SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 5
Đình trệ kinh tế và vấn đề kích cầu
                                                                 TS. Trương Quang Thông


DẪN NHẬP
Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 là
22,97%, và trong những tháng cuối năm 2008 vừa qua, đã xuất hiện tình trạng giảm phát
của nền kinh tế. GDP năm 2008 chỉ đạt mức tăng trưởng 6.2%. So với tiềm năng tăng
trưởng của nền kinh tế, và trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã
chứa đựng những dấu hiệu của sự đình trệ. Bài viết nầy thử phác thảo viễn cảnh kinh tế
Việt Nam thông qua phân tích các nhân tố tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn, từ đó
đưa ra các gợi ý chính sách có liên quan đến các chính sách kích cầu đang được triển khai
thực hiện.

NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Những người theo trường phái kinh tế học Keynes cho rằng những tiêu dùng thiếu hiệu
quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đình trệ nền kinh tế. Sự thiếu hiệu quả có thể thể
hiện ở nhiều phương cách khác nhau: nó có thể bắt nguồn từ sự tiết kiệm của các hộ gia
đình, từ những đầu tư không thích hợp, hoặc do những chi tiêu không đầy đủ của chính
phủ. Từ những cơ sở đó, trường phái Keynes cho rằng, vai trò của chính phủ là phải làm
sao cho ai đó, có thể là dân chúng, doanh nghiệp và cả chính phủ, sẽ có nhu cầu về hàng
hóa, dịch vụ nhiều hơn. Trong khi đó, những người theo học thuyết tiền tệ lại nhấn mạnh
vai trò của tiền tệ. trong việc thanh toán cho tổng cầu. Theo họ, tiền tệ và tín dụng có vai
trò quan trọng trong việc thanh toán cho tổng cầu, trong việc ảnh hưởng đến đến khả
năng và ý định muốn mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, những thay đổi về cung ứng tiền
tệ là cần thiết, để dịch chuyển đường tổng cầu vào một kết hợp đáng mong muốn giữa
sản lượng và giá cả. Những người theo trường phái tiền tệ nhiều khi cực đoan hơn nữa
khi đánh đồng mọi thành công hay thất bại vĩ mô với chính sách tiền tệ vì theo họ, chỉ có
giả cả sẽ bị tác động bổi sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ, và kết quả cuối cùng tác động
đến sự thay đổi của tổng cầu.

Như vậy, các lý thuyết kinh tế mô tả bên trên đều chấp nhận một khuôn khổ phân tích:
mọi ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô đều thông qua tổng cung hoặc tổng cầu. Từ hiện trạng
của của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, bài viết
nầy sẽ phân tích các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn
hạn cùng với các gợi ý chính sách có liên quan đến các chủ trương kích cầu hiện nay.

KHẢ NĂNG ĐÌNH TRỆ
Nhìn từ góc độ tổng cầu, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu đình trệ,
bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2008 và trong hai tháng đầu năm 2009, theo chúng tôi, đã
xuất hiện những nhân tố, những tiềm ẩn có khả năng làm cho tổng cầu sụt giảm, hoặc,
trong một kỳ vọng lạc quan hơn, có thể tăng, nhưng lại dịch chuyển chậm hơn sự dịch
chuyển của tổng cung. Do khuôn khổ các dữ liệu phục vụ phân tích có giới hạn, chúng tôi
xin phân tích nhanh những nhân tố cấu thành tổng cầu để cố gắng minh chứng luận điểm
nói trên:
-   Về tiêu dùng: chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 là
       22,97% (TCTK) có thể gây ra hiệu ứng tâm lý làm cho tiêu dùng trong dân cư sụt
       giảm. Sự sụt giảm đó lại song hành với sự sụt giảm về thu nhập khả dụng trong
       bối cảnh đình trệ của nền kinh tế. Ngoài ra, chúng ta có thể kể ra những nhân tố
       khác có thể tác động đến tiêu dùng như của cải, tín dụng và những kỳ vọng khác
       của dân chúng. Của cải có thể chứa đựng trong nhiều hình thái khác nhau, nhưng
       trong điều kiện Việt Nam, sự băng giá của thị trường địa ốc chắc chắn không phải
       là một dấu hiệu tác động thuận lợi cho tiêu dùng. Thanh khoản cho tín dụng đã
       bắt đầu mở ra, nhưng việc tiếp cận tín dụng vẫn còn xa đối với công chúng và các
       doanh nghiệp nhỏ và vừa. Gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ VND của Chính
       phủ tập trung nhiều vào sản xuất hơn tiêu dùng (Nguyễn Vạn Phú, 2009). Bên
       cạnh đó, tuy các ngân hàng thương mại hiện đã có thể cho vay tiêu dùng theo lãi
       suất thỏa thuận, nhưng mức lãi suất phổ biến 14-16%/năm vẫn được xem là khá
       cao so với khả năng thanh tóan của công chúng. Cuối cùng, một cách tổng hợp
       lại, xét ra những kỳ vọng của dân chúng trong ngắn hạn, và trong bối cảnh kinh tế
       hiện nay, khó có thể tạo ra một động lực hỗ trợ cho sự gia tăng của tiêu dùng.
    - Về đầu tư: cho dù số vốn FDI đăng ký trong năm 2009 đã lên mức cao nhất từ
       trước đến nay, với hơn 60 tỷ USD cam kết, nhưng thực tế, số vốn FDI giải ngân
       của 2009 chỉ ngang bằng với năm 2008, khỏang 11,5 tỷ USD. Còn nếu phân tích
       kỹ hơn, luồng vốn từ nước ngòai thực tế đổ vào nền kinh tế Việt Nam có thì thấp
       hơn, do trong tổng số 11,5 tỷ USD đó, có sự đóng góp (giải ngân) của các đối tác
       Việt Nam. Bộ Kế họach-Đầu tư dự đoán giải ngân FDI trong năm 2009 sẽ ngang
       bằng với năm 2008, nhưng xem ra, tình hình sẽ không mấy lạc quan trong bối
       cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Tình hình sụt giảm đầu tư FDI
       trong tháng 1-2009 đã là dấu hiệu cảnh báo. Chúng ta biết rằng, các đầu tư FDI
       hiện tại lại tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản, một lĩnh vực, về góc độ tài
       trợ vốn, thường cần những khoản giải ngân lớn và nhanh, mà đây có thể lại là khó
       khăn khó tránh của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Nhân đây,
       chúng ta cũng cần nhớ lại những năm 1998-2000, cuộc khủng hoảng tài chính
       châu Á đã tác động như thế nào đối với các luồng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
    - Những chi tiêu của chính phủ: chúng tôi nghĩ rằng, dưới nhiều áp lực, những
       khoản chi tiêu và đầu tư công sẽ được chính phủ tiếp tục kiểm soát trong khuôn
       khổ thắt chặt chính sách tài khoá.
    - Cuối cùng, xuất khẩu thuần (X-M) của Việt Nam trong bối cảnh bối cảnh nền
       kinh tế toàn cầu được dự đoán sụt giảm, mà rõ ràng nhất là nền kinh tế Mỹ với tư
       cách như một nền kinh tế đầu tàu đã và đang suy thoái, cũng khó có cơ may cải
       thiện trong ngắn hạn.
Với những phân tích trên, đồ thị tổng cung/tổng cầu mà chúng tôi đề nghị sẽ được thể
hiện ở hình 1 và hình 2 dưới đây. Hình 1 được đặt trong bối cảnh dự đoán là tổng cầu sụt
giảm trong khi tổng cung vẫn tăng trong năm 2009. Còn hình 2 lại biểu diễn tình trạng
tổng cầu vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn tổng cung. Trong cả hai trường hợp, một cân
bằng mới được thiết lập: sản lượng vẫn gia tăng (trong đình trệ) nhưng với tình trạng sụt
giảm giá cả của nền kinh tế- tình trạng giảm phát. Trên thực tế, giảm phát đã xuất hiện
vào những tháng cuối năm 2008 và trong tháng 1-2009, dù tình hình có ít nhiều cải thiện,
nhưng chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng có 0,32%. Giảm phát vẫn có thể sẽ tiếp diễn trong
năm 2009.



