SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
Phần I
        CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN
                               BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Tổng quan về Kiểm toán Báo cáo tài chính
- Khái niệm : Kiểm toán Báo cáo tài chính là loại kiểm toán có mục đích xác nhận mức
độ trung thực, hợp lý và hợp pháp của Báo cáo tài chính dựa trên chuẩn mực kế toán.
- Đối tƣợng của Kiểm toán Báo cáo tài chính : là hệ thống báo cáo tài chính được lập
theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Khách thể Kiểm toán Báo cáo tài chính:
    Thông thường, khách thể kiểm toán được phân chia trong quan hệ với chủ thể kiểm
toán như sau:
+ Khách thể Kiểm toán Nhà nước bao gồm các đơn vị, cá nhân có sử dụng nguồn Ngân
sách Nhà nước như:
       Các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn ngân sách nhà nước.

      Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước( 100% vốn NSNN).

      Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
+ Khách thể của Kiểm toán Độc lập thường bao gồm:
     Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư (kể cả các công ty trách nhiệm hữu hạn).

      Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

      Các liên doanh các tổ chức trong và ngoài nước.

      Các hợp tác xã và doanh nghiệp cổ phần

- Chủ thể của Kiểm toán Báo cáo tài chính:

  + Kiểm toán nội bộ: kiểm toán các đơn vị thành viên theo yêu cầu của người lãnh đạo
cao nhất trong đơn vị.

  + Kiểm toán Nhà nước: Kiểm toán các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước( DNNN,
liên doanh có từ 51% vốn Ngân sách Nhà nước trở lên…)

  + Kiểm toán độc lập : Kiểm toán các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như
các công ty niêm yết( khách thể bắt buộc), công ty có vốn đầu tư nước ngoài,…, các
doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán( khách thể tự nguyện)
II. Những vấn đề chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
1. Khái niệm, mục đích và vai trò của thủ tục phân tích

1.1. Khái niệm
      Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 – Qui trình phân tích : “ Thủ tục
phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm những
xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có
sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”.
      Thủ tục phân tích được dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu
trong báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích không những không dừng lại ở việc tìm hiểu
tình hình của khách hàng mà còn dùng để phát hiện ra những số liệu có khả năng bị sai
lệch.

1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
      - Thủ tục phân tích thường được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán, vì
vậy giúp KTV đánh giá được tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của
khách hàng.
      - Thủ tục phân tích là kỹ thuật giúp KTV nhận dạng những khoản mục bất thường,
đồng thời hỗ trợ cho họ trong việc xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thủ
tục kiểm toán khác. Ví dụ, khi phân tích KTV nhận thấy hàng tồn kho năm nay tăng rất
nhiều so với năm trước, nhưng doanh thu trong kỳ lại tăng và khoản phải trả giảm, từ đó
KTV sẽ mở rộng phạm vi đối với thử nghiệm chi tiết cho khoản mục hàng tồn kho. Khi
KTV thực hiện công việc kiểm toán trên các khoản mục của báo cáo tài chính, thủ tục
phân tích đóng vai trò định hướng giúp KTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của
khách hàng, phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu
vực có rủi ro cao.
      - Thủ tục phân tích được đánh giá là thủ tục có hiệu quả cao nhất vì thời gian ít, chi
phí thấp, mà có thể cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý trong cấu trúc các số
liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa vào các
nghiệp vụ cụ thể. Điều quan trọng hơn, thủ tục phân tích là phương pháp cần thực hiện để
hạn chế rủi ro kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc.

1.3 Mục đích của thủ tục phân tích
      Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau:
      - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán khác.
      - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng
thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện
liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
      - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối
cùng của cuộc kiểm toán.
2. Nội dung của thủ tục phân tích
      Thủ tục phân tích gồm 3 nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá
2.1. Dự đoán
      Trong thủ tục phân tích, dự đoán là ước tính về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc
xu hướng liên quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính…
      Dự đoán bao gồm các bước sau:
      - Đưa ra một mô hình để dự đoán: Xác định những biến tài chính và những biến
hoạt động với mối quan hệ giữa hai loại biến này. Việc xác định được bản chất mối quan
hệ của các biến tài chính và các biến hoạt động có liên quan là rất quan trọng trong việc
xây dựng nên một mô hình để dự đoán. Trong một vài trường hợp, việc xác định mối
quan hệ giữa các dữ liệu không phải là đơn giản, nó đòi hỏi sự sáng tạo, biết lựa chọn và
xây dựng các giả định của người phân tích.
      - Xây dựng một mô hình kết hợp những thông tin: Thường khi đã xác định được mối
quan hệ giữa chúng, ta cố gắng biến đổi mối quan hệ đó thành một mối quan hệ số học
(Một công thức, một mô hình). Khi một biến chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố thì ta phải
đảm bảo đưa vào mô hình tất cả những nhân tố này hoặc ít ra là tất cả những nhân tố ảnh
hưởng quan trọng. Nếu không kết quả nhận được của thủ tục sẽ thiếu chính xác.Tổng hợp
số liệu thể hiện một sự kết hợp những ảnh hưởng và kết quả của khá nhiều những mối
liên hệ và những sự kiện về hoạt động tài chính. Thủ tục này được áp dụng càng chi tiết
thì nó càng có khả năng cung cấp một dự đoán đúng và chính xác hơn.Việc thu thập số
liệu thiếu chính xác sẽ cho một kết quả dự đoán thiếu chính xác.
      - Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng: Bổ sung vào mô hình các biến số thu thập
được để tìm ra một kết quả dự đoán theo mô hình đã xây dựng.

2.2. So sánh
      So sánh là việc xem xét giữa số liệu này và số liệu khác để thấy sự giống nhau, khác
nhau hoặc là sự hơn kém nhau.Trong thủ tục phân tích, KTV có thể so sánh các thông tin
tài chính, như:
         So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;
         So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch
bán hàng ...);
         So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấu hao ước
tính...);
         So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô
hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ
lãi gộp...).
      So sánh gồm các bước:
      a. Xác định mức sai lệch cho phép
      Việc sử dụng một mô hình để dự đoán chắc chắn sẽ có những sai số, do:
      - Bản thân các hệ số được sử dụng trong mô hình chưa phản ánh đầy đủ thực sự các
nhân tố có ảnh hưởng.
      - Thu thập số liệu đưa vào các biến số chưa chính xác, nghĩa là bản thân các số liệu
đóng vai trò biến số được thu thập là chưa chính xác.
Do đó, trước khi so sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp, ta cần xác
định một mức sai lệch cho phép và nếu việc so sánh cho một kết quả vượt quá mức này
được xem là chênh lệch đáng kể và có sự chưa hợp lý trong số liệu khách hàng cung cấp.
      b. So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng: KTV tính toán các chỉ tiêu dựa
trên mô hình đã được lập, sau đó tiến hành so sánh với số liệu kế toán khách hàng cung
cấp.
      c. Trình bày với khách hàng về những chênh lệch và yêu cầu giải thích
       Sự kiện này có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: cụ thể từ bộ phận kế toán
công ty, nhân viên các phòng ban có liên quan, bên cạnh đó còn phải thu thập các chứng
từ khác có liên quan để có thể kết hợp lại và xem xét liệu các thông tin phù hợp và logic
hay không.
2.3. Đánh giá
      Đánh giá là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn, các kỹ thuật để phân tích và
kết luận về các chênh lệch khi so sánh.
      Ở bước này rất cần đến sự linh hoạt của KTV. Đánh giá ở đây không chỉ đơn thuần
dựa trên những kết quả của so sánh toán học mà còn dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp
của KTV.
      Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch (nếu có) mà
kết quả của sự so sánh:
      - Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch còn đáng kể): Cho thấy KTV đã
không thu thập được bằng chứng kiểm toán hoặc không đáng tin cậy và cân nhắc xem
liệu có nên tiến hành những thủ tục khác thay thế, hoặc trong một vài trường hợp, KTV
nên xem xét đến khả năng hoàn thiện hơn mô hình dự đoán để thông tin thu thập được
chính xác hơn và làm cho chênh lệch có thể giảm xuống. Nếu vẫn không giải thích được
thì chênh lệch này sẽ được đưa vào bảng tóm tắt về những chênh lệch chưa điều chỉnh.
      - Đã ở mức hợp lý: tùy theo tính chất trọng yếu của khoản mục để quyết định xem
nên:
          Chấp nhận nó như là một bằng chứng kiểm toán
          Thận trọng hơn: hoàn thiện hơn nữa dự đoán của chúng ta để kết quả so sánh
chính xác hơn
          Thận trọng hơn nữa: tiến hành kiểm tra chi tiết
3. Phân loại thủ tục phân tích
      Trong qui trình thực hiện phân tích. KTV có thể sử dụng các phương pháp khác
nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ
thuật thống kê tiến tiến. Một cách khái quát, thủ tục phân tích có thể được chia thành 4
loại sau:
      - Phân tích xu hướng
      - Phân tích dự báo (phân tích tính hợp lý)
      - Phân tích tỷ suất
      - Phân tích hồi qui
Thủ tục phân tích                                  Mô tả
                           Sử dụng biến động năm trước để dự đoán giá trị cho năm
   Phân tích xu hướng      hiện hành. Ví dụ, xem xét doanh số từng tháng trong năm
                           để từ đó đưa ra hướng dự đoán của doanh số.
                           Dự kiến thông tin tài chính bằng cách sử dụng những dữ
                           liệu hoạt động. Ví dụ, đối chiếu số lượng hàng tồn kho đầu
   Phân tích dự báo        kỳ, doanh số và hàng tồn kho cuối kỳ đối với số lượng sản
                           xuất và so sánh với số mua để kiểm tra tính đầy đủ, tính
                           hiện hữu và tính chính xác
                           Bao gồm việc tìm hiểu sự hợp lý của mối quan hệ giữa
   Phân tích tỷ suất       nhiều chỉ tiêu trên BCTC. Ví dụ, phân tích tỷ suất giữa chi
                           phí bán hàng với tổng doanh thu của một loại sản phẩm để
                           thu thập được các thông tin về tính hiện hữu, tính chính
                           xác và sự đánh giá.
   Phân tích hồi quy       Sử dụng số liệu của quá khứ để thiết lập mối quan hệ giữa
                           các hiện tượng và sự kiện có liên quan.

