SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 101
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp


                      TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
              KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




                       LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT
ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP
                       TỈNH HẬU GIANG




    Giáo viên hướng dẫn:                            Sinh viên thực hiện:
    TS. MAI VĂN NAM                                 VÕ THỊ HỒNG NGỌC
    ThS. PHAN ĐÌNH KHÔI                             MSSV: 4031073
                                                    Lớp:Kế toán 1 khóa 29



                                Cần Thơ – 2007



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                i               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp

                                  LỜI CẢM TẠ
                                    ----       ----


       Bốn năm dưới mái trường Đại học là khoảng thời gian thật sự cần thiết và
quý báu đối với bản thân của mỗi sinh viên. Đây là thời gian để học tập và rèn
luyện trang bị cho mình những kiến thức thật sự cần thiết, làm hành trang trong
cuộc sống. Sau 4 năm học, giờ đây em đã là một sinh viên sắp ra trường và đang
thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở
Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang”. Có được ngày hôm nay, bên cạnh sự cố
gắng và tự lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn và quá trình truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm quý báu của thầy cô. Em xin chân thành cám ơn:

       Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đặc biệt là thầy Mai Văn Nam và thầy Phan
Đình Khôi đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn để em có
thể vận dụng và hoàn thành bài luận văn này.

      Quý bà con chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang
đã nhiệt tình cung cấp các thông tin cho chúng em trong quá trình phỏng vấn điều tra.

      Các cô chú trong Phòng Nông Nghiệp và Phòng Thống Kê của Huyện
Phụng Hiệp đã cung cấp cho chúng em các số liệu thực tế để em hoàn thành bài
viết của mình.
   Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                  i              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp

                               LỜI CAM ĐOAN
                                   ----         ----

     Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
                                               Cần Thơ, ngày….tháng….năm……
                                                       Sinh viên thực hiện




                                                   Võ Thị Hồng Ngọc




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                 ii                 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
                                   ---         ---



   Sinh viên Võ Thị Hồng Ngọc (MSSV: 4031073), lớp Kế Toán 01 - Khoá 29
   thực tập tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và đi lấy số liệu để làm
   luận văn tốt nghiệp tại huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang.
   Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Văn Nam
                               ThS. Phan Đình Khôi

       Thời gian thực tập từ 05/03 đến 11/06/2007



                                         Cần Thơ, ngày........tháng.........năm 2007

                                                     Trưởng Khoa




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                iii             SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp

                             NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
                                                           ---                ---

         ....................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                                            iv                        SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                          NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
                                                           ---                ---

         ....................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                                            v                         SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                                                 MỤC LỤC
                                                 ---             ---
                                                                                                              Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu....................................................................................1
   1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ...........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
   1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................2
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu......................................2
   1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định...................................................................2
   1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
   1.4.1. Phạm vi về không gian ............................................................................3
   1.4.2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................3
   1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 5
2.1. Phương pháp luận ...........................................................................................5
   2.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................5
   2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi .................................9
   2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu ..................................................11
   2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức
            chạy đồng...............................................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................19
   2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .....................................................19
   2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................19
   2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu...............................................................19
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...........20
3.1. Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang........................................................................20
   3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................20
   3.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                                vi                     SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
           2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định..................23
3.2. Tổng quan về huyện Phụng Hiệp..................................................................24
   3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên ..............................................................................24
   3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội..................................................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở
HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG ........................................................31
4.1. Tổng quan về mẫu điều tra ...........................................................................31
4.2. Thông tin khái quát về các hộ chăn nuôi vit đẻ chạy đồng ..........................31
   4.2.1. Lao động tham gia chăn nuôi vịt ...........................................................31
   4.2.2. Về độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi .........................32
   4.2.3. Trình độ văn hóa của người chăn nuôi ..................................................32
   4.2.4. Mục đích chăn nuôi ...............................................................................33
   4.2.5. Về qui mô nuôi vịt của hộ......................................................................34
   4.2.6.Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng..................................................35
   4.2.7.Về giống vịt lấy trứng.............................................................................36
   4.2.8. Thời gian cho trứng của vịt....................................................................39
   4.2.9. Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi .....................................40
   4.2.10. Về tình hình chạy đồng cho vịt............................................................41
   4.2.11. Diện tích và thời gian thuê đồng..........................................................42
   4.2.12. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi ................42
4.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng..............................................................43
   4.3.1 Phân tích chi phí chăn nuôi.....................................................................43
4.4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng – phương pháp CBA ..........54
   4.4.1. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua
           con giống nhỏ – phương pháp CBA ......................................................54
   4.4.2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua
           con giống hậu bị – phương pháp CBA ..................................................56
   4.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng theo hình thức con giống
           nhỏ và con giống hậu bị.........................................................................58
4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi vịt..............................59
4.6. Cơ cấu thu nhập của hộ chăn nuôi................................................................63
   4.6.1. Thông tin về thu nhập của hộ chăn nuôi................................................63
   4.6.2. Về diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi ...........................................64
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                             vii                  SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
   4.6.3. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do
             ảnh hưởng của cúm gia cầm ..................................................................64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN
NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG ...........................66

5.1. Về giống .......................................................................................................66

5.2. Thức ăn .........................................................................................................67

5.3. Giá cả ............................................................................................................68

5.4. Tham gia tập huấn kỹ thuật và phát triển dịch vụ thú y ...............................68

5.5. Chuyển đổi quy mô và hình thức chăn nuôi .................................................69

5.6. Đẩy mạnh công tác phòng bệnh....................................................................69
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................70
6.1. Kết luận.........................................................................................................70
6.2. Kiến nghị.......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                                  viii                    SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                            DANH MỤC HÌNH
                                   ---        ---



Hình 1: Đồ thị phân biệt chi phí – sản lượng – lợi nhuận
Hình 2: Bản đồ tỉnh Hậu Giang




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                ix              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                                  DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                               ---              ---

                                                                                                                Trang
Bảng 1: Tình hình chăn nuôi của huyện (2003 – 2006) ......................................25
Bảng 2: Dân số huyện qua các năm (2003 – 2006)............................................. 27
Bảng 3: Số lượng mẫu phỏng vấn ở các xã......................................................... 31
Bảng 4: Số lượng lao động của các hộ ................................................................ 31
Bảng 5: Độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi...............................32
Bảng 6: Trình độ văn hóa của người chăn nuôi...................................................32
Bảng 7: Lý do chọn nuôi vịt................................................................................ 33
Bảng 8: Cơ cấu số lượng nuôi ............................................................................34
Bảng 9: Lượng nuôi trên đợt ............................................................................... 35
Bảng 10: Thời gian nuôi vịt theo hộ.................................................................... 35
Bảng 11: Lý do chọn giống ................................................................................. 36
Bảng 12: Nguồn cung cấp giống ......................................................................... 37
Bảng 13: Hình thức và giá mua vịt giống............................................................38
Bảng 14: Giá con giống .......................................................................................39
Bảng 15: Thời gian cho trứng của vịt ..................................................................39
Bảng 16: Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ hao hụt khi nuôi .............................................40
Bảng 17: Nơi chuyển đồng cho vịt...................................................................... 41
Bảng 18: Chi phí chăn nuôi vịt nhỏ..................................................................... 45
Bảng 19: Chi phí chăn tính cho 1 trứng trường hợp vịt con................................47
Bảng 20: Tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí tính cho một trứng
             trường hợp nuôi vịt con .......................................................................48
Bảng 21: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi
             vịt con ..................................................................................................49
Bảng 22: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng ........................................................ 49
Bảng 23: Tổng chi phí chăn nuôi vịt hậu bị ........................................................ 50
Bảng 24: Chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp vịt hậu bị ...............51
Bảng 25: Tỷ trọng chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp
             vịt hậu bị ..............................................................................................52
Bảng 26: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                                 x                      SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
             vịt hậu bị ..............................................................................................53
Bảng 27: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng ..............................................54
Bảng 28: Kết quả chăn nuôi vịt ...........................................................................54
Bảng 29: Tập hợp các tỷ số tài chính...................................................................55
Bảng 30: Kết quả chăn nuôi vịt ...........................................................................56
Bảng 31: Tập hợp các tỷ số tài chính...................................................................57
Bảng 32: So sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt theo hình thức con giống nhỏ
            và giống hậu bị......................................................................................58
Bảng 33: Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy .........................................60
Bảng 34: Kết quả các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng của hộ
chăn nuôi.............................................................................................................61
Bảng 35: Thông tin thu nhâp cơ bản của hộ chăn nuôi....................................... 63
Bảng 36: Tình hình thu thập của hộ chăn nuôi ................................................... 63
Bảng 37: Diện tích đất canh tác của hộ ...............................................................64




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                                 xi                     SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                      DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
                                 ---          ---


   Tiếng Việt
       - DHV: điểm hòa vốn
       - TNR: thu nhập ròng
       - LNR: lợi nhuận ròng
       - CPLDN: chi phí công lao động nhà
       - CLDN: chi phí chưa có công lao động nhà
       - DT: doanh thu
       - CPG: Chi phí giống
       - CPTA: Chi phí thức ăn
       - CPTHUY: Chi phí thú y
       - CPCH: Chi phí chuồng trại
       - CPVCH: Chi phí vận chuyển
       - CPLV: Chi phí lãi vay
       - CPLDT: Chi phí lao động thuê
       - CPK: Chi phí khác
   Tiếng Anh
       - CBA: Cost Benefit Analysis (phương pháp phân tích lợi ích - chi phí)




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               xii              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                                     TÓM TẮT
                                     ---          ---


       Đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” được tiến hành ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang
từ 05/03 đến 11/06/2007.
       Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo
hình thức con giống nhỏ và hình thức con giống hậu bị. Bằng phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA – Cost Benefit Analysis)
cho phép phân tích hiệu quả chăn nuôi theo từng hình thức cụ thể trên. Ngoài ra
thông qua phương pháp hồi quy tương quan có thể thấy được các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi của bà con nông dân. Đề tài chỉ tập trung
điều tra nhóm tác nhân chủ yếu là các hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. Các số liệu
thứ cấp khác được tổng hợp từ Phòng Nông Nghiệp, Phòng Thống Kê huyện
Phụng Hiệp…
       Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai hình thức con giống nhỏ và con
giống hậu bị đều mang lại hiệu quả kinh tế với tỷ suất lợi nhuận của chăn nuôi
con giống nhỏ là 73,92%, con giống hậu bị là 68,58%. Các tỷ số tài chính ở cả
hai hình thức đều lớn hơn 0, điều đó cho thấy chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng mang
lại hiệu quả kinh tế.
       Nếu so sánh hiệu quả kinh tế của hình thức con giống nhỏ và hình thức
giống nuôi hậu bị thì lợi nhuận tính trên mỗi trứng của hình thức con giống nhỏ
cao hơn hình thức con giống hậu bị 31,71 đồng/trứng. Nguyên nhân là do nuôi
vịt theo hình thức con giống nhỏ tiết kiệm được một phần chi phí con giống thay
vì mua con giống hậu bị cao hơn về nuôi.




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                  xiii          SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                                   CHƯƠNG 1
                                  GIỚI THIỆU


1.4. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
   1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
       Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông
dân, với hai hình thức chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Bên
cạnh đó, Việt Nam lại có lợi thế về đất đai, lao động ngành nghề ở nông thôn.
Sản xuất lúa hàng năm với sản lượng tương đối cao tạo điều kiện để phát triển
chăn nuôi. Song song với việc chăn nuôi bò, heo thì việc nuôi gia cầm, nhất là
nuôi vịt lấy trứng lại có ưu thế hơn. Bởi vì vịt lấy trứng là loại gia cầm dễ nuôi,
sinh trưởng nhanh, cho năng suất trứng cao, có thể tận dụng lợi thế về điều kiện
tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, đồng thời phát huy những kinh
nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nông dân. Ngoài ra, chăn nuôi
vịt lấy trứng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở
các vùng nông thôn trong cả nước hiện nay.
       Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói
chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Phụng Hiệp có được thắng
lợi là chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tận dụng được sản
phẩm (đặc biệt là lúa…) rơi vãi sau thu hoạch, cũng như những nguồn phụ phế
phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chăn nuôi vịt lấy trứng
theo hình thức chạy đồng lại là ngành đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít tốn kém,
nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao.
       Dịch cúm gia cầm bùng phát ở các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra thiệt hại khá nặng nề cho người chăn nuôi
gia cầm, sức khỏe của nhân dân với môi trường trong khu vực, đến tình hình sản
xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các nông hộ chăn
nuôi vịt lấy trứng chạy đồng. Phần lớn lượng nuôi bị đem đi tiêu hủy, nhiều nông
hộ bị mất trắng và lâm vào cùng cực. Điều đó khiến nhiều gia đình đã có ý định
từ bỏ nghề truyền thống của mình.
       Tóm lại, cùng với “vàng lùn, lùn xoắn lá”, dịch “lở mồm long móng” hiện
nay thì “cúm gia cầm” là một đại dịch lớn tác động tiêu cực đến hiệu quả sản

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                1               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
xuất nông nghiệp của bà con ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và
đặc biệt ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang nói riêng. Việc bức thiết là đề
xuất các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra và giúp
người dân khôi phục lại sản xuất. Vì thế đề tài: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt
đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang” đã được em chọn để làm
đề tài tốt nghiệp.
1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   1.2.1. Mục tiêu chung
        Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh
Hậu Giang.
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể
       (1) Phân tích và đánh giá tình hình chung về hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
       (2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp
Tỉnh Hậu Giang.
       (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
       (4) Phân tích cơ cấu thu nhập và hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập của
nông hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do ảnh hưởng của cúm gia cầm ở huyện Phụng
Hiệp tỉnh Hậu Giang.
       Thông qua đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất
nâng cao thu nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn cho hộ chăn nuôi vịt đẻ
chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
1.6. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
   1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
       Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu
quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Từ đó
đưa ra giả thuyết:
       - Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng
của dịch cúm gia cầm.
       - Có sự chuyển dịch ngành sang hướng khác của các hộ nuôi vịt lấy trứng
do ảnh hưởng của cúm gia cầm.


