngưởng ở mức 71%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu hầu như đi theo hai chiều hướng trái ngược nhau, điều này có thể được lý giải là do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh dẫn đến họ hoàn toàn mất khả thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng. 2.1.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng 1.8 3.5 2.5 3.1 4.5 4.8 0 1 2 3 4 5 6 2007 2008 2009 2010 2011 31/12/2012 Tỉ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đốivới nền kinh tế ( %) Nguồn:Ngân hàng Nhà nước Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đối với nền kinh tế GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 12 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 13. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì vấn đề nợ xấu vẫn đang trên đà tăng trưởng và làm tắt ngẽn nhiều con đường đang lưu thông trong nền kinh tế, đây cũng là mối lo trăn trở của các nhà quản trị ngân hàng nói riêng và các nhà hoạch định chính sách kinh tế nói chung. Biểu đồ 2.3 thể hiện khá rõ, trong năm 2012 tỷ lệ nợ xấu liên tục gia tăng từ khoảng 3,4% vào tháng 1/2012 lên đến gần 4,8% vào 31/12/2012. Tuy nhiên trong chuỗi gia tăng, có thời kì nợ xấu đột nhiên có chiều hướng giảm sút, đó là vào khoảng tháng 6/2012 nợ xấu từ 4,49% hạ xuống còn 4,2%, tuy đây là một khoảng cách rất nhỏ chỉ 0,21% nhưng đã làm giảm nhiệt lượng của nợ xấu đối với nền kinh tế và đây là dấu hiệu tốt lành cho công tác quản lý nợ xấu tại thời điểm đó. Theo thống kê, con số nợ xấu đột nhiên chựng lại là do 3 nguyên nhân: Thứ nhất: Đầu quý 2/2012, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 870/QĐ-NHNN, tạo khung pháp lý và cơ sở để các TCTD thực hiện cơ cấu lại nợ, mà trọng tâm là hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng, triển vọng hồi phục sản xuất kinh doanh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Thứ hai: Có thể thấy nợ xấu đa phần chịu sự ảnh hưởng của những biến chuyển trong nền kinh tế vĩ mô cụ thể là lượng hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang phải cất trữ do không có đầu ra từ thị trường nhưng từ quý 2/2012 trở lại đây, dù vẫn còn ở mức cao nhưng thống kê cho thấy, chỉ số tồn kho so với cùng kì năm trước đã có xu hướng giảm: ngày 1/3 tăng 34,9%, ngày 1/4 tăng 32,1%, ngày1/5 tăng 29,4%, ngày 1/6 tăng 26%, ngày 1/7 tăng 21%, ngày 1/8 tăng 20,8% và đến ngày 1/9 tăng 20,4%. Theo chánh thanh tra NHNN ông Bùi Hữu Nghĩa: “Tồn kho hàng hóa càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu”, do đó khi lượng hàng tồn kho có xu hướng đi xuống chứng tỏ nợ xấu sẽ có bước chuyển tốt. Thứ ba: 5 lần liên tiếp giảm các lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay từng bước xuống mức thấp, giảm bớt áp lực trả nợ cho doanh nghiệp cũng như bớt áp lực gia tăng nợ xấu. Tuy nhiên không như kì vọng của nhiều nhà quản trị, con số nợ xấu vẫn tiếp tục tăng mạnh trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến cuối tháng GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 13 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 14. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay 7/2012 nguyên nhân là do lạm phát tăng làm cho đồng tiền mất giá, người dân hạn chế tiêu dùng một cách tối đa, mặc dù doanh nghiệp đã sử dụng nhiều chính sách khuyến mãi nhưng hiện trạng vẫn không có biến chuyển nên lượng hàng tồn kho từ đó tiếp tục gia tăng, điều này là một trong những mầm móng làm nợ xấu vẫn trở về quỹ đạo ban đầu của nó. 2.1.4 Nợ xấu chủ yếu tồn đọng trong bất động sản. Tồn kho bất động sản lớn đang chiếm một lượng “vốn chết” của nền kinh tế, theo thống kê của Bộ Xây dưng mới nhất báo cáo Ủy ban kinh tế Quốc hội về tồn kho về nhà ở khoảng trên 42.000 căn nhà (gồm 26.444 căn hộ và 15.786 căn nhà thấp tầng); Văn phòng cho thuê tồn kho 92.800 m2 sàn; Trung tâm thương mại: tồn kho 98.407 m2 sàn; Đất nền nhà ở: tồn kho 7.922.485 m2 (792,2 ha). Ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng. Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ xấu và dư nợ bất động sản 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2007 2008 2009 2010 2011 31/12/2012 Dư nợ BĐS (tỷ đồng) tỷ lệ nợ xấu BĐS Nguồn: NHNN, UBGSTCQG Trong năm 2011 tổng dư nợ cho vay bất động là 190.000 tỷ đồng, con số này cao hơn 1,8 lần con số mà các ngân hàng đã công bố. Dư nợ tín dụng bất động sản tăng cao giai đoạn 2009 – 2010 như năm 2009 tăng 36%, năm 2010 tăng 24%. Mới đây, con số nợ xấu được Bộ Xây dựng trích dẫn từ NHNN là tính đến nợ tín dụng BĐS khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% tại thời điểm 31/12/2012, trong đó xây dựng khu đô thị tăng đến 40,3%, cao ốc văn GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 14 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 15. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay phòng giảm 10,9%, và mua nhà, sửa chữa tăng 6%,...Nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS (28.000 tỷ). Theo thống đốc NHNN tính đến cuối tháng 12/2012 nợ xấu tập trung vào 5 ngành chiếm gần 96000 tỷ đồng tương đương 80,49% tổng nợ xấu của toàn nền kinh tế và 5 ngành đó là: - Công nghiệp chế biến, chế tạo. - Bất động sản và hoạt động dịch vụ - Buôn bán, sữa chữa ô tô, xe máy. - Vận tải, kho bãi. - Xây dựng. Công nghi p chệ ế bi n,c t oế ế ạ 22,50% B t đ ng s n vàấ ộ ả d ch vị ụ 19,25% V n t i và l u khoậ ả ư 11% Buôn bán, s aữ ch a otoữ 18,52% Xây d ngự 9.5% Khác 19,23% C C u n x u c a các ngành tính t iơ ấ ợ ấ ủ ạ 31/12/2012 Nguồn :Ngân hàng Nhà nước/Ủy ban kinh tế Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ xấu của các ngành tính đến ngày 31/12/2012 Theo thống kê, trong các lĩnh vực cho vay thì dư nợ liên quan đến bất động sản chiếm 57% tương đương 1 triệu tỷ đồng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, đây là một con số rất cao. Hiện nay mỗi khi đề cập đến giải quyết nợ xấu thì giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản đang được sự quan tâm đặc biệt, thực sự là một vấn đề lớn. Bởi dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, như vay kinh doanh bất động sản, vay đầu tư sản xuất kinh doanh và thế chấp bằng bất động sản… chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 15 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 16. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay Căn cứ vào biểu đồ 2.5 có thể thấy nợ xấu tồn đọng trong bất động sản chiếm một tỷ trọng gần 19,2% trong tổng nợ xấu của toàn nền kinh tế. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nợ xấu chủ yếu tồn trong lĩnh vực bất động sản là do: Thứ nhất: Trong quá khứ bất động sản là một con mồi béo bỡ mà hầu hết các nhà đầu tư không thể bỏ qua nên họ đổ xô, ồ ạt kéo vào đầu tư trong lĩnh vực này một cách liều mạng, không có ý thức. Hơn nữa do sai lệch lớn trong quan hệ cung cầu bất động sản về nhà ở, khi mà nguồn cung các sản phẩm nhà ở trung cấp và cao cấp với giá trị cao chiếm tỷ trọng lớn, hoàn toàn sai lệch với cơ cấu của cầu, hiện chủ yếu là sản phẩm nhà ở bình dân với giá trị khiêm tốn. Thứ hai: Sự sai lệch trong kỳ vọng của nhà đầu tư và ngân hàng rằng giá bất động sản chỉ có tăng chứ không có giảm, điều này đã tác động mạnh làm cho hoạt động đi vay để đầu cơ bất động sản gia tăng. Khi thị trường bất động sản đóng băng, các khoản nợ ngày càng giãn nở trong khi đó giá cả bất động sản ngày càng co lại, hiện tượng này đã làm cụt vốn và phá sản nhiều doanh nghiệp nên các khoản nợ xấu của họ trong ngân hàng hoàn toàn không giải quyết được. 2.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyên nhân đẩy nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tăng nhanh thời gian qua có nhiều, song nổi lên một số nhóm nguyên nhân chính sau: * Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng . Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hành hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng. * Tình trạng các ngân hàng mở rộng mạng lưới sở hữu và cho vay vô cùng phức tạp nhằm mục đích thâu tóm cũng như tham gia vào những dự án không minh bạch. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 16 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 17. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay * Trong một thời gian dài (2007-2012), các TCTD đều theo đuổi chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, trong khi đó công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số ngân hàng còn nhiều bất cập như công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định, công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường và việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế. * Việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước đã tạo nên gánh nặng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Theo thống kê có đến gần 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước * Cơ chế chính sách ở cả chính sách vĩ mô và phát triển ngành còn nhiều bất cập. Tiêu thức phân loại nợ chưa phản ánh đúng số nợ xấu, vướng mắc trong cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu cũng là nguyên nhân làm tăng nợ xấu trong thời gian qua. * Năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. 