SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 92
Baixar para ler offline
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
BÀI GIẢNG 
PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
TDTT 
Biên soạn: PGS, TS. Mai Văn Muôn 
TS. Nguyễn Đăng Chiêu 
Lưu hành nội bộ 
TP. HCM. 2007 
1
LÔØI NOÙI ÑAÀU. 
Moân phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao laø moân 
khoa hoïc ñöôïc giaûng daïy cho caùc sinh vieân tröôøng ñaïi hoïc theå duïc theå 
thao. Moân hoïc naøy nhaèm trang bò nhöõng kieán thöùc veà phương pháp 
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực theå duïc theå thao. Treân cô sôû hieåu 
bieát ñoù, caùc sinh viên vaø huaán luyeän vieân seõ vaän duïng nhöõng kieán thöùc 
cô baûn cuûa phương pháp nghiên cứu khoa học theå duïc theå thao ñeå 
nghiên cứu, thực nghiệm, đánh giá và öùng duïng cho việc phát triển khoa 
học công nghệ trong lãnh vực thể dục theå thao, nhằm nâng cao giáo dục 
thể chất, trình độ tập luyện và thảnh tích thể thao cho các vận động viên. 
Ñeå ñaùp öùng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên thể 
dục thể thao. Chuùng toâi coá gaéng soaïn thaûo cuoán “ Baøi giaûng phương 
pháp nghiên cứu khoa học theå duïc theå thao” ñeå laøm taøi lieäu hoïc taäp 
vaø tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong lãnh vực TDTT. 
Duø sao, cuoán saùch naøy khoâng traùnh khoûi nhöõng sai soùt trong bieân 
soaïn, chuùng toâi mong caùc baïn ñoàng nghieäp cuøng taát caû caùc baïn sinh 
vieân ñoùng goùp yù kieán ñeå cuoán saùch baøi giaûng naøy ngaøy ñöôïc hoaøn thieän 
hôn. 
Xin chaân thaønh caùm ôn. 
Thaønh phoá Hoà Chí Minh, ngaøy 19 – 03 – 2007. 
Các tác giả. 
2
MUÏC LUÏC 
3 
Trang 
Lôøi noùi ñaàu 
Chöông I – Một số khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học 04 
Chöông II – Các phương pháp NCKH vận dụng trong TDTT 13 
A. Khái niệm. 13 
I. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 14 
II. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14 
B. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học. 15 
I. Phương pháp thu nhận thông tin 15 
II. Phương pháp quan sát sư phạm 16 
III. Phương pháp điều tra 19 
IV. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 22 
V. Phương pháp dùng bài tập kiểm tra - test 27 
VI. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 39 
VII. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục 40 
VIII. Phương pháp đề xuất các giả thiết khoa học 42 
IX. Phương pháp Y – sinh học 42 
X. Phương pháp tóan học thống kê 62 
XI. Phương pháp tâm lý TDTT 69 
Chöông III – Các giai đọan cơ bản trong NCKH TDTT 81 
Chöông IV – Cách trình bày trong NCKH TDTT và một số chú 
ý trong thực hiện đề tài 88
CHƯƠNG I. 
MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC 
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. 
I. Khoa học là gì ? 
Khoa học là hệ thống các tri thức về các quy luật khách quan của tự 
nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong 
lịch sử loài người và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. 
II. Tại sao khoa học là một hình thức xã hội 
Trong bất kỳ cuộc sống xã hội nào cũng bao gồm hai lĩnh vực .Đó 
là lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần. Trong quá trình tồn tại và 
phát triển, ý thức xã hội luôn phản ánh tồn tại xã hội dưới các hình 
thức như khoa học, nghệ thuật, đạo đức ..... các hình thức đó khác nhau 
bởi mục đích, tính chất, phương pháp. Mục đích của khoa học là nhận 
thức thế giới và cải tạo thế giới ( tự nhiên, xã hội,con người ). Tuy 
nhiên muốn thấy rõ giá trị của khoa học cũng cần phải có tiêu chuẩn, 
cần phải có thời gian. Thực tiễn chính là nguồn gốc và tiêu chuẩn của 
nhận thức khoa học và nó cũng là yếu tố kích thích quá trình phát triển 
của khoa học . 
Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, 
giải phóng con người ra khỏi mọi tín ngưỡng và mê tín có thể có, mở 
rộng tầm nhìn của họ, khoa học đem lại cho người ta chân lý, làm cho 
con người vững vàng trước thiên nhiên . 
III. Tại sao khoa học là một hoạt động nhận thức 
Con người luôn quan sát các hiện tượng, giải thích về các hiện 
tượng, tìm hiểu mối quan hệ giữa các hiện tượng, luôn đặt các câu hỏi 
Ai? Cái gì? Ở đâu ? Như thế nào? Đó là hoạt động nhận thức của con 
người về thế giới. Nhận thức ở hai trình độ: trình độ nhận thức thông 
thường và trình độ nhận thức khoa học . 
Trong quá trình nhận thức thế giới có những người với trí tuệ đặc 
biệt, biết sử dụng các phương tiện, phương pháp nhận thức để tìm hiểu 
thế giới, tạo ra hệ thống chân lý khách quan. Đó chính là tri thức khoa 
học . 
4
Thành phần của khoa học gồm có : 
- Các tài liệu về thế giới do thực nghiệm, sưu tầm, quan sát 
- Các lý thuyết ,học thuyết do khái quát 
- Các nguyên lý rút ra từ thực nghiệm 
- Các phương pháp nhận thức khoa học 
- Quy trình vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất vào đời sống xã 
hội tạo ra công nghệ sản xuất, nguyên lý quản lý xã hội 
Khoa học luôn tiếp cận chân lý, tìm cách nghiên cứu hiện thực một 
cách đầy đủ và toàn diện 
IV. Động lực phát triển của khoa học 
Động lực phát triển của khoa học, cơ sở của tri thức khoa học và tiêu 
chuẩn chân lý của những nguyên lý là nhu cầu của đời sống thực tiễn . 
Thực tiễn xã hội – lịch sử là tiêu chuẩn chân lý khoa học, là nhân tố cơ 
bản thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Thực tiễn không những là nguồn 
gốc của nhận thức mà còn là tiêu chuẩn xác minh tính chân thực của nhận 
thức, là nơi ứng dụng kiến thức khoa học và là nơi cung cấp cho khoa học 
những phương tiện nghiên cứu . 
Lịch sử phát triển của khoa học chỉ ra rằng do những quy luật bên 
trong của sự phát triển, tư tưởng khoa học thường đi trước nhiều so với 
yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Sự phát triển của khoa học phải đáp ứng 
được phần lớn nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu đời của cuộc sống xã 
hội . 
V. Phân loại khoa học 
Phân loại những khoa học , nghiên cứu khoa học ( NCKH ) dựa vào 
nguyên tắc: khách quan và phát triển ( phối thuộc ) 
- Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc phân loại khoa học dựa theo 
hình thức vận động của vật chất mà nó phản ánh . 
- Nguyên tắc phát triển: là nguyên tắc sắp xếp các khoa học dựa vào 
trình độ phát triển của tự nhiên và phù hợp với trình độ nhận thức của 
con người . 
Dựa vào 2 nguyên tắc trên viện sĩ B. Kêdrốp đã phân loại khoa học 
bao gồm : 
5
* Khoa học triết học. 
* Khoa học toán học. 
* Khoa học tự nhiên . 
* Khoa học xã hội 
UNESCO ( cơ quan văn hoá khoa học của Liên hợp quốc ) phân 
khoa học thành 5 lĩnh vực : 
* Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác. 
* Khoa học kĩ thuật. 
* Khoa học nông nghiệp. 
* Khoa học về sức khoẻ. 
* Khoa học xã hội và nhân văn. 
Ngày nay các khoa học được chia thành 3 nhóm lớn là : 
Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ 
thuật. Trong mỗi nhóm người ta còn chia ra những thành phần nhỏ gọi 
là môn khoa học . 
- Khoa học xã hội và nhân văn là khoa học nguyên cứu các quy luật 
về sự vận động và phát triển của xã hội và tư duy như văn học, tâm lý 
học, giáo dục học, triết học, thể dục thể thao, kinh tế chính trị .... 
- Khoa học tự nhiên là khoa học nguyên cứu các quy luật về sự vận 
động và phát triển của thế giới vật chất như toán học, hoá học, vật lý 
học, sinh học ........ 
- Khoa học kỹ thuật là khoa học nguyên cứu về sự ứng dụng các 
thành tựu khoa học trong tự nhiên vào trong lĩnh vực kỹ thuật công 
nghệ nhằm tìm ra một sản phẩm mới, máy móc thiết bị mới, các quy 
trình công nghệ mới . 
Khoa học TDTT, phạm vi nhiên cứu rất rộng. Thuộc lĩnh vực của 
khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các vấn đề như: nghiên cứu quan 
hệ giữa TDTT và phát triển kinh tế xã hội , kinh tế TDTT và lý luận về 
TDTT ...... Thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên là những vấn đề như sinh 
học,y học thể thao ,di truyền học thể thao .........thuộc nhóm khoa học 
kỹ thuật đó là các vấn đề nghiên cứu về kết cấu hạ tầng TDTT, các 
thiết bị tập luyện và đo lường, kiểm tra, điều khiển, thông tin trong 
6
TDTT. Hiện nay TDTT nằm trong hệ thống giáo dục, vì vậy TDTT 
được xếp vào khoa học xã hội và nhân văn . Nghiên cứu khoa học 
trong hoạt động TDTT là nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục. Thông 
qua hoạt động TDTT, tố chất thể lực được cải thiện, rèn luyện kỹ năng , 
hình thành kỹ xảo vận động. Nghiên cứu khoa học trong TDTT chính 
là nghiên cứu về con người dưới sự tác động của các quy luật sinh học , 
quy luật giáo dục, quy luật xã hội và nhân văn. Khi nghiên cứu trong 
TDTT ta có thể vận dụng tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhiều 
năm qua, các tác giả đã tập trung nghiên cứu tìm ra phương pháp tập 
luyện, nâng cao kỹ chiến thuật trong thi đấu, điều tra các phẩm chất thể 
lực ....Nhìn chung phạm vi nghiên cứu khá rộng và được tiến hành ở 
nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện thực 
thi . 
VI. Công nghệ 
Công nghệ sản xuất là tất cả những gì có liên quan đến việc biến đổi 
đầu vào thành đầu ra của quá trình sản xuất cụ thể bao gồm : 
- Phần kỹ thuật đó là hệ thống thiết bị, máy móc dùng trong dây 
truyền sản xuất 
- Phần thông tin: các bí quyết, các quy trình và các tài liệu hướng 
dẫn sản xuất . 
- Phần con người : trình độ tay nghề của người sản xuất trực tiếp : kỹ 
năng, kỹ xảo và sự thành thạo nghề nghiệp . 
Phần kỹ thuật và thông tin của công nghệ sản xuất được gọi tắt là 
công nghệ. Phần kỹ thuật của công nhệ là phần cứng, phần thông tin là 
phần mềm . 
Về bản chất thì công nghệ là thành quả của các quá trình áp dụng 
khoa học vào sản xuất, là sản phẩm trí tuệ của con người. Công nghệ là 
nền tảng của công nghiệp, công nghiệp là phương thức truyền tải công 
nghệ vào cuộc sống . 
Muốn tiến hành công nghệ hoá, hiện đại hoá phải dựa vào trí tuệ 
con người là chủ yếu. Phải lấy khoa học công nghệ làm động lực của 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá . 
7
VII. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
7. 1. Nghiên cứu khoa học là gì ? 
Nghiên cứu khoa học là dạng lao động phức tạp nhất các hoạt động 
của xã hội loài người , là một hoạt động đặc biệt của con người. Hoạt 
động này có mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất, có kế hoạch được 
tổ chức chặt chẽ bởi các nhà khoa học có phẩm chất năng lực đặc biệt, 
được đào tạo có trình độ cao. NCKH chính là quá trình phát hiện, tìm tòi , 
sáng tạo, gia công, chế biến, lưu trữ và sử dụng các thông tin có ý nghĩa . 
7. 2. Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học 
- Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhận thức thế giới và cải tạo 
thế giới ( tự nhiên , xã hội và con người ). Tạo ra giá trị nhận thức mới 
là đặc trưng quan nhất của NCKH. Giá trị nhận thức mới ở đây có thể 
hiểu là trước đó chưa ai biết , biết chưa chính xác, chưa đầy đủ và chưa 
sâu sắc . 
- Hoạt dộng NCKH tạo giá trị nhận thức mới bao gồm kiến thức mới 
và kỹ năng mới. Hoạt động NCKH làm cho khoa học phát triển , làm 
tăng thêm năng lực nhận thức của con người, giúp cho họ tìm tòi quy 
luật, bản chất sự vật và hiện tượng , từ đó đi vào cải tạo thế giới, phát 
triển xã hội . 
- Đối tượng nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp ( tự nhiên , xã 
hội và con người). Trong TDTT, đối tượng nghiên cứu là con người 
trong điều kiện hoạt động thể dục thể thao . 
- Phương pháp NCKH là phương pháp nhận thức thế giới được tiến 
hành bằng những quy định với nhưng tiêu chuẩn khắt khe. Các phương 
tiện NCKH là những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tinh vi . 
- NCKH là hoạt động phức tạp, chứa nhiều mâu thuẩn, nhiều trường 
phái, nhiều xu hướng đấu tranh lẫn nhau, chân lý được phù hợp với 
hiện thực, đem lại lợi ích phục vụ cho con người. Trong khi nghiên cứu 
có thể gặp khó khăn, có khi thất bại nhưng thành công cũng là vô giá. 
Giá trị lao động khoa học được quyết định với tính thông tin, tính triển 
vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội, tính kinh tế của 
nó . 
7. 3. Bản chất của nghiên cứu khoa học 
Một vấn đề xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của NCKH là 
vấn đề bản chất của nó. Nắm vững bản chất chúng ta nhận biết chính 
8
xác các hoạt động NCKH và các dạng hoạt động khác để đưa NCKH 
vào sự phát triển xã hội . Bản chất NCKH là hoạt động tìm tòi, sáng tạo 
và phát minh . 
7. 4. Các quá trình bộ phận của nghiên cứu khoa học : 
- Quá trình phát triển và chứng minh giá trị nhận thức mới mà chưa ai biết 
hay biết chưa đầy đủ , chưa sâu sắc. Dựa trên những cứ liệu chính xác, 
đáng tin cậy, sự lập luận chính xác và những kết luận đứng đắn, chặt chẽ 
logic, chứng minh giá trị nhận thức mới định tìm là có thật và chưa ai biết, 
thực sự tồn tại. Người nghiên cứu phải biết cách lựa chọn đề tài nghiên 
cứu, sau đó vạch ra kế hoạch, chương trình nghiên cứu, biết cách thu nhập 
tài liệu , tích luỹ dữ liệu liên quan đến vấn đề đặt ra; biết cách phân tích và 
khái quát các dữ liệu đã thu nhập được để rút ra những kết luận đúng đắn 
cho các vấn đề đã nêu trong đề tài . 
Do đó phải nắm vững phương pháp nghiên cứu, lựa chọn, trong việc 
sử lý các số liệu nghiên cứu đã dẫn đến những chứng minh và kết luận 
chính xác . 
• Các công việc công bố và thảo luận về giá trị nhận thức mới tìm 
ra : 
Công việc này phải phân tích, xem xét, tìm tòi của người nghiên cứu, 
xác định hay bác bỏ kết quả đã đạt được. Đó là một quá trình tranh 
luận khoa học mà mục tiêu cao nhất là chân lý . 
• Hình thức công bố và tranh luận rất đa dạng, có thể công bố và 
thảo luận rộng rãi trên báo chí khoa học, hay các hội nghị khoa học, tổ 
chức bảo vệ trước hội đồng cơ quan, nhà nước . 
• Trong tranh luận khoa học chỉ có sự kiện khoa học là quan 
trọng còn các vấn đề khác như cấp bậc, tuổi tác, công lao ..... đều 
không có ý nghĩa . 
7. 5. Phân loại nghiên cứu khoa học 
Theo định hướng nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học 
bao gồm : 
- Nghiên cứu cơ bản 
Là loại hình nghiên cứu nhằm khám phá các quy luật vận động và 
phát triển của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 
Trong lĩnh vực khoa học khoa học TDTT đó là công trình thuộc dạng 
9
điều tra thể chất, trạng thái vận động , trạng thái tâm lý. Căn cứ vào kết 
quả nghiên cứu cơ bản người ta có thể làm thay đổi các quan niệm các 
hệ thống các lý thuyết, các quy trình công nghệ mà trước đó trở thành 
một môn khoa học mới .....v...v.. 
Nghiên cứu cơ bản có thể chia làm hai nhóm : 
+ Nghiên cứu cơ bản thuần tuý nhầm phát hiện ra quy luật của sự vật 
và hiện tượng chưa được biết hoặc chưa nhằm vào mục đích ứng dụng 
nào . 
+ Nghiên cứu cơ bản có định hướng là nghiên cứu những vấn đề cơ 
bản , nhằm phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng nhằm vào mục 
đích định trước . 
- Nghiên cứu ứng dụng 
Là loại hình Nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu đã có để ứng 
dụng vào nhiệm vụ cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra của ngành và 
bộ môn khoa học. Kết quả nghiên cứu ứng dụng có thể tạo nên phương 
pháp mới, nhờ đó mà sản xuất ra những máy móc, thiết bị, nguyên liệu 
mới ......những nghiên cứu kiểu này rất phù hợp với ngành TDTT . Kết 
quả cũng có thể là những đề xuất, sáng chế, giải pháp, biện pháp các 
nguyên lý quy trình công nghệ mới, các phương thức và thao tác mới. 
Giá trị của các công trình nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu ứng 
dụng còn phụ thuộc một phần vào kết quả của nhiên cứu triển khai . 
- Nghiên cứu triển khai thực nghiệm : 
Là loại hình nghiên cứu nhằm áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng 
dụng đã đạt được vào thực tế sản xuất. Triển khai thực nghiệm còn 
được gọi là triển khai thực nghiệm kỹ thuật hoặc triển khai kỹ thuật. 
Đây là loại hình hoạt động nhằm phát triển các nguyên lý kỹ thuật thu 
được từ kết quả nghiên cứu ứng dụng để tạo ra các hình mẫu về một 
phương diện kỹ thuật mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, 
hình mẫu mới ....để phục vụ đời sống và sản xuất . 
- Nghiên cứu dự báo thăm dò 
Là dạng nghiên cứu đặc biệt dựa trên kết quả nghiên cứu cơ bản, 
nghiên cứu ứng dụng để xác định phương hướng nghiên cứu, loại 
nghiên cứu nào của nghiên cứu. Chúng ta không thể xếp hoạt động này 
vào nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hoặc triển khai. Nó là 
một dạng thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội nghiên cứu trong NCKH. 
10
Nghiên cứu dự báo thường được tiến hành theo các phương pháp tiếp 
cận sau: 
+ Dự báo trên quan niệm nhu cầu cụ thể đã chín muồi của tiến bộ 
11 
khoa học kỹ thuật 
+ Dự báo trên cơ sở nghiên cứu logic phát triển nội tại của các bộ 
môn khoa học 
+ Dự báo trên cơ sở phân tích cấu trúc , sự tương tác ngành và cơ 
chế hình thành các môn khoa học mới . 
+ Dự báo xuất phát từ đòi hỏi kỹ thuật và nhu cầu của đời sống xã 
hội . 
+ Dự báo nhờ khai thác các thông tin trong các công trình nghiên 
cứu khoa học . 
ƒ Theo nguồn kinh phí được cấp , các công trình NCKH bao 
gồm : 
- Các công trình NCKH được thực hiện nhờ nguồn kinh phí của nhà 
nước . 
- Các công trình NCKH được tiến hành theo nguồn kinh phí hợp 
đồng 
- Các công trình NCKH được tiến hành từ nguồn kinh phí tự có hoặc 
của cá nhân . 
ƒ Theo thời gian công trình nghiên cứu khoa học bao gồm : 
- Các công trình nghiên cứu dài hạn thường là một vài năm 
- Các công trình nghiên cứu khoa học ngắn hạn thường là trong vóng 
1 năm trở lại . 
ƒ Theo mối quan hệ giữa công tác NCKH với thực tiễn phong trào 
TDTT. 
Các công trình khoa học bao gồm : 
- Các công trình NCKH trong lĩnh vực TDTT quần chúng . 
- Các công trình NCKH trong đào tạo vận động viên .
- Các công trình NCKH nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý 
và đào tạo cán bộ . 
- Các công trình NCKH trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng , thiết bị, dụng 
cụ TDTT và kinh tế thể thao . 
ƒ Theo tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối với nền kinh 
tế quốc dân , các công trình NCKH bao gồm : 
- Các công trình NCKH cấp Nhà nước . Đó là các công trình nghiên 
cứu rất quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề có tầm vĩ mô của Nhà 
nước và thưc hiện theo kế hoạch của Nhà nước . 
- Các công trình NCKH cấp bộ , ngành là những công trình nghiên 
cứu có vai trò đối với bộ và thực hiện theo kế hoạch mà bộ , ngành đã 
duyệt . 
- Các công trình nghiên cứu cấp tỉnh, thành . 
- Các công trình NCKH cấp trường, viện và trung tâm khoa học . 
Một số yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học: 
Để đáp ứng được yêu cầu đối với mục tiêu, nôi dung, phương pháp 
đào tạo nói chung và NCKH nói riêng , người nghiên cứu phải nắm vững 
mục đích nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về phương pháp và quy trình 
nghiên cứu . 
Người nghiên cứu khoa học phải có một số phẩm chất, năng lực sau đây : 
- Nhiệt tình, say mê NCKH 
- Tinh thần khoa học 
- Khách quan , trung thực , nghiêm túc 
- Hoài nghi khoa học , dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học 
- Hợp tác khoa học. 
12
CHƯƠNG II 
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA 
HỌC VẬN DỤNG LĨNH VỰC TDTT. 
A. KHÁI NIỆM 
Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, là cách thức để 
giúp các nhà khoa học thực hiện các mục đích nghiên cứu của mình . 
Về mặt công nghệ, NCKH là quá trình chế biến thông tin với một 
công nghệ xác định xuyên suốt quá trình từ khi thu nhập thông tin đến 
chuyển giao các thông tin chế biến . 
- Phương pháp có tính mục đích vì mọi hoạt động cùa con người 
đều có có tính mục đích: mục đích nghiên cứu các đề tài NCKH chỉ 
đạo tìm tòi và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Nên chúng ta lựa 
chọn các phương pháp phù hợp, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ 
làm cho mục đích nghiên cứu đạt nhanh hơn và còn có thể vượt qua cả 
yêu cầu mà mục đích đã dự kiến. Phương pháp NCKH gắn bó với mục 
đích sáng tạo khoa học . 
- Mục đích nghiên cứu khoa học luôn đi đôi, gắn chặt với nội dung 
của những vấn đề cần tìm hiểu. Thực chất phương pháp là hình thức 
vận động của nội dung , mọi hoạt động đều có nội dung, nội dung công 
việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung, 
là yếu tố quyết định chất lượng công việc . 
- Phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng 
nghiên cứu. Đối tượng càng phức tạp càng đòi hỏi phương pháp tinh 
vi , hiện đại. Phương pháp nghiên cứu sẽ có hiệu quả khi nó phù hợp 
với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan 
đối tượng . 
- Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt, đó là 
hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu . 
- Trong khi thực hiện đề tài, áp dụng các phương pháp nghiên cứu 
khoa học đôi khi cần có những phương tiện kỹ thuật tinh xảo, có độ 
chính xác cao. Phương pháp kỹ thuật là công cụ hỗ trợ đắc lực cho 
phương pháp nghiên cứu . 
13
- Dựa vào tính chất công trình nghiên cứu người ta chia phương 
pháp thành 3 nhóm : mô tả, giải thích và chuẩn đoán . 
- Dựa vào các bước của công việc có các nhóm phương pháp: thu 
thập thông tin, gia công và xử lý các thông tin . 
- Dựa vào trình độ tiếp cận đối tượng, có các phương pháp nghiên 
cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực 
tiễn, nghiên cứu lý thuyết phương pháp nghiên cứu sử dụng toán học . 
I. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm . 
Gồm các phương pháp cụ thể như phương pháp thể nghiệm , thực 
nghiệm, quan sát , mô tả để kiểm chứng các dữ liệu đã được tạo ra một 
cách nào đó trong các điều kiện sát định với các thông số xác định. 
Trong khoa học xã hội có thể bao gồm các phương pháp điều tra, 
nghiên cứu so sánh, sử dụng chuyên gia, thí nghiệm để rút ra kinh 
nghiệm . 
Trong lĩnh vực TDTT đối tượng thực nghiệm , thử nghiệm các 
phương pháp huấn luyện có tính chất ưu việt chính là đội ngũ những 
người tập, những người tham gia hoạt động TDTT. Hiện nay các 
phương pháp thực nghiệm ngày càng được nâng lên trên cơ sở của nền 
khoa học. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài các 
phương tiện, công cụ được cải tiến, người ta còn xác lập các điều kiện 
môi trường cho thử nghiệm khoa học bằng biện pháp nhân tạo . 
II. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
Là nhóm phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các ngành khoa 
học song chủ yếu là khoa học xã hội và nhân văn. Đây là một phương 
pháp phải sử dụng nhiều ngôn ngữ văn bản để chứng minh, lý giải sự 
vật và hiện tượng cần nghiên cứu. Nó bao gồm phương pháp trìu tượng, 
khái quát hoá, diễn giải, quy nạp, phân loại , hệ thống hoá và phân tích 
tổng hợp . 
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bắt nguồn từ các lý thuyết, để 
rồi khẳng định hay phủ định. Nhưng điều quan trọng nhất của việc ứng 
dụng phương pháp này trong những khoa học là tính logic, lịch sử cụ 
thể và là thước đo chính xác nhất vẫn là kết quả ứng vào thực tiễn xã 
hội . 
14
B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA 
HỌC VẬN DỤNG TRONG LĨNH VỰC TDTT . 
I. Phương pháp thu nhận thông tin và xử lý thông tin 
1. 1. Phương pháp thu nhận thông tin 
Đọc sách để theo dõi những thông tin những tri thức khoa học kỹ 
thuật mới nhằm làm phong phú cho vốn tri thức của mình. Thu nhập 
các thông tin có tính chất chuyên môn để nâng cao chất lượng và giá trị 
của công trình nghiên cứu. Có thể thu thập thông tin theo đề tài nghiên 
cứu . 
Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận trong sách báo khoa học có thể 
trở thành phương pháp nghiên cứu cơ bản. Khi nghiên cứu cơ sở tư 
tưởng của hệ thống GDTC Việt Nam thì chỉ có thực hiện bằng con 
đường nghiên cứu các tư liệu, các chỉ thị , nghị quyết của Đảng, Nhà 
nước, của các lãnh tụ và việc vận dụng chúng vào thực tiễn . 
Yêu cầu khi đọc sách : phải độc lập về quan điểm và phương pháp 
tư duy. Thu thập những thông tin mới phục vụ đề tài với thái độ đúng 
đắn khách quan và khoa học . 
Phương pháp đọc: người đọc cần xem xét tên tác giả, nhà xuất bản , 
năm, nơi xuất bản, số lượng sách xuất bản ........đọc các nội dung chính 
trước: Lới nói đầu , mục lục để biết các vấn đề có mức độ liên quan 
đến vấn đề nghiên cứu của cá nhân. Có thể tiến hành đọc từ 1 đến vài 
lần. Lần thứ nhất đọc kỹ để nắm nội cơ bản, cần thiết phục vụ đề tài 
của mình. Đọc lần thứ 2 hoặc thứ 3 man tính chất chọn lọc, tức là phải 
nắm vững nội dung cơ bản, tra cứu các thuật ngữ chuyên môn, phân 
tích và so sánh với các cơ sở lý luận khác và sự hiểu biết của bản thân. 
Sau đó rút ra những kết luận cần thiết . 
1. 2. Phương pháp xử lý thông tin 
Các thông tin thu được qua sách báo khoa học, người nghiên cứu 
cần tư duy, chọn lọc , phân loại phục vụ cho đề tài nghiên cứu của bản 
thân bao gồm : 
Phân tích, tổng hợp: 
+ Phân tích là quá trình hoạt động trí tuệ nhằm tách đối tượng thành 
những bộ phận, những dấu hiệu và thuộc tính, những mối liên hệ và 
quan hệ giữa chúng theo một hướng nhất định để nhận thức về đối 
tượng ấy một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn. Ví dụ khi tìm hiểu về 
15
lượng vận động cần phải hiểu rõ các thành phần của nó như khối lượng, 
cường độ và mật độ tập luyện. Đồng thời phải nghiên cứu mối quan hệ 
giữa các thành phần đó với nhau trong quá trình tập luyện của vận 
động viên . 
+ Tổng hợp là gợp những đối tượng, thuộc tính, quan hệ ..... thành một 
tổng thể thống nhất để tìm ra sự mới lạ, tìm bản chất và quy luật của 
các sự vật và hiện tượng. Có thể tổng hợp các số liệu đã phân tích về 
mặt sinh l , sinh hoá, về sự phát triển thể lực và thành tích thể thao . 
Phân tích và tổng hợp là hai mặt trái ngược nhau lại có quan hệ mật 
thiết với nhau trong quá trình tư duy biện chứng . 
So sánh: 
Là xác định sự giống nhau hay khác biệt giữa các đối tượng , thuộc 
tính và quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan . 
Trừu tượng hoá và khái quát hoá : 
+ Trừu tượng hoá là dùng trí tuệ gạt bỏ những bộ, thuộc tính, quan hệ 
không cần thiết và chỉ giữ lại yếu tố nào cần thiết để nghiên cứu . 
+ Khái quát hoá là dùng trí tuệ gợp nhiều đối tượng khác nhau thành 
một nhóm, loại ......trên cơ sở chúng có một thuộc tính chung, bản chất 
hoặc mối quan hệ có tính quy luật. Nhờ khả năng trừu tượng hoá, khái 
quát hoá người ta có thể phân biệt các phẩm chất thể lực thành sức 
mạnh, sức nhanh, sức bền ...... 
II. Phương pháp quan sát sư phạm 
2. 1. Khái niệm 
Quan sát sư phạm là phương pháp theo dõi trực tiếp ( hay gián tiếp ), 
có kế hoạch và biện pháp chuyên môn nhằm phản ánh một cách khách 
quan đối tượng nghiên cứu mà không có sự can thiệp của người nghiên 
cứu vào trong đó . 
- Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình 
giáo dục, trên cơ sơ tri giác trực tiếp về các hoạt động sư phạm, cho ta 
những tài liệu sống về thực tiển giáo dục. Tuy nhiên quan sát sư phạm 
giống quan sát tự nhiên ở chỗ : cùng dựa vào khai thác những hiện 
tượng có sẵn, không chủ động gây nên những tác động sư phạm, 
nhưng quan sát tự nhiên thì xuất phát từ những dấu hiệu bên ngoài còn 
quan sát sư phạm có thể khai thác cả những thông tin bên trong, ví dụ 
thực hiện các bài tập rồi đánh giá . 
16
- Quan sát trong NCKH thực hiện một số chức năng : 
+ Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đó là chức năng quan trọng 
nhất trong quá trình nghiên cứu 
+ Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có 
+ Chức năng so sánh các kết quả trong những thực nghiệm. Đối chiếu 
lý thuyết với thực tế 
2. 2. Đặc điểm của quan sát sư phạm 
Thông thường bao giờ quan sát cũng được tiến hành do một chủ thể 
sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, với 
một mục đích và bằng phương tiện nhất định cho nên đặc điểm của 
quan sát sư phạm thể hiện ở chỗ : 
- Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của cá nhân 
hay tập thể . 
- Người quan sát là nhà khoa học hay công tác viên. Đó là những 
người có trình độ học vấn và ít nhiều có khả ngăng tư duy, nghiên cứu . 
Đã là con người thì đều có tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ , kinh 
nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lý. Cho nên khi quan sát “cái 
tôi” cũng ảnh hưởng đến quá trình quan sát. Từ đó có thể làm sai lệch 
sự thật . 
- Tài liệu quan sát dù khách quan thế nào đi chăng nữa cũng vẫn 
phụ thuộc vào việc lựa chọn của người nghiên cứu, do đó cần lựa chọn 
theo những chuẩn nhất định, được xử lý bằng toán học ......... 
2. 3. Ưu , nhược điểm của quan sát sư phạm 
- Thu thập tài liệu trực tiếp, phản ánh trong hoàn cảnh cụ thể loại bỏ 
sai sót trung gian nếu có . 
- Thực hiện phương pháp quan sát sư phạm giúp người nghiên cứu 
theo dõi các hiện tượng giáo dục một cách sống động theo trình tự thời 
gian, phát hiện những biến đổi về số lượng và chất lượng dưới tác động 
của giáo dục, giáo dưỡng . 
- Sự quan sát đúng đắn, tin cậy có thể giúp nhà nghiên cứu thấy 
được diễn biến của quá trình giáo dục, giáo dưỡng . 
- Tuy nhiên phương pháp quan sát sư phạm cũng có những hạn chế 
nhất định. Tâm trạng của người quan sát có thể ảnh hưởng đến kết quả, 
17
khó tránh khỏi những ý kiến trong chủ quan đánh giá quá trình giáo 
dục . 
- Quan sát sư phạm dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở người quan sát nếu 
tổ chức không chu đáo rất dễ tạo nên mối quan sát không đầy đủ của 
thầy và trò, nhất là về các mặt như đạo đức thể thao, trạng thái tâm lý 
thể thao, động tập luyện . 
2. 4. Đối tượng quan sát sư phạm 
Đối tượng quan sát sư phạm là các mặt khác nhau của quá trình giáo 
dục – giáo dưỡng nói chung, giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao 
nói riêng. Đối tượng quan sát bao gồm : 
- Phương pháp giảng dạy và huấn luyện 
- Kỹ thuật thao tác 
- Hoạt động chiến thuật 
- Nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng . Phương pháp giáo dục – giáo 
dưỡng 
- Các bài tập, điều kiện vệ sinh, môi trường ... 
- Yếu tố tâm lý trong tập luyện và thi đấu 
2. 5. Cách tiến hành quan sát 
Muốn quan sát đạt hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch và chương 
trình quan sát thật tỉ mỉ 
- Xác định đối tượng quan sát, mục đích và nhiệm vụ cụ thể phải đạt 
được 
- Chuẩn bị chu đáo các tài liệu và trang thiết bị kỹ thuật để quan sát 
( hồ sơ quan sát: phiếu, biên bản, thiết bị kỹ thuật ....) 
- Tiến hành quan sát, thu nhập tài liệu theo chương trình 
- Ghi chép kết quả quan sát. Có thể ghi vào phiếu in sẵn, ghi biên bản , 
ghi vắn tắt, ghi nhật kí có thời gian , không gian, điều kiện và diễn biến 
của sự kiện hoặc có thể ghi âm, chụp ảnh, quay phim 
- Kiểm tra lại kết quả quan sát bằng cách: chuyện trò với người tham 
gia tình huống, sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối 
chiếu, quan sát lại nếu thấy cần ......... 
18
III. Phương pháp điều tra. 
Phương pháp điều tra trong giáo dục là phương pháp khảo sát số 
lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực vào một 
hay nhiều thời điểm 
* Phân loại 
Có hai loại điều tra trong nghiên cứu giáo dục 
- Điều tra cơ bản trong giáo dục như diều tra trình độ thể lực trong 
nhân dân ở một số địa phương hay trong phạm vi toàn quốc, điều tra 
chỉ số thông minh của sinh viên , học sinh, điều tra nhu cầu phát triển 
giáo dục về văn hóa....... 
- Trưng cầu ý kiến ( điều tra xã hội học) theo phiếu là phương pháp 
tìm hiểu nhận thức, tâm trạng, nguyện vọng, của thầy cô, học sinh, phụ 
huynh sinh viên các hiện tương xã hội khác về một sự kiện chính trị, xã 
hội, văn hoá, thể thao .. 
Thực chất của phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp thu 
thập thông tin bằng ngôn ngữ dựa trên tác động về mặt tâm lý xã hội 
trực tiếp ( phỏng vấn ) hoặc gián tiếp (anket) giữa người nghiên cứu và 
người được hỏi ý kiến. Trưng cầu ý kiến dựa trên những lời phát biểu 
của cá nhân để phát hiện những sắc thái tinh tế nhất về các sự kiện 
đang xảy ra, đó là nguồn thông tin quan trọng 
Điều quan trọng trong trưng cầu ý kiến là đặt câu hỏi. Câu hỏi thứ 
nhất là công cụ điều tra được sắp xếp theo một trình tự logic nhằm thu 
nhận thông tin. Câu hỏi có dạng tìm hiểu, sự kiện, kiểm tra nhận thức 
để biết thái độ, quan điểm của người được hỏi. Câu hỏi sử dụng thu 
thập thông tin dưới dạng viết được gọi là anket 
3. 1. Quy trình nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi ( anket ) 
- Xác định đề tài , mục đích của cuộc trưng cầu ( thăm dò ) ý kiến 
theo phiếu 
* Chọn đề tài : đề tài nghiên cứu phải phù hợp với đối tượng , vấn 
đề mà chúng ta nghiên cứu phải nằm trong tằm hiểu biết của đối tượng, 
phải được đối tượng quan tâm 
* Xác định mục đích : tuỳ theo nhhu cầu thực tế, khả năng của mỗi 
chúng ta ( trình độ , kinh phí ...) mà giới hạn hay mở rộng quy mô mục 
đích nghiên cứu cụ thể của mình 
19
- Quy trình , nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi 
Phiếu câu hỏi có thể gồm ba phần 
* Phần mở đầu : có chức năng xây dựng động cơ cho người được 
trả lời, hướng dẫn cách trả lời với các câu hỏi, tạo cảm giác dễ chịu, hài 
lóng ngay từ khi tiếp xúc với câu hỏi 
* Phần nội dung : phần này thể hiện bằng các câu hỏi . Câu hỏi có 
thể sử dụng bằng câu hỏi kín và câu hỏi mở ( anket đóng và anket mở) . 
Câu hỏi kín là câu hỏi có kèm theo sẵn phương án trả lời. Người trả lời 
chỉ cần đánh dấu vào phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình. 
Có hai loại câu hỏi kín đó là câu hỏi kín đơn giản và câu hỏi kín phức 
tạp: 
Câu hỏi kín đơn giản : là loại câu hỏi chỉ có hai phương án trả lời 
“có” hoặc “không” 
Câu hỏi kín phức tạp : gồm nhiều phương án trả lời. Nó phân biệt tỉ 
mỉ hơn thái độ phán xét, đánh giá của người trả lời . 
Như Trường đại học thành trường Đại học quốc gia, đồng chí có ý 
nghĩa băn khoăn xin cho biết ý kiến 
Câu hỏi mở có ưu tiên ghi nhận được đầy đủ, chính xác ý kiến của 
người trả lời trong khi xử lý 
Câu hỏi vừa kín vừa mở: Đó là loại câu hỏi có một số phương án trả 
lời có sẵn và một số phương án trả lời là câu hỏi mở. Câu hỏi này được 
sử dụng khi vấn đề được hỏi có chứa rất nhiều phương án trả lời mà 
chúng ta khó có thể lường hết được 
- Phần cứ liệu kiểm tra : mục đích nhằm phân tích chất lượng thông 
tin 
Ghi rõ tiểu sử người được hỏi gồm họ, tên, năm sinh, nơi làm việc, 
thâm niên công tác và một số vấn đề khác khi cần 
Đối với một số câu hỏi tạo nên sự băn khoăn, lo ngại đối với người 
trả lời thì không cần ghi phần cứ liệu kiểm tra ( vô danh ). 
3. 2 . Phương pháp phỏng vấn 
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp điều tra nhằm thu nhận 
thông tin thông qua hỏi – trả lời, giữa nhà nghiên cứu với cá nhân khác 
nhau về vấn đề quan tâm. 
20
Phân loại phương pháp phỏng vấn 
Tuỳ theo mục đích, hình thức, nội dung thu nhận thông tin có thể 
chia thành 3 loại phỏng vấn : phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp 
và trao đổi mạn đàm 
- Phỏng vấn trực tiếp : là phương pháp thu nhận thông tin thông qua 
hỏi và trả lời miệng giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. Trong 
phương pháp này, người nghiên cứu và đối tượng được hỏi nói chuyện 
trực tiếp với nhau 
- Phỏng vấn gián tiếp ( bằng phiếu ): Phỏng vấn gián tiếp là phương 
pháp điều tra xã hội học ( dùng anket) thực hiện bằng cách điền vào 
các câu hỏi được in sẵn, người được hỏi lựa chọn câu trả lời theo quan 
điểm và nhận thức của mình. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp được 
sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu khoa học 
- Phỏng vấn mạn đàm : ( trao đổi mạn đàm ) là phương pháp điều 
tra nhằm thu nhận thông tin qua sự trao đổi ý kiến qua lại giữa người 
nghiên cứu và người được hỏi 
3. 3. Yêu cầu của kỹ thuật điều tra 
Hiệu quả của sự dụng phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào rất 
nhiều yếu tố mà trước hết là hệ thống câu hỏi 
- Câu hỏi ngắn gọn , rõ ràng , mạch lạc giúp người được trả lời đúng 
với ý đồ chiến lược và mục đích nghiên cứu 
- Hệ thống câu hỏi phải phục vụ chiến lược diều tra nghĩa là khi đặt 
câu hỏi thì chúng ta thu được những thông tin gì và toàn bộ các câu hỏi 
phải làm bộc lộ những quy định chung của nhận thức, tâm trạng hay 
quan niệm chung của xã hội. Một điều đáng quan tâm là chất lượng ý 
kiến trả lời phụ thuộc vào cả hai phía. 
+ Người hỏi 
- Đặt câu hỏi nhằm mục đích gì ? 
- Nội dung câu hỏi : dễ hiểu để trả lời 
- Tình huống , hoàn cảnh môi trường 
+ Người trả lời 
- Động cơ trả lời 
21
- Trình độ của người được hỏi 
- Khả năng trí nhớ 
- Thái độ đối với người được hỏi 
- Giấu tên hay phải ghi rõ họ tên 
- Kết quả cuộc điều tra cũng có thể bị hạn chế do hệ thống câu hỏi 
khó hiểu, trùng lập nhiều vấn đề. Người trả lời trung thực do sợ động 
chạm đến uy tín, khả năng hiểu biết của người được hỏi hạn chế và sử 
lý thông tin không thích hợp 
- Kết quả điều tra phải là những điều kiện khách quan. Để giải quyết 
vấn đề này, hệ thống câu hỏi phải bao hàm cả chiến thuật kiểm tra lẩn 
nhau, các câu hỏi hổ trợ nhau để tìm ra câu hỏi đúng nhất 
- Một điều quan trọng là tạo ra không khí làm việc trong cuộc điều 
tra, cũng như trọng tâm trong thời điểm ấy, vì chúng có thể ảnh hưởng 
tới chất lượng câu trả lời. Cho nên phải chọn thời điểm thích hợp và 
tạo ra bầu không khí tự nhiên, dể chịu trong buổi làm việc 
IV. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu được đưa vào 
quá trình giáo dục những nhân tố mới cần nghiên cứu và làm sáng tỏ 
tính ưu việt của chúng so với nhân tố khác hoặc tác động khác 
Hiện nay phương pháp thực nghiệm sư phạm đang là phương pháp 
chủ công trong NCKH. Ngay từ khi xuất hiện thực nghiệm đã có ý 
nghĩa như một cuộc cách mạng trong quá trình nghiên cứu, nó đẩy lùi 
làm thay đổi tư duy khoa học kiểu củ , nó được ứng dụng rộng rãi nhất 
trong khoa học tự nhiên. Thực nghiệm đã đẩy nhanh quá trình nghiên 
cứu khoa học, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng kết quả sản xuất 
vào thực tiễn sản xuất. Phương pháp thực nghiệm sư phạm làm tăng 
trình độ kỹ thuật thực hành , làm phát triển khả năng tư duy lý thuyết. 
Chính phương pháp thực nghiệm đã tạo ra một hướng nghiên cứu mới , 
phương pháp hoàn toàn chủ động trong sáng tạo khoa học . 
4. 1. Đặc điểm của phương pháp thực nghiệm. 
Thực nghiệm sư phạm với mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả của 
quá trình giảng dạy, huấn luyện, thành tích học tập. Trong lĩnh vực 
hoat động TDTT, thực nghiệm sư phạm thể hiện tính ưu việt rõ nét và 
có một số đặc điểm 
22
- Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm sư phạm là sự can thiệp kế 
hoạch của con người vào hiện tượng nghiên cứu. Kế hoạch thực 
nghiệm đòi hỏi miêu tả hệ thống các biến số theo chương trình 
- Thực nghiệm được tiến hành từ một giả thuyết hay phỏng đoán về 
sự diễn biến tốt hơn của đối tượng nếu ta chú ý đến một biến số quan 
trọng và loại đi một biến số thứ yếu. Điều giải thích là thực nghiệm 
được tiến hành để khẳng định tính chân thực của phỏng đoán hay giả 
thiết. Nếu thực nghiệm thành công sẽ góp phần xây dựng một lý thuyết 
mới . 
-Với mục đích kiểm tra giả thuyết, các đối tượng thực nghiệm được 
chia thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Hai nhóm 
này được lựa chọn ngẫu nhiên, có số lượng và có trình độ phát triển 
như nhau, điều đó được khẳng định bằng kiểm tra chất lượng ban đầu. 
4. 2. Phân loại thực nghiệm sư phạm 
Trong lý luận và thực hành TDTT , người ta phân chia thực nghiệm 
sư phạm thành một nhóm nhất định. Thông thường người ta phân chia 
theo mục đích và điều kiện nghiên cứu: có thể bao gồm một số loại 
thực nghiệm như sau : 
- Thực nhiệm cải tạo: Là thực nghiệm nhằm xây dựng một giả 
thuyết khoa học độc đáo. Có thể nghiên cứu hiệu quả của quá trình dạy 
học trong chương trình hoá TDTT 
- Thực nghiệm kiểm tra Là loại thực nghiệm đánh giá lại những 
thông tin trong một vấn đề khoa học nào đó. Có thể sử dụng loại thực 
nghiệm này để kiểm tra một hiện tượng , một nhân tố sư phạm nào đó 
trong điều kiện mới, các lứa tuổi người tập khác nhau ở các môn thể 
thao không giống nhau 
- Thực nghiệm tự nhiên Có sự thay đổi không lớn điều kiện giảng 
dạy – huấn luyện. Ví dụ nghiên cứu một nội dung mới chương trình 
giảng dạy TDTT cho học sinh phổ thông. Ở nhóm thí nghiệm áp dụng 
các bài tập được soạn thảo. Ở một bài tập mới ở lớp khác không được 
áp dụng. Trong thực nghiệm này các điều kiện của một lớp học là như 
nhau, trẻ em ở nhóm thực nghiệm không được biết là mình đang tham 
gia vào thí nghiệm 
- Thực nghiệm chọn mẫu Trong lĩnh vực TDTT, phương pháp 
thường được sử dụng hơn cả là phương pháp chọn mẫu. Loại thực 
nghiệm này được phân ra làm thực nghiệm tuyệt đối và thực nghiệm so 
sánh ( thực nghiệm tương đối ) 
23
+ Thực nghiệm tuyệt đối Thực nghiệm tuyệt đối được thực hiện nhằm 
mục đích nghiên cứu trạng thái người tập ở một thời điểm nào đó mà 
không cần có sự so sánh với các hiện tượng khác. Ví dụ: đánh giá trình 
độ thể lực của học sinh ở giữa hay cuối năm học. Thực nghiệm tuyệt 
đối thường được tiến hành ở giai đoạn nghiên cứu bước đầu và kết quả 
thu được sẽ đặt cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. 
+ Thực nghiệm so sánh Nếu thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu 
quả của một nhân tố thử nghiệm nào đó người ta thường sử dụng 
phương pháp thực nghiệm so sánh. Thực nghiệm so sánh lại được chia 
làm hai loại: thực nghiệm so sánh trình tự và thực nghiệm so sánh song 
song 
- Thực nghiệm so sánh trình tự: là thực nghiem nhằm so sánh kết quả 
trước và sau khi đưa nhân tố mới vào trên cùng một nhóm người. thực 
nghiệm này thường được áp dụng khi đối tượng nghiên cứu có số 
lượng han chế và điều kiện tiến hành cũng đơn giản hơn . 
- Thực nghiệm so sánh song song: là thực nghiệm được tiến hành 
một lúc trên hai hay nhiều nhóm. Ở nhóm thực nghiệm người ta sử 
dụng phương pháp mới, phương tiện mới, nội dung mới ( nhân tố mới 
ở đây có thể là đặc điểm kỹ thuật, động tác, chiến thuật thi đấu, các 
phương pháp tập luyện, các thành phần lượng vận động, các nhân tố 
tâm lý, các quan điểm về phát triển thể chất ......) 
Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm cần đảm bảo những yêu cầu 
sau đây : 
- Lựa chọn các thí nghiệm bằng phương pháp khác nhau nhưng phải 
như nhau về lứa tuổi, giới tính, trình độ về thể lực kỹ thuật và một số 
loại trình độ khác 
- Điều kiện thực nghiệm ( tập luyện) ở các nhóm phải giống nhau 
- Số lượng đối tượng thực nghiệm phải đủ lớn để số liệu nhận được 
có độ tin cây cao. Các số liệu thu được phải sử lý bằng toán thống kê 
-Trong thực nghiệm không nên đồng thời nghiên cứu cùng một lúc 
nhiều vấn đề, vì nếu làm như thế sẽ ảnh hưởng xấu lẫn nhau khó sát 
định kết quả 
- Trước khi bắt đầu nghiên cứu, có thể giao cho một ban kiểm tra 
tiến hành đánh giá và kiểm tra và ghi vào biên bản số liệu thu được ban 
đầu 
24
- Cuối thực nghiệm sư phạm lập biên bản kiểm tra cuối cùng 
Khi so sánh số liệu trước và sau thực nghiệm, sẽ giải thích được kết 
quả thực nghiệm sư phạm 
Thực nghiệm so sánh song song đơn giản là dạng thực nghiệm dễ tiến 
hành hơn cả. Trong thực nghiệm tiến hành 2 nhóm ( nhóm thực 
nghiệm và nhóm kiểm tra ). Sau khi tiến hành hàng loạt buổi tập, xác 
định kết quả của các nhân tố thí nghiệm 
- Thực nghiệm so sánh song song bắt chéo: sắp xếp các nhóm 
nghiên cứu khác nhau trong những điều kiện đầy đủ không cần nhóm 
đối chứng. Thời gian thực nghiệm từ một số buổi đến một số năm 
Ví dụ : Bảng 2. 1 
Giai đoạn Nhóm A Nhóm B 
Giai đoạn 1 Nhân tố ngh. cứu I Nhân tố nghiên cứu II 
Giai đoạn II Nhân tố ngh.cứu II Nhân tố nghiên cứu I 
Thực nghiệm bắt chéo cho phép đặt ra những điều kiện tương 
đối giống nhau ở các nhóm thí nghiệm . Điều đó rất quan trọng, bởi vì 
đạt đế sự cân bằng hoàn toàn giữa chúng là thực tế không thể có được. 
Trong thực nghiệm bắt chéo, mỗi nhóm lần lượt là nhóm thực 
nghiệm, là nhóm đối chứng. Với sơ đồ thí nghiệm này, cho số liệu có 
mức độ tin cậy cao, có nghĩa là các nhóm thực nghiệm lần lượt chịu sự 
tác động của tất cả các nhân tố sư phạm. Điều đó dẫn đến có thể xử lý 
không bằng toán thống kê mà vẫn có thể tin cậy được mặc dù đối 
tượng thực nghiệm thiếu. 
- Nếu cần thiết so sánh không phải 2 mà 3 nhân tố có thể áp dụng 
theo sơ đồ sau : 3 x 3 ( thực nghiệm nhiều nhân tố ) Bảng 2. 2 
25
26 
Bảng 2. 2 
Giai đọan Nhóm A Nhóm B Nhóm C 
Giai đọan I Nhân tố I Nhân tố II Nhân tố III 
Giai đọan II Nhân tố II Nhân tố III Nhân tố I 
Giai đọan III Nhân tố III Nhân tố I Nhân tố II 
Ví dụ : 
Nếu cần phân tích, so sánh 3 nhân tố nghiên cứu: nghiên cứu ảnh 
hưởng của việc tập luyện thể dục thể thao đối với việc phát triển cơ thể 
trẻ em. Các nhân tố thể lực gồm : 
- Số buổi tập trong tuần 
- Số lần lặp lại các bài tập trong một buổi tập(Nhân tố II) 
- Thời gian nghỉ giữa các lần tập lại (Nhân tố III ) 
Khi cần so sánh 4 nhân tố nghiên cứu thì áp dụng cấu trúc thực nghiệm 
có dạng : 
Bảng 2. 3 
1 2 3 4 
2 3 4 1 
3 4 1 2 
4 1 2 3 
Như vậy có thể xây dựng cấu trúc thực nghiệm với nhiều nhân tố so 
sánh, song cần lưu ý: số nhân tố xác định số nhóm tham gia thực 
nghiệm .
V. Phương pháp dùng bài tập kiểm tra ( bài thử ) – test 
5. 1. Khái niệm 
Phương pháp dùng bài tập kiểm tra ( test ) là phương pháp nghiên 
cứu nhờ hệ thống bài tập ( bài tập kiểm tra ) được tiêu chuẩn hóa về nội 
dung và hình thức đã được thực tiễn thừa nhận nhằm đánh giá khả 
năng của đối tượng nghiên cứu 
- Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên các cấp 
thuộc các môn thể thao khác nhau 
- Nghiên cứu trình độ kỹ thuật, chiến thuật thi đấu của vận động viên, 
trạng thái tâm lý tập luyện và thi đấu, trạng thái sinh lý ........ 
So sánh trình độ tập luyện của từng người hoặc cả nhóm, lựa chọn 
vận động viên vào tập luyện môn thể thao nào cho thích hợp và vào các 
đội tuyển thi đấu. Kiểm tra khách quan trình độ các vận động viên, làm 
sáng tỏ tính ưu việt và những thiếu sót của những biện pháp, phương 
pháp giảng dạy và huấn luyện, hình thức tổ chức tập luyện. Trên cơ sở 
đó, có thể xây dựng kế hoạch tập luyện một cách khoa học 
Điều cần nhấn mạnh thêm rằng, khi dùng phương pháp test phải 
chú ý đến mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của tâm lý người. 
Bởi vì tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử, do đó nhiều khi 
các số liệu cần đo, đếm không phản ảnh hết năng lực tâm lý của mọi 
người . 
5. 2. Các bài tập kiểm tra. 
Trong lĩnh vực họat TDTT, các bài tập kiểm tra gồm những lọai 
sau: 
- Các bài tập khả năng đánh giá các khả năng động lực 
- Các bài tập kiểm tra trạng thái tập luyện 
- Các bài tập đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn 
Trong NCKH TDTT, thường sử dụng nhiều bài tập khác nhau. 
Muốn đánh giá trình độ chuyên môn của vận động viên, sẽ sử dụng 
một số test đánh giá trình độ kỹ thuật, test đánh giá sự chuẩn bị tâm lý. 
Các test giúp chúng ta xác định được trạng thái thể lực của con người, 
sự sẵn sàng của họ khi bước vào tập luyện thông qua các chỉ số khách 
quan. Nếu chọn các test không đúng, các số liệu, thông tin thu nhập 
thiếu mức độ tin cậy, thiếu tính hợp lý của quá trình giáo dục thể chất 
27
và huấn luyện thể thao. Độ tin cậy trên đươc đánh giá, kiểm tra bằng 
các chỉ số tổng hợp về trình độ người tập và kết quả của hoạt động, vận 
động ( thành tích thi đấu ). Một số ví dụ cụ thể : 
Ví dụ 1 : Đánh giá tố chất sức mạnh 
- Sức mạnh tối đa : là khả năng thể hiện sức mạnh lớn nhất của một 
nhóm cơ. Kết quả sức mạnh tối đa trong kiểm tra là không thể lặp lại 
sau đó mà phải cần có thời gian nghỉ đủ để phục hồi. Trong khi sử 
dụng kết quả sức mạnh tối đa, người tập còn sử dụng một khái niệm 
nữa của sức mạnh đó là sức mạnh tương đối được tính bằng : 
28 
Mtd =Mmax / P (kg) 
Trong đó : 
Mtd : sức mạnh tương đối 
Mmax : sức mạnh tối đa 
P : trọng lực cơ thể 
Trong các bài kiểm tra sức mạnh tối đa, thường sử dụng các máy ghi 
lực ( lực kế ) tính ra đơn vị Niuton(N). Thực tế cho thấy sức mạnh tối đa 
của toàn cơ thể được thể hiện ở tư thế đẩy tạ vai và đứng với góc khuỵu 
gối 125 độ - 135 độ , thành tích thu được sẽ lớn nhất . 
Bằng máy ghi lực người ta có thể kiểm tra sức mạnh tối đa của các bộ 
phận cơ thể: sức mạnh tối đa của cẳng chân, cẳng tay, cánh tay, lưng ....... 
Sức mạnh – nhanh: đó là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời 
gian. Nội dung các bài tập kiểm tra bao gồm : 
+ Các loại bật nhảy không có chạy đà: bật nhảy bằng hai chân có 
hoặc không có đánh tay 
+ Nhảy 3 bước, 5 bước, bật nhảy cao, bật nhảy các cự ly 20m – 30m 
+ Chạy tăng tốc: ở các cự ly 10m – 30m 
+ Kéo tay xà đơn, chống đẩy xà kép 
+ Các bài tập thể dục không có dụng cụ: đứng lên ngồi xuống trong 
10 giây, 30 giây, chuyển thân 4 tư thế trong 5 giây 
Sức mạnh – bền: là tổng hợp số lần lặp lại một hoạt động cho tới mệt 
hoàn toàn
Bật nhảy, tay với cao liên tục trong 20 lần. Xác định giá trị trung 
bình và độ lệch càng nhỏ thì giá trị sức mạnh – bền càng tốt 
Ví dụ 2 : đánh giá về sức nhanh 
Sức mạnh nhanh có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật động tác và yếu 
tố sức mạnh. Cho nên các bài kiểm tra cần có cấu trúc , nội dung sao cho 
loại trừ ít nhiều được hai yếu tố tr6en có giá trị khách quan. Nội dung 
kiểm tra sức mạnh gồm: sức nhanh phản ứng, sức nhanh vận động, sức 
nhanh động tác. Hiện nay các bài tập kiểm tra ( bài thử ) chủ yếu thuộc 
loại sức nhanh vận động 
Các cự ly chạy tốc độ cao: 10m, 20m, 30m, 40m, 50m, 60m, khi chạy 
không để kỹ thuật xuất phát chi phối tới kết quả cự ly chạy 
Kiểm tra trình độ nhanh : vượt chướng ngại vật, thay đổi hướng tăng 
và hãm tốc độ. Ví dụ chạy dích dắc 30m với mục đích là đánh giá về độ 
nhanh vận động đa dạng và hướng biến đổi liên tục 
Đối với chạy : “con lắc” với mục đích đánh giá về khả năng nhanh 
khả năng vận động biến đổi hướng. Người chạy có thể chạy đi – về vòng 
qua cọc cờ 4 lần, sau đó tính thời gian toàn bộ 
Thực nghiệm Alden: đánh giá sức nhanh vận động đa dạng và biến đổi 
hướng. Người chạy phải chạy vòng qua 4 góc và ở giữa trong 3 lần, sau 
đó tính thời gian 
29 
Ví dụ 3: đánh giá sức bền 
Tố chất sức bền là thành phần cơ sở của khả năng thể lực. Tố chất sức 
bền có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động TDTT. Sức bền được 
quy định theo dạng vận động: sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly trung 
bình, sức bền của cự ly dài 
Sức bền của cự ly ngắn: đó là hoạt động có cường độ cao trong thời 
gian ngắn ( 45 giây – 2 phút). Các cự ly chạy 300m, 500m, 600m, và 
chạy 1.5 phút 
Sức bền của cự ly trung bình: đó là hoạt động có cường độ tương đối 
lớn trong thời gian 2-9 phút. Các cự ly 800m, 1000m, 1200m ,1500m, 
2000m 
Sức bền cự ly dài: đây là dạng tổng hợp sức bền gồm cả sức bền ngắn 
và sức bền trung bình. Thời gian hoạt động là 9 phút trở lên. Các cự ly: 
chạy 10 phút, 12 phút, 15 phút, chạy 3000m
Ví dụ 4: đánh giá về độ linh hoạt các khớp 
Độ linh hoạt của các khớp chính là giá trị giới hạn hoạt động của khớp. 
Độ linh hoạt của khớp tể hiện ở tính thẩm mỹ biên độ động tác rộng 
( môn thể dục ). Ở cấu trúc động tác, làm tăng khả năng tiết kiệm năng 
lượng ( môn bơi ), ở khả năng về sức mạnh làm tăng tốc độ với dụng cụ 
( ném lao, đẩy tạ ...) 
Trong hoạt động TDTT, kiểm tra nội dung về độ linh hoạt khớp chủ 
yếu là độ lớn hoạt động ở các khớp vai, khớp hông và xương sống. Có thể 
hình dung một số bài kiểm tra . 
- Gập thân về trước: Để đánh giá độ linh hoạt của cột sống. Đứng gập 
thân về trước, yêu cầu thẳng chân, đầu ngón tay chạm vào bảng chia độ 
dài (cm), ở mức nào thì đó là giá trị cần phải đo ( dừng 2 giây ở tư thế đó ) 
- Quay khớp vai bằng gậy: dùng một gậy thể dục dài 1,5m, hai tay nắm 
gậy ở trước bụng. Nâng gậy qua đầu ra sau lưng. Khoảng cách giữa hai 
nắm tay càng nhỏ thì độ linh hoạt khớp vai càng lớn 
- Nâng chân lên cao – về trước 
Dùng để đánh giá độ linh hoạt tích cực của khớp hông. Người kiểm tra 
cần đứng cạnh thang đóng, vai vuông góc với thang đóng . Một bảng ( có 
thể bằng bìa ) chia độ đặt sát với thanh đóng. Vận động viên giơ chân về 
trước lên cao hết khả năng và giữ vững trong 5 giây. Đo góc độ mà 2 
chân tạo nên qua bảng chia độ. 
Ví dụ 5: các test đánh giá trình độ tập luyện chuyên mộn 
Đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn gồm nhiều test và các loại bài 
kiểm tra phối hợp. Nội dung môn kiểm tra đánh giá có liên quan tới kỹ 
thuật động tác, chiến thuật thực hiện 
+ Môn bóng chuyền 
Hiệu suát bài tập phụ thuộc vào trình độ thể lực và trình độ xử lý kỹ 
thuật với bóng. Đối với môn bóng chuyền, cần chú ý về chuyên môn : 
- Theo dõi thi đấu 
- Bài tập về chuyền – đệm bóng vào tường trong 1 phút 
- Bài tập chuyền và đệm bóng trúng đích 
- Đập bóng ở tường và lưới 1 phút 
30
- Phát bóng thấp và cao tay – phát bóng trong 1 phút 
- Bài kiểm tra phối hợp 
- Bài kiểm tra các đặt tính thể lực 
- Kiểm tra kỹ thuật qua phim ảnh 
Ví dụ kiểm tra trình độ kỹ thuật của vận động viên 
- Phát bóng thấp tay vào sân quy định, ở mỗi vùng phát 6 quả 
- Chuyền bóng qua cột giới hạn 
Cần dựng hai cọc giới hạn ( cao 60cm cách nhau 80cm ) ở trên lưới. A 
tung bóng qua giữa 2 cọc, B dùng kỹ thuật đệm bóng trả lại giữa hai cọc. 
Bóng sang qua lưới, kỹ thuật đệm đều được thực hiện theo luật quy định 
- Đập bóng: đập 10 lần , phải đập trên không theo đúng luật đập bóng 
- Chuyền bóng cao tay vào đích, thực hiện 12 lần ( vào mỗi ô 4 lần ) vận 
động viên đứng ở đường 3m chuyền thứ tự 4 quả vào từng : 1. 2 và 3 
- Phát bóng cao tay vào đúng các phần sân quy định chia sân thành hai 
phần. Vận động viên phát 6 quả vào mỗi phần sân – tổng 2 quả. Thực 
hiện đúng luật phát bóng 
- Đập nhú: thực hiện đúng như đập bóng, chỉ khác là chuyền bóng 2 
không bổng, mà thấp sát lưới 
- Chạy lên chuyền bóng vào đích. Vận động viên đứng cách lưới khoảng 
6m , tung bóng về phía trước và chạy theo sao cho có thể chuyền cao tay, 
quả bóng đó ở đường 3m vào các ô 1, 2, 3, 4, mỗi ô chuyền 3 quả ( toàn 
bộ là 12 lần chuyền ) 
- Đệm bóng qua hai cọc giới hạn trong di động. Vận động viên di động 
liên tục sang hai bên 2m sau mỗi lần đệm bóng qua lưới – trong giới hạn 
hai cọc giới hạn cách nhau 80cm 
- Đập bóng thẳng và chéo. Vận động viên thực hiện ở vị trí số 4 tay phải ) 
đập 5 quả thẳng và 5 quả chéo vào khu vực quy định. Chỉ cần đập những 
quả nêu tốt 
- Đập bóng xa lưới: kẻ một đường cách lưới 6m, thực hiện tung đập bóng 
trước đường gạch lưới 
31
- Phát bóng cao tay vào ô quy định. Chia sân làm 4 ô, mỗi ô có một cạnh 
bằng 4,5 m. Sau đó vào mỗi ô 3 lần 
+ Môn bóng rổ 
Có thể sử dụng bài kiểm tra về thể lực và khả năng phối hợp để đánh 
giá hiệu suất của hoạt động bóng rổ. Ví dụ nên kiểm tra về thể lực, các 
mặt kỹ thuật, chiến thuật có thể đánh giá nhận xét theo cá nhân 
Nội dung sử dụng kiểm tra 
- Quan sát thi đấu: hiệu suất ném rổ, tranh cướp bóng, tấn công 
32 
nhanh 
- Chạy 30m 
- Bật nhảy cao tại chổ, bật nhảy liên tục 
- Bật nhảy qua ghế băng bằng hai chân 
- Chất lượng, độ nhanh của xử lý vị trí, quyết định 
- Khả năng bắt bóng và truyền bóng 
- Nhanh của hoạt động phòng thủ 
- Tốc độ dẫn bóng – dẫn bóng qua cọc 
- Ném bóng vào đích chuẩn xác 
- Ném rổ ở các vị trì dưới rổ, trong và ngoài khu cấm địa 
- Ném rổ sau khi làm động tác giả 
- Dẫn bóng và ném bóng 
- Kiểm tra thể lực: sức bền chuyên môn 
- Thử nghiệm về sức bền của bóng rổ 
Vận động viên cầm bóng trong tay, đứng ở vạch xuất phát. Căn cứ vào 
hiệu lệnh dẫn bóng tới bảng rỗ trước mặt và ném rổ. Sau đó bắt lại bóng 
và dẫn trở lại. Ở đây cùng ném rổ và bắt lại bóng để dẫn và ném tiếp. Vận 
động viên cần thực hiện 10 lần với thời gian ngắn nhất 
Cách xác định: thực hiện 10 lần dẫn bóng ném rổ, đo mạch ở các thời 
điểm; 2 phút trước khi dẫn bóng, ngay sau khi dẫn bóng 1 phút, 2 phút , 3
phút, 4 phút sau bài kiểm tra ( các lần đo mạch đều là 15 giây sau đó suy 
ra phút ). 
+ Môn bóng đá : 
Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn, thu hút mọi giới, mọi lứa tuổi, việc 
xác định trạng thái, hiệu suất cá nhân và đồng đội là điều rất khó khăn. 
Một trong những nhân tố quyết định một cách cơ bản tời hiệu quả của đội 
có thể là khả năng thể lực, năng lực thực hiện các động tác chuyên môn, 
tính chất phối hơp cùng hoạt động của mỗi cầu thủ. Tuy vậy nội dung 
thường sử dụng kiểm tra bao gồm 
Theo dõi quá trình thi đấu: hoạt động với bóng (tranh cướp bóng, động 
tác giả, chuyền sút bóng, hành động chiến thuật) hoạt động không có 
bóng, hoạt động của thủ môn 
- Đá bóng và ném bóng xa 
- Đá bóng vào đích , sút cầu môn chính xác 5 lần mỗi chân 
- Bật xa và bật ba bước không có đà 
- 4 x 100m chạy tốc độ với quãng nghỉ 30 giây 
- 10 x 30m chạy tốc độ với quãng nghỉ 25 giây 
- 15 x 30m chạy tốc độ với quãng nghỉ 10 giây 
- Chạy sức bền 
- Chạy tốc độ tối đa ở các cự ly 15m , 30m ( tốc độ cao ) 
- Dẫn bóng qua cọc , cự ly 30m, 20m ,25m . Dẫn bóng tốc độ 30m 
- Kiểm tra tim mạch 
- Các test tâm lý 
Bài kiểm tra vận động viên đá bóng 
33 
Phần 1 
- Chạy 30m 
- Chạy 5 x 30m 
- Bật xa tại chỗ
- Kéo tay xà đơn 
- Dẫn bóng 30m 
- Dẫn bóng 5 x 30m 
- Đá bóng xa bằng chân trái và phải 
- Đánh đầu xa 
- Dúng cả hai chân đá bóng vào đích 
Phần II 
- Chạy sức bền 
- Lực bóp tay 
- Sức mạnh tối đa của chân 
- Chạy luồn lách qua cọc 
+ Các môn chạy 
Khi kiểm tra các môn chạy cần chú ý 
- Các cự ly : 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 3000m, 5000m, 10000m, 
42.195m, 100m, 400m, vượt rào; chạy vượt chướng ngại vật 3000m 
- Kiểm tra sức mạnh các nhóm cơ: bàn chân, vai, tay, lưng, bụng, nhóm 
cơ hông 
- Các loại bật nhảy: cao, xa, nhảy 3 - 5 - 10 bước không có đà và có đà 
- Các thử nghiệm chạy với cự ly 20m, 30m, 50m, 70m, 100m, 500m, 
1000m, 5000m, 6000m 
- Các chỉ số ( index : chỉ số nhanh dự trữ với : 
34 
Ts 
I = ---------- - Tk 
h 
Trong đó : Ts : Thời gian chạy hết cự ly 
( ví dụ : chạy 400m hết 54 giây)
Tk : Thời gian nhanh nhất chạy hết đoạn kiểm tra 
( ví dụ : chạy 100m hết 12.5 giây) 
h : thương số giữa cự ly và đoạn kiểm tra 
Ví duï treân seõ laø 4 
35 
m 
400 = 
100 
m 
Chæ soá söùc beàn: 
s 
t 
Chæ soá söùc beàn cô baép: I = A – k B. 
Vôùi k: 4, 5, 6 … (soá phaàn chia töø cöï ly thi ñaáu) 
A: keát quaû thi ñaáu (thôøi gian chaïy heát cöï ly) 
B: keát quaû ñaït ñöôïc ôû moät ñoaïn kieåm tra. 
ÔÛ ñaây giaù trò index cho bieát veà söùc beàn ngaén – trung bình – daøi maø 
khoâng phuï thuoäc vaøo cöï ly chaïy. 
Chæ soá kyõ thuaät (ñoái vôùi moân vöôït raøo, chöôùng ngaïi) I = A – B 
Trong ñoù: A: keát quaû ôû cöï ly thi ñaáu (coù raøo, chöôùng ngaïi). 
B: keát quaû cuõng ôû cöï ly thi ñaáu ñoù nhöng khoâng coù raøo, chöôùng ngaïi vaät. 
Chæ soá meät moûi: 
I = t800 - t400 
t800: thôøi gian chaïy cöï ly 800m 
t400: thôøi gian chaïy cöï ly 400m (sau khi chaïy 800m, nghæ 3 – 5 
phuùt, chaïy tieáp 400m kieåm tra. 
Thöông soá meät moûi 
800 
2 t 
400 
Q t 
× 
= 
k 
I = t
36 
+ Caùc moân nhaûy: 
Caùc noäi dung cô baûn: 
- Caùc moân thi ñaáu: nhaûu cao, nhaûy xe, nhaûy saøo. 
- Kieåm tra söùc maïnh caùc nhoùm cô; baøn chaân, vai, tay, löng, buïng, nhoùm 
cô hoâng. 
- Caùc loaïi baät nhaûy: gioáng ôû phaàn chaïy, ñoái vôùi baøi taäp tay coù hoaëc 
khoâng coù ñaùnh laêng tay vaø baèng 1 hoaëc 2 chaân. 
Caùc cöï ly kieåm tra: 20m, 30m, 50m, 800m, 1000m. 
* Nhaûy xa: 
Noäi dung kieåm tra cô baûn (cho caùc loaïi nhaûy vaø neùm ñaåy). 
- Chaïy 30m, xuaát phaùt cao. 
- Baät nhaûy vôùi tay cao. 
- Chaïy 800m ñoái vôùi nöõ, 1000m ñoái vôùi nam. 
Caùc noäi dung kieåm tra chuyeân moân: 
- Nhaûy 5 böôùc chaân phaûi, traùi. 
- Nhaûy 10 böôùc vôùi 5 böôùc chaïy ñaø. 
* Nhaûy saøo: 
Noäi dung kieåm tra cô baûn gioáng nhaûy xa. 
- Nhaûy 5 böôùc khoâng chaïy ñaø baèng chaân phaûi vaø traùi. 
- Ke ngang chaân treân thang doùng – tính thôøi gian. 
- Leo daây 3m, tính thôøi gian. 
- Töø choáng, quay tröôùc xaø ñôn (cao ngang ñaàu). 
- Laøm 3 laàn (moãi laàn ñeàu baét ñaàu töø ñöùng treân ñaát lieân tuïc). 
Tính thôøi gian.
* Nhaûy 3 böôùc: Noäi dung kieåm tra chuyeân moân: 
Chaïy 50 tö theá xuaát phaùt cao: laøm 2 laàn. 
- Nhaûy 5 böôùc baèng chaân phaûi vaø traùi, vôùi 7 böôùc ñaø. 
Tính ñoä xa: 
- Nhaûy 2 chaân 3 x 50m nghó giöõa quaõng 2 phuùt, tính ra chæ soá söùc 
37 
maïnh beàn: 
I I I I 
1 3 3 
n t 
I a × 
n 
i + × 
a 
− 
= 
+ + 
= 
50 
3 
Trong ñoù: 
i: 1, 2, 3 
a: khoaûng caùch töø böôùc cuoái cuøng tôùi ñích. 
t: thôøi gian thöïc hieän ôû 50m. 
n: soá löôïng böôùc nhaûy trong 50m. 
* Nhaûy cao: 
Đaây laø baøi thöû nghieäm cho vaän ñoäng vieân nhaûy cao kyõ thuaät nhaûy 
Flop. Bao goàm 6 test. 
- Nhaûy kyõ thuaät Flop khoâng chaïy ñaø. Keû 2 khu vöïc caùch xaø ngang 40cm 
vaø 70cm ñeå ñöùng baät nhaûy. Vaän ñoäng vieân baät nhaûy baèng 2 chaân, keát 
hoïp vôùi tay ñaùnh laêng. Löng qua xaø vaø xuoáng ñeäm baèng löng. Böôùc 
nhaûy taêng 3 cm moãi laàn cho tôùi toái ña. 
- Nhảy với tay cao, bước đà xuống thấp. Đặt một bục với độ cao 45cm 
cách bảng chia độ cao (để bật nhảy với tay) khỏang 2m. VĐV ứng trên 
bục (chân giậm nhảy ở sau, chân lăng ở trước). Bước chân giậm nhảy 
xuống đất tại một ô 30cm2 để cách bục từ 70 – 100cm. Theo đà đó bật 
nhảy và với tay chạm ở mức cao nhất, làm 3 lần, lấy lần thực hiện tốt 
nhất. Nếu VĐV bước chệch khỏi khu 30cm2 thì phải nhảy lại.
- Nhaûy vôùi tay cao, coù chaïy ñaø: chaïy ñaø 5 böôùc theo ñöôøng voøng cung, 
höôùng löôøn vaøo baûng chia ñoä cao. 
- Baät nhaûy vôùi tay cao: ñöùng vai thaúng höôùng töôøng, khuîu goái, haï 
troïng taâm laáy ñaø, baät nhaûy leân cao, ñaùnh laêng tay, tay phía gaàn töôøng 
chaïm ôû möùc cao nhaát treân töôøng. Neáu nhaûy maø khoâng rôi ñuùng choã yeâu 
caàu laøm laïi. 
- Nhaûy qua raøo theo caùch: xuaát phaùt 2 böôùc ñaø vaøo vaïch xuaát phaùt baät 
nhaûy 2 chaân qua raøo thöù nhaát (cao 84 cm, ñaët caùch vaïch xuaát phaùt 1m). 
Sau ñoù khoâng coù ñaø baät nhaûy luoân vaø lieân tuïc baèng 2 chaân qua 4 raøo 
nöõa, ôû caùch nhau 140cm. Tnh thôøi gian töø khi rôøi vaïch xuaát phaùt cho tôùi 
khi chaân chaïm ñaát sau raøo thöù 5. 
- Uoán caàu ngöûa: naèm ngöûa, uoán buïng leân cao thaønh caàu ngöûa, hai baøn 
tay vaø hai baøn chaân choáng ñaát, khoâng ñaåy leân cao toái ña, duy trì ôû vò trí 
ñoù trong 3 giaây. Ño ñoä cao töø ñaát tôùi hoâng. Thöù töï thöïc hieän caùc test 
nhö sau: 5, 4, 3, 6, 2, 1. 
Caùch tính caùc chæ soá nhö sau: 
- Index veà chuyeân moân: I1 = t2 – t3. 
- Index kyõ thuaät: I2 = R - t2 (R: thaønh tích nhaûy cao). 
- Index veà tính linh hoaït töông ñoái: 
= (h: ñoä cao ñeán vai). 
38 
× 
I t 100 6 
3 
h 
5. 3. Moät soá yeâu caàu khi söû duïng caùc baøi kieåm tra (baøi thöû test). 
Caùc baøi thöû duøng cho ñoái töôïng nghieân cöùu phaûi ñöôïc thöïc hieän 
nhö nhau veà thôøi gian, khoâng gian vaø ñieàu kieän thöïc hieän. 
Caùc baøi thöû phaûi ñôn giaûn, deã thöïc hieän, khoâng phuï thuoäc vaøo trình 
ñoä kyõ thuaät vaø thể löïc ngöôøi thöïc hieän. 
Caùc baøi thöû phaûi deã xaùc ñònh vaø ñaùnh giaù. Caùc thoâng tin thu ñöôïc 
phaûi roõ raøng, chính xaùc vaø cuï theå. 
Moãi baøi thöû phaûi ñöôïc xaùc ñònh baèng caùc chæ soá khaùch quan.
VI. Phöông phaùp laáy yù kieán chuyeân gia: 
Thöïc chaát laø phöông phaùp thu thaäp thoâng tin khoa hoïc, nhaän ñònh 
ñaùnh giaù moät saûn phaåm khoa hoïc baèng caùch söû duïng trí tueä moät ñoäi nguõ 
chuyeân gia giaùo duïc coù trình ñoä cao, yù kieán cuûa töøng ngöôøi seõ boå sung 
laãn nhau, kieåm tra laãn nhau cho ta moät yù kieán ña soá, khaùch quan veà moät 
vaán ñeà giaùo duïc. Phöông phaùp naøy tieát kieäm nhaát, khi söû duïng phöông 
phaùp ñoù caàn ñaùp öùng caùc yeâu caàu: 
Choïn ñuùng chuyeân gia, coù naêng löïc chuyeân moân theo vaán ñeà ta ñang 
nghieân cöùu. Ñoù laø nhöõng ngöôøi trung thöïc, nghieâm tuùc trong khoa hoïc. 
Xaây döïng ñöôïc heä thoáng caùc chuaån ñaùnh giaù cho caùc tieâu chí cuï theå, 
deã hieåu vaø neân duøng ñieåm soá ñeå thay theá. 
Höôùng daãn kyõ thuaät ñaùnh giaù, theo caùc thang ñieåm vôùi caùc chuaån 
khaùch quan, giaûm tôùi möùc toái thieåu nhöõng sai laàm coù theå xaõy ra. 
Haïn cheá nhöõng aûnh höôûng qua laïi cuûa caùc chuyeân gia veà caùc chính 
kieán, quan ñieåm, vì vaäy phöông höôùng toát nhaát laø khoâng phaùt bieåu coâng 
khai hoaëc neáu coù coâng khai thì ngöôøi coù uy tín veà khoa hoïc nhaát khoâng 
phaûi laø ngöôøi phaùt bieåu ñaàu tieân. 
Coù theå tieán haønh phöông phaùp söû duïng yù kieán cuûa chuyeân gia baèng 
hình thöùc hoäi thaûo, tranh luaän, ñaùnh giaù, nghieäm thu coâng trình khoa hoïc. 
Ngöôøi chuû trì caàn ghi cheùp ñaày ñuû caùc yù kieán cuûa töøng caù nhaân, coù theå 
quay hình chuïp aûnh, ghi aâm … caùc soá lieäu thu ñöôïc phaûi söû lyù theo cuøng 
moät chuaån moät heä thoáng, caùc yù kieán truøng nhau hay gaàn nhau cuûa ña soá 
chuyeân gia seõ laø yù kieán chung veà söï kieän chuùng ta caàn nghieân cöùu. 
Thoâng thöôøng phöông phaùp söû duïng yù kieán chuyeân gia ñöôïc aùp duïng 
ôû giai ñoaïn cuoái cuøng, hoaëc khi phöông phaùp khaùc khoâng cho keát quaû. 
ÔÛ ñaây caùc chuyeân gia laø con chim ñaàu ñaøn, laø nhöõng nhaø khoa hoïc, 
coù traùch nhieäm. Nhieät tình say söa vôùi khoa hoïc, baát keå hoï laø ai, coù theå 
ñang laøm coâng taùc quaûn lyù hay coù chöùc vuï hoaëc khoâng giöõ chöùc vuï. 
Thöïc teá cho thaáy coù khoâng ít cô quan ñôn vò khoâng quan taâm tôùi vieäc 
choïn löïa chuyeân gia ñích danh maø chæ xin yù kieán caùc cô quan chuyeân 
moân baèng caùch göûi vaên baûn hoaëc toå chöùc hoäi nghò, gaàn nhö moät cuoäc laáy 
yù kieán hoaëc chöng caàu daân yù chöù khoâng phaûi laø aùp duïng phöông phaùp 
chuyeân gia. Coù theå hieåu phöông phaùp laáy yù kieán chuyeân gia trong 
nghieân cöùu khoa hoïc giöõ vai troø tö vaán hoaëc cung caáp kinh nghieäm cho 
löïc löôïng nghieân cöùu maø thoâi. Phöông phaùp chuyeân gia coù maët tích cöïc 
cuûa noù veà ñoä saâu cuûa taàm nghieân cöùu hoaëc tham khaûo beà roäng cuûa ñeà 
taøi, song cuõng coù maët haïn cheá laø coù khi hoïc thieáu thoâng tin veà vaán ñeà 
39
nghieân cöùu cho neân ñoâi khi yù kieán ñoùng goùp bò laïc loõng, nhaát laø ñoái vôùi 
nhöõng ngöôøi khoâng lieân tuïc vaø khoâng tröïc tieáp nghieân cöùu boä moân ñoù. 
VII. Phöông phaùp phaân tích vaø toång keát kinh nghieäm giaùo duïc: 
Ñaát nöôùc ta ñang trong giai ñoaïn coâng nghieäp hoùa, hieän ñaïi hoùa ñaát 
nöôùc. Ngaønh giaùo duïc vaø ñaøo taïo ñaõ ñaït ñöôïc nhöõng thaønh quaû voâ cuøng 
to lôùn. Caùc nhaø khoa hoïc ñaõ tích luyõ ñöôïc nhieàu kinh nghieäm, ñaõ ñaøo 
taïo nhieàu thanh thieáu nieân öu tuù coù taøi naêng, söùc khoûe vaø saün saøng phuïc 
vuï ñaát nöôùc. Nhöõng kinh nghieäm naøy caàn phaûi ñöôïc nghieân cöùu, toång 
keát vaø ñaây chính laø moät phöông phaùp cho ta nhöõng thoâng tin thöïc tieãn coù 
giaù trò. 
7. 1. Muïc ñích cuûa toång keát kinh nghieäm giaùo duïc: 
- Tìm hieåu nguoàn goác, baûn chaát nguyeân nhaân vaø caùch giaûi quyeát 
nhöõng tình huoáng giaùo duïc ñaõ xaõy ra trong moät lôùp hoïc moät tröôøng hay 
moät ñòa phöông. 
- Nghieân cöùu con ñöôøng thöïc hieän coù hieäu quaû quaù trình giaùo duïc vaø 
daïy hoïc ôû caùc cô sôû. 
- Toång keát caùc saùng kieán cuûa caùc nhaø sö phaïm tieân tieán. 
- Toång keát nhöõng nguyeân nhaân, loaïi tröø nhöõng sai laàm thaát baïi trong 
hoaït ñoäng giaùo duïc, loaïi tröø nhöõng khuyeát ñieåm coù theå taùi dieãn. 
- Toång keát kinh nghieäm mang tính quaàn chuùng roäng raõi. Tuy nhieân 
caàn coù söï toång keát caùc kinh nghieäm giaùo duïc tieân tieán ñeå töø ñoù kieåm tra 
lyù thuyeát vaø cuõng töø ñoù toång keát ñeå taïo ra lyù thuyeát môùi coù giaù trò. 
Hieän nay coù theå phaân ra hai loaïi kinh nghieäm giaùo duïc tieân tieán. 
+ Thöù nhaát laø: ngheä thuaät sö phaïm trong vieäc thöïc hieän toát quaù trình 
giaùo duïc vaø daïy hoïc treân cô sôû öùng duïng thaønh töïu cuûa khoa hoïc giaùo 
duïc. 
+ Thöù 2 laø: nhöõng saùng kieán giaùo duïc vaø daïy hoïc nghóa laø caùc nhaø sö 
phaïm tìm ñöôïc nhöõng con ñöôøng môùi, caùch thöùc môùi, noäi dung môùi coù 
giaù trò thöïc tieãn cao. 
7. 2. Tieâu chuaån löïa choïn kinh nghieäm giaùo duïc tieân tieán 
- Caùi môùi trong hoaït ñoäng giaùo duïc, ñeà xuaát môùi cho khoa hoïc, öùng 
duïng coù hieäu quaû luaän ñieåm giaùo duïc môùi hay phaùt hieän môùi veà tính hôïp 
lyù, coù hieäu quaû cuûa moät giaûi phaùp trong quaù trình giaùo duïc. 
- Chaát löôïng vaø hieäu quaû giaùo duïc cao theå hieän trong giaùo duïc nhaân 
40
caùch, trong tieáp caän tri thöùc khoa hoïc hay hình thaønh kyõ naêng thöïc haønh 
cuûa sinh vieân. 
- Phuø hôïp vôùi nhöõng thaønh töïu khoa hoïc giaùo duïc. 
- Tính oån ñònh: keát quaû giaùo duïc ñaït ñöôïc ñuùng vôùi moïi ñieàu kieän, 
moïi tröôøng hôïp. Ñaây laø keát quaû phuø hôïp vôùi moïi quy luaät, vôùi xu theá, 
khoâng phaûi ngaãu nhieân. 
- Coù khaû naêng öùng duïng ñöôïc: caùc nhaø giaùo khaùchieåu ñöôïc keát quaû 
kinh nghieäm vaø coù theå söû duïng ñöôïc vaøo coâng vieäc cuûa mình coù keát quaû. 
- Ñoù laø caùc kinh nghieäm giaùo duïc toái öu: nghóa laø hieäu quaû coâng vieäc 
cao nhaát, trong khi thôøi gian vaø söùc löïc laïi söû duïng ít nhaát. 
Toång keát kinh nghieäm giaùo duïc khoâng phaûi laø hieän töôïng töï phaùt hay 
hoaït ñoäng coù tính phong traøo, maø ñoù laø hoaït ñoäng coù muïc ñích, moät 
phöông phaùp khoa hoïc vaø toång keát khoa hoïc. Toång keát kinh nghieäm sö 
phaïm baét ñaàu töø vieäc phaùt hieän ra moät söï kieän noåi baät naøo ñoù cuûa thöïc 
tieãn giaùo duïc maø caùc giaûi phaùp cuûa noù mang laïi keát quaû coù yù nghóa lyù 
luaän vaø thöïc tieãn vaø ngöôïc laïi giaûi phaùp cuûa noù ñem laïi nhöõng haäu quaû 
xaáu. Nhö vaäy toång keát kinh nghieäm sö phaïm laø tìm ra ñöôïc caùc ñieån 
hình tieân tieán, nhöõng tieâu cöï ñeå phoå bieán aùp duïng vaø ngaên ngöøa khaû 
naêng laäp laïi ôû nhöõng nôi khaùc. 
7. 3. Caùc böôùc tieán haønh toång keát kinh nghieäm: 
- Choïn ñieån hình toát hoaëc xaáu cuûa thöïc tieãn giaùo duïc. 
- Moâ taû söï kieän ñoù treân cô sôû quan saùt, phoûng vaán, toïa ñaøm, nghieân 
cöùu taøi lieäu, saûn phaåm cuûa söï kieän ñeå tìm taøi lieäu vaø söï kieän. 
- Khoâi phuïc laïi moâ hình ñaõ xaõy ra baèng moâ hình lyù thuyeát. 
- Phaân tích töøng maët cuûa söï kieän, phaân tích nguyeân nhaân ñieàu kieän, 
hoaøn caûnh xaõy ra vaø keát quaû söï kieän ñaõ xaõy ra nhö theá naøo? Phaân tích 
baûn chaát cuûa vaán ñeà, töøng söï kieän xaõy ra. 
- Heä thoáng hoùa caùc söï kieän ñoù, phaân loaïi nhöõng saûn phaåm, nhöõng 
nguyeân nhaân, heä quaû, nguoàn goác, söï dieãn bieán, quy luaät dieãn bieán. 
- Söû duïng trí tueä taäp theå cuûa nôi xaõy ra söï kieän ñeå phaân tích trao ñoåi 
dieãn bieán, heä quaû cuûa söï kieän, nhöõng taøi lieäu cuûa nhaân chöùng. 
- Vieát thaønh vaên baûn toång keát treân cô sôû ñoái chieáu vôùi nhöõng lyù luaän 
giaùo duïc tieân tieán. Ñaùnh giaù nhöõng keát quaû kinh nghieäm baèng ñoái chieáu 
vôùi thöïc tieãn khaùc, laøm sao ñeå taøi lieäu toång keát coù giaù trò veà maët lyù luaän 
vaø coù yù nghóa thöïc tieãn. Kinh nghieäm sö phaïm phaûi neâu roõ ñöôïc baûn 
chaát, nguoàn goác söï kieän, cô cheá hình thaønh, quy luaät phaùt trieån, nguyeân 
nhaân vaø haäu quaû, tìm ñöôïc caùc ñieån hình nhö vaäy kinh nghieäm coù giaù trò 
41
hôn. 
Kinh nghieäm sö phaïm caàn ñöôïc phoå bieán roäng raõi hôn. Tieán haønh phoå 
bieán, nhaân roäng kinh nghieäm giaùo duïc vaø nhöõng ñieån hình thöôøng laø: 
- Thoâng qua hoäi nghò, hoäi thaûo khoa hoïc, toång keát ñaùnh giaù caùc ñôn vò 
tieân tieán trong ngaønh giaùo duïc. 
- Caùc nhaø khoa hoïc, caùc chuyeân gia phoå bieán caùc kinh nghieäm veà 
lónh vöïc giaùo duïc cho töøng caùc tröôøng caùc sôû giaùo duïc khaùc. 
- Thoâng qua caùc aán phaåm, caùc taøi lieäu veà phöông phaùp giaoù duïc, treân 
taïp chí, phim aûnh, baùo chí trung öông, ñòa phöông vaø baùo chuyeân ngaønh. 
Vôùi hình thöùc nhö treân, caùc thoâng tin veà caùc kinh nghieäm giaùo duïc seõ 
ñeán nhanh vaø ñöôïc nhieàu nhaø giaùo duïc söõ duïng, nhaân roäng. 
VIII. Đề Xuất các giả thiết khoa học: 
Phöông phaùp naøy coù yù nghóa raát quan troïng, mang tính chieán löôïc cuûa 
quaù trình nghieân cöùu khoa hoïc. Noù laø neàn taûng cuûa caùc döï kieán trieån 
khai nghieân cöùu. Neáu giaû thuyeát ñeà ra thích hôïp, seõ taïo thuaän lôïi cho 
vieäc khaùm phaù, lyù giaûi vaø chöùng minh caùc vaán ñeà khoa hoïc. Coù khi giaû 
thuyeát ñöôïc ñaët ra traùi vôùi truyeàn thoáng cuûa tö duy cho neân coù theå taïo ra 
söï phaûn öùng. Nhöng xeùt veà maët phöông phaùp thoâng thöôøng khi aùp duïng, 
phöông phaùp naøy raát khoù, ñoøi hoûi phaûi coù trình ñoä chuyeân moân cao vaø coù 
phöông phaùp chöùng minh môùi coù hieäu quaû. 
IX. Phương pháp y – sinh học TDTT: 
Phương pháp kieåm tra Y – sinh học ñöôïc tieán haønh khoâng chæ ñôn 
thuaàn trong traïng thaùi tónh (khoâng vaän ñoäng) maø coøn kieåm tra ôû traïng 
thaùi ñang vaän ñoäng nhaèm ñaùnh giaù khaû naêng thích öùng cuûa cô theå noùi 
chung vaø töøng heä cô quan trong cô theå noùi rieâng ñoái vôùi söï taùc ñoäng cuûa 
löôïng vaän ñoäng. 
9. 1. Kieåm tra nhân trắc học. 
Nghieân cöùu möùc ñoä phaùt trieån theå löïc caùc theå thöôøng ñöôïc tieán haønh 
baèng caùch ño ñaïc caùc chæ soá hình thaùi khaùc nhau nhö : chieàu cao, caân 
naëng, voøng ngöïc, troïng löôïng môõ, troïng löôïng cô, xöông, tyû leä ñoä daøi 
caùc chi, caùc chæ soá ñaùnh giaù theå löïc Pignet, QVC … Ñoái vôùi ngöôøi 
tröôûng thaønh caùc chæ soá naøy duøng ñeå ñaùnh giaù hình thaùi theå chaát cuûa cô 
theå, ñoái vôùi treû em ñoù laø nhöõng thoâng soá ñaùnh giaù söï phaùt trieån theo 
töøng löùa tuoåi. 
42
Caùc chæ soá treân phuï thuoäc vaøo yeáu toá di truyeàn raát cao, ngoaøi ra coøn 
phuï thuoäc vaøo yeáu toá moâi tröôøng beân ngoaøi nhö: ñieàu kieän xaõ hoäi, ñieàu 
kieän dinh döôõng, ñieàu kieän lao ñoäng, taäp luyeän theå chaát vaø theå thao… 
Trong ñoù yeáu toá taäp luyeän theå chaát ñoùng vai troø heát söùc quan troïng coù 
aûnh höôûng ñeán möùc ñoä phaùt trieån theå chaát, theå traïng cuûa ngöôøi taäp cuï 
theå laø treû em qua caùc baøi taäp theå thao, caùc buoåi taäp theå thao coù heä 
thoáng. 
Phöông phaùp nhaân traéc hoïc: 
Phöông phaùp nhaân traéc laø phöông phaùp söû duïng caùc duïng cuï ño treân 
thaân ngöôøi ñeå ño ñaïc caùc thoâng soá caàn thieát treân cô theå. Phöông phaùp 
naøy cho pheùp thu nhaän nhöõng thoâng soá hình theå moät caùch khaùch quan 
vaø laø phöông phaùp boå sung cho hình thöùc quan saùt trong kieåm tra möùc 
ñoä phaùt trieån theå löïc, 
Kyõ thuaät ño caùc chæ tieâu hình thaùi thöôøng duøng. 
a. Chieàu cao ñöùng: Chieàu cao ñöùng coù ñoä di truyeàn raát cao ( nam 75%, 
nöõ 92%), phuï thuoäc nhieàu vaøo di truyeàn chuûng toäc vaø gia toäc. Chieàu cao 
taêng tröôûng nhanh ôû tuoåi daâïy thì: Nam töø 12 – 15 tuoåi, nöõ töø 10 – 13 
tuoåi. Sau 17 tuoåi chieàu cao chaäm phaùt trieån. 
Chieàu cao cuûa vaän ñoäng vieân laø öu theá trong theå thao. Vì theá, chieàu 
cao laø chæ soá raát quan troïng ñoái vôùi söï hình thaønh vaø phaùt trieån taøi naêng 
theå thao, neân trong tuyeån choïn khoâng nhöõng phaûi xaùc ñònh tieâu chuaån 
cho töøng löùa tuoåi maø coøn phaûi aùp duïng caùc bieän phaùp döï baùo cho ñöôïc 
chieàu cao toái ña cuûa ñoái töôïng seõ ñaït ñöôïc ôû tuoåi tröôûng thaønh ñeå phuø 
hôïp vôùi moân chuyeân saâu. 
Khi ño, thöôùc phaûi vuoâng goùc vôùi maët saøn, ñoái töôïng ño phaûi ñöùng 
thaúng, duoãi heát caùc khôùp sao cho hai goùt chaân, hai moâng, hai vai vaø uï 
chaåm naèm treân moät maët phaúng, chaïm vaøo töôøng (4 chaïm), maét nhìn 
thaúng phía tröôùc. Ñieåm ño töø maët phaúng cuûa saøn ñeán ñieåm cao nhaát cuûa 
ñænh ñaàu cuûa ngöôøi ñöôïc kieåm tra. 
b. Caân naëng: Duøng caân kieåm tra söùc khoeû, caân chính xaùc ñeán 0,1kg. 
Khi duøng caân baøn, caàn cho ñoái töôïng ngoài treân gheá ñaët tröôùc baøn caân, 
sau đó ñaët 2 baøn chaân leân baøn caân roài môùi ñöùng haún leân. Caân naëng cuûa 
cô theå laø toång troïng löôïng cuûa caùc thaønh phaàn vaät chaát caáu taïo neân noù. 
Caân naëng cuûa cô theå coøn laø moät soá ño ñöôïc duøng ñeå keát hôïp vôùi nhieàu 
soá ño khaùc ñeå tính ra nhieàu chæ soá hình thaùi coù yù nghóa. 
c. Chieàu cao ngoài: Laø khoaûng caùch ño töø maët gheá ngoài tôùi ñænh ñaàu. 
Thaân treân cuûa ngöôøi ño phaûi ngay ngaén treân moät gheá phaúng, löng thaúng, 
hai vai moâng vaø uï chaåm naèm treân moät maët phaúng. 
43
Töø soá ño naøy , ñaùnh giaù ñöôïc ñoái töôïng coù thaân treân daøi hay ngaén so 
vôùi thaân döôùi. Thoâng thöôøng trong caùc moân theå thao, khoâng tuyeån choïn 
nhöõng ngöôøi coù thaân treân daøi hôn thaân döôùi. 
d. Chieàu daøi saûi tay: Laø khoaûng caùch giöõa 2 ñaàu ngoùn tay giöõa ( ngoùn 
thöù 3) khi hai tay giang ngang vaø duoãi heát caùc khôùp. Ñeå ño chieàu daøi 
saûi tay, tay ngöôøi bò ño ñöùng 1 vai höôùng vaøo töôøng, 2 tay giang ngang 
vaø song song vôùi maët ñaát, 1 ñaàu ngoùn tay thöù 3 chaïm töôøng, ta chaám 
ñieåm 0 cuûa thöôùc vaøo töôøng vaø cho nhaùnh ngang cuûa thöôùc tröôït ñeán 
ñaàu ngoùn tay thöù 3 cuûa tay kia. Hoaëc coù theå söû duïng phöông phaùp khaùc 
laø duøng moät baøn hoïc daøi, laáy moät ñaàu baøn laøm ñieåm 0 vaø ñaùnh daáu tieáp 
caùc ñoä daøi ôû caïnh baøn (theo chieàu daøi cuûa baøn). Yeâu caàu ngöôøi bò ño 
phaûi giang tay vaø aùp saùt ngöïc xuoáng baøn, 1 ñaàu ngoùn tay thöù 3 ñaët ôû 
ñieåm 0, ñoä daøi saûi tay chính laø kích thöôùc ñoïc ñöôïc taïi ñieåm chaïm baøn 
cuûa ñaàu ngoùn tay thöù 3 cuûa tay kia. 
e. Chieàu daøi tay: Laø chieàu daøi töø moûm cuøng vai ñeán ñaàu ngoùn tay thöù 3 
khi tay duoãi thaúng doïc theo thaân ngöôøi. Khi ño, yeâu caàu ñoái töôïng ñöùng 
tö theá ngay ngaén, tay duoãi thaúng, ñaët ñieåm 0 cuûa thöôùc ôû ngay ñaàu ngoùn 
tay thöù 3 vaø keùo thöôùc tôùi ñieåm moûm cuøng vai. 
f. Chieàu daøi chaân: 
- Chieàu daøi chaân H: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán maøo chaäu khi ngöôøi 
ñöùng thaúng. Ñoä ño naøy cho bieát ñoä cao cuûa khung xöông chaäu. 
- Chieàu daøi chaân A: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán gai chaäu tröôùc treân khi 
ngöôøi ñöùng thaúng. Ñoä cao naøy caøng lôùn, naâng ñuøi caøng cao, bieân ñoä 
hoaït ñoäng cuûa chaân caøng roäng. 
- Chieàu daøi chaân B: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán maáu chuyeån lôùn khi 
ngöôøi ñöùng thaúng. Ñoä cao naøy ñöôïc coi laø chieàu daøi cuûa chaân. 
- Chieàu daøi chaân C: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán ngaán moâng khi ngöôøi 
ñöùng thaúng. Ñoä cao naøy khi so vôùi ñoä daøi chaân B cho pheùp ta bieát moâng 
cuûa ñoái töôïng goïn hay xeä. 
Ngöôøi ta coù theå xem xeùt 4 chieàu daøi treân ñeå xaùc ñònh hình daùng cuûa 
chaäu hoâng. Neáu goïi ñieåm maøo chaäu laø H, ñieåm gai chaäu tröôùc treân laø 
A, ñieåm maáu chuyeån lôùn laø B vaø ñieåm ôû ngaán moâng laø C thì caàn tuyeån 
caùc ñoái töôïng coù laø : BH = BA = BC. Neáu BH lôùn töùc laø hoâng coù hình 
löôõi caøy, khoâng thuaän lôïi trong vaän ñoäng do vieäc naâng ñuøi raát khoù khaên. 
g. Daøi caúng chaân:: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán khe khôùp goái khi caúng 
chaân ñöùng thaúng goùc vôùi maët saøn ñöùng. 
h. Daøi gaân A – sin: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán tieáp giöõa gaân a – sin vaø 
cô sinh ñoâi. Trong tröôøng hôïp khoù xaùc ñònh tieáp ñieåm ñoù, yeâu caàu ñoái 
44
töôïng kieång goùt, ñaùnh daáu ñieåm ñoù vaø sau ñoù cho ñoái töôïng trôû laïi tö 
theá ño, ño töø maët saøn ñeán ñieåm ñaõ ñaùnh daáu. 
i. Ño voøm baøn chaân: Laø ñoä cao töø maët saøn ñöùng ñeán choå cao nhaát cuûa 
mu baøn chaân. Ta coù theå ño ñoä cao naøy baèng thöôùc thaúng coù nhaùnh 
ngang. 
k. Roäng vai: Laø khoaûng caùch giöõa 2 moûm cuøng vai. 
l. Roäng chaäu: Laø khoaûng caùch giöõa 2 gai chaäu tröôùc treân. 
m. Roäng hoâng: Laø khoaûng caùch giöõa 2 maáu chuyeån lôùn. 
n. Daøi baøn chaân: Laø khoaûng caùch töø sau goùt chaân ñeán ñieåm xa nhaát 
cuûa caùc ngoùn chaân. (ngoùn thöù 2). 
o. Roäng baøn chaân: Laø khoaûng caùch töø khe ngoaøi cuûa khôùp baøn chaân 
vôùi ngoùn 1 ñeán khe ngoaøi khôùp baøn chaân vôùi ngoùn 5. 
p. Daøi baøn tay: Laø khoaûng caùch töø ngaán coå tay ñeán ñaàu ngoùn tay thöù 3 
khi baøn tay chuïm vaø ñeå ngöõa treân baøn. 
q. Roäng baøn tay: Laø khoaûng caùch töø khe ngoaøi cuûa giöõa baøn tay vôùi 
ngoùn thöù 5 tôùi khe ngoaøi khôùp giöõa baøn tay vôùi ngoùn thöù 2. 
r. Voøng ngöïc trung bình: Laø chu vi loàng ngöïc ñöôïc ño ôû traïng thaùi 
bình thöôøng, thöôùc ñ ñi ngang qua 2 nuùm vuù vôùi nam, ñi ngang qua 
ngaán treân tuyeán vuù ñoái vôùi nöõ. Ñeå keát quaû chính xaùc, coù ñoä tin caäy hôn 
ta ño chu vi loàng ngöïc khi hít vaøo heát söùc vaø thôû ra heát söùc roài tính trung 
bình coäng. 
s. Voøng caùnh tay co cöùng: Laø chu vi caùnh tay ño ñöôïc khi tay ñöa 
thaúng veà tröôùc, baøn tay naém chaët vaø aùp chaët vaøo phía caùnh tay.. Ño ôû 
choå phình to nhaát vaø daët thöôùc vuoâng goùc vôùi truïc caùnh tay. 
t. Voøng caùnh tay thaû loûng: Caùnh tay thaû loûng ñeå doïc theo thaân, ño ôû 
buïng caùnh tay, ñaët thöôùc vuoâng goùc vôùi truïc caùnh tay. So saùnh chu vi 
caùnh tay co cöùng vaø thaû loûng ta bieát ñöôïc söï phaùt trieån cuûa caùc cô ôû 
caùnh tay. 
u. Voøng ñuøi: Ngöôøi ñöôïc ño ñöùng thaúng. Voøng ñuøi ñöôïc ño ngay ôû 
ngaán moâng. 
v. Voøng caúng chaân: Ngöôøi ñöôïc ño ñöùng thaúng. Voøng caúng chaân ñöôïc 
ño ngay ôû buïng caúng chaân. 
w. Voøng coå chaân: Laø chu vi choå nhoû nhaát cuûa coå chaân, coå chaân caøng 
nhoû thaän tieän cho vieäc di chuyeån caøng nhanh. 
x. Neáp môõ döôùi da ôû buïng. Neáp naèm doïc, naèm ôû döôùi roán 1cm vaø leäch 
sang beân khoaûng 3 – 5 cm. 
45
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dục[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dụcQuang Huy
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcDạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcnataliej4
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (16)

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...
Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...
Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAYLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
 
[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dục[HANU] - Lý thuyết thể dục
[HANU] - Lý thuyết thể dục
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
 
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcDạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
 

Semelhante a Pp nc-kh-tdtt

Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptYnHongL
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdfssuser45eccd1
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptxNghiaLeTrong4
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
Slide ppnckhoahoc
Slide ppnckhoahocSlide ppnckhoahoc
Slide ppnckhoahocHue Nghi
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)Chương i(nckh)
Chương i(nckh)besstuan
 

Semelhante a Pp nc-kh-tdtt (20)

Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Bai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckhBai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckh
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
 
Nhom13 ktnsx khcn
Nhom13 ktnsx khcnNhom13 ktnsx khcn
Nhom13 ktnsx khcn
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Slide ppnckhoahoc
Slide ppnckhoahocSlide ppnckhoahoc
Slide ppnckhoahoc
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
 

Pp nc-kh-tdtt

  • 1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TDTT Biên soạn: PGS, TS. Mai Văn Muôn TS. Nguyễn Đăng Chiêu Lưu hành nội bộ TP. HCM. 2007 1
  • 2. LÔØI NOÙI ÑAÀU. Moân phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao laø moân khoa hoïc ñöôïc giaûng daïy cho caùc sinh vieân tröôøng ñaïi hoïc theå duïc theå thao. Moân hoïc naøy nhaèm trang bò nhöõng kieán thöùc veà phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực theå duïc theå thao. Treân cô sôû hieåu bieát ñoù, caùc sinh viên vaø huaán luyeän vieân seõ vaän duïng nhöõng kieán thöùc cô baûn cuûa phương pháp nghiên cứu khoa học theå duïc theå thao ñeå nghiên cứu, thực nghiệm, đánh giá và öùng duïng cho việc phát triển khoa học công nghệ trong lãnh vực thể dục theå thao, nhằm nâng cao giáo dục thể chất, trình độ tập luyện và thảnh tích thể thao cho các vận động viên. Ñeå ñaùp öùng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên thể dục thể thao. Chuùng toâi coá gaéng soaïn thaûo cuoán “ Baøi giaûng phương pháp nghiên cứu khoa học theå duïc theå thao” ñeå laøm taøi lieäu hoïc taäp vaø tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong lãnh vực TDTT. Duø sao, cuoán saùch naøy khoâng traùnh khoûi nhöõng sai soùt trong bieân soaïn, chuùng toâi mong caùc baïn ñoàng nghieäp cuøng taát caû caùc baïn sinh vieân ñoùng goùp yù kieán ñeå cuoán saùch baøi giaûng naøy ngaøy ñöôïc hoaøn thieän hôn. Xin chaân thaønh caùm ôn. Thaønh phoá Hoà Chí Minh, ngaøy 19 – 03 – 2007. Các tác giả. 2
  • 3. MUÏC LUÏC 3 Trang Lôøi noùi ñaàu Chöông I – Một số khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học 04 Chöông II – Các phương pháp NCKH vận dụng trong TDTT 13 A. Khái niệm. 13 I. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 14 II. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14 B. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học. 15 I. Phương pháp thu nhận thông tin 15 II. Phương pháp quan sát sư phạm 16 III. Phương pháp điều tra 19 IV. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 22 V. Phương pháp dùng bài tập kiểm tra - test 27 VI. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 39 VII. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục 40 VIII. Phương pháp đề xuất các giả thiết khoa học 42 IX. Phương pháp Y – sinh học 42 X. Phương pháp tóan học thống kê 62 XI. Phương pháp tâm lý TDTT 69 Chöông III – Các giai đọan cơ bản trong NCKH TDTT 81 Chöông IV – Cách trình bày trong NCKH TDTT và một số chú ý trong thực hiện đề tài 88
  • 4. CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. I. Khoa học là gì ? Khoa học là hệ thống các tri thức về các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử loài người và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. II. Tại sao khoa học là một hình thức xã hội Trong bất kỳ cuộc sống xã hội nào cũng bao gồm hai lĩnh vực .Đó là lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần. Trong quá trình tồn tại và phát triển, ý thức xã hội luôn phản ánh tồn tại xã hội dưới các hình thức như khoa học, nghệ thuật, đạo đức ..... các hình thức đó khác nhau bởi mục đích, tính chất, phương pháp. Mục đích của khoa học là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới ( tự nhiên, xã hội,con người ). Tuy nhiên muốn thấy rõ giá trị của khoa học cũng cần phải có tiêu chuẩn, cần phải có thời gian. Thực tiễn chính là nguồn gốc và tiêu chuẩn của nhận thức khoa học và nó cũng là yếu tố kích thích quá trình phát triển của khoa học . Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, giải phóng con người ra khỏi mọi tín ngưỡng và mê tín có thể có, mở rộng tầm nhìn của họ, khoa học đem lại cho người ta chân lý, làm cho con người vững vàng trước thiên nhiên . III. Tại sao khoa học là một hoạt động nhận thức Con người luôn quan sát các hiện tượng, giải thích về các hiện tượng, tìm hiểu mối quan hệ giữa các hiện tượng, luôn đặt các câu hỏi Ai? Cái gì? Ở đâu ? Như thế nào? Đó là hoạt động nhận thức của con người về thế giới. Nhận thức ở hai trình độ: trình độ nhận thức thông thường và trình độ nhận thức khoa học . Trong quá trình nhận thức thế giới có những người với trí tuệ đặc biệt, biết sử dụng các phương tiện, phương pháp nhận thức để tìm hiểu thế giới, tạo ra hệ thống chân lý khách quan. Đó chính là tri thức khoa học . 4
  • 5. Thành phần của khoa học gồm có : - Các tài liệu về thế giới do thực nghiệm, sưu tầm, quan sát - Các lý thuyết ,học thuyết do khái quát - Các nguyên lý rút ra từ thực nghiệm - Các phương pháp nhận thức khoa học - Quy trình vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất vào đời sống xã hội tạo ra công nghệ sản xuất, nguyên lý quản lý xã hội Khoa học luôn tiếp cận chân lý, tìm cách nghiên cứu hiện thực một cách đầy đủ và toàn diện IV. Động lực phát triển của khoa học Động lực phát triển của khoa học, cơ sở của tri thức khoa học và tiêu chuẩn chân lý của những nguyên lý là nhu cầu của đời sống thực tiễn . Thực tiễn xã hội – lịch sử là tiêu chuẩn chân lý khoa học, là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Thực tiễn không những là nguồn gốc của nhận thức mà còn là tiêu chuẩn xác minh tính chân thực của nhận thức, là nơi ứng dụng kiến thức khoa học và là nơi cung cấp cho khoa học những phương tiện nghiên cứu . Lịch sử phát triển của khoa học chỉ ra rằng do những quy luật bên trong của sự phát triển, tư tưởng khoa học thường đi trước nhiều so với yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Sự phát triển của khoa học phải đáp ứng được phần lớn nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu đời của cuộc sống xã hội . V. Phân loại khoa học Phân loại những khoa học , nghiên cứu khoa học ( NCKH ) dựa vào nguyên tắc: khách quan và phát triển ( phối thuộc ) - Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc phân loại khoa học dựa theo hình thức vận động của vật chất mà nó phản ánh . - Nguyên tắc phát triển: là nguyên tắc sắp xếp các khoa học dựa vào trình độ phát triển của tự nhiên và phù hợp với trình độ nhận thức của con người . Dựa vào 2 nguyên tắc trên viện sĩ B. Kêdrốp đã phân loại khoa học bao gồm : 5
  • 6. * Khoa học triết học. * Khoa học toán học. * Khoa học tự nhiên . * Khoa học xã hội UNESCO ( cơ quan văn hoá khoa học của Liên hợp quốc ) phân khoa học thành 5 lĩnh vực : * Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác. * Khoa học kĩ thuật. * Khoa học nông nghiệp. * Khoa học về sức khoẻ. * Khoa học xã hội và nhân văn. Ngày nay các khoa học được chia thành 3 nhóm lớn là : Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Trong mỗi nhóm người ta còn chia ra những thành phần nhỏ gọi là môn khoa học . - Khoa học xã hội và nhân văn là khoa học nguyên cứu các quy luật về sự vận động và phát triển của xã hội và tư duy như văn học, tâm lý học, giáo dục học, triết học, thể dục thể thao, kinh tế chính trị .... - Khoa học tự nhiên là khoa học nguyên cứu các quy luật về sự vận động và phát triển của thế giới vật chất như toán học, hoá học, vật lý học, sinh học ........ - Khoa học kỹ thuật là khoa học nguyên cứu về sự ứng dụng các thành tựu khoa học trong tự nhiên vào trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nhằm tìm ra một sản phẩm mới, máy móc thiết bị mới, các quy trình công nghệ mới . Khoa học TDTT, phạm vi nhiên cứu rất rộng. Thuộc lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các vấn đề như: nghiên cứu quan hệ giữa TDTT và phát triển kinh tế xã hội , kinh tế TDTT và lý luận về TDTT ...... Thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên là những vấn đề như sinh học,y học thể thao ,di truyền học thể thao .........thuộc nhóm khoa học kỹ thuật đó là các vấn đề nghiên cứu về kết cấu hạ tầng TDTT, các thiết bị tập luyện và đo lường, kiểm tra, điều khiển, thông tin trong 6
  • 7. TDTT. Hiện nay TDTT nằm trong hệ thống giáo dục, vì vậy TDTT được xếp vào khoa học xã hội và nhân văn . Nghiên cứu khoa học trong hoạt động TDTT là nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục. Thông qua hoạt động TDTT, tố chất thể lực được cải thiện, rèn luyện kỹ năng , hình thành kỹ xảo vận động. Nghiên cứu khoa học trong TDTT chính là nghiên cứu về con người dưới sự tác động của các quy luật sinh học , quy luật giáo dục, quy luật xã hội và nhân văn. Khi nghiên cứu trong TDTT ta có thể vận dụng tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhiều năm qua, các tác giả đã tập trung nghiên cứu tìm ra phương pháp tập luyện, nâng cao kỹ chiến thuật trong thi đấu, điều tra các phẩm chất thể lực ....Nhìn chung phạm vi nghiên cứu khá rộng và được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện thực thi . VI. Công nghệ Công nghệ sản xuất là tất cả những gì có liên quan đến việc biến đổi đầu vào thành đầu ra của quá trình sản xuất cụ thể bao gồm : - Phần kỹ thuật đó là hệ thống thiết bị, máy móc dùng trong dây truyền sản xuất - Phần thông tin: các bí quyết, các quy trình và các tài liệu hướng dẫn sản xuất . - Phần con người : trình độ tay nghề của người sản xuất trực tiếp : kỹ năng, kỹ xảo và sự thành thạo nghề nghiệp . Phần kỹ thuật và thông tin của công nghệ sản xuất được gọi tắt là công nghệ. Phần kỹ thuật của công nhệ là phần cứng, phần thông tin là phần mềm . Về bản chất thì công nghệ là thành quả của các quá trình áp dụng khoa học vào sản xuất, là sản phẩm trí tuệ của con người. Công nghệ là nền tảng của công nghiệp, công nghiệp là phương thức truyền tải công nghệ vào cuộc sống . Muốn tiến hành công nghệ hoá, hiện đại hoá phải dựa vào trí tuệ con người là chủ yếu. Phải lấy khoa học công nghệ làm động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá . 7
  • 8. VII. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7. 1. Nghiên cứu khoa học là gì ? Nghiên cứu khoa học là dạng lao động phức tạp nhất các hoạt động của xã hội loài người , là một hoạt động đặc biệt của con người. Hoạt động này có mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất, có kế hoạch được tổ chức chặt chẽ bởi các nhà khoa học có phẩm chất năng lực đặc biệt, được đào tạo có trình độ cao. NCKH chính là quá trình phát hiện, tìm tòi , sáng tạo, gia công, chế biến, lưu trữ và sử dụng các thông tin có ý nghĩa . 7. 2. Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học - Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới ( tự nhiên , xã hội và con người ). Tạo ra giá trị nhận thức mới là đặc trưng quan nhất của NCKH. Giá trị nhận thức mới ở đây có thể hiểu là trước đó chưa ai biết , biết chưa chính xác, chưa đầy đủ và chưa sâu sắc . - Hoạt dộng NCKH tạo giá trị nhận thức mới bao gồm kiến thức mới và kỹ năng mới. Hoạt động NCKH làm cho khoa học phát triển , làm tăng thêm năng lực nhận thức của con người, giúp cho họ tìm tòi quy luật, bản chất sự vật và hiện tượng , từ đó đi vào cải tạo thế giới, phát triển xã hội . - Đối tượng nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp ( tự nhiên , xã hội và con người). Trong TDTT, đối tượng nghiên cứu là con người trong điều kiện hoạt động thể dục thể thao . - Phương pháp NCKH là phương pháp nhận thức thế giới được tiến hành bằng những quy định với nhưng tiêu chuẩn khắt khe. Các phương tiện NCKH là những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tinh vi . - NCKH là hoạt động phức tạp, chứa nhiều mâu thuẩn, nhiều trường phái, nhiều xu hướng đấu tranh lẫn nhau, chân lý được phù hợp với hiện thực, đem lại lợi ích phục vụ cho con người. Trong khi nghiên cứu có thể gặp khó khăn, có khi thất bại nhưng thành công cũng là vô giá. Giá trị lao động khoa học được quyết định với tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội, tính kinh tế của nó . 7. 3. Bản chất của nghiên cứu khoa học Một vấn đề xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của NCKH là vấn đề bản chất của nó. Nắm vững bản chất chúng ta nhận biết chính 8
  • 9. xác các hoạt động NCKH và các dạng hoạt động khác để đưa NCKH vào sự phát triển xã hội . Bản chất NCKH là hoạt động tìm tòi, sáng tạo và phát minh . 7. 4. Các quá trình bộ phận của nghiên cứu khoa học : - Quá trình phát triển và chứng minh giá trị nhận thức mới mà chưa ai biết hay biết chưa đầy đủ , chưa sâu sắc. Dựa trên những cứ liệu chính xác, đáng tin cậy, sự lập luận chính xác và những kết luận đứng đắn, chặt chẽ logic, chứng minh giá trị nhận thức mới định tìm là có thật và chưa ai biết, thực sự tồn tại. Người nghiên cứu phải biết cách lựa chọn đề tài nghiên cứu, sau đó vạch ra kế hoạch, chương trình nghiên cứu, biết cách thu nhập tài liệu , tích luỹ dữ liệu liên quan đến vấn đề đặt ra; biết cách phân tích và khái quát các dữ liệu đã thu nhập được để rút ra những kết luận đúng đắn cho các vấn đề đã nêu trong đề tài . Do đó phải nắm vững phương pháp nghiên cứu, lựa chọn, trong việc sử lý các số liệu nghiên cứu đã dẫn đến những chứng minh và kết luận chính xác . • Các công việc công bố và thảo luận về giá trị nhận thức mới tìm ra : Công việc này phải phân tích, xem xét, tìm tòi của người nghiên cứu, xác định hay bác bỏ kết quả đã đạt được. Đó là một quá trình tranh luận khoa học mà mục tiêu cao nhất là chân lý . • Hình thức công bố và tranh luận rất đa dạng, có thể công bố và thảo luận rộng rãi trên báo chí khoa học, hay các hội nghị khoa học, tổ chức bảo vệ trước hội đồng cơ quan, nhà nước . • Trong tranh luận khoa học chỉ có sự kiện khoa học là quan trọng còn các vấn đề khác như cấp bậc, tuổi tác, công lao ..... đều không có ý nghĩa . 7. 5. Phân loại nghiên cứu khoa học Theo định hướng nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm : - Nghiên cứu cơ bản Là loại hình nghiên cứu nhằm khám phá các quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong lĩnh vực khoa học khoa học TDTT đó là công trình thuộc dạng 9
  • 10. điều tra thể chất, trạng thái vận động , trạng thái tâm lý. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cơ bản người ta có thể làm thay đổi các quan niệm các hệ thống các lý thuyết, các quy trình công nghệ mà trước đó trở thành một môn khoa học mới .....v...v.. Nghiên cứu cơ bản có thể chia làm hai nhóm : + Nghiên cứu cơ bản thuần tuý nhầm phát hiện ra quy luật của sự vật và hiện tượng chưa được biết hoặc chưa nhằm vào mục đích ứng dụng nào . + Nghiên cứu cơ bản có định hướng là nghiên cứu những vấn đề cơ bản , nhằm phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng nhằm vào mục đích định trước . - Nghiên cứu ứng dụng Là loại hình Nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu đã có để ứng dụng vào nhiệm vụ cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra của ngành và bộ môn khoa học. Kết quả nghiên cứu ứng dụng có thể tạo nên phương pháp mới, nhờ đó mà sản xuất ra những máy móc, thiết bị, nguyên liệu mới ......những nghiên cứu kiểu này rất phù hợp với ngành TDTT . Kết quả cũng có thể là những đề xuất, sáng chế, giải pháp, biện pháp các nguyên lý quy trình công nghệ mới, các phương thức và thao tác mới. Giá trị của các công trình nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng còn phụ thuộc một phần vào kết quả của nhiên cứu triển khai . - Nghiên cứu triển khai thực nghiệm : Là loại hình nghiên cứu nhằm áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tế sản xuất. Triển khai thực nghiệm còn được gọi là triển khai thực nghiệm kỹ thuật hoặc triển khai kỹ thuật. Đây là loại hình hoạt động nhằm phát triển các nguyên lý kỹ thuật thu được từ kết quả nghiên cứu ứng dụng để tạo ra các hình mẫu về một phương diện kỹ thuật mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, hình mẫu mới ....để phục vụ đời sống và sản xuất . - Nghiên cứu dự báo thăm dò Là dạng nghiên cứu đặc biệt dựa trên kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng để xác định phương hướng nghiên cứu, loại nghiên cứu nào của nghiên cứu. Chúng ta không thể xếp hoạt động này vào nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hoặc triển khai. Nó là một dạng thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội nghiên cứu trong NCKH. 10
  • 11. Nghiên cứu dự báo thường được tiến hành theo các phương pháp tiếp cận sau: + Dự báo trên quan niệm nhu cầu cụ thể đã chín muồi của tiến bộ 11 khoa học kỹ thuật + Dự báo trên cơ sở nghiên cứu logic phát triển nội tại của các bộ môn khoa học + Dự báo trên cơ sở phân tích cấu trúc , sự tương tác ngành và cơ chế hình thành các môn khoa học mới . + Dự báo xuất phát từ đòi hỏi kỹ thuật và nhu cầu của đời sống xã hội . + Dự báo nhờ khai thác các thông tin trong các công trình nghiên cứu khoa học . ƒ Theo nguồn kinh phí được cấp , các công trình NCKH bao gồm : - Các công trình NCKH được thực hiện nhờ nguồn kinh phí của nhà nước . - Các công trình NCKH được tiến hành theo nguồn kinh phí hợp đồng - Các công trình NCKH được tiến hành từ nguồn kinh phí tự có hoặc của cá nhân . ƒ Theo thời gian công trình nghiên cứu khoa học bao gồm : - Các công trình nghiên cứu dài hạn thường là một vài năm - Các công trình nghiên cứu khoa học ngắn hạn thường là trong vóng 1 năm trở lại . ƒ Theo mối quan hệ giữa công tác NCKH với thực tiễn phong trào TDTT. Các công trình khoa học bao gồm : - Các công trình NCKH trong lĩnh vực TDTT quần chúng . - Các công trình NCKH trong đào tạo vận động viên .
  • 12. - Các công trình NCKH nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ . - Các công trình NCKH trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng , thiết bị, dụng cụ TDTT và kinh tế thể thao . ƒ Theo tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối với nền kinh tế quốc dân , các công trình NCKH bao gồm : - Các công trình NCKH cấp Nhà nước . Đó là các công trình nghiên cứu rất quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề có tầm vĩ mô của Nhà nước và thưc hiện theo kế hoạch của Nhà nước . - Các công trình NCKH cấp bộ , ngành là những công trình nghiên cứu có vai trò đối với bộ và thực hiện theo kế hoạch mà bộ , ngành đã duyệt . - Các công trình nghiên cứu cấp tỉnh, thành . - Các công trình NCKH cấp trường, viện và trung tâm khoa học . Một số yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học: Để đáp ứng được yêu cầu đối với mục tiêu, nôi dung, phương pháp đào tạo nói chung và NCKH nói riêng , người nghiên cứu phải nắm vững mục đích nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về phương pháp và quy trình nghiên cứu . Người nghiên cứu khoa học phải có một số phẩm chất, năng lực sau đây : - Nhiệt tình, say mê NCKH - Tinh thần khoa học - Khách quan , trung thực , nghiêm túc - Hoài nghi khoa học , dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học - Hợp tác khoa học. 12
  • 13. CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VẬN DỤNG LĨNH VỰC TDTT. A. KHÁI NIỆM Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, là cách thức để giúp các nhà khoa học thực hiện các mục đích nghiên cứu của mình . Về mặt công nghệ, NCKH là quá trình chế biến thông tin với một công nghệ xác định xuyên suốt quá trình từ khi thu nhập thông tin đến chuyển giao các thông tin chế biến . - Phương pháp có tính mục đích vì mọi hoạt động cùa con người đều có có tính mục đích: mục đích nghiên cứu các đề tài NCKH chỉ đạo tìm tòi và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Nên chúng ta lựa chọn các phương pháp phù hợp, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt nhanh hơn và còn có thể vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến. Phương pháp NCKH gắn bó với mục đích sáng tạo khoa học . - Mục đích nghiên cứu khoa học luôn đi đôi, gắn chặt với nội dung của những vấn đề cần tìm hiểu. Thực chất phương pháp là hình thức vận động của nội dung , mọi hoạt động đều có nội dung, nội dung công việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng công việc . - Phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Đối tượng càng phức tạp càng đòi hỏi phương pháp tinh vi , hiện đại. Phương pháp nghiên cứu sẽ có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan đối tượng . - Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt, đó là hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu . - Trong khi thực hiện đề tài, áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học đôi khi cần có những phương tiện kỹ thuật tinh xảo, có độ chính xác cao. Phương pháp kỹ thuật là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp nghiên cứu . 13
  • 14. - Dựa vào tính chất công trình nghiên cứu người ta chia phương pháp thành 3 nhóm : mô tả, giải thích và chuẩn đoán . - Dựa vào các bước của công việc có các nhóm phương pháp: thu thập thông tin, gia công và xử lý các thông tin . - Dựa vào trình độ tiếp cận đối tượng, có các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết phương pháp nghiên cứu sử dụng toán học . I. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm . Gồm các phương pháp cụ thể như phương pháp thể nghiệm , thực nghiệm, quan sát , mô tả để kiểm chứng các dữ liệu đã được tạo ra một cách nào đó trong các điều kiện sát định với các thông số xác định. Trong khoa học xã hội có thể bao gồm các phương pháp điều tra, nghiên cứu so sánh, sử dụng chuyên gia, thí nghiệm để rút ra kinh nghiệm . Trong lĩnh vực TDTT đối tượng thực nghiệm , thử nghiệm các phương pháp huấn luyện có tính chất ưu việt chính là đội ngũ những người tập, những người tham gia hoạt động TDTT. Hiện nay các phương pháp thực nghiệm ngày càng được nâng lên trên cơ sở của nền khoa học. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài các phương tiện, công cụ được cải tiến, người ta còn xác lập các điều kiện môi trường cho thử nghiệm khoa học bằng biện pháp nhân tạo . II. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là nhóm phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các ngành khoa học song chủ yếu là khoa học xã hội và nhân văn. Đây là một phương pháp phải sử dụng nhiều ngôn ngữ văn bản để chứng minh, lý giải sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu. Nó bao gồm phương pháp trìu tượng, khái quát hoá, diễn giải, quy nạp, phân loại , hệ thống hoá và phân tích tổng hợp . Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bắt nguồn từ các lý thuyết, để rồi khẳng định hay phủ định. Nhưng điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp này trong những khoa học là tính logic, lịch sử cụ thể và là thước đo chính xác nhất vẫn là kết quả ứng vào thực tiễn xã hội . 14
  • 15. B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VẬN DỤNG TRONG LĨNH VỰC TDTT . I. Phương pháp thu nhận thông tin và xử lý thông tin 1. 1. Phương pháp thu nhận thông tin Đọc sách để theo dõi những thông tin những tri thức khoa học kỹ thuật mới nhằm làm phong phú cho vốn tri thức của mình. Thu nhập các thông tin có tính chất chuyên môn để nâng cao chất lượng và giá trị của công trình nghiên cứu. Có thể thu thập thông tin theo đề tài nghiên cứu . Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận trong sách báo khoa học có thể trở thành phương pháp nghiên cứu cơ bản. Khi nghiên cứu cơ sở tư tưởng của hệ thống GDTC Việt Nam thì chỉ có thực hiện bằng con đường nghiên cứu các tư liệu, các chỉ thị , nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của các lãnh tụ và việc vận dụng chúng vào thực tiễn . Yêu cầu khi đọc sách : phải độc lập về quan điểm và phương pháp tư duy. Thu thập những thông tin mới phục vụ đề tài với thái độ đúng đắn khách quan và khoa học . Phương pháp đọc: người đọc cần xem xét tên tác giả, nhà xuất bản , năm, nơi xuất bản, số lượng sách xuất bản ........đọc các nội dung chính trước: Lới nói đầu , mục lục để biết các vấn đề có mức độ liên quan đến vấn đề nghiên cứu của cá nhân. Có thể tiến hành đọc từ 1 đến vài lần. Lần thứ nhất đọc kỹ để nắm nội cơ bản, cần thiết phục vụ đề tài của mình. Đọc lần thứ 2 hoặc thứ 3 man tính chất chọn lọc, tức là phải nắm vững nội dung cơ bản, tra cứu các thuật ngữ chuyên môn, phân tích và so sánh với các cơ sở lý luận khác và sự hiểu biết của bản thân. Sau đó rút ra những kết luận cần thiết . 1. 2. Phương pháp xử lý thông tin Các thông tin thu được qua sách báo khoa học, người nghiên cứu cần tư duy, chọn lọc , phân loại phục vụ cho đề tài nghiên cứu của bản thân bao gồm : Phân tích, tổng hợp: + Phân tích là quá trình hoạt động trí tuệ nhằm tách đối tượng thành những bộ phận, những dấu hiệu và thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng theo một hướng nhất định để nhận thức về đối tượng ấy một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn. Ví dụ khi tìm hiểu về 15
  • 16. lượng vận động cần phải hiểu rõ các thành phần của nó như khối lượng, cường độ và mật độ tập luyện. Đồng thời phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần đó với nhau trong quá trình tập luyện của vận động viên . + Tổng hợp là gợp những đối tượng, thuộc tính, quan hệ ..... thành một tổng thể thống nhất để tìm ra sự mới lạ, tìm bản chất và quy luật của các sự vật và hiện tượng. Có thể tổng hợp các số liệu đã phân tích về mặt sinh l , sinh hoá, về sự phát triển thể lực và thành tích thể thao . Phân tích và tổng hợp là hai mặt trái ngược nhau lại có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tư duy biện chứng . So sánh: Là xác định sự giống nhau hay khác biệt giữa các đối tượng , thuộc tính và quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan . Trừu tượng hoá và khái quát hoá : + Trừu tượng hoá là dùng trí tuệ gạt bỏ những bộ, thuộc tính, quan hệ không cần thiết và chỉ giữ lại yếu tố nào cần thiết để nghiên cứu . + Khái quát hoá là dùng trí tuệ gợp nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, loại ......trên cơ sở chúng có một thuộc tính chung, bản chất hoặc mối quan hệ có tính quy luật. Nhờ khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá người ta có thể phân biệt các phẩm chất thể lực thành sức mạnh, sức nhanh, sức bền ...... II. Phương pháp quan sát sư phạm 2. 1. Khái niệm Quan sát sư phạm là phương pháp theo dõi trực tiếp ( hay gián tiếp ), có kế hoạch và biện pháp chuyên môn nhằm phản ánh một cách khách quan đối tượng nghiên cứu mà không có sự can thiệp của người nghiên cứu vào trong đó . - Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục, trên cơ sơ tri giác trực tiếp về các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống về thực tiển giáo dục. Tuy nhiên quan sát sư phạm giống quan sát tự nhiên ở chỗ : cùng dựa vào khai thác những hiện tượng có sẵn, không chủ động gây nên những tác động sư phạm, nhưng quan sát tự nhiên thì xuất phát từ những dấu hiệu bên ngoài còn quan sát sư phạm có thể khai thác cả những thông tin bên trong, ví dụ thực hiện các bài tập rồi đánh giá . 16
  • 17. - Quan sát trong NCKH thực hiện một số chức năng : + Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đó là chức năng quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu + Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có + Chức năng so sánh các kết quả trong những thực nghiệm. Đối chiếu lý thuyết với thực tế 2. 2. Đặc điểm của quan sát sư phạm Thông thường bao giờ quan sát cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, với một mục đích và bằng phương tiện nhất định cho nên đặc điểm của quan sát sư phạm thể hiện ở chỗ : - Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của cá nhân hay tập thể . - Người quan sát là nhà khoa học hay công tác viên. Đó là những người có trình độ học vấn và ít nhiều có khả ngăng tư duy, nghiên cứu . Đã là con người thì đều có tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ , kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lý. Cho nên khi quan sát “cái tôi” cũng ảnh hưởng đến quá trình quan sát. Từ đó có thể làm sai lệch sự thật . - Tài liệu quan sát dù khách quan thế nào đi chăng nữa cũng vẫn phụ thuộc vào việc lựa chọn của người nghiên cứu, do đó cần lựa chọn theo những chuẩn nhất định, được xử lý bằng toán học ......... 2. 3. Ưu , nhược điểm của quan sát sư phạm - Thu thập tài liệu trực tiếp, phản ánh trong hoàn cảnh cụ thể loại bỏ sai sót trung gian nếu có . - Thực hiện phương pháp quan sát sư phạm giúp người nghiên cứu theo dõi các hiện tượng giáo dục một cách sống động theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi về số lượng và chất lượng dưới tác động của giáo dục, giáo dưỡng . - Sự quan sát đúng đắn, tin cậy có thể giúp nhà nghiên cứu thấy được diễn biến của quá trình giáo dục, giáo dưỡng . - Tuy nhiên phương pháp quan sát sư phạm cũng có những hạn chế nhất định. Tâm trạng của người quan sát có thể ảnh hưởng đến kết quả, 17
  • 18. khó tránh khỏi những ý kiến trong chủ quan đánh giá quá trình giáo dục . - Quan sát sư phạm dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở người quan sát nếu tổ chức không chu đáo rất dễ tạo nên mối quan sát không đầy đủ của thầy và trò, nhất là về các mặt như đạo đức thể thao, trạng thái tâm lý thể thao, động tập luyện . 2. 4. Đối tượng quan sát sư phạm Đối tượng quan sát sư phạm là các mặt khác nhau của quá trình giáo dục – giáo dưỡng nói chung, giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao nói riêng. Đối tượng quan sát bao gồm : - Phương pháp giảng dạy và huấn luyện - Kỹ thuật thao tác - Hoạt động chiến thuật - Nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng . Phương pháp giáo dục – giáo dưỡng - Các bài tập, điều kiện vệ sinh, môi trường ... - Yếu tố tâm lý trong tập luyện và thi đấu 2. 5. Cách tiến hành quan sát Muốn quan sát đạt hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch và chương trình quan sát thật tỉ mỉ - Xác định đối tượng quan sát, mục đích và nhiệm vụ cụ thể phải đạt được - Chuẩn bị chu đáo các tài liệu và trang thiết bị kỹ thuật để quan sát ( hồ sơ quan sát: phiếu, biên bản, thiết bị kỹ thuật ....) - Tiến hành quan sát, thu nhập tài liệu theo chương trình - Ghi chép kết quả quan sát. Có thể ghi vào phiếu in sẵn, ghi biên bản , ghi vắn tắt, ghi nhật kí có thời gian , không gian, điều kiện và diễn biến của sự kiện hoặc có thể ghi âm, chụp ảnh, quay phim - Kiểm tra lại kết quả quan sát bằng cách: chuyện trò với người tham gia tình huống, sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu, quan sát lại nếu thấy cần ......... 18
  • 19. III. Phương pháp điều tra. Phương pháp điều tra trong giáo dục là phương pháp khảo sát số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực vào một hay nhiều thời điểm * Phân loại Có hai loại điều tra trong nghiên cứu giáo dục - Điều tra cơ bản trong giáo dục như diều tra trình độ thể lực trong nhân dân ở một số địa phương hay trong phạm vi toàn quốc, điều tra chỉ số thông minh của sinh viên , học sinh, điều tra nhu cầu phát triển giáo dục về văn hóa....... - Trưng cầu ý kiến ( điều tra xã hội học) theo phiếu là phương pháp tìm hiểu nhận thức, tâm trạng, nguyện vọng, của thầy cô, học sinh, phụ huynh sinh viên các hiện tương xã hội khác về một sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá, thể thao .. Thực chất của phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin bằng ngôn ngữ dựa trên tác động về mặt tâm lý xã hội trực tiếp ( phỏng vấn ) hoặc gián tiếp (anket) giữa người nghiên cứu và người được hỏi ý kiến. Trưng cầu ý kiến dựa trên những lời phát biểu của cá nhân để phát hiện những sắc thái tinh tế nhất về các sự kiện đang xảy ra, đó là nguồn thông tin quan trọng Điều quan trọng trong trưng cầu ý kiến là đặt câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là công cụ điều tra được sắp xếp theo một trình tự logic nhằm thu nhận thông tin. Câu hỏi có dạng tìm hiểu, sự kiện, kiểm tra nhận thức để biết thái độ, quan điểm của người được hỏi. Câu hỏi sử dụng thu thập thông tin dưới dạng viết được gọi là anket 3. 1. Quy trình nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi ( anket ) - Xác định đề tài , mục đích của cuộc trưng cầu ( thăm dò ) ý kiến theo phiếu * Chọn đề tài : đề tài nghiên cứu phải phù hợp với đối tượng , vấn đề mà chúng ta nghiên cứu phải nằm trong tằm hiểu biết của đối tượng, phải được đối tượng quan tâm * Xác định mục đích : tuỳ theo nhhu cầu thực tế, khả năng của mỗi chúng ta ( trình độ , kinh phí ...) mà giới hạn hay mở rộng quy mô mục đích nghiên cứu cụ thể của mình 19
  • 20. - Quy trình , nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi Phiếu câu hỏi có thể gồm ba phần * Phần mở đầu : có chức năng xây dựng động cơ cho người được trả lời, hướng dẫn cách trả lời với các câu hỏi, tạo cảm giác dễ chịu, hài lóng ngay từ khi tiếp xúc với câu hỏi * Phần nội dung : phần này thể hiện bằng các câu hỏi . Câu hỏi có thể sử dụng bằng câu hỏi kín và câu hỏi mở ( anket đóng và anket mở) . Câu hỏi kín là câu hỏi có kèm theo sẵn phương án trả lời. Người trả lời chỉ cần đánh dấu vào phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình. Có hai loại câu hỏi kín đó là câu hỏi kín đơn giản và câu hỏi kín phức tạp: Câu hỏi kín đơn giản : là loại câu hỏi chỉ có hai phương án trả lời “có” hoặc “không” Câu hỏi kín phức tạp : gồm nhiều phương án trả lời. Nó phân biệt tỉ mỉ hơn thái độ phán xét, đánh giá của người trả lời . Như Trường đại học thành trường Đại học quốc gia, đồng chí có ý nghĩa băn khoăn xin cho biết ý kiến Câu hỏi mở có ưu tiên ghi nhận được đầy đủ, chính xác ý kiến của người trả lời trong khi xử lý Câu hỏi vừa kín vừa mở: Đó là loại câu hỏi có một số phương án trả lời có sẵn và một số phương án trả lời là câu hỏi mở. Câu hỏi này được sử dụng khi vấn đề được hỏi có chứa rất nhiều phương án trả lời mà chúng ta khó có thể lường hết được - Phần cứ liệu kiểm tra : mục đích nhằm phân tích chất lượng thông tin Ghi rõ tiểu sử người được hỏi gồm họ, tên, năm sinh, nơi làm việc, thâm niên công tác và một số vấn đề khác khi cần Đối với một số câu hỏi tạo nên sự băn khoăn, lo ngại đối với người trả lời thì không cần ghi phần cứ liệu kiểm tra ( vô danh ). 3. 2 . Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn là phương pháp điều tra nhằm thu nhận thông tin thông qua hỏi – trả lời, giữa nhà nghiên cứu với cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. 20
  • 21. Phân loại phương pháp phỏng vấn Tuỳ theo mục đích, hình thức, nội dung thu nhận thông tin có thể chia thành 3 loại phỏng vấn : phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp và trao đổi mạn đàm - Phỏng vấn trực tiếp : là phương pháp thu nhận thông tin thông qua hỏi và trả lời miệng giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. Trong phương pháp này, người nghiên cứu và đối tượng được hỏi nói chuyện trực tiếp với nhau - Phỏng vấn gián tiếp ( bằng phiếu ): Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp điều tra xã hội học ( dùng anket) thực hiện bằng cách điền vào các câu hỏi được in sẵn, người được hỏi lựa chọn câu trả lời theo quan điểm và nhận thức của mình. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu khoa học - Phỏng vấn mạn đàm : ( trao đổi mạn đàm ) là phương pháp điều tra nhằm thu nhận thông tin qua sự trao đổi ý kiến qua lại giữa người nghiên cứu và người được hỏi 3. 3. Yêu cầu của kỹ thuật điều tra Hiệu quả của sự dụng phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trước hết là hệ thống câu hỏi - Câu hỏi ngắn gọn , rõ ràng , mạch lạc giúp người được trả lời đúng với ý đồ chiến lược và mục đích nghiên cứu - Hệ thống câu hỏi phải phục vụ chiến lược diều tra nghĩa là khi đặt câu hỏi thì chúng ta thu được những thông tin gì và toàn bộ các câu hỏi phải làm bộc lộ những quy định chung của nhận thức, tâm trạng hay quan niệm chung của xã hội. Một điều đáng quan tâm là chất lượng ý kiến trả lời phụ thuộc vào cả hai phía. + Người hỏi - Đặt câu hỏi nhằm mục đích gì ? - Nội dung câu hỏi : dễ hiểu để trả lời - Tình huống , hoàn cảnh môi trường + Người trả lời - Động cơ trả lời 21
  • 22. - Trình độ của người được hỏi - Khả năng trí nhớ - Thái độ đối với người được hỏi - Giấu tên hay phải ghi rõ họ tên - Kết quả cuộc điều tra cũng có thể bị hạn chế do hệ thống câu hỏi khó hiểu, trùng lập nhiều vấn đề. Người trả lời trung thực do sợ động chạm đến uy tín, khả năng hiểu biết của người được hỏi hạn chế và sử lý thông tin không thích hợp - Kết quả điều tra phải là những điều kiện khách quan. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống câu hỏi phải bao hàm cả chiến thuật kiểm tra lẩn nhau, các câu hỏi hổ trợ nhau để tìm ra câu hỏi đúng nhất - Một điều quan trọng là tạo ra không khí làm việc trong cuộc điều tra, cũng như trọng tâm trong thời điểm ấy, vì chúng có thể ảnh hưởng tới chất lượng câu trả lời. Cho nên phải chọn thời điểm thích hợp và tạo ra bầu không khí tự nhiên, dể chịu trong buổi làm việc IV. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu được đưa vào quá trình giáo dục những nhân tố mới cần nghiên cứu và làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với nhân tố khác hoặc tác động khác Hiện nay phương pháp thực nghiệm sư phạm đang là phương pháp chủ công trong NCKH. Ngay từ khi xuất hiện thực nghiệm đã có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong quá trình nghiên cứu, nó đẩy lùi làm thay đổi tư duy khoa học kiểu củ , nó được ứng dụng rộng rãi nhất trong khoa học tự nhiên. Thực nghiệm đã đẩy nhanh quá trình nghiên cứu khoa học, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng kết quả sản xuất vào thực tiễn sản xuất. Phương pháp thực nghiệm sư phạm làm tăng trình độ kỹ thuật thực hành , làm phát triển khả năng tư duy lý thuyết. Chính phương pháp thực nghiệm đã tạo ra một hướng nghiên cứu mới , phương pháp hoàn toàn chủ động trong sáng tạo khoa học . 4. 1. Đặc điểm của phương pháp thực nghiệm. Thực nghiệm sư phạm với mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy, huấn luyện, thành tích học tập. Trong lĩnh vực hoat động TDTT, thực nghiệm sư phạm thể hiện tính ưu việt rõ nét và có một số đặc điểm 22
  • 23. - Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm sư phạm là sự can thiệp kế hoạch của con người vào hiện tượng nghiên cứu. Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi miêu tả hệ thống các biến số theo chương trình - Thực nghiệm được tiến hành từ một giả thuyết hay phỏng đoán về sự diễn biến tốt hơn của đối tượng nếu ta chú ý đến một biến số quan trọng và loại đi một biến số thứ yếu. Điều giải thích là thực nghiệm được tiến hành để khẳng định tính chân thực của phỏng đoán hay giả thiết. Nếu thực nghiệm thành công sẽ góp phần xây dựng một lý thuyết mới . -Với mục đích kiểm tra giả thuyết, các đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên, có số lượng và có trình độ phát triển như nhau, điều đó được khẳng định bằng kiểm tra chất lượng ban đầu. 4. 2. Phân loại thực nghiệm sư phạm Trong lý luận và thực hành TDTT , người ta phân chia thực nghiệm sư phạm thành một nhóm nhất định. Thông thường người ta phân chia theo mục đích và điều kiện nghiên cứu: có thể bao gồm một số loại thực nghiệm như sau : - Thực nhiệm cải tạo: Là thực nghiệm nhằm xây dựng một giả thuyết khoa học độc đáo. Có thể nghiên cứu hiệu quả của quá trình dạy học trong chương trình hoá TDTT - Thực nghiệm kiểm tra Là loại thực nghiệm đánh giá lại những thông tin trong một vấn đề khoa học nào đó. Có thể sử dụng loại thực nghiệm này để kiểm tra một hiện tượng , một nhân tố sư phạm nào đó trong điều kiện mới, các lứa tuổi người tập khác nhau ở các môn thể thao không giống nhau - Thực nghiệm tự nhiên Có sự thay đổi không lớn điều kiện giảng dạy – huấn luyện. Ví dụ nghiên cứu một nội dung mới chương trình giảng dạy TDTT cho học sinh phổ thông. Ở nhóm thí nghiệm áp dụng các bài tập được soạn thảo. Ở một bài tập mới ở lớp khác không được áp dụng. Trong thực nghiệm này các điều kiện của một lớp học là như nhau, trẻ em ở nhóm thực nghiệm không được biết là mình đang tham gia vào thí nghiệm - Thực nghiệm chọn mẫu Trong lĩnh vực TDTT, phương pháp thường được sử dụng hơn cả là phương pháp chọn mẫu. Loại thực nghiệm này được phân ra làm thực nghiệm tuyệt đối và thực nghiệm so sánh ( thực nghiệm tương đối ) 23
  • 24. + Thực nghiệm tuyệt đối Thực nghiệm tuyệt đối được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu trạng thái người tập ở một thời điểm nào đó mà không cần có sự so sánh với các hiện tượng khác. Ví dụ: đánh giá trình độ thể lực của học sinh ở giữa hay cuối năm học. Thực nghiệm tuyệt đối thường được tiến hành ở giai đoạn nghiên cứu bước đầu và kết quả thu được sẽ đặt cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. + Thực nghiệm so sánh Nếu thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của một nhân tố thử nghiệm nào đó người ta thường sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh. Thực nghiệm so sánh lại được chia làm hai loại: thực nghiệm so sánh trình tự và thực nghiệm so sánh song song - Thực nghiệm so sánh trình tự: là thực nghiem nhằm so sánh kết quả trước và sau khi đưa nhân tố mới vào trên cùng một nhóm người. thực nghiệm này thường được áp dụng khi đối tượng nghiên cứu có số lượng han chế và điều kiện tiến hành cũng đơn giản hơn . - Thực nghiệm so sánh song song: là thực nghiệm được tiến hành một lúc trên hai hay nhiều nhóm. Ở nhóm thực nghiệm người ta sử dụng phương pháp mới, phương tiện mới, nội dung mới ( nhân tố mới ở đây có thể là đặc điểm kỹ thuật, động tác, chiến thuật thi đấu, các phương pháp tập luyện, các thành phần lượng vận động, các nhân tố tâm lý, các quan điểm về phát triển thể chất ......) Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm cần đảm bảo những yêu cầu sau đây : - Lựa chọn các thí nghiệm bằng phương pháp khác nhau nhưng phải như nhau về lứa tuổi, giới tính, trình độ về thể lực kỹ thuật và một số loại trình độ khác - Điều kiện thực nghiệm ( tập luyện) ở các nhóm phải giống nhau - Số lượng đối tượng thực nghiệm phải đủ lớn để số liệu nhận được có độ tin cây cao. Các số liệu thu được phải sử lý bằng toán thống kê -Trong thực nghiệm không nên đồng thời nghiên cứu cùng một lúc nhiều vấn đề, vì nếu làm như thế sẽ ảnh hưởng xấu lẫn nhau khó sát định kết quả - Trước khi bắt đầu nghiên cứu, có thể giao cho một ban kiểm tra tiến hành đánh giá và kiểm tra và ghi vào biên bản số liệu thu được ban đầu 24
  • 25. - Cuối thực nghiệm sư phạm lập biên bản kiểm tra cuối cùng Khi so sánh số liệu trước và sau thực nghiệm, sẽ giải thích được kết quả thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm so sánh song song đơn giản là dạng thực nghiệm dễ tiến hành hơn cả. Trong thực nghiệm tiến hành 2 nhóm ( nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra ). Sau khi tiến hành hàng loạt buổi tập, xác định kết quả của các nhân tố thí nghiệm - Thực nghiệm so sánh song song bắt chéo: sắp xếp các nhóm nghiên cứu khác nhau trong những điều kiện đầy đủ không cần nhóm đối chứng. Thời gian thực nghiệm từ một số buổi đến một số năm Ví dụ : Bảng 2. 1 Giai đoạn Nhóm A Nhóm B Giai đoạn 1 Nhân tố ngh. cứu I Nhân tố nghiên cứu II Giai đoạn II Nhân tố ngh.cứu II Nhân tố nghiên cứu I Thực nghiệm bắt chéo cho phép đặt ra những điều kiện tương đối giống nhau ở các nhóm thí nghiệm . Điều đó rất quan trọng, bởi vì đạt đế sự cân bằng hoàn toàn giữa chúng là thực tế không thể có được. Trong thực nghiệm bắt chéo, mỗi nhóm lần lượt là nhóm thực nghiệm, là nhóm đối chứng. Với sơ đồ thí nghiệm này, cho số liệu có mức độ tin cậy cao, có nghĩa là các nhóm thực nghiệm lần lượt chịu sự tác động của tất cả các nhân tố sư phạm. Điều đó dẫn đến có thể xử lý không bằng toán thống kê mà vẫn có thể tin cậy được mặc dù đối tượng thực nghiệm thiếu. - Nếu cần thiết so sánh không phải 2 mà 3 nhân tố có thể áp dụng theo sơ đồ sau : 3 x 3 ( thực nghiệm nhiều nhân tố ) Bảng 2. 2 25
  • 26. 26 Bảng 2. 2 Giai đọan Nhóm A Nhóm B Nhóm C Giai đọan I Nhân tố I Nhân tố II Nhân tố III Giai đọan II Nhân tố II Nhân tố III Nhân tố I Giai đọan III Nhân tố III Nhân tố I Nhân tố II Ví dụ : Nếu cần phân tích, so sánh 3 nhân tố nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của việc tập luyện thể dục thể thao đối với việc phát triển cơ thể trẻ em. Các nhân tố thể lực gồm : - Số buổi tập trong tuần - Số lần lặp lại các bài tập trong một buổi tập(Nhân tố II) - Thời gian nghỉ giữa các lần tập lại (Nhân tố III ) Khi cần so sánh 4 nhân tố nghiên cứu thì áp dụng cấu trúc thực nghiệm có dạng : Bảng 2. 3 1 2 3 4 2 3 4 1 3 4 1 2 4 1 2 3 Như vậy có thể xây dựng cấu trúc thực nghiệm với nhiều nhân tố so sánh, song cần lưu ý: số nhân tố xác định số nhóm tham gia thực nghiệm .
  • 27. V. Phương pháp dùng bài tập kiểm tra ( bài thử ) – test 5. 1. Khái niệm Phương pháp dùng bài tập kiểm tra ( test ) là phương pháp nghiên cứu nhờ hệ thống bài tập ( bài tập kiểm tra ) được tiêu chuẩn hóa về nội dung và hình thức đã được thực tiễn thừa nhận nhằm đánh giá khả năng của đối tượng nghiên cứu - Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên các cấp thuộc các môn thể thao khác nhau - Nghiên cứu trình độ kỹ thuật, chiến thuật thi đấu của vận động viên, trạng thái tâm lý tập luyện và thi đấu, trạng thái sinh lý ........ So sánh trình độ tập luyện của từng người hoặc cả nhóm, lựa chọn vận động viên vào tập luyện môn thể thao nào cho thích hợp và vào các đội tuyển thi đấu. Kiểm tra khách quan trình độ các vận động viên, làm sáng tỏ tính ưu việt và những thiếu sót của những biện pháp, phương pháp giảng dạy và huấn luyện, hình thức tổ chức tập luyện. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng kế hoạch tập luyện một cách khoa học Điều cần nhấn mạnh thêm rằng, khi dùng phương pháp test phải chú ý đến mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của tâm lý người. Bởi vì tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử, do đó nhiều khi các số liệu cần đo, đếm không phản ảnh hết năng lực tâm lý của mọi người . 5. 2. Các bài tập kiểm tra. Trong lĩnh vực họat TDTT, các bài tập kiểm tra gồm những lọai sau: - Các bài tập khả năng đánh giá các khả năng động lực - Các bài tập kiểm tra trạng thái tập luyện - Các bài tập đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn Trong NCKH TDTT, thường sử dụng nhiều bài tập khác nhau. Muốn đánh giá trình độ chuyên môn của vận động viên, sẽ sử dụng một số test đánh giá trình độ kỹ thuật, test đánh giá sự chuẩn bị tâm lý. Các test giúp chúng ta xác định được trạng thái thể lực của con người, sự sẵn sàng của họ khi bước vào tập luyện thông qua các chỉ số khách quan. Nếu chọn các test không đúng, các số liệu, thông tin thu nhập thiếu mức độ tin cậy, thiếu tính hợp lý của quá trình giáo dục thể chất 27
  • 28. và huấn luyện thể thao. Độ tin cậy trên đươc đánh giá, kiểm tra bằng các chỉ số tổng hợp về trình độ người tập và kết quả của hoạt động, vận động ( thành tích thi đấu ). Một số ví dụ cụ thể : Ví dụ 1 : Đánh giá tố chất sức mạnh - Sức mạnh tối đa : là khả năng thể hiện sức mạnh lớn nhất của một nhóm cơ. Kết quả sức mạnh tối đa trong kiểm tra là không thể lặp lại sau đó mà phải cần có thời gian nghỉ đủ để phục hồi. Trong khi sử dụng kết quả sức mạnh tối đa, người tập còn sử dụng một khái niệm nữa của sức mạnh đó là sức mạnh tương đối được tính bằng : 28 Mtd =Mmax / P (kg) Trong đó : Mtd : sức mạnh tương đối Mmax : sức mạnh tối đa P : trọng lực cơ thể Trong các bài kiểm tra sức mạnh tối đa, thường sử dụng các máy ghi lực ( lực kế ) tính ra đơn vị Niuton(N). Thực tế cho thấy sức mạnh tối đa của toàn cơ thể được thể hiện ở tư thế đẩy tạ vai và đứng với góc khuỵu gối 125 độ - 135 độ , thành tích thu được sẽ lớn nhất . Bằng máy ghi lực người ta có thể kiểm tra sức mạnh tối đa của các bộ phận cơ thể: sức mạnh tối đa của cẳng chân, cẳng tay, cánh tay, lưng ....... Sức mạnh – nhanh: đó là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian. Nội dung các bài tập kiểm tra bao gồm : + Các loại bật nhảy không có chạy đà: bật nhảy bằng hai chân có hoặc không có đánh tay + Nhảy 3 bước, 5 bước, bật nhảy cao, bật nhảy các cự ly 20m – 30m + Chạy tăng tốc: ở các cự ly 10m – 30m + Kéo tay xà đơn, chống đẩy xà kép + Các bài tập thể dục không có dụng cụ: đứng lên ngồi xuống trong 10 giây, 30 giây, chuyển thân 4 tư thế trong 5 giây Sức mạnh – bền: là tổng hợp số lần lặp lại một hoạt động cho tới mệt hoàn toàn
  • 29. Bật nhảy, tay với cao liên tục trong 20 lần. Xác định giá trị trung bình và độ lệch càng nhỏ thì giá trị sức mạnh – bền càng tốt Ví dụ 2 : đánh giá về sức nhanh Sức mạnh nhanh có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật động tác và yếu tố sức mạnh. Cho nên các bài kiểm tra cần có cấu trúc , nội dung sao cho loại trừ ít nhiều được hai yếu tố tr6en có giá trị khách quan. Nội dung kiểm tra sức mạnh gồm: sức nhanh phản ứng, sức nhanh vận động, sức nhanh động tác. Hiện nay các bài tập kiểm tra ( bài thử ) chủ yếu thuộc loại sức nhanh vận động Các cự ly chạy tốc độ cao: 10m, 20m, 30m, 40m, 50m, 60m, khi chạy không để kỹ thuật xuất phát chi phối tới kết quả cự ly chạy Kiểm tra trình độ nhanh : vượt chướng ngại vật, thay đổi hướng tăng và hãm tốc độ. Ví dụ chạy dích dắc 30m với mục đích là đánh giá về độ nhanh vận động đa dạng và hướng biến đổi liên tục Đối với chạy : “con lắc” với mục đích đánh giá về khả năng nhanh khả năng vận động biến đổi hướng. Người chạy có thể chạy đi – về vòng qua cọc cờ 4 lần, sau đó tính thời gian toàn bộ Thực nghiệm Alden: đánh giá sức nhanh vận động đa dạng và biến đổi hướng. Người chạy phải chạy vòng qua 4 góc và ở giữa trong 3 lần, sau đó tính thời gian 29 Ví dụ 3: đánh giá sức bền Tố chất sức bền là thành phần cơ sở của khả năng thể lực. Tố chất sức bền có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động TDTT. Sức bền được quy định theo dạng vận động: sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly trung bình, sức bền của cự ly dài Sức bền của cự ly ngắn: đó là hoạt động có cường độ cao trong thời gian ngắn ( 45 giây – 2 phút). Các cự ly chạy 300m, 500m, 600m, và chạy 1.5 phút Sức bền của cự ly trung bình: đó là hoạt động có cường độ tương đối lớn trong thời gian 2-9 phút. Các cự ly 800m, 1000m, 1200m ,1500m, 2000m Sức bền cự ly dài: đây là dạng tổng hợp sức bền gồm cả sức bền ngắn và sức bền trung bình. Thời gian hoạt động là 9 phút trở lên. Các cự ly: chạy 10 phút, 12 phút, 15 phút, chạy 3000m
  • 30. Ví dụ 4: đánh giá về độ linh hoạt các khớp Độ linh hoạt của các khớp chính là giá trị giới hạn hoạt động của khớp. Độ linh hoạt của khớp tể hiện ở tính thẩm mỹ biên độ động tác rộng ( môn thể dục ). Ở cấu trúc động tác, làm tăng khả năng tiết kiệm năng lượng ( môn bơi ), ở khả năng về sức mạnh làm tăng tốc độ với dụng cụ ( ném lao, đẩy tạ ...) Trong hoạt động TDTT, kiểm tra nội dung về độ linh hoạt khớp chủ yếu là độ lớn hoạt động ở các khớp vai, khớp hông và xương sống. Có thể hình dung một số bài kiểm tra . - Gập thân về trước: Để đánh giá độ linh hoạt của cột sống. Đứng gập thân về trước, yêu cầu thẳng chân, đầu ngón tay chạm vào bảng chia độ dài (cm), ở mức nào thì đó là giá trị cần phải đo ( dừng 2 giây ở tư thế đó ) - Quay khớp vai bằng gậy: dùng một gậy thể dục dài 1,5m, hai tay nắm gậy ở trước bụng. Nâng gậy qua đầu ra sau lưng. Khoảng cách giữa hai nắm tay càng nhỏ thì độ linh hoạt khớp vai càng lớn - Nâng chân lên cao – về trước Dùng để đánh giá độ linh hoạt tích cực của khớp hông. Người kiểm tra cần đứng cạnh thang đóng, vai vuông góc với thang đóng . Một bảng ( có thể bằng bìa ) chia độ đặt sát với thanh đóng. Vận động viên giơ chân về trước lên cao hết khả năng và giữ vững trong 5 giây. Đo góc độ mà 2 chân tạo nên qua bảng chia độ. Ví dụ 5: các test đánh giá trình độ tập luyện chuyên mộn Đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn gồm nhiều test và các loại bài kiểm tra phối hợp. Nội dung môn kiểm tra đánh giá có liên quan tới kỹ thuật động tác, chiến thuật thực hiện + Môn bóng chuyền Hiệu suát bài tập phụ thuộc vào trình độ thể lực và trình độ xử lý kỹ thuật với bóng. Đối với môn bóng chuyền, cần chú ý về chuyên môn : - Theo dõi thi đấu - Bài tập về chuyền – đệm bóng vào tường trong 1 phút - Bài tập chuyền và đệm bóng trúng đích - Đập bóng ở tường và lưới 1 phút 30
  • 31. - Phát bóng thấp và cao tay – phát bóng trong 1 phút - Bài kiểm tra phối hợp - Bài kiểm tra các đặt tính thể lực - Kiểm tra kỹ thuật qua phim ảnh Ví dụ kiểm tra trình độ kỹ thuật của vận động viên - Phát bóng thấp tay vào sân quy định, ở mỗi vùng phát 6 quả - Chuyền bóng qua cột giới hạn Cần dựng hai cọc giới hạn ( cao 60cm cách nhau 80cm ) ở trên lưới. A tung bóng qua giữa 2 cọc, B dùng kỹ thuật đệm bóng trả lại giữa hai cọc. Bóng sang qua lưới, kỹ thuật đệm đều được thực hiện theo luật quy định - Đập bóng: đập 10 lần , phải đập trên không theo đúng luật đập bóng - Chuyền bóng cao tay vào đích, thực hiện 12 lần ( vào mỗi ô 4 lần ) vận động viên đứng ở đường 3m chuyền thứ tự 4 quả vào từng : 1. 2 và 3 - Phát bóng cao tay vào đúng các phần sân quy định chia sân thành hai phần. Vận động viên phát 6 quả vào mỗi phần sân – tổng 2 quả. Thực hiện đúng luật phát bóng - Đập nhú: thực hiện đúng như đập bóng, chỉ khác là chuyền bóng 2 không bổng, mà thấp sát lưới - Chạy lên chuyền bóng vào đích. Vận động viên đứng cách lưới khoảng 6m , tung bóng về phía trước và chạy theo sao cho có thể chuyền cao tay, quả bóng đó ở đường 3m vào các ô 1, 2, 3, 4, mỗi ô chuyền 3 quả ( toàn bộ là 12 lần chuyền ) - Đệm bóng qua hai cọc giới hạn trong di động. Vận động viên di động liên tục sang hai bên 2m sau mỗi lần đệm bóng qua lưới – trong giới hạn hai cọc giới hạn cách nhau 80cm - Đập bóng thẳng và chéo. Vận động viên thực hiện ở vị trí số 4 tay phải ) đập 5 quả thẳng và 5 quả chéo vào khu vực quy định. Chỉ cần đập những quả nêu tốt - Đập bóng xa lưới: kẻ một đường cách lưới 6m, thực hiện tung đập bóng trước đường gạch lưới 31
  • 32. - Phát bóng cao tay vào ô quy định. Chia sân làm 4 ô, mỗi ô có một cạnh bằng 4,5 m. Sau đó vào mỗi ô 3 lần + Môn bóng rổ Có thể sử dụng bài kiểm tra về thể lực và khả năng phối hợp để đánh giá hiệu suất của hoạt động bóng rổ. Ví dụ nên kiểm tra về thể lực, các mặt kỹ thuật, chiến thuật có thể đánh giá nhận xét theo cá nhân Nội dung sử dụng kiểm tra - Quan sát thi đấu: hiệu suất ném rổ, tranh cướp bóng, tấn công 32 nhanh - Chạy 30m - Bật nhảy cao tại chổ, bật nhảy liên tục - Bật nhảy qua ghế băng bằng hai chân - Chất lượng, độ nhanh của xử lý vị trí, quyết định - Khả năng bắt bóng và truyền bóng - Nhanh của hoạt động phòng thủ - Tốc độ dẫn bóng – dẫn bóng qua cọc - Ném bóng vào đích chuẩn xác - Ném rổ ở các vị trì dưới rổ, trong và ngoài khu cấm địa - Ném rổ sau khi làm động tác giả - Dẫn bóng và ném bóng - Kiểm tra thể lực: sức bền chuyên môn - Thử nghiệm về sức bền của bóng rổ Vận động viên cầm bóng trong tay, đứng ở vạch xuất phát. Căn cứ vào hiệu lệnh dẫn bóng tới bảng rỗ trước mặt và ném rổ. Sau đó bắt lại bóng và dẫn trở lại. Ở đây cùng ném rổ và bắt lại bóng để dẫn và ném tiếp. Vận động viên cần thực hiện 10 lần với thời gian ngắn nhất Cách xác định: thực hiện 10 lần dẫn bóng ném rổ, đo mạch ở các thời điểm; 2 phút trước khi dẫn bóng, ngay sau khi dẫn bóng 1 phút, 2 phút , 3
  • 33. phút, 4 phút sau bài kiểm tra ( các lần đo mạch đều là 15 giây sau đó suy ra phút ). + Môn bóng đá : Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn, thu hút mọi giới, mọi lứa tuổi, việc xác định trạng thái, hiệu suất cá nhân và đồng đội là điều rất khó khăn. Một trong những nhân tố quyết định một cách cơ bản tời hiệu quả của đội có thể là khả năng thể lực, năng lực thực hiện các động tác chuyên môn, tính chất phối hơp cùng hoạt động của mỗi cầu thủ. Tuy vậy nội dung thường sử dụng kiểm tra bao gồm Theo dõi quá trình thi đấu: hoạt động với bóng (tranh cướp bóng, động tác giả, chuyền sút bóng, hành động chiến thuật) hoạt động không có bóng, hoạt động của thủ môn - Đá bóng và ném bóng xa - Đá bóng vào đích , sút cầu môn chính xác 5 lần mỗi chân - Bật xa và bật ba bước không có đà - 4 x 100m chạy tốc độ với quãng nghỉ 30 giây - 10 x 30m chạy tốc độ với quãng nghỉ 25 giây - 15 x 30m chạy tốc độ với quãng nghỉ 10 giây - Chạy sức bền - Chạy tốc độ tối đa ở các cự ly 15m , 30m ( tốc độ cao ) - Dẫn bóng qua cọc , cự ly 30m, 20m ,25m . Dẫn bóng tốc độ 30m - Kiểm tra tim mạch - Các test tâm lý Bài kiểm tra vận động viên đá bóng 33 Phần 1 - Chạy 30m - Chạy 5 x 30m - Bật xa tại chỗ
  • 34. - Kéo tay xà đơn - Dẫn bóng 30m - Dẫn bóng 5 x 30m - Đá bóng xa bằng chân trái và phải - Đánh đầu xa - Dúng cả hai chân đá bóng vào đích Phần II - Chạy sức bền - Lực bóp tay - Sức mạnh tối đa của chân - Chạy luồn lách qua cọc + Các môn chạy Khi kiểm tra các môn chạy cần chú ý - Các cự ly : 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 3000m, 5000m, 10000m, 42.195m, 100m, 400m, vượt rào; chạy vượt chướng ngại vật 3000m - Kiểm tra sức mạnh các nhóm cơ: bàn chân, vai, tay, lưng, bụng, nhóm cơ hông - Các loại bật nhảy: cao, xa, nhảy 3 - 5 - 10 bước không có đà và có đà - Các thử nghiệm chạy với cự ly 20m, 30m, 50m, 70m, 100m, 500m, 1000m, 5000m, 6000m - Các chỉ số ( index : chỉ số nhanh dự trữ với : 34 Ts I = ---------- - Tk h Trong đó : Ts : Thời gian chạy hết cự ly ( ví dụ : chạy 400m hết 54 giây)
  • 35. Tk : Thời gian nhanh nhất chạy hết đoạn kiểm tra ( ví dụ : chạy 100m hết 12.5 giây) h : thương số giữa cự ly và đoạn kiểm tra Ví duï treân seõ laø 4 35 m 400 = 100 m Chæ soá söùc beàn: s t Chæ soá söùc beàn cô baép: I = A – k B. Vôùi k: 4, 5, 6 … (soá phaàn chia töø cöï ly thi ñaáu) A: keát quaû thi ñaáu (thôøi gian chaïy heát cöï ly) B: keát quaû ñaït ñöôïc ôû moät ñoaïn kieåm tra. ÔÛ ñaây giaù trò index cho bieát veà söùc beàn ngaén – trung bình – daøi maø khoâng phuï thuoäc vaøo cöï ly chaïy. Chæ soá kyõ thuaät (ñoái vôùi moân vöôït raøo, chöôùng ngaïi) I = A – B Trong ñoù: A: keát quaû ôû cöï ly thi ñaáu (coù raøo, chöôùng ngaïi). B: keát quaû cuõng ôû cöï ly thi ñaáu ñoù nhöng khoâng coù raøo, chöôùng ngaïi vaät. Chæ soá meät moûi: I = t800 - t400 t800: thôøi gian chaïy cöï ly 800m t400: thôøi gian chaïy cöï ly 400m (sau khi chaïy 800m, nghæ 3 – 5 phuùt, chaïy tieáp 400m kieåm tra. Thöông soá meät moûi 800 2 t 400 Q t × = k I = t
  • 36. 36 + Caùc moân nhaûy: Caùc noäi dung cô baûn: - Caùc moân thi ñaáu: nhaûu cao, nhaûy xe, nhaûy saøo. - Kieåm tra söùc maïnh caùc nhoùm cô; baøn chaân, vai, tay, löng, buïng, nhoùm cô hoâng. - Caùc loaïi baät nhaûy: gioáng ôû phaàn chaïy, ñoái vôùi baøi taäp tay coù hoaëc khoâng coù ñaùnh laêng tay vaø baèng 1 hoaëc 2 chaân. Caùc cöï ly kieåm tra: 20m, 30m, 50m, 800m, 1000m. * Nhaûy xa: Noäi dung kieåm tra cô baûn (cho caùc loaïi nhaûy vaø neùm ñaåy). - Chaïy 30m, xuaát phaùt cao. - Baät nhaûy vôùi tay cao. - Chaïy 800m ñoái vôùi nöõ, 1000m ñoái vôùi nam. Caùc noäi dung kieåm tra chuyeân moân: - Nhaûy 5 böôùc chaân phaûi, traùi. - Nhaûy 10 böôùc vôùi 5 böôùc chaïy ñaø. * Nhaûy saøo: Noäi dung kieåm tra cô baûn gioáng nhaûy xa. - Nhaûy 5 böôùc khoâng chaïy ñaø baèng chaân phaûi vaø traùi. - Ke ngang chaân treân thang doùng – tính thôøi gian. - Leo daây 3m, tính thôøi gian. - Töø choáng, quay tröôùc xaø ñôn (cao ngang ñaàu). - Laøm 3 laàn (moãi laàn ñeàu baét ñaàu töø ñöùng treân ñaát lieân tuïc). Tính thôøi gian.
  • 37. * Nhaûy 3 böôùc: Noäi dung kieåm tra chuyeân moân: Chaïy 50 tö theá xuaát phaùt cao: laøm 2 laàn. - Nhaûy 5 böôùc baèng chaân phaûi vaø traùi, vôùi 7 böôùc ñaø. Tính ñoä xa: - Nhaûy 2 chaân 3 x 50m nghó giöõa quaõng 2 phuùt, tính ra chæ soá söùc 37 maïnh beàn: I I I I 1 3 3 n t I a × n i + × a − = + + = 50 3 Trong ñoù: i: 1, 2, 3 a: khoaûng caùch töø böôùc cuoái cuøng tôùi ñích. t: thôøi gian thöïc hieän ôû 50m. n: soá löôïng böôùc nhaûy trong 50m. * Nhaûy cao: Đaây laø baøi thöû nghieäm cho vaän ñoäng vieân nhaûy cao kyõ thuaät nhaûy Flop. Bao goàm 6 test. - Nhaûy kyõ thuaät Flop khoâng chaïy ñaø. Keû 2 khu vöïc caùch xaø ngang 40cm vaø 70cm ñeå ñöùng baät nhaûy. Vaän ñoäng vieân baät nhaûy baèng 2 chaân, keát hoïp vôùi tay ñaùnh laêng. Löng qua xaø vaø xuoáng ñeäm baèng löng. Böôùc nhaûy taêng 3 cm moãi laàn cho tôùi toái ña. - Nhảy với tay cao, bước đà xuống thấp. Đặt một bục với độ cao 45cm cách bảng chia độ cao (để bật nhảy với tay) khỏang 2m. VĐV ứng trên bục (chân giậm nhảy ở sau, chân lăng ở trước). Bước chân giậm nhảy xuống đất tại một ô 30cm2 để cách bục từ 70 – 100cm. Theo đà đó bật nhảy và với tay chạm ở mức cao nhất, làm 3 lần, lấy lần thực hiện tốt nhất. Nếu VĐV bước chệch khỏi khu 30cm2 thì phải nhảy lại.
  • 38. - Nhaûy vôùi tay cao, coù chaïy ñaø: chaïy ñaø 5 böôùc theo ñöôøng voøng cung, höôùng löôøn vaøo baûng chia ñoä cao. - Baät nhaûy vôùi tay cao: ñöùng vai thaúng höôùng töôøng, khuîu goái, haï troïng taâm laáy ñaø, baät nhaûy leân cao, ñaùnh laêng tay, tay phía gaàn töôøng chaïm ôû möùc cao nhaát treân töôøng. Neáu nhaûy maø khoâng rôi ñuùng choã yeâu caàu laøm laïi. - Nhaûy qua raøo theo caùch: xuaát phaùt 2 böôùc ñaø vaøo vaïch xuaát phaùt baät nhaûy 2 chaân qua raøo thöù nhaát (cao 84 cm, ñaët caùch vaïch xuaát phaùt 1m). Sau ñoù khoâng coù ñaø baät nhaûy luoân vaø lieân tuïc baèng 2 chaân qua 4 raøo nöõa, ôû caùch nhau 140cm. Tnh thôøi gian töø khi rôøi vaïch xuaát phaùt cho tôùi khi chaân chaïm ñaát sau raøo thöù 5. - Uoán caàu ngöûa: naèm ngöûa, uoán buïng leân cao thaønh caàu ngöûa, hai baøn tay vaø hai baøn chaân choáng ñaát, khoâng ñaåy leân cao toái ña, duy trì ôû vò trí ñoù trong 3 giaây. Ño ñoä cao töø ñaát tôùi hoâng. Thöù töï thöïc hieän caùc test nhö sau: 5, 4, 3, 6, 2, 1. Caùch tính caùc chæ soá nhö sau: - Index veà chuyeân moân: I1 = t2 – t3. - Index kyõ thuaät: I2 = R - t2 (R: thaønh tích nhaûy cao). - Index veà tính linh hoaït töông ñoái: = (h: ñoä cao ñeán vai). 38 × I t 100 6 3 h 5. 3. Moät soá yeâu caàu khi söû duïng caùc baøi kieåm tra (baøi thöû test). Caùc baøi thöû duøng cho ñoái töôïng nghieân cöùu phaûi ñöôïc thöïc hieän nhö nhau veà thôøi gian, khoâng gian vaø ñieàu kieän thöïc hieän. Caùc baøi thöû phaûi ñôn giaûn, deã thöïc hieän, khoâng phuï thuoäc vaøo trình ñoä kyõ thuaät vaø thể löïc ngöôøi thöïc hieän. Caùc baøi thöû phaûi deã xaùc ñònh vaø ñaùnh giaù. Caùc thoâng tin thu ñöôïc phaûi roõ raøng, chính xaùc vaø cuï theå. Moãi baøi thöû phaûi ñöôïc xaùc ñònh baèng caùc chæ soá khaùch quan.
  • 39. VI. Phöông phaùp laáy yù kieán chuyeân gia: Thöïc chaát laø phöông phaùp thu thaäp thoâng tin khoa hoïc, nhaän ñònh ñaùnh giaù moät saûn phaåm khoa hoïc baèng caùch söû duïng trí tueä moät ñoäi nguõ chuyeân gia giaùo duïc coù trình ñoä cao, yù kieán cuûa töøng ngöôøi seõ boå sung laãn nhau, kieåm tra laãn nhau cho ta moät yù kieán ña soá, khaùch quan veà moät vaán ñeà giaùo duïc. Phöông phaùp naøy tieát kieäm nhaát, khi söû duïng phöông phaùp ñoù caàn ñaùp öùng caùc yeâu caàu: Choïn ñuùng chuyeân gia, coù naêng löïc chuyeân moân theo vaán ñeà ta ñang nghieân cöùu. Ñoù laø nhöõng ngöôøi trung thöïc, nghieâm tuùc trong khoa hoïc. Xaây döïng ñöôïc heä thoáng caùc chuaån ñaùnh giaù cho caùc tieâu chí cuï theå, deã hieåu vaø neân duøng ñieåm soá ñeå thay theá. Höôùng daãn kyõ thuaät ñaùnh giaù, theo caùc thang ñieåm vôùi caùc chuaån khaùch quan, giaûm tôùi möùc toái thieåu nhöõng sai laàm coù theå xaõy ra. Haïn cheá nhöõng aûnh höôûng qua laïi cuûa caùc chuyeân gia veà caùc chính kieán, quan ñieåm, vì vaäy phöông höôùng toát nhaát laø khoâng phaùt bieåu coâng khai hoaëc neáu coù coâng khai thì ngöôøi coù uy tín veà khoa hoïc nhaát khoâng phaûi laø ngöôøi phaùt bieåu ñaàu tieân. Coù theå tieán haønh phöông phaùp söû duïng yù kieán cuûa chuyeân gia baèng hình thöùc hoäi thaûo, tranh luaän, ñaùnh giaù, nghieäm thu coâng trình khoa hoïc. Ngöôøi chuû trì caàn ghi cheùp ñaày ñuû caùc yù kieán cuûa töøng caù nhaân, coù theå quay hình chuïp aûnh, ghi aâm … caùc soá lieäu thu ñöôïc phaûi söû lyù theo cuøng moät chuaån moät heä thoáng, caùc yù kieán truøng nhau hay gaàn nhau cuûa ña soá chuyeân gia seõ laø yù kieán chung veà söï kieän chuùng ta caàn nghieân cöùu. Thoâng thöôøng phöông phaùp söû duïng yù kieán chuyeân gia ñöôïc aùp duïng ôû giai ñoaïn cuoái cuøng, hoaëc khi phöông phaùp khaùc khoâng cho keát quaû. ÔÛ ñaây caùc chuyeân gia laø con chim ñaàu ñaøn, laø nhöõng nhaø khoa hoïc, coù traùch nhieäm. Nhieät tình say söa vôùi khoa hoïc, baát keå hoï laø ai, coù theå ñang laøm coâng taùc quaûn lyù hay coù chöùc vuï hoaëc khoâng giöõ chöùc vuï. Thöïc teá cho thaáy coù khoâng ít cô quan ñôn vò khoâng quan taâm tôùi vieäc choïn löïa chuyeân gia ñích danh maø chæ xin yù kieán caùc cô quan chuyeân moân baèng caùch göûi vaên baûn hoaëc toå chöùc hoäi nghò, gaàn nhö moät cuoäc laáy yù kieán hoaëc chöng caàu daân yù chöù khoâng phaûi laø aùp duïng phöông phaùp chuyeân gia. Coù theå hieåu phöông phaùp laáy yù kieán chuyeân gia trong nghieân cöùu khoa hoïc giöõ vai troø tö vaán hoaëc cung caáp kinh nghieäm cho löïc löôïng nghieân cöùu maø thoâi. Phöông phaùp chuyeân gia coù maët tích cöïc cuûa noù veà ñoä saâu cuûa taàm nghieân cöùu hoaëc tham khaûo beà roäng cuûa ñeà taøi, song cuõng coù maët haïn cheá laø coù khi hoïc thieáu thoâng tin veà vaán ñeà 39
  • 40. nghieân cöùu cho neân ñoâi khi yù kieán ñoùng goùp bò laïc loõng, nhaát laø ñoái vôùi nhöõng ngöôøi khoâng lieân tuïc vaø khoâng tröïc tieáp nghieân cöùu boä moân ñoù. VII. Phöông phaùp phaân tích vaø toång keát kinh nghieäm giaùo duïc: Ñaát nöôùc ta ñang trong giai ñoaïn coâng nghieäp hoùa, hieän ñaïi hoùa ñaát nöôùc. Ngaønh giaùo duïc vaø ñaøo taïo ñaõ ñaït ñöôïc nhöõng thaønh quaû voâ cuøng to lôùn. Caùc nhaø khoa hoïc ñaõ tích luyõ ñöôïc nhieàu kinh nghieäm, ñaõ ñaøo taïo nhieàu thanh thieáu nieân öu tuù coù taøi naêng, söùc khoûe vaø saün saøng phuïc vuï ñaát nöôùc. Nhöõng kinh nghieäm naøy caàn phaûi ñöôïc nghieân cöùu, toång keát vaø ñaây chính laø moät phöông phaùp cho ta nhöõng thoâng tin thöïc tieãn coù giaù trò. 7. 1. Muïc ñích cuûa toång keát kinh nghieäm giaùo duïc: - Tìm hieåu nguoàn goác, baûn chaát nguyeân nhaân vaø caùch giaûi quyeát nhöõng tình huoáng giaùo duïc ñaõ xaõy ra trong moät lôùp hoïc moät tröôøng hay moät ñòa phöông. - Nghieân cöùu con ñöôøng thöïc hieän coù hieäu quaû quaù trình giaùo duïc vaø daïy hoïc ôû caùc cô sôû. - Toång keát caùc saùng kieán cuûa caùc nhaø sö phaïm tieân tieán. - Toång keát nhöõng nguyeân nhaân, loaïi tröø nhöõng sai laàm thaát baïi trong hoaït ñoäng giaùo duïc, loaïi tröø nhöõng khuyeát ñieåm coù theå taùi dieãn. - Toång keát kinh nghieäm mang tính quaàn chuùng roäng raõi. Tuy nhieân caàn coù söï toång keát caùc kinh nghieäm giaùo duïc tieân tieán ñeå töø ñoù kieåm tra lyù thuyeát vaø cuõng töø ñoù toång keát ñeå taïo ra lyù thuyeát môùi coù giaù trò. Hieän nay coù theå phaân ra hai loaïi kinh nghieäm giaùo duïc tieân tieán. + Thöù nhaát laø: ngheä thuaät sö phaïm trong vieäc thöïc hieän toát quaù trình giaùo duïc vaø daïy hoïc treân cô sôû öùng duïng thaønh töïu cuûa khoa hoïc giaùo duïc. + Thöù 2 laø: nhöõng saùng kieán giaùo duïc vaø daïy hoïc nghóa laø caùc nhaø sö phaïm tìm ñöôïc nhöõng con ñöôøng môùi, caùch thöùc môùi, noäi dung môùi coù giaù trò thöïc tieãn cao. 7. 2. Tieâu chuaån löïa choïn kinh nghieäm giaùo duïc tieân tieán - Caùi môùi trong hoaït ñoäng giaùo duïc, ñeà xuaát môùi cho khoa hoïc, öùng duïng coù hieäu quaû luaän ñieåm giaùo duïc môùi hay phaùt hieän môùi veà tính hôïp lyù, coù hieäu quaû cuûa moät giaûi phaùp trong quaù trình giaùo duïc. - Chaát löôïng vaø hieäu quaû giaùo duïc cao theå hieän trong giaùo duïc nhaân 40
  • 41. caùch, trong tieáp caän tri thöùc khoa hoïc hay hình thaønh kyõ naêng thöïc haønh cuûa sinh vieân. - Phuø hôïp vôùi nhöõng thaønh töïu khoa hoïc giaùo duïc. - Tính oån ñònh: keát quaû giaùo duïc ñaït ñöôïc ñuùng vôùi moïi ñieàu kieän, moïi tröôøng hôïp. Ñaây laø keát quaû phuø hôïp vôùi moïi quy luaät, vôùi xu theá, khoâng phaûi ngaãu nhieân. - Coù khaû naêng öùng duïng ñöôïc: caùc nhaø giaùo khaùchieåu ñöôïc keát quaû kinh nghieäm vaø coù theå söû duïng ñöôïc vaøo coâng vieäc cuûa mình coù keát quaû. - Ñoù laø caùc kinh nghieäm giaùo duïc toái öu: nghóa laø hieäu quaû coâng vieäc cao nhaát, trong khi thôøi gian vaø söùc löïc laïi söû duïng ít nhaát. Toång keát kinh nghieäm giaùo duïc khoâng phaûi laø hieän töôïng töï phaùt hay hoaït ñoäng coù tính phong traøo, maø ñoù laø hoaït ñoäng coù muïc ñích, moät phöông phaùp khoa hoïc vaø toång keát khoa hoïc. Toång keát kinh nghieäm sö phaïm baét ñaàu töø vieäc phaùt hieän ra moät söï kieän noåi baät naøo ñoù cuûa thöïc tieãn giaùo duïc maø caùc giaûi phaùp cuûa noù mang laïi keát quaû coù yù nghóa lyù luaän vaø thöïc tieãn vaø ngöôïc laïi giaûi phaùp cuûa noù ñem laïi nhöõng haäu quaû xaáu. Nhö vaäy toång keát kinh nghieäm sö phaïm laø tìm ra ñöôïc caùc ñieån hình tieân tieán, nhöõng tieâu cöï ñeå phoå bieán aùp duïng vaø ngaên ngöøa khaû naêng laäp laïi ôû nhöõng nôi khaùc. 7. 3. Caùc böôùc tieán haønh toång keát kinh nghieäm: - Choïn ñieån hình toát hoaëc xaáu cuûa thöïc tieãn giaùo duïc. - Moâ taû söï kieän ñoù treân cô sôû quan saùt, phoûng vaán, toïa ñaøm, nghieân cöùu taøi lieäu, saûn phaåm cuûa söï kieän ñeå tìm taøi lieäu vaø söï kieän. - Khoâi phuïc laïi moâ hình ñaõ xaõy ra baèng moâ hình lyù thuyeát. - Phaân tích töøng maët cuûa söï kieän, phaân tích nguyeân nhaân ñieàu kieän, hoaøn caûnh xaõy ra vaø keát quaû söï kieän ñaõ xaõy ra nhö theá naøo? Phaân tích baûn chaát cuûa vaán ñeà, töøng söï kieän xaõy ra. - Heä thoáng hoùa caùc söï kieän ñoù, phaân loaïi nhöõng saûn phaåm, nhöõng nguyeân nhaân, heä quaû, nguoàn goác, söï dieãn bieán, quy luaät dieãn bieán. - Söû duïng trí tueä taäp theå cuûa nôi xaõy ra söï kieän ñeå phaân tích trao ñoåi dieãn bieán, heä quaû cuûa söï kieän, nhöõng taøi lieäu cuûa nhaân chöùng. - Vieát thaønh vaên baûn toång keát treân cô sôû ñoái chieáu vôùi nhöõng lyù luaän giaùo duïc tieân tieán. Ñaùnh giaù nhöõng keát quaû kinh nghieäm baèng ñoái chieáu vôùi thöïc tieãn khaùc, laøm sao ñeå taøi lieäu toång keát coù giaù trò veà maët lyù luaän vaø coù yù nghóa thöïc tieãn. Kinh nghieäm sö phaïm phaûi neâu roõ ñöôïc baûn chaát, nguoàn goác söï kieän, cô cheá hình thaønh, quy luaät phaùt trieån, nguyeân nhaân vaø haäu quaû, tìm ñöôïc caùc ñieån hình nhö vaäy kinh nghieäm coù giaù trò 41
  • 42. hôn. Kinh nghieäm sö phaïm caàn ñöôïc phoå bieán roäng raõi hôn. Tieán haønh phoå bieán, nhaân roäng kinh nghieäm giaùo duïc vaø nhöõng ñieån hình thöôøng laø: - Thoâng qua hoäi nghò, hoäi thaûo khoa hoïc, toång keát ñaùnh giaù caùc ñôn vò tieân tieán trong ngaønh giaùo duïc. - Caùc nhaø khoa hoïc, caùc chuyeân gia phoå bieán caùc kinh nghieäm veà lónh vöïc giaùo duïc cho töøng caùc tröôøng caùc sôû giaùo duïc khaùc. - Thoâng qua caùc aán phaåm, caùc taøi lieäu veà phöông phaùp giaoù duïc, treân taïp chí, phim aûnh, baùo chí trung öông, ñòa phöông vaø baùo chuyeân ngaønh. Vôùi hình thöùc nhö treân, caùc thoâng tin veà caùc kinh nghieäm giaùo duïc seõ ñeán nhanh vaø ñöôïc nhieàu nhaø giaùo duïc söõ duïng, nhaân roäng. VIII. Đề Xuất các giả thiết khoa học: Phöông phaùp naøy coù yù nghóa raát quan troïng, mang tính chieán löôïc cuûa quaù trình nghieân cöùu khoa hoïc. Noù laø neàn taûng cuûa caùc döï kieán trieån khai nghieân cöùu. Neáu giaû thuyeát ñeà ra thích hôïp, seõ taïo thuaän lôïi cho vieäc khaùm phaù, lyù giaûi vaø chöùng minh caùc vaán ñeà khoa hoïc. Coù khi giaû thuyeát ñöôïc ñaët ra traùi vôùi truyeàn thoáng cuûa tö duy cho neân coù theå taïo ra söï phaûn öùng. Nhöng xeùt veà maët phöông phaùp thoâng thöôøng khi aùp duïng, phöông phaùp naøy raát khoù, ñoøi hoûi phaûi coù trình ñoä chuyeân moân cao vaø coù phöông phaùp chöùng minh môùi coù hieäu quaû. IX. Phương pháp y – sinh học TDTT: Phương pháp kieåm tra Y – sinh học ñöôïc tieán haønh khoâng chæ ñôn thuaàn trong traïng thaùi tónh (khoâng vaän ñoäng) maø coøn kieåm tra ôû traïng thaùi ñang vaän ñoäng nhaèm ñaùnh giaù khaû naêng thích öùng cuûa cô theå noùi chung vaø töøng heä cô quan trong cô theå noùi rieâng ñoái vôùi söï taùc ñoäng cuûa löôïng vaän ñoäng. 9. 1. Kieåm tra nhân trắc học. Nghieân cöùu möùc ñoä phaùt trieån theå löïc caùc theå thöôøng ñöôïc tieán haønh baèng caùch ño ñaïc caùc chæ soá hình thaùi khaùc nhau nhö : chieàu cao, caân naëng, voøng ngöïc, troïng löôïng môõ, troïng löôïng cô, xöông, tyû leä ñoä daøi caùc chi, caùc chæ soá ñaùnh giaù theå löïc Pignet, QVC … Ñoái vôùi ngöôøi tröôûng thaønh caùc chæ soá naøy duøng ñeå ñaùnh giaù hình thaùi theå chaát cuûa cô theå, ñoái vôùi treû em ñoù laø nhöõng thoâng soá ñaùnh giaù söï phaùt trieån theo töøng löùa tuoåi. 42
  • 43. Caùc chæ soá treân phuï thuoäc vaøo yeáu toá di truyeàn raát cao, ngoaøi ra coøn phuï thuoäc vaøo yeáu toá moâi tröôøng beân ngoaøi nhö: ñieàu kieän xaõ hoäi, ñieàu kieän dinh döôõng, ñieàu kieän lao ñoäng, taäp luyeän theå chaát vaø theå thao… Trong ñoù yeáu toá taäp luyeän theå chaát ñoùng vai troø heát söùc quan troïng coù aûnh höôûng ñeán möùc ñoä phaùt trieån theå chaát, theå traïng cuûa ngöôøi taäp cuï theå laø treû em qua caùc baøi taäp theå thao, caùc buoåi taäp theå thao coù heä thoáng. Phöông phaùp nhaân traéc hoïc: Phöông phaùp nhaân traéc laø phöông phaùp söû duïng caùc duïng cuï ño treân thaân ngöôøi ñeå ño ñaïc caùc thoâng soá caàn thieát treân cô theå. Phöông phaùp naøy cho pheùp thu nhaän nhöõng thoâng soá hình theå moät caùch khaùch quan vaø laø phöông phaùp boå sung cho hình thöùc quan saùt trong kieåm tra möùc ñoä phaùt trieån theå löïc, Kyõ thuaät ño caùc chæ tieâu hình thaùi thöôøng duøng. a. Chieàu cao ñöùng: Chieàu cao ñöùng coù ñoä di truyeàn raát cao ( nam 75%, nöõ 92%), phuï thuoäc nhieàu vaøo di truyeàn chuûng toäc vaø gia toäc. Chieàu cao taêng tröôûng nhanh ôû tuoåi daâïy thì: Nam töø 12 – 15 tuoåi, nöõ töø 10 – 13 tuoåi. Sau 17 tuoåi chieàu cao chaäm phaùt trieån. Chieàu cao cuûa vaän ñoäng vieân laø öu theá trong theå thao. Vì theá, chieàu cao laø chæ soá raát quan troïng ñoái vôùi söï hình thaønh vaø phaùt trieån taøi naêng theå thao, neân trong tuyeån choïn khoâng nhöõng phaûi xaùc ñònh tieâu chuaån cho töøng löùa tuoåi maø coøn phaûi aùp duïng caùc bieän phaùp döï baùo cho ñöôïc chieàu cao toái ña cuûa ñoái töôïng seõ ñaït ñöôïc ôû tuoåi tröôûng thaønh ñeå phuø hôïp vôùi moân chuyeân saâu. Khi ño, thöôùc phaûi vuoâng goùc vôùi maët saøn, ñoái töôïng ño phaûi ñöùng thaúng, duoãi heát caùc khôùp sao cho hai goùt chaân, hai moâng, hai vai vaø uï chaåm naèm treân moät maët phaúng, chaïm vaøo töôøng (4 chaïm), maét nhìn thaúng phía tröôùc. Ñieåm ño töø maët phaúng cuûa saøn ñeán ñieåm cao nhaát cuûa ñænh ñaàu cuûa ngöôøi ñöôïc kieåm tra. b. Caân naëng: Duøng caân kieåm tra söùc khoeû, caân chính xaùc ñeán 0,1kg. Khi duøng caân baøn, caàn cho ñoái töôïng ngoài treân gheá ñaët tröôùc baøn caân, sau đó ñaët 2 baøn chaân leân baøn caân roài môùi ñöùng haún leân. Caân naëng cuûa cô theå laø toång troïng löôïng cuûa caùc thaønh phaàn vaät chaát caáu taïo neân noù. Caân naëng cuûa cô theå coøn laø moät soá ño ñöôïc duøng ñeå keát hôïp vôùi nhieàu soá ño khaùc ñeå tính ra nhieàu chæ soá hình thaùi coù yù nghóa. c. Chieàu cao ngoài: Laø khoaûng caùch ño töø maët gheá ngoài tôùi ñænh ñaàu. Thaân treân cuûa ngöôøi ño phaûi ngay ngaén treân moät gheá phaúng, löng thaúng, hai vai moâng vaø uï chaåm naèm treân moät maët phaúng. 43
  • 44. Töø soá ño naøy , ñaùnh giaù ñöôïc ñoái töôïng coù thaân treân daøi hay ngaén so vôùi thaân döôùi. Thoâng thöôøng trong caùc moân theå thao, khoâng tuyeån choïn nhöõng ngöôøi coù thaân treân daøi hôn thaân döôùi. d. Chieàu daøi saûi tay: Laø khoaûng caùch giöõa 2 ñaàu ngoùn tay giöõa ( ngoùn thöù 3) khi hai tay giang ngang vaø duoãi heát caùc khôùp. Ñeå ño chieàu daøi saûi tay, tay ngöôøi bò ño ñöùng 1 vai höôùng vaøo töôøng, 2 tay giang ngang vaø song song vôùi maët ñaát, 1 ñaàu ngoùn tay thöù 3 chaïm töôøng, ta chaám ñieåm 0 cuûa thöôùc vaøo töôøng vaø cho nhaùnh ngang cuûa thöôùc tröôït ñeán ñaàu ngoùn tay thöù 3 cuûa tay kia. Hoaëc coù theå söû duïng phöông phaùp khaùc laø duøng moät baøn hoïc daøi, laáy moät ñaàu baøn laøm ñieåm 0 vaø ñaùnh daáu tieáp caùc ñoä daøi ôû caïnh baøn (theo chieàu daøi cuûa baøn). Yeâu caàu ngöôøi bò ño phaûi giang tay vaø aùp saùt ngöïc xuoáng baøn, 1 ñaàu ngoùn tay thöù 3 ñaët ôû ñieåm 0, ñoä daøi saûi tay chính laø kích thöôùc ñoïc ñöôïc taïi ñieåm chaïm baøn cuûa ñaàu ngoùn tay thöù 3 cuûa tay kia. e. Chieàu daøi tay: Laø chieàu daøi töø moûm cuøng vai ñeán ñaàu ngoùn tay thöù 3 khi tay duoãi thaúng doïc theo thaân ngöôøi. Khi ño, yeâu caàu ñoái töôïng ñöùng tö theá ngay ngaén, tay duoãi thaúng, ñaët ñieåm 0 cuûa thöôùc ôû ngay ñaàu ngoùn tay thöù 3 vaø keùo thöôùc tôùi ñieåm moûm cuøng vai. f. Chieàu daøi chaân: - Chieàu daøi chaân H: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán maøo chaäu khi ngöôøi ñöùng thaúng. Ñoä ño naøy cho bieát ñoä cao cuûa khung xöông chaäu. - Chieàu daøi chaân A: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán gai chaäu tröôùc treân khi ngöôøi ñöùng thaúng. Ñoä cao naøy caøng lôùn, naâng ñuøi caøng cao, bieân ñoä hoaït ñoäng cuûa chaân caøng roäng. - Chieàu daøi chaân B: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán maáu chuyeån lôùn khi ngöôøi ñöùng thaúng. Ñoä cao naøy ñöôïc coi laø chieàu daøi cuûa chaân. - Chieàu daøi chaân C: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán ngaán moâng khi ngöôøi ñöùng thaúng. Ñoä cao naøy khi so vôùi ñoä daøi chaân B cho pheùp ta bieát moâng cuûa ñoái töôïng goïn hay xeä. Ngöôøi ta coù theå xem xeùt 4 chieàu daøi treân ñeå xaùc ñònh hình daùng cuûa chaäu hoâng. Neáu goïi ñieåm maøo chaäu laø H, ñieåm gai chaäu tröôùc treân laø A, ñieåm maáu chuyeån lôùn laø B vaø ñieåm ôû ngaán moâng laø C thì caàn tuyeån caùc ñoái töôïng coù laø : BH = BA = BC. Neáu BH lôùn töùc laø hoâng coù hình löôõi caøy, khoâng thuaän lôïi trong vaän ñoäng do vieäc naâng ñuøi raát khoù khaên. g. Daøi caúng chaân:: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán khe khôùp goái khi caúng chaân ñöùng thaúng goùc vôùi maët saøn ñöùng. h. Daøi gaân A – sin: Laø ñoä cao töø saøn ñöùng ñeán tieáp giöõa gaân a – sin vaø cô sinh ñoâi. Trong tröôøng hôïp khoù xaùc ñònh tieáp ñieåm ñoù, yeâu caàu ñoái 44
  • 45. töôïng kieång goùt, ñaùnh daáu ñieåm ñoù vaø sau ñoù cho ñoái töôïng trôû laïi tö theá ño, ño töø maët saøn ñeán ñieåm ñaõ ñaùnh daáu. i. Ño voøm baøn chaân: Laø ñoä cao töø maët saøn ñöùng ñeán choå cao nhaát cuûa mu baøn chaân. Ta coù theå ño ñoä cao naøy baèng thöôùc thaúng coù nhaùnh ngang. k. Roäng vai: Laø khoaûng caùch giöõa 2 moûm cuøng vai. l. Roäng chaäu: Laø khoaûng caùch giöõa 2 gai chaäu tröôùc treân. m. Roäng hoâng: Laø khoaûng caùch giöõa 2 maáu chuyeån lôùn. n. Daøi baøn chaân: Laø khoaûng caùch töø sau goùt chaân ñeán ñieåm xa nhaát cuûa caùc ngoùn chaân. (ngoùn thöù 2). o. Roäng baøn chaân: Laø khoaûng caùch töø khe ngoaøi cuûa khôùp baøn chaân vôùi ngoùn 1 ñeán khe ngoaøi khôùp baøn chaân vôùi ngoùn 5. p. Daøi baøn tay: Laø khoaûng caùch töø ngaán coå tay ñeán ñaàu ngoùn tay thöù 3 khi baøn tay chuïm vaø ñeå ngöõa treân baøn. q. Roäng baøn tay: Laø khoaûng caùch töø khe ngoaøi cuûa giöõa baøn tay vôùi ngoùn thöù 5 tôùi khe ngoaøi khôùp giöõa baøn tay vôùi ngoùn thöù 2. r. Voøng ngöïc trung bình: Laø chu vi loàng ngöïc ñöôïc ño ôû traïng thaùi bình thöôøng, thöôùc ñ ñi ngang qua 2 nuùm vuù vôùi nam, ñi ngang qua ngaán treân tuyeán vuù ñoái vôùi nöõ. Ñeå keát quaû chính xaùc, coù ñoä tin caäy hôn ta ño chu vi loàng ngöïc khi hít vaøo heát söùc vaø thôû ra heát söùc roài tính trung bình coäng. s. Voøng caùnh tay co cöùng: Laø chu vi caùnh tay ño ñöôïc khi tay ñöa thaúng veà tröôùc, baøn tay naém chaët vaø aùp chaët vaøo phía caùnh tay.. Ño ôû choå phình to nhaát vaø daët thöôùc vuoâng goùc vôùi truïc caùnh tay. t. Voøng caùnh tay thaû loûng: Caùnh tay thaû loûng ñeå doïc theo thaân, ño ôû buïng caùnh tay, ñaët thöôùc vuoâng goùc vôùi truïc caùnh tay. So saùnh chu vi caùnh tay co cöùng vaø thaû loûng ta bieát ñöôïc söï phaùt trieån cuûa caùc cô ôû caùnh tay. u. Voøng ñuøi: Ngöôøi ñöôïc ño ñöùng thaúng. Voøng ñuøi ñöôïc ño ngay ôû ngaán moâng. v. Voøng caúng chaân: Ngöôøi ñöôïc ño ñöùng thaúng. Voøng caúng chaân ñöôïc ño ngay ôû buïng caúng chaân. w. Voøng coå chaân: Laø chu vi choå nhoû nhaát cuûa coå chaân, coå chaân caøng nhoû thaän tieän cho vieäc di chuyeån caøng nhanh. x. Neáp môõ döôùi da ôû buïng. Neáp naèm doïc, naèm ôû döôùi roán 1cm vaø leäch sang beân khoaûng 3 – 5 cm. 45