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                2               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
       - Cúm gia cầm gây tổn thất và thiệt hại cho các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng.
       Để từ đó, chúng ta thu thập thông tin để kiểm định giả thuyết này có chính
xác hay không, mức tin cậy là bao nhiêu?
   1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
       - Việc chăn nuôi vịt lấy trứng của bà con đạt hiệu quả như thế nào?
       - Việc tiêm phòng, kiểm dịch đã thực hiện tốt chưa?
       - Bà con đã có những biện pháp ra sao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt
đẻ chạy đồng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
   1.4.1. Phạm vi về không gian
       Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh,
trường Đại học Cần Thơ với các số liệu điều tra từ hộ chăn vịt lấy trứng theo
hình thức chạy đồng trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Số liệu
điều tra chọn mẫu, không điều tra tất cả những nông hộ nuôi vịt lấy trứng theo
hình thức chạy đồng mà chủ yếu được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tiêu biểu
trong Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
   1.4.2. Thời gian nghiên cứu
       - Những thông tin về số liệu sử dụng cho luận văn từ năm 2004 đến năm 2007.
       - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
   1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
       Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý luận từ các thầy cô và
sách vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình chăn nuôi vịt lấy
trứng rất phức tạp nên em chỉ đề cập đến một số nội dung sau:
       + Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
       + Phân tích hiệu quả tài chính của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện
Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
       + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng ở Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang.
       + Phân tích cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng chuyên nghiệp
và hộ nuôi với quy mô nhỏ.
       + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
đồng tại Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang.


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                3               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
1.5. LƯƠC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
       - Mai Văn Nam (2003), “Economic inefficiency and its determinants in
the pig industry in south Vietnam”, sử dụng phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn
hóa (normalized profit function), và hàm probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên
cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu sản xuất và tiêu
thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ).
       - Mai Văn Nam (2004), “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển
sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp
sản phẩm heo ở Cần Thơ”, sử dụng phương pháp phân tích SCP và mô hình
Probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô
nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào
như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
       - Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Nghiêm Thuý
Ngọc, “Hiệu quả kinh tế của vịt C.V. Super M nuôi thịt theo phương thức chăn
thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp”; kết quả
nghiên cứu cho thấy nuôi vịt theo phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn
hợp có hiệu quả hơn phương thức chăn thả cổ truyền.
       Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về chăn nuôi vịt, các công trình
này đã tạo ra bước phát triển mới về giống, kỹ thuật chăn nuôi vịt ở nước ta.




GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                4               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                                   CHƯƠNG 2
     PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
 2.1.1. Một số khái niệm
     2.1.1.1. Khái niệm hộ
       Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ
là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công. Về phương diện
thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới
một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
       Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần
lưu ý khi phân định hộ:
       - Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
       - Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
       - Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
       - Cùng tiến hành sản xuất chung.
       Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về
khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay người
ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”.
     2.1.1.2. Về hộ sản xuất
       Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp… Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của hộ chủ yếu dựa
vào các thành viên trong gia đình thực hiện, công lao động của các thành viên
được xem là khoản thu nhập cho nông hộ.
       Quá trình sản xuất của hộ liên quan đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa
trung gian (vd: gạo, bột,…) thành hàng hóa hoàn hảo (vd: bánh tráng, rổ,…). Họ
thường sử dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động.
Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ.
    2.1.1.3. Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ
       Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là 2 nguồn lực sản xuất. Lao động
được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, vốn được xem như

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                 5              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải
chi phí trong quá trình sản xuất.
       Quá trình sản xuất là một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn
lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành những sản phẩm,
dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình chăn nuôi
cũng diễn ra như vậy từ những yếu tố đầu vào như giống, thức ăn… Tạo ra
những giá trị tăng thêm về trọng lượng hàng hóa, đó chính là những vật nuôi
cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội.
     2.1.1.4. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển
       Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai
trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn
nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông
trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông
trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam,
kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò
hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho
xã hội khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản
lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công
nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng
thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
     Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và
các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng
bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002)
do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường
Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình.
     2.1.1.5. Chi phí là gì?
       Chi phí sản xuất nuôi vịt lấy trứng là tất cả những chi phí bỏ ra để thu
được sản phẩm là trứng vịt. Đối với vịt lấy trứng nuôi theo hình thức chạy đồng


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                6               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
bao gồm các chi phí sau: Chi phí con giống chia làm hai loại là chi phí con giống
nhỏ hay chi phí con giống gần đến ngày đẻ trứng (con giống hậu bị), chi phí thức
ăn (chi phí thức ăn nhà, chi phí đổ lúa, chi phí thức ăn chế biến sẵn,chi phí thuê
đồng, …), chi phí thú y cho quá trình chăn nuôi (bao gồm tiêm phòng và chi phí
điều trị), chi phí chuyển đồng, chi phí chuồng trại, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí
thuê mướn lao động và chi phí lao động nhà quy ra tiền và các khoản chi phí khác.
Trong đó chi phí lao động được tính như sau:

       Chi phí lao động nhà được quy đổi tương đương với lao động có thuê
mướn trên thị trường.
                             Số lao động nhà          Tiền thuê mướn
                             tham gia nuôi vịt    X                        X 12 tháng
                                                      X động/tháng
                                                      lao
Chi phí lao động nhà
                         =
  (đồng/trứng/năm)                   Số trứng thu hoạch trong một năm

       Nhân công sẽ được thuê mướn khi thả vịt đi ăn đồng, chi phí thuê mướn
nhân công được tính như sau:

                                 Số lượng x        Giá thuê      x         Số tháng
                                  thuê           nhân công/tháng            thuê
Chi phí thuê nhân công =
  (đồng/trứng/năm)                    Số lượng trứng thu hoach trong 1 năm


     2.1.1.6. Biến phí là gì?
       Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của
đơn vị. Mức độ họat động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản
phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi
hoạt động. Chúng ta lưu ý rằng xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận,
ngược lại nếu xem xét trên một mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy
chạy), biến phí là một hằng số.
       Đối với chăn nuôi vịt lấy trứng, biến phí giống với chi phí nuôi vịt lấy
trứng bao gồm: Chi phí mua vịt giống (con giống nhỏ hoặc con giống gần đến
ngày cho trứng), chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí thuê mướn lao động và chi



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                  7              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí vay ngân hàng, chi phí vận chuyển và các
khoản chi phí khác.
     2.1.1.7. Định phí là gì?
       Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức hoạt
động của một đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại
nếu quan sát chúng trên một mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịch với mức độ
hoạt động. Định phí trong chăn nuôi vịt lấy trứng bao gồm: chi phí chuồng trại, chi
phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc chăn nuôi như máng đựng thức ăn, bình
đựng nước uống, dụng cụ thu hoạch trứng… và các định phí khác.



      Chi phí
                   Doanh thu
                                  Tổng chi phí


                                       Biến phí


                                          Định phí




                                                  Sản lượng
           O                DHV


  Hình 1: ĐỒ THỊ PHÂN BIỆT CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN
     2.1.1.8. Chi phí cơ hội là gì?
       Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hoặc
phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế một hành động khác.
     2.1.1.9. Doanh thu là gì?
       Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tất cả lợi
nhuận chăn nuôi nhận đựợc khi bán sản phẩm trứng vịt và số tiền thu được khi
bán vịt đã qua khai thác.
     2.1.1.10. Lợi nhuận là gì?
       Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động
chăn nuôi vịt lấy trứng nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả
nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                 8                   SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
 Thu nhập ròng (TNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí chưa có công lao động nhà
 Lợi nhuận ròng (LNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí có công lao động nhà
   2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi
     2.1.2.1. Nhân tố trực tiếp
       a. Chuồng trại
         Chuồng trại phải được dựng ở những nơi gần ao, mương hay gần nguồn
nước để tiện cho việc tắm rửa của vịt cũng như vệ sinh chuồng trại….Chuồng trại của
vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre,
lá, rơm, rạ…. Nếu ta nuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì
việc xây dựng chuồng trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng
tre hoặc lưới nylon để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về.
       b. Chọn giống
        Công tác chọn giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong chăn nuôi nói
chung, chăn nuôi vịt lấy trứng nói riêng. Công tác chọn giống để nhằm mục đích biết
được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sản xuất vượt trội, ngoại hình và
thể chất có ưu thế hơn những con giống hiện tại ở địa phương. Con giống cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất cho trứng, có rất nhiều loại: giống vịt lai, giống địa
phương, giống vịt ngoại. Người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể lựa
chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điển chăn nuôi của mình, bên cạnh đó là điều
kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng… nhằm nâng cao năng suất
vịt nuôi cũng như thỏa mãn yêu cầu về mặt kinh tế.
       c. Thuốc thú y
        Bao gồm các loại thuốc phòng, trị bệnh và thuốc bổ dưỡng. Nó có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ đàn gia cầm khi xảy ra dịch bệnh, kích thích vật
nuôi mau lớn để rút ngắn hơn chu kỳ chăn nuôi so với việc không sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc thú y đúng cách là yêu cầu cần thiết cho chăn nuôi, do đó người
nuôi trước khi dùng thuốc phải tham khảo qua những người có kinh nghiệm, tốt
nhất là tham khảo qua ý kiến của cán bộ thú y địa phương để được chỉ dẫn thêm.
       d. Cách chăm sóc
        Việc chăm sóc, chăn thả cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ nuôi, cũng
như năng suất thu hoạch trứng. Trong điều kiện chăn nuôi kinh tế hộ với quy mô
nhỏ, người chăn nuôi sử dụng lao động chân tay để chăm sóc: chăn thả, cho ăn…chủ


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                 9               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
yếu là từ kinh nghiệm của họ có được, đôi khi đàn vịt nhiễm bệnh nhẹ thì người nuôi
cũng tự mua thuốc về điều trị, ít khi thuê mướn cán bộ thú y chăm sóc. Trường hợp
tiêm phòng cúm gia cầm thì cán bộ thú y xuống tận nơi để tiêm phòng.
       e. Nguồn nước
        Nước rất cần thiết cho đàn vịt hàng ngày, nước có tác dụng vừa để uống,
vừa để vịt tắm và rỉa lông. Vì vậy, cung cấp đủ nước uống cho vịt, nhất là trong
khi cho vịt ăn và khi trời nắng nóng là điều cần được quan tâm chú ý. Ở nông
thôn việc tiêu xài nước không tốn chi phí như ở thành thị. Nguồn nước cho nuôi
vịt chủ yếu là từ ao hồ, kênh rạch…Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng ảnh hưởng
lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là làm đục và bẩn nguồn nước…
       f. Thức ăn
        Với phương thức chăn nuôi cổ truyền thì vịt lấy trứng được nuôi dưới
hình thức chạy đồng có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú từ kênh, rạch như cua,
ốc, hến… và các loại rong rêu. Bên cạnh đó thì người chăn nuôi còn bổ sung
thêm nguồn thức ăn chế biến sẵn từ mua chợ, thức ăn tăng trọng… Vào mùa
chạy đồng thì người chăn nuôi thuê đồng, khi đó nguồn thức ăn của vịt chủ yếu
là thức ăn rơi vãi sau vụ thu hoạch. Việc cho vịt chạy đồng, vịt ăn ngoài đồng là
một trong những phương thức nuôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí về thức ăn và
tận dụng được nguồn lực dư thừa trong nông nghiệp. Do vậy cần phát huy tối đa
nguồn lực này.
       g. Vệ sinh phòng bệnh
        Điều kiện chăn nuôi ở nông thôn hiện nay còn kém phát triển, các cơ sở
bán thuốc cũng như bác sĩ thú y chưa nhiều đã làm cho người chăn nuôi gặp khá
nhiều khó khăn trong việc phòng bệnh cho vịt. Hơn nữa, việc chạy đồng ngày
đây mai đó, phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Việc tiếp xúc với môi trường mới,
với những đàn gia cầm lạ là một trong những nguyên nhân lây lan của nhiều thứ
bệnh, nhất là cúm gia cầm. Đây là một trở ngại lớn cho các hộ chăn nuôi nói
chung. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan thú y cấp xã cần phải nắm rõ số lượng gia cầm
của từng hộ dân ở địa phương và những hộ chăn nuôi từ những địa phương khác
chuyển đồng đến, từ đó cử cán bộ thú y xuống tiêm phòng cũng như hướng dẫn
cách phòng bệnh cho vịt nhất là những bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng
như cúm gia cầm…