                                            2
P




                                8
                             S0


                                       9
                                     S0
      P08



      P09


                                          D0      D0
                                            9       8




                     Q08    Q09                           Q


Hình 1: Đình trệ kinh tế: trường hợp cầu sụt giảm
   P
                                    8




                                                Ghi chú:
                                  S0




                                                P,Q: mức giá và sản
                                          9




                                                lượng chung của nền
                                        S0




                                                kinh tế
                                                S,D: Tổng cung, tổng
      P08                                       cầu
      P09                                       08,09: 2008, 2009
                                         D0 8
                                          D0
                                           9




                      Q08      Q09                             Q



Hình 2: Đình trệ kinh tế: trường hợp cầu tăng chậm hơn cung


                                           3
Những phân tích đứng trên góc độ tổng cầu của chúng tôi có thể trở nên phiến diện nếu
bỏ qua những tiếp cận tiền tệ. Phương trình MV=PY của Irving Fisher (với M là cung
tiền, V là vòng quay tiền, P là giá cả và Y là sản lượng) có thể diễn đạt phần nào các quan
hệ mà chúng ta quan tâm.

        1998    1999     2000    2001     2002    2003     2004    2005     2006    2007
Vòng    3,53    2,80     1,98    1,72     1,63    1,49     1,34    1,22     1,06    0,85
quay
(Vũ Quang Việt, 2008)

Với những thông tin hạn hữu mà chúng tôi có được, hiện nay, thanh khoản của hệ thống
ngân hàng Việt Nam đã thông thoáng hơn. Cung tiền M có thể tăng, nhưng khó có thể
tăng mạnh trong nay mai. Do nhiều nguyên nhân, bên cạnh chủ trương kích cầu bằng hỗ
trợ lãi suất, các ngân hàng vẫn còn ngần ngại trong việc xem xét đưa vào nền kinh tế
hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn khả dụng (giữa tháng 2-2009). Do vậy, với khả năng một
một vòng quay (V) chậm hơn, trong tình trạng đình trệ kinh tế (Y), khả năng lạm phát tái
bộc phát ở mức độ cao, theo chúng tôi, là khó có thể xảy ra trong ngắn hạn. Trái lại, giảm
phát lại không nằm ngoài khả năng xảy ra. Trên đây, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những
phân tích tổng quát. Còn những phân tích sâu hơn, do tình trạng tiếp cận thông tin hạn
chế, thì khó có thể đạt được.

CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính phủ đã thông báo chương trình kích cầu
trị giá 6 tỷ USD ưu tiên cho các lĩnh vực đầu tư xây dựng và tiêu dùng, với nguồn vốn từ
ngân sách, phát hành trái phiếu và vốn ODA. Gói 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất cho sản xuất-
kinh doanh đã được triển khai từ ngày 1-2-2009. Theo chúng tôi, xét độ trễ của các chính
sách tài khóa và tiền tệ, một sự thận trọng và cân nhắc là cần thiết, nhằm tránh những tác
động bất lợi đối với tăng trưởng và việc thực thi mục tiêu chống lạm phát cao nền kinh tế.
Những nhân tố có khả năng tác động cần lưu tâm, dựa vào những phân tích tổng quan ở
phần trên, đó là:

   -   Các giải pháp kích cầu của chính phủ, cũng như các tác nhân khác của nền kinh
       tế, cần phải song hành với các điều kiện cải thiện cung của nền kinh tế. Như trên
       đã phân tích, gói kích cầu hiện nay đang hướng vào sản xuất-kinh doanh hơn là
       tiêu dùng. Theo chúng tôi, một sự phân phối, hoặc dàn trải, hoặc cục bộ, đều có
       thể gây ra những hiệu quả ngoài mong muốn. Gói kích cầu có thể “vô tình” hướng
       vào “kích cung”, và một khi cung vượt nhanh hơn cầu, sẽ có khả năng tác động
       gây ra đình trệ kinh tế và cả khả năng giảm phát.
   -   Các chính sách kích cầu cũng cần thiết đặt trên các yếu tố cáu trúc của nền kinh
       tế, chẳng hạn, trong các nhân tố cấu thành tổng cầu, cần phải xác định đâu là
       những nhân tố có tính đầu tàu, có tính thúc đẩy một sự tăng trưởng bền vững của
       nền kinh tế. Theo nhận định của chúng tôi, việc sử dụng gói kích cầu 17.000 tỷ
       VND để hỗ trợ lãi suất, nếu thiếu những công cụ - phương thức giám sát, điều
       tiết, có khả năng sẽ được sử dụng dàn trải, do đó, sẽ ảnh hưởng đến các hiệu ứng
       mà Chính phủ kỳ vọng đạt được.