3.1. Phân tích xu hướng
      Là xem xét xu hướng biến động của số liệu theo thời gian và phát hiện ra xu hướng
bất thường( tăng hoặc giảm đột biến) mà không có lý do rõ ràng. Việc đánh giá một xu
hướng là bất thường được xem xét trong mối quan hệ với các thông tin khác: tính chu kỳ,
tính thời vụ, tác nhân ảnh hưởng bất thường. Các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích
xu hướng:
      a. Đồ thị: Số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp ta có thể đánh giá đúng về xu hướng
trong thời gian gần đây. Khi kết hợp các thông tin hiện tại và phác họa trên đồ thị có thể
cho ta có được một dư đoán về một xu hướng phát triển của đối tượng phân tích và ta có
thể so sánh dự đoán này với thực tế.
      b. Các tính toán đơn giản: Theo xu hướng trong quá khứ, ta có thể áp dụng xu
hướng đó để dự đoán cho hiện tại, kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp không có những
tác động lớn đáng kể đối với đối tượng phân tích.
      c. Các tính toán phức tạp: Được sử dụng trong trường hợp xu hướng biến động là
phức tạp, việc đưa ra các phép tính phức tạp nhằm để loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố
phụ.
      Lưu ý:
      - Khi phân tích xu hướng phải luôn nhận thức được rằng những xu hướng trước kia
có thể không liên quan gì đến xu hướng hiện tại và trong thực tế có thể chúng làm cho
người phân tích mắc sai sót.
      - Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi được đánh giá rằng những xu hướng
trước kia thực sự có những liên quan tới hiện tại.
3.2.Phân tích dự báo (phân tích tính hợp lý)
     Việc phân tích này được áp dụng để ước tính về một số dư tài khoản hay một loại
hình nghiệp vụ. Phân tích dự báo hay phân tích tính hợp lý được dựa trên mối quan hệ
được chấp nhận giữa biến số đang điều tra với những thông tin phi tài chính hay là việc
dựa trên những dữ liệu sẵn có (cả dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động) để ước tính số
liệu cần phân tích và đối chiếu với số liệu khách hàng cung cấp nhằm nhận dạng và giải
thích cho những khác biệt bất thường.
       Phân tích dự báo bao gồm các bước:
        - Đưa ra một công thức ước tính số liệu cần kiểm tra.
        - Ước tính và so sánh với số liệu cần kiểm tra.
        - Giải thích những biến động, những chênh lệch bất thường.
       Trong đó, việc đưa ra một công thức ước tính được xem là bước quyết định nhất và
cũng đòi hỏi khả năng của người phân tích nhất. Việc đưa ra một công thức ước tính phù
hợp sẽ cho một kết quả dự báo chính xác và ngược lại sẽ cho một kết quả dự báo thiếu
chính xác và dẫn đến những đánh giá sai lệch về số liệu kiểm tra.
Sau đây là một số khoản mục thường áp dụng việc phân tích tính hợp lý này:
       a. Doanh thu: Ước tính số đơn vị bán ra trong một niên độ bằng cách lấy số lượng
đơn vị hàng trong kho để đem bán đầu kỳ cộng với số lượng đơn vị được sản xuất trong
niên độ đó trừ đi số lượng đơn vị tồn kho cuối kỳ sau đó lấy số lượng sản phẩm tiêu thụ
ước tính nhân với đơn giá (kiểm tra trên hóa đơn và hợp đồng bán hàng). Từ đó sẽ ước
tính ra doanh thu bán trong kỳ.
       b. Chi phí khấu hao: Được ước tính từ thời gian hữu dụng của tài sản và phương
pháp tính khấu hao cho những nhóm tài sản đồng nhất.
       c. Giá vốn hàng bán: Được ước tính bằng cách lấy doanh thu của năm được kiểm
toán rồi nhân với tỷ lệ Giá vốn hàng bán / Doanh thu của năm trước đó.
3.3.Phân tích tỷ suất
      Phân tích tỷ suất bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến
động của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Phân tích tỷ suất rất có hiệu quả bởi nó
phản ánh một cách khái quát những mối quan hệ giữa nhiều khoản mục trên báo cáo tài
chính. Mặt khác, nó giúp KTV so sánh tình hình tài chính của khách hàng thông qua các
tỷ số về tình hình tài chính của một công ty khác trong cùng lĩnh vực, ngành nghề mà
công ty này hoạt động có hiệu quả, hoặc so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành để đánh giá
những thuận lợi cũng như khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.
      Phân tích tỷ suất là một phương pháp tăng cường khả năng hiểu biết về tình hình
kinh doanh của khách hàng một cách hiệu quả và đánh giá tổng thể về điều kiện tài chính
cũng như lợi nhuận. Nó giúp cho KTV khái quát một cách nhanh chóng về sự thay đổi
đáng kể trong hoạt động kinh doanh cũng như đặc điểm tài chính của khách hàng. Vì mục
đích đó mà phân tích tỷ suất là một trong những phương pháp thông dụng của thủ tục
phân tích.
      Ngoài ra, khuynh hướng biến động của tỷ suất có thể ảnh hưởng về sự ước tính của
các KTV về tài khoản đặc biệt hoặc loại hình nghiệp vụ. Hơn nữa, phân tích tỷ suất sẽ
giúp cho KTV hiểu rõ hơn mối tương quan giữa các yếu tố tài chính và phi tài chính.
      Thủ tục này cũng rất có hiệu quả khi so sánh đánh giá về khả năng thanh toán, khả
năng hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng tự tài trợ của khách hàng với những doanh
nghiệp có cùng quy mô trong điều kiện kinh tế hiện thời. Khi KTV nhận thấy hệ số thanh
toán hiện thời của khách hàng quá cao so với mức bình quân ngành, họ có thể nghi ngờ
rằng các loại tài sản lưu động như tiền, chứng khoán, các khoản phải thu hay hàng tồn
kho bị khai khống hoặc khi doanh lợi vốn tự có cao hơn đáng kể so với mức bình quân
ngành thì KTV có thể áp dụng phương pháp phân tích tài chính Du Pont để đi sâu xem
xét những nguyên nhân đó. Có thể là do khách hàng cố ý " bóp méo" về doanh lợi tiêu
thụ, doanh lợi tài sản lưu động như tiền hay tỷ số nợ nhằm dựng lên hình ảnh tài chính
lành mạnh.
      Như ta đã biết, phân tích tỷ suất là một trong những phương pháp thông dụng của
thủ tục phân tích. Vì vậy, trước khi áp dụng thủ tục phân tích tỷ suất cần phải xem xét
đến những điều kiện quan trọng và đảm bảo rằng:
      a. Mối quan hệ luôn thay đổi theo các biến cấu thành nên tỷ suất:
      Nếu trong các biến có một yếu tố tương đối ít biến động, cụ thể là lương nhân viên
bán hàng, nhân viên quản lý, thì tỷ suất giữa các yếu tố này so với doanh thu sẽ thay đổi
giữa các năm, thông thường các tỷ suất này đều tăng qua các năm (tỷ lệ thuận với doanh
thu). Tuy nhiên, cần phải hiểu về giá trị tương đối của những yếu tố này và những thay
đổi trong mức tỷ suất dự đoán. Kết luận sẽ không đúng nếu ta chỉ đơn giản cho rằng, giá
vốn hàng bán tỷ lệ thuận với doanh thu. Vì trong thực tế, giá vốn hàng bán bao gồm định
phí và biến phí nên khi khối lượng hàng bán tăng lên thì tỷ lệ giá vốn hàng bán trên
doanh thu sẽ phải giảm xuống (điều này ảnh hưởng bởi kết cấu của từng mặt hàng).
      b. Mối quan hệ này là mối quan hệ tuyến tính:
      Các yếu tố trên báo cáo tài chính bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nếu một yếu
tố này thay đổi thì yếu tố khác sẽ biến đổi theo. Vì thế giả định này là hợp lý với nhiều
chi phí. Ví dụ như trong kỳ, chi phí bán hàng tăng hoặc khoản chiết khấu tăng thì doanh
thu trong kỳ sẽ tăng. Hoặc hàng tồn kho trong kỳ tăng sẽ dẫn đến các khoản phải trả cho
nhà cung cấp tăng.
       c. Mối quan hệ này phải được tính toán thống nhất trên cùng một thời điểm và
phải cùng một phương pháp tính để thỏa mãn điều kiện so sánh được. Ví dụ như: tỷ lệ
vòng quay hàng tồn kho chỉ được tính bằng cách sử dụng nhất quán hoặc giá trị hàng tồn
kho trung bình chung cả năm hoặc giá trị hàng tồn kho vào cuối năm. Bởi vì phương
pháp đánh giá hàng tồn kho khác nhau giữa các kỳ phân tích sẽ ảnh hưởng đến kết quả
phân tích biến động của tỷ suất.
3.4. Phân tích hồi quy
        Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời
gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và
sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là
phương trình hồi quy. Có hai phương pháp hồi quy để đánh giá và dự báo kết quả tài
chính trong doanh nghiệp là: phương pháp hồi quy đơn và phương pháp hồi quy bội.
       a. Phương pháp hồi quy đơn (hồi quy tuyến tính): được dùng để xem xét mối quan
hệ giữa một chỉ tiêu là kết quả vận động của một hiện tượng kinh tế. Phương trình hồi
quy đơn có dạng:
                                        Y = A + B.x
Trong đó:
      Y: Biến phụ thuộc
      x: biến độc lập
A: tung độ gốc
      B: hệ số góc
      Trong phương pháp hồi quy đơn, với mục đích là giải thích hoặc dự báo một chỉ tiêu
cần nghiên cứu, nên việc quan trọng nhất là tìm ra giá trị của A, B. Trên cơ sở đó, xây
dựng phương trình hồi quy tuyến tính để ước lượng các giá trị của Y ứng với mỗi giá trị
của X.
      b. Phương pháp hồi quy bội ( hồi quy tuyến tính bội):
      Phương pháp hồi quy bội (hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng để phân
tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc (một chỉ tiêu kết quả với
nhiều chỉ tiêu nguyên nhân). Trong thực tế, có nhiều mô hình phân tích sử dụng hồi quy
đa biến, như phân tích và dự báo doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng,
phân tích tổng chi phí với nhiều nguyên nhân tác động…
      Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của nhiều nhân tố cả thuận chiều lẫn
ngược chiều, như doanh thu phụ thuộc vào số lượng hàng bán, kết cấu hàng bán, giá cả
hàng hoá, thu nhập bình quân xã hội, mùa vụ, thời tiết, quảng cáo giới thiệu… Mặt khác,
giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ nội tại. Vì vậy, phân tích hồi quy vừa kiểm định
giả thiết về nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng các quan hệ kinh tế
giữa chúng. Từ đó có cơ sở cho phân tích dự báo và có quyết định phù hợp, có hiệu quả
trong việc thực hiện mục tiêu mong muốn của các đối tượng.
         Phương trình hồi quy đa biến tổng quát dưới dạng tuyến tính là:
         Y= b0 +b1x1 + b2x2 +… + bixi +… + bnxn + e
         Trong đó:
         Y: biến phụ thuộc (chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu) và được hiểu là ước
lượng (Y);
         b0 là tung độ gốc; bi các độ dốc của phương trình theo các biến xi;
         xi các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng); e các sai số
         Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào các dữ liệu lịch sử về các
biến Yi và Xi, dùng thuật toán để tìm các thông số b0 và bi xây dựng phương trình hồi
quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Y.
      * Như vậy, nhìn chung các thủ tục phân tích có một số điểm sau:
      - Có thể sử dụng được đối với bất kỳ khoản mục nào nhưng xét về hiệu quả thì thủ
tục phân tích sẽ có hiệu quả hơn đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hơn là các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
      - Phân tích xu hướng và phân tích dự báo được sử dụng nhiều do những ưu điểm của
nó.
      - Mức độ tin cậy của phân tích dự báo tương đối cao vì nó kết hợp các thông tin tài
chính và các dữ liệu hoạt động. Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ của các báo
cáo tài chính khác nhau nhưng có liên quan đến nhau nên cũng cung cấp các thông tin có
giá trị. Phân tích xu hướng được xem là cung cấp các dữ liệu có mức độ tin cậy thấp nhất
vì nó dựa nhiều vào việc xem xét các dữ liệu năm trước. Phân tích hồi quy có mức độ tin
cậy tương đối, tuy nhiên do việc thiết lập các chỉ tiêu liên quan rất phức tạp và đòi hỏi
phải chặt chẽ và thích hợp.
4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng thủ tục phân tích
      Việc áp dụng các thủ tục phân tích dựa trên giả thuyết rằng có sự tồn tại những mối
quan hệ các dữ liệu và các mối quan hệ này phải được giữ nguyên trừ khi có bằng chứng
ngược lại. Sự tồn tại của những mối liên hệ này cung cấp các bằng chứng về tính đầy đủ,
tính chính xác và tính hợp thức của các dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp. Tuy nhiên
độ tin cậy của những thủ tục phân tích phụ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về rủi
ro, trong đó thủ tục phân tích không làm rõ được những biến đổi lớn trong khi có sự tồn
tại của bất thường trọng yếu.
      Mức độ tin cậy mà kiểm toán viên đánh giá với một thủ tục phân tích phụ thuộc vào
các yếu tố sau :
- Mức độ trọng yếu của khoản mục.
      Đối với những khoản mục trọng yếu, việc kết hợp giữa thủ tục phân tích với các thử
nghiệm chi tiết được xem là cần thiết để tránh rủi ro.
      Trong các trường hợp này không phải là phủ nhận tính hữu ích của thủ tục phân tích
mà cần nhận thức rõ rằng thủ tục phân tích ở đây sẽ có tác dụng to lớn trong việc xem xét
khả năng có rủi ro ở khoản mục. Tuy nhiên, do tính hạn chế của bản thân nó nên việc
thực hiện các thử nghiệm chi tiết phải được xem xét đến và ở trong một chừng mực nào
đó là do kết quả của thủ tục phân tích quyết định.
      Còn đối với khoản mục không trọng yếu, nếu xét thấy thủ tục phân tích đã đủ đảm
bảo mức độ tin cậy thì kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận.
- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán.
      Các thủ tục kiểm toán khác được áp dụng sẽ góp phần đánh giá mức độ đáng tin cậy
của kết quả mà thủ tục phân tích mang lại. Ví dụ, thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau
ngày khóa sổ của khoản phải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trình phân
tích nợ phải thu theo thời hạn.
- Độ tin cậy của số liệu.
      Nếu số liệu đem so sánh với số liệu chưa kiểm toán của năm hiện hành không đáng
tin cậy thì kết quả so sánh sẽ thiếu chính xác. Do đó, kiểm toán viên phải xem xét độ tin
cậy của những số liệu đó. Thường thì, nếu số liệu đã được kiểm toán ở năm trước thì
chúng có thể được xem là đáng tin cậy. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đánh giá độ tin
cậy dựa vào nguồn gốc của thông tin: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh
nghiệp.
        Độ tin cậy của các thông tin bên trong phụ thuộc vào sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ.
        Đối với các thông tin bên ngoài thì độ tin cậy của nó phụ thuộc vào nguồn gốc
thông tin. Các thông tin mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở để dự đoán và đối chiếu
với thông tin đơn vị càng độc lập với đơn vị thì độ tin cậy sẽ càng cao. Thông tin có độ
tin cậy cao sẽ cho một kết quả phân tích có hiệu quả, nếu không sẽ dẫn đến kết quả dự
đoán của kiểm toán viên thiếu độ chính xác và vì thế thủ tục phân tích sẽ không đạt được
hiệu quả như mong đợi.
- Số liệu của nhiều năm.
Để xác định xu hướng có ý nghĩa phân tích thì nên so sánh các tỷ số, các tỷ lệ và các
lượng tuyệt đối của nhiều kỳ với nhau sẽ cho kết quả chính xác hơn việc chỉ so sánh với
kỳ trước đó.
- Số liệu được chia nhỏ.
      Khi các thủ tục phân tích được áp dụng cho các Báo cáo tài chính, điều này được
xem như việc khảo sát số liệu tổng hợp. Sự phân tích trong các thể thức phân tích có
nghĩa là kiểm toán viên thực hiện khảo sát dựa trên việc chia nhỏ hơn các số liệu tạo
thành các Báo cáo tài chính. Khi điều này được làm một cách hợp lý, thủ tục phân tích
đối với các số liệu được chia nhỏ có hiệu quả hơn là các số liệu tổng hợp.
      Có hai cách chủ yếu để chia nhỏ số liệu: chia theo các đơn vị nhỏ hơn hoặc theo các
kỳ thời gian ngắn hơn.
      Sự chia nhỏ làm tăng khả năng nhận diện các sai số bù đắp và các sai số có thể bị bỏ
qua trong quá trình khảo sát số liệu tổng hợp.
- Bản chất cơ sở dẫn liệu.
      Thủ tục phân tích có thể có hiệu quả hơn các thủ tục khác đối với cơ sở dẫn liệu này
nhưng lại kém hiệu quả hơn đối với cơ sở dẫn liệu khác.
      Ví dụ : Đối với cơ sở dẫn liệu “sự đầy đủ” thì thủ tục phân tích tỏ ra có hiệu quả hơn
các thử nghiệm chi tiết, còn đối với cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh” thì ngược lại, thủ tục
phân tích có hiệu quả hạn chế hơn các thủ tục khác.
- Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu so sánh.
      Nếu giữa các chỉ tiêu được so sánh không có mối quan hệ hoặc chỉ quan hệ một
cách lỏng lẻo thì việc phân tích sẽ vô nghĩa. Trong nhiều trường hợp, chỉ có thể so sánh
được cần phải loại trừ các nhân tố gây nhiễu bằng các phương pháp thích hợp.
- Thời gian thực hiện thủ tục phân tích.
      Thủ tục phân tích có hiệu quả nhất khi áp dụng cho toàn niên độ kiểm toán. Trong
trường hợp áp dụng thủ tục phân tích cho một phần của niên độ, vai trò của thủ tục phân tích
là giúp kiểm toán viên hiểu biết về tình hình kinh doanh và phân tích rủi ro, hơn là cung cấp
một bằng chứng kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính.
- Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
      Với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, việc chỉ đơn thuần áp dụng thủ tục
phân tích, cho dù đối với những khoản mục không trọng yếu, để đi đến kết luận ngay sẽ
có rủi ro cao. Do đó, đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì thủ tục phân tích
không thể là thủ tục chính mà các thử nghiệm chi tiết sẽ là trọng tâm. Còn ngược lại, một
hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt thì thông tin cung cấp sẽ có độ tin cậy cao và
khi đó thủ tục phân tích mà kiểm toán viên áp dụng cũng cho những kết quả đáng tin cậy.
5. Trình tự thực hiện thủ tục phân tích
5.1. Chọn mô hình phân tích thích hợp
       Nhìn chung các thủ tục phân tích áp dụng hiệu quả đối với các khoản mục trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh hơn là đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế
toán. Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dễ dự đoán hơn, trong khi
các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại hình nghiệp vụ phức tạp.
Khi lựa chọn thủ tục phân tích, KTV có thể xem xét qua bảng sau đây:
Loại hình phân tích
        Đối tƣợng kiểm toán
                                  Phân tích dự báo     Phân tích tỷ suất    Phân tích xu
                                                                               hƣớng
   Khoản mục trên BCĐKT          Hạn chế               Hữu ích             Hạn chế
   Khoản mục trên BCKQHĐKD       Rất hữu ích           Rất hữu ích         Hữu ích

         ( Nguồn: Giáo trình kiểm toán tài chính, trường ĐH kinh tế quốc dân)

5.2. Lựa chọn và thu thập dữ liệu cho mô hình phân tích thích hợp
   Dữ liệu thường được lấy từ những nguồn sau đây
       Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác có liên quan
       Số liệu kiểm toán giữa niên độ
       Sổ sách đơn vị
       Các kế hoạch tài chính
       Chỉ tiêu một số doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh
       Các tài liệu khác như:
      - Các thông tin chung như cơ hội kinh doanh, sự tăng trưởng hay suy thoái của nền
kinh tế thế giới, khu vực hay trong nước có tác động mạnh mẽ đến tình hình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp
      - Các thông tin đặc thù theo ngành và của doanh nghiệp như tính chất của sản
phẩm, qui trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế…
5.3. Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
      Tính độc lập và đáng tin cậy của các dữ liệu trong quá trình ứng dụng các mô hình
phân tích có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác về các dự đoán của KTV và vì thế
cũng ảnh hưởng đến bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích. Cho nên,
để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu, KTV cần xem xét:
        Nguồn gốc dữ liệu là bên trong đơn vị hay là bên ngoài?
        Nếu là bên trong đơn vị thì liệu thông tin đó có độc lập với người chịu trách
nhiệm cho kết quả do KTV đạt được thông qua thủ tục phân tích không.
        Dữ liệu thu thập trong năm nay và năm trước đã được kiểm tra và điều chỉnh theo
các cuộc kiểm toán trước đó chưa.
5.4. Thực hiện việc phân tích, xác định mức lệch và tìm nguyên nhân
      Sau khi xác định được nguồn gốc và đánh giá được độ tin cậy của các dữ liệu, KTV
đi vào việc thực hiện thủ tục phân tích để tìm ra những chênh lệch bất thường giữa các
khoản mục phát hiện những sự thay đổi trong quá trình hoạt động của đơn vị và tìm thấy
những xu hướng (tăng hoặc giảm đột ngột) mà không có lý do rõ ràng.
      Để tìm ra nguyên nhân của những chênh lệch hay xu hướng trên, trước hết KTV cần
phải xác định được mức chênh lệch bằng cách so sánh những ước tính của mình và đối
chiếu với số liệu đơn vị.
      Nếu mức chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu, tức là có thể chấp nhận được thì KTV
chấp nhận khoản mục đó, ngược lại, nếu mức chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu thì KTV
phải tìm cho được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa số liệu ước tính và số
liệu thực tế của đơn vị.
5.5. Rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được
      Đánh giá về mức độ đảm bảo hợp lý đã đạt được: việc đi tìm lời giải thích hợp lý
cho sự chênh lệch không phải lúc nào cũng mang lại một kết quả là chênh lệch đã được
điều chỉnh lại và phù hợp với mức sai sót cho phép. Đối với những tài khoản mà sau khi
thu thập được thêm thông tin và có thể cho thấy rằng nó có số dư hợp lý thì xem như
kiểm toán viên đã thu thập được một bằng chứng kiểm toán và thủ tục phân tích đã đạt
được mục đích của nó.
      Xem xét và đánh giá các khác biệt không giải thích được: khi không xác định được
nguyên nhân gây ra chênh lệch (không tìm được lời giải thích phù hợp cho sự chênh lệch)
hoặc mức chênh lệch sau khi điều chỉnh vẫn còn lớn hơn mức sai sót cho phép, KTV đã
không thu được bằng chứng kiểm toán theo dự tính và sẽ phải cân nhắc liệu có nên tiến
hành một thủ tục khác thay thế hay không. KTV sẽ nghi ngờ về khả năng xảy ra sai sót,
gian lận ở khoản mục này và tập trung nhiều hơn vào các thử nghiệm chi tiết.
6. Ƣu điểm và nhƣợc điểm khi áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
6.1. Ưu điểm
Trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, áp dụng thủ tục phân tích sẽ mang lại những
ưu điểm sau:
      - Cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, chính xác và có giá trị về số liệu kế toán.
      - Giúp đánh giá được những nét tồng thể và không bị sa lầy vào các nghiệp vụ cụ thể
      - Tốn ít thời gian và chi phí
      - Có thể sử dụng đối với tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính
      - Được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của qui trình kiểm toán
6.2 Nhược điểm
      Bên cạnh những ưu điểm thì thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính vẫn
tồn tại những nhược điểm nhất định như sau:
    - Không phải lúc nào cũng tạo ra được những bằng chứng có độ tin cậy cao. Bởi vì độ
tin cậy của thủ tục phân tích còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính trọng yếu của các
tài khoản hoặc loại hình nghiệp vụ,các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm
toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
    - Không phát hiện được những sai sót có giá trị nhỏ hoặc những sai sót có giá trị lớn
nhưng vận động ngược chiều nhau, bù trừ nhau.
    - Phải dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh.
    - Đối với những khoản mục trọng yếu hay đối với những đơn vị có hệ thống kiểm soát
nội bộ kém thì thủ tục phân tích phải kết hợp với các thử nghiệm chi tiết nếu không sẽ có
rủi ro cao.
III. Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán BCTC
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.1. Mục đích
       Trong tiến trình lập kế hoạch, phân tích chủ yếu được tiến hành đối với báo cáo tài
chính. Ngoài việc bước đầu giúp KTV hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của
khách hàng, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự
đoán những khu vực có rủi ro cao. Theo chuẩn mực số 520 “Quy trình phân tích”, KTV
nên áp dụng thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạch vì:
      - KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong tiến trình lập kế hoạch kiểm toán để
tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro. Quy
trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán khác.
      - Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năng thanh
toán), kiểm toán viên còn xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm
hay không? Đánh giá ban đầu về giả định này sẽ là cơ sở để kiểm toán viên quyết định có
thực hiện các thủ tục xác minh cần thiết hay không.
1.2. Nội dung
       KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, tham quan đơn vị, phỏng vấn các cá
nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để đạt được những hiểu
biết đầy đủ về đơn vị. Sau đó, KTV tiến hành phân tích sơ bộ theo trình tự sau:
      - Tiến hành lập bảng so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính giữa năm nay với năm
trước để xác định những chênh lệch tuyệt đối và tương đối.
      - Tính toán các tỷ số tài chính cơ bản như: Tỷ suất thanh toán nhanh; Lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất nợ v.v…
      - Xem xét các mối quan hệ bất thường như việc vòng quay hàng tồn kho nhanh
nhưng tỷ lệ lãi gộp lại có xu hướng giảm .
      - So sánh và ghi nhận các biến động tuyệt đối, ví dụ: Chênh lệch lớn hơn 10%
(Giữa số ước tính và số thực tế).
      - So sánh và ghi nhận những biến động bất thường (Doanh thu hàng năm tăng 10%,
năm nay tăng 30%).
      Lưu ý, trong giai đoạn này, điều kiện tài chính và khả năng trả nợ đến hạn của đơn vị
phải được KTV chú trọng khi thực hiện thủ tục phân tích. Tình trạng xấu đi của khả năng
thanh khoản hay các tỷ số sinh lời của đơn vị có thể là một biểu hiện của rủi ro tiềm tàng,
dẫn đến rủi ro đơn vị sẽ trình bày sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính.
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.1. Mục đích
      Mục đích chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán để giúp
KTV thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng
thời phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu. Thí dụ, việc nghiên cứu quan hệ
giữa chi phí khấu hao với nguyên giá và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định có thể cung cấp
bằng chứng về sự hợp lý của chi phí này, hoặc ngược lại giúp KTV dự đoán về khả năng
sai lệch của số liệu.
2.2 Nội dung
      KTV phải thảo luận với giám đốc, kế toán trưởng hoặc người đại diện của đơn vị
được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ tin cậy của các thông tin cần thiết
cho việc áp dụng thủ tục phân tích, kể cả kết quả phân tích của đơn vị nếu tin tưởng vào
các dữ liệu này.
     Khi áo dụng thủ tục phân tích, trong giai đoạn này KTV phải xem xét các yếu tố sau:
      - Mục tiêu của việc phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được.
- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin.( Ví dụ: thủ tục phân tích áp
dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn là áp dụng
đối với thông tin tổng hợp của đơn vị…).
      - Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính.
      - Độ tin cậy của các thông tin(Ví dụ: kế hoạch được thiết lập có tính khả thi hơn là
kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được).
      - Nguồn gốc thông tin (ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao hơn
thông tin do đơn vị cung cấp…).
      - Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so
sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành…).
      - Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về tính
hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn
đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước.
      Các thủ tục phân tích thường được sử dụng.
      - So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng qui mô
hoạt động hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành. (ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ
lãi gộp…)
      - So sánh số năm nay với số năm trước.
      - So sánh chi tiết số dư tổng hợp với số dư chi tiết tương tự của năm trước.
      - Tính tỷ số và mối quan hệ tỷ lệ để so sánh với kỳ trước.
      - So sánh số liệu của khách hàng với các kết quả ước tính của khách hàng.
      - So sánh số liệu của công ty khách hàng với các kết quả dự kiến của KTV.
      - Ước tính giá trị các khoản mục sau đó so sánh kết quả ước tính với số liệu doanh
nghiệp.
3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
3.1. Mục đích
       Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng thủ
tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo
cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình
phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình
kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp
kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo
tài chính. Tuy nhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên
phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.
3.2. Nội dung
       Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu
thập được. Về cơ bản, cũng giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì thủ tục
phân tích trong giai đoạn này là phân tích sơ bộ báo cáo tài chính. Việc này nhằm đánh
giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, nhất là những số
liệu kiểm toán của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Mọi diễn biến bất thường của
các thông tin này so với số liệu đơn vị, số liệu kế hoạch, số liệu năm trước, số liệu bình
quân ngành, các thông tin tài chính khác và những thông tin phi tài chính, đều cần được
giải thích thấu đáo.
      Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong
suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở
đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ
báo cáo tài chính cũng như chỉ ra những thủ tục kiểm toán viên phải thực hiện bổ sung
nhằm củng cố thêm ý kiến của mình.