2.3 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Có thể nói, mặc dù các ngân hàng luôn cạnh tranh gay gắt với nhau để chạy theo con đường tăng trưởng lợi nhuận, nhưng trong những năm gần đây khi xét trên khía cạnh nợ xấu họ luôn chung tay, góp sức để đẩy lùi con số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.Trong chiến dịch loại trừ nợ xấu, toàn hệ thống ngân hàng cũng như NHNN đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ sau: - Ngân hàng Nhà nước đã luôn theo dõi sát con số nợ xấu đang biến động, bên cạnh đó kịp thời ban hành những quyết định, văn bản pháp luật như: Công văn 3739/NHNN – CTTT ngày 20/6/2012 về thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP để nhằm tạo khung pháp lý vững chắc giúp các ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ xấu một cách hợp lý. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp có tiềm năng phát triển nhưng gặp bế tắt trên con đường kinh doah của mình. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 17 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 18. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay - Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương, chỉ dẫn các NHTM về việc tái cấu trúc ngân hàng nhằm giải quyết nợ xấu, ngoài ra còn xem xét thành lập công ty mua bán nợ. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất để giảm áp lực về trả nợ vay cho doanh nghiệp, cũng như tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường. - Các ngân hàng đã tuân thủ tốt tỷ lệ trích lập dự phòng do NHNN quy định, khi nợ xấu xảy ra ngân hàng đã sử dụng nguồn dự phòng đó để xử lý. - Thực hiện tốt công tác tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của các NHTM, điển hình như sự sáp nhập của các ngân hàng sau: Đầu tháng 12/2011, ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được Thống đốc ngân hàng Nhà nước công bố sáp nhập. Ngân hàng SHB mua lại Habubank, đề án hợp nhất giữa Western Bank và Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). Điều này đã tạo một bước chuyển mình mới trong hệ thống ngân hàng cũng như quá trình giải quyết nợ xấu. 2.4 NHỮNG HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG *Sự không thống nhất về con số nợ xấu của hệ thống NHTM Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng và theo thanh tra của NHNN 2.0% 3.7% 2.2% 2.6% 3.2% 3.7% 4.6% 3.8% 8.6% 8.3% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 2007 2008 2009 2010 2011 9/12/2012 31/12/2012 Theo số liệu báo cáo của các NH Theo cơ quan thanh tra NHNN Nguồn :Báo dân trí GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 18 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 19. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay Căn cứ vào bảng 2.6 , có thể nhìn nhận một sự khác biệt rõ rệt trong con số thống kê giữa các ngân hàng và thanh tra NHNN, theo các ngân hàng thì nợ xấu chỉ ở mức 4,6% vào ngày 31/12/2012 nhưng theo cơ quan thanh tra thì con số này đã lên tới 8,3%. Ngoài ra còn có những dẫn chứng cụ thể như: NHNN cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ quan thanh tra NHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đương với trên 200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số được NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đưa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng 270.000 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự nhìn nhận không đúng đắn về nợ xấu từ đó đề ra các biện pháp giải quyết sai lệch. Hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước trong nhiều thời gian qua còn yếu kém, thậm chí có những lúc tê liệt, hiệu quả và tính hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát hầu như bị bỏ ngõ. Pháp luật hiện hành đã có những khung pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng như giải quyết nợ xấu của các TCTD như: Quy định về phân loại nợ; quy định về trích lập dự phòng rủi ro; quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ; quy định về quyền khởi kiện yêu cầu các tổ chức cá nhân hoàn trả vốn vay; quy định về hoạt động mua bán nợ…Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết nợ xấu, dẫn đến tình trạng nợ xấu không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên. Trong tổng con số nợ xấu thì nợ xấu trong các DNNN chiếm tỷ trọng rất lớn.Trong khi đó hiện nay DNNN luôn được những ưu đãi về tín dụng nên các DNNN có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các DN khác trong khu vực, điều này đã tạo sức bậc làm cho nợ xấu gia tăng. Một số NHTM còn mang tâm tưởng làm liều, họ cho vay khách hàng với một ưu đãi đặc biệt, vì họ nghĩ rằng dù tình trạng có trở nên tồi tệ thì NHNN sẽ sẵn sàng cứu họ nếu không toàn hệ thống ngân hàng sẽ sụp đổ. Đây là kiểu suy nghĩ không lành mạnh đã tạo nên hạn chế rất lớn và cần phải khắc phục trong thời gian tới. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 19 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 20. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1 CHẤP HÀNH ĐÚNG QUY TRÌNH CHO VAY Thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ SX của KH, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro và phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay. 3.2 NÂNG CAO Ý THỨC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CBTD, CÁN BỘ QUẢN LÝ Trước thực trạng ý thức đạo đức, nghề nghiệp của các nhân viên tín dụng còn nhiều bất cập và mang tính chất nhạy cảm như hiện nay thì việc tuyên truyền, giáo dục họ nâng cao ý thức là rất cần thiết, nhưng để đạt kết quả tốt thì cần phối hợp các chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. 3.3 NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng là một vấn đề lớn cần xem xét xây dựng trong cả một quá trình dài, tuy nhiên, bước đầu tiên đó là cần phải gấp rút xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro để trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định cho vay, phân loại nợ một cách chính xác nhất. 3.4 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI NỢ XẤU Để có thể tiến hành giải quyết nợ xấu thì việc đầu tiên mà các ngân hàng cần tiến hành là phải xác định rõ, chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp.Cần có những quy định rõ ràng hơn trong việc phân loại nợ xấu, nên thống nhất một tiêu chí phân loại nợ áp dụng cho tất cả các ngân hàng, nên kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong việc phân loại nợ xấu. Đồng thời cần đưa ra một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, quy định cụ thể về quy trình, cách thức để thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định tính. Cần có quy định mang tính chất bắt buộc chung đối với các ngân hàng trong việc GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 20 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 21. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay nghiêm túc thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng quy chuẩn đã ban hành, nghiêm cấm việc đảo nợ, cơ cấu lại khoản nợ… để che dấu tình trạng nợ xấu. 3.5 XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Trong quá trình giải quyết nợ xấu vai trò của DATC và AMC là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khung pháp lý để các chủ thể này hoạt động hiệu quả lại đang thiếu, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động của những chủ thể này kém hiệu quả trong thời gian qua. Mặt khác, với quy mô nợ xấu lớn như hiện nay thì chỉ riêng DATC và AMC tham gia mua bán nợ xấu thôi thì chưa đủ, trong khi đó nợ xấu cũng có thể được xem như một loại hàng hóa có thể mua bán, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, và trên thế giới thị trường mua bán nợ xấu cũng đã và đang hoạt động khá là hiệu quả. Do đó, để góp phần vào việc giải quyết nợ xấu, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ việc xây dựng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng hết sức cần thiết. 3.6 TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM Ngoài chính sách cho vay thích hợp, mỗi ngân hàng cần phải thành lập và duy trì “ dự trữ cho các khoản tổn thất”. Cho vay bao giờ cũng có rủi ro và mất mát xảy ra. Do đó nhằm thát gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát mại tài sản cố định không bù đắp vốn vay hoặc tài sản thế chấp không xử lí được. Vì thế các ngân hàng đều duy trì dự trữ cho các khoản tín dụng tổn thất. 3.7 SIẾT CHẶT THẨM ĐỊNH, LỰA CHỌN KHÁCH HÀNG VAY VỐN Một giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là siết chặt việc thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất- kinh doanh. Mặt khác, room tín dụng của cả hệ thống hiện vẫn còn khá lớn, theo đó, ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong việc giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay về mức chấp nhận được của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường tái cơ cấu tín dụng giải ngân vào các lĩnh vực an toàn hơn để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. . GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 21 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 22. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.1 KẾT LUẬN Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống tài chính quốc tế đặt các NHTM Việt Nam trước nguy cơ rủi ro ngày một cao hơn và chịu tác động nặng nề hơn, vì thế nguy cơ nợ xấu cũng có chiều hướng tăng cao. Mặt dù nợ xấu là một tất yếu của hoạt động NHTM trong nền kinh tế thị trường, là một vấn đề lớn trong tiến trình lành mạnh hóa tài chính của các NHTM, tuy nhiên việc quản lý nợ xấu luôn phải được nhìn nhận như một tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay, là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, qua một số phân tích những biến động của thực trạng nợ xấu ở trên có thể nhìn nhận một điều nợ xấu đã làm tắt ngẽn mọi hoạt động ở các NHTM Việt Nam và nó luôn trên đà tăng trưởng và không ngừng có những chuyển biến bất thường, đôi lúc nó còn là cả một dấu hỏi lớn không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cho nền kinh tế. Trong quá trình điều hành và quản trị con số nợ xấu, NHNN đã phối hợp nhịp nhàng với các NHTM trong việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật, bên cạnh đó các NHTM đôi lúc cũng hạ mình chấp nhận sáp nhập, hợp nhất theo chủ trương của NHNN. Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTM điều nhìn nhận được trách nhiệm của mình, một số ngân hàng vẫn còn che đậy, không minh bạch trong việc báo cáo nợ xấu trên thị trường, công tác quản trị còn nhiều yếu kém, những điều đó đã gây nên thực trạng nợ xấu như hiện nay. 1.2 KIẾN NGHỊ 1.2.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng và đồng thời hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Chính phủ cần đề ra lộ trình cụ thể của các chính sách điều hành để ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; kết hợp tốt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định gắn với GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 22 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 23. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên phục hồi đà tăng trưởng cũng cần gắn với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhất là vấn đề xử lý nợ xấu và tồn kho bất động sản. Đồng thời cần nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 1.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước NHNN nên tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống Ngân hàng vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Ngân hàng Nhà nước nên có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các Ngân hàng phải tuân thủ theo một cơ chế tín dụng thống nhất của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Đồng thời cần xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết. Bên cạnh đó nên có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, cần quan tâm về thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng; giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, nhất là vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các NHTM tăng cường, mở rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn của nên kinh tế. Bên cạnh đó hệ thống NHTM và NHNN cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý và kinh doanh. Thanh tra Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các NHTM, đồng thời kiên quyết xử lý với các ngân hàng vi phạm quy chế, tạo sự an toàn hoạt động cho toàn hệ thống. 1.2.3 Đối với khách hàng Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân. Quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 23 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 24. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay tình trạng đầu tư quá mức, mở rộng kinh doanh bằng mọi giá trong khi các nguồn lực về con người, vốn, công nghệ… và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ tại Ngân hàng. Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các đối tác cũng như quan hệ vay vốn tại NHTM. Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, có chính sách phân phối lợi nhuận cho phù hợp và đồng thời chủ động phối hợp với các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp khi gặp khó khăn cần chủ động hơn nữa trong việc lựa chọn các giải pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc có những phương án tăng vốn kịp thời, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài và không thể cứu vãn. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 24 SVTH:Võ Văn Đạt
  • 25. Phân tích thực trạng nợ xấu ở các NHTM Việt Nam hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử ký rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, (QĐ 493/2005/QĐ-NHNN), Hà Nội. 3. Nguyễn Bá Lộc (2013). “ Vấn Nạn Nợ Xấu Tại Việt Nam”, số 66, trang 22-77. 4. Nguyễn văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Học viện Ngân hàng. 5. Phan Thị Cúc (2009). Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh. 6. Thái Văn Đại (2012). Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ. GVHD:Trần Thị Hạnh Phúc 25 SVTH:Võ Văn Đạt