                                            4
-   Các nhân tố thể chế khác cũng cần được xem xét như chính sách thuế, các điều
       kiện tiếp cận các loại hình tín dụng đầu tư phát triển cho các thành phần kinh tế,
       việc tăng cường các thể chế giám sát, đánh giá việc thực thi và hiệu năng của các
       công cụ tài khóa, tiền tệ…
   -   Cuối cùng, hơn bao giờ hết, khoan sức dân cũng cần được xem như một giải pháp
       lâu dài trong số những giải pháp góp phần gia tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Các
       chính sách hỗ trợ thất nghiệp, gia tăng việc làm, chính sách đầu tư phát triển khu
       vực nông nghiệp-nông thôn… cần phải được chú trọng hơn nữa.

Tháng 2/2009

Tài liệu tham khảo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 3-2-2009 V/v quy
định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng
để sản xuất – kinh doanh.
Nguyễn Vạn Phú. Kích cầu và hành vi tiêu dùng. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 12-2-2009.
Vũ Quang Việt. Khủng hỏang kinh tế Mỹ và Việt Nam – Tình hình khác, giải pháp khác.
Thời báo kinh tế Sài Gòn. 6-11-2008
Web site www.gso.gov.vn




                                           5

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Kiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienKiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienluckydoll9x
 
đề Vĩ mô 1
đề Vĩ mô 1đề Vĩ mô 1
đề Vĩ mô 1PuPi8
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien teK22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien tetvchuan
 
Can can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te BopCan can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te Boppeconkute33
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Quân Lê
 
Chuong4 b op và tỷ giá (1)
Chuong4  b op và tỷ giá (1)Chuong4  b op và tỷ giá (1)
Chuong4 b op và tỷ giá (1)Kun Nguyen
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QENới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QETrung Phạm Quang
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Toan Bach Quang Bao
 
Tieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thiTieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thingapham96
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raAskSock Ngô Quang Đạo
 
Bop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếBop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếTrung Hiếu
 
An do va bo ba bat kha thi
An do va bo ba bat kha thiAn do va bo ba bat kha thi
An do va bo ba bat kha thicamtuyen78
 

Mais procurados (19)

Kiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienKiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tien
 
đề Vĩ mô 1
đề Vĩ mô 1đề Vĩ mô 1
đề Vĩ mô 1
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien teK22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
 
Can can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te BopCan can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te Bop
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
 
Chuong4 b op và tỷ giá (1)
Chuong4  b op và tỷ giá (1)Chuong4  b op và tỷ giá (1)
Chuong4 b op và tỷ giá (1)
 
Bop
BopBop
Bop
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QENới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QE
 
Cán cân thương mại
Cán cân thương mạiCán cân thương mại
Cán cân thương mại
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
 
Tieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thiTieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thi
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Bop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tếBop & nền kinh tế
Bop & nền kinh tế
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOP
 
An do va bo ba bat kha thi
An do va bo ba bat kha thiAn do va bo ba bat kha thi
An do va bo ba bat kha thi
 

Semelhante a Dinh tre kinh te và van de kich cau

Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaDat Nguyen
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaLe Thuy Hanh
 
Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009
Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009
Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009Trương Quang Thông
 
Day 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vnDay 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vnHung Nguyen Quang
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07letmeflly
 
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cauChuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cauDat Nguyen
 
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cauChuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cauLe Thuy Hanh
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...phamquyenbt9191
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhLe Thuy Hanh
 

Semelhante a Dinh tre kinh te và van de kich cau (20)

Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.docBáo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
 
Kinhtevimo
KinhtevimoKinhtevimo
Kinhtevimo
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Chuong 14 tong cau va tong cung
Chuong 14 tong cau va tong cungChuong 14 tong cau va tong cung
Chuong 14 tong cau va tong cung
 
Nhóm 2
Nhóm 2Nhóm 2
Nhóm 2
 
Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009
Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009
Tản mạn về cán cân thanh toán vn năm 2009
 
Day 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vnDay 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vn
 
663 do van duc
663 do van duc663 do van duc
663 do van duc
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cauChuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cau
 
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cauChuong 1   tu bat on vi mo den con duong tai co cau
Chuong 1 tu bat on vi mo den con duong tai co cau
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 