                             PHẦN II
               THỰC TẾ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG
             KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
1. Giới thiệu chung
Tên công ty:




Logo




 Hình thức:
       Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán - AAC hoạt động dưới hình thức công ty
TNHH với sự góp vốn của 16 thành viên.
  Trụ sở chính:
             217- Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng
             Tel: (84).0511.3 655 886
              Fax: (84).05113 655 887
             Website: http://www.aac.com.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển
       Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (trước đây là Công ty Kiểm toán và
Kế toán AAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập từ năm 1993 được thành lập trên cơ sở
Quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 4 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-BTC
ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) là một trong số rất ít các công
ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Tiền thân là công ty kiểm toán DAC.
trên cơ sở sáp nhập hai chi nhánh kiểm toán tại thành phố Đà Nẵng.
        AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có qui chế riêng về việc lựa
chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán...
        Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã vinh dự
đạt được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó 2 năm liền đạt giải “Thương mại dịch vụ
Việt Nam – Top Trade Services” do Bộ công thương trao tặng”. Kết quả này có được
thông qua giới thiệu đề cử của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Hiệp hội các ngành hàng và kết quả bình chọn của độc giả Báo
Công thương, Báo Công thương điện tử, hệ thống bình chọn nhắn tin 8333 và kết quả
thẩm định của Bộ Công thương – Ban tổ chức giải thưởng. Giải thưởng này được trao
cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà
Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, đã có những đóng góp vào sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng, trong đó có
dịch vụ kế toán, kiểm toán.
  3. Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động
        AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số
liệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của công ty đối với mọi khách hàng
trên toàn quốc.
        AAC có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng cao, uy tín, đạo đức nghề
nghiệp và ý thức trách nhiệm cao. Không những thế, AAC còn có đội ngũ KTV được đào
tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản.. và có nhiều năm kinh
nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế.
100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo
trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua
chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do Cộng
đồng Châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC còn được đào tạo chuyên sâu bởi các
chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở Việt Nam và các nước như: Úc,
Nhật Bản… nên trong suốt quá trính phát triển công ty chưa hề để xảy ra những sai sót,
rủi ro cho khách hàng. Chính vì điều đó công ty luôn tạo dựng được lòng trung thành của
khách hàng và các nhà đầu tư khắp nơi.
        Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để
tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp
với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro
cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
4. Các dịch vụ công ty cung cấp
        Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC với nhiều lĩnh vực hoạt động kinh
doanh chuyên ngành đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong phạm vi toàn quốc. Các loại hình kinh
doanh chính gồm:
       Dịch vụ kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh của
AAC. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến hành theo
các quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực
kiểm toán. Quy chế kiểm toán độc lập và các quy định hiện hành, đồng thời có sự so
sánh, đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Thông lệ được chấp
nhận chung của Quốc tế. Từ các kết quả kiểm toán, AAC đảm bảo cung cấp những góp ý
xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây
dựng và không ngừng phát triển, AAC đã tạo dựng được niềm tin của các khách hàng
trong từng dịch vụ kiểm toán.
       Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:
        Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)
        Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế
        Kiểm toán hoạt động
        Kiểm toán tuân thủ
        Kiểm toán nội bộ
        Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước
        Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
        Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản


                               .
                                                                  :
      
      
      
      
      

       
       Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo: Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút,
từng giây. Để có được thành công mỗi người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời
phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và
các khóa học cập nhật các kiến thức mới nhất. AAC đã tham gia thành công vào việc
giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường mới.
       Các dịch vụ tư vấn và đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:
        Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp
        Tư vấn thực hành kế toán
        Tư vấn đầu tư và thủ tục cấp phép
        Tư vấn thành lập doanh nghiệp
        Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hóa doanh nghiệp
        Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán
        Tư vấn tài chính
  Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
            Tổ chức lớp thực hành kế toán
            Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kế toán
            Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ
            Tổ chức lớp ôn tập và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán
            Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán
           Dịch vụ tư vấn thuế:
           Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:
            Đăng ký & kê khai thuế
            Tư vấn kế hoạch thuế
           Cung cấp các văn bản thuế có liên quan
    5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
         5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
           AAC là công ty kiểm toán lớn nhất miền Trung với chất lượng dịch vụ luôn đáp
    ứng được yêu cầu của mọi khách hàng trong toàn quốc. Có được thành công như hiện nay
    là cả một quá trình đầu tư, phát triển của đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật viên trong
    toàn công ty. Hiện nay, toàn công ty có hơn 100 nhân viên trong đó khoảng 30% được
    công nhận kiểm toán viên quốc gia, 100% tốt nghiệp đại học và trên đại học.
         5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
                                      TỔNG GIÁM ĐỐC




                   PHÓ TGĐ KHỐI                             PHÓ TGĐ KHỔI
                  KIỂM TOÁN XDCB                           KIỂM TOÁN BCTC
                                                                BCTC


           KHỐI           PHÒNG               CN TP.           PHÒNG            KHỔI
           KIỂM           TƯ VẤN               HỒ                KẾ             KIỂM
           TOÁN           ĐÀO                  CHÍ              TOÁN            TOÁN
           XDCB           TẠO                 MINH             HÀNH             BCTC
                                                               CHÍNH



 Ban        Phòng      Phòng        Ban       Phòng        Phòng  Phòng   Phòng
 kiểm 6. Tổng quát quy kiểm kiểm toán BCTC áp dụng tại công ty TNHH kiểm toán và
             kiểm       trình       kiểm       kiểm        kiểm    kiểm    kiểm
 soát kế toántoán
              AAC.      toán        soát       toán         toán   toán    toán
 chất Quy trình kiểm toán BCTC TƯ thực hiện qua 3 giai đoạn gồm :
            XDCB       XDCB G được chất      XDCB1        XDCB    XDCB    XDCB4
lượng - Giai đoạn lập kế hoạch
               1          2   VẤN lượng                       2      3
       -                     ĐÀO
           Giai đoạn thực hiện kế hoạch
                              TẠO
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán
và thể hiện qua mô hình sau đây :




6.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
6.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch
 6.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.




6.1.1. Giai đoạn tiền lập kế hoạch.
Giai đoạn này về cơ bản gồm các công việc:
     - Lãnh đạo công ty hoặc lãnh đạo khối kiểm toán BCTC nghiên cứu thư mời kiểm
toán hoặc đơn thuần tiếp nhận mối quan hệ với khách hàng được xây dựng bởi bất cứ bộ
phận hay cá nhân nào trong công ty, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêu cầu cụ thể của
khách hàng một cách tỉ mỉ, thận trọng tìm hiểu nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ phức tạp của doanh nghiệp, xem xét giá phí cuộc kiểm toán…
     - Nếu như khách hàng được chấp nhận, người quản lý sẽ chỉ định nhóm kiểm toán
phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán. Nhóm trưởng phải là
một người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
     - Người quản lý liệt kê các nội dung: thời điểm bắt đầu kiểm toán, thời gian kiểm
toán, các yêu cầu của khách hàng, giá phí kiểm toán…, viết hợp đồng kiểm toán và trình
lên giám đốc ký…
6.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
       Giai đoạn này bao gồm các bước công việc
             Các điểm cần lưu ý của năm trước
              Nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ, cập nhật những
             thông tin mới, các chính sách, chiến lược mới của công ty cũng như cơ cấu tổ
             chức của khách hàng. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
             của khách hàng là để xác định độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ qua
             đó có thể xác định nội dung, thời gian và phạm vi cuộc kiểm toán.
             Tìm hiểu về khách hàng: Con người, sản phẩm, thị trường, hệ thống kế toán …
             Các thủ tục phân tích theo kế hoạch.
             .Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro.
             Tài liệu và thông tin đề nghị khách hàng lập v.v…
             Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán
6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
      Là giai đoạn thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để phục vụ cho
việc lập báo cáo kiểm toán theo kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này KTV thường thực
hiện những công việc sau :
    Nghiên cứu rà soát hệ thống kế toán, qua đó thu thập các bằng chứng kiểm toán. Đây
là giai đoạn thực hiện các thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả bao gồm việc thực hiện
các thủ tục phân tích và các kiểm tra chi tiết.
6.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
      Trong giai đoạn này cơ bản có các nội dung:
      - Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán tại văn phòng công ty khách hàng, trưởng nhóm
họp các thành viên lại thảo luận và trao đổi những vấn để được ghi trong giấy làm việc
đồng thời cùng kế toán khách hàng làm rõ những vấn đề còn khúc mắc cần giải quyết.
      - Trưởng nhóm lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với ban giám đốc khách hàng
và những người có liên quan.
      - Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại báo cáo tài chính lần cuối cùng, thống nhất
những bút toán điều chỉnh với khách hàng và tiến hành lập báo cáo tài chính (lưu ý: lập
báo cáo tài chính là trách nhiệm của khách hàng, việc kiểm toán lập báo cáo tài chính của
đơn vị khách hàng vì mục đích dễ dàng theo dõi số liệu, thống nhất mẫu biểu với khách
hàng), báo cáo kiểm toán, đóng hồ sơ.
      - Xem xét các sự kiện phát sinh sau cuộc kiểm toán
      - Xem xét giả thiết hoạt động liên tục
- Nhóm trưởng kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên
phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo (nếu cần).
      - Phòng kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ nhằm cho cuộc kiểm toán có
chất lượng cao hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
      - Sau khi bản thảo được duyệt, nhóm trưởng lập báo cáo kiểm toán chính thức, viết
thư quan lý ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hồi
đồng quản trị khách hàng.
      - Kết thúc kiểm toán và lưu hồ sơ.
             Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả 3 giai đoạn của chu trình kiểm toán.
             Việc áp dụng thủ tục phân tích giúp cho thời gian, công việc của quá trình
             Kiểm toán được rút ngắn, gọn nhẹ hơn. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập
             kế hoạch là quan trọng nhất do KTV đã có cái nhìn tổng quát về doanh
             nghiệp, đã khoanh vùng được những khoản mục biến động bất thường để tập
             trung kiểm tra ở giai đoạn thực hiện Kiểm toán.

II. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH
Kiểm toán và kế toán AAC.
        Thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện một cách
thống nhất trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế
của cuộc kiểm toán cũng như thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ làm căn cứ cho
những kết luận của KTV về tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính, KTV sẽ tiến
hành thủ tục phân tích trong các giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch
kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
        Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300-Kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm
toán được hiểu là định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của KTV
về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
        Việc lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán và kế toán AAC được triển khai
qua các bước sau:
   1.1 Tìm hiểu khách hàng và ký kết hợp đồng
        Quy trình kiểm toán bắt đầu khi công ty kiểm toán chấp nhận một khách hàng. Do
yêu cầu đòi hỏi về trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý nên KTV cần phải
thận trọng khi chấp nhận khách hàng. Khi nhận được yêu cầu kiểm toán từ công ty khách
hàng thì phải có sự liên lạc giữa KTV với khách hàng. Công ty kiểm toán cần phải đánh
giá khách hàng tiềm năng và xem xét khách hàng hiện tại để quyết định có chấp nhận hay
duy trì một khách hàng hay không. Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng,
công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch
kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm
toán, lựa chọn đội ngũ KTV tham gia kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán.

     1.2 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Sau khi ký kết hợp đồng, KTV sẽ bắt đầu thu thập những hiểu biết về ngành nghề kinh
doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng
nhằm giúp KTV phân tích tình hình tài chính, đánh giá rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán.
      Ví dụ minh họa tại công ty khách hàng X :

         Một số thông tin cơ bản về công ty như sau :

           Đặc điểm hoạt động kinh doanh :

   -     Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất – chế biến

   -     Ngành nghề kinh doanh : sản xuất, lắp ráp và gia công các loại trục cao su công
         nghiệp, khuôn ép cao su và các sản phẩm có liên quan, lắp ráp các thiết bị tự
         động văn phòng.
           Hệ thống kế toán :
   -     Hình thức sổ kế toán áp dụng : hình thức nhật kí chung
   -     Đơn vị tiền tệ sử dụng : Đồng Việt Nam
   -     Cơ sở lập Báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo nguyên
         tắc giá gốc.
   -     Nguyên tắc chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
         được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục có số
         dư ngoại tệ cuối kì được đánh giá theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày
         31/12
   -     Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc, tính giá xuất kho theo phương
         pháp Fifo và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
        Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị :
   -     Công ty xây dựng các chuẩn mực về đạo đức đối với từng đối tượng hoạt động
         trong từng phòng ban, các chuẩn mực này được phổ biến trong từng phòng ban,
         từng bộ phận cụ thể. Căn cứ vào các văn bản này mà các trưởng bộ phận, phòng
         ban sẽ soạn thảo những quy định vụ thể và rõ ràng hơn để các nhân viên cấp dưới
         căn cứ vào đó để thực hiện các hoạt động trong phạm vi công việc của mình
   -     Công việc, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp quản lý được quy định
         cụ thể trong điều lệ hoạt động của công ty và được phổ biến tới từng phòng ban,
         từng bộ phận dưới dạng văn bản.
   -     Hằng năm cơ quan thuế kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của công ty đối
         với nhà nước. Ngoài ra công ty cũng nhờ đến sự kiểm toán của các công ty kiểm
         toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của công ty.
-     Chính sách nhân sự : Công ty có phòng tổ chức lao động và tiền lương, phòng
          này có nhiệm vụ xây dựng định mức về tiền lương, chính sách nhân sự, đào tạo,
          luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật nhân viên.
    -     Cơ cấu tổ chức : Sự phân chia trách nhiệm, báo cáo và quyền hạn giữa các bộ
          phận trong đơn vị được thể hiện một cách tổng quát bằng sơ đồ tổ chức, đồng
          thời cũng được quy định rõ trong điều lệ hoạt động của công ty
               Nhìn chung hệ thống KSNB của đơn vị khá tốt, chính sách kế toán mà đơn
          vị áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Rủi ro kiểm soát được
          đánh giá là thấp.
1.3. Thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính
      Trên cơ sở những hiểu biết của KTV về công ty khách hàng, KTV tiến hành thực
hiện thủ tục phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này phương pháp phân
tích xu hướng và phân tích tỷ số được áp dụng phổ biến, KTV sẽ lập bảng phân tích đánh
giá các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giữa 2 năm liên tiếp. Qua bảng này, KTV sẽ chú
trọng vào những khoản mục có chênh lệch lớn cần tập trung điều tra và làm rõ nguyên
nhân của những chênh lệch.
      Trong năm công ty có thực hiện Kiểm toán tại công ty khách hàng X, việc phân tích
sơ bộ Báo cáo tài chính được thể hiện như sau:
                   BẢNG PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
                                                                                         Tỷ lệ
Tài sản                               31/12/2009      31/12/2010        Chênh lệch
                                                                                       chênh lệch
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN                  129.058.708     192.008.371        62.949.663      48,78%
I. Tiền                                17.494.882       6.534.169     (10.960.713)     -62,65%
Tiền mặt                                2.973.910       5.401.278         2.427.368     81,62%
Tiền gửi ngân hàng                     14.520.972       1.132.891     (13.388.081)     -92,20%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn       37.354.507     152.616.359      115.261.852     308,56%
Phải thu khách hàng                    32.466.766     148.052.192      115.585.426     356,01%
Trả trước cho nhà cung cấp              4.887.742       4.565.922         (321.820)     -6,58%
Phải thu khác                                   -          (1.755)           (1.755)
IV. Hàng tồn kho                       31.435.423      22.131.591       (9.303.832)    -29,60%
Công cụ dụng cụ                        31.425.423      22.131.591       (9.303.832)    -29,60%
V. Tài sản ngắn hạn khác               42.773.896      10.726.252     (32.047.644)     -74,92%
Tạm ứng                                 1.460.364       1.034.001         (426.363)    -29,20%
Chi phí chờ kết chuyển                  3.900.668         441.479       (3.459.189)    -88,68%
Thuế GTGT được khấu trừ                37.412.864       9.250.773     (28.162.091)     -75,27%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN                  1.359.990.744   1.443.016.456        83.025.712      6,10%
II. Tài sản cố định                 1.231.725.986   1.320.769.142        89.043.156     7,23%
Tài sản cố định hữu hình              963.680.306   1,251,639,460      287.959.154      29,88%
Nguyên giá                          1.084.592.194   1.493.400.248      408.808.054      37,69%
Hao mòn lũy kế                      (120.911.888)   (241.760.788)    (120.848.900)      99,95%
2. Tài sản cố định vô hình              1.074.366         913.211         (161.155)    -15,00%
Nguyên giá                              1.289.239       1.289.239                  -
Hao mòn lũy kế                          (214.873)       (376,028)         (161,155)      75,00%
3. Xây dựng cơ bản dở dang            266.791.314      68.216.471    (198.574.843)      -74,45%
V. Tài sản dài hạn khác               128.264.759     122.247.314       (6.017.445)      -4,69%
1. Chi phí trả trước dài hạn               128.264.759     122.247.314      (6.017.445)    -4,69%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN                        1.489.049.453   1.635.024.826     145.975.373      9,80%
A. NỢ PHẢI TRẢ                           1.537.805.003   1.316.229.727   (221.575.276)    -14,41%
I. Nợ ngắn hạn                             326.993.836     518.279.223     191.285.387    58,50%
2. Phải trả người bán                      284.951.802     452.041.461     167.089.659     58,64%
3. Người mua trả tiền trước                     11.000          13.093            2.093    19,03%
4. Thuế và các khoản phải      nộp cho
nhà nước                                        33.503         529.296         495.793    1479,83%
5. Phải trả người lao động                  38.537.675      58.228.182      19.690.507      51,09%
6. Phải trả khác                             3.459.856       7.467.191       4.007.335     115,82%
II. Nợ dài hạn                           1.210.811.167     797.950.504   (412.860.663)     -34,10%
1. Vay và nợ dài hạn                     1.210.811.167     797.950.504   (412.860.663)     -34,10%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU                         (48.755.551)     318.795.099     367.550.650    -753,86%
I. Vốn chủ sở hữu                         (48.755.551)     318.795.099     367.550.650    -753,86%
1. Vốn của chủ sở hữu                      504.911.620     848.401.140     343.489.520      68,03%
2. Lợi nhuận chưa phân phối              (553.667.170)   (529.606.040)      24.061.130      -4,35%
TỔNG NGUỒN VỐN                           1.489.049.453   1.635.024.826     145.975.373       9,80%


Từ bảng phân tích trên KTV nhận thấy :
      Đối với khoản mục tiền:
      Tiền mặt tăng 81.62% so với năm trước, tuy nhiên tiền gửi Ngân hàng lại giảm
đáng kể và tỷ trọng giảm tương đối lớn. Vì vậy, KTV cần phải xem xét liệu tiền mặt tồn
quỹ như vậy là hợp lý không, về nguyên tắc không nên để tồn quỹ tiền mặt quá cao vì sẽ
có nhiều rủi ro đối với khoản mục này. Như vậy, liệu tiền mặt tồn kho lớn như vậy vào
thời điểm cuối năm có thể là do những nguyên nhân nào? Từ đó kiểm toán viên sẽ chú
trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán.
      Đối với khoản mục phải thu:
      Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng rất cao so với năm trước khoảng 356.01%,
điều này cho thấy tốc độ tăng các khoản phải thu rất đáng kể, và nhìn chung là hợp lý khi
doanh thu cũng tăng 307.82% so với năm trước. Tuy nhiên, vấn đề ở đây cần xem xét là
khoản phải thu bị chiếm dụng vốn và khả năng thu hồi công nợ hơi chậm. Từ đó xem xét
chính sách về tín dụng phải thu đối với khách hàng có phù hợp với thực tế hay không.
      Đối với khoản mục Hàng Tồn Kho:
      Dựa vào số liệu báo cáo cho thấy, tình hình giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp
tương đối thấp, thậm chí không có số dư của nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang, thành phẩm. Từ đó, kiểm toán viên đưa ra các nhận định như sau:
      - Trong kỳ doanh nghiệp chủ yếu là gia công nên nguyên liệu không có số dư.
      - Tuy nhiên, nếu chủ yếu hoạt động gia công mà số dư của chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang bằng không, điều đó chứng tỏ tất cả các đơn hàng từ khách hàng đều được
gia công hoàn tất và chuyển giao toàn bộ cho khách hàng -> vấn đề này cần phải xem xét
lại, vì khó có thể xảy ra trong thực tế đối với doanh nghiệp này. Như vậy, khả năng có thể
có những đơn hàng đã hoàn tất nhưng đang làm thủ tục xuất hàng và đơn vị đã hạch toán
thẳng vào giá vốn -> vì vậy các KTV sẽ chú trọng đến các hợp đồng xuất hàng để xem đã
đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu hay chưa?
      - Vấn đề kiểm kê cần phải chú trọng và cần phải tìm hiểu về khoản mục này.
Đối với khoản mục Tài sản cố định
      Hao mòn lũy kế của Tài sản cố định lớn. KTV lưu ý việc kiểm tra xem đơn vị đã
tính khấu hao đúng chưa?
      Đối với khoản mục phải trả người bán
      Qua số liệu báo cáo, kiểm toán viên có đánh giá sơ bộ về mức biến động tăng giảm
của các khoản phải trả. Nhìn chung, tỷ lệ nợ năm nay so với năm trước tăng khoảng
58.64% tương đương tăng 167,089,659 ( ngàn đồng). Điều đó có thể do công ty sử dụng
tốt tín dụng của nhà cung cấp hoặc có thể công ty đang trong tình trạng mất khả năng
thanh toán. Vì vậy, KTV sẽ đánh giá vấn đề này trong khâu phân tích về các chỉ số tài
chính.
      Đối với khoản mục phải trả công nhân viên
      Khoản phải trả cho người lao động năm nay so với năm trước tăng khoảng 51.09%
tương đương với mức tăng 19,690,507 ngàn đồng. Việc tăng này có thể do một số
nguyên nhân mà các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu :
      - Xem xét chính sách lương của công ty như thế nào? Có thể ngân sách hằng năm
đều tăng lương cho người lao động.
      - Có thể đây là khoản lương phải trả mà đơn vị trích trước: chi phí lương tháng 13,
thưởng Tết, các khoản chi thưởng cho Ban Giám Đốc…
      - Đây là công ty có quy mô lớn, số lượng công nhân rất lớn, vì thế có thể có sự gia
tăng về số lượng lao động cũng ảnh hưởng đáng kể đến tiền lương.
      Đối với khoản mục vay:
      Nhìn cơ cấu vốn của công ty chúng ta có thể thấy được vốn vay chiếm tỷ trọng rất
lớn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Kiểm toán viên lưu ý kiểm tra kỹ hợp đồng vay.
Vấn đề nợ vay và điều khoản trả lãi vay cần được xem xét kỹ trong hợp đồng, bên cạnh
đó xem xét cách hạch toán tỷ giá, vì trong trường hợp với số tiền vay lớn thì khoản chênh
lệch tỷ giá đánh giá vào thời điểm cuối năm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lãi lỗ kinh
doanh của đơn vị.
      Đối với khoản mục nguồn vốn kinh doanh
      Vốn năm nay so với năm trước tăng 68.03% tương ứng với mức tăng 343,489,520
ngàn đồng. Kiểm toán viên cần phải xem xét có phải công ty mở rộng hoạt động kinh
doanh, tăng cường dây chuyền sản xuất nên góp vốn để thực hiện dự án. Trong trường
hợp công ty đã góp đủ vốn pháp định rồi, nhưng sau đó lại tăng vốn với mục đích là tăng
vốn pháp định và tăng vốn đầu tư thì cần phải xem xét liệu vốn chuyển vào công ty có
phải mục đích bù đắp các khoản lỗ từ các năm trước không. Tuy nhiên, dựa vào báo cáo
của đơn vị thì công ty thành lập trong năm 2006 và đến năm 2009 tổng luỹ kế lỗ lên đến
553.667.170 ngàn đồng. Và đến năm 2010 công ty mới đạt được khoản lãi là 24.061.130
ngàn đồng, nhưng vẫn không bù đắp được khoản lỗ luỹ kế này. Như vậy, xét về mặt hiệu
quả sử dụng vốn, công ty mất vốn khá trầm trọng (mặc dù vẫn chưa hết vốn).
BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
                                         31/12/2009      31/12/2010          Chênh lệch
  Chỉ tiêu
                                                                         Tuyệt đối        Tương đối
  DT bán hàng và cung cấp dịch vụ       208.838.407    851.678.831    642.840.424         307,82%
  Các khoản giảm trừ doanh thu                     -
  DT thuần về BH và cung cấp dịch vụ    208.838.407    851.678.831    642.840.424         307,82%
  Giá vốn hàng bán                      402.461.095    614.243.663    211.782.568          52,62%
  LN gộp về BH và cung cấp dịch vụ     (193.622.688)   237.435.168    431.057,856         -222,63%
  Doanh thu hoạt động tài chính           3.489.505        466.331    (3,023.174)          -86,64%
  Chi phí tài chính                      18.835.059     12.846.206    (5.988.853)          -31,80%
  Trong đó Chi phí lãi vay               12.554.713     11.654.167      (900.546)           -7,17%
  Chi phí bán hàng                                 -
  Chi phí quản lý doanh nghiệp          140.561.253    203.685.727     63.124.474          44,91%
  LN thuần từ hoạt động kinh doanh     (349.529.495)    21.369.566    370.899.060         -106,11%
  Thu nhập khác                           2.018.045      3.602.145      1.584.100          78,50%
  Chi phí khác                               50.074        910.581       860,507          1718,46%
  Lợi nhuận khác                          1.967.971      2.691.564       723.592           36,77%
  Tổng lợi nhuận trước thuế            (347.561.524)    24.061.130    371.622.654         -106,92%
  Chi phí thuế TNDN hiện hành
  Chi phí thuế TNDN hoãn lại
  Lợi nhuận sau thuế TNDN              (347.561.524)    24.061.130    371.622.654         -106,92%


Từ bảng phân tích trên, KTV nhận xét:
     Đối với khoản mục doanh thu
     Công ty có giấy phép hoạt động từ năm 2006, sau 5 năm hoạt động, công ty có tốc
độ tăng trưởng đáng kể về mặt doanh thu, đặc biệt là trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng
doanh thu so với năm 2009 là 307,82%, tương ứng với mức tăng là 642.840.242 ngàn
đồng. Kết quả cho thấy mức độ tăng trưởng năm 2010 là quá cao so với năm 2009. Như
vậy, kiểm toán viên sẽ có những đánh giá về vấn đề này và xem đây là một trong những
vấn đề cần lưu tâm trong quá trình kiểm toán cũng như quá trình xác định mức trọng yếu
và đánh giá rủi ro.
Đối với khoản mục giá vốn hàng bán
      Như chúng ta đã biết, trong năm này doanh nghiệp chủ yếu là gia công hàng xuất
khẩu, nên giá vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn là chi phí nhân công và khấu hao máy
móc thiết bị hoặc có thể có chi phí gia công bên ngoài mà doanh nghiệp thuê gia công lại.
Tỷ lệ lãi gộp năm nay (là 27.88%) tương đối cao và tăng đáng kể so với năm trước (tỷ lệ
lãi gộp năm trước âm). Qua đó, kiểm toán viên cần quan tâm tìm hiểu vì sao có sự thay
đổi đó.
      Đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp
      Chi phí quản lý năm nay tăng so với năm trước với tỷ lệ 44.91% tương đương với
mức tăng là 63,124,474 ngàn đồng. Nhìn chung, doanh thu tăng dẫn đến các khoản chi
phí tăng là hợp lý. Tuy nhiên, cũng sẽ chú ý trong quá trình thực hiện kiểm toán.
       Ở giai đoạn này KTV đã có đánh giá sơ bộ chênh lệch lớn giữa năm nay và năm
trước của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
để từ đó có nhận định về những rủi ro cho từng khoản mục. Tuy nhiên, việc xem xét,
nhận định khoản mục nào có biến động lớn và có khả năng rủi ro cao còn mang tính
chung chung, chủ quan. KTV vẫn chưa tiến hành tính toán các tỷ suất liên quan nhằm
biết chính xác hơn về khả năng thanh toán, tình hình kinh doanh của khách hàng có khả
quan hay không. Mặc dù sử dụng thủ tục phân tích là nhằm mục đích xác định những
khoản mục bất thường, không hợp lý để trong giai đoạn thực hiện kiểm toán sẽ tập trung
vào những biến động này. Như thế sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho kiểm tra chi tiết
mà đôi khi không cần thiết. Tuy nhiên, ở AAC việc phân tích trong giai đoạn này ít khi
được tiến hành. Khi phỏng vấn các KTV về điều đó thì người viết thường nhận được
những câu trả lời khá giống nhau đó là do giới hạn về thời gian kiểm toán mà đặc biệt là
vào mùa kiểm toán thì công việc quá nhiều nên không có thời gian để thực hiện thủ tục
phân tích cũng như các thủ tục khác mà trong chương trình kiểm toán công ty quy định.
Mặt khác, các khách hàng của AAC thường là những khách hàng thân thuộc cho nên qua
nhiều năm làm việc dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của mình các anh chị nhanh chóng
năm bắt các khoản mục quan trọng để kiểm tra mà không cần phải sử dụng nhiều đến thủ
tục phân tích.
2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
      - Trong giai đoạn này, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp thì thủ tục phân tích
áp dụng cho từng khoản mục được KTV khá quan tâm, đặc biệt là phương pháp phân tích
xu hướng và phân tích dự báo được KTV áp dụng phổ biến. Ngoài ra KTV còn thường
xuyên phối hợp các phương pháp phân tích ở giai đoạn lập kế hoạch nhằm đánh giá các
khoản mục trên BCTC một cách toàn diện nhất trong suốt quá trình kiểm toán.
      - Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các thông tin rất quan trọng đối với KTV trong
giai đoạn này. Một số khoản mục khi kiểm tra, KTV cần phải có thêm thông tin liên quan
đến số liệu được thể hiện trên sổ sách chứng từ. Ví dụ: khi phân tích KTV nhận thấy xu
hướng của chi phí bán hàng trên doanh thu tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm, KTV đã
yêu cầu doanh nghiệp giải trình và biết được rằng: trước đây doanh nghiệp nhập khẩu
hàng từ Nhật Bản nhưng do nguồn hàng bị mất nên doanh nghiệp phải nhập hàng từ các
nước Đông Nam Á, do đó chi phí quảng cáo tăng lên đáng kể. Trong trường hợp này,
KTV phải tìm kiếm thông tin thị trường thực tế để đánh giá giải trình của doanh nghiệp.
- Các khoản mục mà KTV công ty AAC thường áp dụng thủ tục phân tích là Phải
thu khách hàng; Hàng tồn kho;Doanh thu; Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
2.1 Thủ tục phân tích đối với khoản phải thu khách hàng
2.1.1 Phƣơng pháp phân tích
      Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng mà KTV thường phải lưu ý
khi kiểm toán báo cáo tài chính. Doanh nghiệp thường có xu hướng thổi phồng doanh thu
và lợi nhuận, mà mặt khác nợ phải thu khách hàng lại có quan hệ mật thiết với kết quả
hoạt động kinh doanh, vì thế đây là khoản mục dễ bị nhân viên chiếm dụng tham ô. Để
phát hiện và giảm thiểu những rủi ro này đối với khoản mục phải thu khách hàng KTV
AAC thường sử dụng các thủ tục phân tích sau:
       - Tính số vòng quay nợ phải thu
      Số vòng quay nợ phải thu được tính trên cơ sở đem chia doanh thu bán chịu cho nợ
phải thu bình quân. Việc so sánh tỷ số này với số liệu của của năm trước có thể giúp kiểm
toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai
lệch trong báo cáo tài chính:
        Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộng hoặc thu
hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu…
        Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị. Điều này sẽ
liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
        Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các
khoản phải thu khách hàng.
      - Phân tích biến động nợ phải thu trong năm
      Qua thủ tục phân tích này KTV có thể nhận diện được những biến động bất thường
về khoản phải thu khách hàng qua các tháng. Từ đó sẽ mở rộng kiểm tra chi tiết để giải
thích những biến động đó.
      - So sánh số dư nợ năm nay với số dư nợ năm trước của từng khách hàng
      Thủ tục phân tích này nhằm phát hiện sự biến động bất thường của khoản phải thu
theo từng đối tượng khách hàng. Thủ tục này cũng nhằm phát hiện rủi ro khai khống
khoản phải thu khi có sự móc nối với đối tượng bên ngoài.
2.1.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng Y
        a. Phân tích tỷ suất Vòng quay nợ phải thu và Số ngày thu hồi nợ bình quân.
Kiểm toán viên tính toán số vòng quay nợ phải thu và số ngày thu hồi nợ bình quân rồi so
sánh với năm trước như sau:
          Khoản mục               Năm 2010         Năm 2009              Chênh lệch
Phải thu khách hàng             6.120.348.756 3.109.356.124 3.010.992.632 49,20%
Doanh thu                       28.134.781.245 24.012.784.365 4.121.996.880 14,65%
Vòng quay nợ phải thu                      4,6               7,7             -3,1 -31,83%
Số ngày thu hồi nợ bình quân              79,3              47,4             31,9 74,76%
Kết luận của kiểm toán viên: Vòng quay khoản phải thu năm 2010 giảm khá lớn so với
năm 2009 là do tốc độ tăng của số dư tài khoản nợ phải thu (49,20%) cao hơn rất nhiều
so với tốc độ tăng doanh thu (14,65%). Vòng quay khoản phải thu giảm làm số ngày thu
hồi nợ bình quân tăng 31,9 ngày. Trong năm doanh nghiệp có thay đổi chính sách bán
hàng nhưng việc số vòng nợ phải thu giảm nhanh, kiểm toán viên cần lưu ý khả năng
khai thiếu doanh thu và hoặc khai khống nợ phải thu.
b. Phân tích biến động nợ phải thu trong năm:
    Cách thực hiện: KTV thu thập Bảng cân đối phát sinh 12 tháng của doanh nghiệp,
chú ý xem xét các tháng có biến động lớn. Bảng phân tích biến động nợ phải thu trong
năm được kiểm toán viên thực hiện như sau:

Tên khách hàng:Công ty Y        Người lập:                         Ngày:
Chủ đề: TK 131
Niên độ: Năm 2010               Người Kiểm Tra:                    Ngày:

Tháng                                           Nợ                         Có
SDĐK                                           3.109.356.124
1                                               1.610.284.315               1.200.125.148
2                                               1.847.351.196               1.547.369.215
3                                               1.317.214.328               1.315.147.398
4                                               1.478.154.195               1.631.017.089
5                                               1.935.147.168               1.198.213.487
6                                               1.201.307.182               1.632.842.157
7                                                 525.318.178               1.246.182.357
8                                               1.314.261.185               1.411.278.953
9                                               1.826.127.326               1.220.102.892
10                                              1.411.201.965               1.721.289.107
11                                              2.462.189.762               1.150.210.487
12                                              2.614.718.891               1.258.504.769
Tổng                                           19.543.275.691              16.532.283.059
SDCK                                           6.120.348.756

Kết luận: Mở rộng kiểm tra chi tiết tháng 7, tháng 11, tháng 12.


    Qua phân tích biến động, KTV nhận thấy rằng phát sinh của tài khoản 131 ở bên Có
khá ổn định, không có biến động bất thường. Nhưng phát sinh bên Nợ của 131 thì ở tháng
7 phát sinh chỉ có 525.318.178 đồng, tháng 11 và 12 phát sinh lớn trong khi đó các tháng
khác phát sinh ổn định. Đây là dấu hiệu KTV tiếp tục đi sâu phân tích để tìm ra nguyên
nhân của sự bất thường này.
     Ngoài ra, KTV còn phải chú ý đến số dư tài khoản 131 cuối kì lớn gấp đôi số đầu kì.
 c.So sánh số dư nợ năm nay với số dư nợ năm trước của từng khách hàng
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN

More Related Content

Viewers also liked

Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinhSlide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinhdaihocsaodo
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (21)
Luan van tot nghiep ke toan (21)Luan van tot nghiep ke toan (21)
Luan van tot nghiep ke toan (21)Nguyễn Công Huy
 
Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhChris Christy
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnCường Sol
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctclovesick0908
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
HTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There Today
HTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There TodayHTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There Today
HTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There Todaydavyjones
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toánPhahamy Phahamy
 

Viewers also liked (12)

Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinhSlide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Luan van tot nghiep ke toan (21)
Luan van tot nghiep ke toan (21)Luan van tot nghiep ke toan (21)
Luan van tot nghiep ke toan (21)
 
Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chính
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
HTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There Today
HTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There TodayHTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There Today
HTML5 is the Future of Mobile, PhoneGap Takes You There Today
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN

  • 1. Phần I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH I. Tổng quan về Kiểm toán Báo cáo tài chính - Khái niệm : Kiểm toán Báo cáo tài chính là loại kiểm toán có mục đích xác nhận mức độ trung thực, hợp lý và hợp pháp của Báo cáo tài chính dựa trên chuẩn mực kế toán. - Đối tƣợng của Kiểm toán Báo cáo tài chính : là hệ thống báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Khách thể Kiểm toán Báo cáo tài chính: Thông thường, khách thể kiểm toán được phân chia trong quan hệ với chủ thể kiểm toán như sau: + Khách thể Kiểm toán Nhà nước bao gồm các đơn vị, cá nhân có sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước như: Các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn ngân sách nhà nước. Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước( 100% vốn NSNN). Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội. + Khách thể của Kiểm toán Độc lập thường bao gồm: Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư (kể cả các công ty trách nhiệm hữu hạn). Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các liên doanh các tổ chức trong và ngoài nước. Các hợp tác xã và doanh nghiệp cổ phần - Chủ thể của Kiểm toán Báo cáo tài chính: + Kiểm toán nội bộ: kiểm toán các đơn vị thành viên theo yêu cầu của người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị. + Kiểm toán Nhà nước: Kiểm toán các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước( DNNN, liên doanh có từ 51% vốn Ngân sách Nhà nước trở lên…) + Kiểm toán độc lập : Kiểm toán các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như các công ty niêm yết( khách thể bắt buộc), công ty có vốn đầu tư nước ngoài,…, các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán( khách thể tự nguyện)
  • 2. II. Những vấn đề chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 1. Khái niệm, mục đích và vai trò của thủ tục phân tích 1.1. Khái niệm Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 – Qui trình phân tích : “ Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm những xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”. Thủ tục phân tích được dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích không những không dừng lại ở việc tìm hiểu tình hình của khách hàng mà còn dùng để phát hiện ra những số liệu có khả năng bị sai lệch. 1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC - Thủ tục phân tích thường được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán, vì vậy giúp KTV đánh giá được tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Thủ tục phân tích là kỹ thuật giúp KTV nhận dạng những khoản mục bất thường, đồng thời hỗ trợ cho họ trong việc xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thủ tục kiểm toán khác. Ví dụ, khi phân tích KTV nhận thấy hàng tồn kho năm nay tăng rất nhiều so với năm trước, nhưng doanh thu trong kỳ lại tăng và khoản phải trả giảm, từ đó KTV sẽ mở rộng phạm vi đối với thử nghiệm chi tiết cho khoản mục hàng tồn kho. Khi KTV thực hiện công việc kiểm toán trên các khoản mục của báo cáo tài chính, thủ tục phân tích đóng vai trò định hướng giúp KTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của khách hàng, phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao. - Thủ tục phân tích được đánh giá là thủ tục có hiệu quả cao nhất vì thời gian ít, chi phí thấp, mà có thể cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý trong cấu trúc các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể. Điều quan trọng hơn, thủ tục phân tích là phương pháp cần thực hiện để hạn chế rủi ro kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc. 1.3 Mục đích của thủ tục phân tích Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau: - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. 2. Nội dung của thủ tục phân tích Thủ tục phân tích gồm 3 nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá
  • 3. 2.1. Dự đoán Trong thủ tục phân tích, dự đoán là ước tính về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc xu hướng liên quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính… Dự đoán bao gồm các bước sau: - Đưa ra một mô hình để dự đoán: Xác định những biến tài chính và những biến hoạt động với mối quan hệ giữa hai loại biến này. Việc xác định được bản chất mối quan hệ của các biến tài chính và các biến hoạt động có liên quan là rất quan trọng trong việc xây dựng nên một mô hình để dự đoán. Trong một vài trường hợp, việc xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu không phải là đơn giản, nó đòi hỏi sự sáng tạo, biết lựa chọn và xây dựng các giả định của người phân tích. - Xây dựng một mô hình kết hợp những thông tin: Thường khi đã xác định được mối quan hệ giữa chúng, ta cố gắng biến đổi mối quan hệ đó thành một mối quan hệ số học (Một công thức, một mô hình). Khi một biến chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố thì ta phải đảm bảo đưa vào mô hình tất cả những nhân tố này hoặc ít ra là tất cả những nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Nếu không kết quả nhận được của thủ tục sẽ thiếu chính xác.Tổng hợp số liệu thể hiện một sự kết hợp những ảnh hưởng và kết quả của khá nhiều những mối liên hệ và những sự kiện về hoạt động tài chính. Thủ tục này được áp dụng càng chi tiết thì nó càng có khả năng cung cấp một dự đoán đúng và chính xác hơn.Việc thu thập số liệu thiếu chính xác sẽ cho một kết quả dự đoán thiếu chính xác. - Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng: Bổ sung vào mô hình các biến số thu thập được để tìm ra một kết quả dự đoán theo mô hình đã xây dựng. 2.2. So sánh So sánh là việc xem xét giữa số liệu này và số liệu khác để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc là sự hơn kém nhau.Trong thủ tục phân tích, KTV có thể so sánh các thông tin tài chính, như: So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước; So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng ...); So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấu hao ước tính...); So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp...). So sánh gồm các bước: a. Xác định mức sai lệch cho phép Việc sử dụng một mô hình để dự đoán chắc chắn sẽ có những sai số, do: - Bản thân các hệ số được sử dụng trong mô hình chưa phản ánh đầy đủ thực sự các nhân tố có ảnh hưởng. - Thu thập số liệu đưa vào các biến số chưa chính xác, nghĩa là bản thân các số liệu đóng vai trò biến số được thu thập là chưa chính xác.
  • 4. Do đó, trước khi so sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp, ta cần xác định một mức sai lệch cho phép và nếu việc so sánh cho một kết quả vượt quá mức này được xem là chênh lệch đáng kể và có sự chưa hợp lý trong số liệu khách hàng cung cấp. b. So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng: KTV tính toán các chỉ tiêu dựa trên mô hình đã được lập, sau đó tiến hành so sánh với số liệu kế toán khách hàng cung cấp. c. Trình bày với khách hàng về những chênh lệch và yêu cầu giải thích Sự kiện này có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: cụ thể từ bộ phận kế toán công ty, nhân viên các phòng ban có liên quan, bên cạnh đó còn phải thu thập các chứng từ khác có liên quan để có thể kết hợp lại và xem xét liệu các thông tin phù hợp và logic hay không. 2.3. Đánh giá Đánh giá là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn, các kỹ thuật để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. Ở bước này rất cần đến sự linh hoạt của KTV. Đánh giá ở đây không chỉ đơn thuần dựa trên những kết quả của so sánh toán học mà còn dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch (nếu có) mà kết quả của sự so sánh: - Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch còn đáng kể): Cho thấy KTV đã không thu thập được bằng chứng kiểm toán hoặc không đáng tin cậy và cân nhắc xem liệu có nên tiến hành những thủ tục khác thay thế, hoặc trong một vài trường hợp, KTV nên xem xét đến khả năng hoàn thiện hơn mô hình dự đoán để thông tin thu thập được chính xác hơn và làm cho chênh lệch có thể giảm xuống. Nếu vẫn không giải thích được thì chênh lệch này sẽ được đưa vào bảng tóm tắt về những chênh lệch chưa điều chỉnh. - Đã ở mức hợp lý: tùy theo tính chất trọng yếu của khoản mục để quyết định xem nên: Chấp nhận nó như là một bằng chứng kiểm toán Thận trọng hơn: hoàn thiện hơn nữa dự đoán của chúng ta để kết quả so sánh chính xác hơn Thận trọng hơn nữa: tiến hành kiểm tra chi tiết 3. Phân loại thủ tục phân tích Trong qui trình thực hiện phân tích. KTV có thể sử dụng các phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiến tiến. Một cách khái quát, thủ tục phân tích có thể được chia thành 4 loại sau: - Phân tích xu hướng - Phân tích dự báo (phân tích tính hợp lý) - Phân tích tỷ suất - Phân tích hồi qui
  • 5. Thủ tục phân tích Mô tả Sử dụng biến động năm trước để dự đoán giá trị cho năm Phân tích xu hướng hiện hành. Ví dụ, xem xét doanh số từng tháng trong năm để từ đó đưa ra hướng dự đoán của doanh số. Dự kiến thông tin tài chính bằng cách sử dụng những dữ liệu hoạt động. Ví dụ, đối chiếu số lượng hàng tồn kho đầu Phân tích dự báo kỳ, doanh số và hàng tồn kho cuối kỳ đối với số lượng sản xuất và so sánh với số mua để kiểm tra tính đầy đủ, tính hiện hữu và tính chính xác Bao gồm việc tìm hiểu sự hợp lý của mối quan hệ giữa Phân tích tỷ suất nhiều chỉ tiêu trên BCTC. Ví dụ, phân tích tỷ suất giữa chi phí bán hàng với tổng doanh thu của một loại sản phẩm để thu thập được các thông tin về tính hiện hữu, tính chính xác và sự đánh giá. Phân tích hồi quy Sử dụng số liệu của quá khứ để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. 3.1. Phân tích xu hướng Là xem xét xu hướng biến động của số liệu theo thời gian và phát hiện ra xu hướng bất thường( tăng hoặc giảm đột biến) mà không có lý do rõ ràng. Việc đánh giá một xu hướng là bất thường được xem xét trong mối quan hệ với các thông tin khác: tính chu kỳ, tính thời vụ, tác nhân ảnh hưởng bất thường. Các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích xu hướng: a. Đồ thị: Số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp ta có thể đánh giá đúng về xu hướng trong thời gian gần đây. Khi kết hợp các thông tin hiện tại và phác họa trên đồ thị có thể cho ta có được một dư đoán về một xu hướng phát triển của đối tượng phân tích và ta có thể so sánh dự đoán này với thực tế. b. Các tính toán đơn giản: Theo xu hướng trong quá khứ, ta có thể áp dụng xu hướng đó để dự đoán cho hiện tại, kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp không có những tác động lớn đáng kể đối với đối tượng phân tích. c. Các tính toán phức tạp: Được sử dụng trong trường hợp xu hướng biến động là phức tạp, việc đưa ra các phép tính phức tạp nhằm để loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố phụ. Lưu ý: - Khi phân tích xu hướng phải luôn nhận thức được rằng những xu hướng trước kia có thể không liên quan gì đến xu hướng hiện tại và trong thực tế có thể chúng làm cho người phân tích mắc sai sót. - Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi được đánh giá rằng những xu hướng trước kia thực sự có những liên quan tới hiện tại. 3.2.Phân tích dự báo (phân tích tính hợp lý) Việc phân tích này được áp dụng để ước tính về một số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ. Phân tích dự báo hay phân tích tính hợp lý được dựa trên mối quan hệ
  • 6. được chấp nhận giữa biến số đang điều tra với những thông tin phi tài chính hay là việc dựa trên những dữ liệu sẵn có (cả dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động) để ước tính số liệu cần phân tích và đối chiếu với số liệu khách hàng cung cấp nhằm nhận dạng và giải thích cho những khác biệt bất thường. Phân tích dự báo bao gồm các bước: - Đưa ra một công thức ước tính số liệu cần kiểm tra. - Ước tính và so sánh với số liệu cần kiểm tra. - Giải thích những biến động, những chênh lệch bất thường. Trong đó, việc đưa ra một công thức ước tính được xem là bước quyết định nhất và cũng đòi hỏi khả năng của người phân tích nhất. Việc đưa ra một công thức ước tính phù hợp sẽ cho một kết quả dự báo chính xác và ngược lại sẽ cho một kết quả dự báo thiếu chính xác và dẫn đến những đánh giá sai lệch về số liệu kiểm tra. Sau đây là một số khoản mục thường áp dụng việc phân tích tính hợp lý này: a. Doanh thu: Ước tính số đơn vị bán ra trong một niên độ bằng cách lấy số lượng đơn vị hàng trong kho để đem bán đầu kỳ cộng với số lượng đơn vị được sản xuất trong niên độ đó trừ đi số lượng đơn vị tồn kho cuối kỳ sau đó lấy số lượng sản phẩm tiêu thụ ước tính nhân với đơn giá (kiểm tra trên hóa đơn và hợp đồng bán hàng). Từ đó sẽ ước tính ra doanh thu bán trong kỳ. b. Chi phí khấu hao: Được ước tính từ thời gian hữu dụng của tài sản và phương pháp tính khấu hao cho những nhóm tài sản đồng nhất. c. Giá vốn hàng bán: Được ước tính bằng cách lấy doanh thu của năm được kiểm toán rồi nhân với tỷ lệ Giá vốn hàng bán / Doanh thu của năm trước đó. 3.3.Phân tích tỷ suất Phân tích tỷ suất bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến động của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Phân tích tỷ suất rất có hiệu quả bởi nó phản ánh một cách khái quát những mối quan hệ giữa nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính. Mặt khác, nó giúp KTV so sánh tình hình tài chính của khách hàng thông qua các tỷ số về tình hình tài chính của một công ty khác trong cùng lĩnh vực, ngành nghề mà công ty này hoạt động có hiệu quả, hoặc so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành để đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Phân tích tỷ suất là một phương pháp tăng cường khả năng hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng một cách hiệu quả và đánh giá tổng thể về điều kiện tài chính cũng như lợi nhuận. Nó giúp cho KTV khái quát một cách nhanh chóng về sự thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh cũng như đặc điểm tài chính của khách hàng. Vì mục đích đó mà phân tích tỷ suất là một trong những phương pháp thông dụng của thủ tục phân tích. Ngoài ra, khuynh hướng biến động của tỷ suất có thể ảnh hưởng về sự ước tính của các KTV về tài khoản đặc biệt hoặc loại hình nghiệp vụ. Hơn nữa, phân tích tỷ suất sẽ giúp cho KTV hiểu rõ hơn mối tương quan giữa các yếu tố tài chính và phi tài chính. Thủ tục này cũng rất có hiệu quả khi so sánh đánh giá về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng tự tài trợ của khách hàng với những doanh nghiệp có cùng quy mô trong điều kiện kinh tế hiện thời. Khi KTV nhận thấy hệ số thanh toán hiện thời của khách hàng quá cao so với mức bình quân ngành, họ có thể nghi ngờ
  • 7. rằng các loại tài sản lưu động như tiền, chứng khoán, các khoản phải thu hay hàng tồn kho bị khai khống hoặc khi doanh lợi vốn tự có cao hơn đáng kể so với mức bình quân ngành thì KTV có thể áp dụng phương pháp phân tích tài chính Du Pont để đi sâu xem xét những nguyên nhân đó. Có thể là do khách hàng cố ý " bóp méo" về doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản lưu động như tiền hay tỷ số nợ nhằm dựng lên hình ảnh tài chính lành mạnh. Như ta đã biết, phân tích tỷ suất là một trong những phương pháp thông dụng của thủ tục phân tích. Vì vậy, trước khi áp dụng thủ tục phân tích tỷ suất cần phải xem xét đến những điều kiện quan trọng và đảm bảo rằng: a. Mối quan hệ luôn thay đổi theo các biến cấu thành nên tỷ suất: Nếu trong các biến có một yếu tố tương đối ít biến động, cụ thể là lương nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, thì tỷ suất giữa các yếu tố này so với doanh thu sẽ thay đổi giữa các năm, thông thường các tỷ suất này đều tăng qua các năm (tỷ lệ thuận với doanh thu). Tuy nhiên, cần phải hiểu về giá trị tương đối của những yếu tố này và những thay đổi trong mức tỷ suất dự đoán. Kết luận sẽ không đúng nếu ta chỉ đơn giản cho rằng, giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận với doanh thu. Vì trong thực tế, giá vốn hàng bán bao gồm định phí và biến phí nên khi khối lượng hàng bán tăng lên thì tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ phải giảm xuống (điều này ảnh hưởng bởi kết cấu của từng mặt hàng). b. Mối quan hệ này là mối quan hệ tuyến tính: Các yếu tố trên báo cáo tài chính bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nếu một yếu tố này thay đổi thì yếu tố khác sẽ biến đổi theo. Vì thế giả định này là hợp lý với nhiều chi phí. Ví dụ như trong kỳ, chi phí bán hàng tăng hoặc khoản chiết khấu tăng thì doanh thu trong kỳ sẽ tăng. Hoặc hàng tồn kho trong kỳ tăng sẽ dẫn đến các khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng. c. Mối quan hệ này phải được tính toán thống nhất trên cùng một thời điểm và phải cùng một phương pháp tính để thỏa mãn điều kiện so sánh được. Ví dụ như: tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho chỉ được tính bằng cách sử dụng nhất quán hoặc giá trị hàng tồn kho trung bình chung cả năm hoặc giá trị hàng tồn kho vào cuối năm. Bởi vì phương pháp đánh giá hàng tồn kho khác nhau giữa các kỳ phân tích sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích biến động của tỷ suất. 3.4. Phân tích hồi quy Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy. Có hai phương pháp hồi quy để đánh giá và dự báo kết quả tài chính trong doanh nghiệp là: phương pháp hồi quy đơn và phương pháp hồi quy bội. a. Phương pháp hồi quy đơn (hồi quy tuyến tính): được dùng để xem xét mối quan hệ giữa một chỉ tiêu là kết quả vận động của một hiện tượng kinh tế. Phương trình hồi quy đơn có dạng: Y = A + B.x Trong đó: Y: Biến phụ thuộc x: biến độc lập
  • 8. A: tung độ gốc B: hệ số góc Trong phương pháp hồi quy đơn, với mục đích là giải thích hoặc dự báo một chỉ tiêu cần nghiên cứu, nên việc quan trọng nhất là tìm ra giá trị của A, B. Trên cơ sở đó, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để ước lượng các giá trị của Y ứng với mỗi giá trị của X. b. Phương pháp hồi quy bội ( hồi quy tuyến tính bội): Phương pháp hồi quy bội (hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc (một chỉ tiêu kết quả với nhiều chỉ tiêu nguyên nhân). Trong thực tế, có nhiều mô hình phân tích sử dụng hồi quy đa biến, như phân tích và dự báo doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, phân tích tổng chi phí với nhiều nguyên nhân tác động… Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của nhiều nhân tố cả thuận chiều lẫn ngược chiều, như doanh thu phụ thuộc vào số lượng hàng bán, kết cấu hàng bán, giá cả hàng hoá, thu nhập bình quân xã hội, mùa vụ, thời tiết, quảng cáo giới thiệu… Mặt khác, giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ nội tại. Vì vậy, phân tích hồi quy vừa kiểm định giả thiết về nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó có cơ sở cho phân tích dự báo và có quyết định phù hợp, có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu mong muốn của các đối tượng. Phương trình hồi quy đa biến tổng quát dưới dạng tuyến tính là: Y= b0 +b1x1 + b2x2 +… + bixi +… + bnxn + e Trong đó: Y: biến phụ thuộc (chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu) và được hiểu là ước lượng (Y); b0 là tung độ gốc; bi các độ dốc của phương trình theo các biến xi; xi các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng); e các sai số Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào các dữ liệu lịch sử về các biến Yi và Xi, dùng thuật toán để tìm các thông số b0 và bi xây dựng phương trình hồi quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Y. * Như vậy, nhìn chung các thủ tục phân tích có một số điểm sau: - Có thể sử dụng được đối với bất kỳ khoản mục nào nhưng xét về hiệu quả thì thủ tục phân tích sẽ có hiệu quả hơn đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hơn là các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. - Phân tích xu hướng và phân tích dự báo được sử dụng nhiều do những ưu điểm của nó. - Mức độ tin cậy của phân tích dự báo tương đối cao vì nó kết hợp các thông tin tài chính và các dữ liệu hoạt động. Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ của các báo cáo tài chính khác nhau nhưng có liên quan đến nhau nên cũng cung cấp các thông tin có giá trị. Phân tích xu hướng được xem là cung cấp các dữ liệu có mức độ tin cậy thấp nhất vì nó dựa nhiều vào việc xem xét các dữ liệu năm trước. Phân tích hồi quy có mức độ tin
  • 9. cậy tương đối, tuy nhiên do việc thiết lập các chỉ tiêu liên quan rất phức tạp và đòi hỏi phải chặt chẽ và thích hợp. 4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng thủ tục phân tích Việc áp dụng các thủ tục phân tích dựa trên giả thuyết rằng có sự tồn tại những mối quan hệ các dữ liệu và các mối quan hệ này phải được giữ nguyên trừ khi có bằng chứng ngược lại. Sự tồn tại của những mối liên hệ này cung cấp các bằng chứng về tính đầy đủ, tính chính xác và tính hợp thức của các dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp. Tuy nhiên độ tin cậy của những thủ tục phân tích phụ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro, trong đó thủ tục phân tích không làm rõ được những biến đổi lớn trong khi có sự tồn tại của bất thường trọng yếu. Mức độ tin cậy mà kiểm toán viên đánh giá với một thủ tục phân tích phụ thuộc vào các yếu tố sau : - Mức độ trọng yếu của khoản mục. Đối với những khoản mục trọng yếu, việc kết hợp giữa thủ tục phân tích với các thử nghiệm chi tiết được xem là cần thiết để tránh rủi ro. Trong các trường hợp này không phải là phủ nhận tính hữu ích của thủ tục phân tích mà cần nhận thức rõ rằng thủ tục phân tích ở đây sẽ có tác dụng to lớn trong việc xem xét khả năng có rủi ro ở khoản mục. Tuy nhiên, do tính hạn chế của bản thân nó nên việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết phải được xem xét đến và ở trong một chừng mực nào đó là do kết quả của thủ tục phân tích quyết định. Còn đối với khoản mục không trọng yếu, nếu xét thấy thủ tục phân tích đã đủ đảm bảo mức độ tin cậy thì kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận. - Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán khác được áp dụng sẽ góp phần đánh giá mức độ đáng tin cậy của kết quả mà thủ tục phân tích mang lại. Ví dụ, thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khóa sổ của khoản phải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trình phân tích nợ phải thu theo thời hạn. - Độ tin cậy của số liệu. Nếu số liệu đem so sánh với số liệu chưa kiểm toán của năm hiện hành không đáng tin cậy thì kết quả so sánh sẽ thiếu chính xác. Do đó, kiểm toán viên phải xem xét độ tin cậy của những số liệu đó. Thường thì, nếu số liệu đã được kiểm toán ở năm trước thì chúng có thể được xem là đáng tin cậy. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đánh giá độ tin cậy dựa vào nguồn gốc của thông tin: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Độ tin cậy của các thông tin bên trong phụ thuộc vào sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với các thông tin bên ngoài thì độ tin cậy của nó phụ thuộc vào nguồn gốc thông tin. Các thông tin mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở để dự đoán và đối chiếu với thông tin đơn vị càng độc lập với đơn vị thì độ tin cậy sẽ càng cao. Thông tin có độ tin cậy cao sẽ cho một kết quả phân tích có hiệu quả, nếu không sẽ dẫn đến kết quả dự đoán của kiểm toán viên thiếu độ chính xác và vì thế thủ tục phân tích sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. - Số liệu của nhiều năm.
