SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 100
Baixar para ler offline
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 1
Giaùp Ngoï
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 2
Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiệm kỳ 2012-2016
Hội Đồng Điều Hành
Hội Trưởng. : Ông Văn Tường
Phó H T Ngoại Vụ : Ông Nguyễn Văn Thành
: Ông Từ Phinh One
Phó H T Nội Vụ : Ông Nguyễn Văn Vui,
: Ông Thạch Bông
Tổng Thư Ký : Anh Dương Việt Văn
Phó Tổng Thư Ký : Ô. Nguyễn Văn Nhựt
Thủ Quỷ : Ô. Nguyễn Văn Thành
Trưởng Ban Liên Lạc : Ô. Ngô Thiết Hùng
Trưởng Ban Xã Hội : Ô. Hà Phi Hùng
Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi T. Hải Đường.
Trưởng Ban Thể Thao : Ô. Nguyễn Cao Thượng
Trưởng Ban Tài Chánh : Ô. Trương Bạc Xuổl.
Trưởng Ban Giáo dục : Ô. Nguyễn Văn Vui
Trưởng Ban Y-Tế : Ô. Kiều Trương,
Trưởng Ban Trật Tự : Ô. Hà Kim Danh
Hỏa đầu Vụ : Ô. Thạch Tạo.
Trưởng Ban Văn Nghệ : Ô. Tạ Thành Tiến
: Ô. Trần Sinh
Trưởng Ban Báo Chí : Ông Võ Trung Tín
Ban Quảng Cáo : Ô. Trương Bạc Xoủl
: Ô. Ngô Văn Thành
: Anh Kiên Phi Bằng
Web Master : Ông Ngô Đế
: Anh Dương Việt Văn
Hội Đồng Cố Vấn :
Các Cụ Trần Xiều, Hàng Công Thành, Nguyễn Văn Cung,
Nguyễn Ánh Nhựt,Võ Trung Tín, Võ Văn Diệu, Tăng Đông Sanh,
Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Văn Lang. Các Anh Trần Hửu Quang,
Huỳnh Kim Tiến, Trịnh Hảo Tâm, Chị Trần Thị Phụng
Hội Đồng Sáng Lập :
Cụ Trần Xiều, Các Anh Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến,
Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành,
Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín.
Đại Diện Các Nơi :
Phần Lan : Ông TRẦN MINH CẢNH
Hòa Lan : Chị THÁI KIM NGUYỆT
Australia : Ông TRẦN ANH KIỆT
Norway : Ông PHẠM QUANG TRỨ
Germany : Ông HÀ PHƯỚC THẢO
Canada : Ông HUỲNH CÔNG ÂN
San Diego : Ông TRẦN TRỌNG LÀNH
Los Angeles : Ông NGÔ VĂN THÀNH
Florida : Ông TRƯƠNG DƯỜNG
Indoo : Ông HỒ VĂN PHONG
Texas : Ông KIM HỮU PHƯƠNG
Michigan : Chị LÊ THỊ DUNG
Kansas : Ông HỒ VĂN MỪNG
Georgia : Ông ĐOÀN LÝ ĐÁNG
: Ông LÊ NGỌC ĐIỆP,
Oregan : Ông LÝ TUẤN HIỀN
Ohio : Ông HUỲNH NGỌC CÔN
Connecticut : Ông HUỲNH THÀNH BÁ.
Missouri : Ông HỒ VĂN ẨN
Newyork : Ông TIÊU NHƠN LẠC.
Utah : Ông NGUYỄN V. XUÂN CẢNH.
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 3
BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2014
XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH THẬT TRI ÂN
Quý Học Giả, Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh
SOÁ 14 - Xuân Giáp Ngọ - 2014
Quý Đọc Giả viết thư, điện thoại góp ý kiến và khuyến khích chúng tôi,
Quý Mạnh Thường Quân, Doanh Gia, Thân Chủ , đã và đang ủng hộ
Đặc San Trà Vinh
Nhờ sự yểm trợ quý báu của tất cả quý vị trên,
chúng tôi mới có đủ phương tiện và giữ vững tinh thần
để hình thành các quyển Đặc San nầy
Tòa soạn: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-856-9202
Trang Web: aihuutravinh.com or Travinhhaingoai.com Email: pvotin@gmail.com
Đặc san Trà-Vinh số 14 được phát hành tại California trong dịp mừng
Xuân Giáp Ngọ do Hội Ái Hữu Trà-Vinh chủ trương với các tiêu chuẩn như
sau:
* Đặc san Trà-Vinh chỉ lưu hành trong Hội Ái Hửu Trà-Vinh và
không bán ra ngoài.
* Các tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài viết của mình.
* Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không gởi trả lại bản thảo.
* Các bài gởi đăng xin dùng Font Unicode hoặc VNI và gởi về email:
Pvotin@gmail.com
* Mỗi tác giả sẽ được chọn đăng hai bài trong mỗi số báo. ngoài ra
sẽ dành cho các số tới.
* Tòa soạn sẽ dành ưu tiên cho quý đồng hương mới đến với Hội lần
đầu.
* Những bài gởỉ cho Đặc San Trà-Vinh xin đừng gởi các nơi khác
đăng trước.
* Tòa soạn dành quyền từ chối những bài vở ngoài chủ trương và
đường lối của Hội cũng như văn hoá nước nhà.
* Nếu muốn trích đăng một đoạn hay toàn bài xin liên lạc với tác giả
hay tòa soạn và xin đề trích từ Đặc San Trà- Vinh
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 4
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014
STT Tựa Bài Tác Giả Trang
1 Câu đối TẾT Ban Báo Chí 1
2 Ban Chấp Hành Niên Khóa 2012- 2016 Hội AHTV 2
3 Điều Lệ ĐS Trà Vinh Ban Báo Chí 3
4 Mục Lục ĐSTV 2014 Ban Biên Tập 4
5 Thư Đầu Năm của Hội Trưởng HT Văn Tường 6
6 Sớ Táo Quân Táo Quân Trà Vinh 7
7 Minh Trìết Việt trong Sự Tích Ông Táo NguyễnVũ TuấnAnh 9
8 Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa Lucky Nguyễn 12
9 Bài viết cho ĐSTV Xuân Giáp Ngọ 2014 Dương Chieu Anh 20
10 Bóng đổ thềm xuân ( mấy vần thơ ) Trần Thế Phong 22
11 Người Về ( mấy vần thơ ) Huỳnh Tâm Hoài 22
12 Giả biệt Trà Vinh ( mấy vần thơ ) Lê Võ 22
13 Trở lại Trà Vinh ( mấy vần thơ ) KimChung HoàngVũ 23
14 Gặp Bạn Xứ Người ( mấy vần thơ ) Lâm Thanh 23
15 Dáng Xưa (mấy vần thơ) Lâm Thanh 23
16 Hội Ái Hữu Trà Vinh Họp Mặt Mùa Hè Lucky Nguyễn 24
17 Học Lóm Bạn Già Thanh Nguyễn 26
18 Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam Vĩnh Trường 33
19 Đòi Nợ Bác Hồ ( 2 ) Huỳnh Khắc Sữ 44
20 Tôi Thương Em (thơ) Anh Ba Phước Hưng 47
21 Sài Gòn Nóng Anh Ba Phước Hưng 48
22 Tình Mẹ Của Rắn Kiên Lý 52
23 Nhớ Tiểu Cần (Thơ) Chu Tiểu Trà 53
24 Nhớ Hòn Thơm (Thơ) Nguyễn Minh Cần 53
25 Tình Việt Miên Hoa Kien Rem Steven 54
26 Có ai về Trà Vinh ? KimChung HoàngVũ 56
27 Chia Sẻ nỗi lòng Chiêu Anh 57
28 Trang Hí Dõm BBC 58
29 Trà Vinh Tân Xuân Hội Ngộ BBC 60
30 Trường Xưa Thầy Cũ Thái Lai 62
31 Một chuyến đi… về. Huệ Tường 66
32 Mai Tôi chết xin mang tôi ra biển (thơ) Hoàng Vũ 73
33 Ô Chữ Tiền Anh Nhi 74
34 Thư Đồng Hương BBC 75
35 Một Thoáng Hoài Niệm Về NS Trúc Phương Uông Thị Hồng Yến 79
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 5
36 Sư Tử Nhà Tôi Phạm Chinh Đông 81
37 Ngày Xưa Thân Ái Văn Tường 87
38 Bỏ lại sau lưng (thơ) Lâm Thanh 89
39 Quái Kiệt Trần Văn Trạch Trần Quang Hải 90
40 Một thời Chinh Chiến điêu linh Nguyên Nhung 96
41 Soi Gương - Chân Dung Tự họa Chu Tiểu Trà 100
42 Tô Canh Nắm Mối Huỳnh Tâm Hoài 101
43 Vũ Điệu, Vũ Khúc qua Tiếng Đàn (thơ) Tú Sinh 104
44 Xin trả tôi về tuổi ấu thơ (thơ) KimChung HoàngVũ 104
45 Trường Cũ BS Nguyễn Lưu Viên 105
46 Đố vui - Đối đáp Chiêu Anh 108
47 Tình cuối mùa Thu (thơ) Tructhanhan 110
48 Lịch sử Lập Quốc của Tổ Tiên Việt Nam Vĩnh Thuận 111
49 Về Vườn Huỳnh Tâm Hoài 123
50 Hai Cha Con và Con Lừa Steven Rem Kiên 127
51 Muộn Phiền - Trái Tim Hoảng Hốt (thơ) Truc Thanh An 128
52 Bếp Nhà Ta Nấu: Bánh Xèo Món ăn dân dã Ông Xã Năm 129
53 Thư Cho Một Bác Sĩ Trẻ - Tom Dooley Từ Văn Thọ (dịch) 133
54 Anh nhớ về thăm Em Hoàng Yến 140
55 Dưới Chân Núi Tuyết (Du ký) Tiền Vĩnh Lạc 141
56 Cô Bán Hàng Bông - Hương Tình Phụ (Vọng Cổ) Trương Thái Hòa 150
57 Tản Mạn Về Ngựa Tiền Lạc Quan 152
58 Hạt CHIA, thức ăn qúi giá trong tương lai BS Trường Xuân 158
59 Cô gái quá giang trong đêm mồng một Tết Phạm Tín An Ninh 163
60 Hai Người Bạn TCN 171
61 Thi Nhân và Vận Nước (thơ) Phương Nam 177
62 Chặng Cuối Con Đường đấu tranh (thơ) Phương Nam 177
63 Đồng Hương Trà Vinh Quy Tiên trong năm 2013 Hội AHTV 178
64 Danh Sách Đồng Hương Trà Vinh TTK 179
65 Báo cáo Tài Chánh 2013 Ban Tài Chánh 187
66 Hoa Kỳ Phát Hành giấy bạc $100 BTC 189
67 Trang Quảng Cáo BBC 190
68 Ban Biên Tập BBC 199
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 6
Kính gởi quý đồng hương hội viên Trà Vinh thân mến
Thêm một mùa Xuân ấm áp nữa đền với Hội Trà Vinh chúng ta.
Xuân mang niềm tin mới, Xuân giúp lòng người dễ dàng lãng quên tất cả
những nhọc nhằn , phiền muộn của tháng ngày qua để thay vào đó là sự
chào đón những mong đợi, những hy vọng một đời tươi sáng huy hoàng
rực rỡ hơn.
Trong niềm ước muốn tốt lành nầy, người của Hội chúng ta cùng
nhau đến gặp gỡ trong ngày Tân Xuân Hội Ngộ để cùng chia sẻ, cùng tâm
tình và chung vui theo tập tục ngày Tết . Năm nay, buổi tiệc nầy được tổ
chức sớm hơn hằng năm nên không khí ngày Tết còn rộn rã khác hẳn mọi
năm trước tổ chức muộn màn nên hơi tẻ nhạt. Hôm nay, đối với thiếu nhi
thì có lì xì, pháo nổ, múa lân; người cao niên thì có lễ chúc thọ; nghi thức
thì có nhang đèn tưởng nhớ tiền nhân, và tất cả mọi người thì một bửa ăn
thịnh soạn cùng thưởng thức văn nghệ ca hát bên bạn hè hay người thân
yêu.
Xuân đi, xuân đến nào ai biết
Thắp nén hương lòng, ta có Xuân
Vui Xuân tha hương, làm sao khỏi chạnh nhớ những mùa Xuân tại
quê nhà trước 1975. Nhớ lắm vườn đào bên kia cầu Long Bình, cũng làm
sao quên mùng một, mùng hai, mùng ba, ban ngày hay ban tối, thường hay
tạt qua đầu chợ đặt vài tụ bầu cua cá cọp lấy hên đầu năm. Rồi lại nhớ đèo
cả gia đình đi lễ chùa xin xâm, hái lộc …nhớ gương mặt mọi người ngày
ấy , ngây thơ , non choẹt, dễ thương làm sao. Lúc đó mới chạc ngoài 30,
giờ thì thất thập rồi. Nghĩ mình, rồi nghĩ tâm trạng của các bạn ta, rồi đồng
hương xa gần, tất cả có một mẫu số chung gần giống nhau. Lòng nhũ lòng,
núm níu ngày vui bên nhau được chừng nào hay chừng ấy, đấy là đáp số
về sự hiện hữu của Hội Trà Vinh đến năm thứ mười bốn nầy.
Đâu Xuân, thay mặt Anh Chị Em Cô Chú Bác trong nhóm chủ
trương chắt mót chút tâm tình trãi lòng qua trang giấy tò bày cho vui và
nhân tiện thân tình kính chúc toàn thề quý vị năm mới thành tựu như ước
muốn.
CA, ngày 21 tháng 10 năm 2013
Hội Trưởng
Văn Tường
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 7
Báo cáo của Táo Trà Vinh
Khải tấu NgọcHoàng
Quý Tỵ sang trang
Giáp Ngọ trở về
Thần Táo Ca Li
Đến từ vùng đất
Lít Tô Sài Gòn
Tục lệ hằng năm
Đến ngày hăm ba
Của tháng chạp ta
Về chầu Thánh Đế
Kể chuyện trần thế
Trong năm Quý Ty
Của Hội Ái Hữu
Đồnghương TràVinh
Trước hết Táo đây
Cúi đầu kính chúc
HoàngThượng vạnan
Sang năm Giáp Ngọ
Mọi điều như ý
Sức khỏe dồi dào
Tuổi cao đức trọng.
Muôn tâu Thánh
Hoàng
Tại nước Hoa Kỳ
Ái hữu Trà Vinh
Thành lập đến nay
Là năm mười bốn
Nhân sự điều hành
Cũng người năm cũ
Văn phòng trụ sở
Cũng chẳng đổi thay
Trụ trì tại phố
Sài Gòn Bôn Sa
Đồng hương ở xa
Khi đi du lịch
Thường hay ghé Hội
Tâm tình thăm hỏi
Kẻ mất người còn
Tung tích nơi đâu
Hội mà biết được
Thì rất sẵn sàng
Phổ biến tin tức
Để mà liên lạc.
Còn như may mắn
Gặp dịp Picnic Hè
Trungtuần tháng bảy
Hay là Tết nhứt
Gần ngày Tân Xuân
Thì là tha hồ
Vui ơi là vui
Cố nhân hội ngộ
Tình cũ, nghĩa xưa
Tuông trào lai láng
Tiếng nói tiếng cười
Mừng mừng tủi tủi
Nhứt là tình cũ
Không rũ mà gặp
Giống truyện Phan
Khôi
Hai bốn năm xưa
Một đêm vừa gió…
ThánhHoàng đậpbàn
Lạc đề lạc đề
Thần Táo xin lỗi
Để Thần vào đề
Kính bẫm Thánh
Hoàng
Trong năm vừa qua
Chuyện nhà chuyện
nước
Lắm sự đổi thay
Ông già Tổng Thống
Đưa ra luật mới
Tên gọi Mỹ quốc
Ô ba ma ke
Bắt buộc mọi người
Phải mua bảo hiểm
Giống như xe hơi
Bất tuân thì phạt
Dân Chủ làm vậy
CộngHòa không chịu
Đôi bên giằng co
Chánh phủ liên bang
Đóng cửa nhiều ngày
Vì thiếu ngân sách
Theo dõi nhức đầu
Chuyệnngười nhưvậy
Chuyện Trời rối hơn
Ở biển Ca Li
Tự dưng nổi lên
Hai xác Oarfish
Ở San Diego
Truyềnthông loanbáo
Dấu hiệu sóng thần
Bà con lo lắng
Cầu cho tai qua
Xin ơn Thánh Hoàng
Ra tay cứu giúp
Tránh nạn thiên tai
Để mà vui sống
Vòng quanh thế sự
Trung Đông sôi sục
Do Thái Palestin
Chửi nhau chí choé.
I-Răng vênh váo
Cà khịa khoe khoang
Có lò nguyên tử
Thế giới làm dữ
Do Thái đòi bom
Xóm làng rún
động…
Si Ri nổi sóng
Bởi lủ độc tài
Truyền ngôi cai trị
Dân chúng nổi loạn,
Kêu cứu hoàn cầu
Nhào vô giải quyết
Assad đang lo
Tìm đường bôn tẩu.
Nhin sang Châu Á
Bé Kim Chính Ân
Háo ăn thích ngủ
Đã làm lảnh tụ
Quậy phá lung tung
Xómgiềng than phiền
Tìm phương đối phó
Tàu Phù làm khó
Huênhhoang khoehàng
Vũ khí cà tàng
Mẫu hạm không gian
Chứngtỏ lòng tham
Loè bịp thiên hạ.
Cònchuyện Việt Nam
Bà con hải ngoại
Cùng người trong
nước
Yêu nước thương nòi
Biểu tình phản đối
Phong trào lớn dậy
Cùng khắp mọi nơi
Vì nổi bất bình
Di sản tiền nhân
Bao đời gầy dựng
Từ khi lập quốc
Cho đến sau nầy
Lãnh thố vẹn tròn
Thế mà Việt gian
Cọng sản vô tâm
Vì tiền vì chức
Âm mưu đen tối
Nhượng đất bán biển
Tàukhựa bànhtrướng
Lấn chiếm nhiều nơi
Hoàng Sa, Trường Sa
Việt Nam Cộng Hòa
Đâu có để mất
Vậy mà hôm nay
Chủ quyền dân tộc
Trong tay ngoại bang
Kính bẩm Thượng
hoàng
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 8
Rộng đường suy xét !
Nhân dịp Tết nầy
Thầy Vui tổ chức
Ngày Tết Con Ngựa
Tại Emerald Bay
Ba con lân múa
Có xanh đỏ vàng
Con nít khoái lắm
Người lớn cũng vui
Mấy cô móc ví
Lấy phong bao đỏ
Trao tặng ông Địa
Gọi là lấy hên
Chúng nó vái lạy
Nhảy múa lung tung
Trống đánh thùng
thùng
Xua tan điềm gỡ
Các cụ cao niên
Năm nầy đông quá
Hàng tám, hàng chin
Ngồi thành nhiều dãy
Phúc đức hội ta
Cụ cố Trần Xiều
Và Bác Huỳnh Lang
Cùng Dì Nguyễn Tín
Thêm nhiều vị nữa
Thần nhớ không hết
Tất cả đều thọ
Lên tới la phông
Nghĩa là trăm tuổi
Chắc là tuổi hạc
Hay là tuổi rùa
Hoặc là tuổi rắn
Lột da sống đời
Lâu như Bành Tổ…
Nói về Hè qua
Anh Thành sắp xếp
Họp nhau park cũ
Euclid / Warner
Bà con dễ tìm
Năm nầy nhộn nhịp
Già trẻ bé lớn
Hú nhau gặp gỡ
Đông đảo vô cùng
Và sự ủng hộ
Rất là nhiệt tình
Hy vọng năm tới
Tinh thần sốt sắng
Vẫn giữ như vầy
Chắc rằng sẽ có
Nhiều chương trình hay
Tăngcường khuyếnhọc
Giải thưởng đố vui
Địa danh tỉnh nhà
Sẽ phát triển hơn
Đề thi song ngữ
Cụ Vui soạn ra
Thật là thích hợp
Học sinh hải ngoại
Biết hai thứ tiếng
Chúng rất hoan hô
Sáng kiến mới nầy
Nhất là lại thêm
Trò nào tham dự
Cũng được thưởng tiền
Gọi là khuyến khích
Việc nhớ cội nguồn
Quê hương ta đó
Thần xin nói nhỏ
Nhờ vậy thi đông
Không khí rộn ràng
Bọn chúng hứa rằng
Mùa tới thi nữa
Chuẩn bị kỹ càng
Thi đua cùng bạn
Hậu duệ Trà Vinh
Mầm non nước Việt
Ngoài ra còn nữa
Trò chơi hấp dẫn
Đó là nhảy bao
Phi Bằng điều động
Tu hít đeo cổ
Thổi nghe quít quit
Thế mà con nít
Thật là vui thích
Hè nhau kéo đến
Ủng hộ trò chơi
Tha hồ chụp ảnh
Thi sinh té nhào
Anh chị mẹ cha
Ôm bụng mà cười
Còn món khoái khẩu
Bà con đem đến
Nhiều kể không xuể
Thức ăn thức uống
Coi mòi dư dã
Nhứt là Hội nhà
Hổ trợ ba nồi
Nước lèo Thạch Tạo
Món ăn nồng cốt
Thêm một heo quay
Hai trăm chả giò
Cộng với hai xửng
Bánh mặn Trà Vinh
Cùng món pizza
Dành cho giới trẻ
Dưa hấu, bánh ngọt
Thôi thì ê hề
Thần kể không xiết
Bà con mình nói
Kỳ nầy vui thiệt
Tụi nghiệp mấy Anh
Năm nào cũng gánh
Lướt nhìn chạnh lòng
Đầu bạc trắng xóa
Tay chân gầy guộc
Mà khuân đồ đạc
Thấy mà cảm thương
Cầu trời vái Phật
Phù hộ cho họ
Mọi việc tốt lành
Cũng như kêu gọi
Giới trẻ tiếp tay
Cùng Cô Chú Bác
Để lửa Trà Vinh
Ở hải ngoại nầy
Mãi mãi vẫn sáng
Đây là ý nguyện
Cũngcủa nhiều người
Nhân đây Thần cũng
Xin bẩm cùng Ngài
Về Mạnh Thường Quân
Của Hội Trà Vinh
Hội viên có lòng
Mỗi khi góp tiền
Gọi là niên liễm
Thường thường đưa
thêm
Nói là ủng hộ
Còn cuốn đặc san
Năm nào cũng vậy
Tộinghiệp ThànhNgô
Vận động Chị Em
Là chủ Tiệm Vàng
KimQuang, Kim Hoa
Golden Jade với City
Trangbìa trang trong
Để tăng tài chánh
Phụ phần in ấn
Câu ký nước lọc
Phát Precision
Văn Bút nhà sách
Cùngtrường ViệtNgữ
Luật sư Anh Tú
Bác sĩ Khải Tiêu
Gọi xin quảng cáo
Nói OK liền
Chúngthần cảm động
Chẳng biết nói sao
Ngay cả nhà in
Ông Côn ấn loát
Là rể Trà Vinh
Nên giá đặc biệt
Báo Xuân đẹp đẻ
Mà cũng rẻ tiền
Nay xin ThánhHoàng
Gia ơn phù trợ
Các cơ sở nầy
Làm ăn khấm khá
Để cho Hội nhà
Gọi là biết ơn
Chút lòng đáp nghĩa .
Chuyệncủa Trà Vinh
Của năm con rắn
Chấm dứt nơi đây
Cúi xin ThánhHoàng
Gia ân phê chuẩn
Để Thần về lại
Nơi chốn dương trần
Kịp ngày NguyênĐán
Thần xin long trọng
Kínhchúc Thánh Hoàng
Vạn tuế, vạn tuế…
TÁO TRÀ VINH
KHỐI BÁO CHÍ
26-10-2013
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 9
MINH TRIẾT VIỆT TRONG SỰ TÍCH ÔNG TÁO
Mỗi khi Tết đến thì nhà nhà Việt
Nam theo phong tục lại làm lễ
cúng Ông Táo về trời. Đây là
một phong tục thuần Việt có từ
thời Hùng Vương dựng nước và
còn giữ lại trong truyền thống
văn hóa Việt đến ngày nay.
Bằng chứng cho điều này là từ thời Hùng
vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho
hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng
bánh dày do hoàng tử Lang Liêu được đặc biệt
dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.
Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ
Tết Nguyên Đán có từ thế kỷ XV trước CN - tương
đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó
chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo
về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục
của người Việt từ thời xa xưa.
Bởi vì, khi nền văn minh Hoa Hạ tiếp quản
được nền văn minh ở Nam Dương Tử, đã Hán hóa
những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và
tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn
Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng
ông Táo của người Hán.
Truyền thuyết cổ xưa nhất về ông Táo còn
lưu truyền trong văn hóa Việt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau
đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay
cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh
vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng
làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ,
nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm
vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao
đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì
hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào
nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân
hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp
Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi
bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.
Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro
bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị
chết thiêu. Thị Nhi từ nhà chạy ra thấy Trọng Cao
đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào
đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp
tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính
sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết
theo vợ.
Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân
tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm
thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho
phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba
người hóa thành "ba đầu rau" hay "chiếc kiềng 3
chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo
Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng
thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ,
phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là
Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia
đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn
được gọi là Vua Bếp.
Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng,
hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch,
Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo
mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần
gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của
mình.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên
biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người.
Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được
nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta
thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc
Hoàng rất trọng thể.
Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có
hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không
có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con
cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có
thể dùng loại vàng mã gọi là "cò bay ngựa chạy")
để làm phương tiện cho "Vua Bếp" lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc
làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ
cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 10
xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống
thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng
nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Càng tiến dần vào Nam thì tục cúng ông
Táo về trời có chút it thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo
Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu
là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.
Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền
lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà -
tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với
quẻ Ly trong Kinh Dịch.
Quẻ Ly
Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa
Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng
phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng
chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu Rau.
Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa
Một nét độc đáo khi tạo ra ba ông đầu rau
để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng
lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này,
tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết
lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa.
Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất
cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở
thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu,
vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một
vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai
còn nhớ. Cho nên, điều nầy may ra chỉ còn trong
ký ức của những người cao niên, ở một miền quê
xa xôi nào đó.
Ý nghĩa của vết lõm này chính là dấu hiệu
của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là
"Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại
ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên
tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông
Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ.
Trong bức tranh dân gian Việt mà chúng ta
thấy ở trên, táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ
Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa
nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu
tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng
chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của
ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà.
Lạc Thư Chu Dịch trong
phong tục cúng Táo
Quân của người Việt
Một hình ảnh gắn liến
với lễ Táo Quân chính là
con cá chép. Tại sao về
trời mà Táo quân lại cưỡi
cá chép? Sao không phải
là cưỡi chim? Ông cha ta
có lầm lẫn gì không?
Hoàn toàn không! Khi
mà tổ tiên người Việt đã
để lại cho hậu thế một
nền văn hiến vĩ đại. Con
cá chép thuộc hành thủy.
Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những
bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy tranh đàn
lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là
hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục
thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này
trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ
với năm con cá con.
Cá thuộc hành Thủy,
tượng của quẻ Khảm:
Và hình tượng Táo
quân cưỡi cá chép,
chính là biểu tượng
của quẻ Hỏa Thủy Vị
tế trong kinh Dịch.
Đây là quẻ cuối cùng
kết thúc một chu kỳ
64 từ quẻ Dịch. Biểu
tượng cho chu kỳ tuần
hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và
chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn
tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần
của quẻ Vị Tế.
Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23
tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Theo lý
học Đông phương đó là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo
quân chọn đúng ngày này lên trời có sai không?
Tranh Đàn Cá.
Thiên nhất sinh thủy.
Địa lục thành chi.
Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.
Biểu tượng Táo Quân (Hỏa)
cưỡi trên lưng cá chép (Thủy).
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 11
Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời
Sách cổ chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là
ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong
truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng “Đó là
những ngày vua đi, nên kiêng ra đường”. Đây
chính là phép tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của
sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung.
“Vạn vật qui ư thổ” hay nói theo thuyết Âm Dương
Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của
Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết
thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng
là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc
trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ
Hành – Theo Lý học Đông phương – thuộc về
Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp – Táo Quân
về trời.
Y phục của Táo Quân và Táo Quân không mặc quần?
Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo
Quân, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày
nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc
quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi
qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian
Việt được vẽ cài vạt áo bên phải vậy. Vậy Táo
Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền
thống Việt?
Lịch sử Trung Hoa ghi lại: chính cái quần
là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không
thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu,
đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái
quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu.
Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong
các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với
vải quây che phần thân dưới trước đó. Sau này
chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các
chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa.
Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà
nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không
thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của
các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc.
Điều này cho thấy rằng: phong tục thờ Táo Quân
phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm
nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phiá Bắc
này và còn giữ đến bây giờ.Và điều này nó phải có
trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định
dùng bánh chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc
Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào
Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam
là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa
Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như
các bức tranh dân gian sáng tác về sau này.
Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có
hình đầu rồng (bên phải) và hai dải mũ cao vút.
Qua sự minh chứng và phân tích ở trên,
chúng ta cũng nhận thấy rằng: đằng sau một phong
tục cổ truyền của dân tộc Việt – tục cúng “Ông
Táo về trời” là cả một sự minh triết liên quan chặt
chẽ đến nền Lý học Đông phương – mà từ lâu
thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy
hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Sở dĩ có sự
trùng khớp hợp lý này, chính vì nó là hệ quả của
nền minh triết Đông Phương thuộc về nền văn hiến
Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua
phong tục cúng đưa “Ông Công, Ông Táo về trời”.
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính
chiếc mũ Ông Công,
Ông Táo được bán
đầy ở khắp kẻ chợ,
thôn quê ngày nay lại
là một hình tượng
được cách điệu bằng
giấy của chiếc mũ các
vua Hùng trên trống
đồng Lạc Việt:
Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong
rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của
thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt
sử trải gần 5000 năm văn hiến.
Theo NGUYỄN VŨ TUẤN ANH
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 12
Lucky Nguyễn
Thời gian một năm thấm thoát trôi qua
mau, năm Quý Tỵ lại phải nhường chổ cho năm
mới sắp đến là năm Giáp Ngọ. Ngựa là con vật thứ
bảy trong âm lịch của người Á Đông và Việt Nam
thường dùng lịch nầy. Ngựa còn được gọi là câu, là
mã... Nhưng tựu trung đều chỉ con vật có bốn vó
cao rất khỏe, móng đề, thân hình thon gọn có lông
tơ nhuyển phủ đầy mình, bờm và đuôi có lông dài
bóng mượt, đôi khi cất tiếng hí vang khi reo vui
hay báo hiệu sự ngạc nhiên cho đồng loại hay cho
chủ nó... Nhân thời điểm đầu năm, chúng tôi xin
phép mời quí vị nhín chút thì giờ tìm hiểu thêm về
loài ngựa, những câu chuyện liên quan đến loài
ngựa khắp đo đây vốn dĩ có ít nhiều ảnh hưởng
trong đời sống văn hóa, lịch sử của người Việt
chúng ta khắp nơi qua bài viết "Năm Ngọ nói
Chuyện Ngựa" hầu góp phần giải trí cho quí đọc
giả gần xa trong những ngày đầu xuân.
Ngựa hoang tranh hùng
Lịch sử, xếp loại và sinh hoạt của ngựa
Theo các tài liệu của các nhà khảo cổ thì
ngựa là loài động vật được thấy xuất hiện trên trái
đất nầy rất sớm độ chừng 55 đến 60 triệu năm.
Thuở sơ khai, ngựa chỉ có thân mình bằng con cáo
hay con dê núi ở trong các rừng hoang ở Châu Âu,
Bắc Mỹ Châu, Trung Á và Bắc Phi Châu. Vào thời
ấy, ngựa chỉ là loài dộng vật ăn lá cây, chân trước
có bốn ngón, chân sau có ba ngón. Trải qua nhiều
thế hệ tiến hóa của loài động vật nầy, cơ thể chúng
thay đổi thích nghi theo thời gian và môi trường
sống từ loài ăn lá cây thành loài chỉ ăn cỏ, rơm...
Để thích nghi với những cuộc rược đuổi săn mồi,
rình mồi, chạy trốn thú dử và sống trên đồng cỏ.
Giống ngựa có một mống đề là còn tồn tại, cơ thể
của chúng cũng biến đổi cao hơn để thích hợp với
đời sống trên những đồng cỏ thưa thớt và có răng
hàm để ăn cỏ... Con người bắt đầu thuần dưỡng
ngựa vào khoảng 4000-4500 trước Công Nguyên.
Trước tiên bắt ngựa rừng đem về nuôi để lấy thịt
hay dùng chúng trong việc di chuyển, chuyên chở
hàng hóa và phụ giúp công việc đồng áng. Người
ta tin rằng ngựa đã được nuôi phổ biến ở Âu Châu
vào khoảng 3000-2000 trước công nguyên. Sau đó,
ngựa được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, nên
có danh từ Ngựa Chiến, nhiều nhất là trong các
cuộc chiến tranh thời thượng cổ, người ta biết dùng
ngựa trong các cuộc giao chiến.
Hầu hết những con ngựa hiện nay đều là
thứ có chân ngón lẻ, chỉ một ngón có móng đề.
Ngựa có giác quan rất bén nhạy, răng to, mắt tinh
và có tầm nhìn xa rộng, nhưng lại kém xác định về
màu sắc; ngựa chỉ phân biệt có bốn màu: đỏ, vàng,
xanh lá cây, xanh da trời. Tai ngựa khá to và dài,
có thể cử động riêng rẻ dễ dàng để phân biệt từ
hướng phát ra tiếng động chính xác. Mũi ngựa
phân biệt mùi rất giỏi, nó có thể phân biệt được hơi
của kẻ lạ hay người quen trong vòng 100 thước.
Toàn thân ngựa phủ lớp lông tơ mịn, lông tơ ở cổ
(bờm), sau gáy và đuôi lông rất dài. Màu sắc có thể
thuần một màu hay pha trộn các màu với nhau:
trắng hồng, vàng, nâu, hoặc những vằn trắng đen
hay tím chen lẫn nhau. Đặc biệt ngựa vằn chỉ phát
sinh ở vùng Nam Phi Châu.
Ngựa Vằn Phi Châu
Nơi hoang dả, ngựa sống thành đàn và biết
bênh vực lẫn nhau khi gặp phải thú dử tấn công,
khi phát hiện điều gì lạ, chúng nghểnh cổ cao lên
để nghe ngóng, một tai vểnh lên phía trước và tai
kia hướng về phía có tiếng động. Khi tức giận thì
ngựa nhe răng hàm dưới ra, ngẩng cổ cao lên, hí
vang và khi phát hiện điều chi lạ, chúng dựng hai
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 13
chân trước lên cao, cất tiếng hí lên từng hồi để báo
động cho đồng bọn chú ý để trốn tránh hay nghênh
cảng việc săn đuổi của thú dử. Khi ngựa tìm được
nguồn nước thì dùng một chân trước gỏ xuống đất
rồi cất tiếng hí lên để báo hiệu đồng bọn chạy về
hướng có thức ăn hay nguồn nước nó mới vừa
khám phá được v.v... Ngựa chạy với vận tốc trung
bình 25 đến 40km/giờ trong thời gian dài. Khi phải
chạy với vận tốc cao chúng có thể đạt được 65 đến
70km /giờ suốt nhiều giờ.
Ngựa Bạch trên bãi biển
Con ngựa trưởng thành khi được bốn tuổi
mới có khả năng giao phối. Ngựa cái mang thai
khoảng 335 đến 340 ngày mới đẻ con, ngựa vằn
phải mang thai lâu đến 370 đến 375 ngày mới đẻ.
Thường thì mỗi lần có mang, ngựa chỉ đẻ một con.
Sau khi lọt lòng mẹ độ chừng một tiếng dồng hồ,
ngựa con có thể đi lại được và chúng biết ăn cỏ sau
một tuần. Ngựa mẹ chỉ cho con bú độ một năm mà
thôi. Ngựa con khi được hai tuổi rưởi đến bốn tuổi
rưởi thì chúng có thể nhập vào nhóm riêng. Tuổi
thọ trung bình của ngựa vào khoảng 18 đến 40
năm, có con cũng sống đến 60 năm.
Liên hệ Ngựa với đời sống con người
Từ thời tiền sử xa xưa, con người chỉ biết
săn thú lấy thịt, hái trái cây rừng làm thức ăn để
nuôi thân, lấy da thú để mặc che ấm lạnh cho thân,
làm lều trại trú ẩn chống chọi với thiên nhiên và
thời tiết khắc nghiệt. Loài người với trí thông minh
còn biết chinh phục thú rừng, bắt thú về nuôi, biến
chúng thành gia súc để khiển dụng và cũng là
nguồn dự trử lương thực, trong số những con thú
được thuần hóa ấy có cả loài ngựa, bên cạnh những
chó với mèo hay các thú vật khác... Kể từ khi loài
ngựa được sống gần gũi với con người, đến nay có
hơn năm hay sáu ngàn năm. Người ta dùng ngựa
làm phương tiện chuyên chở cho vua chúa và các
nhà quyền quí hoặc người giàu có, và còn dùng
ngựa để làm thay con người những công việc nặng
nhọc của đồng áng, trong việc chuyên chở vật gia
dụng, đưa tin. Người Ai Cập cổ đại, qua những
hình ghi lại trong các kim tự tháp lăng mộ vua
chúa từ thời xa xưa, đã biết sử dụng xe ngựa kéo
như một dạng chiến xa, trước khi sáng chế ra một
yên cương và bàn đạp giúp cho tăng hiệu năng
chiến đấu của chiến mã, giữ cho người cưỡi thêm
nhanh nhẹn và an toàn hơn. Các hiệp sĩ mặc áo
giáp trên lưng ngựa với một thanh kiếm dài hoặc
các loại vũ khí đánh xa khác có thể gây nguy hiểm
cho đối phương trên chiến trường. Từ việc sáng
chế ra yên ngựa để thế ngồi được thoải mái đến
việc đóng cái bàn đạp để chân đã giúp cho phép
người chiến binh có thể tấn công và bắn tên hiệu
quả từ trên lưng ngựa...
Sự ích lợi của loài ngựa được kể đến trên
nhiều phương diện, từ lâu người ta biết dùng huyết
thanh ngựa để trị bịnh cho con người trong các
ngành y khoa: dùng huyết thanh ngựa để tiêm ngừa
các bệnh truyền nhiểm. Trong kỷ nghệ và các nhà
máy, người ta lấy công xuất của con ngựa làm tiêu
chuẩn sản xuất cho sức làm việc cho các máy móc
trong kỷ nghệ, như một động cơ có sức hoạt động
bằng phân nửa sức ngựa, (1/2 horse power) cho
máy xay đồ gia dụng trong nhà bếp, sức kéo của
chiếc ô tô đến mấy trăm mã lực (100 horses
powers), hay hàng ngàn mã lực của phi cơ phản
lực hoặc nhanh hơn nữa với sức phóng cực nhanh
của các hỏa tiển mang vật liệu lên các trạm không
gian. Thịt ngựa và các thực phẩm chế biến từ thịt
ngựa rất được người dân các nước Bắc Âu ưa dùng
rất được ưa thích...
Ngựa Cổ Thành Troy
Con ngựa Gổ Thành Troy (Troie)
Hơn 3200 năm trước Tây Lịch, vua
Agamemnon của xứ Mycenal thống nhất các lân
bang trong liên minh của Hy lạp. Chỉ còn xứ
Thessaly nằm ngoài vòng kiềm tỏa, nhưng không
lâu sau Agamemnon nhờ có chiến tướng Archiller
tài ba mà thôn tính được Thessaly nốt và giao cho
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 14
em trai Menelaus cai quản Sparta, một hải cảng
quan trong của Hy Lạp, thường thông thương qua
lại với thành Troy, thành trì phồn thịnh vùng Tiểu
Á Tế Á (nay thuộc Turkey). Vua Menelaus có
người vợ rất xinh đẹp nổi tiếng là nàng Hellen, một
công chúa của vùng Sparta.
Ngày nọ, vua Priam trị vì xứ Troy, đề cử
hai hoàng tử Hector và Paris sang Sparta đàm phán
để cũng cố mối giao hảo với vua Menelaus. Nhưng
khi đến nơi, Paris và bà Hellen có tình ý vụng trộm
với nhau, trong khi vua Menelaus cùng phái đoàn
hai bên đang đàm phán, và đôi tình nhân nầy thề
nguyền gắn bó, trong lúc phái đoàn đôi bên đang
trao đổi lời chúc tụng cho cuộc thương nghị được
thành công... Khi phái đoàn thương thảo xong,
Hellen trốn theo phái đoàn về thành Troy sống với
Paris. Thế là có mầm móng chiến tranh xảy ra!..
Menelaus quá tức giận, ông phân bua sự
việc cùng vua Agamemnon và các vua anh em
trong vùng: Diomodus, Ajax, Odysseur và
Archiller, và kêu gọi sự giúp đở quân binh đi đánh
thành Troy để đòi lại Hellen, vợ của mình về. Cuộc
chiến có hơn ngàn chiến thuyền trong vùng biển
Egée của Hy Lạp. Menelaus công khai thách thức
Paris là nếu ai thua thì Hellen thuộc về kẻ chiến
thắng. Nhưng khi Paris bị thương và chết đi mà
thành Troy vẫn không trao trả nàng Hellen cho kẻ
chiến thắng, vì nàng bây giờ lại phải lòng ông anh
của Paris là hoàng tử Hector, nàng ta ung dung
sống với người tình mới.
Quá uất hận cho cuộc chiến gian khổ gần
10 năm mà không cách nào phá được thành Troy,
một hôm, theo kế hoạch của tướng Odysseur, quân
Hy Lạp làm một con ngựa bằng gổ thật lớn và kéo
đến trước cổng thành Troy tiếp tục chiến đấu.
Nhân cơ hội Archiller bị thương, quân Hy lạp giả
thua, kéo hết binh thuyền ra khơi về nước. Quân
lính thành Troy mở cửa thành thu dọn chiến
trường, kéo con ngựa gổ vào thành làm chiến lợi
phẩm và khao quân mừng chiến thắng rất trọng
thể. Đến giửa đêm, quân Hy Lạp ẩn trong mình
ngựa gổ tràn ra giết hại quân lính thành Troy và
mở cửa thành cho quân Hy Lạp trở lại ở bên ngoài
tràn vào giết hại quân dân thành Troy và bắt hết
đàn bà với trẻ con làm nô lệ. Chỉ có dũng sĩ
Aeneas dẫn được một ít quân của thành Troy chạy
thoát được để rồi thành lập nên đế quốc vửng mạnh
ở La Mả sau nầy.
Con ngựa của Alexander Đại Đế
Con ngựa nổi danh thế giới là con
Bucephalas của vua Alexander đại đế đến được với
ngài là một ngẩu nhiên hiếm có. Chuyện kể rằng,
một người lái buôn Ba Tư dắt con hắc mã đến bán
cho vua Philippos II của Macedonia (vua cha của
Alexander) nhưng tất cả các tay kỵ mã tài giỏi nhất
đều không thể nào điều khiển nổi con ngựa bất
kham này.
Bucephalas của vua Alexander đại đế
Hoàng tử Alexander lúc đó hãy còn là cậu
bé mới mười hai tuổi, khám phá là con ngựa nầy sợ
cái bóng của chính nó, nên cậu ta đi chậm rãi đến
bên con ngựa, dịu dàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ nó
và khẽ lái con thần mã hướng về phía mặt trời để
không thấy bóng của nó và cuối cùng đã thuần hóa
được con vật dữ tợn. Sau đó vị vua trẻ và con chiến
mã đã cùng nhau tung hoành khắp chiến địa, chinh
phục cả quốc gia Ba Tư rộng lớn và dựng lên một
đế quốc mới bao la ở Châu Á. Sứ giả Plutarchus đã
chứng kiến sự kiện trên cũng kể lại rằng, khi con
Bucephalas qua đời tại Ấn Độ, Alexander buồn bã
trước cái chết của người bạn thân yêu đã cho lập
thành phố Bucephalia để tưởng nhớ nó. Nòi giống
của nó được tồn tại mãi đến ngàn năm sau tại các
xứ châu Á. Nhà thám hiểm Marco Polo kể rằng,
vua Badasan thấy cậu mình có một chuồng ngựa
thuộc dòng Bucephalas, xin ông này một con
nhưng không được, liền ám sát ông cậu để cướp
ngựa. Nhưng bà mợ đã sai người đi giết hết cả bầy
ngựa quý đó để trả thù. Vụ này xảy ra vào năm
1280, và từ đó dòng Bucephalas tuyệt diệt .
Con Ngựa chiến Á Rập và ngựa chiến Âu Châu
Người Á Rập theo Hồi giáo rất trân quí
loài ngựa chiến của họ, đối với họ trong cuộc sống
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 15
của người Hồi giáo lúc bấy giờ cho là cao sang thì
phải ăn ngon mặc đẹp, giàu sang có nhiều người
vợ hầu hạ, và ngựa quí mới thì mới đúng là cuộc
sống lý tưởng. Người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 đến
thế kỷ 11 là thời điểm họ đi chinh phục thế giới bởi
họ có những đội kỵ mã tài ba chiếm trọn vùng
Trung Đông, Bắc Phi.
Chiến mã Ai Cập
Những con ngựa chiến của họ được lựa
chọn rất kỷ, chúng có thể băng qua sa mạc nóng
bức mà không cần nghỉ ngơi. Giống ngựa Á Rập
nầy có thể chạy liên tục 250 km suốt ngày đêm
trong những điều kiện rất khó khăn. Người Á Rập
chỉ chọn ngựa cái cho đội kỵ binh của họ, lý do là
ngựa cái khi phi nước đại rất êm hơn ngựa đực;
ngựa cái không thường ít đòi ăn như ngựa đực, và
lý do chọn ngựa cái rất tiện cho việc hành quân
truy kích của họ, bởi ngựa cái không gây tiếng
động nhiều, tự động hí vang như ngựa đực, rất ưu
điểm cho việc phục kích.
Đội quân kỵ mã Hồi giáo nầy có tham
vọng chiếm toàn thề Âu Châu, nhưng họ bị chận
lại ngay ở trên đất Thổ Nhỉ Kỳ và sự kháng cự
quyết liệt của người Tây Ban Nha ở eo biển
Gibralta phân chia Phi Châu và Âu Châu bởi biển
Địa Trung Hải. Sau cuộc chiến nầy đưa đến sự yếu
kém thế lực của thế giới Á Rập trước các đội quân
của đế quốc mới nổi lên như đế quốc Anh, đế quốc
Pháp, đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa
Lan v.v... với những đội hàng hải có hải quân tân
tiến và hùng hậu yễm trợ, đã ngự trị trên đại dương
và thuộc địa của họ khắp cả hoàn vũ qua hàng thế
kỷ dài.
Ngược lại với sự chọn lựa ngựa của người
Á Rập, các chàng Hiệp Sĩ Âu Châu thời Trung cổ
lại thích tuyển chọn ngựa đực cho đội kỵ mã của
họ vì lý do ngựa đực chạy khỏe hơn, họ chọn
những con ngựa nhanh nhẹn khỏe và bền sức để
đem đến thành công dễ dàng khi giáp trận mà còn
phải mang những vật dụng nặng nề và cồng kềnh.
Ngoài ra, người ta còn dùng ngựa trong việc nặng
nhọc cày xới nặng nhọc thay sức người của nông
trại và đồng ruộng. Ngựa còn dùng để vận chuyển
hàng hóa đi nhiều nơi xa và thông tin liên lạc cho
chính quyền rất tiện lợi thời bấy giờ...
Những con Ngựa nổi Tiếng ở Á Châu
Nói đến những con ngựa nổi tiếng ở Á
Châu, trước hết chúng ta hảy nói về ngựa nổi tiếng
ở Trung Hoa, vua Hán Cao Tổ vẫn thường tự phụ
là nhờ mười năm sống trên lưng ngựa mà thu phục
được giang sơn lập ra nhà Hán. Nhưng cuối đời
nhà Hán, quốc gia ly tán, đất nước bị chia làm ba,
đó là thời Tam Quốc, nơi Đông Hán, đội kỵ binh
của Mã Siêu rất hùng hậu đã gây trở ngại cho Bắc
Ngụy không ít. Đối lại, Tào Tháo cũng tổ chức đội
kỵ binh mang tên là Hổ Báo Kỵ để đối đầu với kẻ
thù của Bắc Ngụy. Con ngựa Đích Lư là loại ngựa
tốt, nó đã nhãy qua suối Đàn Khê mà cứu Lưu Bị
trong lúc khẩn cấp trong khi bị Thái Mao truy
đuổi. Con Xích Thố trong truyện Tam Quốc,
nguyên là của Đổng Trác, sau Đổng Trác dùng
Xích Thố để chiêu dụ được Lử Bố để cùng ông tạo
nên nhiều công lao hiển hách. Sau đó, Tào Tháo
giết Lử Bố và cướp đi Xích Thố, rồi đem tặng nó
lại cho Quan Vủ hay còn gọi là Quan Vân Trường,
khi Quan Vủ chết nó cũng nhịn đói chết theo chủ...
Quan Vũ cởi ngựa Xích Thố cầm Thanh Long Đao
Nói đến ngựa Á châu ta không thể bỏ qua
ngựa Mông Cổ, vào thế kỷ 13 sau Thiên Chúa
Giáng sinh, vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp Á
Châu và tận trời Âu cũng đều khiếp sợ. Ngựa
Mông Cổ là giống nhỏ con, chân ngắn, bờm dài và
đuôi rậm. Chúng có ưu điểm ít đòi hỏi chăm sóc
nhưng lại có sức chịu đựng dai ở sức nóng sa mạc
và khí hậu nhiệt đới, đời sống chúng rất thích hợp
ở những đồng thảo nguyên, vùng núi cao. Chúng
được Thành Các Tư Hản khéo tổ chức và huấn
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 16
luyện thành đội binh tinh nhuệ bắn tên trên lưng
ngựa, gây khiếp đãm cho nhiều nơi với chiến dịch
tốc chiến tốc thắng. Chúng đã chiếm hầu hết các
xứ Nam Á, Tây Bá Lợi Á, và tràn sang đến Áo,
Hung Gia Lợi ở Âu Châu. Nhưng sau đó, ngay
trong nước họ có chính biến mà họ phải rút hết các
đạo quân về và thế giới có cơ mai thoát được đại
họa Mông Cổ thống trị.
Con Ngựa nổi tiếng Trong Lịch sử Việt Nam
Phù Đổng Thiên Vương - (Thánh Giống)
Lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựa
sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương, cao lớn có
khả năng phi nhanh, phun lửa và có thể bay lên
trời. Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ
sáu, có giặc nhà Ân bên Tàu tràn vào xâm lược
nước Văn Lang và gây nhiều tội ác. Hùng Vương
rất lo và cho sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài ra
cứu nước. ở Kẻ Dỏng, làng Phù Đổng thuộc bộ Vũ
Ninh, tỉnh Bắc Ninh, có cậu bé tên Giống đã lên ba
tuổi mà không biết nói, không biết cười. Nghe sứ
giả đến loan tin, thì bỗng dưng cất tiếng nói: " Xin
Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Bà mẹ vui mừng quá
đỗi nên cũng ra mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào,
đứa bé bảo: "Ngài về tâu với đức vua đúc cho con
ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang
đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân".
Sứ giả rất ngạc nhiên, vội về lại tâu vua,
nhà vua truyền lệnh ngày đêm làm gắp những gì
cậu bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau ngày gặp sứ giả,
cậu bé ăn rất nhiều và lớn mau như thổi. Hai ông
bà làm bao nhiêu cũng không đủ sức lo cho con ăn,
thành thử phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Nhiều
người vui lòng giúp đở ông bà góp gạo thóc nuôi
cậu bé vì ai cũng mong chú bé giết được quân giặc
để cứu nước.
Giặc tràn đến núi Trâu, thế nước rất nguy.
Vừa khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt và
nón sắt đến. Cậu bé bây giờ là một chàng trai cao
lớn, kiểm điểm mỗi thứ đều thấy hài lòng, bèn
vươn vai một cái thành một tráng sĩ mình cao lớn
dị thường, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo
giáp, đội nón sắt, nhảy lên ngựa sắt, vổ vào mong
ngựa hí dài mấy tiếng vang vội, cằm roi sắt mà
thúc ngựa ra đi. Trên chiến trận, ngựa phun lửa phi
thẳng vào địch quân, thiêu đốt cháy quân giặc chết
như rạ. Giặc tan vở, đám tàn quân giẫm đạp lên
nhau mả chạy thoát thân. Dẹp giặc xong, tráng sĩ
lên đỉnh núi Sóc Sơn mà bay về trời.
Hùng Vương nhớ ơn Ngài bèn cho lập đền
thờ ở Kẻ Dỏng thuộc làng Phù Đổng và phong cho
Ngài là Phù Đổng Thiên Vương. Trong dân chúng
vẫn gọi tên Ngài là Thánh Giống. Hàng năm đến
tháng tư âm lịch, dân chúng Bắc Ninh trẩy hội để
nhớ ơn Ngài suốt một tháng. Đến đời vua Lý Thái
Tổ phong cho Ngài là "Xung Kích Thiên Vương".
Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, ngài được tôn
vinh là "Thánh Tổ" của ngành Thiết Kỵ Binh trong
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay tôn
tượng của Ngài vẫn còn đứng vững ở ngả sáu giửa
Sài Gòn cho người người ngưởng mộ.
Tượng Phù Đổng Thiên Vương
Kỵ Binh và thế trận Liên Hoàn Giáp Mã
Trong binh pháp phương Đông việc sử
dụng chiến mã và đánh trận bằng kỵ binh chủ yếu
dựa vào sự linh động của đội ngựa chiến với làm
phương châm đánh nhanh, rút lui nhanh và tận
dụng yếu tố bất ngờ. Dùng ngựa để chiến đấu (Mã
Chiến) thì có thể phát huy thế mạnh ở đồng bằng,
đường giao thông thuận lợi, nhiều ngả đi và đến có
thể dùng cùng một lúc, và rất kỵ chốn nê địa, tức
địa hình khó khăn, hiểm trở, nhiều đầm lầy. Trong
phép dùng mã chiến có phép: “liên hoàn giáp mã”,
theo phép đánh này thì người ta cho ngựa mang
giáp sắt phủ kín hết thân mình, chỉ hở có đôi mắt,
và cứ từ 5 đến 10 giáp mã thì sắp thành một hàng
chữ “Nhất”. Trước ức ngựa có mang một đòn cản
gắn những cây đại đao nhọn hoắt. Trên lưng mỗi
con ngựa có một chiến binh mặc áo giáp, cầm đao
hoặc cầm thương, mang cung tên. Khi xông trận
thì cho ngựa xông càn vào quân địch khiến cho đối
phương hoảng loạn, tan rã hàng ngũ, thế rồi dùng
đao thương, cung tên tiêu diệt địch. Phép “liên
hoàn giáp mã” chủ yếu uy hiếp tinh thần địch,
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 17
đánh chọc thủng phòng tuyến quân thù và càn quét
đối phương, công dụng như thiết giáp xa thời nay.
Tuy nhiên phép “liên hoàn giáp mã” cũng
có chỗ yếu của nó, là sự xoay chuyển khó khăn, di
động chậm chạp. Để phá thế trận “liên hoàn giáp
mã” phải dùng câu liêm thương phối hợp với đại
pháo lớn làm cho ngựa phải kinh hoàng phóng
chạy rối lên, khi ấy chỉ dùng câu liêm thương móc
vào chân ngựa. Cũng có thể dùng phép “lăn khiên”
mà lăn tròn dưới mặt đất rồi dùng mã tấu chặt đứt
chân ngựa, khi một con ngựa trong "liên hoàn giáp
mã" bị liệt thì cả toán của phép nầy trở nên chậm
chạp vô hiệu năng, chỉ trừ khi gở bỏ con ngựa bị
liệt, nhưng rất hiếm khi làm được việc nầy trên
trận chiến gắp rút...
Vó Ngựa Mông Cổ Đại Việt và tượng Ngựa đá
Vào thế kỷ 13 sau Công nguyên vó ngựa
quân Mông Cổ gieo nỗi khiếp sợ cho con người từ
Á sang Âu. Quân xâm lược Mông Cổ đã tung
hoành khắp nơi. Với sức mạnh quân xâm lược
Mông Cổ đã bành trướng xuống phía Nam, ngựa
Mông Cổ có thể nói là phương tiện duy nhất để di
chuyển đại quân từ Á sang Âu. Vó ngựa Mông Cổ
đi đến đâu thì cỏ không mộc được, đến đâu thì
bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác.
Song đoàn quân Mông Cổ ba lần đưa quân
xuống phương Nam xâm lăng nước Đại Việt của
chúng ta thì cả ba lần chúng đều chuốc lấy thảm
bại ê chề! Nguyên nhân chiến thắng vẻ vang ấy
nhờ sự đoàn kết của quân dân ta một lòng quyết
đẩy lui kẻ thù và nhờ tài dùng binh thao lược của
Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng
toàn thể các tướng sĩ quyết liều chết đánh đuổi
quân xâm lược. Một phần đem đến thất bại cho
chúng là do địa hình ở nước ta không thuận lợi để
phát huy sở trường tác chiến của kỵ binh Mông
Cổ, bởi đất nước ta có nhiều sông rạch nên đoàn kỵ
binh của chúng không phát triển khả năng được
như trên các đồng cỏ hay sa mạc.
Trong lịch sử Việt Nam còn đề cập đến
chuyện tượng những con ngựa đá nơi Lăng Miếu
Tiên Triều đời nhà Trần, chỉ riêng đời vua Trần
Nhân Tôn không thôi, phải hai lần hứng chịu quân
Mông xâm lược, nên trong lúc tế lễ ở Lăng Miếu
Tiên Triều, sau khi chiến thắng quân Mông Cổ,
vua Trần Nhân Tông nhìn thấy các tượng ngựa đá
dính đầy cát bụi vì trong thời chiến bị bỏ hoang
phế, trước cảnh điêu tàn ấy vua liền cảm khái hai
câu thơ bằng chữ Hán:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện Kim âu
(Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Về phía quân Đại Việt, trong chiến tranh với Mông
Cổ, bên cạnh voi, tàu thuyền thì ngựa cũng được
sử dụng rộng rãi, đặc biệt là dành cho các viên
tướng dùng kỵ binh tử chiến với địch: viên tướng
Lê Phụ Trần trong một trận kịch chiến đã một
mình một ngựa lao vào trận địa kỵ binh của quân
Mông Cổ và sắc mặt vẫn thản nhiên như không.
Tướng Vũ Vương Hiến (Trần Quốc Hiến) dùng kỵ
binh truy kích và bắn chết tướng A Bát Xích của
Mông Cổ.
Kỵ Binh nhà Trần tấn công quân Nguyên Mông
Nguyễn Bỉnh Khiêm và bia ngựa Đá
"Bao giờ ngựa đá qua sông
Thì dân Vĩnh Lại quận công suốt làng".
Có ý nghỉa là:"Khi nào ngựa đá qua sông được,
dân làng Vĩnh Lại được phong Hầu".
Câu chuyện làng Vĩnh Lại là nơi quê nhà
của cụ Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm, dân
chúng trong làng thấy thiên hạ đồn ông là người
tiên tri giỏi và biết trước mọi việc xảy ra, nên yêu
cầu ông đoán cho biết tương lai của dân chúng ở
làng Vĩnh Lại một quẻ. Trạng Trình nhiều lần chỉ
nói xa nói gần từ chối mà không nói rỏ, viện cớ là
"thiên cơ bất khả lậu". Nhiều người không hài
lòng, cho rằng ông có thâm ý. Thấy vậy, ông liền
cho đắp một con ngựa đá đặt ở bờ sông làng Vĩnh
Lại và cho khắc hai câu trên vào bia của ngựa đá.
"Bao giờ ngựa đá qua sông
Thì dân Vĩnh Lại quận công suốt làng".
Lâu ngày, đất cát bồi bên kia sông giống y
như con ngựa sang sông thật. Dân trong làng Vĩnh
Lại nhớ lại hai câu sấm truyền khi thấy như con
ngựa sang sông, họ rất vui mừng, cho rằng hồng
phúc trời phú cho dân làng đã đến và ngày đêm
mong đợi sự ứng nghiệm.
Về sau, khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn
Tây Sơn, trốn qua làng Vĩnh Lại, dân chúng đều
một lòng ủng hộ nhà vua chống lại Tây Sơn. Vua
Lê sẳn ấn tín đem theo bên mình, liền phong tước
Hầu cho người cầm đầu làng. Tin ấy truyền lan ra,
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 18
dân chúng tranh nhau xin nhà vua phong tước Hầu
cho mình. Sợ dân chúng sinh lòng phản trắc có hại
cho mình, nhà vua liền phong tước Hầu cho cả dân
làng. Vua Lê Chiêu Thống trú ngụ ở Vĩnh Lại một
thời gian, nhận thấy không thể nhờ dân mà khôi
phục nghiệp cả được, liền bỏ trốn sang Tàu để cầu
viện với vua nhà Thanh. Tướng Tây Sơn là Vủ
Văn Nhậm nghe tin vua Lê trốn tại làng Vĩnh Lại,
nhưng chậm mất. Biết được dân làng Vĩnh Lại
chống Tây Sơn nên được phong tước Hầu, liền hạ
lệnh cho binh sỉ giết hại dân làng rất nhiều. Dân
làng Vĩnh Lại vì khát vọng công danh nên chịu
thiệt mạng oan uổng.
Những câu thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao
về ngựa
Chuyện "Con Ngựa Khôn Ngoan":Trong sách
"Quốc Văn Giáo Khoa Thư" lớp Sơ Đẳng có câu
chuyện "Con Ngựa Khôn Ngoan" như sau:
"Một người Mường cứ mỗi tháng hai phiên
đem các đồ vật ra chợ bán. Người ấy cưỡi ngựa,
hai bên mình con ngựa đeo hai cái giỏ đựng hàng,
đàng trước cổ đeo một cái bị, hể bán được đồng
tiền nào lại bỏ ngay vào đấy.
Một hôm, người Mường qua nhà kia, bán
được ít mộc nhĩ (nắm mèo) rồi nhảy lên mình ngựa
đi, nhưng thúc thế nào con ngựa cũng không đi.
Người ấy lại phải nhảy xuống, để xem con
ngựa làm sao. Khi nhìn đến cái bị thì sực nhớ ngay
rằng bán mộc nhĩ quên chưa lấy tiền. Chắc con
ngựa biết thế vì nó chưa nghe thấy tiếng tiền bạc
bỏ vào bị.
Quả nhiên, lúc đòi tiền bỏ vào bị rồi, thì
con ngựa lại rảo bước đi ngay. Thế nó có khôn
ngoan không?"
Thành ngữ "Việt Điểu Sào Nam Chi, Hồ
Mã Tê Phong Bắc" do điển tích:
Ngày xưa ở phía Nam nước Tàu có nước
Việt (không phài nước Việt Nam ngày nay) sinh
sản một loài chim mà dù bay đi đến xứ nào cũng
chỉ chọn cành cây phía Nam mà làm tổ (vì nước
Việt ở phương Nam). Trong khi đó ở phía Bắc
sông Hoàng Hà có nước Hồ sinh sản một loài ngựa
mỗi khi nghe gió thổi từ phương Bắc thì cất tiếng
hí vang (vì nước Hồ từ phương Bắc) từ đó phát
sinh thành ngữ: "Việt Điểu Sào Nam Chi, Hồ Mã
Tê Phong Bắc" để chỉ tấm lòng tưởng nhớ đến quê
hương xứ sở, lòng thương yêu đất nước.
Thành ngữ về Da Ngựa Bọc Thây
Ngày xưa, mỗi khi xuất binh ra trận, các
tướng sĩ thường làm lễ xuất quân tế cờ, thề nguyền
đem thân nầy hy sinh cho đất nước với thành ngữ
"Da Ngựa Bọc Thây" để tỏ lòng trung thành với
vua, trung thành với đất nước, và để tăng khí thế
cho đoàn quân ra trận, tướng lảnh đều thề nguyện
"mã đáo thành công" hay lấy "da ngựa bọc thây"
một khi đã chết.
Trong "Chinh Phụ Ngâm Khúc", bà Đoàn
Thị Điểm có viết:
"Chí làm trai dậm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao"
cũng không ngoài mục đích nói lên chí khí của
người trai sẳn sàng lên đường làm phận sự, trong
hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, dù cho tấm
thân nầy có phải gian truân khổ cực hay phải hy
sinh tấm thân nầy để báo đáp ơn vua và nợ nước đã
cưu mang cho họ.
Thẳng ruột ngựa: thành ngữ chỉ những
người có tánh hay bộc trực, có sao nói vậy, không
biết lời kiểu cách văn hoa. Thành ngữ "Ngựa quen
đường củ" ám chỉ những người có khuyết điểm lỗi
lầm mà không sửa được, không từ bỏ được vẫn
chứng nào tật ấy, những người ghiền cờ bạc; biết
cờ bạc xấu mà vẫn cứ theo cờ bạc để đi đến tán gia
bại sản...
Ngựa chàng đi trước võng nàng theo sau:
tục lệ của vua ban thưởng cho các quan tân trạng
nguyên về làng, người đổ đầu khóa thi tiến sĩ tại
kinh đô, có lính hầu với cờ xí đi trước, quan tân
trạng nguyên ngồi trên lưng ngựa có người cầm
lộng che nắng che gió, đi theo là sau võng của
quan trạng phu nhân, hay là võng của người con
gái mới được vua tác hợp thí cho tân quan trạng,
và đi theo sau cùng là các lính hầu phục dịch,
mang những hành lý của quan trạng nguyên; ngày
nay, hình ảnh nầy chỉ còn in trên các thiệp mời
đám cưới mà thôi.
Ngoài ra các cụ ngày xưa thường nói
"Trường Đồ Tri Mã Lực" thì có nghỉa là "Có đi
đường xa mới biết là ngựa tốt, ngựa giỏi". Ngựa
non háo đá là thành ngữ mà các cụ thưởng ám chỉ
cho những người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm thường
hay huênh hoang phát biểu chống đối đủ thứ,
nhưng thực chất chưa có đáng giá trong lời nói hay
việc làm của họ không hiệu quả. Còn rất nhiều
thành ngữ nói về ngựa, nhưng phần lớn những lời
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 19
không đẹp mấy, có ác cảm với quí vị phái nữ,
chúng tôi xin miển nói ra.
Lời Bàn về tiên đoán của Trạng Trình "Mã
đề dương cước anh hùng tận"
Nếu năm rồi đất nước được yên ổn vì câu
"Long vỷ xà đầu khởi chiến tranh" chưa ứng
nghiệm rỏ, và cũng không thấy "Can qua xứ xứ
khởi đao binh" trực tiếp nơi biển Đông. Nhưng cái
họa xăm lăng từ phương Bắc không có phút giây
nào ngưng với đất nước ta, khi ẩn khi hiện, họa
xăm lăng bắc phương chúng bao giờ có buôn tha
đâu!.. Chúng xích gần với chúng ta, chúng không
cần động binh đao vì tất cả mọi thứ đều nằm trong
tầm tay của chúng, vì bọn bán nước biết nghe lời
chúng. Nhìn chung thì hai câu" Long vỳ xà đầu
khởi chiến tranh, Can qua xứ xứ khởi đao binh"
vẩn có thể đúng với cuộc diện thế giới ở Trung
Đông, ở Phi Châu: tiếng súng có bao giờ êm ở
Syria, Iraq, Yamen, Congo, Kenya. Ở Á Châu thì
ngòi nổ của Pakistan, Afghanistan có bao giờ lắng
dịu xuống, ngày nào cũng gần trăm người chết do
bom tự sát... Rồi thần chiến tranh có bao giờ nghỉ
tay, luôn rình rập ở Biển Đông, Việt, Nhật Phi đều
luôn ở bị động. Bọn ma đầu tàu khựa, chúng luôn
khuấy động với tiềm tàng chuẩn bi cho cuộc chiến
có cơ bùng nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lời
bàn về bài sấm của Trạng Trình " Mã đề dương
cước anh hùng tận" tiên đoán cho năm nay (năm
con ngựa) và năm tới nữa chúng ta cần phải cảnh
giác cao độ. Chiến tranh có thể nổ ra trong tình
huống bất ngờ, hay trong hoàn cảnh không ngờ tới
nên mới có "Mã đề Dương cước" đấu đá nhau để
cho cảnh "Anh Hùng" lâm cảnh tận số...
Bói quẻ Năm Con Ngựa
Những người sinh năm con ngựa thường
có cá tính phóng khoáng, rất cởi mở, thường có
quyết định theo trực tính và ít khi có gì trong lòng
mà không tìm người để bày tỏ tâm sự. Gặp việc gì
họ cũng thường bắt tay làm ngay, không chần chừ
do dự. Nhưng chính sự nhanh nhẹn tháo vác đó dể
cho người ta thấy những điểm yếu của người tuổi
ngọ vì vội vàng và thiếu kiên nhẫn…
Tính cách và tài năng của Tuổi Ngọ
Do cá tính thẳng thắn, nên có chuyện gì
người tuổi Ngọ thường hay bộc lộ ngay. Họ không
thích những ai tính tình lắm mưu mẹo. Họ chỉ thích
sống vui vẻ, lạc quan, và tự do, có chí tiến thủ. Hết
mình trong công việc, nhiệt tình thân với mọi
người. Họ luôn được nhiều người yêu mến. Nhìn
bề ngoài họ có vẻ ung dung tự tại, song bên trong
họ lại hay nóng vội, thiếu kiên nhẫn. Hay phán
đoán sự việc bằng trực giác, song điều kỳ lạ là trực
giác của họ rất ít khi sai.
Nghề nghiệp thích hợp
Người tuổi Ngọ không thích hợp với các
công việc đơn điệu, trùng lặp, thiếu biến hoá. Nếu
phải làm việc một nơi cố định, lặp đi lặp lại, họ sẽ
dễ nản lòng, không phát huy được hết tài năng của
họ và cảm thấy đó là điều bất hạnh không sao chịu
nổi. Cho nên, tốt nhất hãy cho họ làm các công
việc mang tính sáng tạo như nghệ thuật, văn hoá,
học thuật, tôn giáo, xuất bản, biểu diễn, phục
trang... Trong kỷ nghệ, họ là những nhân viên giỏi,
chủ xưởng tốt với óc tổ chức và sáng tạo...
Tài vận
Do trời phú cho họ cuộc sống lạc quan,
năng động, ứng biến nhanh nên người tuổi Ngọ
không phải lo lắng nhiều về mặt tài chánh, luôn có
người giúp đở khi hoạn nạn, thái độ sống tích cực
nên tiền bạc cũng luôn đến với họ. Người cầm tinh
con ngựa nếu muốn làm nên nghiệp lớn, cần phải
có một quyết sách đúng đắn, đạo đức và ổn định,
nếu không mọi cố gắng đều là vô ích.
Sức khoẻ
Nhìn chung họ là những người năng động,
hoạt bát, sức khoẻ tốt, song dễ vì sơ xuất nhỏ mà
mắc những bệnh về đường tiêu hoá. Bản tính ung
dung tự tại, nên tâm thần thoải mái, Nên tạo phước
thì sẽ được lộc tốt ở tuổi già…
Lời Kết chuyện năm con ngựa
Nhân dịp đầu năm, chúng tôi xin cầu
nguyện cho khắp nơi thế giới đưọc yên bình, nhà
nhà hạnh phúc. Nhất là dân tộc và đất nươc Việt
Nam thân yêu được sớm thoát được đại họa cộng
sản độc tài luôn hèn với giặc mà ác với dân, để dân
Việt chúng ta hiên ngang sánh vai thi tài cùng thế
giới trong hòa bình dân chủ, người người sống
đúng giá trị đạo đức của tổ tiên lưu truyền, để xứng
đáng là cháu con nòi giống Rồng Tiên. Có thế mùa
xuân của dân tộc sớm về với quê hương Viết Nam
thân yêu. Chúng tôi kính chúc tất cả bà con đồng
hương một năm mới phước lộc thọ tràn đầy, nhà
nhà yên vui, cháu con đầy nhà vui đón mừng xuân
mới.
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 20
Lời khai bút
“Mã đáo thành công” chúc bạn hiền
Rắn lui Ngựa tới thảy bình yên
Cháu con thành đạt nên danh vị
Dâu rể thảo hiền trọn phước duyên
Du ngoạn gần xa vui cảnh trí
An nhàn hôm sớm thú điền viên
Tân niên mừng thọ lời khai bút
Mai nở đón chào Xuân mãn thiên.
Xuân Giáp Ngọ 2014
Chiêu Anh
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan
Ngựa Thần Phù Đổng
Ngựa Thần Phù Đổng đã về đây
Roi sắt vung lên diệt sói bầy
Xua bọn xâm lăng ra khỏi nước,
Trừ loài tham nhũng phải kiêng oai
Dẹp xong mối loạn yên bờ cõi
Giục vó tìm vui thú cỏ cây
Bỏ lại công danh hai chữ hảo
Sóc Sơn về núi lánh trần ai.
Xuân Giáp Ngọ 2014
Chiêu Anh
Hùng binh
Ngựa Thần Giáp Ngọ xuất hùng binh
Quý Tỵ Rắn lui rút ẩn mình
Động thẳm độc xà cam tuyệt tích
Vùng cao tuấn mã hiển oai linh
Vung roi Phù Đổng điều quân ngũ
Giục vó Thiên Vương thượng lộ trình
Dẹp loạn biên cương lừng chính khí
Hồn thiêng Thánh Gióng sức nghê kình.
Xuân Giáp Ngọ 2014
Chiêu Anh
Tôi ở đây ...
Tôi ở đây quê người xứ lạ
Đón Tết về không đúng vào Xuân
Cùng đồng hương họp mặt chúc mừng
Như thường lệ lên chùa lễ Phật.
Đón Giao Thừa gió mưa hiu hắt
Ngày đầu năm nắng gắt oi nồng
Mưa từng cơn mây cuộn chập chùng
Gieo nhung nhớ lòng người xa xứ ...
Gót phong trần trải thân cô lữ
Nương xứ người đất khách tha phương
Mỗi năm về thầm nhớ cố hương
Làng quê cũ ruộng vườn xanh ngát.
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 21
Tết ở đây vào hè nắng gắt
Không ấm lòng héo hắt tim côi
Hướng về quê, thầm gọi “cố hương ôi !”
Trong im vắng lời vang không tiếng đáp ...
Bắc Úc, Xuân Giáp Ngọ 2014
Chiêu Anh
Niềm đau
Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 ...
Tưởng niệm anh linh những Anh hùng Liệt
sĩ vị quốc vong thân đã ngã xuống trên khắp chiến
trường lịch sử, trong các trại tù cải tạo và anh linh
những thuyền nhân đã bỏ mình trên đường đi tìm
lối thoát ...
Tôi đã khóc âm thầm, đêm quạnh quẽ
Niềm đau nào bóp nát trái tim tôi
Ôi ! Quê hương trong bóng tối đêm dầy
Thầm mong đợi ngày mai trời lại sáng !
Hơn sáu mươi năm rời làng quê cũ
Rời mái trường, xa thầy bạn thân thương
Hai cuộc chiến kéo dài bao tang tóc
Nơi xứ người nay là khách tha phương
Ôi ! Tuổi trẻ với biết bao hoài bão
Niềm tự hào yêu lý tưởng tự do
Còn gì đây ! Ở cõi đời hư ảo
Mái đầu xanh sớm nhuộm một màu tro
Bầu nhiệt huyết phí hoài bao sức trẻ
Cho ai đây ? Quyền lợi để vì ai ?
Tiếng gọi thiêng liêng, đáp lời sông núi
Trọn niềm tin cùng sánh bước chen vai
Xếp bút nghiên, Lên đường, đầy ngạo nghễ
Một thuở nào vang dội bản hùng ca
Yêu Quê hương xả thân vì Tổ quốc
Nguyện một lòng xây dựng nước non nhà ...
Mái trường xưa, chuỗi ngày thơ trong sáng
Tuổi học trò đầy ắp mộng tương lai
Yêu lẽ sống, yêu đời say lý tưởng
Học đòi gương Trưng, Triệu lừng oai
Bài vỡ lòng, ngay đầu trang Việt sử
Mẹ Âu Cơ sanh bọc trứng trăm con
Cha Lạc Long Quân, Rồng Tiên phối hợp
Niềm tự hào là con cháu Tiên Long
Ngót tám mươi năm gót giày thống trị
Ngàn năm dài : Tàu đô hộ đến Tây
Sao cho khỏi nỗi tủi hờn ray rứt
Phất cờ lên vùng dậy buổi hôm nay ...
Ba mươi năm trên chiến trường đẫm máu
Tàn cuộc rồi nhuộm đỏ cả quê hương
Nỗi thảm nào hơn ! Tù đày ngược đãi
Không chút tình người, chẳng dạ xót
thương !
Mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long dòng dõi
Hẳn rất đau lòng tình mẹ trăm con
Nửa đã băng rừng, nửa kia vượt biển
Và bây giờ tản mác khắp năm châu ...
Vết thương đau mãi âm thầm rỉ máu
Nước mắt nào xoa dịu nỗi hờn căm
Ruột bỏ ra để rước voi giày mả
Lòng dạ nào xin tự hỏi lương tâm
Dỡ trang sử thẹn lòng khi đối bóng
Thẹn cùng trăng nghe tiếng gió thở dài
Sầu cô lữ chạnh nỗi niềm thao thức
Mảnh tình chung Tổ quốc có riêng ai ! ...
Bắc Úc, Thu Mậu Tý, 30/4/2008
Chiêu Anh
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 22
Trần Thế Phong
Tàu đi qua chầm chậm
Chiều ba mươi một mình
Khe gió lòn lành lạnh
Phố vắng ga buồn tênh
Tàu đi qua vô tình
Ngược xuôi đường hai lối
Người về đâu biết hỏi
Sợi nắng tàn lung linh
Ba mươi, năm rồi hết
Ba mươi năm, rồi qua
Đường tàu đi vẫn lạ
Heo hút nẻo quê nhà
Gió lùa lên tóc rối
Hiên ngoài chiếc lá bay
Trái tim vừa muốn hỏi
Xuân tịch mịch đêm dài
Chiều ba mươi một mình
Thêm một lần thất lạc
Hồn quê về nẻo khác
Bóng đổ thềm chênh vênh
Trần Thế Phong
Người về-người hát cùng cơn gió
Thổi những lời ngơ ngát phố xưa
Cát bụi mù… mấy tần cổ độ
Hồn miên mang vô lượng cơn mưa
Người về...từ dạt như cơn sóng
Âm hồn xưa đồng vọng những triều dâng
Rong rêu thức giấc dòng phủ động
Nắng nhã phương Đông khởi sắc hồng
Người về người hát cùng tiếng dế
Tỉnh giấc đời hèn nơi ngỏ hang
Bừng vỡ mặt trời cơn khát vọng
Đánh thức cuộc đời những bại vong
Người về-người hát lời luân vọng
Ngó lại một thời xưa bể dâu
Đếm những cơn buồn... gom bèo dạt
Uống chén tàn canh khải mạc sầu
Đưa tay cố níu vòng nhật nguyệt
Một sợi sắc không đổi vạn màu
Đi-đến-quay về-cùng hữu hạng
Loanh quanh đợi mãi những không chừng
Huỳnh Tâm Hoài
Ngồi ở sân bay thấp thỏm chờ
Tinh thần bấn loạn nghĩ vu vơ
Trà Vinh để lại lòng tê tái
Nước Việt rời xa dạ thẩn thờ
Đất khách gian nan nhiều bở ngở
Quê người vất vả lắm mây mờ
Thôi thì phó mặc cho phần số
Giả biệt Trà Vinh thoả ước mơ...
Lê Võ 11/15/2012
Ba mươi năm trỡ lại Trà Vinh
Cãnh vật Quê hương thật hữu tình
Phố xá ngày nay xa lạ quá !
Lạc lõng nơi quê có một mình !
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 23
Xe về thành phố đến ngã ba
Nguyệt Hoá ngày xưa đã mất xa !
Quẹo phãi Sâm Bua qua Hoà Lạc
Bến xe toạ lạc cạnh Chùa Hang !
Muốn về thị xã qua Tri Tân
Những đường thân thương xa lạ dần
Nhận ra cãnh củ qua phố chợ
Cãnh vẩn còn đây, đâu bạn thân ?
Tin y Bòn ơi! Uông tâu na ?
Anh ơi mua chi? Em đi đâu ?
Mời bún nước lèo với bánh giá
Xin mời lữ khách ở phương xa
Phất phơ áo trắng giữa ban trưa
Con đường hàng me chịu nắng mưa
Đâu Trần Trung Tiên, đâu Công Lập ?
Chỉ còn dỉ vãng, mái trường xưa !
Vườn dừa Thanh Lệ nay đổi tên
Cãnh củ người xưa ? thấy buồn tênh!
Bóng ngã giáo đường vẩn in bóng
Nhớ mái Thánh Gioan thấy ruột mềm !
Cầu Long Bình soi bóng nước êm
Nước sông Phú Vinh chảy êm đềm
Bước qua Đầu Bờ sao lạ quá ?
Đồng ruộng biến mất, nhà hai bên !
Ao Bà Om vẩn buồn trơ vơ !
Ao sen hoa nỡ, lặng như tờ
Hàng rể cao, già theo năm tháng
Tuổi thơ kỷ niệm, lệ mắt mờ !
Đình Long Đức chỉ còn giấc mơ
Sắc chỉ Đình thần đã xoá mờ !
Cát bụi rêu phong nay phủ kín
Đền thờ tôn nghiêm chỉ bóng mờ !
San bằng tru sở Xã Phú vinh
Xoá sổ mang tên Tỉnh Vỉnh bình
Còn đâu vang bóng Đình Long Đức ?
Kỷ niệm tàn phai sau chiến chinh !
Xin trã tôi về với ấu thơ
Tung tăng cắp sách tuổi mộng mơ
Bạn củ, trường xưa nay vắng bóng !
Con nước Long Bình chảy lững lờ !
Kim Chung Hoàng Vủ
Gaëp Baïn Xöù Ngöôøi
Gặp mầy tao ngở chiêm bao,
Gặp mầy bổng thấy trăng sao ngọc ngà,
Gặp mấy tao tưởng gặp ma
Từ trong mộ tối chui ra hồi nào!!!
Tên mầy chẳng phải mũi dao,
Gọi tên mầy bổng thốn đau đáy lòng,
Gặp mầy vừa tủi vừa mừng,
Bầy chim lạc tổ xa rừng đã lâu.
Gặp mầy tao lại gặp tao,
Tao moi kỷ niệm, tao đào tuổi thơ,
Gặp mầy nhớ mẹ nhớ cha,
Gặp mầy, tao thấy nhớ nhà sao đâu!!!
Lâm Thanh.
Daùng Xöa
Trời càng lạnh cho tim anh càng nóng.
Mây xuống gần cho ước vọng thêm cao,
Gió phơn phớt khơi bùng bao kỷ niệm.
Không có em, anh thờ thẩn... chiêm bao.
Nhớ hồi đó, gặp nhau em ngoảnh mặt,
Vừa thấy em, anh ngỡ lạc bồng lai.
Có gì đâu, chỉ đôi lần liếc mắt
Mà về nhà, hồn nửa tỉnh nửa say.
Rồi đông ấy, ta thôi yêu bằng mắt,
Những hẹn hò, riu ríu bước chân em.
Dáng nho nhỏ, theo tiếng lòng dẫn dắt
Lạc vào đời, lạc mất cõi thần tiên.
Đông những đông, ấm men nồng hạnh phúc
Góp hình hài cùng đốt chảy tuyết băng,
Nêm yêu đương bằng ái ân ngọt ngất,
Tiết đông già, mà ngờ ngợ đang xuân!
Ở bên đó chiều nay Em có lạnh?
Anh bên này đun kỷ niệm thành thơ,
Trời lạnh giá, lòng anh như hạ nắng,
Càng nhớ em, càng dậy lửa hương xưa./
Lâm Thanh.
Mùa đông Sydney 6/2005
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 24
ÁI HỮU TRÀ VINH HỌP MẶT HÈ 2013
Lucky Nguyễn
Hơn 350 đồng hương Trà Vinh và thân
hữu từ khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ và cùng
nhiều gia đình từ tận trời Ấu và Úc Châu đã lấy
chuyến bay về Westminster từ nhiều ngày trước,
tập trung tại Miles Square Park vào trưa ngày 14
tháng 7 năm 2013, họp mặt đông đảo để có dịp gặp
lại nhau hàng huyên tâm sự và vui chơi hàng năm
mỗi khi hè đến.
Từ sáng sớm Ban Tổ Chức đã sắp xếp bàn
ghế và trang trí rất công phu cho địa điểm họp mặt
thành một thành phố Trà Vinh thu nhỏ gọn với
hình ảnh đầy đủ các góc cạnh của toàn tỉnh Trà
Vinh: từ Chùa Ông Mẹt cổ kính, nhà lồng Chợ Trà
Vinh, các đường phố thân quen của Trà Vinh năm
nào mà chân đi chưa mõi thì đã giáp vòng thành
phố, hình chiếc cầu Long Bình thuở xa xưa đang
cất đầu lên cho tàu thuyền lớn đi qua. Một Ao Bà
Om vuông vứt xinh xắn bao quanh với những cây
cổ thụ, lồi những gốc rể sần sù tạo cho cảnh quan
ngộ nghĩnh rất thu hút du khách ở miền Tây Nam
Phần. Hình ảnh vị trí tỉnh Trà Vinh với những cánh
đồng lúa chín vàng ôm ấp bởi sông Cổ Chiên và
Hậu Giang; Nào là địa danh thân quen với Ba
Động biển xanh cát trắng phơi mình ra biển Đông.
Quang cảnh buổi lể chào cờ khai mạc buổi sinh hoạt mù Hè 2013 của Hội Ái Hữu Trà Vinh
Sau phần nghi thức đơn giản của buổi
lễ chào quốc kỳ và quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam
Cộng Hòa nhưng cũng rất trang nghiêm với giây
phút tưởng niệm anh linh các chiến sĩ vị quốc vong
thân, anh linh của đồng bào trong chiến cuộc ở mọi
nơi trên quê hương Việt Nam, anh linh của đồng
bào đã bỏ mình trên bước đường tìm tự do. Anh
Văn Tường, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Trà Vinh,
ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả đồng hương
nhín chút thời giờ về tham dự buỗi họp mặt hè thật
đông đảo như hôm nay,giới thiệu tất cả đồng
hương từ phương xa về. Sau đó, chụp hình lưu
niệm tất cả đồng hương có mặt và mời đồng hương
thoải mái thưởng thức các món ăn do chính đồng
hương đem tới cũng như những món ăn do Ban Tổ
Chức tổ khoản đải: Bún nước lèo Trà Vinh, Bánh
mặn Trà Vinh, heo quay, Chả giò, để cho xứng
đáng công lao đồng hương từ xa về hảnh diện với
câu người Trà Vinh thường nói:
"Trà Vinh có bún nước lèo,
Có chùa ông Mẹt ao đào Bà Om"
Thật là một điều vinh hạnh cho Ban
Tổ Chức lần nầy, tính đến giờ khai mạc thì đã có
trên 300 đồng hương về tham dự với đủ mọi thành
phần với nhiều thế hệ và nhiều lứa tuổi khác nhau.
Đặc biệt năm nay có rất nhiều đồng hương từ
phương xa về như: Nam Bắc California, Arizona,
Oregon, Texas, Pennsylvania, Georgia, Florida,
New York, Massachusetts; từ Montreal và
Vancouver của xứ Canada; từ Châu Âu có Pháp,
Thụy Sỉ, Hòa Lan,và Đan Mạch, và ở Australia có
người từ Sydney về tham dự rất là vui vẽ.
Đồng hương từ phương xa về tham dư Picnic 2013
Dòng người lũ lượt trong giờ thưởng thức
các món ăn đã tăng trên 350 người hiện diện để
cho tất cả ba nồi Bún nước lèo, ba xửng bánh mặn,
con heo quay 50 pounds đều sạch láng. Đó là chưa
kể hơn 15 món ăn khác do đồng hương đem đến
như gỏi tôm thịt, mì xào, xôi, bánh mặn, chả giò,
bánh béo nhân tôm thơm phức với nước mấm ớt
pha sẵn, khô cá lồng tông chiên (hay khô cá cơm
chiên),15 phần Pizza cở lớn, bánh bò rể tre đường
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 25
cát trắng, bánh bò rể tre đường nâu, bánh bột khoai
mì nướng thơm chi là thơm, bánh lọt, bánh kem,
donut, nước cam tươi, nước ngọt soda, cà phê và
nước mát giải khát v.v...
Hình ảnh Tra Vinh ngày nào…
Để cho đồng hương có thời giờ trò chuyện
và thưởng thức từ hương vị các món ăn, hơn nửa
giờ sau, Ban Tô Chức bắt đầu những tiết mục vui
chơi giả trí. Bắt đầu là trao giải thưởng khuyến học
đến các em cháu trong gia đình của Hội viên đã tạo
đươc thành tích tốt, học hành xuất sắc có những
bàng khen thưởng ở trường cùa các cháu theo học
với mục đích khuyến các em phát triển tài năng cá
nhân để làm điều thơm lây tiếng tốt cho cộng đồng
người Việt của chúng ta và cũng để làm vẽ vang
dân Việt khắp nơi.
Cụ già còn gân Huỳnh Văn Lang
Tiếp liền theo đó, đề mục "Đố Vui Địa
Danh Trà Vinh" được các em tham gia rất đông,
với 15 em ghi tên, các em được hướng dẫn
nhận đinh ra bản đồ của tỉnh Trà Vinh và tên của
những vùng phụ cận cho đến khi các em có thể trả
lời bài thi những địa danh nầy. Bài thi được hướng
dẫn cả tiếng Việt và Anh ngữ nên các em hiểu rất
dễ dàng. Kết quả có được 3 em điểm cao được
thưởng huy chương, bằng tưởng lục, các em còn
lại được tặng một phong bì với hiện kim để khuyến
khích các tham dự hiểu biết nguồn cội nước nhà
Việt Nam.
Trong khi đó, anh Trần Sinh đem đến mọi
người thưởng thức những bản nhạc quê hương, trò
chơi thuần túy quê hương với giọng điệu dí dỏm
cùa cụ Vỏ Trung Tín làm rất nhiều người chăm
chú theo dõi trên những tờ giấy Lô-Tô.
Tiếp theo chị Cao thị Ngọc Điệp cùng anh
Thomas Trung hướng dẫn rất đông giới trẻ tham
giam vủ điệu "Lam Thôn Trà Vinh" được rất nhiều
người vổ tay tán thưởng.
Trò chơi kế tiếp là "Nhảy Bao" từ lâu
được rất giới trẻ tham dự, trò chơi nầy gồm có 2
cấp, cấp một từ 11 tuổi trở xuống và cấp hai tư 12
hai tuổi trở lên, kết quả mỗi cấp có hai 2 em đứng
đầu được tặng huy chương và bằng khen hạng nhất
và hạng nhì.
Trò chơi nhảy bao hào hứng…
Tất cà những bằng khen thưởng của hội rất
có giá trị cho các em việc lưu niệm, nhưng còn gia
ở học đường, tăng thêm điểm ra trường của các em
trong mục tham gia sinh hoạt cộng đồng và có giá
trị ngang hàng với công tác từ thiện.
Kết quả sau những cuộc tranh tài hôm nay,
các em đều vuivẽ có những bạn mới để các em trao
đổi tin tức cho nhau, vui mừng với những phần
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 26
thưởng mà các đạt được do các cuộc tranh tài hom
nay, và hâm hở nói rằng sẽ tham dự vào năm tới.
Đến bây giờ đã hơn 3:30 chiều, giờ dọn
dẹp, anh Nguyễn văn Thành Trưởng Ban Tổ Chức
nông trang đôn đốc việc làm sạch sẽ, mà đồng
hương vẫn còn đông hơn trăm người. Mọi người
bắt tay nhau nói lời từ giả, nhưng bây giờ lại thấy
sự có mặt của các bạn đến trể, hy vọng gặp lại bạn
hiền dẫu biết đến muộn còn hơn không đến.
Chúng tôi thật sự rời nơi họp mặt khi anh
Bảo và cô Rita từ Pháp quốc về, cẩn thận đẩy xe
lăn của Cô Sáu My lên xe, sau cái bắt từ giả người
bạn sau cùng rời nơi đây hôm nay. Chúng tôi nhìn
theo với niềm vui khó tả mà Ban Tổ Chức của Hội
Ái Hữu Trà Vinh đã thành công đem đến cho mọi
người, tuy có chút lỗi lầm kỷ thuật trong lúc phát
bằng ban khen nhưng được các anh chị phụ huynh
hoan hỷ cho địa chỉ điều chỉnh cho các em sau.
Lucky Nguyễn
CHƯƠNG-TRÌNH BUỔI PICNIC HÈ 2013
CUẢ HỘI ÁI-HỮU TRÀ-VINH
(Tại MILE SQUARE PARK, Thành phố
FOUNTAIN VALLEY, CA; Ngày 14 / 7, 2013)
I.- 10:00AM—11:00AM : TIẾP ĐÓN ĐỒNG-
HƯƠNG
II.- 11;00AM : NGHI THỨC KHAI-MẠC :
 Chào quốc-kỳ HOA-KỲ & VNCH.
 Hội-Trưởng ngỏ lời CHÀO MỪNG ĐỒNG-
HƯƠNG TRÀ-VINH về tham-dự buổi picnic.
 Giới-thiệu những đồng-hương từ xa đến.
 Chụp hình chung, lưu-niệm.
III.- TRAO GIẢI KHUYẾN-HỌC, niên-khoá
2012-2013.
IV.- 12:00PM : ĂN TRƯA.
Mời thửơng-thức pot luck do đồng-hương
mang đến. Ngoài ra, BCH. Cũng có chuẩn bị sẳn
những món ăn truyền-thống như BÚN NƯỚC
LÈO TV, BÁNH MẶN. Đồng-hương chú ý ‘ăn
nhiều món’ để sau đó tham-dự cuộc bình chọn:
MÓN ĂN ĐƯỢC ƯA THÍCH NHẤT. (những
món ăn do Hội cung cấp không được tính trong
cuộc thi này, sẽ có thông báo riêng).
V.- 01:00PM : TRÒ CHƠI & THI TÀI
Dành cho các cháu thiếu-nhi và thanh-
thiếu-niên. Gồm có :
 ĐỐ VUI ĐIẠ-DANH TRÀ-VINH (Tham dự :
Mọi lứa tuổi).
 THI NHẢY BAO (Hai nhóm : (1)- Thiếu-nhi,
(2)- Thiếu-niên).
 CÁC TRÒ CHƠI DO ĐỒNG-HƯƠNG ĐÓNG
GÓP (NẾU CÓ).
Note: Các em đoạt giải Nhất, Nhì, Ba được
thưởng HUY-CHƯƠNG và BẰNG TƯỠNG-LỤC.
Riêng môn ‘Đố vui địa-danh TV’ mổi em dự thi
còn được tặng thêm $5.00 tiền mặt.
VI.- BẾ MẠC.
Bài ca tạm biệt
Nhạc sĩ Viết Chung
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Bai-ca-tam-biet-
TTH/IW68WC86.html
Gặp nhau đây rồi chia tay.
Ngày vàng như đã, vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say, còn chưa phai.
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy
Còn trong ta, tình bao la
Cuộc tình chinh chiến, bừng lên muôn ước mơ
Lòi suy tư, lời đêm qua,
Dặn lòng hãy nhớ, lời yêu thương nhắn về
HỌC LÓM BẠN GIÀ
THANH-NGUYEN* CÀ-PHÊ NỖ !
Ngày xưa ở VN ta, không xưa lắm, thời
cuả Nguyễn-công-Trứ, Nguyễn-Khuyến, TrầnTế-
Xương v.v… nghe các Cụ nói về một cuộc sống,
cho dù không cao sang gì (Thu ăn măng trúc,
đông ăn giá…), thế nhưng các Cụ vẩn thảnh thơi,
nhàn-tản (Khi rượu sớm, lúc trà trưa; Thảnh thơi
thơ túi rượu bầu…) ; thậm chí còn chén thù chén
tạc đến nổi “Tửu phùng tri-kỷ thiên bôi thiểu !”.
Cho thấy là quý Cụ nhà ta thuở ấy hẳn cũng đả có
những lúc say bí tỉ, chẳng thua gì bợm nhậu ở VN
ngày nay, không thiếu kẻ nằm lăn quay bên vệ
đường vì… ma men vật !
Càfê mỗi sáng, chuyện cười thế gian
Mấy ai để tâm, nghe lời phàn nàn…
(Bạn Thân - Việt Khang)
Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 27
Thời gian trôi qua, không gian đổi khác,
khi định-cư ở nước Mỹ nầy, các “ Ông Già VN’
bây giờ thật sự mất đi cái thú ‘mải vui quên cả đất
trời…’ theo cung cách đặc-thù VN ! Ở đất Mỹ này,
vì nhu cầu phải giử bằng lái cho nên làm sao mà
có thể dám ‘dô’ cho đến độ ‘Đất say đất cũng lăn
quay…’. Ở đây, bọn Già chúng tôi giờ chỉ còn mổi
cái thú đơn sơ vào những cuối tuần là …ới bạn bè
đi Çà-phê Nổ !
Người VN mình có thói quen ‘’thấy mặt
đặt tên’’, chử..NỔ nầy nó diển tả thật sát và đầy
đủ cái… hiện-trường. Nói cà-phê, song có chổ
cũng bán thức ăn, nhưng dù ăn hay uống, khách
khứa nhà ta vẩn chuyện trò râm rang ầm ỉ, thoải
mái, thậm chí có những lúc nếu mình nói với cái
‘tong’ thấp, bình thường, thì những bạn bè chung
bàn có thể cũng không nghe được, vì chung quanh
người ta…Nổ to quá !
Nghiả thông thường cuả Nổ, có lẻ để chỉ
những ‘nhân-vật’ mà miền Nam gọi là ‘ba hoa
chích choè’,miền Bắc gọi là gì nhỉ ? Khoa trương,
bốc phét….Cho nên ở hiện trường cà-phê Nổ, thỉnh
thoảng vẩn nghe bạn bè kê nhau “thôi đi, Nổ vừa
phải thôi, cha nội !...”
Nổ cũng là hình dung âm thanh tiếng súng
ở chiến trường khi ‘tiếp địch’’, cho nên chử NỔ
nếu hiểu theo mặt nầy, đầu tiên, có lẻ do các Bạn
Già gốc nhà binh nghĩ ra !
Là hội-viên cà-phê Nổ chắc có nhiều vị
cũng không tránh khỏi bị ‘quý Bà…Già’ đôi lúc
càm ràm. Nào là “ Cuối tuần Ông… không lo cỏ
rác, bông hoa, cây cối, nhà cửa…cứ lo đi đàn
đúm…’’. Nào là “Mấy Ông Già giờ chỉ còn gặp
nhau tán dóc …chớ còn tương lai sự-nghiệp gì nửa
mà bàn với luận, trao với đổi…”.Nào là…v.v..
Nhưng mà mặc kệ (don’t care), dù ai nói
ngã nói nghiêng, lòng ta vẩn vửng như kiềng ba
chân ! Quý Bà Già ở nhà, làm sao biết được
những điều hửu ích mà nhóm Bạn Già chúng tôi
trao đổi và tiếp thu (nói nôm na là…HỌC LÓM
nhau). Cụ thể là những vấn-đề về sức-khoẽ, như
sẽ trình bày dưới đây.
Với lại, cà-phê cũng năm bảy thứ cà-phê,
nên nhà thơ Huy-Trâm viết :”Cà-phê có sẳn trong
nhà. Cà-phê ra quán mới là cà-phê !”.Xin quý…
Bà-Già đừng vội ‘liên hệ’ với câu :”Đàn Ông năm
bảy lá gan…” mà chính quý Bà đã đặt ra để bêu
rếu bọn Đàn Ông chúng tôi. (Câu sau: Lá ở cùng
vợ, lá toan cùng người !).
Lại xin mở ngoặc một chút để nói về
chuyện “Bà Già càm ràm’. Cái ‘tai hoạ’ nầy có lẻ
chẳng có ‘ Ông Già’ nào tránh khỏi, chỉ hoặc ít
hoặc nhiều, vì đó là ‘sở-trường ‘ cuả Nàng !,
nhưng theo Ông Bạn Già NGUYỄN-THƯỢNG-
CHÁNH ở Canada, thì các Cụ Ông nói chung,
không nên vì thế mà buồn phiền, đi vào tuổi già
mà còn được người bạn đời bên cạnh thì thật vô
cùng hạnh-phúc, vả lại…chuyện Bà-Già Càm Ràm
thì…cũng đã quá quen rồi !
* * *
* VÀI ‘MẸO VẶT’ HỔ-TRỢ CHO SỨC KHOẼ.
Chúng ta phải nhận một sự thật: Vấn đề
trước mắt cuả những người già là SỨC-KHOẼ.
Người đời nói SỨC KHOẼ LÀ VÀNG hoặc là QUÝ
HƠN VÀNG ! Bước vào tuổi già ai cũng phải nhìn
nhận ‘đó là chân lý’.
Giống như chiếc xe, càng cũ thì càng lọc
cọc, Người càng già thì càng …lạch cạch ! Đó chỉ
là quy-luật cuả tự-nhiên, cuả Đấng Tạo-Hoá, nào
ai thoát được ?! Quý Bạn Già nào đã từng vào
bệnh-viện nằm một hoặc vài ngày vì một chứng
bệnh gì đó, chắc chắn đã “ngộ” ra rằng trong khi
ta đang trở trăn lăn lộn trên giường bệnh trong
tình-trạng ‘hồn bất phụ thể’, thì một đống vàng để
bên cạnh cũng nào có nghiả gì đâu với bản thân ta
!! (Trừ khi Bạn Ta có ý nghĩ quảng-đại rằng:”Ngộ
có chế...ế..t thì cũng theo Trời, theo Phật…Thôi, để
lại đống vàng cho ‘con dợ già’nó.. ăn bánh
pizza!”.
Anh sẽ đưa Em tới cuối cuộc đời…
(1)- THỞ KHÍ CÔNG.
Sinh ra, ai mà không biết thở ? Ấy thế mà
lại có người mần mò ‘nghiên kíu’ để phát hiện ra
có những ‘cách thở’ giúp ích cho việc duy trì sức
khoẽ.
Cách thở nầy đa số Bạn Già đã biết, song
cũng xin trình bày để những ai chưa biết, nếu thấy
thích, thì thử thực hành. Kết quả thực tế thì không
ai kiểm chứng được, song như người xưa nói “có
thờ có thiêng, có kiêng có lành…”.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgDailyf5.com
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaĐình Tuấn Phạm
 
Lý trần tình hận
Lý trần tình hậnLý trần tình hận
Lý trần tình hậnhannguyenhuu
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹCuc Nguyen
 
ảO thiên thanh chu sa lan
ảO thiên thanh   chu sa lanảO thiên thanh   chu sa lan
ảO thiên thanh chu sa lanstruyen68
 
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổiNội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổiTâm Việt Group
 
Mơ một miền xanh
Mơ một miền xanh  Mơ một miền xanh
Mơ một miền xanh Xephang Daihoc
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015casahanoi
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
KỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚI
KỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚIKỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚI
KỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚIVisla Team
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcqwqwwwazz
 

Mais procurados (17)

Thơ Tặng Vựo
Thơ Tặng VựoThơ Tặng Vựo
Thơ Tặng Vựo
 
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
 
Dsach thu rác
Dsach thu rácDsach thu rác
Dsach thu rác
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
 
Tho thang 6_2012
Tho thang 6_2012Tho thang 6_2012
Tho thang 6_2012
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Lý trần tình hận
Lý trần tình hậnLý trần tình hận
Lý trần tình hận
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹ
 
ảO thiên thanh chu sa lan
ảO thiên thanh   chu sa lanảO thiên thanh   chu sa lan
ảO thiên thanh chu sa lan
 
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổiNội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
Nội san Tâm Việt kỷ niệm sinh nhật 12 tuổi
 
Mơ một miền xanh
Mơ một miền xanh  Mơ một miền xanh
Mơ một miền xanh
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
KỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚI
KỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚIKỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚI
KỊCH BẢN CHI TIẾT CHO EVENT ĐÁM CƯỚI
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
 
Hướng dương tự sự
Hướng dương tự sựHướng dương tự sự
Hướng dương tự sự
 
Tho thang2 2011
Tho thang2 2011Tho thang2 2011
Tho thang2 2011
 

Destaque

Home for sale in orchard lake sugar land tx august 17th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 17th 2011Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 17th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 17th 2011Champions Real Estate Group
 
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Champions Real Estate Group
 
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 10th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 10th 2011Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 10th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 10th 2011Champions Real Estate Group
 
Home for sale in aliana richmond tx august 10th 2011
Home for sale in  aliana richmond tx  august 10th 2011Home for sale in  aliana richmond tx  august 10th 2011
Home for sale in aliana richmond tx august 10th 2011Champions Real Estate Group
 
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and..."West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...Champions Real Estate Group
 

Destaque (14)

Home for sale in the Aliana, Richmond TX
Home for sale in the Aliana,   Richmond TXHome for sale in the Aliana,   Richmond TX
Home for sale in the Aliana, Richmond TX
 
Home for sale in shadowlake august 8 2012
Home for sale in shadowlake august 8 2012Home for sale in shadowlake august 8 2012
Home for sale in shadowlake august 8 2012
 
Harris county tx park listing- precinct 3-
Harris county tx  park listing- precinct 3-Harris county tx  park listing- precinct 3-
Harris county tx park listing- precinct 3-
 
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 17th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 17th 2011Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 17th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 17th 2011
 
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
 
Home for sale at Chelsea Harbour July 1 2011
Home for sale at Chelsea Harbour July 1 2011Home for sale at Chelsea Harbour July 1 2011
Home for sale at Chelsea Harbour July 1 2011
 
Tip -daylight saving time fall 2011-ben huynh
Tip -daylight saving time fall 2011-ben huynhTip -daylight saving time fall 2011-ben huynh
Tip -daylight saving time fall 2011-ben huynh
 
Warren Buffet
Warren BuffetWarren Buffet
Warren Buffet
 
World Records
World RecordsWorld Records
World Records
 
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 10th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 10th 2011Home for sale in orchard lake sugar land tx  august 10th 2011
Home for sale in orchard lake sugar land tx august 10th 2011
 
Gala package 2015 ben huynh_pdf
Gala package 2015 ben huynh_pdfGala package 2015 ben huynh_pdf
Gala package 2015 ben huynh_pdf
 
School KATY ISD
School KATY ISDSchool KATY ISD
School KATY ISD
 
Home for sale in aliana richmond tx august 10th 2011
Home for sale in  aliana richmond tx  august 10th 2011Home for sale in  aliana richmond tx  august 10th 2011
Home for sale in aliana richmond tx august 10th 2011
 
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and..."West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
 

Semelhante a Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.

Tho lang for slideshare
Tho lang for slideshareTho lang for slideshare
Tho lang for slideshareTin Hà Đăng
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008dtnguyen
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008dtnguyen
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!Noilieuhaha
 
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTin Hà Đăng
 
Lá thư Làng Mai 45 – 2022
Lá thư Làng Mai 45 – 2022Lá thư Làng Mai 45 – 2022
Lá thư Làng Mai 45 – 2022Thu Vien Phat Viet
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Còn gặp nhau
Còn gặp nhauCòn gặp nhau
Còn gặp nhaudungkhoi88
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêuCherry Bui
 

Semelhante a Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2. (20)

Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Ngọt ngào VHN
Ngọt ngào VHNNgọt ngào VHN
Ngọt ngào VHN
 
Tho lang for slideshare
Tho lang for slideshareTho lang for slideshare
Tho lang for slideshare
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
 
Tho thang10 2012
Tho thang10 2012Tho thang10 2012
Tho thang10 2012
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
 
Lá thư Làng Mai 45 – 2022
Lá thư Làng Mai 45 – 2022Lá thư Làng Mai 45 – 2022
Lá thư Làng Mai 45 – 2022
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên KhôiThơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Còn gặp nhau
Còn gặp nhauCòn gặp nhau
Còn gặp nhau
 
Tho thang11 2012
Tho thang11 2012Tho thang11 2012
Tho thang11 2012
 
Nhớ nguồn - Lê Giang
Nhớ nguồn - Lê GiangNhớ nguồn - Lê Giang
Nhớ nguồn - Lê Giang
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêu
 

Mais de Champions Real Estate Group

Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).Champions Real Estate Group
 
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com. 2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com. Champions Real Estate Group
 
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...Champions Real Estate Group
 
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.Champions Real Estate Group
 
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012
Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012Champions Real Estate Group
 
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --Champions Real Estate Group
 
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pagesAarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pagesChampions Real Estate Group
 
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11Champions Real Estate Group
 

Mais de Champions Real Estate Group (20)

HO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdf
HO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdfHO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdf
HO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdf
 
3 day closing disclosure rule.
3 day closing disclosure rule.3 day closing disclosure rule.
3 day closing disclosure rule.
 
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
 
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com. 2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
 
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
 
Tidings of Joy!
Tidings of Joy!Tidings of Joy!
Tidings of Joy!
 
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
 
SlideSharev3 (2)
SlideSharev3 (2)SlideSharev3 (2)
SlideSharev3 (2)
 
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
 
2014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.132014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.13
 
Voting in texas november 5, 2013 elections.
Voting in texas  november 5, 2013 elections.Voting in texas  november 5, 2013 elections.
Voting in texas november 5, 2013 elections.
 
2014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.132014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.13
 
Home for sale in shadowlake oct 22 2012
Home for sale in shadowlake oct  22 2012Home for sale in shadowlake oct  22 2012
Home for sale in shadowlake oct 22 2012
 
Home for sale in shadowlake sept 27 2012
Home for sale in shadowlake sept 27 2012Home for sale in shadowlake sept 27 2012
Home for sale in shadowlake sept 27 2012
 
Tax Event in Houston TX.
Tax Event in Houston TX.Tax Event in Houston TX.
Tax Event in Houston TX.
 
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012
Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012
 
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
 
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pagesAarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pages
 
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
 
Aarea luncheon-january 18 2012---ben huynh
Aarea luncheon-january 18 2012---ben huynhAarea luncheon-january 18 2012---ben huynh
Aarea luncheon-january 18 2012---ben huynh
 

Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.