Dinh tre kinh te và van de kich cau

  • 1. Đình trệ kinh tế và vấn đề kích cầu TS. Trương Quang Thông DẪN NHẬP Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 là 22,97%, và trong những tháng cuối năm 2008 vừa qua, đã xuất hiện tình trạng giảm phát của nền kinh tế. GDP năm 2008 chỉ đạt mức tăng trưởng 6.2%. So với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, và trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã chứa đựng những dấu hiệu của sự đình trệ. Bài viết nầy thử phác thảo viễn cảnh kinh tế Việt Nam thông qua phân tích các nhân tố tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách có liên quan đến các chính sách kích cầu đang được triển khai thực hiện. NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT Những người theo trường phái kinh tế học Keynes cho rằng những tiêu dùng thiếu hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đình trệ nền kinh tế. Sự thiếu hiệu quả có thể thể hiện ở nhiều phương cách khác nhau: nó có thể bắt nguồn từ sự tiết kiệm của các hộ gia đình, từ những đầu tư không thích hợp, hoặc do những chi tiêu không đầy đủ của chính phủ. Từ những cơ sở đó, trường phái Keynes cho rằng, vai trò của chính phủ là phải làm sao cho ai đó, có thể là dân chúng, doanh nghiệp và cả chính phủ, sẽ có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn. Trong khi đó, những người theo học thuyết tiền tệ lại nhấn mạnh vai trò của tiền tệ. trong việc thanh toán cho tổng cầu. Theo họ, tiền tệ và tín dụng có vai trò quan trọng trong việc thanh toán cho tổng cầu, trong việc ảnh hưởng đến đến khả năng và ý định muốn mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, những thay đổi về cung ứng tiền tệ là cần thiết, để dịch chuyển đường tổng cầu vào một kết hợp đáng mong muốn giữa sản lượng và giá cả. Những người theo trường phái tiền tệ nhiều khi cực đoan hơn nữa khi đánh đồng mọi thành công hay thất bại vĩ mô với chính sách tiền tệ vì theo họ, chỉ có giả cả sẽ bị tác động bổi sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ, và kết quả cuối cùng tác động đến sự thay đổi của tổng cầu. Như vậy, các lý thuyết kinh tế mô tả bên trên đều chấp nhận một khuôn khổ phân tích: mọi ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô đều thông qua tổng cung hoặc tổng cầu. Từ hiện trạng của của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, bài viết nầy sẽ phân tích các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn cùng với các gợi ý chính sách có liên quan đến các chủ trương kích cầu hiện nay. KHẢ NĂNG ĐÌNH TRỆ Nhìn từ góc độ tổng cầu, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu đình trệ, bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2008 và trong hai tháng đầu năm 2009, theo chúng tôi, đã xuất hiện những nhân tố, những tiềm ẩn có khả năng làm cho tổng cầu sụt giảm, hoặc, trong một kỳ vọng lạc quan hơn, có thể tăng, nhưng lại dịch chuyển chậm hơn sự dịch chuyển của tổng cung. Do khuôn khổ các dữ liệu phục vụ phân tích có giới hạn, chúng tôi xin phân tích nhanh những nhân tố cấu thành tổng cầu để cố gắng minh chứng luận điểm nói trên:
  • 2. - Về tiêu dùng: chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 là 22,97% (TCTK) có thể gây ra hiệu ứng tâm lý làm cho tiêu dùng trong dân cư sụt giảm. Sự sụt giảm đó lại song hành với sự sụt giảm về thu nhập khả dụng trong bối cảnh đình trệ của nền kinh tế. Ngoài ra, chúng ta có thể kể ra những nhân tố khác có thể tác động đến tiêu dùng như của cải, tín dụng và những kỳ vọng khác của dân chúng. Của cải có thể chứa đựng trong nhiều hình thái khác nhau, nhưng trong điều kiện Việt Nam, sự băng giá của thị trường địa ốc chắc chắn không phải là một dấu hiệu tác động thuận lợi cho tiêu dùng. Thanh khoản cho tín dụng đã bắt đầu mở ra, nhưng việc tiếp cận tín dụng vẫn còn xa đối với công chúng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ VND của Chính phủ tập trung nhiều vào sản xuất hơn tiêu dùng (Nguyễn Vạn Phú, 2009). Bên cạnh đó, tuy các ngân hàng thương mại hiện đã có thể cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận, nhưng mức lãi suất phổ biến 14-16%/năm vẫn được xem là khá cao so với khả năng thanh tóan của công chúng. Cuối cùng, một cách tổng hợp lại, xét ra những kỳ vọng của dân chúng trong ngắn hạn, và trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khó có thể tạo ra một động lực hỗ trợ cho sự gia tăng của tiêu dùng. - Về đầu tư: cho dù số vốn FDI đăng ký trong năm 2009 đã lên mức cao nhất từ trước đến nay, với hơn 60 tỷ USD cam kết, nhưng thực tế, số vốn FDI giải ngân của 2009 chỉ ngang bằng với năm 2008, khỏang 11,5 tỷ USD. Còn nếu phân tích kỹ hơn, luồng vốn từ nước ngòai thực tế đổ vào nền kinh tế Việt Nam có thì thấp hơn, do trong tổng số 11,5 tỷ USD đó, có sự đóng góp (giải ngân) của các đối tác Việt Nam. Bộ Kế họach-Đầu tư dự đoán giải ngân FDI trong năm 2009 sẽ ngang bằng với năm 2008, nhưng xem ra, tình hình sẽ không mấy lạc quan trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Tình hình sụt giảm đầu tư FDI trong tháng 1-2009 đã là dấu hiệu cảnh báo. Chúng ta biết rằng, các đầu tư FDI hiện tại lại tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản, một lĩnh vực, về góc độ tài trợ vốn, thường cần những khoản giải ngân lớn và nhanh, mà đây có thể lại là khó khăn khó tránh của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Nhân đây, chúng ta cũng cần nhớ lại những năm 1998-2000, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tác động như thế nào đối với các luồng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. - Những chi tiêu của chính phủ: chúng tôi nghĩ rằng, dưới nhiều áp lực, những khoản chi tiêu và đầu tư công sẽ được chính phủ tiếp tục kiểm soát trong khuôn khổ thắt chặt chính sách tài khoá. - Cuối cùng, xuất khẩu thuần (X-M) của Việt Nam trong bối cảnh bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sụt giảm, mà rõ ràng nhất là nền kinh tế Mỹ với tư cách như một nền kinh tế đầu tàu đã và đang suy thoái, cũng khó có cơ may cải thiện trong ngắn hạn. Với những phân tích trên, đồ thị tổng cung/tổng cầu mà chúng tôi đề nghị sẽ được thể hiện ở hình 1 và hình 2 dưới đây. Hình 1 được đặt trong bối cảnh dự đoán là tổng cầu sụt giảm trong khi tổng cung vẫn tăng trong năm 2009. Còn hình 2 lại biểu diễn tình trạng tổng cầu vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn tổng cung. Trong cả hai trường hợp, một cân bằng mới được thiết lập: sản lượng vẫn gia tăng (trong đình trệ) nhưng với tình trạng sụt giảm giá cả của nền kinh tế- tình trạng giảm phát. Trên thực tế, giảm phát đã xuất hiện vào những tháng cuối năm 2008 và trong tháng 1-2009, dù tình hình có ít nhiều cải thiện, nhưng chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng có 0,32%. Giảm phát vẫn có thể sẽ tiếp diễn trong năm 2009. 2
  • 3. P 8 S0 9 S0 P08 P09 D0 D0 9 8 Q08 Q09 Q Hình 1: Đình trệ kinh tế: trường hợp cầu sụt giảm P 8 Ghi chú: S0 P,Q: mức giá và sản 9 lượng chung của nền S0 kinh tế S,D: Tổng cung, tổng P08 cầu P09 08,09: 2008, 2009 D0 8 D0 9 Q08 Q09 Q Hình 2: Đình trệ kinh tế: trường hợp cầu tăng chậm hơn cung 3
  • 4. Những phân tích đứng trên góc độ tổng cầu của chúng tôi có thể trở nên phiến diện nếu bỏ qua những tiếp cận tiền tệ. Phương trình MV=PY của Irving Fisher (với M là cung tiền, V là vòng quay tiền, P là giá cả và Y là sản lượng) có thể diễn đạt phần nào các quan hệ mà chúng ta quan tâm. 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vòng 3,53 2,80 1,98 1,72 1,63 1,49 1,34 1,22 1,06 0,85 quay (Vũ Quang Việt, 2008) Với những thông tin hạn hữu mà chúng tôi có được, hiện nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thông thoáng hơn. Cung tiền M có thể tăng, nhưng khó có thể tăng mạnh trong nay mai. Do nhiều nguyên nhân, bên cạnh chủ trương kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất, các ngân hàng vẫn còn ngần ngại trong việc xem xét đưa vào nền kinh tế hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn khả dụng (giữa tháng 2-2009). Do vậy, với khả năng một một vòng quay (V) chậm hơn, trong tình trạng đình trệ kinh tế (Y), khả năng lạm phát tái bộc phát ở mức độ cao, theo chúng tôi, là khó có thể xảy ra trong ngắn hạn. Trái lại, giảm phát lại không nằm ngoài khả năng xảy ra. Trên đây, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những phân tích tổng quát. Còn những phân tích sâu hơn, do tình trạng tiếp cận thông tin hạn chế, thì khó có thể đạt được. CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH Cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính phủ đã thông báo chương trình kích cầu trị giá 6 tỷ USD ưu tiên cho các lĩnh vực đầu tư xây dựng và tiêu dùng, với nguồn vốn từ ngân sách, phát hành trái phiếu và vốn ODA. Gói 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất cho sản xuất- kinh doanh đã được triển khai từ ngày 1-2-2009. Theo chúng tôi, xét độ trễ của các chính sách tài khóa và tiền tệ, một sự thận trọng và cân nhắc là cần thiết, nhằm tránh những tác động bất lợi đối với tăng trưởng và việc thực thi mục tiêu chống lạm phát cao nền kinh tế. Những nhân tố có khả năng tác động cần lưu tâm, dựa vào những phân tích tổng quan ở phần trên, đó là: - Các giải pháp kích cầu của chính phủ, cũng như các tác nhân khác của nền kinh tế, cần phải song hành với các điều kiện cải thiện cung của nền kinh tế. Như trên đã phân tích, gói kích cầu hiện nay đang hướng vào sản xuất-kinh doanh hơn là tiêu dùng. Theo chúng tôi, một sự phân phối, hoặc dàn trải, hoặc cục bộ, đều có thể gây ra những hiệu quả ngoài mong muốn. Gói kích cầu có thể “vô tình” hướng vào “kích cung”, và một khi cung vượt nhanh hơn cầu, sẽ có khả năng tác động gây ra đình trệ kinh tế và cả khả năng giảm phát. - Các chính sách kích cầu cũng cần thiết đặt trên các yếu tố cáu trúc của nền kinh tế, chẳng hạn, trong các nhân tố cấu thành tổng cầu, cần phải xác định đâu là những nhân tố có tính đầu tàu, có tính thúc đẩy một sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Theo nhận định của chúng tôi, việc sử dụng gói kích cầu 17.000 tỷ VND để hỗ trợ lãi suất, nếu thiếu những công cụ - phương thức giám sát, điều tiết, có khả năng sẽ được sử dụng dàn trải, do đó, sẽ ảnh hưởng đến các hiệu ứng mà Chính phủ kỳ vọng đạt được. 4
  • 5. - Các nhân tố thể chế khác cũng cần được xem xét như chính sách thuế, các điều kiện tiếp cận các loại hình tín dụng đầu tư phát triển cho các thành phần kinh tế, việc tăng cường các thể chế giám sát, đánh giá việc thực thi và hiệu năng của các công cụ tài khóa, tiền tệ… - Cuối cùng, hơn bao giờ hết, khoan sức dân cũng cần được xem như một giải pháp lâu dài trong số những giải pháp góp phần gia tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Các chính sách hỗ trợ thất nghiệp, gia tăng việc làm, chính sách đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn… cần phải được chú trọng hơn nữa. Tháng 2/2009 Tài liệu tham khảo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 3-2-2009 V/v quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. Nguyễn Vạn Phú. Kích cầu và hành vi tiêu dùng. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 12-2-2009. Vũ Quang Việt. Khủng hỏang kinh tế Mỹ và Việt Nam – Tình hình khác, giải pháp khác. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 6-11-2008 Web site www.gso.gov.vn 5