SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 14
Baixar para ler offline
CHƯƠNG I
                     ĐẶT VẤN ĐỀ - ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
I.        Lý do để chọn đề tài
    Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin(CNTT) hiên nay trong
tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: kinh tế, an ninh
quốc phòng, thương mại điện tử. CNTT đang là nhu cầu cần thiết đối với các công
ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội …và với tất cả chúng ta.
   Hiện nay ở các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh
mạnh mẽ là nhờ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng được những
thành tựu của khoa học và công nghệ. Từ một nền kinh tế kém phát triển đang
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò
ngày càng nổi bật, nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
    Để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ: giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận
và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Đổi mới và nâng cao
trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; Nâng cao trình độ quản lý,
hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý và cũng đã thật sự mang lại hiệu quả rất cao, nó giúp cho các đối tượng
tham gia nắm bắt được thông tin nhanh chóng và chính xác. Khâu tin học hóa
quản lý là một trong những chương trình không thể thiếu, nó được áp dụng rộng
rãi và rất phổ biến ngày nay.
II.       Định hướng đề tài
2.1 Phạm vi đề tài
      Quản lý hàng hóa tại Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi
2.2 Cơ sở giải quyết đề tài
     Vận dụng kiến thức đã học từ môn phân tích hệ thống phương pháp thiết kế
Merise để phân tích thông tin thu thập được các mô hình quan niệm cho dữ liệu và
viết chương trình quản lý hàng hóa ngôn ngữ Visual Foxpro.
2.3 Phương pháp thực hiện
      Thu thập thông tin từ :
      -   Các thông tin về nhân viên.
      -   Các mẫu báo cáo.
      Tổng hợp thông tin:
      -   Phân tích thông tin.
-   Thiết kế cơ sở dữ liệu.
     -   Lập trình cho cơ sở dữ liệu.



                                         CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN
I.       Cơ sở lý thuyết
1.1.     Mô hình quản lý
   Hiện nay có có rất nhiều phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến như: Mô
hình dữ liệu phân cấp, mô hình mạng, mô hình dữ liệu quan hệ, mô hình dữ liệu
thực thể kết hợp, mô hình dữ liêu hướng đối tượng…
    Mô hình dữ liệu quan hệ: Là mô hình được nghiên cứu nhiều nhất, nó có cơ sở
lý thuyết vững chắc nhất. Mô hình dữ liệu này cùng với mô hình dữ liệu thực thể
kết hợp đang được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích và thiết kế CSDL hiện
nay.
   Trước đây khi mà CNTT còn khá xa lạ thì phần lớn công tác quản lý tại các
doanh nghiệp, các cớ sở sản xuất, trường học, bệnh viện…đều làm thủ công rất tốn
thời gian và tỉ lệ chính xác cũng không cao. Ngày nay cùng với sự phát triển
không ngừng của CNTT thì công tác quản lý cũng đã được nâng cao rất nhiều
bằng cách tổ chức quản lý thông tin trên cơ sở dữ liệu. Đây là cách quản lý có
nguồn gốc trực tiếp từ lý thuyết kế toán nên đã nhanh chóng phát triển và thu hút
sự quan tâm của phần lớn người dùng bởi nó: Gần gũi với con người, đảm bảo an
toàn và độc lập về dữ liệu.
1.2.     Giới thiệu về phương thiết kế MERISE và hệ thống thông tin
1.2.1. Giới thiệu về phương pháp MERISE
    Merise là phương pháp dùng để thiết kế hệ thống thông tin. Đặc trưng đầu tiên
và quan trọng của MERISE là thể hiện cách nhìn tổng quan về các cơ quan xí
nghiệp bằng cách gắn bó việc thiết kế hệ thống thông tin học hóa quản lý với các
hiện đại hóa tổ chức.
    Merise ra dời năm 1974 do một nhóm nghiên cứu trường đại học nước Pháp.
Phương pháp này càng hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi không chỉ trong nước
mà còn trong nhiều xí nghiệp khác nhau tại các nước trên thế giới.
1.2.2. Các thành phần tham gia hệ thống thông tin
1.2.2.1. Người dùng (Users)
     -   Là người tổ chức phải phục vụ.
-   Cung cấp thông tin cho người phân tích hệ thống.
      -   Đưa yêu cầu cho hệ thống tương lai.
      -   Thử nghiệm, kiểm chứng, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin.
1.2.2.2. Người quản lý (Management)
      -   Chiệu trách nhiệm về một lĩnh vực nào đó của hệ thống. Là người am hiểu
          tường tận về lĩnh vực của họ.
      -   Là đối tượng mà người phân tích hệ thống liên hệ.
1.2.2.3. Người hiệu chỉnh (Autudiors)
1.2.2.4. Người phân tích hệ thống (Systems analysts)
      Là chìa khóa của bất kỳ sự phát triển đề án nào.
      Người phân tích hệ thống đóng một số vai trò như sau.
      -   Thu thập thông tin.
      -   Người sáng chế: Người phân tích hệ thống phải.
      -   Hiểu thấu đáo yêu cầu của người dùng.
      -   Có kiến thức về kỹ thuật máy tính.
      -   Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết những vấn đề thực tế.
      -   Người trung gian hòa giải (Mediator).
      -   Người lãnh đạo dự án (Project leader).
1.2.2.5. Người thiết kế hệ thống (Systems designers)
      -   Là người nhận kết xuất từ những người phân tích hệ thống.
      -   Chuyển mỗi phát biểu tự do về kỹ thuật của người dùng thành một thiết kế
          có tính kiến trúc cấp cao.
      -   Người phân tích hệ thống và người thiết kế hệ thống làm việc gần gũi với
          nhau từ đầu đến cuối đề án.
1.2.2.6. Người lập trình (Programers)
      -   Nhận sản phẩm từ những người thiết kế hệ thống để thảo chương.
1.2.2.7. Người điều hành (Operational personnel)
II.       Các mức độ mô tả hệ thống thông tin và các mô hình tương ứng
II.1. Các mức độ mô tả hệ thống thông tin
  Merise chia ra làm 3 mức độ mô tả hệ thống thông tin: mức quan niệm, mức tổ
chức, mức kỹ thuật.
2.1.1. Mức quan niệm
Mức này tương đương với việc xây dựng mục đích của công ty qua việc thể
hiện lý do tồn tại. Nó mô tả toàn bộ các quy tắc quản lý, các mục tiêu và những
ràng buộc đặt ra đối với xí nghiệp mà không cần xét đến nguyên nhân tạo ra
chúng.
   Ví dụ: Các nguyên tắc quản lý nhân sự, nguyên tắc tính lương, chuyển giao
thành phẩm.
2.1.2. Mức tổ chức (mức luận lý)
   Xác định tổ chức cần đưa vào cơ quan xí nghiệp để đạt được mục tiêu. Đó là
việc chính xác hóa các vị trí làm việc thời gian biểu của các thao tác. Trả lời cho
câu hỏi “ai làm”, “làm gì”.
  Ví dụ: Phân chia công việc nào bắt buộc người làm, công việc nào bắt buộc
máy làm.
2.1.3. Mức kỹ thuật
   Kết hợp, lựa chọn các phương tiện kỹ thuật cần cho công việc.
II.2. Các mô hình tương ứng
  Tùy theo sự phân chia dữ liệu và xử lý dữ liệu, 3 mức trên được mô tả dưới
dạng các mô hình sau:
2.2.1. Mô hình quan niệm cho dữ liệu (MCD)
  Mô tả dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng thông qua các khái niệm:
   -   Thực thể
   -   Quan hệ
   -   Thuộc tính
2.2.2. Mô hình quan niệm cho xử lý (MCT)
  Mô tả phần động của hệ thống thông tin nhờ vào các khái niệm:
   -   Quá trình
   -   Tác tử
   -   Biến cố
2.2.3. Mô hình luận lý cho dữ liệu (MLD)
  Là mô hình quan hệ trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
2.2.4. Mô hình tổ chức cho xử lý (MOT)
  Trình bày cách phân công công việc cho từng trạm làm việc.
2.2.5. Mô hình vật lý cho dữ liệu (MPD)
Trình bày cách tổ chức về vật lý cho dữ liệu, chứa các chức năng về lựa chọn
kỹ thuật như mạng PC, phần mềm cài đặt.
2.2.6. Mô hình tác nghiệp cho xử lý (MPT)
   Mô tả các xử lý cho từng đơn vị xử lý. Để thiết kế xây dựng một hệ thống
thông tin lớn hoạt động tốt, dễ bảo trì và gắn bó thiết thực cho người sử dụng đòi
hỏi phải tiến hành theo từng mức và theo từng mô hình theo thứ tự sau:

                                       MCT

                                       MOT

                                       MCD

                                       MLD

                                       MPD

                                       MPT


                  Hình 3. Mô hình tác nghiệp cho xử lý (MPT)
III.   Các khái niệm cơ bản
3.1.   Mô hình quan niệm cho dữ liệu (MCD) [1]
3.1.1. Thực thể
   Định nghĩa: là một nhóm các đối tượng có thực trong thế giới mà ta đang khảo
sát. Nó tồn tại một cách độc lập, các đối tượng được nhóm lại dựa vào một số đặc
tính chung nào đó.
   Ký hiệu:
                            <Tên thực thể>


                            <Các thuộc tính
                             của thực thể>

                                 Hình 4. Ký hiệu thực thể
3.1.2. Liên kết
   Định nghĩa: một liên kết giữa các thực thể là mối kết hợp về ngữ nghĩa giữa
các thực thể đó.
   Ký hiệu:
                                   <Tên liên kết>

                          <DS các thuộc tính của liên kết>
Hình 5. Ký hiệu liên kết




3.1.3. Thuộc tính
  Định nghĩa: thuộc tính là dữ liệu mà người ta nhận biết trên một thực thể hoặc
một liên kết. Tên của thuộc tính được ghi bên dưới thực thể hoặc liên kết.
   -   Thuộc tính của thực thể: phụ thuộc vào thực thể đó.
   -   Thuộc tính của liên kết: phụ thuộc vào các thực thể tham gia vào liên kết.
  Chú ý:
     Mỗi thực thể có ít nhất một thuộc tính, trong khi đó một liên kết
có thể không có thuộc tính nào.
    Mỗi thuộc tính chỉ được phép xuất hiện trên một đối tượng và duy nhất một.
Tên thuộc tính phải viết đủ dài để chúng không được lặp lại nhau.
3.1.4. Bản số
  Bản số: có 2 loại bản số bản số tối thiểu và bản số tối đa
   Bản số tối thiểu: Bằng 0 hoặc bằng 1 là số lần tối thiểu mà một thể hiện của
thực thể tham gia vào các thể hiện của một liên kết.
   Bản số tối đa: Bằng 1 hoặc n là số lần tối đa mà một thể hiện của thực thể tham
gia vào các thể hiện của một liên kết.




           <Tên TThể>                                     <Tên TThể>
                                       Liên
           <Thuộc tính>                                   <Thuộc tính>
                                       kết



                                       Bản số tối đa
                 Bản số tối thiểu




                                       Hình 6. Bản số
Ví dụ:
   -     Một học sinh thuộc tối thiếu một lớp, thuộc tối đa nhiều lớp. Bản số tối
         thiểu = 1, bản số tối đa = 1.
   -     Một lớp có tối thiểu một sinh viên, có tối đa nhiều học sinh. Bản số tối
         thiểu = 1, bản số tối đa = 1.
3.1.5. Khóa
    Khóa của thực thể: là một thuộc tính đặc biệt của thực thể sao cho với mỗi giá
trị của thuộc tính này tương ứng với một và chỉ một thể hiện của thực thể. Các
khóa này thường được ghi đầu tiên trong danh sách các thuộc tính của thực thể và
phải gạch dưới.
   Khóa của liên kết: thường được tạo thành bởi tất cả các khóa của các thực thể
tạo nên liên kết đó.
3.1.6. Chiều của liên kết
   Chiều của liên kết là số lượng đối tượng tham gia vào quan hệ đó.
   -     Liên kết 2 chiều
   -     Liên kết 3 chiều
   -     Liên kết >3 chiều
   -     Mối kết hợp tự thân
3.1.7. Tổng quát hóa và chuyên biệt hóa
   Chuyên biệt hóa là sự phân hoạch một thực thể thành một tập các thực thể.
   Các thực thể chuyên biệt thừa hưởng tất cả các thuộc tính của thực thể tiền bối.
   Các thực thể chuyên biệt có thể có các mối kết hợp khác nhau.
   Tổng quát hóa là gộp các thực thể thành một thực thể bao hàm tất cả các thể
hiện của các thực thể con.
   Mục đích: diễn giải khái niệm về tập con hay lớp con đối với các thực thể.
   Ý nghĩa: cho phép trình bày một cách tổng quát các thực thể cũng như các quan
hệ vẫn không bỏ sót các đặc thù của nó.
3.2.     Phụ thuộc hàm
3.2.1. Phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính
   Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm giữa thuộc tính A và thuộc tính B, nếu
với mỗi giá trị của thuộc tính A đều xác định duy nhất một thuộc tính B.
   Ký hiệu: AB
Ta nói: - Thuộc tính B phụ thuộc hàm với thuộc tính A
              Hay     - Thuộc tính A xác định hàm thuộc tính B
3.2.2. Phụ thuộc hàm sơ cấp giữa các thuộc tính
   Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm sơ cấp giữa hai thuộc tính A và B, nếu
tồn tại một phụ thuộc hàm giữa A và B và không tồn tại 1 thuộc tính con nào của
A để xác định được B.
3.2.3. Phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp giữa các thuộc tính
   Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp giữa hai thuộc tính A và
B nếu có:
   -   Một phụ thuộc hàm sơ cấp giữa A và B.
   -   Không tồn tại một thuộc tính C nào, sao cho C phụ thuộc hàm với A rồi C
       cũng phụ thuộc hàm với B.
3.2.4. Phụ thuộc hàm giữa các thực thể
   Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm giữa hai thực thể X và Y nếu mỗi thể
hiện của thực thể X xác định duy nhất một thể hiện của thực thể Y.
   Ký hiệu:

                         X                               Y

                     NGUỒN                            ĐÍCH
                    Thực thể Y phụ thuộc hàm với thực thể X
                       Hình 7. Phụ thuộc hàm giữa các thực thể
3.3.   Các quy tắc chuẩn hóa (MCD) [1]
   Mục đích của chuẩn hóa MCD là nhằm để loại bỏ sự lặp đi lặp lại của các thuộc
tính trong các thực thể của các quan hệ, nhằm tránh sự dư thừa dữ liệu, giải quyết
nhập nhằng các mối quan hệ của các thực thể.
  Quy tắc 1: đối với bất kỳ một thể hiện nào của thực thể, mọi thuộc tính đều
phải có ý nghĩa và phải có giá trị duy nhất.
   Quy tắc 2: mọi thuộc tính của một thực thể đều phụ thuộc vào khóa của thực
thể đó bằng một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp.
  Quy tắc 3: mọi thuộc tính của liên kết phải phụ thuộc vào khóa của liên kết đó
bằng một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp.
  Lỗi Fan Traps: lỗi này thường xuất hiện khi có 2 phụ thuộc hàm cũng chỉ vào
một thực thể đích, mà hai thực thể nguồn có mối liên hệ.
Lỗi Chasm Traps: lỗi này thường xuất hiện khi có phụ thuộc hàm yếu nằm trên
con đường đi giữa 2 thực thể có mối liên hệ.
   Các bước xác định mô hình MCD:
   -   Thu thập các thông tin cần quản lý.
   -   Xác định các lĩnh vực từ các thông tin thu thập được (nếu thông tin thuộc
       nhiều lĩnh vực).
   -   Kê khai tất cả các dữ liệu của từng lĩnh vực.
   -   Xác định các thực thể cần quản lý.
   -   Xác định các thuộc tính của các thực thể và của các liên kết trong từng lĩnh
       vực (Thông thường các danh từ sử dụng trong các văn bản, biểu bảng hoặc
       trong các câu trả lời thẩm vấn sẽ liên quan đến các thuộc tính của thực thể,
       còn các động từ sẽ liên quan đến các liên kết.)
   -   Kiểm tra quy tắc chuẩn hóa 1 và 2.
   -   Đặt mối liên kết giữa các thực thể.
   -   Kiểm tra quy tắc chuẩn hóa 3.
   -   Đặt bản số.
   -   Hoàn thành mô hình MCD.
3.4.   Mô hình luận lý cho dữ liệu (MLD) [1]
3.4.1. Khái niệm về MLD
   MCD đã cung cấp một cách trình bày độc lập với kỹ thuật về các thông tin của
cơ quan. Nó qua mềm dẻo về mặt ngôn ngữ do đó hệ quản trị cơ sở dữ liệu khó có
thể hiểu được. Cho nên cần thiết phải có một giai đoạn chuyển đổi từ MCD sang
MLD gần gũi với máy tính hơn.
  Mục đích của MLD là nhằm tổ chức dữ liệu một cách tối ưu, để MLD có thể sử
dụng trong một trường tập tin cổ điển và môi trường cơ sở dữ liệu.
3.4.2. Các quy tắc chuyển từ MCD sang MLD
 Quy tắc 1: Mỗi thực thể trong MCD sẽ được chuyển thành một quan hệ trong
MLD. Khóa của thực thể trở thành khóa chính của quan hệ.
   Quy tắc 2: Mỗi thuộc tính của MCD sẽ được chuyển thành một thuộc tính trong
MLD. Thực thể đích chuyển thành quan hệ đích, thực thể nguồn chuyển thành
quan hệ nguồn trong MLD. Quan hệ nguồn này sẽ gồm tất cả các thuộc tính của
thực thể nguồn và chứa thêm khoá của thực thể đích. Khoá này được xem là khoá
ngoại của quan hệ nguồn.
  Quy tắc 3: Một liên kết không là phụ thuộc hàm của MLD sẽ trở thành một
quan hệ trong MLD. Quan hệ này gồm khóa của các thực thể liên kết với nó và có
các thuộc tính của liên kết. Trong đó, khóa chính của quan hệ chính là khóa của
các thực thể tham gia vào liên kết đó.
  Nếu liên kết phụ thuộc hàm có thuộc tính, thì ở MLD các thuộc tính này cũng
được thêm vào quan hệ nguồn.
   Quy tắc 4: Một liên kết không là phụ thuộc hàm của MCD, sẽ trở thành một
quan hệ trong MLD. Quan hệ này gồm có khóa của các thực thể liên kết với nó và
có các thuộc tính của liên kết. Trong đó, khóa chính của quan hệ chính là khóa của
các thực thể tham gia vào liên kết đó.
3.5.   Mô hình quan niệm cho xử lý (MCT) [1]
3.5.1. Giới thiệu về MCT
   Đối với mỗi hoạt động trong xí nghiệp, các sự kiện để khởi động hoạt động đó,
các quy tắc quản lý mà hoạt động phải tuân theo và kết quả mà chúng sản sinh
phải được làm rõ. Mô hình MCT mô tả phần đầu của hệ thống thông tin nhờ vào
các khái niệm: quá trình, tác tử, biến cố trong, biến cố ngoài, kết quả.
    Mô hình MCT mô tả các hoạt động bằng các sự kiện phát sinh nó và bằng kết
quả mà nó sản sinh ra. Chính kết quả đó lại phát sinh ra một hoạt động tiếp theo và
cứ tiếp tục như vậy.
3.5.2. Một số khái niệm cơ bản
   -   Hoạt động: được biểu diễn bằng một hình chữ nhật
   -   Biến cố ngoài: là biến cố được sinh ra ở bên ngoài các hoạt động đó.
   -   Biến cố trong: là kết quả hoạt động của một quá trình, kết quả này có thể
       tạo thành một biến cố cho một quá trình ở bên trong nó hoặc tạo thành một
       kết quả gởi ra thế giới bên ngoài.
   -   Kết quả: là sản phẩm của sự thực hiện một công việc được sinh ra từ một sự
       xử lý, một hoặc nhiều thao tác của một biến cố, một kết quả đến lượt nó có
       thể làm một biến cố tác động cho một thao tác khác.
   -   Điều kiện phát sinh kết quả: là điều kiện thể hiện các quy tắc quản lý, quy
       định việc gởi các kết quả của một công việc.
   -   Đồng bộ hóa: là một mệnh đề logic phát sinh ra trên các sự kiện được mô tả
       bên trong một ký hiệu đồng bộ gắn với công việc. Sử dụng các ký hiệu ^
       (và), v (hoặc).
   -   Quá trình: là một dãy các công việc mà các công việc con của nó được bao
       hàm trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Đối với một lĩnh vực còn có nhiều
       quá trình được định ra.
   Ký hiệu:
Biến cố




                                 Tên hoạt động

                          Điều kiện phát sinh kết quả




                             Hình 8. Ký hiệu biến cố
3.5.3. Các bước xây dựng mô hình quan niệm cho xử lý
  Bước 1: lập lưu đồ dòng dữ liệu
  Để lập lưu đồ dòng dữ liệu ta có các qui ước sau:
   -   Vòng tròn: biểu thị công việc


   -   Mũi tên đi vào: Biểu thị dữ liệu cần thực hiện công việc đó



   -   Mũi tên đi ra: Biểu thị kết quả công việc



  Bước 2: định danh quá trình
    Khi lưu đồ có quá nhiều dữ liệu phức tạp, người ta sẽ cắt nó ra thành từng quá
trình và định danh cho nó.
  Bước 3: lập MCT
   Trong quá trình biểu diễn một tập con của lưu đồ dòng dữ liệu, một công việc
trong vòng tròn của lưu đồ sẽ được chuyển thành một hoạt động trong MCT.
   Các quy tắc kiểm tra MCT
  Quy tắc 1: Mọi hoạt động phải được phát động ít nhất là một biến cố và phải
phát sinh ra ít nhất một kết quả.
   Quy tắc 2: Khi sự đồng bộ hóa ít nhất 2 biến cố tham gia, nếu chỉ có một thể
hiện của một biến cố thôi thì chưa đủ mà phải có mặt đầy đủ các thể hiện của mọi
biến cố mới đánh giá được biểu thức điều kiện làm điều kiện phát sinh.
   Quy tắc 3: Khi sự đồng bộ hóa ít nhất 2 biến cố tham gia nếu có biểu thức điều
kiện thì biểu thức điều kiện phải luôn luôn đúng.
Quy tắc 4: Mọi biến cố tham gia vào sự đồng bộ hóa trong thời gian giới hạn
cần phải gởi vào sự đồng bộ hóa khác.
IV CƠ SỠ THỰC TIỂN
   Qua một thời gian tiếp xúc công việc trên thực tế tại công ty cùng với sự chỉ dẫn
tận tình của các Anh Chị trong công ty nên em đã hiểu biếc và thu thập được một
số thông tin trong hoạt động mua bán hàng hoá của Công Ty và mô hình đó được
thể hiện dưới đây:
   Sau khi Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi giởi đơn mua hàng Công Ty A giởi
hóa đơn mua hàng gồm có: tên nhà cung cấp, địa chỉ, mã hàng, đơn vị tính, số
lượng, đơn giá. Hóa đơn có mẫu sau


 Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi
 78/1CMT8, P.Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


                            HÓA ĐƠN MUA HÀNG


       Tên nhà cung cấp:………………………………….                            Ngày:
       Địa chỉ :……………………………………………                                 Số:
       Diễn giải:…………………………………………...                              Loại tiền




Người bán hàng                 Kế toán trưởng                    Giám đốc
 (kí, họ tên)                   (kí, họ tên)                    (kí, họ tên)



                            Hình 9: Hóa đơn mua hàng
Khi nhận hàng, bộ phận quản lý dựa vào hóa đơn mua hàng lập phiếu nhập
kho. Phiếu nhập kho bao gồm: Số phiếu, ngày lập phiếu, đơn vị tính, số lượng
nhập,đơn giá, thành tiền, tên nhân viên lập phiếu, tên nhà cung cấp, địa chỉ nhà
cung cấp, điện thoại nhà cung cấp, tên kho nhập, địa chỉ kho nhập. Phiếu nhập kho
có mẫu sau:

   Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi
   78/1CMT8, P.Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

                                                  PHIẾU NHẬP KHO

       Họ tên người giao:………………………………………………………
       Theo………….số………ngày ………tháng……..năm…..của…………
       Nhập tại kho:……………………………….địa chỉ…………………….
      Số Tên nhãn hiệu,quy cách, Mã Đơn                                     Số lượng                      Đơn              Thành
      TT phẩm chất vật tư,dụng số    vị                                   Yêu     Thực                    giá               tiền
         cụ,sản phẩm,hàng hoá       tính                                  cầu     xuất
      A            B             C   D                                      1       2                       3                  4

      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................
      ....................................................................................................................................

                             Cộng



     -Tổng số tiền:…………………………………………
     -Số chứng từ đi kèm theo:…………………………….
                                               Ngày …..tháng …...năm…
  Người lập            Người giao   Thủ kho         Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)         (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)      (Ký, họ tên)




                            Hình 10: Phiếu nhập kho
       Khi bán hàng cho khách hàng, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ ghi một
phiếu xuất kho với sự đồng ý của thủ kho. Phiếu xuất kho(chính là đơn đặt hàng)
bao gồm: Số phiếu, ngày ghi phiếu, tên hàng hóa xuất, đơn vị tính, số lượng xuất,
đơn giá xuất, thành tiền, tên nhân viên ghi phiếu, tên khách hàng , địa chỉ khách
hàng, điện thoại khách hàng. Đơn đặt hàng mẩu sau:


   Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi
   78/1CMT8, P.Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

                               ĐƠN ĐẶT HÀNG

       Tên khách hàng:…………………………………………………….
       Địa chỉ:……………………………………………………………..
       Diễn giải:…………………………………………………………..
       Điện thoại:………………………………………………………….




Ngày giao hàng:…………………………………………………………………….
Địa chỉ giao hàng……………………………………………………………………
Địa điểm thanh toán:……………………………………………………………….

  Người lập                     Kế toán                       Giám đốc
(Ký, họ tên)                   (Ký, họ tên)                  (Ký, họ tên)



      Khi khách hàng đã đặt hàng xong, thi công ty sẽ ra một hóa đơn giá trị gia
tăng gồm có tên đơn vị bán, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản, điện thoại, họ tên
người mua, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hình thức thanh toán. Hóa đơn giá tri
gia tăng như sau:

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravelBáo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laraveljackjohn45
 
Bài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPT
Bài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPTBài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPT
Bài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Mạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPNMạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPNLegolas1618
 
Slide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTT
Slide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTTSlide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTT
Slide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTTHiệu Nguyễn
 
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...hoainhan1501
 
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máy
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máyHệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máy
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máylong Thiêm
 
IT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdf
IT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdfIT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdf
IT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdfCongQuang4
 
Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1laducqb
 
docx.vn - Xay dung website ban quan ao online
docx.vn - Xay dung website ban quan ao onlinedocx.vn - Xay dung website ban quan ao online
docx.vn - Xay dung website ban quan ao onlineVi Thái
 
Thiết kế cài đặt mạng
Thiết kế cài đặt mạngThiết kế cài đặt mạng
Thiết kế cài đặt mạngHuu Phan
 
Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế website cho giảng viên Việ...
Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế  website cho giảng viên Việ...Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế  website cho giảng viên Việ...
Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế website cho giảng viên Việ...Nguyễn Anh
 
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hocLuan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hocDuc Nguyen
 

Mais procurados (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravelBáo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
 
Bài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPT
Bài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPTBài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPT
Bài 7 Xây dựng website sử dụng PHP và MySQL - Giáo trình FPT
 
Mạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPNMạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPN
 
Slide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTT
Slide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTTSlide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTT
Slide Báo Cáo Đồ Án Tốt Nghiệp CNTT
 
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
 
Luận văn: Xây dựng website quản lý nhà hàng, HOT
Luận văn: Xây dựng website quản lý nhà hàng, HOTLuận văn: Xây dựng website quản lý nhà hàng, HOT
Luận văn: Xây dựng website quản lý nhà hàng, HOT
 
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máy
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máyHệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máy
Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh dành cho xe máy
 
IT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdf
IT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdfIT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdf
IT4735_IoT va Ung dung_v2021.pdf
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng chat trong android với firebase
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng chat trong android với firebaseLuận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng chat trong android với firebase
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng chat trong android với firebase
 
Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1Công nghệ phần mềm chuong 1
Công nghệ phần mềm chuong 1
 
Chuong 2. cnpm
Chuong 2. cnpmChuong 2. cnpm
Chuong 2. cnpm
 
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
 
docx.vn - Xay dung website ban quan ao online
docx.vn - Xay dung website ban quan ao onlinedocx.vn - Xay dung website ban quan ao online
docx.vn - Xay dung website ban quan ao online
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm, HAY, 9đ
 
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVEĐề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnhĐề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
 
Thiết kế cài đặt mạng
Thiết kế cài đặt mạngThiết kế cài đặt mạng
Thiết kế cài đặt mạng
 
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTITGiải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
 
Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế website cho giảng viên Việ...
Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế  website cho giảng viên Việ...Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế  website cho giảng viên Việ...
Ứng dụng ngôn ngữ UML trong phân tích và thiết kế website cho giảng viên Việ...
 
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hocLuan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
 

Semelhante a Baibaocao1

Chuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkhtChuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkhtnghia_790a
 
Chuyen de7
Chuyen de7Chuyen de7
Chuyen de7ecafe24g
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆNỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆNMai Hoàng
 
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfTuyenKieu5
 
Co so du lieu phan tan
Co so du lieu phan tanCo so du lieu phan tan
Co so du lieu phan tanThao Vu
 
thiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdfthiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdfThunNguynnh12
 
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệuCơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệuThành Luân
 
1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf
1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf
1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdfThoMyNguyn17
 
k07406tochucdulieuvathongtin
k07406tochucdulieuvathongtink07406tochucdulieuvathongtin
k07406tochucdulieuvathongtinVo Oanh
 
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]bookbooming1
 
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016hung le
 
Csdliuihc 111212222339-phpapp02
Csdliuihc 111212222339-phpapp02Csdliuihc 111212222339-phpapp02
Csdliuihc 111212222339-phpapp02nguyen minh
 

Semelhante a Baibaocao1 (20)

C1
C1C1
C1
 
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkhtChuong 1phuong-phap-luan-pttkht
Chuong 1phuong-phap-luan-pttkht
 
Đồ-Án-1.docx
Đồ-Án-1.docxĐồ-Án-1.docx
Đồ-Án-1.docx
 
Chương 2: hệ thống thông tin
Chương 2: hệ thống thông tinChương 2: hệ thống thông tin
Chương 2: hệ thống thông tin
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đ
 
ChuyenDe7.pdf
ChuyenDe7.pdfChuyenDe7.pdf
ChuyenDe7.pdf
 
Chuyen de7
Chuyen de7Chuyen de7
Chuyen de7
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆNỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÁC TỬ DI ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
 
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
 
Giao trinhpttkhttt
Giao trinhpttkhtttGiao trinhpttkhttt
Giao trinhpttkhttt
 
Co so du lieu phan tan
Co so du lieu phan tanCo so du lieu phan tan
Co so du lieu phan tan
 
thiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdfthiết kế hệ thống.pdf
thiết kế hệ thống.pdf
 
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệuCơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu
 
Csdl
CsdlCsdl
Csdl
 
1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf
1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf
1.1_Gioithieu_hocphan_MIS.pdf
 
k07406tochucdulieuvathongtin
k07406tochucdulieuvathongtink07406tochucdulieuvathongtin
k07406tochucdulieuvathongtin
 
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
 
CSDL_In ngay
CSDL_In ngayCSDL_In ngay
CSDL_In ngay
 
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
 
Csdliuihc 111212222339-phpapp02
Csdliuihc 111212222339-phpapp02Csdliuihc 111212222339-phpapp02
Csdliuihc 111212222339-phpapp02
 

Baibaocao1

  • 1. CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ - ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI I. Lý do để chọn đề tài Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin(CNTT) hiên nay trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: kinh tế, an ninh quốc phòng, thương mại điện tử. CNTT đang là nhu cầu cần thiết đối với các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội …và với tất cả chúng ta. Hiện nay ở các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ là nhờ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng được những thành tựu của khoa học và công nghệ. Từ một nền kinh tế kém phát triển đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ: giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và cũng đã thật sự mang lại hiệu quả rất cao, nó giúp cho các đối tượng tham gia nắm bắt được thông tin nhanh chóng và chính xác. Khâu tin học hóa quản lý là một trong những chương trình không thể thiếu, nó được áp dụng rộng rãi và rất phổ biến ngày nay. II. Định hướng đề tài 2.1 Phạm vi đề tài Quản lý hàng hóa tại Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi 2.2 Cơ sở giải quyết đề tài Vận dụng kiến thức đã học từ môn phân tích hệ thống phương pháp thiết kế Merise để phân tích thông tin thu thập được các mô hình quan niệm cho dữ liệu và viết chương trình quản lý hàng hóa ngôn ngữ Visual Foxpro. 2.3 Phương pháp thực hiện Thu thập thông tin từ : - Các thông tin về nhân viên. - Các mẫu báo cáo. Tổng hợp thông tin: - Phân tích thông tin.
  • 2. - Thiết kế cơ sở dữ liệu. - Lập trình cho cơ sở dữ liệu. CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN I. Cơ sở lý thuyết 1.1. Mô hình quản lý Hiện nay có có rất nhiều phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến như: Mô hình dữ liệu phân cấp, mô hình mạng, mô hình dữ liệu quan hệ, mô hình dữ liệu thực thể kết hợp, mô hình dữ liêu hướng đối tượng… Mô hình dữ liệu quan hệ: Là mô hình được nghiên cứu nhiều nhất, nó có cơ sở lý thuyết vững chắc nhất. Mô hình dữ liệu này cùng với mô hình dữ liệu thực thể kết hợp đang được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích và thiết kế CSDL hiện nay. Trước đây khi mà CNTT còn khá xa lạ thì phần lớn công tác quản lý tại các doanh nghiệp, các cớ sở sản xuất, trường học, bệnh viện…đều làm thủ công rất tốn thời gian và tỉ lệ chính xác cũng không cao. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của CNTT thì công tác quản lý cũng đã được nâng cao rất nhiều bằng cách tổ chức quản lý thông tin trên cơ sở dữ liệu. Đây là cách quản lý có nguồn gốc trực tiếp từ lý thuyết kế toán nên đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự quan tâm của phần lớn người dùng bởi nó: Gần gũi với con người, đảm bảo an toàn và độc lập về dữ liệu. 1.2. Giới thiệu về phương thiết kế MERISE và hệ thống thông tin 1.2.1. Giới thiệu về phương pháp MERISE Merise là phương pháp dùng để thiết kế hệ thống thông tin. Đặc trưng đầu tiên và quan trọng của MERISE là thể hiện cách nhìn tổng quan về các cơ quan xí nghiệp bằng cách gắn bó việc thiết kế hệ thống thông tin học hóa quản lý với các hiện đại hóa tổ chức. Merise ra dời năm 1974 do một nhóm nghiên cứu trường đại học nước Pháp. Phương pháp này càng hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi không chỉ trong nước mà còn trong nhiều xí nghiệp khác nhau tại các nước trên thế giới. 1.2.2. Các thành phần tham gia hệ thống thông tin 1.2.2.1. Người dùng (Users) - Là người tổ chức phải phục vụ.
  • 3. - Cung cấp thông tin cho người phân tích hệ thống. - Đưa yêu cầu cho hệ thống tương lai. - Thử nghiệm, kiểm chứng, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin. 1.2.2.2. Người quản lý (Management) - Chiệu trách nhiệm về một lĩnh vực nào đó của hệ thống. Là người am hiểu tường tận về lĩnh vực của họ. - Là đối tượng mà người phân tích hệ thống liên hệ. 1.2.2.3. Người hiệu chỉnh (Autudiors) 1.2.2.4. Người phân tích hệ thống (Systems analysts) Là chìa khóa của bất kỳ sự phát triển đề án nào. Người phân tích hệ thống đóng một số vai trò như sau. - Thu thập thông tin. - Người sáng chế: Người phân tích hệ thống phải. - Hiểu thấu đáo yêu cầu của người dùng. - Có kiến thức về kỹ thuật máy tính. - Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết những vấn đề thực tế. - Người trung gian hòa giải (Mediator). - Người lãnh đạo dự án (Project leader). 1.2.2.5. Người thiết kế hệ thống (Systems designers) - Là người nhận kết xuất từ những người phân tích hệ thống. - Chuyển mỗi phát biểu tự do về kỹ thuật của người dùng thành một thiết kế có tính kiến trúc cấp cao. - Người phân tích hệ thống và người thiết kế hệ thống làm việc gần gũi với nhau từ đầu đến cuối đề án. 1.2.2.6. Người lập trình (Programers) - Nhận sản phẩm từ những người thiết kế hệ thống để thảo chương. 1.2.2.7. Người điều hành (Operational personnel) II. Các mức độ mô tả hệ thống thông tin và các mô hình tương ứng II.1. Các mức độ mô tả hệ thống thông tin Merise chia ra làm 3 mức độ mô tả hệ thống thông tin: mức quan niệm, mức tổ chức, mức kỹ thuật. 2.1.1. Mức quan niệm
  • 4. Mức này tương đương với việc xây dựng mục đích của công ty qua việc thể hiện lý do tồn tại. Nó mô tả toàn bộ các quy tắc quản lý, các mục tiêu và những ràng buộc đặt ra đối với xí nghiệp mà không cần xét đến nguyên nhân tạo ra chúng. Ví dụ: Các nguyên tắc quản lý nhân sự, nguyên tắc tính lương, chuyển giao thành phẩm. 2.1.2. Mức tổ chức (mức luận lý) Xác định tổ chức cần đưa vào cơ quan xí nghiệp để đạt được mục tiêu. Đó là việc chính xác hóa các vị trí làm việc thời gian biểu của các thao tác. Trả lời cho câu hỏi “ai làm”, “làm gì”. Ví dụ: Phân chia công việc nào bắt buộc người làm, công việc nào bắt buộc máy làm. 2.1.3. Mức kỹ thuật Kết hợp, lựa chọn các phương tiện kỹ thuật cần cho công việc. II.2. Các mô hình tương ứng Tùy theo sự phân chia dữ liệu và xử lý dữ liệu, 3 mức trên được mô tả dưới dạng các mô hình sau: 2.2.1. Mô hình quan niệm cho dữ liệu (MCD) Mô tả dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng thông qua các khái niệm: - Thực thể - Quan hệ - Thuộc tính 2.2.2. Mô hình quan niệm cho xử lý (MCT) Mô tả phần động của hệ thống thông tin nhờ vào các khái niệm: - Quá trình - Tác tử - Biến cố 2.2.3. Mô hình luận lý cho dữ liệu (MLD) Là mô hình quan hệ trong cơ sở dữ liệu quan hệ. 2.2.4. Mô hình tổ chức cho xử lý (MOT) Trình bày cách phân công công việc cho từng trạm làm việc. 2.2.5. Mô hình vật lý cho dữ liệu (MPD)
  • 5. Trình bày cách tổ chức về vật lý cho dữ liệu, chứa các chức năng về lựa chọn kỹ thuật như mạng PC, phần mềm cài đặt. 2.2.6. Mô hình tác nghiệp cho xử lý (MPT) Mô tả các xử lý cho từng đơn vị xử lý. Để thiết kế xây dựng một hệ thống thông tin lớn hoạt động tốt, dễ bảo trì và gắn bó thiết thực cho người sử dụng đòi hỏi phải tiến hành theo từng mức và theo từng mô hình theo thứ tự sau: MCT MOT MCD MLD MPD MPT Hình 3. Mô hình tác nghiệp cho xử lý (MPT) III. Các khái niệm cơ bản 3.1. Mô hình quan niệm cho dữ liệu (MCD) [1] 3.1.1. Thực thể Định nghĩa: là một nhóm các đối tượng có thực trong thế giới mà ta đang khảo sát. Nó tồn tại một cách độc lập, các đối tượng được nhóm lại dựa vào một số đặc tính chung nào đó. Ký hiệu: <Tên thực thể> <Các thuộc tính của thực thể> Hình 4. Ký hiệu thực thể 3.1.2. Liên kết Định nghĩa: một liên kết giữa các thực thể là mối kết hợp về ngữ nghĩa giữa các thực thể đó. Ký hiệu: <Tên liên kết> <DS các thuộc tính của liên kết>
  • 6. Hình 5. Ký hiệu liên kết 3.1.3. Thuộc tính Định nghĩa: thuộc tính là dữ liệu mà người ta nhận biết trên một thực thể hoặc một liên kết. Tên của thuộc tính được ghi bên dưới thực thể hoặc liên kết. - Thuộc tính của thực thể: phụ thuộc vào thực thể đó. - Thuộc tính của liên kết: phụ thuộc vào các thực thể tham gia vào liên kết. Chú ý:  Mỗi thực thể có ít nhất một thuộc tính, trong khi đó một liên kết có thể không có thuộc tính nào.  Mỗi thuộc tính chỉ được phép xuất hiện trên một đối tượng và duy nhất một. Tên thuộc tính phải viết đủ dài để chúng không được lặp lại nhau. 3.1.4. Bản số Bản số: có 2 loại bản số bản số tối thiểu và bản số tối đa Bản số tối thiểu: Bằng 0 hoặc bằng 1 là số lần tối thiểu mà một thể hiện của thực thể tham gia vào các thể hiện của một liên kết. Bản số tối đa: Bằng 1 hoặc n là số lần tối đa mà một thể hiện của thực thể tham gia vào các thể hiện của một liên kết. <Tên TThể> <Tên TThể> Liên <Thuộc tính> <Thuộc tính> kết Bản số tối đa Bản số tối thiểu Hình 6. Bản số
  • 7. Ví dụ: - Một học sinh thuộc tối thiếu một lớp, thuộc tối đa nhiều lớp. Bản số tối thiểu = 1, bản số tối đa = 1. - Một lớp có tối thiểu một sinh viên, có tối đa nhiều học sinh. Bản số tối thiểu = 1, bản số tối đa = 1. 3.1.5. Khóa Khóa của thực thể: là một thuộc tính đặc biệt của thực thể sao cho với mỗi giá trị của thuộc tính này tương ứng với một và chỉ một thể hiện của thực thể. Các khóa này thường được ghi đầu tiên trong danh sách các thuộc tính của thực thể và phải gạch dưới. Khóa của liên kết: thường được tạo thành bởi tất cả các khóa của các thực thể tạo nên liên kết đó. 3.1.6. Chiều của liên kết Chiều của liên kết là số lượng đối tượng tham gia vào quan hệ đó. - Liên kết 2 chiều - Liên kết 3 chiều - Liên kết >3 chiều - Mối kết hợp tự thân 3.1.7. Tổng quát hóa và chuyên biệt hóa Chuyên biệt hóa là sự phân hoạch một thực thể thành một tập các thực thể. Các thực thể chuyên biệt thừa hưởng tất cả các thuộc tính của thực thể tiền bối. Các thực thể chuyên biệt có thể có các mối kết hợp khác nhau. Tổng quát hóa là gộp các thực thể thành một thực thể bao hàm tất cả các thể hiện của các thực thể con. Mục đích: diễn giải khái niệm về tập con hay lớp con đối với các thực thể. Ý nghĩa: cho phép trình bày một cách tổng quát các thực thể cũng như các quan hệ vẫn không bỏ sót các đặc thù của nó. 3.2. Phụ thuộc hàm 3.2.1. Phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm giữa thuộc tính A và thuộc tính B, nếu với mỗi giá trị của thuộc tính A đều xác định duy nhất một thuộc tính B. Ký hiệu: AB
  • 8. Ta nói: - Thuộc tính B phụ thuộc hàm với thuộc tính A Hay - Thuộc tính A xác định hàm thuộc tính B 3.2.2. Phụ thuộc hàm sơ cấp giữa các thuộc tính Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm sơ cấp giữa hai thuộc tính A và B, nếu tồn tại một phụ thuộc hàm giữa A và B và không tồn tại 1 thuộc tính con nào của A để xác định được B. 3.2.3. Phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp giữa các thuộc tính Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp giữa hai thuộc tính A và B nếu có: - Một phụ thuộc hàm sơ cấp giữa A và B. - Không tồn tại một thuộc tính C nào, sao cho C phụ thuộc hàm với A rồi C cũng phụ thuộc hàm với B. 3.2.4. Phụ thuộc hàm giữa các thực thể Định nghĩa: tồn tại một phụ thuộc hàm giữa hai thực thể X và Y nếu mỗi thể hiện của thực thể X xác định duy nhất một thể hiện của thực thể Y. Ký hiệu: X Y NGUỒN ĐÍCH Thực thể Y phụ thuộc hàm với thực thể X Hình 7. Phụ thuộc hàm giữa các thực thể 3.3. Các quy tắc chuẩn hóa (MCD) [1] Mục đích của chuẩn hóa MCD là nhằm để loại bỏ sự lặp đi lặp lại của các thuộc tính trong các thực thể của các quan hệ, nhằm tránh sự dư thừa dữ liệu, giải quyết nhập nhằng các mối quan hệ của các thực thể. Quy tắc 1: đối với bất kỳ một thể hiện nào của thực thể, mọi thuộc tính đều phải có ý nghĩa và phải có giá trị duy nhất. Quy tắc 2: mọi thuộc tính của một thực thể đều phụ thuộc vào khóa của thực thể đó bằng một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp. Quy tắc 3: mọi thuộc tính của liên kết phải phụ thuộc vào khóa của liên kết đó bằng một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp. Lỗi Fan Traps: lỗi này thường xuất hiện khi có 2 phụ thuộc hàm cũng chỉ vào một thực thể đích, mà hai thực thể nguồn có mối liên hệ.
  • 9. Lỗi Chasm Traps: lỗi này thường xuất hiện khi có phụ thuộc hàm yếu nằm trên con đường đi giữa 2 thực thể có mối liên hệ. Các bước xác định mô hình MCD: - Thu thập các thông tin cần quản lý. - Xác định các lĩnh vực từ các thông tin thu thập được (nếu thông tin thuộc nhiều lĩnh vực). - Kê khai tất cả các dữ liệu của từng lĩnh vực. - Xác định các thực thể cần quản lý. - Xác định các thuộc tính của các thực thể và của các liên kết trong từng lĩnh vực (Thông thường các danh từ sử dụng trong các văn bản, biểu bảng hoặc trong các câu trả lời thẩm vấn sẽ liên quan đến các thuộc tính của thực thể, còn các động từ sẽ liên quan đến các liên kết.) - Kiểm tra quy tắc chuẩn hóa 1 và 2. - Đặt mối liên kết giữa các thực thể. - Kiểm tra quy tắc chuẩn hóa 3. - Đặt bản số. - Hoàn thành mô hình MCD. 3.4. Mô hình luận lý cho dữ liệu (MLD) [1] 3.4.1. Khái niệm về MLD MCD đã cung cấp một cách trình bày độc lập với kỹ thuật về các thông tin của cơ quan. Nó qua mềm dẻo về mặt ngôn ngữ do đó hệ quản trị cơ sở dữ liệu khó có thể hiểu được. Cho nên cần thiết phải có một giai đoạn chuyển đổi từ MCD sang MLD gần gũi với máy tính hơn. Mục đích của MLD là nhằm tổ chức dữ liệu một cách tối ưu, để MLD có thể sử dụng trong một trường tập tin cổ điển và môi trường cơ sở dữ liệu. 3.4.2. Các quy tắc chuyển từ MCD sang MLD Quy tắc 1: Mỗi thực thể trong MCD sẽ được chuyển thành một quan hệ trong MLD. Khóa của thực thể trở thành khóa chính của quan hệ. Quy tắc 2: Mỗi thuộc tính của MCD sẽ được chuyển thành một thuộc tính trong MLD. Thực thể đích chuyển thành quan hệ đích, thực thể nguồn chuyển thành quan hệ nguồn trong MLD. Quan hệ nguồn này sẽ gồm tất cả các thuộc tính của thực thể nguồn và chứa thêm khoá của thực thể đích. Khoá này được xem là khoá ngoại của quan hệ nguồn. Quy tắc 3: Một liên kết không là phụ thuộc hàm của MLD sẽ trở thành một quan hệ trong MLD. Quan hệ này gồm khóa của các thực thể liên kết với nó và có
