SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
Download to read offline
Chia Xẻ Tin Mừng
Giới thiệu Chương Trình Học
Đơn vị I : MỘT THẾ GIỚI CẦN CHINH PHỤC
- Phải thấy nhu cầu !
Bài 1 : Tại sao phải Truyền Giảng ?
Bài 2 : Bạn có thể Truyền Giảng !
Bài 3 : Công tác để Chia Sẻ Tin Mừng
Đơn vị II : MỘT QUYỀN NĂNG CẦN TIẾP NHẬN
-Phải được trang bị !
Bài 4 : Hiểu được kinh nghiệm Qui đạo
Bài 5 : Tin cậy Đức Thánh Linh
Bài 6 : Lệ thuộc vào Lời Đức Chúa Trời
Đơn vị III : MỘT CÔNG TÁC CẦN THỰC HIỆN
- Phải dấn thân !
Bài 7 : Tiếp xúc với người chưa tin Chúa
Bài 8 : Giải thích phương cách cứu rỗi
Bài 9: Dẫn đến quyết định
Bài 10: Môn đồ hóa tân tín hữu
Chú giải thuật ngữ
Trả lời những câu hỏi Trắc nghiệm Cá nhân
Phụ lục
Giới Thiệu Chương Trình Học
Vui quá không thể nín lặng !
Trong kinh nghiệm bước đi với Chúa chắc bạn không chút nghi ngờ học biết
ý nghĩa của hai chữ đức tin và tin cậy. Bạn vui sướng về mối quan hệ mới
của bạn như là con cái Đức Chúa Trời và là một phần trong cộng đồng gia
đình vĩ đại của Ngài. Nhưng có lẽ bạn cũng ý thức một khao khát và ham
thích một điều gì hơn thế nữa một việc gì bạn có thể thực hiện cho Chúa.
Vì sự cứu rỗi là ” niềm vui tuyệt vời không thể nín lặng” nên bạn đã chia sẻ
với những người khác. Bạn có thể làm việc đó, nhưng bạn cũng cần có khả
năng chia sẻ sứ điệp cứu rỗi cách rõ ràng và đơn giản. Bạn cần thuộc lòng
những câu Kinh thánh liên hệ đến sự cứu rỗi để giúp bạn có thể trả lời ngay
cho những ai thắc mắc, hoặc giúp cho những người còn gặp trở ngại chưa có
thể tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình.
Loạt bài này sẽ giúp bạn hệ thống lại những gì bạn biết thành những lời đơn
giản dễ hiểu. Các câu chuyện của những tín hữu khác được Chúa giúp đỡ họ
để dẫn dắt những bạn bè, láng giềng và những người mới quen lần đầu đến
tiếp nhận Đấng Christ sẽ cảm thúc bạn tin rằng Ngài cũng sử dụng bạn! Loạt
bài này không những là tập bài nghiên cứu, nhưng còn hơn thế nữa. Đây là
cuốn sách cẩm nang bạn sẽ còn tham khảo nữa khi bạn khuyến khích những
người bạn mới chinh phục được, để ra đi chinh phục người khác trong tiến
trình truyền giáo liên tục.
MÔ TẢ MÔN HỌC
Chia sẻ Tin Mừng là môn học thực tiễn về chức vụ quan trọng của sự chinh
phục linh hồn tội nhân. Trước tiên loạt bài này được soạn cho các nhân sự
trong hội thánh địa phương để họ biết cách chia sẻ Tin Mừng và giúp cho
những người khác đặt lòng tin cậy nơi Jesus Christ là Cứu Chúa của mình.
Loạt bài nầy cũng giúp cho các học viên học cách dạy về sự chinh phục linh
hồn tội nhân cho những người khác. Môn học nầy cũng nhấn mạnh cách đặc
biệt về công tác năng động của Thánh Linh và Lời của Đức Chúa Trời có
hiệu quả trong việc qui đạo.
NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC.
Sau khi học xong môn này bạn phải có thể:
1. Hiểu rằng truyền giảng là kết quả bình thường của kinh nghiệm qui đạo.
2. Chọn những phương cách đặc biệt của truyền giảng để dấn thân.
3. Sử dụng Kinh Thánh như một khí dụng trong hoạt động truyền giảng.
4. Đánh giá công tác của Thánh Linh trong việc truyền giảng.
SÁCH GIÁO KHOA
Bạn sẽ dùng cuốn Chia sẻ Tin Mừng của Robert và Evelyn Bolton vừa là
sách giáo khoa vừa là sách hướng dẫn bạn học loạt bài nầy. Kinh Thánh là
quyển sách giáo khoa duy nhất khác cần thiết cho bạn. ( Trong loạt bài nầy
chúng tôi trích dẫn Kinh Thánh theo bản Today's English Version (Nhuận
Chánh theo Anh Ngữ thịnh hành) năm 1976 và bản King James Version (K J
V) (bản Nhuận chánh King James).
THỜI GIAN HỌC
Thời gian học mỗi bài lệ thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài và sức học
cùng kỹ năng cần thiết trong việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn có đủ
thì giờ đạt được mục tiêu do tác giả loạt bài đưa ra và chỉ tiêu do bạn đề
xuất.
CẤU TẠO BÀI HỌC VÀ KHUÔN MẪU NGHIÊN CỨU
Mỗi bài học gồm có:
1) Tựa đề
2) Nhập đề
3) Dàn ý
4) Những mục tiêu của bài học
5) Những hoạt động học tập
6) Những chữ căn bản
7) Triển khai bài học, bao gồm những câu hỏi nghiên cứu
8) Trắc nghiệm cá nhân (cuối phần triển khai bài học)
9) Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu
Dàn ý và những mục tiêu của bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung
sự chú ý vào những điểm chính khi bạn học và cho bạn biết nội dung mình
phải học.
Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều chừa
khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời dài, bạn phải viết vào sổ
tay. Khi ghi vào sổ tay bạn nhớ ghi số của câu hỏi và tựa đề bài học. Điều
này sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản Tường Trình Học Tập của học viên.
Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời,
bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại câu trả
lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Sau đó hãy sửa
lại những câu mình trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp xếp
theo số thứ tự bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của
câu hỏi kế tiếp.
Những câu trả lời nghiên cứu này rất quan trọng. Những câu đó sẽ giúp bạn
nhớ những ý tưởng chính được trình bày trong bài học và áp dụng những
nguyên tắc bạn đã học.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Có nhiều loại câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần
hướng dẫn học tập này. Sau đây là vài loại câu hỏi và cách thức trả lời. Sẽ có
hướng dẫn cụ thể nếu có các loại câu hỏi khác.
CÂU HỎI LỰA CHỌN
Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời đúng.
Ví dụ:
1. Kinh Thánh có tổng số:
a) 100 sách
b) 66 sách
c) 27 sách
Câu trả lời đúng là b) 66 sách. Trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết
khoanh tròn chữ b) giống như sau:
1. Kinh Thánh có tổng số:
a) 100 sách
b) 66 sách
c) 27 sách
(Có vài câu hỏi lựa chọn, có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Trong
trường hợp nầy bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi câu trả lời đúng).
CÂU HỎI ĐÚNG - SAI
Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời Đúng với câu hỏi:
Ví dụ:
2. Lời diễn đạt nào Đúng?
a) Kinh Thánh có tất cả 120 sách
b) Kinh Thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.
c) Tất cả những trước giả của Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hy-bá-lai.
d) Đức Thánh Linh cảm thúc các trước giả Kinh Thánh. Những lời diễn
đạt b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng tỏ điều
mình chọn, y như bạn thấy trên đây.
CÂU HỎI TƯƠNG HỢP
Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu trả lời phù hợp với câu hỏi,
chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật hay các sách của Kinh Thánh với
trước giả của sách ấy.
Ví dụ:
3. Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi câu mô tả một số việc người ấy
làm.
(1) a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Si-nai
(2) b. Dẫn dân Y-sơ-ra-ên qua sông Giô-đanh
(2) c. Diễn hành vòng quanh thành Giê-ri-cô
(1) d. Sống trong cung điện Pha-ra-ôn.
1) Môi-se
2) Giô-suê
Các câu a và d chỉ về Môi-se, và các câu b và c chỉ về Giô-suê. Bạn có thể
viết 1) bên cạnh a và d, và 2) bên cạnh b và c: giống như ví dụ trên.
PHƯƠNG CÁCH HỌC LOẠT BÀI NẦY
Nếu bạn tự học loạt bài Hàm Thụ (ICI) nầy, bạn hãy gởi phần làm bài bằng
thư đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù Bài Hàm Thụ này giúp bạn tự học,
nhưng bạn vẫn có thể học trong một nhóm hoặc lớp học. Nếu thế giáo viên
sẽ triển khai thêm một số điều dạy bảo khác bên cạnh những điều có trong
môn học. Vì thế, bạn nên theo những chỉ dẫn của giáo viên.
Bạn thích thú sử dụng những bài học này trong các nhóm học Kinh Thánh tư
gia, trong lớp học ở nhà thờ hoặc ở Trường Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy nội
dung của chủ đề và phương pháp học rất tốt cho các mục đích này.
BẢN TƯỜNG TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
Nếu bạn tự học Bài Hàm Thụ này, học với một nhóm hay trong một lớp học,
bạn đã nhận được bản Tường Trình của học viên kèm theo môn học này.
Bạn trả lời các câu hỏi theo những hướng dẫn trong môn học và trong Bản
Tường Trình của học viên. Khi hoàn tất, bạn gởi phần trả lời cho giáo viên
của bạn để vị đó sửa chữa và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn.
CHỨNG CHỈ
Sau khi bạn hoàn tất tốt đẹp môn học và phần tường trình học tập của bạn
đạt được điểm chung kết khả quan theo sự nhận xét của giáo viên của bạn,
bạn sẽ nhận được Chứng Chỉ khen thưởng.
TÁC GIẢ MÔN HỌC NÀY
Robert và Evelyn Bolton, cả hai vốn là giáo sĩ, đã viết môn học nầy. Ông
Robert, là con của hai cụ Ada và Leonard Bolton, ra đời tại Lục địa Trung
Quốc. Hai cụ Bolton đã từng hầu việc Chúa trên 37 năm là những vị giáo sĩ
tiền phong tại các Hội Thánh Trung Hoa và những quốc gia lân cận. Bà
Evelyn là con của hai cụ Lydia và Frederic Burke. Cụ Burke là sáng lập viên
của Trường Thần Học Toàn Châu Phi (All Africa School of Theology) là
trường hàm thụ quan trọng nhất cho những nhà lãnh đạo tại Châu Phi.
Robert và Evelyn Bolton đều tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Thánh Trung
Ương (Central Bible College) tại Springfield, Missouri. Ông Robert tốt
nghiệp Cử nhân Cao Học MA Truyền giáo tại Viện Truyền Giáo Thế Giới
và Hội Thánh Tăng Trưởng (School of World Mission and Institute of
Church Growth) Viện Cao học Thần Học FULLER, ở Pasadena, California.
Bà Evelyn học tại Đại Học Thành phố Pasadena. Từ năm 1955, ông bà tham
gia trong chức vụ Truyền giảng thành lập Hội Thánh và dạy Kinh Thánh,
vừa ở những vùng người Minan nói tiếng Trung Hoa tại các thành phố lớn ở
Đài Loan và vừa ở những vùng dân tộc ít người trên miền núi. Ông bà
Roobert Bolton có hai ái nữ, cô Sharon, vợ của David Whiten ở Albion,
New Jersey, và cô Marvel Joy là vợ của William Kelly, mục sư phụ tá tại La
Crosse, Wisconsin.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN BẠN HỌC HÀM THỤ.
Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ (ICI) nầy vui lòng giúp đỡ
bạn trong mọi trường hợp có cần. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về môn
học cũng như bản tường trình của học viên, bạn cứ tự do hỏi. Nếu vài người
muốn học chung môn nầy, hãy xin vị ấy sắp xếp đặc biệt cho cả nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu học loạt bài Chia
sẻ Tin Mừng. Nguyện những bài học này sẽ làm phong phú đời sống bạn, và
sự phục vụ của Cơ Đốc nhân cũng như giúp bạn hoàn thành hiệu quả hơn vai
trò của mình trong Thân thể của Đấng Christ .
TẠI SAO PHẢI TRUYỀN GIẢNG
Hãy hình dung một cánh đồng rộng lớn với hạt lúa chín vàng, đàng xa bầu
trời mây bão vần vù kéo đến. Chỉ có một số ít thợ gặt đang gặt lúa. Điều gì
sẽ xảy ra ? Một phần lớn mùa thu hoạch sẽ bị thiệt hại!
Chúa Jesus ví cảnh nhân loại trên trái đất này giống như một cánh đồng lúa
chín. Ngài mong muốn họ được cứu trước khi quá trễ! Ngài bảo các môn đệ
hãy “cầu xin chủ cánh đồng lúa chín sẽ sai nhiều nhân công” và rồi Ngài
truyền lệnh: “Hãy đi, ta sai các con ... ” (LuLc 10:2-3)
Ngày nay Chúa Jesus vẫn đang kêu gọi những người theo Ngài đi vào các
cánh đồng nhân loại, tập trung cho một mùa thu hoạch linh hồn Ngài muốn
chúng ta truyền giảng!
Trong bài học thứ nhất này bạn sẽ khám phá những lý do vì sao phải truyền
giảng, giống như thu hoạch, thật hết sức quan trọng. Bạn sẽ khám phá sự cần
yếu của việc truyền giảng, và tại sao bạn phải góp phần vào công tác này với
Chúa chúng ta.
DÀN Ý BÀI HỌC
Sự Thách Thức Vĩ Đại
Người hư mất Cần Đấng Christ
Ngài đã Chọn Bạn Làm Người Báo Tin Mừng Cho Họ.
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:
Liêt kê những sự kiện chứng tỏ rằng cuộc thách thức về truyền giảng là vĩ
đại.
Đưa ra những lý do vì sao bạn phải loan Tin Mừng về Đấng Christ cho
những người khác.
Trích dẫn những câu Kinh Thánh có ích trong việc chia sẻ về Đấng Christ
cho những người khác.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Nghiên cứu dàn ý bài học và những mục tiêu của bài học. Những điều nầy
sẽ giúp bạn nhận diện những điều bạn phải cố gắng học khi bạn nghiên cứu
bài.
2. Tìm những định nghĩa của các từ căn bản (thuật ngữ) mà bạn chưa hiểu
được ghi vào phần Chú Giải Thuật Ngữ ở cuối sách. Đọc mỗi câu Kinh
Thánh có liên quan.
3. Đọc bài học và làm tất cả những câu hỏi và bài tập trong phần triển khai
bài học. Viết câu trả lời vào khoảng trống chừa sẵn ở các câu hỏi. Còn
những câu trả lời dài bạn nên viết vào sổ tay.Kiểm tra phần trả lời của mình
với phần giải đáp ở cuối bài học.
4. Học thuộc lòng những câu Kinh Thánh trong mỗi chương còn gọi là Câu
Gốc đánh dấu bằng ký hiệu sau:
Những câu Kinh Thánh quan trọng này có liên quan đến sự cứu rỗi được
chọn lựa cách đặt biệt để bạn học thuộc nhằm giúp bạn ứng đối nhanh khi
bạn giới thiệu Chúa Jesus cho người khác. Bạn sẽ cần một số cạt nhỏ, trống
để viết những Câu Gốc vào đó. Cách thực hiện và sử dụng những cạt nầy sẽ
được hướng dẫn trong bài học.
5. Hoàn tất phần trắc nghiệm Cá Nhân ở cuối bài học nầy và đối chiếu cẩn
thận các câu trả lời của bạn với phần giải đáp câu hỏi trắc nghiệm cá nhân ở
cuối sách. Ôn lại khoản nào bạn trả lời chưa đúng.
TỪ NGỮ CĂN BẢN
Sau đây là những chữ căn bản trong bài học này. Nếu bạn hiểu rõ nghĩa của
những chữ ấy, bạn sẽ thấu triệt bài dễ dàng hơn. Đọc những chữ được liệt kê
và bạn dò xem định nghĩa của mỗi chữ mà bạn chưa nắm vững trong phần
Chú giải thuật ngữ ở cuối sách. Đang khi học bài bạn cũng có thể dò xem
định nghĩa của các từ ngữ nếu cần.
nữ chấp sự
thăng thiên
sứ mạng
tối cao
TRIỂN KHAI BÀI HỌC: SỰ THÁCH THỨC VĨ ĐẠI
Mục tiêu 1: Đưa ra những bằng cớ chứng minh nhu cầu phải truyền giảng.
Bạn đã đọc lời mô tả của Đấng Christ về mùa gặt. Cánh đồng “rất lớn” và
lúa đã “chín vàng”. Bạn cũng học biết rằng đây là bức tranh của nhân loại
trong thời Chúa Jesus và cũng trong thời đại chúng ta. Bây giờ, chúng ta hãy
nghiên cứu kỹ bức tranh nầy.
Dân số thế giới đang tăng nhanh
Có lẽ bạn cũng từng sử dụng những chuyến xe lửa hay xe buýt đông chật
người. Bạn có nhớ những hình ảnh ấy không? Mọi ghế đều đầy người. Bạn
phải đứng cùng với những người khác: ngay cả chỗ đứng cũng chen chúc
chật ních! Nhiều quốc gia dân số tăng nhanh khủng khiếp. Dù các cao ốc
mọc cao mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ chỗ ở cho mọi người.
Con người càng thêm nhiều, dân số càng tăng nhanh. Vào năm 1930 dân số
thế giới là hai tỉ. Bây giờ đã trên 4 tỉ. Chỉ trong vòng 50 năm mà dân số tăng
gấp đôi, tăng 2 tỉ. Tuy nhiên vào năm 2000, dân số thế giới cóthể tăng lên 6
tỉ người, thêm 2 tỉ người nữa chỉ trong vòng 20 năm!
DÂN SỐ THẾ GIỚI
Là một tín đồ của Đấng Christ điều này có ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn ý
thức ngay rằng đa số những người chung quanh mình không được cứu.
Vàbạn cũng ý thức thêm rằng ngày nay có nhiều người không được cứu hơn
những thế hệ xưa kia. Như thế mỗi tín hữu cần phải nói cho người khác biết
về Cứu Chúa Jesus.
Một nhà truyền giáo tại Á Châu có một lần thuật lại câu chuyện Chúa Jesus
kể và một người có một trăm con chiên, Một con chiên đi lạc. Để chín mươi
chín con chiên còn lại an toàn ở trong chuồng người chăn chiên tận trung kia
đi ra ngoài tìm con chiên bị lạc. Cuối cùng ông ta tìm được chiên và cứu nó.
Ông sung sướng biết bao! Ông mời những bạn hữu và láng giềng đến chung
vui với mình.
Nhà truyền giáo ấy tiếp, “Tuy nhiên, ở đất nước chúng ta con số người đi lạc
quá đông. Chỉ có một con chiên trong chuồng, còn chín mươi chín con chiên
đi lạc. Chỉ một số ít người được cứu. Tất cả những người khác cần được tìm
kiếm và đem đến Cứu Chúa.
1. Giả sử bạn là người thuật lại câu chuyện về một trăm con chiên. Con
chiên được ở nơi an toàn tiêu biểu cho những tín hữu ở trong Chúa Jesus tại
đất nước bạn. Người chăn phải đi tìm bao nhiêu con chiên lạc mất nếu câu
chuyện nầy xảy ra tại đất nước bạn?
...
Nhân loại đang bị lạc mất
Bạn có đi lạc đường bao giờ chưa? Nếu có, bạn nhớ lại cảm giác không sự
giúp đỡ và cô đơn làm sao. Bạn không biết phải đi đường nào. Bạn cần một
người khác giúp đỡ tìm lại lối đi của mình.
Chúa Jesus đã dùng chữ bị lạc mất để chỉ về tình trạng thuộc linh của những
người chưa được cứu. Tự họ không có phương cách nào thoát khỏi tình
trạng này. Có thể họ là những người học thức cao, những công dân hợp
pháp, nhưng vẫn bị lạc mất về phương diện thuộc linh. Không có Đấng
Christ trong đời sống họ thì dù giàu hoặc nghèo, họ vẫn bị lạc mất. Điều
thảm thương hơn nữa là nhiều người bị lạc mất này chẳng hay biết điều đó!
Họ bị hư mất nhưng không biết rằng mình bị hư mất.
Một người đi du lịch trên một tàu hỏa. Người ấy có vé tàu và một chỗ ngồi
êm ái. Người ấy vui thích với quang cảnh rực rỡ và trưởng tàu đến bên
cạnh... Bị một cú choáng váng người khám phá rằng mình đang đi lạc
hướng! Nhiều người cũng giống như du khách này. Họ đang thẳng tiến trên
tuyến đường sai, nhưng không hề hay biết. Họ có thể thành thật hành động
theo điều mình nghĩ là đúng nhưng như vậy là chưa đủ. Họ cần được hướng
vào con đường cứu rỗi duy nhất.
Bạn thử tưởng tượng Chúa Jesus có cảm nghĩ như thế nào về những người bị
lạc mất?
Một bà mẹ rất bận rộn khi hai con gái nhỏ của bà xin phép đi ra ngoài đường
chỉ cách nhà hai dãy phố, để xem cuộc diễn hành đi ngang qua đó vào một
buổi chiều. Bà mẹ đồng ý với điều kiện hai đứa con đứng ngay ngã tư phía
con đường họ đang ở. Chẳng mấy chốc, bà chợt nghĩ. Trong trạng thái kích
thích mạnh, chúng có thể bị đám đông đẩy đi, và trời sụp tối có lẽ chúng
không biết đường về, mình phải chạy nhanh đến vơí chúng trước khi đám
đông giải tán. Buông bỏ mọi sự, bà vội vàng chạy đến ngã tư nọ. Bà choáng
váng vì không có chúng ở đó! bà xô đẩy mở đường giữa dòng người, chạy
lên chạy xuống, tìm kiến và réo gọi tên con mình, nhưng chẳng thấy. Quá lo
lắng, bất kể mọi sự, bà lấn lên hàng trước, rồi gia nhập vào đoàn diễn hành
vì bà nghĩ rằng : nếu mình không thấy chúng, chắc chúng cũng thấy mình.
Sau khi đoàn diễn hành đi qua, đám đông lần lượt giải tán, tuyệt vọng quá,
người mẹ leo lên một bệ cao hy vọng chắc các con gái bà sẽ có thể thấy mẹ.
Nhưng vẫn không có dấu hiệu gì về chúng cả! Chẳng biết làm gì bây giờ, bà
bèn chạy trở về nhà mà cửa vẫn mở toang từ lúc bà rời khỏi. Vui mừng làm
sao khi thấy những con mình an toàn ở trong nhà! Một người bạn của bà đã
chỉ chúng con đường về.
Về sau người mẹ suy nghĩ:“Mình là một con người nhút nhát, chẳng dám
đến chỗ đông người. Nhưng khi nghĩ rằng con mình bị lạc, thì mình quên cả
chính mình, quên công việc, quên nhà cửa. Điều tập trung duy nhất của
mình là tìm cho ra các con. Có phải chăng mình chẳng nghĩ nhiều như vậy
đến những linh hồn bị lạc mất về phần thuộc linh? Chúa Jesus quan tâm đến
họ nhiều hơn mình quan tâm đến các con gái mình. Ngài chết để cứu họ,
nhưng Ngài cần tôi để chỉ đường cho họ. Tôi không được lấy cớ là quá bận
rộn hay quá mặc cảm để đi ra và tìm kiếm họ.
2. Trong sổ tay của bạn, hãy đặt tên cho hai điều mà người mẹ trong câu
chuyện đã làm để tìm các con của mình
Nhân loại đang có nhu cầu
Tôi không thể nghĩ là người độc thân chẳng có một vài loại nhu cầu. Bạn có
nghĩ như vậy không? Ngay trong những gia đình giàu sang cũng có nhu câù.
Một người giàu có thể mua sắm mọi thứ bằng tiền. Người ấy có đầy đủ
lương thực quần áo, nhà cửa, đất đai và xe cộ. Nhưng có thể người ấy rất
buồn vì con trai duy nhất của mình bị bệnh
Nhu cầu của mỗi người đều khác nhau. Trong ví dụ trên, nhu cầu nầy thuộc
về tình cảm và thể chất. Đứa con trai bị bệnh cần được chữa lành và người
cha cần cảm thấy dễ chịu Đối với phần đông dân chúng nhu cầu vật chất là
trên hết. Hàng ngàn người sống thiếu lương thực, quần áo, chỗ ở. Họ rất cần
được giải quyết nhu cầu của mình!
Những người khác lại có những nan đề về tâm lý và tinh thần; họ thiếu hẳn
niềm vui và sự bình an. Những người khác nữa khao khát tình yêu trong khi
những người khác nữa cần can đảm và nâng đỡ tâm linh. Và hàng triệu
người đang tìm cách nâng cao trình độ học thức của mình hoặc muốn kiếm
địa vị trong xã hội.
Nhưng nhu cầu lớn nhất hàng đầu của con người vẫn là nhu cầu thuộc linh.
Một số người phải ý thức tầm quan trọng của nhu cầu ấy và muốn được góp
phần làm một việc gì đó.
