SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 130
A. GIỚI THIỆU CHUNG


I. Thông tin chung về đơn vị
1. Tên đơn vị: Khoa Kinh tế - Luật – Faculty of economics and Law
2. Tên viết tắt: FE
3. Tên trước đây (nếu có):
4. Cơ quan/Bộ chủ quản: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5. Địa chỉ đơn vị: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM.
6. Số điện thoại liên hệ: 08-7220850, fax: 08-7220851
  e-mail: kkte@vnuhcm.edu.vn, Website: http://www. ecovnuhcm.edu.vn
7. Năm thành lập đơn vị (theo quyết định thành lập): 2000
8. Thời gian bắt đầu đào tạo khoá I: 2001-2002
9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá thứ nhất: 2005
10. Loại hình đơn vị đào tạo:
      Công lập:       √      Dân lập:       Khác (ghi rõ)...........................................


II. Giới thiệu khái quát về đơn vị
11. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị:

       Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia HCM được thành lập theo quyết định
số: 441/QĐ-ĐHQG/TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc Đại học Quốc gia HCM.
        Việc thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc đầu tiên trong Đại học Quốc gia HCM
có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia
HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công
nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ
thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
         Ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia
HCM đã phải đối mặt rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở
vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban
Giám đốc Đại học Quốc gia HCM, Khoa Kinh tế đã từng bước khắc phục khó khăn,
nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong Đại học Quốc gia HCM nói riêng,
trong hệ thống đào tạo đại học của cả nước nói chung.


                                           1
Trong vòng 7 năm qua, Khoa Kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc cả
về số lượng và chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng uỷ, Ban
Giám đốc Đại học quốc gia HCM giao cho. Khoa Kinh tế khi mới thành lập chỉ có 12
cán bộ viên chức, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có cơ sở làm việc riêng, đời sống cán
bộ viên chức còn nhiều khó khăn … Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc và các Ban chuyên môn của Đại học quốc gia
HCM, sự ủng hộ và giúp đỡ của các trường thành viên trong Đại học Quốc gia, đặc biệt
là Trường Đại học Khoa học tự nhiên, cộng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của tập thể
các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên ít ỏi và nhỏ nhoi ban đầu, khó khăn từng bước
được khắc phục
        Sau một thời gian được đầu tư phát triển theo mô hình Khoa trực thuộc, bằng
sự nỗ lực chung của chính Khoa và Đại học Quốc gia - HCM, Khoa Kinh tế dần dần đã
xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn mạnh, có uy tín, có thể đáp ứng được yêu
cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong một số lĩnh vực kinh tế và
luật như: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại, Tài chính - ngân hàng, Luật kinh doanh, Luật
thương mại quốc tế.
       Có thể nói, cho đến nay hơn 7 năm hoạt động và phát triển, Khoa đã thể nghiệm
thành công mô hình và các chương trình đào tạo mới và tạo các sản phẩm đã được xã
hội chấp nhận và đánh giá cao.
       Năm học 2001 – 2002, Khoa Kinh tế đào tạo 3 chuyên ngành với chỉ tiêu 300
SV hệ chính quy, đến nay Khoa đã có 9 chuyên ngành đại học trên cả 2 lĩnh vực: Kinh
tế và Luật với 4.237 SV hệ chính quy, 4 chuyên ngành đào tạo sau đại học trong đó có
2 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, hiện nay Khoa có 305 HV cao học, 27 NCS.
Đặc biệt là 215 sinh viên, 34 học viên cao học và 04 NCS khoá 1 (2001) khoá đầu tiên
của Khoa ra trường được xã hội đánh giá có chất lượng cao. Khoa tập trung xây dựng
và hoàn chỉnh chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc chương trình đào
của các trường Đại học có uy tín trong và ngoài nước ; Nhất là chương trình đào tạo
theo hệ thống học chế tín chỉ. Có thể nói đây là một thành tích nổi bật trong công tác
đào tạo của Khoa Kinh tế trong thời gian qua. Đội ngũ CBGD tích cực nỗ lực đổi mới
phương pháp giảng dạy, các phương tiện giảng dạy hiện đại đã được sử dụng một cách
tương đối phổ biến. Khoa đặc biệt chú trọng công tác biên soạn và xuất bản giáo trình,
sách tham khảo, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập, đề cương bài giảng v.v… Đến
nay giáo trình các môn học khối kiến thức cơ bản do Khoa đảm nhiệm đã được phủ
kín. Đã có 15 giáo trình được xuất bản ở các nhà xuất bản lớn (chủ yếu là NXB –
ĐHQG).



                                          2
Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên
cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình các môn học, Khoa đặc biệt quan tâm tới đổi
mới công tác quản lý đào tạo. Khoa đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm thực
hiện nghiêm túc quy chế kỷ cương, giảng dạy và học tập. Ban thanh tra đào tạo được
thành lập và hoạt động tích cực. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trở thành một bộ
phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý đào tạo và quản lý sinh viên.
       Ngoài các chương trình đào tạo kinh tế - luật các bậc học, Khoa Kinh tế đã
nghiên cứu và đưa ra các chương trình đào tạo bồi dưỡng các nghiệp vụ kinh tế cho các
cơ quan doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Những thành tựu
trên này góp phần nâng cao uy tín của Khoa Kinh tế cũng như của ĐHQG-HCM trong
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
       Ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Kinh tế đã xác định việc nghiên cứu
khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chiến lược của Khoa và sớm có kế hoạch và lộ trình
triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kinh
tế.
       Công tác nghiên cứu khoa học được cán bộ, giảng viên tự giác và tích cực tham
gia. Trong thời gian qua, Khoa đã tổ chức thành công 6 cuộc hội thảo khoa học lớn
trong nước và quốc tế. Chủ trì và tham gia 17 đề tài cấp Bộ, 20 đề tài nghiên cứu cấp
cơ sở. Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng sôi động và bước đầu
đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt trong năm học 2003 – 2004 và 2004
– 2005 Bộ môn Tài chính – Ngân hàng đã chủ động liên kết tham gia Dự án nâng cao
năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) là dự án phát triển kinh tế do cơ quan phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với kinh phí gần 1 tỷ đồng.
        Công tác hợp tác quốc tế trong gần 7 năm qua đã được mở rộng, tạo được mối
quan hệ tốt giữa Khoa với các trường đại học, viện nghiên cứu , các địa phương và các
doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và trên thế giới trong việc nghiên cứu khoa học,
trao đổi giảng viên, học viên, liên kết đào tạo. Nhiều lượt cán bộ, giảng viên đi học tập,
nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài, nhiều giáo sư nước ngoài có uy tín khoa học cao
tới thỉnh giảng, báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học tại Khoa
       Hiện nay, Khoa Kinh tế đang chuẩn bị những bước cuối cùng trong lộ trình
thành lập trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Đây sẽ
là cơ sở quan trọng để Khoa Kinh tế tiến những bước vững chắc trên con đường phấn
đấu trở thành một trong những cơ sở đáng tin cậy của cả nước về đào tạo, nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực Kinh tế - Luật.




                                            3
12. Cơ cấu tổ chức hành chính của đơn vị

                          CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA KINH TẾ

             HỘI ĐỒNG              TRƯỞNG KHOA                   HỘI ĐỒNG
              KHOA                                                KH & ĐT


                PHÓ TRƯỞNG                      PHÓ TRƯỞNG
                   KHOA                            KHOA

                                    Tổ chức – Hành chính

                                    Đào tạo và QLSV

                                    SĐH, QLKH & QHQT
                  PHÒNG
                                    Kế hoạch – Tài chính

                                    Công tác chính trị

                                    Quản trị Thiết bị

                                    Kinh tế học

                                    Kinh tế đối ngoại

                                    Tài chính – Ngân hàng
                 BỘ MÔN
                                    Kế toán – Kiểm toán

                                    Hệ thống thông tin Quản lý

                                    Quản trị kinh doanh

                                    Luật

                                    Ngoại ngữ

                                    Toán và Thống kê Kinh tế
                  THƯ VIỆN

                                    Đảng bộ

                                    Công đoàn
                ĐOÀN THỂ
                                    Đoàn thanh niên

                                    Hội sinh viên


                    Thanh tra học chính


                    Tổ kiểm định




                                              4
13. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị


          Thông tin        Họ và tên                Năm    Học vị, chức danh,
Các bộ phận                                         sinh   chức vụ
1. Ban Chủ nhiệm khoa
Chủ nhiệm khoa             Nguyễn Văn Luân          1951   PGS.TS-Chủ          nhiệm
                                                           khoa
Phó CN khoa                Nguyễn Văn Trình         1960   PGS.TS-       Phó     CN
                                                           Khoa
2. Các tổ chức đoàn thể
Đảng                       Nguyễn Văn Luân          1951   PGS.TS - Bí thư đảng
                                                           uỷ
                                                    1950   TS - Phó bí thư đảng
                           Nguyễn Văn Bảng
                                                           uỷ

Công đoàn                  Lâm Tường Thoại          1962   ThS - Chủ tịch
                           Dương Thị Việt           1962   ThS - Phó chủ tịch


Đoàn thanh niên            Nguyễn Thị Ngọc Tuyền    1983   CN - Bí thư
Hội sinh viên              Võ Văn Trọng             1983   CN - Chủ tịch
3. Các phòng/bộ phận chức năng
Phòng đào tạo              Lâm Tường Thoại          1962   ThS-Trưởng phòng
                           Phạm Thị Hạ Nguyên       1962   ThS- P.trưởng phòng
Phòng TC-HC                Hoàng Lâm Cường          1973   ThS-P. trưởng phòng
Phòng KH-TC                Nguyễn Thị Khoa          1968   ThS-Trưởng phòng
Phòng SĐH,                 Nguyễn Văn Trình         1960   PGS.TS – Trưởng
HTQT&NCKH                                                  phòng
Phòng CTSV                 Hà Thanh Minh            1962   ThS-Trưởng phòng
Phòng Quản trị thiết bị    Trương Quốc Tuấn         1975   ThS-Trưởng phòng
Tổ Kiểm định               Nguyễn Văn Trình         1960   PGS.TS – Tổ trưởng
5. Các bộ môn trực thuộc
Bộ môn Kinh tế học         Nguyễn Chí Hải           1962   TS – Trưởng BM
                           Nguyễn Hồng Nga          1968   TS – Phó Trưởng BM

                                       5
Bộ môn Kinh tế đối ngoại     Hoàng Vĩnh Long              1972       TS- Trưởng BM
                             Nguyễn Tuấn Lộc              1970       TS- P.Trưởng BM
Bộ môn Tài chính – Ngân Nguyễn Thị Cành                   1955       GS.TS-Trưởng BM
hàng                    Trần Viết Hoàng                   1970       TS-Phó Trưởng BM
Bộ môn Tin học quản lý       Tạ Minh Châu                 1948       ThS –Trưởng BM


Bộ môn Luật                  Nguyễn Đình Huy              1969       TS- Trưởng BM
                             Dương Anh Sơn                1964       TS- P.Trưởng BM
Bộ môn Quản trị kinh Phạm Đức Chính                       1959       TSKH- Trưởng BM
doanh                                                                TS- P.Trưởng BM
                     Phạm Thế Tri                         1953
Bộ môn Kế toán               La Xuân Đào                  1959       ThS- Trưởng BM
Bộ môn Ngoại ngữ             Đinh Thị Ánh Nguyệt          1956       TS- Trưởng BM
Bộ môn Toán                  Lê Hồng Nhật                 1959       TS- Trưởng BM


14. Tổng số cán bộ của đơn vị (tính đến thời điểm đánh giá): 166
      Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là 166 người, trong đó:
       - Nam: 90           - Nữ: 76
      - Biên chế: 140      - Hợp đồng:26 (có thời hạn và không thời hạn)
III. Tổ chức quản lý của đơn vị
* Đào tạo:
15. Số lượng các chương trình đào tạo:
     Cao đẳng: 00                 Đại học: 11
     Thạc sĩ:   4                 Tiến sĩ: 3
     16. Các loại hình đào tạo của đơn vị
      Chính quy: √ Không chính quy: √
17. Tổng số các bộ môn đào tạo:.....9
18. Tổng số chuyên ngành đào tạo: 11
* Cán bộ giảng dạy:
19. Tổng số cán bộ giảng dạy: 105 , trong đó:
       - Nam:55            - Nữ: 50
      - Biên chế: 99       - Hợp đồng: 6 (có thời hạn và không thời hạn)

                                         6
20. Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy (biên chế và hợp đồng):        tuổi


21. Số lượng CBGD có học vị và chức danh (biên chế và hợp đồng):
      Giáo sư/Phó Giáo sư: 3; TSKH/TS: 22.; Thạc sĩ: 71 ; Cử nhân: 9 (đang theo
học cao học).
      •   Giảng viên thỉnh giảng có 74 người, bao gồm:
      Giáo sư/Phó Giáo sư: GS,        PGS ;TSKH/TS:      TS; Cử nhân:      cử nhân.
22. Tỉ lệ sinh viên hệ chính quy trên 1 giáo viên cơ hữu
      -   Tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên:
      -   Tỷ lệ sinh viên chính quy + tại chức/giảng viên:
23. Tỷ lệ CBGD (biên chế + hợp đồng toàn phần) tham gia nghiên cứu khoa học
(tính theo số báo cáo KH từ cấp đơn vị trở lên trong 5 năm gần nhất).
      -   Tỷ lệ CBGD có 1 báo cáo KH:
      -   Tỷ lệ CBGD có 2 báo cáo KH:
      -   Tỷ lệ CBGD có 3 báo cáo KH:
      -   Tỷ lệ CBGD có 4 báo cáo KH:
      -   Tỷ lệ CBGD có 5 báo cáo KH trở lên:
* Sinh viên:
24. Tổng số học sinh đăng ký thi vào đơn vị, số sinh viên trúng tuyển và nhập học
trong 5 năm gần đây nhất:


      Năm học        Số đăng ký thi     Số trúng tuyển       Số nhập học    Ghi chú
      2002-2003      3.073              X                    684
      2003-2004      15.119             X                    1.032
      2004-2005      8.118              X                    1.166
      2005-2006      8.301              X                    1.481
      2006-2007      15.426             X                    1.619




                                            7
25. Số lượng sinh viên/ học viên cao học/ nghiên cứu sinh (5 năm gần nhất)


                       Cao đẳng          Đại học
                               Không                 Không
    Năm học            Chín              Chính                 Cao học    NCS
                               chính                 chính
                       h quy             quy
                               quy                   quy
    2002-2003                            942         473       99         8

    2003-2004                            2033        762       162        15

    2004-2005                            3033        777       244        21

    2005-2006                            4168        970       314        27

    2006-2007                            5202        1346      370        29


26. Số sinh viên quốc tế trong 5 năm gần đây nhất
đơn vị: người
    Năm học
    2002-2003         2003-2004      2004-2005        2005-2006      2006.-2007
    0                 0              0                0              0
27. Tỷ lệ sinh viên có chỗ ở trong kí túc xá/tổng số sinh viên có nhu cầu
  đơn vị: %
    Năm học
    2002-2003         2003-2004      2004-2005        2005-2006      2006-2007


28. Số lượng và tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
    Năm học
                 2002-2003     2003-2004       2004-2005     2005-2006   2006-2007
    Số lượng     70            120             100           110         80
    Tỷ lệ %



                                           8
29. Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:
        Số giải thưởng (giải SV NCKH của
                                                             Số lượng SV
        Bộ GD&ĐT, Vifotec, Eureka, Giải thưởng
 Năm                                                         tham gia các
        Olympic toàn quốc)                     quốc tế
                                                             giải
        Giải 1 Giải 2     Giải 3 Giải KK
 2003                             1                          1
 2004            1                2                          2
 2005                     1       2                          3
 2006                             2                          2
 2007                             1                          3
 Tổng
 số              1        1       8            0


* Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính
30. Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị: m2
31. Diện tích sử dụng cho
      - Nơi làm việc:   m2 Nơi học:     m2
32. Tổng số đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị:   đầu sách
33. Tổng số máy tính của đơn vị:
      -   Dùng cho văn phòng:
      -   Dùng cho sinh viên học tập:
34. Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị:
      -   Năm 2003: 3.063.619.874 đ
      -   Năm 2004: 6.208.895.926 đ
      -   Năm 2005: 5.363.725.094 đ
      -   Năm 2006: 5.257.000.000 đ
      -   Năm 2007: 6.664.901.956 đ
35. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy):
      -   Năm 2003: 3.234.325.000 đ
      -   Năm 2004: 4.679.540.000 đ
      -   Năm 2005: 6.793.700.000 đ
      -   Năm 2006: 8.441.480.000 đ
      -   Năm 2007: 9.768.400.590 đ


                                         9
36. Tỷ lệ kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng kinh phí từ
NSNN:
-   Năm 2003: 120.000.000 đ
-   Năm 2004: 120.000.000 đ
-   Năm 2005: 240.000.000 đ
-   Năm 2006: 280.000.000 đ
-   Năm 2007: 470.000.000 đ




                              10
B. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ
37. Đặt vấn đề
       Hoạt động tự đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác đảm bảo chất
lượng trường học. Thông qua việc công tác tự đánh giá các trường có thể biết được vị
thế hiện tại có những Những điểm mạnh và yếu nào,… từ đó đề ra những kế hoạch
hành động xác thực khắc phục những mặt yếu, phát huy những Những điểm mạnh đưa
đơn vị đi lên, đứng vững trong cộng đồng cũng như có thể cạnh tranh lành mạnh và
hợp tác với những đơn vị cùng chức năng trong cơ chế thị trường và trong hướng toàn
cầu hoá hiện nay.
       Từ ngày thành lập (6/11/2000), Khoa Kinh tế có nhiệm vụ đào tạo các bậc đại
học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực
Kinh tế và Luật. Toàn thể lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, sinh viên của Khoa ý thức sâu
sắc rằng, để thực hiện được sứ mạng cao cả đó thì vấn đề chất lượng của mọi qui trình
đào tạo phải được xem là yếu tố sống còn, là phương châm hoạt động và cuối cùng
phải trở thành nét văn hoá đặc thù của Khoa kinh tế.
      Mục đích của lần tự đánh giá này là tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá về
chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Khoa; rút ra được những điểm mạnh và
những tồn tại để từ đó xây dựng các chủ trương, biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực
và quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
      Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn thể hiện tính
tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với sứ
mạng đã được xác định
       Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá tổng thể các hoạt động của khoa theo Bộ tiêu
chuẩn KĐCL trường đại học (ban hành kèm theo quyết định số 75/QĐ-KĐCL ngày
1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT).
       .
       Phương pháp đánh giá: Dựa vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức của bộ
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.. Đối với mỗi tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, Khoa đã
tiến hành xem xét theo theo phương pháp sau:
       - Mô tả để làm rõ thực trạng của Khoa theo từng tiêu chí.
       - Phân tích, chỉ ra điểm mạnh, tồn tại để từ đó đi đến những nhận định tự đánh
giá cuối cùng.
       - Xây dựng kế hoạch hành động đề khắc phục những tồn tại, phát huy điểm
mạnh, có chỉ rõ thời gian, nguồn lực và phương pháp thực hiện.