  • 10. các thuộc tính của liên kết. Trong đó, khóa chính của quan hệ chính là khóa của các thực thể tham gia vào liên kết đó. Nếu liên kết phụ thuộc hàm có thuộc tính, thì ở MLD các thuộc tính này cũng được thêm vào quan hệ nguồn. Quy tắc 4: Một liên kết không là phụ thuộc hàm của MCD, sẽ trở thành một quan hệ trong MLD. Quan hệ này gồm có khóa của các thực thể liên kết với nó và có các thuộc tính của liên kết. Trong đó, khóa chính của quan hệ chính là khóa của các thực thể tham gia vào liên kết đó. 3.5. Mô hình quan niệm cho xử lý (MCT) [1] 3.5.1. Giới thiệu về MCT Đối với mỗi hoạt động trong xí nghiệp, các sự kiện để khởi động hoạt động đó, các quy tắc quản lý mà hoạt động phải tuân theo và kết quả mà chúng sản sinh phải được làm rõ. Mô hình MCT mô tả phần đầu của hệ thống thông tin nhờ vào các khái niệm: quá trình, tác tử, biến cố trong, biến cố ngoài, kết quả. Mô hình MCT mô tả các hoạt động bằng các sự kiện phát sinh nó và bằng kết quả mà nó sản sinh ra. Chính kết quả đó lại phát sinh ra một hoạt động tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. 3.5.2. Một số khái niệm cơ bản - Hoạt động: được biểu diễn bằng một hình chữ nhật - Biến cố ngoài: là biến cố được sinh ra ở bên ngoài các hoạt động đó. - Biến cố trong: là kết quả hoạt động của một quá trình, kết quả này có thể tạo thành một biến cố cho một quá trình ở bên trong nó hoặc tạo thành một kết quả gởi ra thế giới bên ngoài. - Kết quả: là sản phẩm của sự thực hiện một công việc được sinh ra từ một sự xử lý, một hoặc nhiều thao tác của một biến cố, một kết quả đến lượt nó có thể làm một biến cố tác động cho một thao tác khác. - Điều kiện phát sinh kết quả: là điều kiện thể hiện các quy tắc quản lý, quy định việc gởi các kết quả của một công việc. - Đồng bộ hóa: là một mệnh đề logic phát sinh ra trên các sự kiện được mô tả bên trong một ký hiệu đồng bộ gắn với công việc. Sử dụng các ký hiệu ^ (và), v (hoặc). - Quá trình: là một dãy các công việc mà các công việc con của nó được bao hàm trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Đối với một lĩnh vực còn có nhiều quá trình được định ra. Ký hiệu:
  • 11. Biến cố Tên hoạt động Điều kiện phát sinh kết quả Hình 8. Ký hiệu biến cố 3.5.3. Các bước xây dựng mô hình quan niệm cho xử lý Bước 1: lập lưu đồ dòng dữ liệu Để lập lưu đồ dòng dữ liệu ta có các qui ước sau: - Vòng tròn: biểu thị công việc - Mũi tên đi vào: Biểu thị dữ liệu cần thực hiện công việc đó - Mũi tên đi ra: Biểu thị kết quả công việc Bước 2: định danh quá trình Khi lưu đồ có quá nhiều dữ liệu phức tạp, người ta sẽ cắt nó ra thành từng quá trình và định danh cho nó. Bước 3: lập MCT Trong quá trình biểu diễn một tập con của lưu đồ dòng dữ liệu, một công việc trong vòng tròn của lưu đồ sẽ được chuyển thành một hoạt động trong MCT. Các quy tắc kiểm tra MCT Quy tắc 1: Mọi hoạt động phải được phát động ít nhất là một biến cố và phải phát sinh ra ít nhất một kết quả. Quy tắc 2: Khi sự đồng bộ hóa ít nhất 2 biến cố tham gia, nếu chỉ có một thể hiện của một biến cố thôi thì chưa đủ mà phải có mặt đầy đủ các thể hiện của mọi biến cố mới đánh giá được biểu thức điều kiện làm điều kiện phát sinh. Quy tắc 3: Khi sự đồng bộ hóa ít nhất 2 biến cố tham gia nếu có biểu thức điều kiện thì biểu thức điều kiện phải luôn luôn đúng.
  • 12. Quy tắc 4: Mọi biến cố tham gia vào sự đồng bộ hóa trong thời gian giới hạn cần phải gởi vào sự đồng bộ hóa khác. IV CƠ SỠ THỰC TIỂN Qua một thời gian tiếp xúc công việc trên thực tế tại công ty cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các Anh Chị trong công ty nên em đã hiểu biếc và thu thập được một số thông tin trong hoạt động mua bán hàng hoá của Công Ty và mô hình đó được thể hiện dưới đây: Sau khi Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi giởi đơn mua hàng Công Ty A giởi hóa đơn mua hàng gồm có: tên nhà cung cấp, địa chỉ, mã hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá. Hóa đơn có mẫu sau Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi 78/1CMT8, P.Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ HÓA ĐƠN MUA HÀNG Tên nhà cung cấp:…………………………………. Ngày: Địa chỉ :…………………………………………… Số: Diễn giải:…………………………………………... Loại tiền Người bán hàng Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên) Hình 9: Hóa đơn mua hàng
  • 13. Khi nhận hàng, bộ phận quản lý dựa vào hóa đơn mua hàng lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho bao gồm: Số phiếu, ngày lập phiếu, đơn vị tính, số lượng nhập,đơn giá, thành tiền, tên nhân viên lập phiếu, tên nhà cung cấp, địa chỉ nhà cung cấp, điện thoại nhà cung cấp, tên kho nhập, địa chỉ kho nhập. Phiếu nhập kho có mẫu sau: Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi 78/1CMT8, P.Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ PHIẾU NHẬP KHO Họ tên người giao:……………………………………………………… Theo………….số………ngày ………tháng……..năm…..của………… Nhập tại kho:……………………………….địa chỉ……………………. Số Tên nhãn hiệu,quy cách, Mã Đơn Số lượng Đơn Thành TT phẩm chất vật tư,dụng số vị Yêu Thực giá tiền cụ,sản phẩm,hàng hoá tính cầu xuất A B C D 1 2 3 4 .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Cộng -Tổng số tiền:………………………………………… -Số chứng từ đi kèm theo:……………………………. Ngày …..tháng …...năm… Người lập Người giao Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hình 10: Phiếu nhập kho Khi bán hàng cho khách hàng, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ ghi một phiếu xuất kho với sự đồng ý của thủ kho. Phiếu xuất kho(chính là đơn đặt hàng) bao gồm: Số phiếu, ngày ghi phiếu, tên hàng hóa xuất, đơn vị tính, số lượng xuất,
  • 14. đơn giá xuất, thành tiền, tên nhân viên ghi phiếu, tên khách hàng , địa chỉ khách hàng, điện thoại khách hàng. Đơn đặt hàng mẩu sau: Công Ty TNHH MTV Kiều Nhi 78/1CMT8, P.Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐƠN ĐẶT HÀNG Tên khách hàng:……………………………………………………. Địa chỉ:…………………………………………………………….. Diễn giải:………………………………………………………….. Điện thoại:…………………………………………………………. Ngày giao hàng:……………………………………………………………………. Địa chỉ giao hàng…………………………………………………………………… Địa điểm thanh toán:………………………………………………………………. Người lập Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi khách hàng đã đặt hàng xong, thi công ty sẽ ra một hóa đơn giá trị gia tăng gồm có tên đơn vị bán, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản, điện thoại, họ tên người mua, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hình thức thanh toán. Hóa đơn giá tri gia tăng như sau: