SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 57
Baixar para ler offline
www.kinhtehoc.net




                    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
             KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
                           ----------------




                    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
  PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
                             TRÀ VINH




    Giáo viên hướng dẫn:                         Sinh viên thực hiện:
    BÙI THỊ KIM THANH                            VIÊN NGỌC ANH
                                                 MSSV: 4053500
                                                 Lớp: Kế toán
                                                 Khóa: 31

                            Cần Thơ, 5 - 2009




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh




                                   LỜI CẢM TẠ
      Qua 4 năm học tập ở trường Đại học Cần Thơ, để có được những kiến
thức như hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự động viên của gia
đình bạn bè và sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh để em có được một nền tảng kiến thức về kinh tế. Được sự giới thiệu
của Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh và sự đồng ý hướng dẫn
thực tập của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Tỉnh Trà Vinh đã tạo mọi điều kiện để em được tiếp xúc thực tế giúp em bổ sung
những kiến thức mà bản thân còn mơ hồ. Tất cả những điều đó chính là cơ sở để
em có thể hoàn thành bài luận văn của mình với đề tài “Phân tích tình hình tín
dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Trà Vinh”.
      Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy cho em
trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Cần Thơ, em xin cảm ơn quý
Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và đóng góp ý
kiến cho bài luận văn của em, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Bùi Thị
Kim Thanh – người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
      Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các Cô, Chú,
Anh, Chị đặc biệt là Anh Nguyễn Văn Ân – Trưởng phòng Quan hệ khách hàng
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Trà Vinh đã giúp
đỡ em tận tình và cho em có cơ hội được tiếp xúc thực tế.
      Sau cùng em xin chúc quý Thầy Cô được dồi dào sức khỏe, chúc Chi
nhánh BIDV Trà Vinh đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh
của mình.
                       Trà Vinh, ngày 3 tháng 5 năm 2009
                                Sinh viên thực hiện




                                   Viên Ngọc Anh




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     i                   SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh




                                 LỜI CAM ĐOAN




    Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu phân tích là
chính xác và không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác.


                        Trà Vinh, ngày 3 tháng 5 năm 2009
                                 Sinh viên thực hiện




                                   Viên Ngọc Anh




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     ii                  SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
  Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh


                  NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


                      Trà Vinh, ngày …tháng … năm 2009
                                Thủ trưởng đơn vị




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                   iii                  SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
     Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh

                         NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
                 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
                                                           
Họ và tên người hướng dẫn: ..........................................................................................
Học vị:............................................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Cơ quan công tác: ..........................................................................................................
Tên học viên: .................................................................................................................
Mã số sinh viên: .............................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Tên đề tài: ......................................................................................................................
........................................................................................................................................

                                            NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Về hình thức
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                                      Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
                                                                                          Người nhận xét




                                                                                     Bùi Thị Kim Thanh


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                                          iv                            SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
     Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh

                           NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
                 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
                                                           
Họ và tên người hướng dẫn: ..........................................................................................
Học vị:............................................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Cơ quan công tác: ..........................................................................................................
Tên học viên: .................................................................................................................
Mã số sinh viên: .............................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Tên đề tài: ......................................................................................................................
........................................................................................................................................

                                            NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Về hình thức
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                                      Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
                                                                                          Người nhận xét




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                                          v                             SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
     Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh

                           NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
                 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
                                                           
Họ và tên người hướng dẫn: ..........................................................................................
Học vị:............................................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Cơ quan công tác: ..........................................................................................................
Tên học viên: .................................................................................................................
Mã số sinh viên: .............................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Tên đề tài: ......................................................................................................................
........................................................................................................................................

                                            NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Về hình thức
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                                      Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
                                                                                          Người nhận xét




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                                          vi                            SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
    Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh

                                                   MỤC LỤC
                                                                                                            Trang
Phần mở đầu...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2
Phần nội dung.................................................................................................... 3
Chương 1: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................ 3
1.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 3
    1.1.1. Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng ................................................ 3
         1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng............................................... 3
         1.1.1.2. Các hình thức tín dụng ................................................................ 3
   1.1.2. Rủi ro tín dụng ...................................................................................... 5
         1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ....................................................... 5
         1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ............................................ 5
         1.1.2.3. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra ............................................... 6
   1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại 7
         1.1.3.1. Khái niệm .................................................................................... 7
         1.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của
                     Ngân hàng thương mại ................................................................ 7
         1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ........................ 9
         1.1.3.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng .......................... 9
1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
                 Chi nhánh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh) ..................................... 11
2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Việt Nam ................................................... 11
2.2. Giới thiệu khái quát về BIDV Trà Vinh .................................................... 11
2.3. Vai trò và chức năng của BIDV Trà Vinh ................................................. 12
    2.3.1. Vai trò ................................................................................................ 12
    2.3.2. Chức năng .......................................................................................... 12
    2.3.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ................................. 13
         2.3.3.1. Sơ đồ tổ chức ............................................................................. 13


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                                    vii                          SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
    Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh

         2.3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .............................. 13
2.4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009 ........................................................... 15
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh ................. 16
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua .......... 16
3.2. Tình hình nguồn vốn .................................................................................. 17
3.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh ...................... 19
    3.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng ............... 19
         3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .................................. 19
         3.3.1.2. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng..................................... 21
         3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng .................................... 21
         3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng ................................... 23
    3.3.2. Phân tích tình hình tín dụng theo ngành kinh tế ................................ 25
         3.3.2.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ....................................... 25
         3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế .......................................... 27
         3.3.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .......................................... 28
         3.3.2.3. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế......................................... 29
3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh ... 30
    3.4.1. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn ...................................... 31
    3.4.2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn ................................................... 32
    3.4.3. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ......................................................... 32
    3.4.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ....................................................... 32
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tín dụng của Ngân hàng.................. 33
    3.5.1. Các nhân tố đến công tác huy động vốn ............................................ 33
    3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay ................................... 33
3.6. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng ........ 34
    3.6.1. Ưu điểm ............................................................................................. 34
    3.6.2. Nhược điểm ....................................................................................... 34
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
                  tại BIDV Trà Vinh ...................................................................... 36
4.1. Quy trình tín dụng ...................................................................................... 36
    4.1.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng .............................................. 36



GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                                  viii                         SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
    Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh

    4.1.2. Xây dựng những nguyên tắc về quản lý tiền vay chặt chẽ
                  nhằm tránh rủi ro tín dụng ............................................................. 37
4.2. Thẩm định tín dụng .................................................................................... 37
4.3. Xếp loại khách hàng .................................................................................. 38
4.4. Gia tăng nguồn vốn huy động .................................................................... 39
4.5. Hạn chế nợ xấu .......................................................................................... 40
4.6. Một số biện pháp khác ............................................................................... 40
    4.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp ..... 40
    4.6.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa Ngân hàng..................... 41
Chương 5: Kết luận và kiến nghị .................................................................. 42
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị.................................................................................................... 43
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 45




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                                     ix                           SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh



                                DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                                                                      Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ................................ 16
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm ..................... 17
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng ....................... 19
Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế .............................. 25
Bảng 5: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế ................................................. 27
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ................................................. 28
Bảng 7: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế................................................ 29
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ........................................ 31




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                           x                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh



                                    DANH MỤC HÌNH
                                                                                      Trang
Hình 1: Sơ đồ tổ chức BIDV Trà Vinh ........................................................ 13
Hình 2: Lợi nhuận của BIDV Trà Vinh qua 3 năm ..................................... 16
Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ....................................... 20
Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng ............................ 21
Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng .......................... 22
Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng ........................................ 24
Hình 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ............................................. 25
Hình 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế................................................ 27
Hình 9: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế ............................................... 28
Hình 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế .............................................. 30




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                          xi                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

                                  PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
     Năm 2006 là năm đánh dấu nền kinh tế Việt Nam bước đến sân chơi chung
của thế giới sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
điều đó tạo ra những cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho nền kinh tế Việt nam
nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hướng tới việc mở cửa thị trường bán
lẻ trong năm 2009 các doanh nghiệp tất yếu gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn vì
thế vai trò của Ngân hàng trong thời kỳ này là cực kỳ quan trọng.
     Trong hoạt động Ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động mang
lại lợi nhuận cao nhất và cũng có nhiều rủi ro nhất, do đó việc nâng cao chất
lượng tín dụng là mục tiêu rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại. Bởi vậy, các nhà quản trị Ngân hàng luôn quan tâm đến việc
bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, phân tích tìm ra biện pháp hạn chế rủi
ro tín dụng đến mức thấp nhất, để từ đó có chính sách tín dụng ph ù hợp, lựa chọn
phương án kinh doanh tối ưu và đạt lợi nhuận tối đa.
     Nâng cao chất lượng tín dụng sao cho vừa mang lại lợi ích thiết thực cho
khách hàng, vừa có lợi cho Ngân hàng là một vấn đề bức thiết hiện nay đối với
các tổ chức tín dụng nói chung và BIDV Trà Vinh nói riêng. Chất lượng tín dụng
luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng Ngân hàng, chất lượng
tín dụng tốt sẽ giúp cho Ngân hàng đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt
trong tiến trình hội nhập hiện nay để ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của
mình. Đó là lý do em chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh” để làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
     Phân tích tình hình tín dụng mà chủ yếu là tình hình cho vay và những khó
khăn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Tỉnh Trà Vinh, từ đó tìm ra những giải pháp để
nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.


2.2. Mục tiêu cụ thể:

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     1                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

    Dựa vào số liệu về hoạt động tín dụng qua 3 năm (2006 – 2008) để phân
       tích hoạt động cho vay của BIDV Trà Vinh.
    Tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Trà
       Vinh.
3. Phạm vi nghiên cứu:
3.1. Không gian nghiên cứu:
    Tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động cho vay để từ đó đưa ra một
số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh. Những giải pháp
này có thể sẽ giúp Ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng để hoạt động an
toàn và hiệu quả.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
    Thời gian phân tích là trong 3 năm (2006 – 2008).




                                PHẦN NỘI DUNG

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     2                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

                                    CHƯƠNG 1
       PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp luận
1.1.1. Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng:
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng:
    Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất
định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng Ngân hàng cũng chứa đựng ba
nội dung:
    Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử
       dụng.
    Sự chuyển nhượng này có kỳ hạn.
    Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng:
     Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy
trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Vì trong
nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nên tùy theo
tiêu thức mà người ta phân loại tín dụng khác nhau. Việc phân loại tín dụng
thường được dựa vào các căn cứ sau đây :

* Căn cứ vào mục đích của tín dụng:

    Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
       dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,
       thương mại và dịch vụ.
    Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
       vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương
       mại và dịch vụ.
    Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trãi các chi phí sản xuất như
       phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng thức ăn gia súc, lao động, nhiên
       liệu…




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     3                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
  Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

    Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các Ngân hàng,
      công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín
      dụng và các định chế tài chính khác.
    Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như
      mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trãi các chi
      phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
    Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành
      và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản,
      trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị.
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
    Theo căn cứ này cho vay được chia làm 3 loại sau:
    Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, thường được
      dùng cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ sản xuất và
      các doanh nghiệp hoặc cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
    Cho vay trung hạn có thời gian trên 12 tháng đến 5 năm, dùng để cho vay
      mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỷ thuật, mở rộng và xây
      dựng các công trình nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh.
    Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn hạn tối
      đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40
      năm.
* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
    Theo căn cứ này cho vay được chia làm 2 loại :
    Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
      chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ 3. Các khách
      hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng thì khi vay vốn đòi hỏi phải
      có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một
      nguồn thu thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
    Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
      cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3 (hay ta còn gọi là cho vay theo
      hình thức tín chấp), việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách
      hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả
      năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                    4                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

       dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần nguồn thu nợ
       thứ hai bổ sung.
* Căn cứ vào phương thức cho vay:
    Theo căn cứ này cho vay được chia làm 2 loại:
    Cho vay theo món: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, Ngân
       hàng và khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín
       dụng.
    Cho vay theo hạn mức: Theo phương thức này thì Ngân hàng và khách
       hàng phải xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một
       hạn mức nhất định hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
* Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:
    Được chia làm 2 loại:
    Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể
       theo hợp đồng.
    Cho vay không có thời hạn: Tổ chức tín dụng có thể yêu cầu hoặc người
       đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian
       hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng.
1.1.2. Rủi ro tín dụng:
1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:
    Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố không mong đợi làm mất mát,
thiệt hại về tài sản, thu nhập do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách
hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến
hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
    Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn: rủi ro tín dụng biểu hiện là việc
       khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động khó có khả
       năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng cao, các khoản lãi chưa thu ngày càng
       gia tăng.
    Những nguyên nhân do chính bản thân Ngân hàng:
           Do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận.
           Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an
               toàn.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     5                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

           Phân tích, đánh giá khách hàng sai…
    Từ tình hình kinh tế trong nước: Trong giai đoạn kinh tế suy thoái xuất
       hiện những doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, từ đó khoản tiền vay Ngân
       hàng không trả được, làm nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên. Trong
       giai đoạn kinh tế lạm phát ngày càng gia tăng người gửi tiền có tâm lý sợ
       đồng tiền của mình gửi trong Ngân hàng bị mất giá nên họ muốn rút tiền
       ra khỏi Ngân hàng. Trong khi đó người đi vay thì lại muốn gia tăng nhu
       cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn cho vay. Điều này làm ảnh hưởng
       trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng cũng như những khoản
       đầu tư của Ngân hàng không có hiệu quả.
    Từ tình hình thế giới: Trong thời đại ngày nay mỗi quốc gia là một tế bào
       của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh
       hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới. Do vậy
       khi có biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kì một
       quốc gia nào thì đều tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế giới.
       Nó sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt
       động của Ngân hàng.
1.1.2.3. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
    Đối với bản thân Ngân hàng: Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp lên hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần
lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động mà khi Ngân hàng
không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân
hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.
    Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong thanh toán
dần làm cho Ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
     Đối với nền kinh tế xã hội, hoạt động Ngân hàng có liên quan đến hoạt
động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, và
đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản
một vài Ngân hàng. Khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan các Ngân hàng khác
và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Lúc đó, dân chúng sẽ đua nhau đến
Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng
loạt các Ngân hàng, khi đó rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     6                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

Điều này cho thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà Chính phủ các
nước phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương phải có những chính sách
khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát, chiết khấu, tái
chiết khấu, và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các Ngân hàng thương mại khi có các biến
cố rủi ro xảy ra.
1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại:
1.1.3.1. Khái niệm:
       Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu
có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn...) vừa trừu tượng (thể
hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ...). Chất lượng
tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ
cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ...) và khách quan (sự thay đổi môi trường
bên ngoài, sự cố của khách hàng...) khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự
thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh hưởng tới
chất lượng tín dụng.
       Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích
nghi của Ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức
mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
       Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách
hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí
tổng thể về lãi suất, chi phí nghiệp vụ ...
       Chất lượng tín dụng không thể tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy
trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với
nhau vì một mục đích chung.
1.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại:
       Để đánh giá chất lượng tín dụng ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
    Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
    Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong năm tài
chính vốn huy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn, như vậy chỉ



GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                       7                   SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

số này càng cao thì chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng càng hiệu
quả.

                                Vốn huy động
        VHĐ/TNV =                                        X 100%
                              Tổng nguồn vốn

       Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:

                               Dư nợ
          DN/TNV =                              X 100%

                         Tổng nguồn vốn

       Chỉ tiêu này cho biết dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng. Nếu dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn điều đó
phản ánh khả năng cho vay của Ngân hàng tốt nhưng không được quá cao vì như
thế sẽ tiềm ẩn rủi ro đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngược lại nếu chỉ
số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng cạnh
tranh kém và do còn khoản vốn tồn đọng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của
Ngân hàng.
    Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
                              Doanh số thu nợ
          VQVTD =                                         (vòng)

                              Dư nợ bình quân

       Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Ngân hàng cho ta biết khách hàng có khả
năng hoàn trả nợ vay đúng hạn hoặc trước hạn hay không. Tăng tốc độ của vòng
quay vốn tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng và
mang lại lợi nhuận như mong muốn.
    Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ:

                                   Nợ xấu
          NQH/TDN =                                  X 100%
                                Tổng dư nợ
       Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng là nợ xấu. Đối với
chỉ tiêu này có thể là số tuyệt đối hoặc số tương đối tính theo tỷ lệ phần trăm với


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     8                      SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

tổng mức dư nợ cho vay cùng kỳ của Ngân hàng đó, nếu số liệu nợ xấu của một
Ngân hàng càng thấp chứng tỏ Ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tốt.
     Tất cả các chỉ tiêu trên đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau và làm cơ sở
cho việc đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng.
     Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng: Tỷ
trọng lãi thu được từ các khoản cho vay trong tổng thu nhập của Ngân hàng, khả
năng tập trung vốn huy động với chi phí thấp nhất, nguồn thu từ hoạt động tín
dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân hàng (ngay cả đối với các
Ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng). Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các
Ngân hàng thương mại không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế theo sự chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước mà còn là mục tiêu để tối đa hóa lợi nhuận. Đây là mục
tiêu quan trọng hàng đầu, theo đuổi lợi nhuận tối đa nhằm bù đắp một cách xứng
đáng cho chủ sở hữu, người điều hành, và cán bộ công chức của Ngân hàng đó.
Qua đó thấy được trình độ quản lý điều hành và chất lượng hiệu quả của công tác
tín dụng tại Ngân hàng đó.
1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng:
     Như đã định nghĩa ở trên chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể
(thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá
hạn...) vừa trừu tượng (như thương hiệu, khả năng thu hút khách hàng, tác động
đến nền kinh tế ...).
     Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như khả năng
quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ…
     Các nhân tố khách quan gồm: sự thay đổi môi trường bên ngoài, sự cố của
khách hàng, khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị
trường cũng như môi trường pháp lý… đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
1.1.3.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng:
     Chất lượng và hiệu quả của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi
cấp thiết và mang tính khách quan của nền kinh tế thị trường. Để thích nghi với
những biến chuyển của xã hội các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và
nâng cao chất lượng sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của mình.
     Mặt khác, trong xu thế kinh tế hiện đại ngày nay, việc quan tâm đến chất
lượng hoạt động không chỉ đơn thuần dừng lại ở mặt nội dung của nó mà phải


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     9                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

nghiên cứu các vấn đề về chất lượng hoạt động mang tính khoa học, có hệ thống,
để trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng từng ngành, từng
lĩnh vực kinh tế, tuỳ theo từng đặc điểm riêng của nó.
    Đối với Ngân hàng, đây cũng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài
chính đóng vai trò trọng tâm của nền kinh tế. Hoạt động Ngân hàng bao gồm
nhiều mặt hoạt động như: huy động vốn, cho vay vốn, thực hiện các dịch vụ
Ngân hàng (chuyển tiền, thanh toán quốc tế, mua bán thu đổi ngoại tệ...) nhưng
lợi nhuận mang lại nhiều nhất là nghiệp vụ tín dụng, đây là nghiệp vụ chủ yếu
quyết định đến toàn bộ hoạt động Ngân hàng. Nhưng cũng chính hoạt động tín
dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, nếu rủi ro của hoạt động tín dụng
xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ ở bản thân Ngân hàng đó mà còn ảnh
hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Vì vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng
phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở đơn vị mình luôn là nhiệm
vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng.
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Bằng phương pháp thu thập số liệu từ nhiều nguồn, dùng phương pháp so
sánh, phân tích, đánh giá các số liệu của BIDV Trà Vinh qua các năm từ đó đưa
ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng.




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                    10                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

                                       CHƯƠNG 2
       GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
 TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH (BIDV TRÀ VINH)
2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Việt Nam:
     Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
     Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam;
tên viết tắt là BIDV.
     Thành lập ngày 26.04.1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam.
Ngày 24.06.1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày
14.11.1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
     BIDV là Ngân hàng thương mại lớn thứ nhì Việt Nam (sau Agribank) tính
theo tổng khối lượng tài sản và là Ngân hàng số một Việt Nam theo doanh thu và
là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007. BIDV
thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình
Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn).
     Nhiệm vụ của Ngân hàng là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính,
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng phù hợp với quy định của
pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng, góp phần thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển đất nước.
2.2. Giới thiệu khái quát về BIDV Trà Vinh:
     Chi nhánh BIDV Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 29/NH-QĐ
ngày 29.01.1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi Quốc
hội cho phép thành lập tỉnh mới.
     BIDV Trà Vinh là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền
tệ, tín dụng thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng như các Ngân hàng Thương
mại khác, chịu sự chỉ đạo về các nghiệp vụ chuyên môn của BIDV Việt Nam,
nhưng được thực hiện cụ thể tại tỉnh Trà Vinh.
     Thực hiện theo quyết định số 293/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của BIDV Việt Nam, BIDV Trà
Vinh đã chuyển sang hoạt động theo mô hình của một Ngân hàng thương mại
quốc doanh.



GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                    11                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
      Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

       BIDV Trà Vinh đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần phát triển nền
kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
       BIDV Trà Vinh hiện có trụ sở tại số 24 - 26 đường Phạm Thái Bường,
phường 3 Thị xã Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh.
2.3. Vai trò và chức năng của BIDV Trà Vinh:
2.3.1. Vai trò:
       Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua
các quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán hay là trung tâm điều khiển của nền kinh
tế.
       Trong kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng có điều kiện đi sâu và nắm vững tình
hình sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó mà Ngân hàng
có thể thu hẹp hay mở rộng tín dụng và các dịch vụ khác, phòng ngừa các rủi ro
trong hoạt động tín dụng.
       Ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng với phạm vi kinh doanh chủ yếu l à
cung cấp tín dụng và dịch vụ cho tất cả khách hàng yêu cầu.
       Ngân hàng là nơi hội tụ và thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh trong tất cả
các ngành nghề đặc biệt là cung cấp một lượng tín dụng cho những đơn vị xây
lắp để đầu tư vào những mục tiêu quan trọng của nhà nước.
2.3.2. Chức năng:
       Phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả cả vốn và lãi, thông qua chức
năng này, tín dụng tham gia trực tiếp điều tiết các nguồn vốn tạm thời từ các tổ
chức kinh tế, cá nhân để bổ sung kịp thời cho các doanh nghiệp hay cá nhân đang
thiếu hụt về vốn.
       Kiểm soát đồng tiền đối với hoạt động kinh tế. Thông qua việc cho vay vốn
Ngân hàng đã kiểm soát được khả năng hoạt động của doanh nghiệp sử dụng vốn
vay có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc cho vay cũng giúp Nhà nước xác định
được nhu cầu vốn của nền kinh tế và mức độ phát triển của nó.
       Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội. Thông qua hoạt động
tín dụng thì việc rút tiền ra hay đưa tiền vao lưu thông chủ yếu là tiền tệ và cả bút
tệ. Khi nghiệp vụ được thực hiện bằng kỳ phiếu, thì tín dụng góp phần tiết kiệm
giấy bạc Ngân hàng thay thế tiền thật trong mua bán chịu hàng hoá.


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                       12                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

2.3.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban:
2.3.3.1. Sơ đồ tổ chức:
    Tổ chức là một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội phát triển nhất là
trong xã hội có nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển với quy mô ngày càng
lớn và trình độ phát triển ngày càng cao. Vì thế việc xây dựng một tổ chức gọn
nhẹ nhưng hiệu quả là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường
hiện nay.
    BIDV Trà Vinh đã không ngừng thay đổi cơ cấu tổ chức của mình sao cho
phù hợp với hoạt động của mình trong từng điều kiện cụ thể.


                                   Ban Giám Đốc




                                                Phòng
Phòng       Phòng      Phòng      Phòng          Quản     Phòng      Phòng      Phòng
Quan        Quản       Quản        Dịch          lý và      Kế         Kế         Tổ
  hệ        lý rủi     trị tín      vụ          dịch vụ   hoạch       toán       chức
khách         ro       dụng       khách           kho      tổng        tài       hành
 hàng                              hàng           quỹ      hợp       chính      chính



                     Hình 1: Sơ đồ tổ chức BIDV Trà Vinh
2.3.3.2: Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
    Ban Giám Đốc:
        - Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức
năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn
vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị mình.
        - Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể
trong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn.




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                    13                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

    Phòng Quan hệ khách hàng:
       Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với
khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách
hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng.
    Phòng Quản lý rủi ro:
       - Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng.
       - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục
tín dụng của Chi nhánh.
       - Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn
mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với
chỉ đạo của BIDV.
    Phòng Quản trị tín dung:
       Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng theo quy định của BIDV và Chi nhánh.
    Phòng Dịch vụ khách hàng:
       - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng
       - Thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.
    Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ:
       - Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, qui chế về nghiệp vụ
thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại Chi
nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt.
       - Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng chế độ quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh
chóng và tiện lợi.
    Phòng Kế hoạch tổng hợp:
      Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác điều hành nhằm
đạt mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh. Ngoài ra phòng còn có
nhiệm vụ giúp Ban giám đốc đề ra chiến lược trong kinh doanh hàng năm của
Ngân hàng.




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                    14                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
      Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

       Phòng Kế toán tài chính:
           - Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát
sinh hàng ngày. Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp quản lý tài
sản, định mức và quản lý tài chính.
       Phòng Tổ chức hành chính:
           - Tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh
           - Thực hiện công tác văn phòng, công tác quản trị hậu cần.
2.4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009:
        Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2008, Chi nhánh đề ra các chỉ
tiêu chính để phấn đấu thực hiện trong năm 2009 như sau:
       Chênh lệch thu chi: 11.3 tỷ
       Huy động vốn cuối kỳ: 240 tỷ đồng.
       Huy động vốn bình quân: 215 tỷ đồng.
       Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 520 tỷ đồng
       Dư nợ bình quân: 400 tỷ đồng
       Tỷ lệ nợ xấu: < 1,8% dư nợ.
       Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ: > 28,8%.
       Thu dịch vụ ròng: 2.5 tỷ đồng.
       Doanh thu khai thác phí bảo hiểm: 0.8 tỷ đồng
       Trích dự phòng rủi ro: 2 tỷ đồng.
       Tỷ trọng dư nợ TDH1/tổng dư nợ: 29%.
       Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ: 91%.




1
    Trung – dài hạn

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                       15                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

                                       CHƯƠNG 3
        PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TRÀ VINH
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua:
     Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của
Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,… và vô hình
như uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, hoặc thị phần Ngân hàng chiếm
được.
     Các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi
nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng
các qui định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh
của Ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên ta đi vào phân tích lợi nhuận của Ngân
hàng.
              Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
                                                            Đơn vị tính: Triệu đồng
                               Năm                So sánh 2007/2006        So sánh 2008/2007
   Chỉ tiêu                                                    Tương        Tuyệt     Tương
                    2006       2007     2008      Tuyệt đối
                                                               đối (%)       đối      đối (%)
Tổng doanh thu     32.400     51.337   66.269      18.937       58,45       14.932     29,08
 Tổng chi phí      28.900     35.018   60.314       6.118       21,17       25.296     72,24
Tổng lợi nhuận      3.500     16.319    5.955      12.819      366,26      -10.364     -63,5
                     (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

                 Triệu đồng

                 18,000                  16,319
                 16,000
                 14,000
                 12,000
                 10,000
                                                                          Lợi nhuận
                  8,000                                5,955
                  6,000
                               3,500
                  4,000
                  2,000
                      0
                              2006      2007         2008      Năm

                 Hình 2: Lợi nhuận của BIDV Trà Vinh qua 3 năm
    Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng lên trong năm
2007 nhưng lại giảm trong năm 2008.
    Cụ thể là tổng thu năm 2007 là 51.337 triệu đồng, tăng 18.937 triệu đồng về
số tuyệt đối tức là tăng 58,45% về số tương đối so với năm 2006, mặc dù tổng

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     16                          SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
      Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

chi trong năm 2007 là 35.018 triệu đồng tăng 6.118 về số tuyệt đối hay 21,17%
về số tương đối nhưng nó vẫn làm lợi nhuận của Ngân hàng tăng 12.819 triệu
đồng về số tuyệt đối tức 366,26% về số tương đối. Ngân hàng có được lợi nhuận
như vậy là do nguồn dư nợ năm trước lớn sẽ làm nguồn thu cho năm sau.
        Trong khi đó mặc dù tổng thu trong năm 2008 là 66.269 triệu đồng tăng
14.932 về số tuyệt đối tức tăng 29,08% về số tương đối nhưng tốc độ tăng của
chi phí lại nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập cụ thể là tổng chi phí trong
năm 2008 là 60.314 tăng so với năm 2007 về số tuyệt đối là 25.296 và về số
tương đối là 72,24%. Do đó làm cho lợi nhuận của năm 2008 giảm so với năm
2007 là10.364 triệu đồng tương đương giảm 63,5%. Sở dĩ chi phí trong năm
2008 tăng là do trong năm này Chi nhánh đã tăng cường công tác khuyến mãi
nhằm thu hút khách hàng trong thời kỳ lạm phát tăng cao.
3.2. Tình hình nguồn vốn tại BIDV Trà Vinh:
        Trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng vì nó
phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn lớn thì quy mô hoạt
động của Ngân hàng sẽ lớn và như thế Ngân hàng sẽ vững vàng trước những tác
động của môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nguồn vốn lớn
và ổn định sẽ đảm bảo cho việc kinh doanh của Ngân hàng thuận lợi và hiệu quả.
                 Bảng 2: tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm
                                                                  Đơn vị tính: Triệu đồng
                                    Năm                  So sánh 2007/2006        So sánh 2008/2007
       Chỉ tiêu                                                       Tương                  Tương
                           2006     2007         2008   Tuyệt đối                Tuyệt đối
                                                                      đối (%)                đối (%)
1. Vốn huy động         175.000    170.000   209.000    -5.000       -2,86       39.000      22.94
- TGTCKT2               72.000     87.000    115.000    15.000       20,83       28.000      32,18
- TG tiết kiệm          103.000    83.000    94.000     -20.000      -19,42      11.000      13,25
                   3
2. Vốn vay TW           96.000     161.000   225.000    65.000       67,71       64.000      39,75
3. Vốn khác             4.000      1.000     0          -3.000       -75         -1.000      -100
      TỔNG NV           275.000    332.000   434.000    57.000       20,73       102.000     30,72
                           (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)




2
    Tiền gửi các tổ chức kinh tế
3
    Trung ương

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                            17                        SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
    Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

     Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân
hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể là nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007
đã tăng lên 57 tỷ đồng về số tuyệt đối tức là 20,73% về số tương đối. Sang năm
2008, tổng nguồn vốn được tăng lên đáng kể, tăng 102 tỷ đồng về số tuyệt đối
hay tăng 30,72% về số tương đối.
     Vốn huy động: Đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn
      của Chi nhánh. Trong năm 2007 vốn huy động giảm 5 tỷ đồng tương đương
      giảm 2,86% nguyên nhân là do trong năm 2007 trên địa bàn Thị xã Trà
      Vinh hàng loạt các chi nhánh Ngân hàng khác hệ thống đã lần lượt đi vào
      hoạt động tạo nên sự cạnh tranh không nhỏ. Riêng đối với khoản mục Tiền
      gửi tiết kiệm trong năm 2007 giảm 20 tỷ đồng so với năm 2006 là do tình
      hình lạm phát ngày càng tăng trong khi lãi suất huy động tăng không cao
      cộng với việc thị trường chứng khoán đang rất thu hút trong thời gian này
      do đó nhiều cá nhân có khuynh hướng đầu tư vàng do tính ổn định của kim
      loại này hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đến năm 2008 vốn huy
      động tăng 39 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với 22,94% về số tương đối
      so với năm 2007, nguyên nhân là do đây là thời điểm tình hình lạm phát ở
      nước ta tăng cao đột ngột và luôn vượt mức 2 con số nên và Ngân hàng
      cũng đã rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất tăng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ
      dân cư.
     Vốn vay Ngân hàng Trung ương: đây là nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá cao
      trong tổng nguồn vốn và là một kênh quan trọng trong hoạt động của Ngân
      hàng. Vốn vay Ngân hàng Trung ương tăng dần qua các năm như trong năm
      2006 nguồn vốn này là 96 tỷ đồng, trong năm 2007 là 161 tỷ đồng tăng 65
      tỷ đồng tức là tăng 67,71% so với năm 2006 và trong năm 2008 tăng lên 64
      tỷ đồng tương ứng với tăng 39,75% so với năm 2007. Sở dĩ nguồn vốn này
      tăng dần qua các năm là do vốn huy động không đủ nhu cầu của khách hàng
      đi vay nên cần phải vay thêm từ Ngân hàng Trung Ương là điều tất yếu.
     Vốn khác: đây là vốn của các tổ chức tín dụng khác gửi vào BIDV dưới
      hình thức tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên trong giai đoạn này Nguồn vốn này
      ngày càng giảm cụ thể là trong năm 2007 là 1 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng so với
      năm 2006 về số tuyệt đối là giảm 75% về số tuyệt đối và đến năm 2008 thì

GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                     18                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

      nguồn vốn này dường như không còn nữa là do trong thời gian gần đây các
      tổ chức tín dụng khác không tiếp tục gửi tiền vào BIDV nữa.
3.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh:
     Ngày nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì không thể thiếu sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng. Nói cách khác, tín
dụng Ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó
thúc đẩy trực tiếp các doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho
nền kinh tế đất nước ngày càng đi lên. Qua số liệu hoạt động tín dụng của BIDV
Trà Vinh từ năm 2006- 2008 ta có thể thấy được thực trạng hoạt động tín dụng
của Ngân hàng trong thời gian qua.
3.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng:
           Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng
                                                               Đơn vị tính: Triệu đồng
                              Năm                    So sánh 2007/2006     So sánh 2008/2007
     Chỉ tiêu                                         Tuyệt     Tương      Tuyệt     Tương
                    2006      2007      2008
                                                       đối      đối (%)     đối      đối (%)
Doanh số cho vay   406.496   591.568   979.739       185.072     45,53     388.171    65,62
Ngắn hạn           359.588   536.563   926.739       176.975     49,22     390.176    72,72
Trung – Dài hạn     46.908    55.005    53.000        8.097      17,26     -2.005      -3,65
Tình hình dư nợ    254.722   318.647   394.400       63.925    25,09      75.753     23,77
Ngắn hạn           167.026   218.315   284.200       51.289    30,71      65.885     30,18
Trung – Dài hạn    87.696    100.332   110.200       12.636    14,4       9.868      9,83
Doanh số thu nợ    360.022   523.521   904.000       163.499   45,41      380.479    72,68
Ngắn hạn           307.753   483.083   861.000       175.330   56,97      377.917    78,23
Trung – Dài hạn    52.269    40.438    43.000        -11.831   -22,63     2.517      6,22
Nợ xấu             6.812     1.360     4.792         -5.452    -80,03     3.432      252,35
Ngắn hạn           2.631     482       3.129         -2.149    -81,68     2.647      549,17
Trung – Dài hạn    4.181     878       1.663         -3.303    -79        785        89,41
                    (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)
3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:
      Thực hiện định hướng đã đề ra “tiếp tục đổi mới và hòa nhập nhanh vào cơ
chế thị trường, kinh doanh đa năng, tổng hợp, không ngừng mở rộng và tăng
trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế”. Xuất phát
từ định hướng nêu trên BIDV Trà Vinh đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng.


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                         19                        SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

     Ta thấy rằng doanh số cho vay qua 3 năm đã có sự tăng trưởng đáng kể, cụ
thể năm 2007 là 591.568 triệu đồng tăng 185.072 triệu đồng về số tuyệt đối
tương đương 45,53% về số tương đối, còn năm 2008 thì tăng 388.171 triệu đồng
về số tuyệt đối hay 65,62 về số tương đối so với năm 2007.

             Triệu đồng
              1,000,000                            926,739
                900,000
                800,000
                700,000
                600,000               536,563
                500,000
                400,000   359,588                                  Ngắn hạn
                300,000                                            Trung - dài hạn
                200,000
                100,000      46,908      55,005       53,000
                      0
                           2006        2007         2008     Năm

            Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

     Việc tăng trưởng cao của chỉ số này là do trong năm 2007 và 2008 tỷ lệ lạm
phát của nước ta là khá cao kéo theo sự tăng lên của giá cả của nhiều mặt hàng
hay nói khác hơn là giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm cho các doanh nghiệp đi
vay nhiều hơn, điều này làm doanh số cho vay tăng cao trong 2 năm 2007 và
2008.
     Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng doanh số cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006
chiếm 88,46% năm 2007 chiếm 90,7% và năm 2008 chiếm 94,59% trong tổng
doanh số cho vay. Điều này cho thấy ưu thế của cho vay ngắn hạn để bổ sung
vào nguồn vốn kinh doanh lưu động cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn kịp thời cho
các doanh nghiệp để thực hiện tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh. Cho vay trung
và dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn tuy có tăng giảm đôi
chút về số tuyệt đối nhưng về số tương đối thì giảm dần qua các năm, cụ thể là
năm 2006 chiếm 11,54% thì năm 2007 chiếm 9,3% và đến năm 2008 thì con số
này giảm còn 5,41% so với tổng doanh số cho vay. Sở dĩ cho vay trung và dài
hạn giảm là do trong thời kỳ lạm phát cao Ngân hàng phải thực hiện thắt chặt
tiền tệ giảm khối lượng tiền trong lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà
Nước nên Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng đã ký hợp
đồng hoặc một số dự án thực sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép.


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                       20                      SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

3.3.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:
     Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Tổng dư nợ của năm
2007 là 318.647 triệu đồng, so năm 2006 tăng 63.925 triệu đồng về số tương đối
tăng 25,09%. Năm 2008 tổng dư nợ là 394.400 triệu đồng so năm 2007 tăng
75.753 triệu đồng về số tương đối tăng 23,77%.

                   Triệu đồng
                       300,000                               284,200

                       250,000                218,315
                       200,000    167,026
                       150,000
                                                   100,332      110,200
                       100,000       87,696

                        50,000
                              0
                                  2006         2007          2008         Năm

                                            Ngắn hạn
                                            Trung - Dài hạn

            Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng
     Dư nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 167.026
triệu đồng, chiếm 65,57% trong tổng dư nợ, con số này trong năm 2007 là
218.315 triệu đồng chiếm 68,51% trong tổng dư nợ và tăng 51.289 triệu đồng về
số tuyệt đối tương ứng với 30,71% về số tương đối so với năm 2006. Tỷ trọng dư
nợ ngắn hạn trong năm 2008 là 72,06% tăng 65.885 về số tuyệt đối hay 30,18%
về số tương đối so với năm 2007.
     Tương tự như vậy tình hình dư nợ trung và dài hạn cũng tăng dần qua các
năm như năm 2007 tăng 12.636 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tăng
14,4% về số tương đối so với năm 2006. Trong năm 2008 thì về số tuyệt đối là
tăng 9.868 triệu đồng hay tăng 9,83% về số tương đối so với năm 2007.
     Như vậy tình hình dư nợ cho vay đều tăng dần qua các năm, điều này là rất
tốt vì dư nợ năm nay càng lớn thì sẽ là nguồn thu cho năm sau.
3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
    Trong những năm qua, công tác thu nợ được Chi nhánh hết sức quan tâm
nên doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ
đạt 523.521 triệu đồng tăng 163.499 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                       21                           SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

tăng 45,41% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 con số này đạt 904.000
triệu đồng tức là tăng 380.479 triệu đồng về số tuyệt đối hay 72,68% về số tương
đối so với năm 2007.

              Triệu đồng

                 900,000                             861,000
                 800,000
                 700,000
                 600,000
                                         483,083
                 500,000
                 400,000    307,753                                    Ngắn hạn
                 300,000                                               Trung - Dài hạn
                 200,000
                 100,000        52,269      40,438      43,000
                       0
                             2006        2007        2008        Năm


      Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
    Nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, ví dụ như trong năm
2008 doanh số thu nợ đạt 904.000 triệu đồng là do vừa thu nợ ngắn hạn trong
năm 2008 vừa thu các khoản nợ trung và dài hạn trong những năm trước đó
nhưng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong doanh số cho vay qua các năm
nên việc cho vay ngắn hạn càng nhiều trong năm cũng góp phần làm cho doanh
số thu nợ tăng cao.
    Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn
chiếm 85,48% năm 2007 chiếm 92,27% và năm 2008 chiếm 95,24% trong tổng
doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn là 483.083 triệu
đồng so năm 2006 tăng 175.330 triệu đồng tức là tăng 56,97%. Năm 2008 là
861.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 377.917 triệu đồng hay tăng 78,23%. Ta có
thể thấy mặt khả quan trong việc thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh, sở dĩ việc thu
nợ ngắn hạn đạt kết quả cao như vậy là do Ngân hàng rất chú trọng đến việc lựa
chọn những khách hàng có uy tín, kinh doanh đạt hiệu quả cao để đặt mối quan
hệ tín dụng. Đồng thời khâu thẩm định hay xét duyệt cho vay của các cán bộ tín
dụng cũng tương đối kỹ càng làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn qua các
năm.
    Doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ trung dài
hạn chiếm 14,52%, năm 2007 chiếm 7,73% và năm 2008 chiếm 4,76% trong
tổng doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ trung dài hạn là


GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                       22                         SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh

40.438 triệu đồng so năm 2006 giảm 11.831 triệu đồng tức là giảm 22,63%.
Năm 2008 là 43.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 2.517 triệu đồng tức tăng
6,22%.
    Đạt được kết quả như vậy cho thấy Chi nhánh rất chú trọng trong việc lựa
chọn khách hàng để đặt quan hệ tín dụng, thẩm định các phương án vay vốn của
khách hàng trên cơ sở an toàn về tín dụng là yêu cầu cơ bản chứ không chạy theo
lợi nhuận trước mắt. Mặt khác, chi nhánh thường xuyên tăng cường các biện
pháp xử lý nợ xấu và khó đòi góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho chi nhánh.
3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng:
    Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có mối liên hệ rất chặt chẽ với
tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp đi vay nói riêng và của toàn xã hội
nói chung. Cũng như doanh số thu nợ thì chỉ tiêu nợ xấu cũng góp phần phản ánh
chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
    Theo quy định về tín dụng nợ quá hạn phải chịu mức l ãi suất 150% của món
vay kể từ ngày món vay đó quá hạn. Điều này nhằm thúc đẩy các đơn vị vay vốn
có cơ chế quản lý hợp lý đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực hơn.
Tuy nhiên khi Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng trong cho vay thì tình hình
nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi do đó Ngân hàng phải chịu rủi ro tương
ứng với doanh số cho vay của mình.
    Cụ thể tình hình biến động nợ xấu qua các năm như sau: Trong khi năm
2006 nợ xấu là 6.812 triệu đồng thì đến năm 2007 chỉ còn 1.360 triệu đồng giảm
5.452 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với giảm 80,03% về số tương đối.
Đến năm 2008 tình hình nợ xấu lại tăng lên 3.432 triệu đồng về số tuyệt đối
tương ứng với tăng 252,35% về số tương đối so với năm 2007




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                    23                     SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
   Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh



               Triệu đồng
                     4,500           4,181
                     4,000
                     3,500                                    3,129
                     3,000       2,631
                     2,500
                     2,000                                        1,663
                     1,500
                                                        878
                     1,000                        482
                       500
                         0
                                2006              2007        2008       Năm
                                         Ngắn hạn
                                         Trung - Dài hạn

                  Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng

     Cũng theo xu thế chung của tổng nợ xấu, phân tích riêng theo ngắn hạn và
trung – dài hạn cũng tuân theo quy luật chung.
     Tình hình nợ xấu ngắn hạn năm 2006 là 2.631 triệu đồng, năm 2007 là 428
triệu đồng giảm 2.149 triệu đồng tương đương với giảm 81,68%. Năm 2008 thì
lại tăng so với năm 2007 là 2.647 triệu đồng về số tuyệt đối hay 549,17% về số
tương đối.
     Tình hình nợ xấu trung và dài hạn cũng vậy, năm 2007 giảm so với năm
2006 là -3.303 triệu đồng hay giảm 79% còn với năm 2008 thì tăng về số tuyệt
đối là 785 triệu đồng hay 89,41% về số tương đối so với năm 2007.




GVHD: Bùi Thị Kim Thanh                      24                       SVTH: Viên Ngọc Anh
http://www.kinhtehoc.net
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdfluan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdfluan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (38).pdf
luan van tot nghiep ke toan (38).pdfluan van tot nghiep ke toan (38).pdf
luan van tot nghiep ke toan (38).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...
Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...
Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tot nghiep ke toan (15)
Luan van tot nghiep ke toan (15)Luan van tot nghiep ke toan (15)
Luan van tot nghiep ke toan (15)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Nguyễn Công Huy
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...anh hieu
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Mais procurados (19)

luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdfluan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
 
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
 
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdfluan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (38).pdf
luan van tot nghiep ke toan (38).pdfluan van tot nghiep ke toan (38).pdf
luan van tot nghiep ke toan (38).pdf
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...
Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...
Đề tài: Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Cô...
 
Luan van tot nghiep ke toan (15)
Luan van tot nghiep ke toan (15)Luan van tot nghiep ke toan (15)
Luan van tot nghiep ke toan (15)
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ E - BANKING  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ E - BANKING  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ E - BANKING  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ E - BANKING  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngân hàng Việt Nam thịnh vượng – CN Phú ...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngân hàng Việt Nam thịnh vượng – CN Phú ...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngân hàng Việt Nam thịnh vượng – CN Phú ...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngân hàng Việt Nam thịnh vượng – CN Phú ...
 
Lv (26)
Lv (26)Lv (26)
Lv (26)
 
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)
 
Lv (31)
Lv (31)Lv (31)
Lv (31)
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Gns3
Gns3Gns3
Gns3
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 

Destaque

luan van tot nghiep ke toan (67).pdf
luan van tot nghiep ke toan (67).pdfluan van tot nghiep ke toan (67).pdf
luan van tot nghiep ke toan (67).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfluan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
9502 bitirme projesi faz-1
9502 bitirme projesi faz-19502 bitirme projesi faz-1
9502 bitirme projesi faz-1Burak Bayar
 
Projetos educacionais - Design Inteligente
Projetos educacionais - Design InteligenteProjetos educacionais - Design Inteligente
Projetos educacionais - Design InteligenteSergio Junior
 
Carnaval2013
Carnaval2013Carnaval2013
Carnaval2013franju
 
Virus informáticos NSMG
Virus informáticos NSMGVirus informáticos NSMG
Virus informáticos NSMGEmilia Ustarroz
 
Aprendendo e ensinando com as tic...
Aprendendo e ensinando com as tic...Aprendendo e ensinando com as tic...
Aprendendo e ensinando com as tic...LGOlyveira
 
Virus Informáticos NSMG
Virus Informáticos NSMGVirus Informáticos NSMG
Virus Informáticos NSMGEmilia Ustarroz
 

Destaque (20)

luan van tot nghiep ke toan (67).pdf
luan van tot nghiep ke toan (67).pdfluan van tot nghiep ke toan (67).pdf
luan van tot nghiep ke toan (67).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfluan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
 
11. NGUYEN MINH PHUC.doc
11. NGUYEN MINH PHUC.doc11. NGUYEN MINH PHUC.doc
11. NGUYEN MINH PHUC.doc
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Ediçãovídeos
EdiçãovídeosEdiçãovídeos
Ediçãovídeos
 
9502 bitirme projesi faz-1
9502 bitirme projesi faz-19502 bitirme projesi faz-1
9502 bitirme projesi faz-1
 
Projetos educacionais - Design Inteligente
Projetos educacionais - Design InteligenteProjetos educacionais - Design Inteligente
Projetos educacionais - Design Inteligente
 
Carnaval2013
Carnaval2013Carnaval2013
Carnaval2013
 
Virus informáticos NSMG
Virus informáticos NSMGVirus informáticos NSMG
Virus informáticos NSMG
 
Proyecto 7mo
Proyecto 7moProyecto 7mo
Proyecto 7mo
 
Presentació Xina Barcelona 2012
Presentació Xina Barcelona 2012Presentació Xina Barcelona 2012
Presentació Xina Barcelona 2012
 
Ecc21
Ecc21Ecc21
Ecc21
 
Aprendendo e ensinando com as tic...
Aprendendo e ensinando com as tic...Aprendendo e ensinando com as tic...
Aprendendo e ensinando com as tic...
 
Virus Informáticos NSMG
Virus Informáticos NSMGVirus Informáticos NSMG
Virus Informáticos NSMG
 
Teología natural (soriano y jhonattan)
Teología natural (soriano y jhonattan)Teología natural (soriano y jhonattan)
Teología natural (soriano y jhonattan)
 
Letter of Reference
Letter of ReferenceLetter of Reference
Letter of Reference
 
Zeugnis English
Zeugnis EnglishZeugnis English
Zeugnis English
 

Semelhante a Luan van tot nghiep ke toan (3)

Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdfluan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdfluan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdfluan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdfluan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (64).pdf
luan van tot nghiep ke toan (64).pdfluan van tot nghiep ke toan (64).pdf
luan van tot nghiep ke toan (64).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfluan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdfluan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Nguyễn Công Huy
 
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...Hoàng Lê
 
Luan van tot nghiep ke toan (12)
Luan van tot nghiep ke toan (12)Luan van tot nghiep ke toan (12)
Luan van tot nghiep ke toan (12)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfluan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (27)
Luan van tot nghiep ke toan (27)Luan van tot nghiep ke toan (27)
Luan van tot nghiep ke toan (27)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfluan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdfluan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdfNguyễn Công Huy
 

Semelhante a Luan van tot nghiep ke toan (3) (20)

Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)
 
Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)
 
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdfluan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdfluan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)
 
Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)
 
Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)
 
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdfluan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdfluan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (64).pdf
luan van tot nghiep ke toan (64).pdfluan van tot nghiep ke toan (64).pdf
luan van tot nghiep ke toan (64).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfluan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdfluan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
 
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_...
 
Luan van tot nghiep ke toan (12)
Luan van tot nghiep ke toan (12)Luan van tot nghiep ke toan (12)
Luan van tot nghiep ke toan (12)
 
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfluan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (27)
Luan van tot nghiep ke toan (27)Luan van tot nghiep ke toan (27)
Luan van tot nghiep ke toan (27)
 
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfluan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdfluan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 

Mais de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Mais de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Luan van tot nghiep ke toan (3)

  • 1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ KIM THANH VIÊN NGỌC ANH MSSV: 4053500 Lớp: Kế toán Khóa: 31 Cần Thơ, 5 - 2009 http://www.kinhtehoc.net
  • 2. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tập ở trường Đại học Cần Thơ, để có được những kiến thức như hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự động viên của gia đình bạn bè và sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh để em có được một nền tảng kiến thức về kinh tế. Được sự giới thiệu của Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh và sự đồng ý hướng dẫn thực tập của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Trà Vinh đã tạo mọi điều kiện để em được tiếp xúc thực tế giúp em bổ sung những kiến thức mà bản thân còn mơ hồ. Tất cả những điều đó chính là cơ sở để em có thể hoàn thành bài luận văn của mình với đề tài “Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Trà Vinh”. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Cần Thơ, em xin cảm ơn quý Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Bùi Thị Kim Thanh – người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các Cô, Chú, Anh, Chị đặc biệt là Anh Nguyễn Văn Ân – Trưởng phòng Quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Trà Vinh đã giúp đỡ em tận tình và cho em có cơ hội được tiếp xúc thực tế. Sau cùng em xin chúc quý Thầy Cô được dồi dào sức khỏe, chúc Chi nhánh BIDV Trà Vinh đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Trà Vinh, ngày 3 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Viên Ngọc Anh GVHD: Bùi Thị Kim Thanh i SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 3. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu phân tích là chính xác và không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác. Trà Vinh, ngày 3 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Viên Ngọc Anh GVHD: Bùi Thị Kim Thanh ii SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 4. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Trà Vinh, ngày …tháng … năm 2009 Thủ trưởng đơn vị GVHD: Bùi Thị Kim Thanh iii SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 5. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: .......................................................................................... Học vị:............................................................................................................................ Chuyên ngành: ............................................................................................................... Cơ quan công tác: .......................................................................................................... Tên học viên: ................................................................................................................. Mã số sinh viên: ............................................................................................................. Chuyên ngành: ............................................................................................................... Tên đề tài: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2. Về hình thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Người nhận xét Bùi Thị Kim Thanh GVHD: Bùi Thị Kim Thanh iv SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 6. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: .......................................................................................... Học vị:............................................................................................................................ Chuyên ngành: ............................................................................................................... Cơ quan công tác: .......................................................................................................... Tên học viên: ................................................................................................................. Mã số sinh viên: ............................................................................................................. Chuyên ngành: ............................................................................................................... Tên đề tài: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2. Về hình thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Người nhận xét GVHD: Bùi Thị Kim Thanh v SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 7. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: .......................................................................................... Học vị:............................................................................................................................ Chuyên ngành: ............................................................................................................... Cơ quan công tác: .......................................................................................................... Tên học viên: ................................................................................................................. Mã số sinh viên: ............................................................................................................. Chuyên ngành: ............................................................................................................... Tên đề tài: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2. Về hình thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Người nhận xét GVHD: Bùi Thị Kim Thanh vi SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 8. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh MỤC LỤC Trang Phần mở đầu...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 Phần nội dung.................................................................................................... 3 Chương 1: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................ 3 1.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 3 1.1.1. Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng ................................................ 3 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng............................................... 3 1.1.1.2. Các hình thức tín dụng ................................................................ 3 1.1.2. Rủi ro tín dụng ...................................................................................... 5 1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ....................................................... 5 1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ............................................ 5 1.1.2.3. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra ............................................... 6 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại 7 1.1.3.1. Khái niệm .................................................................................... 7 1.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ................................................................ 7 1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ........................ 9 1.1.3.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng .......................... 9 1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh) ..................................... 11 2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Việt Nam ................................................... 11 2.2. Giới thiệu khái quát về BIDV Trà Vinh .................................................... 11 2.3. Vai trò và chức năng của BIDV Trà Vinh ................................................. 12 2.3.1. Vai trò ................................................................................................ 12 2.3.2. Chức năng .......................................................................................... 12 2.3.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ................................. 13 2.3.3.1. Sơ đồ tổ chức ............................................................................. 13 GVHD: Bùi Thị Kim Thanh vii SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 9. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh 2.3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .............................. 13 2.4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009 ........................................................... 15 Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh ................. 16 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua .......... 16 3.2. Tình hình nguồn vốn .................................................................................. 17 3.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh ...................... 19 3.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng ............... 19 3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .................................. 19 3.3.1.2. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng..................................... 21 3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng .................................... 21 3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng ................................... 23 3.3.2. Phân tích tình hình tín dụng theo ngành kinh tế ................................ 25 3.3.2.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ....................................... 25 3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế .......................................... 27 3.3.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .......................................... 28 3.3.2.3. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế......................................... 29 3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh ... 30 3.4.1. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn ...................................... 31 3.4.2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn ................................................... 32 3.4.3. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ......................................................... 32 3.4.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ....................................................... 32 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tín dụng của Ngân hàng.................. 33 3.5.1. Các nhân tố đến công tác huy động vốn ............................................ 33 3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay ................................... 33 3.6. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng ........ 34 3.6.1. Ưu điểm ............................................................................................. 34 3.6.2. Nhược điểm ....................................................................................... 34 Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh ...................................................................... 36 4.1. Quy trình tín dụng ...................................................................................... 36 4.1.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng .............................................. 36 GVHD: Bùi Thị Kim Thanh viii SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 10. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh 4.1.2. Xây dựng những nguyên tắc về quản lý tiền vay chặt chẽ nhằm tránh rủi ro tín dụng ............................................................. 37 4.2. Thẩm định tín dụng .................................................................................... 37 4.3. Xếp loại khách hàng .................................................................................. 38 4.4. Gia tăng nguồn vốn huy động .................................................................... 39 4.5. Hạn chế nợ xấu .......................................................................................... 40 4.6. Một số biện pháp khác ............................................................................... 40 4.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp ..... 40 4.6.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa Ngân hàng..................... 41 Chương 5: Kết luận và kiến nghị .................................................................. 42 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 42 5.2. Kiến nghị.................................................................................................... 43 Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 45 GVHD: Bùi Thị Kim Thanh ix SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 11. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ................................ 16 Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm ..................... 17 Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng ....................... 19 Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế .............................. 25 Bảng 5: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế ................................................. 27 Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ................................................. 28 Bảng 7: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế................................................ 29 Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ........................................ 31 GVHD: Bùi Thị Kim Thanh x SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 12. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ tổ chức BIDV Trà Vinh ........................................................ 13 Hình 2: Lợi nhuận của BIDV Trà Vinh qua 3 năm ..................................... 16 Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ....................................... 20 Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng ............................ 21 Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng .......................... 22 Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng ........................................ 24 Hình 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ............................................. 25 Hình 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế................................................ 27 Hình 9: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế ............................................... 28 Hình 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế .............................................. 30 GVHD: Bùi Thị Kim Thanh xi SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 13. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2006 là năm đánh dấu nền kinh tế Việt Nam bước đến sân chơi chung của thế giới sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều đó tạo ra những cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho nền kinh tế Việt nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hướng tới việc mở cửa thị trường bán lẻ trong năm 2009 các doanh nghiệp tất yếu gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn vì thế vai trò của Ngân hàng trong thời kỳ này là cực kỳ quan trọng. Trong hoạt động Ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất và cũng có nhiều rủi ro nhất, do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Bởi vậy, các nhà quản trị Ngân hàng luôn quan tâm đến việc bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, phân tích tìm ra biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, để từ đó có chính sách tín dụng ph ù hợp, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đạt lợi nhuận tối đa. Nâng cao chất lượng tín dụng sao cho vừa mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, vừa có lợi cho Ngân hàng là một vấn đề bức thiết hiện nay đối với các tổ chức tín dụng nói chung và BIDV Trà Vinh nói riêng. Chất lượng tín dụng luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng Ngân hàng, chất lượng tín dụng tốt sẽ giúp cho Ngân hàng đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt trong tiến trình hội nhập hiện nay để ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của mình. Đó là lý do em chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tín dụng mà chủ yếu là tình hình cho vay và những khó khăn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tỉnh Trà Vinh, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. 2.2. Mục tiêu cụ thể: GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 1 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 14. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh  Dựa vào số liệu về hoạt động tín dụng qua 3 năm (2006 – 2008) để phân tích hoạt động cho vay của BIDV Trà Vinh.  Tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Trà Vinh. 3. Phạm vi nghiên cứu: 3.1. Không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động cho vay để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh. Những giải pháp này có thể sẽ giúp Ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng để hoạt động an toàn và hiệu quả. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian phân tích là trong 3 năm (2006 – 2008). PHẦN NỘI DUNG GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 2 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 15. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp luận 1.1.1. Lý luận chung về tín dụng Ngân hàng: 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng Ngân hàng cũng chứa đựng ba nội dung:  Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.  Sự chuyển nhượng này có kỳ hạn.  Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng: Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Vì trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nên tùy theo tiêu thức mà người ta phân loại tín dụng khác nhau. Việc phân loại tín dụng thường được dựa vào các căn cứ sau đây : * Căn cứ vào mục đích của tín dụng:  Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.  Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.  Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trãi các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu… GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 3 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 16. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh  Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các Ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.  Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trãi các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.  Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị. * Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Theo căn cứ này cho vay được chia làm 3 loại sau:  Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, thường được dùng cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ sản xuất và các doanh nghiệp hoặc cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.  Cho vay trung hạn có thời gian trên 12 tháng đến 5 năm, dùng để cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỷ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh.  Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. * Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Theo căn cứ này cho vay được chia làm 2 loại :  Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ 3. Các khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng thì khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.  Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3 (hay ta còn gọi là cho vay theo hình thức tín chấp), việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 4 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 17. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. * Căn cứ vào phương thức cho vay: Theo căn cứ này cho vay được chia làm 2 loại:  Cho vay theo món: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, Ngân hàng và khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.  Cho vay theo hạn mức: Theo phương thức này thì Ngân hàng và khách hàng phải xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một hạn mức nhất định hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. * Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay: Được chia làm 2 loại:  Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng.  Cho vay không có thời hạn: Tổ chức tín dụng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng. 1.1.2. Rủi ro tín dụng: 1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố không mong đợi làm mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:  Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn: rủi ro tín dụng biểu hiện là việc khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng cao, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng.  Những nguyên nhân do chính bản thân Ngân hàng:  Do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận.  Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an toàn. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 5 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 18. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh  Phân tích, đánh giá khách hàng sai…  Từ tình hình kinh tế trong nước: Trong giai đoạn kinh tế suy thoái xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, từ đó khoản tiền vay Ngân hàng không trả được, làm nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên. Trong giai đoạn kinh tế lạm phát ngày càng gia tăng người gửi tiền có tâm lý sợ đồng tiền của mình gửi trong Ngân hàng bị mất giá nên họ muốn rút tiền ra khỏi Ngân hàng. Trong khi đó người đi vay thì lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn cho vay. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng cũng như những khoản đầu tư của Ngân hàng không có hiệu quả.  Từ tình hình thế giới: Trong thời đại ngày nay mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới. Do vậy khi có biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kì một quốc gia nào thì đều tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế giới. Nó sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng. 1.1.2.3. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra: Đối với bản thân Ngân hàng: Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong thanh toán dần làm cho Ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản. Đối với nền kinh tế xã hội, hoạt động Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng. Khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Lúc đó, dân chúng sẽ đua nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng, khi đó rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 6 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 19. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh Điều này cho thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà Chính phủ các nước phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát, chiết khấu, tái chiết khấu, và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các Ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra. 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại: 1.1.3.1. Khái niệm: Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn...) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ...). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ...) và khách quan (sự thay đổi môi trường bên ngoài, sự cố của khách hàng...) khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của Ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về lãi suất, chi phí nghiệp vụ ... Chất lượng tín dụng không thể tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung. 1.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại: Để đánh giá chất lượng tín dụng ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:  Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong năm tài chính vốn huy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn, như vậy chỉ GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 7 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 20. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh số này càng cao thì chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng càng hiệu quả. Vốn huy động VHĐ/TNV = X 100% Tổng nguồn vốn  Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn: Dư nợ DN/TNV = X 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nếu dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn điều đó phản ánh khả năng cho vay của Ngân hàng tốt nhưng không được quá cao vì như thế sẽ tiềm ẩn rủi ro đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngược lại nếu chỉ số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém và do còn khoản vốn tồn đọng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng.  Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ VQVTD = (vòng) Dư nợ bình quân Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Ngân hàng cho ta biết khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn hoặc trước hạn hay không. Tăng tốc độ của vòng quay vốn tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng và mang lại lợi nhuận như mong muốn.  Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ: Nợ xấu NQH/TDN = X 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng là nợ xấu. Đối với chỉ tiêu này có thể là số tuyệt đối hoặc số tương đối tính theo tỷ lệ phần trăm với GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 8 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 21. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh tổng mức dư nợ cho vay cùng kỳ của Ngân hàng đó, nếu số liệu nợ xấu của một Ngân hàng càng thấp chứng tỏ Ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tốt. Tất cả các chỉ tiêu trên đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau và làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng: Tỷ trọng lãi thu được từ các khoản cho vay trong tổng thu nhập của Ngân hàng, khả năng tập trung vốn huy động với chi phí thấp nhất, nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân hàng (ngay cả đối với các Ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng). Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các Ngân hàng thương mại không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mà còn là mục tiêu để tối đa hóa lợi nhuận. Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu, theo đuổi lợi nhuận tối đa nhằm bù đắp một cách xứng đáng cho chủ sở hữu, người điều hành, và cán bộ công chức của Ngân hàng đó. Qua đó thấy được trình độ quản lý điều hành và chất lượng hiệu quả của công tác tín dụng tại Ngân hàng đó. 1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng: Như đã định nghĩa ở trên chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn...) vừa trừu tượng (như thương hiệu, khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ...). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ… Các nhân tố khách quan gồm: sự thay đổi môi trường bên ngoài, sự cố của khách hàng, khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý… đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. 1.1.3.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng: Chất lượng và hiệu quả của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi cấp thiết và mang tính khách quan của nền kinh tế thị trường. Để thích nghi với những biến chuyển của xã hội các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, trong xu thế kinh tế hiện đại ngày nay, việc quan tâm đến chất lượng hoạt động không chỉ đơn thuần dừng lại ở mặt nội dung của nó mà phải GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 9 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 22. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh nghiên cứu các vấn đề về chất lượng hoạt động mang tính khoa học, có hệ thống, để trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế, tuỳ theo từng đặc điểm riêng của nó. Đối với Ngân hàng, đây cũng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính đóng vai trò trọng tâm của nền kinh tế. Hoạt động Ngân hàng bao gồm nhiều mặt hoạt động như: huy động vốn, cho vay vốn, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng (chuyển tiền, thanh toán quốc tế, mua bán thu đổi ngoại tệ...) nhưng lợi nhuận mang lại nhiều nhất là nghiệp vụ tín dụng, đây là nghiệp vụ chủ yếu quyết định đến toàn bộ hoạt động Ngân hàng. Nhưng cũng chính hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, nếu rủi ro của hoạt động tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ ở bản thân Ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Vì vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở đơn vị mình luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng. 1.2. Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp thu thập số liệu từ nhiều nguồn, dùng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá các số liệu của BIDV Trà Vinh qua các năm từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 10 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 23. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH (BIDV TRÀ VINH) 2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Việt Nam: Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam; tên viết tắt là BIDV. Thành lập ngày 26.04.1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Ngày 24.06.1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 14.11.1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. BIDV là Ngân hàng thương mại lớn thứ nhì Việt Nam (sau Agribank) tính theo tổng khối lượng tài sản và là Ngân hàng số một Việt Nam theo doanh thu và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007. BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn). Nhiệm vụ của Ngân hàng là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển đất nước. 2.2. Giới thiệu khái quát về BIDV Trà Vinh: Chi nhánh BIDV Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 29/NH-QĐ ngày 29.01.1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi Quốc hội cho phép thành lập tỉnh mới. BIDV Trà Vinh là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng như các Ngân hàng Thương mại khác, chịu sự chỉ đạo về các nghiệp vụ chuyên môn của BIDV Việt Nam, nhưng được thực hiện cụ thể tại tỉnh Trà Vinh. Thực hiện theo quyết định số 293/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của BIDV Việt Nam, BIDV Trà Vinh đã chuyển sang hoạt động theo mô hình của một Ngân hàng thương mại quốc doanh. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 11 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 24. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh BIDV Trà Vinh đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. BIDV Trà Vinh hiện có trụ sở tại số 24 - 26 đường Phạm Thái Bường, phường 3 Thị xã Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh. 2.3. Vai trò và chức năng của BIDV Trà Vinh: 2.3.1. Vai trò: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua các quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán hay là trung tâm điều khiển của nền kinh tế. Trong kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng có điều kiện đi sâu và nắm vững tình hình sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó mà Ngân hàng có thể thu hẹp hay mở rộng tín dụng và các dịch vụ khác, phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng với phạm vi kinh doanh chủ yếu l à cung cấp tín dụng và dịch vụ cho tất cả khách hàng yêu cầu. Ngân hàng là nơi hội tụ và thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh trong tất cả các ngành nghề đặc biệt là cung cấp một lượng tín dụng cho những đơn vị xây lắp để đầu tư vào những mục tiêu quan trọng của nhà nước. 2.3.2. Chức năng: Phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả cả vốn và lãi, thông qua chức năng này, tín dụng tham gia trực tiếp điều tiết các nguồn vốn tạm thời từ các tổ chức kinh tế, cá nhân để bổ sung kịp thời cho các doanh nghiệp hay cá nhân đang thiếu hụt về vốn. Kiểm soát đồng tiền đối với hoạt động kinh tế. Thông qua việc cho vay vốn Ngân hàng đã kiểm soát được khả năng hoạt động của doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc cho vay cũng giúp Nhà nước xác định được nhu cầu vốn của nền kinh tế và mức độ phát triển của nó. Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội. Thông qua hoạt động tín dụng thì việc rút tiền ra hay đưa tiền vao lưu thông chủ yếu là tiền tệ và cả bút tệ. Khi nghiệp vụ được thực hiện bằng kỳ phiếu, thì tín dụng góp phần tiết kiệm giấy bạc Ngân hàng thay thế tiền thật trong mua bán chịu hàng hoá. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 12 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 25. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh 2.3.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: 2.3.3.1. Sơ đồ tổ chức: Tổ chức là một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội phát triển nhất là trong xã hội có nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn và trình độ phát triển ngày càng cao. Vì thế việc xây dựng một tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. BIDV Trà Vinh đã không ngừng thay đổi cơ cấu tổ chức của mình sao cho phù hợp với hoạt động của mình trong từng điều kiện cụ thể. Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Quản Phòng Phòng Phòng Quan Quản Quản Dịch lý và Kế Kế Tổ hệ lý rủi trị tín vụ dịch vụ hoạch toán chức khách ro dụng khách kho tổng tài hành hàng hàng quỹ hợp chính chính Hình 1: Sơ đồ tổ chức BIDV Trà Vinh 2.3.3.2: Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:  Ban Giám Đốc: - Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. - Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể trong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 13 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 26. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh  Phòng Quan hệ khách hàng: Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng.  Phòng Quản lý rủi ro: - Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. - Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV.  Phòng Quản trị tín dung: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và Chi nhánh.  Phòng Dịch vụ khách hàng: - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng - Thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.  Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: - Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, qui chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại Chi nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt. - Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chế độ quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tiện lợi.  Phòng Kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác điều hành nhằm đạt mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc đề ra chiến lược trong kinh doanh hàng năm của Ngân hàng. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 14 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 27. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh  Phòng Kế toán tài chính: - Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.  Phòng Tổ chức hành chính: - Tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh - Thực hiện công tác văn phòng, công tác quản trị hậu cần. 2.4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009: Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2008, Chi nhánh đề ra các chỉ tiêu chính để phấn đấu thực hiện trong năm 2009 như sau:  Chênh lệch thu chi: 11.3 tỷ  Huy động vốn cuối kỳ: 240 tỷ đồng.  Huy động vốn bình quân: 215 tỷ đồng.  Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 520 tỷ đồng  Dư nợ bình quân: 400 tỷ đồng  Tỷ lệ nợ xấu: < 1,8% dư nợ.  Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ: > 28,8%.  Thu dịch vụ ròng: 2.5 tỷ đồng.  Doanh thu khai thác phí bảo hiểm: 0.8 tỷ đồng  Trích dự phòng rủi ro: 2 tỷ đồng.  Tỷ trọng dư nợ TDH1/tổng dư nợ: 29%.  Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ: 91%. 1 Trung – dài hạn GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 15 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 28. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TRÀ VINH 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua: Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,… và vô hình như uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, hoặc thị phần Ngân hàng chiếm được. Các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các qui định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên ta đi vào phân tích lợi nhuận của Ngân hàng. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Tương Tuyệt Tương 2006 2007 2008 Tuyệt đối đối (%) đối đối (%) Tổng doanh thu 32.400 51.337 66.269 18.937 58,45 14.932 29,08 Tổng chi phí 28.900 35.018 60.314 6.118 21,17 25.296 72,24 Tổng lợi nhuận 3.500 16.319 5.955 12.819 366,26 -10.364 -63,5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh) Triệu đồng 18,000 16,319 16,000 14,000 12,000 10,000 Lợi nhuận 8,000 5,955 6,000 3,500 4,000 2,000 0 2006 2007 2008 Năm Hình 2: Lợi nhuận của BIDV Trà Vinh qua 3 năm Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng lên trong năm 2007 nhưng lại giảm trong năm 2008. Cụ thể là tổng thu năm 2007 là 51.337 triệu đồng, tăng 18.937 triệu đồng về số tuyệt đối tức là tăng 58,45% về số tương đối so với năm 2006, mặc dù tổng GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 16 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 29. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh chi trong năm 2007 là 35.018 triệu đồng tăng 6.118 về số tuyệt đối hay 21,17% về số tương đối nhưng nó vẫn làm lợi nhuận của Ngân hàng tăng 12.819 triệu đồng về số tuyệt đối tức 366,26% về số tương đối. Ngân hàng có được lợi nhuận như vậy là do nguồn dư nợ năm trước lớn sẽ làm nguồn thu cho năm sau. Trong khi đó mặc dù tổng thu trong năm 2008 là 66.269 triệu đồng tăng 14.932 về số tuyệt đối tức tăng 29,08% về số tương đối nhưng tốc độ tăng của chi phí lại nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập cụ thể là tổng chi phí trong năm 2008 là 60.314 tăng so với năm 2007 về số tuyệt đối là 25.296 và về số tương đối là 72,24%. Do đó làm cho lợi nhuận của năm 2008 giảm so với năm 2007 là10.364 triệu đồng tương đương giảm 63,5%. Sở dĩ chi phí trong năm 2008 tăng là do trong năm này Chi nhánh đã tăng cường công tác khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng trong thời kỳ lạm phát tăng cao. 3.2. Tình hình nguồn vốn tại BIDV Trà Vinh: Trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng vì nó phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn lớn thì quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ lớn và như thế Ngân hàng sẽ vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nguồn vốn lớn và ổn định sẽ đảm bảo cho việc kinh doanh của Ngân hàng thuận lợi và hiệu quả. Bảng 2: tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Tương Tương 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tuyệt đối đối (%) đối (%) 1. Vốn huy động 175.000 170.000 209.000 -5.000 -2,86 39.000 22.94 - TGTCKT2 72.000 87.000 115.000 15.000 20,83 28.000 32,18 - TG tiết kiệm 103.000 83.000 94.000 -20.000 -19,42 11.000 13,25 3 2. Vốn vay TW 96.000 161.000 225.000 65.000 67,71 64.000 39,75 3. Vốn khác 4.000 1.000 0 -3.000 -75 -1.000 -100 TỔNG NV 275.000 332.000 434.000 57.000 20,73 102.000 30,72 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh) 2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 3 Trung ương GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 17 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 30. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể là nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007 đã tăng lên 57 tỷ đồng về số tuyệt đối tức là 20,73% về số tương đối. Sang năm 2008, tổng nguồn vốn được tăng lên đáng kể, tăng 102 tỷ đồng về số tuyệt đối hay tăng 30,72% về số tương đối.  Vốn huy động: Đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Trong năm 2007 vốn huy động giảm 5 tỷ đồng tương đương giảm 2,86% nguyên nhân là do trong năm 2007 trên địa bàn Thị xã Trà Vinh hàng loạt các chi nhánh Ngân hàng khác hệ thống đã lần lượt đi vào hoạt động tạo nên sự cạnh tranh không nhỏ. Riêng đối với khoản mục Tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007 giảm 20 tỷ đồng so với năm 2006 là do tình hình lạm phát ngày càng tăng trong khi lãi suất huy động tăng không cao cộng với việc thị trường chứng khoán đang rất thu hút trong thời gian này do đó nhiều cá nhân có khuynh hướng đầu tư vàng do tính ổn định của kim loại này hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đến năm 2008 vốn huy động tăng 39 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với 22,94% về số tương đối so với năm 2007, nguyên nhân là do đây là thời điểm tình hình lạm phát ở nước ta tăng cao đột ngột và luôn vượt mức 2 con số nên và Ngân hàng cũng đã rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất tăng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.  Vốn vay Ngân hàng Trung ương: đây là nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn và là một kênh quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Vốn vay Ngân hàng Trung ương tăng dần qua các năm như trong năm 2006 nguồn vốn này là 96 tỷ đồng, trong năm 2007 là 161 tỷ đồng tăng 65 tỷ đồng tức là tăng 67,71% so với năm 2006 và trong năm 2008 tăng lên 64 tỷ đồng tương ứng với tăng 39,75% so với năm 2007. Sở dĩ nguồn vốn này tăng dần qua các năm là do vốn huy động không đủ nhu cầu của khách hàng đi vay nên cần phải vay thêm từ Ngân hàng Trung Ương là điều tất yếu.  Vốn khác: đây là vốn của các tổ chức tín dụng khác gửi vào BIDV dưới hình thức tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên trong giai đoạn này Nguồn vốn này ngày càng giảm cụ thể là trong năm 2007 là 1 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng so với năm 2006 về số tuyệt đối là giảm 75% về số tuyệt đối và đến năm 2008 thì GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 18 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 31. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh nguồn vốn này dường như không còn nữa là do trong thời gian gần đây các tổ chức tín dụng khác không tiếp tục gửi tiền vào BIDV nữa. 3.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh: Ngày nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng. Nói cách khác, tín dụng Ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy trực tiếp các doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước ngày càng đi lên. Qua số liệu hoạt động tín dụng của BIDV Trà Vinh từ năm 2006- 2008 ta có thể thấy được thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua. 3.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng: Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương 2006 2007 2008 đối đối (%) đối đối (%) Doanh số cho vay 406.496 591.568 979.739 185.072 45,53 388.171 65,62 Ngắn hạn 359.588 536.563 926.739 176.975 49,22 390.176 72,72 Trung – Dài hạn 46.908 55.005 53.000 8.097 17,26 -2.005 -3,65 Tình hình dư nợ 254.722 318.647 394.400 63.925 25,09 75.753 23,77 Ngắn hạn 167.026 218.315 284.200 51.289 30,71 65.885 30,18 Trung – Dài hạn 87.696 100.332 110.200 12.636 14,4 9.868 9,83 Doanh số thu nợ 360.022 523.521 904.000 163.499 45,41 380.479 72,68 Ngắn hạn 307.753 483.083 861.000 175.330 56,97 377.917 78,23 Trung – Dài hạn 52.269 40.438 43.000 -11.831 -22,63 2.517 6,22 Nợ xấu 6.812 1.360 4.792 -5.452 -80,03 3.432 252,35 Ngắn hạn 2.631 482 3.129 -2.149 -81,68 2.647 549,17 Trung – Dài hạn 4.181 878 1.663 -3.303 -79 785 89,41 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh) 3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng: Thực hiện định hướng đã đề ra “tiếp tục đổi mới và hòa nhập nhanh vào cơ chế thị trường, kinh doanh đa năng, tổng hợp, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế”. Xuất phát từ định hướng nêu trên BIDV Trà Vinh đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 19 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 32. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh Ta thấy rằng doanh số cho vay qua 3 năm đã có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể năm 2007 là 591.568 triệu đồng tăng 185.072 triệu đồng về số tuyệt đối tương đương 45,53% về số tương đối, còn năm 2008 thì tăng 388.171 triệu đồng về số tuyệt đối hay 65,62 về số tương đối so với năm 2007. Triệu đồng 1,000,000 926,739 900,000 800,000 700,000 600,000 536,563 500,000 400,000 359,588 Ngắn hạn 300,000 Trung - dài hạn 200,000 100,000 46,908 55,005 53,000 0 2006 2007 2008 Năm Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Việc tăng trưởng cao của chỉ số này là do trong năm 2007 và 2008 tỷ lệ lạm phát của nước ta là khá cao kéo theo sự tăng lên của giá cả của nhiều mặt hàng hay nói khác hơn là giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm cho các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn, điều này làm doanh số cho vay tăng cao trong 2 năm 2007 và 2008. Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chiếm 88,46% năm 2007 chiếm 90,7% và năm 2008 chiếm 94,59% trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy ưu thế của cho vay ngắn hạn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh lưu động cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp để thực hiện tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn tuy có tăng giảm đôi chút về số tuyệt đối nhưng về số tương đối thì giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2006 chiếm 11,54% thì năm 2007 chiếm 9,3% và đến năm 2008 thì con số này giảm còn 5,41% so với tổng doanh số cho vay. Sở dĩ cho vay trung và dài hạn giảm là do trong thời kỳ lạm phát cao Ngân hàng phải thực hiện thắt chặt tiền tệ giảm khối lượng tiền trong lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước nên Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng đã ký hợp đồng hoặc một số dự án thực sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 20 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 33. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh 3.3.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng: Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Tổng dư nợ của năm 2007 là 318.647 triệu đồng, so năm 2006 tăng 63.925 triệu đồng về số tương đối tăng 25,09%. Năm 2008 tổng dư nợ là 394.400 triệu đồng so năm 2007 tăng 75.753 triệu đồng về số tương đối tăng 23,77%. Triệu đồng 300,000 284,200 250,000 218,315 200,000 167,026 150,000 100,332 110,200 100,000 87,696 50,000 0 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - Dài hạn Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng Dư nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 167.026 triệu đồng, chiếm 65,57% trong tổng dư nợ, con số này trong năm 2007 là 218.315 triệu đồng chiếm 68,51% trong tổng dư nợ và tăng 51.289 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với 30,71% về số tương đối so với năm 2006. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong năm 2008 là 72,06% tăng 65.885 về số tuyệt đối hay 30,18% về số tương đối so với năm 2007. Tương tự như vậy tình hình dư nợ trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm như năm 2007 tăng 12.636 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tăng 14,4% về số tương đối so với năm 2006. Trong năm 2008 thì về số tuyệt đối là tăng 9.868 triệu đồng hay tăng 9,83% về số tương đối so với năm 2007. Như vậy tình hình dư nợ cho vay đều tăng dần qua các năm, điều này là rất tốt vì dư nợ năm nay càng lớn thì sẽ là nguồn thu cho năm sau. 3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Trong những năm qua, công tác thu nợ được Chi nhánh hết sức quan tâm nên doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 523.521 triệu đồng tăng 163.499 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 21 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 34. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh tăng 45,41% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 con số này đạt 904.000 triệu đồng tức là tăng 380.479 triệu đồng về số tuyệt đối hay 72,68% về số tương đối so với năm 2007. Triệu đồng 900,000 861,000 800,000 700,000 600,000 483,083 500,000 400,000 307,753 Ngắn hạn 300,000 Trung - Dài hạn 200,000 100,000 52,269 40,438 43,000 0 2006 2007 2008 Năm Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, ví dụ như trong năm 2008 doanh số thu nợ đạt 904.000 triệu đồng là do vừa thu nợ ngắn hạn trong năm 2008 vừa thu các khoản nợ trung và dài hạn trong những năm trước đó nhưng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong doanh số cho vay qua các năm nên việc cho vay ngắn hạn càng nhiều trong năm cũng góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng cao. Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 85,48% năm 2007 chiếm 92,27% và năm 2008 chiếm 95,24% trong tổng doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn là 483.083 triệu đồng so năm 2006 tăng 175.330 triệu đồng tức là tăng 56,97%. Năm 2008 là 861.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 377.917 triệu đồng hay tăng 78,23%. Ta có thể thấy mặt khả quan trong việc thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh, sở dĩ việc thu nợ ngắn hạn đạt kết quả cao như vậy là do Ngân hàng rất chú trọng đến việc lựa chọn những khách hàng có uy tín, kinh doanh đạt hiệu quả cao để đặt mối quan hệ tín dụng. Đồng thời khâu thẩm định hay xét duyệt cho vay của các cán bộ tín dụng cũng tương đối kỹ càng làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn qua các năm. Doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm 14,52%, năm 2007 chiếm 7,73% và năm 2008 chiếm 4,76% trong tổng doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ trung dài hạn là GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 22 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 35. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh 40.438 triệu đồng so năm 2006 giảm 11.831 triệu đồng tức là giảm 22,63%. Năm 2008 là 43.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 2.517 triệu đồng tức tăng 6,22%. Đạt được kết quả như vậy cho thấy Chi nhánh rất chú trọng trong việc lựa chọn khách hàng để đặt quan hệ tín dụng, thẩm định các phương án vay vốn của khách hàng trên cơ sở an toàn về tín dụng là yêu cầu cơ bản chứ không chạy theo lợi nhuận trước mắt. Mặt khác, chi nhánh thường xuyên tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu và khó đòi góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho chi nhánh. 3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng: Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có mối liên hệ rất chặt chẽ với tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp đi vay nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Cũng như doanh số thu nợ thì chỉ tiêu nợ xấu cũng góp phần phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Theo quy định về tín dụng nợ quá hạn phải chịu mức l ãi suất 150% của món vay kể từ ngày món vay đó quá hạn. Điều này nhằm thúc đẩy các đơn vị vay vốn có cơ chế quản lý hợp lý đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực hơn. Tuy nhiên khi Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng trong cho vay thì tình hình nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi do đó Ngân hàng phải chịu rủi ro tương ứng với doanh số cho vay của mình. Cụ thể tình hình biến động nợ xấu qua các năm như sau: Trong khi năm 2006 nợ xấu là 6.812 triệu đồng thì đến năm 2007 chỉ còn 1.360 triệu đồng giảm 5.452 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với giảm 80,03% về số tương đối. Đến năm 2008 tình hình nợ xấu lại tăng lên 3.432 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tăng 252,35% về số tương đối so với năm 2007 GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 23 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net
  • 36. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh Triệu đồng 4,500 4,181 4,000 3,500 3,129 3,000 2,631 2,500 2,000 1,663 1,500 878 1,000 482 500 0 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - Dài hạn Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng Cũng theo xu thế chung của tổng nợ xấu, phân tích riêng theo ngắn hạn và trung – dài hạn cũng tuân theo quy luật chung. Tình hình nợ xấu ngắn hạn năm 2006 là 2.631 triệu đồng, năm 2007 là 428 triệu đồng giảm 2.149 triệu đồng tương đương với giảm 81,68%. Năm 2008 thì lại tăng so với năm 2007 là 2.647 triệu đồng về số tuyệt đối hay 549,17% về số tương đối. Tình hình nợ xấu trung và dài hạn cũng vậy, năm 2007 giảm so với năm 2006 là -3.303 triệu đồng hay giảm 79% còn với năm 2008 thì tăng về số tuyệt đối là 785 triệu đồng hay 89,41% về số tương đối so với năm 2007. GVHD: Bùi Thị Kim Thanh 24 SVTH: Viên Ngọc Anh http://www.kinhtehoc.net