3. Hãy trả lời những câu hỏi sau trong sổ tay của bạn:
a) Hãy kể ra năm loại nhu cầu mà nhân loại đang có.
b) Nhu cầu lớn nhất của nhân loại hiện nay là gì?
Một nữ chấp sự của một Hội Thánh lớn tại Triều Tiên đi chợ. Tại chợ bà
được nghe một phụ nữ nói chuyện với một phụ nữ khác về nan đề trong gia
đình của bà ta. Nữ chấp sự nầy lặng lẽ theo người phụ nữ đó về nhà, chờ một
chút cho cô ổn định mọi sự, rồi bà gõ cửa. Tự giới thiệu mình cách lịch sự,
giải thích rằng bà có nghe phụ nữ kia nói chuyện về những khó khăn của cô.
Sau đó bà giới thiệu những người bạn của bà tập trung tại nhà bà để cầu
nguyện cho những người có nhu cầu. Liệu người phụ nữ nầy có muốn tổ cầu
nguyện cầu thay cho cô không? Khi cô ta trả lời “Vâng”, thì cuộc viếng
thăm lần thứ nhất chấm dứt.
Vài ngày sau khi nhóm đã cầu nguyện cho nhu cầu nầy, thì bà chấp sự trở lại
nhà của phụ nữ đó. Lần nầy cô vui vẻ mỉm cười chào bà. Đức Chúa Trời đã
nhậm lời cầu nguyện. Cô ta và chồng cô, một giáo sư, có nan đề về hôn nhân
và hai người quyết định ly dị. Bây giờ mọi việc bắt đầu thay đổi. Nữ chấp sự
chia sẽ niềm vui với cô và mời cô đến dự nhóm tại tư gia. Sau đó không lâu
cô ta hớn hở tiếp nhận Chúa, rồi đến lượt cô chinh phục chồng mình cho
Đấng Christ.
Nữ chấp sự nầy đã nhạy bén đối với nhu cầu của người khác. Hiện nay, vị
giáo sư nọ và vợ ông đều là thuộc viên của một Hội Thánh và họ đang
hướng dẫn một tổ tư gia, nơi gây dựng những người tin nhận Chúa.
4. Bạn đã học ba sự kiện chứng tỏ nhu cầu truyền giảng thật vĩ đại. Trong sổ
tay của bạn, hãy ghi ra mỗi sự kiện và nêu dẫn chứng từ bài học hoặc từ kinh
nghiệm cá nhân của bạn.
NHỮNG NGƯỜI LẠC MẤT CẦN ĐẤNG CHRIST
Mục tiêu 2: Công nhận những câu Kinh Thánh minh chứng rằng người lạc
mất cần Đấng Christ.
Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất
Kinh Thánh bày tỏ cách rõ ràng rằng đức tin nơi Christ là phương cách cứu
rỗi duy nhất. Chính Ngài đã phán: "Ta là đường đi, chân lý và sự sống;
không nhờ ta chẳng ai được đến cùng Cha” (GiGa 14:6).
Có một người bị rũi rơi xuống hố sâu và kêu cứu. Người thứ nhất đi ngang
qua đó dừng lại, nhưng chỉ nói cho anh ta biết rằng anh phải cẩn thận hơn và
phải tránh những tai nạn. Khách bộ hành thứ hai đến và quở trách người
dưới hố một hồi về sự thiếu thận trọng của anh. Rồi đến khách bộ hành thứ
ba dừng lại và nói cách lịch sự, “anh đang bị ởtrong hố, tôi lấy làm tiếc”.
Người đàn ông bị rơi xuống hố chẳng cần một lời khuyên khôn ngoan nào.
Anh ta cũng chẳng cần sự không tán thành hay thương cảm. Anh cần được
cứu khỏi hố. Cuối cùng, khách bộ hành thứ tư đến, khi thấy cảnh ngộ khốn
khó nầy, người lập tức tìm cho được một sợi dây thừng và kéo người bị nạn
lên khỏi hố. Khách bộ hành nầy trở thành vị cứu tinh của người đàn ông.
Đấng Christ đến để cứu nhân loại ra khỏi hố tội lỗi và chỉ cho họ con đường
sự sống. Những con người bị lạc mất bị sa ngã cần loại người cứu vớt nầy.
Chúa Jesus được phái xuống trần gian, không phải để phán xét,"nhưng để
làm Đấng cứu rỗi của thế gian” (GiGa 3:17).
5. Tìm những câu Kinh Thánh sau. Câu nào cho biết rằng Đấng Christ là
phương cách cứu rỗi duy nhất?
a) 3:17
b) LuLc 12:8
c) Cong Cv 4:12
Bạn đã học biết rằng nhân loại đang bị lạc mất về phương diện thuộc linh.
Trong Luca 15, Chúa Jesus thuật lại một số câu chuyện lý thú về những
người đi tìm những vật sở hữu bị mất. Trong Luca 19, câu chuyện về người
chăn chiên đi tìm một con chiên bị lạc cho chúng ta thấy rõ rằng Chúa Jesus
“tìm và cứu” mỗi người lầm lạc trong tội lỗi mình (c.10). Không ai là không
quan trọng; mỗi người đều có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời! Đức Chúa
Trời “sai Con Ngài đến làm Cứu Chúa của thế gian” (IGi1Ga 4:14). Giống
như người đàn bà thắp đèn, quét nhà và chú ý cẩn thận cho đến khi tìm được
đồng bạc bị mất, thì Cứu Chúa của chúng ta cũng tìm những người lạc mất
như vậy.
Chúa Jesus phán rằng thiên đàng vui mừng khi một người lầm lạc ăn năn tội
lỗi của mình (LuLc 15:7, 10), vì tìm lại được con người lạc mất!
6. Đây là Câu Gốc thứ nhất của bạn. Hãy học thuộc lòng tựa đề, Kinh Thánh
trích dẫn và Câu Gốc. Hãy lấy một trong những tấm bìa nhỏ chưa viết gì của
bạn. Trên một mặt ghi tựa đề và Kinh Thánh trích dẫn. Mặt kia ghi Câu Gốc
như bạn thấy trong minh họa dưới đây. Kiểm tra trí nhớ mình bằng cách
nhìn vào một mặt của tấm bìa và đọc lớn lên phần ghi ở mặt kia. Bạn có thể
mang theo tấm bìa nầy và những tấm bìa khác bạn sẽ làm để lúc nào rảnh rỗi
thì học và ôn lại Câu Gốc.
Tựa đề: Sự kiện cứu rỗi
Kinh Thánh trích dẫn: ITi1Tm 1:15
Câu Gốc: “Đức Chúa Jesus Christ đã đến trần gian để cứu vớt kẻ có tội: đây
là lời nói chân thật, đáng đem lòng tin trọn vẹn và tiếp nhận ”
Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.
“Thật như ta hằng sống, ta là Đức Chúa Trời Tối Cao, ta không thể nào vui
khi thấy một tội nhân chết mất, nhưng ta vui vì người đó chấm dứt phạm tội
và được sống” (Exe Ed 33:11)
“Điều làm vui lòng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho
mọi người được cứu rỗi và hiểu biết chân lý” (ITi1Tm 2:3-4)
“Ngài nhịn nhục đối với anh em, vì Ngài không muốn người nào bị hủy
diệt, nhưng muốn mọi người từ bỏ tội lỗi mình) (IIPhi 2Pr 3:9)
Ê-xê-chi-ên là một tiên tri thời Cựu ước. Phao-lô viết thơ Ti-mô-thê thứ
nhất, và Phi-e-rơ viết thơ Phi-e-rơ thứ hai, cả hai đều là những trước giả thời
Tân Ước. Ba người đều được Thánh Linh cảm thúc Qua những lời họ ghi lại
chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn tất cả đều được cứu, Ngài muốn tìm
cứu những kẻ bị lạc mất và chăm sóc họ.
7. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây (cột bên trái). Rồi xếp đặt cho phù
hợp với phần diễn đạt đầy đủ nhất (cột bên phải).
1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.
2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.
... a. ICo1Cr 3:11
... b.ITi1Tm 2:6
... c. GiGa 3:36
... d. ITi1Tm 2:3-4
... e. 2:5
NGÀI CHỌN BẠN LOAN BÁO TIN MỪNG CHO HỌ
Mục tiêu 3: Chọn những lời diễn đạt đưa ra những lý do tại sao cá nhân bạn
phải chia sẻ Tin Mừng.
Bạn có tin rằng chính bạn là người phải chia sẻ tin mừng của Đấng Christ
cho những người khác không? Chúng tôi hy vọng như thế. Chúa Jesus phán,
“Ta đã chọn và bổ nhiệm các con ra đi và mang nhiều quả (GiGa 15:16).
Chúa Jesus là Gốc nho, chúng ta là những nhánh nho. Ngài muốn mỗi nhánh
nho đều mang quả, đó là lý do Ngài cho chúng ta sự sống và sinh lực của
Ngài. Sau đây là ba lý do khiến Ngài chọn bạn loan báo cho người khác về
Ngài.
Đấng Christ có lời công bố cho mọi người
Đấng Christ là Người - Trời (GodMan) được thiên đàng phái đến, Ngài là
đấng tạo dựng mọi sự (1:3). Có một lần Ngài phán, “Khi ta bị treo lên khỏi
đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (12:32). Lời nói này ứng nghiệm khi
quân lính La Mã đóng đinh Chúa Jesus vào cây thập tự to lớn sù sì rồi dựng
đứng lên. Và tại thập tự giá ấy Chúa Jesus đã nếm trải sự chết cho mọi người
(HeDt 2:9). Vì Ngài đã chết cho mọi người, nên lời công bố của Ngài có
hiệu lực đối với mọi người.
Ngoài ra, lời công bố của Đấng Christ sẽ được ứng nghiệm cách trọn vẹn khi
Ngài được tôn làm Chúa của mọi người. Trong (Phi Pl 2:10-11), “hầu cho
nghe đến danh Chúa Jesus, mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất thảy
đều quỳ xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jesus Christ là Chúa và tôn vinh
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha”, Như vậy lời tuyên bố của Đấng Christ
vừa có hiệu lực cho bạn và cho người mà bạn có thể chinh phục cho Đấng
Christ.
8. Bên cạnh mỗi lời diễn đạt sau đây, bạn viết chữ Đúng hay Sai và bạn ghi
thêm câu Kinh Thánh hổ trợ câu trả lời của bạn. Nếu lời diễn đạt ấy sai, bạn
hãy viết lại câu ấy cho Đúng.
a. Sự dạy dỗ của Đấng Christ về sự ăn năn chứng tỏ rằng đó là lời công bố
của Ngài cho tất cả mọi người.
...
b. Có một ngày mọi người sẽ nói rằng Jesus Christ là Chúa.
...
c. Đấng Christ chỉ chết cho những ai tin cậy Ngài.
...
9. Đây là Câu Gốc thứ hai. Hãy học thuộc lòng tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn
và Câu Gốc. Viết vào một trong các tấm bìa nhỏ như bạn đã được chỉ dạy ở
câu hỏi số 6.
Tựa đề: Phương cách cứu rỗi
Kinh Thánh trích dẫn: RoRm 10:13
Câu Gốc: “Phàm ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu ”
Sứ mạng trọng đại vẫn còn giá trị
Trước khi thăng thiên về trời Chúa Jesus truyền bảo các môn đệ: “Vậy hãy
đi đến tất cả dân tộc ở khắp nơi và đào tạo họ thành môn đệ của ta: làm Báp-
têm cho họ trong danh Cha, Con và Thánh Linh, và dạy họ vâng theo mọi
điều ta đã truyền cho các con” (Mat Mt 28:19-20).
Những lời này thường được gọi là Sứ Mạng Trọng Đại không chỉ cho những
môn đệ nhưng cho tất cả những người theo Chúa Jesus. Chừng nào còn con
người sống trên đất để được đào tạo thành môn đệ, thì vẫn còn áp dụng lời
phán của Đấng Christ. Như vậy Sứ Mạng Trọng Đại vẫn còn giá trị và hiệu
lực, không bao giờ bị hủy bỏ.
10. Sứ Mạng Trọng Đại có giá trị ngày hôm nay vì:
a) Đó là điều cuối cùng Chúa Jesus phán.
b) Những tín hữu ngày nay cũng là môn đệ của Chúa Jesus.
c) mỗi người hiểu được ý nghĩa của sứ mạng đó.
Phải nói cho người khác nghe.
Sứ Mạng Trọng Đại kêu gọi sự vâng lời. Khi bạn áp dụng lời của Đấng
Christ cho bản thân mình, bạn sẽ ý thức rằng mình phải chia sẻ Tin Mừng
cho những người khác. Tin Mừng ấy là “Chúa Jesus Christ đã đến trần gian
để cứu vớt tội nhân” (ITi1Tm 1:15). Tin Mừng cũng là “Hễ ai kêu cứu Chúa
giúp đỡ sẽ được giải cứu” (RoRm 10:13). Chúng ta không thể giữ tin mừng
cho riêng mình!
Trong 10:14, tác giả Phao-lô nêu lên một loạt câu hỏi, câu này có liên quan
đến câu kia. Hãy chú ý tại sao mỗi câu liên quan đến câu kế tiếp:
Câu hỏi 1: “Làm thế nào để họ cầu xin giúp đỡ nếu họ chưa tin?”
Câu hỏi 2: “Làm thế nào để họ tin nếu họ chưa nghe sứ điệp?
Câu hỏi 3: “Làm thế nào họ nghe nếu sứ điệp chưa được công bố?”
Nói cách khác, phải có mục đích khi làm chứng, nếu không, người khác sẽ
không có cơ hội tiếp nhận Đấng Christ.
11. Theo 10:14 có bốn điều phải xảy ra để một người được cứu. Bốn đều ấy
được diễn đạt trong các câu dưới đây. Hãy xếp cho phù hợp số thứ tự của
việc xảy ra
1) Thứ nhất
2) Thứ hai
3) Thứ ba
4) Thứ tư
... a. Người ấy nghe sứ điệp
... b. Người ấy kêu cầu Đấng Christ giúp đỡ
... c. Ai đó nói cho người ấy biết về Đấng Christ.
... d. Người ấy tin những gì mình đã nghe
12. Là chứng nhân cho Đấng Christ bạn chịu trách nhiệm trực tiếp điều nào
nhất trong bốn sự kiện nêu ở câu 11
...
Hãy nhớ lại giây phút đầu tiên bạn được nghe sứ điệp. Có một người đã chia
sẻ cho bạn. Bạn đã lắng nghe. Bạn đã tin, đã kêu cầu Chúa cứu giúp mình.
Rồi Ngài đã cứu bạn. Không có con đường nào khác. Tương tự như vậy, bạn
phải nói cho những người khác, tạo một cơ hội để họ nghe rõ ràng, hiểu đầy
đủ, rồi họ kêu cầu danh Chúa để Ngài ban ơn cứu vớt họ.
13. Khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi câu Kinh Thánh trích dẫn dưới đây
chứng tỏ rằng cá nhân bạn đã được lựa chọn để chia sẻ Tin Mừng cho những
người khác.
a) “Các con không chọn ta, ta đã chọn các con và bổ nhiệm các con ra đi và
mang nhiều quả” (GiGa 15:16)
b) “Tôi đã hoàn tất cuộc đua cách tốt nhất, tôi đã chạy đầy đủ khoảng
đường” (IITi 2Tm 4:7)
c) “Tình yêu thương không vuivề điều ác, nhưng vui trong chân lý”
(ICo1Cr 13:6)
d) “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho mình” (Mat Mt
7:12).
Tại sao bạn phải chia sẻ Tin Mừng? Sự thách thức thật vĩ đại! Những người
lạc mất đang cần Đấng Christ! Vị Giáo sư đã chọn bạn đi ra làm chứng và
chinh phục môn đệ cho Ngài!
TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN
Đọc kỹ các phần câu hỏi dưới đây. Nếu câu nào bạn nghĩ rằng mình chưa trả
lời được nếu không xem lại bài hoặc xem lại Kinh Thánh thì hãy ôn bài lại.
Khi bạn đã sẵn sàng hãy làm bài trắc nghiệm dựa theo Kinh Thánh hay bài
học.
1. Khi Chúa Jesus dùng chữ lạc mất để nói về người, thì Ngài muốn ám chỉ:
a. Tình trạng thuộc linh của họ
b. Tình trạng xã hội của họ
c. Nhu cầu thể chất của họ.
2. Trong câu chuyện xảy ra tại Triều Tiên về một nữ chấp sư, giúp đỡ vợ của
một giáo sư, chân lý nào được minh họa tốt nhất?
a. Mọi loại người khác nhau đều có nhu cầu .
b. Không phải tất cả mọi người đều có cùng một loại nhu cầu.
c. Những người có nhu cầu thường nhận sự giúp đỡ
3. Trong sổ tay của bạn, hãy viết thuộc lòng hay trích dẫn cho người nào đó
hai Câu Gốc kể cả chủ đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.
4. Xếp đặt cho phù hợp mỗi lời diễn đạt, sự kiện hay Kinh Thánh với lý do
truyền giảng.
1) Cuộc thách thức vĩ đại
2) Người lạc mất cần Đấng Christ
3) Ngài chọn bạn loan báo Tin Mừng cho họ
... a. Sứ Mạng Trọng Đại ngày nay vẫn còn có giá trị.
... b. Đến năm 2000 sẽ có 6 tỉ người
... c. ITi1Tm 1:15
... d. Dân số thế giới tăng nhanh
... e. Jesus Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất
... f. Đấng Christ đến trần gian là để cứu tội nhân.
... g. Người ta phải được nghe về Đấng Christ trước khi họ tin Ngài.
5. Câu chuyện của bài học nầy về người đàn ông bị rơi xuống hố chứng
minh sự kiện là Chúa Jesus
a. Dành thì giờ dạy dỗ và cầu nguyện
b. Cung cấp loại giúp đỡ mà người bị rơi xuống hố đang cần.
c. Ban cho môn đệ Ngài Sứ Mạng Trọng Đại.
d. Thương xót những người lạc mất.
6. Trong những phần diễn đạt sau đây, phần nào đưa ra bản tóm tắt tốt nhất
về ba lý do chính vì sao chúng ta phải truyền giảng?
a. Những người có nhu cầu thường cởi mở với những ai cố gắng giúp đỡ họ.
Chỉ bày tỏ sự thương hại họ thì chưa đủ. Họ phải được cung cấp một loại
giúp đỡ mà họ thực sự cần.
b. Có một lượng người gia tăng bị lạc mất về phần thuộc linh. Vì Đấng
Christ là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời, chúng ta phải nói cho
họ biết về Ngài để họ có thể tin và được cứu.
c. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta cách rõ ràng rằng Đấng Christ là phương
cách cứu rỗi duy nhất. Vì đây là sự thật, nên con người không thể được cứu
bằng bất cứ phương cách nào khác ngoài việc nhờ Đấng Christ.
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Phần giải đáp câu hỏi nghiên cứu của bạn không sắp xếp theo thứ tự bình
thường để bạn không thấy trước câu trả lời của câu hỏi kế tiếp. Hãy tìm cái
số của câu bạn cần, cố gắng đừng xem trước.
1. Câu trả lời của bạn. Có lẽ trong đất nước của bạn số người bị lạc mất
nhiều hơn số người được tìm kiếm. Nếu vậy câu chuyện của bạn sẽ giống
như câu chuyện của một nhà truyền giảng ở Á Châu.
8.a. Sai (GiGa 12:32, HeDt 2:9). Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá
chứng tỏ rằng Ngài có lời xác nhận cho mọi người.
b. Đúng (Phi Pl 2:10-11)
c. Sai (HeDt 2:9). Đấng Christ chết cho mọi người.
2. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau:Người mẹ chạy ra khỏi nhà để
tìm hai con gái của mình; và bà nhập vào đoàn diễn hành, rồi leo lên bệ cao
để con bà có thể nhìn thấy bà.
9. Không nhìn vào bìa nhỏ,bạn phải có thể trích dẫn đầy đủ ba phần nêu lên
trong Câu Gốc ở, RoRm 10:13.
3.a. Nhu cầu thể chất (và vật chất), tình cảm, tinh thần, học vấn, thuộc linh.
b.Thuộc Linh.
10.b. Những tín hữu ngày nay cũng là môn đệ của Chúa Jesus.
4. Ba sự kiện là:Dân số trên toàn thế giới gia tăng, vô số người bị hư mất, và
con người có nhiều nhu cầu. Những ví dụ của bạn có thể rút ra từ Kinh
Thánh, từ bài học, hay từ kinh nghiệm bản thân. Nhưng mỗi ví dụ phải làm
sao hổ trợ cho điều bạn đã sử dụng.
11. a.2) Thứ nhì
b.4) Thứ tư
c.1) Thứ nhất
d.3) Thứ ba.
5.c) Cong Cv 4:12
12. c) Ai đó nói cho người ấy biết về Đấng Christ. (Nghĩa là bạn là người
nói cho người ấy. Những hành động còn lại là phần của người ấy phải làm).
6. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trích dẫn đầy đủ ba phần được
ghi trong Câu Gốc ở ITi1Tm 1:15.
13. a) “Các con không chọn ta, ta đã chọn và bổ nhiệm các con ra đi để
mang nhiều quả” (GiGa 15:16)
d)"Hãy làm cho người khác những gì các con muốn họ làm cho mình” (Mat
Mt 7:12)
7. a. 1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.
b.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.
c.1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.
d.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu.
e.1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất.
BẠN CÓ THỂ TRUYỀN GIẢNG
Có bao giờ bạn nhìn lên trong một đêm tốt trời và ngạc nhiên trước vẻ đẹp
kỳ diệu cùng số lượng khổng lồ của những vì sao không? Sao ở trên bầu
trời, cố định tại vị trí của mình và chiếu lấp lánh!
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng những kẻ dắt đem nhiều người trở lại sự
công chánh và dạy nhiều người làm điều phải lẽ sẽ chiếu sáng giống như
những ngôi sao ấy mãi mãi. Hãy xem DaDn 12:3.
Công tác truyền giảng đang thu hút bạn! Đức Chúa Trời muốn bạn dẫn dắt
bà con và bạn hữu của bạn đến với Đấng Christ. Khi Kinh Thánh nói về linh
hồn, giá trị của linh hồn và phần thưởng cho sự chinh phục người lạc mất,
Kinh Thánh đã dùng ngôn ngữ của phạm vi thiên đàng. Thật là một khích lệ
cho việc chia sẻ Tin Mừng!
Trong bài học này bạn sẽ học biết công tác truyền giảng. Bạn sẽ khám phá
rằng bất kỳ hạng người nào cũng có thể truyền giảng. Bạn sẽ được cảm thúc
để sửa soạn chính mình bước vào công tác được khen thưởng nhất này. Hãy
mở lòng ra cho Thánh Linh hành động và để Ngài thách thức bạn ra đi
truyền giảng.
DÀN Ý BÀI HỌC
Truyền Giảng Là Gì?
Những Người Không Chuyên Có Thể Truyền Giảng
Sửa Soạn Chính Mình Cho Việc Truyền Giảng
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:
Mô tả mục đích toàn diện của việc truyền giảng, từ sự nhìn thấy nhu cầu.
Đến sự giúp đỡ những người khác nhìn thấy một nhu cầu.
Ý thức vai trò của mình trong việc truyền giảng.
Giải thích cho những người khác về tầm quan trọng của sự chia sẻ Tin
Mừng.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Nghiên cứu sự triển khai của bài học. Tìm và đọc tất cả những câu Kinh
Thánh được trích dẫn.
2.Trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Sau khi hoàn tất, đối chiếu những câu
trả lời của bạn với phần giải đáp ở cuối bài học. Ôn lại phần nào bạn trả lời
chưa đúng.
3. So sánh những ví dụ minh họa với những kinh nghiệm bạn có hoặc các
kinh nghiệm bạn được nghe về việc chinh phụclinh hồn
TỪ NGỮ CĂN BẢN
bằng chứng
nghĩa bóng
cộng tác viên
tín ngưỡng
nhấn mạnh
TRIỂN KHAI BÀI HỌC TRUYỀN GIẢNG LÀ GÌ?
Mục tiêu 1: Liệt kê và nhận diện những ví dụ về bốn khía cạnh của việc
truyền giảng.
Chữ truyền giảng là một từ hiện đại dùng để nói về bốn khía cạnh của việc
chia sẻ Tin Mừng về sự cứu rỗi qua Đức tin nơi Jesus Christ. Bốn hoạt động
này bao gồm:
1) Nói cho người khác nghe về Đấng Cứu thế.
2) Làm chứng cho họ về Đấng Christ
3) Chinh phục họ cho Ngài.
4) Giúp họ đi chinh phục những người khác.
Chúng ta hãy xem từng hoạt động nầy cách cẩn thận hơn.