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               10               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
     2.1.2.2. Nhân tố gián tiếp
       a. Các mầm bệnh ảnh hưởng
        Bệnh dịch cúm gia cầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của vịt.
Bên cạnh đó, vịt còn gặp một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh tụ huyết trùng,
bệnh Phó thương hàn, bệnh bạch lỵ đậu, viêm gân truyền nhiễm,… Các tác nhân
gây bệnh ít nhiều thường có trong không khí khi chúng lây lan bùng phát thì gây
thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi không chỉ riêng cho địa phương nào. Biện pháp
tốt nhất là phải phòng ngừa chúng theo chiều sâu như tổ chức các đợt tiêm
phòng, phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ, thông báo cho cơ quan thú y để
kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan.
       b. Chính sách ưu đãi của địa phương
        Trong bối cảnh dịch gia cầm thường xuyên tái bùng phát, ngành chăn
nuôi gia cầm bị thiệt hại lớn, giá cả của các sản phẩm từ gia cầm giảm sút
nghiêm trọng, tiêu thụ khó khăn, lượng ứ đọng rất lớn… Các phương hướng phát
triển của địa phương đối với ngành chăn nuôi là rất quan trọng. Bởi vì, nó được
tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân về mọi mặt như: vốn sản xuất, con giống sạch,
kỹ thuật trong chăn nuôi và thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.
       c. Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng
        Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng có thể xem nó là văn hóa
riêng về quan niệm chăn nuôi của nông hộ. Tuy có sự khác biệt của từng hộ, từng
vùng, từng địa phương khác nhau. Có người cho rằng nuôi vịt chạy đồng là công
việc rất cực nhọc, phải thường xuyên di chuyển, không có chỗ ở ổn định; có
người lại cho rằng đây là công việc nhẹ nhàng, có thể tận dụng lúc nông nhàn,
tận dụng nguồn lực dư thừa trong nông ngiệp góp phần tiêu diệt sâu bọ, gầy. Đặc
biệt là chống lại sự phá hại của ốc bưu vàng trên đồng ruộng. Tuy nhiên, cũng có
người cho rằng việc nuôi vịt chạy đồng sẽ làm bẩn nguồn nước, lở bờ, ao….
   2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu
     2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
       Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số
liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết
luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               11               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng chăn
nuôi vịt lấy trứng ở tỉnh Hậu Giang gồm các công cụ sau:
       - Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã
thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã
nghiên cứu.
       - Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức
để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm trứng gia cầm.
   2.1.3.2. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Cost - Benefit Analysis ~ CBA)
     Phân tích lợi ích chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có
nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai
các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để
đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau.
     Hay phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn
tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường
bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
     Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có
được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ
bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh
đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn
ưu tiên kinh tế của mình.
     Nói rộng hơn, phân tích lợi ích – chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức
thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá
trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh
tế. Vì thế phân tích lợi ích – chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn
chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
          Các bước phân tích lợi ích – chi phí:
       - Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
       - Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án
       - Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án
       - Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
       - Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                12              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
       - So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
       - Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu
       - Đưa ra kiến nghị cuối cùng
     Người ta tiến hành phương pháp CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho
mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các
đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn
chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
     Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi vịt chủ yếu
chỉ dựa vào doanh thu thu được từ nuôi vịt và chi phí trong toàn bộ quá trình nuôi
để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi vịt đối với hộ, không phân tích nhiều
đến lợi ích và chi phí xã hội. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích là một kỹ
thuật phức tạp nên trong chăn nuôi vịt lấy trứng phương pháp trên chỉ được áp
dụng để xác định lợi ích cơ bản sau:
              Lợi ích = Doanh thu – Chi phí > 0        Có hiệu quả
       Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí đã được nhóm tác giả Trương
Quang Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Trà Mai, Nguyễn Hồng Trang (Viện
khoa học và Công nghệ Việt Nam) ứng dụng trong đề tài “Phân tích lợi ích - chi
phí khi sử dụng lò nung hộp Cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm sứ”. Qua
phân tích đã đi đến kết quả: hiệu quả kinh tế và lợi ích về môi trường của lò nung
cải tiến so với lò hộp nung truyền thống là căn cứ trợ giúp các nhà quản lý và
người sản xuất lựa chọn đúng đắn giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sản xuất và ngăn
ngừa ô nhiễm trong các làng nghề sản xuất gốm sứ. Ngoài ra phương pháp này
còn được tác giả Nguyễn Trung Cang sử dụng trong đề tài “Giải pháp đưa kinh tế hộ
trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có” (2004) kết hợp với so sánh kinh tế hộ
theo quy mô diện tích; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất,
đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có quy mô diện tích lớn trên 3 hecta.
       Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề
tài có sử dụng các tỷ số tài chính:
       - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà (TNR/CPLDN):
nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không.



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                 13               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
       - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà
(TNR/∑CPLDN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập.
       - Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chi phí công lao động nhà (LNR/CPLDN):
lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không.
       - Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà
(LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây
chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi vịt.
       - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một
đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng.
       - Doanh thu trên chi phí:

                                   Tổng doanh thu
       Doanh thu/chi phí =
                                   Tổng chi phí

       + Doanh thu/chi phí: Cho biết rằng một đồng chi phí (1 đồng vốn đầu tư)
mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
       - Lợi nhuận trên chi phí:

                                    Tổng lợi nhuận
       Lợi nhuận/chi phí =
                                    Tổng chi phí

       + Lợi nhuận/chi phí: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được bao
nhiêu phần lợi nhuận.
     2.1.3.3. Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính:
       - Phương trình hồi quy tuyến tính:
           Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố
ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận
ròng/trứng) chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố
ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu.
       Phương trình hồi quy có dạng:

              Y = αo + α1X1 + α2X2 + α3X3 + …+ αiXi + αnXn
     Trong đó: Y: Lợi nhuận ròng (biến phụ thuộc)
                 αo: Hệ số tự do
                 αi ( i = 1,n ): Là các hệ số được tính toán bằng phần mềm Excel.

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                14              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                 Xi: Là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng)
          Kết quả được in ra từ phần mềm Excel:
       - Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến
phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện
mối liên hệ càng chặt chẽ.
       - Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích
bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu
tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.
       - Hệ số xác định R2 đã điều chỉnh dùng để xác định xem có nên thêm vào
một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta
quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
       - Số thống kê F:
       + Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F
càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ.
       + Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α
       + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.
       H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (α0= α1 =….= αk = 0)
       Hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y.
       H1: αi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y
     + F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F > F k, n-k, α
     tra bảng
       - Significace F: mức ý nghĩa F
          Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt,
độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồi
quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó.
          Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị
bác bỏ.
 2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng
       Từ lâu vịt đã gắn với cây lúa ở nước ta một cách tự nhiên, vì ngoài con vịt
ra không có con vật nào có thể tìm mò ăn thóc rụng sau mỗi vụ gặt. Điều đó xem
ra đơn giản nhưng đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Ngoài ra, vịt là loại ăn tạp dễ
nuôi không kén nên thức ăn của heo, gà còn dư thừa có thể cho vịt ăn vẫn tốt.

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               15               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
Điều quan trọng nữa là vịt ăn được nhiều rau cỏ, các loại bèo… kể cả thân cây
chuối băm nhỏ, nên giải quyết thức ăn cho vịt dễ hơn gà.
       Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống vịt đang được nuôi:
       - Các giống vịt nội: vịt ta (vịt bầu), vịt tàu (vịt cỏ, vịt đàn), vịt xiêm (ngan).
       - Các giống vịt ngoại: vịt KhaKi – Campbell, vịt Bắc Kinh, vịt Hà Lan…
       Trong các loại gia cầm thì vịt là loài có sức đề kháng rất tốt với bệnh tật,
chịu đựng giỏi các điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt, và yêu cầu kĩ thuật chăm sóc
đơn giản hơn so với chăn nuôi gà. Chỉ có một số ít bệnh mà vịt thường mắc là
Dịch tả vịt (Duck Plague), Tụ huyết trùng vịt (Pasteurellose), Phó thương hàn vịt
(Paratyphoid infection).

       Phương thức nuôi vịt chăn thả đồng hiện nay vẫn là phương cách chăn nuôi
phù hợp trong điều kiện chăn nuôi ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang. Nguyên
nhân là do huyện là có nguồn động vật thủy sinh dồi dào và có sản lượng lúa hàng
năm khá lớn trong toàn tỉnh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển đàn vịt. Ngoài ra
nuôi vịt chạy đồng có thể áp dụng cho cả các giống vịt cao sản, vịt lai, vịt địa
phương và cho các mục đích sản xuất khác nhau như nuôi vịt làm giống, nuôi vịt lấy
thịt mà đặc biệt là nuôi lấy trứng. Điều quan trọng trong chăn nuôi vịt thả đồng là
phải xác định đúng các thời điểm có thể chăn thả vịt trên đồng ruộng để giúp vịt có thể
tìm thức ăn. Xác định đúng thời điểm là để tận dụng đến mức cao nhất các loại thức
ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng, kể các sản phẩm nông nghiệp còn sót lại sau thu
hoạch mà vịt có thể tự kiếm được, nhằm giảm bớt chi phí cho người chăn nuôi.
       Ngoài việc chăn nuôi vịt để sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
nội địa và xuất khẩu thì nhìn chung phương thức nuôi vịt chăn thả kết hợp với
trồng lúa như vậy đã góp phần tích cực làm cho môi trường trong sạch, hạn chế
sự lạm dụng quá mức các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và thường tập
trung vào 2 thời điểm chính của vụ lúa, là thời kì lúa đang sinh trưởng và thời kỳ
thu hoạch. Thời kỳ lúa đang sinh trưởng, nuôi vịt với mục đích là dùng vịt con để
trừ sâu rầy và loại trừ cỏ dại trên ruộng lúa. Đàn vịt đóng vai trò như thiên địch
trong việc bảo vệ mùa màng và đặc biệt là góp phần ngăn chặn sự tàn phá tai hại
của ốc bưu vàng. Điều này sẽ giúp người trồng lúa sẽ giảm được chi phí mua
thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ - những loại thuốc gây độc hại môi trường con
người, gia súc và các sinh vật khác. Nuôi vịt đang thời kì thu hoạch sẽ có nhiều

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                   16                SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
ưu thế hơn, vì lúc này trên đồng ruộng có nhiều thức ăn, không những thức ăn tự
nhiên mà còn có lúa rơi rụng khi thu họach.Vì vậy, ở những nơi có nguồn thức ăn
dồi dào, vịt có thể tự tìm kiếm đủ thức ăn trên đồng chăn mà không cần bổ sung
thêm thức ăn mà vịt vẫn phát triển tốt. Vịt chăn thả mùa gặt thường có chất lượng
thịt tốt cũng như cho số lượng trứng cao vì có đủ thức ăn và giá cả hợp với túi
tiền người tiêu thụ, do lượng vịt được nuôi nhiều và chi phí sản xuất thấp.
       Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh việc thâm canh cây lúa, những cánh
đồng lúa rộng lớn lại là môi trường chăn nuôi rất thuận lợi để phát triển đàn vịt
nếu được chăn nuôi đúng cách. Đây cũng là ngành sản xuất mang đặc tính khai
thác tài nguyên theo hệ sinh thái học đem lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần tăng
thu nhập làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc phát triển ngành
chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi vịt sẽ làm tăng thu nhập cho người dân ở
nông thôn. Việc phát triển đàn vịt không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp thực phẩm hàng ngày mà còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết
việc làm cho lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội ở
địa phương, hạn chế nạn đổ xô ra các thành phố lớn tìm việc, giúp người dân gắn
bó làm giàu tại địa phương mình. Mặt khác, nó còn phát huy được những kinh
nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nhân dân.
       Người nông dân vốn cần cù, chịu khó và tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý báu trong chăn nuôi vịt thịt, vịt đẻ với các phương thức khác nhau. Bên cạnh
những thuận lợi này, người chăn nuôi còn tiếp thu được nhiều thành tựu tiến bộ
khoa học kĩ thuật từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến, như sử dụng những
con giống mới cho năng suất cao và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt, các loại
thức ăn bổ sung đáp ứng khả năng sản xuất cao, cùng với các loại vaccin và dược
phẩm có khả năng phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả… là những yếu tố quan
trọng để giúp duy trì và hỗ trợ việc phát triển nghề chăn nuôi vịt.
       Điều kiện chăn nuôi vịt đơn giản hơn nhưng vịt lại mau lớn hơn gia cầm khác.
Vịt trứng thì cho năng suất trứng cao, tỷ lệ đẻ tập trung cũng cao, có khi lên tới 85%
hay 90% và thời gian khai thác trứng kéo dài có khi tới 2-3 năm đẻ mà vẫn có lợi.
       Chuồng trại của vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa
phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre, lá, rơm, rạ… Nếu vịt được nuôi tập trung cao
cũng chỉ cần áp dụng những kiểu chuồng trại phù hợp với sức khỏe của vịt, và


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                17               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
vẫn còn đơn giản hơn so với việc xây dựng chuồng trại cho gà nhiều. Nếu ta nuôi
vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì việc xây dựng chuồng
trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng tre hoặc lưới nylon
để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về. Bản chất của
vịt có tính hợp đàn cao, rất phù hợp cho việc chăn thả, nhất là phải di chuyển
phạm vi chăn thả từ cánh đồng này sang cánh đồng khác nhưng vịt rất ít khi lạc
bầy. Tuy nhiên viêc chăn nuôi vịt cũng gặp không ít khó khăn như:

       Chúng ta thực sự chưa có những nhà sản xuất vịt lớn và chưa tạo ra được loại
con giống cho năng suất cao mang tính thương mại rộng rãi. Thị trường vịt của ta
chưa có sức cạnh tranh trong kinh doanh với thị trường vịt của một số nước khác
trên thế giới. Các sản phẩm hàng hóa từ con vịt, hiện tại cũng chỉ được tiêu thụ phổ
biến trong nội địa mang tính khu vực và với giá cả rất thấp nên chưa kích thích được
các nhà chăn nuôi tập trung đầu tư lớn để phát triển ngành sản xuất hàng hóa này.