  • 10. Để xác định xu hướng có ý nghĩa phân tích thì nên so sánh các tỷ số, các tỷ lệ và các lượng tuyệt đối của nhiều kỳ với nhau sẽ cho kết quả chính xác hơn việc chỉ so sánh với kỳ trước đó. - Số liệu được chia nhỏ. Khi các thủ tục phân tích được áp dụng cho các Báo cáo tài chính, điều này được xem như việc khảo sát số liệu tổng hợp. Sự phân tích trong các thể thức phân tích có nghĩa là kiểm toán viên thực hiện khảo sát dựa trên việc chia nhỏ hơn các số liệu tạo thành các Báo cáo tài chính. Khi điều này được làm một cách hợp lý, thủ tục phân tích đối với các số liệu được chia nhỏ có hiệu quả hơn là các số liệu tổng hợp. Có hai cách chủ yếu để chia nhỏ số liệu: chia theo các đơn vị nhỏ hơn hoặc theo các kỳ thời gian ngắn hơn. Sự chia nhỏ làm tăng khả năng nhận diện các sai số bù đắp và các sai số có thể bị bỏ qua trong quá trình khảo sát số liệu tổng hợp. - Bản chất cơ sở dẫn liệu. Thủ tục phân tích có thể có hiệu quả hơn các thủ tục khác đối với cơ sở dẫn liệu này nhưng lại kém hiệu quả hơn đối với cơ sở dẫn liệu khác. Ví dụ : Đối với cơ sở dẫn liệu “sự đầy đủ” thì thủ tục phân tích tỏ ra có hiệu quả hơn các thử nghiệm chi tiết, còn đối với cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh” thì ngược lại, thủ tục phân tích có hiệu quả hạn chế hơn các thủ tục khác. - Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu so sánh. Nếu giữa các chỉ tiêu được so sánh không có mối quan hệ hoặc chỉ quan hệ một cách lỏng lẻo thì việc phân tích sẽ vô nghĩa. Trong nhiều trường hợp, chỉ có thể so sánh được cần phải loại trừ các nhân tố gây nhiễu bằng các phương pháp thích hợp. - Thời gian thực hiện thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích có hiệu quả nhất khi áp dụng cho toàn niên độ kiểm toán. Trong trường hợp áp dụng thủ tục phân tích cho một phần của niên độ, vai trò của thủ tục phân tích là giúp kiểm toán viên hiểu biết về tình hình kinh doanh và phân tích rủi ro, hơn là cung cấp một bằng chứng kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính. - Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, việc chỉ đơn thuần áp dụng thủ tục phân tích, cho dù đối với những khoản mục không trọng yếu, để đi đến kết luận ngay sẽ có rủi ro cao. Do đó, đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì thủ tục phân tích không thể là thủ tục chính mà các thử nghiệm chi tiết sẽ là trọng tâm. Còn ngược lại, một hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt thì thông tin cung cấp sẽ có độ tin cậy cao và khi đó thủ tục phân tích mà kiểm toán viên áp dụng cũng cho những kết quả đáng tin cậy. 5. Trình tự thực hiện thủ tục phân tích 5.1. Chọn mô hình phân tích thích hợp Nhìn chung các thủ tục phân tích áp dụng hiệu quả đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hơn là đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dễ dự đoán hơn, trong khi các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại hình nghiệp vụ phức tạp. Khi lựa chọn thủ tục phân tích, KTV có thể xem xét qua bảng sau đây:
  • 11. Loại hình phân tích Đối tƣợng kiểm toán Phân tích dự báo Phân tích tỷ suất Phân tích xu hƣớng Khoản mục trên BCĐKT Hạn chế Hữu ích Hạn chế Khoản mục trên BCKQHĐKD Rất hữu ích Rất hữu ích Hữu ích ( Nguồn: Giáo trình kiểm toán tài chính, trường ĐH kinh tế quốc dân) 5.2. Lựa chọn và thu thập dữ liệu cho mô hình phân tích thích hợp Dữ liệu thường được lấy từ những nguồn sau đây Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác có liên quan Số liệu kiểm toán giữa niên độ Sổ sách đơn vị Các kế hoạch tài chính Chỉ tiêu một số doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh Các tài liệu khác như: - Các thông tin chung như cơ hội kinh doanh, sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế thế giới, khu vực hay trong nước có tác động mạnh mẽ đến tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - Các thông tin đặc thù theo ngành và của doanh nghiệp như tính chất của sản phẩm, qui trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế… 5.3. Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu Tính độc lập và đáng tin cậy của các dữ liệu trong quá trình ứng dụng các mô hình phân tích có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác về các dự đoán của KTV và vì thế cũng ảnh hưởng đến bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích. Cho nên, để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu, KTV cần xem xét: Nguồn gốc dữ liệu là bên trong đơn vị hay là bên ngoài? Nếu là bên trong đơn vị thì liệu thông tin đó có độc lập với người chịu trách nhiệm cho kết quả do KTV đạt được thông qua thủ tục phân tích không. Dữ liệu thu thập trong năm nay và năm trước đã được kiểm tra và điều chỉnh theo các cuộc kiểm toán trước đó chưa. 5.4. Thực hiện việc phân tích, xác định mức lệch và tìm nguyên nhân Sau khi xác định được nguồn gốc và đánh giá được độ tin cậy của các dữ liệu, KTV đi vào việc thực hiện thủ tục phân tích để tìm ra những chênh lệch bất thường giữa các khoản mục phát hiện những sự thay đổi trong quá trình hoạt động của đơn vị và tìm thấy những xu hướng (tăng hoặc giảm đột ngột) mà không có lý do rõ ràng. Để tìm ra nguyên nhân của những chênh lệch hay xu hướng trên, trước hết KTV cần phải xác định được mức chênh lệch bằng cách so sánh những ước tính của mình và đối chiếu với số liệu đơn vị. Nếu mức chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu, tức là có thể chấp nhận được thì KTV chấp nhận khoản mục đó, ngược lại, nếu mức chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu thì KTV
  • 12. phải tìm cho được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa số liệu ước tính và số liệu thực tế của đơn vị. 5.5. Rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được Đánh giá về mức độ đảm bảo hợp lý đã đạt được: việc đi tìm lời giải thích hợp lý cho sự chênh lệch không phải lúc nào cũng mang lại một kết quả là chênh lệch đã được điều chỉnh lại và phù hợp với mức sai sót cho phép. Đối với những tài khoản mà sau khi thu thập được thêm thông tin và có thể cho thấy rằng nó có số dư hợp lý thì xem như kiểm toán viên đã thu thập được một bằng chứng kiểm toán và thủ tục phân tích đã đạt được mục đích của nó. Xem xét và đánh giá các khác biệt không giải thích được: khi không xác định được nguyên nhân gây ra chênh lệch (không tìm được lời giải thích phù hợp cho sự chênh lệch) hoặc mức chênh lệch sau khi điều chỉnh vẫn còn lớn hơn mức sai sót cho phép, KTV đã không thu được bằng chứng kiểm toán theo dự tính và sẽ phải cân nhắc liệu có nên tiến hành một thủ tục khác thay thế hay không. KTV sẽ nghi ngờ về khả năng xảy ra sai sót, gian lận ở khoản mục này và tập trung nhiều hơn vào các thử nghiệm chi tiết. 6. Ƣu điểm và nhƣợc điểm khi áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC 6.1. Ưu điểm Trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, áp dụng thủ tục phân tích sẽ mang lại những ưu điểm sau: - Cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, chính xác và có giá trị về số liệu kế toán. - Giúp đánh giá được những nét tồng thể và không bị sa lầy vào các nghiệp vụ cụ thể - Tốn ít thời gian và chi phí - Có thể sử dụng đối với tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính - Được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của qui trình kiểm toán 6.2 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm thì thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định như sau: - Không phải lúc nào cũng tạo ra được những bằng chứng có độ tin cậy cao. Bởi vì độ tin cậy của thủ tục phân tích còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại hình nghiệp vụ,các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. - Không phát hiện được những sai sót có giá trị nhỏ hoặc những sai sót có giá trị lớn nhưng vận động ngược chiều nhau, bù trừ nhau. - Phải dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh. - Đối với những khoản mục trọng yếu hay đối với những đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ kém thì thủ tục phân tích phải kết hợp với các thử nghiệm chi tiết nếu không sẽ có rủi ro cao. III. Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán BCTC 1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.1. Mục đích Trong tiến trình lập kế hoạch, phân tích chủ yếu được tiến hành đối với báo cáo tài chính. Ngoài việc bước đầu giúp KTV hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự
  • 13. đoán những khu vực có rủi ro cao. Theo chuẩn mực số 520 “Quy trình phân tích”, KTV nên áp dụng thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạch vì: - KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong tiến trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro. Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. - Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năng thanh toán), kiểm toán viên còn xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm hay không? Đánh giá ban đầu về giả định này sẽ là cơ sở để kiểm toán viên quyết định có thực hiện các thủ tục xác minh cần thiết hay không. 1.2. Nội dung KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, tham quan đơn vị, phỏng vấn các cá nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để đạt được những hiểu biết đầy đủ về đơn vị. Sau đó, KTV tiến hành phân tích sơ bộ theo trình tự sau: - Tiến hành lập bảng so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính giữa năm nay với năm trước để xác định những chênh lệch tuyệt đối và tương đối. - Tính toán các tỷ số tài chính cơ bản như: Tỷ suất thanh toán nhanh; Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất nợ v.v… - Xem xét các mối quan hệ bất thường như việc vòng quay hàng tồn kho nhanh nhưng tỷ lệ lãi gộp lại có xu hướng giảm . - So sánh và ghi nhận các biến động tuyệt đối, ví dụ: Chênh lệch lớn hơn 10% (Giữa số ước tính và số thực tế). - So sánh và ghi nhận những biến động bất thường (Doanh thu hàng năm tăng 10%, năm nay tăng 30%). Lưu ý, trong giai đoạn này, điều kiện tài chính và khả năng trả nợ đến hạn của đơn vị phải được KTV chú trọng khi thực hiện thủ tục phân tích. Tình trạng xấu đi của khả năng thanh khoản hay các tỷ số sinh lời của đơn vị có thể là một biểu hiện của rủi ro tiềm tàng, dẫn đến rủi ro đơn vị sẽ trình bày sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính. 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.1. Mục đích Mục đích chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán để giúp KTV thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu. Thí dụ, việc nghiên cứu quan hệ giữa chi phí khấu hao với nguyên giá và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định có thể cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của chi phí này, hoặc ngược lại giúp KTV dự đoán về khả năng sai lệch của số liệu. 2.2 Nội dung KTV phải thảo luận với giám đốc, kế toán trưởng hoặc người đại diện của đơn vị được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ tin cậy của các thông tin cần thiết cho việc áp dụng thủ tục phân tích, kể cả kết quả phân tích của đơn vị nếu tin tưởng vào các dữ liệu này. Khi áo dụng thủ tục phân tích, trong giai đoạn này KTV phải xem xét các yếu tố sau: - Mục tiêu của việc phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được.
  • 14. - Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin.( Ví dụ: thủ tục phân tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn là áp dụng đối với thông tin tổng hợp của đơn vị…). - Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính. - Độ tin cậy của các thông tin(Ví dụ: kế hoạch được thiết lập có tính khả thi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được). - Nguồn gốc thông tin (ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao hơn thông tin do đơn vị cung cấp…). - Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành…). - Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước. Các thủ tục phân tích thường được sử dụng. - So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng qui mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành. (ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp…) - So sánh số năm nay với số năm trước. - So sánh chi tiết số dư tổng hợp với số dư chi tiết tương tự của năm trước. - Tính tỷ số và mối quan hệ tỷ lệ để so sánh với kỳ trước. - So sánh số liệu của khách hàng với các kết quả ước tính của khách hàng. - So sánh số liệu của công ty khách hàng với các kết quả dự kiến của KTV. - Ước tính giá trị các khoản mục sau đó so sánh kết quả ước tính với số liệu doanh nghiệp. 3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 3.1. Mục đích Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính. Tuy nhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung. 3.2. Nội dung Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được. Về cơ bản, cũng giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì thủ tục phân tích trong giai đoạn này là phân tích sơ bộ báo cáo tài chính. Việc này nhằm đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, nhất là những số liệu kiểm toán của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Mọi diễn biến bất thường của các thông tin này so với số liệu đơn vị, số liệu kế hoạch, số liệu năm trước, số liệu bình
  • 15. quân ngành, các thông tin tài chính khác và những thông tin phi tài chính, đều cần được giải thích thấu đáo. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính cũng như chỉ ra những thủ tục kiểm toán viên phải thực hiện bổ sung nhằm củng cố thêm ý kiến của mình. PHẦN II THỰC TẾ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 1. Giới thiệu chung Tên công ty: Logo Hình thức: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán - AAC hoạt động dưới hình thức công ty TNHH với sự góp vốn của 16 thành viên. Trụ sở chính: 217- Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng Tel: (84).0511.3 655 886 Fax: (84).05113 655 887 Website: http://www.aac.com.vn 2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập từ năm 1993 được thành lập trên cơ sở Quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 4 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) là một trong số rất ít các công
  • 16. ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Tiền thân là công ty kiểm toán DAC. trên cơ sở sáp nhập hai chi nhánh kiểm toán tại thành phố Đà Nẵng. AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có qui chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán... Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã vinh dự đạt được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó 2 năm liền đạt giải “Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services” do Bộ công thương trao tặng”. Kết quả này có được thông qua giới thiệu đề cử của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội các ngành hàng và kết quả bình chọn của độc giả Báo Công thương, Báo Công thương điện tử, hệ thống bình chọn nhắn tin 8333 và kết quả thẩm định của Bộ Công thương – Ban tổ chức giải thưởng. Giải thưởng này được trao cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng, trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm toán. 3. Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của công ty đối với mọi khách hàng trên toàn quốc. AAC có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng cao, uy tín, đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm cao. Không những thế, AAC còn có đội ngũ KTV được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản.. và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế. 100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC còn được đào tạo chuyên sâu bởi các chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở Việt Nam và các nước như: Úc, Nhật Bản… nên trong suốt quá trính phát triển công ty chưa hề để xảy ra những sai sót, rủi ro cho khách hàng. Chính vì điều đó công ty luôn tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng và các nhà đầu tư khắp nơi. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 4. Các dịch vụ công ty cung cấp Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC với nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh chuyên ngành đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đáp ứng được
  • 17. yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong phạm vi toàn quốc. Các loại hình kinh doanh chính gồm: Dịch vụ kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh của AAC. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến hành theo các quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán. Quy chế kiểm toán độc lập và các quy định hiện hành, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Từ các kết quả kiểm toán, AAC đảm bảo cung cấp những góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đã tạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:  Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)  Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế  Kiểm toán hoạt động  Kiểm toán tuân thủ  Kiểm toán nội bộ  Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước  Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản . :       Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo: Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút, từng giây. Để có được thành công mỗi người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa học cập nhật các kiến thức mới nhất. AAC đã tham gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường mới. Các dịch vụ tư vấn và đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:  Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp  Tư vấn thực hành kế toán  Tư vấn đầu tư và thủ tục cấp phép  Tư vấn thành lập doanh nghiệp  Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hóa doanh nghiệp  Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán  Tư vấn tài chính
  • 18.  Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng  Tổ chức lớp thực hành kế toán  Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kế toán  Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ  Tổ chức lớp ôn tập và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán  Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán Dịch vụ tư vấn thuế: Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:  Đăng ký & kê khai thuế  Tư vấn kế hoạch thuế Cung cấp các văn bản thuế có liên quan 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý AAC là công ty kiểm toán lớn nhất miền Trung với chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được yêu cầu của mọi khách hàng trong toàn quốc. Có được thành công như hiện nay là cả một quá trình đầu tư, phát triển của đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật viên trong toàn công ty. Hiện nay, toàn công ty có hơn 100 nhân viên trong đó khoảng 30% được công nhận kiểm toán viên quốc gia, 100% tốt nghiệp đại học và trên đại học. 5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ KHỐI PHÓ TGĐ KHỔI KIỂM TOÁN XDCB KIỂM TOÁN BCTC BCTC KHỐI PHÒNG CN TP. PHÒNG KHỔI KIỂM TƯ VẤN HỒ KẾ KIỂM TOÁN ĐÀO CHÍ TOÁN TOÁN XDCB TẠO MINH HÀNH BCTC CHÍNH Ban Phòng Phòng Ban Phòng Phòng Phòng Phòng kiểm 6. Tổng quát quy kiểm kiểm toán BCTC áp dụng tại công ty TNHH kiểm toán và kiểm trình kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm soát kế toántoán AAC. toán soát toán toán toán toán chất Quy trình kiểm toán BCTC TƯ thực hiện qua 3 giai đoạn gồm : XDCB XDCB G được chất XDCB1 XDCB XDCB XDCB4 lượng - Giai đoạn lập kế hoạch 1 2 VẤN lượng 2 3 - ĐÀO Giai đoạn thực hiện kế hoạch TẠO
  • 19. - Giai đoạn kết thúc kiểm toán và thể hiện qua mô hình sau đây : 6.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 6.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch 6.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 6.1.1. Giai đoạn tiền lập kế hoạch. Giai đoạn này về cơ bản gồm các công việc: - Lãnh đạo công ty hoặc lãnh đạo khối kiểm toán BCTC nghiên cứu thư mời kiểm toán hoặc đơn thuần tiếp nhận mối quan hệ với khách hàng được xây dựng bởi bất cứ bộ phận hay cá nhân nào trong công ty, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêu cầu cụ thể của
  • 20. khách hàng một cách tỉ mỉ, thận trọng tìm hiểu nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá mức độ phức tạp của doanh nghiệp, xem xét giá phí cuộc kiểm toán… - Nếu như khách hàng được chấp nhận, người quản lý sẽ chỉ định nhóm kiểm toán phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán. Nhóm trưởng phải là một người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Người quản lý liệt kê các nội dung: thời điểm bắt đầu kiểm toán, thời gian kiểm toán, các yêu cầu của khách hàng, giá phí kiểm toán…, viết hợp đồng kiểm toán và trình lên giám đốc ký… 6.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn này bao gồm các bước công việc Các điểm cần lưu ý của năm trước Nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ, cập nhật những thông tin mới, các chính sách, chiến lược mới của công ty cũng như cơ cấu tổ chức của khách hàng. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là để xác định độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ qua đó có thể xác định nội dung, thời gian và phạm vi cuộc kiểm toán. Tìm hiểu về khách hàng: Con người, sản phẩm, thị trường, hệ thống kế toán … Các thủ tục phân tích theo kế hoạch. .Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro. Tài liệu và thông tin đề nghị khách hàng lập v.v… Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán 6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Là giai đoạn thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để phục vụ cho việc lập báo cáo kiểm toán theo kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này KTV thường thực hiện những công việc sau : Nghiên cứu rà soát hệ thống kế toán, qua đó thu thập các bằng chứng kiểm toán. Đây là giai đoạn thực hiện các thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả bao gồm việc thực hiện các thủ tục phân tích và các kiểm tra chi tiết. 6.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn này cơ bản có các nội dung: - Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán tại văn phòng công ty khách hàng, trưởng nhóm họp các thành viên lại thảo luận và trao đổi những vấn để được ghi trong giấy làm việc đồng thời cùng kế toán khách hàng làm rõ những vấn đề còn khúc mắc cần giải quyết. - Trưởng nhóm lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với ban giám đốc khách hàng và những người có liên quan. - Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại báo cáo tài chính lần cuối cùng, thống nhất những bút toán điều chỉnh với khách hàng và tiến hành lập báo cáo tài chính (lưu ý: lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của khách hàng, việc kiểm toán lập báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng vì mục đích dễ dàng theo dõi số liệu, thống nhất mẫu biểu với khách hàng), báo cáo kiểm toán, đóng hồ sơ. - Xem xét các sự kiện phát sinh sau cuộc kiểm toán - Xem xét giả thiết hoạt động liên tục