Môn đồ hóa mọi người
Thu phục môn đệ cho Đấng Christ
Loan báo Tin Mừng
Làm chứng cho Chúa Jesus
TRUYỀN GIẢNG
Loan báo Tin Mừng
Khi Sứ đồ Phao-lô viết Phúc Âm, ông viết về Chúa Jesus là ai, tại sao Ngài
đến và đến bằng cách nào, Ngài đã làm gì, và Ngài đã chết cho chúng ta và
sống lại như thế nào (ICo1Cr 15:2-4). Điều này cũng còn được gọi là Tin
Mừng (Good News). Đây là Tin vui vì loan báo cho mọi người biết cách
thức để họ được cưú ra khỏi tội lỗi và những hậu quả của nó cũng như biết
cách tiếp nhận sự sống vĩnh cửu. Đây là tin mới vì nó liên hệ đến những việc
đang xảy ra. Rất tiếc là đa số nhân loại không biết được điều này. Phải loan
báo cho họ biết. Đây là một phần của việc truyền giảng.
TIN MỪNG CHÚA JESUS ĐÃ ĐẾN
Làm chứng về Chúa Jesus
Làm chứng là nói về kinh nghiệm được cứu của bạn. Nói lên những gì Chúa
Jesus đã làm cho cá nhân bạn. Lời chứng của bạn sẽ giúp cho mọi người
thấy rằng quyền năng của Đấng Christ có thật. Nếu họ có thể thấy rằng đó là
điều tốt đẹp, họ sẽ muốn nhận những gì bạn đã có.
Làm chứng tức là đưa ra bằng chứng hay bằng cớ. Chúa Jesus phán: “Các
con sẽ là những nhân chứng cho ta” (Cong Cv 1:8) Phần truyền giảng nầy
chứng tỏ quyền năng cứu rỗi của Đấng Christ trong đời sống bạn.
Làm chứng đòi hỏi quyền năng của Thánh Linh. Cảm tạ Đức Chúa Trời,
điều này dành sẵn cho tín hữu ngày nay! Chúa Jesus hứa rằng “Khi Thánh
Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận lãnh quyền năng”. Quyền năng của
Thánh Linh được ban ra trước tiên cho việc truyền giảng.
Trong Hội Thánh đầu tiên, Phi-e-rơ và các sứ đồ khác bạo dạn nói cho
những người lãnh đạo Do thái về Phúc Âm. Họ đưa ra chứng cớ về sự chết
và sự sống lại của Đấng Christ. Họ đã làm chứng về sự ăn năn và sự tha thứ
tội lỗi. Họ nói:“Chúng tôi là những nhân chứng về những điều này - chúng
tôi và Thánh Linh” (Xem 5:29-32). Họ kinh nghiệm quyền năng của Thánh
Linh trong việc làm chứng về Chúa Jesus!
ĐIỀU ĐẤNG CHRIST ĐÃ LÀM CHO TÔI
1. Chọn những cụm từ trong ngoặc đơn, cụm từ nào có định nghĩa tốt nhất
vào mỗi hoàn cảnh, và viết vào khoảng chừa trống.
a. Bạn nói cho một người biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến trần
gian để chết cho chúng ta.
...
(Loan báo Tin Mừng Làm chứng)
b. Bạn nói cho người khác biết thế nào Ngài đã cứu vớt bạn và giải cứu bạn
ra khỏi tội lỗi.
...
(Loan báo Tin Mừng  Làm chứng).
Thu phục người khác cho Christ
Loan báo Tin Mừng cho những người khác, hay làm chứng về những điều
Chúa Jesus đã làm cho bạn vẫn chưa đủ. Bạn cần phải tiến bước thêm một
bước nữa:phải hướng dẫn họ đến việc tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa
của mình. Khi Thánh Linh dẫn dắt bạn, hãy giúp họ đáp ứng với tình yêu và
lời công báo của Đấng Christ. Nói cách khác,sự truyền giảng phải chinh
phục người khác cho Đấng Christ.
Người đi chinh phục người khác cho Đấng Christ có thể được gọi là người
truyền giảng, nhưng đừng để chữ này làm bạn hoảng hốt! Nếu bạn đang nói
cho những người khác về Chúa Cứu Thế thì bạn là một người truyền giảng.
Phao-lô khích lệ thanh niên Ti-mô-thê “Làm công tác của người truyền
giảng (IITi 2Tm 4:5, K J V) hay “Làm công việc của người rao giảng Tin
Mừng” (TEV).
Một gương truyền giảng khác là Phi-líp, một chấp sự của Hội Thánh đầu tiên
(Cong Cv 21:8). Chúng ta sẽ nghiên cứu sau nầy cách truyền giảng của Phi-
líp.
HÃY TIN NHẬN NGÀI NGAY
Môn Đồ Hóa Mọi Dân Tộc.
Những tân tín hữu cần được giúp đỡ để mạnh mẽ trong đức tin và lớn lên về
phương diện thuộc linh. Họ cần được huấn luyện để chinh phục những
người khác cho Đấng Christ. Một lần nữa, chúng ta nhắc lại Sứ Mạng Trọng
Đại “Hãy đến với mọi dân tộc khắp mọi nơi và đào tạo họ thành môn đệ của
ta” (Mat Mt 28:19). Những tân tín hữu nầy cũng cần được từng trải về niềm
vui khi chinh phục những người khác cho Đấng Christ.
NÓI ĐIỀU NÀY VỚI NGƯỜI KHÁC
2. Khoanh tròn những mẫu tự của lời diễn đạt Đúng
a. Truyền giảng là nói cho mọi người biết rằng Chúa Jesus đã đến trần gian.
b. Khi chúng ta chia sẻ Tin Mừng, chúng ta đã hoàn tất trách nhiệm của
mình.
c. Mỗi tín hữu phải làm công tác của người truyền giảng.
d. Muốn làm những nhân chứng tốt, chúng ta phải có kinh nghiệm về sự cứu
rỗi của chính mình.
3.Trong sổ tay của bạn hãy liệt kê bốn bước truyền giảng giới thiệu trong bài
học nầy.
4.Trước mỗi lời mô tả hãy ghi con số tiêu biểu cho hành động được mô tả.
1) Loan báo
2) Làm chứng
3) Thu phục
4) Tạo môn đệ
... a. Bạn tặng một truyền đạo đơn cho một người trên xe lửa
... b. Sau khi làm chứng cho người láng giềng, bạn hỏi người ấy có muốn
tiếp nhận Đấng Christ bây giờ không và người ấy đồng ý
... c. Bạn làm chứng về việc Đấng Christ loại bỏ những thói xấu của bạn như
thế nào.
... d. Một đứa trẻ hỏi bạn về thiên đàng và bạn dành thì giờ để nói cho em ấy
biết cách để được cứu.
... e. Bạn giúp một tân tín hữu cách chia sẻ cho người khác.
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN CÓ THỂ TRUYỀN GIẢNG
Mục tiêu 2: Giải thích ai là người có trách nhiệm chia sẻ Tin Mừng.
Chúng ta mong đơị những Mục sư, Giáo sĩ và những nhà Truyền giáo dâng
trọn thì giờ dấn thân vào công tác truyền giảng. Tuy nhiên, họ không bao giờ
làm hết công việc được. Truyền giảng khắp thế giới đòi hỏi tất cả tín hữu
tham gia vào viêc chia sẻ Tin Mừng. Bạn cũng có thể truyền giảng! Những
câu chuyện sau đây là những ví dụ điển hình về những người không chuyên
đã chinh phục được linh hồn.
Một tín hữu lâu năm bắt đầu loan báo Tin Mừng.
Ông Lee, một người Trung Hoa, là một Cơ Đốc nhân kỳ cựu và trung tín đi
nhóm lại. Đến tuổi bảy mươi, ông bị đau rất nặng. Thình lình, ông bắt đầu
nghĩ đến việc gặp Chúa và đau đớn vô cùng. Ông nói, “Chúa ôi, con không
thể chết bây giờ được, vì con không có bó lúa nào đem dâng cho Chúa cả”.
Ông cầu nguyện khẩn thiết xin Chúa cho sống thêm vài năm nữa để ông có
thể làm chứng cho nhiều ngươì và nhìn thấy họ được cứu.
Một phép lạ xảy ra! Ông Lee mạnh khỏe trở lại. Ông nói cho bạn hữu ông
biết ông đã cầu nguyện như thế nào và Chúa đã kéo dài cuộc sống ông ra
sao. Ông bắt đầu loan báo Tin Mừng bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào có thể
được. Ông đạp xe nhiều dặm đến một nhà thờ mới mở để thăm viếng và
chinh phục nhiều người cho Chúa. Hội Thánh mới bắt đầu lớn nhanh.
Những người khác cũng được động viên ra đi do lòng nhiệt thành của ông.
Ông cụ Lee sống thêm khoảng mười năm và tận tâm phục vụ Chúa của
mình. Rồi đến một ngày Chúa đem cụ về thiên đàng vui vẻ và bình an, vì cụ
đã trở thành một ngừơi chinh phục linh hồn tội nhân!
5. Hãy đọc ICo1Cr 3:12. Nói theo nghĩa bóng, ông cụ Lee trong câu chuyện
trên đã dùng vật liệu nào để xây cất trong mười năm chót của cuộc đời cụ?
...
Một cô gái tàn tật làm chứng cho nhiều người
Một cặp vợ chồng giáo sĩ đến giúp cho một nhà thờ nhỏ mới mở. Họ cầu
nguyện cho việc cứu vớt linh hồn và cộng tác với mục sư tại địa phương để
làm cho Hội Thánh tăng trưởng. Dân chúng trong vùng đó là những người
thờ lạy hình tượng. Họ nghi ngờ và sợ nhà thờ. Những vị giáo sĩ này muốn
nhà thờ trở thành nơi mà người ta không sợ hãi khi đến đó.
Một cô gái có khuôn mặt và thân hình méo mó đến dự nhóm. Cô nói rất khó
khăn. Có thể sự xuất hiện của cô sẽ khiến cho mọi người tránh xa! Ngạc
nhiên làm sao, khi những giáo sĩ nghe nói rằng cô gái này đã đem nhiều tân
tín hữu vào Hội Thánh. Cô yêu Chúa và có nụ cười nồng hậu. Cô quan tâm
đến những người không biết về Chúa Jesus. Cô làm chứng bằng tình yêu và
sự chăm sóc của cô mặc dù cô ở thế tật nguyền.
6. Đọc Mac Mc 14:8 và trả lời các câu hỏi sau:
a.Trong câu nầy chữ nào mô tả những hành động của cô gái trong mẩu
chuyện trên?
...
b.Đó là lời khen cao quí phải không?
...
Một tân tín hữu thu phục cha mình
Một thương gia về hưu nhiệt tình trong việc chinh phục linh hồn tội nhân, đã
nói,"Được làm cộng tác viên của Chúa, tôi tin rằng Ngài đặt cuộc đời tôi vào
một mục đích rõ rệt. Tôi nhận từ nơi Chúa những gì tôi phải giúp cho người
khác. Tôi cầu xin sự xức dầu và dắt dẫn của Thánh Linh để nói gì và làm gì
hầu đáp ứng những nhu cầu thuộc linh”. Rồi ông kể câu chuyện sau đây.
“Có một cô gái chưa biết gì về Chúa Jesus đến mời tôi đi thăm cha cô, một
người đứng tuổi bị u bướu ở óc. Vì bị kẹt xe ở giờ cao điểm nên tôi đến bệnh
viện trể giờ thăm bệnh tôi được biết bệnh nhân đang mê man nặng vì thuốc
và tôi không cách nào tiếp chuyện với ông được vì ông nói một thổ ngữ
khác. Tôi kêu cầu Chúa xin Ngài mở đường để tôi tiếp xúc với ông. Trong
vòng một tuần, Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Người đàn ông đó đã tin
Chúa và về thiên đàng, một linh hồn được cứu!”
Chúng tôi hỏi, “Việc ấy xảy đến như thế nào?”
Cụ thương gia hưu trí trả lời, “Cô gái tên Christine ấy rất quan tâm đến cha
mình. Sau việc viếng thăm tại bệnh viện không kết quả, tôi bảo cô bé, “Cháu
ơi, chỉ còn con đường duy nhất để bác giúp cháu và cha cháu. Bác sẽ giới
thiệu thật nghiêm túc cho cháu cách thức để được cứu. Cháu sẽ tiếp nhận
Jesus làm Cứu Chúa của cháu. Rồi bác và cháu tin rằng cháu và gia đình của
cháu sẽ được cứu (Cong Cv 16:31). Sau đó cháu sẽ nói cho ba cháu về điều
Chúa đã làm cho cháu, và đồng ý với bác là cha yêu dấu của cháu tin Chúa.
Cháu có ưng thuận kế hoạch nầy không?”
“Thưa bác, dạ đúng thế!” Christine hăng hái trả lời.
“Tốt lắm. Có năm bước dẫn đến sự cứu chuộc. Bước thứ nhất là nhìn nhận
mình là một tội mhân. “Mọi người đều đã phạm tội, và cách xa sự hiện diện
của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:23). Cháu có tin điều này không Christine?
“Dạ có!"
“Bây giờ có bốn bước còn lại. Bước thứ hai là công nhận rằng Đức Chúa
Trời có giải pháp cho tội lỗi. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến
nỗi Ngài ban Con một của Ngài, để bất cứ ai tin Đấng ấy thì không bị chết
nhưng được sự sống đơì đời” (GiGa 3:16)
“Bước thứ ba là tiếp nhận Ngài. Cháu không chỉ ngưỡng mộ Chúa Jesus,
cũng không phải thương cảm về sự chịu khổ của Ngài. Hễ ai tiếp nhận Ngài,
Ngài ban cho “đặc quyền trở thành con cái của Đức Chúa Trời” (1:12).
“Bước thứ tư là xưng tội mình và từ bỏ tội. Lời Chúa phán rằng"Nếu chúng
ta xưng tội mình ra trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ giữ lời hứa và làm
điều phải lẽ: Ngài sẽ tha thứ tội cho chúng ta và tẩy sạch tất cả sai quấy của
chúng ta” (IGi1Ga 1:9).
“Christine à bước chót là tuyên xưng và tin Chúa Jesus là Cứu Chúa của
mình. “Nếu con xưng nhận Jesus là Cứu Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời
khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì con sẽ được cứu” (RoRm 10:9)
Năm bước dẫn đến sự cứu rỗi trong Đấng Christ
Bước 5: Xưng nhận và tin rằng Jesus là Cứu Chúa và Chúa (10:9-10)
Bước 4: Ăn năn tội và từ bỏ tội lỗi (IGi1Ga 1:9)
Bước 3: Bạn phải tiếp nhận Đấng Christ (GiGa 1:12)
Bước 2: Đức Chúa Trời có cách giải quyết điều đó (3:16)
Bước 1: Bạn là một tội nhân (RoRm 3:23)
“Christine, cháu có thực hiện những bước này không?”
“Cô ấy quyết định tin Chúa, nên tôi cầu nguyện cho cô bằng tiếng Afrikoans
(ngôn ngữ gần nhất với thổ ngữ của cô mà tôi có thể sử dụng). Đến lượt cô
ta cầu nguyện và chúng tôi thành khẩn cầu xin Chúa Cứu cha cô.
“Tối hôm sau điện thoại vang lên. Christine gọi tôi. Cô ta mùng rỡ báo cho
tôi biết là khi cô đến thăm thì cha cô tỉnh táo. Cô bèn nói cho cha về việc cô
tin nhận Chúa.
“Con muốn nói gì thế?” Ông già hỏi.
“Con đã tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của con”.
“Con yêu quí, tuyệt diệu quá!” Cha cô kêu lên, “Cha thích nghe con nói làm
thế nào cha”. Có thể trở thành một Cơ Đốc nhân”.
“Christine thuật lại cho cha năm bước dẫn đến sự cứu rỗi qua đức tin nơi
Đấng Christ. Người cha bị bệnh cũng tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của
ông. Hôm đó là Thứ tư. Đến ngày thứ bảy ông về với Chúa”.
Đây là một chiến thắng kép trong chinh phục linh hồn: con gái được cứu và
sau đó, là một tân tín hữu, cô gái đưa cha già của mình đến với Chúa!
7. Trong sổ tay của bạn, hãy viết ra năm bước dẫn đến sự cứu rỗi theo sơ đồ
trong bài học. Phải bao gồm các câu Kinh Thánh trích dẫn phải có thể đưa ra
ý nghĩa của mỗi bước bằng lời diễn tả của bạn. Học thuộc năm bước quan
trọng này.
8.Trả lời những câu hỏi sau đây:
a.Câu chuyện này có hoàn chỉnh không nếu thương gia nọ chỉ cố gắng chinh
phục người cha?
b.Hai hành động nào theo sau sự chia sẻ và làm chứng?
...
9.Viết Câu Gốc sau vào tấm bìa nhỏ, như đã hướng dẫn ở bài 1. Học
thuộc tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.
Tựa đề: Mọi người đều phạm tội
Kinh Thánh trích dẫn: RoRm 3:23
Câu Gốc: “Mọi người đều đã phạm tội và xa cách sự hiện diện cứu rỗi của
Đức Chúa Trời ”.
Một công nhân đào tạo môn đệ cho Chúa
Một công nhân đường dây điện thoại ở Trung Mỹ phải cỡi ngựa đi nhiều
chặng đường xa ở ngoại thành để chữa đường dây điện thoại. Anh phải dừng
lại nghỉ đêm tại nhà của những nông dân làm việc trên các cánh đồng rộng
lớn. Công nhân này đã tin Chúa. Anh bắt đầu làm chứng cho những người
bạn nông dân, báo cho họ biết về quyền năng cứu rỗi của Chúa trên đời sống
mình. Anh đọc cho họ nghe lời Chúa theo bản Tân Ước bằng tiếng Tây Ban
Nha. Dần dần những nông dân đó đáp ứng chân lý Phúc Âm. Chỗ này có
hai, ba người tin Chúa; chỗ khác có thể một gia đình khoảng năm hay sáu
người tin.
Công nhân đường dây điện thoại này yêu cầu các Mục sư đến dạy dỗ và làm
Báp-têm cho những tân tín hữu này. Kết chặt với nhau trong mối tương giao
Cơ Đốc, những tân tín hữu này bắt đầu chia sẻ Tin Mừng. Người thợ đường
dây điện thoại tiếp tục công tác luân lưu của mình, nhưng trong giờ rảnh,
anh cứ chinh phục và dạy dỗ nhiều người cho Chúa. Ngày nay bạn có thể
thấy những Hội Thánh mọc lên tại những nơi mà công nhân đường dây điện
thoại đầy dẫy Thánh Linh nầy nghĩ chân. Anh đã vâng theo sứ mạng trọng
đại.
10. Đọc Cong Cv 8:3-4 Người công nhân đường dây điện thoại đầy dẫy
Thánh Linh trong câu chuyện của chúng ta giống các tín hữu ở Giê-ru-sa-
lem như thế nào?
...
SỬA SOẠN CHÍNH MÌNH CHO VIỆC TRUYỀN GIẢNG
Mục tiêu 3: Đánh giá sự chuẩn bị thuộc linh của chính mình cho công tác
truyền giảng
Bày tỏ sự quan tâm đến người khác
Cách đây rất lâu, có một vị chỉ huy quân đội Syri tên Na-a-man, từng đắc
thắng nhiều trận chiến. Mặc dù ông là một chiến sỉ can trường,được Vua và
đất nước ông tôn trọng, nhưng ông khốn khổ vì một chứng bệng nan y- có lẽ
là phong cùi.
Có một em gái trẻ người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm phu tù phục dịch trong nhà
ông. Tớ gái nầy quan tâm đến chủ mình và muốn giúp ông. Cô ta có thể làm
gì?
Bày tỏ mối quan tâm của mình, cô gái nói với bà chủ,vợ của Na-a-man “Ước
gì chủ con đi đến vị tiên tri ở Sa-ma-ri! Người ấy sẽ chữa lành bệnh cho chủ
con” (IIVua 2V 5:3).
Mối quan tâm của cô gái dẫn đến một phép lạ. Sau khi Na-a-man nghe điều
cô gái nói, ông đi đến Sa-ma-ri tìm tiên tri Ê-li-sê.Bằng việc vâng theo sự
chỉ dạy của vị tiên tri, ông tắm bảy lần ở sông Giô-đanh, da thịt ông trở nên
lành lặn và mịn màng như một đứa trẻ. Đức Chúa Trời dã chữa bệnh Na-a-
man cách hoàn hảo!
Khi bạn quan tâm đến người khác và bày tỏ mối quan tâm ấy thì bạn sẽ tìm
ra được phương cách để giúp đỡ họ.
Cầu nguyện cho các linh hồn
Chia sẻ tin mừng về sự cứu rỗi của Đấng Christ cho người khác là một công
tác thuộc linh. Sửa soạn công tác này bằng việc cầu nguyện cho những cá
nhân đặc biệt. Trong lúc cầu nguyện hãy nhớ tên của họ. Tìm dịp tiện chia sẻ
Tin Mừng cho họ.
Có một người Anh tên David, đi du lịch trên chuyến xe lửa từ Calais, Pháp
sang Brussels, thuộc nước Bỉ. Trước khi khởi hành ông cầu xin Chúa dẫn dắt
mình có cơ hội làm chứng cho ai đó. Chỗ duy nhất còn lại cho ông trên
chuyến xe là ngồi cạnh một thiếu nữ người Bỉ tên Ma-rie. Họ bắt đầu nói
chuỵện và David sớm khám phá rằng Ma-rie muốn thảo luận về những vấn
đề thuộc linh.
“Cô có phải là người tin Chúa Cơ Đốc không?” David hỏi.
“Tôi không chắc lắm.” Ma-rie trả lời. Cô giải thích rằng đôi lúc cô có đi nhà
thờ. Rồi cô hỏi ông David thuộc tín ngưỡng nào.
“Không” “Tôi chỉ là một Cơ Đốc nhân Tin lành thuần tuý”, ông trả lời. Kế
đó David giải thích cho cô biết con đường cứu rỗi. Ông cẩn thận không ép
buộc cô tin nhận Chúa ngay, nhưng cho cô có thì giờ bày tỏ chính mình và
nêu thắc mắc. Ông khám phá rằng cô ấy đã tìm kiếm Đức Chúa Trời nhưng
không biết cách nào gặp được Ngài.
Cuộc nói chuyện kéo dài 3 tiếng đồng hồ - thời gian cuộc hành trình. David
mời Ma-rie đến một nhà thờ, nơi rao giảng sứ điệp Phúc Âm toàn vẹn. Ma-
rie học biết rằng Chúa Jesus là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời,
và với lòng vui mừng cô tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình.
Khi chúng tôi gặp cô Ma-rie, cô cho chúng tôi biết. “Cuộc đời tôi đã hoàn
toàn biến đổi!”
Vì ông David đã cầu nguyện, Thánh Linh hướng dẫn ông gặp một tấm lòng
khao khát để ông có thể chia sẻ Tin Mừng về sự cứu rỗi.
Được đổ đầy Đức Thánh Linh
Phẩm chất này quan trọng cho việc chinh phục linh hồn biết bao! Được tràn
đầy Thánh Linh; và bạn sẽ được đổ đầy quyền năng thuộc linh để thu phục
linh hồn cho Đấng Christ. Từ lòng bạn sẽ tuôn tràn dòng nước sự sống đem
lại phước hạnh cho nhiều người! Xem GiGa 7:38.
Khao khát chinh phục người khác cho Chúa
Hãy để tình yêu của Đấng Christ đốt cháy lòng bạn giống như một ngọn lửa!
Bấy giờ bạn sẽ muốn chinh phục người khác cho Ngài. Tình yêu của,Đấng
Christ sẽ cai trị bạn (IICo 2Cr 5:14), và thúc giục bạn ra đi tìm kiếm những
người bạn lạc mất. Chúng ta yêu thương vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta
trước và Ngài sai Con Một của Ngài để chúng ta (và họ) có được sự sống đời
đời.
11. Câu Gốc
Tựa đề: Món quà yêu thương của Đức Chúa Trời
Kinh Thánh trích dẫn: GiGa 3:16
Câu Gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu trần thế đến nỗi Ngài ban Con Độc Sanh
của Ngài, để bất cứ ai tin Con ấy không bị chết mất nhưng có được sự sống
đời đời ”.
12.Tự đánh giá mình bằng phần trắc nghiệm cá nhân sau đây. Nếu lãnh vực
nào phải cải thiện nhiều, bạn tự cho 1 điểm (cách ngay thật). Cho 2 điểm vào
lãnh vực nào cần cải thiện một ít, và cho 3 điểm vào lãnh vực nào bạn đã cầu
nguyện và cố gắng làm một điều gì đó.
a. Bày tỏ sự quan tâm đến người khác...
b. Cầu nguyện cho những linh hồn...
c. Được đỗ đầy Thánh Linh... ,...
d. Khao khát thu phục người khác cho Đấng Christ...
13.Trong sổ tay của bạn ghi tên ít nhất là hai người mà bạn muốn chinh phục
cho Đấng Christ. Bắt đầu cầu nguyện cho họ từ bây giờ và xin Chúa ban cho
bạn chìa khóa để chinh phục họ cho Ngài.
TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN
1.Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG
a. Chỉ có những nhà truyền giáo dành trọn thì giờ mới làm công tác truyền
giảng.
b. Truyền giảng là trách nhiệm của mỗi tín hữu.
c. Truyền giảng bao gồm việc đào tạo tân tín hữu thành môn đệ.
d. Làm chứng chỉ là một giai đoạn của việc truyền giảng.
2.Nếu chúng ta nói cho người khác biết rằng Chúa Jesus sống trên trần gian
nầy cách đây 2000 năm và Ngài đã bị đóng đinh trên cây thập tự thì chúng ta
đã chia sẻ Tin Mừng chưa? Bạn hãy ghi câu trả lời.
...
3.Trước mỗi lời mô tả hãy ghi con số tiêu biểu cho hành động mô tả.
1) Loan báo
2) Làm chứng
3) Thu phục
4) Đào tạo môn đệ
... a. Bạn làm chứng cách nào Chúa Jesus đã chữa lành bệnh của bạn và cắt
bỏ sự sợ hãi của bạn.
... b. Bạn đã làm chứng cho người em họ của bạn trong thời gian lâu. Hôm
nay bạn cầu nguyện với người ấy và anh ta tin nhận Chúa
... c. Bạn hướng dẫn một lớp học về cách chinh phục linh hồn cho những tân
tín hữu.
... d. Người hàng xóm hỏi bạn về ý nghĩa của Lễ Phục sinh và bạn nói cho
người ấy biết về sự sống lại của Chúa Jesus.
4.Một Cơ Đốc nhân nói với bạn rằng anh ta dời nhà đến một chung cư, tại
đó chưa có tín hữu. Người ấy phải làm gì?
a) Dời đến một chỗ ở khác, trong một cộng đồng Cơ Đốc nhân, nếu có thể
được.
b) Cầu nguyện xin Chúa giúp mình làm chứng cho những người láng giềng
chưa được cứu.
c) Bày tỏ Đấng Chrsit bằng lời nói và hành động của mình, làm “cái đèn”
cho những người lạc mất (Mat Mt 5:16).
5.Trong câu chuyện của Na-a-man và người đầy tớ gái nhấn mạnh chân lý
nào?
a) Cô gái quan tâm đến chủ mình đã mở ra phương cách để cô ta giúp đỡ
ông.
b) Lòng của cô gái vẫn còn nhớ nhà mình trong xứ Y-sơ-ra-ên.
c) Cô gái phải làm một việc gì đó vì cớ cô ta là tôi tớ .
d) Na-a-man nhận sự giúp đỡ vì ông là một người giàu có.
6.Viết thuộc lòng vào sổ tay hay trích dẫn cho người khác Câu Gốc bạn đã
học. Nhớ ghi đề tài, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc.
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.a. Loan báo Tin Mừng
b. Làm chứng
8.a.Không phải
b. Thu phục và đào tạo môn đệ
2.a. Sai. Cho họ biết sự kiện Chúa Jesus đến, chỉ là đưa ra bằng cớ lịch sử.
Chúng ta phải nói tại sao Ngài đến.
b. Sai. Chúng ta còn phải có trách nhiệm chinh phục người khác cho Đấng
Chrsit và đào tạo môn đệ để họ cũng có thể làm chứng cho Ngài.
c. Đúng.
d. Đúng.
9.Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trưng dẫn ba phần của Câu Gốc ở
RoRm 3:23
3.Loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Chúa Jesus, thu phục người khác cho
Chúa, và đào tạo môn đệ.
10.Khắp mọi nơi người ấy đi, anh đều rao giảng sứ điệp.
4.a.1) Loan báo
b.3) Thu phục
c.2) Làm chứng
d.1) Loan báo
e.4) Đào tạo môn đệ.
11. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trưng dẫn ba phần của Câu
Gốc ở GiGa 3:16
5.Vàng, bạc và đá quí.
6.a. Cô làm được điều mình có thể làm.
b.Vâng. Rất cao quí!
13. Không những đây là câu trả lời của bạn, nhưng đó còn là trách nhiệm
của bạn. Thật vậy, không ai tại văn phòng Viện Hàm Thụ Quốc tế (ICI) biết
tên những người bạn đã viết, nhưng bạn biết và Đức Chúa Trời biết.
12. Câu trả lời của bạn. Chúng tôi hy vọng số điểm của bạn sẽ cao hơn 10
điểm.
7. Bước một: bạn là một tội nhân! RoRm 3:23 cho chúng ta biết rằng mọi
người đều phạm tội, xa cách Đức Chúa Trời. (Các bước khác phải được viết
theo cách đó và tất cả các bước đều phải viết thuộc lòng).
CỘNG TÁC ĐỂ CHIA SẺ TIN MỪNG
Không gì phấn khởi bằng được ở trong một đội bóng rổ hay đội bóng đá đã
được huấn luyện kỹ lưỡng để đấu với đội bóng đối phương. Mỗi thành viên
của đội đều biết rằng không cá nhân nào có thể tự mình thắng cuộc tranh tài,
nhưng mỗi cầu thủ đều phải giúp đồng bạn mình tiến đến đích cuối cùng.
Mỗi người đều góp phần. Tất cả đều lệ thuộc lẫn nhau nhờ sự yểm trợ của
người khác.
Công tác truyền giảng cho thế giới chúng ta đòi hỏi loại tinh thần đồng đội
này. Không ai có thể làm một mình. Đức Chúa Trời rất vui lòng sử dụng đội
công nhân trong việc mở rộng Hội Thánh của Ngài. Sứ đồ Phao-lô nhấn
mạnh “công việc làm chung của chúng ta” (IICo 2Cr 6:1).
Bây giờ bạn đang học bài học cuối của đơn vị 1 với tựa đề “Một thế giới cần
chinh phục - Phải thấy nhu cầu”! Ngoài việc cá nhân chứng đạo, một khía
cạnh khác không kém phần quan trọng ấy là cộng tác truyền giảng Phúc Âm
qua Hội Thánh. Khi những tín hữu được động viên để tham gia vào ban
chứng đạo theo cách nầy hay cách khác, thì sự chinh phục linh hồn tội nhân
sẽ gia tăng gấp bội. Hãy đến, mời bạn tham gia vào một đội!
DÀN Ý BÀI HỌC
Hội thánh là đại diện đầu tiên của Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng.
Mỗi tín hữu phải dấn thân vào việc truyền giảng.
Truyền giảng bao gồm việc chăm sóc.
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:
Phân biệt giữa cá nhân chứng đạo và ban chứng đạo.
Ý thức rằng truyền giảng bao gồm cả cá nhân chứng đạo lẫn ban chứng
đạo trong việc thu phục tân tín hữu cho Đấng Christ.
Phát triển sự cộng tác chặt chẽ hơn với Hội Thánh địa phương của bạn
trong tổ chức hợp tác truyền giảng.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Đọc bài học trong sách giáo khoa tự học nầy và làm các bài tập trong
phần triển khai bài học. Nhớ tiếp tục làm những bìa nhỏ ghi Câu Gốc.
2.Làm phần trắc nghiệm Cá nhân ở cuối bài và kiểm tra lại các câu trả lời
của bạn cách cẩn thận.
3. Ôn lại Đơn Vị 1 (từ bài 1 đến bài 3). Hoàn tất bảng tường trình học tập
của đơn vị 1 rồi gởi bài làm về cho giáo viên Chương trình hàm thụ (ICI)
này.
NHỮNG CHỮ CĂN BẢN
bảo trợ
rãi rác
chần chờ
triển vọng
luân phiên
tuận đạo
miễn cưỡng
ủng hộ
TRIỂN KHAI BÀI HỌC HỘI THÁNH LÀ ĐẠI DIỆN ĐẦU TIÊN CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG VIỆC TRUYỀN GIẢNG
Trong thời gian Chúa Jesus thi hành chức vụ, Ngài sai phái từng hai người
đi, có ít nhất bảy mươi người đến ba mươi lăm thị trấn hoặc thành phố trong
xứ Ga-li-lê. Ngài ủy thác quyền năng cho những cụm thành viên nầy để đi
truyền giảng, chữa bịnh và công bố sự giải cứu cho những ai bị tà linh ám
hại. Những đội công tác trở về vui mừng trong chiến thắng thuộc linh (LuLc
10:17).
Sau khi Chúa Jesus thăng thiên, và Thánh Linh giáng xuống trên các tín hữu
nhằm ngày lễ Ngũ Tuần thì Hội Thánh trẻ trở thành đại diện đầu tiên của
Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng. Qua nhiều thế kỷ, Hội Thánh cứ tiếp
tục như một phương tiện truyền giảng. Có những giai đoạn lịch sử, công tác
truyền giảng sa sút dần và dường như ngưng lại, nhưng có những lúc khác
Thánh Linh thúc đẩy những cuộc thức tỉnh thuộc linh rộng lớn. Kết quả, vô
số người tiếp nhận Đấng Christ và được thúc giục ra đi chinh phục thêm
nhiều linh hồn nữa.
Mục tiêu 1: Nhận diện những hoàn cảnh đòi hỏi Hội Thánh phải có ban
chứng đạo.
Hội Thánh đầu tiên tăng trưởng do truyền giảng
Các thơ tín thời Tân ước không khuyên bảo các tín hữu cách đặc biệt về
công tác truyền giảng chỉ vì một lý do đơn giản là truyền giảng là hoạt động
bình thường và tự nhiên mà tất cả mọi người đều tham gia. Đọc về Hội
Thánh đầu tiên chúng ta được cảm giục ra đi chia sẻ Tin Mừng cho những
người khác. Chúng ta thấy rằng khi có cơn bách hại lớn xảy ra chống lại Hội
Thánh tại Giê-ru-sa-lem, các tín hữu phân tán phắp vùng Giu đê và Sa-ma-ri.
Nhưng “hễ họ đến đâu cũng đều rao giảng tin mừng” (Cong Cv 8:4). Chữ
rao giảng (Preaching) có nghĩa là loan báo Tin Mừng.
Một cơn bách hại khác liên hệ đến việc Ê-tiên tuận đạo làm các tín hữu phân
tán xa hơn, họ đến Phê-ni-xi, Chíp-rơ, và An-ti-ốt ở xứ Sy-ri. Chính tại An-
ti-ốt, thành phố lớn thứ ba trong Đế quốc La Mã, các tín hữu bắt đầu làm
chứng cho Dân ngoại nói tiếng Hy Lạp, “loan báo cho họ Tin Mừng về Chúa
Jesus” (11:20). Những tín hữu nầy không phải là những nhà truyền giảng
dâng trọn thì giờ như chúng ta thấy ngày nay. Họ chỉ là những tín hữu bình
thường là những người làm việc mỗi ngày, những nhà kinh doanh, những
người buôn bán cư ngụ tại Antiôt và đã làm chứng về Đấng Christ là Cứu
Chúa. Kết quả "quyền năng của Chúa ở cùng họ và có số lượng lớn người tin
và trở lại cùng Chúa” (11:21). Hội Thánh Dân ngoại đầu tiên được thành lập
tại An-ti-ốt. Chính tại nơi nầy, các tín hữu được những người bên ngoài gọi
là Cơ Đốc nhân (người có bản chất giống Christ) (11:26).
1. Vào thế kỷ thứ nhất, biến cố nào khiến cho Tin Mừng được truyền bá từ
Giê-ru-sa-lem ra những vùng chung quanh?
...
Hội Thánh Ngày nay phải tiếp tục truyền giảng
Chúng ta học biết rằng truyền giảng là cách thế sống của những Cơ Đốc
nhân đầu tiên. Ngày nay chúng ta phải trở lại phương pháp của họ. Mọi
người, Mọi nơi. Sự tăng trưởng thật sự của Hội Thánh, dù ở giai đoạn đầu
tiên hoặc ở thời đại chúng ta, phải xuất phát từ sự truyền giảng mỗi ngày.
Nhiều người phải được tái sanh trước khi họ có thể vào gia đình Đức Chúa
Trời; họ phải nghe để rồi có thể tin và được cứu.
Ngày nay chúng ta cũng thấy truyền giảng bao gồm tất cả các hoạt động liên
quan đến việc thu phục người qui đạo cho Đấng Christ. Ngày nay có rất
nhiều phương pháp truyền giảng khác nhau được áp dụng. Khi một nhóm
người hay một tổ hoặc vài loại tổ chức dấn thân vào việc truyền giảng,
chúng ta có thể gọi đó là ban chứng đạo Ban chứng đạo có hiệu quả, cần sự
hổ trợ của tất cả chúng ta.
Chiến dịch truyền giảng cho toàn thành phố có liên quan đến sự công tác của
nhiều nhà thờ trong một vùng quy định. Có thể gồm tất cả những nhà thờ có
chung một sự tương thông, hay sự cộng tác của nhiều giáo,phái với mục đích
đem nhiều linh hồn đến cho Đấng Christ. Những nhóm nầy, gồm cả những
người lãnh đạo và hội chúng, kết hợp lại với nhau để truyền bá Phúc Âm cho
càng nhiều người càng tốt trong những buổi truyền giảng qui nguyện của tập
thể, có thể gây chấn động mạnh mẽ trên cộng đồng kết quả có nhiều người
gia nhập vào Hội Thánh
Thường thường, trên bình diện địa phương, thì những buổi nhóm truyền
giảng đều được tổ chức bởi một nhà thờ riêng lẽ. Một lần nữa, các tín hữu
phải tham gia tích cực hổ trợ cho nhà truyền giảng và Mục sư gặt hái kết quả
tốt đẹp.
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức của ban chứng đạo vẫn thường được áp
dụng. Điển hình như sau:
1. Ban chứng đạo lưu động tổ chức những buổi truyền giảng nhỏ tại các
bệnh viện, trại giam,hay viện dưỡng lão, ngoài đường phố hay giữa chợ,
ngoài trời.
2. Ban thăm viếng, chăm sóc đi từ nhà này sang nhà kia để thăm dò ý kiến
về tôn giáo và tìm những ai không đi nhà thờ. Những toán người khác đi
thăm các gia đình đã quan tâm đến vấn đề thuộc linh. Họ tìm những cơ hội
nầy để nói về Phúc Âm và dẫn họ đến Đấng Christ.
3. Ban phân phối chứng đạo đơn đi vào những nơi công cộng như những
công viên, quãng trường hoặc chợ để phân phát miễn phí các loại truyền đạo
đơn và một số bài học hàm thụ truyền giáo do Viện Hàm Thụ Quốc tế cung
cấp.
Tất cả những hình thức và phương pháp truyền giảng nầy đều phải đặt trên
căn bản Hội Thánh. Những ngươi tìm hiểu đạo phải biết ai đang truyền
giảng và họ có thể tìm nhà thờ địa phương tại đâu. Mỗi truyền đạo đơn và
các văn phẩm phân phối phải đóng dấu địa chỉ của chi hội địa phương để ai
tìm kiến chân lý có thể được giúp đỡ thêm.
2. Viết chữ Đ (đúng) vào trước mỗi ví dụ của một trường hợp nào có liên
quan đến toán công tác đặt căn bản Hội Thánh.
... a. Hội Thánh có kế hoạch mở một lớp Kinh Thánh đoản kỳ để giúp cho
những trẻ em chưa bao giờ đi học Trường Chúa nhật.
... b. Người láng giềng của bạn nói rằng ông ta và vợ ông quyết định ly dị.
... c. Một chung cư tiện nghi có hơn 100 gia đình mở ra gần nhà thờ của bạn.
Mục sư gợi ý cần có sự thăm viếng mỗi nhà, với chứng đạo và đơn thiệp mời
họ đến nhà thờ.
... d. Trong một cuộc đối thoại tình cơ, người phát thơ cho bạn nói ông ta
muốn tìm sinh hoạt tại một nhà thờ thuần chánh.
3. Trong sổ tay của bạn, hãy kiệt kê ba loại truyền giảng mà ban chứng đạo
có thể tiếp xúc hiệu quả nhất.
MỖI TÍN HỮU PHẢI THAM GIA TRUYỀN GIẢNG
Mục tiêu 2: Liệt kê ba loại truyền giảng và đánh giá khả năng của bạn khi
tham gia vào mỗi loại truyền giảng .
Trong sinh hoạt truyền giảng của Hội Thánh, mọi sự ủng hộ của tín hữu đều
cần thiết, trong khía cạnh nầy hay khía cạnh khác bạn có thể góp phần vào
sự truyền giảng của Hội Thánh bạn bằng một trong những phương pháp sau:
1. Trực tiếp làm chứng . Bạn nói chuyện trực tiếp với người chưa biết Chúa
với mục đích dẫn dắt họ đến với Chúa. Đây là sự truyền giảng cơ bản mà
chúng ta đã học: loan báo Tin Mừng làm chứng về Chúa Jesus chinh phục
người khác cho Christ và đào tạo môn đệ. Bạn có thể làm chứng cho một
người hoặc một nhân sự giải thích cho một nhóm tìm hiểu về con đường cứu
rỗi sau khi sứ điệp Phúc Âm đã được rao giảng.
2. Tạo sự thân thiện truyền giảng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến cách truyền
giảng gián tiếp bằng cách làm quen với những người có triển vọng qui đạo.
Có thể bạn mời họ về nhà dùng bữa, uống tách cà phê thân mật thể tìm cách
giúp họ. Nếu bạn bày tỏ sự quan tâm đến họ cách cá nhân, họ sẽ cởi mở và
dễ dàng nghe những gì bạn chia sẻ. Một phương thức khác là mời họ đến các
buổi nhóm tư gia, nơi mà nhiều bạn hữu và những người láng giềng cùng
làm chứng trong một bầu không khí thân thiện thoải mái. Những người miễn
cưỡng đến nhà thờ thường được cứu bằng phương pháp nầy, rồi sau đó họ
mới đến Hội Thánh.
3. Ủng hộ truyền giáo :Bất cứ cuộc truyền giáo nào cũng cần sự yểm trợ ở
nhiều mặt như sau:
Cầu nguyện. Đây là đặc ân và trách nhiệm của mỗi thành viên. Vì sự qui
phục Chúa là công tác của Thánh Linh hành động bên trong và qua con
người, công tác nầy không thể không nhấn mạnh.
Tham dự buổi truyền giảng . Khi bạn tham dự những buổi truyền giảng, sự
có mặt của bạn tại đấy chứng tỏ bạn quan tâm và tăng cường sức mạnh cho
diễn giả. Khi những thân hữu nhìn thấy nhóm tín hữu vui vẽ yêu thương và
tỏ tình thân thiện với họ, thì họ sẽ muốn trở thành một phần của cộng đồng
đó.
Yểm trợ tài chánh : Trang trải mọi chi phí cần thiết là cách thực tế để phát
triển truyền giảng, và điều nầy luôn luôn mang lại phước hạnh cho người
dâng tiền bạc.
Mỗi tín hữu đều có chỗ đứng trong công tác truyền giảng.Sứ đồ Phao-lô so
sánh mối quan hệ của Hội Thánh với Chúa như một thân thể, Đấng Christ là
đầu còn các phần khác thân thể là Hội Thánh (CoCl 1:18). Mỗi thuộc viên
trong Hội Thánh cần hoạt động để công việc của Đấng Christ được hoàn tất.
Tất cả tín hữu thuộc hội thánh địa phương được động viên tham gia truyền
giảng.
4. Dù vẫn ích lợi, nhưng khía cạnh nào của việc truyền giảng được xếp loại
ít cần thiết hơn những khía cạnh khác?
...
5. Đọc những phân đoạn Kinh Thánh sau đây nói về công tác của Chúa
Jesus. Kết hợp mỗi phân đoạn với loại liên hệ nào được minh họa cách tốt
nhất.
1) Tạo sự thân thiện
2) Trực tiếp làm chứng
3) Ủng hộ
... a.LuLc 11:1-4
... b.19:1-10
... c.GiGa 4:5-26
Hội Thánh trưởng thành mạnh mẽ cần có hai loại nhân sự. Thứ nhất là
những nhân sự tình nguyện giúp đỡ duy trì sự sống và công tác phục vụ
Chúa trong Hội Thánh địa phương. Họ là những chức viên trong ban quản
nhiệm, những thư ký của Hội Thánh, những người quản lý nhà thờ, những
giáo viên Trường Chúa Nhật, và những ban viên của ca đoàn. Hoạt động và
khải tượng của những người nầy nằm ở trong Hội Thánh. Đây là những
người rất có ích cho Hội Thánh được người lãnh đạo kính trọng.
Loại nhân sự thứ hai thường có những công tác bên ngoài Hội Thánh, họ đi
làm chứng ở ngoài đường phố tổ chức các buổi truyền giảng ở những trại
giam, phân phát truyền đạo đơn, và đem những người chưa được cứu đến
nhà thờ. Tuy nhiên, công tác Đức Chúa Trời giao phó không bao giờ năm
trọn ở một lãnh vực nầy hay lãnh vực khác. Người làm chứng bên ngoài phải
yểm trợ cho Hội Thánh địa phương, còn ban viên ca đoàn phảilàm mọi việc
mình có thể đem bạn hữu láng giềng đến với Chúa.
6. Liệt kê ba loại truyền giảng và những chi tiết phụ, nếu có. Gạch dưới loại
nào mà cá nhân bạn có thể tham gia.
...
Mục tiêu 3: Mô tả những cách bạn có thể hoạt động trong việc truyền giảng.
Đạt kinh nghiệm của một người Giúp đỡ
Để có một hình ảnh sáng tỏ về việc mỗi tín hữu có thể tham gia vào công tác
truyền giảng như thế nào, chúng ta hãy để thì giờ tham dự một chiến dịch
truyền giảng thực tế.
Bối cảnh là thành phố Tai chung, ở trung tâm của Đài Loan, một thành phố
lớn có 500.000 người Trung Hoa. Một nhóm nhân sự tình nguyện và một
cặp vợ chồng giáo sĩ cộng tác chặt chẽ. Sáu trong các nhân sự tình nguyện là
những thanh niên đầy dẫy Thánh Linh từ các Hội Thánh ở miền Nam và Bắc
Đài Loan. Họ bỏ cuộc nghĩ hè để đến tại Tai chung. Ba tín hữu cộng tác với
nhóm này thuộc Hội Thánh địa phương mới bắt đầu.
Nhà truyền giảng đầy dẫy Thánh Linh và vợ ông đã được Chúa dùng cách
đặt biệt để đem nhiều người đến với Chúa và cầu nguyện cho người bệnh
được mời dự. Trước khi họ đến, nhiều việc đã được chuẩn bị cho các buổi
truyền giảng sắp tới.
Mỗi buổi sáng, cặp vợ chồng giáo sĩ này và nhóm nhân sự người Trung Hoa
nhóm nhau lại học Kinh Thánh, cầu nguyện và lên kế hoạch. Bốn tuần trước
khi bắt đầu các buổi truyền giảng, nhóm người này cẩn thận tiến hành các dự
án sau:
1. Quảng cáo: Những tấm bích chương lớn thông báo về những buổi truyền
giảng được in ra. Sau khi được chính quyền thành phố cho phép tổ chức
truyền giảng, họ đi dán những bích chương nầy tại các phòng điện thoại và
những bản tin tức công cộng. Họ cũng gởi chương trình quảng cáo trên đài
truyền thanh trước và trong thời gian có chiến dịch truyền giảng. Họ phân
phát những thiệp mời quảng cáo các buổi truyền giảng cùng một sứ điệp cứu
rỗi ngắn gọn. Trước khi khai mạc những buổi truyền giảng, vị giáo sĩ lái xe
chậm chậm có dán các áp phích mời gọi khắp đường phố. Thanh niên trong
Hội Thánh đã chuẩn bị sẵn băng ghi âm mời dự buổi nhóm và có xen kẻ
nhạc hòa theo. Vài thanh niên lái xe dọc theo và trao các phiếu mời qua các
cửa cho những người ngồi trên xe hơi.
2. Chỗ dựng trại. Những buổi nhóm đầu tiên tổ chức tại một hội trường cũ
của thành phố. Để đáp ứng số người càng đông thêm, chiến dịch di chuyển
đến một công viên của thành phố gần đó rồi dựng một trại lớn. Tại đây có
chỗ rộng chứa hàng trăm người, nên phải chuẩn bị trước nhiều điều như,
phải có 500 ghế đẩu để ngồi. Ban tổ chức, cùng với những người tình
nguyện khác lo gắn đèn điện, dựng một khán đài tạm thời với bục giảng và
dựng một tấm bảng thật lớn.
3. Nhân viên công tác. Khi những buổi nhóm tiến hành, tất cả tín hữu đều
góp phần trong việc phân phát mười ngàn truyền đạo đơn và thiệp mời tại
những góc đường kế cận. Những khách qua lại được mời cách lịch sự vào
khu vực trại, rồi có ban tiếp tân đưa họ vào những chỗ ngồi có thể nhìn thấy
và nghe rõ. Ba thanh niên luân phiên hướng dẫn hát và thông dịch sứ điệp
của nhà truyền giảng sang hai thứ tiếng Trung Hoa.
Những người giúp đỡ! Chiến dịch truyền giảng lớn tại Tai chung không thể
hoạch định và thực hiện tốt đẹp nếu thiếu sự giúp đỡ của nhiều người.
Những người có tấm lòng giúp đỡ ngay từ lúc bắt đầu đã động viên những
người khác chung góp thì giờ, khả năng và phương tiện để cùng nhau đem
Tin Mừng về sự cứu rỗi của Chúa Jesus đến cho hàng ngàn người.
7. Liệt kê bốn phương thức trong đó cá nhân bạn có thể giúp cho việc tổ
chức một trại truyền giảng tương tự.