       Hiện nay một số dịch bệnh của vịt thường xảy ra như dịch tả, tụ huyết
trùng vịt, gần đây nhất là đại dịch cúm gia cầm… giết hại nhiều vịt và gây tổn
thất cho người chăn nuôi, đặc biệt là những người nông dân chăn nuôi thiếu vốn,
thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất. Vì vậy người chăn nuôi
vẫn còn có thể bị thất bại nếu không có khả năng đầu tư đúng mức và áp dụng
những biện pháp kĩ thuật chăn nuôi hữu hiệu, cả trong phương pháp chăm sóc
nuôi dưỡng và trong phòng ngừa dịch bệnh.

       Thực tế hiện nay những vùng trồng lúa thường có đàn vịt lớn, người trồng
lúa đã canh tác đến 3 vụ lúa trong 1 năm. Do khâu phải chuẩn bị đất cho vụ mới
trong một giai đoạn ngắn nên thời gian chăn thả vịt trên đồng bị thu hẹp lại. Hơn
nữa, hiện nay ở một số nơi bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây ảnh hưởng đáng kể
cho bà con nông dân, nhà nước khuyến cáo bà con không được canh tác lúa vụ
ba, điều này giảm nguồn thức ăn trên đồng ruộng buộc người chăn nuôi phải tốn
thêm chi phí để mua thêm thức ăn cho vịt. Để khắc phục tình trạng này, người
chăn nuôi cũng phải giảm số đầu vịt nuôi trong đàn và phải áp dụng nhiều biện
pháp kĩ thuật chăn nuôi thích hợp, và đặc biệt đòi hỏi đầu tư nhiều hơn để duy trì
ngành sản xuất thực phẩm này. Nuôi vịt chăn thả ngoài yêu cầu đòi hỏi phải có
vốn đầu tư, nhưng cũng cần phải có những kinh nghiệm nhất định và lao động có
sức khỏe thì mới đáp ứng được các yêu cầu chăn nuôi để đi đến thành công.
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               18               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
   2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
       - Huyện Phụng Hiệp là huyện có đàn gia cầm chiếm số lượng khá lớn trong
toàn tỉnh Hậu Giang và là địa phương nơi em sinh sống nên có nhiều thuận lợi trong
quá trình thu thập số liệu nên em chọn huyện Phụng Hiệp làm địa bàn nghiên cứu.
   2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
       - Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết kế bảng câu hỏi,
tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở
huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang về chi phí, số lượng nuôi, về những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình nuôi. Tổng số mẫu phỏng vấn là 35 mẫu, những mẫu
này được thu thập một cách ngẫu nhiên, mặc dù số mẫu không nhiều nhưng
mang tính đại diện nên số liệu thu thập được có độ chính xác cao.
       - Số liệu thứ cấp: được thu thập qua sách, báo, internet, Niên giám thống
kê huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2006, qua các đề tài khoa học của các
thầy, các cô ở Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh.
       * Nội dung phỏng vấn:
       + Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, về tình hình chăn nuôi vịt lấy
trứng theo hình thức chạy đồng.
       + Thông tin về chi phí nuôi vịt lấy trứng như chi phí giống, chi phí thức
ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí chuyển đồng, chi phí lao động
thuê mướn, chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí khác
       + Thông tin khác như: Trình độ học vấn, phương thức chăn nuôi, lý do
tham gia ngành, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm đến các hộ chăn nuôi, tình hình tín
dụng trong chăn nuôi, những thuận lợi và khó khăn khi nuôi vịt lấy trứng, đề xuất
của các nông hộ nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải...
   2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
       Đề tài được áp dụng các phương pháp cơ bản để phân tích, đánh giá, tổng
hợp, cụ thể là các phương pháp sau:
       (1) Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả
       (2) Mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)
       (3) Mục tiêu 3: Dùng phương pháp hồi quy tuyến tính
       (4) Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả.


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               19               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
                                   CHƯƠNG 3
       GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU




                     Hình 2: BẢN ĐỒ TỈNH HẬU GIANG
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG
   3.1.1. Điều kiện tự nhiên
     3.1.1.1 Vị trí địa lí
       Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh cần Thơ để trở thành một tỉnh trực
thuộc Trung Ương theo Nghị Định số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc
Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị Định số
05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tỉnh Hậu Giang là một trong mười ba đơn
vị hành chính cấp tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nằm tại khu vực
trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng
thượng lưu châu thổ sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ
sông Hậu (An Giang, Thành Phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng,
Bạc Liêu) và cũng là vùng nằm giữa hệ thống sông Hậu chịu ảnh hưởng triều
biển Tây. Với diện tích tự nhiên là 1.608 km2 chiếm khoảng 4% diện tích vùng
ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Địa hình

GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               20               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
của Hậu Giang mang đặc điểm chung của đồng bằng sông Cửu Long là khá bằng
phẳng, thuận lợi cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.
       Hệ thống sông ngòi và kênh rạch của tỉnh rất đa dạng, lượng nước dồi dào,
thuận lợi cho việc tưới tiêu và lưu chuyển giao thông đường thủy. Nhìn chung,
với vị trí địa lí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam Sông Hậu. Tỉnh Hậu Giang nằm
trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang
với đo thị trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là Thành Phố Cần Thơ
bằng giao thông thủy bộ. Trong đó, ngoài các tuyến quốc lộ 1A, kênh xáng Xà No
đã phát triển, còn các tuyến quốc lộ 61, kênh Nàng Mau. Đây là điều kiện thuận lợi
để tỉnh phát huy vị trí của mình trong hướng phát triển chung của các tỉnh tiểu vùng
Tây nam sông Hậu phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công
nghiệp, dân cư đô thị tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
     3.1.1.2. Về ranh giới hành chính
     Phía bắc giáp Thành Phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía
đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang. Tính đến
năm 2007, Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, có 67 xã phường và thị
trấn bao gồm: Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy; huyện Châu Thành; huyện
Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ..
       Từ trung tâm tỉnh (Thị Xã Vị Thanh) đến các trung tâm lớn khác như sau:
Thành Phố Hồ Chí Minh 240 km, Thành Phố Cần Thơ 60 km, Thị Xã Rạch Giá
60 km, Thị Xã Sóc Trăng 90 km, Thị Xã Bạc Liêu 75 km. Ngoài ra, một đô thị
quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1 là Thị Xã Ngã Bảy hiện nay,
chỉ cách Thành Phố Cần Thơ 32 km và Thị Xã Sóc Trăng 28 km.
     3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
       Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long với nền nhiệt độ cao và ổn định, biên nhiệt độ ngày
đêm nhỏ, các chế độ quang năng, vũ lượng, bốc hơi, ẩm độ không khí phân hóa
thành 2 mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa
Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông
Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm 26,7 – 270C lượng mưa trên địa bàn thuộc
loại trung bình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trung bình năm ở tỉnh Hậu Giang là
1.548 - 1.840 mm. Ẩm độ không khí bình quân năm 84 - 86% và thay đổi theo


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               21                SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
mùa, mùa mưa ẩm độ không khí cao, mùa khô ẩm độ thấp. Số giờ nắng cao, bình
quân năm khoảng 2.600 giờ. Ngoài ra, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
     3.1.1.4. Thủy văn và sinh vật
       Tỉnh Hậu Giang có sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km.
Hậu Giang có 3.604,62 ha rừng tràm, hơn 71 loài động vật cạn và 135 loài chim.
       Hệ thực vật của vùng đất ngập nước ở Hậu Giang rất đa dạng, nhưng chủ
yếu là trồng cây lúa và cây ăn trái.
       Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về
biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với các kênh
chính là kênh xáng Xà No, kênh Nàng Mau, Kênh Cái Côn – Quản Lộ - Phụng
Hiệp, hệ thống các kênh song song với sông Hậu đáng kể nhất là trục Bốn Tổng
– Một Ngàn. Bún Tàu và hệ thống các sông rach tự nhiên ảnh hưởng triều khác,
khiến chế độ thủy văn của tỉnh khá phức tạp, nhất là trong mùa ngập lũ. Hậu
Giang nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% diện
tích, có địa hình phẳng, thấp dần theo hướng xa sông với một số vùng trũng cục.
Địa bàn được hình thành chủ yếu qua qua trình bồi lắp trầm tích biển và phù sa
của Sông Cửu Long trên nền đá cổ với tài nguyên đất đai khá đa dạng chế độ
tương đối dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Gang thuận lợi cho
việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp.
       Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền
Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.
Đặc sản nông nghiệp có: Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu
Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ)
       Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước
ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc.
     3.1.1.5. Về cơ cấu đất
       Theo thống kê đất đai năm 2006, toàn tỉnh Hậu Giang có diện tích đất tự
nhiên là: 160.058,69 ha (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2007 có biến động tăng
04 xã, phường, thị trấn, hiện nay có 67 xã, phường, thị trấn).
       Trong đó: đất nông nghiệp: 139.177,3 ha, chiếm 86,95%; đất phi nông
nghiệp: 20.185,93 ha, chiếm 12,61% và đất chưa sử dụng: 695,46 ha, chiếm


GVHD: Th.S Phan Đình Khôi               22               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
0,43%. Nếu so sánh với năm 2005, cơ cấu các loại đất như sau: Nhóm đất nông
nghiệp giảm 315,81 ha, nhóm đất phi nông nghiệp tăng 387,44 ha và nhóm đất
chưa sử dụng giảm 71,63 ha.
       Nhìn chung, cơ cấu ba loại đất năm 2006 so với năm 2005 thay đổi chủ yếu
là: diện tích đất phi nông nghiệp (tăng 387,44 ha so năm 2005 do tăng đất chuyên
dùng như: đất trụ sở, cơ quan; công trình sự nghiệp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp; công trình công cộng; đất quốc phòng, an ninh ....) và diện tích đất
nông nghiệp (do giảm 1.044,8 ha đất trồng lúa chuyển sang đất trồng mía theo Quy
hoạch vùng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Phụng Hiệp).
   3.1.2. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định
       a. Tập trung đầu tư để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong thời kỳ
2006 – 2010 là 10 – 11%, 2011 – 2015 là 11 – 12%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản
phẩm GDP bằng 1,5 – 2 lần và đến năm 2015 bằng 2,5 – 3,5 lần so với năm 2005.
       b. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng công nghiệp và
các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp – xây dựng
chiếm 45 – 46 %; các ngành dịch vụ 29 – 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 24
– 25%. Phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp – xây dựng chiếm 49
– 50%; các ngành dịch vụ 33 – 34%; nông – lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 16 – 17%.
       c. GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng vào năm 2010, gấp 1,9 lần; 25
triệu đồng vào năm 2015, gấp 4 lần năm 2005.
       d. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010: 300
triệu USD, năm 2015: 500 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 100 triệu USD.
       e. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động trên địa bàn thời kỳ 2006 – 2015
là 30.000 tỷ đồng (giai đoạn 2006 – 2010: 14.000 tỷ, giai đoạn 2011 – 2015:
16.000 tỷ), chiếm 35 – 40% GDP.
       f. Thu ngân sách phấn đấu đạt từ 15% GDP trở lên vào năm 2015.
g. Giải quyết việc làm hàng năm 18.000 – 20.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo 25%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 20%. Cơ cấu lao động: Khu vực I
chiếm 50%, khu vực II chiếm 20%, khu vực III chiếm 30% tổng số lao động
tham gia các ngành kinh tế quốc dân vào năm 2015.