                                          11
Qui trình tự đánh giá
      Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá của Khoa
      Bước 2: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá
      Bước 3: Lập kế hoạch tự đánh giá
      Bước 4: Thu thập thông tin và minh chứng
      Bước 5: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được
      Bước 6: Viết báo cáo tự đánh giá
      Bước 7: Đăng ký kiểm toán chất lượng ĐHQG-HCM và nộp bản báo cáo
      Bước 8: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.
      Quy định về mã hoá các minh chứng: Trong báo cáo tự đánh giá, các minh
chứng được mã hoá theo qui định sau:
      Mã minh chứng [H.a.b.c], trong đó:
            H: Mã chung cho đơn vị
            a: Mã số thứ tự tiêu chuẩn (hộp chứa minh chứng)
            b: Mã số tiêu chí
            c: Số thứ tự minh chứng




                                    12
38. Tổng quan chung
Mở đầu
     Ngay từ khi thành lập, Khoa đã được xác định rõ trong lời phát biểu về sứ mạng:
“Là nơi đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong một số lĩnh vực kinh tế
luật” Là một trường Đại học nằm ở khu vực kinh tế trọng điểm của phía Nam và của cả
nước có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ cao trong lĩnh
vực kinh tế và luật.
     Bảy năm qua, tập thể lãnh đạo và CBVC của Khoa đã nỗ lực thực hiện các nhiệm
vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, những kết quả đáng khích lệ trong các
hoạt động đào tạo, NCKH, phát triển đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và
học. Những thay đổi này có thể thấy rõ qua một số mặt hoạt động sau:

       Với nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về đào tạo nhân lực trình độ
          cao cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh phía Nam, trong năm năm
          gần đây Khoa đã mở thêm các ngành đào tạo mới như Tin học quản lý, Luật
          Kinh tế, Quản Trị Kinh doanh; có những chính sách, biện pháp hỗ trợ, thúc
          đẩy ứng dụng/chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Trường chủ trương mở
          rộng các loại hình đào tạo, mềm hoá CTĐT, hoàn chỉnh biên soạn tất cả các
          CTĐT vừa bằng tiếng Việt, vừa bằng tiếng Anh, tăng cường công tác kiểm
          tra, giám sát trong thi cử, đổi mới PPGD theo hướng lấy người học làm trung
          tâm.

       Công tác phát triển đội ngũ được đặt vào ưu tiên số một. Đội ngũ CBGD tăng
          nhanh trong những năm gần đây, trình độ của CBGD được nâng cao, chú
          trọng phát triển năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp của các kỹ thuật
          viên, nhân viên phòng ban.

       NCKH có bước phát triển đáng khích lệ: Số bài báo khoa học được đăng ở
          các tạp chí chuyên ngành trong nước trong những năm gần đây tăng lên khá
          rõ.

       Với nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển, Khoa đã
          chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ từ phía các doanh nghiệp trong nước để
                                         13
đầu tư phát triển Khoa cũng như hỗ trợ học tập cho sinh viên.
       Dưới đây là bản tóm tắt các điểm mạnh, những tồn tại và kế hoạch phấn đấu của
Khoa
       Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Khoa Kinh tế
1. Những điểm mạnh
          Khoa Kinh tế có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực
           của mình. Khoa đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển
           nguồn nhân lực của cả nước, cũng như trong việc thực hiện các kế hoạch
           chiến lược về giáo dục và đào tạo của ĐHQG-HCM.
          Các mục tiêu cụ thể của Khoa đều rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế
           của Khoa. Khoa đã trình ĐHQG-HCM phê duyệt “Kế hoạch chiến lược
           phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020” và đưa vào thực hiện từ
           năm học 2007-2008

2. Những tồn tại
          Khoa chưa thật sự chủ động để có những biện pháp mạnh nhằm công bố
           sứ mạng của Khoa đến từng cán bộ nhân viên.
          Chưa định kỳ rà soát bổ sung điều chỉnh kế hoạch chiến lược.

3. Kế hoạch hành động

     Đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Khoa ra bên ngoài,
tăng cường giới thiệu về sứ mạng của Khoa trên các tài liệu quảng bá chính thức, đồng
thời thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Khoa về
phương hướng phát triển của Khoa nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
địa phương và cả nước


Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

1. Những điểm mạnh

         Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế
           hoá bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối
           quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung.

                                         14
 Hoạt động quản lý của Khoa được phân định bằng các văn bản cụ thể, phân
         định rõ trách nhiệm quyền hạn của tập thể và cá nhân, tăng cường tính chủ
           động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên chức trong
           lĩnh vực công tác được phân công.

        Công tác đảm bảo chất lượng của Khoa được sự quan tâm chỉ đạo của
           BCN Khoa cũng như nhận được sự ủng hộ từ các đơn vị trong Khoa.


2. Những tồn tại

        Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức
         còn có những điểm chưa phù hợp
        Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa chưa được tin học hoá
           một cách toàn diện, triệt để

        Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt
         động chưa đạt được chiều sâu như mong muốn.

3. Kế hoạch hành động

        Trong năm học 2008-2009, Khoa sửa đổi, bổ sung “Quy định về chức
         năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong
           Khoa Kinh tế ” trên cơ sở rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ
           thể của một số đơn vị theo hướng tập trung đầu mối.

        Khẩn trương thực hiện dự án tin học hoá công tác tổ chức và quản lý của
           Khoa vào giữa năm 2009.

        Từ năm 2009, hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ đặc biệt chú trọng về
         chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu
           quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa


Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo

1. Những điểm mạnh
        Khoa Kinh tế đã có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và
           học tập cho các chuyên ngành đào tạo. Các chương trình đào tạo của mỗi
           ngành đều thể hiện mục tiêu, sứ mạng rõ ràng của Khoa.

                                          15
 Công tác đảm bảo chất lượng trong Khoa luôn được Ban chủ nhiệm rất
           quan tâm và chỉ đảo quyết liệt.
        Chương trình đào tạo được thiết kế một cách có hệ thống, mục tiêu cụ thể,
           cấu trúc chương trình được thiết kế hợp lý theo các khối kiến thức mà Bộ
           GD -ĐT đã quy định, có tham khảo chương trình của Thái Lan, Singapore,
           và tham khảo ý kiến của nhiều thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy.
        Các bộ môn luôn chủ động trong việc đánh giá và điều chỉnh chương trình
           đào tạo.

2. Những tồn tại
        Chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các môn học đến nay vẫn chưa
           được cập nhật lên trang web của Khoa.
        Việc xây dựng CTĐT chủ yếu do cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý thực
           hiện. Sự tham gia của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng
           chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên ở các ngành.
        Việc cập nhật, bổ sung mới và điều chỉnh các CTĐT của một số ngành
           chưa được thực hiện định kỳ thường xuyên.
        Một số ngành đến nay chưa thực hiện tự đánh giá cấp chương trình đào tạo
           một cách đồng bộ.
        Việc điều tra ý kiến của Doanh nghiệp và sinh viên để cải tiến các môn học
           cũng như chất lượng bài giảng chưa thực sự được chú trọng.


3. Kế hoạch hành động
   Từ năm 2008- 2009 :
        Sẽ dựa trên các ý kiến phản hồi từ các bên liên quan để tổ chức rà soát lại
           chương trình đào tạo tất cả các chuyên ngành.
        Hoàn chỉnh quy trình đảm bảo chất lượng cho toàn Khoa Kinh Tế.
        Ban hành văn bản định kỳ 2 năm để lấy ý kiến của Doanh nghiệp, sinh
           viên tốt nghiệp, và các nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo nhằm góp
           phần đáp ứng yêu cầu của thị trường.


                                         16
Tiêu chuẩn 4: Các hoạt động đào tạo

1. Những điểm mạnh
        Khoa kinh tế có mạng lưới liên kết đào tạo với nhiều địa phương trong
           nước, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực cho các địa
           phương….
        Áp dụng các chuẩn mực chung về CTĐT, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh
           giá cho các hệ đào tạo chính quy, và không chính quy.
        Việc thực hiện đăng ký môn học theo học chế tín chỉ đã dần đi vào ổn định
           chuyển từ đăng ký môn học trên giấy sang đăng ký qua mạng.
        Cho phép sinh viên đăng ký chuyển đổi môn học tự chọn sau 1 tuần học
           đầu tiên được Khoa thực hiện nghiêm chỉnh, mặc dù đây là một thao tác
           khó thực hiện.
        Hoạt động kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá; đảm bảo tính nghiêm túc,
           khách quan, công bằng cho người học. Công tác kiểm tra định kỳ nghiêm
           túc, giúp đánh giá đúng năng lực người học.
        Hoạt động học tập được tổ chức đa dạng, giúp người học có kiến thức
           chuyên môn vững vàng và kỹ năng xã hội, nghề nghiệp lẫn các kỹ năng xã
           hội và nghề nghiệp.
        Khoa kinh tế có hệ thống sổ sách và CSDL lưu giữ kết quả học tập của
           người học rõ ràng, đầy đủ, chính xác và an toàn.
        Văn bằng và chứng chỉ của người học được quản lý bằng sổ theo dõi và
           cấp đúng quy định.
        Việc đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên thông qua tiếp cận điều tra các
           doanh nghiệp.

2. Những tồn tại
        Công tác phối hợp giám sát đào tạo đối với các đơn vị liên kết còn hạn chế
           vì thiếu nhân lực. Khoa kinh tế chưa mở được các lớp đào toạ hệ Cao đẳng,
           Từ xa, đào tạo theo địa chỉ,…



                                           17
 Công tác quản lý việc đăng ký học vượt, thay đổi môn tự chọn còn nhiều
          khó khăn do sự thay đổi ồ ạt môn tự chọn mà trước đó sinh viên không
          được giáo viên hướng dẫn tốt.
        Cơ sở vật chất phục vụ cho đào toạ còn hạn chế.
        Một số môn học vẫn chưa lấy ý kiến của sinh viên. Và việc giám sát, kiểm
          tra chương trình giảng dạy của giảng viên còn chưa thực hiện được.
        Khoa kinh tế hiện nay chưa có ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học,
          thiếu cơ sở vật chất để đảm bảo tính bảo mật cho công tác in đề thi.
        Chương trình hiện nay không cho phép người học tra cứu kết quả học tập
          thường xuyên , mà chỉ được phép tra cứu khi toàn bộ các môn đều có điểm.
        Việc lưu trữ về hoạt động đào tạo của Khoa còn manh múng, chưa hệ
          thống, thiếu đồng bộ và thường xuyên.
        Hoạt động điều tra đối với sinh viên đã tốt nghiệp chỉ mới bắt đầu điều tra
          từ năm 07-08 và đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý.



3. Kế hoạch hành động
  Từ năm 2008-2009:
   Khoa kinh tế sẽ tăng cường cử cán bộ phụ trách đào tạo tham gia các khoá đào
     tạo ngắn hạn cũng như cho tham quan học hỏi một số đơn vị có nhiều kinh
     nghiệm trong việc đào tạo học chế tín chỉ.
   Tăng cường nhân sự giỏi tin học cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu
     quản lý công tác đào tạo.
   Xây dựng và hoàn thiện phương pháp đánh gái những hoạt động giảng dạy của
     giảng viên.
   Tiến hành thành lập ngân hàng đề thi từ một số bộ môn thí điểm từ đó sẽ nhân
     rộng mô hình.
   Tăng cường thêm các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, làm
     bài tập lớn.
   Tiến hành công bố điểm và đề cương chi tiết các môn học qua mạng.

                                          18
 Định kỳ sẽ lấy kiến sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo của Khoa.


Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên
1. Những điểm mạnh
         Khoa Kinh tế TP. HCM đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản
          quy định có liên quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ
           theo quy trình và tiêu chí rõ ràng minh bạch, nên đã phát huy tác dụng đạt
           hiệu quả và đội ngũ có năng lực đáp ứng được sứ mạng, mục tiêu của
           Khoa.
         Khoa đã bổ nhiệm cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có
           cơ cấu hợp lý. Ðội ngũ cán bộ nhiệt tình, làm việc có hiệu quả.
         Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, được bồi dưỡng thường
           xuyên và liên tục trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên học vị chiếm tỷ lệ
           cao và được trẻ hoá trong thời gian gần đây.

         Ðội ngũ giảng viên của Khoa có chất lượng cao cả về chuyên môn và
          ngoại ngữ, làm chủ về học thuật.


      2. Những tồn tại
         Tuy hàng năm Khoa có đánh giá về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ
          nhiệm cán bộ trong báo cáo và phương hướng nhiệm vụ năm học, nhưng
           chưa có văn bản tổng kết đánh giá riêng biệt việc thực hiện kế hoạch phát
           triển đội ngũ.

         Một số CBVC chưa mạnh dạn phát huy quyền dân chủ trong việc thực hiện
          “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa”

         Cơ cấu đội ngũ giảng viên giữa các bộ môn trong Khoa so với số lượng
           sinh viên đào tạo của ngành và chuyên ngành còn thiếu hợp lý
      3. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2008-2009:
       Tăng cường duy trì và củng cố thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong
        hoạt động của Khoa” thông qua giao ban, hội họp, sơ kết, tổng kết năm học,
        báo cáo và xem đây là một trong các tiêu chí xét thi đua.


                                         19
 Tổ chức điều chỉnh lại kế hoạch phát triển đội ngũ, tổ chức đánh giá công tác
         tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
       Các năm tiếp theo, ưu tiên giao chỉ tiêu tuyển dụng CBGD.Xây dựng cơ chế
        thu hút CBGD ; mở rộng hình thức hợp đồng thỉnh giảng, thuê chuyên gia
        ngoài Khoa tham gia giảng dạy. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ sinh
        viên/giảng viên là 19/1, đến năm 2020 là 15/1.


                          Tiêu chuẩn 6. Người học
1. Những điểm mạnh
       Việc cung cấp thông tin cho người học về chương trình đào tạo, quy chế đào
        tạo cũng như các chính sách hỗ trợ sinh viên được thực hiện đầy đủ. Các chế
        độ, thông tin chính sách xã hội về sinh viên được thực hiện có hiệu quả, kịp
        thời.
       Có nhiều hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên,
         nhiều sân chơi văn thể mỹ tạo điều kiện cho sinh viên học tập và rèn luyện
         một cách toàn diện. Chương trình sinh hoạt ngoại khoá của sinh viên, các
         chương trình hỗ trợ sinh viên luôn phong phú, đa dạng.
       Đảng uỷ - Ban chủ nhiệm Khoa rất quan tâm chỉ đạo hoạt động của Đoàn
         thanh niên và Hội sinh viên. Khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên
         an tâm học tập, sinh hoạt. Số lượng đoàn viên là sinh viên được kết nạp vào
         Đảng hàng năm ổn định có chất lượng, công tác bồi dưỡng nhận thức về
         Đảng trong sinh viên được duy trì tốt
       Có nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và thực tập tốt
        nghiệp, Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với nhiều đơn vị, nhiều doanh
        nghiệp đó đó tạo thuận lợi rất lớn cho sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội
        làm việc sau khi tốt nghiệp.


2. Những tồn tại
       Nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên rất lớn nhưng do cơ sở còn nhiều
        hạn chế nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên với số lượng ngày càng
        gia tăng. Các khu vực dịch vụ sinh viên còn chưa tương xứng và phần lớn là
        phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện do thiếu cơ sở vật chất.
       Chưa thường xuyên khảo sát hết nhu cầu của sinh viên để kịp thời điều chỉnh
        và triển khai các chương trình hành động phù hợp. Các hoạt động hỗ trợ tổ



                                        20
chức chưa thường xuyên và chủ yếu nhắm vào đối tượng sinh viên năm cuối,
         chưa mở rộng hỗ trợ mang tính lâu dài dành cho sinh viên năm 2, năm 3.
       Trên thực tế việc lấy ý kiến sinh viên chưa thực hiện thường xuyên, có nhiều
        bộ môn mới thành lập nên việc lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy của giảng
        viên còn nhiều hạn chế.


3. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2008-2009:
       Trong giai đoạn trường chưa có cơ sở riêng, Khoa sẽ tiếp tục chủ động phối
         hợp với Trung tâm quản lý Ký túc xá và cơ sở Linh Trung ,Thủ Đức trong
         việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động đời sống văn hoá tinh thần
         cho sinh viên
       Khoa tăng cường khảo sát và lấy ý kiến nhu cầu của sinh viên hằng năm
         thông qua nhiều kênh như (lấy mẫu, khảo sát qua website, khảo sát rộng
         khắp…) để nắm bắt thông tin và có cơ sở tăng cường thêm trong việc hỗ trợ
         sinh viên. Bên cạnh đó Ban chủ nhiệm Khoa cũng tăng cường chỉ đạo các bộ
         môn, Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp tiến hành lấy ý kiến khảo sát từ doanh
         nghiệp về chất lượng sinh viên ra trường đã và đang làm việc tại doanh
         nghiệp


                           Tiêu chuẩn 7
            Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Những điểm mạnh
       Hàng năm, Khoa xây dựng, triển khai nghiêm túc kế hoạch đã định và đã
         xây dựng quy trình rõ ràng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế
         hoạch NCKH. Tỉ lệ thực hiện đề tài của các cán bộ - giảng viên được tiến
         hành nghiêm túc và được nghiệm thu đúng bài bản, đúng quy định.
       Việc viết bài được cán bộ, giảng viên, nhân viên hưởng ứng. Bài được đăng
         phần lớn phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của ĐHQG, của
         Khoa.
       Khoa có mối liên hệ với các trường nghiên cứu chuyên về học thuật để phục
         vụ cho nghiên cứu lý thuyết. Bên cạnh đó, Khoa còn có liên hệ nhiều với các
         doanh nghiệp để có thể đặt hàng cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng. Đây là

                                          21
tiền đề giúp Khoa có khả năng thu hút sự đầu tư của các DN vào các đề tài
        NCKH.
      Lực lượng giảng viên của Khoa có năng lực và có khả năng làm việc, nghiên
        cứu khoa học độc lập. Cán bộ, giảng viên trong Khoa là những người có đạo
        đức, trình độ nên đều rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các hoạt động
        nghiên cứu khoa học.
      Việc xét duyệt chuẩn y các đề tài theo một quy trình rất bài bản, trong đó
        luôn kiểm tra tính trung thực, năng lực của chủ nhiệm đề tài.