...
Trong bất kỳ hoạt động nào bạn cũng có thể tìm thấy một con đường rộng
mở cho công tác thuộc linh. Khi phân phát một thiệp mời dự truyền giảng
bạn có thể phát hiện ra ai đó có nhu cầu, bạn có thể trực tiếp trò chuyện và
kết quả là bạn giới thiệu lời làm chứng của mình cho họ.
8. Nếu bạn giúp vào việc dựng trại, và có một người ngoại đạo đến xin giúp
một tay, bạn sẽ làm gì?
a. Nói cho người ấy biết rằng có đủ số tín hữu làm việc rồi
b. Để người ấy giúp rồi mời người đó làm một nhân sự tình nguyện
c. Để người ấy giúp đỡ và tìm cách thiết lập quan hệ bạn hữu nhiều hơn với
người ấy.
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung
Chia se tin mung

More Related Content

What's hot

Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 

What's hot (7)

Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 

Similar to Chia se tin mung

Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 
Suphamgiaoly
SuphamgiaolySuphamgiaoly
SuphamgiaolyNguyen
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2co_doc_nhan
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Long Do Hoang
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
su_pham_giaoly 1.pdf
su_pham_giaoly 1.pdfsu_pham_giaoly 1.pdf
su_pham_giaoly 1.pdfvubinhchanh2
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 

Similar to Chia se tin mung (20)

Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Suphamgiaoly
SuphamgiaolySuphamgiaoly
Suphamgiaoly
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
su_pham_giaoly 1.pdf
su_pham_giaoly 1.pdfsu_pham_giaoly 1.pdf
su_pham_giaoly 1.pdf
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 

Chia se tin mung

  • 1. Chia Xẻ Tin Mừng Giới thiệu Chương Trình Học Đơn vị I : MỘT THẾ GIỚI CẦN CHINH PHỤC - Phải thấy nhu cầu ! Bài 1 : Tại sao phải Truyền Giảng ? Bài 2 : Bạn có thể Truyền Giảng ! Bài 3 : Công tác để Chia Sẻ Tin Mừng Đơn vị II : MỘT QUYỀN NĂNG CẦN TIẾP NHẬN -Phải được trang bị ! Bài 4 : Hiểu được kinh nghiệm Qui đạo Bài 5 : Tin cậy Đức Thánh Linh Bài 6 : Lệ thuộc vào Lời Đức Chúa Trời Đơn vị III : MỘT CÔNG TÁC CẦN THỰC HIỆN - Phải dấn thân ! Bài 7 : Tiếp xúc với người chưa tin Chúa Bài 8 : Giải thích phương cách cứu rỗi Bài 9: Dẫn đến quyết định Bài 10: Môn đồ hóa tân tín hữu Chú giải thuật ngữ Trả lời những câu hỏi Trắc nghiệm Cá nhân Phụ lục Giới Thiệu Chương Trình Học Vui quá không thể nín lặng ! Trong kinh nghiệm bước đi với Chúa chắc bạn không chút nghi ngờ học biết ý nghĩa của hai chữ đức tin và tin cậy. Bạn vui sướng về mối quan hệ mới của bạn như là con cái Đức Chúa Trời và là một phần trong cộng đồng gia đình vĩ đại của Ngài. Nhưng có lẽ bạn cũng ý thức một khao khát và ham thích một điều gì hơn thế nữa một việc gì bạn có thể thực hiện cho Chúa. Vì sự cứu rỗi là ” niềm vui tuyệt vời không thể nín lặng” nên bạn đã chia sẻ với những người khác. Bạn có thể làm việc đó, nhưng bạn cũng cần có khả năng chia sẻ sứ điệp cứu rỗi cách rõ ràng và đơn giản. Bạn cần thuộc lòng những câu Kinh thánh liên hệ đến sự cứu rỗi để giúp bạn có thể trả lời ngay
  • 2. cho những ai thắc mắc, hoặc giúp cho những người còn gặp trở ngại chưa có thể tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa của mình. Loạt bài này sẽ giúp bạn hệ thống lại những gì bạn biết thành những lời đơn giản dễ hiểu. Các câu chuyện của những tín hữu khác được Chúa giúp đỡ họ để dẫn dắt những bạn bè, láng giềng và những người mới quen lần đầu đến tiếp nhận Đấng Christ sẽ cảm thúc bạn tin rằng Ngài cũng sử dụng bạn! Loạt bài này không những là tập bài nghiên cứu, nhưng còn hơn thế nữa. Đây là cuốn sách cẩm nang bạn sẽ còn tham khảo nữa khi bạn khuyến khích những người bạn mới chinh phục được, để ra đi chinh phục người khác trong tiến trình truyền giáo liên tục. MÔ TẢ MÔN HỌC Chia sẻ Tin Mừng là môn học thực tiễn về chức vụ quan trọng của sự chinh phục linh hồn tội nhân. Trước tiên loạt bài này được soạn cho các nhân sự trong hội thánh địa phương để họ biết cách chia sẻ Tin Mừng và giúp cho những người khác đặt lòng tin cậy nơi Jesus Christ là Cứu Chúa của mình. Loạt bài nầy cũng giúp cho các học viên học cách dạy về sự chinh phục linh hồn tội nhân cho những người khác. Môn học nầy cũng nhấn mạnh cách đặc biệt về công tác năng động của Thánh Linh và Lời của Đức Chúa Trời có hiệu quả trong việc qui đạo. NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC. Sau khi học xong môn này bạn phải có thể: 1. Hiểu rằng truyền giảng là kết quả bình thường của kinh nghiệm qui đạo. 2. Chọn những phương cách đặc biệt của truyền giảng để dấn thân. 3. Sử dụng Kinh Thánh như một khí dụng trong hoạt động truyền giảng. 4. Đánh giá công tác của Thánh Linh trong việc truyền giảng. SÁCH GIÁO KHOA Bạn sẽ dùng cuốn Chia sẻ Tin Mừng của Robert và Evelyn Bolton vừa là sách giáo khoa vừa là sách hướng dẫn bạn học loạt bài nầy. Kinh Thánh là quyển sách giáo khoa duy nhất khác cần thiết cho bạn. ( Trong loạt bài nầy chúng tôi trích dẫn Kinh Thánh theo bản Today's English Version (Nhuận Chánh theo Anh Ngữ thịnh hành) năm 1976 và bản King James Version (K J V) (bản Nhuận chánh King James). THỜI GIAN HỌC
  • 3. Thời gian học mỗi bài lệ thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài và sức học cùng kỹ năng cần thiết trong việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn có đủ thì giờ đạt được mục tiêu do tác giả loạt bài đưa ra và chỉ tiêu do bạn đề xuất. CẤU TẠO BÀI HỌC VÀ KHUÔN MẪU NGHIÊN CỨU Mỗi bài học gồm có: 1) Tựa đề 2) Nhập đề 3) Dàn ý 4) Những mục tiêu của bài học 5) Những hoạt động học tập 6) Những chữ căn bản 7) Triển khai bài học, bao gồm những câu hỏi nghiên cứu 8) Trắc nghiệm cá nhân (cuối phần triển khai bài học) 9) Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu Dàn ý và những mục tiêu của bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung sự chú ý vào những điểm chính khi bạn học và cho bạn biết nội dung mình phải học. Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều chừa khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời dài, bạn phải viết vào sổ tay. Khi ghi vào sổ tay bạn nhớ ghi số của câu hỏi và tựa đề bài học. Điều này sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản Tường Trình Học Tập của học viên. Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Sau đó hãy sửa lại những câu mình trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp xếp theo số thứ tự bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của câu hỏi kế tiếp. Những câu trả lời nghiên cứu này rất quan trọng. Những câu đó sẽ giúp bạn nhớ những ý tưởng chính được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc bạn đã học. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI
  • 4. Có nhiều loại câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần hướng dẫn học tập này. Sau đây là vài loại câu hỏi và cách thức trả lời. Sẽ có hướng dẫn cụ thể nếu có các loại câu hỏi khác. CÂU HỎI LỰA CHỌN Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời đúng. Ví dụ: 1. Kinh Thánh có tổng số: a) 100 sách b) 66 sách c) 27 sách Câu trả lời đúng là b) 66 sách. Trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết khoanh tròn chữ b) giống như sau: 1. Kinh Thánh có tổng số: a) 100 sách b) 66 sách c) 27 sách (Có vài câu hỏi lựa chọn, có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Trong trường hợp nầy bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi câu trả lời đúng). CÂU HỎI ĐÚNG - SAI Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời Đúng với câu hỏi: Ví dụ: 2. Lời diễn đạt nào Đúng? a) Kinh Thánh có tất cả 120 sách b) Kinh Thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay. c) Tất cả những trước giả của Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hy-bá-lai. d) Đức Thánh Linh cảm thúc các trước giả Kinh Thánh. Những lời diễn đạt b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng tỏ điều mình chọn, y như bạn thấy trên đây. CÂU HỎI TƯƠNG HỢP Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu trả lời phù hợp với câu hỏi, chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật hay các sách của Kinh Thánh với trước giả của sách ấy. Ví dụ: 3. Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi câu mô tả một số việc người ấy
  • 5. làm. (1) a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Si-nai (2) b. Dẫn dân Y-sơ-ra-ên qua sông Giô-đanh (2) c. Diễn hành vòng quanh thành Giê-ri-cô (1) d. Sống trong cung điện Pha-ra-ôn. 1) Môi-se 2) Giô-suê Các câu a và d chỉ về Môi-se, và các câu b và c chỉ về Giô-suê. Bạn có thể viết 1) bên cạnh a và d, và 2) bên cạnh b và c: giống như ví dụ trên. PHƯƠNG CÁCH HỌC LOẠT BÀI NẦY Nếu bạn tự học loạt bài Hàm Thụ (ICI) nầy, bạn hãy gởi phần làm bài bằng thư đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù Bài Hàm Thụ này giúp bạn tự học, nhưng bạn vẫn có thể học trong một nhóm hoặc lớp học. Nếu thế giáo viên sẽ triển khai thêm một số điều dạy bảo khác bên cạnh những điều có trong môn học. Vì thế, bạn nên theo những chỉ dẫn của giáo viên. Bạn thích thú sử dụng những bài học này trong các nhóm học Kinh Thánh tư gia, trong lớp học ở nhà thờ hoặc ở Trường Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy nội dung của chủ đề và phương pháp học rất tốt cho các mục đích này. BẢN TƯỜNG TRÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN Nếu bạn tự học Bài Hàm Thụ này, học với một nhóm hay trong một lớp học, bạn đã nhận được bản Tường Trình của học viên kèm theo môn học này. Bạn trả lời các câu hỏi theo những hướng dẫn trong môn học và trong Bản Tường Trình của học viên. Khi hoàn tất, bạn gởi phần trả lời cho giáo viên của bạn để vị đó sửa chữa và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn. CHỨNG CHỈ Sau khi bạn hoàn tất tốt đẹp môn học và phần tường trình học tập của bạn đạt được điểm chung kết khả quan theo sự nhận xét của giáo viên của bạn, bạn sẽ nhận được Chứng Chỉ khen thưởng. TÁC GIẢ MÔN HỌC NÀY Robert và Evelyn Bolton, cả hai vốn là giáo sĩ, đã viết môn học nầy. Ông Robert, là con của hai cụ Ada và Leonard Bolton, ra đời tại Lục địa Trung Quốc. Hai cụ Bolton đã từng hầu việc Chúa trên 37 năm là những vị giáo sĩ tiền phong tại các Hội Thánh Trung Hoa và những quốc gia lân cận. Bà Evelyn là con của hai cụ Lydia và Frederic Burke. Cụ Burke là sáng lập viên
  • 6. của Trường Thần Học Toàn Châu Phi (All Africa School of Theology) là trường hàm thụ quan trọng nhất cho những nhà lãnh đạo tại Châu Phi. Robert và Evelyn Bolton đều tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Thánh Trung Ương (Central Bible College) tại Springfield, Missouri. Ông Robert tốt nghiệp Cử nhân Cao Học MA Truyền giáo tại Viện Truyền Giáo Thế Giới và Hội Thánh Tăng Trưởng (School of World Mission and Institute of Church Growth) Viện Cao học Thần Học FULLER, ở Pasadena, California. Bà Evelyn học tại Đại Học Thành phố Pasadena. Từ năm 1955, ông bà tham gia trong chức vụ Truyền giảng thành lập Hội Thánh và dạy Kinh Thánh, vừa ở những vùng người Minan nói tiếng Trung Hoa tại các thành phố lớn ở Đài Loan và vừa ở những vùng dân tộc ít người trên miền núi. Ông bà Roobert Bolton có hai ái nữ, cô Sharon, vợ của David Whiten ở Albion, New Jersey, và cô Marvel Joy là vợ của William Kelly, mục sư phụ tá tại La Crosse, Wisconsin. NGƯỜI HƯỚNG DẪN BẠN HỌC HÀM THỤ. Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ (ICI) nầy vui lòng giúp đỡ bạn trong mọi trường hợp có cần. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về môn học cũng như bản tường trình của học viên, bạn cứ tự do hỏi. Nếu vài người muốn học chung môn nầy, hãy xin vị ấy sắp xếp đặc biệt cho cả nhóm. Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu học loạt bài Chia sẻ Tin Mừng. Nguyện những bài học này sẽ làm phong phú đời sống bạn, và sự phục vụ của Cơ Đốc nhân cũng như giúp bạn hoàn thành hiệu quả hơn vai trò của mình trong Thân thể của Đấng Christ . TẠI SAO PHẢI TRUYỀN GIẢNG Hãy hình dung một cánh đồng rộng lớn với hạt lúa chín vàng, đàng xa bầu trời mây bão vần vù kéo đến. Chỉ có một số ít thợ gặt đang gặt lúa. Điều gì sẽ xảy ra ? Một phần lớn mùa thu hoạch sẽ bị thiệt hại! Chúa Jesus ví cảnh nhân loại trên trái đất này giống như một cánh đồng lúa chín. Ngài mong muốn họ được cứu trước khi quá trễ! Ngài bảo các môn đệ hãy “cầu xin chủ cánh đồng lúa chín sẽ sai nhiều nhân công” và rồi Ngài truyền lệnh: “Hãy đi, ta sai các con ... ” (LuLc 10:2-3) Ngày nay Chúa Jesus vẫn đang kêu gọi những người theo Ngài đi vào các cánh đồng nhân loại, tập trung cho một mùa thu hoạch linh hồn Ngài muốn chúng ta truyền giảng!
  • 7. Trong bài học thứ nhất này bạn sẽ khám phá những lý do vì sao phải truyền giảng, giống như thu hoạch, thật hết sức quan trọng. Bạn sẽ khám phá sự cần yếu của việc truyền giảng, và tại sao bạn phải góp phần vào công tác này với Chúa chúng ta. DÀN Ý BÀI HỌC Sự Thách Thức Vĩ Đại Người hư mất Cần Đấng Christ Ngài đã Chọn Bạn Làm Người Báo Tin Mừng Cho Họ. NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Khi học xong bài này bạn sẽ có thể: Liêt kê những sự kiện chứng tỏ rằng cuộc thách thức về truyền giảng là vĩ đại. Đưa ra những lý do vì sao bạn phải loan Tin Mừng về Đấng Christ cho những người khác. Trích dẫn những câu Kinh Thánh có ích trong việc chia sẻ về Đấng Christ cho những người khác. NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Nghiên cứu dàn ý bài học và những mục tiêu của bài học. Những điều nầy sẽ giúp bạn nhận diện những điều bạn phải cố gắng học khi bạn nghiên cứu bài. 2. Tìm những định nghĩa của các từ căn bản (thuật ngữ) mà bạn chưa hiểu được ghi vào phần Chú Giải Thuật Ngữ ở cuối sách. Đọc mỗi câu Kinh Thánh có liên quan. 3. Đọc bài học và làm tất cả những câu hỏi và bài tập trong phần triển khai bài học. Viết câu trả lời vào khoảng trống chừa sẵn ở các câu hỏi. Còn những câu trả lời dài bạn nên viết vào sổ tay.Kiểm tra phần trả lời của mình với phần giải đáp ở cuối bài học. 4. Học thuộc lòng những câu Kinh Thánh trong mỗi chương còn gọi là Câu Gốc đánh dấu bằng ký hiệu sau: Những câu Kinh Thánh quan trọng này có liên quan đến sự cứu rỗi được chọn lựa cách đặt biệt để bạn học thuộc nhằm giúp bạn ứng đối nhanh khi bạn giới thiệu Chúa Jesus cho người khác. Bạn sẽ cần một số cạt nhỏ, trống để viết những Câu Gốc vào đó. Cách thực hiện và sử dụng những cạt nầy sẽ được hướng dẫn trong bài học. 5. Hoàn tất phần trắc nghiệm Cá Nhân ở cuối bài học nầy và đối chiếu cẩn
  • 8. thận các câu trả lời của bạn với phần giải đáp câu hỏi trắc nghiệm cá nhân ở cuối sách. Ôn lại khoản nào bạn trả lời chưa đúng. TỪ NGỮ CĂN BẢN Sau đây là những chữ căn bản trong bài học này. Nếu bạn hiểu rõ nghĩa của những chữ ấy, bạn sẽ thấu triệt bài dễ dàng hơn. Đọc những chữ được liệt kê và bạn dò xem định nghĩa của mỗi chữ mà bạn chưa nắm vững trong phần Chú giải thuật ngữ ở cuối sách. Đang khi học bài bạn cũng có thể dò xem định nghĩa của các từ ngữ nếu cần. nữ chấp sự thăng thiên sứ mạng tối cao TRIỂN KHAI BÀI HỌC: SỰ THÁCH THỨC VĨ ĐẠI Mục tiêu 1: Đưa ra những bằng cớ chứng minh nhu cầu phải truyền giảng. Bạn đã đọc lời mô tả của Đấng Christ về mùa gặt. Cánh đồng “rất lớn” và lúa đã “chín vàng”. Bạn cũng học biết rằng đây là bức tranh của nhân loại trong thời Chúa Jesus và cũng trong thời đại chúng ta. Bây giờ, chúng ta hãy nghiên cứu kỹ bức tranh nầy. Dân số thế giới đang tăng nhanh Có lẽ bạn cũng từng sử dụng những chuyến xe lửa hay xe buýt đông chật người. Bạn có nhớ những hình ảnh ấy không? Mọi ghế đều đầy người. Bạn phải đứng cùng với những người khác: ngay cả chỗ đứng cũng chen chúc chật ních! Nhiều quốc gia dân số tăng nhanh khủng khiếp. Dù các cao ốc mọc cao mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ chỗ ở cho mọi người. Con người càng thêm nhiều, dân số càng tăng nhanh. Vào năm 1930 dân số thế giới là hai tỉ. Bây giờ đã trên 4 tỉ. Chỉ trong vòng 50 năm mà dân số tăng gấp đôi, tăng 2 tỉ. Tuy nhiên vào năm 2000, dân số thế giới cóthể tăng lên 6 tỉ người, thêm 2 tỉ người nữa chỉ trong vòng 20 năm! DÂN SỐ THẾ GIỚI Là một tín đồ của Đấng Christ điều này có ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn ý thức ngay rằng đa số những người chung quanh mình không được cứu. Vàbạn cũng ý thức thêm rằng ngày nay có nhiều người không được cứu hơn những thế hệ xưa kia. Như thế mỗi tín hữu cần phải nói cho người khác biết
  • 9. về Cứu Chúa Jesus. Một nhà truyền giáo tại Á Châu có một lần thuật lại câu chuyện Chúa Jesus kể và một người có một trăm con chiên, Một con chiên đi lạc. Để chín mươi chín con chiên còn lại an toàn ở trong chuồng người chăn chiên tận trung kia đi ra ngoài tìm con chiên bị lạc. Cuối cùng ông ta tìm được chiên và cứu nó. Ông sung sướng biết bao! Ông mời những bạn hữu và láng giềng đến chung vui với mình. Nhà truyền giáo ấy tiếp, “Tuy nhiên, ở đất nước chúng ta con số người đi lạc quá đông. Chỉ có một con chiên trong chuồng, còn chín mươi chín con chiên đi lạc. Chỉ một số ít người được cứu. Tất cả những người khác cần được tìm kiếm và đem đến Cứu Chúa. 1. Giả sử bạn là người thuật lại câu chuyện về một trăm con chiên. Con chiên được ở nơi an toàn tiêu biểu cho những tín hữu ở trong Chúa Jesus tại đất nước bạn. Người chăn phải đi tìm bao nhiêu con chiên lạc mất nếu câu chuyện nầy xảy ra tại đất nước bạn? ... Nhân loại đang bị lạc mất Bạn có đi lạc đường bao giờ chưa? Nếu có, bạn nhớ lại cảm giác không sự giúp đỡ và cô đơn làm sao. Bạn không biết phải đi đường nào. Bạn cần một người khác giúp đỡ tìm lại lối đi của mình. Chúa Jesus đã dùng chữ bị lạc mất để chỉ về tình trạng thuộc linh của những người chưa được cứu. Tự họ không có phương cách nào thoát khỏi tình trạng này. Có thể họ là những người học thức cao, những công dân hợp pháp, nhưng vẫn bị lạc mất về phương diện thuộc linh. Không có Đấng Christ trong đời sống họ thì dù giàu hoặc nghèo, họ vẫn bị lạc mất. Điều thảm thương hơn nữa là nhiều người bị lạc mất này chẳng hay biết điều đó! Họ bị hư mất nhưng không biết rằng mình bị hư mất. Một người đi du lịch trên một tàu hỏa. Người ấy có vé tàu và một chỗ ngồi êm ái. Người ấy vui thích với quang cảnh rực rỡ và trưởng tàu đến bên cạnh... Bị một cú choáng váng người khám phá rằng mình đang đi lạc hướng! Nhiều người cũng giống như du khách này. Họ đang thẳng tiến trên tuyến đường sai, nhưng không hề hay biết. Họ có thể thành thật hành động theo điều mình nghĩ là đúng nhưng như vậy là chưa đủ. Họ cần được hướng vào con đường cứu rỗi duy nhất.
  • 10. Bạn thử tưởng tượng Chúa Jesus có cảm nghĩ như thế nào về những người bị lạc mất? Một bà mẹ rất bận rộn khi hai con gái nhỏ của bà xin phép đi ra ngoài đường chỉ cách nhà hai dãy phố, để xem cuộc diễn hành đi ngang qua đó vào một buổi chiều. Bà mẹ đồng ý với điều kiện hai đứa con đứng ngay ngã tư phía con đường họ đang ở. Chẳng mấy chốc, bà chợt nghĩ. Trong trạng thái kích thích mạnh, chúng có thể bị đám đông đẩy đi, và trời sụp tối có lẽ chúng không biết đường về, mình phải chạy nhanh đến vơí chúng trước khi đám đông giải tán. Buông bỏ mọi sự, bà vội vàng chạy đến ngã tư nọ. Bà choáng váng vì không có chúng ở đó! bà xô đẩy mở đường giữa dòng người, chạy lên chạy xuống, tìm kiến và réo gọi tên con mình, nhưng chẳng thấy. Quá lo lắng, bất kể mọi sự, bà lấn lên hàng trước, rồi gia nhập vào đoàn diễn hành vì bà nghĩ rằng : nếu mình không thấy chúng, chắc chúng cũng thấy mình. Sau khi đoàn diễn hành đi qua, đám đông lần lượt giải tán, tuyệt vọng quá, người mẹ leo lên một bệ cao hy vọng chắc các con gái bà sẽ có thể thấy mẹ. Nhưng vẫn không có dấu hiệu gì về chúng cả! Chẳng biết làm gì bây giờ, bà bèn chạy trở về nhà mà cửa vẫn mở toang từ lúc bà rời khỏi. Vui mừng làm sao khi thấy những con mình an toàn ở trong nhà! Một người bạn của bà đã chỉ chúng con đường về. Về sau người mẹ suy nghĩ:“Mình là một con người nhút nhát, chẳng dám đến chỗ đông người. Nhưng khi nghĩ rằng con mình bị lạc, thì mình quên cả chính mình, quên công việc, quên nhà cửa. Điều tập trung duy nhất của mình là tìm cho ra các con. Có phải chăng mình chẳng nghĩ nhiều như vậy đến những linh hồn bị lạc mất về phần thuộc linh? Chúa Jesus quan tâm đến họ nhiều hơn mình quan tâm đến các con gái mình. Ngài chết để cứu họ, nhưng Ngài cần tôi để chỉ đường cho họ. Tôi không được lấy cớ là quá bận rộn hay quá mặc cảm để đi ra và tìm kiếm họ. 2. Trong sổ tay của bạn, hãy đặt tên cho hai điều mà người mẹ trong câu chuyện đã làm để tìm các con của mình Nhân loại đang có nhu cầu Tôi không thể nghĩ là người độc thân chẳng có một vài loại nhu cầu. Bạn có nghĩ như vậy không? Ngay trong những gia đình giàu sang cũng có nhu câù. Một người giàu có thể mua sắm mọi thứ bằng tiền. Người ấy có đầy đủ lương thực quần áo, nhà cửa, đất đai và xe cộ. Nhưng có thể người ấy rất buồn vì con trai duy nhất của mình bị bệnh
  • 11. Nhu cầu của mỗi người đều khác nhau. Trong ví dụ trên, nhu cầu nầy thuộc về tình cảm và thể chất. Đứa con trai bị bệnh cần được chữa lành và người cha cần cảm thấy dễ chịu Đối với phần đông dân chúng nhu cầu vật chất là trên hết. Hàng ngàn người sống thiếu lương thực, quần áo, chỗ ở. Họ rất cần được giải quyết nhu cầu của mình! Những người khác lại có những nan đề về tâm lý và tinh thần; họ thiếu hẳn niềm vui và sự bình an. Những người khác nữa khao khát tình yêu trong khi những người khác nữa cần can đảm và nâng đỡ tâm linh. Và hàng triệu người đang tìm cách nâng cao trình độ học thức của mình hoặc muốn kiếm địa vị trong xã hội. Nhưng nhu cầu lớn nhất hàng đầu của con người vẫn là nhu cầu thuộc linh. Một số người phải ý thức tầm quan trọng của nhu cầu ấy và muốn được góp phần làm một việc gì đó. 3. Hãy trả lời những câu hỏi sau trong sổ tay của bạn: a) Hãy kể ra năm loại nhu cầu mà nhân loại đang có. b) Nhu cầu lớn nhất của nhân loại hiện nay là gì? Một nữ chấp sự của một Hội Thánh lớn tại Triều Tiên đi chợ. Tại chợ bà được nghe một phụ nữ nói chuyện với một phụ nữ khác về nan đề trong gia đình của bà ta. Nữ chấp sự nầy lặng lẽ theo người phụ nữ đó về nhà, chờ một chút cho cô ổn định mọi sự, rồi bà gõ cửa. Tự giới thiệu mình cách lịch sự, giải thích rằng bà có nghe phụ nữ kia nói chuyện về những khó khăn của cô. Sau đó bà giới thiệu những người bạn của bà tập trung tại nhà bà để cầu nguyện cho những người có nhu cầu. Liệu người phụ nữ nầy có muốn tổ cầu nguyện cầu thay cho cô không? Khi cô ta trả lời “Vâng”, thì cuộc viếng thăm lần thứ nhất chấm dứt. Vài ngày sau khi nhóm đã cầu nguyện cho nhu cầu nầy, thì bà chấp sự trở lại nhà của phụ nữ đó. Lần nầy cô vui vẻ mỉm cười chào bà. Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện. Cô ta và chồng cô, một giáo sư, có nan đề về hôn nhân và hai người quyết định ly dị. Bây giờ mọi việc bắt đầu thay đổi. Nữ chấp sự chia sẽ niềm vui với cô và mời cô đến dự nhóm tại tư gia. Sau đó không lâu cô ta hớn hở tiếp nhận Chúa, rồi đến lượt cô chinh phục chồng mình cho Đấng Christ. Nữ chấp sự nầy đã nhạy bén đối với nhu cầu của người khác. Hiện nay, vị giáo sư nọ và vợ ông đều là thuộc viên của một Hội Thánh và họ đang hướng dẫn một tổ tư gia, nơi gây dựng những người tin nhận Chúa.
  • 12. 4. Bạn đã học ba sự kiện chứng tỏ nhu cầu truyền giảng thật vĩ đại. Trong sổ tay của bạn, hãy ghi ra mỗi sự kiện và nêu dẫn chứng từ bài học hoặc từ kinh nghiệm cá nhân của bạn. NHỮNG NGƯỜI LẠC MẤT CẦN ĐẤNG CHRIST Mục tiêu 2: Công nhận những câu Kinh Thánh minh chứng rằng người lạc mất cần Đấng Christ. Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất Kinh Thánh bày tỏ cách rõ ràng rằng đức tin nơi Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. Chính Ngài đã phán: "Ta là đường đi, chân lý và sự sống; không nhờ ta chẳng ai được đến cùng Cha” (GiGa 14:6). Có một người bị rũi rơi xuống hố sâu và kêu cứu. Người thứ nhất đi ngang qua đó dừng lại, nhưng chỉ nói cho anh ta biết rằng anh phải cẩn thận hơn và phải tránh những tai nạn. Khách bộ hành thứ hai đến và quở trách người dưới hố một hồi về sự thiếu thận trọng của anh. Rồi đến khách bộ hành thứ ba dừng lại và nói cách lịch sự, “anh đang bị ởtrong hố, tôi lấy làm tiếc”. Người đàn ông bị rơi xuống hố chẳng cần một lời khuyên khôn ngoan nào. Anh ta cũng chẳng cần sự không tán thành hay thương cảm. Anh cần được cứu khỏi hố. Cuối cùng, khách bộ hành thứ tư đến, khi thấy cảnh ngộ khốn khó nầy, người lập tức tìm cho được một sợi dây thừng và kéo người bị nạn lên khỏi hố. Khách bộ hành nầy trở thành vị cứu tinh của người đàn ông. Đấng Christ đến để cứu nhân loại ra khỏi hố tội lỗi và chỉ cho họ con đường sự sống. Những con người bị lạc mất bị sa ngã cần loại người cứu vớt nầy. Chúa Jesus được phái xuống trần gian, không phải để phán xét,"nhưng để làm Đấng cứu rỗi của thế gian” (GiGa 3:17). 5. Tìm những câu Kinh Thánh sau. Câu nào cho biết rằng Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất? a) 3:17 b) LuLc 12:8 c) Cong Cv 4:12 Bạn đã học biết rằng nhân loại đang bị lạc mất về phương diện thuộc linh. Trong Luca 15, Chúa Jesus thuật lại một số câu chuyện lý thú về những người đi tìm những vật sở hữu bị mất. Trong Luca 19, câu chuyện về người chăn chiên đi tìm một con chiên bị lạc cho chúng ta thấy rõ rằng Chúa Jesus
  • 13. “tìm và cứu” mỗi người lầm lạc trong tội lỗi mình (c.10). Không ai là không quan trọng; mỗi người đều có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời “sai Con Ngài đến làm Cứu Chúa của thế gian” (IGi1Ga 4:14). Giống như người đàn bà thắp đèn, quét nhà và chú ý cẩn thận cho đến khi tìm được đồng bạc bị mất, thì Cứu Chúa của chúng ta cũng tìm những người lạc mất như vậy. Chúa Jesus phán rằng thiên đàng vui mừng khi một người lầm lạc ăn năn tội lỗi của mình (LuLc 15:7, 10), vì tìm lại được con người lạc mất! 6. Đây là Câu Gốc thứ nhất của bạn. Hãy học thuộc lòng tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. Hãy lấy một trong những tấm bìa nhỏ chưa viết gì của bạn. Trên một mặt ghi tựa đề và Kinh Thánh trích dẫn. Mặt kia ghi Câu Gốc như bạn thấy trong minh họa dưới đây. Kiểm tra trí nhớ mình bằng cách nhìn vào một mặt của tấm bìa và đọc lớn lên phần ghi ở mặt kia. Bạn có thể mang theo tấm bìa nầy và những tấm bìa khác bạn sẽ làm để lúc nào rảnh rỗi thì học và ôn lại Câu Gốc. Tựa đề: Sự kiện cứu rỗi Kinh Thánh trích dẫn: ITi1Tm 1:15 Câu Gốc: “Đức Chúa Jesus Christ đã đến trần gian để cứu vớt kẻ có tội: đây là lời nói chân thật, đáng đem lòng tin trọn vẹn và tiếp nhận ” Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu. “Thật như ta hằng sống, ta là Đức Chúa Trời Tối Cao, ta không thể nào vui khi thấy một tội nhân chết mất, nhưng ta vui vì người đó chấm dứt phạm tội và được sống” (Exe Ed 33:11) “Điều làm vui lòng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết chân lý” (ITi1Tm 2:3-4) “Ngài nhịn nhục đối với anh em, vì Ngài không muốn người nào bị hủy diệt, nhưng muốn mọi người từ bỏ tội lỗi mình) (IIPhi 2Pr 3:9) Ê-xê-chi-ên là một tiên tri thời Cựu ước. Phao-lô viết thơ Ti-mô-thê thứ nhất, và Phi-e-rơ viết thơ Phi-e-rơ thứ hai, cả hai đều là những trước giả thời Tân Ước. Ba người đều được Thánh Linh cảm thúc Qua những lời họ ghi lại chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn tất cả đều được cứu, Ngài muốn tìm cứu những kẻ bị lạc mất và chăm sóc họ. 7. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây (cột bên trái). Rồi xếp đặt cho phù hợp với phần diễn đạt đầy đủ nhất (cột bên phải).
  • 14. 1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. 2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu. ... a. ICo1Cr 3:11 ... b.ITi1Tm 2:6 ... c. GiGa 3:36 ... d. ITi1Tm 2:3-4 ... e. 2:5 NGÀI CHỌN BẠN LOAN BÁO TIN MỪNG CHO HỌ Mục tiêu 3: Chọn những lời diễn đạt đưa ra những lý do tại sao cá nhân bạn phải chia sẻ Tin Mừng. Bạn có tin rằng chính bạn là người phải chia sẻ tin mừng của Đấng Christ cho những người khác không? Chúng tôi hy vọng như thế. Chúa Jesus phán, “Ta đã chọn và bổ nhiệm các con ra đi và mang nhiều quả (GiGa 15:16). Chúa Jesus là Gốc nho, chúng ta là những nhánh nho. Ngài muốn mỗi nhánh nho đều mang quả, đó là lý do Ngài cho chúng ta sự sống và sinh lực của Ngài. Sau đây là ba lý do khiến Ngài chọn bạn loan báo cho người khác về Ngài. Đấng Christ có lời công bố cho mọi người Đấng Christ là Người - Trời (GodMan) được thiên đàng phái đến, Ngài là đấng tạo dựng mọi sự (1:3). Có một lần Ngài phán, “Khi ta bị treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (12:32). Lời nói này ứng nghiệm khi quân lính La Mã đóng đinh Chúa Jesus vào cây thập tự to lớn sù sì rồi dựng đứng lên. Và tại thập tự giá ấy Chúa Jesus đã nếm trải sự chết cho mọi người (HeDt 2:9). Vì Ngài đã chết cho mọi người, nên lời công bố của Ngài có hiệu lực đối với mọi người. Ngoài ra, lời công bố của Đấng Christ sẽ được ứng nghiệm cách trọn vẹn khi Ngài được tôn làm Chúa của mọi người. Trong (Phi Pl 2:10-11), “hầu cho nghe đến danh Chúa Jesus, mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất thảy đều quỳ xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jesus Christ là Chúa và tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha”, Như vậy lời tuyên bố của Đấng Christ vừa có hiệu lực cho bạn và cho người mà bạn có thể chinh phục cho Đấng Christ. 8. Bên cạnh mỗi lời diễn đạt sau đây, bạn viết chữ Đúng hay Sai và bạn ghi thêm câu Kinh Thánh hổ trợ câu trả lời của bạn. Nếu lời diễn đạt ấy sai, bạn hãy viết lại câu ấy cho Đúng.
  • 15. a. Sự dạy dỗ của Đấng Christ về sự ăn năn chứng tỏ rằng đó là lời công bố của Ngài cho tất cả mọi người. ... b. Có một ngày mọi người sẽ nói rằng Jesus Christ là Chúa. ... c. Đấng Christ chỉ chết cho những ai tin cậy Ngài. ... 9. Đây là Câu Gốc thứ hai. Hãy học thuộc lòng tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. Viết vào một trong các tấm bìa nhỏ như bạn đã được chỉ dạy ở câu hỏi số 6. Tựa đề: Phương cách cứu rỗi Kinh Thánh trích dẫn: RoRm 10:13 Câu Gốc: “Phàm ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu ” Sứ mạng trọng đại vẫn còn giá trị Trước khi thăng thiên về trời Chúa Jesus truyền bảo các môn đệ: “Vậy hãy đi đến tất cả dân tộc ở khắp nơi và đào tạo họ thành môn đệ của ta: làm Báp- têm cho họ trong danh Cha, Con và Thánh Linh, và dạy họ vâng theo mọi điều ta đã truyền cho các con” (Mat Mt 28:19-20). Những lời này thường được gọi là Sứ Mạng Trọng Đại không chỉ cho những môn đệ nhưng cho tất cả những người theo Chúa Jesus. Chừng nào còn con người sống trên đất để được đào tạo thành môn đệ, thì vẫn còn áp dụng lời phán của Đấng Christ. Như vậy Sứ Mạng Trọng Đại vẫn còn giá trị và hiệu lực, không bao giờ bị hủy bỏ. 10. Sứ Mạng Trọng Đại có giá trị ngày hôm nay vì: a) Đó là điều cuối cùng Chúa Jesus phán. b) Những tín hữu ngày nay cũng là môn đệ của Chúa Jesus. c) mỗi người hiểu được ý nghĩa của sứ mạng đó. Phải nói cho người khác nghe. Sứ Mạng Trọng Đại kêu gọi sự vâng lời. Khi bạn áp dụng lời của Đấng Christ cho bản thân mình, bạn sẽ ý thức rằng mình phải chia sẻ Tin Mừng cho những người khác. Tin Mừng ấy là “Chúa Jesus Christ đã đến trần gian để cứu vớt tội nhân” (ITi1Tm 1:15). Tin Mừng cũng là “Hễ ai kêu cứu Chúa giúp đỡ sẽ được giải cứu” (RoRm 10:13). Chúng ta không thể giữ tin mừng cho riêng mình!
  • 16. Trong 10:14, tác giả Phao-lô nêu lên một loạt câu hỏi, câu này có liên quan đến câu kia. Hãy chú ý tại sao mỗi câu liên quan đến câu kế tiếp: Câu hỏi 1: “Làm thế nào để họ cầu xin giúp đỡ nếu họ chưa tin?” Câu hỏi 2: “Làm thế nào để họ tin nếu họ chưa nghe sứ điệp? Câu hỏi 3: “Làm thế nào họ nghe nếu sứ điệp chưa được công bố?” Nói cách khác, phải có mục đích khi làm chứng, nếu không, người khác sẽ không có cơ hội tiếp nhận Đấng Christ. 11. Theo 10:14 có bốn điều phải xảy ra để một người được cứu. Bốn đều ấy được diễn đạt trong các câu dưới đây. Hãy xếp cho phù hợp số thứ tự của việc xảy ra 1) Thứ nhất 2) Thứ hai 3) Thứ ba 4) Thứ tư ... a. Người ấy nghe sứ điệp ... b. Người ấy kêu cầu Đấng Christ giúp đỡ ... c. Ai đó nói cho người ấy biết về Đấng Christ. ... d. Người ấy tin những gì mình đã nghe 12. Là chứng nhân cho Đấng Christ bạn chịu trách nhiệm trực tiếp điều nào nhất trong bốn sự kiện nêu ở câu 11 ... Hãy nhớ lại giây phút đầu tiên bạn được nghe sứ điệp. Có một người đã chia sẻ cho bạn. Bạn đã lắng nghe. Bạn đã tin, đã kêu cầu Chúa cứu giúp mình. Rồi Ngài đã cứu bạn. Không có con đường nào khác. Tương tự như vậy, bạn phải nói cho những người khác, tạo một cơ hội để họ nghe rõ ràng, hiểu đầy đủ, rồi họ kêu cầu danh Chúa để Ngài ban ơn cứu vớt họ. 13. Khoanh tròn mẫu tự ở trước mỗi câu Kinh Thánh trích dẫn dưới đây chứng tỏ rằng cá nhân bạn đã được lựa chọn để chia sẻ Tin Mừng cho những người khác. a) “Các con không chọn ta, ta đã chọn các con và bổ nhiệm các con ra đi và mang nhiều quả” (GiGa 15:16) b) “Tôi đã hoàn tất cuộc đua cách tốt nhất, tôi đã chạy đầy đủ khoảng đường” (IITi 2Tm 4:7)
  • 17. c) “Tình yêu thương không vuivề điều ác, nhưng vui trong chân lý” (ICo1Cr 13:6) d) “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho mình” (Mat Mt 7:12). Tại sao bạn phải chia sẻ Tin Mừng? Sự thách thức thật vĩ đại! Những người lạc mất đang cần Đấng Christ! Vị Giáo sư đã chọn bạn đi ra làm chứng và chinh phục môn đệ cho Ngài! TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN Đọc kỹ các phần câu hỏi dưới đây. Nếu câu nào bạn nghĩ rằng mình chưa trả lời được nếu không xem lại bài hoặc xem lại Kinh Thánh thì hãy ôn bài lại. Khi bạn đã sẵn sàng hãy làm bài trắc nghiệm dựa theo Kinh Thánh hay bài học. 1. Khi Chúa Jesus dùng chữ lạc mất để nói về người, thì Ngài muốn ám chỉ: a. Tình trạng thuộc linh của họ b. Tình trạng xã hội của họ c. Nhu cầu thể chất của họ. 2. Trong câu chuyện xảy ra tại Triều Tiên về một nữ chấp sư, giúp đỡ vợ của một giáo sư, chân lý nào được minh họa tốt nhất? a. Mọi loại người khác nhau đều có nhu cầu . b. Không phải tất cả mọi người đều có cùng một loại nhu cầu. c. Những người có nhu cầu thường nhận sự giúp đỡ 3. Trong sổ tay của bạn, hãy viết thuộc lòng hay trích dẫn cho người nào đó hai Câu Gốc kể cả chủ đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. 4. Xếp đặt cho phù hợp mỗi lời diễn đạt, sự kiện hay Kinh Thánh với lý do truyền giảng. 1) Cuộc thách thức vĩ đại 2) Người lạc mất cần Đấng Christ 3) Ngài chọn bạn loan báo Tin Mừng cho họ ... a. Sứ Mạng Trọng Đại ngày nay vẫn còn có giá trị. ... b. Đến năm 2000 sẽ có 6 tỉ người ... c. ITi1Tm 1:15 ... d. Dân số thế giới tăng nhanh ... e. Jesus Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất
  • 18. ... f. Đấng Christ đến trần gian là để cứu tội nhân. ... g. Người ta phải được nghe về Đấng Christ trước khi họ tin Ngài. 5. Câu chuyện của bài học nầy về người đàn ông bị rơi xuống hố chứng minh sự kiện là Chúa Jesus a. Dành thì giờ dạy dỗ và cầu nguyện b. Cung cấp loại giúp đỡ mà người bị rơi xuống hố đang cần. c. Ban cho môn đệ Ngài Sứ Mạng Trọng Đại. d. Thương xót những người lạc mất. 6. Trong những phần diễn đạt sau đây, phần nào đưa ra bản tóm tắt tốt nhất về ba lý do chính vì sao chúng ta phải truyền giảng? a. Những người có nhu cầu thường cởi mở với những ai cố gắng giúp đỡ họ. Chỉ bày tỏ sự thương hại họ thì chưa đủ. Họ phải được cung cấp một loại giúp đỡ mà họ thực sự cần. b. Có một lượng người gia tăng bị lạc mất về phần thuộc linh. Vì Đấng Christ là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời, chúng ta phải nói cho họ biết về Ngài để họ có thể tin và được cứu. c. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta cách rõ ràng rằng Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. Vì đây là sự thật, nên con người không thể được cứu bằng bất cứ phương cách nào khác ngoài việc nhờ Đấng Christ. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Phần giải đáp câu hỏi nghiên cứu của bạn không sắp xếp theo thứ tự bình thường để bạn không thấy trước câu trả lời của câu hỏi kế tiếp. Hãy tìm cái số của câu bạn cần, cố gắng đừng xem trước. 1. Câu trả lời của bạn. Có lẽ trong đất nước của bạn số người bị lạc mất nhiều hơn số người được tìm kiếm. Nếu vậy câu chuyện của bạn sẽ giống như câu chuyện của một nhà truyền giảng ở Á Châu. 8.a. Sai (GiGa 12:32, HeDt 2:9). Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá chứng tỏ rằng Ngài có lời xác nhận cho mọi người. b. Đúng (Phi Pl 2:10-11) c. Sai (HeDt 2:9). Đấng Christ chết cho mọi người. 2. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau:Người mẹ chạy ra khỏi nhà để tìm hai con gái của mình; và bà nhập vào đoàn diễn hành, rồi leo lên bệ cao để con bà có thể nhìn thấy bà.
  • 19. 9. Không nhìn vào bìa nhỏ,bạn phải có thể trích dẫn đầy đủ ba phần nêu lên trong Câu Gốc ở, RoRm 10:13. 3.a. Nhu cầu thể chất (và vật chất), tình cảm, tinh thần, học vấn, thuộc linh. b.Thuộc Linh. 10.b. Những tín hữu ngày nay cũng là môn đệ của Chúa Jesus. 4. Ba sự kiện là:Dân số trên toàn thế giới gia tăng, vô số người bị hư mất, và con người có nhiều nhu cầu. Những ví dụ của bạn có thể rút ra từ Kinh Thánh, từ bài học, hay từ kinh nghiệm bản thân. Nhưng mỗi ví dụ phải làm sao hổ trợ cho điều bạn đã sử dụng. 11. a.2) Thứ nhì b.4) Thứ tư c.1) Thứ nhất d.3) Thứ ba. 5.c) Cong Cv 4:12 12. c) Ai đó nói cho người ấy biết về Đấng Christ. (Nghĩa là bạn là người nói cho người ấy. Những hành động còn lại là phần của người ấy phải làm). 6. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trích dẫn đầy đủ ba phần được ghi trong Câu Gốc ở ITi1Tm 1:15. 13. a) “Các con không chọn ta, ta đã chọn và bổ nhiệm các con ra đi để mang nhiều quả” (GiGa 15:16) d)"Hãy làm cho người khác những gì các con muốn họ làm cho mình” (Mat Mt 7:12) 7. a. 1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. b.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu. c.1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. d.2) Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu. e.1) Đấng Christ là phương cách cứu rỗi duy nhất. BẠN CÓ THỂ TRUYỀN GIẢNG Có bao giờ bạn nhìn lên trong một đêm tốt trời và ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ diệu cùng số lượng khổng lồ của những vì sao không? Sao ở trên bầu trời, cố định tại vị trí của mình và chiếu lấp lánh!
  • 20. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng những kẻ dắt đem nhiều người trở lại sự công chánh và dạy nhiều người làm điều phải lẽ sẽ chiếu sáng giống như những ngôi sao ấy mãi mãi. Hãy xem DaDn 12:3. Công tác truyền giảng đang thu hút bạn! Đức Chúa Trời muốn bạn dẫn dắt bà con và bạn hữu của bạn đến với Đấng Christ. Khi Kinh Thánh nói về linh hồn, giá trị của linh hồn và phần thưởng cho sự chinh phục người lạc mất, Kinh Thánh đã dùng ngôn ngữ của phạm vi thiên đàng. Thật là một khích lệ cho việc chia sẻ Tin Mừng! Trong bài học này bạn sẽ học biết công tác truyền giảng. Bạn sẽ khám phá rằng bất kỳ hạng người nào cũng có thể truyền giảng. Bạn sẽ được cảm thúc để sửa soạn chính mình bước vào công tác được khen thưởng nhất này. Hãy mở lòng ra cho Thánh Linh hành động và để Ngài thách thức bạn ra đi truyền giảng. DÀN Ý BÀI HỌC Truyền Giảng Là Gì? Những Người Không Chuyên Có Thể Truyền Giảng Sửa Soạn Chính Mình Cho Việc Truyền Giảng NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Khi học xong bài này bạn sẽ có thể: Mô tả mục đích toàn diện của việc truyền giảng, từ sự nhìn thấy nhu cầu. Đến sự giúp đỡ những người khác nhìn thấy một nhu cầu. Ý thức vai trò của mình trong việc truyền giảng. Giải thích cho những người khác về tầm quan trọng của sự chia sẻ Tin Mừng. NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Nghiên cứu sự triển khai của bài học. Tìm và đọc tất cả những câu Kinh Thánh được trích dẫn. 2.Trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Sau khi hoàn tất, đối chiếu những câu trả lời của bạn với phần giải đáp ở cuối bài học. Ôn lại phần nào bạn trả lời chưa đúng. 3. So sánh những ví dụ minh họa với những kinh nghiệm bạn có hoặc các kinh nghiệm bạn được nghe về việc chinh phụclinh hồn TỪ NGỮ CĂN BẢN bằng chứng
  • 21. nghĩa bóng cộng tác viên tín ngưỡng nhấn mạnh TRIỂN KHAI BÀI HỌC TRUYỀN GIẢNG LÀ GÌ? Mục tiêu 1: Liệt kê và nhận diện những ví dụ về bốn khía cạnh của việc truyền giảng. Chữ truyền giảng là một từ hiện đại dùng để nói về bốn khía cạnh của việc chia sẻ Tin Mừng về sự cứu rỗi qua Đức tin nơi Jesus Christ. Bốn hoạt động này bao gồm: 1) Nói cho người khác nghe về Đấng Cứu thế. 2) Làm chứng cho họ về Đấng Christ 3) Chinh phục họ cho Ngài. 4) Giúp họ đi chinh phục những người khác. Chúng ta hãy xem từng hoạt động nầy cách cẩn thận hơn. Môn đồ hóa mọi người Thu phục môn đệ cho Đấng Christ Loan báo Tin Mừng Làm chứng cho Chúa Jesus TRUYỀN GIẢNG Loan báo Tin Mừng Khi Sứ đồ Phao-lô viết Phúc Âm, ông viết về Chúa Jesus là ai, tại sao Ngài đến và đến bằng cách nào, Ngài đã làm gì, và Ngài đã chết cho chúng ta và sống lại như thế nào (ICo1Cr 15:2-4). Điều này cũng còn được gọi là Tin Mừng (Good News). Đây là Tin vui vì loan báo cho mọi người biết cách thức để họ được cưú ra khỏi tội lỗi và những hậu quả của nó cũng như biết cách tiếp nhận sự sống vĩnh cửu. Đây là tin mới vì nó liên hệ đến những việc đang xảy ra. Rất tiếc là đa số nhân loại không biết được điều này. Phải loan báo cho họ biết. Đây là một phần của việc truyền giảng. TIN MỪNG CHÚA JESUS ĐÃ ĐẾN Làm chứng về Chúa Jesus
  • 22. Làm chứng là nói về kinh nghiệm được cứu của bạn. Nói lên những gì Chúa Jesus đã làm cho cá nhân bạn. Lời chứng của bạn sẽ giúp cho mọi người thấy rằng quyền năng của Đấng Christ có thật. Nếu họ có thể thấy rằng đó là điều tốt đẹp, họ sẽ muốn nhận những gì bạn đã có. Làm chứng tức là đưa ra bằng chứng hay bằng cớ. Chúa Jesus phán: “Các con sẽ là những nhân chứng cho ta” (Cong Cv 1:8) Phần truyền giảng nầy chứng tỏ quyền năng cứu rỗi của Đấng Christ trong đời sống bạn. Làm chứng đòi hỏi quyền năng của Thánh Linh. Cảm tạ Đức Chúa Trời, điều này dành sẵn cho tín hữu ngày nay! Chúa Jesus hứa rằng “Khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận lãnh quyền năng”. Quyền năng của Thánh Linh được ban ra trước tiên cho việc truyền giảng. Trong Hội Thánh đầu tiên, Phi-e-rơ và các sứ đồ khác bạo dạn nói cho những người lãnh đạo Do thái về Phúc Âm. Họ đưa ra chứng cớ về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Họ đã làm chứng về sự ăn năn và sự tha thứ tội lỗi. Họ nói:“Chúng tôi là những nhân chứng về những điều này - chúng tôi và Thánh Linh” (Xem 5:29-32). Họ kinh nghiệm quyền năng của Thánh Linh trong việc làm chứng về Chúa Jesus! ĐIỀU ĐẤNG CHRIST ĐÃ LÀM CHO TÔI 1. Chọn những cụm từ trong ngoặc đơn, cụm từ nào có định nghĩa tốt nhất vào mỗi hoàn cảnh, và viết vào khoảng chừa trống. a. Bạn nói cho một người biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến trần gian để chết cho chúng ta. ... (Loan báo Tin Mừng Làm chứng) b. Bạn nói cho người khác biết thế nào Ngài đã cứu vớt bạn và giải cứu bạn ra khỏi tội lỗi. ... (Loan báo Tin Mừng Làm chứng). Thu phục người khác cho Christ Loan báo Tin Mừng cho những người khác, hay làm chứng về những điều Chúa Jesus đã làm cho bạn vẫn chưa đủ. Bạn cần phải tiến bước thêm một bước nữa:phải hướng dẫn họ đến việc tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình. Khi Thánh Linh dẫn dắt bạn, hãy giúp họ đáp ứng với tình yêu và lời công báo của Đấng Christ. Nói cách khác,sự truyền giảng phải chinh phục người khác cho Đấng Christ.
  • 23. Người đi chinh phục người khác cho Đấng Christ có thể được gọi là người truyền giảng, nhưng đừng để chữ này làm bạn hoảng hốt! Nếu bạn đang nói cho những người khác về Chúa Cứu Thế thì bạn là một người truyền giảng. Phao-lô khích lệ thanh niên Ti-mô-thê “Làm công tác của người truyền giảng (IITi 2Tm 4:5, K J V) hay “Làm công việc của người rao giảng Tin Mừng” (TEV). Một gương truyền giảng khác là Phi-líp, một chấp sự của Hội Thánh đầu tiên (Cong Cv 21:8). Chúng ta sẽ nghiên cứu sau nầy cách truyền giảng của Phi- líp. HÃY TIN NHẬN NGÀI NGAY Môn Đồ Hóa Mọi Dân Tộc. Những tân tín hữu cần được giúp đỡ để mạnh mẽ trong đức tin và lớn lên về phương diện thuộc linh. Họ cần được huấn luyện để chinh phục những người khác cho Đấng Christ. Một lần nữa, chúng ta nhắc lại Sứ Mạng Trọng Đại “Hãy đến với mọi dân tộc khắp mọi nơi và đào tạo họ thành môn đệ của ta” (Mat Mt 28:19). Những tân tín hữu nầy cũng cần được từng trải về niềm vui khi chinh phục những người khác cho Đấng Christ. NÓI ĐIỀU NÀY VỚI NGƯỜI KHÁC 2. Khoanh tròn những mẫu tự của lời diễn đạt Đúng a. Truyền giảng là nói cho mọi người biết rằng Chúa Jesus đã đến trần gian. b. Khi chúng ta chia sẻ Tin Mừng, chúng ta đã hoàn tất trách nhiệm của mình. c. Mỗi tín hữu phải làm công tác của người truyền giảng. d. Muốn làm những nhân chứng tốt, chúng ta phải có kinh nghiệm về sự cứu rỗi của chính mình. 3.Trong sổ tay của bạn hãy liệt kê bốn bước truyền giảng giới thiệu trong bài học nầy. 4.Trước mỗi lời mô tả hãy ghi con số tiêu biểu cho hành động được mô tả. 1) Loan báo 2) Làm chứng 3) Thu phục 4) Tạo môn đệ ... a. Bạn tặng một truyền đạo đơn cho một người trên xe lửa ... b. Sau khi làm chứng cho người láng giềng, bạn hỏi người ấy có muốn
  • 24. tiếp nhận Đấng Christ bây giờ không và người ấy đồng ý ... c. Bạn làm chứng về việc Đấng Christ loại bỏ những thói xấu của bạn như thế nào. ... d. Một đứa trẻ hỏi bạn về thiên đàng và bạn dành thì giờ để nói cho em ấy biết cách để được cứu. ... e. Bạn giúp một tân tín hữu cách chia sẻ cho người khác. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN CÓ THỂ TRUYỀN GIẢNG Mục tiêu 2: Giải thích ai là người có trách nhiệm chia sẻ Tin Mừng. Chúng ta mong đơị những Mục sư, Giáo sĩ và những nhà Truyền giáo dâng trọn thì giờ dấn thân vào công tác truyền giảng. Tuy nhiên, họ không bao giờ làm hết công việc được. Truyền giảng khắp thế giới đòi hỏi tất cả tín hữu tham gia vào viêc chia sẻ Tin Mừng. Bạn cũng có thể truyền giảng! Những câu chuyện sau đây là những ví dụ điển hình về những người không chuyên đã chinh phục được linh hồn. Một tín hữu lâu năm bắt đầu loan báo Tin Mừng. Ông Lee, một người Trung Hoa, là một Cơ Đốc nhân kỳ cựu và trung tín đi nhóm lại. Đến tuổi bảy mươi, ông bị đau rất nặng. Thình lình, ông bắt đầu nghĩ đến việc gặp Chúa và đau đớn vô cùng. Ông nói, “Chúa ôi, con không thể chết bây giờ được, vì con không có bó lúa nào đem dâng cho Chúa cả”. Ông cầu nguyện khẩn thiết xin Chúa cho sống thêm vài năm nữa để ông có thể làm chứng cho nhiều ngươì và nhìn thấy họ được cứu. Một phép lạ xảy ra! Ông Lee mạnh khỏe trở lại. Ông nói cho bạn hữu ông biết ông đã cầu nguyện như thế nào và Chúa đã kéo dài cuộc sống ông ra sao. Ông bắt đầu loan báo Tin Mừng bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào có thể được. Ông đạp xe nhiều dặm đến một nhà thờ mới mở để thăm viếng và chinh phục nhiều người cho Chúa. Hội Thánh mới bắt đầu lớn nhanh. Những người khác cũng được động viên ra đi do lòng nhiệt thành của ông. Ông cụ Lee sống thêm khoảng mười năm và tận tâm phục vụ Chúa của mình. Rồi đến một ngày Chúa đem cụ về thiên đàng vui vẻ và bình an, vì cụ đã trở thành một ngừơi chinh phục linh hồn tội nhân! 5. Hãy đọc ICo1Cr 3:12. Nói theo nghĩa bóng, ông cụ Lee trong câu chuyện trên đã dùng vật liệu nào để xây cất trong mười năm chót của cuộc đời cụ? ... Một cô gái tàn tật làm chứng cho nhiều người
  • 25. Một cặp vợ chồng giáo sĩ đến giúp cho một nhà thờ nhỏ mới mở. Họ cầu nguyện cho việc cứu vớt linh hồn và cộng tác với mục sư tại địa phương để làm cho Hội Thánh tăng trưởng. Dân chúng trong vùng đó là những người thờ lạy hình tượng. Họ nghi ngờ và sợ nhà thờ. Những vị giáo sĩ này muốn nhà thờ trở thành nơi mà người ta không sợ hãi khi đến đó. Một cô gái có khuôn mặt và thân hình méo mó đến dự nhóm. Cô nói rất khó khăn. Có thể sự xuất hiện của cô sẽ khiến cho mọi người tránh xa! Ngạc nhiên làm sao, khi những giáo sĩ nghe nói rằng cô gái này đã đem nhiều tân tín hữu vào Hội Thánh. Cô yêu Chúa và có nụ cười nồng hậu. Cô quan tâm đến những người không biết về Chúa Jesus. Cô làm chứng bằng tình yêu và sự chăm sóc của cô mặc dù cô ở thế tật nguyền. 6. Đọc Mac Mc 14:8 và trả lời các câu hỏi sau: a.Trong câu nầy chữ nào mô tả những hành động của cô gái trong mẩu chuyện trên? ... b.Đó là lời khen cao quí phải không? ... Một tân tín hữu thu phục cha mình Một thương gia về hưu nhiệt tình trong việc chinh phục linh hồn tội nhân, đã nói,"Được làm cộng tác viên của Chúa, tôi tin rằng Ngài đặt cuộc đời tôi vào một mục đích rõ rệt. Tôi nhận từ nơi Chúa những gì tôi phải giúp cho người khác. Tôi cầu xin sự xức dầu và dắt dẫn của Thánh Linh để nói gì và làm gì hầu đáp ứng những nhu cầu thuộc linh”. Rồi ông kể câu chuyện sau đây. “Có một cô gái chưa biết gì về Chúa Jesus đến mời tôi đi thăm cha cô, một người đứng tuổi bị u bướu ở óc. Vì bị kẹt xe ở giờ cao điểm nên tôi đến bệnh viện trể giờ thăm bệnh tôi được biết bệnh nhân đang mê man nặng vì thuốc và tôi không cách nào tiếp chuyện với ông được vì ông nói một thổ ngữ khác. Tôi kêu cầu Chúa xin Ngài mở đường để tôi tiếp xúc với ông. Trong vòng một tuần, Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Người đàn ông đó đã tin Chúa và về thiên đàng, một linh hồn được cứu!” Chúng tôi hỏi, “Việc ấy xảy đến như thế nào?” Cụ thương gia hưu trí trả lời, “Cô gái tên Christine ấy rất quan tâm đến cha mình. Sau việc viếng thăm tại bệnh viện không kết quả, tôi bảo cô bé, “Cháu ơi, chỉ còn con đường duy nhất để bác giúp cháu và cha cháu. Bác sẽ giới
  • 26. thiệu thật nghiêm túc cho cháu cách thức để được cứu. Cháu sẽ tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của cháu. Rồi bác và cháu tin rằng cháu và gia đình của cháu sẽ được cứu (Cong Cv 16:31). Sau đó cháu sẽ nói cho ba cháu về điều Chúa đã làm cho cháu, và đồng ý với bác là cha yêu dấu của cháu tin Chúa. Cháu có ưng thuận kế hoạch nầy không?” “Thưa bác, dạ đúng thế!” Christine hăng hái trả lời. “Tốt lắm. Có năm bước dẫn đến sự cứu chuộc. Bước thứ nhất là nhìn nhận mình là một tội mhân. “Mọi người đều đã phạm tội, và cách xa sự hiện diện của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:23). Cháu có tin điều này không Christine? “Dạ có!" “Bây giờ có bốn bước còn lại. Bước thứ hai là công nhận rằng Đức Chúa Trời có giải pháp cho tội lỗi. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi Ngài ban Con một của Ngài, để bất cứ ai tin Đấng ấy thì không bị chết nhưng được sự sống đơì đời” (GiGa 3:16) “Bước thứ ba là tiếp nhận Ngài. Cháu không chỉ ngưỡng mộ Chúa Jesus, cũng không phải thương cảm về sự chịu khổ của Ngài. Hễ ai tiếp nhận Ngài, Ngài ban cho “đặc quyền trở thành con cái của Đức Chúa Trời” (1:12). “Bước thứ tư là xưng tội mình và từ bỏ tội. Lời Chúa phán rằng"Nếu chúng ta xưng tội mình ra trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ giữ lời hứa và làm điều phải lẽ: Ngài sẽ tha thứ tội cho chúng ta và tẩy sạch tất cả sai quấy của chúng ta” (IGi1Ga 1:9). “Christine à bước chót là tuyên xưng và tin Chúa Jesus là Cứu Chúa của mình. “Nếu con xưng nhận Jesus là Cứu Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì con sẽ được cứu” (RoRm 10:9) Năm bước dẫn đến sự cứu rỗi trong Đấng Christ Bước 5: Xưng nhận và tin rằng Jesus là Cứu Chúa và Chúa (10:9-10) Bước 4: Ăn năn tội và từ bỏ tội lỗi (IGi1Ga 1:9) Bước 3: Bạn phải tiếp nhận Đấng Christ (GiGa 1:12) Bước 2: Đức Chúa Trời có cách giải quyết điều đó (3:16) Bước 1: Bạn là một tội nhân (RoRm 3:23) “Christine, cháu có thực hiện những bước này không?”
  • 27. “Cô ấy quyết định tin Chúa, nên tôi cầu nguyện cho cô bằng tiếng Afrikoans (ngôn ngữ gần nhất với thổ ngữ của cô mà tôi có thể sử dụng). Đến lượt cô ta cầu nguyện và chúng tôi thành khẩn cầu xin Chúa Cứu cha cô. “Tối hôm sau điện thoại vang lên. Christine gọi tôi. Cô ta mùng rỡ báo cho tôi biết là khi cô đến thăm thì cha cô tỉnh táo. Cô bèn nói cho cha về việc cô tin nhận Chúa. “Con muốn nói gì thế?” Ông già hỏi. “Con đã tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của con”. “Con yêu quí, tuyệt diệu quá!” Cha cô kêu lên, “Cha thích nghe con nói làm thế nào cha”. Có thể trở thành một Cơ Đốc nhân”. “Christine thuật lại cho cha năm bước dẫn đến sự cứu rỗi qua đức tin nơi Đấng Christ. Người cha bị bệnh cũng tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của ông. Hôm đó là Thứ tư. Đến ngày thứ bảy ông về với Chúa”. Đây là một chiến thắng kép trong chinh phục linh hồn: con gái được cứu và sau đó, là một tân tín hữu, cô gái đưa cha già của mình đến với Chúa! 7. Trong sổ tay của bạn, hãy viết ra năm bước dẫn đến sự cứu rỗi theo sơ đồ trong bài học. Phải bao gồm các câu Kinh Thánh trích dẫn phải có thể đưa ra ý nghĩa của mỗi bước bằng lời diễn tả của bạn. Học thuộc năm bước quan trọng này. 8.Trả lời những câu hỏi sau đây: a.Câu chuyện này có hoàn chỉnh không nếu thương gia nọ chỉ cố gắng chinh phục người cha? b.Hai hành động nào theo sau sự chia sẻ và làm chứng? ... 9.Viết Câu Gốc sau vào tấm bìa nhỏ, như đã hướng dẫn ở bài 1. Học thuộc tựa đề, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. Tựa đề: Mọi người đều phạm tội Kinh Thánh trích dẫn: RoRm 3:23 Câu Gốc: “Mọi người đều đã phạm tội và xa cách sự hiện diện cứu rỗi của Đức Chúa Trời ”. Một công nhân đào tạo môn đệ cho Chúa Một công nhân đường dây điện thoại ở Trung Mỹ phải cỡi ngựa đi nhiều chặng đường xa ở ngoại thành để chữa đường dây điện thoại. Anh phải dừng
  • 28. lại nghỉ đêm tại nhà của những nông dân làm việc trên các cánh đồng rộng lớn. Công nhân này đã tin Chúa. Anh bắt đầu làm chứng cho những người bạn nông dân, báo cho họ biết về quyền năng cứu rỗi của Chúa trên đời sống mình. Anh đọc cho họ nghe lời Chúa theo bản Tân Ước bằng tiếng Tây Ban Nha. Dần dần những nông dân đó đáp ứng chân lý Phúc Âm. Chỗ này có hai, ba người tin Chúa; chỗ khác có thể một gia đình khoảng năm hay sáu người tin. Công nhân đường dây điện thoại này yêu cầu các Mục sư đến dạy dỗ và làm Báp-têm cho những tân tín hữu này. Kết chặt với nhau trong mối tương giao Cơ Đốc, những tân tín hữu này bắt đầu chia sẻ Tin Mừng. Người thợ đường dây điện thoại tiếp tục công tác luân lưu của mình, nhưng trong giờ rảnh, anh cứ chinh phục và dạy dỗ nhiều người cho Chúa. Ngày nay bạn có thể thấy những Hội Thánh mọc lên tại những nơi mà công nhân đường dây điện thoại đầy dẫy Thánh Linh nầy nghĩ chân. Anh đã vâng theo sứ mạng trọng đại. 10. Đọc Cong Cv 8:3-4 Người công nhân đường dây điện thoại đầy dẫy Thánh Linh trong câu chuyện của chúng ta giống các tín hữu ở Giê-ru-sa- lem như thế nào? ... SỬA SOẠN CHÍNH MÌNH CHO VIỆC TRUYỀN GIẢNG Mục tiêu 3: Đánh giá sự chuẩn bị thuộc linh của chính mình cho công tác truyền giảng Bày tỏ sự quan tâm đến người khác Cách đây rất lâu, có một vị chỉ huy quân đội Syri tên Na-a-man, từng đắc thắng nhiều trận chiến. Mặc dù ông là một chiến sỉ can trường,được Vua và đất nước ông tôn trọng, nhưng ông khốn khổ vì một chứng bệng nan y- có lẽ là phong cùi. Có một em gái trẻ người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm phu tù phục dịch trong nhà ông. Tớ gái nầy quan tâm đến chủ mình và muốn giúp ông. Cô ta có thể làm gì? Bày tỏ mối quan tâm của mình, cô gái nói với bà chủ,vợ của Na-a-man “Ước gì chủ con đi đến vị tiên tri ở Sa-ma-ri! Người ấy sẽ chữa lành bệnh cho chủ con” (IIVua 2V 5:3).
  • 29. Mối quan tâm của cô gái dẫn đến một phép lạ. Sau khi Na-a-man nghe điều cô gái nói, ông đi đến Sa-ma-ri tìm tiên tri Ê-li-sê.Bằng việc vâng theo sự chỉ dạy của vị tiên tri, ông tắm bảy lần ở sông Giô-đanh, da thịt ông trở nên lành lặn và mịn màng như một đứa trẻ. Đức Chúa Trời dã chữa bệnh Na-a- man cách hoàn hảo! Khi bạn quan tâm đến người khác và bày tỏ mối quan tâm ấy thì bạn sẽ tìm ra được phương cách để giúp đỡ họ. Cầu nguyện cho các linh hồn Chia sẻ tin mừng về sự cứu rỗi của Đấng Christ cho người khác là một công tác thuộc linh. Sửa soạn công tác này bằng việc cầu nguyện cho những cá nhân đặc biệt. Trong lúc cầu nguyện hãy nhớ tên của họ. Tìm dịp tiện chia sẻ Tin Mừng cho họ. Có một người Anh tên David, đi du lịch trên chuyến xe lửa từ Calais, Pháp sang Brussels, thuộc nước Bỉ. Trước khi khởi hành ông cầu xin Chúa dẫn dắt mình có cơ hội làm chứng cho ai đó. Chỗ duy nhất còn lại cho ông trên chuyến xe là ngồi cạnh một thiếu nữ người Bỉ tên Ma-rie. Họ bắt đầu nói chuỵện và David sớm khám phá rằng Ma-rie muốn thảo luận về những vấn đề thuộc linh. “Cô có phải là người tin Chúa Cơ Đốc không?” David hỏi. “Tôi không chắc lắm.” Ma-rie trả lời. Cô giải thích rằng đôi lúc cô có đi nhà thờ. Rồi cô hỏi ông David thuộc tín ngưỡng nào. “Không” “Tôi chỉ là một Cơ Đốc nhân Tin lành thuần tuý”, ông trả lời. Kế đó David giải thích cho cô biết con đường cứu rỗi. Ông cẩn thận không ép buộc cô tin nhận Chúa ngay, nhưng cho cô có thì giờ bày tỏ chính mình và nêu thắc mắc. Ông khám phá rằng cô ấy đã tìm kiếm Đức Chúa Trời nhưng không biết cách nào gặp được Ngài. Cuộc nói chuyện kéo dài 3 tiếng đồng hồ - thời gian cuộc hành trình. David mời Ma-rie đến một nhà thờ, nơi rao giảng sứ điệp Phúc Âm toàn vẹn. Ma- rie học biết rằng Chúa Jesus là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời, và với lòng vui mừng cô tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình. Khi chúng tôi gặp cô Ma-rie, cô cho chúng tôi biết. “Cuộc đời tôi đã hoàn toàn biến đổi!” Vì ông David đã cầu nguyện, Thánh Linh hướng dẫn ông gặp một tấm lòng khao khát để ông có thể chia sẻ Tin Mừng về sự cứu rỗi.
  • 30. Được đổ đầy Đức Thánh Linh Phẩm chất này quan trọng cho việc chinh phục linh hồn biết bao! Được tràn đầy Thánh Linh; và bạn sẽ được đổ đầy quyền năng thuộc linh để thu phục linh hồn cho Đấng Christ. Từ lòng bạn sẽ tuôn tràn dòng nước sự sống đem lại phước hạnh cho nhiều người! Xem GiGa 7:38. Khao khát chinh phục người khác cho Chúa Hãy để tình yêu của Đấng Christ đốt cháy lòng bạn giống như một ngọn lửa! Bấy giờ bạn sẽ muốn chinh phục người khác cho Ngài. Tình yêu của,Đấng Christ sẽ cai trị bạn (IICo 2Cr 5:14), và thúc giục bạn ra đi tìm kiếm những người bạn lạc mất. Chúng ta yêu thương vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta trước và Ngài sai Con Một của Ngài để chúng ta (và họ) có được sự sống đời đời. 11. Câu Gốc Tựa đề: Món quà yêu thương của Đức Chúa Trời Kinh Thánh trích dẫn: GiGa 3:16 Câu Gốc: “Vì Đức Chúa Trời yêu trần thế đến nỗi Ngài ban Con Độc Sanh của Ngài, để bất cứ ai tin Con ấy không bị chết mất nhưng có được sự sống đời đời ”. 12.Tự đánh giá mình bằng phần trắc nghiệm cá nhân sau đây. Nếu lãnh vực nào phải cải thiện nhiều, bạn tự cho 1 điểm (cách ngay thật). Cho 2 điểm vào lãnh vực nào cần cải thiện một ít, và cho 3 điểm vào lãnh vực nào bạn đã cầu nguyện và cố gắng làm một điều gì đó. a. Bày tỏ sự quan tâm đến người khác... b. Cầu nguyện cho những linh hồn... c. Được đỗ đầy Thánh Linh... ,... d. Khao khát thu phục người khác cho Đấng Christ... 13.Trong sổ tay của bạn ghi tên ít nhất là hai người mà bạn muốn chinh phục cho Đấng Christ. Bắt đầu cầu nguyện cho họ từ bây giờ và xin Chúa ban cho bạn chìa khóa để chinh phục họ cho Ngài. TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN 1.Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG a. Chỉ có những nhà truyền giáo dành trọn thì giờ mới làm công tác truyền giảng. b. Truyền giảng là trách nhiệm của mỗi tín hữu.
  • 31. c. Truyền giảng bao gồm việc đào tạo tân tín hữu thành môn đệ. d. Làm chứng chỉ là một giai đoạn của việc truyền giảng. 2.Nếu chúng ta nói cho người khác biết rằng Chúa Jesus sống trên trần gian nầy cách đây 2000 năm và Ngài đã bị đóng đinh trên cây thập tự thì chúng ta đã chia sẻ Tin Mừng chưa? Bạn hãy ghi câu trả lời. ... 3.Trước mỗi lời mô tả hãy ghi con số tiêu biểu cho hành động mô tả. 1) Loan báo 2) Làm chứng 3) Thu phục 4) Đào tạo môn đệ ... a. Bạn làm chứng cách nào Chúa Jesus đã chữa lành bệnh của bạn và cắt bỏ sự sợ hãi của bạn. ... b. Bạn đã làm chứng cho người em họ của bạn trong thời gian lâu. Hôm nay bạn cầu nguyện với người ấy và anh ta tin nhận Chúa ... c. Bạn hướng dẫn một lớp học về cách chinh phục linh hồn cho những tân tín hữu. ... d. Người hàng xóm hỏi bạn về ý nghĩa của Lễ Phục sinh và bạn nói cho người ấy biết về sự sống lại của Chúa Jesus. 4.Một Cơ Đốc nhân nói với bạn rằng anh ta dời nhà đến một chung cư, tại đó chưa có tín hữu. Người ấy phải làm gì? a) Dời đến một chỗ ở khác, trong một cộng đồng Cơ Đốc nhân, nếu có thể được. b) Cầu nguyện xin Chúa giúp mình làm chứng cho những người láng giềng chưa được cứu. c) Bày tỏ Đấng Chrsit bằng lời nói và hành động của mình, làm “cái đèn” cho những người lạc mất (Mat Mt 5:16). 5.Trong câu chuyện của Na-a-man và người đầy tớ gái nhấn mạnh chân lý nào? a) Cô gái quan tâm đến chủ mình đã mở ra phương cách để cô ta giúp đỡ ông. b) Lòng của cô gái vẫn còn nhớ nhà mình trong xứ Y-sơ-ra-ên. c) Cô gái phải làm một việc gì đó vì cớ cô ta là tôi tớ . d) Na-a-man nhận sự giúp đỡ vì ông là một người giàu có.
  • 32. 6.Viết thuộc lòng vào sổ tay hay trích dẫn cho người khác Câu Gốc bạn đã học. Nhớ ghi đề tài, Kinh Thánh trích dẫn và Câu Gốc. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.a. Loan báo Tin Mừng b. Làm chứng 8.a.Không phải b. Thu phục và đào tạo môn đệ 2.a. Sai. Cho họ biết sự kiện Chúa Jesus đến, chỉ là đưa ra bằng cớ lịch sử. Chúng ta phải nói tại sao Ngài đến. b. Sai. Chúng ta còn phải có trách nhiệm chinh phục người khác cho Đấng Chrsit và đào tạo môn đệ để họ cũng có thể làm chứng cho Ngài. c. Đúng. d. Đúng. 9.Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trưng dẫn ba phần của Câu Gốc ở RoRm 3:23 3.Loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Chúa Jesus, thu phục người khác cho Chúa, và đào tạo môn đệ. 10.Khắp mọi nơi người ấy đi, anh đều rao giảng sứ điệp. 4.a.1) Loan báo b.3) Thu phục c.2) Làm chứng d.1) Loan báo e.4) Đào tạo môn đệ. 11. Không nhìn vào bìa nhỏ, bạn phải có thể trưng dẫn ba phần của Câu Gốc ở GiGa 3:16 5.Vàng, bạc và đá quí. 6.a. Cô làm được điều mình có thể làm. b.Vâng. Rất cao quí! 13. Không những đây là câu trả lời của bạn, nhưng đó còn là trách nhiệm của bạn. Thật vậy, không ai tại văn phòng Viện Hàm Thụ Quốc tế (ICI) biết tên những người bạn đã viết, nhưng bạn biết và Đức Chúa Trời biết. 12. Câu trả lời của bạn. Chúng tôi hy vọng số điểm của bạn sẽ cao hơn 10 điểm.
  • 33. 7. Bước một: bạn là một tội nhân! RoRm 3:23 cho chúng ta biết rằng mọi người đều phạm tội, xa cách Đức Chúa Trời. (Các bước khác phải được viết theo cách đó và tất cả các bước đều phải viết thuộc lòng). CỘNG TÁC ĐỂ CHIA SẺ TIN MỪNG Không gì phấn khởi bằng được ở trong một đội bóng rổ hay đội bóng đá đã được huấn luyện kỹ lưỡng để đấu với đội bóng đối phương. Mỗi thành viên của đội đều biết rằng không cá nhân nào có thể tự mình thắng cuộc tranh tài, nhưng mỗi cầu thủ đều phải giúp đồng bạn mình tiến đến đích cuối cùng. Mỗi người đều góp phần. Tất cả đều lệ thuộc lẫn nhau nhờ sự yểm trợ của người khác. Công tác truyền giảng cho thế giới chúng ta đòi hỏi loại tinh thần đồng đội này. Không ai có thể làm một mình. Đức Chúa Trời rất vui lòng sử dụng đội công nhân trong việc mở rộng Hội Thánh của Ngài. Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh “công việc làm chung của chúng ta” (IICo 2Cr 6:1). Bây giờ bạn đang học bài học cuối của đơn vị 1 với tựa đề “Một thế giới cần chinh phục - Phải thấy nhu cầu”! Ngoài việc cá nhân chứng đạo, một khía cạnh khác không kém phần quan trọng ấy là cộng tác truyền giảng Phúc Âm qua Hội Thánh. Khi những tín hữu được động viên để tham gia vào ban chứng đạo theo cách nầy hay cách khác, thì sự chinh phục linh hồn tội nhân sẽ gia tăng gấp bội. Hãy đến, mời bạn tham gia vào một đội! DÀN Ý BÀI HỌC Hội thánh là đại diện đầu tiên của Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng. Mỗi tín hữu phải dấn thân vào việc truyền giảng. Truyền giảng bao gồm việc chăm sóc. NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Khi học xong bài này bạn sẽ có thể: Phân biệt giữa cá nhân chứng đạo và ban chứng đạo. Ý thức rằng truyền giảng bao gồm cả cá nhân chứng đạo lẫn ban chứng đạo trong việc thu phục tân tín hữu cho Đấng Christ. Phát triển sự cộng tác chặt chẽ hơn với Hội Thánh địa phương của bạn trong tổ chức hợp tác truyền giảng. NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
  • 34. 1.Đọc bài học trong sách giáo khoa tự học nầy và làm các bài tập trong phần triển khai bài học. Nhớ tiếp tục làm những bìa nhỏ ghi Câu Gốc. 2.Làm phần trắc nghiệm Cá nhân ở cuối bài và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn cách cẩn thận. 3. Ôn lại Đơn Vị 1 (từ bài 1 đến bài 3). Hoàn tất bảng tường trình học tập của đơn vị 1 rồi gởi bài làm về cho giáo viên Chương trình hàm thụ (ICI) này. NHỮNG CHỮ CĂN BẢN bảo trợ rãi rác chần chờ triển vọng luân phiên tuận đạo miễn cưỡng ủng hộ TRIỂN KHAI BÀI HỌC HỘI THÁNH LÀ ĐẠI DIỆN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG VIỆC TRUYỀN GIẢNG Trong thời gian Chúa Jesus thi hành chức vụ, Ngài sai phái từng hai người đi, có ít nhất bảy mươi người đến ba mươi lăm thị trấn hoặc thành phố trong xứ Ga-li-lê. Ngài ủy thác quyền năng cho những cụm thành viên nầy để đi truyền giảng, chữa bịnh và công bố sự giải cứu cho những ai bị tà linh ám hại. Những đội công tác trở về vui mừng trong chiến thắng thuộc linh (LuLc 10:17). Sau khi Chúa Jesus thăng thiên, và Thánh Linh giáng xuống trên các tín hữu nhằm ngày lễ Ngũ Tuần thì Hội Thánh trẻ trở thành đại diện đầu tiên của Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng. Qua nhiều thế kỷ, Hội Thánh cứ tiếp tục như một phương tiện truyền giảng. Có những giai đoạn lịch sử, công tác truyền giảng sa sút dần và dường như ngưng lại, nhưng có những lúc khác Thánh Linh thúc đẩy những cuộc thức tỉnh thuộc linh rộng lớn. Kết quả, vô số người tiếp nhận Đấng Christ và được thúc giục ra đi chinh phục thêm nhiều linh hồn nữa. Mục tiêu 1: Nhận diện những hoàn cảnh đòi hỏi Hội Thánh phải có ban chứng đạo. Hội Thánh đầu tiên tăng trưởng do truyền giảng
  • 35. Các thơ tín thời Tân ước không khuyên bảo các tín hữu cách đặc biệt về công tác truyền giảng chỉ vì một lý do đơn giản là truyền giảng là hoạt động bình thường và tự nhiên mà tất cả mọi người đều tham gia. Đọc về Hội Thánh đầu tiên chúng ta được cảm giục ra đi chia sẻ Tin Mừng cho những người khác. Chúng ta thấy rằng khi có cơn bách hại lớn xảy ra chống lại Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, các tín hữu phân tán phắp vùng Giu đê và Sa-ma-ri. Nhưng “hễ họ đến đâu cũng đều rao giảng tin mừng” (Cong Cv 8:4). Chữ rao giảng (Preaching) có nghĩa là loan báo Tin Mừng. Một cơn bách hại khác liên hệ đến việc Ê-tiên tuận đạo làm các tín hữu phân tán xa hơn, họ đến Phê-ni-xi, Chíp-rơ, và An-ti-ốt ở xứ Sy-ri. Chính tại An- ti-ốt, thành phố lớn thứ ba trong Đế quốc La Mã, các tín hữu bắt đầu làm chứng cho Dân ngoại nói tiếng Hy Lạp, “loan báo cho họ Tin Mừng về Chúa Jesus” (11:20). Những tín hữu nầy không phải là những nhà truyền giảng dâng trọn thì giờ như chúng ta thấy ngày nay. Họ chỉ là những tín hữu bình thường là những người làm việc mỗi ngày, những nhà kinh doanh, những người buôn bán cư ngụ tại Antiôt và đã làm chứng về Đấng Christ là Cứu Chúa. Kết quả "quyền năng của Chúa ở cùng họ và có số lượng lớn người tin và trở lại cùng Chúa” (11:21). Hội Thánh Dân ngoại đầu tiên được thành lập tại An-ti-ốt. Chính tại nơi nầy, các tín hữu được những người bên ngoài gọi là Cơ Đốc nhân (người có bản chất giống Christ) (11:26). 1. Vào thế kỷ thứ nhất, biến cố nào khiến cho Tin Mừng được truyền bá từ Giê-ru-sa-lem ra những vùng chung quanh? ... Hội Thánh Ngày nay phải tiếp tục truyền giảng Chúng ta học biết rằng truyền giảng là cách thế sống của những Cơ Đốc nhân đầu tiên. Ngày nay chúng ta phải trở lại phương pháp của họ. Mọi người, Mọi nơi. Sự tăng trưởng thật sự của Hội Thánh, dù ở giai đoạn đầu tiên hoặc ở thời đại chúng ta, phải xuất phát từ sự truyền giảng mỗi ngày. Nhiều người phải được tái sanh trước khi họ có thể vào gia đình Đức Chúa Trời; họ phải nghe để rồi có thể tin và được cứu. Ngày nay chúng ta cũng thấy truyền giảng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu phục người qui đạo cho Đấng Christ. Ngày nay có rất nhiều phương pháp truyền giảng khác nhau được áp dụng. Khi một nhóm người hay một tổ hoặc vài loại tổ chức dấn thân vào việc truyền giảng, chúng ta có thể gọi đó là ban chứng đạo Ban chứng đạo có hiệu quả, cần sự hổ trợ của tất cả chúng ta.
  • 36. Chiến dịch truyền giảng cho toàn thành phố có liên quan đến sự công tác của nhiều nhà thờ trong một vùng quy định. Có thể gồm tất cả những nhà thờ có chung một sự tương thông, hay sự cộng tác của nhiều giáo,phái với mục đích đem nhiều linh hồn đến cho Đấng Christ. Những nhóm nầy, gồm cả những người lãnh đạo và hội chúng, kết hợp lại với nhau để truyền bá Phúc Âm cho càng nhiều người càng tốt trong những buổi truyền giảng qui nguyện của tập thể, có thể gây chấn động mạnh mẽ trên cộng đồng kết quả có nhiều người gia nhập vào Hội Thánh Thường thường, trên bình diện địa phương, thì những buổi nhóm truyền giảng đều được tổ chức bởi một nhà thờ riêng lẽ. Một lần nữa, các tín hữu phải tham gia tích cực hổ trợ cho nhà truyền giảng và Mục sư gặt hái kết quả tốt đẹp. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức của ban chứng đạo vẫn thường được áp dụng. Điển hình như sau: 1. Ban chứng đạo lưu động tổ chức những buổi truyền giảng nhỏ tại các bệnh viện, trại giam,hay viện dưỡng lão, ngoài đường phố hay giữa chợ, ngoài trời. 2. Ban thăm viếng, chăm sóc đi từ nhà này sang nhà kia để thăm dò ý kiến về tôn giáo và tìm những ai không đi nhà thờ. Những toán người khác đi thăm các gia đình đã quan tâm đến vấn đề thuộc linh. Họ tìm những cơ hội nầy để nói về Phúc Âm và dẫn họ đến Đấng Christ. 3. Ban phân phối chứng đạo đơn đi vào những nơi công cộng như những công viên, quãng trường hoặc chợ để phân phát miễn phí các loại truyền đạo đơn và một số bài học hàm thụ truyền giáo do Viện Hàm Thụ Quốc tế cung cấp. Tất cả những hình thức và phương pháp truyền giảng nầy đều phải đặt trên căn bản Hội Thánh. Những ngươi tìm hiểu đạo phải biết ai đang truyền giảng và họ có thể tìm nhà thờ địa phương tại đâu. Mỗi truyền đạo đơn và các văn phẩm phân phối phải đóng dấu địa chỉ của chi hội địa phương để ai tìm kiến chân lý có thể được giúp đỡ thêm. 2. Viết chữ Đ (đúng) vào trước mỗi ví dụ của một trường hợp nào có liên quan đến toán công tác đặt căn bản Hội Thánh. ... a. Hội Thánh có kế hoạch mở một lớp Kinh Thánh đoản kỳ để giúp cho những trẻ em chưa bao giờ đi học Trường Chúa nhật.
  • 37. ... b. Người láng giềng của bạn nói rằng ông ta và vợ ông quyết định ly dị. ... c. Một chung cư tiện nghi có hơn 100 gia đình mở ra gần nhà thờ của bạn. Mục sư gợi ý cần có sự thăm viếng mỗi nhà, với chứng đạo và đơn thiệp mời họ đến nhà thờ. ... d. Trong một cuộc đối thoại tình cơ, người phát thơ cho bạn nói ông ta muốn tìm sinh hoạt tại một nhà thờ thuần chánh. 3. Trong sổ tay của bạn, hãy kiệt kê ba loại truyền giảng mà ban chứng đạo có thể tiếp xúc hiệu quả nhất. MỖI TÍN HỮU PHẢI THAM GIA TRUYỀN GIẢNG Mục tiêu 2: Liệt kê ba loại truyền giảng và đánh giá khả năng của bạn khi tham gia vào mỗi loại truyền giảng . Trong sinh hoạt truyền giảng của Hội Thánh, mọi sự ủng hộ của tín hữu đều cần thiết, trong khía cạnh nầy hay khía cạnh khác bạn có thể góp phần vào sự truyền giảng của Hội Thánh bạn bằng một trong những phương pháp sau: 1. Trực tiếp làm chứng . Bạn nói chuyện trực tiếp với người chưa biết Chúa với mục đích dẫn dắt họ đến với Chúa. Đây là sự truyền giảng cơ bản mà chúng ta đã học: loan báo Tin Mừng làm chứng về Chúa Jesus chinh phục người khác cho Christ và đào tạo môn đệ. Bạn có thể làm chứng cho một người hoặc một nhân sự giải thích cho một nhóm tìm hiểu về con đường cứu rỗi sau khi sứ điệp Phúc Âm đã được rao giảng. 2. Tạo sự thân thiện truyền giảng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến cách truyền giảng gián tiếp bằng cách làm quen với những người có triển vọng qui đạo. Có thể bạn mời họ về nhà dùng bữa, uống tách cà phê thân mật thể tìm cách giúp họ. Nếu bạn bày tỏ sự quan tâm đến họ cách cá nhân, họ sẽ cởi mở và dễ dàng nghe những gì bạn chia sẻ. Một phương thức khác là mời họ đến các buổi nhóm tư gia, nơi mà nhiều bạn hữu và những người láng giềng cùng làm chứng trong một bầu không khí thân thiện thoải mái. Những người miễn cưỡng đến nhà thờ thường được cứu bằng phương pháp nầy, rồi sau đó họ mới đến Hội Thánh. 3. Ủng hộ truyền giáo :Bất cứ cuộc truyền giáo nào cũng cần sự yểm trợ ở nhiều mặt như sau: Cầu nguyện. Đây là đặc ân và trách nhiệm của mỗi thành viên. Vì sự qui phục Chúa là công tác của Thánh Linh hành động bên trong và qua con người, công tác nầy không thể không nhấn mạnh. Tham dự buổi truyền giảng . Khi bạn tham dự những buổi truyền giảng, sự
  • 38. có mặt của bạn tại đấy chứng tỏ bạn quan tâm và tăng cường sức mạnh cho diễn giả. Khi những thân hữu nhìn thấy nhóm tín hữu vui vẽ yêu thương và tỏ tình thân thiện với họ, thì họ sẽ muốn trở thành một phần của cộng đồng đó. Yểm trợ tài chánh : Trang trải mọi chi phí cần thiết là cách thực tế để phát triển truyền giảng, và điều nầy luôn luôn mang lại phước hạnh cho người dâng tiền bạc. Mỗi tín hữu đều có chỗ đứng trong công tác truyền giảng.Sứ đồ Phao-lô so sánh mối quan hệ của Hội Thánh với Chúa như một thân thể, Đấng Christ là đầu còn các phần khác thân thể là Hội Thánh (CoCl 1:18). Mỗi thuộc viên trong Hội Thánh cần hoạt động để công việc của Đấng Christ được hoàn tất. Tất cả tín hữu thuộc hội thánh địa phương được động viên tham gia truyền giảng. 4. Dù vẫn ích lợi, nhưng khía cạnh nào của việc truyền giảng được xếp loại ít cần thiết hơn những khía cạnh khác? ... 5. Đọc những phân đoạn Kinh Thánh sau đây nói về công tác của Chúa Jesus. Kết hợp mỗi phân đoạn với loại liên hệ nào được minh họa cách tốt nhất. 1) Tạo sự thân thiện 2) Trực tiếp làm chứng 3) Ủng hộ ... a.LuLc 11:1-4 ... b.19:1-10 ... c.GiGa 4:5-26 Hội Thánh trưởng thành mạnh mẽ cần có hai loại nhân sự. Thứ nhất là những nhân sự tình nguyện giúp đỡ duy trì sự sống và công tác phục vụ Chúa trong Hội Thánh địa phương. Họ là những chức viên trong ban quản nhiệm, những thư ký của Hội Thánh, những người quản lý nhà thờ, những giáo viên Trường Chúa Nhật, và những ban viên của ca đoàn. Hoạt động và khải tượng của những người nầy nằm ở trong Hội Thánh. Đây là những người rất có ích cho Hội Thánh được người lãnh đạo kính trọng. Loại nhân sự thứ hai thường có những công tác bên ngoài Hội Thánh, họ đi làm chứng ở ngoài đường phố tổ chức các buổi truyền giảng ở những trại giam, phân phát truyền đạo đơn, và đem những người chưa được cứu đến nhà thờ. Tuy nhiên, công tác Đức Chúa Trời giao phó không bao giờ năm
  • 39. trọn ở một lãnh vực nầy hay lãnh vực khác. Người làm chứng bên ngoài phải yểm trợ cho Hội Thánh địa phương, còn ban viên ca đoàn phảilàm mọi việc mình có thể đem bạn hữu láng giềng đến với Chúa. 6. Liệt kê ba loại truyền giảng và những chi tiết phụ, nếu có. Gạch dưới loại nào mà cá nhân bạn có thể tham gia. ... Mục tiêu 3: Mô tả những cách bạn có thể hoạt động trong việc truyền giảng. Đạt kinh nghiệm của một người Giúp đỡ Để có một hình ảnh sáng tỏ về việc mỗi tín hữu có thể tham gia vào công tác truyền giảng như thế nào, chúng ta hãy để thì giờ tham dự một chiến dịch truyền giảng thực tế. Bối cảnh là thành phố Tai chung, ở trung tâm của Đài Loan, một thành phố lớn có 500.000 người Trung Hoa. Một nhóm nhân sự tình nguyện và một cặp vợ chồng giáo sĩ cộng tác chặt chẽ. Sáu trong các nhân sự tình nguyện là những thanh niên đầy dẫy Thánh Linh từ các Hội Thánh ở miền Nam và Bắc Đài Loan. Họ bỏ cuộc nghĩ hè để đến tại Tai chung. Ba tín hữu cộng tác với nhóm này thuộc Hội Thánh địa phương mới bắt đầu. Nhà truyền giảng đầy dẫy Thánh Linh và vợ ông đã được Chúa dùng cách đặt biệt để đem nhiều người đến với Chúa và cầu nguyện cho người bệnh được mời dự. Trước khi họ đến, nhiều việc đã được chuẩn bị cho các buổi truyền giảng sắp tới. Mỗi buổi sáng, cặp vợ chồng giáo sĩ này và nhóm nhân sự người Trung Hoa nhóm nhau lại học Kinh Thánh, cầu nguyện và lên kế hoạch. Bốn tuần trước khi bắt đầu các buổi truyền giảng, nhóm người này cẩn thận tiến hành các dự án sau: 1. Quảng cáo: Những tấm bích chương lớn thông báo về những buổi truyền giảng được in ra. Sau khi được chính quyền thành phố cho phép tổ chức truyền giảng, họ đi dán những bích chương nầy tại các phòng điện thoại và những bản tin tức công cộng. Họ cũng gởi chương trình quảng cáo trên đài truyền thanh trước và trong thời gian có chiến dịch truyền giảng. Họ phân phát những thiệp mời quảng cáo các buổi truyền giảng cùng một sứ điệp cứu rỗi ngắn gọn. Trước khi khai mạc những buổi truyền giảng, vị giáo sĩ lái xe chậm chậm có dán các áp phích mời gọi khắp đường phố. Thanh niên trong Hội Thánh đã chuẩn bị sẵn băng ghi âm mời dự buổi nhóm và có xen kẻ
  • 40. nhạc hòa theo. Vài thanh niên lái xe dọc theo và trao các phiếu mời qua các cửa cho những người ngồi trên xe hơi. 2. Chỗ dựng trại. Những buổi nhóm đầu tiên tổ chức tại một hội trường cũ của thành phố. Để đáp ứng số người càng đông thêm, chiến dịch di chuyển đến một công viên của thành phố gần đó rồi dựng một trại lớn. Tại đây có chỗ rộng chứa hàng trăm người, nên phải chuẩn bị trước nhiều điều như, phải có 500 ghế đẩu để ngồi. Ban tổ chức, cùng với những người tình nguyện khác lo gắn đèn điện, dựng một khán đài tạm thời với bục giảng và dựng một tấm bảng thật lớn. 3. Nhân viên công tác. Khi những buổi nhóm tiến hành, tất cả tín hữu đều góp phần trong việc phân phát mười ngàn truyền đạo đơn và thiệp mời tại những góc đường kế cận. Những khách qua lại được mời cách lịch sự vào khu vực trại, rồi có ban tiếp tân đưa họ vào những chỗ ngồi có thể nhìn thấy và nghe rõ. Ba thanh niên luân phiên hướng dẫn hát và thông dịch sứ điệp của nhà truyền giảng sang hai thứ tiếng Trung Hoa. Những người giúp đỡ! Chiến dịch truyền giảng lớn tại Tai chung không thể hoạch định và thực hiện tốt đẹp nếu thiếu sự giúp đỡ của nhiều người. Những người có tấm lòng giúp đỡ ngay từ lúc bắt đầu đã động viên những người khác chung góp thì giờ, khả năng và phương tiện để cùng nhau đem Tin Mừng về sự cứu rỗi của Chúa Jesus đến cho hàng ngàn người. 7. Liệt kê bốn phương thức trong đó cá nhân bạn có thể giúp cho việc tổ chức một trại truyền giảng tương tự. ... Trong bất kỳ hoạt động nào bạn cũng có thể tìm thấy một con đường rộng mở cho công tác thuộc linh. Khi phân phát một thiệp mời dự truyền giảng bạn có thể phát hiện ra ai đó có nhu cầu, bạn có thể trực tiếp trò chuyện và kết quả là bạn giới thiệu lời làm chứng của mình cho họ. 8. Nếu bạn giúp vào việc dựng trại, và có một người ngoại đạo đến xin giúp một tay, bạn sẽ làm gì? a. Nói cho người ấy biết rằng có đủ số tín hữu làm việc rồi b. Để người ấy giúp rồi mời người đó làm một nhân sự tình nguyện c. Để người ấy giúp đỡ và tìm cách thiết lập quan hệ bạn hữu nhiều hơn với người ấy.