  • 1. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 1 Giaùp Ngoï
  • 2. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 2 Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiệm kỳ 2012-2016 Hội Đồng Điều Hành Hội Trưởng. : Ông Văn Tường Phó H T Ngoại Vụ : Ông Nguyễn Văn Thành : Ông Từ Phinh One Phó H T Nội Vụ : Ông Nguyễn Văn Vui, : Ông Thạch Bông Tổng Thư Ký : Anh Dương Việt Văn Phó Tổng Thư Ký : Ô. Nguyễn Văn Nhựt Thủ Quỷ : Ô. Nguyễn Văn Thành Trưởng Ban Liên Lạc : Ô. Ngô Thiết Hùng Trưởng Ban Xã Hội : Ô. Hà Phi Hùng Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi T. Hải Đường. Trưởng Ban Thể Thao : Ô. Nguyễn Cao Thượng Trưởng Ban Tài Chánh : Ô. Trương Bạc Xuổl. Trưởng Ban Giáo dục : Ô. Nguyễn Văn Vui Trưởng Ban Y-Tế : Ô. Kiều Trương, Trưởng Ban Trật Tự : Ô. Hà Kim Danh Hỏa đầu Vụ : Ô. Thạch Tạo. Trưởng Ban Văn Nghệ : Ô. Tạ Thành Tiến : Ô. Trần Sinh Trưởng Ban Báo Chí : Ông Võ Trung Tín Ban Quảng Cáo : Ô. Trương Bạc Xoủl : Ô. Ngô Văn Thành : Anh Kiên Phi Bằng Web Master : Ông Ngô Đế : Anh Dương Việt Văn Hội Đồng Cố Vấn : Các Cụ Trần Xiều, Hàng Công Thành, Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Ánh Nhựt,Võ Trung Tín, Võ Văn Diệu, Tăng Đông Sanh, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Văn Lang. Các Anh Trần Hửu Quang, Huỳnh Kim Tiến, Trịnh Hảo Tâm, Chị Trần Thị Phụng Hội Đồng Sáng Lập : Cụ Trần Xiều, Các Anh Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến, Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín. Đại Diện Các Nơi : Phần Lan : Ông TRẦN MINH CẢNH Hòa Lan : Chị THÁI KIM NGUYỆT Australia : Ông TRẦN ANH KIỆT Norway : Ông PHẠM QUANG TRỨ Germany : Ông HÀ PHƯỚC THẢO Canada : Ông HUỲNH CÔNG ÂN San Diego : Ông TRẦN TRỌNG LÀNH Los Angeles : Ông NGÔ VĂN THÀNH Florida : Ông TRƯƠNG DƯỜNG Indoo : Ông HỒ VĂN PHONG Texas : Ông KIM HỮU PHƯƠNG Michigan : Chị LÊ THỊ DUNG Kansas : Ông HỒ VĂN MỪNG Georgia : Ông ĐOÀN LÝ ĐÁNG : Ông LÊ NGỌC ĐIỆP, Oregan : Ông LÝ TUẤN HIỀN Ohio : Ông HUỲNH NGỌC CÔN Connecticut : Ông HUỲNH THÀNH BÁ. Missouri : Ông HỒ VĂN ẨN Newyork : Ông TIÊU NHƠN LẠC. Utah : Ông NGUYỄN V. XUÂN CẢNH.
  • 3. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 3 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2014 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH THẬT TRI ÂN Quý Học Giả, Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh SOÁ 14 - Xuân Giáp Ngọ - 2014 Quý Đọc Giả viết thư, điện thoại góp ý kiến và khuyến khích chúng tôi, Quý Mạnh Thường Quân, Doanh Gia, Thân Chủ , đã và đang ủng hộ Đặc San Trà Vinh Nhờ sự yểm trợ quý báu của tất cả quý vị trên, chúng tôi mới có đủ phương tiện và giữ vững tinh thần để hình thành các quyển Đặc San nầy Tòa soạn: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-856-9202 Trang Web: aihuutravinh.com or Travinhhaingoai.com Email: pvotin@gmail.com Đặc san Trà-Vinh số 14 được phát hành tại California trong dịp mừng Xuân Giáp Ngọ do Hội Ái Hữu Trà-Vinh chủ trương với các tiêu chuẩn như sau: * Đặc san Trà-Vinh chỉ lưu hành trong Hội Ái Hửu Trà-Vinh và không bán ra ngoài. * Các tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài viết của mình. * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không gởi trả lại bản thảo. * Các bài gởi đăng xin dùng Font Unicode hoặc VNI và gởi về email: Pvotin@gmail.com * Mỗi tác giả sẽ được chọn đăng hai bài trong mỗi số báo. ngoài ra sẽ dành cho các số tới. * Tòa soạn sẽ dành ưu tiên cho quý đồng hương mới đến với Hội lần đầu. * Những bài gởỉ cho Đặc San Trà-Vinh xin đừng gởi các nơi khác đăng trước. * Tòa soạn dành quyền từ chối những bài vở ngoài chủ trương và đường lối của Hội cũng như văn hoá nước nhà. * Nếu muốn trích đăng một đoạn hay toàn bài xin liên lạc với tác giả hay tòa soạn và xin đề trích từ Đặc San Trà- Vinh
  • 4. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 4 Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 STT Tựa Bài Tác Giả Trang 1 Câu đối TẾT Ban Báo Chí 1 2 Ban Chấp Hành Niên Khóa 2012- 2016 Hội AHTV 2 3 Điều Lệ ĐS Trà Vinh Ban Báo Chí 3 4 Mục Lục ĐSTV 2014 Ban Biên Tập 4 5 Thư Đầu Năm của Hội Trưởng HT Văn Tường 6 6 Sớ Táo Quân Táo Quân Trà Vinh 7 7 Minh Trìết Việt trong Sự Tích Ông Táo NguyễnVũ TuấnAnh 9 8 Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa Lucky Nguyễn 12 9 Bài viết cho ĐSTV Xuân Giáp Ngọ 2014 Dương Chieu Anh 20 10 Bóng đổ thềm xuân ( mấy vần thơ ) Trần Thế Phong 22 11 Người Về ( mấy vần thơ ) Huỳnh Tâm Hoài 22 12 Giả biệt Trà Vinh ( mấy vần thơ ) Lê Võ 22 13 Trở lại Trà Vinh ( mấy vần thơ ) KimChung HoàngVũ 23 14 Gặp Bạn Xứ Người ( mấy vần thơ ) Lâm Thanh 23 15 Dáng Xưa (mấy vần thơ) Lâm Thanh 23 16 Hội Ái Hữu Trà Vinh Họp Mặt Mùa Hè Lucky Nguyễn 24 17 Học Lóm Bạn Già Thanh Nguyễn 26 18 Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam Vĩnh Trường 33 19 Đòi Nợ Bác Hồ ( 2 ) Huỳnh Khắc Sữ 44 20 Tôi Thương Em (thơ) Anh Ba Phước Hưng 47 21 Sài Gòn Nóng Anh Ba Phước Hưng 48 22 Tình Mẹ Của Rắn Kiên Lý 52 23 Nhớ Tiểu Cần (Thơ) Chu Tiểu Trà 53 24 Nhớ Hòn Thơm (Thơ) Nguyễn Minh Cần 53 25 Tình Việt Miên Hoa Kien Rem Steven 54 26 Có ai về Trà Vinh ? KimChung HoàngVũ 56 27 Chia Sẻ nỗi lòng Chiêu Anh 57 28 Trang Hí Dõm BBC 58 29 Trà Vinh Tân Xuân Hội Ngộ BBC 60 30 Trường Xưa Thầy Cũ Thái Lai 62 31 Một chuyến đi… về. Huệ Tường 66 32 Mai Tôi chết xin mang tôi ra biển (thơ) Hoàng Vũ 73 33 Ô Chữ Tiền Anh Nhi 74 34 Thư Đồng Hương BBC 75 35 Một Thoáng Hoài Niệm Về NS Trúc Phương Uông Thị Hồng Yến 79
  • 5. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 5 36 Sư Tử Nhà Tôi Phạm Chinh Đông 81 37 Ngày Xưa Thân Ái Văn Tường 87 38 Bỏ lại sau lưng (thơ) Lâm Thanh 89 39 Quái Kiệt Trần Văn Trạch Trần Quang Hải 90 40 Một thời Chinh Chiến điêu linh Nguyên Nhung 96 41 Soi Gương - Chân Dung Tự họa Chu Tiểu Trà 100 42 Tô Canh Nắm Mối Huỳnh Tâm Hoài 101 43 Vũ Điệu, Vũ Khúc qua Tiếng Đàn (thơ) Tú Sinh 104 44 Xin trả tôi về tuổi ấu thơ (thơ) KimChung HoàngVũ 104 45 Trường Cũ BS Nguyễn Lưu Viên 105 46 Đố vui - Đối đáp Chiêu Anh 108 47 Tình cuối mùa Thu (thơ) Tructhanhan 110 48 Lịch sử Lập Quốc của Tổ Tiên Việt Nam Vĩnh Thuận 111 49 Về Vườn Huỳnh Tâm Hoài 123 50 Hai Cha Con và Con Lừa Steven Rem Kiên 127 51 Muộn Phiền - Trái Tim Hoảng Hốt (thơ) Truc Thanh An 128 52 Bếp Nhà Ta Nấu: Bánh Xèo Món ăn dân dã Ông Xã Năm 129 53 Thư Cho Một Bác Sĩ Trẻ - Tom Dooley Từ Văn Thọ (dịch) 133 54 Anh nhớ về thăm Em Hoàng Yến 140 55 Dưới Chân Núi Tuyết (Du ký) Tiền Vĩnh Lạc 141 56 Cô Bán Hàng Bông - Hương Tình Phụ (Vọng Cổ) Trương Thái Hòa 150 57 Tản Mạn Về Ngựa Tiền Lạc Quan 152 58 Hạt CHIA, thức ăn qúi giá trong tương lai BS Trường Xuân 158 59 Cô gái quá giang trong đêm mồng một Tết Phạm Tín An Ninh 163 60 Hai Người Bạn TCN 171 61 Thi Nhân và Vận Nước (thơ) Phương Nam 177 62 Chặng Cuối Con Đường đấu tranh (thơ) Phương Nam 177 63 Đồng Hương Trà Vinh Quy Tiên trong năm 2013 Hội AHTV 178 64 Danh Sách Đồng Hương Trà Vinh TTK 179 65 Báo cáo Tài Chánh 2013 Ban Tài Chánh 187 66 Hoa Kỳ Phát Hành giấy bạc $100 BTC 189 67 Trang Quảng Cáo BBC 190 68 Ban Biên Tập BBC 199
  • 6. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 6 Kính gởi quý đồng hương hội viên Trà Vinh thân mến Thêm một mùa Xuân ấm áp nữa đền với Hội Trà Vinh chúng ta. Xuân mang niềm tin mới, Xuân giúp lòng người dễ dàng lãng quên tất cả những nhọc nhằn , phiền muộn của tháng ngày qua để thay vào đó là sự chào đón những mong đợi, những hy vọng một đời tươi sáng huy hoàng rực rỡ hơn. Trong niềm ước muốn tốt lành nầy, người của Hội chúng ta cùng nhau đến gặp gỡ trong ngày Tân Xuân Hội Ngộ để cùng chia sẻ, cùng tâm tình và chung vui theo tập tục ngày Tết . Năm nay, buổi tiệc nầy được tổ chức sớm hơn hằng năm nên không khí ngày Tết còn rộn rã khác hẳn mọi năm trước tổ chức muộn màn nên hơi tẻ nhạt. Hôm nay, đối với thiếu nhi thì có lì xì, pháo nổ, múa lân; người cao niên thì có lễ chúc thọ; nghi thức thì có nhang đèn tưởng nhớ tiền nhân, và tất cả mọi người thì một bửa ăn thịnh soạn cùng thưởng thức văn nghệ ca hát bên bạn hè hay người thân yêu. Xuân đi, xuân đến nào ai biết Thắp nén hương lòng, ta có Xuân Vui Xuân tha hương, làm sao khỏi chạnh nhớ những mùa Xuân tại quê nhà trước 1975. Nhớ lắm vườn đào bên kia cầu Long Bình, cũng làm sao quên mùng một, mùng hai, mùng ba, ban ngày hay ban tối, thường hay tạt qua đầu chợ đặt vài tụ bầu cua cá cọp lấy hên đầu năm. Rồi lại nhớ đèo cả gia đình đi lễ chùa xin xâm, hái lộc …nhớ gương mặt mọi người ngày ấy , ngây thơ , non choẹt, dễ thương làm sao. Lúc đó mới chạc ngoài 30, giờ thì thất thập rồi. Nghĩ mình, rồi nghĩ tâm trạng của các bạn ta, rồi đồng hương xa gần, tất cả có một mẫu số chung gần giống nhau. Lòng nhũ lòng, núm níu ngày vui bên nhau được chừng nào hay chừng ấy, đấy là đáp số về sự hiện hữu của Hội Trà Vinh đến năm thứ mười bốn nầy. Đâu Xuân, thay mặt Anh Chị Em Cô Chú Bác trong nhóm chủ trương chắt mót chút tâm tình trãi lòng qua trang giấy tò bày cho vui và nhân tiện thân tình kính chúc toàn thề quý vị năm mới thành tựu như ước muốn. CA, ngày 21 tháng 10 năm 2013 Hội Trưởng Văn Tường
  • 7. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 7 Báo cáo của Táo Trà Vinh Khải tấu NgọcHoàng Quý Tỵ sang trang Giáp Ngọ trở về Thần Táo Ca Li Đến từ vùng đất Lít Tô Sài Gòn Tục lệ hằng năm Đến ngày hăm ba Của tháng chạp ta Về chầu Thánh Đế Kể chuyện trần thế Trong năm Quý Ty Của Hội Ái Hữu Đồnghương TràVinh Trước hết Táo đây Cúi đầu kính chúc HoàngThượng vạnan Sang năm Giáp Ngọ Mọi điều như ý Sức khỏe dồi dào Tuổi cao đức trọng. Muôn tâu Thánh Hoàng Tại nước Hoa Kỳ Ái hữu Trà Vinh Thành lập đến nay Là năm mười bốn Nhân sự điều hành Cũng người năm cũ Văn phòng trụ sở Cũng chẳng đổi thay Trụ trì tại phố Sài Gòn Bôn Sa Đồng hương ở xa Khi đi du lịch Thường hay ghé Hội Tâm tình thăm hỏi Kẻ mất người còn Tung tích nơi đâu Hội mà biết được Thì rất sẵn sàng Phổ biến tin tức Để mà liên lạc. Còn như may mắn Gặp dịp Picnic Hè Trungtuần tháng bảy Hay là Tết nhứt Gần ngày Tân Xuân Thì là tha hồ Vui ơi là vui Cố nhân hội ngộ Tình cũ, nghĩa xưa Tuông trào lai láng Tiếng nói tiếng cười Mừng mừng tủi tủi Nhứt là tình cũ Không rũ mà gặp Giống truyện Phan Khôi Hai bốn năm xưa Một đêm vừa gió… ThánhHoàng đậpbàn Lạc đề lạc đề Thần Táo xin lỗi Để Thần vào đề Kính bẫm Thánh Hoàng Trong năm vừa qua Chuyện nhà chuyện nước Lắm sự đổi thay Ông già Tổng Thống Đưa ra luật mới Tên gọi Mỹ quốc Ô ba ma ke Bắt buộc mọi người Phải mua bảo hiểm Giống như xe hơi Bất tuân thì phạt Dân Chủ làm vậy CộngHòa không chịu Đôi bên giằng co Chánh phủ liên bang Đóng cửa nhiều ngày Vì thiếu ngân sách Theo dõi nhức đầu Chuyệnngười nhưvậy Chuyện Trời rối hơn Ở biển Ca Li Tự dưng nổi lên Hai xác Oarfish Ở San Diego Truyềnthông loanbáo Dấu hiệu sóng thần Bà con lo lắng Cầu cho tai qua Xin ơn Thánh Hoàng Ra tay cứu giúp Tránh nạn thiên tai Để mà vui sống Vòng quanh thế sự Trung Đông sôi sục Do Thái Palestin Chửi nhau chí choé. I-Răng vênh váo Cà khịa khoe khoang Có lò nguyên tử Thế giới làm dữ Do Thái đòi bom Xóm làng rún động… Si Ri nổi sóng Bởi lủ độc tài Truyền ngôi cai trị Dân chúng nổi loạn, Kêu cứu hoàn cầu Nhào vô giải quyết Assad đang lo Tìm đường bôn tẩu. Nhin sang Châu Á Bé Kim Chính Ân Háo ăn thích ngủ Đã làm lảnh tụ Quậy phá lung tung Xómgiềng than phiền Tìm phương đối phó Tàu Phù làm khó Huênhhoang khoehàng Vũ khí cà tàng Mẫu hạm không gian Chứngtỏ lòng tham Loè bịp thiên hạ. Cònchuyện Việt Nam Bà con hải ngoại Cùng người trong nước Yêu nước thương nòi Biểu tình phản đối Phong trào lớn dậy Cùng khắp mọi nơi Vì nổi bất bình Di sản tiền nhân Bao đời gầy dựng Từ khi lập quốc Cho đến sau nầy Lãnh thố vẹn tròn Thế mà Việt gian Cọng sản vô tâm Vì tiền vì chức Âm mưu đen tối Nhượng đất bán biển Tàukhựa bànhtrướng Lấn chiếm nhiều nơi Hoàng Sa, Trường Sa Việt Nam Cộng Hòa Đâu có để mất Vậy mà hôm nay Chủ quyền dân tộc Trong tay ngoại bang Kính bẩm Thượng hoàng
  • 8. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 8 Rộng đường suy xét ! Nhân dịp Tết nầy Thầy Vui tổ chức Ngày Tết Con Ngựa Tại Emerald Bay Ba con lân múa Có xanh đỏ vàng Con nít khoái lắm Người lớn cũng vui Mấy cô móc ví Lấy phong bao đỏ Trao tặng ông Địa Gọi là lấy hên Chúng nó vái lạy Nhảy múa lung tung Trống đánh thùng thùng Xua tan điềm gỡ Các cụ cao niên Năm nầy đông quá Hàng tám, hàng chin Ngồi thành nhiều dãy Phúc đức hội ta Cụ cố Trần Xiều Và Bác Huỳnh Lang Cùng Dì Nguyễn Tín Thêm nhiều vị nữa Thần nhớ không hết Tất cả đều thọ Lên tới la phông Nghĩa là trăm tuổi Chắc là tuổi hạc Hay là tuổi rùa Hoặc là tuổi rắn Lột da sống đời Lâu như Bành Tổ… Nói về Hè qua Anh Thành sắp xếp Họp nhau park cũ Euclid / Warner Bà con dễ tìm Năm nầy nhộn nhịp Già trẻ bé lớn Hú nhau gặp gỡ Đông đảo vô cùng Và sự ủng hộ Rất là nhiệt tình Hy vọng năm tới Tinh thần sốt sắng Vẫn giữ như vầy Chắc rằng sẽ có Nhiều chương trình hay Tăngcường khuyếnhọc Giải thưởng đố vui Địa danh tỉnh nhà Sẽ phát triển hơn Đề thi song ngữ Cụ Vui soạn ra Thật là thích hợp Học sinh hải ngoại Biết hai thứ tiếng Chúng rất hoan hô Sáng kiến mới nầy Nhất là lại thêm Trò nào tham dự Cũng được thưởng tiền Gọi là khuyến khích Việc nhớ cội nguồn Quê hương ta đó Thần xin nói nhỏ Nhờ vậy thi đông Không khí rộn ràng Bọn chúng hứa rằng Mùa tới thi nữa Chuẩn bị kỹ càng Thi đua cùng bạn Hậu duệ Trà Vinh Mầm non nước Việt Ngoài ra còn nữa Trò chơi hấp dẫn Đó là nhảy bao Phi Bằng điều động Tu hít đeo cổ Thổi nghe quít quit Thế mà con nít Thật là vui thích Hè nhau kéo đến Ủng hộ trò chơi Tha hồ chụp ảnh Thi sinh té nhào Anh chị mẹ cha Ôm bụng mà cười Còn món khoái khẩu Bà con đem đến Nhiều kể không xuể Thức ăn thức uống Coi mòi dư dã Nhứt là Hội nhà Hổ trợ ba nồi Nước lèo Thạch Tạo Món ăn nồng cốt Thêm một heo quay Hai trăm chả giò Cộng với hai xửng Bánh mặn Trà Vinh Cùng món pizza Dành cho giới trẻ Dưa hấu, bánh ngọt Thôi thì ê hề Thần kể không xiết Bà con mình nói Kỳ nầy vui thiệt Tụi nghiệp mấy Anh Năm nào cũng gánh Lướt nhìn chạnh lòng Đầu bạc trắng xóa Tay chân gầy guộc Mà khuân đồ đạc Thấy mà cảm thương Cầu trời vái Phật Phù hộ cho họ Mọi việc tốt lành Cũng như kêu gọi Giới trẻ tiếp tay Cùng Cô Chú Bác Để lửa Trà Vinh Ở hải ngoại nầy Mãi mãi vẫn sáng Đây là ý nguyện Cũngcủa nhiều người Nhân đây Thần cũng Xin bẩm cùng Ngài Về Mạnh Thường Quân Của Hội Trà Vinh Hội viên có lòng Mỗi khi góp tiền Gọi là niên liễm Thường thường đưa thêm Nói là ủng hộ Còn cuốn đặc san Năm nào cũng vậy Tộinghiệp ThànhNgô Vận động Chị Em Là chủ Tiệm Vàng KimQuang, Kim Hoa Golden Jade với City Trangbìa trang trong Để tăng tài chánh Phụ phần in ấn Câu ký nước lọc Phát Precision Văn Bút nhà sách Cùngtrường ViệtNgữ Luật sư Anh Tú Bác sĩ Khải Tiêu Gọi xin quảng cáo Nói OK liền Chúngthần cảm động Chẳng biết nói sao Ngay cả nhà in Ông Côn ấn loát Là rể Trà Vinh Nên giá đặc biệt Báo Xuân đẹp đẻ Mà cũng rẻ tiền Nay xin ThánhHoàng Gia ơn phù trợ Các cơ sở nầy Làm ăn khấm khá Để cho Hội nhà Gọi là biết ơn Chút lòng đáp nghĩa . Chuyệncủa Trà Vinh Của năm con rắn Chấm dứt nơi đây Cúi xin ThánhHoàng Gia ân phê chuẩn Để Thần về lại Nơi chốn dương trần Kịp ngày NguyênĐán Thần xin long trọng Kínhchúc Thánh Hoàng Vạn tuế, vạn tuế… TÁO TRÀ VINH KHỐI BÁO CHÍ 26-10-2013
  • 9. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 9 MINH TRIẾT VIỆT TRONG SỰ TÍCH ÔNG TÁO Mỗi khi Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bằng chứng cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liêu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết Nguyên Đán có từ thế kỷ XV trước CN - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Hoa Hạ tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử, đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Truyền thuyết cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi từ nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành "ba đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là "cò bay ngựa chạy") để làm phương tiện cho "Vua Bếp" lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng
  • 10. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 10 xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Càng tiến dần vào Nam thì tục cúng ông Táo về trời có chút it thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch. Quẻ Ly Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu Rau. Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa Một nét độc đáo khi tạo ra ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều nầy may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó. Ý nghĩa của vết lõm này chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ. Trong bức tranh dân gian Việt mà chúng ta thấy ở trên, táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy tranh đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm: Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 từ quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế. Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Theo lý học Đông phương đó là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân chọn đúng ngày này lên trời có sai không? Tranh Đàn Cá. Thiên nhất sinh thủy. Địa lục thành chi. Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Biểu tượng Táo Quân (Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Thủy).
  • 11. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 11 Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời Sách cổ chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng “Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường”. Đây chính là phép tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. “Vạn vật qui ư thổ” hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành – Theo Lý học Đông phương – thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp – Táo Quân về trời. Y phục của Táo Quân và Táo Quân không mặc quần? Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cài vạt áo bên phải vậy. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt? Lịch sử Trung Hoa ghi lại: chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thân dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: phong tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phiá Bắc này và còn giữ đến bây giờ.Và điều này nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như các bức tranh dân gian sáng tác về sau này. Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng (bên phải) và hai dải mũ cao vút. Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt – tục cúng “Ông Táo về trời” là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương – mà từ lâu thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý này, chính vì nó là hệ quả của nền minh triết Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa “Ông Công, Ông Táo về trời”. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ, thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt: Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Theo NGUYỄN VŨ TUẤN ANH
  • 12. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 12 Lucky Nguyễn Thời gian một năm thấm thoát trôi qua mau, năm Quý Tỵ lại phải nhường chổ cho năm mới sắp đến là năm Giáp Ngọ. Ngựa là con vật thứ bảy trong âm lịch của người Á Đông và Việt Nam thường dùng lịch nầy. Ngựa còn được gọi là câu, là mã... Nhưng tựu trung đều chỉ con vật có bốn vó cao rất khỏe, móng đề, thân hình thon gọn có lông tơ nhuyển phủ đầy mình, bờm và đuôi có lông dài bóng mượt, đôi khi cất tiếng hí vang khi reo vui hay báo hiệu sự ngạc nhiên cho đồng loại hay cho chủ nó... Nhân thời điểm đầu năm, chúng tôi xin phép mời quí vị nhín chút thì giờ tìm hiểu thêm về loài ngựa, những câu chuyện liên quan đến loài ngựa khắp đo đây vốn dĩ có ít nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa, lịch sử của người Việt chúng ta khắp nơi qua bài viết "Năm Ngọ nói Chuyện Ngựa" hầu góp phần giải trí cho quí đọc giả gần xa trong những ngày đầu xuân. Ngựa hoang tranh hùng Lịch sử, xếp loại và sinh hoạt của ngựa Theo các tài liệu của các nhà khảo cổ thì ngựa là loài động vật được thấy xuất hiện trên trái đất nầy rất sớm độ chừng 55 đến 60 triệu năm. Thuở sơ khai, ngựa chỉ có thân mình bằng con cáo hay con dê núi ở trong các rừng hoang ở Châu Âu, Bắc Mỹ Châu, Trung Á và Bắc Phi Châu. Vào thời ấy, ngựa chỉ là loài dộng vật ăn lá cây, chân trước có bốn ngón, chân sau có ba ngón. Trải qua nhiều thế hệ tiến hóa của loài động vật nầy, cơ thể chúng thay đổi thích nghi theo thời gian và môi trường sống từ loài ăn lá cây thành loài chỉ ăn cỏ, rơm... Để thích nghi với những cuộc rược đuổi săn mồi, rình mồi, chạy trốn thú dử và sống trên đồng cỏ. Giống ngựa có một mống đề là còn tồn tại, cơ thể của chúng cũng biến đổi cao hơn để thích hợp với đời sống trên những đồng cỏ thưa thớt và có răng hàm để ăn cỏ... Con người bắt đầu thuần dưỡng ngựa vào khoảng 4000-4500 trước Công Nguyên. Trước tiên bắt ngựa rừng đem về nuôi để lấy thịt hay dùng chúng trong việc di chuyển, chuyên chở hàng hóa và phụ giúp công việc đồng áng. Người ta tin rằng ngựa đã được nuôi phổ biến ở Âu Châu vào khoảng 3000-2000 trước công nguyên. Sau đó, ngựa được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, nên có danh từ Ngựa Chiến, nhiều nhất là trong các cuộc chiến tranh thời thượng cổ, người ta biết dùng ngựa trong các cuộc giao chiến. Hầu hết những con ngựa hiện nay đều là thứ có chân ngón lẻ, chỉ một ngón có móng đề. Ngựa có giác quan rất bén nhạy, răng to, mắt tinh và có tầm nhìn xa rộng, nhưng lại kém xác định về màu sắc; ngựa chỉ phân biệt có bốn màu: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh da trời. Tai ngựa khá to và dài, có thể cử động riêng rẻ dễ dàng để phân biệt từ hướng phát ra tiếng động chính xác. Mũi ngựa phân biệt mùi rất giỏi, nó có thể phân biệt được hơi của kẻ lạ hay người quen trong vòng 100 thước. Toàn thân ngựa phủ lớp lông tơ mịn, lông tơ ở cổ (bờm), sau gáy và đuôi lông rất dài. Màu sắc có thể thuần một màu hay pha trộn các màu với nhau: trắng hồng, vàng, nâu, hoặc những vằn trắng đen hay tím chen lẫn nhau. Đặc biệt ngựa vằn chỉ phát sinh ở vùng Nam Phi Châu. Ngựa Vằn Phi Châu Nơi hoang dả, ngựa sống thành đàn và biết bênh vực lẫn nhau khi gặp phải thú dử tấn công, khi phát hiện điều gì lạ, chúng nghểnh cổ cao lên để nghe ngóng, một tai vểnh lên phía trước và tai kia hướng về phía có tiếng động. Khi tức giận thì ngựa nhe răng hàm dưới ra, ngẩng cổ cao lên, hí vang và khi phát hiện điều chi lạ, chúng dựng hai
  • 13. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 13 chân trước lên cao, cất tiếng hí lên từng hồi để báo động cho đồng bọn chú ý để trốn tránh hay nghênh cảng việc săn đuổi của thú dử. Khi ngựa tìm được nguồn nước thì dùng một chân trước gỏ xuống đất rồi cất tiếng hí lên để báo hiệu đồng bọn chạy về hướng có thức ăn hay nguồn nước nó mới vừa khám phá được v.v... Ngựa chạy với vận tốc trung bình 25 đến 40km/giờ trong thời gian dài. Khi phải chạy với vận tốc cao chúng có thể đạt được 65 đến 70km /giờ suốt nhiều giờ. Ngựa Bạch trên bãi biển Con ngựa trưởng thành khi được bốn tuổi mới có khả năng giao phối. Ngựa cái mang thai khoảng 335 đến 340 ngày mới đẻ con, ngựa vằn phải mang thai lâu đến 370 đến 375 ngày mới đẻ. Thường thì mỗi lần có mang, ngựa chỉ đẻ một con. Sau khi lọt lòng mẹ độ chừng một tiếng dồng hồ, ngựa con có thể đi lại được và chúng biết ăn cỏ sau một tuần. Ngựa mẹ chỉ cho con bú độ một năm mà thôi. Ngựa con khi được hai tuổi rưởi đến bốn tuổi rưởi thì chúng có thể nhập vào nhóm riêng. Tuổi thọ trung bình của ngựa vào khoảng 18 đến 40 năm, có con cũng sống đến 60 năm. Liên hệ Ngựa với đời sống con người Từ thời tiền sử xa xưa, con người chỉ biết săn thú lấy thịt, hái trái cây rừng làm thức ăn để nuôi thân, lấy da thú để mặc che ấm lạnh cho thân, làm lều trại trú ẩn chống chọi với thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Loài người với trí thông minh còn biết chinh phục thú rừng, bắt thú về nuôi, biến chúng thành gia súc để khiển dụng và cũng là nguồn dự trử lương thực, trong số những con thú được thuần hóa ấy có cả loài ngựa, bên cạnh những chó với mèo hay các thú vật khác... Kể từ khi loài ngựa được sống gần gũi với con người, đến nay có hơn năm hay sáu ngàn năm. Người ta dùng ngựa làm phương tiện chuyên chở cho vua chúa và các nhà quyền quí hoặc người giàu có, và còn dùng ngựa để làm thay con người những công việc nặng nhọc của đồng áng, trong việc chuyên chở vật gia dụng, đưa tin. Người Ai Cập cổ đại, qua những hình ghi lại trong các kim tự tháp lăng mộ vua chúa từ thời xa xưa, đã biết sử dụng xe ngựa kéo như một dạng chiến xa, trước khi sáng chế ra một yên cương và bàn đạp giúp cho tăng hiệu năng chiến đấu của chiến mã, giữ cho người cưỡi thêm nhanh nhẹn và an toàn hơn. Các hiệp sĩ mặc áo giáp trên lưng ngựa với một thanh kiếm dài hoặc các loại vũ khí đánh xa khác có thể gây nguy hiểm cho đối phương trên chiến trường. Từ việc sáng chế ra yên ngựa để thế ngồi được thoải mái đến việc đóng cái bàn đạp để chân đã giúp cho phép người chiến binh có thể tấn công và bắn tên hiệu quả từ trên lưng ngựa... Sự ích lợi của loài ngựa được kể đến trên nhiều phương diện, từ lâu người ta biết dùng huyết thanh ngựa để trị bịnh cho con người trong các ngành y khoa: dùng huyết thanh ngựa để tiêm ngừa các bệnh truyền nhiểm. Trong kỷ nghệ và các nhà máy, người ta lấy công xuất của con ngựa làm tiêu chuẩn sản xuất cho sức làm việc cho các máy móc trong kỷ nghệ, như một động cơ có sức hoạt động bằng phân nửa sức ngựa, (1/2 horse power) cho máy xay đồ gia dụng trong nhà bếp, sức kéo của chiếc ô tô đến mấy trăm mã lực (100 horses powers), hay hàng ngàn mã lực của phi cơ phản lực hoặc nhanh hơn nữa với sức phóng cực nhanh của các hỏa tiển mang vật liệu lên các trạm không gian. Thịt ngựa và các thực phẩm chế biến từ thịt ngựa rất được người dân các nước Bắc Âu ưa dùng rất được ưa thích... Ngựa Cổ Thành Troy Con ngựa Gổ Thành Troy (Troie) Hơn 3200 năm trước Tây Lịch, vua Agamemnon của xứ Mycenal thống nhất các lân bang trong liên minh của Hy lạp. Chỉ còn xứ Thessaly nằm ngoài vòng kiềm tỏa, nhưng không lâu sau Agamemnon nhờ có chiến tướng Archiller tài ba mà thôn tính được Thessaly nốt và giao cho
  • 14. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 14 em trai Menelaus cai quản Sparta, một hải cảng quan trong của Hy Lạp, thường thông thương qua lại với thành Troy, thành trì phồn thịnh vùng Tiểu Á Tế Á (nay thuộc Turkey). Vua Menelaus có người vợ rất xinh đẹp nổi tiếng là nàng Hellen, một công chúa của vùng Sparta. Ngày nọ, vua Priam trị vì xứ Troy, đề cử hai hoàng tử Hector và Paris sang Sparta đàm phán để cũng cố mối giao hảo với vua Menelaus. Nhưng khi đến nơi, Paris và bà Hellen có tình ý vụng trộm với nhau, trong khi vua Menelaus cùng phái đoàn hai bên đang đàm phán, và đôi tình nhân nầy thề nguyền gắn bó, trong lúc phái đoàn đôi bên đang trao đổi lời chúc tụng cho cuộc thương nghị được thành công... Khi phái đoàn thương thảo xong, Hellen trốn theo phái đoàn về thành Troy sống với Paris. Thế là có mầm móng chiến tranh xảy ra!.. Menelaus quá tức giận, ông phân bua sự việc cùng vua Agamemnon và các vua anh em trong vùng: Diomodus, Ajax, Odysseur và Archiller, và kêu gọi sự giúp đở quân binh đi đánh thành Troy để đòi lại Hellen, vợ của mình về. Cuộc chiến có hơn ngàn chiến thuyền trong vùng biển Egée của Hy Lạp. Menelaus công khai thách thức Paris là nếu ai thua thì Hellen thuộc về kẻ chiến thắng. Nhưng khi Paris bị thương và chết đi mà thành Troy vẫn không trao trả nàng Hellen cho kẻ chiến thắng, vì nàng bây giờ lại phải lòng ông anh của Paris là hoàng tử Hector, nàng ta ung dung sống với người tình mới. Quá uất hận cho cuộc chiến gian khổ gần 10 năm mà không cách nào phá được thành Troy, một hôm, theo kế hoạch của tướng Odysseur, quân Hy Lạp làm một con ngựa bằng gổ thật lớn và kéo đến trước cổng thành Troy tiếp tục chiến đấu. Nhân cơ hội Archiller bị thương, quân Hy lạp giả thua, kéo hết binh thuyền ra khơi về nước. Quân lính thành Troy mở cửa thành thu dọn chiến trường, kéo con ngựa gổ vào thành làm chiến lợi phẩm và khao quân mừng chiến thắng rất trọng thể. Đến giửa đêm, quân Hy Lạp ẩn trong mình ngựa gổ tràn ra giết hại quân lính thành Troy và mở cửa thành cho quân Hy Lạp trở lại ở bên ngoài tràn vào giết hại quân dân thành Troy và bắt hết đàn bà với trẻ con làm nô lệ. Chỉ có dũng sĩ Aeneas dẫn được một ít quân của thành Troy chạy thoát được để rồi thành lập nên đế quốc vửng mạnh ở La Mả sau nầy. Con ngựa của Alexander Đại Đế Con ngựa nổi danh thế giới là con Bucephalas của vua Alexander đại đế đến được với ngài là một ngẩu nhiên hiếm có. Chuyện kể rằng, một người lái buôn Ba Tư dắt con hắc mã đến bán cho vua Philippos II của Macedonia (vua cha của Alexander) nhưng tất cả các tay kỵ mã tài giỏi nhất đều không thể nào điều khiển nổi con ngựa bất kham này. Bucephalas của vua Alexander đại đế Hoàng tử Alexander lúc đó hãy còn là cậu bé mới mười hai tuổi, khám phá là con ngựa nầy sợ cái bóng của chính nó, nên cậu ta đi chậm rãi đến bên con ngựa, dịu dàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ nó và khẽ lái con thần mã hướng về phía mặt trời để không thấy bóng của nó và cuối cùng đã thuần hóa được con vật dữ tợn. Sau đó vị vua trẻ và con chiến mã đã cùng nhau tung hoành khắp chiến địa, chinh phục cả quốc gia Ba Tư rộng lớn và dựng lên một đế quốc mới bao la ở Châu Á. Sứ giả Plutarchus đã chứng kiến sự kiện trên cũng kể lại rằng, khi con Bucephalas qua đời tại Ấn Độ, Alexander buồn bã trước cái chết của người bạn thân yêu đã cho lập thành phố Bucephalia để tưởng nhớ nó. Nòi giống của nó được tồn tại mãi đến ngàn năm sau tại các xứ châu Á. Nhà thám hiểm Marco Polo kể rằng, vua Badasan thấy cậu mình có một chuồng ngựa thuộc dòng Bucephalas, xin ông này một con nhưng không được, liền ám sát ông cậu để cướp ngựa. Nhưng bà mợ đã sai người đi giết hết cả bầy ngựa quý đó để trả thù. Vụ này xảy ra vào năm 1280, và từ đó dòng Bucephalas tuyệt diệt . Con Ngựa chiến Á Rập và ngựa chiến Âu Châu Người Á Rập theo Hồi giáo rất trân quí loài ngựa chiến của họ, đối với họ trong cuộc sống
  • 15. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 15 của người Hồi giáo lúc bấy giờ cho là cao sang thì phải ăn ngon mặc đẹp, giàu sang có nhiều người vợ hầu hạ, và ngựa quí mới thì mới đúng là cuộc sống lý tưởng. Người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 11 là thời điểm họ đi chinh phục thế giới bởi họ có những đội kỵ mã tài ba chiếm trọn vùng Trung Đông, Bắc Phi. Chiến mã Ai Cập Những con ngựa chiến của họ được lựa chọn rất kỷ, chúng có thể băng qua sa mạc nóng bức mà không cần nghỉ ngơi. Giống ngựa Á Rập nầy có thể chạy liên tục 250 km suốt ngày đêm trong những điều kiện rất khó khăn. Người Á Rập chỉ chọn ngựa cái cho đội kỵ binh của họ, lý do là ngựa cái khi phi nước đại rất êm hơn ngựa đực; ngựa cái không thường ít đòi ăn như ngựa đực, và lý do chọn ngựa cái rất tiện cho việc hành quân truy kích của họ, bởi ngựa cái không gây tiếng động nhiều, tự động hí vang như ngựa đực, rất ưu điểm cho việc phục kích. Đội quân kỵ mã Hồi giáo nầy có tham vọng chiếm toàn thề Âu Châu, nhưng họ bị chận lại ngay ở trên đất Thổ Nhỉ Kỳ và sự kháng cự quyết liệt của người Tây Ban Nha ở eo biển Gibralta phân chia Phi Châu và Âu Châu bởi biển Địa Trung Hải. Sau cuộc chiến nầy đưa đến sự yếu kém thế lực của thế giới Á Rập trước các đội quân của đế quốc mới nổi lên như đế quốc Anh, đế quốc Pháp, đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan v.v... với những đội hàng hải có hải quân tân tiến và hùng hậu yễm trợ, đã ngự trị trên đại dương và thuộc địa của họ khắp cả hoàn vũ qua hàng thế kỷ dài. Ngược lại với sự chọn lựa ngựa của người Á Rập, các chàng Hiệp Sĩ Âu Châu thời Trung cổ lại thích tuyển chọn ngựa đực cho đội kỵ mã của họ vì lý do ngựa đực chạy khỏe hơn, họ chọn những con ngựa nhanh nhẹn khỏe và bền sức để đem đến thành công dễ dàng khi giáp trận mà còn phải mang những vật dụng nặng nề và cồng kềnh. Ngoài ra, người ta còn dùng ngựa trong việc nặng nhọc cày xới nặng nhọc thay sức người của nông trại và đồng ruộng. Ngựa còn dùng để vận chuyển hàng hóa đi nhiều nơi xa và thông tin liên lạc cho chính quyền rất tiện lợi thời bấy giờ... Những con Ngựa nổi Tiếng ở Á Châu Nói đến những con ngựa nổi tiếng ở Á Châu, trước hết chúng ta hảy nói về ngựa nổi tiếng ở Trung Hoa, vua Hán Cao Tổ vẫn thường tự phụ là nhờ mười năm sống trên lưng ngựa mà thu phục được giang sơn lập ra nhà Hán. Nhưng cuối đời nhà Hán, quốc gia ly tán, đất nước bị chia làm ba, đó là thời Tam Quốc, nơi Đông Hán, đội kỵ binh của Mã Siêu rất hùng hậu đã gây trở ngại cho Bắc Ngụy không ít. Đối lại, Tào Tháo cũng tổ chức đội kỵ binh mang tên là Hổ Báo Kỵ để đối đầu với kẻ thù của Bắc Ngụy. Con ngựa Đích Lư là loại ngựa tốt, nó đã nhãy qua suối Đàn Khê mà cứu Lưu Bị trong lúc khẩn cấp trong khi bị Thái Mao truy đuổi. Con Xích Thố trong truyện Tam Quốc, nguyên là của Đổng Trác, sau Đổng Trác dùng Xích Thố để chiêu dụ được Lử Bố để cùng ông tạo nên nhiều công lao hiển hách. Sau đó, Tào Tháo giết Lử Bố và cướp đi Xích Thố, rồi đem tặng nó lại cho Quan Vủ hay còn gọi là Quan Vân Trường, khi Quan Vủ chết nó cũng nhịn đói chết theo chủ... Quan Vũ cởi ngựa Xích Thố cầm Thanh Long Đao Nói đến ngựa Á châu ta không thể bỏ qua ngựa Mông Cổ, vào thế kỷ 13 sau Thiên Chúa Giáng sinh, vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp Á Châu và tận trời Âu cũng đều khiếp sợ. Ngựa Mông Cổ là giống nhỏ con, chân ngắn, bờm dài và đuôi rậm. Chúng có ưu điểm ít đòi hỏi chăm sóc nhưng lại có sức chịu đựng dai ở sức nóng sa mạc và khí hậu nhiệt đới, đời sống chúng rất thích hợp ở những đồng thảo nguyên, vùng núi cao. Chúng được Thành Các Tư Hản khéo tổ chức và huấn
  • 16. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 16 luyện thành đội binh tinh nhuệ bắn tên trên lưng ngựa, gây khiếp đãm cho nhiều nơi với chiến dịch tốc chiến tốc thắng. Chúng đã chiếm hầu hết các xứ Nam Á, Tây Bá Lợi Á, và tràn sang đến Áo, Hung Gia Lợi ở Âu Châu. Nhưng sau đó, ngay trong nước họ có chính biến mà họ phải rút hết các đạo quân về và thế giới có cơ mai thoát được đại họa Mông Cổ thống trị. Con Ngựa nổi tiếng Trong Lịch sử Việt Nam Phù Đổng Thiên Vương - (Thánh Giống) Lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựa sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương, cao lớn có khả năng phi nhanh, phun lửa và có thể bay lên trời. Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ sáu, có giặc nhà Ân bên Tàu tràn vào xâm lược nước Văn Lang và gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. ở Kẻ Dỏng, làng Phù Đổng thuộc bộ Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh, có cậu bé tên Giống đã lên ba tuổi mà không biết nói, không biết cười. Nghe sứ giả đến loan tin, thì bỗng dưng cất tiếng nói: " Xin Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Bà mẹ vui mừng quá đỗi nên cũng ra mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ngài về tâu với đức vua đúc cho con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân". Sứ giả rất ngạc nhiên, vội về lại tâu vua, nhà vua truyền lệnh ngày đêm làm gắp những gì cậu bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau ngày gặp sứ giả, cậu bé ăn rất nhiều và lớn mau như thổi. Hai ông bà làm bao nhiêu cũng không đủ sức lo cho con ăn, thành thử phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Nhiều người vui lòng giúp đở ông bà góp gạo thóc nuôi cậu bé vì ai cũng mong chú bé giết được quân giặc để cứu nước. Giặc tràn đến núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt và nón sắt đến. Cậu bé bây giờ là một chàng trai cao lớn, kiểm điểm mỗi thứ đều thấy hài lòng, bèn vươn vai một cái thành một tráng sĩ mình cao lớn dị thường, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, đội nón sắt, nhảy lên ngựa sắt, vổ vào mong ngựa hí dài mấy tiếng vang vội, cằm roi sắt mà thúc ngựa ra đi. Trên chiến trận, ngựa phun lửa phi thẳng vào địch quân, thiêu đốt cháy quân giặc chết như rạ. Giặc tan vở, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mả chạy thoát thân. Dẹp giặc xong, tráng sĩ lên đỉnh núi Sóc Sơn mà bay về trời. Hùng Vương nhớ ơn Ngài bèn cho lập đền thờ ở Kẻ Dỏng thuộc làng Phù Đổng và phong cho Ngài là Phù Đổng Thiên Vương. Trong dân chúng vẫn gọi tên Ngài là Thánh Giống. Hàng năm đến tháng tư âm lịch, dân chúng Bắc Ninh trẩy hội để nhớ ơn Ngài suốt một tháng. Đến đời vua Lý Thái Tổ phong cho Ngài là "Xung Kích Thiên Vương". Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, ngài được tôn vinh là "Thánh Tổ" của ngành Thiết Kỵ Binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay tôn tượng của Ngài vẫn còn đứng vững ở ngả sáu giửa Sài Gòn cho người người ngưởng mộ. Tượng Phù Đổng Thiên Vương Kỵ Binh và thế trận Liên Hoàn Giáp Mã Trong binh pháp phương Đông việc sử dụng chiến mã và đánh trận bằng kỵ binh chủ yếu dựa vào sự linh động của đội ngựa chiến với làm phương châm đánh nhanh, rút lui nhanh và tận dụng yếu tố bất ngờ. Dùng ngựa để chiến đấu (Mã Chiến) thì có thể phát huy thế mạnh ở đồng bằng, đường giao thông thuận lợi, nhiều ngả đi và đến có thể dùng cùng một lúc, và rất kỵ chốn nê địa, tức địa hình khó khăn, hiểm trở, nhiều đầm lầy. Trong phép dùng mã chiến có phép: “liên hoàn giáp mã”, theo phép đánh này thì người ta cho ngựa mang giáp sắt phủ kín hết thân mình, chỉ hở có đôi mắt, và cứ từ 5 đến 10 giáp mã thì sắp thành một hàng chữ “Nhất”. Trước ức ngựa có mang một đòn cản gắn những cây đại đao nhọn hoắt. Trên lưng mỗi con ngựa có một chiến binh mặc áo giáp, cầm đao hoặc cầm thương, mang cung tên. Khi xông trận thì cho ngựa xông càn vào quân địch khiến cho đối phương hoảng loạn, tan rã hàng ngũ, thế rồi dùng đao thương, cung tên tiêu diệt địch. Phép “liên hoàn giáp mã” chủ yếu uy hiếp tinh thần địch,
  • 17. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 17 đánh chọc thủng phòng tuyến quân thù và càn quét đối phương, công dụng như thiết giáp xa thời nay. Tuy nhiên phép “liên hoàn giáp mã” cũng có chỗ yếu của nó, là sự xoay chuyển khó khăn, di động chậm chạp. Để phá thế trận “liên hoàn giáp mã” phải dùng câu liêm thương phối hợp với đại pháo lớn làm cho ngựa phải kinh hoàng phóng chạy rối lên, khi ấy chỉ dùng câu liêm thương móc vào chân ngựa. Cũng có thể dùng phép “lăn khiên” mà lăn tròn dưới mặt đất rồi dùng mã tấu chặt đứt chân ngựa, khi một con ngựa trong "liên hoàn giáp mã" bị liệt thì cả toán của phép nầy trở nên chậm chạp vô hiệu năng, chỉ trừ khi gở bỏ con ngựa bị liệt, nhưng rất hiếm khi làm được việc nầy trên trận chiến gắp rút... Vó Ngựa Mông Cổ Đại Việt và tượng Ngựa đá Vào thế kỷ 13 sau Công nguyên vó ngựa quân Mông Cổ gieo nỗi khiếp sợ cho con người từ Á sang Âu. Quân xâm lược Mông Cổ đã tung hoành khắp nơi. Với sức mạnh quân xâm lược Mông Cổ đã bành trướng xuống phía Nam, ngựa Mông Cổ có thể nói là phương tiện duy nhất để di chuyển đại quân từ Á sang Âu. Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì cỏ không mộc được, đến đâu thì bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác. Song đoàn quân Mông Cổ ba lần đưa quân xuống phương Nam xâm lăng nước Đại Việt của chúng ta thì cả ba lần chúng đều chuốc lấy thảm bại ê chề! Nguyên nhân chiến thắng vẻ vang ấy nhờ sự đoàn kết của quân dân ta một lòng quyết đẩy lui kẻ thù và nhờ tài dùng binh thao lược của Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng toàn thể các tướng sĩ quyết liều chết đánh đuổi quân xâm lược. Một phần đem đến thất bại cho chúng là do địa hình ở nước ta không thuận lợi để phát huy sở trường tác chiến của kỵ binh Mông Cổ, bởi đất nước ta có nhiều sông rạch nên đoàn kỵ binh của chúng không phát triển khả năng được như trên các đồng cỏ hay sa mạc. Trong lịch sử Việt Nam còn đề cập đến chuyện tượng những con ngựa đá nơi Lăng Miếu Tiên Triều đời nhà Trần, chỉ riêng đời vua Trần Nhân Tôn không thôi, phải hai lần hứng chịu quân Mông xâm lược, nên trong lúc tế lễ ở Lăng Miếu Tiên Triều, sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, vua Trần Nhân Tông nhìn thấy các tượng ngựa đá dính đầy cát bụi vì trong thời chiến bị bỏ hoang phế, trước cảnh điêu tàn ấy vua liền cảm khái hai câu thơ bằng chữ Hán: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện Kim âu (Xã tắc hai phen bon ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Về phía quân Đại Việt, trong chiến tranh với Mông Cổ, bên cạnh voi, tàu thuyền thì ngựa cũng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là dành cho các viên tướng dùng kỵ binh tử chiến với địch: viên tướng Lê Phụ Trần trong một trận kịch chiến đã một mình một ngựa lao vào trận địa kỵ binh của quân Mông Cổ và sắc mặt vẫn thản nhiên như không. Tướng Vũ Vương Hiến (Trần Quốc Hiến) dùng kỵ binh truy kích và bắn chết tướng A Bát Xích của Mông Cổ. Kỵ Binh nhà Trần tấn công quân Nguyên Mông Nguyễn Bỉnh Khiêm và bia ngựa Đá "Bao giờ ngựa đá qua sông Thì dân Vĩnh Lại quận công suốt làng". Có ý nghỉa là:"Khi nào ngựa đá qua sông được, dân làng Vĩnh Lại được phong Hầu". Câu chuyện làng Vĩnh Lại là nơi quê nhà của cụ Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm, dân chúng trong làng thấy thiên hạ đồn ông là người tiên tri giỏi và biết trước mọi việc xảy ra, nên yêu cầu ông đoán cho biết tương lai của dân chúng ở làng Vĩnh Lại một quẻ. Trạng Trình nhiều lần chỉ nói xa nói gần từ chối mà không nói rỏ, viện cớ là "thiên cơ bất khả lậu". Nhiều người không hài lòng, cho rằng ông có thâm ý. Thấy vậy, ông liền cho đắp một con ngựa đá đặt ở bờ sông làng Vĩnh Lại và cho khắc hai câu trên vào bia của ngựa đá. "Bao giờ ngựa đá qua sông Thì dân Vĩnh Lại quận công suốt làng". Lâu ngày, đất cát bồi bên kia sông giống y như con ngựa sang sông thật. Dân trong làng Vĩnh Lại nhớ lại hai câu sấm truyền khi thấy như con ngựa sang sông, họ rất vui mừng, cho rằng hồng phúc trời phú cho dân làng đã đến và ngày đêm mong đợi sự ứng nghiệm. Về sau, khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn, trốn qua làng Vĩnh Lại, dân chúng đều một lòng ủng hộ nhà vua chống lại Tây Sơn. Vua Lê sẳn ấn tín đem theo bên mình, liền phong tước Hầu cho người cầm đầu làng. Tin ấy truyền lan ra,
  • 18. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 18 dân chúng tranh nhau xin nhà vua phong tước Hầu cho mình. Sợ dân chúng sinh lòng phản trắc có hại cho mình, nhà vua liền phong tước Hầu cho cả dân làng. Vua Lê Chiêu Thống trú ngụ ở Vĩnh Lại một thời gian, nhận thấy không thể nhờ dân mà khôi phục nghiệp cả được, liền bỏ trốn sang Tàu để cầu viện với vua nhà Thanh. Tướng Tây Sơn là Vủ Văn Nhậm nghe tin vua Lê trốn tại làng Vĩnh Lại, nhưng chậm mất. Biết được dân làng Vĩnh Lại chống Tây Sơn nên được phong tước Hầu, liền hạ lệnh cho binh sỉ giết hại dân làng rất nhiều. Dân làng Vĩnh Lại vì khát vọng công danh nên chịu thiệt mạng oan uổng. Những câu thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao về ngựa Chuyện "Con Ngựa Khôn Ngoan":Trong sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" lớp Sơ Đẳng có câu chuyện "Con Ngựa Khôn Ngoan" như sau: "Một người Mường cứ mỗi tháng hai phiên đem các đồ vật ra chợ bán. Người ấy cưỡi ngựa, hai bên mình con ngựa đeo hai cái giỏ đựng hàng, đàng trước cổ đeo một cái bị, hể bán được đồng tiền nào lại bỏ ngay vào đấy. Một hôm, người Mường qua nhà kia, bán được ít mộc nhĩ (nắm mèo) rồi nhảy lên mình ngựa đi, nhưng thúc thế nào con ngựa cũng không đi. Người ấy lại phải nhảy xuống, để xem con ngựa làm sao. Khi nhìn đến cái bị thì sực nhớ ngay rằng bán mộc nhĩ quên chưa lấy tiền. Chắc con ngựa biết thế vì nó chưa nghe thấy tiếng tiền bạc bỏ vào bị. Quả nhiên, lúc đòi tiền bỏ vào bị rồi, thì con ngựa lại rảo bước đi ngay. Thế nó có khôn ngoan không?" Thành ngữ "Việt Điểu Sào Nam Chi, Hồ Mã Tê Phong Bắc" do điển tích: Ngày xưa ở phía Nam nước Tàu có nước Việt (không phài nước Việt Nam ngày nay) sinh sản một loài chim mà dù bay đi đến xứ nào cũng chỉ chọn cành cây phía Nam mà làm tổ (vì nước Việt ở phương Nam). Trong khi đó ở phía Bắc sông Hoàng Hà có nước Hồ sinh sản một loài ngựa mỗi khi nghe gió thổi từ phương Bắc thì cất tiếng hí vang (vì nước Hồ từ phương Bắc) từ đó phát sinh thành ngữ: "Việt Điểu Sào Nam Chi, Hồ Mã Tê Phong Bắc" để chỉ tấm lòng tưởng nhớ đến quê hương xứ sở, lòng thương yêu đất nước. Thành ngữ về Da Ngựa Bọc Thây Ngày xưa, mỗi khi xuất binh ra trận, các tướng sĩ thường làm lễ xuất quân tế cờ, thề nguyền đem thân nầy hy sinh cho đất nước với thành ngữ "Da Ngựa Bọc Thây" để tỏ lòng trung thành với vua, trung thành với đất nước, và để tăng khí thế cho đoàn quân ra trận, tướng lảnh đều thề nguyện "mã đáo thành công" hay lấy "da ngựa bọc thây" một khi đã chết. Trong "Chinh Phụ Ngâm Khúc", bà Đoàn Thị Điểm có viết: "Chí làm trai dậm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao" cũng không ngoài mục đích nói lên chí khí của người trai sẳn sàng lên đường làm phận sự, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, dù cho tấm thân nầy có phải gian truân khổ cực hay phải hy sinh tấm thân nầy để báo đáp ơn vua và nợ nước đã cưu mang cho họ. Thẳng ruột ngựa: thành ngữ chỉ những người có tánh hay bộc trực, có sao nói vậy, không biết lời kiểu cách văn hoa. Thành ngữ "Ngựa quen đường củ" ám chỉ những người có khuyết điểm lỗi lầm mà không sửa được, không từ bỏ được vẫn chứng nào tật ấy, những người ghiền cờ bạc; biết cờ bạc xấu mà vẫn cứ theo cờ bạc để đi đến tán gia bại sản... Ngựa chàng đi trước võng nàng theo sau: tục lệ của vua ban thưởng cho các quan tân trạng nguyên về làng, người đổ đầu khóa thi tiến sĩ tại kinh đô, có lính hầu với cờ xí đi trước, quan tân trạng nguyên ngồi trên lưng ngựa có người cầm lộng che nắng che gió, đi theo là sau võng của quan trạng phu nhân, hay là võng của người con gái mới được vua tác hợp thí cho tân quan trạng, và đi theo sau cùng là các lính hầu phục dịch, mang những hành lý của quan trạng nguyên; ngày nay, hình ảnh nầy chỉ còn in trên các thiệp mời đám cưới mà thôi. Ngoài ra các cụ ngày xưa thường nói "Trường Đồ Tri Mã Lực" thì có nghỉa là "Có đi đường xa mới biết là ngựa tốt, ngựa giỏi". Ngựa non háo đá là thành ngữ mà các cụ thưởng ám chỉ cho những người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm thường hay huênh hoang phát biểu chống đối đủ thứ, nhưng thực chất chưa có đáng giá trong lời nói hay việc làm của họ không hiệu quả. Còn rất nhiều thành ngữ nói về ngựa, nhưng phần lớn những lời