2. Những tồn tại
       Thiếu sự chủ động từ phòng NCKH trong việc định hướng tổng thể cũng
        như xác định rõ mục tiêu cần đạt chưa thể hiện rõ nét trong công tác nghiên
        cứu.
      Lực lượng làm công tác quản lý NCKH của Khoa rất mỏng. Chính vì vậy
        việc theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc cán bộ - giảng viên thực hiện đúng tiến
        trình không được thực hiện chặt chẽ.
      Số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước còn rất
        ít chỉ tập trung vào số cán bộ giảng viên chủ chốt

3. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2008-2009:
       Xây dựng và hoàn chỉnh quy trình lập kế hoạch NCKH và các quy trình
        trong quản lý khoa học, hỗ trợ cho các hoạt động khoa học. Cụ thể là lập hệ
        thống theo dõi đối với hoạt động nghiên cứu của giảng viên trong các bộ
        môn.
      Ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, giảng viên viết bài đăng tải kết quả
        NCKH trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia và quốc tế.
      Ban hành qui định về hoạt động ứng dụng kết quả NCKH-CN có hệ thống,
        có sự giám sát, đánh giá và tổng kết. Tổ chức công tác theo dõi, lưu trữ, đánh
        giá việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.




                                        22
Tiêu chuẩn 8. Hoạt động hợp tác quốc tế
1. Những điểm mạnh
       Khoa Kinh tế có chủ trương phát triển, chủ động hội nhập với thế giới nên
         lĩnh vực hợp tác quốc tế được chú trọng. Bên cạnh đó, bộ phận HTQT của
         Khoa kết hợp cùng các phòng bộ môn liên quan luôn có trách nhiệm, nhiệt
         tình và nắm rõ những quy định, chủ trương của Nhà nước, cũng như ĐHQG
         để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
       Đội ngũ giảng viên, sinh viên luôn tích cực tìm hiểu, mong muốn nâng cao
         tầm hiểu biết trên thế giới.


2. Những tồn tại
       Do cơ chế ĐHQG-HCM chưa cho phép Khoa được quyền chủ động trong
         việc hợp tác dẫn đến sự chủ quan của chuyên viên phụ trách mảng HTQT
         của Khoa khi mà mọi chuyện chờ sự chỉ đạo từ trên ĐHQG và chắc chắn sẽ
         không tự mình hiểu bao quát hết mọi quy định liên quan lĩnh vực này.
       Việc triển khai các chương trình, dự án còn gặp khó khăn do Khoa vẫn còn
         thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu quyền chủ động hoàn toàn.
       Kinh phí dành cho HTQT còn hạn chế.

3. Kế hoạch hành động
Từ năm 2009
       Tiếp tục triển khai các dự án hợp tác ở mức độ cao hơn, ứng dụng vào thực
         tiễn dạy học, triển khai nghiên cứu ứng dụng ở các doanh nghiệp. Tổ chức
         tổng kết, đánh giá các dự án hợp tác NCKH-CN. Có kế hoạch dài hạn, ngắn
         hạn cho các đề tài dự án, kêu gọi sự hợp tác của các nhà khoa học quốc tế
         cùng tham gia.
       Chủ động tập huấn chuyên viên phụ trách mảng này nắm vững các quy định,
         quy trình để có thể hoạt động tác chiến độc lập.
       Khoa sẽ tổ chức hội nghị về HTQT định kỳ 2 năm 1lần để phổ biến cho tất
         cả cán bộ về quan điểm coi trọng HTQT là một biện pháp trọng yếu để phát
         triển Khoa

                                         23
Tiêu chuẩn 9.
            Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác
1. Những điểm mạnh
       Thư viện của khoa đã có cán bộ chuyên trách đào tạo đúng chuyên môn, tinh
         thần thái độ phục vụ tốt; Có quy định phục vụ bạn đọc, việc mượn sách báo
         tạp chí được tạo điều kiện thuận lợi.
       Trang thiết bị của các phòng thực hành phù hợp với hoạt động học tập của
         sinh viên;
       Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa được
         trang bị đầy đủ hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy theo phương pháp
         hiện đại.
       Hệ thống mạng của Khoa được bố trí hợp lý, Phòng làm việc, Phòng bộ môn
         100% chỗ ngồi lắp đặt máy tính nối mạng.


2. Những tồn tại


       Do thiếu diện tích mặt bằng, còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ sở của Trường
         ĐHKHTN nên việc trang bị thêm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn
         thiếu.
       Chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý xây dựng dự án nên tiến triển khai
         thực hiện dự án tương đối chậm so với yêu cầu của ĐHQG-HCM

3. Kế hoạch hành động
        Năm 2010 khi xây dựng xong cơ sở mới, Khoa sẽ đầu tư trang thiết bị đáp
         ứng đủ nhu cầu học tập và giảng dạy trong Khoa
       Trong năm 2008-2009 sẽ tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm về phục vụ
         cho công tác quản lý dự án của Khoa




                                         24
Tiêu chuẩn 10. Tài chính và quản lý tài chính
1. Những điểm mạnh
          .Công tác tài chính và quản lý tài chính vốn là phần việc Khoa rất quan
             tâm, ngay từ khi thành lâp, Khoa đã cố gắng xây dựng, hoàn thiện các
             giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính.

          Việc lập kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị được thực
             hiện theo đúng các quy định hiện hành của Luật NSNN. Kế hoạch đã bao
             quát được các hoạt động chính của đơn vị trong năm. Kế hoạch năm
             được xây dựng trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực hiện năm
             trước, dự báo việc thực hiện năm nay và xu hướng phát triển năm tới.

          Việc theo dõi và quản lý nguồn thu được thực hiện tập trung tại phòng Kế
             hoạch – Tài chính của Khoa theo đúng quy định của nhà nước.

          Khoa đã xây dựng một hệ thống quản lí tài chính chặt chẽ, phù hợp với
             các qui định của nhà nước; đảm bảo thực hiện phân bổ và sử dụng tài
             chính hợp lí, công khai, minh bạch và có hiệu quả. Do đó, không có vi
             phạm về sử dụng kinh phí từ ngày thành lập.


2. Những tồn tại


             Các nguồn tài trợ nên được khai thác tốt hơn để đáp ứng nhu cầu chi
             hoạt động của Khoa. Trong kế hoạch tăng cường các nguồn thu, Khoa
             chưa ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo ngắn hạn.

          Phòng kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng Dự toán hàng
             năm dựa trên sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Khoa, Dự toán sau khi được
             phê duyệt sẽ được thông báo cho các Phòng, Ban, Bộ môn trong Khoa để
             thực hiện. Do vậy các Phòng, Ban, Bộ môn chưa được tự chủ khi thực
             hiện lập dự toán.

          Hệ thống thông tin trong Khoa chưa được lưu trữ thành một cơ sở dữ liệu
             thống nhất dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác lập kế hoạch.
                                             25
3. Kế hoạch hành động


         Tranh thủ nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đáp
           ứng cho nhu cầu chi ngày càng cao của Khoa. Các nguồn thu từ tài trợ
           cần được tập trung quản lý và sử dụng có kế hoạch, hiệu quả.

         Nhanh chóng triển khai và ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo
           ngắn hạn ( Năm học 2008-2009)

         Bắt đầu từ năm học 2008-2009 sẽ xây dựng đề án cơ sở dữ liệu dùng
           chung cho toàn Khoa.

         Khi Khoa lớn mạnh, công tác quản lý tài chính sẽ thay đổi phù hợp với tổ
           chức bộ máy. Việc quản lý dựa trên sự phân bổ nguồn lực cho các đơn vị
           sử dụng. Khi đó, công tác lập kế hoạch sẽ được tiến hành từ cấp cơ sở,
           dựa vào nhu cầu kinh phí của các đơn vị sau khi cân đối với khả năng
           đáp ứng các nhu cầu đó hiệu quả nhất.




                                      26
39. Tựđánh giá theo từng tiêu chuẩn / tiêu chí


                       TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU

     Khoa Kinh tế chính thức tuyên bố sứ mạng vào năm 2001 trong “Chiến lược phát
triển giai đoạn 2001-2005” của Khoa (kế hoạch thành lập ĐHKT-Luật 2001). Tiếp sau
đó, căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và lĩnh vực
giáo dục -đào tạo nói riêng, sứ mạng của Khoa Kinh tế đã được sửa chữa, bổ sung
trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”. Vừa qua,
trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”, sứ mạng
của Khoa đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập
và được coi là tuyên bố sứ mạng chính thức của Khoa: Đến năm 2020, Trường đại
học Kinh tế-Luật thuộc ĐHQG-HCM trở thành trường đại học được xếp hạng
trong số các trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới về đào tạo, nghiên
cứu và tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản trị kinh doanh.

      Có thể khẳng định rằng sứ mạng này rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
và các nguồn lực của Khoa nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của các tỉnh, thành
phía Nam. Sứ mạng của Khoa được cụ thể thành các mục tiêu và được thường xuyên
định kỳ điều chỉnh và rà soát.

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của Khoa được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng,
với các nguồn lực và định hướng phát triển của Khoa; phù hợp và gắn kết với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.
1. Mô tả

     Khoa Kinh tế TP. HCM có sứ mạng rõ ràng [H01.01.01],[H01.01.02] như đã nêu
ở trên. Sứ mạng này được nêu rõ trong các văn bản chính thức của Khoa, cũng như trên
website, các ấn phẩm khác [H06.01.01]. Nội dung của tuyên bố sứ mạng này rất rõ
ràng và phù hợp với chức năng cũng như nguồn lực của Khoa. Khoa có những cơ sở để
đưa ra tuyên bố sứ mạng của mình. Thứ nhất, Khoa Kinh tế hình thành trên cơ sở sự
phát triển và vị thế của ĐHQG-HCM. Thứ hai, Khoa có thế mạnh trong lĩnh vực
nghiên cứu và đào tạo, được đánh giá là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của xã
                                        27
hội về lĩnh vực kinh tế - Luật. Nhiều hội thảo, hội nghị do Khoa tổ chức đã khẳng định
uy tín về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế [H01.01.03].

     Khoa luôn xác định chức năng, nhiệm vụ của Khoa là đào tạo, bồi dưỡng và cung
cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và
các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh và Luật, có trình độ đại học
và sau đại học, nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế - quản trị kinh doanh và
Luật; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đại học và các tổ chức trong và ngoài nước,
nhằm từng bước hoà nhập công tác đào tạo của Khoa với thế giới, quốc tế hoá kiến
thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

2. Những điểm mạnh
         Khoa Kinh tế có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực
             của mình. Khoa đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển
             nguồn nhân lực của cả nước, cũng như trong việc thực hiện các kế hoạch
             chiến lược về giáo dục và đào tạo của ĐHQG-HCM.

         Từ đầu năm học 2006-2007, sứ mạng của Khoa đã được công bố chính
             thức trên website Khoa, tại địa chỉ: http://www.ecovnuhcm.vn Sứ mạng
             của Khoa súc tích, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu chiến lược phát triển kinh
             tế - xã hội của địa phương và cả nước.
3. Tồn tại
     Khoa chưa thật sự chủ động để có những biện pháp phổ biến sứ mạng của Khoa
đến từng cán bộ nhân viên.

4. Kế hoạch hành động
     Đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Khoa ra bên ngoài,
tăng cường giới thiệu về sứ mạng của Khoa trên các tài liệu quảng bá chính thức, đồng
thời thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Khoa về
phương hướng phát triển của Khoa nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
địa phương và cả nước. Ngoài ra, khi thành lập Trung tâm quan hệ với doanh nghiệp,
                                          28
Khoa sẽ tổ chức việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và địa
phương nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng của mình.

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của Khoa được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh, được
quán triệt và thực hiện trong tập thể Khoa.
1. Mô tả
     Trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”, Khoa
đã xác định mục tiêu chiến lược trung và dài hạn của Khoa. Trong đó mục tiêu chung
là xây dựng Khoa Kinh tế trở thành Trường đại học Kinh tế - Luật và đến năm 2020,
Trường đại học Kinh tế-Luật phải đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước tiên
tiến trong khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự
nghiệp CNH, HĐH của đất nước, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới,
nâng Trường đại học Kinh tế-Luật lên đẳng cấp quốc tế, góp phần nâng cao sức cạnh
tranh của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và
hội nhập quốc tế [H01.01.01].

     Để thực hiện được mục tiêu chung trên, Khoa đã đề ra 9 mục tiêu cụ thể Gồm:

     1. Hoàn chỉnh cơ cấu ngành và chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học, đảm
bảo hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng
thể của sự phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020.

     2. Hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: nghiên cứu
và nghề nghiệp-ứng dụng. Sử dụng quy trình đào tạo mềm dẻo theo hệ thống tín chỉ.
Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, coi trọng việc gắn liền học với
thực tập, học với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

     3. Mở rộng quy mô đào tạo sau đại học, trong đó có 20-30% tổng số sinh viên
theo học các chương trình nghề nghiệp-ứng dụng. Xây dựng trường đạt đẳng cấp quốc
tế. Tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài học tại trường.

     4. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và lương
tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên
tiến, hiện đại; bảo đảm đến năm 2020, 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 50% có
                                         29
trình độ tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20.

     5. Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. Trường
phải là trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước. Nguồn thu từ nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu
của trường vào năm 2020.

     6. Đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế
giới; chương trình đào tạo của trường tương đương với các trường đại học của các
nước, tạo cơ sở cho việc tham gia hệ thống chuyển đổi tín chỉ ASEAN và quốc tế.

     7. Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và có cơ chế đảm
bảo chất lượng; tiến hành kiểm định một cách định kỳ và công bố công khai kết quả
kiểm định.

     8. Sử dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông; hình thành trung tâm dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa
học và hệ thống thư viện điện tử.

     9. Đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về đào tạo, nghiên
cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và dịch vụ, về tổ chức và nhân sự, về tài chính, về
huy động các nguồn lực đầu tư; đảm bảo sự quản lý của nhà nước và vai trò giám sát
đánh giá của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường.

     Các mục tiêu này đã được Khoa đưa vào xây dựng đề án chi tiết thành lập Trường
đại học kinh tế - luật. Hiện nay đề án này đang chờ ĐHQG-HCM và Chính phủ phê
duyệt

        Các mục tiêu này đã được phổ biến trong Khoa và các đơn vị thuộc Khoa tại Báo
cáo tổng kết tình hình hoạt động năm học và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của
năm học kế tiếp.
2. Những điểm mạnh
         Các mục tiêu cụ thể của Khoa đều rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế
            của Khoa. Khoa đã trình ĐHQG-HCM phê duyệt “Kế hoạch chiến lược
            phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020” và đưa vào thực hiện từ

                                          30
năm học 2007-2008.
          Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Khoa đã xây dựng các chỉ
           tiêu cụ thể, các nguồn lực và các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục
           tiêu đề ra.
3. Tồn tại
      Chưa định kỳ rà soát bổ sung điều chỉnh kế hoạch chiến lược.

4. Kế hoạch hành động
      Bắt đầu từ năm học 2008-2009 xây dựng kế hoạch định kỳ rà soát kế hoạch
chiến lược.


KẾT LUẬN
     Khoa Kinh tế đã đưa ra tuyên bố sứ mạng của mình, tuyên bố sứ mạng cùng với
những mục tiêu trung và dài hạn đã thể hiện rõ chiến lược phát triển của Khoa, đáp ứng
được những yêu cầu của đất nước, cũng như xu hướng phát triển đại học trên thế giới.

     Hiện nay, Khoa vẫn còn những tồn tại nhất định trong quá trình xây dựng kế
hoạch chiến lược phát triển Khoa, trong việc xác định mục tiêu trung và dài hạn phù
hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một bộ phận nhỏ giảng viên, cán bộ viên
chức của Khoa chưa có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng sứ mạng, mục tiêu
của Khoa. Những tồn tại này sẽ được khắc phục trong thời gian tới để Khoa Kinh tế
xứng tầm là cơ sở đào tạo có uy tín trong khu vực.




                                          31
TIÊU CHUẨN 2:
                            TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

MỞ ĐẦU
     Khoa Kinh tế được tổ chức và quản lý phù hợp với quy định của ĐHQG-HCM,
với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của Khoa; có kế hoạch và các biện pháp
để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp
với nguồn lực và cơ sở vật chất của Khoa. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá
nhân cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong Khoa đều được thể chế hoá bằng văn
bản và được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
chiến lược của Khoa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, với
tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM và cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
Khoa, chính quyền và các đoàn thể trong Khoa đã hoạt động và phối hợp hoạt động
đều tay, xây dựng được một tập thể cán bộ, viên chức và sinh viên về cơ bản đoàn kết
nhất trí để Khoa phát triển ngày càng vững mạnh.
Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo qui định của
Điều lệ trường đại học và được cụ thể hoá trong qui chế về tổ chức và hoạt động
của nhà trường.
1. Mô tả
     Cơ cấu tổ chức của Khoa được thực hiện theo quy định của ĐHQG-HCM. Khoa
áp dụng mô hình quản lý theo 2 cấp: Khoa - Bộ môn / Phòng. Đây là mô hình tổ chức
đặc thù trong ĐHQG-HCM. Khoa hiện có các đơn vị trực thuộc gồm: 5 phòng chức
năng, 2 Bộ môn quản lý, 7 Bộ môn đào tạo, 1 tổ kiểm định, 1 thư viện. Cơ cấu tổ chức
nói trên là phù hợp với đặc điểm hoạt động của một Khoa và khả năng quản lý của
Khoa.

     Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với điền kiện thực tế quản lý và đào tạo.
Trong thời gian qua, Khoa đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các đơn vị nhằm phục vụ
có hiệu quả các hoạt động của Khoa. Khoa đã xây dựng Quy chế về tổ chức, hoạt động
trình ĐHQG-HCM phê duyệt [H02.01.01]. Khoa cũng đã sớm thể chế hoá công tác
quản lý, chú trọng cải tiến mô hình quản lý theo từng giai đoạn và đến nay, mô hình

                                        32
này đã tương đối ổn định. Từ năm 2003, Khoa đã ban hành “Quy định tạm thời về chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế
theo Quyết định số… của Trưởng Khoa Kinh tế [H02.01.02]. Quy định này đã cụ thể
hoá nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của từng đơn vị và cán bộ quản lý trong
Khoa.

     Khoa cũng đã linh động trong việc thành lập các Hội đồng Thi đua khen thưởng -
kỷ luật, Hội đồng Tuyển dụng, Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở, Hội đồng tự
đánh giá, Ban Thanh tra nhân dân khi có nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ về chuyên
môn..
2. Những điểm mạnh
     Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế hoá
bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các
đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung.
3. Tồn tại
          Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức
           còn có những điểm chưa phù hợp.
          Chưa thành lập hội đồng Khoa.


4. Kế hoạch hành động
        Trong năm học 2008-2009, Khoa sửa đổi, bổ sung “Quy định về chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ” trên
cơ sở rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị theo
hướng tập trung đầu mối.


Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các
hoạt động của nhà trường..
1. Mô tả
        Ngoài hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ và các bộ, ngành, ĐHQG-HCM
[H02.02.01]; Khoa có hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý cho các hoạt động gồm
các quy định, quy chế để quản lý từng hoạt động của Khoa, cụ thể (H02.02.02)

                                         33
Công tác tổ chức và quản lý có các quy định: tổ chức và quản lý Khoa; tuyển
dụng công chức, viên chức; định mức lao động cho giảng viên; tổ chức và hoạt động
của các trung tâm; công tác công văn giấy tờ; quản lý hoạt động in ấn; quy chế làm
việc của các cấp uỷ đảng, công đoàn; công tác thanh tra giáo dục,…

     Công tác đào tạo có các quy định: dạy và học Ðại học; dạy và học Sau
Ðại học,…

     Công tác Khoa học Công nghệ có các quy định: quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ; hợp tác quốc tế,…

     Công tác quản lý tài chính, tài sản có các quy định: quản lý tài sản cố định; quản
lý và sử dụng máy tính của Khoa; quản lý các nguồn thu sự nghiệp; quy chế chi tiêu
nội bộ; quy định chi trả lương; sử dụng ôtô, xăng dầu,…

     Trong quá trình xây dựng, các văn bản trên được tổ chức lấy ý kiến từ các đơn vị
trước khi ban hành. Quá trình thực hiện, hàng năm có đánh giá, điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp với thực tế và góp phần đưa các hoạt động vào nề nếp [H02.02.03].

       Các đơn vị đánh giá kết quả công tác của cán bộ viên chức và phân loại lao
động A, B, C, D hàng tháng để làm cơ sở chi trả lương cho người lao động. Bằng
những biện pháp này đã tạo ra sự công bằng trong lao động và hưởng thụ cũng như
khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn (H02.02.04).

       Ðể các quy định, quy chế trên được tất cả các cán bộ, công chức viên chức trong
Khoa nắm vững và thực hiện tốt, đồng thời có thể kiểm tra giám sát giữa các đơn vị,
Khoa đã công bố rộng rãi trong cán bộ công nhân viên chức của Khoa

     Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa được triển khai
thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị. Để triển khai công việc, Khoa đã có quy định chế
độ họp của lãnh đạo Khoa và các đơn vị để xem xét công việc đã làm, đồng thời phân
công trách nhiệm và phối hợp công tác giữa các đơn vị hoặc cá nhân có liên quan
[H02.02.05]. Ngoài ra, Đảng uỷ và Ban chấp hành Công đoàn có lịch họp định kỳ
[H02.02.06]. Theo yêu cầu công việc, Khoa tổ chức họp giao ban lãnh đạo các đơn vị
có liên quan. Từng nhiệm kỳ công tác của mình, Ban Chủ nhiệm Khoa đều có phân
                                          34
công phụ trách các mảng hoạt động của Khoa [H02.02.07]. Song song đó, Đảng bộ
cũng có thông báo phân công Ban chấp hành Đảng bộ trên tinh thần dân chủ, công
khai, đảm bảo lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Khoa [H02.02.08]. Nhờ có sự chỉ
đạo, điều hành và triển khai công việc theo hệ thống nhất quán từ Khoa xuống các đơn
vị nên hầu hết các công việc đều được hoàn thành theo kế hoạch. Các công việc của
Khoa đã được quản lý bằng công nghệ thông tin, tuy chưa thật đồng bộ nhưng cách
thức quản lý này đã mang lại hiệu quả tích cực trong tất cả các hoạt động của Khoa.
2. Những điểm mạnh
         Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp Khoa khá đầy đủ và đã được
           triển khai phổ biến trong Khoa bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy,
           các hoạt động chung của Khoa được thực hiện kịp thời và đồng bộ.
         Căn cứ vào các văn bản nói trên, công tác kiểm tra giám sát, đánh giá và
           xác định trách nhiệm được dễ dàng hơn.
3. Tồn tại
      Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa chưa được tin học hoá một
cách toàn diện, triệt để.
4. Kế hoạch hành động
         Năm 2009, Khoa sẽ hoàn thiện hệ thống giám sát việc thực thi các văn bản
           quản lý trong Khoa, trong đó sẽ quy định chế độ khen thưởng và xử lý vi
           phạm.
         Khẩn trương thực hiện dự án tin học hoá công tác tổ chức và quản lý của
           Khoa vào giữa năm 2009.

Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ
quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng.
1. Mô tả
      Khoa đã có các văn bản phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của tập thể
lãnh đạo và của các cá nhân, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm,
quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ban hành năm 2008
[H02.01.02]; Quy chế tổ chức và hoạt động của Khoa Kinh tế [H02.01.01]; Quy chế
thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa Kinh tế ban hành hằng năm.

      Những văn bản trên đã quy định một cách rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các

                                         35
tổ chức, tập thể và cá nhân, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị và cá nhân chủ động
làm việc, sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình trong quản lý, giảng dạy và NCKH.
Các văn bản đó được soạn thảo trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước và điều
kiện thực tế của Khoa, đồng thời gởi đến tất cả các trưởng đơn vị để tổ chức lấy ý kiến
GV-CBCC trong đơn vị trước khi ban hành [H02.02.03].

     Việc phân định trách nhiệm và quyền hạn cho tập thể lãnh đạo và cá nhân của
Khoa đã có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý,
điều hành và cho các hoạt động đào tạo, NCKH. Nguyên tắc chung trong công tác quản
lý, điều hành các hoạt động của Khoa là các chủ trương đều được các phòng chức năng
tham mưu và Trưởng Khoa ra quyết định. Sau đó, các phòng chức năng sẽ giúp Trưởng
Khoa xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện trong toàn Khoa. Hằng năm các đơn vị
và các cá nhân đều có báo cáo.

     Đối với công tác đào tạo, một trong những chủ trương nổi bật về hoạt động đào
tạo của Khoa là xây dựng chương trình đào tạo mới dựa trên chương trình khung của
Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo Đại học và
Cao đẳng hệ chính quy. Khoa đã thực hiện hàng loạt các công việc mang tính đột phá
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, cụ thể Khoa đã chuyển sang hình thức
đào tạo theo học chế tín chỉ thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm giữa các nhà tuyển dụng, nhà quản lý với các cán bộ giảng dạy, cán bộ công
chức và sinh viên Khoa
        2. Những điểm mạnh
     Hoạt động quản lý của Khoa được phân định bằng các văn bản cụ thể, phân định
rõ trách nhiệm quyền hạn của tập thể và cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên chức trong lĩnh vực công tác được phân
công.
3. Tồn tại
     Sự phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Khoa và cá nhân đôi lúc còn những
tồn tại ở một số công việc như quản lý việc hợp đồng NCKH bên ngoài của một số
giảng viên, quản lý và điều phối quỹ giảng đường cho các hệ, bậc đào tạo của Khoa

                                         36
học tập.
4. Kế hoạch hành động
      Trong năm 2009, Khoa sẽ xây dựng một cơ chế phối hợp công tác rõ ràng giữa
các đơn vị và cá nhân có liên quan.

Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt
động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và
các tổ chức đoàn thể thực hiện theo qui định của pháp luật.

     Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể không để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, thu hút
được cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, người học tham gia và duy trì sinh hoạt
theo quy định. Đảng bộ Khoa Kinh tế giữ vai trò lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể
trong Khoa [H02.05.01, H02.05.02]. Vì vậy trong thời gian qua, các tổ chức đoàn thể
và chính quyền các cấp có sự phối hợp nhịp nhàng. Tổ chức Đảng trong Khoa duy trì
tốt việc sinh hoạt định kỳ, đúng quy định và không ngừng được củng cố và phát triển
[H02.05.03]. Đảng bộ Khoa được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Đảng viên.
Các chi bộ Đảng được củng cố và đổi mới hoạt động, là hạt nhân cho mọi hoạt động
của Khoa, là trung tâm đoàn kết của mọi tổ chức quần chúng trong Khoa tạo điều kiện
phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức giáo dục đoàn viên, hội viên. Đảng uỷ
Khoa đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của ĐHQG-
HCM, qua đó Khoa đã chuẩn bị được đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có kế hoạch,
đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu [H02.05.04, H02.05.05].

      Các tổ chức đoàn thể trong Khoa hoạt động có nề nếp, có phong trào. Trong
nhiều năm qua, Công đoàn Khoa đã tổ chức được một số phong trào thiết thực, thu hút
và động viên được đoàn viên công đoàn tham gia. Do đó, các chương trình do Công
đoàn Khoa phát động đã có tác dụng tích cực góp phần thúc đẩy toàn diện các hoạt
động giáo dục trong Khoa [H02.05.06]. Nhiều hoạt động chức năng và phong trào của
Công đoàn phát triển hiệu quả như: giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính
sách thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, tham gia các hội đồng cấp
Khoa có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, viên chức [H02.05.07].
Bên cạnh đó, Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò vận động cán bộ, viên chức tham gia
                                        37
NCKH, học tập nâng cao trình độ qua các hoạt động [H02.05.08]. Công đoàn Khoa
cũng đã làm tốt chức năng là người kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động [H02.05.09].

     Đoàn TNCS HCM Khoa luôn có những hoạt động sôi nổi, bổ ích, đem lại hiệu
quả thiết thực trong việc nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Khoa [H02.05.10, H02.05.11, H02.05.12].
Đoàn TNCS HCM cùng với Hội Sinh viên của Khoa đã đóng góp tích cực trong việc
tham mưu, đề xuất các ý kiến với lãnh đạo Khoa về mọi hoạt động liên quan đến sinh
viên, giúp sinh viên an tâm học tập, tạo môi trường rèn luyện nhân cách, trau dồi lý
tưởng và từ đó ổn định tình hình sinh viên. Nhiều CLB học thuật đã tổ chức tốt các
hoạt động phù hợp với chuyên môn, ngành nghề như các cuộc thi kiến thức chuyên
ngành, các buổi báo cáo chuyên đề, tham quan thực tế đã tạo điều kiện tốt trong quá
trình tự đào tạo của sinh viên [H02.05.13, H02.05.14]. Phong trào tình nguyện đã được
nâng lên tầm cao mới. Đoàn thanh niên - Hội sinh viên của Khoa đã được Thành Đoàn
TP.HCM, Thành Hội TP.HCM xếp loại là đơn vị vững mạnh trong công tác Đoàn, Hội
và phong trào sinh viên thành phố khu vực ĐH-CĐ-THCN [H02.05.15].

     Công tác Đảng, đoàn thể đã có tác dụng tốt góp phần duy trì sự ổn định trong
Khoa, tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai và được cấp trên đánh giá cao
trong xếp loại hàng năm. Đảng bộ Khoa nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ
trong sạch vững mạnh [H02.05.16]. Công đoàn Khoa được Liên đoàn Lao động
TP.HCM công nhận là tổ chức Công đoàn vững mạnh; được nhận Bằng khen của Công
đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo [H02.05.17]. Đặc biệt năm 2007 vừa qua, Khoa được
Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và Cờ thi đua xuất sắc của Tổng
liên đoàn Lao động Việt Nam [H02.05.18]. Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên Khoa
được nhận nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội, của UBND thành
phố, của Thành Đoàn TP.HCM, Thành Hội TP.HCM về phong trào đoàn, phong trào
hội và công tác xã hội [H02.05.19].
2. Những điểm mạnh
         Nhờ sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn

                                         38
thể, Khoa hoạt động ổn định và ngày càng phát triển.
         Các hoạt động đoàn thể đạt nhiều thành tích và được cấp trên đánh giá cao.

3. Tồn tại
     Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt động
chưa đạt được chiều sâu như mong muốn.
4. Kế hoạch hành động
            Tổ chức Đảng các cấp thường xuyên cải tiến phương thức hoạt động để
              phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện đối với mọi hoạt động của Khoa.

            Từ năm 2009, hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ đặc biệt chú trọng về
              chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu
              quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa.

Tiêu chí 2.5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm
hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt
động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả
     Công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) được lãnh đạo Khoa đặc biệt quan tâm và
chỉ đạo trực tiếp. Đến nay Khoa đã hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng chất lượng
trong Khoa một cách có hệ thống từ BCN Khoa đến các đơn vị.


                                  Ban chủ nhiệm Khoa

                                                               Tổ kiểm định



       Nhóm ĐBCL các             Nhóm ĐBCL đoàn           Nhóm ĐBCL Bộ
       phòng và bộ phận          thể                      môn
       chức năng

                            Sơ đồ hệ thống ĐBCL Khoa Kinh tế

     Hệ thống đảm bảo chất lượng của Khoa bắt đầu hoạt động từ năm 2006, cơ cấu


                                          39
nhân sự ban đầu đều là kiêm nhiệm và hoạt động chủ yếu dựa vào Tổ kiểm định chất
lượng của Khoa [H02.05.01]. Đến cuối năm 2007 công tác ĐBCL của Khoa bắt đầu đi
vào hoạt động có hệ thống. Tổ kiểm định có cán bộ chuyên trách cũng như hoạt động
hệ thống ĐBCL xuyên suốt từ cấp BCN Khoa đến các đơn vị trong Khoa [H02.05.02].

       Dựa trên quy định tạm thời về kiểm toán và kiểm định chất lượng đào tạo và kế
hoạch ĐBCL 2007-2010 của ĐHQG-HCM. Khoa đã chủ động xây dựng kế hoạch
ĐBCL của mình thông qua kế hoạch đảm bảo chất lượng 2007-2008; 2008-2009 và kế
hoạch ĐBCL 2009-2012 [H02.05.03]. Trên cơ sở kế hoạch ĐBCL đã xây dựng, Tổ
kiểm định với chức năng và nhiệm vụ của mình [H02.02.04] sẽ giúp BCN Khoa triển
khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch đồng thời tư vấn và báo cáo trực tiếp với
BCN Khoa [H02.05.05].

       Trong năm học 2007-2008 Khoa đã chủ động đăng ký tham gia kiểm toán cấp
cơ sở đào tạo và kiểm toán cấp chương trình với ĐHQG-HCM. Để chuẩn bị cho đoàn
đánh giá ngoài vào đánh giá, Khoa đã xây dựng kế hoạch hoạch chi tiết cũng như ban
hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo sát sao đến từng các đơn vị và cán bộ giảng
viên trong toàn Khoa [H02.05.06]

      Các hoạt động ĐBCL của Khoa Kinh tế đến nay đã tác động rất lớn đến phần lớn
cán bộ giáo viên trong Khoa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
2. Đánh giá điểm mạnh
      Công tác đảm bảo chất lượng. của Khoa được sự quan tâm chỉ đạo của BCN Khoa
cũng như nhận được sự ủng hộ từ các đơn vị trong Khoa.

      Có hệ thống văn bản và kế hoạch chi tiết để thực hiện công tác ĐBCL
3. Những tồn tại
      Nhân sự trong hệ thống đảm bảo chất lượng còn thiếu và phần lớn chưa qua đào
tạo
4. Kế hoạch hành động
          Cuối năm 2008 Khoa sẽ đưa ra kế hoạch xây dựng đội ngũ đảm bảo chất
            lượng cho toàn Khoa.

                                         40
 Năm học 2008-2009, Tổ kiểm định sẽ phát triển lên thành phòng chức
             năng.


Tiêu chí 2.6. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách
và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường.
1. Mô tả
      Hàng năm, trong các Hội nghị đại biểu Cán bộ công chức, Khoa và các đơn vị
trực thuộc đều xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn của mình [H02.06.01]. Các kế
hoạch này đều dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển đã thông qua, xác định những
mục tiêu, biện pháp cụ thể để triển khai. Các kế hoạch ngắn hạn đều phù hợp với sự
phát triển của Khoa, cụ thể là công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong
lĩnh vực kinh tế-quản trị kinh doanh và Luật.

     Khoa có chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn phù hợp với sự phát
triển KT-XH của địa phương và cả nước. Khoa đã xây dựng Kế hoạch chiến lược trung
hạn giai đoạn 2001 - 2005 và điều chỉnh lại năm 2002. Năm 2005, Khoa xây dựng Kế
hoạch chiến lược trung hạn 2006 - 2010 đã xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển
dài hạn 2006-2020 [H01.01.01] . Trong các kế hoạch chiến lược và chương trình hành
động này, các chiến lược về phát triển đào tạo, nghiên cứu Khoa học và chuyển giao
công nghệ, xây dựng đội ngũ, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ dạy học là phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đây là những văn bản định hướng phát triển rất quan trọng của Khoa, được thảo luận
kỹ tại các đơn vị.
2. Đánh giá điểm mạnh
          Kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn đều gắn chặt chẽ với các định
             hướng ưu tiên phát triển KT-XH của đất nước và địa phương, bám sát chủ
             trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.

            Các kế hoạch hàng năm có các chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu
             chiến lược trong từng giai đoạn.

                                                41
 Hàng năm, Khoa đã có các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ
            kế hoạch và đề ra các biện pháp điều chỉnh thực hiện các mục tiêu chiến
            lược.
3. Những tồn tại
     Các đơn vị chưa thực hiện đúng hạn việc nộp kế hoạch cũng như các báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch.
4. Kế hoạch hành động
     Năm học 2008-2009, Khoa sẽ thường xuyên cập nhật các chiến lược phát triển
của địa phương và cả nước để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược dài hạn của
mình nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành
phía Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát
triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020.

Tiêu chí 2.7. Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ
quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường.

      Hàng năm, Khoa Kinh tế luôn thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm với
ĐHQG-HCM rất nghiêm túc. Thông qua các hội nghị giao ban hàng quý, Khoa Kinh tế
đều làm báo cáo bằng văn bản gửi lên ĐHQG-HCM [H02.07.01]. Bên cạnh các báo
cáo giao ban hàng quý của Khoa, trong các lĩnh vực hoạt động đào tạo của trong Khoa
đều thực chế độ báo cáo định kỳ hàng năm [ H02.07.02] như:
       Báo cáo tài chính.
       Báo hoạt động đào tạo đại học (chính quy, không chính quy), sau đại học.
       Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học.
       Báo cáo hoạt động đảm bảo chất lượng
       Báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế.
       Báo các hoạt động của tổ chức đảng và đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh
        niên, Hội sinh viên).

     Các báo cáo trên được Khoa lưu trữ đầy đủ và hệ thống [H02.07.03] tại phòng tổ
chức hành chính và tại các đơn vị chức năng trong Khoa.


                                        42
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CN
Công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CNCông tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CN
Công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CNTrường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...Bùi Quang Xuân
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...nataliej4
 
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcDạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcnataliej4
 

Mais procurados (19)

Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CN
Công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CNCông tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CN
Công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản tại Bộ KH&CN
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia H...
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia H...Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia H...
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia H...
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HOTLuận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị, HOT
 
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...
NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐẢNG ĐỐI VỚI BÍ THƯ ĐẢNG ỦY VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung họcLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ubnd huyện văn...
 
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcDạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
 

Destaque

Homes.com entertainment-guide-editable 200dpi
Homes.com entertainment-guide-editable 200dpiHomes.com entertainment-guide-editable 200dpi
Homes.com entertainment-guide-editable 200dpiKerryAnn Snopek-Douglas
 
التقنية الحديثة و الإعلام الجديد
التقنية الحديثة و الإعلام الجديدالتقنية الحديثة و الإعلام الجديد
التقنية الحديثة و الإعلام الجديدeslam3000
 
Internet Job Search
Internet Job SearchInternet Job Search
Internet Job Searchbonnie725
 
What I Learned About Linkedin
What I Learned About LinkedinWhat I Learned About Linkedin
What I Learned About Linkedinbonnie725
 
Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010
Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010
Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010sergio
 
160405 Catálogos Industriais
160405  Catálogos Industriais160405  Catálogos Industriais
160405 Catálogos IndustriaisZoltan Patkai
 
Social & Environmental News Features
Social & Environmental News FeaturesSocial & Environmental News Features
Social & Environmental News FeaturesMelissa Mansfield
 
Survey of optometric low vision rehabilitation training
Survey of optometric low vision rehabilitation trainingSurvey of optometric low vision rehabilitation training
Survey of optometric low vision rehabilitation trainingJuan Castaño
 

Destaque (16)

Tables for april 2015 release
Tables for april 2015 releaseTables for april 2015 release
Tables for april 2015 release
 
Homes.com entertainment-guide-editable 200dpi
Homes.com entertainment-guide-editable 200dpiHomes.com entertainment-guide-editable 200dpi
Homes.com entertainment-guide-editable 200dpi
 
Facts About Swine Flu
Facts About Swine FluFacts About Swine Flu
Facts About Swine Flu
 
التقنية الحديثة و الإعلام الجديد
التقنية الحديثة و الإعلام الجديدالتقنية الحديثة و الإعلام الجديد
التقنية الحديثة و الإعلام الجديد
 
Internet Job Search
Internet Job SearchInternet Job Search
Internet Job Search
 
Multikas2
Multikas2Multikas2
Multikas2
 
Significant others
Significant othersSignificant others
Significant others
 
What I Learned About Linkedin
What I Learned About LinkedinWhat I Learned About Linkedin
What I Learned About Linkedin
 
Guy1
Guy1Guy1
Guy1
 
Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010
Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010
Artists work rodrigo piedrahita powe point 2010
 
Japaneseinventions
JapaneseinventionsJapaneseinventions
Japaneseinventions
 
160405 Catálogos Industriais
160405  Catálogos Industriais160405  Catálogos Industriais
160405 Catálogos Industriais
 
Kingdomcard introduction
Kingdomcard introductionKingdomcard introduction
Kingdomcard introduction
 
Social & Environmental News Features
Social & Environmental News FeaturesSocial & Environmental News Features
Social & Environmental News Features
 
Survey of optometric low vision rehabilitation training
Survey of optometric low vision rehabilitation trainingSurvey of optometric low vision rehabilitation training
Survey of optometric low vision rehabilitation training
 
OnLine TV Station
OnLine TV StationOnLine TV Station
OnLine TV Station
 

Semelhante a Bao Cao Khoa Kinh Te

Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hànghieu anh
 
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfNuioKila
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdfNguyenVo65
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...NuioKila
 
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...sividocz
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...TieuNgocLy
 
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN OnTimeVitThu
 

Semelhante a Bao Cao Khoa Kinh Te (20)

Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Đề tài: Quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và giáo dục
Đề tài: Quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và giáo dụcĐề tài: Quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và giáo dục
Đề tài: Quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và giáo dục
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo NghềLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
 
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
 
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đế...
 
Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Tại Trƣờng Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc.doc
Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Tại Trƣờng Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc.docVận Dụng Kế Toán Quản Trị Tại Trƣờng Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc.doc
Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Tại Trƣờng Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc.doc
 
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nô...
 
Lv (7)
Lv (7)Lv (7)
Lv (7)
 
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệpBáo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
 
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
 

Bao Cao Khoa Kinh Te

  • 1. A. GIỚI THIỆU CHUNG I. Thông tin chung về đơn vị 1. Tên đơn vị: Khoa Kinh tế - Luật – Faculty of economics and Law 2. Tên viết tắt: FE 3. Tên trước đây (nếu có): 4. Cơ quan/Bộ chủ quản: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5. Địa chỉ đơn vị: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM. 6. Số điện thoại liên hệ: 08-7220850, fax: 08-7220851 e-mail: kkte@vnuhcm.edu.vn, Website: http://www. ecovnuhcm.edu.vn 7. Năm thành lập đơn vị (theo quyết định thành lập): 2000 8. Thời gian bắt đầu đào tạo khoá I: 2001-2002 9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá thứ nhất: 2005 10. Loại hình đơn vị đào tạo: Công lập: √ Dân lập: Khác (ghi rõ)........................................... II. Giới thiệu khái quát về đơn vị 11. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị: Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia HCM được thành lập theo quyết định số: 441/QĐ-ĐHQG/TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc Đại học Quốc gia HCM. Việc thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc đầu tiên trong Đại học Quốc gia HCM có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia HCM đã phải đối mặt rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban Giám đốc Đại học Quốc gia HCM, Khoa Kinh tế đã từng bước khắc phục khó khăn, nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong Đại học Quốc gia HCM nói riêng, trong hệ thống đào tạo đại học của cả nước nói chung. 1
  • 2. Trong vòng 7 năm qua, Khoa Kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng uỷ, Ban Giám đốc Đại học quốc gia HCM giao cho. Khoa Kinh tế khi mới thành lập chỉ có 12 cán bộ viên chức, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có cơ sở làm việc riêng, đời sống cán bộ viên chức còn nhiều khó khăn … Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc và các Ban chuyên môn của Đại học quốc gia HCM, sự ủng hộ và giúp đỡ của các trường thành viên trong Đại học Quốc gia, đặc biệt là Trường Đại học Khoa học tự nhiên, cộng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của tập thể các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên ít ỏi và nhỏ nhoi ban đầu, khó khăn từng bước được khắc phục Sau một thời gian được đầu tư phát triển theo mô hình Khoa trực thuộc, bằng sự nỗ lực chung của chính Khoa và Đại học Quốc gia - HCM, Khoa Kinh tế dần dần đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn mạnh, có uy tín, có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong một số lĩnh vực kinh tế và luật như: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại, Tài chính - ngân hàng, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế. Có thể nói, cho đến nay hơn 7 năm hoạt động và phát triển, Khoa đã thể nghiệm thành công mô hình và các chương trình đào tạo mới và tạo các sản phẩm đã được xã hội chấp nhận và đánh giá cao. Năm học 2001 – 2002, Khoa Kinh tế đào tạo 3 chuyên ngành với chỉ tiêu 300 SV hệ chính quy, đến nay Khoa đã có 9 chuyên ngành đại học trên cả 2 lĩnh vực: Kinh tế và Luật với 4.237 SV hệ chính quy, 4 chuyên ngành đào tạo sau đại học trong đó có 2 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, hiện nay Khoa có 305 HV cao học, 27 NCS. Đặc biệt là 215 sinh viên, 34 học viên cao học và 04 NCS khoá 1 (2001) khoá đầu tiên của Khoa ra trường được xã hội đánh giá có chất lượng cao. Khoa tập trung xây dựng và hoàn chỉnh chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc chương trình đào của các trường Đại học có uy tín trong và ngoài nước ; Nhất là chương trình đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ. Có thể nói đây là một thành tích nổi bật trong công tác đào tạo của Khoa Kinh tế trong thời gian qua. Đội ngũ CBGD tích cực nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, các phương tiện giảng dạy hiện đại đã được sử dụng một cách tương đối phổ biến. Khoa đặc biệt chú trọng công tác biên soạn và xuất bản giáo trình, sách tham khảo, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập, đề cương bài giảng v.v… Đến nay giáo trình các môn học khối kiến thức cơ bản do Khoa đảm nhiệm đã được phủ kín. Đã có 15 giáo trình được xuất bản ở các nhà xuất bản lớn (chủ yếu là NXB – ĐHQG). 2
  • 3. Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình các môn học, Khoa đặc biệt quan tâm tới đổi mới công tác quản lý đào tạo. Khoa đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc quy chế kỷ cương, giảng dạy và học tập. Ban thanh tra đào tạo được thành lập và hoạt động tích cực. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý đào tạo và quản lý sinh viên. Ngoài các chương trình đào tạo kinh tế - luật các bậc học, Khoa Kinh tế đã nghiên cứu và đưa ra các chương trình đào tạo bồi dưỡng các nghiệp vụ kinh tế cho các cơ quan doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Những thành tựu trên này góp phần nâng cao uy tín của Khoa Kinh tế cũng như của ĐHQG-HCM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Kinh tế đã xác định việc nghiên cứu khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chiến lược của Khoa và sớm có kế hoạch và lộ trình triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế. Công tác nghiên cứu khoa học được cán bộ, giảng viên tự giác và tích cực tham gia. Trong thời gian qua, Khoa đã tổ chức thành công 6 cuộc hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Chủ trì và tham gia 17 đề tài cấp Bộ, 20 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng sôi động và bước đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt trong năm học 2003 – 2004 và 2004 – 2005 Bộ môn Tài chính – Ngân hàng đã chủ động liên kết tham gia Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) là dự án phát triển kinh tế do cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Công tác hợp tác quốc tế trong gần 7 năm qua đã được mở rộng, tạo được mối quan hệ tốt giữa Khoa với các trường đại học, viện nghiên cứu , các địa phương và các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và trên thế giới trong việc nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, học viên, liên kết đào tạo. Nhiều lượt cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài, nhiều giáo sư nước ngoài có uy tín khoa học cao tới thỉnh giảng, báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học tại Khoa Hiện nay, Khoa Kinh tế đang chuẩn bị những bước cuối cùng trong lộ trình thành lập trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Khoa Kinh tế tiến những bước vững chắc trên con đường phấn đấu trở thành một trong những cơ sở đáng tin cậy của cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kinh tế - Luật. 3
  • 4. 12. Cơ cấu tổ chức hành chính của đơn vị CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA KINH TẾ HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA HỘI ĐỒNG KHOA KH & ĐT PHÓ TRƯỞNG PHÓ TRƯỞNG KHOA KHOA Tổ chức – Hành chính Đào tạo và QLSV SĐH, QLKH & QHQT PHÒNG Kế hoạch – Tài chính Công tác chính trị Quản trị Thiết bị Kinh tế học Kinh tế đối ngoại Tài chính – Ngân hàng BỘ MÔN Kế toán – Kiểm toán Hệ thống thông tin Quản lý Quản trị kinh doanh Luật Ngoại ngữ Toán và Thống kê Kinh tế THƯ VIỆN Đảng bộ Công đoàn ĐOÀN THỂ Đoàn thanh niên Hội sinh viên Thanh tra học chính Tổ kiểm định 4
  • 5. 13. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị Thông tin Họ và tên Năm Học vị, chức danh, Các bộ phận sinh chức vụ 1. Ban Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm khoa Nguyễn Văn Luân 1951 PGS.TS-Chủ nhiệm khoa Phó CN khoa Nguyễn Văn Trình 1960 PGS.TS- Phó CN Khoa 2. Các tổ chức đoàn thể Đảng Nguyễn Văn Luân 1951 PGS.TS - Bí thư đảng uỷ 1950 TS - Phó bí thư đảng Nguyễn Văn Bảng uỷ Công đoàn Lâm Tường Thoại 1962 ThS - Chủ tịch Dương Thị Việt 1962 ThS - Phó chủ tịch Đoàn thanh niên Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1983 CN - Bí thư Hội sinh viên Võ Văn Trọng 1983 CN - Chủ tịch 3. Các phòng/bộ phận chức năng Phòng đào tạo Lâm Tường Thoại 1962 ThS-Trưởng phòng Phạm Thị Hạ Nguyên 1962 ThS- P.trưởng phòng Phòng TC-HC Hoàng Lâm Cường 1973 ThS-P. trưởng phòng Phòng KH-TC Nguyễn Thị Khoa 1968 ThS-Trưởng phòng Phòng SĐH, Nguyễn Văn Trình 1960 PGS.TS – Trưởng HTQT&NCKH phòng Phòng CTSV Hà Thanh Minh 1962 ThS-Trưởng phòng Phòng Quản trị thiết bị Trương Quốc Tuấn 1975 ThS-Trưởng phòng Tổ Kiểm định Nguyễn Văn Trình 1960 PGS.TS – Tổ trưởng 5. Các bộ môn trực thuộc Bộ môn Kinh tế học Nguyễn Chí Hải 1962 TS – Trưởng BM Nguyễn Hồng Nga 1968 TS – Phó Trưởng BM 5
  • 6. Bộ môn Kinh tế đối ngoại Hoàng Vĩnh Long 1972 TS- Trưởng BM Nguyễn Tuấn Lộc 1970 TS- P.Trưởng BM Bộ môn Tài chính – Ngân Nguyễn Thị Cành 1955 GS.TS-Trưởng BM hàng Trần Viết Hoàng 1970 TS-Phó Trưởng BM Bộ môn Tin học quản lý Tạ Minh Châu 1948 ThS –Trưởng BM Bộ môn Luật Nguyễn Đình Huy 1969 TS- Trưởng BM Dương Anh Sơn 1964 TS- P.Trưởng BM Bộ môn Quản trị kinh Phạm Đức Chính 1959 TSKH- Trưởng BM doanh TS- P.Trưởng BM Phạm Thế Tri 1953 Bộ môn Kế toán La Xuân Đào 1959 ThS- Trưởng BM Bộ môn Ngoại ngữ Đinh Thị Ánh Nguyệt 1956 TS- Trưởng BM Bộ môn Toán Lê Hồng Nhật 1959 TS- Trưởng BM 14. Tổng số cán bộ của đơn vị (tính đến thời điểm đánh giá): 166 Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là 166 người, trong đó: - Nam: 90 - Nữ: 76 - Biên chế: 140 - Hợp đồng:26 (có thời hạn và không thời hạn) III. Tổ chức quản lý của đơn vị * Đào tạo: 15. Số lượng các chương trình đào tạo: Cao đẳng: 00 Đại học: 11 Thạc sĩ: 4 Tiến sĩ: 3 16. Các loại hình đào tạo của đơn vị Chính quy: √ Không chính quy: √ 17. Tổng số các bộ môn đào tạo:.....9 18. Tổng số chuyên ngành đào tạo: 11 * Cán bộ giảng dạy: 19. Tổng số cán bộ giảng dạy: 105 , trong đó: - Nam:55 - Nữ: 50 - Biên chế: 99 - Hợp đồng: 6 (có thời hạn và không thời hạn) 6
  • 7. 20. Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy (biên chế và hợp đồng): tuổi 21. Số lượng CBGD có học vị và chức danh (biên chế và hợp đồng): Giáo sư/Phó Giáo sư: 3; TSKH/TS: 22.; Thạc sĩ: 71 ; Cử nhân: 9 (đang theo học cao học). • Giảng viên thỉnh giảng có 74 người, bao gồm: Giáo sư/Phó Giáo sư: GS, PGS ;TSKH/TS: TS; Cử nhân: cử nhân. 22. Tỉ lệ sinh viên hệ chính quy trên 1 giáo viên cơ hữu - Tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên: - Tỷ lệ sinh viên chính quy + tại chức/giảng viên: 23. Tỷ lệ CBGD (biên chế + hợp đồng toàn phần) tham gia nghiên cứu khoa học (tính theo số báo cáo KH từ cấp đơn vị trở lên trong 5 năm gần nhất). - Tỷ lệ CBGD có 1 báo cáo KH: - Tỷ lệ CBGD có 2 báo cáo KH: - Tỷ lệ CBGD có 3 báo cáo KH: - Tỷ lệ CBGD có 4 báo cáo KH: - Tỷ lệ CBGD có 5 báo cáo KH trở lên: * Sinh viên: 24. Tổng số học sinh đăng ký thi vào đơn vị, số sinh viên trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây nhất: Năm học Số đăng ký thi Số trúng tuyển Số nhập học Ghi chú 2002-2003 3.073 X 684 2003-2004 15.119 X 1.032 2004-2005 8.118 X 1.166 2005-2006 8.301 X 1.481 2006-2007 15.426 X 1.619 7
  • 8. 25. Số lượng sinh viên/ học viên cao học/ nghiên cứu sinh (5 năm gần nhất) Cao đẳng Đại học Không Không Năm học Chín Chính Cao học NCS chính chính h quy quy quy quy 2002-2003 942 473 99 8 2003-2004 2033 762 162 15 2004-2005 3033 777 244 21 2005-2006 4168 970 314 27 2006-2007 5202 1346 370 29 26. Số sinh viên quốc tế trong 5 năm gần đây nhất đơn vị: người Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006.-2007 0 0 0 0 0 27. Tỷ lệ sinh viên có chỗ ở trong kí túc xá/tổng số sinh viên có nhu cầu đơn vị: % Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 28. Số lượng và tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Số lượng 70 120 100 110 80 Tỷ lệ % 8
  • 9. 29. Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên: Số giải thưởng (giải SV NCKH của Số lượng SV Bộ GD&ĐT, Vifotec, Eureka, Giải thưởng Năm tham gia các Olympic toàn quốc) quốc tế giải Giải 1 Giải 2 Giải 3 Giải KK 2003 1 1 2004 1 2 2 2005 1 2 3 2006 2 2 2007 1 3 Tổng số 1 1 8 0 * Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính 30. Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị: m2 31. Diện tích sử dụng cho - Nơi làm việc: m2 Nơi học: m2 32. Tổng số đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị: đầu sách 33. Tổng số máy tính của đơn vị: - Dùng cho văn phòng: - Dùng cho sinh viên học tập: 34. Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị: - Năm 2003: 3.063.619.874 đ - Năm 2004: 6.208.895.926 đ - Năm 2005: 5.363.725.094 đ - Năm 2006: 5.257.000.000 đ - Năm 2007: 6.664.901.956 đ 35. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy): - Năm 2003: 3.234.325.000 đ - Năm 2004: 4.679.540.000 đ - Năm 2005: 6.793.700.000 đ - Năm 2006: 8.441.480.000 đ - Năm 2007: 9.768.400.590 đ 9
  • 10. 36. Tỷ lệ kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng kinh phí từ NSNN: - Năm 2003: 120.000.000 đ - Năm 2004: 120.000.000 đ - Năm 2005: 240.000.000 đ - Năm 2006: 280.000.000 đ - Năm 2007: 470.000.000 đ 10
  • 11. B. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ 37. Đặt vấn đề Hoạt động tự đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng trường học. Thông qua việc công tác tự đánh giá các trường có thể biết được vị thế hiện tại có những Những điểm mạnh và yếu nào,… từ đó đề ra những kế hoạch hành động xác thực khắc phục những mặt yếu, phát huy những Những điểm mạnh đưa đơn vị đi lên, đứng vững trong cộng đồng cũng như có thể cạnh tranh lành mạnh và hợp tác với những đơn vị cùng chức năng trong cơ chế thị trường và trong hướng toàn cầu hoá hiện nay. Từ ngày thành lập (6/11/2000), Khoa Kinh tế có nhiệm vụ đào tạo các bậc đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Kinh tế và Luật. Toàn thể lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, sinh viên của Khoa ý thức sâu sắc rằng, để thực hiện được sứ mạng cao cả đó thì vấn đề chất lượng của mọi qui trình đào tạo phải được xem là yếu tố sống còn, là phương châm hoạt động và cuối cùng phải trở thành nét văn hoá đặc thù của Khoa kinh tế. Mục đích của lần tự đánh giá này là tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá về chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Khoa; rút ra được những điểm mạnh và những tồn tại để từ đó xây dựng các chủ trương, biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với sứ mạng đã được xác định Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá tổng thể các hoạt động của khoa theo Bộ tiêu chuẩn KĐCL trường đại học (ban hành kèm theo quyết định số 75/QĐ-KĐCL ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT). . Phương pháp đánh giá: Dựa vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.. Đối với mỗi tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, Khoa đã tiến hành xem xét theo theo phương pháp sau: - Mô tả để làm rõ thực trạng của Khoa theo từng tiêu chí. - Phân tích, chỉ ra điểm mạnh, tồn tại để từ đó đi đến những nhận định tự đánh giá cuối cùng. - Xây dựng kế hoạch hành động đề khắc phục những tồn tại, phát huy điểm mạnh, có chỉ rõ thời gian, nguồn lực và phương pháp thực hiện. 11
  • 12. Qui trình tự đánh giá Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá của Khoa Bước 2: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá Bước 3: Lập kế hoạch tự đánh giá Bước 4: Thu thập thông tin và minh chứng Bước 5: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được Bước 6: Viết báo cáo tự đánh giá Bước 7: Đăng ký kiểm toán chất lượng ĐHQG-HCM và nộp bản báo cáo Bước 8: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá. Quy định về mã hoá các minh chứng: Trong báo cáo tự đánh giá, các minh chứng được mã hoá theo qui định sau: Mã minh chứng [H.a.b.c], trong đó: H: Mã chung cho đơn vị a: Mã số thứ tự tiêu chuẩn (hộp chứa minh chứng) b: Mã số tiêu chí c: Số thứ tự minh chứng 12
  • 13. 38. Tổng quan chung Mở đầu Ngay từ khi thành lập, Khoa đã được xác định rõ trong lời phát biểu về sứ mạng: “Là nơi đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong một số lĩnh vực kinh tế luật” Là một trường Đại học nằm ở khu vực kinh tế trọng điểm của phía Nam và của cả nước có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế và luật. Bảy năm qua, tập thể lãnh đạo và CBVC của Khoa đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động đào tạo, NCKH, phát triển đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Những thay đổi này có thể thấy rõ qua một số mặt hoạt động sau:  Với nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về đào tạo nhân lực trình độ cao cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh phía Nam, trong năm năm gần đây Khoa đã mở thêm các ngành đào tạo mới như Tin học quản lý, Luật Kinh tế, Quản Trị Kinh doanh; có những chính sách, biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng/chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Trường chủ trương mở rộng các loại hình đào tạo, mềm hoá CTĐT, hoàn chỉnh biên soạn tất cả các CTĐT vừa bằng tiếng Việt, vừa bằng tiếng Anh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thi cử, đổi mới PPGD theo hướng lấy người học làm trung tâm.  Công tác phát triển đội ngũ được đặt vào ưu tiên số một. Đội ngũ CBGD tăng nhanh trong những năm gần đây, trình độ của CBGD được nâng cao, chú trọng phát triển năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp của các kỹ thuật viên, nhân viên phòng ban.  NCKH có bước phát triển đáng khích lệ: Số bài báo khoa học được đăng ở các tạp chí chuyên ngành trong nước trong những năm gần đây tăng lên khá rõ.  Với nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển, Khoa đã chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ từ phía các doanh nghiệp trong nước để 13
  • 14. đầu tư phát triển Khoa cũng như hỗ trợ học tập cho sinh viên. Dưới đây là bản tóm tắt các điểm mạnh, những tồn tại và kế hoạch phấn đấu của Khoa Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Khoa Kinh tế 1. Những điểm mạnh  Khoa Kinh tế có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực của mình. Khoa đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cả nước, cũng như trong việc thực hiện các kế hoạch chiến lược về giáo dục và đào tạo của ĐHQG-HCM.  Các mục tiêu cụ thể của Khoa đều rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của Khoa. Khoa đã trình ĐHQG-HCM phê duyệt “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020” và đưa vào thực hiện từ năm học 2007-2008 2. Những tồn tại  Khoa chưa thật sự chủ động để có những biện pháp mạnh nhằm công bố sứ mạng của Khoa đến từng cán bộ nhân viên.  Chưa định kỳ rà soát bổ sung điều chỉnh kế hoạch chiến lược. 3. Kế hoạch hành động Đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Khoa ra bên ngoài, tăng cường giới thiệu về sứ mạng của Khoa trên các tài liệu quảng bá chính thức, đồng thời thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Khoa về phương hướng phát triển của Khoa nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của địa phương và cả nước Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý 1. Những điểm mạnh  Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế hoá bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung. 14
  • 15.  Hoạt động quản lý của Khoa được phân định bằng các văn bản cụ thể, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của tập thể và cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên chức trong lĩnh vực công tác được phân công.  Công tác đảm bảo chất lượng của Khoa được sự quan tâm chỉ đạo của BCN Khoa cũng như nhận được sự ủng hộ từ các đơn vị trong Khoa. 2. Những tồn tại  Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức còn có những điểm chưa phù hợp  Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa chưa được tin học hoá một cách toàn diện, triệt để  Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt động chưa đạt được chiều sâu như mong muốn. 3. Kế hoạch hành động  Trong năm học 2008-2009, Khoa sửa đổi, bổ sung “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ” trên cơ sở rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị theo hướng tập trung đầu mối.  Khẩn trương thực hiện dự án tin học hoá công tác tổ chức và quản lý của Khoa vào giữa năm 2009.  Từ năm 2009, hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ đặc biệt chú trọng về chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo 1. Những điểm mạnh  Khoa Kinh tế đã có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các chuyên ngành đào tạo. Các chương trình đào tạo của mỗi ngành đều thể hiện mục tiêu, sứ mạng rõ ràng của Khoa. 15
  • 16.  Công tác đảm bảo chất lượng trong Khoa luôn được Ban chủ nhiệm rất quan tâm và chỉ đảo quyết liệt.  Chương trình đào tạo được thiết kế một cách có hệ thống, mục tiêu cụ thể, cấu trúc chương trình được thiết kế hợp lý theo các khối kiến thức mà Bộ GD -ĐT đã quy định, có tham khảo chương trình của Thái Lan, Singapore, và tham khảo ý kiến của nhiều thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy.  Các bộ môn luôn chủ động trong việc đánh giá và điều chỉnh chương trình đào tạo. 2. Những tồn tại  Chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các môn học đến nay vẫn chưa được cập nhật lên trang web của Khoa.  Việc xây dựng CTĐT chủ yếu do cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý thực hiện. Sự tham gia của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên ở các ngành.  Việc cập nhật, bổ sung mới và điều chỉnh các CTĐT của một số ngành chưa được thực hiện định kỳ thường xuyên.  Một số ngành đến nay chưa thực hiện tự đánh giá cấp chương trình đào tạo một cách đồng bộ.  Việc điều tra ý kiến của Doanh nghiệp và sinh viên để cải tiến các môn học cũng như chất lượng bài giảng chưa thực sự được chú trọng. 3. Kế hoạch hành động Từ năm 2008- 2009 :  Sẽ dựa trên các ý kiến phản hồi từ các bên liên quan để tổ chức rà soát lại chương trình đào tạo tất cả các chuyên ngành.  Hoàn chỉnh quy trình đảm bảo chất lượng cho toàn Khoa Kinh Tế.  Ban hành văn bản định kỳ 2 năm để lấy ý kiến của Doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp, và các nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của thị trường. 16
  • 17. Tiêu chuẩn 4: Các hoạt động đào tạo 1. Những điểm mạnh  Khoa kinh tế có mạng lưới liên kết đào tạo với nhiều địa phương trong nước, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực cho các địa phương….  Áp dụng các chuẩn mực chung về CTĐT, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá cho các hệ đào tạo chính quy, và không chính quy.  Việc thực hiện đăng ký môn học theo học chế tín chỉ đã dần đi vào ổn định chuyển từ đăng ký môn học trên giấy sang đăng ký qua mạng.  Cho phép sinh viên đăng ký chuyển đổi môn học tự chọn sau 1 tuần học đầu tiên được Khoa thực hiện nghiêm chỉnh, mặc dù đây là một thao tác khó thực hiện.  Hoạt động kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá; đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng cho người học. Công tác kiểm tra định kỳ nghiêm túc, giúp đánh giá đúng năng lực người học.  Hoạt động học tập được tổ chức đa dạng, giúp người học có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng xã hội, nghề nghiệp lẫn các kỹ năng xã hội và nghề nghiệp.  Khoa kinh tế có hệ thống sổ sách và CSDL lưu giữ kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ, chính xác và an toàn.  Văn bằng và chứng chỉ của người học được quản lý bằng sổ theo dõi và cấp đúng quy định.  Việc đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên thông qua tiếp cận điều tra các doanh nghiệp. 2. Những tồn tại  Công tác phối hợp giám sát đào tạo đối với các đơn vị liên kết còn hạn chế vì thiếu nhân lực. Khoa kinh tế chưa mở được các lớp đào toạ hệ Cao đẳng, Từ xa, đào tạo theo địa chỉ,… 17
  • 18.  Công tác quản lý việc đăng ký học vượt, thay đổi môn tự chọn còn nhiều khó khăn do sự thay đổi ồ ạt môn tự chọn mà trước đó sinh viên không được giáo viên hướng dẫn tốt.  Cơ sở vật chất phục vụ cho đào toạ còn hạn chế.  Một số môn học vẫn chưa lấy ý kiến của sinh viên. Và việc giám sát, kiểm tra chương trình giảng dạy của giảng viên còn chưa thực hiện được.  Khoa kinh tế hiện nay chưa có ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học, thiếu cơ sở vật chất để đảm bảo tính bảo mật cho công tác in đề thi.  Chương trình hiện nay không cho phép người học tra cứu kết quả học tập thường xuyên , mà chỉ được phép tra cứu khi toàn bộ các môn đều có điểm.  Việc lưu trữ về hoạt động đào tạo của Khoa còn manh múng, chưa hệ thống, thiếu đồng bộ và thường xuyên.  Hoạt động điều tra đối với sinh viên đã tốt nghiệp chỉ mới bắt đầu điều tra từ năm 07-08 và đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý. 3. Kế hoạch hành động Từ năm 2008-2009:  Khoa kinh tế sẽ tăng cường cử cán bộ phụ trách đào tạo tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn cũng như cho tham quan học hỏi một số đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo học chế tín chỉ.  Tăng cường nhân sự giỏi tin học cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu quản lý công tác đào tạo.  Xây dựng và hoàn thiện phương pháp đánh gái những hoạt động giảng dạy của giảng viên.  Tiến hành thành lập ngân hàng đề thi từ một số bộ môn thí điểm từ đó sẽ nhân rộng mô hình.  Tăng cường thêm các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, làm bài tập lớn.  Tiến hành công bố điểm và đề cương chi tiết các môn học qua mạng. 18
  • 19.  Định kỳ sẽ lấy kiến sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo của Khoa. Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 1. Những điểm mạnh  Khoa Kinh tế TP. HCM đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định có liên quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ theo quy trình và tiêu chí rõ ràng minh bạch, nên đã phát huy tác dụng đạt hiệu quả và đội ngũ có năng lực đáp ứng được sứ mạng, mục tiêu của Khoa.  Khoa đã bổ nhiệm cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Ðội ngũ cán bộ nhiệt tình, làm việc có hiệu quả.  Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, được bồi dưỡng thường xuyên và liên tục trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên học vị chiếm tỷ lệ cao và được trẻ hoá trong thời gian gần đây.  Ðội ngũ giảng viên của Khoa có chất lượng cao cả về chuyên môn và ngoại ngữ, làm chủ về học thuật. 2. Những tồn tại  Tuy hàng năm Khoa có đánh giá về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trong báo cáo và phương hướng nhiệm vụ năm học, nhưng chưa có văn bản tổng kết đánh giá riêng biệt việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ.  Một số CBVC chưa mạnh dạn phát huy quyền dân chủ trong việc thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa”  Cơ cấu đội ngũ giảng viên giữa các bộ môn trong Khoa so với số lượng sinh viên đào tạo của ngành và chuyên ngành còn thiếu hợp lý 3. Kế hoạch hành động Trong năm học 2008-2009:  Tăng cường duy trì và củng cố thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa” thông qua giao ban, hội họp, sơ kết, tổng kết năm học, báo cáo và xem đây là một trong các tiêu chí xét thi đua. 19
  • 20.  Tổ chức điều chỉnh lại kế hoạch phát triển đội ngũ, tổ chức đánh giá công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.  Các năm tiếp theo, ưu tiên giao chỉ tiêu tuyển dụng CBGD.Xây dựng cơ chế thu hút CBGD ; mở rộng hình thức hợp đồng thỉnh giảng, thuê chuyên gia ngoài Khoa tham gia giảng dạy. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 19/1, đến năm 2020 là 15/1. Tiêu chuẩn 6. Người học 1. Những điểm mạnh  Việc cung cấp thông tin cho người học về chương trình đào tạo, quy chế đào tạo cũng như các chính sách hỗ trợ sinh viên được thực hiện đầy đủ. Các chế độ, thông tin chính sách xã hội về sinh viên được thực hiện có hiệu quả, kịp thời.  Có nhiều hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, nhiều sân chơi văn thể mỹ tạo điều kiện cho sinh viên học tập và rèn luyện một cách toàn diện. Chương trình sinh hoạt ngoại khoá của sinh viên, các chương trình hỗ trợ sinh viên luôn phong phú, đa dạng.  Đảng uỷ - Ban chủ nhiệm Khoa rất quan tâm chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. Khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên an tâm học tập, sinh hoạt. Số lượng đoàn viên là sinh viên được kết nạp vào Đảng hàng năm ổn định có chất lượng, công tác bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong sinh viên được duy trì tốt  Có nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp, Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với nhiều đơn vị, nhiều doanh nghiệp đó đó tạo thuận lợi rất lớn cho sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp. 2. Những tồn tại  Nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên rất lớn nhưng do cơ sở còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên với số lượng ngày càng gia tăng. Các khu vực dịch vụ sinh viên còn chưa tương xứng và phần lớn là phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện do thiếu cơ sở vật chất.  Chưa thường xuyên khảo sát hết nhu cầu của sinh viên để kịp thời điều chỉnh và triển khai các chương trình hành động phù hợp. Các hoạt động hỗ trợ tổ 20
  • 21. chức chưa thường xuyên và chủ yếu nhắm vào đối tượng sinh viên năm cuối, chưa mở rộng hỗ trợ mang tính lâu dài dành cho sinh viên năm 2, năm 3.  Trên thực tế việc lấy ý kiến sinh viên chưa thực hiện thường xuyên, có nhiều bộ môn mới thành lập nên việc lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy của giảng viên còn nhiều hạn chế. 3. Kế hoạch hành động Trong năm học 2008-2009:  Trong giai đoạn trường chưa có cơ sở riêng, Khoa sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Trung tâm quản lý Ký túc xá và cơ sở Linh Trung ,Thủ Đức trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động đời sống văn hoá tinh thần cho sinh viên  Khoa tăng cường khảo sát và lấy ý kiến nhu cầu của sinh viên hằng năm thông qua nhiều kênh như (lấy mẫu, khảo sát qua website, khảo sát rộng khắp…) để nắm bắt thông tin và có cơ sở tăng cường thêm trong việc hỗ trợ sinh viên. Bên cạnh đó Ban chủ nhiệm Khoa cũng tăng cường chỉ đạo các bộ môn, Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp tiến hành lấy ý kiến khảo sát từ doanh nghiệp về chất lượng sinh viên ra trường đã và đang làm việc tại doanh nghiệp Tiêu chuẩn 7 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 1. Những điểm mạnh  Hàng năm, Khoa xây dựng, triển khai nghiêm túc kế hoạch đã định và đã xây dựng quy trình rõ ràng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch NCKH. Tỉ lệ thực hiện đề tài của các cán bộ - giảng viên được tiến hành nghiêm túc và được nghiệm thu đúng bài bản, đúng quy định.  Việc viết bài được cán bộ, giảng viên, nhân viên hưởng ứng. Bài được đăng phần lớn phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của ĐHQG, của Khoa.  Khoa có mối liên hệ với các trường nghiên cứu chuyên về học thuật để phục vụ cho nghiên cứu lý thuyết. Bên cạnh đó, Khoa còn có liên hệ nhiều với các doanh nghiệp để có thể đặt hàng cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng. Đây là 21
  • 22. tiền đề giúp Khoa có khả năng thu hút sự đầu tư của các DN vào các đề tài NCKH.  Lực lượng giảng viên của Khoa có năng lực và có khả năng làm việc, nghiên cứu khoa học độc lập. Cán bộ, giảng viên trong Khoa là những người có đạo đức, trình độ nên đều rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các hoạt động nghiên cứu khoa học.  Việc xét duyệt chuẩn y các đề tài theo một quy trình rất bài bản, trong đó luôn kiểm tra tính trung thực, năng lực của chủ nhiệm đề tài. 2. Những tồn tại  Thiếu sự chủ động từ phòng NCKH trong việc định hướng tổng thể cũng như xác định rõ mục tiêu cần đạt chưa thể hiện rõ nét trong công tác nghiên cứu.  Lực lượng làm công tác quản lý NCKH của Khoa rất mỏng. Chính vì vậy việc theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc cán bộ - giảng viên thực hiện đúng tiến trình không được thực hiện chặt chẽ.  Số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước còn rất ít chỉ tập trung vào số cán bộ giảng viên chủ chốt 3. Kế hoạch hành động Trong năm học 2008-2009:  Xây dựng và hoàn chỉnh quy trình lập kế hoạch NCKH và các quy trình trong quản lý khoa học, hỗ trợ cho các hoạt động khoa học. Cụ thể là lập hệ thống theo dõi đối với hoạt động nghiên cứu của giảng viên trong các bộ môn.  Ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, giảng viên viết bài đăng tải kết quả NCKH trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia và quốc tế.  Ban hành qui định về hoạt động ứng dụng kết quả NCKH-CN có hệ thống, có sự giám sát, đánh giá và tổng kết. Tổ chức công tác theo dõi, lưu trữ, đánh giá việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. 22
  • 23. Tiêu chuẩn 8. Hoạt động hợp tác quốc tế 1. Những điểm mạnh  Khoa Kinh tế có chủ trương phát triển, chủ động hội nhập với thế giới nên lĩnh vực hợp tác quốc tế được chú trọng. Bên cạnh đó, bộ phận HTQT của Khoa kết hợp cùng các phòng bộ môn liên quan luôn có trách nhiệm, nhiệt tình và nắm rõ những quy định, chủ trương của Nhà nước, cũng như ĐHQG để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.  Đội ngũ giảng viên, sinh viên luôn tích cực tìm hiểu, mong muốn nâng cao tầm hiểu biết trên thế giới. 2. Những tồn tại  Do cơ chế ĐHQG-HCM chưa cho phép Khoa được quyền chủ động trong việc hợp tác dẫn đến sự chủ quan của chuyên viên phụ trách mảng HTQT của Khoa khi mà mọi chuyện chờ sự chỉ đạo từ trên ĐHQG và chắc chắn sẽ không tự mình hiểu bao quát hết mọi quy định liên quan lĩnh vực này.  Việc triển khai các chương trình, dự án còn gặp khó khăn do Khoa vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu quyền chủ động hoàn toàn.  Kinh phí dành cho HTQT còn hạn chế. 3. Kế hoạch hành động Từ năm 2009  Tiếp tục triển khai các dự án hợp tác ở mức độ cao hơn, ứng dụng vào thực tiễn dạy học, triển khai nghiên cứu ứng dụng ở các doanh nghiệp. Tổ chức tổng kết, đánh giá các dự án hợp tác NCKH-CN. Có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các đề tài dự án, kêu gọi sự hợp tác của các nhà khoa học quốc tế cùng tham gia.  Chủ động tập huấn chuyên viên phụ trách mảng này nắm vững các quy định, quy trình để có thể hoạt động tác chiến độc lập.  Khoa sẽ tổ chức hội nghị về HTQT định kỳ 2 năm 1lần để phổ biến cho tất cả cán bộ về quan điểm coi trọng HTQT là một biện pháp trọng yếu để phát triển Khoa 23
  • 24. Tiêu chuẩn 9. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 1. Những điểm mạnh  Thư viện của khoa đã có cán bộ chuyên trách đào tạo đúng chuyên môn, tinh thần thái độ phục vụ tốt; Có quy định phục vụ bạn đọc, việc mượn sách báo tạp chí được tạo điều kiện thuận lợi.  Trang thiết bị của các phòng thực hành phù hợp với hoạt động học tập của sinh viên;  Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa được trang bị đầy đủ hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy theo phương pháp hiện đại.  Hệ thống mạng của Khoa được bố trí hợp lý, Phòng làm việc, Phòng bộ môn 100% chỗ ngồi lắp đặt máy tính nối mạng. 2. Những tồn tại  Do thiếu diện tích mặt bằng, còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ sở của Trường ĐHKHTN nên việc trang bị thêm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu.  Chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý xây dựng dự án nên tiến triển khai thực hiện dự án tương đối chậm so với yêu cầu của ĐHQG-HCM 3. Kế hoạch hành động  Năm 2010 khi xây dựng xong cơ sở mới, Khoa sẽ đầu tư trang thiết bị đáp ứng đủ nhu cầu học tập và giảng dạy trong Khoa  Trong năm 2008-2009 sẽ tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm về phục vụ cho công tác quản lý dự án của Khoa 24
  • 25. Tiêu chuẩn 10. Tài chính và quản lý tài chính 1. Những điểm mạnh  .Công tác tài chính và quản lý tài chính vốn là phần việc Khoa rất quan tâm, ngay từ khi thành lâp, Khoa đã cố gắng xây dựng, hoàn thiện các giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính.  Việc lập kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Luật NSNN. Kế hoạch đã bao quát được các hoạt động chính của đơn vị trong năm. Kế hoạch năm được xây dựng trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực hiện năm trước, dự báo việc thực hiện năm nay và xu hướng phát triển năm tới.  Việc theo dõi và quản lý nguồn thu được thực hiện tập trung tại phòng Kế hoạch – Tài chính của Khoa theo đúng quy định của nhà nước.  Khoa đã xây dựng một hệ thống quản lí tài chính chặt chẽ, phù hợp với các qui định của nhà nước; đảm bảo thực hiện phân bổ và sử dụng tài chính hợp lí, công khai, minh bạch và có hiệu quả. Do đó, không có vi phạm về sử dụng kinh phí từ ngày thành lập. 2. Những tồn tại  Các nguồn tài trợ nên được khai thác tốt hơn để đáp ứng nhu cầu chi hoạt động của Khoa. Trong kế hoạch tăng cường các nguồn thu, Khoa chưa ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo ngắn hạn.  Phòng kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng Dự toán hàng năm dựa trên sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Khoa, Dự toán sau khi được phê duyệt sẽ được thông báo cho các Phòng, Ban, Bộ môn trong Khoa để thực hiện. Do vậy các Phòng, Ban, Bộ môn chưa được tự chủ khi thực hiện lập dự toán.  Hệ thống thông tin trong Khoa chưa được lưu trữ thành một cơ sở dữ liệu thống nhất dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác lập kế hoạch. 25
  • 26. 3. Kế hoạch hành động  Tranh thủ nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đáp ứng cho nhu cầu chi ngày càng cao của Khoa. Các nguồn thu từ tài trợ cần được tập trung quản lý và sử dụng có kế hoạch, hiệu quả.  Nhanh chóng triển khai và ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo ngắn hạn ( Năm học 2008-2009)  Bắt đầu từ năm học 2008-2009 sẽ xây dựng đề án cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn Khoa.  Khi Khoa lớn mạnh, công tác quản lý tài chính sẽ thay đổi phù hợp với tổ chức bộ máy. Việc quản lý dựa trên sự phân bổ nguồn lực cho các đơn vị sử dụng. Khi đó, công tác lập kế hoạch sẽ được tiến hành từ cấp cơ sở, dựa vào nhu cầu kinh phí của các đơn vị sau khi cân đối với khả năng đáp ứng các nhu cầu đó hiệu quả nhất. 26
  • 27. 39. Tựđánh giá theo từng tiêu chuẩn / tiêu chí TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU Khoa Kinh tế chính thức tuyên bố sứ mạng vào năm 2001 trong “Chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2005” của Khoa (kế hoạch thành lập ĐHKT-Luật 2001). Tiếp sau đó, căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và lĩnh vực giáo dục -đào tạo nói riêng, sứ mạng của Khoa Kinh tế đã được sửa chữa, bổ sung trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”. Vừa qua, trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”, sứ mạng của Khoa đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập và được coi là tuyên bố sứ mạng chính thức của Khoa: Đến năm 2020, Trường đại học Kinh tế-Luật thuộc ĐHQG-HCM trở thành trường đại học được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới về đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản trị kinh doanh. Có thể khẳng định rằng sứ mạng này rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực của Khoa nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của các tỉnh, thành phía Nam. Sứ mạng của Khoa được cụ thể thành các mục tiêu và được thường xuyên định kỳ điều chỉnh và rà soát. Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của Khoa được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, với các nguồn lực và định hướng phát triển của Khoa; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. 1. Mô tả Khoa Kinh tế TP. HCM có sứ mạng rõ ràng [H01.01.01],[H01.01.02] như đã nêu ở trên. Sứ mạng này được nêu rõ trong các văn bản chính thức của Khoa, cũng như trên website, các ấn phẩm khác [H06.01.01]. Nội dung của tuyên bố sứ mạng này rất rõ ràng và phù hợp với chức năng cũng như nguồn lực của Khoa. Khoa có những cơ sở để đưa ra tuyên bố sứ mạng của mình. Thứ nhất, Khoa Kinh tế hình thành trên cơ sở sự phát triển và vị thế của ĐHQG-HCM. Thứ hai, Khoa có thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, được đánh giá là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của xã 27
  • 28. hội về lĩnh vực kinh tế - Luật. Nhiều hội thảo, hội nghị do Khoa tổ chức đã khẳng định uy tín về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế [H01.01.03]. Khoa luôn xác định chức năng, nhiệm vụ của Khoa là đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh và Luật, có trình độ đại học và sau đại học, nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế - quản trị kinh doanh và Luật; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đại học và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước hoà nhập công tác đào tạo của Khoa với thế giới, quốc tế hoá kiến thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 2. Những điểm mạnh  Khoa Kinh tế có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực của mình. Khoa đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cả nước, cũng như trong việc thực hiện các kế hoạch chiến lược về giáo dục và đào tạo của ĐHQG-HCM.  Từ đầu năm học 2006-2007, sứ mạng của Khoa đã được công bố chính thức trên website Khoa, tại địa chỉ: http://www.ecovnuhcm.vn Sứ mạng của Khoa súc tích, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. 3. Tồn tại Khoa chưa thật sự chủ động để có những biện pháp phổ biến sứ mạng của Khoa đến từng cán bộ nhân viên. 4. Kế hoạch hành động Đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Khoa ra bên ngoài, tăng cường giới thiệu về sứ mạng của Khoa trên các tài liệu quảng bá chính thức, đồng thời thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Khoa về phương hướng phát triển của Khoa nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của địa phương và cả nước. Ngoài ra, khi thành lập Trung tâm quan hệ với doanh nghiệp, 28
  • 29. Khoa sẽ tổ chức việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và địa phương nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng của mình. Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của Khoa được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh, được quán triệt và thực hiện trong tập thể Khoa. 1. Mô tả Trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”, Khoa đã xác định mục tiêu chiến lược trung và dài hạn của Khoa. Trong đó mục tiêu chung là xây dựng Khoa Kinh tế trở thành Trường đại học Kinh tế - Luật và đến năm 2020, Trường đại học Kinh tế-Luật phải đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nâng Trường đại học Kinh tế-Luật lên đẳng cấp quốc tế, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế [H01.01.01]. Để thực hiện được mục tiêu chung trên, Khoa đã đề ra 9 mục tiêu cụ thể Gồm: 1. Hoàn chỉnh cơ cấu ngành và chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học, đảm bảo hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể của sự phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020. 2. Hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp-ứng dụng. Sử dụng quy trình đào tạo mềm dẻo theo hệ thống tín chỉ. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, coi trọng việc gắn liền học với thực tập, học với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. 3. Mở rộng quy mô đào tạo sau đại học, trong đó có 20-30% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp-ứng dụng. Xây dựng trường đạt đẳng cấp quốc tế. Tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài học tại trường. 4. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến, hiện đại; bảo đảm đến năm 2020, 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 50% có 29
  • 30. trình độ tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20. 5. Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. Trường phải là trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước. Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của trường vào năm 2020. 6. Đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới; chương trình đào tạo của trường tương đương với các trường đại học của các nước, tạo cơ sở cho việc tham gia hệ thống chuyển đổi tín chỉ ASEAN và quốc tế. 7. Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và có cơ chế đảm bảo chất lượng; tiến hành kiểm định một cách định kỳ và công bố công khai kết quả kiểm định. 8. Sử dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; hình thành trung tâm dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học và hệ thống thư viện điện tử. 9. Đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và dịch vụ, về tổ chức và nhân sự, về tài chính, về huy động các nguồn lực đầu tư; đảm bảo sự quản lý của nhà nước và vai trò giám sát đánh giá của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường. Các mục tiêu này đã được Khoa đưa vào xây dựng đề án chi tiết thành lập Trường đại học kinh tế - luật. Hiện nay đề án này đang chờ ĐHQG-HCM và Chính phủ phê duyệt Các mục tiêu này đã được phổ biến trong Khoa và các đơn vị thuộc Khoa tại Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm học và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm học kế tiếp. 2. Những điểm mạnh  Các mục tiêu cụ thể của Khoa đều rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của Khoa. Khoa đã trình ĐHQG-HCM phê duyệt “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020” và đưa vào thực hiện từ 30
  • 31. năm học 2007-2008.  Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Khoa đã xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, các nguồn lực và các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 3. Tồn tại Chưa định kỳ rà soát bổ sung điều chỉnh kế hoạch chiến lược. 4. Kế hoạch hành động Bắt đầu từ năm học 2008-2009 xây dựng kế hoạch định kỳ rà soát kế hoạch chiến lược. KẾT LUẬN Khoa Kinh tế đã đưa ra tuyên bố sứ mạng của mình, tuyên bố sứ mạng cùng với những mục tiêu trung và dài hạn đã thể hiện rõ chiến lược phát triển của Khoa, đáp ứng được những yêu cầu của đất nước, cũng như xu hướng phát triển đại học trên thế giới. Hiện nay, Khoa vẫn còn những tồn tại nhất định trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển Khoa, trong việc xác định mục tiêu trung và dài hạn phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một bộ phận nhỏ giảng viên, cán bộ viên chức của Khoa chưa có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng sứ mạng, mục tiêu của Khoa. Những tồn tại này sẽ được khắc phục trong thời gian tới để Khoa Kinh tế xứng tầm là cơ sở đào tạo có uy tín trong khu vực. 31
  • 32. TIÊU CHUẨN 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MỞ ĐẦU Khoa Kinh tế được tổ chức và quản lý phù hợp với quy định của ĐHQG-HCM, với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của Khoa; có kế hoạch và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp với nguồn lực và cơ sở vật chất của Khoa. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong Khoa đều được thể chế hoá bằng văn bản và được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của Khoa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, với tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM và cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Khoa, chính quyền và các đoàn thể trong Khoa đã hoạt động và phối hợp hoạt động đều tay, xây dựng được một tập thể cán bộ, viên chức và sinh viên về cơ bản đoàn kết nhất trí để Khoa phát triển ngày càng vững mạnh. Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo qui định của Điều lệ trường đại học và được cụ thể hoá trong qui chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường. 1. Mô tả Cơ cấu tổ chức của Khoa được thực hiện theo quy định của ĐHQG-HCM. Khoa áp dụng mô hình quản lý theo 2 cấp: Khoa - Bộ môn / Phòng. Đây là mô hình tổ chức đặc thù trong ĐHQG-HCM. Khoa hiện có các đơn vị trực thuộc gồm: 5 phòng chức năng, 2 Bộ môn quản lý, 7 Bộ môn đào tạo, 1 tổ kiểm định, 1 thư viện. Cơ cấu tổ chức nói trên là phù hợp với đặc điểm hoạt động của một Khoa và khả năng quản lý của Khoa. Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với điền kiện thực tế quản lý và đào tạo. Trong thời gian qua, Khoa đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các đơn vị nhằm phục vụ có hiệu quả các hoạt động của Khoa. Khoa đã xây dựng Quy chế về tổ chức, hoạt động trình ĐHQG-HCM phê duyệt [H02.01.01]. Khoa cũng đã sớm thể chế hoá công tác quản lý, chú trọng cải tiến mô hình quản lý theo từng giai đoạn và đến nay, mô hình 32
  • 33. này đã tương đối ổn định. Từ năm 2003, Khoa đã ban hành “Quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế theo Quyết định số… của Trưởng Khoa Kinh tế [H02.01.02]. Quy định này đã cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của từng đơn vị và cán bộ quản lý trong Khoa. Khoa cũng đã linh động trong việc thành lập các Hội đồng Thi đua khen thưởng - kỷ luật, Hội đồng Tuyển dụng, Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở, Hội đồng tự đánh giá, Ban Thanh tra nhân dân khi có nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn.. 2. Những điểm mạnh Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế hoá bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung. 3. Tồn tại  Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức còn có những điểm chưa phù hợp.  Chưa thành lập hội đồng Khoa. 4. Kế hoạch hành động Trong năm học 2008-2009, Khoa sửa đổi, bổ sung “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ” trên cơ sở rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị theo hướng tập trung đầu mối. Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.. 1. Mô tả Ngoài hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ và các bộ, ngành, ĐHQG-HCM [H02.02.01]; Khoa có hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý cho các hoạt động gồm các quy định, quy chế để quản lý từng hoạt động của Khoa, cụ thể (H02.02.02) 33
  • 34. Công tác tổ chức và quản lý có các quy định: tổ chức và quản lý Khoa; tuyển dụng công chức, viên chức; định mức lao động cho giảng viên; tổ chức và hoạt động của các trung tâm; công tác công văn giấy tờ; quản lý hoạt động in ấn; quy chế làm việc của các cấp uỷ đảng, công đoàn; công tác thanh tra giáo dục,… Công tác đào tạo có các quy định: dạy và học Ðại học; dạy và học Sau Ðại học,… Công tác Khoa học Công nghệ có các quy định: quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế,… Công tác quản lý tài chính, tài sản có các quy định: quản lý tài sản cố định; quản lý và sử dụng máy tính của Khoa; quản lý các nguồn thu sự nghiệp; quy chế chi tiêu nội bộ; quy định chi trả lương; sử dụng ôtô, xăng dầu,… Trong quá trình xây dựng, các văn bản trên được tổ chức lấy ý kiến từ các đơn vị trước khi ban hành. Quá trình thực hiện, hàng năm có đánh giá, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế và góp phần đưa các hoạt động vào nề nếp [H02.02.03]. Các đơn vị đánh giá kết quả công tác của cán bộ viên chức và phân loại lao động A, B, C, D hàng tháng để làm cơ sở chi trả lương cho người lao động. Bằng những biện pháp này đã tạo ra sự công bằng trong lao động và hưởng thụ cũng như khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn (H02.02.04). Ðể các quy định, quy chế trên được tất cả các cán bộ, công chức viên chức trong Khoa nắm vững và thực hiện tốt, đồng thời có thể kiểm tra giám sát giữa các đơn vị, Khoa đã công bố rộng rãi trong cán bộ công nhân viên chức của Khoa Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị. Để triển khai công việc, Khoa đã có quy định chế độ họp của lãnh đạo Khoa và các đơn vị để xem xét công việc đã làm, đồng thời phân công trách nhiệm và phối hợp công tác giữa các đơn vị hoặc cá nhân có liên quan [H02.02.05]. Ngoài ra, Đảng uỷ và Ban chấp hành Công đoàn có lịch họp định kỳ [H02.02.06]. Theo yêu cầu công việc, Khoa tổ chức họp giao ban lãnh đạo các đơn vị có liên quan. Từng nhiệm kỳ công tác của mình, Ban Chủ nhiệm Khoa đều có phân 34
  • 35. công phụ trách các mảng hoạt động của Khoa [H02.02.07]. Song song đó, Đảng bộ cũng có thông báo phân công Ban chấp hành Đảng bộ trên tinh thần dân chủ, công khai, đảm bảo lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Khoa [H02.02.08]. Nhờ có sự chỉ đạo, điều hành và triển khai công việc theo hệ thống nhất quán từ Khoa xuống các đơn vị nên hầu hết các công việc đều được hoàn thành theo kế hoạch. Các công việc của Khoa đã được quản lý bằng công nghệ thông tin, tuy chưa thật đồng bộ nhưng cách thức quản lý này đã mang lại hiệu quả tích cực trong tất cả các hoạt động của Khoa. 2. Những điểm mạnh  Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp Khoa khá đầy đủ và đã được triển khai phổ biến trong Khoa bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, các hoạt động chung của Khoa được thực hiện kịp thời và đồng bộ.  Căn cứ vào các văn bản nói trên, công tác kiểm tra giám sát, đánh giá và xác định trách nhiệm được dễ dàng hơn. 3. Tồn tại Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa chưa được tin học hoá một cách toàn diện, triệt để. 4. Kế hoạch hành động  Năm 2009, Khoa sẽ hoàn thiện hệ thống giám sát việc thực thi các văn bản quản lý trong Khoa, trong đó sẽ quy định chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm.  Khẩn trương thực hiện dự án tin học hoá công tác tổ chức và quản lý của Khoa vào giữa năm 2009. Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng. 1. Mô tả Khoa đã có các văn bản phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của tập thể lãnh đạo và của các cá nhân, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ban hành năm 2008 [H02.01.02]; Quy chế tổ chức và hoạt động của Khoa Kinh tế [H02.01.01]; Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa Kinh tế ban hành hằng năm. Những văn bản trên đã quy định một cách rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các 35
  • 36. tổ chức, tập thể và cá nhân, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị và cá nhân chủ động làm việc, sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình trong quản lý, giảng dạy và NCKH. Các văn bản đó được soạn thảo trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước và điều kiện thực tế của Khoa, đồng thời gởi đến tất cả các trưởng đơn vị để tổ chức lấy ý kiến GV-CBCC trong đơn vị trước khi ban hành [H02.02.03]. Việc phân định trách nhiệm và quyền hạn cho tập thể lãnh đạo và cá nhân của Khoa đã có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành và cho các hoạt động đào tạo, NCKH. Nguyên tắc chung trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Khoa là các chủ trương đều được các phòng chức năng tham mưu và Trưởng Khoa ra quyết định. Sau đó, các phòng chức năng sẽ giúp Trưởng Khoa xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện trong toàn Khoa. Hằng năm các đơn vị và các cá nhân đều có báo cáo. Đối với công tác đào tạo, một trong những chủ trương nổi bật về hoạt động đào tạo của Khoa là xây dựng chương trình đào tạo mới dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy. Khoa đã thực hiện hàng loạt các công việc mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, cụ thể Khoa đã chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà tuyển dụng, nhà quản lý với các cán bộ giảng dạy, cán bộ công chức và sinh viên Khoa 2. Những điểm mạnh Hoạt động quản lý của Khoa được phân định bằng các văn bản cụ thể, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của tập thể và cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên chức trong lĩnh vực công tác được phân công. 3. Tồn tại Sự phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Khoa và cá nhân đôi lúc còn những tồn tại ở một số công việc như quản lý việc hợp đồng NCKH bên ngoài của một số giảng viên, quản lý và điều phối quỹ giảng đường cho các hệ, bậc đào tạo của Khoa 36
  • 37. học tập. 4. Kế hoạch hành động Trong năm 2009, Khoa sẽ xây dựng một cơ chế phối hợp công tác rõ ràng giữa các đơn vị và cá nhân có liên quan. Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo qui định của pháp luật. Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể không để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, thu hút được cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, người học tham gia và duy trì sinh hoạt theo quy định. Đảng bộ Khoa Kinh tế giữ vai trò lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể trong Khoa [H02.05.01, H02.05.02]. Vì vậy trong thời gian qua, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các cấp có sự phối hợp nhịp nhàng. Tổ chức Đảng trong Khoa duy trì tốt việc sinh hoạt định kỳ, đúng quy định và không ngừng được củng cố và phát triển [H02.05.03]. Đảng bộ Khoa được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Đảng viên. Các chi bộ Đảng được củng cố và đổi mới hoạt động, là hạt nhân cho mọi hoạt động của Khoa, là trung tâm đoàn kết của mọi tổ chức quần chúng trong Khoa tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức giáo dục đoàn viên, hội viên. Đảng uỷ Khoa đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của ĐHQG- HCM, qua đó Khoa đã chuẩn bị được đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có kế hoạch, đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu [H02.05.04, H02.05.05]. Các tổ chức đoàn thể trong Khoa hoạt động có nề nếp, có phong trào. Trong nhiều năm qua, Công đoàn Khoa đã tổ chức được một số phong trào thiết thực, thu hút và động viên được đoàn viên công đoàn tham gia. Do đó, các chương trình do Công đoàn Khoa phát động đã có tác dụng tích cực góp phần thúc đẩy toàn diện các hoạt động giáo dục trong Khoa [H02.05.06]. Nhiều hoạt động chức năng và phong trào của Công đoàn phát triển hiệu quả như: giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, tham gia các hội đồng cấp Khoa có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, viên chức [H02.05.07]. Bên cạnh đó, Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò vận động cán bộ, viên chức tham gia 37
  • 38. NCKH, học tập nâng cao trình độ qua các hoạt động [H02.05.08]. Công đoàn Khoa cũng đã làm tốt chức năng là người kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động [H02.05.09]. Đoàn TNCS HCM Khoa luôn có những hoạt động sôi nổi, bổ ích, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Khoa [H02.05.10, H02.05.11, H02.05.12]. Đoàn TNCS HCM cùng với Hội Sinh viên của Khoa đã đóng góp tích cực trong việc tham mưu, đề xuất các ý kiến với lãnh đạo Khoa về mọi hoạt động liên quan đến sinh viên, giúp sinh viên an tâm học tập, tạo môi trường rèn luyện nhân cách, trau dồi lý tưởng và từ đó ổn định tình hình sinh viên. Nhiều CLB học thuật đã tổ chức tốt các hoạt động phù hợp với chuyên môn, ngành nghề như các cuộc thi kiến thức chuyên ngành, các buổi báo cáo chuyên đề, tham quan thực tế đã tạo điều kiện tốt trong quá trình tự đào tạo của sinh viên [H02.05.13, H02.05.14]. Phong trào tình nguyện đã được nâng lên tầm cao mới. Đoàn thanh niên - Hội sinh viên của Khoa đã được Thành Đoàn TP.HCM, Thành Hội TP.HCM xếp loại là đơn vị vững mạnh trong công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên thành phố khu vực ĐH-CĐ-THCN [H02.05.15]. Công tác Đảng, đoàn thể đã có tác dụng tốt góp phần duy trì sự ổn định trong Khoa, tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai và được cấp trên đánh giá cao trong xếp loại hàng năm. Đảng bộ Khoa nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh [H02.05.16]. Công đoàn Khoa được Liên đoàn Lao động TP.HCM công nhận là tổ chức Công đoàn vững mạnh; được nhận Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo [H02.05.17]. Đặc biệt năm 2007 vừa qua, Khoa được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và Cờ thi đua xuất sắc của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam [H02.05.18]. Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên Khoa được nhận nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội, của UBND thành phố, của Thành Đoàn TP.HCM, Thành Hội TP.HCM về phong trào đoàn, phong trào hội và công tác xã hội [H02.05.19]. 2. Những điểm mạnh  Nhờ sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn 38
  • 39. thể, Khoa hoạt động ổn định và ngày càng phát triển.  Các hoạt động đoàn thể đạt nhiều thành tích và được cấp trên đánh giá cao. 3. Tồn tại Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt động chưa đạt được chiều sâu như mong muốn. 4. Kế hoạch hành động  Tổ chức Đảng các cấp thường xuyên cải tiến phương thức hoạt động để phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện đối với mọi hoạt động của Khoa.  Từ năm 2009, hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ đặc biệt chú trọng về chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa. Tiêu chí 2.5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. 1. Mô tả Công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) được lãnh đạo Khoa đặc biệt quan tâm và chỉ đạo trực tiếp. Đến nay Khoa đã hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng chất lượng trong Khoa một cách có hệ thống từ BCN Khoa đến các đơn vị. Ban chủ nhiệm Khoa Tổ kiểm định Nhóm ĐBCL các Nhóm ĐBCL đoàn Nhóm ĐBCL Bộ phòng và bộ phận thể môn chức năng Sơ đồ hệ thống ĐBCL Khoa Kinh tế Hệ thống đảm bảo chất lượng của Khoa bắt đầu hoạt động từ năm 2006, cơ cấu 39
  • 40. nhân sự ban đầu đều là kiêm nhiệm và hoạt động chủ yếu dựa vào Tổ kiểm định chất lượng của Khoa [H02.05.01]. Đến cuối năm 2007 công tác ĐBCL của Khoa bắt đầu đi vào hoạt động có hệ thống. Tổ kiểm định có cán bộ chuyên trách cũng như hoạt động hệ thống ĐBCL xuyên suốt từ cấp BCN Khoa đến các đơn vị trong Khoa [H02.05.02]. Dựa trên quy định tạm thời về kiểm toán và kiểm định chất lượng đào tạo và kế hoạch ĐBCL 2007-2010 của ĐHQG-HCM. Khoa đã chủ động xây dựng kế hoạch ĐBCL của mình thông qua kế hoạch đảm bảo chất lượng 2007-2008; 2008-2009 và kế hoạch ĐBCL 2009-2012 [H02.05.03]. Trên cơ sở kế hoạch ĐBCL đã xây dựng, Tổ kiểm định với chức năng và nhiệm vụ của mình [H02.02.04] sẽ giúp BCN Khoa triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch đồng thời tư vấn và báo cáo trực tiếp với BCN Khoa [H02.05.05]. Trong năm học 2007-2008 Khoa đã chủ động đăng ký tham gia kiểm toán cấp cơ sở đào tạo và kiểm toán cấp chương trình với ĐHQG-HCM. Để chuẩn bị cho đoàn đánh giá ngoài vào đánh giá, Khoa đã xây dựng kế hoạch hoạch chi tiết cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo sát sao đến từng các đơn vị và cán bộ giảng viên trong toàn Khoa [H02.05.06] Các hoạt động ĐBCL của Khoa Kinh tế đến nay đã tác động rất lớn đến phần lớn cán bộ giáo viên trong Khoa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo 2. Đánh giá điểm mạnh Công tác đảm bảo chất lượng. của Khoa được sự quan tâm chỉ đạo của BCN Khoa cũng như nhận được sự ủng hộ từ các đơn vị trong Khoa. Có hệ thống văn bản và kế hoạch chi tiết để thực hiện công tác ĐBCL 3. Những tồn tại Nhân sự trong hệ thống đảm bảo chất lượng còn thiếu và phần lớn chưa qua đào tạo 4. Kế hoạch hành động  Cuối năm 2008 Khoa sẽ đưa ra kế hoạch xây dựng đội ngũ đảm bảo chất lượng cho toàn Khoa. 40
  • 41.  Năm học 2008-2009, Tổ kiểm định sẽ phát triển lên thành phòng chức năng. Tiêu chí 2.6. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường. 1. Mô tả Hàng năm, trong các Hội nghị đại biểu Cán bộ công chức, Khoa và các đơn vị trực thuộc đều xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn của mình [H02.06.01]. Các kế hoạch này đều dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển đã thông qua, xác định những mục tiêu, biện pháp cụ thể để triển khai. Các kế hoạch ngắn hạn đều phù hợp với sự phát triển của Khoa, cụ thể là công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế-quản trị kinh doanh và Luật. Khoa có chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương và cả nước. Khoa đã xây dựng Kế hoạch chiến lược trung hạn giai đoạn 2001 - 2005 và điều chỉnh lại năm 2002. Năm 2005, Khoa xây dựng Kế hoạch chiến lược trung hạn 2006 - 2010 đã xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn 2006-2020 [H01.01.01] . Trong các kế hoạch chiến lược và chương trình hành động này, các chiến lược về phát triển đào tạo, nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ dạy học là phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là những văn bản định hướng phát triển rất quan trọng của Khoa, được thảo luận kỹ tại các đơn vị. 2. Đánh giá điểm mạnh  Kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn đều gắn chặt chẽ với các định hướng ưu tiên phát triển KT-XH của đất nước và địa phương, bám sát chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.  Các kế hoạch hàng năm có các chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn. 41
  • 42.  Hàng năm, Khoa đã có các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và đề ra các biện pháp điều chỉnh thực hiện các mục tiêu chiến lược. 3. Những tồn tại Các đơn vị chưa thực hiện đúng hạn việc nộp kế hoạch cũng như các báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch. 4. Kế hoạch hành động Năm học 2008-2009, Khoa sẽ thường xuyên cập nhật các chiến lược phát triển của địa phương và cả nước để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược dài hạn của mình nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tiêu chí 2.7. Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường. Hàng năm, Khoa Kinh tế luôn thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm với ĐHQG-HCM rất nghiêm túc. Thông qua các hội nghị giao ban hàng quý, Khoa Kinh tế đều làm báo cáo bằng văn bản gửi lên ĐHQG-HCM [H02.07.01]. Bên cạnh các báo cáo giao ban hàng quý của Khoa, trong các lĩnh vực hoạt động đào tạo của trong Khoa đều thực chế độ báo cáo định kỳ hàng năm [ H02.07.02] như:  Báo cáo tài chính.  Báo hoạt động đào tạo đại học (chính quy, không chính quy), sau đại học.  Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học.  Báo cáo hoạt động đảm bảo chất lượng  Báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế.  Báo các hoạt động của tổ chức đảng và đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên). Các báo cáo trên được Khoa lưu trữ đầy đủ và hệ thống [H02.07.03] tại phòng tổ chức hành chính và tại các đơn vị chức năng trong Khoa. 42