  • 21. - Nhóm trưởng kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo (nếu cần). - Phòng kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ nhằm cho cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. - Sau khi bản thảo được duyệt, nhóm trưởng lập báo cáo kiểm toán chính thức, viết thư quan lý ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hồi đồng quản trị khách hàng. - Kết thúc kiểm toán và lưu hồ sơ. Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả 3 giai đoạn của chu trình kiểm toán. Việc áp dụng thủ tục phân tích giúp cho thời gian, công việc của quá trình Kiểm toán được rút ngắn, gọn nhẹ hơn. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch là quan trọng nhất do KTV đã có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp, đã khoanh vùng được những khoản mục biến động bất thường để tập trung kiểm tra ở giai đoạn thực hiện Kiểm toán. II. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC. Thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện một cách thống nhất trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế của cuộc kiểm toán cũng như thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ làm căn cứ cho những kết luận của KTV về tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính, KTV sẽ tiến hành thủ tục phân tích trong các giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán. 1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300-Kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm toán được hiểu là định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của KTV về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán và kế toán AAC được triển khai qua các bước sau: 1.1 Tìm hiểu khách hàng và ký kết hợp đồng Quy trình kiểm toán bắt đầu khi công ty kiểm toán chấp nhận một khách hàng. Do yêu cầu đòi hỏi về trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý nên KTV cần phải thận trọng khi chấp nhận khách hàng. Khi nhận được yêu cầu kiểm toán từ công ty khách hàng thì phải có sự liên lạc giữa KTV với khách hàng. Công ty kiểm toán cần phải đánh giá khách hàng tiềm năng và xem xét khách hàng hiện tại để quyết định có chấp nhận hay duy trì một khách hàng hay không. Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ KTV tham gia kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán. 1.2 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
  • 22. Sau khi ký kết hợp đồng, KTV sẽ bắt đầu thu thập những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng nhằm giúp KTV phân tích tình hình tài chính, đánh giá rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán. Ví dụ minh họa tại công ty khách hàng X : Một số thông tin cơ bản về công ty như sau :  Đặc điểm hoạt động kinh doanh : - Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất – chế biến - Ngành nghề kinh doanh : sản xuất, lắp ráp và gia công các loại trục cao su công nghiệp, khuôn ép cao su và các sản phẩm có liên quan, lắp ráp các thiết bị tự động văn phòng.  Hệ thống kế toán : - Hình thức sổ kế toán áp dụng : hình thức nhật kí chung - Đơn vị tiền tệ sử dụng : Đồng Việt Nam - Cơ sở lập Báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo nguyên tắc giá gốc. - Nguyên tắc chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục có số dư ngoại tệ cuối kì được đánh giá theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 31/12 - Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc, tính giá xuất kho theo phương pháp Fifo và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị : - Công ty xây dựng các chuẩn mực về đạo đức đối với từng đối tượng hoạt động trong từng phòng ban, các chuẩn mực này được phổ biến trong từng phòng ban, từng bộ phận cụ thể. Căn cứ vào các văn bản này mà các trưởng bộ phận, phòng ban sẽ soạn thảo những quy định vụ thể và rõ ràng hơn để các nhân viên cấp dưới căn cứ vào đó để thực hiện các hoạt động trong phạm vi công việc của mình - Công việc, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp quản lý được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của công ty và được phổ biến tới từng phòng ban, từng bộ phận dưới dạng văn bản. - Hằng năm cơ quan thuế kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của công ty đối với nhà nước. Ngoài ra công ty cũng nhờ đến sự kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của công ty.
  • 23. - Chính sách nhân sự : Công ty có phòng tổ chức lao động và tiền lương, phòng này có nhiệm vụ xây dựng định mức về tiền lương, chính sách nhân sự, đào tạo, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật nhân viên. - Cơ cấu tổ chức : Sự phân chia trách nhiệm, báo cáo và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị được thể hiện một cách tổng quát bằng sơ đồ tổ chức, đồng thời cũng được quy định rõ trong điều lệ hoạt động của công ty Nhìn chung hệ thống KSNB của đơn vị khá tốt, chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. 1.3. Thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính Trên cơ sở những hiểu biết của KTV về công ty khách hàng, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ số được áp dụng phổ biến, KTV sẽ lập bảng phân tích đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giữa 2 năm liên tiếp. Qua bảng này, KTV sẽ chú trọng vào những khoản mục có chênh lệch lớn cần tập trung điều tra và làm rõ nguyên nhân của những chênh lệch. Trong năm công ty có thực hiện Kiểm toán tại công ty khách hàng X, việc phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính được thể hiện như sau: BẢNG PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tỷ lệ Tài sản 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch chênh lệch A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 129.058.708 192.008.371 62.949.663 48,78% I. Tiền 17.494.882 6.534.169 (10.960.713) -62,65% Tiền mặt 2.973.910 5.401.278 2.427.368 81,62% Tiền gửi ngân hàng 14.520.972 1.132.891 (13.388.081) -92,20% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 37.354.507 152.616.359 115.261.852 308,56% Phải thu khách hàng 32.466.766 148.052.192 115.585.426 356,01% Trả trước cho nhà cung cấp 4.887.742 4.565.922 (321.820) -6,58% Phải thu khác - (1.755) (1.755) IV. Hàng tồn kho 31.435.423 22.131.591 (9.303.832) -29,60% Công cụ dụng cụ 31.425.423 22.131.591 (9.303.832) -29,60% V. Tài sản ngắn hạn khác 42.773.896 10.726.252 (32.047.644) -74,92% Tạm ứng 1.460.364 1.034.001 (426.363) -29,20% Chi phí chờ kết chuyển 3.900.668 441.479 (3.459.189) -88,68% Thuế GTGT được khấu trừ 37.412.864 9.250.773 (28.162.091) -75,27% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.359.990.744 1.443.016.456 83.025.712 6,10% II. Tài sản cố định 1.231.725.986 1.320.769.142 89.043.156 7,23% Tài sản cố định hữu hình 963.680.306 1,251,639,460 287.959.154 29,88% Nguyên giá 1.084.592.194 1.493.400.248 408.808.054 37,69% Hao mòn lũy kế (120.911.888) (241.760.788) (120.848.900) 99,95% 2. Tài sản cố định vô hình 1.074.366 913.211 (161.155) -15,00% Nguyên giá 1.289.239 1.289.239 - Hao mòn lũy kế (214.873) (376,028) (161,155) 75,00% 3. Xây dựng cơ bản dở dang 266.791.314 68.216.471 (198.574.843) -74,45% V. Tài sản dài hạn khác 128.264.759 122.247.314 (6.017.445) -4,69%
  • 24. 1. Chi phí trả trước dài hạn 128.264.759 122.247.314 (6.017.445) -4,69% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.489.049.453 1.635.024.826 145.975.373 9,80% A. NỢ PHẢI TRẢ 1.537.805.003 1.316.229.727 (221.575.276) -14,41% I. Nợ ngắn hạn 326.993.836 518.279.223 191.285.387 58,50% 2. Phải trả người bán 284.951.802 452.041.461 167.089.659 58,64% 3. Người mua trả tiền trước 11.000 13.093 2.093 19,03% 4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 33.503 529.296 495.793 1479,83% 5. Phải trả người lao động 38.537.675 58.228.182 19.690.507 51,09% 6. Phải trả khác 3.459.856 7.467.191 4.007.335 115,82% II. Nợ dài hạn 1.210.811.167 797.950.504 (412.860.663) -34,10% 1. Vay và nợ dài hạn 1.210.811.167 797.950.504 (412.860.663) -34,10% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (48.755.551) 318.795.099 367.550.650 -753,86% I. Vốn chủ sở hữu (48.755.551) 318.795.099 367.550.650 -753,86% 1. Vốn của chủ sở hữu 504.911.620 848.401.140 343.489.520 68,03% 2. Lợi nhuận chưa phân phối (553.667.170) (529.606.040) 24.061.130 -4,35% TỔNG NGUỒN VỐN 1.489.049.453 1.635.024.826 145.975.373 9,80% Từ bảng phân tích trên KTV nhận thấy : Đối với khoản mục tiền: Tiền mặt tăng 81.62% so với năm trước, tuy nhiên tiền gửi Ngân hàng lại giảm đáng kể và tỷ trọng giảm tương đối lớn. Vì vậy, KTV cần phải xem xét liệu tiền mặt tồn quỹ như vậy là hợp lý không, về nguyên tắc không nên để tồn quỹ tiền mặt quá cao vì sẽ có nhiều rủi ro đối với khoản mục này. Như vậy, liệu tiền mặt tồn kho lớn như vậy vào thời điểm cuối năm có thể là do những nguyên nhân nào? Từ đó kiểm toán viên sẽ chú trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán. Đối với khoản mục phải thu: Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng rất cao so với năm trước khoảng 356.01%, điều này cho thấy tốc độ tăng các khoản phải thu rất đáng kể, và nhìn chung là hợp lý khi doanh thu cũng tăng 307.82% so với năm trước. Tuy nhiên, vấn đề ở đây cần xem xét là khoản phải thu bị chiếm dụng vốn và khả năng thu hồi công nợ hơi chậm. Từ đó xem xét chính sách về tín dụng phải thu đối với khách hàng có phù hợp với thực tế hay không. Đối với khoản mục Hàng Tồn Kho: Dựa vào số liệu báo cáo cho thấy, tình hình giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối thấp, thậm chí không có số dư của nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm. Từ đó, kiểm toán viên đưa ra các nhận định như sau: - Trong kỳ doanh nghiệp chủ yếu là gia công nên nguyên liệu không có số dư. - Tuy nhiên, nếu chủ yếu hoạt động gia công mà số dư của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bằng không, điều đó chứng tỏ tất cả các đơn hàng từ khách hàng đều được gia công hoàn tất và chuyển giao toàn bộ cho khách hàng -> vấn đề này cần phải xem xét lại, vì khó có thể xảy ra trong thực tế đối với doanh nghiệp này. Như vậy, khả năng có thể có những đơn hàng đã hoàn tất nhưng đang làm thủ tục xuất hàng và đơn vị đã hạch toán thẳng vào giá vốn -> vì vậy các KTV sẽ chú trọng đến các hợp đồng xuất hàng để xem đã đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu hay chưa? - Vấn đề kiểm kê cần phải chú trọng và cần phải tìm hiểu về khoản mục này.
  • 25. Đối với khoản mục Tài sản cố định Hao mòn lũy kế của Tài sản cố định lớn. KTV lưu ý việc kiểm tra xem đơn vị đã tính khấu hao đúng chưa? Đối với khoản mục phải trả người bán Qua số liệu báo cáo, kiểm toán viên có đánh giá sơ bộ về mức biến động tăng giảm của các khoản phải trả. Nhìn chung, tỷ lệ nợ năm nay so với năm trước tăng khoảng 58.64% tương đương tăng 167,089,659 ( ngàn đồng). Điều đó có thể do công ty sử dụng tốt tín dụng của nhà cung cấp hoặc có thể công ty đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy, KTV sẽ đánh giá vấn đề này trong khâu phân tích về các chỉ số tài chính. Đối với khoản mục phải trả công nhân viên Khoản phải trả cho người lao động năm nay so với năm trước tăng khoảng 51.09% tương đương với mức tăng 19,690,507 ngàn đồng. Việc tăng này có thể do một số nguyên nhân mà các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu : - Xem xét chính sách lương của công ty như thế nào? Có thể ngân sách hằng năm đều tăng lương cho người lao động. - Có thể đây là khoản lương phải trả mà đơn vị trích trước: chi phí lương tháng 13, thưởng Tết, các khoản chi thưởng cho Ban Giám Đốc… - Đây là công ty có quy mô lớn, số lượng công nhân rất lớn, vì thế có thể có sự gia tăng về số lượng lao động cũng ảnh hưởng đáng kể đến tiền lương. Đối với khoản mục vay: Nhìn cơ cấu vốn của công ty chúng ta có thể thấy được vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Kiểm toán viên lưu ý kiểm tra kỹ hợp đồng vay. Vấn đề nợ vay và điều khoản trả lãi vay cần được xem xét kỹ trong hợp đồng, bên cạnh đó xem xét cách hạch toán tỷ giá, vì trong trường hợp với số tiền vay lớn thì khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá vào thời điểm cuối năm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lãi lỗ kinh doanh của đơn vị. Đối với khoản mục nguồn vốn kinh doanh Vốn năm nay so với năm trước tăng 68.03% tương ứng với mức tăng 343,489,520 ngàn đồng. Kiểm toán viên cần phải xem xét có phải công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường dây chuyền sản xuất nên góp vốn để thực hiện dự án. Trong trường hợp công ty đã góp đủ vốn pháp định rồi, nhưng sau đó lại tăng vốn với mục đích là tăng vốn pháp định và tăng vốn đầu tư thì cần phải xem xét liệu vốn chuyển vào công ty có phải mục đích bù đắp các khoản lỗ từ các năm trước không. Tuy nhiên, dựa vào báo cáo của đơn vị thì công ty thành lập trong năm 2006 và đến năm 2009 tổng luỹ kế lỗ lên đến 553.667.170 ngàn đồng. Và đến năm 2010 công ty mới đạt được khoản lãi là 24.061.130 ngàn đồng, nhưng vẫn không bù đắp được khoản lỗ luỹ kế này. Như vậy, xét về mặt hiệu quả sử dụng vốn, công ty mất vốn khá trầm trọng (mặc dù vẫn chưa hết vốn).
  • 26. BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 208.838.407 851.678.831 642.840.424 307,82% Các khoản giảm trừ doanh thu - DT thuần về BH và cung cấp dịch vụ 208.838.407 851.678.831 642.840.424 307,82% Giá vốn hàng bán 402.461.095 614.243.663 211.782.568 52,62% LN gộp về BH và cung cấp dịch vụ (193.622.688) 237.435.168 431.057,856 -222,63% Doanh thu hoạt động tài chính 3.489.505 466.331 (3,023.174) -86,64% Chi phí tài chính 18.835.059 12.846.206 (5.988.853) -31,80% Trong đó Chi phí lãi vay 12.554.713 11.654.167 (900.546) -7,17% Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 140.561.253 203.685.727 63.124.474 44,91% LN thuần từ hoạt động kinh doanh (349.529.495) 21.369.566 370.899.060 -106,11% Thu nhập khác 2.018.045 3.602.145 1.584.100 78,50% Chi phí khác 50.074 910.581 860,507 1718,46% Lợi nhuận khác 1.967.971 2.691.564 723.592 36,77% Tổng lợi nhuận trước thuế (347.561.524) 24.061.130 371.622.654 -106,92% Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN (347.561.524) 24.061.130 371.622.654 -106,92% Từ bảng phân tích trên, KTV nhận xét: Đối với khoản mục doanh thu Công ty có giấy phép hoạt động từ năm 2006, sau 5 năm hoạt động, công ty có tốc độ tăng trưởng đáng kể về mặt doanh thu, đặc biệt là trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng doanh thu so với năm 2009 là 307,82%, tương ứng với mức tăng là 642.840.242 ngàn đồng. Kết quả cho thấy mức độ tăng trưởng năm 2010 là quá cao so với năm 2009. Như vậy, kiểm toán viên sẽ có những đánh giá về vấn đề này và xem đây là một trong những vấn đề cần lưu tâm trong quá trình kiểm toán cũng như quá trình xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro.
  • 27. Đối với khoản mục giá vốn hàng bán Như chúng ta đã biết, trong năm này doanh nghiệp chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu, nên giá vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn là chi phí nhân công và khấu hao máy móc thiết bị hoặc có thể có chi phí gia công bên ngoài mà doanh nghiệp thuê gia công lại. Tỷ lệ lãi gộp năm nay (là 27.88%) tương đối cao và tăng đáng kể so với năm trước (tỷ lệ lãi gộp năm trước âm). Qua đó, kiểm toán viên cần quan tâm tìm hiểu vì sao có sự thay đổi đó. Đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý năm nay tăng so với năm trước với tỷ lệ 44.91% tương đương với mức tăng là 63,124,474 ngàn đồng. Nhìn chung, doanh thu tăng dẫn đến các khoản chi phí tăng là hợp lý. Tuy nhiên, cũng sẽ chú ý trong quá trình thực hiện kiểm toán.  Ở giai đoạn này KTV đã có đánh giá sơ bộ chênh lệch lớn giữa năm nay và năm trước của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó có nhận định về những rủi ro cho từng khoản mục. Tuy nhiên, việc xem xét, nhận định khoản mục nào có biến động lớn và có khả năng rủi ro cao còn mang tính chung chung, chủ quan. KTV vẫn chưa tiến hành tính toán các tỷ suất liên quan nhằm biết chính xác hơn về khả năng thanh toán, tình hình kinh doanh của khách hàng có khả quan hay không. Mặc dù sử dụng thủ tục phân tích là nhằm mục đích xác định những khoản mục bất thường, không hợp lý để trong giai đoạn thực hiện kiểm toán sẽ tập trung vào những biến động này. Như thế sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho kiểm tra chi tiết mà đôi khi không cần thiết. Tuy nhiên, ở AAC việc phân tích trong giai đoạn này ít khi được tiến hành. Khi phỏng vấn các KTV về điều đó thì người viết thường nhận được những câu trả lời khá giống nhau đó là do giới hạn về thời gian kiểm toán mà đặc biệt là vào mùa kiểm toán thì công việc quá nhiều nên không có thời gian để thực hiện thủ tục phân tích cũng như các thủ tục khác mà trong chương trình kiểm toán công ty quy định. Mặt khác, các khách hàng của AAC thường là những khách hàng thân thuộc cho nên qua nhiều năm làm việc dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của mình các anh chị nhanh chóng năm bắt các khoản mục quan trọng để kiểm tra mà không cần phải sử dụng nhiều đến thủ tục phân tích. 2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. - Trong giai đoạn này, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp thì thủ tục phân tích áp dụng cho từng khoản mục được KTV khá quan tâm, đặc biệt là phương pháp phân tích xu hướng và phân tích dự báo được KTV áp dụng phổ biến. Ngoài ra KTV còn thường xuyên phối hợp các phương pháp phân tích ở giai đoạn lập kế hoạch nhằm đánh giá các khoản mục trên BCTC một cách toàn diện nhất trong suốt quá trình kiểm toán. - Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các thông tin rất quan trọng đối với KTV trong giai đoạn này. Một số khoản mục khi kiểm tra, KTV cần phải có thêm thông tin liên quan đến số liệu được thể hiện trên sổ sách chứng từ. Ví dụ: khi phân tích KTV nhận thấy xu hướng của chi phí bán hàng trên doanh thu tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm, KTV đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình và biết được rằng: trước đây doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Nhật Bản nhưng do nguồn hàng bị mất nên doanh nghiệp phải nhập hàng từ các nước Đông Nam Á, do đó chi phí quảng cáo tăng lên đáng kể. Trong trường hợp này, KTV phải tìm kiếm thông tin thị trường thực tế để đánh giá giải trình của doanh nghiệp.
  • 28. - Các khoản mục mà KTV công ty AAC thường áp dụng thủ tục phân tích là Phải thu khách hàng; Hàng tồn kho;Doanh thu; Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1 Thủ tục phân tích đối với khoản phải thu khách hàng 2.1.1 Phƣơng pháp phân tích Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng mà KTV thường phải lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính. Doanh nghiệp thường có xu hướng thổi phồng doanh thu và lợi nhuận, mà mặt khác nợ phải thu khách hàng lại có quan hệ mật thiết với kết quả hoạt động kinh doanh, vì thế đây là khoản mục dễ bị nhân viên chiếm dụng tham ô. Để phát hiện và giảm thiểu những rủi ro này đối với khoản mục phải thu khách hàng KTV AAC thường sử dụng các thủ tục phân tích sau: - Tính số vòng quay nợ phải thu Số vòng quay nợ phải thu được tính trên cơ sở đem chia doanh thu bán chịu cho nợ phải thu bình quân. Việc so sánh tỷ số này với số liệu của của năm trước có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính: Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộng hoặc thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu… Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị. Điều này sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản phải thu khách hàng. - Phân tích biến động nợ phải thu trong năm Qua thủ tục phân tích này KTV có thể nhận diện được những biến động bất thường về khoản phải thu khách hàng qua các tháng. Từ đó sẽ mở rộng kiểm tra chi tiết để giải thích những biến động đó. - So sánh số dư nợ năm nay với số dư nợ năm trước của từng khách hàng Thủ tục phân tích này nhằm phát hiện sự biến động bất thường của khoản phải thu theo từng đối tượng khách hàng. Thủ tục này cũng nhằm phát hiện rủi ro khai khống khoản phải thu khi có sự móc nối với đối tượng bên ngoài. 2.1.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng Y a. Phân tích tỷ suất Vòng quay nợ phải thu và Số ngày thu hồi nợ bình quân. Kiểm toán viên tính toán số vòng quay nợ phải thu và số ngày thu hồi nợ bình quân rồi so sánh với năm trước như sau: Khoản mục Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Phải thu khách hàng 6.120.348.756 3.109.356.124 3.010.992.632 49,20% Doanh thu 28.134.781.245 24.012.784.365 4.121.996.880 14,65% Vòng quay nợ phải thu 4,6 7,7 -3,1 -31,83% Số ngày thu hồi nợ bình quân 79,3 47,4 31,9 74,76% Kết luận của kiểm toán viên: Vòng quay khoản phải thu năm 2010 giảm khá lớn so với năm 2009 là do tốc độ tăng của số dư tài khoản nợ phải thu (49,20%) cao hơn rất nhiều
  • 29. so với tốc độ tăng doanh thu (14,65%). Vòng quay khoản phải thu giảm làm số ngày thu hồi nợ bình quân tăng 31,9 ngày. Trong năm doanh nghiệp có thay đổi chính sách bán hàng nhưng việc số vòng nợ phải thu giảm nhanh, kiểm toán viên cần lưu ý khả năng khai thiếu doanh thu và hoặc khai khống nợ phải thu. b. Phân tích biến động nợ phải thu trong năm: Cách thực hiện: KTV thu thập Bảng cân đối phát sinh 12 tháng của doanh nghiệp, chú ý xem xét các tháng có biến động lớn. Bảng phân tích biến động nợ phải thu trong năm được kiểm toán viên thực hiện như sau: Tên khách hàng:Công ty Y Người lập: Ngày: Chủ đề: TK 131 Niên độ: Năm 2010 Người Kiểm Tra: Ngày: Tháng Nợ Có SDĐK 3.109.356.124 1 1.610.284.315 1.200.125.148 2 1.847.351.196 1.547.369.215 3 1.317.214.328 1.315.147.398 4 1.478.154.195 1.631.017.089 5 1.935.147.168 1.198.213.487 6 1.201.307.182 1.632.842.157 7 525.318.178 1.246.182.357 8 1.314.261.185 1.411.278.953 9 1.826.127.326 1.220.102.892 10 1.411.201.965 1.721.289.107 11 2.462.189.762 1.150.210.487 12 2.614.718.891 1.258.504.769 Tổng 19.543.275.691 16.532.283.059 SDCK 6.120.348.756 Kết luận: Mở rộng kiểm tra chi tiết tháng 7, tháng 11, tháng 12. Qua phân tích biến động, KTV nhận thấy rằng phát sinh của tài khoản 131 ở bên Có khá ổn định, không có biến động bất thường. Nhưng phát sinh bên Nợ của 131 thì ở tháng 7 phát sinh chỉ có 525.318.178 đồng, tháng 11 và 12 phát sinh lớn trong khi đó các tháng khác phát sinh ổn định. Đây là dấu hiệu KTV tiếp tục đi sâu phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự bất thường này. Ngoài ra, KTV còn phải chú ý đến số dư tài khoản 131 cuối kì lớn gấp đôi số đầu kì. c.So sánh số dư nợ năm nay với số dư nợ năm trước của từng khách hàng