  • 19. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 19 không đẹp mấy, có ác cảm với quí vị phái nữ, chúng tôi xin miển nói ra. Lời Bàn về tiên đoán của Trạng Trình "Mã đề dương cước anh hùng tận" Nếu năm rồi đất nước được yên ổn vì câu "Long vỷ xà đầu khởi chiến tranh" chưa ứng nghiệm rỏ, và cũng không thấy "Can qua xứ xứ khởi đao binh" trực tiếp nơi biển Đông. Nhưng cái họa xăm lăng từ phương Bắc không có phút giây nào ngưng với đất nước ta, khi ẩn khi hiện, họa xăm lăng bắc phương chúng bao giờ có buôn tha đâu!.. Chúng xích gần với chúng ta, chúng không cần động binh đao vì tất cả mọi thứ đều nằm trong tầm tay của chúng, vì bọn bán nước biết nghe lời chúng. Nhìn chung thì hai câu" Long vỳ xà đầu khởi chiến tranh, Can qua xứ xứ khởi đao binh" vẩn có thể đúng với cuộc diện thế giới ở Trung Đông, ở Phi Châu: tiếng súng có bao giờ êm ở Syria, Iraq, Yamen, Congo, Kenya. Ở Á Châu thì ngòi nổ của Pakistan, Afghanistan có bao giờ lắng dịu xuống, ngày nào cũng gần trăm người chết do bom tự sát... Rồi thần chiến tranh có bao giờ nghỉ tay, luôn rình rập ở Biển Đông, Việt, Nhật Phi đều luôn ở bị động. Bọn ma đầu tàu khựa, chúng luôn khuấy động với tiềm tàng chuẩn bi cho cuộc chiến có cơ bùng nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lời bàn về bài sấm của Trạng Trình " Mã đề dương cước anh hùng tận" tiên đoán cho năm nay (năm con ngựa) và năm tới nữa chúng ta cần phải cảnh giác cao độ. Chiến tranh có thể nổ ra trong tình huống bất ngờ, hay trong hoàn cảnh không ngờ tới nên mới có "Mã đề Dương cước" đấu đá nhau để cho cảnh "Anh Hùng" lâm cảnh tận số... Bói quẻ Năm Con Ngựa Những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, rất cởi mở, thường có quyết định theo trực tính và ít khi có gì trong lòng mà không tìm người để bày tỏ tâm sự. Gặp việc gì họ cũng thường bắt tay làm ngay, không chần chừ do dự. Nhưng chính sự nhanh nhẹn tháo vác đó dể cho người ta thấy những điểm yếu của người tuổi ngọ vì vội vàng và thiếu kiên nhẫn… Tính cách và tài năng của Tuổi Ngọ Do cá tính thẳng thắn, nên có chuyện gì người tuổi Ngọ thường hay bộc lộ ngay. Họ không thích những ai tính tình lắm mưu mẹo. Họ chỉ thích sống vui vẻ, lạc quan, và tự do, có chí tiến thủ. Hết mình trong công việc, nhiệt tình thân với mọi người. Họ luôn được nhiều người yêu mến. Nhìn bề ngoài họ có vẻ ung dung tự tại, song bên trong họ lại hay nóng vội, thiếu kiên nhẫn. Hay phán đoán sự việc bằng trực giác, song điều kỳ lạ là trực giác của họ rất ít khi sai. Nghề nghiệp thích hợp Người tuổi Ngọ không thích hợp với các công việc đơn điệu, trùng lặp, thiếu biến hoá. Nếu phải làm việc một nơi cố định, lặp đi lặp lại, họ sẽ dễ nản lòng, không phát huy được hết tài năng của họ và cảm thấy đó là điều bất hạnh không sao chịu nổi. Cho nên, tốt nhất hãy cho họ làm các công việc mang tính sáng tạo như nghệ thuật, văn hoá, học thuật, tôn giáo, xuất bản, biểu diễn, phục trang... Trong kỷ nghệ, họ là những nhân viên giỏi, chủ xưởng tốt với óc tổ chức và sáng tạo... Tài vận Do trời phú cho họ cuộc sống lạc quan, năng động, ứng biến nhanh nên người tuổi Ngọ không phải lo lắng nhiều về mặt tài chánh, luôn có người giúp đở khi hoạn nạn, thái độ sống tích cực nên tiền bạc cũng luôn đến với họ. Người cầm tinh con ngựa nếu muốn làm nên nghiệp lớn, cần phải có một quyết sách đúng đắn, đạo đức và ổn định, nếu không mọi cố gắng đều là vô ích. Sức khoẻ Nhìn chung họ là những người năng động, hoạt bát, sức khoẻ tốt, song dễ vì sơ xuất nhỏ mà mắc những bệnh về đường tiêu hoá. Bản tính ung dung tự tại, nên tâm thần thoải mái, Nên tạo phước thì sẽ được lộc tốt ở tuổi già… Lời Kết chuyện năm con ngựa Nhân dịp đầu năm, chúng tôi xin cầu nguyện cho khắp nơi thế giới đưọc yên bình, nhà nhà hạnh phúc. Nhất là dân tộc và đất nươc Việt Nam thân yêu được sớm thoát được đại họa cộng sản độc tài luôn hèn với giặc mà ác với dân, để dân Việt chúng ta hiên ngang sánh vai thi tài cùng thế giới trong hòa bình dân chủ, người người sống đúng giá trị đạo đức của tổ tiên lưu truyền, để xứng đáng là cháu con nòi giống Rồng Tiên. Có thế mùa xuân của dân tộc sớm về với quê hương Viết Nam thân yêu. Chúng tôi kính chúc tất cả bà con đồng hương một năm mới phước lộc thọ tràn đầy, nhà nhà yên vui, cháu con đầy nhà vui đón mừng xuân mới.
  • 20. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 20 Lời khai bút “Mã đáo thành công” chúc bạn hiền Rắn lui Ngựa tới thảy bình yên Cháu con thành đạt nên danh vị Dâu rể thảo hiền trọn phước duyên Du ngoạn gần xa vui cảnh trí An nhàn hôm sớm thú điền viên Tân niên mừng thọ lời khai bút Mai nở đón chào Xuân mãn thiên. Xuân Giáp Ngọ 2014 Chiêu Anh Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan Ngựa Thần Phù Đổng Ngựa Thần Phù Đổng đã về đây Roi sắt vung lên diệt sói bầy Xua bọn xâm lăng ra khỏi nước, Trừ loài tham nhũng phải kiêng oai Dẹp xong mối loạn yên bờ cõi Giục vó tìm vui thú cỏ cây Bỏ lại công danh hai chữ hảo Sóc Sơn về núi lánh trần ai. Xuân Giáp Ngọ 2014 Chiêu Anh Hùng binh Ngựa Thần Giáp Ngọ xuất hùng binh Quý Tỵ Rắn lui rút ẩn mình Động thẳm độc xà cam tuyệt tích Vùng cao tuấn mã hiển oai linh Vung roi Phù Đổng điều quân ngũ Giục vó Thiên Vương thượng lộ trình Dẹp loạn biên cương lừng chính khí Hồn thiêng Thánh Gióng sức nghê kình. Xuân Giáp Ngọ 2014 Chiêu Anh Tôi ở đây ... Tôi ở đây quê người xứ lạ Đón Tết về không đúng vào Xuân Cùng đồng hương họp mặt chúc mừng Như thường lệ lên chùa lễ Phật. Đón Giao Thừa gió mưa hiu hắt Ngày đầu năm nắng gắt oi nồng Mưa từng cơn mây cuộn chập chùng Gieo nhung nhớ lòng người xa xứ ... Gót phong trần trải thân cô lữ Nương xứ người đất khách tha phương Mỗi năm về thầm nhớ cố hương Làng quê cũ ruộng vườn xanh ngát.
  • 21. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 21 Tết ở đây vào hè nắng gắt Không ấm lòng héo hắt tim côi Hướng về quê, thầm gọi “cố hương ôi !” Trong im vắng lời vang không tiếng đáp ... Bắc Úc, Xuân Giáp Ngọ 2014 Chiêu Anh Niềm đau Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 ... Tưởng niệm anh linh những Anh hùng Liệt sĩ vị quốc vong thân đã ngã xuống trên khắp chiến trường lịch sử, trong các trại tù cải tạo và anh linh những thuyền nhân đã bỏ mình trên đường đi tìm lối thoát ... Tôi đã khóc âm thầm, đêm quạnh quẽ Niềm đau nào bóp nát trái tim tôi Ôi ! Quê hương trong bóng tối đêm dầy Thầm mong đợi ngày mai trời lại sáng ! Hơn sáu mươi năm rời làng quê cũ Rời mái trường, xa thầy bạn thân thương Hai cuộc chiến kéo dài bao tang tóc Nơi xứ người nay là khách tha phương Ôi ! Tuổi trẻ với biết bao hoài bão Niềm tự hào yêu lý tưởng tự do Còn gì đây ! Ở cõi đời hư ảo Mái đầu xanh sớm nhuộm một màu tro Bầu nhiệt huyết phí hoài bao sức trẻ Cho ai đây ? Quyền lợi để vì ai ? Tiếng gọi thiêng liêng, đáp lời sông núi Trọn niềm tin cùng sánh bước chen vai Xếp bút nghiên, Lên đường, đầy ngạo nghễ Một thuở nào vang dội bản hùng ca Yêu Quê hương xả thân vì Tổ quốc Nguyện một lòng xây dựng nước non nhà ... Mái trường xưa, chuỗi ngày thơ trong sáng Tuổi học trò đầy ắp mộng tương lai Yêu lẽ sống, yêu đời say lý tưởng Học đòi gương Trưng, Triệu lừng oai Bài vỡ lòng, ngay đầu trang Việt sử Mẹ Âu Cơ sanh bọc trứng trăm con Cha Lạc Long Quân, Rồng Tiên phối hợp Niềm tự hào là con cháu Tiên Long Ngót tám mươi năm gót giày thống trị Ngàn năm dài : Tàu đô hộ đến Tây Sao cho khỏi nỗi tủi hờn ray rứt Phất cờ lên vùng dậy buổi hôm nay ... Ba mươi năm trên chiến trường đẫm máu Tàn cuộc rồi nhuộm đỏ cả quê hương Nỗi thảm nào hơn ! Tù đày ngược đãi Không chút tình người, chẳng dạ xót thương ! Mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long dòng dõi Hẳn rất đau lòng tình mẹ trăm con Nửa đã băng rừng, nửa kia vượt biển Và bây giờ tản mác khắp năm châu ... Vết thương đau mãi âm thầm rỉ máu Nước mắt nào xoa dịu nỗi hờn căm Ruột bỏ ra để rước voi giày mả Lòng dạ nào xin tự hỏi lương tâm Dỡ trang sử thẹn lòng khi đối bóng Thẹn cùng trăng nghe tiếng gió thở dài Sầu cô lữ chạnh nỗi niềm thao thức Mảnh tình chung Tổ quốc có riêng ai ! ... Bắc Úc, Thu Mậu Tý, 30/4/2008 Chiêu Anh
  • 22. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 22 Trần Thế Phong Tàu đi qua chầm chậm Chiều ba mươi một mình Khe gió lòn lành lạnh Phố vắng ga buồn tênh Tàu đi qua vô tình Ngược xuôi đường hai lối Người về đâu biết hỏi Sợi nắng tàn lung linh Ba mươi, năm rồi hết Ba mươi năm, rồi qua Đường tàu đi vẫn lạ Heo hút nẻo quê nhà Gió lùa lên tóc rối Hiên ngoài chiếc lá bay Trái tim vừa muốn hỏi Xuân tịch mịch đêm dài Chiều ba mươi một mình Thêm một lần thất lạc Hồn quê về nẻo khác Bóng đổ thềm chênh vênh Trần Thế Phong Người về-người hát cùng cơn gió Thổi những lời ngơ ngát phố xưa Cát bụi mù… mấy tần cổ độ Hồn miên mang vô lượng cơn mưa Người về...từ dạt như cơn sóng Âm hồn xưa đồng vọng những triều dâng Rong rêu thức giấc dòng phủ động Nắng nhã phương Đông khởi sắc hồng Người về người hát cùng tiếng dế Tỉnh giấc đời hèn nơi ngỏ hang Bừng vỡ mặt trời cơn khát vọng Đánh thức cuộc đời những bại vong Người về-người hát lời luân vọng Ngó lại một thời xưa bể dâu Đếm những cơn buồn... gom bèo dạt Uống chén tàn canh khải mạc sầu Đưa tay cố níu vòng nhật nguyệt Một sợi sắc không đổi vạn màu Đi-đến-quay về-cùng hữu hạng Loanh quanh đợi mãi những không chừng Huỳnh Tâm Hoài Ngồi ở sân bay thấp thỏm chờ Tinh thần bấn loạn nghĩ vu vơ Trà Vinh để lại lòng tê tái Nước Việt rời xa dạ thẩn thờ Đất khách gian nan nhiều bở ngở Quê người vất vả lắm mây mờ Thôi thì phó mặc cho phần số Giả biệt Trà Vinh thoả ước mơ... Lê Võ 11/15/2012 Ba mươi năm trỡ lại Trà Vinh Cãnh vật Quê hương thật hữu tình Phố xá ngày nay xa lạ quá ! Lạc lõng nơi quê có một mình !
  • 23. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 23 Xe về thành phố đến ngã ba Nguyệt Hoá ngày xưa đã mất xa ! Quẹo phãi Sâm Bua qua Hoà Lạc Bến xe toạ lạc cạnh Chùa Hang ! Muốn về thị xã qua Tri Tân Những đường thân thương xa lạ dần Nhận ra cãnh củ qua phố chợ Cãnh vẩn còn đây, đâu bạn thân ? Tin y Bòn ơi! Uông tâu na ? Anh ơi mua chi? Em đi đâu ? Mời bún nước lèo với bánh giá Xin mời lữ khách ở phương xa Phất phơ áo trắng giữa ban trưa Con đường hàng me chịu nắng mưa Đâu Trần Trung Tiên, đâu Công Lập ? Chỉ còn dỉ vãng, mái trường xưa ! Vườn dừa Thanh Lệ nay đổi tên Cãnh củ người xưa ? thấy buồn tênh! Bóng ngã giáo đường vẩn in bóng Nhớ mái Thánh Gioan thấy ruột mềm ! Cầu Long Bình soi bóng nước êm Nước sông Phú Vinh chảy êm đềm Bước qua Đầu Bờ sao lạ quá ? Đồng ruộng biến mất, nhà hai bên ! Ao Bà Om vẩn buồn trơ vơ ! Ao sen hoa nỡ, lặng như tờ Hàng rể cao, già theo năm tháng Tuổi thơ kỷ niệm, lệ mắt mờ ! Đình Long Đức chỉ còn giấc mơ Sắc chỉ Đình thần đã xoá mờ ! Cát bụi rêu phong nay phủ kín Đền thờ tôn nghiêm chỉ bóng mờ ! San bằng tru sở Xã Phú vinh Xoá sổ mang tên Tỉnh Vỉnh bình Còn đâu vang bóng Đình Long Đức ? Kỷ niệm tàn phai sau chiến chinh ! Xin trã tôi về với ấu thơ Tung tăng cắp sách tuổi mộng mơ Bạn củ, trường xưa nay vắng bóng ! Con nước Long Bình chảy lững lờ ! Kim Chung Hoàng Vủ Gaëp Baïn Xöù Ngöôøi Gặp mầy tao ngở chiêm bao, Gặp mầy bổng thấy trăng sao ngọc ngà, Gặp mấy tao tưởng gặp ma Từ trong mộ tối chui ra hồi nào!!! Tên mầy chẳng phải mũi dao, Gọi tên mầy bổng thốn đau đáy lòng, Gặp mầy vừa tủi vừa mừng, Bầy chim lạc tổ xa rừng đã lâu. Gặp mầy tao lại gặp tao, Tao moi kỷ niệm, tao đào tuổi thơ, Gặp mầy nhớ mẹ nhớ cha, Gặp mầy, tao thấy nhớ nhà sao đâu!!! Lâm Thanh. Daùng Xöa Trời càng lạnh cho tim anh càng nóng. Mây xuống gần cho ước vọng thêm cao, Gió phơn phớt khơi bùng bao kỷ niệm. Không có em, anh thờ thẩn... chiêm bao. Nhớ hồi đó, gặp nhau em ngoảnh mặt, Vừa thấy em, anh ngỡ lạc bồng lai. Có gì đâu, chỉ đôi lần liếc mắt Mà về nhà, hồn nửa tỉnh nửa say. Rồi đông ấy, ta thôi yêu bằng mắt, Những hẹn hò, riu ríu bước chân em. Dáng nho nhỏ, theo tiếng lòng dẫn dắt Lạc vào đời, lạc mất cõi thần tiên. Đông những đông, ấm men nồng hạnh phúc Góp hình hài cùng đốt chảy tuyết băng, Nêm yêu đương bằng ái ân ngọt ngất, Tiết đông già, mà ngờ ngợ đang xuân! Ở bên đó chiều nay Em có lạnh? Anh bên này đun kỷ niệm thành thơ, Trời lạnh giá, lòng anh như hạ nắng, Càng nhớ em, càng dậy lửa hương xưa./ Lâm Thanh. Mùa đông Sydney 6/2005
  • 24. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 24 ÁI HỮU TRÀ VINH HỌP MẶT HÈ 2013 Lucky Nguyễn Hơn 350 đồng hương Trà Vinh và thân hữu từ khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ và cùng nhiều gia đình từ tận trời Ấu và Úc Châu đã lấy chuyến bay về Westminster từ nhiều ngày trước, tập trung tại Miles Square Park vào trưa ngày 14 tháng 7 năm 2013, họp mặt đông đảo để có dịp gặp lại nhau hàng huyên tâm sự và vui chơi hàng năm mỗi khi hè đến. Từ sáng sớm Ban Tổ Chức đã sắp xếp bàn ghế và trang trí rất công phu cho địa điểm họp mặt thành một thành phố Trà Vinh thu nhỏ gọn với hình ảnh đầy đủ các góc cạnh của toàn tỉnh Trà Vinh: từ Chùa Ông Mẹt cổ kính, nhà lồng Chợ Trà Vinh, các đường phố thân quen của Trà Vinh năm nào mà chân đi chưa mõi thì đã giáp vòng thành phố, hình chiếc cầu Long Bình thuở xa xưa đang cất đầu lên cho tàu thuyền lớn đi qua. Một Ao Bà Om vuông vứt xinh xắn bao quanh với những cây cổ thụ, lồi những gốc rể sần sù tạo cho cảnh quan ngộ nghĩnh rất thu hút du khách ở miền Tây Nam Phần. Hình ảnh vị trí tỉnh Trà Vinh với những cánh đồng lúa chín vàng ôm ấp bởi sông Cổ Chiên và Hậu Giang; Nào là địa danh thân quen với Ba Động biển xanh cát trắng phơi mình ra biển Đông. Quang cảnh buổi lể chào cờ khai mạc buổi sinh hoạt mù Hè 2013 của Hội Ái Hữu Trà Vinh Sau phần nghi thức đơn giản của buổi lễ chào quốc kỳ và quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhưng cũng rất trang nghiêm với giây phút tưởng niệm anh linh các chiến sĩ vị quốc vong thân, anh linh của đồng bào trong chiến cuộc ở mọi nơi trên quê hương Việt Nam, anh linh của đồng bào đã bỏ mình trên bước đường tìm tự do. Anh Văn Tường, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Trà Vinh, ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả đồng hương nhín chút thời giờ về tham dự buỗi họp mặt hè thật đông đảo như hôm nay,giới thiệu tất cả đồng hương từ phương xa về. Sau đó, chụp hình lưu niệm tất cả đồng hương có mặt và mời đồng hương thoải mái thưởng thức các món ăn do chính đồng hương đem tới cũng như những món ăn do Ban Tổ Chức tổ khoản đải: Bún nước lèo Trà Vinh, Bánh mặn Trà Vinh, heo quay, Chả giò, để cho xứng đáng công lao đồng hương từ xa về hảnh diện với câu người Trà Vinh thường nói: "Trà Vinh có bún nước lèo, Có chùa ông Mẹt ao đào Bà Om" Thật là một điều vinh hạnh cho Ban Tổ Chức lần nầy, tính đến giờ khai mạc thì đã có trên 300 đồng hương về tham dự với đủ mọi thành phần với nhiều thế hệ và nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt năm nay có rất nhiều đồng hương từ phương xa về như: Nam Bắc California, Arizona, Oregon, Texas, Pennsylvania, Georgia, Florida, New York, Massachusetts; từ Montreal và Vancouver của xứ Canada; từ Châu Âu có Pháp, Thụy Sỉ, Hòa Lan,và Đan Mạch, và ở Australia có người từ Sydney về tham dự rất là vui vẽ. Đồng hương từ phương xa về tham dư Picnic 2013 Dòng người lũ lượt trong giờ thưởng thức các món ăn đã tăng trên 350 người hiện diện để cho tất cả ba nồi Bún nước lèo, ba xửng bánh mặn, con heo quay 50 pounds đều sạch láng. Đó là chưa kể hơn 15 món ăn khác do đồng hương đem đến như gỏi tôm thịt, mì xào, xôi, bánh mặn, chả giò, bánh béo nhân tôm thơm phức với nước mấm ớt pha sẵn, khô cá lồng tông chiên (hay khô cá cơm chiên),15 phần Pizza cở lớn, bánh bò rể tre đường
  • 25. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 25 cát trắng, bánh bò rể tre đường nâu, bánh bột khoai mì nướng thơm chi là thơm, bánh lọt, bánh kem, donut, nước cam tươi, nước ngọt soda, cà phê và nước mát giải khát v.v... Hình ảnh Tra Vinh ngày nào… Để cho đồng hương có thời giờ trò chuyện và thưởng thức từ hương vị các món ăn, hơn nửa giờ sau, Ban Tô Chức bắt đầu những tiết mục vui chơi giả trí. Bắt đầu là trao giải thưởng khuyến học đến các em cháu trong gia đình của Hội viên đã tạo đươc thành tích tốt, học hành xuất sắc có những bàng khen thưởng ở trường cùa các cháu theo học với mục đích khuyến các em phát triển tài năng cá nhân để làm điều thơm lây tiếng tốt cho cộng đồng người Việt của chúng ta và cũng để làm vẽ vang dân Việt khắp nơi. Cụ già còn gân Huỳnh Văn Lang Tiếp liền theo đó, đề mục "Đố Vui Địa Danh Trà Vinh" được các em tham gia rất đông, với 15 em ghi tên, các em được hướng dẫn nhận đinh ra bản đồ của tỉnh Trà Vinh và tên của những vùng phụ cận cho đến khi các em có thể trả lời bài thi những địa danh nầy. Bài thi được hướng dẫn cả tiếng Việt và Anh ngữ nên các em hiểu rất dễ dàng. Kết quả có được 3 em điểm cao được thưởng huy chương, bằng tưởng lục, các em còn lại được tặng một phong bì với hiện kim để khuyến khích các tham dự hiểu biết nguồn cội nước nhà Việt Nam. Trong khi đó, anh Trần Sinh đem đến mọi người thưởng thức những bản nhạc quê hương, trò chơi thuần túy quê hương với giọng điệu dí dỏm cùa cụ Vỏ Trung Tín làm rất nhiều người chăm chú theo dõi trên những tờ giấy Lô-Tô. Tiếp theo chị Cao thị Ngọc Điệp cùng anh Thomas Trung hướng dẫn rất đông giới trẻ tham giam vủ điệu "Lam Thôn Trà Vinh" được rất nhiều người vổ tay tán thưởng. Trò chơi kế tiếp là "Nhảy Bao" từ lâu được rất giới trẻ tham dự, trò chơi nầy gồm có 2 cấp, cấp một từ 11 tuổi trở xuống và cấp hai tư 12 hai tuổi trở lên, kết quả mỗi cấp có hai 2 em đứng đầu được tặng huy chương và bằng khen hạng nhất và hạng nhì. Trò chơi nhảy bao hào hứng… Tất cà những bằng khen thưởng của hội rất có giá trị cho các em việc lưu niệm, nhưng còn gia ở học đường, tăng thêm điểm ra trường của các em trong mục tham gia sinh hoạt cộng đồng và có giá trị ngang hàng với công tác từ thiện. Kết quả sau những cuộc tranh tài hôm nay, các em đều vuivẽ có những bạn mới để các em trao đổi tin tức cho nhau, vui mừng với những phần
  • 26. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 26 thưởng mà các đạt được do các cuộc tranh tài hom nay, và hâm hở nói rằng sẽ tham dự vào năm tới. Đến bây giờ đã hơn 3:30 chiều, giờ dọn dẹp, anh Nguyễn văn Thành Trưởng Ban Tổ Chức nông trang đôn đốc việc làm sạch sẽ, mà đồng hương vẫn còn đông hơn trăm người. Mọi người bắt tay nhau nói lời từ giả, nhưng bây giờ lại thấy sự có mặt của các bạn đến trể, hy vọng gặp lại bạn hiền dẫu biết đến muộn còn hơn không đến. Chúng tôi thật sự rời nơi họp mặt khi anh Bảo và cô Rita từ Pháp quốc về, cẩn thận đẩy xe lăn của Cô Sáu My lên xe, sau cái bắt từ giả người bạn sau cùng rời nơi đây hôm nay. Chúng tôi nhìn theo với niềm vui khó tả mà Ban Tổ Chức của Hội Ái Hữu Trà Vinh đã thành công đem đến cho mọi người, tuy có chút lỗi lầm kỷ thuật trong lúc phát bằng ban khen nhưng được các anh chị phụ huynh hoan hỷ cho địa chỉ điều chỉnh cho các em sau. Lucky Nguyễn CHƯƠNG-TRÌNH BUỔI PICNIC HÈ 2013 CUẢ HỘI ÁI-HỮU TRÀ-VINH (Tại MILE SQUARE PARK, Thành phố FOUNTAIN VALLEY, CA; Ngày 14 / 7, 2013) I.- 10:00AM—11:00AM : TIẾP ĐÓN ĐỒNG- HƯƠNG II.- 11;00AM : NGHI THỨC KHAI-MẠC :  Chào quốc-kỳ HOA-KỲ & VNCH.  Hội-Trưởng ngỏ lời CHÀO MỪNG ĐỒNG- HƯƠNG TRÀ-VINH về tham-dự buổi picnic.  Giới-thiệu những đồng-hương từ xa đến.  Chụp hình chung, lưu-niệm. III.- TRAO GIẢI KHUYẾN-HỌC, niên-khoá 2012-2013. IV.- 12:00PM : ĂN TRƯA. Mời thửơng-thức pot luck do đồng-hương mang đến. Ngoài ra, BCH. Cũng có chuẩn bị sẳn những món ăn truyền-thống như BÚN NƯỚC LÈO TV, BÁNH MẶN. Đồng-hương chú ý ‘ăn nhiều món’ để sau đó tham-dự cuộc bình chọn: MÓN ĂN ĐƯỢC ƯA THÍCH NHẤT. (những món ăn do Hội cung cấp không được tính trong cuộc thi này, sẽ có thông báo riêng). V.- 01:00PM : TRÒ CHƠI & THI TÀI Dành cho các cháu thiếu-nhi và thanh- thiếu-niên. Gồm có :  ĐỐ VUI ĐIẠ-DANH TRÀ-VINH (Tham dự : Mọi lứa tuổi).  THI NHẢY BAO (Hai nhóm : (1)- Thiếu-nhi, (2)- Thiếu-niên).  CÁC TRÒ CHƠI DO ĐỒNG-HƯƠNG ĐÓNG GÓP (NẾU CÓ). Note: Các em đoạt giải Nhất, Nhì, Ba được thưởng HUY-CHƯƠNG và BẰNG TƯỠNG-LỤC. Riêng môn ‘Đố vui địa-danh TV’ mổi em dự thi còn được tặng thêm $5.00 tiền mặt. VI.- BẾ MẠC. Bài ca tạm biệt Nhạc sĩ Viết Chung http://mp3.zing.vn/bai-hat/Bai-ca-tam-biet- TTH/IW68WC86.html Gặp nhau đây rồi chia tay. Ngày vàng như đã, vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say, còn chưa phai. Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy Còn trong ta, tình bao la Cuộc tình chinh chiến, bừng lên muôn ước mơ Lòi suy tư, lời đêm qua, Dặn lòng hãy nhớ, lời yêu thương nhắn về HỌC LÓM BẠN GIÀ THANH-NGUYEN* CÀ-PHÊ NỖ ! Ngày xưa ở VN ta, không xưa lắm, thời cuả Nguyễn-công-Trứ, Nguyễn-Khuyến, TrầnTế- Xương v.v… nghe các Cụ nói về một cuộc sống, cho dù không cao sang gì (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá…), thế nhưng các Cụ vẩn thảnh thơi, nhàn-tản (Khi rượu sớm, lúc trà trưa; Thảnh thơi thơ túi rượu bầu…) ; thậm chí còn chén thù chén tạc đến nổi “Tửu phùng tri-kỷ thiên bôi thiểu !”. Cho thấy là quý Cụ nhà ta thuở ấy hẳn cũng đả có những lúc say bí tỉ, chẳng thua gì bợm nhậu ở VN ngày nay, không thiếu kẻ nằm lăn quay bên vệ đường vì… ma men vật ! Càfê mỗi sáng, chuyện cười thế gian Mấy ai để tâm, nghe lời phàn nàn… (Bạn Thân - Việt Khang)
  • 27. Đặc San Trà Vinh Năm Giáp Ngọ 2014 trang 27 Thời gian trôi qua, không gian đổi khác, khi định-cư ở nước Mỹ nầy, các “ Ông Già VN’ bây giờ thật sự mất đi cái thú ‘mải vui quên cả đất trời…’ theo cung cách đặc-thù VN ! Ở đất Mỹ này, vì nhu cầu phải giử bằng lái cho nên làm sao mà có thể dám ‘dô’ cho đến độ ‘Đất say đất cũng lăn quay…’. Ở đây, bọn Già chúng tôi giờ chỉ còn mổi cái thú đơn sơ vào những cuối tuần là …ới bạn bè đi Çà-phê Nổ ! Người VN mình có thói quen ‘’thấy mặt đặt tên’’, chử..NỔ nầy nó diển tả thật sát và đầy đủ cái… hiện-trường. Nói cà-phê, song có chổ cũng bán thức ăn, nhưng dù ăn hay uống, khách khứa nhà ta vẩn chuyện trò râm rang ầm ỉ, thoải mái, thậm chí có những lúc nếu mình nói với cái ‘tong’ thấp, bình thường, thì những bạn bè chung bàn có thể cũng không nghe được, vì chung quanh người ta…Nổ to quá ! Nghiả thông thường cuả Nổ, có lẻ để chỉ những ‘nhân-vật’ mà miền Nam gọi là ‘ba hoa chích choè’,miền Bắc gọi là gì nhỉ ? Khoa trương, bốc phét….Cho nên ở hiện trường cà-phê Nổ, thỉnh thoảng vẩn nghe bạn bè kê nhau “thôi đi, Nổ vừa phải thôi, cha nội !...” Nổ cũng là hình dung âm thanh tiếng súng ở chiến trường khi ‘tiếp địch’’, cho nên chử NỔ nếu hiểu theo mặt nầy, đầu tiên, có lẻ do các Bạn Già gốc nhà binh nghĩ ra ! Là hội-viên cà-phê Nổ chắc có nhiều vị cũng không tránh khỏi bị ‘quý Bà…Già’ đôi lúc càm ràm. Nào là “ Cuối tuần Ông… không lo cỏ rác, bông hoa, cây cối, nhà cửa…cứ lo đi đàn đúm…’’. Nào là “Mấy Ông Già giờ chỉ còn gặp nhau tán dóc …chớ còn tương lai sự-nghiệp gì nửa mà bàn với luận, trao với đổi…”.Nào là…v.v.. Nhưng mà mặc kệ (don’t care), dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẩn vửng như kiềng ba chân ! Quý Bà Già ở nhà, làm sao biết được những điều hửu ích mà nhóm Bạn Già chúng tôi trao đổi và tiếp thu (nói nôm na là…HỌC LÓM nhau). Cụ thể là những vấn-đề về sức-khoẽ, như sẽ trình bày dưới đây. Với lại, cà-phê cũng năm bảy thứ cà-phê, nên nhà thơ Huy-Trâm viết :”Cà-phê có sẳn trong nhà. Cà-phê ra quán mới là cà-phê !”.Xin quý… Bà-Già đừng vội ‘liên hệ’ với câu :”Đàn Ông năm bảy lá gan…” mà chính quý Bà đã đặt ra để bêu rếu bọn Đàn Ông chúng tôi. (Câu sau: Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người !). Lại xin mở ngoặc một chút để nói về chuyện “Bà Già càm ràm’. Cái ‘tai hoạ’ nầy có lẻ chẳng có ‘ Ông Già’ nào tránh khỏi, chỉ hoặc ít hoặc nhiều, vì đó là ‘sở-trường ‘ cuả Nàng !, nhưng theo Ông Bạn Già NGUYỄN-THƯỢNG- CHÁNH ở Canada, thì các Cụ Ông nói chung, không nên vì thế mà buồn phiền, đi vào tuổi già mà còn được người bạn đời bên cạnh thì thật vô cùng hạnh-phúc, vả lại…chuyện Bà-Già Càm Ràm thì…cũng đã quá quen rồi ! * * * * VÀI ‘MẸO VẶT’ HỔ-TRỢ CHO SỨC KHOẼ. Chúng ta phải nhận một sự thật: Vấn đề trước mắt cuả những người già là SỨC-KHOẼ. Người đời nói SỨC KHOẼ LÀ VÀNG hoặc là QUÝ HƠN VÀNG ! Bước vào tuổi già ai cũng phải nhìn nhận ‘đó là chân lý’. Giống như chiếc xe, càng cũ thì càng lọc cọc, Người càng già thì càng …lạch cạch ! Đó chỉ là quy-luật cuả tự-nhiên, cuả Đấng Tạo-Hoá, nào ai thoát được ?! Quý Bạn Già nào đã từng vào bệnh-viện nằm một hoặc vài ngày vì một chứng bệnh gì đó, chắc chắn đã “ngộ” ra rằng trong khi ta đang trở trăn lăn lộn trên giường bệnh trong tình-trạng ‘hồn bất phụ thể’, thì một đống vàng để bên cạnh cũng nào có nghiả gì đâu với bản thân ta !! (Trừ khi Bạn Ta có ý nghĩ quảng-đại rằng:”Ngộ có chế...ế..t thì cũng theo Trời, theo Phật…Thôi, để lại đống vàng cho ‘con dợ già’nó.. ăn bánh pizza!”. Anh sẽ đưa Em tới cuối cuộc đời… (1)- THỞ KHÍ CÔNG. Sinh ra, ai mà không biết thở ? Ấy thế mà lại có người mần mò ‘nghiên kíu’ để phát hiện ra có những ‘cách thở’ giúp ích cho việc duy trì sức khoẽ. Cách thở nầy đa số Bạn Già đã biết, song cũng xin trình bày để những ai chưa biết, nếu thấy thích, thì thử thực hành. Kết quả thực tế thì không ai kiểm chứng được, song như người xưa nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành…”.