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                23              SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
       h. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm còn dưới 10% theo tiêu chí hiện tại
vào năm 2015.
       i. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20% vào năm 2015.
        j. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 95% số hộ, trong đó hộ nông thôn đạt 90%
vào năm 2015.
       k. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 85% tổng số hộ, trong đó khu vực nông
thôn 75% vào năm 2015.
3.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP
   3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên
       Huyện Phụng Hiệp có diện tích 48.481,05 ha, dân số 205.460 người.
Huyện ở phía đông nam tỉnh Hậu Giang. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa ngọt ven
Sông Hậu, phèn nhẹ ở xa sông. Nhiều kênh rạch, nhận nước từ Sông Hậu: kênh
Phụng Hiệp, kênh Xáng chảy qua. Trồng lúa, mía, dừa, cây ăn quả. Chăn nuôi: lợn,
vịt, trâu, cá, bò; chế biến đường, xay xát. Quốc lộ 4, tỉnh lộ 31 chạy qua.
       Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Phụng Hiệp, Tân Phước
Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh
Hoà, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và các thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng.
       Năm 2005, thị trấn Phụng Hiệp, huyện lị cũ của huyện Phụng Hiệp, được
nâng cấp, tách khỏi huyện và trở thành thị xã Tân Hiệp nay là Thị xã Ngã Bảy
của tỉnh Hậu Giang.
   3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội
     3.2.2.1. Đặc điểm Kinh Tế
       a. Nông – Lâm – Thủy Sản
       - Trồng trọt:
       Năm 2006 toàn huyện xuống giống được 54.326/50.083 ha lúa đạt
108,47% kế hoạch. Năng suất đạt 48,54 tạ/ha, sản lượng 262.390 tấn nguyên
nhân chủ yếu là do diện tích tăng làm tăng sản lượng, sâu bệnh không đáng kể
nên năng suất tăng hơn năm trước.
       Trong đó, diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đạt 23.870 ha so với năm
2005 giảm 0,32% bằng 77 ha, vụ Hè Thu tăng 4,67 % bằng 860 ha. Riêng vụ Thu
Đông giảm 2,24% bằng 256 ha..



GVHD: Th.S Phan Đình Khôi                 24               SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)
Lv (15)

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Lịch sử đạo đức y học
Lịch sử đạo đức y họcLịch sử đạo đức y học
Lịch sử đạo đức y họcVuKirikou
 
Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀNY LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀNSoM
 
Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015
Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015
Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015Khai Le Phuoc
 
41 chan thuong bung -2007
41 chan thuong bung -200741 chan thuong bung -2007
41 chan thuong bung -2007Hùng Lê
 
TÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔ
TÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔTÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔ
TÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔGreat Doctor
 
Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy.
Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy. Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy.
Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy. Medical English
 
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm ths nguyễn cảnh chương
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm   ths nguyễn cảnh chươngCác mặt cắt cơ bản trong siêu âm   ths nguyễn cảnh chương
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm ths nguyễn cảnh chươngLan Đặng
 
RUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚI
RUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚIRUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚI
RUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚITín Nguyễn-Trương
 
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfhuynhminhquan
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu họctaimienphi
 
13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf
13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf
13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdfLucas St.
 
[Bài giảng, chi trên] vùng nách
[Bài giảng, chi trên] vùng nách[Bài giảng, chi trên] vùng nách
[Bài giảng, chi trên] vùng náchtailieuhoctapctump
 
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyển hóa protein 1
Chuyển hóa protein 1Chuyển hóa protein 1
Chuyển hóa protein 1Lam Nguyen
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Lịch sử đạo đức y học
Lịch sử đạo đức y họcLịch sử đạo đức y học
Lịch sử đạo đức y học
 
Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀNY LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
 
08 dan luu 2007
08 dan luu 200708 dan luu 2007
08 dan luu 2007
 
XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ
XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔXƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ
XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ
 
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015
Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015
Tiếng anh trong y khoa yhocthuchanh2015
 
41 chan thuong bung -2007
41 chan thuong bung -200741 chan thuong bung -2007
41 chan thuong bung -2007
 
TÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔ
TÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔTÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔ
TÂY Y - KĨ NĂNG PHÒNG MỔ
 
Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy.
Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy. Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy.
Giải phẫu sinh dục nữ. Female Reproductive Anatomy.
 
Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...
Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...
Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...
 
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm ths nguyễn cảnh chương
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm   ths nguyễn cảnh chươngCác mặt cắt cơ bản trong siêu âm   ths nguyễn cảnh chương
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm ths nguyễn cảnh chương
 
RUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚI
RUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚIRUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚI
RUỘT NON, RUỘT GIÀ, ĐM MẠCH TREO TRÀNG TRÊN VÀ DƯỚI
 
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
Danh gia ket qua dieu tri benh tri bang phau thuat longo tai benh vien dai ho...
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu học
 
13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf
13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf
13. SINH LÝ TUẦN HOÀN PHỔI VÀ TRAO ĐỔI.pdf
 
[Bài giảng, chi trên] vùng nách
[Bài giảng, chi trên] vùng nách[Bài giảng, chi trên] vùng nách
[Bài giảng, chi trên] vùng nách
 
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
 
Chuyển hóa protein 1
Chuyển hóa protein 1Chuyển hóa protein 1
Chuyển hóa protein 1
 

Destaque

Báo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợpBáo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợpkelvin Khánh Vinh
 
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh ĐàoTiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh ĐàoIceCy Min
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...Nguyễn Công Huy
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamNgọc Hưng
 
International Contracts Models
International Contracts ModelsInternational Contracts Models
International Contracts ModelsGlobal Negotiator
 
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examMau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examduyluanhufi
 
Hợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạoHợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạoHoa Tuyết
 
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Phap Nguyen
 
International sale contract
International sale contract International sale contract
International sale contract T.H. Y.P
 
International Sales Agreements
International Sales AgreementsInternational Sales Agreements
International Sales AgreementsDror Futter
 
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!Vũ Phong Nguyễn
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngDoan Tran Ngocvu
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuLuan Nguyen
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 

Destaque (19)

Lv (17)
Lv (17)Lv (17)
Lv (17)
 
11. NGUYEN MINH PHUC.doc
11. NGUYEN MINH PHUC.doc11. NGUYEN MINH PHUC.doc
11. NGUYEN MINH PHUC.doc
 
Báo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợpBáo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợp
 
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh ĐàoTiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
 
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anhSales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
 
International Contracts Models
International Contracts ModelsInternational Contracts Models
International Contracts Models
 
International Sales and Services Contracts
International Sales and Services ContractsInternational Sales and Services Contracts
International Sales and Services Contracts
 
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examMau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
 
Hợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạoHợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạo
 
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
 
International sale contract
International sale contract International sale contract
International sale contract
 
International Sales Agreements
International Sales AgreementsInternational Sales Agreements
International Sales Agreements
 
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 

Semelhante a Lv (15)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...HanaTiti
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...TiLiu5
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...nataliej4
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfluan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Nguyễn Công Huy
 
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Semelhante a Lv (15) (20)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfluan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)
 
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
 
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đGiáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAYĐề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
 
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 

Mais de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Mais de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Último

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Último (20)

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Lv (15)

  • 1. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. MAI VĂN NAM VÕ THỊ HỒNG NGỌC ThS. PHAN ĐÌNH KHÔI MSSV: 4031073 Lớp:Kế toán 1 khóa 29 Cần Thơ – 2007 GVHD: Th.S Phan Đình Khôi i SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp LỜI CẢM TẠ ---- ---- Bốn năm dưới mái trường Đại học là khoảng thời gian thật sự cần thiết và quý báu đối với bản thân của mỗi sinh viên. Đây là thời gian để học tập và rèn luyện trang bị cho mình những kiến thức thật sự cần thiết, làm hành trang trong cuộc sống. Sau 4 năm học, giờ đây em đã là một sinh viên sắp ra trường và đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang”. Có được ngày hôm nay, bên cạnh sự cố gắng và tự lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn và quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu của thầy cô. Em xin chân thành cám ơn: Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đặc biệt là thầy Mai Văn Nam và thầy Phan Đình Khôi đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn để em có thể vận dụng và hoàn thành bài luận văn này. Quý bà con chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang đã nhiệt tình cung cấp các thông tin cho chúng em trong quá trình phỏng vấn điều tra. Các cô chú trong Phòng Nông Nghiệp và Phòng Thống Kê của Huyện Phụng Hiệp đã cung cấp cho chúng em các số liệu thực tế để em hoàn thành bài viết của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! GVHD: Th.S Phan Đình Khôi i SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp LỜI CAM ĐOAN ---- ---- Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày….tháng….năm…… Sinh viên thực hiện Võ Thị Hồng Ngọc GVHD: Th.S Phan Đình Khôi ii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP --- --- Sinh viên Võ Thị Hồng Ngọc (MSSV: 4031073), lớp Kế Toán 01 - Khoá 29 thực tập tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và đi lấy số liệu để làm luận văn tốt nghiệp tại huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang. Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Văn Nam ThS. Phan Đình Khôi Thời gian thực tập từ 05/03 đến 11/06/2007 Cần Thơ, ngày........tháng.........năm 2007 Trưởng Khoa GVHD: Th.S Phan Đình Khôi iii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 5. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN --- --- .................................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... GVHD: Th.S Phan Đình Khôi iv SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 6. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN --- --- .................................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi v SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 7. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp MỤC LỤC --- --- Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu....................................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ...........................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu......................................2 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định...................................................................2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.1. Phạm vi về không gian ............................................................................3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 5 2.1. Phương pháp luận ...........................................................................................5 2.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................5 2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi .................................9 2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu ..................................................11 2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng...............................................................................................15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................19 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .....................................................19 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................19 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu...............................................................19 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...........20 3.1. Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang........................................................................20 3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................20 3.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm GVHD: Th.S Phan Đình Khôi vi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 8. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định..................23 3.2. Tổng quan về huyện Phụng Hiệp..................................................................24 3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên ..............................................................................24 3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội..................................................................24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG ........................................................31 4.1. Tổng quan về mẫu điều tra ...........................................................................31 4.2. Thông tin khái quát về các hộ chăn nuôi vit đẻ chạy đồng ..........................31 4.2.1. Lao động tham gia chăn nuôi vịt ...........................................................31 4.2.2. Về độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi .........................32 4.2.3. Trình độ văn hóa của người chăn nuôi ..................................................32 4.2.4. Mục đích chăn nuôi ...............................................................................33 4.2.5. Về qui mô nuôi vịt của hộ......................................................................34 4.2.6.Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng..................................................35 4.2.7.Về giống vịt lấy trứng.............................................................................36 4.2.8. Thời gian cho trứng của vịt....................................................................39 4.2.9. Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi .....................................40 4.2.10. Về tình hình chạy đồng cho vịt............................................................41 4.2.11. Diện tích và thời gian thuê đồng..........................................................42 4.2.12. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi ................42 4.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng..............................................................43 4.3.1 Phân tích chi phí chăn nuôi.....................................................................43 4.4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng – phương pháp CBA ..........54 4.4.1. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua con giống nhỏ – phương pháp CBA ......................................................54 4.4.2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua con giống hậu bị – phương pháp CBA ..................................................56 4.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng theo hình thức con giống nhỏ và con giống hậu bị.........................................................................58 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi vịt..............................59 4.6. Cơ cấu thu nhập của hộ chăn nuôi................................................................63 4.6.1. Thông tin về thu nhập của hộ chăn nuôi................................................63 4.6.2. Về diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi ...........................................64 GVHD: Th.S Phan Đình Khôi vii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 9. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp 4.6.3. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do ảnh hưởng của cúm gia cầm ..................................................................64 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG ...........................66 5.1. Về giống .......................................................................................................66 5.2. Thức ăn .........................................................................................................67 5.3. Giá cả ............................................................................................................68 5.4. Tham gia tập huấn kỹ thuật và phát triển dịch vụ thú y ...............................68 5.5. Chuyển đổi quy mô và hình thức chăn nuôi .................................................69 5.6. Đẩy mạnh công tác phòng bệnh....................................................................69 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................70 6.1. Kết luận.........................................................................................................70 6.2. Kiến nghị.......................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GVHD: Th.S Phan Đình Khôi viii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 10. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp DANH MỤC HÌNH --- --- Hình 1: Đồ thị phân biệt chi phí – sản lượng – lợi nhuận Hình 2: Bản đồ tỉnh Hậu Giang GVHD: Th.S Phan Đình Khôi ix SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 11. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp DANH MỤC BIỂU BẢNG --- --- Trang Bảng 1: Tình hình chăn nuôi của huyện (2003 – 2006) ......................................25 Bảng 2: Dân số huyện qua các năm (2003 – 2006)............................................. 27 Bảng 3: Số lượng mẫu phỏng vấn ở các xã......................................................... 31 Bảng 4: Số lượng lao động của các hộ ................................................................ 31 Bảng 5: Độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi...............................32 Bảng 6: Trình độ văn hóa của người chăn nuôi...................................................32 Bảng 7: Lý do chọn nuôi vịt................................................................................ 33 Bảng 8: Cơ cấu số lượng nuôi ............................................................................34 Bảng 9: Lượng nuôi trên đợt ............................................................................... 35 Bảng 10: Thời gian nuôi vịt theo hộ.................................................................... 35 Bảng 11: Lý do chọn giống ................................................................................. 36 Bảng 12: Nguồn cung cấp giống ......................................................................... 37 Bảng 13: Hình thức và giá mua vịt giống............................................................38 Bảng 14: Giá con giống .......................................................................................39 Bảng 15: Thời gian cho trứng của vịt ..................................................................39 Bảng 16: Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ hao hụt khi nuôi .............................................40 Bảng 17: Nơi chuyển đồng cho vịt...................................................................... 41 Bảng 18: Chi phí chăn nuôi vịt nhỏ..................................................................... 45 Bảng 19: Chi phí chăn tính cho 1 trứng trường hợp vịt con................................47 Bảng 20: Tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí tính cho một trứng trường hợp nuôi vịt con .......................................................................48 Bảng 21: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi vịt con ..................................................................................................49 Bảng 22: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng ........................................................ 49 Bảng 23: Tổng chi phí chăn nuôi vịt hậu bị ........................................................ 50 Bảng 24: Chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp vịt hậu bị ...............51 Bảng 25: Tỷ trọng chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp vịt hậu bị ..............................................................................................52 Bảng 26: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi GVHD: Th.S Phan Đình Khôi x SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 12. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp vịt hậu bị ..............................................................................................53 Bảng 27: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng ..............................................54 Bảng 28: Kết quả chăn nuôi vịt ...........................................................................54 Bảng 29: Tập hợp các tỷ số tài chính...................................................................55 Bảng 30: Kết quả chăn nuôi vịt ...........................................................................56 Bảng 31: Tập hợp các tỷ số tài chính...................................................................57 Bảng 32: So sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt theo hình thức con giống nhỏ và giống hậu bị......................................................................................58 Bảng 33: Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy .........................................60 Bảng 34: Kết quả các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng của hộ chăn nuôi.............................................................................................................61 Bảng 35: Thông tin thu nhâp cơ bản của hộ chăn nuôi....................................... 63 Bảng 36: Tình hình thu thập của hộ chăn nuôi ................................................... 63 Bảng 37: Diện tích đất canh tác của hộ ...............................................................64 GVHD: Th.S Phan Đình Khôi xi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 13. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT --- --- Tiếng Việt - DHV: điểm hòa vốn - TNR: thu nhập ròng - LNR: lợi nhuận ròng - CPLDN: chi phí công lao động nhà - CLDN: chi phí chưa có công lao động nhà - DT: doanh thu - CPG: Chi phí giống - CPTA: Chi phí thức ăn - CPTHUY: Chi phí thú y - CPCH: Chi phí chuồng trại - CPVCH: Chi phí vận chuyển - CPLV: Chi phí lãi vay - CPLDT: Chi phí lao động thuê - CPK: Chi phí khác Tiếng Anh - CBA: Cost Benefit Analysis (phương pháp phân tích lợi ích - chi phí) GVHD: Th.S Phan Đình Khôi xii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 14. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp TÓM TẮT --- --- Đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” được tiến hành ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang từ 05/03 đến 11/06/2007. Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức con giống nhỏ và hình thức con giống hậu bị. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA – Cost Benefit Analysis) cho phép phân tích hiệu quả chăn nuôi theo từng hình thức cụ thể trên. Ngoài ra thông qua phương pháp hồi quy tương quan có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi của bà con nông dân. Đề tài chỉ tập trung điều tra nhóm tác nhân chủ yếu là các hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. Các số liệu thứ cấp khác được tổng hợp từ Phòng Nông Nghiệp, Phòng Thống Kê huyện Phụng Hiệp… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai hình thức con giống nhỏ và con giống hậu bị đều mang lại hiệu quả kinh tế với tỷ suất lợi nhuận của chăn nuôi con giống nhỏ là 73,92%, con giống hậu bị là 68,58%. Các tỷ số tài chính ở cả hai hình thức đều lớn hơn 0, điều đó cho thấy chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu so sánh hiệu quả kinh tế của hình thức con giống nhỏ và hình thức giống nuôi hậu bị thì lợi nhuận tính trên mỗi trứng của hình thức con giống nhỏ cao hơn hình thức con giống hậu bị 31,71 đồng/trứng. Nguyên nhân là do nuôi vịt theo hình thức con giống nhỏ tiết kiệm được một phần chi phí con giống thay vì mua con giống hậu bị cao hơn về nuôi. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi xiii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 15. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.4. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông dân, với hai hình thức chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam lại có lợi thế về đất đai, lao động ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất lúa hàng năm với sản lượng tương đối cao tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Song song với việc chăn nuôi bò, heo thì việc nuôi gia cầm, nhất là nuôi vịt lấy trứng lại có ưu thế hơn. Bởi vì vịt lấy trứng là loại gia cầm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, cho năng suất trứng cao, có thể tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, đồng thời phát huy những kinh nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nông dân. Ngoài ra, chăn nuôi vịt lấy trứng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở các vùng nông thôn trong cả nước hiện nay. Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Phụng Hiệp có được thắng lợi là chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tận dụng được sản phẩm (đặc biệt là lúa…) rơi vãi sau thu hoạch, cũng như những nguồn phụ phế phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng lại là ngành đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít tốn kém, nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao. Dịch cúm gia cầm bùng phát ở các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra thiệt hại khá nặng nề cho người chăn nuôi gia cầm, sức khỏe của nhân dân với môi trường trong khu vực, đến tình hình sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các nông hộ chăn nuôi vịt lấy trứng chạy đồng. Phần lớn lượng nuôi bị đem đi tiêu hủy, nhiều nông hộ bị mất trắng và lâm vào cùng cực. Điều đó khiến nhiều gia đình đã có ý định từ bỏ nghề truyền thống của mình. Tóm lại, cùng với “vàng lùn, lùn xoắn lá”, dịch “lở mồm long móng” hiện nay thì “cúm gia cầm” là một đại dịch lớn tác động tiêu cực đến hiệu quả sản GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 1 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 16. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp xuất nông nghiệp của bà con ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và đặc biệt ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang nói riêng. Việc bức thiết là đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra và giúp người dân khôi phục lại sản xuất. Vì thế đề tài: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang” đã được em chọn để làm đề tài tốt nghiệp. 1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích và đánh giá tình hình chung về hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. (2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. (4) Phân tích cơ cấu thu nhập và hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập của nông hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do ảnh hưởng của cúm gia cầm ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Thông qua đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn cho hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. 1.6. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Từ đó đưa ra giả thuyết: - Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. - Có sự chuyển dịch ngành sang hướng khác của các hộ nuôi vịt lấy trứng do ảnh hưởng của cúm gia cầm. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 2 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 17. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp - Cúm gia cầm gây tổn thất và thiệt hại cho các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng. Để từ đó, chúng ta thu thập thông tin để kiểm định giả thuyết này có chính xác hay không, mức tin cậy là bao nhiêu? 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Việc chăn nuôi vịt lấy trứng của bà con đạt hiệu quả như thế nào? - Việc tiêm phòng, kiểm dịch đã thực hiện tốt chưa? - Bà con đã có những biện pháp ra sao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ với các số liệu điều tra từ hộ chăn vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Số liệu điều tra chọn mẫu, không điều tra tất cả những nông hộ nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng mà chủ yếu được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tiêu biểu trong Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu - Những thông tin về số liệu sử dụng cho luận văn từ năm 2004 đến năm 2007. - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ 05/03/2007 đến 11/06/2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý luận từ các thầy cô và sách vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng rất phức tạp nên em chỉ đề cập đến một số nội dung sau: + Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài. + Phân tích hiệu quả tài chính của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang. + Phân tích cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng chuyên nghiệp và hộ nuôi với quy mô nhỏ. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 3 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 18. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp 1.5. LƯƠC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Mai Văn Nam (2003), “Economic inefficiency and its determinants in the pig industry in south Vietnam”, sử dụng phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function), và hàm probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ). - Mai Văn Nam (2004), “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, sử dụng phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Nghiêm Thuý Ngọc, “Hiệu quả kinh tế của vịt C.V. Super M nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp”; kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi vịt theo phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp có hiệu quả hơn phương thức chăn thả cổ truyền. Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về chăn nuôi vịt, các công trình này đã tạo ra bước phát triển mới về giống, kỹ thuật chăn nuôi vịt ở nước ta. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 4 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 19. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm hộ Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công. Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần lưu ý khi phân định hộ: - Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc. - Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà. - Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung. - Cùng tiến hành sản xuất chung. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay người ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. 2.1.1.2. Về hộ sản xuất Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của hộ chủ yếu dựa vào các thành viên trong gia đình thực hiện, công lao động của các thành viên được xem là khoản thu nhập cho nông hộ. Quá trình sản xuất của hộ liên quan đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa trung gian (vd: gạo, bột,…) thành hàng hóa hoàn hảo (vd: bánh tráng, rổ,…). Họ thường sử dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động. Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ. 2.1.1.3. Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là 2 nguồn lực sản xuất. Lao động được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, vốn được xem như GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 5 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 20. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải chi phí trong quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành những sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình chăn nuôi cũng diễn ra như vậy từ những yếu tố đầu vào như giống, thức ăn… Tạo ra những giá trị tăng thêm về trọng lượng hàng hóa, đó chính là những vật nuôi cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội. 2.1.1.4. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002) do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình. 2.1.1.5. Chi phí là gì? Chi phí sản xuất nuôi vịt lấy trứng là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm là trứng vịt. Đối với vịt lấy trứng nuôi theo hình thức chạy đồng GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 6 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 21. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp bao gồm các chi phí sau: Chi phí con giống chia làm hai loại là chi phí con giống nhỏ hay chi phí con giống gần đến ngày đẻ trứng (con giống hậu bị), chi phí thức ăn (chi phí thức ăn nhà, chi phí đổ lúa, chi phí thức ăn chế biến sẵn,chi phí thuê đồng, …), chi phí thú y cho quá trình chăn nuôi (bao gồm tiêm phòng và chi phí điều trị), chi phí chuyển đồng, chi phí chuồng trại, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mướn lao động và chi phí lao động nhà quy ra tiền và các khoản chi phí khác. Trong đó chi phí lao động được tính như sau: Chi phí lao động nhà được quy đổi tương đương với lao động có thuê mướn trên thị trường. Số lao động nhà Tiền thuê mướn tham gia nuôi vịt X X 12 tháng X động/tháng lao Chi phí lao động nhà = (đồng/trứng/năm) Số trứng thu hoạch trong một năm Nhân công sẽ được thuê mướn khi thả vịt đi ăn đồng, chi phí thuê mướn nhân công được tính như sau: Số lượng x Giá thuê x Số tháng thuê nhân công/tháng thuê Chi phí thuê nhân công = (đồng/trứng/năm) Số lượng trứng thu hoach trong 1 năm 2.1.1.6. Biến phí là gì? Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ họat động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi hoạt động. Chúng ta lưu ý rằng xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xét trên một mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy chạy), biến phí là một hằng số. Đối với chăn nuôi vịt lấy trứng, biến phí giống với chi phí nuôi vịt lấy trứng bao gồm: Chi phí mua vịt giống (con giống nhỏ hoặc con giống gần đến ngày cho trứng), chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí thuê mướn lao động và chi GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 7 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 22. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí vay ngân hàng, chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác. 2.1.1.7. Định phí là gì? Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức hoạt động của một đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Định phí trong chăn nuôi vịt lấy trứng bao gồm: chi phí chuồng trại, chi phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc chăn nuôi như máng đựng thức ăn, bình đựng nước uống, dụng cụ thu hoạch trứng… và các định phí khác. Chi phí Doanh thu Tổng chi phí Biến phí Định phí Sản lượng O DHV Hình 1: ĐỒ THỊ PHÂN BIỆT CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN 2.1.1.8. Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hoặc phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế một hành động khác. 2.1.1.9. Doanh thu là gì? Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tất cả lợi nhuận chăn nuôi nhận đựợc khi bán sản phẩm trứng vịt và số tiền thu được khi bán vịt đã qua khai thác. 2.1.1.10. Lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động chăn nuôi vịt lấy trứng nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 8 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 23. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp Thu nhập ròng (TNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí chưa có công lao động nhà Lợi nhuận ròng (LNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí có công lao động nhà 2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi 2.1.2.1. Nhân tố trực tiếp a. Chuồng trại Chuồng trại phải được dựng ở những nơi gần ao, mương hay gần nguồn nước để tiện cho việc tắm rửa của vịt cũng như vệ sinh chuồng trại….Chuồng trại của vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre, lá, rơm, rạ…. Nếu ta nuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì việc xây dựng chuồng trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng tre hoặc lưới nylon để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về. b. Chọn giống Công tác chọn giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi vịt lấy trứng nói riêng. Công tác chọn giống để nhằm mục đích biết được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sản xuất vượt trội, ngoại hình và thể chất có ưu thế hơn những con giống hiện tại ở địa phương. Con giống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cho trứng, có rất nhiều loại: giống vịt lai, giống địa phương, giống vịt ngoại. Người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể lựa chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điển chăn nuôi của mình, bên cạnh đó là điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng… nhằm nâng cao năng suất vịt nuôi cũng như thỏa mãn yêu cầu về mặt kinh tế. c. Thuốc thú y Bao gồm các loại thuốc phòng, trị bệnh và thuốc bổ dưỡng. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đàn gia cầm khi xảy ra dịch bệnh, kích thích vật nuôi mau lớn để rút ngắn hơn chu kỳ chăn nuôi so với việc không sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc thú y đúng cách là yêu cầu cần thiết cho chăn nuôi, do đó người nuôi trước khi dùng thuốc phải tham khảo qua những người có kinh nghiệm, tốt nhất là tham khảo qua ý kiến của cán bộ thú y địa phương để được chỉ dẫn thêm. d. Cách chăm sóc Việc chăm sóc, chăn thả cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ nuôi, cũng như năng suất thu hoạch trứng. Trong điều kiện chăn nuôi kinh tế hộ với quy mô nhỏ, người chăn nuôi sử dụng lao động chân tay để chăm sóc: chăn thả, cho ăn…chủ GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 9 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 24. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp yếu là từ kinh nghiệm của họ có được, đôi khi đàn vịt nhiễm bệnh nhẹ thì người nuôi cũng tự mua thuốc về điều trị, ít khi thuê mướn cán bộ thú y chăm sóc. Trường hợp tiêm phòng cúm gia cầm thì cán bộ thú y xuống tận nơi để tiêm phòng. e. Nguồn nước Nước rất cần thiết cho đàn vịt hàng ngày, nước có tác dụng vừa để uống, vừa để vịt tắm và rỉa lông. Vì vậy, cung cấp đủ nước uống cho vịt, nhất là trong khi cho vịt ăn và khi trời nắng nóng là điều cần được quan tâm chú ý. Ở nông thôn việc tiêu xài nước không tốn chi phí như ở thành thị. Nguồn nước cho nuôi vịt chủ yếu là từ ao hồ, kênh rạch…Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là làm đục và bẩn nguồn nước… f. Thức ăn Với phương thức chăn nuôi cổ truyền thì vịt lấy trứng được nuôi dưới hình thức chạy đồng có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú từ kênh, rạch như cua, ốc, hến… và các loại rong rêu. Bên cạnh đó thì người chăn nuôi còn bổ sung thêm nguồn thức ăn chế biến sẵn từ mua chợ, thức ăn tăng trọng… Vào mùa chạy đồng thì người chăn nuôi thuê đồng, khi đó nguồn thức ăn của vịt chủ yếu là thức ăn rơi vãi sau vụ thu hoạch. Việc cho vịt chạy đồng, vịt ăn ngoài đồng là một trong những phương thức nuôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí về thức ăn và tận dụng được nguồn lực dư thừa trong nông nghiệp. Do vậy cần phát huy tối đa nguồn lực này. g. Vệ sinh phòng bệnh Điều kiện chăn nuôi ở nông thôn hiện nay còn kém phát triển, các cơ sở bán thuốc cũng như bác sĩ thú y chưa nhiều đã làm cho người chăn nuôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc phòng bệnh cho vịt. Hơn nữa, việc chạy đồng ngày đây mai đó, phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Việc tiếp xúc với môi trường mới, với những đàn gia cầm lạ là một trong những nguyên nhân lây lan của nhiều thứ bệnh, nhất là cúm gia cầm. Đây là một trở ngại lớn cho các hộ chăn nuôi nói chung. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan thú y cấp xã cần phải nắm rõ số lượng gia cầm của từng hộ dân ở địa phương và những hộ chăn nuôi từ những địa phương khác chuyển đồng đến, từ đó cử cán bộ thú y xuống tiêm phòng cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho vịt nhất là những bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng như cúm gia cầm… GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 10 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 25. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp 2.1.2.2. Nhân tố gián tiếp a. Các mầm bệnh ảnh hưởng Bệnh dịch cúm gia cầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của vịt. Bên cạnh đó, vịt còn gặp một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh Phó thương hàn, bệnh bạch lỵ đậu, viêm gân truyền nhiễm,… Các tác nhân gây bệnh ít nhiều thường có trong không khí khi chúng lây lan bùng phát thì gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi không chỉ riêng cho địa phương nào. Biện pháp tốt nhất là phải phòng ngừa chúng theo chiều sâu như tổ chức các đợt tiêm phòng, phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ, thông báo cho cơ quan thú y để kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan. b. Chính sách ưu đãi của địa phương Trong bối cảnh dịch gia cầm thường xuyên tái bùng phát, ngành chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại lớn, giá cả của các sản phẩm từ gia cầm giảm sút nghiêm trọng, tiêu thụ khó khăn, lượng ứ đọng rất lớn… Các phương hướng phát triển của địa phương đối với ngành chăn nuôi là rất quan trọng. Bởi vì, nó được tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân về mọi mặt như: vốn sản xuất, con giống sạch, kỹ thuật trong chăn nuôi và thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. c. Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng có thể xem nó là văn hóa riêng về quan niệm chăn nuôi của nông hộ. Tuy có sự khác biệt của từng hộ, từng vùng, từng địa phương khác nhau. Có người cho rằng nuôi vịt chạy đồng là công việc rất cực nhọc, phải thường xuyên di chuyển, không có chỗ ở ổn định; có người lại cho rằng đây là công việc nhẹ nhàng, có thể tận dụng lúc nông nhàn, tận dụng nguồn lực dư thừa trong nông ngiệp góp phần tiêu diệt sâu bọ, gầy. Đặc biệt là chống lại sự phá hại của ốc bưu vàng trên đồng ruộng. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc nuôi vịt chạy đồng sẽ làm bẩn nguồn nước, lở bờ, ao…. 2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu 2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 11 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 26. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng chăn nuôi vịt lấy trứng ở tỉnh Hậu Giang gồm các công cụ sau: - Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu. - Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trứng gia cầm. 2.1.3.2. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Cost - Benefit Analysis ~ CBA) Phân tích lợi ích chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Hay phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Nói rộng hơn, phân tích lợi ích – chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích – chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. Các bước phân tích lợi ích – chi phí: - Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết - Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án - Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án - Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm - Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 12 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 27. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp - So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng - Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu - Đưa ra kiến nghị cuối cùng Người ta tiến hành phương pháp CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai. Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi vịt chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu thu được từ nuôi vịt và chi phí trong toàn bộ quá trình nuôi để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi vịt đối với hộ, không phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phức tạp nên trong chăn nuôi vịt lấy trứng phương pháp trên chỉ được áp dụng để xác định lợi ích cơ bản sau: Lợi ích = Doanh thu – Chi phí > 0 Có hiệu quả Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí đã được nhóm tác giả Trương Quang Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Trà Mai, Nguyễn Hồng Trang (Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam) ứng dụng trong đề tài “Phân tích lợi ích - chi phí khi sử dụng lò nung hộp Cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm sứ”. Qua phân tích đã đi đến kết quả: hiệu quả kinh tế và lợi ích về môi trường của lò nung cải tiến so với lò hộp nung truyền thống là căn cứ trợ giúp các nhà quản lý và người sản xuất lựa chọn đúng đắn giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sản xuất và ngăn ngừa ô nhiễm trong các làng nghề sản xuất gốm sứ. Ngoài ra phương pháp này còn được tác giả Nguyễn Trung Cang sử dụng trong đề tài “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có” (2004) kết hợp với so sánh kinh tế hộ theo quy mô diện tích; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có quy mô diện tích lớn trên 3 hecta. Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính: - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà (TNR/CPLDN): nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 13 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 28. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà (TNR/∑CPLDN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chi phí công lao động nhà (LNR/CPLDN): lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không. - Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà (LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi vịt. - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng. - Doanh thu trên chi phí: Tổng doanh thu Doanh thu/chi phí = Tổng chi phí + Doanh thu/chi phí: Cho biết rằng một đồng chi phí (1 đồng vốn đầu tư) mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. - Lợi nhuận trên chi phí: Tổng lợi nhuận Lợi nhuận/chi phí = Tổng chi phí + Lợi nhuận/chi phí: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được bao nhiêu phần lợi nhuận. 2.1.3.3. Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính: - Phương trình hồi quy tuyến tính: Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận ròng/trứng) chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: Y = αo + α1X1 + α2X2 + α3X3 + …+ αiXi + αnXn Trong đó: Y: Lợi nhuận ròng (biến phụ thuộc) αo: Hệ số tự do αi ( i = 1,n ): Là các hệ số được tính toán bằng phần mềm Excel. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 14 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 29. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp Xi: Là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) Kết quả được in ra từ phần mềm Excel: - Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ càng chặt chẽ. - Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt. - Hệ số xác định R2 đã điều chỉnh dùng để xác định xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. - Số thống kê F: + Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ. + Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (α0= α1 =….= αk = 0) Hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y. H1: αi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y + F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F > F k, n-k, α tra bảng - Significace F: mức ý nghĩa F Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó. Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ. 2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng Từ lâu vịt đã gắn với cây lúa ở nước ta một cách tự nhiên, vì ngoài con vịt ra không có con vật nào có thể tìm mò ăn thóc rụng sau mỗi vụ gặt. Điều đó xem ra đơn giản nhưng đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Ngoài ra, vịt là loại ăn tạp dễ nuôi không kén nên thức ăn của heo, gà còn dư thừa có thể cho vịt ăn vẫn tốt. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 15 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 30. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp Điều quan trọng nữa là vịt ăn được nhiều rau cỏ, các loại bèo… kể cả thân cây chuối băm nhỏ, nên giải quyết thức ăn cho vịt dễ hơn gà. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống vịt đang được nuôi: - Các giống vịt nội: vịt ta (vịt bầu), vịt tàu (vịt cỏ, vịt đàn), vịt xiêm (ngan). - Các giống vịt ngoại: vịt KhaKi – Campbell, vịt Bắc Kinh, vịt Hà Lan… Trong các loại gia cầm thì vịt là loài có sức đề kháng rất tốt với bệnh tật, chịu đựng giỏi các điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt, và yêu cầu kĩ thuật chăm sóc đơn giản hơn so với chăn nuôi gà. Chỉ có một số ít bệnh mà vịt thường mắc là Dịch tả vịt (Duck Plague), Tụ huyết trùng vịt (Pasteurellose), Phó thương hàn vịt (Paratyphoid infection). Phương thức nuôi vịt chăn thả đồng hiện nay vẫn là phương cách chăn nuôi phù hợp trong điều kiện chăn nuôi ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang. Nguyên nhân là do huyện là có nguồn động vật thủy sinh dồi dào và có sản lượng lúa hàng năm khá lớn trong toàn tỉnh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển đàn vịt. Ngoài ra nuôi vịt chạy đồng có thể áp dụng cho cả các giống vịt cao sản, vịt lai, vịt địa phương và cho các mục đích sản xuất khác nhau như nuôi vịt làm giống, nuôi vịt lấy thịt mà đặc biệt là nuôi lấy trứng. Điều quan trọng trong chăn nuôi vịt thả đồng là phải xác định đúng các thời điểm có thể chăn thả vịt trên đồng ruộng để giúp vịt có thể tìm thức ăn. Xác định đúng thời điểm là để tận dụng đến mức cao nhất các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng, kể các sản phẩm nông nghiệp còn sót lại sau thu hoạch mà vịt có thể tự kiếm được, nhằm giảm bớt chi phí cho người chăn nuôi. Ngoài việc chăn nuôi vịt để sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì nhìn chung phương thức nuôi vịt chăn thả kết hợp với trồng lúa như vậy đã góp phần tích cực làm cho môi trường trong sạch, hạn chế sự lạm dụng quá mức các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và thường tập trung vào 2 thời điểm chính của vụ lúa, là thời kì lúa đang sinh trưởng và thời kỳ thu hoạch. Thời kỳ lúa đang sinh trưởng, nuôi vịt với mục đích là dùng vịt con để trừ sâu rầy và loại trừ cỏ dại trên ruộng lúa. Đàn vịt đóng vai trò như thiên địch trong việc bảo vệ mùa màng và đặc biệt là góp phần ngăn chặn sự tàn phá tai hại của ốc bưu vàng. Điều này sẽ giúp người trồng lúa sẽ giảm được chi phí mua thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ - những loại thuốc gây độc hại môi trường con người, gia súc và các sinh vật khác. Nuôi vịt đang thời kì thu hoạch sẽ có nhiều GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 16 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 31. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp ưu thế hơn, vì lúc này trên đồng ruộng có nhiều thức ăn, không những thức ăn tự nhiên mà còn có lúa rơi rụng khi thu họach.Vì vậy, ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào, vịt có thể tự tìm kiếm đủ thức ăn trên đồng chăn mà không cần bổ sung thêm thức ăn mà vịt vẫn phát triển tốt. Vịt chăn thả mùa gặt thường có chất lượng thịt tốt cũng như cho số lượng trứng cao vì có đủ thức ăn và giá cả hợp với túi tiền người tiêu thụ, do lượng vịt được nuôi nhiều và chi phí sản xuất thấp. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh việc thâm canh cây lúa, những cánh đồng lúa rộng lớn lại là môi trường chăn nuôi rất thuận lợi để phát triển đàn vịt nếu được chăn nuôi đúng cách. Đây cũng là ngành sản xuất mang đặc tính khai thác tài nguyên theo hệ sinh thái học đem lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần tăng thu nhập làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi vịt sẽ làm tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn. Việc phát triển đàn vịt không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm hàng ngày mà còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội ở địa phương, hạn chế nạn đổ xô ra các thành phố lớn tìm việc, giúp người dân gắn bó làm giàu tại địa phương mình. Mặt khác, nó còn phát huy được những kinh nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nhân dân. Người nông dân vốn cần cù, chịu khó và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong chăn nuôi vịt thịt, vịt đẻ với các phương thức khác nhau. Bên cạnh những thuận lợi này, người chăn nuôi còn tiếp thu được nhiều thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến, như sử dụng những con giống mới cho năng suất cao và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt, các loại thức ăn bổ sung đáp ứng khả năng sản xuất cao, cùng với các loại vaccin và dược phẩm có khả năng phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả… là những yếu tố quan trọng để giúp duy trì và hỗ trợ việc phát triển nghề chăn nuôi vịt. Điều kiện chăn nuôi vịt đơn giản hơn nhưng vịt lại mau lớn hơn gia cầm khác. Vịt trứng thì cho năng suất trứng cao, tỷ lệ đẻ tập trung cũng cao, có khi lên tới 85% hay 90% và thời gian khai thác trứng kéo dài có khi tới 2-3 năm đẻ mà vẫn có lợi. Chuồng trại của vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre, lá, rơm, rạ… Nếu vịt được nuôi tập trung cao cũng chỉ cần áp dụng những kiểu chuồng trại phù hợp với sức khỏe của vịt, và GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 17 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 32. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp vẫn còn đơn giản hơn so với việc xây dựng chuồng trại cho gà nhiều. Nếu ta nuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì việc xây dựng chuồng trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng tre hoặc lưới nylon để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về. Bản chất của vịt có tính hợp đàn cao, rất phù hợp cho việc chăn thả, nhất là phải di chuyển phạm vi chăn thả từ cánh đồng này sang cánh đồng khác nhưng vịt rất ít khi lạc bầy. Tuy nhiên viêc chăn nuôi vịt cũng gặp không ít khó khăn như: Chúng ta thực sự chưa có những nhà sản xuất vịt lớn và chưa tạo ra được loại con giống cho năng suất cao mang tính thương mại rộng rãi. Thị trường vịt của ta chưa có sức cạnh tranh trong kinh doanh với thị trường vịt của một số nước khác trên thế giới. Các sản phẩm hàng hóa từ con vịt, hiện tại cũng chỉ được tiêu thụ phổ biến trong nội địa mang tính khu vực và với giá cả rất thấp nên chưa kích thích được các nhà chăn nuôi tập trung đầu tư lớn để phát triển ngành sản xuất hàng hóa này. Hiện nay một số dịch bệnh của vịt thường xảy ra như dịch tả, tụ huyết trùng vịt, gần đây nhất là đại dịch cúm gia cầm… giết hại nhiều vịt và gây tổn thất cho người chăn nuôi, đặc biệt là những người nông dân chăn nuôi thiếu vốn, thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất. Vì vậy người chăn nuôi vẫn còn có thể bị thất bại nếu không có khả năng đầu tư đúng mức và áp dụng những biện pháp kĩ thuật chăn nuôi hữu hiệu, cả trong phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và trong phòng ngừa dịch bệnh. Thực tế hiện nay những vùng trồng lúa thường có đàn vịt lớn, người trồng lúa đã canh tác đến 3 vụ lúa trong 1 năm. Do khâu phải chuẩn bị đất cho vụ mới trong một giai đoạn ngắn nên thời gian chăn thả vịt trên đồng bị thu hẹp lại. Hơn nữa, hiện nay ở một số nơi bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây ảnh hưởng đáng kể cho bà con nông dân, nhà nước khuyến cáo bà con không được canh tác lúa vụ ba, điều này giảm nguồn thức ăn trên đồng ruộng buộc người chăn nuôi phải tốn thêm chi phí để mua thêm thức ăn cho vịt. Để khắc phục tình trạng này, người chăn nuôi cũng phải giảm số đầu vịt nuôi trong đàn và phải áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật chăn nuôi thích hợp, và đặc biệt đòi hỏi đầu tư nhiều hơn để duy trì ngành sản xuất thực phẩm này. Nuôi vịt chăn thả ngoài yêu cầu đòi hỏi phải có vốn đầu tư, nhưng cũng cần phải có những kinh nghiệm nhất định và lao động có sức khỏe thì mới đáp ứng được các yêu cầu chăn nuôi để đi đến thành công. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 18 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 33. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu - Huyện Phụng Hiệp là huyện có đàn gia cầm chiếm số lượng khá lớn trong toàn tỉnh Hậu Giang và là địa phương nơi em sinh sống nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu nên em chọn huyện Phụng Hiệp làm địa bàn nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang về chi phí, số lượng nuôi, về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi. Tổng số mẫu phỏng vấn là 35 mẫu, những mẫu này được thu thập một cách ngẫu nhiên, mặc dù số mẫu không nhiều nhưng mang tính đại diện nên số liệu thu thập được có độ chính xác cao. - Số liệu thứ cấp: được thu thập qua sách, báo, internet, Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2006, qua các đề tài khoa học của các thầy, các cô ở Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh. * Nội dung phỏng vấn: + Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, về tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng. + Thông tin về chi phí nuôi vịt lấy trứng như chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí chuyển đồng, chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí khác + Thông tin khác như: Trình độ học vấn, phương thức chăn nuôi, lý do tham gia ngành, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm đến các hộ chăn nuôi, tình hình tín dụng trong chăn nuôi, những thuận lợi và khó khăn khi nuôi vịt lấy trứng, đề xuất của các nông hộ nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải... 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài được áp dụng các phương pháp cơ bản để phân tích, đánh giá, tổng hợp, cụ thể là các phương pháp sau: (1) Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả (2) Mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (3) Mục tiêu 3: Dùng phương pháp hồi quy tuyến tính (4) Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 19 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 34. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hình 2: BẢN ĐỒ TỈNH HẬU GIANG 3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lí Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh cần Thơ để trở thành một tỉnh trực thuộc Trung Ương theo Nghị Định số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị Định số 05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tỉnh Hậu Giang là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nằm tại khu vực trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An Giang, Thành Phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng là vùng nằm giữa hệ thống sông Hậu chịu ảnh hưởng triều biển Tây. Với diện tích tự nhiên là 1.608 km2 chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Địa hình GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 20 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 35. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp của Hậu Giang mang đặc điểm chung của đồng bằng sông Cửu Long là khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Hệ thống sông ngòi và kênh rạch của tỉnh rất đa dạng, lượng nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu và lưu chuyển giao thông đường thủy. Nhìn chung, với vị trí địa lí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam Sông Hậu. Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang với đo thị trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là Thành Phố Cần Thơ bằng giao thông thủy bộ. Trong đó, ngoài các tuyến quốc lộ 1A, kênh xáng Xà No đã phát triển, còn các tuyến quốc lộ 61, kênh Nàng Mau. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát huy vị trí của mình trong hướng phát triển chung của các tỉnh tiểu vùng Tây nam sông Hậu phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, dân cư đô thị tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.1.1.2. Về ranh giới hành chính Phía bắc giáp Thành Phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang. Tính đến năm 2007, Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, có 67 xã phường và thị trấn bao gồm: Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy; huyện Châu Thành; huyện Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ.. Từ trung tâm tỉnh (Thị Xã Vị Thanh) đến các trung tâm lớn khác như sau: Thành Phố Hồ Chí Minh 240 km, Thành Phố Cần Thơ 60 km, Thị Xã Rạch Giá 60 km, Thị Xã Sóc Trăng 90 km, Thị Xã Bạc Liêu 75 km. Ngoài ra, một đô thị quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1 là Thị Xã Ngã Bảy hiện nay, chỉ cách Thành Phố Cần Thơ 32 km và Thị Xã Sóc Trăng 28 km. 3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với nền nhiệt độ cao và ổn định, biên nhiệt độ ngày đêm nhỏ, các chế độ quang năng, vũ lượng, bốc hơi, ẩm độ không khí phân hóa thành 2 mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm 26,7 – 270C lượng mưa trên địa bàn thuộc loại trung bình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trung bình năm ở tỉnh Hậu Giang là 1.548 - 1.840 mm. Ẩm độ không khí bình quân năm 84 - 86% và thay đổi theo GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 21 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 36. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp mùa, mùa mưa ẩm độ không khí cao, mùa khô ẩm độ thấp. Số giờ nắng cao, bình quân năm khoảng 2.600 giờ. Ngoài ra, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam 3.1.1.4. Thủy văn và sinh vật Tỉnh Hậu Giang có sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Hậu Giang có 3.604,62 ha rừng tràm, hơn 71 loài động vật cạn và 135 loài chim. Hệ thực vật của vùng đất ngập nước ở Hậu Giang rất đa dạng, nhưng chủ yếu là trồng cây lúa và cây ăn trái. Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với các kênh chính là kênh xáng Xà No, kênh Nàng Mau, Kênh Cái Côn – Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống các kênh song song với sông Hậu đáng kể nhất là trục Bốn Tổng – Một Ngàn. Bún Tàu và hệ thống các sông rach tự nhiên ảnh hưởng triều khác, khiến chế độ thủy văn của tỉnh khá phức tạp, nhất là trong mùa ngập lũ. Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% diện tích, có địa hình phẳng, thấp dần theo hướng xa sông với một số vùng trũng cục. Địa bàn được hình thành chủ yếu qua qua trình bồi lắp trầm tích biển và phù sa của Sông Cửu Long trên nền đá cổ với tài nguyên đất đai khá đa dạng chế độ tương đối dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Gang thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại. Đặc sản nông nghiệp có: Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ) Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. 3.1.1.5. Về cơ cấu đất Theo thống kê đất đai năm 2006, toàn tỉnh Hậu Giang có diện tích đất tự nhiên là: 160.058,69 ha (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2007 có biến động tăng 04 xã, phường, thị trấn, hiện nay có 67 xã, phường, thị trấn). Trong đó: đất nông nghiệp: 139.177,3 ha, chiếm 86,95%; đất phi nông nghiệp: 20.185,93 ha, chiếm 12,61% và đất chưa sử dụng: 695,46 ha, chiếm GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 22 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 37. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp 0,43%. Nếu so sánh với năm 2005, cơ cấu các loại đất như sau: Nhóm đất nông nghiệp giảm 315,81 ha, nhóm đất phi nông nghiệp tăng 387,44 ha và nhóm đất chưa sử dụng giảm 71,63 ha. Nhìn chung, cơ cấu ba loại đất năm 2006 so với năm 2005 thay đổi chủ yếu là: diện tích đất phi nông nghiệp (tăng 387,44 ha so năm 2005 do tăng đất chuyên dùng như: đất trụ sở, cơ quan; công trình sự nghiệp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; công trình công cộng; đất quốc phòng, an ninh ....) và diện tích đất nông nghiệp (do giảm 1.044,8 ha đất trồng lúa chuyển sang đất trồng mía theo Quy hoạch vùng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Phụng Hiệp). 3.1.2. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định a. Tập trung đầu tư để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong thời kỳ 2006 – 2010 là 10 – 11%, 2011 – 2015 là 11 – 12%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm GDP bằng 1,5 – 2 lần và đến năm 2015 bằng 2,5 – 3,5 lần so với năm 2005. b. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng công nghiệp và các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 46 %; các ngành dịch vụ 29 – 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 24 – 25%. Phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp – xây dựng chiếm 49 – 50%; các ngành dịch vụ 33 – 34%; nông – lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 16 – 17%. c. GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng vào năm 2010, gấp 1,9 lần; 25 triệu đồng vào năm 2015, gấp 4 lần năm 2005. d. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010: 300 triệu USD, năm 2015: 500 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 100 triệu USD. e. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động trên địa bàn thời kỳ 2006 – 2015 là 30.000 tỷ đồng (giai đoạn 2006 – 2010: 14.000 tỷ, giai đoạn 2011 – 2015: 16.000 tỷ), chiếm 35 – 40% GDP. f. Thu ngân sách phấn đấu đạt từ 15% GDP trở lên vào năm 2015. g. Giải quyết việc làm hàng năm 18.000 – 20.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 25%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 20%. Cơ cấu lao động: Khu vực I chiếm 50%, khu vực II chiếm 20%, khu vực III chiếm 30% tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân vào năm 2015. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 23 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
  • 38. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp h. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm còn dưới 10% theo tiêu chí hiện tại vào năm 2015. i. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20% vào năm 2015. j. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 95% số hộ, trong đó hộ nông thôn đạt 90% vào năm 2015. k. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 85% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn 75% vào năm 2015. 3.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP 3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên Huyện Phụng Hiệp có diện tích 48.481,05 ha, dân số 205.460 người. Huyện ở phía đông nam tỉnh Hậu Giang. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa ngọt ven Sông Hậu, phèn nhẹ ở xa sông. Nhiều kênh rạch, nhận nước từ Sông Hậu: kênh Phụng Hiệp, kênh Xáng chảy qua. Trồng lúa, mía, dừa, cây ăn quả. Chăn nuôi: lợn, vịt, trâu, cá, bò; chế biến đường, xay xát. Quốc lộ 4, tỉnh lộ 31 chạy qua. Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và các thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng. Năm 2005, thị trấn Phụng Hiệp, huyện lị cũ của huyện Phụng Hiệp, được nâng cấp, tách khỏi huyện và trở thành thị xã Tân Hiệp nay là Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang. 3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội 3.2.2.1. Đặc điểm Kinh Tế a. Nông – Lâm – Thủy Sản - Trồng trọt: Năm 2006 toàn huyện xuống giống được 54.326/50.083 ha lúa đạt 108,47% kế hoạch. Năng suất đạt 48,54 tạ/ha, sản lượng 262.390 tấn nguyên nhân chủ yếu là do diện tích tăng làm tăng sản lượng, sâu bệnh không đáng kể nên năng suất tăng hơn năm trước. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đạt 23.870 ha so với năm 2005 giảm 0,32% bằng 77 ha, vụ Hè Thu tăng 4,67 % bằng 860 ha. Riêng vụ Thu Đông giảm 2,24% bằng 256 ha.. GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 24 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc