SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 77
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ TÚ ANH
MÃ SINH VIÊN: A18903
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S. Phạm Long Châu
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Tú Anh
Mã sinh viên : A18903
Chuyên ngành : Quản trị Marketing
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo –
Th.S Phạm Long Châu đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em có thể tiếp cận và
hiểu biết sâu rộng hơn, tổng hợp lại những kiến thức chuyên môn về ngành Quản trị
Marketing thông qua đề tài khóa luận: “ Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công
ty Cổ phần sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc”. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô
giáo, cán bộ giảng viên trƣờng Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho em rất nhiều
những kiến thức bổ ích không chỉ trong quá trình học tập, thực hiện bài khóa luận mà
còn là những hành trang vững chắc cho sự nghiệp tƣơng lai.
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận vẫn còn những hạn chế và thiếu sót về
mặt kiến thức chuyên môn do trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế. Em xin lắng
nghe và tiếp thu những ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn cũng nhƣ giáo viên phản biện
để em có thể hoàn thiện, bổ sung kiến thức cho mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Tú Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Lê Thị Tú Anh
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Cổ phần
KHCN Khoa học công nghệ
SXKD Sản xuất kinh doanh
NHHH Nhãn hiệu hàng hóa
BHXH Bảo hiểm xã hội
XDVN Xây dựng Việt Nam
DN Doanh nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Logo Công ty Hồng Phúc…………………………………………….36
Hình 1.2. Slogan Công ty Hồng Phúc…………………………………………..38
Hình 1.3. Trang web chính thức Công ty Hồng Phúc…………………………..39
Hình 1.4. Nhân viên Công ty Hồng Phúc…………………........……………….40
Hình 1.5. Nhà máy sản xuất Công ty Hồng Phúc……………....……………….41
Hình 1.6. Logo mới Công ty Hồng Phúc………………………………………..59
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Top 10 thƣơng hiệu giá trị nhất Thế giới……………………………...3
Biểu đồ 3.1. Quá trình thành lập bản tuyên bố về sứ mạng……………………..10
Biểu đồ 3.2. Sơ đồ định vị các đối thủ cạnh tranh ngành xe máy………………12
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Hồng Phúc…………………30
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2011 – 2013…………..33
Bảng 2.3. Bảng báo giá kính cƣờng lực................................................................43
Biểu đồ 3.4. Sơ đồ định vị thƣơng hiệu HONGPHUC GLASS………………...61
Bảng 2.4. Bảng báo giá mới………….................................................................62
Bảng 2.5. Dự kiến các chƣơng trình quảng cáo trong năm…………..................64
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
HIỆU...............................................................................................................................1
1.1. Tổng quan về thƣơng hiệu..................................................................................1
1.1.1. Khái niệm về thương hiệu.............................................................................1
1.1.2. Vai trò của thương hiệu ................................................................................1
1.1.3. Thành phần của thương hiệu.......................................................................4
1.1.4. Các loại thương hiệu.....................................................................................4
1.1.5. Đặc tính và giá trị thương hiệu.....................................................................5
1.2. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu .................................................................9
1.2.1. Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu ..............................................................9
1.2.2. Định vị thương hiệu ....................................................................................10
1.2.3. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu..................................................12
1.2.4. Bảo vệ thương hiệu .....................................................................................14
1.2.5. Hoạch định chương trình Marketing mix..................................................17
1.2.6. Quảng bá thương hiệu ................................................................................19
1.2.7. Khai thác thương hiệu.................................................................................22
1.2.8. Quản trị rủi ro thương hiệu........................................................................23
1.3. Kết luận chƣơng I..............................................................................................24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC...............25
2.1. Khái quát chung về Công ty Hồng Phúc.........................................................25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất
và thương mại Hồng Phúc....................................................................................25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Hồng
Phúc........................................................................................................................26
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.....................................................27
2.1.4. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất
và thương mại Hồng Phúc....................................................................................28
2.2. Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và
thƣơng mại Hồng Phúc............................................................................................30
2.3. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Cổ phần
đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc ...........................................................31
2.3.1. Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu ............................................................31
2.3.2. Định vị thương hiệu ....................................................................................32
2.3.3. Hệ thống nhận diện thương hiệu ...............................................................32
2.3.5. Bảo hộ thương hiệu.....................................................................................38
2.3.6. Chương trình Marketing Mix .....................................................................39
2.4. Đánh giá chung tình hình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty
Hồng Phúc.................................................................................................................44
2.4.1. Ưu điểm........................................................................................................44
2.4.2. Hạn chế........................................................................................................46
2.5. Kết luận..............................................................................................................47
CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƢƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI
HỒNG PHÚC...............................................................................................................48
3.1. Mục tiêu kinh doanh của Công ty Hồng Phúc ...............................................48
3.2. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh ....................................................................48
3.2.1. Môi trường vĩ mô.........................................................................................48
3.2.2. Môi trường vi mô.........................................................................................53
3.3. Một số giải pháp để xây dựng và phát triển thƣơng hiệu HONGPHUC
GLASS.......................................................................................................................55
3.3.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu ...............................................................55
3.3.2. Định vị thương hiệu ....................................................................................57
3.3.3. Quảng bá thương hiệu ................................................................................61
3.3.4. Bảo vệ thương hiệu .....................................................................................65
3.4. Kết luận..............................................................................................................65
Thang Long University Library
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề thƣơng hiệu hiện đang đƣợc rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang ngày càng sâu rộng nhƣ hiện
nay. Thƣơng hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
một doanh nghiệp hay một tổ chức này với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và
tổ chức khác, mà cao hơn, đó chính là một cơ sở để khẳng định vị thế của doanh
nghiệp trên thƣơng trƣờng cũng nhƣ uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng. Tạo dựng một thƣơng hiệu là cả một quá trình đỏi hỏi sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng nghỉ và sự đầu tƣ thích đáng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp còn hiểu chƣa đúng về vai
trò của thƣơng hiệu, còn lúng túng trong xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu. Điều đó có
thể dẫn đến những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Do
vậy mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu rộng về thị trƣờng
cũng nhƣ là đề ra chiến lƣợc thông minh để phát triển thƣơng hiệu của mình. Nâng cao
đƣợc vị thế thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng sẽ là một lợi thế không nhỏ về mặt
kinh tế cũng nhƣ về mặt Xã hội.
Xuất phát từ việc nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thƣơng hiệu đối với các
doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại công ty, cùng với sự đồng ý, ủng hộ của ban
lãnh đạo và nhất là sự giúp đỡ từ phòng kinh doanh và phòng dịch vụ khách hàng của
Công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc, em đã tiến hành nghiên
cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng và phát triển thƣơng
hiệu Công ty Cổ phần sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc”. Bài khóa luận của em
gồm 3 phần:
Chƣơng I: Lý luận chung về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
Chƣơng II: Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Hồng
Phúc
Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
Công ty Hồng Phúc.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG HIỆU
1.1. Tổng quan về thƣơng hiệu
1.1.1. Khái niệm về thương hiệu
Thƣơng hiệu – một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức
Marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh, mở rộng mục tiêu
của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vực khác nhau trong cuộc
sống.
Tại Việt Nam, Thƣơng hiệu đang đƣợc giới chuyên môn nắm bắt và ứng dụng
trƣớc tiên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Theo Philip Kotler và Gary
Armstrong: “Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này,
giúp nhận biết nhà sản xuất hay người bán của sản sản phẩm hoặc dịch vụ và phân
biệt sản phẩm dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh”
Định nghĩa của Keller – Kevin Lane viết trong cuốn Strategic Brand
Management thì: “Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng (associations) trong
tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng
mong muốn).”
Yếu tố cấu thành của thƣơng hiệu có thể đƣợc cấu tạo bởi hai phần:
 Phần phát âm đƣợc: là những yếu tố có thể đọc đƣợc, tác động vào thính
giác của ngƣời nghe nhƣ tên Công ty (Ví dụ nhƣ: Unilever, Apple), tên sản
phẩm (Dove, Iphone), câu khẩu hiệu (LG: Life’s good), đoạn nhạc hát đặc
trƣng và các yếu tố phát âm đƣợc khác (Bài hát Chỉ một tình yêu chỉ một
C2)
 Không phát âm đƣợc: là những yếu tố không đọc đƣợc mà chỉ có thể cảm
nhận đƣợc bằng thị giác nhƣ hình vẽ, biểu tƣợng (ví dụ nhƣ hình lƣỡi liềm
của hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca Cola), kiểu dáng thiết kế, bao
bì (kiểu chai nƣớc giải khát Mountain Dew) và các yếu tố nhận biết khác.
1.1.2. Vai trò của thương hiệu
Khi hàng hóa đƣợc sản xuất ngày càng nhiều, sự cạnh tranh gay gắt giữa những
nhà cung cấp ngày càng quyết liệt thì ngƣời ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng
của thƣơng hiệu. Nhƣ đã định nghĩa ở trên, thƣơng hiệu trƣớc hết là hình tƣợng về
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí ngƣời tiêu dùng, là các dấu hiệu để
2
phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Điều đó cũng đã phần nào nói lên đƣợc vai trò của thƣơng
hiệu.
a. Thƣơng hiệu tạo dựng hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng
Ngƣời tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình. Khi
một thƣơng hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trƣờng, nó hoàn toàn chƣa có đƣợc hình
ảnh nào trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. Những thuộc tính của hàng hóa nhƣ kết cấu,
hình dáng, kích thƣớc, màu sắc, sự bền bỉ,… hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền
đề ngƣời tiêu dùng lựa chọn chúng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và
những thông điệp của thƣơng hiệu sẽ đƣợc truyền tải đến ngƣời tiêu dùng, vị trí và
hình ảnh của hàng hóa đƣợc định vị dần dần trong tâm trí khách hàng. Thông qua định
vị thƣơng hiệu, từng nhóm khách hàng đƣợc hình thành, các giá trị cá nhân ngƣời tiêu
dùng dần đƣợc khẳng định. Sự khác biệt rõ nét của thƣơng hiệu sẽ là động lực dẫn dắt
ngƣời tiêu dùng đến với doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp. Khi đó, hình ảnh
về doanh nghiệp và sản phẩm đƣợc khắc họa, in đậm trong tâm trí ngƣời tiêu dùng.
b. Thƣơng hiệu là cam kết về sản phẩm của doanh nghiệp khách hàng
Sự cảm nhận của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp dựa vào
rất nhiều yếu tố nhƣ các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm
của doanh nghiệp, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí ngƣời tiêu dùng.
Một khi ngƣời tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang một thƣơng hiệu nào đó tức là họ
đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thƣơng hiệu đó. Ngƣời tiêu dùng tin ở thƣơng
hiệu vì tin ở chất lƣợng tiềm tàng và ổn định của hàng hóa mang thƣơng hiệu mà họ sử
dụng hoặc tin tƣởng ở những dịch vị vƣợt trội và một định vị rõ ràng của doanh nghiệp
khi cung cấp hàng hóa – điều dễ dàng tạo ra cho ngƣời tiêu dùng một giá trị cá nhân
riêng biệt. Chính tất cả những điều này đã nhƣ một lời cam kết thực sự nhƣng không
rõ ràng giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng.
c. Thƣơng hiệu nhằm phân đoạn thị trƣờng
Trong kinh doanh, các công ty luôn đƣa ra một tổ hợp các thuộc tinh lý tƣởng
về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trƣng nổi trội của hàng hóa, dịch vụ sao cho
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Thƣơng hiệu với
chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trƣờng.
Bằng cách tạo ra những thƣơng hiệu cá biệt (những dấu hiệu và sự khác biệt
nhất định ) doanh nghiệp đã thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng nhƣ
tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và nhƣ thế, với từng chủng loại hàng hóa cụ
thể mang những thƣơng hiệu cụ thể sẽ tƣơng ứng với từng tập khách hàng nhất định.
Thang Long University Library
3
Vì thế, thƣơng hiệu thực sự quan trọng góp phần định hình rõ nét hơn, cá tính hơn cho
mỗi phân khúc thị trƣờng.
d. Thƣơng hiệu nhằm tạo sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm
Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những
thƣơng hiệu khác nhau, quá trình phát triển của sản phẩm cũng sẽ đƣợc khắc sâu hơn
trong tâm trí khách hàng. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thƣơng hiệu
ngày càng đƣợc định hình và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lƣợc sản phẩm sẽ
phải phù hợp hơn cho từng chủng loại hàng hóa. Vì thế chính thƣơng hiệu đã tạo ra sự
khác biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một tập hoặc một dòng sản phẩm.
e. Thƣơng hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp
Thƣơng hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó đƣợc
thể hiện rõ nhất khi sang nhƣợng thƣơng hiệu. Giá trị của thƣơng hiệu rất khó định
đoạt, nhƣng nhờ những lợi thế mà thƣơng hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ đƣợc
bán nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trƣờng hơn. Thƣơng
hiệu không tự nhiên mà có, nó đƣợc tạo ra với nhiều khoản đầu tƣ và chi phí khác
nhau, những chi phí đó tạo nên giá tị của thƣơng hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng mà
doanh ngiệp có đƣợc nhờ vào sự nổi tiếng của thƣơng hiệu sẽ quy định giá trị tài chính
của thƣơng hiệu. Năm 2014 theo báo cáo thƣờng niên mới nhất Best Global Brands
của Interbrand, hãng Apple chiếm vị trí thƣơng hiệu giá trị nhất Thế giới với gần 119
tỷ USD, theo sau là Google với 107,43 tỷ USD. “Sự tăng trưởng của Apple và Google
minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu” – Jez Frampton – CEO
Interbrand cho biết.
Bảng 2.1. Top 10 thương hiệu giá trị nhất Thế giới
(Nguồn: Interbrand – Best Global Brand 2014)
4
1.1.3. Thành phần của thương hiệu
Theo quan điểm của John Murphy (1998) thì thƣơng hiệu có ý nghĩa rộng lớn
hơn sản phẩm. Thƣơng hiệu bao gồm cả hai thuộc tính là thành phần chức năng và
thành phần cảm tính. Cụ thể là:
 Thành phần chức năng: là sản phẩm cốt lõi, cung cấp những thuộc tính lợi
ích chức năng cho khách hàng nhƣ công dụng sản phẩm, đặc trƣng bổ sung
và chất lƣợng.
 Thành phần cảm tính hay cảm xúc: bao gồm các yếu tố mang giá trị biểu
tƣợng nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Các yếu tố
này có thể là tính cách thƣơng hiệu, biểu tƣợng, vị trí thƣơng hiệu và các
yếu tố đồng hành với nó nhƣ quốc gia, xuất xứ,.. Trong đó, yếu tố quan
trọng nhất tạo nên lợi ích tâm lý cho khách hàng mục tiêu là nhân cách
thƣơng hiệu. Aaker định nghĩa: “Nhân cách thương hiệu là một tập thuộc
tính của con người gắn liền với một thương hiệu.” Dựa vào thành phần
nhân cách con ngƣời, Aaker đƣa ra năm thành phần của nhân cách thƣơng
hiệu thƣờng đƣợc gọi là “The Big Five” (5 cá tính chính), đó là:
o Chân thật (Sincerity) ví dụ nhƣ Kodak
o Hứng khởi (Excitement) ví dụ nhƣ Bênton
o Năng lực (Competence) ví dụ nhƣ IBM
o Tinh tế (Sophistication) ví dụ nhƣ Mercedes
o Phong trần/mạnh mẽ (Ruggedness) ví dụ nhƣ Nike
1.1.4. Các loại thương hiệu
Cũng giống nhƣ thuật ngữ thƣơng hiệu, việc phân loại thƣơng hiệu cũng có
nhiều quan điểm khách nhau. Ngƣời ta có thể chia thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu
doanh nghiệp hoặc chia thành thƣơng hiệu hàng hóa, thƣơng hiệu dịch vụ, thƣơng hiệu
nhóm, thƣơng hiệu tập thể,… Mỗi loại thƣơng hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính
khác nhau và đặc trƣng cho một nhóm hàng hóa, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp
nhất định.
a. Thƣơng hiệu cá biệt
Là thƣơng hiệu của từng chủng loại hoặc từng tên hàng hóa và dịch vụ cụ thể.
Do vậy, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ sẽ có một thƣơng hiệu riêng, nếu doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh nhiều hàng hóa khác nhau thì sẽ có nhiều tên thƣơng hiệu khác
nhau. Ví dụ: Công ty Honda sản xuất và kinh doanh xe máy và họ đã xây dựng thƣơng
hiệu cá biệt cho các sản phẩm của mình nhƣ là Future, Dream, SH, Lead,…
Thang Long University Library
5
b. Thƣơng hiệu gia đình
Là thƣơng hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp.
Mọi hàng hóa thuộc chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thƣơng hiệu
nhƣ nhau. Ví dụ nhƣ Biti’s (những sản phẩm giày dép đều gắn logo Biti’s), LG (các
sản phẩm điện tử đều gắn mác LG),… là những thƣơng hiệu gia đình.
c. Thƣơng hiệu tập thể
Là thƣơng hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể
do một đơn vị sản xuất hoặc các đơn vị khác nhau cùng sản xuất và kinh doanh.
Thƣơng hiệu tập thể thƣờng gắn với cùng một khu vực địa lý, gắn với các yếu tố xuất
xứ nhất định. Ví dụ nhƣ: Bánh cốm Hàng Than, bƣởi Diễn,… Thƣơng hiệu tập thể
thƣờng đƣợc gắn liền với các chủng loại hàng hóa của nhiều doanh nghiệp khác nhau
trong một liên kết kinh tế (cùng Hiệp hội, cùng khu vực địa lý,…), do vậy sử dụng
thƣơng hiệu tập thể là một vấn đề phức tạp.
d. Thƣơng hiệu quốc gia
Là thƣơng hiệu dùng chung cho các sản phẩm, hàng hóa của một quốc gia nào
đó (thƣờng đƣợc gắn liền với những tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào từng quốc gia,
từng giai đoạn). Đặc điểm thƣơng hiệu quốc gia thƣờng có tính khái quát và trừu
tƣợng, không bao giờ đứng độc lập, luôn gắn liền với các thƣơng hiệu cá biệt, thƣơng
hiệu gia đình hoặc thƣơng hiệu tập thể.
1.1.5. Đặc tính và giá trị thương hiệu
1.1.5.1. Đặc tính của thương hiệu
Đặc tính thƣơng hiệu (Brand Identity) là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây
và chủ yếu đƣợc sử dụng trong lĩnh vực Marketing và truyền thông.
Đặc tính của một thƣơng hiệu thể hiện những định hƣớng, mục đích và ý nghĩa
của thƣơng hiệu đó. Nó là tập hợp các liên kết thuộc tính mà các nhà chiến lƣợc mong
muốn tạo ra và duy trì, giúp công chúng nhận dạng và phân biệt đƣợc các thƣơng hiệu
khác nhau. Những sự liên kết này sẽ phản ánh cái mà thƣơng hiệu hƣớng tới và là sự
cam kết cả nhà sản xuất đối với khách hàng, mang đến cho khách hàng các lợi ích về
vật chất, lợi ích về mặt tinh thần cũng nhƣ là công cụ để khách hàng thể hiện bản thân
mình. Có thể nói đây là những đặc điểm nhận dạng, giúp chúng ta phân biệt đƣợc các
thƣơng hiệu khác nhau. Sau đây là bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thƣơng hiệu:
6
a. Thƣơng hiệu nhƣ một sản phẩm
Các thuộc tính của sản phẩm luôn là bộ phận quan trọng cấu thành nên đặc tính
của một thƣơng hiệu, bởi đây là những yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến quyết
định chọn nhãn hiệu và đánh giá chất lƣợng của khách hàng.
Yếu tố cốt lõi đối với đặc tính của một thƣơng hiệu chính là chủng loại sản
phẩm. Tạo dựng đƣợc một mối liên hệ chặt chẽ giữa khách hàng với loại sản phẩm
nhất định, có nghĩa là thƣơng hiệu của sản phẩm đó sẽ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí
khách hàng khi có nhu cầu về loại sản phẩm đó. Một số thƣơng hiệu thành công trong
việc tạo nên một nhóm nhu cầu tiêu dùng riêng biệt và buộc đối thủ cạnh tranh phải
chấp nhận thực tế này. Ví dụ nhƣ Sốt Mayonaise là loại sốt chuyện dụng đƣợc sử dụng
để ăn kèm với các loại salad hoặc dùng làm sốt chấm cho một số loại đồ ăn chiên rán;
Nƣớc uống Gatorade tạo cho nhóm khách hàng là các vận động viên luôn mong muốn
duy trì phong độ thi đấu cao…
Thuộc tính có giá trị cốt lõi của một sản phẩm và có mối quan hệ trực tiếp với
hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng. Nó không chỉ mang lại cho khách hàng
những lợi ích về mặt vật chất mà còn cả những lợi ích về mặt tinh thần. Những lợi ích
đó trong nhiều trƣờng hợp có thể làm tăng giá trị bởi những đặc điểm khác biệt so với
các sản phẩm cùng loại. Khách hàng không chỉ có những sản phẩm hoàn hảo mà còn
phải đƣợc phục vụ tốt. Mặc dù vậy, không nên coi thuộc tính của sản phẩm là tiêu
điểm của việc khác biệt hóa, trong khi các khía cạnh có thể tăng thêm giá trị và tính
độc đáo của sản phẩm lại không đƣợc chú ý, ví dụ nhƣ chất lƣợng phục vụ và các dịch
vụ đi kèm.
b. Thƣơng hiệu nhƣ một tổ chức
Khía cạnh thƣơng hiệu với tƣ cách là một tổ chức tập trung vào đặc tính của tổ
chức hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các đặc tính của một tổ chức có thể là
sự đổi mới, dẫn đầu về chất lƣợng, hoặc là bảo vệ môi trƣờng. Những đặc tính này có
thể đƣợc làm nổi bật thông qua các nhân viên, văn hóa kinh doanh và các chƣơng trình
truyền thông của công ty.
Đặc tính của sản phẩm, xét về mặt tổ chức, tỏ ra bền vững trƣớc bất kỳ sự cạnh
tranh nào hơn là đặc tính của các sản phẩm riêng lẻ. Đặc tính về mặt tổ chức có thể
góp phần tạo nên một hình ảnh tốt đẹp trƣớc khách hàng và công chúng. Những đặc
tính, chẳng hạn nhƣ chú trọng đến môi trƣờng, dẫn đầu về công nghệ, hoặc quan tâm
đến sức khỏe cộng đồng.... có thể nhận đƣợc sự ngƣỡng mộ, tôn trọng và yêu mến từ
khách hàng và công chúng.
Thang Long University Library
7
c. Thƣơng hiệu nhƣ một con ngƣời
Trên khía cạnh này, đặc tính của một thƣơng hiệu đƣợc xem xét ở góc độ nhƣ
một con ngƣời. Cũng giống nhƣ một con ngƣời, thƣơng hiệu cũng có thể cảm nhận với
các cá tính nhƣ tính vƣợt trội, tính cạnh tranh, độc đáo – ấn tƣợng, tin cậy, hài hƣớc,
hóm hỉnh, năng động, cầu kỳ hay trẻ trung, hoặc trí tuệ.
Những cá tính này có thể tạo nên một thƣơng hiệu mạnh qua các cách khác
nhau. Trƣớc hết, nó có thể giúp khách hàng tự thể hiện bản thân tức là nhƣ một công
cụ để họ thể hiện những tính riêng của mình. Thứ hai, cũng nhƣ cá tính của con ngƣời
có thể ảnh hƣởng đến mối quan hệ của khách hàng trong xã hội, còn cá tính của
thƣơng hiệu cũng có thể là cơ sở cho mối quan hệ giữa thƣơng hiệu và khách hàng.
Thứ ba, đặc tính của thƣơng hiệu có thể giúp biểu hiện những tính năng của sản
phẩm và vì vậy nó đóng góp vào những lợi ích chức năng của sản phẩm. Ví dụ nhƣ
hình ảnh ngƣời đàn ông của công ty sản xuất lốp xe Michelin đầy sức mạnh, năng
động cho khách hàng cảm giác tƣơng tự về sản phẩm của hãng.
d. Thƣơng hiệu nhƣ một biểu tƣợng
Một biểu tƣợng ấn tƣợng và sâu sắc có thể làm cho nó dễ dàng đƣợc gợi nhớ và
chấp nhận. Sự thiếu vắng một biểu tƣợng trong một thƣơng hiệu sẽ là một bất lợi rất
cơ bản và ngƣợc lại sự hiện diện của nó nhiều khi đóng vai trò then chốt đối với sự
phát triển của thƣơng hiệu. Việc xem xét một biểu tƣợng nhƣ một phần của đặc tính
thƣơng hiệu đã phần nào phản ánh năng lực tiềm tàng của nó.
Bất kỳ cái gì đại diện cho một thƣơng hiệu đều có thể là một biểu tƣợng, thậm
chí có thể bao gồm các hệ thống nhận diện thƣơng hiệu. Tuy nhiên, có 3 kiểu biểu
tƣợng có thể đƣợc quan tâm hơn cả: đó là biểu tƣợng hữu hình, biểu tƣợng ẩn dụ và sự
thừa kế của thƣơng hiệu. Loại biểu tƣợng hữu hình đƣợc xem là có ấn tƣợng và dễ nhớ
nhất. Biểu tƣợng ẩn dụ chứa đựng và truyền tải một cách ẩn dụ các cam kết mang lại
cho khách hàng những lợi ích nào đó khi mua thƣơng hiệu, có thể vô hình hay hữu
hình. Sự kế thừa có ý nghĩa và hợp lý từ những địa danh hoặc những thƣơng hiệu nổi
tiếng trong quá khứ có thể làm nên đặc tính thƣơng hiệu, ví dụ nhƣ: nƣớc nắm Phú
Quốc, gốm Bát Tràng, giò chả Ƣớc Lễ
1.1.5.2. Giá trị thương hiệu
Giá trị thƣơng hiệu đƣợc hiểu là những giá trị đặc thù mà thƣơng hiệu mang lại
cho những đối tƣợng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân
viên…). Khi nói về giá trị thƣơng hiệu thì chúng ta thƣờng quan tâm đến hai khía
cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của ngƣời tiêu dùng đối
với thƣơng hiệu. Thứ hai, giá trị đến từ hành vi của ngƣời tiêu dùng - họ chọn dùng
8
thƣơng hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng đƣợc những
giá trị thƣơng hiệu là cả một quá trình, đòi hỏi sự đầu tƣ và quyết tâm của doanh
nghiệp.
a. Sự nhận biết thƣơng hiệu
Nhận biết thƣơng hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận
biết hoặc gợi nhớ đến một thƣơng hiệu. Ngƣời mua thƣờng lựa chọn thƣơng hiệu mà
mình đã biết bởi vì họ cảm thấy đƣợc an toàn và thoải mái hơn. Vì theo lệ thƣờng thì
một thƣơng hiệu đƣợc nhiều ngƣời biết đến sẽ tạo cảm giác đáng tin cậy hơn và chất
lƣợng sẽ tốt hơn. Sự nhận biết thƣơng hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng tiêu
dùng, khi mà mỗi khi mua hàng hóa thì ngƣời ta thƣờng định ra thƣơng hiệu của sản
phẩm mình sẽ mua từ trƣớc. Trong trƣờng hợp này thì những thƣơng hiệu không đƣợc
biết đến sẽ không có cơ hội đƣợc chọn lựa.
b. Chất lƣợng cảm nhận
Giá trị cảm nhận, chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị ngƣời tiêu dùng nhận
đƣợc và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một
mức chi phí nào đó.
Một thƣơng hiệu thƣờng đi kèm theo một cảm nhận tổng thể của khách hàng về
chất lƣợng sản phẩm. Chất lƣợng cảm nhận sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định mua
sắm và sự trung thành của khách hàng, đặc biệt là trong trƣờng hợp ngƣời mua không
có thời gian hoặc không thể nghiên cứu kỹ lƣỡng các tính năng sản phẩm trƣớc khi
mua. Chất lƣợng cảm nhận còn hỗ trợ cho việc xác định một chính sách giá cao vì thế
sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tƣ vào việc xây dựng thƣơng hiệu.
c. Sự liên tƣởng thƣơng hiệu
Sự liên tƣởng thƣơng hiệu là sự liên tƣởng của khách hàng đến một hay vài
điểm đặc trƣng đối với một thƣơng hiệu nào đó khi thƣơng hiệu này đƣợc nhắc đến.
Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thƣơng hiệu đó chính là những liên tƣởng riêng có
gắn liền với thƣơng hiệu đó. Hình ảnh thƣơng hiệu đƣợc xây dựng dựa trên các liên
tƣởng thƣơng hiệu. Nếu một thƣơng hiệu đƣợc định vị trên những liên tƣởng đặc thù
cho một chủng loại sản phẩm hay một ngành công nghiệp thì đối thủ cạnh tranh sẽ rất
khó khăn trong việc tấn công hoặc sẽ tạo ra đƣợc một rào cản vững chắc cho những
đối thủ cạnh tranh mới
d. Sự trung thành thƣơng hiệu
Theo nhƣ quy luật Pareto thƣờng đƣợc áp dụng nhiều lĩnh vực thì 20% khách
hàng sẽ mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các thƣơng hiệu mạnh luôn đƣợc
Thang Long University Library
9
nhận diện và đảm bảo bởi những khách hàng trung thành này. Và thêm vào đó, việc
kiếm tìm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì đƣợc khách
hàng cũ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trƣờng khi mà việc chuyển sang sử
dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ngày càng dễ dàng. Đối với một khách hàng
trung thành thì công ty còn đƣợc một lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này sẽ
giới thiệu và thuyết phục ngƣời thân và bạn bè sử dụng sản phẩm của công ty. Có thể
nhận định rằng, khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của một thƣơng hiệu.
d. Những giá trị thƣơng hiệu khác
Một số giá trị thƣơng hiệu khác chẳng hạn nhƣ sự bảo hộ của luật pháp hay là
mối quan hệ với kênh phân phối.
Việc bảo hộ của luật pháp để tránh hiện tƣợng một đối thủ cạnh tranh sử dụng
tên tuổi hay kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty.
Mối quan hệ của kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm chiếm đƣợc những vị trí
tốt trên vị trí trƣng bày. Những thƣơng hiệu thành công luôn nhờ vào một hệ thống
phân phối tốt. Mọi thƣơng hiệu phải nỗ lực để đƣợc mọi ngƣời nhìn thấy và ghi nhận.
Vì vậy, nếu không có một hệ thống phân phối tốt, các thƣơng hiệu sẽ gần nhƣ trở nên
vô hình và không thể đƣợc khách hàng biết đến.
1.2. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
1.2.1. Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu
Tầm nhìn thƣơng hiệu gợi ra một định hƣớng, một khát vọng của một thƣơng
hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh
động về những điều có thể xảy ra của một thƣơng hiệu trong tƣơng lai. Vai trò của tầm
nhìn giống nhƣ một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thƣơng hiệu vào một
điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hƣớng đƣợc đâu là việc cần
làm và đâu là việc không cần làm của một thƣơng hiệu. Khi đã có một tầm nhìn cho
tƣơng lai của một thƣơng hiệu, trách nhiệm của lãnh đạo là phải truyền tải tầm nhìn
này đến một thành viên của tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung đƣợc chia sẻ
bởi tất cả mọi ngƣời. Tầm nhìn thƣơng hiệu phải đạt đƣợc 5 tiêu chuẩn nhƣ sau: thứ
nhất là thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp, thứ hai là tạo sự
nhất quán trong việc lãnh đạo, thứ ba là động viên tinh thần nhân viên và quản lý, thứ
tƣ là định hƣớng sử dụng nguồn tài nguyên và cuối cùng là tạo tiền đề cho việc xây
dựng mục tiêu và chỉ tiêu trong cùng một định hƣớng
Sứ mạng của một thƣơng hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thƣơng
hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Việc xác định một bản tuyên
10
bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một thƣơng
hiệu. Trƣớc hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và
chiến lƣợc của công ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của
thƣơng hiệu trƣớc công chúng xã hội, cũng nhƣ tạo ra sự hấp dẫn đến các đối tƣợng
liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một
doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh
nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình.
1.2.2. Định vị thương hiệu
Trên thị trƣờng hiện nay tràn ngập các thƣơng hiệu khác nhau với các thông
điệp khác nhau. Để ngƣời tiêu dùng ghi nhớ đƣợc thƣơng hiệu và thông điệp của sản
phẩm thì doanh nghiệp phải có chiến lƣợc định vị thƣơng hiệu.
Philip Kotler định nghĩa rằng: “Định vị là một tập hợp các hoạt động nhằm tạo
ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định so với đối thủ cạnh
tranh trong tâm trí khách hàng. Là nỗ lực đem lại cho sản phẩm và doanh nghiệp hình
ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng”.
"Định vị thương hiệu là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh của thương hiệu
nhằm chiếm giữ một vị trí nổi trội trong tâm trí khách hàng (Theo Unique Selling
Point). Cơ sở của định vị là việc công ty thiết kế những điểm khác biệt có ý nghĩa để
phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Trong Marketing, định vị đã dần trở thành một khái niệm mang tính chủ động,
tức là quá trình các nhà Marketing tạo nên hình ảnh hay nhận diện thƣơng hiệu trong
tâm trí ngƣời tiêu dùng về một sản phẩm, thƣơng hiệu hay tổ chức. Nó chính là so
sánh tƣơng quan giữa các thƣơng hiệu hay sản phẩm trong cùng phân khúc thị trƣờng
trong tâm trí khách hàng.
 Các bƣớc định vị thƣơng hiệu
Bƣớc 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Định vị thƣơng hiệu đƣợc xác định là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh công ty
nhằm chiếm giữ một vị trí nổi trội và bền vững trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Vì
vậy, nhiệm vụ của việc định vị là phải tìm ra đƣợc một vị trí phù hợp trong một phân
đoạn thị trƣờng nhất định và làm cho khách hàng trong phân đoạn này biết và nghĩ
về sản phẩm nhƣ là công ty sản xuất chỉ dành riêng cho chính họ. Xác định đƣợc
khách hàng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng, bởi lẽ những nhóm khách hàng khác
nhau có thể có mối quan tâm và nhận thức về thƣơng hiệu khác nhau.
Thang Long University Library
11
Một số tiêu chí nhằm xác định và phân đoạn thị trƣờng để từ đó chọn lựa
thị trƣờng mục tiêu cho công ty.
 Phân đoạn thị trƣờng theo khách hàng tiêu dùng: dựa vào hành vi của
ngƣời tiêu dùng, yếu tố nhân khẩu học (thu nhập, tuổi tác, giới tính, chủng
tộc, nhân khẩu), yếu tố tâm lý (thái độ, chính kiến và giá trị về cuộc sống,
những sinh hoạt và cuộc sống đới thƣờng) và yếu tố địa lý.
 Phân đoạn thị trƣờng theo khách hàng là tổ chức: căn cứ theo bản chất của
hàng hóa, điều kiện mua sắm, thông tin về tổ chức (lĩnh vực kinh doanh,
số lƣợng nhân công, số lƣợng nhân viên, doanh thu hàng năm, số lƣợng chi
nhánh).
Bƣớc 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của
các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức
tranh về chiến lƣợc tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và
thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân
tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều
chỉnh chiến lƣợc một cách hiệu quả nhất.
Bƣớc 3: Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp
Thông thƣờng, các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu trong
toàn bộ các lĩnh vực, vì vậy, họ cần phải lựa chọn giữa các khả năng và tập trung vào
một khía cạnh để dẫn đầu trong khía cạnh đó. Nhiều Công ty tìm các định vị lợi ích
chính đáng duy nhất trong số các khả năng: Chất lƣợng tốt nhất; kết quả tốt nhất; đáng
tin tƣởng nhất; sử dụng lâu bền nhất; an toàn nhất; kiểu dáng đẹp nhất hoặc phong
cách nhất… Thông thƣờng đây là cách định vị cốt lõi, xoáy vào một giá trị khác biệt
duy nhất để khiến nó trở thành lý do khách hàng chọn mua.
Bƣớc 4: Lập sơ đồ xác định tiêu thức định vị
Trong mối tƣơng quan với các sản phẩm cạnh tranh, sơ đồ định vị giúp mô tả vị
thế các thƣơng hiệu hoặc sản phẩm hiện có và là căn cứ để lựa chọn một vị thế cho sản
phẩm trên thị trƣờng mục tiêu. Mỗi vị thế trên bản đồ định vị cho biết một khái niệm
về hình ảnh, sản phẩm doanh nghiệp cần tạo dựng trong tâm trí khách hàng và chỉ rõ
sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh với những sản phẩm nào.
Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau.
Thƣờng ngƣời ta lập sơ đồ định vị chủ yếu qua 2 trục: Giá cả và chất lƣợng hoặc mẫu
mã
12
Biểu đồ 3.2. Sơ đồ định vị của các đốt thủ cạnh tranh ngành xe máy
Bƣớc 5: Quảng bá thƣơng hiệu dựa trên tiêu chí định vị
Sau các phân tích thuộc tính kể trên, doanh nghiệp cần cân nhắc những điều
kiện cơ bản sau đây trƣớc khi đƣa ra các chiến lƣợc cụ thể.
 Mức cầu dự kiến của thị trƣờng: Xác định nhu cầu của thị trƣờng đối với
một sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng khối lƣợng sản phẩm hoặc dịch vụ mà
nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một
thời kỳ nhất định.
 Nhà quản trị thƣơng hiệu phải thiết kế chƣơng trình Marketing – mix để
thực hiện chiến lƣợc định vị thƣơng hiệu đã chọn. Nội dung của các nhóm
biện pháp trong Marketing phải phục vụ cho xây dựng hình ảnh định vị của
thƣơng hiệu mà doanh nghiệp mong muốn.
 Kiểm tra kết quả định vị thƣơng hiệu và điều chỉnh hoạt động. Doanh
nghiệp sử dụng các công cụ để đánh giá hình ảnh thƣơng hiệu đã có trong
nhận thức khách hàng.
1.2.3. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu gồm tất cả các loại hình và cách thức mà
thƣơng hiệu có thể tiếp cận với khách hàng nhƣ: logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì,
nhãn mác; áp-phích, các mẫu quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng,
các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo: Tờ rơi, poster, catalog, cờ, áo, mũ,… Hệ
thống nhận diện thƣơng hiệu mạnh phải có một ý tƣởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng
tin cậy, linh động và phải thể hiện đƣợc một bản sắc văn hóa riêng truyền tải giá trị cốt
lõi thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ
Chất lƣợng
Giá cả
Honda
PiagioYamaha
Suzuki
Thang Long University Library
13
thống nhận diện thƣơng hiệu là tính đại chúng cao. Ngoài ra nó còn phải đƣợc thiết kế
đồng bộ, nhất quán cho cả thƣơng hiệu doanh nghiệp và các thƣơng hiệu sản phẩm để
khách hàng mục tiêu dễ nhận biết và ghi nhớ thƣơng hiệu. Các yếu tố cơ bản cần thiết
kế là:
a. Tên thƣơng hiệu
Trƣớc hết, nhà quản trị marketing phải xác định tên thƣơng hiệu. Việc đặt tên
thƣơng hiệu phải đảm bảo 4 yêu cầu:
o Nói lên lợi ích của sản phẩm
o Nói lên đƣợc chất lƣợng của sản phẩm
o Phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ
o Tên thƣơng hiệu phải khác biệt hẳn những tên thƣơng hiệu của các
doanh nghiệp cạnh tranh khác mà không vi phạm các yêu cầu của luật
pháp để có thể đăng ký bảo hộ độc quyền sử dụng.
b. Biểu trƣng
Nguyên tắc thiết kế là đơn giản, có ý nghĩa, độc đáo dễ sử dụng cho các chƣơng
trình truyền thông cho thƣơng hiệu. Biểu tƣợng cho các thƣơng hiệu sản phẩm cũng
cần mang tính cô đọng và khái quát nhất, có chức năng thông tin, truyền đạt thông
điệp qua kênh thị giác để biểu thị một ý niệm hay vấn đề nào đó trong đời sống xã hội.
c. Câu khẩu hiệu
Là một đoạn văn ngắn, chứa đựng và truyền đạt các thông tin mang tính mô tả
và thuyết phục về thƣơng hiệu. Bởi vậy nên mỗi khẩu hiệu phải nói lên hình ảnh định
vị hay tính cách cốt lõi của thƣơng hiệu. Phải có tính hàm súc, khái quát cao, có giá trị
phổ biến rộng rãi để khách hàng và công chúng có thể tiếp cận nhanh hơn và dễ dàng
lƣu nhớ trong tâm trí.
d. Nhạc hiệu
Là một đoạn nhạc hoặc bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, đƣợc sáng tác dựa trên
giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Với đặc trƣng cơ bản đó làm cho ngƣời tiêu
dùng nhận ra ngay sản phẩm, dịch vụ ngay cả khi không nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào
của sản phẩm, hàng hóa.
e. Bao bì
Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động từ môi trƣờng
bên ngoài mà nó còn có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc thể hiện đặc điểm nhận
dạng của hàng hóa và cung cấp thông tin về hàng hóa, nâng cao văn minh thƣơng hiệu.
14
Thông qua bao bì, việc bán hàng và lựa chọn hàng hóa, công tác vận chuyển và bảo
quản đƣợc nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, từ đó làm giảm rất nhiều chi phí cho việc
bán hàng và vận chuyển.
f. Các yếu tố nhận diện khác
Các yếu tố nhận diện khác của thƣơng hiệu nhƣ biển hiệu doanh nghiệp, đồng
phục, hình thức trình bày logo trên các giấy tờ giao dịch,… đều cần thiết kế theo
những tiêu chuẩn thống nhất và sử dụng chính xác trong tất cả các hoạt động truyền
thông.
1.2.4. Bảo vệ thương hiệu
1.2.4.1. Vấn đề bảo vệ thương hiệu
Xây dựng thƣơng hiệu luôn đi liền với bảo vệ thƣơng hiệu. Để bảo vệ thƣơng
hiệu trƣớc hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị
chiếm dụng… và khả năng bảo vệ của pháp luật, để có thể đƣa ra các phƣơng án hành
động cụ thể. Đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để
bảo vệ thƣơng hiệu.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không đề cập đến thuật
ngữ thƣơng hiệu, vì thế đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu cần phải đƣợc hiểu là đăng ký bảo
hộ các đối tƣợng sở hữu trí tuệ, liên quan nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, chỉ
dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp, bản quyền… nếu những yếu tố này góp phần
tạo nên thƣơng hiệu. Tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể mà tiến hành đăng ký bảo hộ
theo quy định của pháp luật. Để đăng ký thành công thƣơng hiệu, ngay từ khi thiết kế
thƣơng hiệu các doanh nghiệp nên tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, của luật
sƣ để không xảy ra tình trạng trùng lắp hoặc tranh chấp. Ở Việt Nam, cơ quan tiếp
nhận đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ
Khoa học và Công nghệ).
Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự
bảo vệ doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phát triển hệ thống phân
phối hàng hóa một cách rộng khắp và hoàn hảo cùng với không ngừng cải tiến, nâng
cao chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và
chiếm dụng thƣơng hiệu cũng nhƣ sự phát triển của hàng nhái nhãn hiệu. Mở rộng hệ
thống phân phối sẽ tạo điều kiện để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa của
doanh nghiệp và nhận đƣợc thông tin tƣ vấn từ doanh nghiệp, vì thế mà hạn chế sự
thâm nhập của hàng giả, hàng nhái. Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của
doanh nghiệp đối với hàng nhái thƣơng hiệu và kiểu dáng công nghiệp sẽ càng làm
Thang Long University Library
15
cho ngƣời tiêu dùng tin tƣởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó đã vô tình nâng cao
vị thế thƣơng hiệu. Để bảo vệ thƣơng hiệu thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức tiêu dùng, giúp đỡ cộng đồng và xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện
pháp rất hữu hiệu.
1.2.4.2. Vấn đề xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Xác lập quyền nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) và thời hạn bảo hộ tối thiểu: Quyền
NHHH đƣợc phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp (hiện nay là Cục Sở hữu trí tuệ) theo quy định của luật pháp (kể cả nhãn
hiệu đăng ký theo thỏa ƣớc Madrid) tại điều 8 khoản 2 Nghị định 63/NĐ-CP. Văn
bằng bảo hộ NHHH có thời hạn 10 năm và đƣợc phép gia hạn nhiều lần (Điều 9 khoản
2d Nghị định 63/NĐ-CP).
Bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa Việt Nam và Thỏa ƣớc Madrid
về đăng ký NHHH: Việc đăng ký quốc tế NHHH tại nhiều nƣớc thành viên của Thỏa
ƣớc Madrid sẽ đƣợc thực hiện bởi việc một đơn duy nhất qua Văn phòng quốc tế
WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) và đơn đó sẽ trở thành văn bằng bảo hộ trong
trƣờng hợp nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại các nƣớc là thành viên của Nghị
định thƣ Madrid (gồm 75 nƣớc bao gồm Việt Nam). Nhƣ vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký
theo Thỏa ƣớc Madrid đƣợc bảo hộ tại Việt Nam thì văn bằng bảo hộ sẽ là đăng ký
quốc tế về NHHH nhƣ đối với các nhãn hiệu đƣợc nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Quyền nộp đơn đăng ký NHHH theo Thỏa ƣớc Madrid, phải dựa trên cơ sở đã đƣợc
đăng ký tại nƣớc xuất xứ. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ hàng hóa trong nƣớc
là 10 năm và có thể đƣợc gia hạn thêm, còn thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế về nhãn
hiệu là 20 năm và cũng có thể gia hạn thêm.
1.2.4.3. Vấn đề đăng ký thương hiệu tại nước ngoài
Nhiều chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ và các đặc sản nổi tiếng của Việt Nam
bị các công ty nƣớc ngoài lợi dụng danh tiếng thƣơng hiệu trong nhiều năm qua. Bản
quyền NHHH của Việt Nam đang là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với các thƣơng hiệu
của Việt Nam bị chiếm dụng thƣờng liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, nghĩa là các
thƣơng hiệu nổi tiếng của Việt Nam nhƣng chƣa đƣợc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận
diện thƣơng hiệu tại nƣớc ngoài (ví dụ nhƣ: nƣớc mắm Phú Quốc, gạo Nàng
Hƣơng,…). Để xin đăng ký bảo hộ các yếu tố về chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ hàng
hóa rất tốn kém và đôi khi chúng ta chƣa đủ khả năng thực hiện việc cấp giấy chứng
nhận ở Việt Nam và quốc tế.
Tuy nhiên đối với các nhãn hiệu hàng hóa thông thƣờng không có liên quan đến
chỉ dẫn địa lý hay nguồn gốc xuất xứ thì việc đăng ký tại thị trƣờng nƣớc ngoài khá
16
đơn giản nhƣng rất cần thiết. Có 3 hình thức nộp đơn đối với doanh nghiệp Việt Nam
là nộp đơn trực tiếp tại với từng quốc gia; nộp đơn thông qua Thỏa ƣớc Madrid hoặc
đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu thông qua hệ thống CTM – Community Trade Mark,
cơ quan nhận đăng ký OHIM. Lựa chọn cách thức nộp đơn nào là tùy thuộc vào khả
năng của doanh nghiệp và thị trƣờng mà doanh nghiệp quan tâm.
1.2.4.4. Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu
Nói đến bảo vệ thƣơng hiệu sẽ không chỉ đơn thuần là làm thế nào để đăng ký
bảo hộ đƣợc các yếu tố thƣơng hiệu. Hay nói cách khác đi, một doanh nghiệp muốn
bảo vệ đƣợc các thƣơng hiệu của mình thì điều đầu tiên là phải tìm mọi cách ngăn
chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (nhƣ sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái,; sự
tạo nhầm lẫn cố tình hay hữu ý; hiện tƣợng gây khó hiểu các các thƣơng hiệu gần
giống) và sự sa sút từ ngay bên trong thƣơng hiệu (giảm uy tín do chất lƣợng hàng hóa
suy giảm; không duy trì đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng làm giảm lòng tin của
khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp). Vấn đề bảo vệ thƣơng hiệu sẽ hiệu quả và
quan trọng hơn nhiều khi các doanh nghiệp tập trung vào các biện pháp tự bảo vệ
thông qua việc tạo ra đƣợc các rào cản về cả kỹ thuật và kinh tế, tâm lý xã hội để hạn
chế sự xâm phạm thƣơng hiệu từ các đối thủ.
a. Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thƣơng hiệu
Các biện pháp về kỹ thuật để hạn chế sự xâm phạm thƣơng hiệu thƣờng đƣợc
đƣa ra hoặc thiết lập ngay từ khi xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu, nhƣ: Tạo tên
thƣơng hiệu khó trùng lặp; Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao;
Thƣờng xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thƣơng hiệu trên bao bì; Chống xâm
phạm thƣơng hiệu thông qua đánh dấu bao bì, hàng hóa. Các doanh nghiệp, tùy theo
đặc điểm hàng hóa kinh doanh cũng nhƣ tình hình thực tế thị trƣờng mà có thể đƣa ra
những rào cản khác nhau sao cho linh hoạt và phù hợp với thực lực tài chính của mình.
b. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm
Để bảo vệ thƣơng hiệu không thể không thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và
cảnh báo xâm phạm thƣơng hiệu. Nhìn chung, hệ thống đó đều đƣợc vận hành dựa
trên sự tích cực và chủ động từ phía doanh nghiệp. Mạng lƣới các nhà phân phối hoặc
đại lý cung cấp các thông tin phản hồi cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả và vi
phạm thƣơng hiệu. Bên cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết đƣợc những thông tin
phản hồi từ phía ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng
trong cung cấp hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ sau bán hàng.
Ngoài ra còn một cách khác mà hiện nay tại Việt Nam đã có khá nhiều doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ đang làm, đó là thiết lập hệ thống đƣờng dây nóng để thu
Thang Long University Library
17
nhận những thông tin phản hồi và thông tin về xâm phạm thƣơng hiệu từ mọi luồng.
Cách làm này không chỉ cho doanh nghiệp cơ hội có đƣợc thông tin kịp thời nhất để
bảo vệ thƣơng hiệu khi bị xâm phạm mà quan trọng hơn còn tạo cho ngƣời tiêu dùng
một lòng tin, một sự thoải mái, thúc đẩy sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp.
c. Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thƣơng hiệu
Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa: Mở rộng hệ thống và mạng
lƣới phân phối, mạng lƣới bán lẻ luôn đảm bảo cho sự phát triển của thƣơng hiệu và
cũng là biện pháp quan trọng để duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu chống lại những thâm
nhập từ bên ngoài. Khi mạng lƣới phân phối hàng hóa đƣợc mở rộng cũng sẽ đồng
nghĩa với việc tăng cƣờng đƣợc sự tiếp xúc của ngƣời tiêu dùng với doanh nghiệp, tạo
những cơ hội tốt nhất để họ có thể lựa chọn đúng hàng hóa, tránh đƣợc tình trạng mua
phải những hàng hóa giải mạo cả về chất lƣợng hay kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
Duy trì và nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ: Một thƣơng hiệu
sẽ không đƣợc bảo vệ chắc chắn nếu nó không tự khẳng định đƣợc mình thông qua
chất lƣợng của hàng hóa, dịch vụ. Ngƣời tiêu dùng quan tâm đến chất lƣợng của hàng
hóa, họ sẵn sàng tìm đến một thƣơng hiệu khác nếu thƣơng hiệu quen thuộc không làm
họ hài lòng về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ hay những giá tị gia tăng mong đợi. Vì thế,
việc nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ của doanh
nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ chân khách hàng và thu hút thêm khách mới.
Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái: Thƣơng hiệu dù đƣợc thiết
lập một hệ thống các rào cản chặt chẽ đến đâu cũng rất cần phải thƣờng xuyên rà soát
thị trƣờng để phát hiện hàng giả, hàng nhái, bởi lẽ, khi thƣơng hiệu càng nổi tiếng sẽ
càng kích thích sự làm giả và xâm phạm từ các đối thủ.
1.2.5. Hoạch định chương trình Marketing mix
Marketing mix là các chiến thuật, chiến lƣợc, giải pháp tổng hợp từ sự nghiên
cứu, tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lƣợc
marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể
để phát huy sức mạnh tổng hợp. Bốn chính sách tạo nên chƣơng trình Marketing mix
đó là: Sản phẩm (product), Giá (price), Phân phối (place), Xúc tiến hỗn hợp
(Promotion)
1.2.5.1. Sản phẩm
Sản phẩm và chất lƣợng sản phẩm là “trái tim” của giá trị thƣơng hiệu bởi vì nó
là cái đầu tiên khách hàng đƣợc nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thƣơng hiệu. Sản
phẩm – hàng hóa là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ƣớc
18
muốn của khách hàng, Doanh nghiệp phải mang đến những lợi ích cho khách hàng và
có khả năng đƣa ra chào bán trên thị trƣờng với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm,
sử dụng hay tiêu dùng.
Nói đến thƣơng hiệu là phải nói đến chất lƣợng vì ngƣời tiêu dùng không chọn
tên của hàng hóa mà là chọn loại hàng hóa nào có chất lƣợng. Cần phải nhận thức đầy
đủ rằng, chất lƣợng hàng hóa là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, khi hàng hóa
không có chất lƣợng hay chất lƣợng không cao sẽ không thu hút đƣợc sự chú ý của
ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng luôn mong mỏi và đòi hỏi hàng hóa phải có chất
lƣợng cao. Tuy nhiên, chất lƣợng cao thấp của hàng hóa không phải khi nào cũng dễ
dàng nhận thấy. Lúc đó một thƣơng hiệu đã đƣợc biết đến qua kinh nghiệm hay qua
các kênh thông tin khác nhau sẽ đóng vai trò giúp ngƣời tiêu dùng định dạng loại hàng
hóa nhu cầu.
1.2.5.2. Giá
Trong một chiến lƣợc Marketing mix, Product, Place và Promotion là những
yếu tố P đòi hỏi doanh nghiệp phải chi tiền để tạo ra kết quả. Còn Price là yếu tố “P”
duy nhất trong marketing mix mà doanh nghiệp có thể thu lại giá trị cho mình từ
những giá trị đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng của Price là nhƣ vậy, giá
xứng đáng đáng đƣợc đầu tƣ thời gian và đƣợc quan tâm cao. Giá thể hiện giá trị
(thƣờng dƣới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để đƣợc thoả mãn nhu
cầu. Nhƣ vậy ta có thể nói một thƣơng hiệu bán đƣợc giá cao hơn các thƣơng hiệu
khác là nhờ tạo ra đƣợc nhiều giá trị cho khách hàng hơn.
Nhận thức về giá của khách hàng: Chính sách giá đối với thƣơng hiệu có thể tạo
ra những liên tƣởng trong tâm trí khách. Khách hàng thƣờng đánh giá chất lƣợng
thƣơng hiệu theo các giá trong cùng loại sản phẩm đó. Ví dụ nhƣ cùng một loại sản
phẩm trên thị trƣờng, nhƣng doanh nghiệp A đặt giá cao hơn doanh nghiệp B, điều này
có thể khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm của doanh nghiệp A tốt hơn, nhiều chức
năng hơn.
1.2.5.3. Phân phối
Trong Marketing, phân phối đƣợc hiểu một cách đầy đủ là những quyết định
đƣa hàng hóa vào các kênh trung gian để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của
thị trƣờng. Từ đó, thực hiện việc đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất tới ngƣời tiêu dùng cuối
cùng nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa.
Cách thức bán hàng và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có những tác
động rất lớn và sâu sắc đến doanh thu bán hàng và giá trị của thƣơng hiệu. Chiến lƣợc
Thang Long University Library
19
kênh phân phối liên quan đến việc thiết kế và quản lý các cấp đại lý trung gian gồm
đại lý phân phối, bán buôn và các cấp bán lẻ. Có hai loại kênh phân phối chính, một là
kênh trực tiếp đƣa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận tay ngƣời tiêu dùng và hai là kênh
gián tiếp, qua các đại lý trung gian.
Phân phối trong Marketing gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau đây:
- Người cung ứng: đại diện cho ngƣời bán; người tiêu dùng cuối cùng: đại diện
cho ngƣời mua. Trên thị trƣờng ngƣời mua luôn đóng vai trò quyết định. Cách cƣ xử
của ngƣời mua bị chi phối bởi nhiều yếu tố: môi trƣờng, tổ chức, quan hệ cá nhân,
quảng cáo…
- Người trung gian (Ngƣời bán buôn, bán lẻ): Các trung gian tạo thế kéo đẩy
trên thị trƣờng. Sức đẩy hàng hoá là tổng hợp những cố gắng và năng lực của khâu
khởi phát luồng hàng, thuyết phục đƣợc các thành viên khác thực hiện quyết định mua
hàng và xúc tiến thực hiện hàng hoá tiếp tục cho tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
- Hệ thống kho tàng bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng… Đây là hệ thống
vật chất cơ sở kỹ thuật có vai trò trong việc dự trữ hàng hoá, bảo đảm quá trình lƣu
thông diễn ra đều đặn, tham gia trực tiếp vào quá trình mua hàng.
- Hệ thống thông tin thị trường: bao gồm các dịch vụ của mua và bán (thanh
toán hợp đồng) và các hoạt động yểm trợ khuyếch trƣơng… Đóng vai trò rất quan
trọng trong phân phối. Nó giúp ngƣời cung ứng có thể xử lý thông tin một cách chính
xác để đƣa ra quyết định phân phối hợp lý.
1.2.5.4. Xúc tiến hỗn hợp
Có nhiều công cụ marketing đƣợc sử dụng để quảng bá thƣơng hiệu nhƣ Quảng
cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân,… Đây là yếu tố quan trọng
góp phần tạo nên một thƣơng hiệu mạnh và cần đƣợc các nhà quản lý triển khai một
cách cẩn thận có phân tích để sử dụng đúng kênh quảng bá, vừa nhằm đạt đƣợc mục
tiêu marketing, vừa giúp tiết kiệm chi phí. Để có thể hiểu sâu hơn về Xúc tiến hỗn hợp
cũng nhƣ những công cụ quảng bá nào có thể tác động đến thƣơng hiệu sẽ đƣợc phân
tích trong phần “Quảng bá thương hiệu” ngay sau đây.
1.2.6. Quảng bá thương hiệu
Các doanh nghiệp hiện đại rất quan tâm đến các chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp.
Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của Marketing – mix mà doanh nghiệp có
thể sử dụng để tác động vào thị trƣờng mục tiêu nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp. Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm
và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua. Một thƣơng hiệu lớn đều phải
20
có những cam kết ngầm đối với khách hàng. Cam kết đƣợc truyền tải thông qua quảng
cáo, qua phong cách nhân viên, thông qua các chƣơng trình khuếch trƣơng thƣơng
hiệu, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, tin tƣởng bởi việc thực hiện đúng lời hứa chính
là sự khẳng định nghiêm túc trong kinh doanh của công ty.
1.2.6.1. Quảng cáo
Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Quảng cáo là bất kì loại hình nào của
sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, tư tưởng đến một nhóm người mà
người ta phải trả tiền để được nhận biết”.
Quảng cáo là công cụ truyền thông đƣợc sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong
thị trƣờng hàng tiêu dùng cá nhân. Hoạt động quảng cáo rất phong phú, các doanh
nghiệp hoạt động quảng cáo sản phẩm ra thị trƣờng. Tuy nhiên tùy vào từng trƣờng
hợp cụ thể của từng doanh nghiệp, từng ngành, vùng và từng loại sản phẩm hàng hóa
mà hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau.
Các chủ thể quảng cáo có thể truyền tin về hàng hóa, dịch vụ hay chính uy tín,
hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các phƣơng tiện truyền thông tới đối tƣợng
ngƣời nhận tin là các khách hàng tƣơng lai. Để hoạt động quảng cáo có hiệu quả cao,
cần phải nắm chắc nội dung cơ bản của các bƣớc trong quá trình truyền thông và bảo
đảm cho các hoạt động quảng cáo tuân theo một quy trình thống nhất.
Quảng cáo thƣơng hiệu là hoạt động quan trọng trong các hoạt động quảng bá,
truyền thông thƣơng hiệu không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trƣờng mà nó
còn góp phần thúc đẩy từng bƣớc duy trì nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thƣơng
hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quảng cáo mang lại hiệu quả rất
to lớn cho thƣơng hiệu, nhằm đƣa thƣơng hiệu đến đƣợc với công chúng và để công
chúng cảm nhận về thƣơng hiệu và giá trị của thƣơng hiệu trong tiêu dùng sản phẩm.
1.2.6.2. Xúc tiến bán (Khuyến mại)
Xúc tiến bán hay còn gọi là khuyến mại: “là hoạt động xúc tiến thương mại của
doanh nghiệp nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách
dành cho khách hàng những lợi ích vật chất bổ sung nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản
phẩm.” Thực chất đây là công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối
và tiêu dùng đối với các nhóm sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
Việc xác định nhiệm vụ của xúc tiến bán hàng xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc
marketing của doanh nghiệp đối với sản phẩm hàng hóa ở thị trƣờng mục tiêu. Với
ngƣời tiêu dùng thì việc xúc tiến bán khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua với số
lƣợng lớn hơn và thu hút những khách hàng mới.
Thang Long University Library
21
Đối với các thành viên trung gian: khuyến khích lực lƣợng phân phối trung gian
này tăng cƣờng hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố
và mở rộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ hàng hóa trên thị trƣờng, phân phối
thƣờng xuyên liên tục nhằm mở rộng tiêu dùng cho sản phẩm hàng hóa.
Khuyến mại có thể đƣợc sử dụng để đạt đƣợc nhiều mục đích: gia tăng doanh
số, xây dựng thƣơng hiệu, làm sôi động trị trƣờng cạnh tranh, thu hút nhiều khách
hàng mới… Hiệu quả của chƣơng trình khuyến mại đƣợc đánh giá bằng cách so sánh,
đối chiếu số tiền bỏ ra với sự thành công của nó. Một chƣơng trình xúc tiến bán thành
công không phải là số lƣợng ngƣời đến mà là chất lƣợng sản phẩm đƣa ra và sự hài
lòng của khách tham dự.
1.2.6.3. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là “quá trình người bán tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng với mục đích bán cho họ những hàng hóa, dịch vụ
mà họ cần. Như vậy, cả người mua và người bán đều có lợi trong quá trình mua bán,
trao đổi này. Những người trong lực lượng bán hàng có thể có những chức vụ, danh vị
khác nhau .”
Mục tiêu chính của bán hàng cá nhân là nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm
của doanh nghiệp tới khách hàng, làm cho khách hàng biết đến thƣơng hiệu, tin cậy
vào sản phẩm, dịch vụ của thƣơng hiệu. Từ đó dẫn đến hành động mua hàng và có sự
tín nhiệm, lòng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động bán
hàng cá nhân không chỉ có mục tiêu làm tăng doanh số bán hàng mà còn là xây dựng
danh tiếng, tạo ra một quy chuẩn chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của doanh
nghiệp.
1.2.6.4. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (PR) là “một phương thức quan trọng trong truyền thông
thương hiệu, nhằm vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn
là thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính
quyền, tổ chức tài chính, trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng,… để
tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.”
PR có nhiều điểm nổi bật, đó là một quá trình thông tin hai chiều, doanh nghiệp
không chỉ truyền tải thông tin về thƣơng hiệu mà còn có thể lắng nghe các ý kiến phản
hồi. PR có tính khách quan rất cao do thƣờng sử dụng các phƣơng tiện trung gian (bài
viết, nhà tài trợ, hoạt động từ thiện,…) và không nêu rõ mục đích thƣơng mại. Do đó
thông điệp đến với nhóm đối tƣợng mục tiêu dễ đƣợc chấp nhận và tạo lòng tin hơn.
22
Hoạt động PR cũng truyền tải một lƣợng thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn, khi sử
dụng các bài viết phóng sự, bài nói chuyện, chƣơng trình giao lƣu,… lƣợng thông tin
về doanh nghiệp đƣợc truyền tải là rất lớn.
1.2.6.5. Marketing trực tiếp
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa kỳ: “Marketing trực tiếp là hệ
thống tương tác của Marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để
tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ mọi nơi.”
Có hai cách nét đặc trƣng chính để phân biệt Marketing trực tiếp với các loại
hình marketing khác. Đầu tiên là nó nỗ lực để gửi thông điệp trực tiếp đến với ngƣời
tiêu dùng mà không sử dụng đến các phƣơng tiện truyền thông phi trực tiếp. Nó sử
dụng hình thức truyền thông thƣơng mại (thƣ trực tiếp, email, chào hàng qua điện
thoại,..) với khách hàng hay doanh nghiệp. Đặc điểm thứ hai là nhấn mạnh vào những
phản hồi mang tính tích cực có thể theo dõi và đo lƣờng đƣợc từ khách hàng.
Marketing Trực Tiếp thu hút rất nhiều nhà làm Marketing bởi nó mang về những hiệu
quả tích cực là nó có thể đƣợc đo lƣờng một cách trực tiếp.
1.2.7. Khai thác thương hiệu
Khai thác thƣơng hiệu là các tác nghiệp khác nhau nhằm phát huy đƣợc những
lợi thế của mỗi thƣơng hiệu thông qua các thành tố thƣơng hiệu làm cho thƣơng hiệu
trở nên có giá trị tài chính tiềm năng cao hơn những giá trị thông thƣờng có thể nhận
biết thuần túy. Thƣơng hiệu nhƣ một tài sản đích thực của mỗi doanh nghiệp, nó phản
ánh vị thế của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Việc khai
thác triệt để những yếu tố thƣơng hiệu luôn tạo ra cho chủ sở hữu những vị thế nhất
định trên thƣơng trƣờng và mang lại hiệu quả không nhỏ trong kinh doanh. Xuất phát
từ thực tiễn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn cho mình các hình
thức cũng nhƣ chiến lƣợc cụ thể khác nhau trong khai thác thƣơng hiệu.
1.2.7.1. Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức độc lập và phụ thuộc lẫn
nhau tham gia vào quá trình vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Một
kênh phân phối phải đảm bảo yêu cầu 5 đúng: đúng hàng hóa, đúng khách hàng, đúng
thời gian, đúng địa điểm và với chi phí thấp nhất. Chính vì thế, với mỗi loại sản phẩm,
tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp phải tổ chức kênh phân phối để
đem lại sản phẩm đến đúng địa điểm và thời gian với chi phí thấp nhất. Với những hệ
thống phân phối hiệu quả, ngƣời tiêu dùng có thể tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm
của doanh nghiệp, bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị
Thang Long University Library
23
trƣờng, đồng thời nắm bắt kịp thời phản ứng của khách hàng, từ đó điều chỉnh sản
phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trƣờng.
1.2.7.2. Nhượng quyền thương hiệu
Theo luật thƣơng mại Việt Nam: “Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động
thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp nhận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ
cho bên nhận quyền để bên đó bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng
hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian
và phạm vi nhất định.” Phƣơng thức kinh doanh này đƣợc phát triển từ hoạt động
chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu do tính phức tạp cao và luôn đƣợc các chủ thể
kinh doanh khai thác dƣới nhiều cấp độ.
Việc nhƣợng quyền thƣơng hiệu thƣờng đi kèm những yếu tố nhƣ bí quyết kinh
doanh, công nghệ, kiểu dáng công nghiệp, phong cách phục vụ, các dịch vụ đi kèm,…
và đặc biệt phải tuân thủ và gìn giữ hình ảnh thƣơng hiệu. Hệ thống kinh doanh kiểu
nhƣợng quyền đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình
thức và nội dung cũng nhƣ đảm bảo với khách hàng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu
chuẩn của hàng hóa, dịch vụ đƣợc cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó.
1.2.8. Quản trị rủi ro thương hiệu
Rủi ro thƣơng hiệu chính là những tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi
trong quan niệm của Khách hàng về Công ty, có thể ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu
sử dụng sản phẩm và dịch vụ, cũng nhƣ các hoạt động chung của toàn Công ty. Đặc
biệt, những rủi ro về thông tin, lời đồn sai sự thật có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới uy tín
của Công ty, làm suy giảm lòng tin của Khách hàng, Cổ đông, Đối tác, Cộng đồng đối
với Công ty, và dẫn đến những thiệt hại nặng nề về tài chính. Rủi ro thƣơng hiệu đƣợc
phân thành 3 loại nhƣ sau:
a. Rủi ro xảy đến cho tài sản thƣơng hiệu
Đây chính là những tổn thất do công ty đánh mất những điểm khác biệt của
mình với các đối thủ cạnh tranh. Không còn sự khác biệt, công ty chỉ đang bán những
món hàng phổ thông đơn thuần.
b. Rủi ro xảy đến cho danh tiếng của công ty
Là dạng tổn thất liên quan đến chất lƣợng và chữ tín mà công ty đã gây dựng
qua nhiều năm – đó cũng chính là điều thu hút của công ty đối với khách hàng, nhân
viên và đối tác.
c. Rủi ro liên quan đến thị trƣờng
24
Là rủi ro do sự thay đổi bất thƣờng trong nền kinh tế hoặc thị trƣờng. Nó cũng
có thể tạo nên một vài bất lợi cho công ty so với các công ty khác.
Tóm lại, mỗi doanh nghiệp thƣờng phải sống chung với nhiều rủi ro tiềm ẩn, và
có những rủi ro sẽ trở thành khủng hoảng. Thực tế này đòi hỏi bộ phận Marketing phải
sáng suốt để đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro và ứng phó nhanh nhạy khi rủi ro
xảy ra.
1.3. Kết luận chƣơng I
Chƣơng I đã cho ta biết những khái niệm cơ bản về thƣơng hiệu, các vai trò của
thƣơng hiệu đối với doanh nghiệp, đối với khách hàng; các đặc tính, thành phần của
thƣơng hiệu cũng nhƣ các phƣơng pháp để tạo ra tầm nhìn và sứ mạng thƣơng hiệu,
tạo dựng niềm tin đối với khách hàng tiềm năng. Từ những khái niệm cơ bản đó đã
phát hiện ra những khía cạnh, vấn đề để nhà quản trị đƣa ra những chiến lƣợc nhằm
xây dựng và phát triển thƣơng hiệu qua các tiến trình nhƣ thành lập hệ thống nhận diện
thƣơng hiệu, các kế hoạch nhằm quảng bá thƣơng hiệu, bảo hộ thƣơng hiệu, khai thác
các chức năng của thƣơng hiệu và quản trị những rủi ro có thể có của thƣơng hiệu.
Có thể nói, chƣơng I là tiền đề, là bƣớc hành trang cơ bản cần phải có để từ đó
chúng ta có thể đi đến phân tích cụ thể về thực trạng quản lý, xây dựng và phát triển
thƣơng hiệu của Công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc ở chƣơng
II của bài luận. Và đƣa ra những phƣơng pháp, cách làm đúng quy trình nhằm phát
triển thƣơng hiệu của doanh nghiệp trong tƣơng lai sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng III.
Thang Long University Library
25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC
2.1. Khái quát chung về Công ty Hồng Phúc
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và
thương mại Hồng Phúc
2.1.1.1. Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI
HỒNG PHÚC
Tên Tiếng Anh: HONGPHUC COMMERCIAL AND PRODUCTION
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên thƣơng mại: HONGPHUCGLASS
Tên viết tắt: HIP.,JSC
Trụ sở chính: B6, Lô 20 Khu Đô thị mới Định Công, phƣờng Định Công, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng GD: 128 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.36401184 Fax: 04.36401185
Nhà máy: Lô 2 khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chƣơng Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: 04.33716636 Fax: 04.33717898
Email: contact@hongphucglass.com.vn
Website: www.kinhhongphuc.vn
Đại diện: ĐẶNG ĐỨC THIỆN
Chức danh: Giám Đốc
Mã số Thuế: 0102846289
Giấy phép kinh doanh số 0103025930 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ Thành phố Hà
Nội cấp lần đầu ngày 24/7/2008
Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (15 tỷ đồng)
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc, gọi tắt là Công ty
Hồng Phúc đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/7/2008.
Trải qua hơn 6 năm tạo lập và phát triển, Công ty Hồng Phúc là một thƣơng hiệu
mới trong ngành sản xuất kính an toàn và tiết kiệm năng lƣợng. Với những thế mạnh
26
nổi bật của mình, HONGPHUCGLASS đã trở thành một trong những nhà sản xuất
tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ mới nhất của ngành sản xuất kính an
toàn và tiết kiệm năng lƣợng trên Thế giới vào Việt Nam. Chất lƣợng hàng hóa cao,
dịch vụ bán hàng và sau bán hàng tốt, giá cả hợp lý, chuyên sâu để đáp ứng những nhu
cầu đa dạng nhất của khách hàng là phƣơng châm và mục tiêu kinh doanh của Công
ty. Vì vậy Công ty luôn mong muốn đƣợc hợp tác lâu dài với khách hàng vì sự tin
tƣởng và lợi ích của cả hai bên.
Những năm gần đây, Công ty Cổ phần Hồng Phúc đã có bƣớc tiến đáng kể, chất
lƣợng nhân sự tốt, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của ngƣời lao động
cũng tăng lên, đồng thời giải quyết đƣợc những vị trí còn trống trong Công ty bằng
nguồn tuyển dụng bên ngoài và nội bộ.
Với đặc thù là một ngành công nghiệp mới của thủ đô, Công ty Cổ phần Hồng
Phúc luôn phát triển mở rộng thị trƣờng, đƣa ra các mã hàng đạt chất lƣợng đến khách
hàng. Chính vì vậy mà đòi hỏi Công ty cũng phải có đƣợc những lao động đạt đƣợc
các yêu cầu nhƣ trình độ, tuổi đời, năng lực công việc,… Là một doanh nghiệp sản
xuất mặt hàng là các loại kính an toàn là mặt hàng đòi hỏi cao về chất lƣợng cũng nhƣ
mẫu mã, nhƣng hiện nay các sản phẩm của Công ty đang bị cạnh tranh mạnh mẽ trên
thị trƣờng bởi các doanh nghiệp sản xuất kính trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài.
Công ty Cổ phần Hồng Phúc luôn đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng để nâng cao
khả năng cạnh tranh của Công ty với các đối thủ.
Hiện nay, HONGPHUCGLASS là đơn vị tiên phong cung cấp ra thị trƣờng dòng
sản phẩm kính cƣờng lực và kính hộp cách âm, cách nhiệt cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu
Âu.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc
Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức dƣới hình thức các phòng ban chức
năng. Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau và đặt dƣới sự lãnh đạo của
Ban Giám đốc, các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau và cùng nhau hợp lực
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, góp phần mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Thang Long University Library
27
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Hồng Phúc
(Nguồn: Phòng Hành Chính Tổng hợp)
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
2.1.3.1. Giám đốc điều hành
Giám đốc là ngƣời đứng đầu đại diện theo pháp luật của Công ty, có quyền
quản lý điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc điều hành
có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của Công ty,
kiến nghị phƣơng án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty và quyết định
lƣơng, phụ cấp đối với ngƣời lao động trong Công ty. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp
luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.
2.1.3.2. Phòng Kinh doanh
Phòng kinh doanh thực hiện các công việc về thƣơng mại nhằm tiêu thụ tối đa
lƣợng sản phẩm của Công ty sản xuất ra, tiến hành công tác nghiên cứu thị trƣờng và
đề ra các chiến lƣợc kinh doanh phát triển cho Công ty, đồng thời phối hợp với các
đơn vị khác trong Công ty để hoàn thành công việc, trách nhiệm đƣợc giao. Bên cạnh
đó, phòng kinh doanh còn thiết lập mạng lƣới bán hàng và quản lý mạng lƣới phân
phối, đề xuất các phƣơng án, các hình thức quảng cáo, khuyến mại nhằm đẩy mạnh
lƣợng tiêu thụ.
2.1.3.3. Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và thực hành công việc kế
toán: tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, lập và ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo
quyết toán tháng, quý, năm theo yêu cầu của Giám đốc và đúng thời hạn. Quản lý các
loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, phát hành hoá đơn, theo dõi thanh quyết
toán tài chính các hợp đồng. Phòng Tài chính Kế toán phải thƣờng xuyên thông báo
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG
SẢN
XUẤT
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG DỊCH
VỤ KHÁCH
HÀNG
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
28
kịp thời chính xác tình hình tài chính của từng hợp đồng, tình hình thực hiện kế hoạch
kinh doanh của từng phòng cho ban lãnh đạo Công ty Hồng Phúc.
2.1.3.4. Phòng Sản xuất
Phòng Sản xuất có nhiệm vụ tiếp nhận những nguyên liệu đầu vào đƣợc chọn lọc
một cách kỹ lƣỡng để tạo ra những sản phẩm chất lƣợng mang đến cho ngƣời tiêu
dùng. Tiến hành sửa chữa, lắp đặt kính theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu của khách
hàng. Phối hợp với các đơn vị trong công ty để thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ
thuật, thƣờng xuyên giám sát, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế
đƣợc duyêt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lƣợng.
2.1.3.5. Phòng Dịch vụ Khách hàng
Phòng Dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tranh chấp
giữa khách hàng và Công ty trong và sau thời gian sử dụng dịch vụ, sản phẩm theo quy
định, thực hiện vai trò hƣớng dẫn, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, giải đáp thắc mắc tới
những khách hàng cần tƣ vấn về sản phẩm.
2.1.3.6. Phòng Hành chính tổng hợp
Có chức năng tham mƣu và giúp cho Giám đốc trong việc sắp xếp, quản lý
nhân lực phòng ban, giải quyết các vấn đề nhân sự, hợp đồng lao động, và phân công
lao động hợp lý. Quản lý công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đào tạo nhân viên nghiệp
vụ, thay thế nhân viên, chuyển công tác hoặc nghỉ hƣu, nghỉ mất sức.
Phổ biến an toàn lao động, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách. Phòng
Hành chính tổng hợp là thành viên chính thức trong công tác giám sát, kiểm tra và
thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật Nhà nƣớc của các đơn vị trong công ty
Hồng Phúc.
2.1.4. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và
thương mại Hồng Phúc
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103025930 do Sở kế hoạch và
Đầu tƣ Hà Nội cấp ngày 24/7/2008, Công ty cổ phần Hồng Phúc đƣợc phép kinh
doanh những lĩnh vực sau:
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị vật tƣ, nguyên vật liệu ngành
xây dựng
- Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh
- Sản xuất sản phẩm chịu lửa
Thang Long University Library
29
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng
và san lấp mặt bằng
- Trang trí nội ngoại thất công trình
- In ấn chế bản và các dịch vụ liên quan đến in (Theo quy định của Pháp luật hiện
hành)
- Kinh doanh dịch vụ thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm
- Kinh doanh máy móc, vật tƣ, nguyên liệu bằng nhựa
- Kinh doanh chế biến lƣơng thực, thực phẩm và các mặt hàng nông lâm sản (Trừ
các loại lâm sản Nhà nƣớc cấm)
- Dịch vụ cho thuê, lắp đặt sửa chữa, bảo hành, bảo trì trang thiết bị, máy móc mà
Công ty kinh doanh
- Dịch vụ vân tải đƣờng biên, đƣờng bộ, đƣờng thủy
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh
Công ty tham gia hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực nhƣng lĩnh vực mang lại
doanh thu chính cho Công ty hiện nay là Kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc, thiết
bị vật tƣ, nguyên vật liệu ngành xây dựng và Sản xuất các sản phẩm làm từ thủy tinh
nhƣ kính xây dựng, kính cƣờng lực, kính chịu nhiệt, kính trang trí nội thất,…
30
2.2. Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và
thƣơng mại Hồng Phúc
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2012
Năm
2011
Chênh lệch 2012-
2013
Chênh lệch 2011-
2012
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối (%)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối (%)
Doanh thu thuần 116.050 100.333 67.573 15.717 15,66 31.284 48,48
Chi phí 112.573 86.717 55.959 25.856 29,81 30.757 54,96
Lợi nhuận gộp 3.476 13.616 11.614 (10.139) (76,46) 2.002 17,24
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tình hình kết quả kinh doanh của Công ty
Hồng Phúc gặp nhiều biến động trong 3 năm vừa qua. Cụ thể nhƣ sau:
Năm 2012, Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của
Công ty tăng 48,48% so với năm 2011, tức là tăng 31.284.599.945 đồng. Có thể thấy,
nguồn mang lại doanh thu thuần cho Công ty Hồng Phúc chủ yếu đến từ hoạt động
kinh doanh các sản phẩm kính xây dựng. Điều này cho thấy việc sản xuất và kinh
doanh của Công ty có những dấu hiệu phát triển khởi sắc. Tuy nhiên do tác động của
lạm phát khiến cho Chi phí tăng lên 54,96% tƣơng đƣơng với tăng 30.757.597.774
đồng so với năm 2011. Doanh thu thuần sau khi trừ đi Chi phí khiến cho Lợi nhuận
gộp không cao, nhƣng so với năm 2011 thì khoản lợi nhuận gộp năm 2012 vẫn cao
hơn, tăng 2.002.096.682 đồng, tƣơng đƣơng với 17,24%. Nhìn vào bối cảnh kinh tế
thời điểm năm 2011 – 2012 đầy biến động và khó khăn, trong khi đó Công ty Hồng
Phúc vẫn có thể giữ cho Lợi nhuận gộp của mình tăng so với năm trƣớc thì đó là sự cố
gắng lớn của Ban quản trị cũng nhƣ đội ngũ công nhân viên trong việc điều hành, duy
trì sản xuất và kinh doanh thƣơng mại.
Năm 2013, doanh thu thuần của Công ty tăng nhẹ, từ 100.333.441.571 đồng
trong năm 2012 lên đến 116.050.248.747 đồng năm 2013, tƣơng đƣơng tăng 15,66%
nhƣng khoản Lợi nhuận gộp lại giảm trầm trọng, năm 2013 chỉ còn 3.476.754.471
đồng, So với năm 2012 thì lợi nhuận gộp năm 2013 giảm 10.139.516.829 đồng, tƣơng
Thang Long University Library
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc
Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc

Mais conteúdo relacionado

Mais de NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

Mais de NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cổ phần sản xuất và thương mại hồng phúc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ TÚ ANH MÃ SINH VIÊN: A18903 CHUYÊN NGÀNH: MARKETING HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S. Phạm Long Châu Sinh viên thực hiện : Lê Thị Tú Anh Mã sinh viên : A18903 Chuyên ngành : Quản trị Marketing HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – Th.S Phạm Long Châu đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em có thể tiếp cận và hiểu biết sâu rộng hơn, tổng hợp lại những kiến thức chuyên môn về ngành Quản trị Marketing thông qua đề tài khóa luận: “ Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Cổ phần sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc”. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ giảng viên trƣờng Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho em rất nhiều những kiến thức bổ ích không chỉ trong quá trình học tập, thực hiện bài khóa luận mà còn là những hành trang vững chắc cho sự nghiệp tƣơng lai. Trong quá trình thực hiện bài khóa luận vẫn còn những hạn chế và thiếu sót về mặt kiến thức chuyên môn do trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế. Em xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn cũng nhƣ giáo viên phản biện để em có thể hoàn thiện, bổ sung kiến thức cho mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Tú Anh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Lê Thị Tú Anh Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Cổ phần KHCN Khoa học công nghệ SXKD Sản xuất kinh doanh NHHH Nhãn hiệu hàng hóa BHXH Bảo hiểm xã hội XDVN Xây dựng Việt Nam DN Doanh nghiệp
  • 6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Logo Công ty Hồng Phúc…………………………………………….36 Hình 1.2. Slogan Công ty Hồng Phúc…………………………………………..38 Hình 1.3. Trang web chính thức Công ty Hồng Phúc…………………………..39 Hình 1.4. Nhân viên Công ty Hồng Phúc…………………........……………….40 Hình 1.5. Nhà máy sản xuất Công ty Hồng Phúc……………....……………….41 Hình 1.6. Logo mới Công ty Hồng Phúc………………………………………..59 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Top 10 thƣơng hiệu giá trị nhất Thế giới……………………………...3 Biểu đồ 3.1. Quá trình thành lập bản tuyên bố về sứ mạng……………………..10 Biểu đồ 3.2. Sơ đồ định vị các đối thủ cạnh tranh ngành xe máy………………12 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Hồng Phúc…………………30 Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2011 – 2013…………..33 Bảng 2.3. Bảng báo giá kính cƣờng lực................................................................43 Biểu đồ 3.4. Sơ đồ định vị thƣơng hiệu HONGPHUC GLASS………………...61 Bảng 2.4. Bảng báo giá mới………….................................................................62 Bảng 2.5. Dự kiến các chƣơng trình quảng cáo trong năm…………..................64 Thang Long University Library
  • 7. MỤC LỤC CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU...............................................................................................................................1 1.1. Tổng quan về thƣơng hiệu..................................................................................1 1.1.1. Khái niệm về thương hiệu.............................................................................1 1.1.2. Vai trò của thương hiệu ................................................................................1 1.1.3. Thành phần của thương hiệu.......................................................................4 1.1.4. Các loại thương hiệu.....................................................................................4 1.1.5. Đặc tính và giá trị thương hiệu.....................................................................5 1.2. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu .................................................................9 1.2.1. Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu ..............................................................9 1.2.2. Định vị thương hiệu ....................................................................................10 1.2.3. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu..................................................12 1.2.4. Bảo vệ thương hiệu .....................................................................................14 1.2.5. Hoạch định chương trình Marketing mix..................................................17 1.2.6. Quảng bá thương hiệu ................................................................................19 1.2.7. Khai thác thương hiệu.................................................................................22 1.2.8. Quản trị rủi ro thương hiệu........................................................................23 1.3. Kết luận chƣơng I..............................................................................................24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC...............25 2.1. Khái quát chung về Công ty Hồng Phúc.........................................................25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc....................................................................................25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc........................................................................................................................26 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.....................................................27
  • 8. 2.1.4. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc....................................................................................28 2.2. Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc............................................................................................30 2.3. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc ...........................................................31 2.3.1. Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu ............................................................31 2.3.2. Định vị thương hiệu ....................................................................................32 2.3.3. Hệ thống nhận diện thương hiệu ...............................................................32 2.3.5. Bảo hộ thương hiệu.....................................................................................38 2.3.6. Chương trình Marketing Mix .....................................................................39 2.4. Đánh giá chung tình hình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Hồng Phúc.................................................................................................................44 2.4.1. Ưu điểm........................................................................................................44 2.4.2. Hạn chế........................................................................................................46 2.5. Kết luận..............................................................................................................47 CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC...............................................................................................................48 3.1. Mục tiêu kinh doanh của Công ty Hồng Phúc ...............................................48 3.2. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh ....................................................................48 3.2.1. Môi trường vĩ mô.........................................................................................48 3.2.2. Môi trường vi mô.........................................................................................53 3.3. Một số giải pháp để xây dựng và phát triển thƣơng hiệu HONGPHUC GLASS.......................................................................................................................55 3.3.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu ...............................................................55 3.3.2. Định vị thương hiệu ....................................................................................57 3.3.3. Quảng bá thương hiệu ................................................................................61 3.3.4. Bảo vệ thương hiệu .....................................................................................65 3.4. Kết luận..............................................................................................................65 Thang Long University Library
  • 9.
  • 10. LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề thƣơng hiệu hiện đang đƣợc rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay. Thƣơng hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp hay một tổ chức này với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác, mà cao hơn, đó chính là một cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng cũng nhƣ uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Tạo dựng một thƣơng hiệu là cả một quá trình đỏi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và sự đầu tƣ thích đáng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp còn hiểu chƣa đúng về vai trò của thƣơng hiệu, còn lúng túng trong xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu. Điều đó có thể dẫn đến những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Do vậy mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu rộng về thị trƣờng cũng nhƣ là đề ra chiến lƣợc thông minh để phát triển thƣơng hiệu của mình. Nâng cao đƣợc vị thế thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng sẽ là một lợi thế không nhỏ về mặt kinh tế cũng nhƣ về mặt Xã hội. Xuất phát từ việc nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thƣơng hiệu đối với các doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại công ty, cùng với sự đồng ý, ủng hộ của ban lãnh đạo và nhất là sự giúp đỡ từ phòng kinh doanh và phòng dịch vụ khách hàng của Công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc, em đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Cổ phần sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc”. Bài khóa luận của em gồm 3 phần: Chƣơng I: Lý luận chung về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Chƣơng II: Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Hồng Phúc Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Công ty Hồng Phúc. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU 1.1. Tổng quan về thƣơng hiệu 1.1.1. Khái niệm về thương hiệu Thƣơng hiệu – một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức Marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh, mở rộng mục tiêu của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tại Việt Nam, Thƣơng hiệu đang đƣợc giới chuyên môn nắm bắt và ứng dụng trƣớc tiên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Theo Philip Kotler và Gary Armstrong: “Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này, giúp nhận biết nhà sản xuất hay người bán của sản sản phẩm hoặc dịch vụ và phân biệt sản phẩm dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh” Định nghĩa của Keller – Kevin Lane viết trong cuốn Strategic Brand Management thì: “Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng (associations) trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn).” Yếu tố cấu thành của thƣơng hiệu có thể đƣợc cấu tạo bởi hai phần:  Phần phát âm đƣợc: là những yếu tố có thể đọc đƣợc, tác động vào thính giác của ngƣời nghe nhƣ tên Công ty (Ví dụ nhƣ: Unilever, Apple), tên sản phẩm (Dove, Iphone), câu khẩu hiệu (LG: Life’s good), đoạn nhạc hát đặc trƣng và các yếu tố phát âm đƣợc khác (Bài hát Chỉ một tình yêu chỉ một C2)  Không phát âm đƣợc: là những yếu tố không đọc đƣợc mà chỉ có thể cảm nhận đƣợc bằng thị giác nhƣ hình vẽ, biểu tƣợng (ví dụ nhƣ hình lƣỡi liềm của hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca Cola), kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai nƣớc giải khát Mountain Dew) và các yếu tố nhận biết khác. 1.1.2. Vai trò của thương hiệu Khi hàng hóa đƣợc sản xuất ngày càng nhiều, sự cạnh tranh gay gắt giữa những nhà cung cấp ngày càng quyết liệt thì ngƣời ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thƣơng hiệu. Nhƣ đã định nghĩa ở trên, thƣơng hiệu trƣớc hết là hình tƣợng về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí ngƣời tiêu dùng, là các dấu hiệu để
  • 12. 2 phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Điều đó cũng đã phần nào nói lên đƣợc vai trò của thƣơng hiệu. a. Thƣơng hiệu tạo dựng hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng Ngƣời tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình. Khi một thƣơng hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trƣờng, nó hoàn toàn chƣa có đƣợc hình ảnh nào trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. Những thuộc tính của hàng hóa nhƣ kết cấu, hình dáng, kích thƣớc, màu sắc, sự bền bỉ,… hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền đề ngƣời tiêu dùng lựa chọn chúng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và những thông điệp của thƣơng hiệu sẽ đƣợc truyền tải đến ngƣời tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa đƣợc định vị dần dần trong tâm trí khách hàng. Thông qua định vị thƣơng hiệu, từng nhóm khách hàng đƣợc hình thành, các giá trị cá nhân ngƣời tiêu dùng dần đƣợc khẳng định. Sự khác biệt rõ nét của thƣơng hiệu sẽ là động lực dẫn dắt ngƣời tiêu dùng đến với doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp. Khi đó, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm đƣợc khắc họa, in đậm trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. b. Thƣơng hiệu là cam kết về sản phẩm của doanh nghiệp khách hàng Sự cảm nhận của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp dựa vào rất nhiều yếu tố nhƣ các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. Một khi ngƣời tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang một thƣơng hiệu nào đó tức là họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thƣơng hiệu đó. Ngƣời tiêu dùng tin ở thƣơng hiệu vì tin ở chất lƣợng tiềm tàng và ổn định của hàng hóa mang thƣơng hiệu mà họ sử dụng hoặc tin tƣởng ở những dịch vị vƣợt trội và một định vị rõ ràng của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa – điều dễ dàng tạo ra cho ngƣời tiêu dùng một giá trị cá nhân riêng biệt. Chính tất cả những điều này đã nhƣ một lời cam kết thực sự nhƣng không rõ ràng giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng. c. Thƣơng hiệu nhằm phân đoạn thị trƣờng Trong kinh doanh, các công ty luôn đƣa ra một tổ hợp các thuộc tinh lý tƣởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trƣng nổi trội của hàng hóa, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Thƣơng hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trƣờng. Bằng cách tạo ra những thƣơng hiệu cá biệt (những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định ) doanh nghiệp đã thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng nhƣ tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và nhƣ thế, với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thƣơng hiệu cụ thể sẽ tƣơng ứng với từng tập khách hàng nhất định. Thang Long University Library
  • 13. 3 Vì thế, thƣơng hiệu thực sự quan trọng góp phần định hình rõ nét hơn, cá tính hơn cho mỗi phân khúc thị trƣờng. d. Thƣơng hiệu nhằm tạo sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những thƣơng hiệu khác nhau, quá trình phát triển của sản phẩm cũng sẽ đƣợc khắc sâu hơn trong tâm trí khách hàng. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thƣơng hiệu ngày càng đƣợc định hình và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lƣợc sản phẩm sẽ phải phù hợp hơn cho từng chủng loại hàng hóa. Vì thế chính thƣơng hiệu đã tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một tập hoặc một dòng sản phẩm. e. Thƣơng hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp Thƣơng hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó đƣợc thể hiện rõ nhất khi sang nhƣợng thƣơng hiệu. Giá trị của thƣơng hiệu rất khó định đoạt, nhƣng nhờ những lợi thế mà thƣơng hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ đƣợc bán nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trƣờng hơn. Thƣơng hiệu không tự nhiên mà có, nó đƣợc tạo ra với nhiều khoản đầu tƣ và chi phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá tị của thƣơng hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh ngiệp có đƣợc nhờ vào sự nổi tiếng của thƣơng hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thƣơng hiệu. Năm 2014 theo báo cáo thƣờng niên mới nhất Best Global Brands của Interbrand, hãng Apple chiếm vị trí thƣơng hiệu giá trị nhất Thế giới với gần 119 tỷ USD, theo sau là Google với 107,43 tỷ USD. “Sự tăng trưởng của Apple và Google minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu” – Jez Frampton – CEO Interbrand cho biết. Bảng 2.1. Top 10 thương hiệu giá trị nhất Thế giới (Nguồn: Interbrand – Best Global Brand 2014)
  • 14. 4 1.1.3. Thành phần của thương hiệu Theo quan điểm của John Murphy (1998) thì thƣơng hiệu có ý nghĩa rộng lớn hơn sản phẩm. Thƣơng hiệu bao gồm cả hai thuộc tính là thành phần chức năng và thành phần cảm tính. Cụ thể là:  Thành phần chức năng: là sản phẩm cốt lõi, cung cấp những thuộc tính lợi ích chức năng cho khách hàng nhƣ công dụng sản phẩm, đặc trƣng bổ sung và chất lƣợng.  Thành phần cảm tính hay cảm xúc: bao gồm các yếu tố mang giá trị biểu tƣợng nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Các yếu tố này có thể là tính cách thƣơng hiệu, biểu tƣợng, vị trí thƣơng hiệu và các yếu tố đồng hành với nó nhƣ quốc gia, xuất xứ,.. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi ích tâm lý cho khách hàng mục tiêu là nhân cách thƣơng hiệu. Aaker định nghĩa: “Nhân cách thương hiệu là một tập thuộc tính của con người gắn liền với một thương hiệu.” Dựa vào thành phần nhân cách con ngƣời, Aaker đƣa ra năm thành phần của nhân cách thƣơng hiệu thƣờng đƣợc gọi là “The Big Five” (5 cá tính chính), đó là: o Chân thật (Sincerity) ví dụ nhƣ Kodak o Hứng khởi (Excitement) ví dụ nhƣ Bênton o Năng lực (Competence) ví dụ nhƣ IBM o Tinh tế (Sophistication) ví dụ nhƣ Mercedes o Phong trần/mạnh mẽ (Ruggedness) ví dụ nhƣ Nike 1.1.4. Các loại thương hiệu Cũng giống nhƣ thuật ngữ thƣơng hiệu, việc phân loại thƣơng hiệu cũng có nhiều quan điểm khách nhau. Ngƣời ta có thể chia thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu doanh nghiệp hoặc chia thành thƣơng hiệu hàng hóa, thƣơng hiệu dịch vụ, thƣơng hiệu nhóm, thƣơng hiệu tập thể,… Mỗi loại thƣơng hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trƣng cho một nhóm hàng hóa, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp nhất định. a. Thƣơng hiệu cá biệt Là thƣơng hiệu của từng chủng loại hoặc từng tên hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Do vậy, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ sẽ có một thƣơng hiệu riêng, nếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều hàng hóa khác nhau thì sẽ có nhiều tên thƣơng hiệu khác nhau. Ví dụ: Công ty Honda sản xuất và kinh doanh xe máy và họ đã xây dựng thƣơng hiệu cá biệt cho các sản phẩm của mình nhƣ là Future, Dream, SH, Lead,… Thang Long University Library
  • 15. 5 b. Thƣơng hiệu gia đình Là thƣơng hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thƣơng hiệu nhƣ nhau. Ví dụ nhƣ Biti’s (những sản phẩm giày dép đều gắn logo Biti’s), LG (các sản phẩm điện tử đều gắn mác LG),… là những thƣơng hiệu gia đình. c. Thƣơng hiệu tập thể Là thƣơng hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một đơn vị sản xuất hoặc các đơn vị khác nhau cùng sản xuất và kinh doanh. Thƣơng hiệu tập thể thƣờng gắn với cùng một khu vực địa lý, gắn với các yếu tố xuất xứ nhất định. Ví dụ nhƣ: Bánh cốm Hàng Than, bƣởi Diễn,… Thƣơng hiệu tập thể thƣờng đƣợc gắn liền với các chủng loại hàng hóa của nhiều doanh nghiệp khác nhau trong một liên kết kinh tế (cùng Hiệp hội, cùng khu vực địa lý,…), do vậy sử dụng thƣơng hiệu tập thể là một vấn đề phức tạp. d. Thƣơng hiệu quốc gia Là thƣơng hiệu dùng chung cho các sản phẩm, hàng hóa của một quốc gia nào đó (thƣờng đƣợc gắn liền với những tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào từng quốc gia, từng giai đoạn). Đặc điểm thƣơng hiệu quốc gia thƣờng có tính khái quát và trừu tƣợng, không bao giờ đứng độc lập, luôn gắn liền với các thƣơng hiệu cá biệt, thƣơng hiệu gia đình hoặc thƣơng hiệu tập thể. 1.1.5. Đặc tính và giá trị thương hiệu 1.1.5.1. Đặc tính của thương hiệu Đặc tính thƣơng hiệu (Brand Identity) là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây và chủ yếu đƣợc sử dụng trong lĩnh vực Marketing và truyền thông. Đặc tính của một thƣơng hiệu thể hiện những định hƣớng, mục đích và ý nghĩa của thƣơng hiệu đó. Nó là tập hợp các liên kết thuộc tính mà các nhà chiến lƣợc mong muốn tạo ra và duy trì, giúp công chúng nhận dạng và phân biệt đƣợc các thƣơng hiệu khác nhau. Những sự liên kết này sẽ phản ánh cái mà thƣơng hiệu hƣớng tới và là sự cam kết cả nhà sản xuất đối với khách hàng, mang đến cho khách hàng các lợi ích về vật chất, lợi ích về mặt tinh thần cũng nhƣ là công cụ để khách hàng thể hiện bản thân mình. Có thể nói đây là những đặc điểm nhận dạng, giúp chúng ta phân biệt đƣợc các thƣơng hiệu khác nhau. Sau đây là bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thƣơng hiệu:
  • 16. 6 a. Thƣơng hiệu nhƣ một sản phẩm Các thuộc tính của sản phẩm luôn là bộ phận quan trọng cấu thành nên đặc tính của một thƣơng hiệu, bởi đây là những yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến quyết định chọn nhãn hiệu và đánh giá chất lƣợng của khách hàng. Yếu tố cốt lõi đối với đặc tính của một thƣơng hiệu chính là chủng loại sản phẩm. Tạo dựng đƣợc một mối liên hệ chặt chẽ giữa khách hàng với loại sản phẩm nhất định, có nghĩa là thƣơng hiệu của sản phẩm đó sẽ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng khi có nhu cầu về loại sản phẩm đó. Một số thƣơng hiệu thành công trong việc tạo nên một nhóm nhu cầu tiêu dùng riêng biệt và buộc đối thủ cạnh tranh phải chấp nhận thực tế này. Ví dụ nhƣ Sốt Mayonaise là loại sốt chuyện dụng đƣợc sử dụng để ăn kèm với các loại salad hoặc dùng làm sốt chấm cho một số loại đồ ăn chiên rán; Nƣớc uống Gatorade tạo cho nhóm khách hàng là các vận động viên luôn mong muốn duy trì phong độ thi đấu cao… Thuộc tính có giá trị cốt lõi của một sản phẩm và có mối quan hệ trực tiếp với hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng. Nó không chỉ mang lại cho khách hàng những lợi ích về mặt vật chất mà còn cả những lợi ích về mặt tinh thần. Những lợi ích đó trong nhiều trƣờng hợp có thể làm tăng giá trị bởi những đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Khách hàng không chỉ có những sản phẩm hoàn hảo mà còn phải đƣợc phục vụ tốt. Mặc dù vậy, không nên coi thuộc tính của sản phẩm là tiêu điểm của việc khác biệt hóa, trong khi các khía cạnh có thể tăng thêm giá trị và tính độc đáo của sản phẩm lại không đƣợc chú ý, ví dụ nhƣ chất lƣợng phục vụ và các dịch vụ đi kèm. b. Thƣơng hiệu nhƣ một tổ chức Khía cạnh thƣơng hiệu với tƣ cách là một tổ chức tập trung vào đặc tính của tổ chức hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các đặc tính của một tổ chức có thể là sự đổi mới, dẫn đầu về chất lƣợng, hoặc là bảo vệ môi trƣờng. Những đặc tính này có thể đƣợc làm nổi bật thông qua các nhân viên, văn hóa kinh doanh và các chƣơng trình truyền thông của công ty. Đặc tính của sản phẩm, xét về mặt tổ chức, tỏ ra bền vững trƣớc bất kỳ sự cạnh tranh nào hơn là đặc tính của các sản phẩm riêng lẻ. Đặc tính về mặt tổ chức có thể góp phần tạo nên một hình ảnh tốt đẹp trƣớc khách hàng và công chúng. Những đặc tính, chẳng hạn nhƣ chú trọng đến môi trƣờng, dẫn đầu về công nghệ, hoặc quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.... có thể nhận đƣợc sự ngƣỡng mộ, tôn trọng và yêu mến từ khách hàng và công chúng. Thang Long University Library
  • 17. 7 c. Thƣơng hiệu nhƣ một con ngƣời Trên khía cạnh này, đặc tính của một thƣơng hiệu đƣợc xem xét ở góc độ nhƣ một con ngƣời. Cũng giống nhƣ một con ngƣời, thƣơng hiệu cũng có thể cảm nhận với các cá tính nhƣ tính vƣợt trội, tính cạnh tranh, độc đáo – ấn tƣợng, tin cậy, hài hƣớc, hóm hỉnh, năng động, cầu kỳ hay trẻ trung, hoặc trí tuệ. Những cá tính này có thể tạo nên một thƣơng hiệu mạnh qua các cách khác nhau. Trƣớc hết, nó có thể giúp khách hàng tự thể hiện bản thân tức là nhƣ một công cụ để họ thể hiện những tính riêng của mình. Thứ hai, cũng nhƣ cá tính của con ngƣời có thể ảnh hƣởng đến mối quan hệ của khách hàng trong xã hội, còn cá tính của thƣơng hiệu cũng có thể là cơ sở cho mối quan hệ giữa thƣơng hiệu và khách hàng. Thứ ba, đặc tính của thƣơng hiệu có thể giúp biểu hiện những tính năng của sản phẩm và vì vậy nó đóng góp vào những lợi ích chức năng của sản phẩm. Ví dụ nhƣ hình ảnh ngƣời đàn ông của công ty sản xuất lốp xe Michelin đầy sức mạnh, năng động cho khách hàng cảm giác tƣơng tự về sản phẩm của hãng. d. Thƣơng hiệu nhƣ một biểu tƣợng Một biểu tƣợng ấn tƣợng và sâu sắc có thể làm cho nó dễ dàng đƣợc gợi nhớ và chấp nhận. Sự thiếu vắng một biểu tƣợng trong một thƣơng hiệu sẽ là một bất lợi rất cơ bản và ngƣợc lại sự hiện diện của nó nhiều khi đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của thƣơng hiệu. Việc xem xét một biểu tƣợng nhƣ một phần của đặc tính thƣơng hiệu đã phần nào phản ánh năng lực tiềm tàng của nó. Bất kỳ cái gì đại diện cho một thƣơng hiệu đều có thể là một biểu tƣợng, thậm chí có thể bao gồm các hệ thống nhận diện thƣơng hiệu. Tuy nhiên, có 3 kiểu biểu tƣợng có thể đƣợc quan tâm hơn cả: đó là biểu tƣợng hữu hình, biểu tƣợng ẩn dụ và sự thừa kế của thƣơng hiệu. Loại biểu tƣợng hữu hình đƣợc xem là có ấn tƣợng và dễ nhớ nhất. Biểu tƣợng ẩn dụ chứa đựng và truyền tải một cách ẩn dụ các cam kết mang lại cho khách hàng những lợi ích nào đó khi mua thƣơng hiệu, có thể vô hình hay hữu hình. Sự kế thừa có ý nghĩa và hợp lý từ những địa danh hoặc những thƣơng hiệu nổi tiếng trong quá khứ có thể làm nên đặc tính thƣơng hiệu, ví dụ nhƣ: nƣớc nắm Phú Quốc, gốm Bát Tràng, giò chả Ƣớc Lễ 1.1.5.2. Giá trị thương hiệu Giá trị thƣơng hiệu đƣợc hiểu là những giá trị đặc thù mà thƣơng hiệu mang lại cho những đối tƣợng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…). Khi nói về giá trị thƣơng hiệu thì chúng ta thƣờng quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của ngƣời tiêu dùng đối với thƣơng hiệu. Thứ hai, giá trị đến từ hành vi của ngƣời tiêu dùng - họ chọn dùng
  • 18. 8 thƣơng hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng đƣợc những giá trị thƣơng hiệu là cả một quá trình, đòi hỏi sự đầu tƣ và quyết tâm của doanh nghiệp. a. Sự nhận biết thƣơng hiệu Nhận biết thƣơng hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận biết hoặc gợi nhớ đến một thƣơng hiệu. Ngƣời mua thƣờng lựa chọn thƣơng hiệu mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy đƣợc an toàn và thoải mái hơn. Vì theo lệ thƣờng thì một thƣơng hiệu đƣợc nhiều ngƣời biết đến sẽ tạo cảm giác đáng tin cậy hơn và chất lƣợng sẽ tốt hơn. Sự nhận biết thƣơng hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng tiêu dùng, khi mà mỗi khi mua hàng hóa thì ngƣời ta thƣờng định ra thƣơng hiệu của sản phẩm mình sẽ mua từ trƣớc. Trong trƣờng hợp này thì những thƣơng hiệu không đƣợc biết đến sẽ không có cơ hội đƣợc chọn lựa. b. Chất lƣợng cảm nhận Giá trị cảm nhận, chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một mức chi phí nào đó. Một thƣơng hiệu thƣờng đi kèm theo một cảm nhận tổng thể của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm. Chất lƣợng cảm nhận sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định mua sắm và sự trung thành của khách hàng, đặc biệt là trong trƣờng hợp ngƣời mua không có thời gian hoặc không thể nghiên cứu kỹ lƣỡng các tính năng sản phẩm trƣớc khi mua. Chất lƣợng cảm nhận còn hỗ trợ cho việc xác định một chính sách giá cao vì thế sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tƣ vào việc xây dựng thƣơng hiệu. c. Sự liên tƣởng thƣơng hiệu Sự liên tƣởng thƣơng hiệu là sự liên tƣởng của khách hàng đến một hay vài điểm đặc trƣng đối với một thƣơng hiệu nào đó khi thƣơng hiệu này đƣợc nhắc đến. Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thƣơng hiệu đó chính là những liên tƣởng riêng có gắn liền với thƣơng hiệu đó. Hình ảnh thƣơng hiệu đƣợc xây dựng dựa trên các liên tƣởng thƣơng hiệu. Nếu một thƣơng hiệu đƣợc định vị trên những liên tƣởng đặc thù cho một chủng loại sản phẩm hay một ngành công nghiệp thì đối thủ cạnh tranh sẽ rất khó khăn trong việc tấn công hoặc sẽ tạo ra đƣợc một rào cản vững chắc cho những đối thủ cạnh tranh mới d. Sự trung thành thƣơng hiệu Theo nhƣ quy luật Pareto thƣờng đƣợc áp dụng nhiều lĩnh vực thì 20% khách hàng sẽ mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các thƣơng hiệu mạnh luôn đƣợc Thang Long University Library
  • 19. 9 nhận diện và đảm bảo bởi những khách hàng trung thành này. Và thêm vào đó, việc kiếm tìm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì đƣợc khách hàng cũ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trƣờng khi mà việc chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ngày càng dễ dàng. Đối với một khách hàng trung thành thì công ty còn đƣợc một lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này sẽ giới thiệu và thuyết phục ngƣời thân và bạn bè sử dụng sản phẩm của công ty. Có thể nhận định rằng, khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của một thƣơng hiệu. d. Những giá trị thƣơng hiệu khác Một số giá trị thƣơng hiệu khác chẳng hạn nhƣ sự bảo hộ của luật pháp hay là mối quan hệ với kênh phân phối. Việc bảo hộ của luật pháp để tránh hiện tƣợng một đối thủ cạnh tranh sử dụng tên tuổi hay kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty. Mối quan hệ của kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm chiếm đƣợc những vị trí tốt trên vị trí trƣng bày. Những thƣơng hiệu thành công luôn nhờ vào một hệ thống phân phối tốt. Mọi thƣơng hiệu phải nỗ lực để đƣợc mọi ngƣời nhìn thấy và ghi nhận. Vì vậy, nếu không có một hệ thống phân phối tốt, các thƣơng hiệu sẽ gần nhƣ trở nên vô hình và không thể đƣợc khách hàng biết đến. 1.2. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu 1.2.1. Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu Tầm nhìn thƣơng hiệu gợi ra một định hƣớng, một khát vọng của một thƣơng hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về những điều có thể xảy ra của một thƣơng hiệu trong tƣơng lai. Vai trò của tầm nhìn giống nhƣ một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thƣơng hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hƣớng đƣợc đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thƣơng hiệu. Khi đã có một tầm nhìn cho tƣơng lai của một thƣơng hiệu, trách nhiệm của lãnh đạo là phải truyền tải tầm nhìn này đến một thành viên của tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung đƣợc chia sẻ bởi tất cả mọi ngƣời. Tầm nhìn thƣơng hiệu phải đạt đƣợc 5 tiêu chuẩn nhƣ sau: thứ nhất là thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp, thứ hai là tạo sự nhất quán trong việc lãnh đạo, thứ ba là động viên tinh thần nhân viên và quản lý, thứ tƣ là định hƣớng sử dụng nguồn tài nguyên và cuối cùng là tạo tiền đề cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu trong cùng một định hƣớng Sứ mạng của một thƣơng hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thƣơng hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Việc xác định một bản tuyên
  • 20. 10 bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một thƣơng hiệu. Trƣớc hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lƣợc của công ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thƣơng hiệu trƣớc công chúng xã hội, cũng nhƣ tạo ra sự hấp dẫn đến các đối tƣợng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình. 1.2.2. Định vị thương hiệu Trên thị trƣờng hiện nay tràn ngập các thƣơng hiệu khác nhau với các thông điệp khác nhau. Để ngƣời tiêu dùng ghi nhớ đƣợc thƣơng hiệu và thông điệp của sản phẩm thì doanh nghiệp phải có chiến lƣợc định vị thƣơng hiệu. Philip Kotler định nghĩa rằng: “Định vị là một tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng. Là nỗ lực đem lại cho sản phẩm và doanh nghiệp hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng”. "Định vị thương hiệu là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh của thương hiệu nhằm chiếm giữ một vị trí nổi trội trong tâm trí khách hàng (Theo Unique Selling Point). Cơ sở của định vị là việc công ty thiết kế những điểm khác biệt có ý nghĩa để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Trong Marketing, định vị đã dần trở thành một khái niệm mang tính chủ động, tức là quá trình các nhà Marketing tạo nên hình ảnh hay nhận diện thƣơng hiệu trong tâm trí ngƣời tiêu dùng về một sản phẩm, thƣơng hiệu hay tổ chức. Nó chính là so sánh tƣơng quan giữa các thƣơng hiệu hay sản phẩm trong cùng phân khúc thị trƣờng trong tâm trí khách hàng.  Các bƣớc định vị thƣơng hiệu Bƣớc 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu Định vị thƣơng hiệu đƣợc xác định là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh công ty nhằm chiếm giữ một vị trí nổi trội và bền vững trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Vì vậy, nhiệm vụ của việc định vị là phải tìm ra đƣợc một vị trí phù hợp trong một phân đoạn thị trƣờng nhất định và làm cho khách hàng trong phân đoạn này biết và nghĩ về sản phẩm nhƣ là công ty sản xuất chỉ dành riêng cho chính họ. Xác định đƣợc khách hàng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng, bởi lẽ những nhóm khách hàng khác nhau có thể có mối quan tâm và nhận thức về thƣơng hiệu khác nhau. Thang Long University Library
  • 21. 11 Một số tiêu chí nhằm xác định và phân đoạn thị trƣờng để từ đó chọn lựa thị trƣờng mục tiêu cho công ty.  Phân đoạn thị trƣờng theo khách hàng tiêu dùng: dựa vào hành vi của ngƣời tiêu dùng, yếu tố nhân khẩu học (thu nhập, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nhân khẩu), yếu tố tâm lý (thái độ, chính kiến và giá trị về cuộc sống, những sinh hoạt và cuộc sống đới thƣờng) và yếu tố địa lý.  Phân đoạn thị trƣờng theo khách hàng là tổ chức: căn cứ theo bản chất của hàng hóa, điều kiện mua sắm, thông tin về tổ chức (lĩnh vực kinh doanh, số lƣợng nhân công, số lƣợng nhân viên, doanh thu hàng năm, số lƣợng chi nhánh). Bƣớc 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lƣợc tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lƣợc một cách hiệu quả nhất. Bƣớc 3: Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp Thông thƣờng, các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu trong toàn bộ các lĩnh vực, vì vậy, họ cần phải lựa chọn giữa các khả năng và tập trung vào một khía cạnh để dẫn đầu trong khía cạnh đó. Nhiều Công ty tìm các định vị lợi ích chính đáng duy nhất trong số các khả năng: Chất lƣợng tốt nhất; kết quả tốt nhất; đáng tin tƣởng nhất; sử dụng lâu bền nhất; an toàn nhất; kiểu dáng đẹp nhất hoặc phong cách nhất… Thông thƣờng đây là cách định vị cốt lõi, xoáy vào một giá trị khác biệt duy nhất để khiến nó trở thành lý do khách hàng chọn mua. Bƣớc 4: Lập sơ đồ xác định tiêu thức định vị Trong mối tƣơng quan với các sản phẩm cạnh tranh, sơ đồ định vị giúp mô tả vị thế các thƣơng hiệu hoặc sản phẩm hiện có và là căn cứ để lựa chọn một vị thế cho sản phẩm trên thị trƣờng mục tiêu. Mỗi vị thế trên bản đồ định vị cho biết một khái niệm về hình ảnh, sản phẩm doanh nghiệp cần tạo dựng trong tâm trí khách hàng và chỉ rõ sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh với những sản phẩm nào. Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau. Thƣờng ngƣời ta lập sơ đồ định vị chủ yếu qua 2 trục: Giá cả và chất lƣợng hoặc mẫu mã
  • 22. 12 Biểu đồ 3.2. Sơ đồ định vị của các đốt thủ cạnh tranh ngành xe máy Bƣớc 5: Quảng bá thƣơng hiệu dựa trên tiêu chí định vị Sau các phân tích thuộc tính kể trên, doanh nghiệp cần cân nhắc những điều kiện cơ bản sau đây trƣớc khi đƣa ra các chiến lƣợc cụ thể.  Mức cầu dự kiến của thị trƣờng: Xác định nhu cầu của thị trƣờng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng khối lƣợng sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một thời kỳ nhất định.  Nhà quản trị thƣơng hiệu phải thiết kế chƣơng trình Marketing – mix để thực hiện chiến lƣợc định vị thƣơng hiệu đã chọn. Nội dung của các nhóm biện pháp trong Marketing phải phục vụ cho xây dựng hình ảnh định vị của thƣơng hiệu mà doanh nghiệp mong muốn.  Kiểm tra kết quả định vị thƣơng hiệu và điều chỉnh hoạt động. Doanh nghiệp sử dụng các công cụ để đánh giá hình ảnh thƣơng hiệu đã có trong nhận thức khách hàng. 1.2.3. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu gồm tất cả các loại hình và cách thức mà thƣơng hiệu có thể tiếp cận với khách hàng nhƣ: logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì, nhãn mác; áp-phích, các mẫu quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo: Tờ rơi, poster, catalog, cờ, áo, mũ,… Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mạnh phải có một ý tƣởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, linh động và phải thể hiện đƣợc một bản sắc văn hóa riêng truyền tải giá trị cốt lõi thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ Chất lƣợng Giá cả Honda PiagioYamaha Suzuki Thang Long University Library
  • 23. 13 thống nhận diện thƣơng hiệu là tính đại chúng cao. Ngoài ra nó còn phải đƣợc thiết kế đồng bộ, nhất quán cho cả thƣơng hiệu doanh nghiệp và các thƣơng hiệu sản phẩm để khách hàng mục tiêu dễ nhận biết và ghi nhớ thƣơng hiệu. Các yếu tố cơ bản cần thiết kế là: a. Tên thƣơng hiệu Trƣớc hết, nhà quản trị marketing phải xác định tên thƣơng hiệu. Việc đặt tên thƣơng hiệu phải đảm bảo 4 yêu cầu: o Nói lên lợi ích của sản phẩm o Nói lên đƣợc chất lƣợng của sản phẩm o Phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ o Tên thƣơng hiệu phải khác biệt hẳn những tên thƣơng hiệu của các doanh nghiệp cạnh tranh khác mà không vi phạm các yêu cầu của luật pháp để có thể đăng ký bảo hộ độc quyền sử dụng. b. Biểu trƣng Nguyên tắc thiết kế là đơn giản, có ý nghĩa, độc đáo dễ sử dụng cho các chƣơng trình truyền thông cho thƣơng hiệu. Biểu tƣợng cho các thƣơng hiệu sản phẩm cũng cần mang tính cô đọng và khái quát nhất, có chức năng thông tin, truyền đạt thông điệp qua kênh thị giác để biểu thị một ý niệm hay vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. c. Câu khẩu hiệu Là một đoạn văn ngắn, chứa đựng và truyền đạt các thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thƣơng hiệu. Bởi vậy nên mỗi khẩu hiệu phải nói lên hình ảnh định vị hay tính cách cốt lõi của thƣơng hiệu. Phải có tính hàm súc, khái quát cao, có giá trị phổ biến rộng rãi để khách hàng và công chúng có thể tiếp cận nhanh hơn và dễ dàng lƣu nhớ trong tâm trí. d. Nhạc hiệu Là một đoạn nhạc hoặc bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, đƣợc sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Với đặc trƣng cơ bản đó làm cho ngƣời tiêu dùng nhận ra ngay sản phẩm, dịch vụ ngay cả khi không nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào của sản phẩm, hàng hóa. e. Bao bì Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động từ môi trƣờng bên ngoài mà nó còn có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc thể hiện đặc điểm nhận dạng của hàng hóa và cung cấp thông tin về hàng hóa, nâng cao văn minh thƣơng hiệu.
  • 24. 14 Thông qua bao bì, việc bán hàng và lựa chọn hàng hóa, công tác vận chuyển và bảo quản đƣợc nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, từ đó làm giảm rất nhiều chi phí cho việc bán hàng và vận chuyển. f. Các yếu tố nhận diện khác Các yếu tố nhận diện khác của thƣơng hiệu nhƣ biển hiệu doanh nghiệp, đồng phục, hình thức trình bày logo trên các giấy tờ giao dịch,… đều cần thiết kế theo những tiêu chuẩn thống nhất và sử dụng chính xác trong tất cả các hoạt động truyền thông. 1.2.4. Bảo vệ thương hiệu 1.2.4.1. Vấn đề bảo vệ thương hiệu Xây dựng thƣơng hiệu luôn đi liền với bảo vệ thƣơng hiệu. Để bảo vệ thƣơng hiệu trƣớc hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị chiếm dụng… và khả năng bảo vệ của pháp luật, để có thể đƣa ra các phƣơng án hành động cụ thể. Đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thƣơng hiệu. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không đề cập đến thuật ngữ thƣơng hiệu, vì thế đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu cần phải đƣợc hiểu là đăng ký bảo hộ các đối tƣợng sở hữu trí tuệ, liên quan nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp, bản quyền… nếu những yếu tố này góp phần tạo nên thƣơng hiệu. Tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể mà tiến hành đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật. Để đăng ký thành công thƣơng hiệu, ngay từ khi thiết kế thƣơng hiệu các doanh nghiệp nên tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, của luật sƣ để không xảy ra tình trạng trùng lắp hoặc tranh chấp. Ở Việt Nam, cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự bảo vệ doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa một cách rộng khắp và hoàn hảo cùng với không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và chiếm dụng thƣơng hiệu cũng nhƣ sự phát triển của hàng nhái nhãn hiệu. Mở rộng hệ thống phân phối sẽ tạo điều kiện để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa của doanh nghiệp và nhận đƣợc thông tin tƣ vấn từ doanh nghiệp, vì thế mà hạn chế sự thâm nhập của hàng giả, hàng nhái. Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của doanh nghiệp đối với hàng nhái thƣơng hiệu và kiểu dáng công nghiệp sẽ càng làm Thang Long University Library
  • 25. 15 cho ngƣời tiêu dùng tin tƣởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó đã vô tình nâng cao vị thế thƣơng hiệu. Để bảo vệ thƣơng hiệu thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tiêu dùng, giúp đỡ cộng đồng và xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện pháp rất hữu hiệu. 1.2.4.2. Vấn đề xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam Xác lập quyền nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) và thời hạn bảo hộ tối thiểu: Quyền NHHH đƣợc phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp (hiện nay là Cục Sở hữu trí tuệ) theo quy định của luật pháp (kể cả nhãn hiệu đăng ký theo thỏa ƣớc Madrid) tại điều 8 khoản 2 Nghị định 63/NĐ-CP. Văn bằng bảo hộ NHHH có thời hạn 10 năm và đƣợc phép gia hạn nhiều lần (Điều 9 khoản 2d Nghị định 63/NĐ-CP). Bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa Việt Nam và Thỏa ƣớc Madrid về đăng ký NHHH: Việc đăng ký quốc tế NHHH tại nhiều nƣớc thành viên của Thỏa ƣớc Madrid sẽ đƣợc thực hiện bởi việc một đơn duy nhất qua Văn phòng quốc tế WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) và đơn đó sẽ trở thành văn bằng bảo hộ trong trƣờng hợp nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại các nƣớc là thành viên của Nghị định thƣ Madrid (gồm 75 nƣớc bao gồm Việt Nam). Nhƣ vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký theo Thỏa ƣớc Madrid đƣợc bảo hộ tại Việt Nam thì văn bằng bảo hộ sẽ là đăng ký quốc tế về NHHH nhƣ đối với các nhãn hiệu đƣợc nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Quyền nộp đơn đăng ký NHHH theo Thỏa ƣớc Madrid, phải dựa trên cơ sở đã đƣợc đăng ký tại nƣớc xuất xứ. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ hàng hóa trong nƣớc là 10 năm và có thể đƣợc gia hạn thêm, còn thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế về nhãn hiệu là 20 năm và cũng có thể gia hạn thêm. 1.2.4.3. Vấn đề đăng ký thương hiệu tại nước ngoài Nhiều chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ và các đặc sản nổi tiếng của Việt Nam bị các công ty nƣớc ngoài lợi dụng danh tiếng thƣơng hiệu trong nhiều năm qua. Bản quyền NHHH của Việt Nam đang là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với các thƣơng hiệu của Việt Nam bị chiếm dụng thƣờng liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, nghĩa là các thƣơng hiệu nổi tiếng của Việt Nam nhƣng chƣa đƣợc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện thƣơng hiệu tại nƣớc ngoài (ví dụ nhƣ: nƣớc mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hƣơng,…). Để xin đăng ký bảo hộ các yếu tố về chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ hàng hóa rất tốn kém và đôi khi chúng ta chƣa đủ khả năng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên đối với các nhãn hiệu hàng hóa thông thƣờng không có liên quan đến chỉ dẫn địa lý hay nguồn gốc xuất xứ thì việc đăng ký tại thị trƣờng nƣớc ngoài khá
  • 26. 16 đơn giản nhƣng rất cần thiết. Có 3 hình thức nộp đơn đối với doanh nghiệp Việt Nam là nộp đơn trực tiếp tại với từng quốc gia; nộp đơn thông qua Thỏa ƣớc Madrid hoặc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu thông qua hệ thống CTM – Community Trade Mark, cơ quan nhận đăng ký OHIM. Lựa chọn cách thức nộp đơn nào là tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và thị trƣờng mà doanh nghiệp quan tâm. 1.2.4.4. Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu Nói đến bảo vệ thƣơng hiệu sẽ không chỉ đơn thuần là làm thế nào để đăng ký bảo hộ đƣợc các yếu tố thƣơng hiệu. Hay nói cách khác đi, một doanh nghiệp muốn bảo vệ đƣợc các thƣơng hiệu của mình thì điều đầu tiên là phải tìm mọi cách ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (nhƣ sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái,; sự tạo nhầm lẫn cố tình hay hữu ý; hiện tƣợng gây khó hiểu các các thƣơng hiệu gần giống) và sự sa sút từ ngay bên trong thƣơng hiệu (giảm uy tín do chất lƣợng hàng hóa suy giảm; không duy trì đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng làm giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp). Vấn đề bảo vệ thƣơng hiệu sẽ hiệu quả và quan trọng hơn nhiều khi các doanh nghiệp tập trung vào các biện pháp tự bảo vệ thông qua việc tạo ra đƣợc các rào cản về cả kỹ thuật và kinh tế, tâm lý xã hội để hạn chế sự xâm phạm thƣơng hiệu từ các đối thủ. a. Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thƣơng hiệu Các biện pháp về kỹ thuật để hạn chế sự xâm phạm thƣơng hiệu thƣờng đƣợc đƣa ra hoặc thiết lập ngay từ khi xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu, nhƣ: Tạo tên thƣơng hiệu khó trùng lặp; Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao; Thƣờng xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thƣơng hiệu trên bao bì; Chống xâm phạm thƣơng hiệu thông qua đánh dấu bao bì, hàng hóa. Các doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hàng hóa kinh doanh cũng nhƣ tình hình thực tế thị trƣờng mà có thể đƣa ra những rào cản khác nhau sao cho linh hoạt và phù hợp với thực lực tài chính của mình. b. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm Để bảo vệ thƣơng hiệu không thể không thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thƣơng hiệu. Nhìn chung, hệ thống đó đều đƣợc vận hành dựa trên sự tích cực và chủ động từ phía doanh nghiệp. Mạng lƣới các nhà phân phối hoặc đại lý cung cấp các thông tin phản hồi cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả và vi phạm thƣơng hiệu. Bên cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết đƣợc những thông tin phản hồi từ phía ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra còn một cách khác mà hiện nay tại Việt Nam đã có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đang làm, đó là thiết lập hệ thống đƣờng dây nóng để thu Thang Long University Library
  • 27. 17 nhận những thông tin phản hồi và thông tin về xâm phạm thƣơng hiệu từ mọi luồng. Cách làm này không chỉ cho doanh nghiệp cơ hội có đƣợc thông tin kịp thời nhất để bảo vệ thƣơng hiệu khi bị xâm phạm mà quan trọng hơn còn tạo cho ngƣời tiêu dùng một lòng tin, một sự thoải mái, thúc đẩy sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. c. Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thƣơng hiệu Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa: Mở rộng hệ thống và mạng lƣới phân phối, mạng lƣới bán lẻ luôn đảm bảo cho sự phát triển của thƣơng hiệu và cũng là biện pháp quan trọng để duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu chống lại những thâm nhập từ bên ngoài. Khi mạng lƣới phân phối hàng hóa đƣợc mở rộng cũng sẽ đồng nghĩa với việc tăng cƣờng đƣợc sự tiếp xúc của ngƣời tiêu dùng với doanh nghiệp, tạo những cơ hội tốt nhất để họ có thể lựa chọn đúng hàng hóa, tránh đƣợc tình trạng mua phải những hàng hóa giải mạo cả về chất lƣợng hay kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Duy trì và nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ: Một thƣơng hiệu sẽ không đƣợc bảo vệ chắc chắn nếu nó không tự khẳng định đƣợc mình thông qua chất lƣợng của hàng hóa, dịch vụ. Ngƣời tiêu dùng quan tâm đến chất lƣợng của hàng hóa, họ sẵn sàng tìm đến một thƣơng hiệu khác nếu thƣơng hiệu quen thuộc không làm họ hài lòng về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ hay những giá tị gia tăng mong đợi. Vì thế, việc nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ chân khách hàng và thu hút thêm khách mới. Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái: Thƣơng hiệu dù đƣợc thiết lập một hệ thống các rào cản chặt chẽ đến đâu cũng rất cần phải thƣờng xuyên rà soát thị trƣờng để phát hiện hàng giả, hàng nhái, bởi lẽ, khi thƣơng hiệu càng nổi tiếng sẽ càng kích thích sự làm giả và xâm phạm từ các đối thủ. 1.2.5. Hoạch định chương trình Marketing mix Marketing mix là các chiến thuật, chiến lƣợc, giải pháp tổng hợp từ sự nghiên cứu, tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lƣợc marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp. Bốn chính sách tạo nên chƣơng trình Marketing mix đó là: Sản phẩm (product), Giá (price), Phân phối (place), Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) 1.2.5.1. Sản phẩm Sản phẩm và chất lƣợng sản phẩm là “trái tim” của giá trị thƣơng hiệu bởi vì nó là cái đầu tiên khách hàng đƣợc nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thƣơng hiệu. Sản phẩm – hàng hóa là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ƣớc
  • 28. 18 muốn của khách hàng, Doanh nghiệp phải mang đến những lợi ích cho khách hàng và có khả năng đƣa ra chào bán trên thị trƣờng với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Nói đến thƣơng hiệu là phải nói đến chất lƣợng vì ngƣời tiêu dùng không chọn tên của hàng hóa mà là chọn loại hàng hóa nào có chất lƣợng. Cần phải nhận thức đầy đủ rằng, chất lƣợng hàng hóa là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, khi hàng hóa không có chất lƣợng hay chất lƣợng không cao sẽ không thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng luôn mong mỏi và đòi hỏi hàng hóa phải có chất lƣợng cao. Tuy nhiên, chất lƣợng cao thấp của hàng hóa không phải khi nào cũng dễ dàng nhận thấy. Lúc đó một thƣơng hiệu đã đƣợc biết đến qua kinh nghiệm hay qua các kênh thông tin khác nhau sẽ đóng vai trò giúp ngƣời tiêu dùng định dạng loại hàng hóa nhu cầu. 1.2.5.2. Giá Trong một chiến lƣợc Marketing mix, Product, Place và Promotion là những yếu tố P đòi hỏi doanh nghiệp phải chi tiền để tạo ra kết quả. Còn Price là yếu tố “P” duy nhất trong marketing mix mà doanh nghiệp có thể thu lại giá trị cho mình từ những giá trị đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng của Price là nhƣ vậy, giá xứng đáng đáng đƣợc đầu tƣ thời gian và đƣợc quan tâm cao. Giá thể hiện giá trị (thƣờng dƣới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để đƣợc thoả mãn nhu cầu. Nhƣ vậy ta có thể nói một thƣơng hiệu bán đƣợc giá cao hơn các thƣơng hiệu khác là nhờ tạo ra đƣợc nhiều giá trị cho khách hàng hơn. Nhận thức về giá của khách hàng: Chính sách giá đối với thƣơng hiệu có thể tạo ra những liên tƣởng trong tâm trí khách. Khách hàng thƣờng đánh giá chất lƣợng thƣơng hiệu theo các giá trong cùng loại sản phẩm đó. Ví dụ nhƣ cùng một loại sản phẩm trên thị trƣờng, nhƣng doanh nghiệp A đặt giá cao hơn doanh nghiệp B, điều này có thể khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm của doanh nghiệp A tốt hơn, nhiều chức năng hơn. 1.2.5.3. Phân phối Trong Marketing, phân phối đƣợc hiểu một cách đầy đủ là những quyết định đƣa hàng hóa vào các kênh trung gian để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trƣờng. Từ đó, thực hiện việc đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Cách thức bán hàng và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có những tác động rất lớn và sâu sắc đến doanh thu bán hàng và giá trị của thƣơng hiệu. Chiến lƣợc Thang Long University Library
  • 29. 19 kênh phân phối liên quan đến việc thiết kế và quản lý các cấp đại lý trung gian gồm đại lý phân phối, bán buôn và các cấp bán lẻ. Có hai loại kênh phân phối chính, một là kênh trực tiếp đƣa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận tay ngƣời tiêu dùng và hai là kênh gián tiếp, qua các đại lý trung gian. Phân phối trong Marketing gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau đây: - Người cung ứng: đại diện cho ngƣời bán; người tiêu dùng cuối cùng: đại diện cho ngƣời mua. Trên thị trƣờng ngƣời mua luôn đóng vai trò quyết định. Cách cƣ xử của ngƣời mua bị chi phối bởi nhiều yếu tố: môi trƣờng, tổ chức, quan hệ cá nhân, quảng cáo… - Người trung gian (Ngƣời bán buôn, bán lẻ): Các trung gian tạo thế kéo đẩy trên thị trƣờng. Sức đẩy hàng hoá là tổng hợp những cố gắng và năng lực của khâu khởi phát luồng hàng, thuyết phục đƣợc các thành viên khác thực hiện quyết định mua hàng và xúc tiến thực hiện hàng hoá tiếp tục cho tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng. - Hệ thống kho tàng bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng… Đây là hệ thống vật chất cơ sở kỹ thuật có vai trò trong việc dự trữ hàng hoá, bảo đảm quá trình lƣu thông diễn ra đều đặn, tham gia trực tiếp vào quá trình mua hàng. - Hệ thống thông tin thị trường: bao gồm các dịch vụ của mua và bán (thanh toán hợp đồng) và các hoạt động yểm trợ khuyếch trƣơng… Đóng vai trò rất quan trọng trong phân phối. Nó giúp ngƣời cung ứng có thể xử lý thông tin một cách chính xác để đƣa ra quyết định phân phối hợp lý. 1.2.5.4. Xúc tiến hỗn hợp Có nhiều công cụ marketing đƣợc sử dụng để quảng bá thƣơng hiệu nhƣ Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân,… Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một thƣơng hiệu mạnh và cần đƣợc các nhà quản lý triển khai một cách cẩn thận có phân tích để sử dụng đúng kênh quảng bá, vừa nhằm đạt đƣợc mục tiêu marketing, vừa giúp tiết kiệm chi phí. Để có thể hiểu sâu hơn về Xúc tiến hỗn hợp cũng nhƣ những công cụ quảng bá nào có thể tác động đến thƣơng hiệu sẽ đƣợc phân tích trong phần “Quảng bá thương hiệu” ngay sau đây. 1.2.6. Quảng bá thương hiệu Các doanh nghiệp hiện đại rất quan tâm đến các chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp. Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của Marketing – mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trƣờng mục tiêu nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua. Một thƣơng hiệu lớn đều phải
  • 30. 20 có những cam kết ngầm đối với khách hàng. Cam kết đƣợc truyền tải thông qua quảng cáo, qua phong cách nhân viên, thông qua các chƣơng trình khuếch trƣơng thƣơng hiệu, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, tin tƣởng bởi việc thực hiện đúng lời hứa chính là sự khẳng định nghiêm túc trong kinh doanh của công ty. 1.2.6.1. Quảng cáo Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Quảng cáo là bất kì loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, tư tưởng đến một nhóm người mà người ta phải trả tiền để được nhận biết”. Quảng cáo là công cụ truyền thông đƣợc sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong thị trƣờng hàng tiêu dùng cá nhân. Hoạt động quảng cáo rất phong phú, các doanh nghiệp hoạt động quảng cáo sản phẩm ra thị trƣờng. Tuy nhiên tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể của từng doanh nghiệp, từng ngành, vùng và từng loại sản phẩm hàng hóa mà hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau. Các chủ thể quảng cáo có thể truyền tin về hàng hóa, dịch vụ hay chính uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các phƣơng tiện truyền thông tới đối tƣợng ngƣời nhận tin là các khách hàng tƣơng lai. Để hoạt động quảng cáo có hiệu quả cao, cần phải nắm chắc nội dung cơ bản của các bƣớc trong quá trình truyền thông và bảo đảm cho các hoạt động quảng cáo tuân theo một quy trình thống nhất. Quảng cáo thƣơng hiệu là hoạt động quan trọng trong các hoạt động quảng bá, truyền thông thƣơng hiệu không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trƣờng mà nó còn góp phần thúc đẩy từng bƣớc duy trì nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thƣơng hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quảng cáo mang lại hiệu quả rất to lớn cho thƣơng hiệu, nhằm đƣa thƣơng hiệu đến đƣợc với công chúng và để công chúng cảm nhận về thƣơng hiệu và giá trị của thƣơng hiệu trong tiêu dùng sản phẩm. 1.2.6.2. Xúc tiến bán (Khuyến mại) Xúc tiến bán hay còn gọi là khuyến mại: “là hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích vật chất bổ sung nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm.” Thực chất đây là công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với các nhóm sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việc xác định nhiệm vụ của xúc tiến bán hàng xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp đối với sản phẩm hàng hóa ở thị trƣờng mục tiêu. Với ngƣời tiêu dùng thì việc xúc tiến bán khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua với số lƣợng lớn hơn và thu hút những khách hàng mới. Thang Long University Library
  • 31. 21 Đối với các thành viên trung gian: khuyến khích lực lƣợng phân phối trung gian này tăng cƣờng hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố và mở rộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ hàng hóa trên thị trƣờng, phân phối thƣờng xuyên liên tục nhằm mở rộng tiêu dùng cho sản phẩm hàng hóa. Khuyến mại có thể đƣợc sử dụng để đạt đƣợc nhiều mục đích: gia tăng doanh số, xây dựng thƣơng hiệu, làm sôi động trị trƣờng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng mới… Hiệu quả của chƣơng trình khuyến mại đƣợc đánh giá bằng cách so sánh, đối chiếu số tiền bỏ ra với sự thành công của nó. Một chƣơng trình xúc tiến bán thành công không phải là số lƣợng ngƣời đến mà là chất lƣợng sản phẩm đƣa ra và sự hài lòng của khách tham dự. 1.2.6.3. Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là “quá trình người bán tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng với mục đích bán cho họ những hàng hóa, dịch vụ mà họ cần. Như vậy, cả người mua và người bán đều có lợi trong quá trình mua bán, trao đổi này. Những người trong lực lượng bán hàng có thể có những chức vụ, danh vị khác nhau .” Mục tiêu chính của bán hàng cá nhân là nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng, làm cho khách hàng biết đến thƣơng hiệu, tin cậy vào sản phẩm, dịch vụ của thƣơng hiệu. Từ đó dẫn đến hành động mua hàng và có sự tín nhiệm, lòng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động bán hàng cá nhân không chỉ có mục tiêu làm tăng doanh số bán hàng mà còn là xây dựng danh tiếng, tạo ra một quy chuẩn chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của doanh nghiệp. 1.2.6.4. Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng (PR) là “một phương thức quan trọng trong truyền thông thương hiệu, nhằm vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn là thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, tổ chức tài chính, trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng,… để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.” PR có nhiều điểm nổi bật, đó là một quá trình thông tin hai chiều, doanh nghiệp không chỉ truyền tải thông tin về thƣơng hiệu mà còn có thể lắng nghe các ý kiến phản hồi. PR có tính khách quan rất cao do thƣờng sử dụng các phƣơng tiện trung gian (bài viết, nhà tài trợ, hoạt động từ thiện,…) và không nêu rõ mục đích thƣơng mại. Do đó thông điệp đến với nhóm đối tƣợng mục tiêu dễ đƣợc chấp nhận và tạo lòng tin hơn.
  • 32. 22 Hoạt động PR cũng truyền tải một lƣợng thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn, khi sử dụng các bài viết phóng sự, bài nói chuyện, chƣơng trình giao lƣu,… lƣợng thông tin về doanh nghiệp đƣợc truyền tải là rất lớn. 1.2.6.5. Marketing trực tiếp Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa kỳ: “Marketing trực tiếp là hệ thống tương tác của Marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ mọi nơi.” Có hai cách nét đặc trƣng chính để phân biệt Marketing trực tiếp với các loại hình marketing khác. Đầu tiên là nó nỗ lực để gửi thông điệp trực tiếp đến với ngƣời tiêu dùng mà không sử dụng đến các phƣơng tiện truyền thông phi trực tiếp. Nó sử dụng hình thức truyền thông thƣơng mại (thƣ trực tiếp, email, chào hàng qua điện thoại,..) với khách hàng hay doanh nghiệp. Đặc điểm thứ hai là nhấn mạnh vào những phản hồi mang tính tích cực có thể theo dõi và đo lƣờng đƣợc từ khách hàng. Marketing Trực Tiếp thu hút rất nhiều nhà làm Marketing bởi nó mang về những hiệu quả tích cực là nó có thể đƣợc đo lƣờng một cách trực tiếp. 1.2.7. Khai thác thương hiệu Khai thác thƣơng hiệu là các tác nghiệp khác nhau nhằm phát huy đƣợc những lợi thế của mỗi thƣơng hiệu thông qua các thành tố thƣơng hiệu làm cho thƣơng hiệu trở nên có giá trị tài chính tiềm năng cao hơn những giá trị thông thƣờng có thể nhận biết thuần túy. Thƣơng hiệu nhƣ một tài sản đích thực của mỗi doanh nghiệp, nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Việc khai thác triệt để những yếu tố thƣơng hiệu luôn tạo ra cho chủ sở hữu những vị thế nhất định trên thƣơng trƣờng và mang lại hiệu quả không nhỏ trong kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn cho mình các hình thức cũng nhƣ chiến lƣợc cụ thể khác nhau trong khai thác thƣơng hiệu. 1.2.7.1. Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Một kênh phân phối phải đảm bảo yêu cầu 5 đúng: đúng hàng hóa, đúng khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm và với chi phí thấp nhất. Chính vì thế, với mỗi loại sản phẩm, tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp phải tổ chức kênh phân phối để đem lại sản phẩm đến đúng địa điểm và thời gian với chi phí thấp nhất. Với những hệ thống phân phối hiệu quả, ngƣời tiêu dùng có thể tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm của doanh nghiệp, bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị Thang Long University Library
  • 33. 23 trƣờng, đồng thời nắm bắt kịp thời phản ứng của khách hàng, từ đó điều chỉnh sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trƣờng. 1.2.7.2. Nhượng quyền thương hiệu Theo luật thƣơng mại Việt Nam: “Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp nhận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ cho bên nhận quyền để bên đó bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định.” Phƣơng thức kinh doanh này đƣợc phát triển từ hoạt động chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu do tính phức tạp cao và luôn đƣợc các chủ thể kinh doanh khai thác dƣới nhiều cấp độ. Việc nhƣợng quyền thƣơng hiệu thƣờng đi kèm những yếu tố nhƣ bí quyết kinh doanh, công nghệ, kiểu dáng công nghiệp, phong cách phục vụ, các dịch vụ đi kèm,… và đặc biệt phải tuân thủ và gìn giữ hình ảnh thƣơng hiệu. Hệ thống kinh doanh kiểu nhƣợng quyền đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung cũng nhƣ đảm bảo với khách hàng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ đƣợc cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó. 1.2.8. Quản trị rủi ro thương hiệu Rủi ro thƣơng hiệu chính là những tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi trong quan niệm của Khách hàng về Công ty, có thể ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ, cũng nhƣ các hoạt động chung của toàn Công ty. Đặc biệt, những rủi ro về thông tin, lời đồn sai sự thật có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới uy tín của Công ty, làm suy giảm lòng tin của Khách hàng, Cổ đông, Đối tác, Cộng đồng đối với Công ty, và dẫn đến những thiệt hại nặng nề về tài chính. Rủi ro thƣơng hiệu đƣợc phân thành 3 loại nhƣ sau: a. Rủi ro xảy đến cho tài sản thƣơng hiệu Đây chính là những tổn thất do công ty đánh mất những điểm khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh. Không còn sự khác biệt, công ty chỉ đang bán những món hàng phổ thông đơn thuần. b. Rủi ro xảy đến cho danh tiếng của công ty Là dạng tổn thất liên quan đến chất lƣợng và chữ tín mà công ty đã gây dựng qua nhiều năm – đó cũng chính là điều thu hút của công ty đối với khách hàng, nhân viên và đối tác. c. Rủi ro liên quan đến thị trƣờng
  • 34. 24 Là rủi ro do sự thay đổi bất thƣờng trong nền kinh tế hoặc thị trƣờng. Nó cũng có thể tạo nên một vài bất lợi cho công ty so với các công ty khác. Tóm lại, mỗi doanh nghiệp thƣờng phải sống chung với nhiều rủi ro tiềm ẩn, và có những rủi ro sẽ trở thành khủng hoảng. Thực tế này đòi hỏi bộ phận Marketing phải sáng suốt để đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro và ứng phó nhanh nhạy khi rủi ro xảy ra. 1.3. Kết luận chƣơng I Chƣơng I đã cho ta biết những khái niệm cơ bản về thƣơng hiệu, các vai trò của thƣơng hiệu đối với doanh nghiệp, đối với khách hàng; các đặc tính, thành phần của thƣơng hiệu cũng nhƣ các phƣơng pháp để tạo ra tầm nhìn và sứ mạng thƣơng hiệu, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng tiềm năng. Từ những khái niệm cơ bản đó đã phát hiện ra những khía cạnh, vấn đề để nhà quản trị đƣa ra những chiến lƣợc nhằm xây dựng và phát triển thƣơng hiệu qua các tiến trình nhƣ thành lập hệ thống nhận diện thƣơng hiệu, các kế hoạch nhằm quảng bá thƣơng hiệu, bảo hộ thƣơng hiệu, khai thác các chức năng của thƣơng hiệu và quản trị những rủi ro có thể có của thƣơng hiệu. Có thể nói, chƣơng I là tiền đề, là bƣớc hành trang cơ bản cần phải có để từ đó chúng ta có thể đi đến phân tích cụ thể về thực trạng quản lý, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của Công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc ở chƣơng II của bài luận. Và đƣa ra những phƣơng pháp, cách làm đúng quy trình nhằm phát triển thƣơng hiệu của doanh nghiệp trong tƣơng lai sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng III. Thang Long University Library
  • 35. 25 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC 2.1. Khái quát chung về Công ty Hồng Phúc 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc 2.1.1.1. Thông tin chung về Công ty Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG MẠI HỒNG PHÚC Tên Tiếng Anh: HONGPHUC COMMERCIAL AND PRODUCTION INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY Tên thƣơng mại: HONGPHUCGLASS Tên viết tắt: HIP.,JSC Trụ sở chính: B6, Lô 20 Khu Đô thị mới Định Công, phƣờng Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng GD: 128 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.36401184 Fax: 04.36401185 Nhà máy: Lô 2 khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chƣơng Mỹ, Hà Nội Điện thoại: 04.33716636 Fax: 04.33717898 Email: contact@hongphucglass.com.vn Website: www.kinhhongphuc.vn Đại diện: ĐẶNG ĐỨC THIỆN Chức danh: Giám Đốc Mã số Thuế: 0102846289 Giấy phép kinh doanh số 0103025930 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 24/7/2008 Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (15 tỷ đồng) 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc, gọi tắt là Công ty Hồng Phúc đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/7/2008. Trải qua hơn 6 năm tạo lập và phát triển, Công ty Hồng Phúc là một thƣơng hiệu mới trong ngành sản xuất kính an toàn và tiết kiệm năng lƣợng. Với những thế mạnh
  • 36. 26 nổi bật của mình, HONGPHUCGLASS đã trở thành một trong những nhà sản xuất tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ mới nhất của ngành sản xuất kính an toàn và tiết kiệm năng lƣợng trên Thế giới vào Việt Nam. Chất lƣợng hàng hóa cao, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng tốt, giá cả hợp lý, chuyên sâu để đáp ứng những nhu cầu đa dạng nhất của khách hàng là phƣơng châm và mục tiêu kinh doanh của Công ty. Vì vậy Công ty luôn mong muốn đƣợc hợp tác lâu dài với khách hàng vì sự tin tƣởng và lợi ích của cả hai bên. Những năm gần đây, Công ty Cổ phần Hồng Phúc đã có bƣớc tiến đáng kể, chất lƣợng nhân sự tốt, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của ngƣời lao động cũng tăng lên, đồng thời giải quyết đƣợc những vị trí còn trống trong Công ty bằng nguồn tuyển dụng bên ngoài và nội bộ. Với đặc thù là một ngành công nghiệp mới của thủ đô, Công ty Cổ phần Hồng Phúc luôn phát triển mở rộng thị trƣờng, đƣa ra các mã hàng đạt chất lƣợng đến khách hàng. Chính vì vậy mà đòi hỏi Công ty cũng phải có đƣợc những lao động đạt đƣợc các yêu cầu nhƣ trình độ, tuổi đời, năng lực công việc,… Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng là các loại kính an toàn là mặt hàng đòi hỏi cao về chất lƣợng cũng nhƣ mẫu mã, nhƣng hiện nay các sản phẩm của Công ty đang bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng bởi các doanh nghiệp sản xuất kính trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài. Công ty Cổ phần Hồng Phúc luôn đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty với các đối thủ. Hiện nay, HONGPHUCGLASS là đơn vị tiên phong cung cấp ra thị trƣờng dòng sản phẩm kính cƣờng lực và kính hộp cách âm, cách nhiệt cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức dƣới hình thức các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau và đặt dƣới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau và cùng nhau hợp lực đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, góp phần mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Thang Long University Library
  • 37. 27 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Hồng Phúc (Nguồn: Phòng Hành Chính Tổng hợp) 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 2.1.3.1. Giám đốc điều hành Giám đốc là ngƣời đứng đầu đại diện theo pháp luật của Công ty, có quyền quản lý điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc điều hành có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của Công ty, kiến nghị phƣơng án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty và quyết định lƣơng, phụ cấp đối với ngƣời lao động trong Công ty. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. 2.1.3.2. Phòng Kinh doanh Phòng kinh doanh thực hiện các công việc về thƣơng mại nhằm tiêu thụ tối đa lƣợng sản phẩm của Công ty sản xuất ra, tiến hành công tác nghiên cứu thị trƣờng và đề ra các chiến lƣợc kinh doanh phát triển cho Công ty, đồng thời phối hợp với các đơn vị khác trong Công ty để hoàn thành công việc, trách nhiệm đƣợc giao. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn thiết lập mạng lƣới bán hàng và quản lý mạng lƣới phân phối, đề xuất các phƣơng án, các hình thức quảng cáo, khuyến mại nhằm đẩy mạnh lƣợng tiêu thụ. 2.1.3.3. Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và thực hành công việc kế toán: tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, lập và ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo yêu cầu của Giám đốc và đúng thời hạn. Quản lý các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, phát hành hoá đơn, theo dõi thanh quyết toán tài chính các hợp đồng. Phòng Tài chính Kế toán phải thƣờng xuyên thông báo GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP
  • 38. 28 kịp thời chính xác tình hình tài chính của từng hợp đồng, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng cho ban lãnh đạo Công ty Hồng Phúc. 2.1.3.4. Phòng Sản xuất Phòng Sản xuất có nhiệm vụ tiếp nhận những nguyên liệu đầu vào đƣợc chọn lọc một cách kỹ lƣỡng để tạo ra những sản phẩm chất lƣợng mang đến cho ngƣời tiêu dùng. Tiến hành sửa chữa, lắp đặt kính theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Phối hợp với các đơn vị trong công ty để thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thƣờng xuyên giám sát, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế đƣợc duyêt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lƣợng. 2.1.3.5. Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tranh chấp giữa khách hàng và Công ty trong và sau thời gian sử dụng dịch vụ, sản phẩm theo quy định, thực hiện vai trò hƣớng dẫn, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, giải đáp thắc mắc tới những khách hàng cần tƣ vấn về sản phẩm. 2.1.3.6. Phòng Hành chính tổng hợp Có chức năng tham mƣu và giúp cho Giám đốc trong việc sắp xếp, quản lý nhân lực phòng ban, giải quyết các vấn đề nhân sự, hợp đồng lao động, và phân công lao động hợp lý. Quản lý công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đào tạo nhân viên nghiệp vụ, thay thế nhân viên, chuyển công tác hoặc nghỉ hƣu, nghỉ mất sức. Phổ biến an toàn lao động, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách. Phòng Hành chính tổng hợp là thành viên chính thức trong công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật Nhà nƣớc của các đơn vị trong công ty Hồng Phúc. 2.1.4. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Hồng Phúc Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103025930 do Sở kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội cấp ngày 24/7/2008, Công ty cổ phần Hồng Phúc đƣợc phép kinh doanh những lĩnh vực sau: - Kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị vật tƣ, nguyên vật liệu ngành xây dựng - Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh - Sản xuất sản phẩm chịu lửa Thang Long University Library
  • 39. 29 - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng và san lấp mặt bằng - Trang trí nội ngoại thất công trình - In ấn chế bản và các dịch vụ liên quan đến in (Theo quy định của Pháp luật hiện hành) - Kinh doanh dịch vụ thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm - Kinh doanh máy móc, vật tƣ, nguyên liệu bằng nhựa - Kinh doanh chế biến lƣơng thực, thực phẩm và các mặt hàng nông lâm sản (Trừ các loại lâm sản Nhà nƣớc cấm) - Dịch vụ cho thuê, lắp đặt sửa chữa, bảo hành, bảo trì trang thiết bị, máy móc mà Công ty kinh doanh - Dịch vụ vân tải đƣờng biên, đƣờng bộ, đƣờng thủy - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa - Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh Công ty tham gia hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực nhƣng lĩnh vực mang lại doanh thu chính cho Công ty hiện nay là Kinh doanh vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị vật tƣ, nguyên vật liệu ngành xây dựng và Sản xuất các sản phẩm làm từ thủy tinh nhƣ kính xây dựng, kính cƣờng lực, kính chịu nhiệt, kính trang trí nội thất,…
  • 40. 30 2.2. Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại Hồng Phúc Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2012- 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Doanh thu thuần 116.050 100.333 67.573 15.717 15,66 31.284 48,48 Chi phí 112.573 86.717 55.959 25.856 29,81 30.757 54,96 Lợi nhuận gộp 3.476 13.616 11.614 (10.139) (76,46) 2.002 17,24 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Hồng Phúc gặp nhiều biến động trong 3 năm vừa qua. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2012, Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng 48,48% so với năm 2011, tức là tăng 31.284.599.945 đồng. Có thể thấy, nguồn mang lại doanh thu thuần cho Công ty Hồng Phúc chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm kính xây dựng. Điều này cho thấy việc sản xuất và kinh doanh của Công ty có những dấu hiệu phát triển khởi sắc. Tuy nhiên do tác động của lạm phát khiến cho Chi phí tăng lên 54,96% tƣơng đƣơng với tăng 30.757.597.774 đồng so với năm 2011. Doanh thu thuần sau khi trừ đi Chi phí khiến cho Lợi nhuận gộp không cao, nhƣng so với năm 2011 thì khoản lợi nhuận gộp năm 2012 vẫn cao hơn, tăng 2.002.096.682 đồng, tƣơng đƣơng với 17,24%. Nhìn vào bối cảnh kinh tế thời điểm năm 2011 – 2012 đầy biến động và khó khăn, trong khi đó Công ty Hồng Phúc vẫn có thể giữ cho Lợi nhuận gộp của mình tăng so với năm trƣớc thì đó là sự cố gắng lớn của Ban quản trị cũng nhƣ đội ngũ công nhân viên trong việc điều hành, duy trì sản xuất và kinh doanh thƣơng mại. Năm 2013, doanh thu thuần của Công ty tăng nhẹ, từ 100.333.441.571 đồng trong năm 2012 lên đến 116.050.248.747 đồng năm 2013, tƣơng đƣơng tăng 15,66% nhƣng khoản Lợi nhuận gộp lại giảm trầm trọng, năm 2013 chỉ còn 3.476.754.471 đồng, So với năm 2012 thì lợi nhuận gộp năm 2013 giảm 10.139.516.829 đồng, tƣơng Thang Long University Library